Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tranh dân gian việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 15 trang )

BÀI ĐIỀU KIỆN
CHUYÊN ĐỀ : VĂN HỌC VÀ CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
Tranh dân gian Việt Nam là một trong những loại hình nghệ thuật ra đời
sớm nhất ở nước ta. Bằng việc bám sát và phản ánh chân thực trang lịch sử hào
hùng của dân tộc, nếp sinh hoạt với phong tục tập quán phong phú, những
truyền thống tốt đẹp của nhân dân lao động. Vì vậy, tranh dân gian được coi là
một vật báu tinh thần vô giá của dân tộc ta.
Phần 1: Khái quát chung về tranh dân gian Việt Nam
I.

Lịch sử hình thành và phát triển

Tranh dân gian xuất hiện từ thời Lí (1010 – 1225) phát triển song song
với việc in và phát hành tiền giấy cũng như sự du nhập của Phật giáo.
Năm 1936, cuối thời Trần, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy. Kĩ thuật
khắc ván in tiền hình thành và nhanh chóng đạt đến độ chuẩn xác, tinh tế.
Đời Lê Thái Tông (1934 – 1442), Lương Nhữ Lộc – người được coi là tô
sư nghề in khắc ván – đi sứ nhà Minh đã tìm hiểu thêm về nghề in ván gỗ của
Trung Quốc. Khi về nước, ông cải tiến ván khắc và phương thức in cô truyền,
dạy lại nghề cho dân làng Hồng Lục, Liễu Trại. Sách Khải lược về nghệ thuật in
khắc gỗ cô đại Trung Quốc – Vương Bá Mẫn có ghi lại khá rõ nét nghề nghiệp
khá phát triển này ở quốc gia phía Bắc:
“Gỗ lê, gỗ táo lâu năm đem ra dùng
Dao sắc như kim cương múa như sư tư
Gió lạnh mồ hôi nhỏ tỏng ánh tà dương ảm đạm
Từ một bản thần kì sinh ra nhiều bản”.
Do đó, công nghê chế tác ván in của nước ta chịu ảnh hưởng khá nhiều từ
Trung Quốc. Nhưng lịch sử đã chứng minh sức sáng tạo của nhân dân Lạc Hồng
là vô tận. Biết tận dụng những ưu điểm của Trung Hoa, người nghệ nhân còn áp
dụng nhiều yếu tố dân tộc sao phù hợp nhất với quốc gia mình. Thay đôi từ loại


gỗ khắc cho đến kĩ thuật khắc…

1


Thế kỉ XII, tranh dân gian phát triển khá mạnh. Nghề làm tranh trở nên phô
biến.
Thế kỉ XIII, tranh dân gian phát triển đến đỉnh cao. Các làng nghề chuyên
biệt được định hình khá rõ nét và có sự phồn thịnh đáng ngưỡng mộ. Địa bàn
làm tranh trải dài khắp đất nước.
Khi Pháp vào xâm lược nước ta, trước sự tàn phá của chiến tranh, nghề làm
tranh bị gián đoạn.
Hòa bình lập lại, trước sự thất lạc và thiệt hại về ván in cũng như nhân lực,
sự thay đôi nhanh chóng của thị hiếu người tiêu dùng, tranh dân gian gần như
không còn bám trụ được. Các làng nghề nôi tiếng đều mất đi. Hiện nay, với sự
hỗ trợ của nhà nước trong việc nỗ lực khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống
cùng với sự nỗ lực giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống của những nghệ
nhân trong làng, các làng tranh: Đông Hồ, làng Sình… dần dần được phục hồi
tuy nhiên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
II. Đề tài, nội dung
Các dòng tranh dân gian nôi tiếng ở nước ta: Tranh Đông Hồ (Bắc Ninh),
tranh Hàng Trống (Hà Nội), tranh làng Sình (Huế), tranh Kính (Nam Bộ), tranh
Kim Hoàng (Hà Nội), tranh Thập vật (được in ra từ các chùa làng Việt khắp
châu thô Bắc Bộ)...Cùng với tranh khắc, mỹ thuật dân gian Việt Nam còn có
những bức tranh vẽ tay của các tác giả khuyết danh thuộc dân tộc thiểu số ở
vùng miền núi phía Bắc: Tày, Nùng, Dao, Cao Lan…
Đề tài và nội dung của tranh dân gian Việt Nam rất phong phú, phần lớn
bắt nguồn và gắn bó chặt chẽ với đời sống của nhân dân lao động, đặc biệt ở các
vùng thôn quê. Chủ yếu là tranh thờ và tranh sinh hoạt.
III. Cách thức sáng tác

a. Nguyên liệu
*Giấy
Tranh dân gian Việt Nam thường được vẽ trên giấy dó (tranh Hàng Trống)
được làm từ cây dó (thuộc họ Trầm) theo phương pháp thủ công được truyền từ
đời này sang đời khác. Loại giấy này có ưu thế bền dai, xốp nhẹ, không bị nhòe,
khó nhiễm ẩm, ít bị mối mọt, cách âm, cách nhiệt tốt. Chính vì thế mà nó
thường được dùng trong việc ghi chép các văn tự cô. Đối với tranh vẽ, nó góp
phần giữ cho tranh có màu sắc tươi sáng, bền đẹp.
2


Từ giấy dó, người ta sản xuất ra giấy điệp – loại giấy vẽ chủ yếu của các
làng tranh Đông Hồ. Các làng nghề khác còn sử dụng giấy xuyên, giấy đỏ, giấy
vàng tàu… (Tranh Kim Hoàng). Các dân tộc vùng núi phía Bắc còn dùng giấy
xuyến chỉ của Trung Quốc, giấy thủ công làm từ lá dâu tằm…
*Màu ve
Bảng màu của các làng tranh dân gian rất đơn giản, có khoảng từ 3 – 5
màu cơ bản làm từ nguyên liệu thiên nhiên: tranh Đông Hồ…Các tranh Hàng
Trống, Kim Hoàng, làng Sình… trước kia đều sử dụng các màu làm từ nguyên
liệu thiên nhiên sau này chuyển sang dùng phẩm màu.
*Ván khắc
Trên phiến gỗ, người nghệ nhân khắc các hình nôi tương ứng với các
đường nét trên bức tranh. Trước khi khắc, cần có bản vẽ mẫu. Công việc này đòi
hỏi người vẽ không chỉ có hoa tay mà còn phải có óc thẩm mĩ, khả năng nhận
diện bố cục tốt để phân biệt các chi tiết nào cùng mảng màu sẽ xếp chung vào
một ván khắc và ở vị trí ra sao để người thợ khắc chính xác. Sau khi khắc xong,
ván được quét một lớp dầu đen hoặc dầu bóng để giữ được độ bền cao, tránh
mối mọt.
Việc khắc văn thường do những nghệ nhân nhiều kinh nghiệm đảm nhận.
Đây là một trong những khâu quan trọng đầu tiên đảm bảo sự thành công cho

mỗi bức tranh.
*Bút ve
Thường là bút lông với các kích thước khác nhau tùy theo mục đích của
người sử dụng. Ngoài ra còn có bút tre, bút thông…
b. Phương pháp vẽ tranh
*In ấn
Là phương pháp sử dụng ván khắc để in sao nhanh chóng một bức tranh
với số lượng lớn. Thông thường để hoàn thành một bức tranh phải dùng nhiều
ván khắc mà mỗi ván sẽ đảm nhận các đường nét nhất định được quy chung về
một mảng màu.

3


Có những ván khắc chi tiết mà sau nhiều lần in tranh được hoàn thành.
Nhưng cũng có những bản khắc chỉ có những nét chính mà sau đó nghệ nhân
phải vẽ tay, tô màu các chi tiết nhỏ (Tranh làng Sình).
*Ve tay
Chủ yếu dùng ở các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc như: Tày, Nùng,
Dao…Ở miền xuôi, việc vẽ tay thường chỉ dùng để gia công các chi tiết nhỏ để
hoàn thiện bức tranh.
IV. Đặc trưng
1. Tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc
a. Phản ánh lịch sử oai hùng của dân tộc
Không giống như văn học có thể phản ánh lịch sử bằng hệ thống ngôn
từ. Trang dân gian chỉ gạn lọc và thể hiện những nội dung chính của sự kiện
hoặc những nét tiêu biểu của nhân vật mà khi nhìn vào đó, người xem có thể
nhận diện ngay được sự kiện, nhân vật lịch sử được nói đến là gì. Từ đó, tác
động trực tiếp vào thị giác của người thưởng thức giúp họ dễ dàng hình dung
đến diễn biến của sự kiện được nói đến.

Tranh dân gian cũng mang màu sắc chủ quan rõ nét khi nghiêng về miêu
tả, đề cập đến các chiến công hiển hách, làm nôi bật khí thế, sức mạnh dân tộc;
bỏ qua các vết nhơ hay những thất bại lịch sử. Các nhân vật được vẽ hầu như
đều có xuất thân nông dân, gần giũ với nhân dân. Điều đó vừa thể hiện tình yêu
dân tộc của người nghệ nhân vừa để thuận theo nguyện vọng, quy luật tâm lí
của người dân lao động.
Tranh dân gian chỉ chú trọng đến việc lột tả các chiến công chống xâm
lược thời phong kiến mà không hề đề cập đến công lao dựng nước, mở mang
văn hóa giống như văn học dân gian cụ thể là truyền thuyết.
Trên giấy điệp, trang sử hào hùng của dân tộc được thể hiện khá rõ nét,
tinh tế. Tranh Ngô Quyền đánh giặc và Trần Hưng Đạo. Bức tranh tái hiện sự
kiện Ngô Quyền và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong trận chiến
chống giặc ngoại xâm trên sông Bạch Đằng. Bố cục tranh có bố cục hai phần
khá gọn ghẽ với một bên là quân xâm lăng thế lực ào ào như sóng dữ; một bên
là quân đội của ta dưới sự chỉ đạo của người chủ soái vô cùng tài giỏi. Nhân vật
chính ấy được vẽ với kích thước lớn hơn đặt ở trung tâm bức tranh với sự chi
tiết hóa các đường nét, dáng đứng oai phong, tay chỉ thẳng vào quân thù toát lên
sự tự tin…Trong khi đó, quân giặc thì hoảng loạn, dong buồm tháo chạy... Bằng
4


cách đối lập giữa hai mảng tranh, nghệ nhân dân gian muốn ngợi ca các anh
hùng trong công cuộc bảo vệ đất nước.
Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ, tranh dân gian tiếp tục phản ánh
những chiến công oai hùng, các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước:
Tranh bắt giặc lái Mĩ, Hòa bình, Bình dân học vụ, Phụ nữ đảm đang…
b. Thể hiện khá rõ nét đời sống tín ngưỡng từ đó nôi bật lên lí tưởng,
ước mơ của nhân dân lao động trong cuộc sống.
Người Việt có đời sống tâm linh vô cùng phong phú, đặc biệt là tín
ngưỡng thờ thần Phật, những người có công với đất nước… Những bức tranh đề

tài này chủ yếu được dùng vào việc thờ cúng.
Tranh thờ Phật: tranh Phật Bà, Tranh Quan Thế Âm…
Tiếp sau hệ thống thờ Phật phải kể đến các tranh thờ Thần. Đối tượng của
đề tài vô cùng do chịu ảnh hưởng của quan niệm, phong tục tập quán riêng biệt
từ mỗi địa phương. Nhưng phô biến nhất phải kể đến Táo Quân của tranh Đông
Hồ), thờ các vị thần cõi tiên giới cai quả thiên nhiên, thời tiết, sinh tử: Thượng
Nguyên, Nam Tào, Ngũ Hổ, Tứ Linh… tranh Hàng Trống). Đáng chú ý trong đề
tài này xuất hiện tranh của các dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Thái…) như Thần
Nông – Địa Trạch, Ngọc Hoàng thượng đế, Thiên Phủ – Địa Phủ…)
Tiếp đến phải kể đến việc thờ những anh hùng dân tộc có công với đất nước
trong việc chống giặc ngoại xâm: Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo,
Quang Trung… Tuy nhiên, việc sử dụng, thờ cúng tranh lại mang tính chất gia
đình hoặc địa phương. Thông thường, người anh hùng ở địa phương nào thì
nhân dân ở địa phương đó sẽ thờ tranh tương ứng (dân Bắc Ninh, Sóc Sơn…thờ
Thánh Gióng, dân các làng nằm dọc sông Hát Môn thờ Hai Bà Trưng…)
Treo tranh Phật, Thần và các anh hùng dân tộc, nhân dân lao động mong
muốn gia đình được phù hộ luôn an lành, may mắn, làm ăn thuận buồm xuôi
gió, không gặp tai ương…
Cuối cùng là các loại tranh treo nhằm đáp ứng nguyện vọng mong ước của
gia chủ. Mong ước điều gì, gia chủ sẽ treo tranh thể hiện nội dung đó và tôn thờ
nó với tất cả lòng thành để mong nguyện vọng của mình trở thành hiện thực. Đề
tài này chia ra hai loại là tranh hình và tranh chữ.
+Tranh hình: Đàn gà, Đàn lợn, Đánh đu, Đấu vật…
+Tranh chữ: Nhân, Tâm, Phúc, Đức..
5


Đây là những bức tranh rất nôi tiếng và được nhiều người lựa chọn treo
trong nhà, đặc biệt vào đầu xuân năm mới để mong muốn những điều tốt đẹp
nhất sẽ đến với gia đình mình.

c. Phản ánh sinh động các phong tục tập quán, đời sống xã hội
Việt Nam (lễ hội, sinh hoạt, các mối quan hệ, tầng lớp xã hội…)
Đây là đề tài có số lượng lớn nhất trong dòng tranh dân gian Việt Nam.
Trong thế giới tranh truyền thống, mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là cuộc
sống thôn dã đều được thể hiện hết sức sinh động, chân thực.
Tranh lễ hội, sinh hoạt: Đánh đu, Kéo co, Chợ Tết…
Tranh về các mối quan hệ, các tầng lớp xã hội: Đánh ghen, Đám cưới
chuột…
2. Tính dị bản
Chính việc in ấn với số lượng lớn, tảu qua một thời gian dài đã khiên
tranh dân gian nảy sinh các dị bản. Các bản in sau có thể thay đôi về màu sắc,
đường nét, bố cục, chi tiết…
+ Dị bản trong một dòng tranh: màu sắc, bố cục…
+ Dị bản giữa các dòng tranh khác nhau: tranh Hàng Trống và Tranh
Đông Hồ (Lý ngư vọng nguyệt, Tố nữ, Ngũ hổ…)
3. Tính ứng dụng
Tranh dân gian có tính ứng dụng cao trong việc thờ cúng đặc biệt ở các
vùng dân tộc thiểu số.
Vì đời sống giáo dục còn lạc hậu nên các dân tộc thiểu số có đời sống tâm
linh rất sâu đậm. Các dân tộc Dao, Tày, Nùng… có kho tàng tranh dân gian đồ
sộ được dùng vào các lễ cúng giải hạn, ma chay, cầu mưa… diễn ra với tần suất
cao trong năm. Tranh thờ chủ yếu là tranh Đạo giáo thờ Tiên thánh được sử
dụng với vai trò và ý nghĩa vô cùng thiêng liêng như một vật báu, thể hiện tín
ngưỡng văn hóa, là sợi dây nối kết xon người với thế giới thần linh. Các bức có
giá trị nhất là: Ngọc Hoàng Thượng Đế, Cung nghinh thánh Đế, Vua Bếp…
Dưới đồng bằng, làng tranh làng Sình chuyên sản xuất, tranh phục vụ việc
cúng bái hàng năm…
6



Hiện nay, trước nhận thức ngày càng phát triển của con người đặc biệt là
sự phát triển của nghề làm hàng mã thì tính ứng dụng của tranh dân gian ngày
càng giảm. Tranh dân gian hiện nay, được sử dụng chủ yếu cho những người
thích chơi và sưu tầm những bức tranh.
Phần 2: Giới thiệu tranh dân gian Đông Hô
I.
Thời gian, địa điểm ra đời và phát triển
Làng tranh Đông Hồ (làng Hồ hay làng Mái) thuộc xã Song Hồ, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, bên cạnh bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ
(nay là cầu Hồ). Đây là một làng quê có nền nông nghiệp trù phú và truyền
thống văn hóa dân tộc đậm nét.
Đông Hồ tồn tại từ cuối thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX, trải qua
nhiều biến cố thăng trầm.
+ Thế kỉ XVII – XVIII chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề.
+ Những năm cuối thế kỉ XIX – hết thế kỉ XX, do ảnh hưởng của chiến
tranh, nghề sản xuất tranh bị gián đoạn (làng mạc bị giặc đốt phá, người dân li
tán, các bản khắc bị cháy rụi…)
+ Năm 1954: làng nghề được khôi phục bằng việc thành lập nhiều tô
chức hợp tác sản xuất tranh. Tranh Đông Hồ lần đầu tiên được xuất khẩu sang
các nước xã hội chủ nghĩa, được bạn bè thế giới biết đến.
+ Bước sang thế kỉ XXI, làng tranh phải đối mặt với sự cạnh tranh của vô
vàn các loại văn hóa ngoại lai. Trước sự thay đôi nhanh chóng của nhu cầu
người tiêu dùng, việc xuất khẩu gặp khó khăn, dân làng chuyển sang sản xuất
hàng mã, làng tranh Đông Hồ tồn tại yếu ớt, tưởng như rơi vào quên lãng.
Nhưng nhờ vào lòng tâm huyết với nghề của các nghệ nhân như: Nguyễn Đăng
Chế, Nguyễn Hữu Sam… mà dòng tranh đang dần hồi sinh và có bước phát
triển mới theo hướng hiện đại trên nền tảng dân tộc.
II.

Đề tài, nội dung


Đề tài và nội dung tranh Đông Hồ rất đa dạng, phong phú phản ánh rõ nét
cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi gắn liền với văn háo vùng đồng bằng Bắc
Bộ và thay đôi theo thời gian từ đó phản ánh chân thực sự thay đôi của xã hội
Việt Nam.
- Dựa vào đối tượng và mục đích sử dụng:
7


+Tranh thờ (tranh tâm linh): Thần tài, Tư vi – Trấn trạch, Táo Quân,
Phật Bà…
+Tranh lịch sử: Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Quang
Trung…
+Tranh chúc tụng: Vinh hoa – Phú Quý, Đại Cát, Nghinh xuân, Đàn gà,
Đàn lợn…
+Tranh truyện: Truyện Kiều, Thach Sanh, Tây Du Kí…
+Tranh sinh hoạt: Đánh đu, Chợ Tết, Chăn trâu thổi sáo…
+Tranh châm biếm, đả kích: Đánh ghen, Đám cưới chuột, Nhảy đầm…
III. Quy trình làm tranh
Xuyên suốt quá trình sản xuất một bức tranh Đông Hồ là rất tâm huyết,
sự kì công, cần cù và khéo léo của người nghệ nhân. Bằng cách đó, họ đã làm
cho dòng tranh của mình có sức sống lâu bền và tiếng vang xa.
a. Nguyên liệu
+ Giấy điệp: Thơ Hoàng Cầm đã từng nhắc đến đặc điểm rất riêng này
của làng tranh:
“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”.
Giấy điệp thực chất được làm từ giấy dó. Sau khi được vận chuyển
nguyên bản lớn từ các làng nghề nôi tiếng (làng Yên Thái, làng Bưởi – Hà Nội,
làng Đông Cảo, Phong Khê – Bắc Ninh…)

Giấy dó được cắt thành nhiều cỡ: 11 x 2 cm, 22 x 31 cm… Sau đó, dùng
chôi lá thông quét lên mặt giấy một hỗn hợp vỏ điệp biển (được lấy từ vùng của
sông Thái Bình, làng biển Quảng Ninh, đem về nghiền nát) và hồ (nấu từ bột
gạo tẻ, gạo nếp hay bột sắn). Chôi lá thông tạo nên trên mặt giấy những đường
gân nhỏ. Vỏ điệp cho màu trắng óng ánh rất đẹp mắt. Bề mặt thô nhám này
khiến tranh Đông Hồ càng trở nên gần gũi hơn với quần chúng lao động, góp
phần giúp người nghệ nhân lột tả được các đề tài dân dã vùng thôn quê.
+Màu sắc: dòng tranh Đông Hồ dùng màu từ thiên nhiên:gồm 5 màu cơ
bản: đen (than lá tre được ngâm kĩ trong chum vại vài tháng mới đem ra sử
dụng), xanh lam (rỉ đồng, lá chàm lấy từ vùng núi phía Bắc), vàng (hoa hòe), đỏ
(sỏi son, gỗ vang), trắng (vỏ điệp nghiền nát).
Khi sử dụng, màu được trộn với hồ nếp để khi in tranh sẽ cứng, hạn chế
rách nát.
8


b. Quy trình làm tranh
Tranh Đông Hồ được in hoàn toàn bằng tay với các bẳn khắc gỗ theo lối
khắc tách màu (mỗi bản là một màu riêng, bản đen in sau cùng), in chồng khớp
lên nhau. Nhờ thế mà tranh làm ra với số lượng lớn. Tuy nhiên vì in trên bản gỗ
nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước.
Khi in dập ván khắc màu nhạt trước, màu đậm sau, làm sao cho độ lệch
giữ mỗi bản in càng ít càng tốt. Sau khi in màu xong, in ván màu đen để hoàn
thành tất cả các chi tiết. Cuối cùng chỉnh sử bằng tay (gọi là đồ tranh). Công
việc đòi hỏi người làm phải kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ trong từng thao tác. Tranh
có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu ván in. Mỗi lần in xong một màu phải đem
phơi. Trong bình để hoàn thành một bức tranh cần 2 – 3 ngày.
IV.

Đặc trưng

1. Đường nét:

Hầu hết tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam đều rất chú trọng về đường nét.
Chính đường nét làm nên hình trong tranh, đường nét khoanh lấy các mảng màu
và giữ cho màu đằm trên giấy. Đường nét được xem là dáng, còn màu là men.
Đường nét ôn định thì từng mảng màu sẽ ôn định, toàn bộ hình ôn định tạo nên
sự hài hòa trong toàn cục.
Tranh được vẽ theo lối “đơn tuyến bình đồ” (đơn giản mà chắc gọn, gói
ghém được tất cả vào bên trong).
Đường nét không chỉ tạo ra dáng hình còn gợi ra cả tính cách và thể chất
của đối tượng. Trong tranh Hứng dừa đường cong của người trèo và người hứng
gợi sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống và niềm lạc quan. Tranh Đám cưới chuột ,
đường cong vắt véo của con chuột gợi sự nhút nhát, lo sợ.
Về cơ bản, tranh Đông Hồ đường nét không nhiều, hình to, nền thoáng,
dứt khoát … phù hợp với tâm lí, thị hiếu của người dân lao động. Khác với
đường nét mảnh mai, lại có vẻ bay bướm với những mảng màu tươi rói của
tranh Hàng Trống…
2. Bố cục
Tranh thường lấy hình để gợi ý, đi thẳng vào những yêu cầu của chủ đề.
Ở đây không gian, ánh sáng, con người đều được ước lệ hóa có nghiwxa là bố
cục theo phối cảnh ước lệ. Bố cục lối đó vừa đảm bảo tính cân đối và tính tỉ lệ
trong không gian do hình tạo được, vừa ít lệ thuộc vào khung hình của tờ tranh.
9


Đường nét và màu sắc phối hợp với nhau đã dựng nên hình, các nghệ nhân
bỏ qua quy luật viễn cận và sáng tối. Chỉ cách sắp xếp các hình trên một mặt
phẳng của tờ giấy đã tạo ra được những không gian có chiều sâu: trời, đất, nước
(lòng đất): Cá chép trông trăng, Thạch Sanh…
3. Màu sắc

Màu sắc trong tranh được đặt đúng chỗ trong các tương quan với các màu
xung quanh. Kết hợp với đường nét gợi tính chất của vật thể. Màu da thịt của
chàng trai trong tranh Đấu vật gợi sự nở nang, săn chắc… Cô gái trong tranh
Hứng dừa gợi sự nở nang, tràn đầy sức sống…
4. Thơ trên tranh
Tranh Đông Hồ thường dành một mảng để đề một câu thơ, một thơ, câu ca
dao, một vài chữ Hán, trích truyện thơ… được viết chủ yếu bằng chữa Hán hoặc
chữ Nôm với nhiều kiểu viết, nét viết khác nhau, có nét cứng, có nét duyên
dáng, có nét mạnh mẽ…
Trong tranh Vinh hoa – Phú quý đề chữ “vinh hoa”, “phú quý” được viết
bằng chữ Hán. Tranh Thô công thường đề chữ:
“Thổ công tương trợ
Trạch chủ bình an”
Trong tranh Hứng dừa có câu:
“Khen ai khéo dựng nên dừa
Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi”
Trong tranh Đánh ghen:
“Thôi thôi nuốt hận làm lành
Chi điều sinh sự nhục mình nhục ta”
V.

Giới thiệu một số bức tranh nổi tiếng của dòng tranh dân
gian Đông Hô
a. Tranh“Đại cát – Nghinh xuân”

10


Bức tranh chia làm hai phần: phần trên viết hai chữ “Đại cát” hay
“Nghinh xuân” có nghĩa là đón xuân tốt lành, phần dưới vẽ một con gà trống

đang chân co, chân duỗi, giương cánh vỗ, nét lông đuôi như múa, toàn thân như
reo hát chúc tụng.
Theo âm lịch, một năm có mười hai tháng, mỗi tháng tương ứng với một
con vật. Gà trống là con vật tương ứng với tháng giêng và ngày Mồng một đầu
tháng cũng là ngày của gà. Do đó, ngày Tết đầu năm nên dán tranh gà ở cửa để
cấm quỷ vừa có ý cầu may. Hình ảnh gà trống oai vệ hùng dũng biểu trưng cho
sự thịnh vượng, cùng năm đức tính tốt mà người nam giới cần có: văn, võ,
dũng, nhân , tín:
+ Cái mào đỏ của gà trống tựa như chiếc mũ cánh chuồn là “văn”
+ Chân gà có cựa sắc nhọn như kiếm , dùng để đấu chọi là “võ”
+ Thấy địch thủ, gà trống dũng cảm, bất khuất không sợ kể thù, đấu
chọi đến cùng là “dũng”.
+ Kiếm được mồi, cùng gọi nhau ăn là “nhân”.
+ Hàng ngày gà gáy canh không bao giờ sai, đánh thức mọi người dậy là
“tín”
Theo kinh nghiệm tín ngưỡng cô xưa, tiếng gà trống vang động xua tan
đêm tối khiến ma quỷ hải kinh sợ.
11


b. Tranh Đàn gà

Tranh Đàn gà ve gà mái mẹ với đàn con tượng trưng cho sự phúc đức, lắm
con nhiều cháu. Bức tranh còn tượng trưng cho tình mẫu tử, gà mẹ ấp ủ đàn
con, sẽ vì đàn con mà chống lại mọi nguy hiểm. Trên tranh, gà mái mẹ miệng
ngậm mồi, mười chú gà con bé dại ríu rít quanh gà mẹ. Mỗi chú gà con biểu
hiện một tư thế khác nhau: con tinh nghịch, nhảy lên lưng mẹ, con ngơ ngác sợ
sệt núp dưới bụng và đôi cánh xòe rộng che chở của mẹ, con đứng vặn minh rỉa
lông, con chạy tung tăng… và hầu như tất cả đàn gà con, chợt nghe tiếng gà mái
mẹ gọi, đều quay đầu nhìn về phía miếng mồi ngậm ở miệng gà mẹ. Trái lại gà

mái mẹ với tư thế vững vàng, bình tĩnh, trước sự tranh giành miếng mồi của đàn
con xô tới.


Chỉ riêng hình tượng con gà, với óc sáng tạo nghệ thuật, trí tưởng
phong phú, nghệ nhân tranh Đông Hồ đã tạo ra được nhiều bức tranh gà
độc đáo, mang nhiều nội dung khác nhau.

c. Tranh Đàn lợn
12


Bức tranh Đàn lợn, ta thấy trên sống lưng lợn mẹ có một mảng màu đỏ
da cam nằm liền trên màu tím là nền thân con lợn. Phân giới hai mảng màu rõ
rệt làm ta chú ý đặc biệt. Đó là tượng trưng cái “đai”. Theo kinh nghiệm thì ở
con lợn nào mà trên lưng có một mảng lông mọc nghiêng theo chiều khác, để ý
nhận xét thì thấy mảng lưng đó, dưới ánh sáng mặt trời hoặc đậm hơn hoặc nhạt
hơn màu xám toàn thể, thì con lợn đó là giống tốt, béo khỏe và mạnh ăn. Vì vậy,
dựa trên kinh nghiệm dân gian, những nghệ nhân đã tô đậm hoặc làm nhạt đi
màu của khoảng lông đó đối với toàn thể, tô đậm hẳn lên trên sống lưng lợn một
màu đỏ chói làm cho con mắt của chúng ta bắt buộc phải tiếp nhận ngay cái
biểu hiện lành mạnh đó của con lợn giống tốt.
Con lợn nào cũng thể hiện no căng, tròn trĩnh, kéo lê sát đất cái dáng
bụng bị của giống lợn phàm ăn chóng lớn. Đặc biệt lại thêm cái mõm rộng
ngoành đến mang tai như cái gầu dài, mà miệng gầu giai thì nhai hai gánh cám.
Cuối mõm lợn lại có hai nét cong vòng lại tựa những nét cười vui.
Trên mình béo tròn đầy đặn chắc nịch của lợn mẹ và lợn con còn vẽ hai
hình tròn tô bằng hai mảng màu xoắn ốc cuộn vào nhau, trông tựa như những
hình nhật – nguyệt, âm- dương tượng trưng về sự phát triển sinh sôi nảy nở của
vạn vật. Hai hình tròn trên mình con lợn, nghệ nhân có dụng ý tả hai cái “khoáy

lông” đóng bốn bên mình lợn. Nét vẽ theo chiều lông đóng thành “khoáy” được
biến pháp thành một hình thể có tính chất trang trí. Đồng thời làm vui cho người
xem bằng những mảng màu vàng, xanh hay đỏ, nôi trên nền tím của thân con
lợn nái mẹ và các con lợn con.
Những con lợn nào mà có ba quý tướng: lưng đai, bụng bị, bốn khoáy đóng
chuồng thì là giống lợn nái tốt: ăn nhiều, khỏe mạnh, mắn đẻ, tốt giống. Thể
hiện cho ước mong khỏe mạnh, sống lâu, sung túc, gia đình hòa thuận.
d. Tranh Vinh hoa – Phú quý
13


Tranh Vinh hoa (em bé ôm con gà trống) cạnh em bé vẽ thêm bông hoa
cúc tượng trưng cho người cao sĩ. Hình tượng gà trống thường đi đôi với hoa
cúc (kê- cúc) . Bức tranh biểu hiện cho ước mong có con trai khỏe đẹp, lớn lên
cược đời sẽ hiển vinh với đủ đức tính văn, võ dũng, trí, nhân tính. Đi đôi với
tranh vinh hoa là Phú quý (em bé gái ôm vịt) . Con vịt trong tranh là con vật
biểu hiện đức tính của nữ giới về sự hiền dịu, đông con. Hình tượng vịt đi đôi
với hoa sen (liên- áp). Hoa sen tượng trưng cho sự trong trắng, thanh cao của nữ
giới.

e. Tranh Đám cưới chuột
14


Đám cưới chuột là một trong những bức tranh có tính trào lộng cao. Nó
đưa người xem vào một đám cưới được tô chức trang trọng. Chuột anh đi trước
có người che lọng, kiệu nàng theo sau có người khiêng, kẻ rước. Không khí vui
tươi như tăng lên gấp bội khi có thêm dàn kèn. Nhưng để mọi việc được diễn ra
thuận lợi, những kẻ chủ chốt phải tìm cách hối lộ nào cá, nào gà. Trước mặt
mèo, chuột tỏ vẻ kính cẩn, sợ sệt. Mèo được cách điệu với đôi mắt dữ tợn, dáng

người to béo, nhíu đôi lông mày có vẻ không hài lòng với hành động của kẻ
dưới nhưng lại nhanh chóng đưa tay nhận lễ vật. Bằng việc nhân hóa thế giới
loài vật, các nghệ nhân dân gian đã đả kích thói tham lam ăn hối lộ của bọn
quan lại có quyền có thế.


Tranh Đông Hồ không chỉ phản ánh chân thực cuộc sống của quần
chúng lao động mà còn thể hiện nhiều giá trị tinh thần đáng quý, thể hiện
tinh hoa văn hóa của dân tộc. Do đó, tranh Đông Hồ xứng đáng được
công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×