Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kiểm soát nội bộ các khoản chi tại trường cao đẳng y tế ðặng thùy trâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.64 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ MỸ HÀ

KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI TẠI TRƢỜNG
CAO ĐẲNG Y TẾ ĐẶNG THÙY TRÂM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Mã số: 8.34.03.01

Đà Nẵng - 2019


Công trình đƣợc hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. HOÀNG TÙNG

Phản biện : TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI
Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN PHÚ GIANG

Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kế toán họp tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 24 tháng 8 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chi thƣờng xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện
các chức năng vốn có của đơn vị, bảo đảm cho đơn vị thực hiện đúng
các mục tiêu đã đề ra, góp phần cho đơn vị hoàn thành đƣợc sứ mệnh
của nó.
Kiểm tra, kiểm soát là một chức năng quan trọng của quản lý,
gắn liền với mọi hoạt động trong đơn vị, nó giúp cho hiệu quả sử
dụng các nguồn lực tài chính của đơn vị đƣợc nâng cao. Vì vậy việc
kiểm soát nội bộ các khoản chi hữu hiệu đóng vai trò quan trọng
trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính của
đơn vị, nó giúp các cấp lãnh đạo có thể biết đƣợc sự kém hiệu quả
của công việc xảy ra ở đâu và nguyên nhân của sự việc là gì. Qua đó
cũng xác nhận đƣợc trách nhiệm thuộc về bộ phận hay cá nhân nào.
Khi nguồn thu của đơn vị còn nhiều hạn chế thì việc kiểm soát
chặt chẽ các khoản chi nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn thu đúng
mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng. Nhận
thức đƣợc vị trí và tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề kiểm soát nội
bộ nói chung, kiểm soát nội bộ các khoản chi nói riêng, tôi chọn đề
tài “Kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Trƣờng Cao đẳng Y tế
Đặng Thùy Trâm” để nghiên cứu thực hiện luận văn thạc sĩ của
mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát, đánh giá thực trạng thực trạng kiểm soát nội bộ các
khoản chi tại đơn vị theo các thành phần của hệ thống kiểm soát nội
bộ, các quy trình thanh toán các khoản chi có tỷ trọng lớn và các rủi
ro có thể trong các quy trình đó.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm



2
soát nội bộ các khoản chi tại đơn vị phù hợp với bối cảnh hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Trƣờng Cao
đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu kiểm soát chu trình thanh toán và các chu trình chi
tiêu khác tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: sử dụng các tài liệu của
đơn vị cung cấp, tài liệu giáo trình, các báo, tạp chí chuyên ngành có
liên quan tới đề tài của nhiều tác giả để nghiên cứu và làm rõ những
lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ trong khu vực công và kiểm soát
nội bộ các khoản chi trong đơn vị sự nghiệp.
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tế: quan sát và thu thập thông
tin; sử dụng phƣơng pháp quy nạp từ kết quả quan sát để mô tả, phân
tích và đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Trƣờng
Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của luận văn đƣợc trình bày thành 3 chƣơng:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về kiểm soát nội bộ các
khoản chi
Chương 2. Thực trạng và đánh giá kiểm soát nội bộ các khoản
chi tại Trường Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ các
khoản chi tại Trường Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


3
Trên cơ sở nhận thức đƣợc vai trò cũng nhƣ tầm quan trọng
của hệ thống kiểm soát nội bộ, đến nay đã có không ít công trình
nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Một số đề tài tiêu biểu có thể
kể đến là:
- Bài viết “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm nâng
cao chất lƣợng báo cáo tài chính tại Khu vực công Việt Nam” của
PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh và Th.s Đoàn Thị Thảo Uyên (2018)
đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống kiểm soát
nội bộ chặt chẽ đến chất lƣợng báo cáo tài chính của các đơn vị trong
khu vực công, đồng thời đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện
hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Tăng cƣờng kiểm soát nội bộ các
khoản thu chi tại Trƣờng Đại học Xây dựng miền Trung” của tác giả
Nguyễn Thùy Linh (2016) đã khái quát cơ sở lý luận về kiểm soát
nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ trong khu vực công nói riêng,
từ đó làm rõ phần cơ sở lý luận của việc kiểm soát nội bộ các khoản
thu chi tại đơn vị sự nghiệp công. Tác giả đã nêu lên đƣợc thực trạng,
quy trình kiểm soát thu chi tại Trƣờng, cũng nhƣ đánh giá đƣợc ƣu,
khuyết điểm của việc kiểm soát nội bộ các khoản thu chi dựa trên các
thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, trên cơ sở đó đƣa ra các
biện pháp hoàn thiện theo các yếu tố trên.
- Luận văn thạc sĩ kế toán “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát tại
Trƣờng Trung cấp nghề Hòa Bình” của tác giả Đinh Thị Lệ Quyên
(2016) đã khái quát đƣợc quá trình hình thành và phát triển của hệ
thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực
công theo Tổ chức quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao

(INTOSAI). Luận văn đã đi sâu tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực
trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của Trƣờng Trung cấp nghề Hòa


4
Bình dựa trên các thành phần cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội
bộ, cũng nhƣ đánh giá các ƣu, nhƣợc điểm của nó theo các thành
phần trên; từ đó đƣa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ nhƣ hoàn thiện các quy trình thanh toán chứng từ
cho Nhà trƣờng, tổ chức công tác tiếp nhận thông tin từ học sinh,
sinh viên,...
- Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ tại Sở tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Đồng Nai” của tác giả Đỗ
Đức Thắng (2014) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ
và kiểm soát nội bộ tại khu vực công, dùng phƣơng pháp so sánh và
tổng hợp, nhằm khảo sát đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội
bộ tại Sở tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Đồng Nai, từ đó đề xuất một
số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị
nhƣ thiết lập lại các quy trình kiểm soát vẫn còn thiếu sót, đồng thời
thiết lập các quy trình kiểm soát mới phù hợp với yêu cầu quản lý
của đơn vị hơn;
- Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh “Tăng cƣờng kiểm
soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trƣờng Đại học Quảng Nam” của
tác giả Trần Thị Tài (2010) đã khái quát, phân tích cơ sở lý luận về
hệ thống kiểm soát nội bộ và đƣa ra đƣợc bản chất, đặc điểm của các
đơn vị sự nghiệp có thu. Luận văn đã nêu ra đƣợc thực trạng về kiểm
soát nội bộ đối với thu, chi ngân sách tại Trƣờng Đại học Quảng
Nam: nêu đƣợc các thủ tục kiểm soát nội bộ về các khoản thu, chi
ngân sách, cũng nhƣ quy trình và nội dung kiểm soát của chúng.
Luận văn cũng đã đƣa ra những ƣu điểm, hạn chế của hệ thống kiểm

soát nội bộ tại trƣờng, từ đó đƣa ra những giải pháp hoàn thiện các
thủ tục kiểm soát cho công tác thu, chi ngân sách nhƣ hoàn thiện các
quy trình kiểm soát còn hạn chế, bổ sung các thủ tục kiểm soát còn


5
thiếu. Luận văn có tính ứng dụng cao trong thực tế hoạt động đối với
đơn vị.
Còn nhiều nghiên cứu khác nữa về chủ đề kiểm soát nội bộ tại
các đơn vị sự nghiệp công. Các công trình nghiên cứu này cũng hệ
thống hóa những nội dung cơ bản của kiểm soát nội bộ trong khu vực
công, gắn với các trƣờng hợp nghiên cứu điển hình khác nhau và
phần nào đƣa ra các giải pháp nhằm khắc phục và hoàn thiện những
hạn chế của việc kiểm soát nội bộ trong những đơn vị nghiên cứu đó.
Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả thì chƣa có nghiên cứu nào về
kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Đặng Thùy
Trâm. Do vậy, việc nghiên cứu về kiểm soát nội bộ các khoản chi tại
Trƣờng Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm đƣợc cho là cần thiết cả về
lý luận và thực tiễn.


6
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC ĐƠN VỊ
THUỘC KHU VỰC CÔNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KHU
VỰC CÔNG
1.1.1. Kiểm soát nội bộ trong khu vực công
Tài liệu hƣớng dẫn của INTOSAI (2004) cho rằng: “Kiểm soát
nội bộ là một quá trình chi phối bởi nhà quản lý và các nhân viên

trong đơn vị, nó đƣợc thiết lập để đối phó với các rủi ro và cung cấp
một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt đƣợc các mục tiêu chung của tổ
chức.”
Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị sự
nghiệp công.
a. Môi trường kiểm soát
Môi trƣờng kiểm soát là tập hợp các chuẩn mực, các quy trình
và các cấu trúc thiết lập cơ sở cho sự vận hành của kiểm soát nội bộ
trong tổ chức. Nó là nền tảng cho tất cả các yếu tố khác trong hệ
thống kiểm soát nội bộ, tạo nên kỷ cƣơng, đạo đức và cơ cấu hoàn
thiện cho tổ chức.
b. Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là việc nhận diện, phân tích các rủi ro có thể
xảy ra trong hoạt động của đơn vị và ảnh hƣởng của chúng đến việc
thực hiện các mục tiêu, từ đó phát triển các biện pháp đối phó phù
hợp đối với chúng.
c. Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát đƣợc thực hiện ở mọi bộ phận, mọi cấp
độ tổ chức cũng nhƣ tất cả các giai đoạn của các hoạt động trong đơn
vị. Hoạt động kiểm soát bao gồm các chính sách và thủ tục kiểm soát


7
nhằm đối phó rủi ro, đảm bảo việc đạt đƣợc các mục tiêu của đơn vị.
d. Thông tin và trao đổi thông tin
Thông tin và trao đổi thông tin là điều kiện không thể thiếu
cho việc thiết lập, duy trì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn
vị. Thông tin là đầu vào cần thiết để tổ chức thực hiện các trách
nhiệm kiểm soát hƣớng đến việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
e. Hoạt động giám sát

Hoạt động giám sát bao gồm các đánh giá thƣờng xuyên, đánh
giá chuyên biệt hoặc sự kết hợp của cả hai hình thức đƣợc thực hiện
để xem xét các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ có đang
hiện diện và đang vận hành hay không.
1.1.2. Các mục tiêu, ý nghĩa và nhiệm vụ của kiểm soát nội
bộ trong khu vực công
a. Mục tiêu:
b. Ý nghĩa:
c. Nhiệm vụ:
1.2. KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI TẠI ĐƠN
VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.2.1. Phân loại các khoản chi tại đơn vị hành chính sự
nghiệp
Tại đơn vị hành chính sự nghiệp, các khoản chi đƣợc chia
thành hai loại là chi thƣờng xuyên và chi không thƣờng xuyên.
a. Chi thường xuyên
Là các khoản chi để duy trì hoạt động thƣờng xuyên của đơn
vị, gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thƣờng xuyên của đơn
vị.
b. Chi nhiệm vụ không thường xuyên
Bao gồm các khoản chi nhƣ: Chi đầu tƣ phát triển, chi để thực


8
hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chi thực hiện chƣơng
trình đào tạo bồi dƣỡng cán bộ viên chức, chi thực hiện chƣơng trình
mục tiêu quốc gia, chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nƣớc đặt hàng
theo giá hoặc khung giá do Nhà nƣớc quy định, các khoản chi khác
theo quy định.
1.2.2. Nguyên tắc và biện pháp kiểm soát các khoản chi tại

các đơn vị hành chính sự nghiệp
a. Các nguyên tắc kiểm soát các khoản chi
- Quản lý các khoản chi theo dự toán
- Tiết kiệm, hiệu quả
- Chứng từ đầy đủ, hợp lệ
b. Các biện pháp kiểm soát nội bộ các khoản chi
- Kiểm soát theo dự toán kinh phí
- Kiểm soát theo tiêu chuẩn, định mức
- Kiểm soát theo hợp đồng kinh tế đấu thầu, khoán chi
1.2.3. Các thủ tục kiểm soát nội bộ các khoản chi
a. Thủ tục kiểm soát các khoản chi thường xuyên
- Ban hành các văn bản quy định cụ thể về các thủ tục ủy
quyền
- Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với đặc điểm đơn vị.
- Luân chuyển nhân viên định kỳ
- Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm
- Kiểm tra, đối chiếu
- Soát xét, rà soát
- Giám sát
- Các thủ tục kiểm soát kiểm soát vật chất
b. Thủ tục kiểm soát các khoản chi nhiệm vụ không thường
xuyên


9
- Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm
- Kiểm tra, đối chiếu
- Soát xét, rà soát
- Thành lập ban chuyên trách thực hiện kiểm soát chi nhiệm vụ
không thƣờng xuyên hoặc hợp đồng với ban quản lý dự án nhằm

giám sát tiến độ thực hiện của các dự án, công trình, đảm bảo hoàn
thành đúng hạn theo quy định.
- Các thủ tục bảo vệ tài sản
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận cơ bản về
kiểm soát nội bộ trong khu vực công cũng nhƣ làm rõ vai trò, nội
dung, nguyên tắc, quan điểm về kiểm soát nội bộ các khoản chi tại
các đơn vị hành chính sự nghiệp, từ đó tạo cơ sở cho việc nghiên cứu
thực trạng kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Trƣờng Cao đẳng Y tế
Đặng Thùy Trâm. Qua đó có thể đƣa ra đƣợc các giải pháp giúp việc
kiểm soát nội bộ các khoản chi hữu hiệu nhằm ngăn ngừa rủi ro,
giảm thiểu, phòng tránh thất thoát tài sản và đảm bảo thực hiện đúng
theo chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.
Việc kiểm soát nội bộ các khoản chi ở các tổ chức về cơ bản
có những điểm chung nhƣng khi triển khai cần nghiên cứu những đặc
điểm khác nhau của đơn vị cụ thể để vận dụng triển khai phù hợp.
Nội dung chƣơng này đƣợc coi là khung lý thuyết quan trọng để qua
đó đánh giá xem việc kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Trƣờng Cao
đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm có hữu hiệu hay không.


10
CHƢƠNG 2
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI TẠI TRƢỜNG CAO
ĐẲNG Y TẾ ĐẶNG THÙY TRÂM
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐẶNG
THÙY TRÂM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Sứ mệnh và mục tiêu phát triển
a. Sứ mệnh

b. Mục tiêu phát triển
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Trƣờng
a. Chức năng
b. Nhiệm vụ
2.1.4. Tổ chức bộ máy của nhà trƣờng
HỘI ĐỒNG TRƢỜNG

ĐẢNG ỦY

LÃNH ĐẠO
CÔNG ĐOÀN

ĐOÀN THANH NIÊN

PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH
CHÍNH

KHOA ĐIỀU DƢỠNG KỸ
THUẬT Y HỌC

PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

KHOA DƢỢC

PHÒNG KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH

KHOA Y
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

PHÒNG CTCC - HSSV


Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Trường Cao đẳng Y tế Đặng
Thùy Trâm
2.1.5. Cơ cấu các khoản chi của Nhà trƣờng
a. Chi thường xuyên


11
Bảng 2.1. Cơ cấu các khoản chi thường xuyên tại Trường Cao đẳng
Y tế Đặng Thùy Trâm qua các năm 2016 - 2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1. Chi tiền lƣơng, tiền công và các
khoản tính theo lƣơng
2. Chi tiền giờ giảng
3. Chi mua sắm vật tƣ, hàng hóa
4. Chi thu nhập tăng thêm
5. Học bổng cho HSSV
6. Cấp bù học phí
7. Thanh toán dịch vụ công cộng
8. Thông tin, tuyên truyền, liên lạc
9. Công tác phí
10. Trích lập các quỹ
11. Chi khác
Tổng cộng

2016
2017
2018

Tỷ trọng
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Số tiền
Số tiền
Số tiền
(%)
(%)
(%)
5.166

52%

5.528

55%

5.804

53%

988
1.426
601
276
412
153
132
92
422

219
9.887

10%
14%
6%
3%
4%
2%
1%
1%
4%
2%

1.165
933
740
280
347
161
136
96
506
247
10.139

11%
9%
7%
3%

3%
2%
1%
1%
5%
2%

795
1.205
900
305
400
185
150
293
557
296
10.890

7%
11%
8%
3%
4%
2%
1%
3%
5%
3%


(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính)
Dựa theo bảng 2.1 có thể thấy đƣợc cơ cấu các khoản chi
thƣờng xuyên tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm nhƣ sau:
- Chi tiền lƣơng, tiền công và các khoản theo lƣơng.
- Tiền giờ giảng.
- Chi mua sắm vật tƣ, hàng hóa.
- Chi khen thƣởng, học bổng.
- Chi cấp bù học phí cho học sinh, sinh viên.
- Thanh toán các dịch vụ công cộng.
- Chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc.
- Chi tiền công tác phí.
- Chi trích lập các quỹ.
- Chi phí bằng tiền khác.
b. Chi không thường xuyên


12
Bảng 2.2. Cơ cấu các khoản chi nhiệm vụ không thường xuyên tại
Trường Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm qua các năm 2016 - 2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1. Mua sắm
2. Xây dựng, sửa chữa
3. Nghiên cứu khoa học
4. Chi đào tạo bồi dƣỡng cán bộ
Tổng cộng

2016
2017

2018
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Số tiền
Số tiền
Số tiền
(%)
(%)
(%)
2.894 83,7%
0
0
4.282 29,9%
396 11,5%
264 63,5%
9.964 69,5%
59
1,7%
75 18,0%
57
0,4%
108
3,1%
77 18,5%
30
0,2%
3.457
416
14.333


(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính)
Dựa theo bảng 2.2 có thể thấy đƣợc cơ cấu các khoản chi
nhiệm vụ không thƣờng xuyên tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Đặng Thùy
Trâm nhƣ sau:
- Chi mua sắm.
- Chi xây dựng, sửa chữa
- Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học
- Chi thực hiện các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng CBVC.
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI
TẠI TRƢỜNG
2.2.1. Khái quát việc kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Trƣờng
a. Môi trường kiểm soát
b. Đánh giá rủi ro
c. Hoạt động kiểm soát
d. Thông tin và trao đổi thông tin
e. Hoạt động giám sát
2.2.2. Kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Trƣờng
a. Kiểm soát nội bộ chi thường xuyên
Dựa vào bảng 2.1 có thể thấy đƣợc các khoản chi thƣờng
xuyên có tỷ trọng lớn tại Trƣờng gồm các khoản chi sau: chi tiền


13
lƣơng và các khoản theo lƣơng chiếm tỷ trọng bình quân là 53%, chi
tiền mua sắm vật tƣ, hàng hóa phục vụ giảng dạy và công tác chuyên
môn chiếm tỷ trọng bình quân là 10%, chi tiền giờ giảng chiếm tỷ
trọng bình quân là 11% và chi thu nhập tăng thêm chiếm tỷ trọng
bình quân là 7%.
Quy trình kiểm soát chi các khoản tiền lƣơng, tiền công và

các khoản tính theo lƣơng:
Chấm
công

Kiểm tra,
rà soát

Bảng
lƣơng

Chứng từ
chi tiền

Hình 2.3. Quy trình kiểm soát chi các khoản tiền lương, tiền công
và các khoản tính theo lương
Nội dung quy trình: Kiểm tra, rà soát thanh toán tiền lƣơng,
tiền công cho VC, NLĐ trong đơn vị, không để xảy ra các sai phạm
nhƣ: chi không đúng theo chế độ mà VC, NLĐ đƣợc hƣởng, chấm
công không đúng thực tế.
Cơ chế kiểm soát trong quy trình.
Ƣu điểm của quy trình.
Hạn chế của quy trình.
Các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình.
Quy trình kiểm soát chi thanh toán giờ giảng:
Tổng hợp giờ
thanh toán

Kiểm tra,
rà soát


Tổng hợp Bảng
thanh toán giờ giảng

Chứng từ chi
tiền

Hình 2.4. Quy trình kiểm soát chi thanh toán giờ giảng
Nội dung quy trình: Kiểm tra, rà soát việc thanh toán tiền giờ
giảng cho viên chức, ngƣời lao động trong đơn vị, không để xảy ra
các sai phạm nhƣ: chi không đúng theo thực tế giảng dạy, chi không
đúng theo chế độ mà nhà giáo đƣợc hƣởng.
Cơ chế kiểm soát trong quy trình.


14
Ƣu điểm của quy trình.
Hạn chế của quy trình.
Các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình.
Quy trình kiểm soát chi mua sắm vật tƣ, dụng cụ phục vụ công
tác của Nhà trƣờng:
Dự trù
mua sắm

Đề nghị
mua sắm

Tổ chức
mua sắm

Kiểm kê và giao

hàng cho đơn vị

Hóa đơn,
chứng từ

Chứng từ
thanh toán

Hình 2.5. Quy trình kiểm soát chi mua sắm vật tư, dụng cụ phục
vụ công tác của Nhà trường
Nội dung quy trình: Kiểm tra, rà soát việc thanh toán mua sắm
vật tƣ, dụng cụ phục vụ giảng dạy và công tác chuyên môn không để
xảy ra các sai phạm nhƣ: mua sắm vƣợt quá kế hoạch gây dƣ thừa,
lãng phí, chi tiền không đúng theo thực tế mua sắm.
Cơ chế kiểm soát trong quy trình.
Ƣu điểm của quy trình.
Hạn chế của quy trình.
Các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình.
- Quy trình kiểm soát chi bổ sung thu nhập:
Bình bầu
thi đua

Kiểm tra, xét chi
bổ sung thu nhập

Danh sách chi
bổ sung thu nhập

Chứng từ
thanh toán


Hình 2.6. Quy trình kiểm soát chi bổ sung thu nhập
Nội dung quy trình: Kiểm tra, rà soát việc chi thu nhập tăng
thêm cho viên chức, ngƣời lao động trong đơn vị, không để xảy ra
các sai phạm nhƣ: chi sai chế độ hoặc chi sai đối tƣợng.
Cơ chế kiểm soát trong quy trình.


15
Ƣu điểm của quy trình.
Hạn chế của quy trình.
Các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình.
b. Kiểm soát nội bộ chi nhiệm vụ không thường xuyên
Dựa theo bảng 2.2 có thể nhận thấy đƣợc các khoản chi chiếm
tỷ trọng lớn trong chi nhiệm vụ không thƣờng xuyên là chi mua sắm
chiếm tỷ trọng bình quân là 39,4% và chi xây dựng, sửa chữa chiếm
tỷ trọng bình quân là 58,4%.
Quy trình kiểm soát chi mua sắm:
Dự toán,
kế hoạch

Phê
duyệt

Đấu thầu và
thực hiện

Nghiệm thu
và bàn giao
cho đơn vị


Hóa đơn,
chứng từ

Chứng từ
thanh toán

Hình 2.7. Quy trình kiểm soát chi mua sắm
Nội dung quy trình: kiểm soát các khoản chi mua sắm trích
từ nguồn nhiệm vụ không thƣờng xuyên, tránh xảy ra sai sót nhƣ chi
sai quy định hoặc vƣợt quá dự toán đƣợc giao.
Cơ chế kiểm soát trong quy trình.
Ƣu điểm của quy trình.
Hạn chế của quy trình.
Các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình.
- Quy trình kiểm soát chi xây dựng, sửa chữa:
Dự toán,
kế hoạch

Phê duyệt

Đấu thầu và
thực hiện

Nghiệm thu
và bàn giao
cho đơn vị

Hóa đơn,
chứng từ


Chứng từ
thanh toán

Hình 2.8. Quy trình kiểm soát chi xây dựng, sửa chữa
Nội dung quy trình: kiểm soát các khoản chi đầu tƣ xây dựng


16
và sửa chữa trích từ nguồn nhiệm vụ không thƣờng xuyên, tránh xảy
ra sai sót nhƣ chi sai quy định hoặc vƣợt quá dự toán đƣợc giao.
Cơ chế kiểm soát trong quy trình.
Ƣu điểm của quy trình.
Hạn chế của quy trình.
Các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình.
2.2.3. Những vấn đề còn tồn tại trong kiểm soát nội bộ các
khoản chi
a. Những hạn chế của kiểm soát nội bộ các khoản chi
b. Nguyên nhân của hạn chế kiểm soát nội bộ các khoản chi
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chƣơng này, tác giả đã khái quát về Trƣờng Cao đẳng Y
tế Đặng Thùy Trâm, giới thiệu đƣợc bộ máy tổ chức, cơ cấu các
khoản chi cũng nhƣ thực trạng kiểm soát kiểm soát nội bộ các khoản
chi tại đơn vị, nhận thấy đƣợc hạn chế và nguyên nhân của nó. Từ đó
có thể đƣa ra đƣợc các định hƣớng, giải pháp để hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm ở
chƣơng 3.


17

CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ
CÁC KHOẢN CHI TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
ĐẶNG THÙY TRÂM
3.1. GIẢI PHÁP CHUNG
3.1.1. Môi trƣờng kiểm soát
- Bồi dƣỡng chuyên môn về tài chính cơ bản cho các đối tƣợng
nhƣ Lãnh đạo Nhà trƣờng, các cán bộ chủ chốt, cán bộ thanh tra,…
- Tổ chức các đợt học tập triển khai văn bản, quy định mới.
- Kiện toàn và phát huy vai trò lãnh đạo, giám sát của tổ chức
Đảng, đoàn thể đối với các hoạt động của đơn vị.
- Tăng cƣờng công tác công khai tài chính.
- Hoàn thiện hệ thống các quy chế chi tiêu nội bộ, các quy
trình, biểu mẫu,… trong nhà trƣờng.
3.1.2. Đánh giá rủi ro
- Xây dựng lực lƣợng cán bộ nòng cốt để đánh giá về rủi ro
cho Lãnh đạo Nhà trƣờng.
- Chú trọng nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng các nguồn
lực, tăng cƣờng cơ sở vật chất, tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập,
ổn định đời sống ngƣời lao động.
- Phải thực hiện rà soát lại cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức và
công tác quản lý điều hành ở mọi mặt trong nhà trƣờng
3.1.3. Hoạt động kiểm soát
- Công việc và trách nhiệm cần đƣợc phân chia cho nhiều
ngƣời trong một bộ phận hay cho nhiều bộ phận trong đơn vị để
không một cá nhân hay một bộ phận nào đƣợc thực hiện hoàn toàn từ
đầu đến cuối, từ đó mà tránh đƣợc việc xảy ra gian lận, sai sót.
- Lãnh đạo đơn vị nên phân công nhiệm vụ qua từng cấp quản



18
lý và không nên trực tiếp quyết định các nghiệp vụ trong đơn vị
- Đơn vị phải quy định sự bất kiêm nhiệm thích hợp về nhiệm
vụ và trách nhiệm của từng vị trí công tác.
3.1.4. Thông tin và trao đổi thông tin
- Trang bị phần mềm quản lý phù hợp với nhu cầu sử dụng của
đơn vị.
- Phân công nhiệm vụ phụ trách mảng thông tin truyền thông
trong cho cá nhân, tổ chức cụ thể.
­ Nâng cao năng lực thu thập xử lý thông tin và truyền thông
của viên chức, ngƣời lao động.
- Tập huấn và phổ biến ứng dụng các tiện ích của mạng
internet cho tất cả mọi ngƣời và ứng dụng làm phƣơng tiện thu thập
thông tin và truyền thông giữa các cá nhân, bộ phận.
3.1.5. Hoạt động giám sát
- Thành lập Ban giám sát chuyên biệt thay vì Ban thanh tra
nhân dân kiêm nhiệm nhƣ hiện nay để chuyên môn hóa việc kiểm
tra, giám sát.
- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tại đơn vị một cách
toàn diện, thƣờng xuyên để góp phần làm giảm rủi ro.
- Thực hiện việc lấy ý kiến đóng góp từ bên ngoài để hoàn
thiện và nâng cao năng lực của đơn vị.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI
THƢỜNG XUYÊN
3.2.1. Quy trình kiểm soát chi các khoản tiền lƣơng, tiền
công và các khoản tính theo lƣơng
- Cụ thể hóa quy trình chi tiền lƣơng, các khoản tính theo
lƣơng bằng văn bản hƣớng dẫn cụ thể và cập nhật vào quy trình tác
nghiệp của Nhà trƣờng.



19
- Tăng cƣờng công tác kiểm soát ngày giờ công.
- Cuối mỗi tháng, phòng TC-HC và KH-TC thực hiện kiểm tra
đối chiếu số liệu về số lao động trong đơn vị.
3.2.2. Quy trình kiểm soát chi thanh toán giờ giảng, giờ
quản lý
- Cử nhân viên chuyên trách để kiểm tra, giám sát việc thực
hiện giờ giảng.
- Hằng tháng, phòng QLĐT kết hợp với phòng KH-TC và Ban
thanh toán giờ giảng tiến hành kiểm tra, đối chiếu số giờ giảng dạy.
- Tổ chức tiếp nhận thông tin từ học sinh, sinh viên để kịp thời
nhận phản ánh về các trƣờng hợp sai phạm.
3.2.3. Quy trình kiểm soát chi mua sắm vật tƣ, dụng cụ
phục vụ phục vụ công tác của Nhà trƣờng
- Xây dựng định mức chi cho văn phòng phẩm, vật tƣ phục vụ
công tác hành chính và chi phí để đào tạo cho một sinh viên.
- Bổ sung lại quy trình nhƣ sau:
Dự trù
mua sắm

Kiểm tra,
rà soát
Đề nghị
mua sắm
Tổ chức
mua sắm

Kiểm kê và giao
hàng cho đơn vị


Hóa đơn,
chứng từ

Chứng từ
thanh toán

Hình 3.1. Quy trình kiểm soát chi mua sắm vật tư, dụng cụ phục
vụ phục vụ công tác của Nhà trường (đã bổ sung)
- Định kỳ luân chuyển nhân sự.
- Quy định cụ thể mức xử phạt đối với các sai phạm.
3.2.4. Quy trình kiểm soát chi bổ sung thu nhập


20
- Cụ thể hóa quy trình kiểm soát chi bổ sung thu bằng văn bản
hƣớng dẫn cụ thể.
- Tăng cƣờng công tác thông tin truyền thông giữa các cá
nhân, bộ phận, sử dụng các bảng biểu chuyển giao thông tin.
- Cuối năm, phòng TC-HC và KH-TC thực hiện kiểm tra đối
chiếu số liệu về số lao động trong đơn vị.
- Đơn vị cần thực hiện đúng theo quy định của Nghị định
16/2015/NĐ-CP về việc thực hiện chi bổ sung thu nhập.
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI
NHIỆM VỤ KHÔNG THƢỜNG XUYÊN
3.3.1. Quy trình kiểm soát chi mua sắm
- Đơn vị cần quan tâm đến việc xây dựng dự toán thực hiện.
- Các bộ phận tham gia vào quy trình cần thực hiện đúng theo
các bƣớc trong quy trình, tránh việc làm trƣớc báo sau để không xảy
ra sai sót.

- Cần bổ sung lại quy trình nhƣ sau:
Dự toán,
kế hoạch

Xác định và
đánh giá
Phê duyệt
Đấu thầu và
thực hiện

Nghiệm thu
và bàn giao
cho đơn vị

Hóa đơn,
chứng từ

Chứng từ
thanh toán

Hình 3.2. Quy trình kiểm soát chi xây dựng, sửa chữa (đã bổ sung)
- Nâng cao năng lực kỹ thuật, khả năng am hiểu về các loại
máy móc thiết bị chuyên dụng của nhà trƣờng cho nhân viên.
- Quy định các biện pháp xử lý cụ thể khi xảy ra sai phạm.
- Quy định rõ ràng trách nhiệm bảo quản tài sản của từng bộ
phận, từng khoa, cá nhân.


21
- Thành lập các Ban thanh toán chuyên biệt cho nhiệm vụ

thanh, quyết toán cho việc đầu tƣ, phát triển đơn vị.
3.3.2. Quy trình kiểm soát chi xây dựng, sửa chữa
- Phòng Tổ chức - Hành chính kiểm tra cơ sở vật chất thƣờng
xuyên và theo dõi thời gian khai thác sử dụng để kịp thời phát hiện
nhu cầu cần mua sắm hoặc duy tu, bảo dƣỡng.
- Quy trình kiểm soát chi xây dựng, sửa chữa, cần chú trọng
đến các thủ tục kiểm soát trong giai đoạn thực hiện xây dựng cũng
nhƣ các thủ tục kiểm soát giai đoạn trƣớc khi xây dựng.
- Nâng cao vai trò và năng lực của cán bộ kế toán trong việc
kiểm soát chi xây dựng, sửa chữa.
- Cần quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch thực hiện để lập
dự toán sát với thực tế thực hiện giúp chi đúng, chi đủ các khoản
trong dự toán.
3.4. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ
3.4.1. Đối với Nhà nƣớc
- Cần tổ chức các hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm về kiểm
soát nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp công.
- Cần xây dựng các chính sách hỗ trợ cho việc lập kế hoạch
cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các
đơn vị hành chính sự nghiệp công.
- Cần đƣa ra các tiêu chuẩn về việc thực hiện kiểm soát nội bộ
các khoản chi tại đơn vị sự nghiệp công.
3.4.2. Đối với Nhà trƣờng
- Cần cụ thể hóa việc kiểm soát nội bộ các khoản chi bằng văn
bản cụ thể.
- Ban giám hiệu nhà trƣờng cần quan tâm tìm hiểu để thấy
đƣợc lợi ích của việc kiểm soát nội bộ các khoản chi hữu hiệu thông


22

qua những hành động, thái độ của mình.
- Tổ chức phổ biến các quy trình kiểm soát cũng nhƣ các quy
định về kiểm soát nội bộ các khoản chi tại đơn vị cho toàn thể viên
chức, ngƣời lao động trong Nhà trƣờng.
- Quy định rõ ràng về trình tự kiểm tra, đối chiếu các nghiệp
vụ xảy ra để tránh sai sót.
- Nhà trƣờng cần thành lập một ban kiểm sát để thực hiện
giám sát việc chi tiêu trong đơn vị, tránh việc xảy ra gian lận, sai sót.
- Nhà trƣờng cần tập trung đầu tƣ thiết bị kỹ thuật phục vụ
công tác kiểm soát, trang bị phần mềm, hệ thống máy tính giúp việc
thực hiện, quản lý và theo dõi công việc đƣợc tốt hơn.
3.4.3. Đối với viên chức, ngƣời lao động trong đơn vị
- Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về việc phổ biến các quy
định kiểm soát tại đơn vị cũng nhƣ tích cực tìm hiểu, nghiên cứu
thêm các quy trình tác nghiệp cũng nhƣ quy chế của đơn vị để tránh
xảy ra sai sót.
- Cần không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn để thực
hiện công việc đƣợc tốt hơn cũng nhƣ rèn luyện đạo đức phù hợp với
công việc.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Ở chƣơng này tác giả đã đƣa ra các giải pháp nhằm giúp cho
việc kiểm soát nội bộ các khoản chi của Trƣờng Cao đẳng Y tế Đặng
Thùy Trâm hữu hiệu hơn trong giai đoạn tự chủ về tài chính hiện
nay.
Tác giả đã trình bày các giải pháp để hoàn thiện việc kiểm soát
nội bộ các khoản chi tại nhà trƣờng dựa trên thực trạng đã trình bày ở
chƣơng 2. Các giải pháp đƣợc xây dựng dựa trên các yếu tố của hệ
thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện các quy trình thanh toán và các



23
giải pháp hỗ trợ từ phía các cơ quan Nhà nƣớc, Nhà trƣờng cũng nhƣ
viên chức, ngƣời lao động trong đơn vị.
Trƣờng Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm thời gian qua đã có
những bƣớc đầu trong việc hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản
chi. Do đó cũng còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những hạn chế đó,
trong chƣơng này tác giả đã đƣa ra các giải pháp hoàn thiện kiểm
soát nội bộ các khoản chi đƣợc xây dựng dựa theo việc tuân thủ các
quy định của Nhà nƣớc và đảm bảo sự cân đối giữa lợi ích và chi phí
cũng nhƣ tính khả thi, phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động của
trƣờng Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm.
Những nhận định của tác giả có thể không khái quát hết thực
trạng của đơn vị nhƣng qua đó, tác giả mong muốn có thể góp một
phần hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi, giúp lãnh đạo nhà
trƣờng quản lý nguồn lực tốt hơn.


×