Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CỘNG ĐỒNG BOOKGOL GIẢI CHI TIẾT đề THI THỬ lần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.8 KB, 8 trang )

CỘNG ĐỒNG BOOKGOL

GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI THỬ LẦN 1

Câu 1:
Đáp án: B
(1) Sai. Có tối đa 9 kiểu gen.
(2) Đúng. Kiểu hình lặn về 2 tính trang (aabb) = 0,3x + 0,3x = 9,375%
(3) Đúng. Kiểu hình trội về 1 trong 2 tính trạng:
A-bb + aaB- = 0,4x + 0,3xxx2 + 0,3x = 43,75%
(4) Sai. Kiểu gen đồng hợp trội AABB = 0,4x + 0,3x = 11,875%
=> B
Câu 2:
Đáp án: 340
Mỗi đơn vị tái bản có 15 đoạn Okazaki => Cần 15+2 = 17 đoạn mồi.
Có 20 đơn vị tái bản => Cần 17x20 = 340 đoạn mồi.
Câu 3:
Đáp án: D
D.Tính trạng chi phối bởi gen nằm ở tế bào chất => lai thuận và lai nghịch cho kết quả không
giống nhau, tỉ lệ kiểu hình đồng đều ở 2 giới và đều giống mẹ.
- Tính trạng chi phối bởi gen nằm trên NST giới tính => Tỉ lệ kiểu hình không đồng đều ở 2 giới
=> sai.
- Tính trạng chi phối bởi gen nằm trên NST thường => Kết quả lai thuận và nghịch giống nhau
=>sai.
Câu 4:
Đáp án: D
Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một loại sản phẩm nhất định (protein
hoặc ARN).
Câu 5:
Đáp án: B
Axit amin mở đầu được mã hóa bởi bộ ba AUG.


Câu 6:
Đáp án: B
A: Cao, a: Thấp
B: Đỏ, b: Trắng
P: bb = 0,2. Thấp - trắng(aabb)=0,04 => aa= = 0,2.
Ở F1: aa =0,35=aa (P) + Aa(P) / 4 => Aa (P) = 0,6.
Tương tự tìm được: Bb (P) = 0,8 => AaBb (P) = 0,6 . 0,8 = 0,48 = 48% => B.


Câu 7:
Đáp án: B
Kiểu gen Aa (hoán vị giữa D và d) cho tối đa 8 loại giao tử.
3 tế bào sinh tinh đều xảy ra hoán vị:
TH1: 3 tế bào giảm phân giống nhau => cho 4 loại giao tử giống nhau với tỉ lệ 1:1:1:1.
TH2: 2 tế bào giảm phân giống nhau và 1 tế bào giảm phân khác => cho 8 loại giao tử với tỉ lệ
2:2:2:2:1:1:1:1.
Câu 8:
Đáp án: B
Có 2 cách:
Cách 1: Gây lưỡng bội dòng tế bào 1n thành 2n rồi cho mọc thành cây lưỡng bội.
Cách 2: Cho mọc thành cây đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa thành cây lưỡng bội 2n bằng cách gây
đột biến tạo thể đa bội.
Câu 9:
Đáp án: A
10% tế bào xảy ra hoán vị => f=5% => Tỉ lệ giao tử hoán vị = =2,5% => A.
Câu 10:
Đáp án: B
Ruồi giấm chỉ hoán vị ở giới cái.
Kiểu hình lặn về 3 tính trạng (XdY + XdXd) = ab(cái) . ab(đực) . (XdY+XdXd ) = 8%
-> ab( cái)=0,32 -> Ab(cái)=0,18 -> XDY = 0,18x0,5x=2,25%

=> B
Câu 11:
Đáp án: B
Tính trạng màu sắc do gen nằm trong tế bào chất quy đinh -> di truyền theo dòng mẹ -> tất cả
con sinh ra đều mang kiểu hình của mẹ -> tỉ lệ hoa trắng ở F2 : 100 % (giống kiểu hình của mẹ).
Câu 12:
Đáp án: B
Quá trình tiến hóa bắt đầu bằng những biến đổi di truyền trong đơn vị tiến hóa cơ sở. Dấu hiệu
của sự biến đổi này là sự thay đổi tần số tương đối của các alen và các kiểu gen điển hình của
quần thể, diễn ra theo hướng xác định, qua nhiều thế hệ trong quá trình tiến hóa nhỏ.
Câu 13:
Đáp án: D
Dẹt : tròn: dài = 9:6:1 -> Tương tác bổ sung (giả sử do 2 cặp gen Aa, Bb quy đinh).
Ngọt : chua = 3:1 => Dd x Dd ( D: Ngọt, d: Chua)
=> F1 dị hợp về 3 cặp gen (Aa, Bb, Dd).
Tỉ lệ ở F2 khác: (9:6:1)(3:1), F2 xuất hiện đủ các loại kiểu hình.
=> Có hoán vị gen.
Tương tác bổ sung vai trò Aa, Bb là như nhau:
Giả sử: Aa phân li độc lập (Bb hoán vị Dd):
Dài chua ( aa) = 2,5x10-3 -> bd = 0,1-> giao tử hoán vị-> Kiểu gen của F1: Aa (f=20%)


Hoặc F1: Bb (f=20%).
Câu 14:
Đáp án: A
Quá trình diễn thế sinh thái xảy ra khi môi trường chịu sự tác động từ các yếu tố ngoại cảnh hoặc
từ con người, các sinh vật trong quần xã cạnh tranh gay gắt với nhau.
Câu 15:
Đáp án: C
Câu A sai vì chọn lọc tự nhiên là cơ chế duy nhất liên tục tạo nên sự tiến hóa thích nghi.

Câu B sai vì dù quá trình chọn lọc tự nhiên có xảy ra thời gian lâu dài nhưng không tạo ra các
sinh vật có khả năng thích nghi hoàn hảo.
Câu D sai vì có 3 hình thức chọn lọc: chọn lọc vận động, chọn lọc ổn định, chọn lọc phân hóa.
Câu 16:
Đáp án: C
Vi khuẩn có thể đã mang sẵn alen kháng thuốc, chỉ cần có sự tác động từ yếu tố bên ngoài (ngoại
cảnh) , alen đó sẽ lập tức được biểu hiện.
Câu 17:
Đáp án: C
Câu A sai vì cách li địa lý là những trở ngại về mặt địa lý, không phải trở ngại về mặt sinh học.
Câu B sai vì cách li địa lý có lâu dài nhưng nếu không có diễn ra sự cách li về mặt sinh sản thì
loài mới vẫn không được tạo thành.
Câu D sai vì cách li địa lý chỉ xảy ra ở các loài có khả năng di cư.
Câu 18:
Đáp án: A
Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lý của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể
sinh vật, ông cho rằng: ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích ứng kịp
thời, do vậy trong lịch sử tiến hóa không có loài nào bị đào thải.
Câu 19:
Đáp án: B
Sự di cư của các loài động, thực vật vào kỉ Đệ tứ là do mực nước biển hạ xuống, xuất hiện các
cầu nối giữa các đại lục với nhau.
Câu A sai vì nếu các lục địa tách rời nhau thì không có cầu nối cho các loài sinh vật di cư.
Câu C sai vì sự phát triển ồ ạt của thực vật hạt kín và động vật ăn thịt không liên quan đến sự di
cư của các loài.
Câu D sai vì băng tan, mực nước biển dâng cao, các loài không thể di cư được.
Câu 20:
Đáp án: B
Tần số hoán vị ở phép lai phân tích sẽ được
tính bằng :

Suy ra f= =17%


Thực tế ngoài tự nhiên, tần số hoán vị rất lẻ nên khó có thể rút gọn được tỉ lệ rồi tìm tỉ lệ các loại
giao tử và số liệu thu được cũng không được “đẹp” như các bài tập ta vẫn hay làm. Vì vậy người
ta dùng phương pháp lai phân tích để có thể tính được tần số hoán vị một cách chính xác.
Câu 21:
Đáp án: D
Nhu cầu về ánh sáng của mỗi loại cây khác nhau, dẫn đến giới hạn sinh thái không giống nhau,
do đó có sự phân ly ổ sinh thái theo chiều dọc (sự phân tầng của các cây ).
Câu 22:
Đáp án: B
Cạnh tranh vừa là hình thức đấu tranh của quần thể, vừa là đặc điểm thích nghi của quần thể.
Câu 23:
Đáp án: A
Sự đa dạng về sinh học càng cao thì sức sản xuất của hệ sinh thái càng cao.
Câu 24:
Đáp án: B
Tỉ lệ XMXm = = Phép lai giữa bố mẹ là XMY x (1XMXm : 599XMXM).
Xác suất sinh ra con bị bệnh là x =.
Câu 25:
Đáp án: D
Một số đặc trưng cơ bản của quần xã đó là sự phân bố của các cá thể trong quần xã và thành
phần các loài trong quần xã.
Câu 26:
Đáp án: A
Câu B sai vì đó là bằng chứng sinh học phân tử.
Câu C sai vì bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào sự giống hoặc khác nhau trong thành phần
và trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi protein hoặc trình tự các nucleotit trong gen.
Câu D sai vì bằng chứng quan trọng nhất là bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.

Câu 27:
Đáp án: B
1 tế bào sinh tinh có hoán vị -> giảm phân cho 4 giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1-> B.
Câu 28:
Đáp án:A
Ý (1) sai vì mối quan hệ giữa nấm và vi khuẩn lam là mối quan hệ cộng sinh.
Ý (3) sai vì mối quan hệ giữa cá dọn vệ sinh và thân thể vật chủ là mối quan hệ hợp tác.
Câu 29:
Đáp án: B


Ở 2 phép lai đầu tiên ta thấy xuất hiện tỉ lệ 2:1 -> có gen gây chết.
Ta nhận xét chung về 10 phép lai như sau :
Lông vàng chỉ được sinh ra từ cặp P có ít nhất 1 con lông vàng.
Lông xám được sinh ra từ cặp P có lông vàng, cặp B có có ít nhất 1 xám.
Lông đen chỉ được sinh ra từ cặp P đều có lông đen.
Vì vậy, nếu màu lông được mã hóa bởi một gen đa alen thì mức độ trội lặn phải là vàng > xám >
đen.
Suy ra phát biểu 1 Sai.
Ở phép lai 4 ta thấy có xuất hiện tỉ lệ 3:1, có thể đây là phép lai giữa 2 cá thể, mỗi cá thể mang
một cặp gen dị hợp. Kết hợp với phát biểu 1 cho ta giả thuyết gen quy định tính trạng màu lông
có 3 alen trội theo thứ tự A>a>a1 tương ứng với 3 kiểu hình vàng, xám, đen mà ta đã phân tích
phía trên.
Ta sẽ kiểm chứng giả thuyết này :
Phép lai 1 sẽ là Aa x Aa -> 1AA : 2Aa : 1aa
Nhưng phép lai 1 kết quả lai chỉ có tỉ lệ 2vàng : 1xám vậy có thể cá thể mang kiểu gen AA bị
chết -> gen đa hiệu. Alen A nếu xét trong tính trạng quy định sức sống thì phải là alen lặn vì nếu
là alen trội thì cá thể mang kiểu gen Aa cũng sẽ chết.
Vậy suy ra phát biểu 2 Đúng.
Thử với tất cả phép lai còn lại đều thỏa mãn -> giả thuyết đúng.

Cá thể lông vàng (P) của phép lai 2 có kiểu gen Aa1 lai với cá thể long xám (F1) của phép lai 9
có kiểu gen aa1 sẽ tạo ra 1Aa : 1Aa1 : 1aa1 : 1a1a1 (2vàng : 1xám : 1đen).
Suy ra phát biểu 3 Đúng.
Lông xám có 2 kiểu gen là aa và aa1 nên không phải là kiểu hình có nhiều kiểu gen quy định nhất
Suy ra phát biểu 4 Sai.

Câu 30:
Đáp án: D
Gọi nhiệt độ trung bình của miền Nam là X


Ta có:
(X-10).52=(X-10-3).65
Suy ra X=25.
Vậy nhiệt độ của miền Nam là 25 độ C (câu A sai), của miền Bắc là 25 - 3 = 22 độ C (câu B sai).
Số thế hệ trung bình trong một năm của loài bọ này ở miền Nam là 365 : 52 = 7 thế hệ (câu C
đúng).
Số thệ hệ trung bình trong một năm của loài bọ này ở miền Bắc là 365 : 65 = 5,6 thế hệ (câu D
sai).
Câu 31:
Đáp án: C
A. Sai. Mỗi nucleoxom bao gồm 146 cặp nucleotit
B. Sai. Ngoài đột biến mất đoạn, đột biến lặp đoạn và đột biến đảo đoạn thì đột biến NST còn
bao gồm đột biến chuyển đoạn.
C. Đúng.
D. Sai. Đột biến lặp đoạn NST phát sinh do sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân của cặp NST
tương đồng.
Câu 32:
Đáp án: C
F1 lai với cây thân thấp quả bầu dục (kiểu hình lặn) => Đây là phép lai phân tích

Tần số hoán vị gen = =20%.
Ở F2 có 79 cây thân thấp quả bầu dục chiếm tỉ lệ lớn => Do liên kết a với b => F1 có kiểu gen
AB/ab.
Câu 33:
Đáp án: A
Câu (1) sai vì khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường, sự cạnh tranh
giữa các cá thể không diễn ra gay gắt thì các cá thể phân bố ngẫu nhiên trong quần thể.
Câu (2) sai vì nhiệt độ thấp hơn 20 độ C thì trứng nở ra toàn cá thể cái, cao hơn 20 độ C thì trứng
nở ra hầu hết là cá thể đực.
Câu (3) sai vì hiện tượng “tự tỉa thưa” xảy ra ở cả động vật lẫn thực vật.
Câu (4) là một hoặc một vài loài nào đó (thường là vật ăn thịt đầu bảng) có vai trò kiểm soát và
khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. Nếu loài này bị mất
khỏi quần xã thì quần xã sẽ rơi vào trạng thái bị xáo trộn và dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng.
Câu 34:
Đáp án: A
1. Đúng. Quá trình tái bản ADN tuân theo ba nguyên tắc: Bổ sung, khuôn mẫu và bán bảo
toàn.
2. Sai. Quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ có một đơn vị tái bản, còn ở sinh vật
nhân thực có nhiều đơn vị tái bản.
3. Sai. Ở các sinh vật, cấu trúc của ARN bao gồm một mạch poliribonucleotit (một số virut
có ARN hai mạch)
4. Đúng. Sự tái bản ADN là cơ sở cho sự nhân đôi của NST, tạo điều kiện phát tán các đột
biến và là cơ chế đảm bảo cho sự ổn định thông tin di truyền.
Câu 35:


Đáp án: A

Vì trong số các phát biểu có phát biểu số 2 yêu cầu tìm kiểu gen nên ta sẽ bắt đầu từ việc xác
định kiểu gen của mỗi người (có thể), đầu tiên là những người có thể biết ngay được kiểu gen là

người số
I3 và I6 sẽ có kiểu gen là IOd/IOd.
Xét gia đình bên người chồng III2 :
Người I3 sẽ cho giao tử IOd nên người II2 có kiểu hình bình thường máu B sẽ có kiểu gen IBD/IOd.
Người II1 sẽ có nhóm máu A vì người III2 không thể nhận giao tử IA từ bố (II2), người I1 có kiểu
gen IAd/I-d, người I2 có kiểu gen IOD/IO- nên người II1 sẽ nhận giao tử IAd và IOD -> người II1 sẽ
có kiểu gen IAd/IOD.
Người III2 có nhóm máu A, bình thường sẽ có thể có những kiểu gen sau : IAD/IOD hoặc IAD/IOd
hoặc IAd/IOD, ta sẽ tính luôn tỉ lệ các kiểu gen có thể có của III2 để trả lời phát biểu số 3 :
P : IAd/IOD x IBD/IOd (với f=11%).
Các giao tử ta quan tâm là :
+) IAd/IOD : IAD= 0,055
+) IBD/IOd : IOd=0,445
A
I d= 0,445
IOD=0,055
Vậy tỉ lệ IAD/IOD=0,055x0,055=
IAD/IOd=0,055x0,445=
IAd/IOD=0,445x0,055=
Rút gọn sẽ thành tỉ lệ 11IAD/IOD : 89IAD/IOd : 89IAd/IOD
Xét gia đình bên người vợ III3 :
Người II3 có kiểu hình máu B, bình thường nên sẽ có kiểu gen IBD/IOd (do người I6 cho giao tử
IOd).
Người I8 có kiểu gen IOD/IO- mà người II4 bị bệnh (dd) nên người I8 sẽ có kiểu gen IOD/IOd sẽ
cho người II4 giao tử IOd -> người II4 có kiểu gen IAd/IOd.
Người II4 phải cho người III3 giao tử IOd vì người III3 mang nhóm máu B -> kiểu gen của người
III3 là IBD/IOd.
Tới đây ta sẽ tính làm được phát biểu số 3 :



Vì phát biểu này nói đến con máu A bị bệnh nên ta chỉ quan tâm đến 2 kiểu gen của III2 là
IAD/IOd và IAd/IOD.
Người III3 (IBD/IOd) cho giao tử IOd=0,445
Người III2 cho tỉ lệ giao tử IAd= x0,055 + x0,445=
Suy ra xác suất cần tìm là 0,445x=7921/75600
Vậy, phát biểu:
1. Sai, có 15 người biết chắc chắn nhóm máu (thêm người II1).
2. Sai, có 4 người đó là II1, II2, II3 và III3
3. Đúng.
4. Sai, III4 đã nhận IOd từ bố (vì III4 có nhóm máu A).
Câu 36:
Đáp án: C
Enzim tham gia nối các đoạn Okazaki là enzim ligaza.
Câu 37:
Đáp án:A
Các loài được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2 là nấm, sóc, kiến vì chúng sử dụng nguồn thức ăn
từ những cây bụi, cây cỏ nhỏ, cây gỗ lớn.
Trăn, diều hâu sử dụng thức ăn là các loài này nên không được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2.
Câu 38:
Đáp án: A
Để tìm tỉ lệ kiểu gen Aabb ta quan tâm 2 loại giao tử :
Tỉ lệ Ab=0,3x+ 0,4x =0,25
Tỉ lệ ab=0,4x + 0,2 + 0,1x=0,35
Suy ra tỉ lệ Aabb ở F2 là 0,35x0,25x2=0,175
Biến số bất định dùng để kiểm tra quần thể có cân bằng hay không, khi cân bằng thì sẽ tách ra
từng cặp tính được, hoặc để tính nhanh khi cho quần thể có hoán vị gen.
Câu 39:
Đáp án: D
A. Sai. Có 14 mạch polinucleotit mới => Tổng số sẽ có 16 mạch => Có 8 ADN => Phân tử ADN
đã nhân đôi liên tiếp 3 lần

B.Sai. Có 8 ADN => Có 6 ADN có nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào
C. Sai. Không có cơ sở xác định.
D. Đúng.
Câu 40:
Đáp án: B
Tính thoái hóa của mã di truyền thể hiện ở việc một axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ
ba khác nhau.



×