Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Các mô hình dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.43 KB, 13 trang )

CÁC MÔ HÌNH DẠY HỌC
Mô hình dạy học kiểu truyền đạt (Transmissive)
Nguồn gốc
Mô hình giao tiếp của Shannon & Weaver (truyền điện báo). Giao tiếp = truyển
tải một thông tin. Theo quan điểm này, dạy học là hành động truyền tải kiến thức từ
điểm A (giáo viên) đến điểm B (học sinh). Đây là một cách tiếp cận lấy giáo viên làm
trung tâm, trong đó giáo viên là người phân phối kiến thức, cầm trịch việc học và là
người đánh giá cuối cùng của việc học. Công việc giáo viên theo quan điểm này là
cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức được chỉ định theo trình tự định
trước. Thành tích học tập được đánh giá là học sinh có khả năng thể hiện, nhân rộng
hoặc truyền lại kiến thức được chỉ định này cho giáo viên hoặc cho một số cơ quan
hoặc tổ chức đánh giá khác. Theo quan điểm này, các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa
được coi là một thước đo thích hợp cho học sinh học tập.
Giả thuyết
Tính trung lập về quan niệm của học sinh
Phân chia vai trò
 Học sinh: Chú ý lắng nghe và ghi chép, không có hoạt động tìm tòi, khám phá.
 Giáo viên: Trình bày và giải thích thật rõ ràng tri thực theo cấu trúc chặt chẽ.
 Tri thức: Được truyền đạt bởi giáo viên.
 Quan niệm về sai lầm: Sai lầm hoặc là do học sinh không chú ý hoặc do giáo
viên giải thích không rõ ràng tri thức.
Ưu điểm và hạn chế.
Ưu điểm
 Dạy trên số lượng lớn học sinh (tiết kiệm thời gian).
 Chú ý đến tính cấu trúc trong lời giảng của giáo viên.


Hạn chế.
 Nếu học sinh đã có một quan niệm ban đầu chưa đúng thì quan niệm đó có
nguy cơ không được xem xét lại hoặc giao thoa với kiến thức mới.
 Những gì giáo viên nói không luôn luôn được hiểu theo cùng một cách bởi tất


cả học sinh.
Ví dụ
Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.

A
B

C
D


Hình vẽ A là hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau.
Hình vẽ B là hình vuông vì có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
Hình vẽ C là hình chữ nhật vì có 4 góc vuông.
Hình vẽ D là hình chữ nhật vì có 4 cạnh bằng nhau.
Nhận xét ví dụ
Ví dụ trên cho thấy nhiều hạn chế của mô hình dạy này, học sinh được làm
theo đúng truyền đạt của giáo viên, không nhận ra sự liên hệ giữa các hình và tính
chất của chúng. Ví dụ như học sinh thường không nhận ra hình vuông cũng là hình
chữ nhật hay hình chữ nhật có tính chất gì để trở thành hình vuông. Mặt khác, các
hình vẽ cho ở trong hình khá là đơn giản và “thuận mắt” so với cách nhìn của học
sinh nên hầu sinh phán đoán theo cảm giác, trực quan ít dựa vào các tính chất hình
học.
Mô hình dạy học kiểu gợi hỏi
Nguồn gốc
Từ quan điểm này, giảng dạy là quá trình tạo ra các tình huống gợi hỏi, vấn đáp,
trong đó học sinh có thể tương tác với các tài liệu, tương tác với giáo viên, thông qua
đó học được để xây dựng kiến thức. Ở đây, kiến thức không được tiếp nhận một cách
thụ động; thay vào đó, nó được các học sinh tích cực xây dựng khi kết nối kiến thức
và kinh nghiệm trong quá khứ của họ với thông tin mới. Giáo viên dự kiến sẽ không

đổ kiến thức vào đầu người học; thay vào đó, họ hỗ trợ người học xây dựng kiến
thức bằng cách tạo ra những trải nghiệm, gợi mở, vấn đáp.
Giả thuyết
Hoạt động tương tác lý tưởng giữa học sinh với giáo viên.
Vai trò của giáo viên


 Cố gắng giúp đỡ học sinh bằng hệ thống câu hỏi sao cho học sinh tìm ra đúng
câu trả lời.
 Giáo viên không quan tâm đến câu trả lời sai của học sinh.
 Tránh các sai lầm bằng cách đặt ra các câu hỏi rất đóng.
 Giáo viên là người hợp thức câu trả lời của học sinh.
Ưu điểm và hạn chế.
Ưu điểm
 Cho phép học sinh tham gia ở một mức độ nào đó vào bài học.
Hạn chế.
 Không phải học sinh cứ đưa ra được câu trả lời giáo viên mong đợi nghĩa là
học sinh đã hiểu được vấn đề.
Ví dụ
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập sau: “Một lớp học có 30 học sinh trong đó số
học sinh giỏi chiếm 2/3 số học sinh cả lớp. Tính số học sinh giỏi” .
 Giáo viên: số học sinh giỏi chiếm 2/3 số học sinh cả lớp, vậy số học sinh giỏi
là bao nhiêu ?
 Học sinh: hmmm (không làm được).
 Giáo viên: chú ý đến con số 2/3. Hãy nghĩ đến các phép tính liên quan đến
2/3.
 Học sinh: 30 – 2/3.
 Giáo viên: Hãy nghĩ một phép tính khác có 2/3.
 Học sinh: 30 : 2/3.
 Giáo viên: Kết quả là bao nhiêu ?

 Học sinh: 30 : 2/3 = 45.
 Giáo viên: Vậy là số học sinh giỏi còn nhiều hơn số học sinh cả lớp ? Có vô lý
không ?


 Học sinh: 30 . 2/3 = 20.
 Giáo viên: Rất tốt. Em đã hiểu bài.
Nhận xét ví dụ
Học sinh trong ví dụ trên gần như là không hề hiểu bài, học sinh “rà” các phép
tính đối với 2/3 và thử, đến phương án là 30 . 2/3 = 20 (học sinh này vẫn đang thử)
giáo viên liền thông báo là đúng, và học sinh được xem là hiểu bài.
Tiếp cận dạy học kiểu hành vi
Lý thuyết:
Tâm lý học kiểu hành vi :
 Phản ứng của con người với môt trường tạo nên hành vi.
 Hành vi có thể được học tập một cách có hệ thống cà được quan sát rõ ràng từ
bên ngoài, không đi sâu vào diễn biến tâm lý nội tâm.
 Không có “kiến thức thuần túy” và độc lập với trải nghiệm.
 Không có ý niệm bẩm sinh, tự nhiên.
Thuyết hành vi cho rằng học tập là một quá trình đơn giản mà trong đó những
mối liên hệ phức tạp sẽ được làm cho dễ hiểu và rõ ràng thông qua các bước học tập
nhỏ được sắp xếp một cách hợp lí. Thông qua những kích thích về nội dung, phương
pháp dạy học, người học có những phản ứng tạo ra những hành vi học tập và qua
đó thay đổi hành vi của mình. Vì vậy, quá trình học tập được hiểu là quá trình thay
đổi hành vi. Hiệu quả của nó có thể thấy rõ khi luyện tập cũng như khi học tập các
quá trình tâm lí vận động và nhận thức đơn giản.
Mô hình:
 Kích thích ---> Đáp ứng
 Cách ứng xử (hành vi, thái độ) chính là sự đáp ứng cho một kích thích.
 Dựa trên các ứng xử có thể quan sát được của học sinh.



 Để kích thích việc học, ta phải thay đổi các ứng xử của học sinh bằng việc tăng
cường các đáp ứng tích cực.
 Tri thức chính là dãy các mục tiêu, mục đích.
Phân chia vai trò:
Học sinh:
 Giải các bài tập được hướng dẫn bởi giáo viên.
Giáo viên:
 Xây dựng và tổ chức các mục tiêu học tập quan sát được (“Học sinh có khả
năng...”)
 Phân bậc các mục tiêu (bài tập) theo độ khó tăng dần.
 Giúp đỡ HS giải bài tập theo độ khó tăng dần.
 Xây dựng một hoạt động trong đó học sinh sẽ đi đến khám phá dần dần kiến
thức mới (không mắc sai lầm). Học sinh được hướng dẫn hướng đến câu trả
lời đúng. Giáo viên hợp thức các bài làm của học sinh.
Quan niệm về sai lầm.
 Cần tránh tối đa các sai lầm. Sai lầm được xem như là thiếu vắng sự tăng
cường (các đáp ứng tích cực), tức là không có việc học.
Ưu điểm
 Mô hình này thích hợp với việc thu nhận tri thức theo cách tự động.
 Cho phép học sinh đi đến một kiểu thành công trong việc học (các hoạt động
được thiết kế để học sinh từ từ được hướng đến kiến thức mong đợi).
 Tập trung vào người học.
Hạn chế.
 Học sinh thường không thiết lập được nghĩa cho các kiến thức thu nhận được.


 Biết thực hiện các nhiệm vụ nhỏ trung gian không có nghĩa là biết thực hiện
tổng thể nhiệm vụ.

 Kể từ khi giáo viên dừng hướng dẫn, học sinh không còn biết mình đã đi đến
đâu.
Ví dụ
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách xác định tia phân giác của một góc mà không
cần sử dụng thước đo độ.
Cách 1: Sử dụng compa.
̂ bằng cách sử dụng compa. Ta tiến hành các
Để xác định tia phân giác của góc 𝑥𝑂𝑦
bước sau:
 Đặt compa sao cho tâm compa trùng với điểm O, ta quay một cung tròn bất kỳ,
cung tròn này cắt hai tia Ox, Oy tại hai điểm A và B.
 Ta đặt compa sao cho tâm compa trùng với hai điểm A và B rồi quay lần lượt
hai cung tròn (chú ý là giữ nguyên khẩu độ compa) hai cung tròn này cắt nhau
tại điểm C.
̂ .
 Tia OC là tia phân giác của góc 𝑥𝑂𝑦
y

y

A

x
O

B
O

x



y

y
A

B

Tia phân giác

C

C

x

x
O

O

Cách 2: Sử dụng thước thẳng.
̂ bằng cách sử dụng thước thẳng. Ta tiến hành
Để xác định tia phân giác của góc 𝑥𝑂𝑦
các bước sau:
 Đặt thước thẳng sao cho lề của thước trùng với một cạnh của góc, ta kẻ đường
thẳng a.
 Thực hiện tương tự với cạnh còn lại ta có đường thẳng b.
 Hai đường thẳng a và b cắt nhau tại điểm M.
̂ .

 Tia OM là tia phân giác của góc 𝑥𝑂𝑦

a
y

y

a

y

b

M
x
O

b

x
O

a

M

x

O


Hoạt động dạy của giáo viên:
 Giáo viên giới thiệu 2 cách vẽ, làm mẫu với một ví dụ cụ thể và chiếu cho học
sinh xem kết quả.
 Giáo viên đưa ra một số bài tập tương tự và yêu cầu học sinh “làm theo”.


 Giáo viên xem xét từng bài làm của học sinh.
 Học sinh thực hiện đúng như kết quả bài mẫu của giáo viên được xem là hoàn
thành nhiệm vụ.
Nhận xét ví dụ
Học sinh được giới thiệu bài làm và làm theo cách làm của giáo viên. Đây là
hành vi bắt chước và học sinh không hề hiểu bản chất của phương pháp mà giáo viên
hướng dẫn.
Mô hình dạy học kiến tạo (J.Piaget)
Mô hình kiến tạo
 Lý thuyết Piaget cho rằng chủ thể học bằng cách thích nghi với môi trường,
bằng cách tác động lên môi trường/
 Mỗi đứa trẻ là một cá thể có một nhịp độ tiến triển riêng.
 Mâu thuẫn với các phương pháp sư phạm gắn liền với các chương trình xác
định và có hiệu lực với mọi việc học.
Mô hình về việc học
 Học trong sự tương tác giữa chủ thể và môi trường: chủ thể/ đối tượng.
 Sự phát triển được đặc trưng bởi việc chuyển từ một cấu trúc (nhận thức)
sang một cấu trúc khác bởi quá trình cân bằng.
 Thích nghi là việc tìm kiếm một cân bằng giữa chủ thể và môi trường.
 Thích nghi được thực hiện bởi đồng hóa và điều ứng.
Cơ chế của việc học
Thích nghi
Đồng hóa


+

Điều ứng

Tích hợp các dữ liệu của

Thay đổi các cấu trúc

môi trường vào trong các

nhận thức của chủ thể


cấu trúc nhận thức đã có

theo dữ liệu

trước đó.
Môi trường

Chủ thể

Chủ thể

Sự cân bằng
Đồng hóa: Gia tăng đến cấu trúc cân bằng.

Môi trường



Điều ứng: Tổ chức lại cấu trúc

Phân chia vai trò:
Học sinh:
 Học sinh kiến tạo các cấu trúc nhận thức (dạng thức) bắt đầu từ hoạt động
được triển khai trong môi trường.
Giáo viên:
 Làm phong phú các tình huống đưa vào hoạt động của chủ thể.
Ưu điểm
 Nhấn mạnh mối quan hệ của cá nhân với môi trường.
 Phân bậc hoạt động học theo các giai đoạn: vận động cảm giác, thao tác cụ thể,
thao tác hình thức.
Hạn chế.
 Vai trò ngôn ngữ ?
 Chưa chú đến các khía cạnh xã hội của việc học: vai trò của giáo viên, vai trò
của nhóm học tập ...
Ví dụ
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh về mối liên hệ giữa các đường thẳng vuông góc.
 Hoạt động 1 – Hãy vẽ một hình lập phương ABCD.A ' B ' C ' D '.


 Hoạt động 2 – Tìm tất cả các cạnh của hình lập phương vuông góc với cạnh
AB.

 Hoạt động 3 – Xác định mối liên hệ giữa các cạnh vừa tìm được để rút ra mối
liên hệ giữa các đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng đã cho.
Nhận xét ví dụ
Trong hình học phẳng đã học ở cấp 2, khi ta cho một đường thẳng vuông góc với hai
đường thẳng phân biệt thì hai đường thẳng đó song song với nhau. Tuy nhiên, trong
hình học không gian, hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng

thứ ba có thể song song, cắt nhau, chéo nhau.
Mô hình dạy học kiến tạo xã hội (J.Piaget)
Mô hình kiến tạo xã hội: Gồm 5 pha
 Ủy thác: Giới thiệu vấn đề, khảo sát, tìm tòi cá nhân.
 Hành động: Làm việc cá nhân/ nhóm.
 Diễn đạt: Làm việc chung toàn thể lớp.
 Hợp thức: Tranh luận và hợp thức
 Thể chế hóa: Tổng hợp.
Phân chia vai trò:
Học sinh:
 Học sinh giải quyết một vấn đề; tri thức được kiến tạo bởi học sinh.
Giáo viên:
 Tổ chức một môi trường thuận lợi cho việc học.
 Lựa chọn tình huống, tổ chức công việc theo nhóm, thể chế hóa
Ưu điểm
 Là tiếp cận dạy học duy nhất thực sự chú ý đến kiến thức ban đầu của HS, đặc
biệt là các sai lầm.


 Là tiếp cận DH duy nhất đặt ra ngay từ đầu vấn đề nghĩa của kiến thức.
 Sự phát triển các kiến thức trong tiếp cận này phù hợp với sự phát triển về
mặt lịch sử của các tri thức
 « Xã hội hóa » các HS: học cách chú ý đến ý kiến của người khác, học cách
tương tác lẫn nhau, học cách lập luận…
Hạn chế.
 Chúng ta có thể không biết các tình huống-vấn đề để dạy tất cả các khái niệm
 Tiếp cận DH này là phức tạp trong việc quản lý trong lớp học
 Một nhóm tìm ra lời giải không có nghĩa là tất cả các thành viên đều hiểu, cũng
không có nghĩa là tất cả các nhóm khác sẽ hiểu khi thực hiện pha thảo luận tập
thể

Ví dụ

Nhận xét ví dụ



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×