Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TỔNG hợp CÔNG THỨC TV TOÁN l4,5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.26 KB, 14 trang )

GV : Nguyễn Thị Nhinh
Trường Tiểu học La Thành
==================================================

PHẦN II
CÔNG THỨC TOÁN LỚP 4
Trọng tâm kiến thức cần nhớ trong chương trình lớp 4
PHÉP CỘNG
I. Công thức tổng quát:
TỔNG
a

+

số hạng

b

c

=

số hạng

tổng

II. Tính chất:
1. Tính chất giao hoán:
Kết luận: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
Công thức tổng quát ( CTTQ) : a + b = b + a
2. Tính chất kết hợp:


Kết luận: Khi cộng tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất
với tổng hai số còn lại.
Công thức tổng quát: (a + b) + c = a + (b + c)
3. Tính chất : Cộng với 0:
Kết luận: Bất kì một số cộng với 0 cũng bằng chính nó.
CTTQ: a + 0 = 0 + a = a

****************************************************
PHÉP TRỪ
I. Công thức tổng quát:
HIỆU
a
số bị trừ

-

b

=

số trừ

c
hiệu

II. Tính chất:
1. Trừ đi 0:
Kết luận: Bất kì một số trừ đi 0 vẫn bằng chính nó.
CTTQ : a - 0 = a
= = = = = == = = = = = = = = = == = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =

Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Chúc các con học tốt !


GV : Nguyễn Thị Nhinh
Trường Tiểu học La Thành
==================================================

2. Trừ đi chính nó:
Kết luận: Một số trừ đi chính nó thì bằng 0.
CTTQ: a - a = 0
3. Trừ đi một tổng:
Kết luận: Khi trừ một số cho một tổng, ta có thể lấy số đó trừ dần từng
số hạng của tổng đó.
CTTQ: a -(b + c) = a - b - c = a - c - b
4. Trừ đi một hiệu:
Kết luận: Khi trừ một số cho một hiệu, ta có thể lấy số đó trừ đi số bị trừ
rồi cộng với số trừ.
CTTQ: a - (b - c) = a - b + c = a + c - b

**************************************************
PHÉP NHÂN
I. Công thức tổng quát
TÍCH
a
hừa số

x
thừa số


b

=

c
tích

II. Tính chất:
1. Tính chất giao hoán:
Kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
CTTQ:
axb = bxa
2. Tính chất kết hợp:
Kết luận: Muốn nhân tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất
với tích hai số còn lại.
CTTQ:
(a x b) x c = a x (b x c)
3. Tính chất : nhân với 0:
Kết luận: Bất kì một số nhân với 0 cũng bằng 0.
CTTQ:
ax0= 0xa=0
4. Tính chất nhân với 1:
Kết luận: Một số nhân với 1 thì bằng chính nó.
CTTQ:
ax1 =1xa=a
5. Nhân với một tổng:
Kết luận: Khi nhân một số với một tổng, ta có thể lấy số đó nhân với từng số hạng của
tổng rồi cộng các kết quả với nhau.
CTTQ:
a x (b + c) = a x b + a x c

= = = = = == = = = = = = = = = == = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Chúc các con học tốt !


GV : Nguyễn Thị Nhinh
Trường Tiểu học La Thành
==================================================

6. Nhân với một hiệu:
Kết luận: Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lấy số đó nhân với số bị trừ
và số trừ rồi trừ hai kết quả cho nhau.
CTTQ:
a x (b - c) = a x b - a x c
*****************************************************

PHÉP CHIA
Công thức tổng quát:
THƯƠNG
a
số bị chia

:

b

=

số chia


Phép chia còn dư:
a
:
b
số bị chia
số chia

c
thương

=

c ( dư r )
thương
số dư

Chú ý: Số dư phải bé hơn số chia.

I.

Công thức:
1. Chia cho 1: Bất kì một số chia cho 1 vẫn bằng chính nó.
CTTQ:
a : 1 = a
2. Chia cho chính nó: Một số chia cho chính nó thì bằng 1.
CTTQ:
a : a = 1
3. 0 chia cho một số: 0 chia cho một số bất kì khác 0 thì bằng 0
CTTQ:
0 : a = 0

4. Một tổng chia cho một số : Khi chia một tổng cho một số, nếu cácsố hạng của
tổng đều chia hết cho số đó, thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia rồi cộng các
kết quả tìm được với nhau.
CTTQ:
(b+c): a =b:a + c : a
5.Một hiệu chia cho một số : Khi chia một hiệu cho một số, nếu số bị trừ và số trừ
đều chia hết cho số đó, thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ chia cho số đó rồi trừ hai
kết quả cho nhau.
CTTQ: ( b - c ) : a = b : a - c : a
= = = = = == = = = = = = = = = == = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Chúc các con học tốt !


GV : Nguyễn Thị Nhinh
Trường Tiểu học La Thành
==================================================

6.Chia một số cho một tích :Khi chia một số cho một tích, ta có thể chia số đó cho
một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
CTTQ: a :( b x c ) = a : b : c = a : c : b
7. Chia một tích cho một số : Khi chia một tích cho một số, ta có thể lấy một thừa số
chia cho số đó ( nếu chia hết), rồi nhân kết quả với thừa số kia.
CTTQ: ( a x b ) : c = a : c x b = b : c x a
**************************************************

TÍNH CHẤT CHIA HẾT
1, Chia hết cho 2: Các số có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 ( là các số chẵn) thì chia hết cho 2.
VD: 312;
54768;

2, Chia hết cho 3: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
VD: Cho số 4572
Ta có 4+ 5 + 7+ 2 = 18; 18 : 3 = 6
Nên 4572 : 3 = 1524
3, Chia hết cho 4: Các số có hai chữ số tận cùng chia hết cho 4 thì chia hết cho 4.
VD: Cho số: 4572
Ta có 72 : 4 = 18
Nên 4572 : 4 = 11 4 3
4, chia hết cho 5: Các số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
VD:
5470;
7635
5, Chia hết cho 6 ( Nghĩa là chia hết cho 2 và 3): Các số chẵn và có tổng các chữ số
chia hết cho 3 thì chia hết cho 6.
VD: Cho số 1356
Ta có 1+3+5+6 =15; 15:3 = 5
Nên 1356 : 3 = 452
6, Chia hết cho 10 (Nghĩa là chia hết cho 2 và 5): Các số tròn chục ( có hàng đơn vị
bằng 0 ) thì chia hết cho 10.
VD: 130; 2790
7, Chia hết cho 11: Xét tổng các chữ số ở hàng chẵn bằng tổng các chữ số ở hàng lẻ
thì số đó chia hết cho 11.
VD: Cho số 48279
Ta có 4 + 2 + 9 = 8 + 7 = 15 Nên 48279 : 11 = 4389
8, Chia hết cho 15 (Nghĩa là chia hết cho 3 và5): Các số có chữ số hàng đơn vị là 0
( hoặc 5 ) và tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 15.
VD: Cho số 5820
Ta có 5+8 +2 + 0 = 15; 15 : 3 = 5 Nên 5820 : 15 = 388
9, Chia hết cho 36 (Nghĩa là chia hết cho 4 và 9): Các số có hai chữ số tận cùng chia hết
cho 4 và tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 36.

VD: Cho số: 45720
Ta có 20 : 4 = 5 và ( 4 + 5 + 7 + 2 + 0 ) = 18
= = = = = == = = = = = = = = = == = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Chúc các con học tốt !


GV : Nguyễn Thị Nhinh
Trường Tiểu học La Thành
==================================================

18 : 9 = 2 Nên 45720 : 36 = 1270
****************************************************

TOÁN VỀ TRUNG BÌNH CỘNG
1. Muốn tìm trung bình cộng ( TBC ) của nhiều số, ta tính tổng của các số đó rồi
chia tổng đó cho số các số hạng.
CTTQ:
TBC = tổng các số : số các số hạng
2. Tìm tổng các số: ta lấy TBC nhân số các số hạng
CTTQ:
Tổng các số = TBC x số các số hạng
*******************************************************************

TOÁN VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
Sơ đồ:

?

Số lớn:

Hiệu
Số bé :

Tổng
?

Cách 1:

Cách 2:

Tìm số lớn =

( Tổng + hiệu ) : 2

Tìm số bé = ( tổng - hiệu ) : 2

Tìm số bé =

số lớn - hiệu

Tìm số lớn = số bé + hiệu

hoặc số bé = tổng - số lớn

hoặc số lớn = tổng - số bé

*******************************************************************

TOÁN VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
?

Sơ đồ:
Số lớn:

……….
Tổng

Số bé :

………...

hiệu

?

Cách làm:
Bước 1: Tìm tổng số phần bằng nhau = Lấy số phần số lớn + số phần số bé
Bước 2: Tìm số bé = Lấy tổng : tổng số phần bằng nhau x số phần số bé
Bước 3: Tìm số lớn = lấy tổng – số bé

TOÁN VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
= = = = = == = = = = = = = = = == = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Chúc các con học tốt !


GV : Nguyễn Thị Nhinh
Trường Tiểu học La Thành
==================================================

Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó

?
Sơ đồ:
Số lớn:
…………
Số bé :

………..
Hiệu

………...
?

Cách làm:
Bước 1: Tìm hiệu số phần bằng nhau = Lấy số phần số lớn - số phần số bé
Bước 2: Tìm số bé = Lấy hiệu : hiệu số phần bằng nhau x số phần số bé
Bước: Tìm số lớn = lấy hiệu + số bé

**********************************************************************

BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
Bảng đơn vị đo độ dài
1. Bảng đơn vị đo độ dài:
Lớn hơn mét
km
hm
dam
1km
1hm
1dam
=10hm =10dam

=10m
=

1
km
10

=

1
hm
10

= 0,1km = 0,1hm

Mét
M
1m
=10dm
=

1
dam
10

= 0,1dam

Bé hơn mét
dm
cm

mm
1dm
1cm
1mm
=10cm =10mm
=

1
m
10

= 0,1m

=

1
dm
10

=
0,1dm

=

1
mm
10

=
0,1mm


2.Nhận xét:
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau gấp ( hoặc kém) nhau 10 lần.
VD: 1m = 10 dm

1cm =

1
dm = 0,1 dm
10

- Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với một chữ số.
VD:
1245m = 1km 2hm 4dam 5m
**********************************************************************

= = = = = == = = = = = = = = = == = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Chúc các con học tốt !


GV : Nguyễn Thị Nhinh
Trường Tiểu học La Thành
==================================================

BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
1. Bảng đơn vị đo khối lượng:
Lớn hơn ki- lô- gam
tấn
tạ

yến
1tấn
1tạ
1yến
=10 tạ =10 yến =10kg
1
tấn
10

1
tạ
10

=
0,1tân

= 0,1tạ

Ki- lô- gam
kg
1kg
=10hg
=

Bé hơn ki- lô- gam
hg
dag
g
1hg
1dag

1g
=10dag
=10g

1
yến
10

= 0,1yến

1
kg
10

1
hg
10

1
dag
10

= 0,1kg

= 0,1hg

=
0,1dag

2. Nhận xét:

- Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau gấp ( hoặc kém) nhau 10 lần.
VD: 1kg = 10 hg

1g =

1
dag = 0,1dag
10

- Mỗi đơn vị đo khối lượng ứng với một chữ số.
VD:
1245g = 1kg 2hg 4dag 5g

BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
1. Bảng đơn vị đo diện tích:
2.
Lớn hơn mét vuông
2
km
hm2
dam2
( ha)
2
1km
1hm2
1dam2
(=1ha)
2
=100hm =100dam2 =100m2
= 100

ha
=

1
km2
100

=
0,01km2

1
hm2
100
1
=
ha
100

Mét vuông
m2

Bé hơn mét vuông
dm
cm2
mm2
2

1m2

1dm2


1cm2

=100dm2

=100cm2

=100mm2

1
dam2
100

=

=

=
0,01hm2
= 0,01 ha

= 0,01dam2

=

1
m2
100

= 0,01m2


=

1
dm2
100

=
0,01dm2

1mm2

=

1
cm2
100

=
0,01cm2

= = = = = == = = = = = = = = = == = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Chúc các con học tốt !


GV : Nguyễn Thị Nhinh
Trường Tiểu học La Thành
==================================================


3. Nhận xét:
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau gấp ( hoặc kém) nhau 100 lần.
VD: 1m2 = 100 dm2

1cm2 = =

1
dm2 = 0,01dm2
100

- Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với hai chữ số.
VD:
1245m2 = 12dam2 45m2
**********************************************************************
HÌNH VUÔNG
cạnh a
1.Tính chất: Hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông,4 cạnh dài bằng nhau.
Cạnh kí hiệu là a
2.Tính chu vi :
- Muốn tính chu vi hình vuông, ta lấy số đo một cạnh nhân với 4.
CTTQ:
P = a x 4
- Muốn tìm một cạnh hình vuông, ta lấy chu vi chia cho 4.
a = P : 4
3. Tính diện tích: Muốn tính diện tích hình vuông , ta lấy số đo một cạnh nhân với
chính nó.
CTTQ:
S = a x a

Muốn tìm 1 cạnh hình vuông, ta tìm xem một số nào đó nhân với chính nó bằng

diện tích, thì đó là cạnh.
VD: Cho diện tích hình vuông là 25 m2. Tìm cạnh của hình vuông đó.
Giải
Ta có 25 = 5 x 5; vậy cạnh hình vuông là 5m
*********************************************************************
HÌNH CHỮ NHẬT
1.Tính chất: Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông,
2 chiều dài bằng nhau, 2chiều rộng bằng nhau.
Kí hiệu chiều dài là a, chiều rộng là b

Chiều dài a

Chiều
rộng b

2.Tính chu vi: Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta lấy số đo chiều dài cộng số đo chiều
rộng ( cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
CTTQ: P = (a + b) x 2
*Muốn tìm chiều dài, ta lấy chu vi chia cho 2 rồi trừ đi chiều rộng
a = P: 2 - b
* Muốn tìm chiều rộng, ta lấy chu vi chia cho 2 rồi trừ đi chiều dài.
b=P:2-a
= = = = = == = = = = = = = = = == = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Chúc các con học tốt !


GV : Nguyễn Thị Nhinh
Trường Tiểu học La Thành
==================================================


3.Tính diện tích: Muốn tính diện tích hình chữ nhật , ta lấy số đo chiều dài nhân với số
đo chiều rộng ( cùng đơn vị đo).
CTTQ: S = a x b
• Muốn tìm chiều dài, ta lấy diện tích chia cho chiều rộng. a = S : b
• Muốn tìm chiều rộng, ta lấy diện tích chia cho chiều
b=S:a
********************************************************************
HÌNH BÌNH HÀNH
Hình bình hành
1.Tính chất: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Kí hiệu: Đáy là a, chiều cao là h
2.Tính chu vi: Chu vi hình bình hành là tổng độ dài của 4 cạnh
3.Tính diện tích: Muốn tính diện tích hình bình hành, ta lấy độ dài đáy
nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo)
CTTQ:
S = a x h
• Muốn tìm độ dài đáy, ta lấy diện tích chia cho chiều cao.
a = S : b
• Muốn tìm chiều rộng, ta lấy diện tích chia cho chiều dài.
b = S : a
*********************************************************************
HÌNH THOI
Hình thoi
1.Tính chất: Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh
bằng nhau.
n
- Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại
trung điểm của mỗi đường.
m

Kí hiệu hai đường chéo là m và n
2.Tính chu vi : Muốn tính chu vi hình thoi, ta lấy số đo một cạnh nhân với 4.
n
P=Ax 4
3.Tính diện tích: Diện tích hình thoi bằng tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2
( cùng đơn vị đo).

S =

m×n
2

= = = = = == = = = = = = = = = == = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Chúc các con học tốt !

h


GV : Nguyễn Thị Nhinh
Trường Tiểu học La Thành
==================================================

PHẦN II
CÔNG THỨC TIẾNG VIỆT LỚP 4
I. Cấu tạo của tiếng:
Tiếng gồm 3 bộ phận: Âm đầu, vần và thanh.
Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
VD:
Tiếng

Âm đầu
Vần
Thanh
người
ng
ươi
huyền
ao
ao
ngang
- Trong Tiếng Việt có 6 thanh để ghi các tiếng là: thanh ngang, thanh huyền, thanh
sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.
- Dấu thanh đánh trên đầu âm chính.
II. Từ đơn, từ phức:
1. Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức. Từ
nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.
VD: Từ đơn: trường, bút, mẹ,…
Từ phức: xinh đẹp, xinh xắn,…
2. Có hai cách chính để tạo từ phức:
a) Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép.
VD: học sinh, học hành,…
b) Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là
các từ láy
VD: thầm thì, cheo leo, luôn luôn,…
3. Từ ghép chia làm hai loại:
- Từ ghép tổng hợp: (bao quát chung): Bánh trái, xe cộ,…
- Từ ghép có nghĩa phân loại: (chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ
nhất): bánh rán, bánh nướng,…, xe đạp, xe máy,…
III. Từ loại:
1. Danh từ: là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).

VD: cô giáo, bàn ghế, mây, kinh nghiệm, rặng (cây)…
- Danh từ chung là tên của một loại sự vật : sông, núi, bạn,…
- Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.
VD: dãy núi Trường Sơn, sông Hồng, bạn Lan,…
2. Động từ: là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của vật.
- Động từ thường đi cùng các từ: đã, đang, sắp, hãy, đừng, chớ,…
= = = = = == = = = = = = = = = == = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Chúc các con học tốt !


GV : Nguyễn Thị Nhinh
Trường Tiểu học La Thành
==================================================

VD: - đang làm bài, sẽ quét nhà,…., dòng thác đổ, lá cờ bay,…
3. Tính từ: là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng
thái,….
- Tính từ thường đi cùng các từ rất, quá, lắm,…
VD: rất xinh, đẹp lắm, đi nhanh nhẹn, ngủ say,…
IV. Cấu tạo của câu:
A. CÂU ĐƠN : có một vế câu đủ chủ ngữ, vị ngữ.
1. Câu kể: (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:
- Kể, tả hay giới thiệu về sự vật, sự việc.
- Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
- Cuối câu kể có dấu chấm.
VD: Bu- ra- ti- nô là một chú bé bằng gỗ.
* Câu kể thường có 3 loại:
a) Câu kể Ai làm gì? thường gồm hai bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật, (người, con vật hay đồ vật, cây cối

được nhân hóa) ; trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?, thường do danh từ, (cụm danh
từ) tạo thành.
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, nêu lên hoạt động của người, con vật
( hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa) trả lời cho câu hỏi: Làm gì?, thường do động từ,
(cụm động từ) tạo thành.
VD: Chị tôi đan nón lá cọ để xuất khẩu.
b) Câu kể Ai thế nào? gồm có hai bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật; trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành.
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Thế nào?, chỉ đặc điểm, tính chất
hoặc trạng thái của sự vật ; thường do tính từ, động từ, (cụm tính từ, cụm động từ) tạo
thành.
VD: Chị tôi rất xinh.
Em bé ngủ.
c) Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật, trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?,
thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành.
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, nối với chủ ngữ bằng từ là, trả lời câu hỏi: Là
gì ?, thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành.
VD: Chị tôi là sinh viên đại học Y.
2. Câu hỏi:
= = = = = == = = = = = = = = = == = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Chúc các con học tốt !


GV : Nguyễn Thị Nhinh
Trường Tiểu học La Thành
==================================================


- Dùng để hỏi về những điều chưa biết.
- Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, thế nào, sao, không,…).
- Khi viết, cuối câu hỏi thường có dấu chấm hỏi (? ).
VD: Thuở đi học, chữ Cao Bá Quát như thế nào?
3. Câu cảm: (câu cảm than)
- Là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,…).
- Cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!).
- Trong câu cảm thường dùng các từ sau:ôi, chao, chà, trời, quá, lắm,…
VD: Bạn Giang học giỏi thật!
4. Câu khiến: (câu cầu khiến)
- Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói, người viết với
người khác.
- Cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm.
- Trong câu khiến thường dùng các từ sau: hãy, đừng, chớ, xin, mong,…
VD: Nhà vua hãy hoàn lại gươm cho Long Vương!
Trạng ngữ:
1.
Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Để chỉ nơi diễn ra sự việc nêu trong câu.
Trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
VD: Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở đỏ rực.
TN – NC
2. Trạng ngữ chỉ thời gian: xác định thời gian diễn ra sự việc. Trả lời cho câu hỏi Bao
giờ ?, Khi nào?, Mấy giờ?,…
VD:
Sáng nay, gió lạnh đã tràn về.
TN - TG
3. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: để giải thích nguyên nhân của sự việc hoặc tình trạng
nêu trong câu. Trả lời cho câu hỏi Vì sao?, Nhờ đâu?, Tại sao?,…
VD: Nhờ bác lao công, sân trường luôn sạch sẽ.
TN - NN

4. Trạng ngữ chỉ mục đích: nêu lên mục đích tiến hành sự việc. Trả lời cho câu hỏi Để
làm gì?, Nhằm mục đích gì?, Vì cái gì?,…
VD: Vì mẹ, em cố gắng học tập cho tốt.
TN- MĐ
5. Trạng ngữ chỉ phương tiện: thường mở đầu bằng các từ bằng, với. Trả lời cho câu
hỏi Bằng cái gì?, Với cái gì?,…
VD: Bằng chiếc xe máy, mẹ đi làm luôn đúng giờ.
TN- PT
VI. Dấu câu:
= = = = = == = = = = = = = = = == = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Chúc các con học tốt !


GV : Nguyễn Thị Nhinh
Trường Tiểu học La Thành
==================================================

1. Dấu chấm(.) : Đặt cuối câu kể.
VD: Chị tôi đan nón lá cọ để xuất khẩu.
2. Dấu chấm hỏi (?): Đặt cuối câu hỏi.
VD: Thuở đi học, chữ Cao Bá Quát như thế nào?
3. Dấu cảm (!): Đặt cuối câu cảm, câu khiến.
VD: Bạn Giang học giỏi thật!
Nhà vua hãy hoàn lại gươm cho Long Vương!
4. Dấu phẩy ( , ):
a, Ngăn cách giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
VD:
Sáng nay, gió lạnh đã tràn về.
b, Ngăn cách giữa các vế trong câu ghép.

VD: Lan học Toán, Nam học văn.
c, Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
VD: Hoa, Lan, Minh là những học sinh giỏi.
5. Dấu hai chấm ( : ): - Báo hiệu cho bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân
vật
VD: Mẹ hỏi:
- Hôm nay con được mấy điểm?
- Hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
VD: Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung
thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
6. Dấu ngoặc đơn ( … ): Tách phần chú thích với các bộ phận khác của câu.
VD: - Lá lành đùm lá rách.
( Tục ngữ)
- Chuyến tàu Thống Nhất ( Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh) khởi hành lúc 21 giờ
hằng ngày.
7. Dấu ngoặc kép “…”:- Thường dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
VD: Mẹ hỏi: “ Hôm nay con được mấy điểm?”
- Dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
VD: Cả bầy ong cùng xây tổ.. Con nào cũng hết sức tiết kiệm “ vôi vữa”
8. Dấu gạch ngang ( - ): Dùng để đánh dấu:
a, Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
VD: Ông hỏi tôi: “ Cháu học thế nào?”
b, Phần chú thích trong câu:
VD: Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu –
Pa - xcan nói.
c, Các ý trong một đoạn liệt kê.
VD: Phân công một số em trong lớp chữa bài :
- Lan chữa Toán.
- Nam chữa Tiếng Việt.
= = = = = == = = = = = = = = = == = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =

Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Chúc các con học tốt !


GV : Nguyễn Thị Nhinh
Trường Tiểu học La Thành
==================================================

- Hà chữa Tiếng Anh.
VII. Nghĩa của từ
1. Từ cùng(gần) nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
VD: siêng năng, chăm chỉ, cần cù,…
- Có những từ có nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế nhau trong lời nói.
VD: mẹ, bầm, má, bu,…
- Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng ta phải cân nhắc, lựa chọn cho
đúng.
VD: mang, vác, khiêng,….( biểu thị cách thức hành động khác nhau)
2. Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Việc đặt các từ trái nghĩa
cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật sự vật, sự việc, hoạt động trạng thái,… đối lập nhau.
VD: cao – thấp, phải – trái, dài – ngắn,…
3. Từ đồng âm:Là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
VD: Mua một mảnh vải vải này ăn rất ngọt.
(vải may áo)
( vải ăn quả)
4. Từ nhiều nghĩa: Là từ có một nghĩa gốc ( nghĩa đen)và một hay một số nghĩa
chuyển ( nghĩa bóng). Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với
nhau.
VD: Cái ấm không nghe
Tai bạn Lan rất thính.
Sao tai lại mọc?

- Nghĩa gốc là tai bạn Lan, nghĩa chuyển là tai ấm. Cùng có một nét nghĩa chung là chỉ
bộ phận nhô ra ở hai bên của vật.

= = = = = == = = = = = = = = = == = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Chúc các con học tốt !



×