Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại địa bàn tỉnh Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.03 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LƢƠNG CHÂU TÙNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ÐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 60.34.04.10

Đà Nẵng - 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH

Phản biện 1: TS. LÊ BẢO
Phản biện 2: PGS.TS. GIANG THANH LONG

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 7 tháng 9 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh chung của đất nước, các địa phương ở nước
ta, trong đó có tỉnh Gia Lai, là địa phương có điều kiện để phát triển
hoạt động xuất nhập khẩu cũng tích cực khai thác lợi thế và đẩy
mạnh hoạt động này nhằm tạo thành động lực phát triển kinh tế. Gia
Lai là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Tây Nguyên ở vị trí trung tâm
của khu vực, có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng
an ninh, là cửa ngõ đi ra biển của phần lớn các tỉnh trong khu vực
Tây Nguyên. Đặc biệt tỉnh có chung đường biên giới dài khoảng
90km với Campuchia cùng nhiều tài nguyên phong phú là điều kiện
để Gia Lai trở thành vùng kinh tế động lực trong khu vực thúc đẩy
các tỉnh khác trong vùng cùng phát triển các lĩnh vực kinh tế, trong
đó có hoạt động xuất nhập khẩu.
Chỉ tính riêng trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu tăng
mạnh, tổng kim ngạch đạt 140 triệu USD. Trong đó, Xuất khẩu đạt
gần 119 triệu USD, nhập khẩu đạt trên 21 triệu USD. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu đạt được thì trong hoạt động xuất nhập khẩu
của tỉnh cũng còn nhiều khó khăn, bất cập như: Bộ máy quản lý còn
chưa bố trí hợp lý, các cải cách hành chính trong lĩnh vực thương
mại chưa quyết liệt, chưa đồng bộ với những tiêu chuẩn yêu cầu
quản lý. Cách thức và phương pháp quản lý xuất nhập khẩu còn thụ
động, các công cụ quản lý, điều hành chưa phát huy hết các chức
năng, còn mang nặng về quản lý hành chính nên hiệu quả xuất nhập
khẩu chưa cao. Các chính sách, công cụ quản lý chưa rõ ràng, cứng
nhắc, chưa khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
tham gia trực tiếp xuất nhập khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Cơ chế độc quyền và chính sách bảo hộ chậm đổi mới, chưa theo kịp


2
xu thế hội nhập và tự do hóa thương mại quốc tế. Năng lực về đội
ngũ cán bộ còn hạn chế, còn thiếu về số lượng và chất lượng, tình
trạng buôn lậu, gian lận thương mại vẫn tiếp diễn.
Do vậy, việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt
động xuất nhập khẩu trong thời gian tới là một yêu cầu cấp thiết nhất
đối với tại địa bàn tỉnh Gia Lai là nơi có nhiều điều kiện để phát triển
về nông nghiệp xuất nhập khẩu. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề
tài “Quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại địa bàn tỉnh
Gia Lai” làm luận văn nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Đề tài xác lập các tiền đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở để đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xuất
nhập khẩu tại địa bàn tỉnh Gia Lai.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động xuất nhập khẩu.
+ Làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập
khẩu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Gia Lai
trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
+ Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu
tại địa bàn tỉnh Gia Lai?
+ Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt
động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Gia Lai?

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:


3
Quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh
Gia Lai.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
+ Về phạm vi nội dung nghiên cứu: làm rõ chức năng quản
lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu của chính quyền cấp tỉnh.
+ Về thời gian: số liệu thu thập để nghiên cứu từ năm 2013
đến hết năm 2017. Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu hoàn
thiện công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và các tài liệu liên
quan: sưu tầm, tra cứu và chọn lọc thông tin từ giáo trình, công trình
nghiên cứu, các tạp chí nghiên cứu khoa học và các tài liệu có liên
quan; khai thác số liệu trong niên giám thống kê, số liệu hoạt động
xuất nhập khẩu tại Sở Công thương và Cục Hải quan tỉnh Gia Lai từ
năm 2013 đến năm 2017.
Phương pháp phân tích thống kê, so sánh và tổng hợp: dựa
trên dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích, tổng hợp tình hình xuất
nhập khẩu và quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu từ đó đưa ra kết
luận, rút kinh nghiệm qua thực tiễn trên cơ sở đó xác định những định
hướng, mục tiêu và đề ra khuyến nghị đối với cơ quan nhà nước thực
hiện quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu tại địa bàn tỉnh Gia Lai.
Phương pháp thu thập: thông qua công tác trao đổi với các
đối tượng là các cán bộ công chức Hải quan, Sở Công thương quản
lý nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa tại địa bàn tỉnh

Gia Lai để điều tra đối tượng là cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh với số
liệu điều tra là hàng hóa thực hiện quy định kiểm tra chuyên ngành
tại cửa khẩu nhằm nhận diện thực trạng công tác quản lý nhà nước về


4
xuất nhập khẩu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý
luận về công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu; có thể trở
thành nguồn tài liệu tham khảo cho quá trình nghiên cứu hoạt động
quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã đề xuất một số giải pháp trong
việc tham khảo các cơ quan quản lý của tỉnh trong việc hoạch định
chính sách quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu địa bàn tỉnh Gia Lai.
7. Sơ luợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu
Giáo trình “Kinh tế ngoại thương” do Giáo sư, Tiến sĩ Bùi
Xuân Lưu và Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khải chủ biên
(2006)[10] đã trình bày nội dung cơ bản về kinh tế ngoại thương,
ngoại thương Việt Nam qua các thời kỳ, trên cơ sở đó tác giả đưa ra
chiến lược và chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam.
Giáo trình “Kinh tế thương mại” do GS.TS Ðặng Ðình Ðào
chủ biên (2007)[3], trình bày các vấn đề kinh tế thương mại trong
nền kinh tế thị trường, chính sách quản lý thương mại và tổ chức
quản lý hoạt động thương mại của doanh nghiệp sản xuất.
Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế”, Học viện Hành
chính quốc gia, Hà Nội của TS. Lương Minh Việt (2010)[25].
Giáo trình giới thiệu hai nội dung chính đó là những vấn đề
lý luận chung về quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý nhà nước
đối với các lĩnh vực kinh tế cụ thể. Đối với những vấn đề lý luận

chung, tác giả đã chỉ ra sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước
về kinh tế; chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý nhà
nước về kinh tế và những kiến thức chung về đối tượng, phạm vi, nội


5
dung và phương thức của quản lý nhà nước về kinh tế. Ngoài ra sự
cần thiết phải đổi mới, phương hướng đổi mới và tầm quan trọng của
các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế hiện nay cũng được đề cập
đến. Đối với quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế cụ thể, tác
giả nêu lên sự cần thiết đặc biệt cũng như nội dung của quản lý nhà
nước đối với kinh tế đối ngoại và đối với doanh nghiệp từ đó đưa ra
những vấn đề cần phải đổi mới doanh nghiệp nhà nước hiện nay.
Sách “Quản lý nhà nước về kinh tế” của GS.TS Phan Huy
Đường (2015)[4], NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nghiên cứu những vấn đề về lý luận chung về quản lý nhà nước
về kinh tế; trong đó, nêu rõ sự cần thiết và tính khách quan trong quản lý
nhà nước về kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang
trong giai đoạn hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa nên càng thấy rõ được tầm quan trọng, vai trò của quản lý nhà nước
về kinh tế đối với quá trình điều hành kinh tế vĩ mô, định hướng phát triển
kinh tế trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh
tế đất nước. Tác giả đã đề cập đến những đặc trưng chủ yếu của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; nêu rõ được quy
luật kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, chức năng quản lý nhà nước về kinh
tế và các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế; xác định được đối
tượng, nội dung quản lý nhà nước về kinh tế để từ đó biết được Nhà nước
cần tập trung quản lý những gì, mức độ quản lý đến đâu để đảm bảo cho
hệ thống nền kinh tế có điều kiện phát triển ổn định và bền vững.
8. Sơ lƣợc tổng quan tài liệu

8.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Introduction to China's Growing Role in World Trade (Giới
thiệu về vai trò của Trung Quốc trong thương mại quốc tế) của Robert
C. Feenstra, Shang-Jin Wei (2010) [21] phân tích quan điểm và các cơ


6
hội, thách thức của Trung Quốc khi mở rộng và phát triển thương mại
quốc tế.
Thương mại và tăng trưởng: dẫn đầu trong xuất khẩu hay
nhập khẩu? Bằng chứng từ Nhật Bản và Hàn Quốc (Trade and
growth: import-led or export-led? Evidence from Japan and Korea)
của Robert Z. Lawrence, David E. Weinstein (1999) [22] đưa ra lập
luận xuất khẩu của Nhật Bản có là nguồn quan trọng trong tăng
trưởng.
The World Trade Organization: law, practice, and policy
(Tổ chức Thương mại Thế giới: pháp luật, thực tiễn và chính sách)
của Mitsuo Matsushita, Thomas J.Schoenbaum and Petroes C.
Mavroidis (2006) [23]
8.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Một số công trình hợp tác về thương mại hội nhập và cải
cách hiện đại hóa như “Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và
Đầu tư châu Âu (EU-MUTRAP)” của bộ Công thương và Liên minh
Châu Âu với mục tiêu tổng thể nhằm hỗ trợ Việt Nam hội nhập sâu
hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu, ASEAN và tiểu khu vực,
tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU, tối
đa hóa lợi ích của sự phát triển kinh tế.
Cuốn sách “Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam: 20 năm đổi
mới (1986-2005)” của Tổng cục Thống kê (2006)[18], đã trình bày
tổng quan về xuất nhập khẩu trong 20 năm đổi mới và các số liệu

thống kê về xuất nhập khẩu của Việt Nam với các Châu lục, khối
nước.
Cuốn sách “Hàng rào phi thuế quan trong chính sách
thương mại quốc tế” của Nguyễn Hữu Khải chủ biên (2005)[9], đã
đề cập đến những vấn đề lý luận chung về hàng rào phi thuế quan và


7
vấn đề bảo hộ sản xuất trong nước, các quy định về hàng rào phi thuế
quan của WTO và kinh nghiệm sử dụng hàng rào phi thuế quan của
một số nước trên thế giới đồng thời đánh giá việc sử dụng các biện
pháp phi thuế quan của một số nước trên thế giới.
Cuốn sách nghiên cứu “Hiệp định thương mại tự do (FTA)
Việt Nam-EU” của PGS.TS Nguyễn Hà An (2013)[1], đã trình bày
những trở ngại trong việc ký kết FTA giữa EU-Việt Nam và những
cơ hội, thách thức FTA giữa EU-Việt Nam đem lại cho nền kinh tế
Việt Nam.
Luận án “Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập
khẩu ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả
Đoàn Hồng Lê thực hiện (2009)[11]. Tại luận án này tác giả đã phân
tích thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại
Việt Nam và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước về hoạt động xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập sâu vào
nền kinh tế thế giới tuy nhiên tác giả chưa phân tích được thực trạng
quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu theo nội dung quản lý
nhà nước mà chỉ nêu thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động xuất
nhập khẩu.
Luận văn “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam” của Trần Thu Trang
(2012)[19], đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà

nước nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và phân
tích đánh giá khái quát các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước
trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; nêu các giải pháp nhằm
hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh
vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam tuy nhiên các giải pháp


8
đưa ra chưa gắn nhiều với các mặt tồn tại và nguyên nhân mà tác giả đề
cập đến tại chương thực trạng.
9. Kết cấu của luận văn
Nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản của quản lý nhà nước
về hoạt động xuất nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động xuất
nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt
động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.


9
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU
1.1.1. Hoạt động xuất nhập khẩu
a. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu
* Khái niệm
Xuất nhập khẩu là một hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá

mà việc thực hiện được diễn ra giữa quốc gia này với quốc gia khác,
giữa khu vực này với khu vực khác (qua biên giới quốc gia) trên
phạm vi thế giới nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp, chính phủ trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi và thỏa mãn
những điều kiện luật pháp quốc tế.
* Đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu được thực hiện trên thị trường rộng lớn, liên
quốc gia và rất khó kiểm soát; đồng thời nó chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố khác nhau như môi trường kinh tế, chính trị, luật
pháp… của các quốc gia khác nhau. Được thanh toán bằng nhiều loại
tiền ngoại tệ; hàng hoá được vận chuyển qua biên giới quốc gia cũng
phải tuân theo những tập quán buôn bán quốc tế.
b. Một số lý thuyết về hoạt động xuất nhập khẩu
* Lý thuyết lợi thế tuyệt đối Adam Smith
* Lý thuyết lợi thế so sánh David Ricardo
* Học thuyết Eli Hecksher và B.Ohlin
* Lý thuyết bảo hộ hợp lý A.Hamilton
1.1.2. Quản lý nhà nƣớc về hoạt động xuất nhập khẩu
a. Khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu


10
Quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu là là sự tác động có tổ
chức, mang tính quyền lực nhà nước của các cơ quan quản lý nhà
nước lên các quá trình và hành vi trong quá trình xuất nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ nhằm đảm bảo các quyền lợi cơ bản của Nhà
nước, xã hội và các tổ chức tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa.
b. Sự cần thiết quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu
Có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và tiếp cận được với các
thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của các quốc gia khác nhau

trên thế giới.
Tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, từ đó kết
hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội.
Tăng thu ngoại tệ, tạo nguồn vốn cho đất nước, cải thiện cán
cân thanh toán quốc tế, thanh toán thương mại, tăng dự trữ ngoại tệ
cho nhà nước.
Tăng sức cạnh tranh quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp trong nước và nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế nói chung.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NUỚC VỀ HOẠT
ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
1.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế
hoạch và chính sách phát triển xuất nhập khẩu
Nhà nước cần xây dựng các chương trình cụ thể nhằm thực
hiện các mục tiêu lâu dài và trước mắt như xúc tiến thương mại quốc
tế; đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động xuất nhập
khẩu, hợp tác quốc tế, phát triển công nghiệp chế biến, phụ trợ,
logitics; nghiên cứu khoa học ứng dụng và triển khai công nghệ tiên
tiến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quản lý các hoạt động xuất nhập


11
khẩu thông qua quy định tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật của
từng lĩnh vực khác nhau.
1.2.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu
Qua 30 năm thực hiện đổi mới, Nhà nước đã từng bước xóa bỏ
chế độ độc quyền ngoại thương, biện pháp nới lỏng về quản lý ngoại
hối, xây dựng môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp trong quá trình thanh toán với đối tác nước ngoài, những rào

cản phi thuế quan như chế độ hạn ngạch, đầu mối xuất nhập khẩu
cũng dần được dỡ bỏ.
1.2.3. Thiết lập và sử dụng hiệu quả công cụ quản lý xuất nhập
khẩu
Các công cụ quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu là các
phương pháp, cách thức tác động trực tiếp hoặc gián tiếp mà Nhà
nước sử dụng nhằm điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu vận hành
theo mục tiêu chiến lược đã hoạch định [8]. Căn cứ vào tính chất,
mục đích và đối tượng bị điều chỉnh để chia các công cụ quản lý xuất
nhập khẩu thành các loại khác nhau như: công cụ thuế quan và phi
thuế quan, các hàng rào thương mại…
1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về hoạt động xuất nhập
khẩu
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động xuất
nhập khẩu được xây dựng để vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ vừa tạo
thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Cơ cấu quản lý xuất
nhập khẩu được tổ chức có tính hệ thống và quản lý theo mô hình
trùng song. Chính phủ vừa trực tiếp chỉ đạo Bộ Công thương điều
hành hoạt động xuất nhập khẩu hoặc Chính phủ thông qua các Bộ
ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương điều chỉnh các chủ thể


12
xuất nhập khẩu nhằm tuân thủ mục tiêu đã hoạch định.
1.2.5. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về hoạt động
xuất nhập khẩu
Việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hoạt động xuất nhập khẩu
nhằm duy trì trật tự, kỷ cương, đảm bảo tuân thủ các quy định về
xuất nhập khẩu. Nội dung kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm về hoạt
động xuất nhập khẩu bao gồm việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và

tổ chức thực hiện các văn bản thuộc chức năng của bộ; khắc phục
hạn chế của hoạt động tạm nhập, tái xuất đảm bảo yêu cầu quản lý,
tránh sự lợi dụng chính sách để có hành vi gian lận thương mại, trốn
thuế….
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở NƢỚC TA
1.3.1. Nhân tố khách quan
+ Sự phù hợp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan đến công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu hay còn
gọi là môi trường pháp lý
+ Điều kiện về ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước hay còn gọi là kinh tế - xã hội
1.3.2. Nhân tố chủ quan
+ Con người hay chính là đội ng cán bộ, công chức thực
hiện công tác QLNN về xuất nhập khẩu
+ Cơ chế quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu
1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VỀ QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
1.4.1. Kinh nghiệm của tình Kon Tum
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Thuận
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Gia Lai


13

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
2.1. TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

GIA LAI
2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây
Nguyên, có tọa độ địa lý từ 12058’28” đến 14036’30” độ vĩ Bắc, từ
107027’23” đến 108054’40” độ kinh Đông, phía Đông giáp các tỉnh
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía
Tây giáp nước bạn Campuchia, phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum; Gia Lai
có diện tích tự nhiên 15.536,9 km2.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá toàn diện, tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 13,1%/năm, trong đó ngành nông lâm nghiệp
thuỷ sản tăng bình quân 6,97%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng
bình quân 23,31%/năm, dịch vụ tăng bình quân 14,7%/năm. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp
thuỷ sản 47,33%; công nghiệp - xây dựng 25,2%, dịch vụ 27,47%.
2.1.3. Đặc điểm ngoại giao
Gia Lai là tỉnh nằm trong khu vực Tam giác phát triển Việt
Nam - Lào - Campuchia với 90 km đường biên giới giáp tỉnh
Ratanakiri - Vương quốc Campuchia. XNK qua biên giới tập trung
chủ yếu qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Các mặt hàng xuất khẩu


14
chủ yếu là cà phê, mủ cao su, gỗ tinh chế,.... nhập khẩu các mặt hàng
nguyên phụ liệu gỗ, hạt điều, đậu xanh,chuối...
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA
Năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới đạt
156,16 triệu USD tăng 48,77% so với cùng kỳ, đặc biệt là mặt hàng
gỗ tăng gấp 2,8 lần, hàng nông sản tăng 31,69%. Trong đó:

Xuất khẩu đạt 35,97 triệu USD với một số mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu như: xăng dầu 21,13 triệu USD, hàng bách hóa 2,89
triệu USD, máy móc thiết bị, phân bón, vật liệu xây dựng và một số
hàng hóa khác.
Nhập khẩu đạt 99,19 triệu USD tăng 87,36% so với cùng kỳ,
với một số mặt hàng chủ yếu: Hàng nông sản hơn 46 triệu USD (sắn
lát 151.700 tấn/33 triệu USD, hạt điều 11.319 tấn/13 triệu USD), gỗ
nguyên liệu các loại 22.554m3/50,85 triệu USD và một số hàng hóa
khác.
Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 580 triệu USD,
bằng 193,3% kế hoạch, tăng gấp 2,24 lần so với năm 2014, tình hình
xuất khẩu cà phê, sắn lát thuận lợi; tình hình xuất khẩu mủ cao su
những tháng cuối năm có dấu hiệu khả quan hơn, các doanh nghiệp
đã tăng cường xuất khẩu tại các thị trường Malaysia, Singapore, Đài
Loan,... Kim ngạch cả năm đạt 80,3 triệu USD, bằng 236,2% so kế
hoạch, tăng 38% so với năm 2014.
Năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 400,013 triệu
USD đạt 100% kế hoạch, tăng 29,04% so với cùng kỳ. Trong đó:
Giá cà phê thời điểm tháng 11,12/2016 khá cao: giá thu mua
nội địa 43.000đ - 44.000đ/ký, giá xuất khẩu khoảng từ 1.900 USD 2.000 USD/tấn, cao nhất trong vòng 3 năm gần năm 2016. Ngoài ra,


15
mặt hàng tiêu hạt cũng đang được các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất
khẩu, đạt kim ngạch tương đối lớn khoảng hơn 30 triệu USD. Đối
với mặt hàng cao su đã gia tăng lượng hàng xuất khẩu từ tháng
4/2016, giá bình quân ở mức 1.320 USD/tấn, giá thời điểm tháng
11,12/2016 khoảng 1.400USD-1.500 USD/tấn.
Các mặt hàng xuất khẩu trong năm 2016 như sau: Cà phê:
134.721 tấn/ 248,17 triệu USD tăng 43,04% về lượng, tăng 45,74%

về giá trị; Mủ cao su: 10.458 tấn/17,7 triệu USD, tăng 9,22% về
lượng, tăng 22,49% về giá trị; Sắn lát: 98.828 tấn/19,15 triệu USD,
tăng 93,89% về lượng, tăng 65,03%về giá trị; Sản phẩm gỗ : 12,75
triệu USD; Hàng khác đạt: 102,22 triệu USD.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong năm 2016 như sau:
Sắn lát: 71.000 tấn/11,49 triệu USD, giảm 51,4% về lượng, giảm
65,23% về giá trị; Hạt điều: 18.440 tấn/ 27,66 triệu USD, giảm
23,49% về lượng, giảm 9,42% về giá trị; Gỗ nguyên liệu: 31,68 triệu
USD tăng 2,4% so cùng kỳ; Bò thịt: 54,26 triệu USD, tăng 6,65% so
với cùng kỳ và một số mặt hàng khác.
Về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới năm 2016
đạt 149 triệu USD, tăng 1,17% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu
do kim ngạch nhập khẩu tăng, trong đó tăng cao là mặt hàng gỗ
nguyên liệu hơn 25% so với cùng kỳ. Trong đó:
Xuất khẩu đạt 42 triệu USD, giảm 2,33 % so với cùng kỳ (các
doanh nghiệp trong tỉnh đạt 38 triệu USD). Một số mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu: Xăng dầu: 24 triệu USD, giảm 13,67 % so với cùng kỳ; Hàng
bách hóa: 2,5 triệu USD tăng 8,7 % so với cùng kỳ; Năng lượng điện: 2,7
triệu USD tăng 3,8% so cùng kỳ và một số hàng hóa khác.
Nhập khẩu đạt 107 triệu USD, tăng 2,61% so với cùng kỳ
(các doanh nghiệp trong tỉnh đạt 96,5 triệu USD). Các mặt hàng xuất


16
khẩu chủ yếu là: Sắn lát: 110.000 tấn/18 triệu USD, giảm 24,71 % về
lượng, giảm 45,5% về giá trị so với cùng kỳ; Hạt điều: 24.000 tấn/32
triệu USD, giảm 10,7% về lượng so cùng kỳ; Gỗ nguyên liệu: 46
triệu USD, tăng 25,8 % so với cùng kỳ và một số mặt hàng khác.
Năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh là 450
triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 31,2% so với năm 2016. Tiếp

tục đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như cà phê, cao su, hồ
tiêu và sắn lát. Trong đó, xuất khẩu đạt 95,5 triệu USD và nhập khẩu
đạt 354 triệu USD, kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm 2016 là do
phát sinh mặt hàng gỗ nguyên liệu, gỗ nhập khẩu qua các cửa khẩu
phụ, lối mở, bên cạnh đó mặt hàng cao su, cà phê, năng lượng điện
cũng tăng cao.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới năm 2017 đạt
139 triệu USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chù yếu do
kim ngạch xuất khẩu giảm tập trung ờ mặt hàng xăng dầu (giảm hơn
25 triệu USD). Do từ đầu năm đến nay phía Campuchia ngừng nhập
khẩu mặt hàng này. Trong đó:
Xuất khẩu đạt 11 triệu USD, giảm 73,8% so với cùng kỳ.
Một số mặt hàng chù yếu: Hàng bách hóa 4,2 triệu USD; năng lượng
điện 3,86 ưiệu USD và một số hàng hóa khác.
Nhập khẩu đạt 128 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ.
Mặt hàng chủ yếu là: Gỗ nguyên liệu 64 triệu USD, tăng 39% so với
cùng kỳ; sắn lát 133.000 tấn/21,3 triệu USD tăng 20,9% về lượng và
tăng 18,3% vê giá trị; hạt điều 18.500 tấn/ 35 triệu USD giảm 25%
về lượng và tăng 9,3% về giá trị, cao su tự nhiên, bò thịt bò giống,
chuối quả...và một số mặt hàng khác.


17
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
2.3.1. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy
hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển xuất nhập khẩu
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch và chính sách phát triển xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh
Gia Lai trong giai đoạn hiện nay chủ yếu tập trung vào hoạt động

xuất khẩu thể hiện rõ ràng nhất tại “Kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017-2020” ban hành kèm theo
quyết định số 242/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 của UBND tỉnh [22].
Nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện
có hiệu quả chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020,
định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định
số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết
định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu
hàng hóa thời kỳ 2011-2020 định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng giai đoạn
2016-2020 của tỉnh Gia Lai được ban hành tại Kế hoạch số 397/QĐUBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh Gia Lai. Mục tiêu cụ thể
đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 630 triệu USD, tốc
độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 15,24%/năm.
2.3.2. Thực trạng xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn
bản quy phạm pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu
Căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn tỉnh
Gia Lai cũng ban hành hệ thống những văn quản lý xuất nhập khẩu
để điều chỉnh những hoạt động này tại địa phương như:


18
“Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Gia Lai đến
năm 2020”, ban hành kèm theo Quyết định số 324/QĐ-UBND , ngày
22/03/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai [23].
Quyết định số 448/QĐ-UBND, ngày 25/07/2014, “Về việc
thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả tỉnh Gia Lai” của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai [24].
Kế hoạch số 02/KH-SCT của Sở Công thương ban hành
ngày 16/01/2017 “Về việc Hợp tác thương mại giữa tỉnh Gia Lai với

các tỉnh Vương quốc Campuchia giai đoạn 2016 – 2020” [15].
“Kế hoạch đẩy mạnh XK hàng hóa tỉnh Gia Lai giai đoạn
2017 – 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 242/QĐ-UBND
ngày 23/03/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai [37].
Kế hoạch số 11/KH-SCT, ban hành ngày 27/03/2018 “Về
việc tổ chức Hôi nghị chuyên đề về các giải pháp thúc đẩy XK tỉnh
Gia Lai” [31].
2.3.3. Thiết lập và sử dụng hiệu quả công cụ quản lý xuất nhập
khẩu
- Pháp luật, là công cụ đặc thù của hoạt động quản lý nhà nước
về xuất nhập khẩu, tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động liên quan
đến lĩnh vực xuất nhập khẩu và là cơ sở để các cơ quan nhà nước điều
chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Trên địa bàn
tỉnh Gia Lai, Chủ tịch UBND sẽ ban hành những quyết định để thực
hiện quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu trên phạm vi địa bàn quản lý.
- Chính sách, là những biện pháp do các cơ quan quản lý đề
ra để giải quyết những thách thức đặt ra trong quản lý hoạt động xuất
nhập khẩu, đó là sự kết hợp giữa những gì mà pháp luật quy định với
những điều kiện hiện có để giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như thực tiễn tại địa phương.


19
- Kế hoạch, trong hoạt động xuất nhập khẩu của mình, chính
quyền tỉnh Gia Lai đã ban hành các kế hoạch qua các thời kỳ khác
nhau để thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động xuất nhập khẩu như
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các thời kỳ, các năm; kế hoạch
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2012 - 2020, định
hướng đến năm 2030; Kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê
trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2020….

2.3.4. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về hoạt động
xuất nhập khẩu tại Gia Lai
2.3.5. Thực trạng tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về
hoạt động xuất nhập khẩu
Cơ chế kiểm tra, kiểm soát chung hoạt động xuất nhập khẩu
của tỉnh tuân theo Luật thương mại 2005, Luật Hải quan 2014 và
Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan kiểm tra,
giám sát hải quan; thuế xuất - nhập khẩu và quản lý thuế đối với
hàng hoá xuất - nhập khẩu được UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra và tổ chức thực hiện.
Hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh được đảm bảo dưới sự
quản lý của cục Hải quan Gia Lai với chức năng kiểm tra, kiểm soát
và xử lý vi phạm về hoạt động XNK trên địa bản tỉnh thuộc về Cục
Hải quan Gia Lai- Kon Tum, mà đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
này là Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh.
Bảng 2.2. Hàng hóa thực hiện quy định kiểm tra chuyên ngành
tại Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh trong giai đoạn 2014-2017
Như vậy, thông qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng hàng
hóa qua kiểm tra chuyên ngành tăng đều qua các năm, đặc biệt là
lượng hàng hóa xuất khẩu.


20
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc
Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói
chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng có nhiều chuyển
biến.Điều này đánh dấu bước chuyển biến về chất trong công tác chỉ
đạo của Nhà nước, cơ quan quản lý đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu
và cũng bước đầu đánh dấu vai trò quan trọng của hoạt động xuất

nhập khẩu trong nền kinh tế của tỉnh Gia Lai. Chỉ tính riêng kim
ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 470 triệu USD, tăng 4,44%, dự kiến
đến năm 2020 sẽ là khoảng 580 triệu USD tăng khoảng 7.2%.
Mặt hàng xuất khẩu được mở rộng về danh mục chủng loại,
tăng quy mô về lượng và thay đổi cơ cấu tích cực, chất lượng hàng
xuất khẩu được nâng cao. Nhiều mặt hàng chủ lực của Gia Lai như
gỗ, cà phê, hồ tiêu, đã có tiếng trên thị trường quốc tế.
2.4.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Thứ nhất, Hệ thống các chính sách và cơ sở pháp lý về xuất
nhập khẩu nói chung còn tồn tại một số bất cập, chưa phù hợp với
thực tiễn gây khó khăn cho công tác quản lý của toàn ngành và tại
các địa phương.
Thứ hai, chất lượng quy hoạch, kế hoạch sản xuất hàng hóa
phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập.
Để phát huy thế mạnh cả từng loại hàng hóa mà tỉnh Gia Lai
có thế mạnh như Cà phê, hồ tiêu, gỗ, mỳ lát, các loại nông sản khác
thì mỗi ngành đều đã xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển
các loại mặt hàng cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế chung
toàn tỉnh. Tuy nhiên, do các kế hoạch, chiến lược này do từng đơn vị
xây dựng trên khía cạnh từng ngành, lĩnh vực, từng giai đoạn khác
nhau nên chưa có sự thống nhất trong toàn tỉnh.


21
Thứ ba, việc vận dụng quy định pháp lý và các công cụ quản
lý hoạt động XNK của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh cũng
chưa đạt hiệu quả và hiệu lực cao, đặc biệt là các công cụ quản lý. Mặc
dù hệ thống công cụ, thủ tục Hải quan đã được thay đổi, cải cách, ứng
dụng công nghệ thông tin nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và
còn có khoảng cách lớn đối với các tỉnh lân cận.

Thứ tư, hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước và năng lực đội
ngũ cán bộ quản lý về xuất nhập khẩu còn hạn chế.
Thứ năm, mặc dù thanh tra chuyên ngành hải quan đã tích cực
hoạt động nhằm hạn chế những hoạt động gian lận xuất nhập khẩu,
tuy nhiên hoạt động này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, khiến cho
trong hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tồn tại nhiều hành vi gian lận,
trốn thuế, trục lợi gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Thứ sáu, tồn tại trong việc thực hiện các thủ tục hành chính
về hải quan, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ
đặc biệt... gây cản trở hoạt động xuất nhập khẩu. Đến này, cùng với
xu hướng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhà nước nói chung,
tỉnh Gia Lai nói riêng và lĩnh vực hải quan của Gia Lai đã tích cực
đẩy mạnh hoạt động này nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và
còn khoảng cách khá lớn với các nước trong khu vực.
Thứ bảy, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế
nói chung và phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu nói chung của nước
ta và của tỉnh Gia Lai nói riêng còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội và hoạt động kinh tế ngoại thương như
hệ thống giao thông, cầu cảng, kho bãi, chi phí vận chuyển, lưu kho
cao....cũng ảnh hưởng đến các hoạt động xuất nhập khẩu nói chung
và quản lý xuất nhập khẩu nói riêng.


22
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT
ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Dự báo tình hình xuất nhập khẩu tại tỉnh Gia Lai trong
những năm tới

Để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, cùng với
các giải pháp phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, là phát triển sản xuất
mặt hàng chủ lực là thế mạnh của tỉnh, trong thời gian tới còn cần
phát triển sản xuất và tạo nguồn hàng chất lượng để đảm bảo quy mô
cho xuất khẩu; phát triển và mở cửa thị trường, đặc biệt tổ chức tốt
hoạt động xuất khẩu và liên kết chuỗi sản xuất, chế biến phục vụ
hoạt động xuất khẩu.
3.1.2. Chiến lƣợc phát triển xuất nhập khẩu của tỉnh Gia Lai
Cụ thể nhất là kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của
tỉnh giai đoạn 2017-2020 được ban hành kèm theo Quyết định
số: 242/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Với mục tiêu: cụ thể đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa đạt 630 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn
2016-2020 đạt 15,24%/năm, kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt
580 triệu đô la.
Để đạt được mục tiêu này, cần tập trung vào các nhiệm vụ
chủ yếu sau đây:
Một là, phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
a. Về sản xuất công nghiệp
b. Về sản xuất nông nghiệp
- Triển khai đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao tỉnh Gia Lai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.


23
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI ĐỊA BÀN TỈNH
GIA LAI
3.2.1. Hoàn thiện việc xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế
hoạch về xuất nhập khẩu

a. Về phát triển sản xuất công nghiệp:
b. Về phát triển sản xuất nông nghiệp:
c. Về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường:
d. Về phát triển nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu
e. Về chính sách tài chính, tín dụng* Về cải thiện môi trường
đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh
3.2.2. Hoàn thiện việc thiết lập và sử dụng hiệu quả công cụ quản
lý xuất nhập khẩu
Hiện nay, chúng ta vẫn chưa được xây dựng đầy đủ, ngân
sách Nhà nước lại chưa đủ sức tiến hành những chương trình hỗ trợ
cho việc thực thi các quy định đó, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp
nhập khẩu và sản xuất trong nước, nhằm khuyến khích nhập khẩu và
sử dụng các công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại và hàng hóa phù
hợp với quy định của pháp luật
3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về hoạt động
xuất nhập khẩu
Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu hoàn thiện tổ chức bộ máy
quản lý nhà nước là yêu cầu mang tính câp thiết đối với tất các các
ngành, các lĩnh vực. Tuy nhiên, với hoạt động quản lý nhà nước về
xuất nhập khẩu thì yêu cầu này lại mang tính cấp bách. Do vậy, ở cấp
Chính phủ, cần thiết phải có một cơ quan chịu trách nhiệm điều phối
chung, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là một Bộ, ngành nào
đó như Bộ Công Thương


×