Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Trình bày hoạt động xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.45 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................3
Chương 1: Khái quát chung....................................................................................3
Chương 2: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong hoạt động xác minh, thu
thập tài liệu, chứng cứ.............................................................................................4
Thứ nhất, Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ.....5
KẾT LUẬN.............................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................12

1


LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tại Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân là
cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Đối với chức năng
“kiểm sát hoạt động tư pháp” là một trong hai chức năng quan trọng của ngành.
Đặc biệt trong lĩnh vực hành chính, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng hành chính, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng
nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc hành
chính kịp thời, đúng pháp luật.
Hiện nay, với sự đổi mới của Bộ luật tố tụng hành chính 2015 đã đổi mới
nhiều các điều luật. Nhờ đó càng ngày Viện kiểm sát càng đóng vai trò quan trọng
trong quá trình kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính. Vì vậy,
em xin chọn đề tài:“Trình bày hoạt động xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của
Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính” để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền
hạn của Viện kiểm sát trong việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ cũng từ đó
nêu ra được vai trò của hoạt động này. Bài làm của em được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung
Chương 2: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong hoạt động xác minh,
thu thập tài liệu, chứng cứ.


Chương 3: Vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động xác minh, thu thập tài
liệu, chứng cứ.

2


NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát chung
Đầu tiên để biết được vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động xác minh, thu
thập tài liệu, chứng cứ chúng ta phải làm rõ được chứng cứ là gì. Để rồi có cái nhìn
rõ nét về hoạt động này của Viện kiểm sát.
Theo đó, chứng cứ trong vụ án hành chính được hiểu là: những gì có thật được
đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá
trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Luật này quy
định mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án
cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Để là chứng cứ cần phải được chứng minh theo luật tố tụng hành chính. chứng
minh là quá trình làm rõ sự thật khách quan của vụ án hành chính do chủ thể tiến
hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng thực hiện nhằm giải quyết vụ án hành
chính được khách quan, công bằng, đúng pháp luật, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Cũng theo đó các đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp
tài liệu, chứng cứ cho Tòa án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp
pháp. Cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh như đương
sự. Đồng thời Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập tài liệu,
chứng cứ và tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá
nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án hoặc đương sự theo quy định của Luật
này.1


1

Điều 9 Luật tố tụng hành chính
3


Tại luật tố tụng hành chính cũng quy định về nghĩa vụ phải cung cấp tài liệu,
chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và đúng
thời hạn tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý cho đương sự, Tòa án,
Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) theo quy định của Luật này
khi có yêu cầu và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu,
chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và
nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát biết.2
Chương 2: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong hoạt động xác minh, thu
thập tài liệu, chứng cứ.
Để hiểu rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong hoạt động này ta
cần phải hiểu rõ được đương sự có quyền tự mình thu thập chứng cứ bằng các biện
pháp sau:
a) Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, thông điệp dữ liệu điện tử;
b) Thu thập vật chứng;
c) Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu
có liên quan đến việc giải quyết vụ án mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu
giữ, quản lý;
đ) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
e) Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài
liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;


2

Điều 10 Luật tố tụng hành chính
4


h) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc khác theo quy định
của pháp luật.3
Ngoài đương sự có quyền thu thập bằng các biện pháp trên thì bên cạnh đó
thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu,
chứng cứ:
a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng;
c) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
d) Trưng cầu giám định;
đ) Quyết định định giá tài sản;
e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn
được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ án;
h) Biện pháp khác theo quy định của Luật này.4
Từ quy định tại Khoản 6 Điều 84 Luật tố tụng hành chính, ta có thể chia ra
thành 2 phần. Đầu tiên, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập
tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án. Thứ hai, Viện kiểm sát xác
minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc kháng nghị. Theo đó:
Thứ nhất, Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ.
Quyền yêu cầu là một trong những quyền được quy định cho Viện kiểm sát sử
dụng khi thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính.

3


Khoản 1 Điều 84 Luật tố tụng hành chính

4

Khoản 2 Điều 84 Luật tố tụng hành chính
5


Khi xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa bảo đảm cho việc giải quyết vụ án thì
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát để kịp thời yêu cầu
Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung.5 Ở từng giai đoạn của trong
quá trình giải quyết vụ án hành chính, việc Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án xác minh,
thu thập tài liệu, chứng cứ được thực hiện như sau:
Trước khi mở phiên tòa, Kiểm sát viên gửi văn bản yêu cầu Tòa án xác minh,
thu thập chứng cứ cho Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính. Văn bản yêu cầu
phải nêu rõ chứng cứ cần xác minh, thu thập, lý do cần xác minh, thu thập chứng
cứ đó. Tòa án gửi cho Kiểm sát viên bản sao tài liệu, chứng cứ ngay sau khi Tòa án
thu thập được. Nếu tại phiên tòa, Tòa án mới nhận được tài liệu, chứng cứ đó thì
Tòa án công bố tài liệu, chứng cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 182 6Luật
tố tụng hành chính 2015. Trường hợp việc xác minh, thu thập chứng cứ theo yêu
cầu của Kiểm sát viên là không thể thực hiện được hoặc Tòa án xét thấy không cần
thiết thì chậm nhất là đến ngày hết thời hạn mở phiên tòa theo quyết định đưa vụ án
ra xét xử thì Tòa án thông báo cho Kiểm sát viên bằng văn bản và nêu rõ lý do.7
Tại phiên tòa, Kiểm sát viên yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ phải
nêu rõ chứng cứ cần xác minh, thu thập, lý do cần xác minh, thu thập chứng cứ đó.

5

Điều 14 Quyết định số 282/2017 - VKSNDTC Quyết định về việc ban hành quy


chế công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính.
6

Điểm c khoản 1 Điều 182 Luật tố tụng hành chính: Khi Hội đồng xét xử thấy cần

thiết hoặc khi có yêu cầu của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự, người tham gia tố tụng khác, Kiểm sát viên.
7

Điều 22 Thông tư 03/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC Quy định việc phối hợp

giữa Viện kiểm sát Nhân dân và Tòa án Nhân dân trong việc thi hành một số quy
định của Luật tố tụng hành chính
6


Dựa theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1878 Luật tố tụng hành chính 2015 về
việc tạm ngừng phiên tòa, Hội đồng xét xử quyết định chấp nhận hoặc không chấp
nhận yêu cầu của Kiểm sát viên. Trường hợp Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu
cầu của Kiểm sát viên thì phải nêu rõ lý do, Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên
tòa. Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ của Kiểm sát viên tại phiên tòa và
việc Hội đồng xét xử chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên
phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Trường hợp đã tạm ngừng phiên tòa chấp
nhận yêu càu của Kiểm sát viên nhưng việc xác minh, thu thập chứng cứ theo yêu
cầu của Kiểm sát viên là không thể thực hiện được thì trước ngày Tòa án tiếp tục
xét xử vụ án, Tòa án thông báo cho Kiểm sát viên bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thứ hai, Viện kiểm sát xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho
việc kháng nghị.
Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo, Viện
kiểm sát kháng nghị, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng

nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền bổ sung
chứng cứ mới. Như vậy theo điều luật quy định Viện kiểm sát có thể bổ sung chứng
cứ mới nếu cảm thấy cần thiết.9
Tại khoản 6 Điều 84 Luật tố tụng hành chính: Trường hợp kháng nghị bản án
hoặc quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì
Viện kiểm sát có thể xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc
kháng nghị. Khi xét thấy cần xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho

8

Điểm c khoản 1 Điều 187 Luật tố tụng hành chính: Cần phải xác minh, thu thập

bổ sung tài liệu, chứng cứ mà không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án
và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa.
9

Tại Điều 219 Luật tố tụng hành chính
7


việc kháng nghị phúc thẩm, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo lãnh đạo Viện
kiểm sát thực hiện quyền xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ. 10 Theo đó, quy định
tại Quyết định số 282/2017 Viện kiểm sát thực hiện quyền xác minh, thu thập tài
liệu, chứng cứ theo Điều 93 Luật tố tụng hành chính như sau:
1. Đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng
cứ. Khi yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ thì đương sự
phải làm đơn ghi rõ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp, lý do yêu cầu cung cấp tài
liệu, chứng cứ; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang
quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương

sự trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung
cấp được thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người có yêu cầu biết.
2. Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ
mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định
yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung
cấp tài liệu, chứng cứ cho mình hoặc tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ bảo đảm
cho việc giải quyết vụ án hành chính.
Đương sự yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ phải làm đơn ghi rõ
vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thu
thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang
quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần thu thập.
3. Trường hợp có yêu cầu của đương sự hoặc xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu cơ
quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình tài liệu, chứng cứ.

10

Điều 32 Quyết định số 282/2017 - VKSNDTC Quyết định về việc ban hành quy

chế công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính
8


Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm
cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp hết thời hạn này mà không cung cấp
đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân
được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Tòa án. Cơ quan, tổ
chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng
có thể bị xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Việc xử lý
trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là lý do miễn nghĩa vụ

cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
4. Trường hợp Viện kiểm sát có yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ thì cơ quan, tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Đối với thủ tục tái thẩm được thực hiện tương tự như thủ tục giám đốc thẩm.
Vì thế cũng như theo quy định tại khoản 2 Điều 259 Luật tố tụng hành chính:
“Trong quá trình giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, Tòa án, Viện kiểm sát có
quyền yêu cầu người có đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc tự mình kiểm tra, xác
minh tài liệu, chứng cứ cần thiết.”. Như vậy ở hầu hết quá trình tố tụng, Viện kiểm
sát đều có quyền yêu cầu bổ sung tài liệu chứng cứ hoặc tự mình kiểm tra, xác
minh tài liệu, chứng cứ cần thiết.
Chương 3: Vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động xác minh, thu thập tài
liệu, chứng cứ.
Thứ nhất, kiểm sát việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án nếu
thấy rằng các tài liệu, chứng cứ của vụ án chưa đủ cơ sở để Tòa án ra các bản án,
quyết định giải quyết vụ án, có thể ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án
xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ, bổ sung hồ sơ vụ án, đảm bảo tài liệu, chứng
cứ. Từ đó có thể việc giải quyết vụ án được đúng đắn hơn.
9


Thứ hai, nhờ vào quy định Viện kiểm sát có quyền bổ sung tài liệu chứng cứ
hay yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ có vai trò rất quan trọng trong việc
giải quyết vụ án nhanh hơn. Từ đó đảm bảo được tính khách quan trong vụ án hành
chính.
Thứ ba, phát huy vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân nói chung và
các Kiểm sát viên nói riêng. Từ đó nâng cao trình độ nghiệp vụ cho từng cá nhân để
góp phần làm rõ ràng, minh bạch vụ án.

KẾT LUẬN

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo đảm cho pháp luật được
chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Nhằm nâng cao vị trí vai trò của Viện kiểm
sát trong việc kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính tại luật tố tụng hành chính
đã thay đổi nhiều từ đó đảm bảo đúng pháp luật, đảm bảo được tính khách quan
trong việc giải quyết của tòa án.
10


Dưới góc nhìn của sinh viên ngành luật năm thứ tư về vấn đề còn nhiều khá
bàn luận này thì khó có thể tránh được thiếu sót. Chính vì vậy, em rất mong được
nhận sự đánh giá và góp ý của quý thầy cô sau khi đọc qua bài tiểu luận này. Em
xin chân thành cảm ơn!

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật tố tụng hành chính 2015
2. Quyết định số 282/2017 - VKSNDTC Quyết định về việc ban hành quy chế
công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính.
3. Thông tư 03/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC Quy định việc phối hợp giữa
Viện kiểm sát Nhân dân và Tòa án Nhân dân trong việc thi hành một số quy
định của Luật tố tụng hành chính.
4. Tập bài giảng Kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính – Trường Đại học
Kiểm sát Hà Nội.
5. Cùng một số trang web: thuvienphapluat.vn; toaan.gov.vn; tks.edu.vn;

kiemsat.vn


12



×