1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Văn là người, văn học là nhân học, dạy văn thật lắm công phu; hay những
người dạy văn được mệnh danh là “phu chữ”. Vất vả thế đấy, nhưng học trò thời
nay có thấu cảm được cho thầy đâu. Hiện tượng ngại học văn, sợ học văn, lười học
văn của học trò bây giờ là khá phổ biến; lý do thì nhiều nhưng có thể gom thành 2 ý
chính: một là, do nhu cầu việc làm của xã hội ít chuộng văn chương chữ nghĩa; hai
là, bây giờ là thời đại của công nghệ thông tin nên học sinh thích xem hơn thích
đọc, thích tư duy tính toán hơn là thích diễn đạt bằng ngôn từ dài dòng. Hai nhẽ đó
mà thầy cô cho dù có tâm huyết đến đâu, có muốn truyền cảm hứng về lòng say mê
văn chương cho học sinh đến đâu cũng thật là nan giải. Nhưng cũng thật mừng là
trong những năm vừa qua trên các kênh thông tin đại chúng ta vẫn thấy có những
học sinh đạt điểm mười tuyệt đối cho môn Ngữ văn và thông qua cuộc thi viết thư
quốc tế UPU, những bài đạt giải ta vẫn thấy chất văn trong các em là vô tận. Từ đó
mới thấy được ta chưa biết khai thác hết các tố chất vi diệu trong lòng các em mà
thôi.
Cùng với dòng trăn trở trên, với đề tài sáng kiến nhỏ hẹp của mình là: Giúp
học sinh lớp 9 (bậc THCS) làm tốt bài văn nghị luận xã hội. Nếu học sinh làm bài
có chất lượng thì đó cũng là thành công nho nhỏ của mình góp phần lấy lại “chỗ
đứng” cho môn Ngữ văn mà bấy lâu nay các thầy cô của bộ môn này đang bị phụ
huynh và học sinh “ghẻ lạnh”.
Kiểu bài văn nghị luận xã hội của bậc học THCS đang là vấn đề được quan
tâm của giáo viên môn Ngữ văn nói chung, các thầy cô dạy môn Ngữ văn của
trường THCS Cầu Lộc nói riêng. Một mặt vì nó là vấn đề rộng, bao hàm toàn bộ
các lĩnh vực trong đời sống xã hội; từ những cái nhỏ nhất, đến những cái có tính
chất bao trùm thì người dạy cũng như người học không thể nào đoán định được hết
cả. Từ những vấn đề có tính chất thời sự nóng hổi, đến những triết lý nhân sinh có
tính chiêm nghiệm, đúc kết cũng có thể đưa vào đề văn. Qua theo dõi các bộ đề ra
cấp huyện, cấp tỉnh, cấp bộ trong những năm gần đây thì thấy các vấn đề đưa ra
đều không có sự trùng lặp, mô típ gì cả. Mặt khác, nhiều thầy cô quan niệm, đề văn
nghị luận thường theo hướng mở và hay có phần đề xuất, kiến nghị của bản thân.
Chính vì vậy, cứ nhắc các em là nêu bật lên quan điểm của mình về vấn đề đang
đặt ra đó là được. Cũng có thầy cô cho rằng “may hơn khôn”, cứ cung cấp kiến
thức nhiều chiều cho các em; nếu trúng được vào kiểu dạng nào thì cứ thế các em
viết và có điểm, còn nếu không thì mất đi vài ba điểm chẳng sao. Tất cả những cách
thức trên tôi thấy đại đa số giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc định hướng cho
học sinh cách làm bài văn nghị luận xã hội đạt hiệu quả. Với mong muốn không
nhiều, trong đề tài này tôi mạnh dạn đề xuất một vài cách thức cho người dạy để
giúp học sinh làm bài văn nghị luận đạt hiệu quả.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Chú tâm nghiên cứu đề tài này với mục đích giúp đồng nghiệp tháo gỡ
những vướng mắc lâu nay về cách dạy văn nghị luận xã hội để người học tiếp nhận
1
một cách dễ dàng nhất. Đồng thời, giúp người học dễ vận dụng vào việc thực hành
để viết và hoàn thiện một bài văn nghị luận xã hội đạt hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này sẽ nghiên cứu về cách thức dạy và phương pháp học văn nghị luận
xã hội đạt hiệu quả tốt nhất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê và xử lý các tình huống.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: (đây là SKKN mới)
2
2. NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lý luận:
Với mục tiêu của môn học đã xác định rõ: Thông qua môn Ngữ văn nhằm
hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất cao đẹp: yêu nước, nhân ái,
chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Thông qua môn Ngữ văn, học sinh có cơ hội
khám phá bản thân và thế giới xung quanh thấu hiểu con người, biết đồng cảm, chia
sẻ, có cá tính và tâm hồn sống phong phú; có quan niệm sống và ứng xử nhân văn.
Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với Tiếng Việt và văn học, ý thức về cội nguồn
và bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam. Giúp
học sinh thấy rõ vai trò và tác dụng của môn học đối với đời sống con người, có
thói quen và nhu cầu đọc sách; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại,
có khả năng hội nhập quốc tế, có ý thức và tác phong của một công dân toàn cầu.
Giúp học sinh phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học,
năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt là
năng lực ngôn ngữ và thẩm mỹ thông qua các hoạt động: Viết, nói, nghe. Cung cấp
hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về văn học và Tiếng Việt, để góp phần phát
triển vốn học vấn cơ bản của một người có văn hóa; hình thành và phát triển con
người nhân văn, biết tiếp nhận, cảm thụ, thưởng thức, đánh giá các sản phẩm ngôn
từ và các giá trị cao đẹp trong cuộc sống.
Ở chương trình Ngữ văn 9 (tập 2) vấn đề nghị luận xã hội được gọi với tên
đầy đủ: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề
tư tưởng, đạo lý. Với yêu cầu là: bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với
xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. Đồng thời, bàn về một
vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Như phần đặt vấn đề ở lý do chọn đề tài, đối với kiểu dạng văn nghị luận xã
hội yêu cầu người dạy phải cung cấp được lượng kiến thức đa dạng, đa chiều của
cuộc sống. Từ các sự kiện có tính thời sự nóng hổi đến những nhận định có tính
chất tổng kết cô đọng, khái quát của các danh nhân, nhà khoa học, văn nghệ sỹ; hay
là sự đúc kết, chiêm nghiệm của ca dao, tục ngữ… Nhưng theo thống kê và theo
dõi kết quả qua các kỳ kiểm tra, kỳ thi chọn học sinh giỏi; hay thi vào lớp 10THPT của mấy năm gần đây thì thấy chất lượng làm bài thi môn Ngữ văn của học
sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên phần điểm bị trừ trong bài làm của các em lại
thường rơi vào các câu văn nghị luận xã hội. Nguyên nhân chính là do cách diễn
đạt của các em còn chưa được tốt. Các ý còn chung chung, chưa cụ thể và rõ ràng,
kiểu nghị luận này yêu cầu học sinh phải vận dụng nhiều kiến thức thực tế thì các
em lại chưa có nhiều. Bởi nó liên quan đến vốn sống được tích tụ thông qua tìm
hiểu, đọc, nghiền ngẫm, đi thực tế và giao tiếp với người cao tuổi. Thông qua các
bài làm chúng ta còn thấy: nhiều em còn mắc lỗi về dùng từ diễn đạt, có em còn
xác định sai đề, dẫn đến sai kiến thức cơ bản do suy diễn cảm tính, suy luận chủ
quan hoặc tái hiện quá máy móc dập khuôn trong tài liệu, thậm chí có chỗ “râu ông
nọ cắm cằm bà kia” nên dẫn đến việc nhầm thể loại văn nghị luận về một sự việc,
hiện tượng đời sống sang nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. Sở dĩ, chất
3
lượng phần văn nghị luận xã hội còn chưa đạt yêu cầu như vậy là do nhiều nguyên
nhân:
Về phía người dạy: mặc dù trong những năm gần đây, hầu hết giáo viên đã
nắm chắc được cấu trúc của các đề thi học kỳ, thi học sinh giỏi và thi vào lớp 10THPT. Trong đề bài một câu hỏi không thể thiếu là kiểu bài nghị luận xã hội. Thế
nhưng một bộ phận giáo viên vẫn có suy nghĩ rằng, dạng câu hỏi này chỉ chiếm tỉ lệ
trong bài làm của học sinh khoảng 20- 30% số điểm nên chưa tập trung nhiều để
hướng dẫn học sinh cách thức học kiểu dạng văn này nhiều, nên xảy ra việc học
sinh nắm kiến thức một cách chàng màng là điều dễ hiểu. Tư tưởng học sinh lại chủ
yếu chăm chú đến phần nghị luận văn học (về một tác phẩm, đoạn trích) mà không
nghĩ rằng chính dạng văn nghị luận xã hội các em mới dễ dàng đạt được điểm tối
đa. Hơn nữa, lâu nay có khá nhiều học sinh và ngay cả thầy cô cứ nghĩ rằng văn
hay là câu chữ phải “bay bổng”, phải “lung linh, huyền diệu”, nghĩa là người viết
phải dùng cho nhiều phép tu từ, nhiều từ “sang”, mới lạ; nhiều thuật ngữ mới được
khám phá, chưa “bóc tem” để mong nhận được sự thuyết phục tuyệt đối với người
chấm. Suy nghĩ ấy thật sai và tai hại. Nhiều thầy cô không nghĩ rằng: bài văn hay
phải là một bài văn xuất phát từ sự chân thực, giản dị; nghĩa là một bài văn phải nói
lên được suy nghĩ, được rung động từ chính bản thân mình; ngôn ngữ viết phải hết
sức bình thường, tự nhiên chứ không cần thiết cứ phải cao giọng, phải lên gân, uốn
éo thì bài văn mới hay. Cứ giản dị, chắp nối từ ngữ logic, đúng suy nghĩ của lứa
tuổi, cách cảm thụ đúng yêu cầu của đề bài là tự thân nó đã có tính hiệu quả rồi.
Về phía học sinh: Trong những năm gần đây hầu như học sinh ít có hứng thú
trong việc học văn, nhất là ngại làm những bài văn cảm thụ. Có lẽ ngoài nguyên
nhân khách quan từ xã hội đem lại thì một phần cũng do làm văn khó, lại chiếm
mất nhiều thời gian suy nghĩ, viết lách. Phần nữa, việc làm văn không có “công
thức” nào định sẵn để hình thành cụ thể cho các em cả. Các em không phân biệt rõ
các thao tác nghị luận chính để mà sử dụng. Kỹ năng tạo lập văn bản của học sinh ở
trường THCS Cầu Lộc còn kém nhiều và rất hiếm có những bài nghị luận có được
sức hấp dẫn, thuyết phục; bởi cách lập luận chưa rõ ràng, chính xác, đầy đủ và chặt
chẽ từng luận điểm, luận cứ. Bài viết của các em khi thì sai về yêu cầu thao tác
nghị luận; khi thì không sát, không đúng với yêu cầu về nội dung cần nghị luận của
đề bài nêu ra. Ví dụ: khi đề yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý thì
học sinh lại làm sang nghị luận về một hiện tượng, sự việc đời sống. Mặt khác, đối
với bài văn nghị luận xã hội thì dung lượng yêu cầu tối đa cho một bài viết là
khoảng 1 trang tờ giấy thi, nhiều học sinh vẫn chưa căn được, cứ thế phóng bút
viết, thậm chí hết nhiều thời gian mà bài viết vẫn chưa cô đọng, súc tích và nêu bật
được lên trọng tâm của đề yêu cầu. Một điều nữa mà ta dễ dàng nhận thấy khi dạy
kiểu bài này các em đều quan niệm đó là một dạng văn khô khan nên khó có được
sức hút, sự lay động tâm hồn người đọc. Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, vì
rằng, ở bất cứ thể loại tập làm văn nào nếu người viết biết chắt lọc từ vốn kiến thức
có sẵn trong đầu của mình và viết lên bằng chính trái tim biết rung động thực sự
của mình thì không có rào cản nào ngăn trở chúng ta dừng ở sự khô khan cả. Chất
lượng của một bài văn phụ thuộc nhiều vào cảm hứng, kiến thức và các yếu tố có
4
tính kỹ thuật như: cách lập luận, dùng từ, viết câu, lối diễn đạt và tầm tư tưởng, tình
cảm của mình…
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề:
Để giúp học sinh làm tốt một bài văn nghị luận xã hội, tôi đã định hướng cho
các em theo các bước như sau:
2.3.1. Làm công tác tư tưởng cho các em:
Trước hết các thầy cô phải giúp các em dập tắt cái quan niệm cho rằng: văn
nghị luận là loại văn khô khan, ít cảm xúc, khó lay động trái tim người đọc. Giáo
viên phải khẳng định, những ai có quan niệm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Vì một
bài văn muốn viết được thành công thì hoàn toàn phải dựa vào sự hiểu biết, xúc
cảm từ sự rung động của con tim. Khô khan hay dạt dào cảm xúc vẫn ở cái đích
cuối cùng cần xác định là chất lượng của một bài văn. Ví như một pho tiểu thuyết
đồ sộ nếu như tác giả viết dở thì người đọc chỉ toàn gặp sự khô khan mà thôi. Còn
nếu ta thấy nó có sức hút với người đọc thì đó là sự hấp dẫn bởi tài năng huy động
các sự cố ly kỳ, kịch tính bằng chính tài năng của các nhà văn. Một lần nữa ta lại
khẳng định: chất lượng của một bài văn nghị luận phụ thuộc vào cảm hứng, vốn
hiểu biết, kiến thức huy động từ ngữ trong việc dùng từ, đặt câu, hành văn của
người viết.
Trước tiên muốn viết tốt một bài tập làm văn nói chung, bài văn nghị luận xã
hội nói riêng thì người viết phải thực sự có cảm hứng với vấn đề mà đề bài đưa ra.
Nghĩa là phải thấy nó đang là vấn đề hết sức tâm đắc với mình, bao lâu nay mình
đang ấp ủ về nó, giờ có cơ hội nó như chỉ chực vỡ òa ra mà thôi. Kế tiếp là đến vốn
kiến thức, sự hiểu biết phong phú, đa dạng các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Muốn có được điều đó thì nó phải được tích lũy từ lòng đam mê đọc sách báo hàng
ngày của mình. Thông qua đó mới giúp mình đưa ra được những luận điểm, luận
cứ, luận chứng và những lập luận mới thực sự thuyết phục và hấp dẫn người đọc
được. Nếu kiến thức hiểu biết nghèo nàn thì dẫn đến việc diễn đạt cũng luẩn quẩn,
tẻ nhạt, nhàm chán, không thoát ý và điều dĩ nhiên là nó lại chạm đến sự khô khan.
Từ những việc trao đổi trên, giáo viên cần kết luận một điểm có tính chất nhấn
mạnh rằng: muốn viết thành công một bài văn nghị luận xã hội là phải giúp người
đọc “tâm phục khẩu phục” ở cách lập luận, dẫn chứng của mình chứ không được
gượng ép, hay áp đặt suy nghĩ, quan niệm sống của mình lên người khác. Muốn có
được điều đó thì kiến thức của người viết phải phong phú. Khi đã có một lượng
hiểu biết đủ tầm thì các kỹ thuật viết văn mới bộc lộ tối đa được. Có một triết gia
từng nói: cái gì được quan niệm rõ ràng thì diễn đạt sẽ mạch lạc. Từ vốn kiến thức
tương đối đảm bảo thì đến việc sắp xếp từ ngữ, chọn lựa các ý để hoàn chỉnh một
bài văn đạt chất lượng tốt sẽ không còn là vấn đề khó khăn gì nữa.
2.3.2. Củng cố và khắc sâu kiến thức cho cách làm một bài văn nghị luận
xã hội:
Về kiểu bài văn nghị luận xã hội đã được Bộ giáo dục và đào tạo quy định
trong cấu trúc của một đề thi: đối với học sinh bậc THCS thì viết bài với dung
lượng khoảng 300 từ, đối với học sinh THPT thì bài viết có dung lượng tối đa là
600 từ (gấp đôi bậc THCS). Như vậy, để làm tốt một bài văn nghị luận xã hội trước
5
hết các thầy cô phải hướng dẫn cho học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết thì mới
vận dụng tốt vào việc thực hành để viết hoàn chỉnh một bài văn có chất lượng
được. Kiểu nghị luận xã hội ở lớp 9 bậc THCS có 2 kiểu dạng cụ thể:
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
Học sinh cần phân biệt và xác định rõ đề bài yêu cầu về kiểu dạng nào để
làm bài cho sát đúng và đạt hiệu quả.
* Đối với bài văn Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
- Khái niệm: là nêu ý kiến của mình, bàn luận, đánh giá của mình về sự việc,
hiện tượng ấy.
- Yêu cầu:
+ Về nội dung: phải trình bày rõ nội dung, bản chất của sự việc, hiện tượng
đó; trình bày rõ thái độ, ý kiến của người viết về mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại
của nó.
+ Về hình thức: sự bàn luận, đánh giá phải có luận điểm rõ ràng, được trình
bày bằng các luận cứ xác thực bằng các phép lập luận phù hợp.
+ Lời văn: phải hấp dẫn và có sức thuyết phục.
- Bố cục: để hoàn chỉnh một bài văn yêu cầu bố cục phải đảm bảo chặt chẽ,
mạch lạc và phải đảm bảo đầy đủ 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề cần được bàn luận.
+ Thân bài: Phân tích các mặt của sự việc, hiện tượng; trình bày ý kiến, sự
đánh giá của mình.
+ Kết bài: Người viết khẳng định, phủ định; khái quát ý nghĩa của vấn đề
nghị luận.
* Đối với bài văn Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
- Khái niệm: là bàn về một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo đức, lối sống… có ý
nghĩa quan trọng với cuộc sống của con người.
- Yêu cầu:
+ Về nội dung: cần làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách giải
thích, so sánh, chứng minh, đối chiếu, phân tích để chỉ ra chỗ đúng, chỗ sai của một
tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
+ Về hình thức: sự bàn luận, đánh giá phải có luận điểm rõ ràng, được trình
bày bằng các luận cứ xác thực bằng các phép lập luận phù hợp.
+ Lời văn: phải hấp dẫn và có sức thuyết phục.
- Bố cục: bài văn phải có bố cục 3 phần rõ ràng, luận điểm đúng đắn, lập
luận chặt chẽ, mạch lạc.
+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần được bàn luận.
+ Thân bài: Lần lượt giải thích, chứng minh, phân tích các nội dung của vấn
đề tư tưởng, đạo lý. Đồng thời nêu ý kiến bàn luận, đánh giá của mình
+ Kết bài: Tổng kết, nêu ý nghĩa, bài học của vấn đề nghị luận.
Thông qua phần lý thuyết giáo viên cần khắc sâu kiến thức của từng kiểu bài
để các em vận dụng tốt trong quá trình viết một bài văn cụ thể. Tuy nhiên khi làm
bài văn nghị luận xã hội giáo viên cần cho học sinh lưu ý một số vấn đề sau:
6
- Chú ý đọc kỹ đề bài, xác định đúng yêu cầu của dạng đề: Trong thực tế một
phần đông học sinh vẫn hay nhầm lẫn giữa đề bài nghị luận về một sự việc, hiện
tượng đời sống với bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. Cách để học sinh
dễ phân biệt nhất là đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng thì thường mang
tính thời sự và yêu cầu học sinh bàn luận trực tiếp về những sự việc, sự kiện đã
được đề cập.
Ví dụ:
Đề 1: Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ học đường để góp phần làm giảm
tai nạn giao thông hiện nay.
Đề 2: Nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ trước thảm họa gia tăng dân số
hiện nay.
Đề 3: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề sử dụng ngôn ngữ giao tiếp
của học sinh hiện nay.
Đề 4: Hãy viết bài văn nghị luận phát biểu ý kiến của anh (chị) về vấn đề
sau: “hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và
cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay”.
Đề 5: Anh (chị) hãy trình bày nhận thức và trách nhiệm của bản thân về hiện
tượng ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường hiện nay.
Với đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý thì thường yêu cầu học
sinh bàn luận về ý kiến, cách đánh giá nào đó (cũng có thể với ngay sự việc, sự
kiện mang tính thời sự cao).
Ví dụ:
Đề 1: Trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Lòng can đảm đưa người ta
đến vinh quang, tính hèn nhát đưa người ta đến cái chết” (Seneque).
Đề 2: Trình bày suy nghĩ của em về câu nói của nhà văn Nam Cao: “Kẻ
mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh
chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình”.
Đề 3: “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm
những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió” (Trích “Đường đến
ngày vinh quang” của Trần Lập). Trình bày suy nghĩ của em về nhận định trên.
Đề 4: Trình bày suy nghĩ của em về lời tâm sự của Helen Keller: “Tôi đã
khóc khi không có giày để đi, cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân
để đi giày”.
Đề 5: Trình bày suy nghĩ của em về lời khuyên sau đây: “Không nỗ lực
khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp
ngã”.
Nhiều học sinh băn khoăn, lúng túng khi xử lý đề bài cùng một lúc bàn về
hai hiện tượng đời sống. Học sinh cần xác định, nếu là hai hiện tượng bàn về vấn
đề trái chiều, đối lập thì ta cần tách riêng ra từng hiện tượng, từ đó rút ra bài học về
nhận thức, hành động. Còn nếu ở cả hai hiện tượng có tính chất tương đồng thì ta
cùng nhập lại để cùng bàn luận về nguyên nhân, tác dụng, hậu quả.
Ví dụ:
7
Đề bài: Nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì
có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nhà thơ Robert Frost lại viết:
“Trong rừng có nhiều lối đi và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”. Bạn sẽ
chọn lối đi đã được người ta đi mãi mà thành đường, hay lối đi không có dấu chân
người?
- Tăng cường quan sát, cập nhật thông tin. Một điều không thể phủ nhận
được là: một bài văn nghị luận xã hội muốn đạt được điểm cao thì bao giờ trong bài
văn cũng có được những dẫn chứng thực tế, sát đúng với đề bài yêu cầu. Muốn có
được điều đó các em cần cập nhật thông tin từ đài báo, sách tham khảo để tích lũy
được một vốn sống phong phú. Tránh tình trạng bị lạc hậu với cuộc sống xung
quanh khi mà thế giới đang từng ngày, từng giờ thay đổi đến chóng mặt.
2.3.3. Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận xã hội:
2.3.3.1. GV hướng dẫn cho HS lập dàn bài chi tiết cho mỗi kiểu dạng văn
nghị luận xã hội.
* Lập dàn bài cho bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
Đề bài: Em có suy nghĩ gì về hiện tượng hay “nói tục, chửi thề” của học sinh
ngày nay.
Dàn bài:
- Mở bài:
+ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội
loài người; đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã
hội. Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, can
thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó.
+ “Nói tục chửi thề” là một hiện tượng khá phổ biến trong trường học hiện
nay; đó là một thói hư tật xấu gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với đạo đức và
hành vi ứng xử của học sinh.
- Thân bài:
+ Giải thích: nói tục chửi thề là dùng những lời lẽ thô tục, thiếu tế nhị, thiếu
văn hóa trong giao tiếp; nhằm bôi nhọ, sỉ nhục hoặc xúc phạm nhân cách người
khác.
+ Bàn luận: nói tục chửi thề diễn ra hầu hết ở các cấp học, trở thành một hiện
tượng khó kiểm soát. Học sinh thường dùng những lời lẽ thô tục, thiếu lễ độ, vi
phạm nghiêm trọng đến chuẩn mực đạo đức, văn hóa học đường. Vấn đề này đang
có xu hướng tràn lan nếu nhà trường, gia đình, xã hội không có biện pháp ngăn
chặn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: do công nghệ thông tin xâm
nhập tràn lan; do lối sống đua đòi, thực dụng; do nhận thức lệch lạc; do thiếu sự
quan tâm, chấn chỉnh của gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó dẫn đến hậu quả:
nhân cách bị suy đồi, ngôn ngữ giao tiếp lệch chuẩn, nghiêm trọng hơn là dẫn đến
bạo lực học đường, vi phạm pháp luật…
+ Bài học cần được rút ra: Nói tục chửi thề là một hành vi vô đạo đức, làm
mất nhân cách, nhân phẩm con người. Hiện tượng đó cần phải được phê phán, lên
án, tẩy chay, khuyên bảo và phải có sự giáo dục bài bản, kiên trì.
- Kết bài:
8
Hiện nay trong trường học vẫn còn rất nhiều học sinh thường hay nói tục
chửi thề; việc làm đó khiến nhiều người ức chế vì không được tôn trọng. Những
học sinh đó thật đáng chê trách. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh để dần
loại bỏ thói hư tật xấu này và vì một môi trường học đường văn minh.
* Lập dàn bài cho bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
Đề bài: Nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì
có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nhà thơ Robert Frost lại viết:
“Trong rừng có nhiều lối đi và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”. Bạn sẽ
chọn lối đi đã được người ta đi mãi mà thành đường, hay lối đi không có dấu chân
người?
Dàn bài:
- Mở bài: Con đường đi vào cuộc sống có nhiều cách để lựa chọn, quan niệm
để lựa chọn của mỗi người lại có sự khác nhau: có người lựa chọn đi theo đường
mòn, có người thích khám phá và mở mang con đường mới. Lựa chọn con đường
nào hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách của mỗi chúng ta.
- Thân bài:
+ Giải thích:
Ý kiến 1: chọn lối đi không có dấu chân người là lối đi chưa có ai đi, một
cách làm sáng tạo, mạo hiểm, dũng cảm, đối đầu với khó khăn.
Ý kiến 2: Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, con đường không tự
nhiên mà có mà do nhiều người đi mãi, đi nhiều mà thành; lối đi mà được người ta
đi mãi thành đường là lối đi cũ, cách làm cũ, dễ dàng, đã quen thuộc, đã nhiều
người thực hiện.
-> Nội dung của 2 câu: nêu lên những lựa chọn khác nhau để làm nên thành công
trong hành trình cuộc sống của mỗi con người thì mỗi lối đi đều có những thuận lợi
và khó khăn nhất định.
+ Bình luận:
Lối đi không có dấu chân người: Là lối đi, cách thức sẽ có nhiều trở ngại,
nhiều khó khăn phải đối đầu, buộc con người phải dũng cảm, phải sáng tạo thậm
chí phải mạo hiểm. Lối đi ấy có thể bị rủi ro nhưng con người biết chấp nhận để có
được thành công cho lần sau. Khi thành công con người có được niềm vui, hạnh
phúc và được mệnh danh là người tiên phong, người mở đường (HS lấy dẫn
chứng).
Lối đi đó được người ta đi mãi thành đường: là lối đi an toàn, thuận lợi vì đã
có người đi trước, mình có thể rút kinh nghiệm để thành công đến đích sớm. Tuy
nhiên sẽ không có nhiều cơ hội để chinh phục và khám phá (HS lấy dẫn chứng).
-> 2 ý kiến không hề mâu thuẫn mà là những cách thức khác nhau để giúp ta đạt
được thành công trong cuộc sống. Vì trong cuộc sống khó khăn, thử thách là điều
không thể tránh khỏi, nên cần có những con người dám mạo hiểm, dám sáng tạo,
xung kích đi đầu. Con người sẽ đạt được thành công khi vừa biết kế thừa kinh
nghiệm của người đi trước lại vừa biết phát huy khả năng khám phá, sáng tạo của
bản thân.
9
Tuy nhiên chọn lối đi đã thành đường không có nghĩa là bảo thủ, không sáng
tạo; lối đi không có dấu chân người không có nghĩa là liều lĩnh, dại dột, nguy hiểm.
Nhận thức được tính đúng đắn của mỗi quan niệm trên: Trong cuộc sống cần
rèn luyện để có được sự linh hoạt, sáng tạo, dũng cảm, lựa chọn được hướng đi phù
hợp và từng tình huống cụ thể của cuộc sống.
- Kết bài: Bản năng, lý trí, lương tâm cần phải rất rạch ròi khi lựa chọn
đường đi trong cuộc sống. Đôi khi cũng phải lựa chọn con đường mòn để tránh sự
vấp ngã và nhiều lúc cũng phải mạnh mẽ để khám phá bằng sự kiên trì và nỗ lực
của bản thân nên ta hãy vạch cho mình một con đường mới để khi kết thúc cuộc
hành trình ta sẽ nhận được những thành công mỹ mãn, không thất vọng vì lựa chọn
lối đi.
2.3.3.2. GV hướng dẫn cho HS viết hoàn chỉnh một bài văn thông qua 2
kiểu bài văn mẫu:
* Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
Đề bài: Em có suy nghĩ gì về vấn đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày nay”.
Bài làm:
Chưa bao giờ người ta lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm như ngày nay.
Vào quán kêu ra một tô phở để thưởng thức nhưng lòng vẫn âu lo, ra chợ mua nắm
rau về lo bữa tối nhưng sao cứ sợ hãi. Người ta lo âu và sợ hãi biết đâu trong tô phở
kia miếng thịt bò chứa chất gây bệnh, trong sợi bún chứa chất hàn the, hay trong
nắm rau người ta mới xịt thuốc. Thật vậy, chất kích thích, thuốc tăng trọng hay
những độc tố người ta có thể dễ dàng mua ở các chợ. Điều này cũng đồng nghĩa
cho hiện tượng những nhà sản xuất ngày nay đang chú trọng đến lượng hơn đến
chất. Vậy ta hiểu vấn đề an toàn thực phẩm như thế nào? Thực trạng của nó ngày
nay ra sao? Có biện pháp nào để khắc phục hay không?
“Vệ sinh” là một khái niệm nói lên sự gìn giữ cho con người, động vật hay
môi trường khỏi bị nhơ bẩn. “An toàn” lại được hiểu như một khả năng đã được
bảo vệ khỏi các mầm mống hay những tác động gây bệnh, có thể an tâm sử dụng
một cái gì đó mà không cần suy nghĩ. Còn thực phẩm là một danh từ bao gồm
những loại cơ bản như: lúa, mỳ, khoai, rau, củ, quả, thịt, cá, tôm, trứng…nhằm
cung cấp thức ăn để con người tồn tại trong cuộc sống. Vì thế vấn đề “an toàn thực
phẩm” được hiểu là một khái niệm nói lên nguồn thức ăn không bị nhiễm các mầm
mống gây bệnh, không có các chất kích thích nhằm mang lại sức khỏe tốt nhất cho
con người.
Quả thật, vấn đề sức khỏe luôn được con người ta từ xưa đến nay quan tâm.
Vì thế, không ngạc nhiên khi nhìn lại suốt chiều dài lịch sử, các “ông vua, bà
hoàng” khi xưa luôn có một đội ngũ chuyên đảm nhiệm công việc nội trợ để họ có
thể an tâm lo việc triều chính. Ngày nay cũng vậy, những gia đình có “của ăn của
để” cũng thuê hẳn một người lo chuyện bếp núc. Còn những gia đình bình thường
thì chúng ta tự lo cho mình thôi. Tuy nhiên trong sử sách, vấn đề an toàn thực phẩm
ta không thấy các sử gia ghi lại tình trạng lúc đó như thế nào. Nhưng ngày nay vấn
đề này luôn được dư luận quan tâm. Bởi tình trạng thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm
diễn ra khắp nơi. Chỉ cần chị em “tụm năm, tụm bảy” là chủ đề này lại được bàn
10
luận sôi nổi: nào thịt, rau, hành, tỏi, cá, mắm, giò, chả, nước giải khát… đều được
tẩm ướp hóa chất, phân đạm, lưu huỳnh, hàn the…
Ngoài ra, các tin tức được cập nhật như: cơ sở chế biến mứt, giò chả, nem có
dùng chất kích thích cho sản phẩm được lâu hơn. Công ty nước giải khát, công ty
bánh kẹo cũng không tránh khỏi tình trạng này. Hiện trạng ngộ độc thức ăn ở các
công ty cũng liên tục xảy ra. Mặt khác, ô nhiễm nguồn nước cũng là nguyên nhân
trong vấn đề thiếu an toàn thực phẩm, nghĩa là khi nguồn nước bị ô nhiễm thì cá ở
biển cũng như ở sông bị chết hàng loạt nên người ta ngang nhiên gom các loại cá
này bán ra thị trường và những người tiêu dùng có biết rõ nguồn gốc là từ đâu, nên
hàng ngày cứ mua và ăn cho đủ “dưỡng chất”. Khi chủ các cơ sở bị bắt thì đa phần
đều nói rằng, nguyên nhân của những hành động mà họ thực hiện đều do “cung
không đủ cầu”, nghĩa là lượng tiêu thụ của người dùng là quá lớn, trong khi nhà sản
xuất thì quá ít. Điều này nghe có vẻ không hợp lý và mang tính ngụy biện. Chả nhẽ
cái tâm của nhà sản xuất cao thượng tới mức phải tìm mọi cách để cung ứng đầy đủ
cho người tiêu dùng sao? Nhưng xem ra cái “tâm” này đang bị điều khiển bởi đồng
tiền. Vì tiền họ có thể bất chấp tất cả, xem mạng sống của người khác như cỏ rác.
Họ đã tận dụng hết mọi nguyên liệu, dù còn hạn sử dụng hay không thì cũng mặc
kệ; những chất kích thích có lợi hay có hại cho sức khỏe hay không họ cũng chẳng
cần quan tâm, miễn sao thu được lợi nhuận cho bản thân là được.
Nguyên nhân cần nói đến là lối sống vô cảm của con người ngày nay, có một
thực tế là ông trồng chè khoe là mình được uống chè sạch từ khu đất được quây
riêng của gia đình; bà bán rau cũng hân hoan nói mình được ăn rau sạch ở khu
trồng riêng của mình; ông bán thịt lợn cũng vậy. Nghe xong câu chuyện sao ta thấy
xót xa đến lạ. Nhưng trong thực tế mà ba nhân vật vừa được đề cập họ không thể cả
đời chỉ uống chè, ăn rau, ăn thịt. Điều hiển nhiên, người bán thịt vẫn phải ăn rau và
uống chè hàng ngày (và ngược lại). Như thế phải chăng, con người ngày nay đang
giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ
hẹp. Thử hỏi trong một xã hội khi mà ai cũng có suy nghĩ như thế thì nói làm sao
đến chuyện “an toàn thực phẩm” cho được.
Nguyên nhân kế tiếp phải kể đến lối sống hưởng thụ, nghĩa là con người
ngày nay ăn bằng mắt hơn bằng miệng; chỉ cần đẹp, nhanh và thuận lợi là đủ tiêu
chuẩn chứ không cần quan tâm đến chất lượng của thực phẩm. Cuối cùng phải kể
đến khâu quản lý của cơ quan chức năng nước ta còn yếu, chế tài xử phạt còn nhẹ
tay nên chưa đủ sức răn đe được đối tượng vi phạm. Cũng có thể bọn họ vì cái
“phong bì” mà làm lu mờ đi pháp luật.
Thiết nghĩ, để khắc phục được tình trạng trên thì nhà nước ta cần quan tâm
đến vấn đề an toàn thực phẩm. Cần kêu gọi những người làm việc phải có trách
nhiệm trong công việc, hãy đặt cái “tâm” lên trên đồng tiền, cần mạnh tay hơn với
những đối tượng vi phạm. Đồng thời kêu gọi ý thức của người dân hơn trong việc
sử dụng thực phẩm, tẩy chay hàng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. Tuy nhiên,
chúng ta không nói đến những người có quan niệm “sống no hơn chết thèm” trong
phạm vi bài này. Bên cạnh đó những người trồng trọt hay chăn nuôi cũng hãy nghĩ
đến cái “tình” hơn cái “lợi”. Bởi con người sống trong xã hội cần có sự tương hỗ.
11
Nếu chỉ mình hiện hữu trong một góc độ nào đó của cuộc sống thì cuộc đời cô đơn
lắm. Cuối cùng kêu gọi các nhà sản xuất làm sao mang đến lợi ích cho người tiêu
dùng và làm việc đúng với cam kết trong giấy phép kinh doanh. Đành rằng, sản
xuất thì cần có lợi nhuận, nhưng ít thôi, đúng với mức cho phép của lương tâm.
Đừng vì ham giàu mà lấy tiền trên mồ hôi, xương máu của người khác. Bởi hiện
hữu con người trong trần gian ngắn lắm, cứ hỏi những người đang ở tuổi xế chiều
về ý nghĩa của cuộc sống thì đủ biết; vì tình hay vì tiền, cái nào quan trọng hơn.
Trong cuộc sống, vấn đề sức khỏe ai cũng quan tâm, được sử dụng thực
phẩm sạch và tốt ai lại không muốn. Nhưng cái quan tâm này chỉ mới dừng lại ở
mức độ cá nhân mà bỏ qua lợi ích của tập thể. Quả thật một món ăn nhìn rất bắt
mắt, mớ trái cây trông có vẻ tươi, nắm rau có vẻ xanh, ký thịt nhìn thì ngon, con cá
trông không bị ươn nhưng tiềm ẩn phía sau chúng ta là cả những nguy hiểm, những
mầm mống gây bệnh bởi người ta ngang nhiên dùng những chất cấm sử dụng trong
thực phẩm. Người ta dùng hàn the để ướp thịt, ướp cá cho nó được tươi lâu hơn.
Trong rau, củ quả thì sử dụng chất kích thích. Phía sau những món ăn là quá trình
chế biến không hợp vệ sinh hay sử dụng nguyên liệu đã hết hạn. tất cả những tình
trạng này đều xuất phát từ suy nghĩ chỉ biết tìm kiếm lợi nhuận mà quên đi vấn đề
sức khỏe của mọi người. Một ngày ngã bệnh ta mới biết thân phận con người mỏng
dòn như thế nào và ích lợi của sức khỏe mới thật lớn lao làm sao. Sống cả một kiếp
người chỉ làm những chuyện phi pháp, hại đến mạng sống của người khác thử hỏi
lúc đến tuổi xế chiều dù có giàu sang, phú quý liệu sống có bình an được không?
Bên cạnh đó, trong khâu quản lý nhà nước hãy đặt những người làm việc vì nghĩa
hơn vì tiền. Tiêu chí chọn người phải dựa trên người có đức hơn người có tài, nếu
có cả hai thì càng tốt. Nếu họ làm lơ cho những kẻ phạm pháp, vô hình chung họ
đang tiếp tay cho những tội phạm đang gây ra cái chết hàng ngày cho con người.
Sức khỏe có một tầm quan trọng rất lớn trong đời sống của tất cả mọi người.
Vì thế, lên án hay bài trừ những hành động đang phá hoại đến sức khỏe của cộng
đồng là việc cần làm ngay từ hôm nay. Hiểu cho sâu tầm quan trọng của sức khỏe
thì mỗi người hãy lựa chọn cho mình những thực phẩm tốt nhất, cũng cần tẩy chay
những mặt hàng không rõ nguồn gốc. Hơn nữa cần bảo đảm sức khỏe cho mọi
người dân bằng những hành động cụ thể như: sản xuất đúng chất lượng, đạt tiêu
chuẩn, không sử dụng các chất kích thích. Bắt người khác thực hiện tốt an toàn
thực phẩm thì phải có thời gian. Vậy ngay từ hôm nay, chúng ta hãy bắt tay hành
động và tuyên truyền bảo vệ an toàn thực phẩm để mang lại không chỉ cho bản thân
mà còn cho cộng đồng một cuộc sống hạnh phúc./.
* Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
Đề bài: Bình luận câu danh ngôn sau: “Con người sống không có tình
thương cũng giống như vườn hoa không có ánh mặt trời, không có gì đẹp đẽ và hữu
ích có thể nảy nở trong đó được” (Victor Hugo).
Bài làm:
Hương phù sa cho đồng lúa thêm bát ngát, con nước trôi cho dòng sông thêm
êm đềm, trời trong xanh cho đồi thông thêm lộng gió. Tình yêu làm cho con người
thêm hạnh phúc. Ánh nắng mặt trời làm cho hoa tỏa ngát hương. Quả thật, không
12
có gió thì đồi thông chẳng vi vu. Không có con nước thì dòng sông lại mệt mỏi.
Không có phù sa đồng lúa trở nên lụi tàn. Không có nắng cuộc đời hoa sẽ héo úa.
Không có tình yêu thì cuộc sống con người chỉ là sự cô đơn. Ngay cả vạn vật trong
trời đất cũng cần đến nhau cho chúng thêm đẹp để đi vào thi ca. Cái này bổ sung
cho cái kia mới làm cho chúng thêm ý nghĩa. Trong chiều hướng này, văn hào Pháp
Victor Hugo đã nói: “Con người sống không có tình thương cũng giống như vườn
hoa không có ánh mặt trời, không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó
được” để giúp con người nhận ra giá trị của tình thương.
Con người từ cổ chí kim tới nay, từ tạo thiên lập địa đến giờ phút này luôn
cần đến tình thương: có thể nói rằng tình thương là một huyền nhiệm, tay không thể
sờ, lưỡi không thể nếm, mũi không thể ngửi, tai không thể nghe nhưng chỉ cảm
nhận được bằng con tim. Tình thương còn là lòng trắc ẩn, xuất phát từ trong thâm
tâm của con người, hay còn gọi là bản năng, như Mạnh Tử đã từng nói: “Nhân chi
sơ tính bản thiện”. Tình thương được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Tình
thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu khác hơn tình thương của thầy cô
dành cho học sinh. Tình thương của những bậc sinh thành dành cho con cái đó là
thứ tình thương vô vị lợi, không phai tàn cùng năm tháng. Cảm giác của ta khi nghe
tin người thân gặp chuyện không may thường rất bối rối và âu lo; còn cảm giác khi
ta hay tin bạn hữu gặp chuyện chẳng lành nó sẽ ở mức độ thấp hơn và không bị chi
phối mạnh trong cuộc sống. Vì thế, câu danh ngôn là một lời khẳng định dù ở cấp
độ nào thì tình thương là nhu cầu của cuộc sống nơi con người cần không khí để
thở, vườn hoa cần ánh nắng mặt trời để khoe sắc hương.
Ai đó đã nói: “tình thương là sức mạnh vô biên, là điều quý giá nhất trong
cuộc đời”. Một gia đình ngập tràn yêu thương sẽ là chốn bình yên để mỗi người
nương náu lúc gặp mệt mỏi trong cuộc sống. Một mái nhà đầm ấm là nơi để ta quay
về lúc gặp khó khăn, vấp ngã trên đường đời. Những giá trị mà tình thương mang
lại thì vô cùng lớn lao. Còn không có tình thương thì cuộc sống buồn thảm, thê
lương khó có thể phát sinh ra những điều kỳ diệu như vườn hoa không ánh nắng sẽ
không thu hút bầy ong tới tìm mật và những cánh bướm đến bay dập dờn.
Có vẻ như xã hội càng phát triển thì con người càng có xu hướng hưởng thụ;
con người càng hiện đại thì càng trở nên vô cảm với những người xung quanh.
Người ta có thể dễ dàng bỏ ra một số tiền lớn hầu mong nổi tiếng nhằm thỏa mãn
cho những nhu cầu dục vọng, nhưng khó có thể bỏ ra một số tiền nhỏ để giúp đỡ
những người cơ nhỡ dọc đường. Mặt khác, con người ngày nay xem những giá trị
nơi thân xác hơn những giá trị tinh thần. Thử hỏi niềm vui của thỏa mãn những nhu
cầu dục vọng và niềm vui của sự ban tặng thì cái nào có giá trị và kéo dài lâu hơn?
Chắc chắn sẽ trả lời niềm vui của sự trao tặng. Vì niềm vui của sự trao tặng mới là
thứ hạnh phúc đích thực. Nó xuất phát từ con tim tự nguyện và là động lực để giúp
mỗi người sống. Còn thứ niềm vui của sự hưởng thụ nơi thân xác nó sẽ chóng qua
và tạo nên một nỗi ân hận về sau. Trong thế kỷ 20 nhắc tới Hit-le, trong thế kỷ 21
nhắc đến Bill Gates thì có nhiều người biết. Ở một mức độ nào đó chúng ta sẽ
khẳng định Hit-le là người không có tình thương, còn Bill Gates là người giàu lòng
trắc ẩn. Điều này được thể hiện ở những gì mà họ đã để lại cho thế giới. Nếu Hit- le
13
để lại cho thế giới những nhà tù và sự căm phẫn của con người ngày nay vì ông đã
giết hàng triệu người vô tội ở những thập niên nửa đầu thế kỷ 20; còn nhắc tới Bill
Gates ai cũng ngưỡng mộ và khâm phục ý chí cũng như lòng nhân ái của ông. Thay
vì xây những nhà tù như Hit-le thì ông xây hàng loạt bệnh viện và trường học; thay
vì giết người hàng loạt thì ông giúp đỡ vô số người. Qua đó chúng ta cũng có thể
thấy một người có lòng nhân ái bao giờ cũng để lại cho hậu thế sự ngưỡng mộ.
Ngược lại, thiếu đi lòng trắc ẩn bao giờ cũng làm cho thế hệ sau giận dữ.
Nếu gọi cuộc sống là một bức tranh thêu thì bức tranh thêu này phải được tạo
nên bởi vô số thành phần. Mỗi thành phần là những đường khâu sợi chỉ, hình dáng,
màu sắc, kích cỡ được tham gia vào để tạo nên bức tranh. Hiểu theo chiều hướng
này thì trong cuộc sống cũng thế, những bông hoa không thể thiếu trong cuộc đời.
Ngày lễ tình nhân, ngày lễ cưới, ngày quốc tế phụ nữ, ngày nhà giáo… người ta
hay tặng hoa cho nhau để nói lên tình thương cũng như lòng tri ân. Hành động này
thể hiện sự quý mến giữa người với người và giúp mọi người xích lại gần nhau
hơn. Nhưng để có được những bó hoa thắm tươi là cả một quá trình gian nan.
Người làm vườn phải lựa chọn hạt giống tốt nhất, chờ tới mùa mới gieo xuống đất;
phải cày sâu, cuốc bẫm, cùng cầu mong cho “mưa thuận gió hòa”. Trải qua ngày
tháng cây hoa mới mọc lên rồi chờ những nụ nhú ra từ những nhánh cây rồi mới có
những bông hoa. Nhưng ánh sáng mặt trời mới là yếu tố quyết định cho vườn hoa
rực thắm. Nếu gặp những ngày nắng thì vườn hoa sẽ có giá, còn nếu gặp những
ngày mây đen thì nét u buồn lại hiện về trên khuôn mặt người làm vườn, vì tới ngày
thu hoạch mà thiếu nắng thì vườn hoa sẽ không nở và những ngày lễ sẽ qua đi. Qua
đó chúng ta thấy, ánh nắng là yếu tố quyết định cho vườn hoa nở đúng thời kỳ. Vì
qua quá trình quang hợp mà những hạt nắng tinh nghịch xuyên qua những cánh hoa
mỏng manh nhằm quyến rũ và kích thích bản năng rực rỡ trong chúng trỗi dậy.
Được yêu thương và có người để thương yêu là điều may mắn mà con người
có được. Được nhận những bó hoa tươi thắm gửi gắm bao tình thương trong đó là
điều quý giá mà ai cũng trân trọng. Một điều không ai phủ nhận là tình thương sẽ
mang tới cho con người nhiều giá trị, như ánh nắng làm cho vườn hoa thêm thắm
tươi. Quả thật, khi nhìn vào thực tế của cuộc sống hôm nay, người ta có những
quan niệm khó hiểu nổi. Họ cho rằng “ai thương tôi thì tôi thương lại”, hiểu theo
nghĩa này thì tình thương có vẻ như mang tính đổi chác như một món hàng không
hơn không kém. Cha mẹ mang nặng đẻ đau nuôi con ăn học thành tài, vậy mà tới
lúc “gần đất xa trời” con cái chỉ đưa cho cha mẹ một số tiền coi như đã trả xong
“hiếu”. Tình thương với cha mẹ mà lại “sòng phẳng” đến vậy sao? Có những người
được người khác dạy dỗ, nâng đỡ, đến khi thành công cứ tưởng như mua những
món quà thật đắt tiền đi tặng những người mình mang ơn như thế coi như đã trả
nghĩa xong. Thà rằng đừng tặng quà, đừng đưa tiền, đừng đòi lại tình thương đã
trao đi chắc chắn sẽ tốt hơn, vì ít ra vẫn còn giữ được chút tình thân và những
người kia sẽ đỡ xót xa. Nguyên nhân của những nỗi xót xa này đến từ việc con
người ngày nay quá chú trọng đến những nhu cầu hưởng thụ của bản thân. Do đó,
thực trạng của con người ngày nay cứ mải mê kiếm tiền mà quên mất những giá trị
mà tình thương mang lại. Họ cứ tưởng có vợ đẹp, nhà cao, phòng máy lạnh, xe đời
14
mới là có hạnh phúc. Nhưng nào ngờ những thứ đó chỉ làm cho họ thỏa mãn về
cảm giác chứ không làm cho họ có cuộc sống hạnh phúc dài lâu. Mà thỏa mãn cảm
xúc thì không bao giờ là đủ. Hơn nữa, thực tế ngày hôm nay lại cho ta thấy, người
ta có thể lên mặt trăng nhưng khó có thể bước sang nhà bên cạnh. Có nhiều bằng
cấp nhưng lại không có kiến thức. Có nhiều thuốc men nhưng lại có nhiều bệnh tật
hơn. Có nhiều thức ăn nhưng lại ít chất bổ dưỡng… Cũng giống như vườn hoa,
ngày nay người ta có thể lai tạo nhiều thứ hoa đẹp nhưng nó lại không tỏa ngát
hương. Người ta có thể trồng hoa trong các nhà kính mà không cần ánh nắng mặt
trời nhưng bông hoa không thể rực rỡ và duyên dáng như một bông hoa tiếp nhận
ánh sáng tự nhiên từ sự quan tâm của ánh nắng mặt trời.
Tóm lại, con người văn minh đến đâu thì cuộc sống con người vẫn luôn cần
đến tình thương. Khoa học dù phát triển tới mức nào thì vườn hoa cũng không thể
thiếu ánh nắng của mặt trời. Vì tình thương là nền tảng của cuộc sống con người,
giúp con người bớt đi những nỗi cô đơn, và sức mạnh làm cho con người vượt qua
những khó khăn. Vườn hoa không có ánh nắng mặt trời sẽ u sầu lắm, không có
bướm dập dờn, không có ong tới tìm mật. Cũng thế, không có tình thương thì con
người như cỗ máy biết đi, biết nói. Không có tình thương con người sẽ trở nên lạc
lỏng trong thế gian này. Vì thế, dù câu nói của Victor Hugo đã trải qua hơn một thế
kỷ, nhưng khi đem ra dàn trải trong cuộc sống thì nó vẫn luôn đúng và thiết nghĩ nó
sẽ trường tồn với thời gian. Không có tình thương thì cuộc sống nặng nề lắm, vườn
hoa không có ánh nắng mặt trời nhìn héo tàn biết bao. Nếu vườn hoa tượng trưng
cho cộng đồng nhân loại thì tình thương và ánh mặt trời là quà tặng, ân ban một
cách công bằng. Điều quan trọng là mỗi người có biết mở lòng ra để đón nhận quà
tặng này không.
Yêu thương có muôn lối để vào, tình mến có ngàn chốn để đi. Nhưng tất cả
đều có một mục đích là mang đến cho con người hạnh phúc. Vì thế, dù muốn hay
không muốn, xã hội có văn minh đến đâu, con người có hiện đại tới mức nào thì
tình thương vẫn luôn tồn tại và con người luôn cần đến. Như ánh mặt trời làm cho
vườn hoa thêm đẹp thì hiện hữu của tình thương làm cho cuộc sống thêm tươi.
Không có nắng vườn hoa sẽ tàn úa, không có tình thương con người như sống trong
ngục tù. Do vậy, dù sống ở trong thời đại nào thì con người cũng phải biết trao tặng
tình thương- đó là điều cần thiết./.
Bài học cần rút ra: Thông qua việc lập dàn ý chi tiết và cho học sinh tham
khảo một số bài văn nghị luận xã hội thì phần lấy dẫn chứng từ thực tế là rất cần
thiết, vì nó góp phần làm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn và mới đạt được
hiệu quả cao. Tuy nhiên các dẫn chứng đó phải tiêu biểu, được kiểm chứng và có
giá trị thời đại. Muốn có được kho dẫn chứng phong phú thì người viết phải lục tìm
tài liệu từ sách, báo, tin tức thời sự của radio, tivi… Đặc biệt hơn nữa, để cho bài
văn có hồn ta không thể bỏ qua chương trình “Quà tặng cuộc sống”. Nói thêm phần
dẫn chứng, một dẫn chứng có tính chất tiêu biểu thì chúng ta có thể khai thác ở
nhiều góc độ, đề bài khác nhau. Ví dụ: cuộc đời của Bác Hồ có thể làm dẫn chứng
cho nhiều đề văn khác nhau, vì nó động chạm đến nhiều góc độ của cuộc sống.
Thông qua tấm gương của người: về tinh thần tự học; tác phong làm việc; phong
15
cách giản dị, tất cả vì cuộc sống nhân dân; trọn đời cống hiến cho cách mạng, cho
Đảng, cho dân…thì có thể làm dẫn chứng cho nhiều đề tài tương ứng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân:
Trên đây là những cách thức giúp học sinh làm tốt bài văn nghị luận xã hội
mà bản thân tôi đã trao đổi cùng đồng nghiệp đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ
văn 9 để áp dụng hướng dẫn cho học sinh cách học và làm bài có chất lượng, đạt
hiệu quả. Thông qua đó, chất lượng của các em khi viết kiểu dạng văn này ngày
một tiến bộ rõ rệt. Giờ đây các em đã làm bài đúng hướng, bám sát vào thực tế đời
sống và biết rút ra bài học bổ ích, lý thú cho bản thân. Các em đã hiểu rõ được bản
chất của kiểu văn này, không thấy khó và viết khô khan như trước đây nữa. Biết lấy
được những dẫn chứng sinh động từ cuộc sống đời thường để tỏ rõ năng lực hiểu
biết, am tường cuộc sống của mình vào bài viết, để làm tăng tính thuyết phục cho
người đọc. Ngôn ngữ viết của các em cũng được cô đọng, khúc chiết, mạch lạc
hơn. Phần lập luận đan xen với các dẫn chứng đã làm cho bài văn có sức gợi hình
gợi cảm. Và điều đặc biệt là các em đã biết phân biệt rạch ròi vấn đề: cũng là văn
nghị luận xã hội nhưng đâu là kiểu nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
và đâu là kiểu nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
Sau khi được trao đổi, thảo luận, tư vấn kỹ càng; các đồng chí giáo viên trực
tiếp giảng dạy đã áp dụng cách thức này vào quá trình hướng dẫn cho học sinh của
mình. Thông qua bài kiểm tra đã cho được kết quả tiến bộ khá rõ nét ở mỗi lần, cụ
thể:
- Lần 1:
Lớp
Sĩ số
Số HS chưa nắm
Số HS nắm được
Số HS nắm được
được kiểu bài
kiểu bài nhưng viết kiểu bài và viết có
chưa hiệu quả
hiệu quả
(đạt điểm 2- 4)
(đạt điểm 5- 7)
(đạt điểm 8- 10)
SL
%
SL
%
SL
%
9A
42
8
19,0
22
52,3
12
28,7
- Lần 2:
Lớp
Sĩ số
9A
42
Số HS chưa nắm
được kiểu bài
(đạt điểm 2- 4)
SL
%
5
11,9
Số HS nắm được
kiểu bài nhưng viết
chưa hiệu quả
(đạt điểm 5- 7)
SL
%
19
45,2
Số HS nắm được
kiểu bài và viết có
hiệu quả
(đạt điểm 8- 10)
SL
%
18
42,9
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
16
Để rèn luyện học sinh làm tốt bài văn nghị luận xã hội, tôi đã mạnh dạn đề
xuất những phương pháp cụ thể như trên; với mong muốn giúp các em có một cái
nhìn về cuộc sống toàn diện hơn. Không chỉ học để nắm tốt các bài giảng trên lớp
mà các em còn phải biết vận dụng vào thực tế đời sống của mình. Các em biết
chuyển từ những vấn đề có tính chất lý thuyết thành hành động và việc làm cụ thể.
Biết yêu quê hương, yêu con người, yêu cuộc sống, yêu vạn vật trên thế gian này.
Các em biết vượt lên hoàn cảnh khó khăn và những thử thách, trở ngại của cuộc
đời. Rèn luyện cho mình tinh thần tự học để thành công trong cuộc sống. Biết bảo
vệ môi trường sống xung quanh, bảo vệ lẽ phải để giữ gìn những giá trị chuẩn mực
trong xã hội. Đó là mục tiêu về giáo dục mà Ban chấp hành Trung ương đã xác định
rõ trong Nghị quyết số 29 (kỳ họp lần thứ 8- khóa XI): “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm, tư
tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện
đảm bảo thực hiện… Đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. Từ hướng chỉ đạo
vĩ mô ấy, các thầy cô giảng dạy nói chung, môn Ngữ văn bậc THCS nói riêng cần
phải không ngừng tự học tự bồi dưỡng để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ; đổi mới,
cải tiến phương pháp và chuyên tâm nghiên cứu khoa học để không xa rời thực tiễn
cuộc sống. Theo xu hướng đổi mới chung của giáo dục để áp dụng vào từng môn
học cụ thể. Bản thân tôi thiết nghĩ, kiểu bài văn nghị luận xã hội trong môn Ngữ
văn là vấn đề đáng được quan tâm. Vì nghị luận xã hội đang là một dạng văn còn
mới và khó với học sinh bậc THCS. Mặc dù các tiết dạy cũng như số điểm trong
bài thi không nhiều nhưng cũng là phần quan trọng, giúp học sinh có những hiểu
biết về đời sống để vận dụng vào bài thi. Qua theo dõi trong nhiều năm gần đây,
các đề thi vào lớp 10- THPT, các đề thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh cho HS
khối 9 đều có các câu hỏi của đề văn nghị luận xã hội. Dạng văn nghị luận xã hội sẽ
giúp chúng ta đánh giá được toàn diện năng lực học tập bộ môn Ngữ văn của các
em, buộc các em phải có cái nhìn khác về môn Ngữ văn, về cuộc sống. Ngoài kiến
thức về văn học, cách làm bài nghị luận văn học còn phải biết quan tâm đến đời
sống xung quanh, biết nhìn nhận sự việc, hiện tượng đời sống đến những đạo lý
làm người.
Kinh nghiệm mà tôi đã trình bày là được rút ra từ thực tế giảng dạy bộ môn
Ngữ văn 9 trong những năm trước đây; thông qua việc dự giờ, chỉ đạo hoạt động
chuyên môn và ra đề thi trong những năm gần đây của bản thân mà rút ra được.
Ngõ hầu đúc kết một vài kinh nghiệm để trao đổi, thảo luận cùng với đồng nghiệp
để có cách thức rèn luyện cho học sinh cách làm tốt một bài văn nghị luận xã hội.
Dần xóa đi trong đầu các em sự bức xúc, khó chịu mỗi khi bắt gặp đề bài này; thay
vào đó là sự hào hứng, thích thú và say sưa làm bài để có một kết quả tốt về kiểu
bài văn nghị luận xã hội. Thông qua cách truyền đạt kiến thức của giáo viên thì cần
xác định rõ điểm nhấn là phải biết phân biệt rạch ròi giữa hai kiểu nghị luận xã hội,
đề bài này là nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống hay nghị luận về một vấn đề
tư tưởng, đạo lý; dựa vào dấu hiệu nào để ta xác định được? Các dẫn chứng, cách
lập luận như thế nào cho phù hợp. Đồng thời nó cũng đảm bảo về độ tư duy, nhận
17
thức của lứa tuổi các em (tránh bắt chước người lớn để rồi đôi khi hóa thành “cụ
non” và thầy cô nghĩ rằng em lại coppy của ai thì uổng công mất).
Tóm lại, để làm tốt bài văn nghị luận xã hội học sinh cần nắm chắc ba bước:
Bước 1: nắm được kiến thức xã hội một cách vững chắc và rộng lớn, trong đó đặc
biệt chú ý đến vấn đề đạo đức, những phạm trù về lòng nhân ái, bao dung, những
hành vi của con người trong cuộc sống. Bước 2: Học sinh cần nắm vững dàn bài
của một bài văn nghị luận xã hội, vì có nắm vững thì các ý mới được triển khai đầy
đủ, sâu sắc và bài viết mới được mạch lạc hơn. Bước 3: Thể hiện được cảm xúc của
người viết, tưởng là dạng văn khô khan, nhưng không, nếu bài văn không có sự
mượt mà, uyển chuyển thì không thể thuyết phục được người đọc; đồng thời mới
có thể giúp người đọc thấu cảm được các vấn đề lập luận của mình.
Trên đây là những suy nghĩ mang tính chủ quan và được áp dụng ở đơn vị
nhỏ hẹp của mình nên khó tránh khỏi những thiếu sót hoặc các vấn đề đặt ra chưa
thấu đáo, chưa giải quyết triệt để; hoặc vấn đề đặt ra chỉ phù hợp với đối tượng học
sinh này mà chưa phù hợp với đối tượng học sinh kia. Và cũng có thể đề tài chưa
có gì gọi là mới mẻ cả để đem lại sự đột phá cho người dạy và người học…Tất cả
những thiếu sót đó đều có cả. Trong khuôn khổ cho phép, tác giả xin dừng lại ở
đây, kính mong được các bạn đồng nghiệp góp ý kiến chân thành, bổ ích, lý thú để
giúp tôi và cũng chính là giúp bạn bổ cứu và hoàn thiện hơn để hướng dẫn cho học
sinh cách làm bài văn này đạt hiệu quả tối ưu. Luôn cầu thị và chờ đón sự góp ý
thẳng thắn từ các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị:
- Đối với Phòng GD&ĐT: cần tổ chức và giao chỉ tiêu cho mỗi nhà trường ra
hệ thống đề bài về các kiểu dạng nghị luận xã hội. Từ đó tập hợp thành ngân hàng
đề chuyển qua hộp thư điện tử để các nhà trường tham khảo, thực hiện. Mỗi giáo
viên Ngữ văn góp hai ba đề là chúng ta có cả một ngân hàng đề rất phong phú.
- Đối với các nhà trường: chỉ đạo cho tổ chuyên môn tập trung sinh hoạt
chuyên đề bàn về cách thức hướng dẫn học sinh làm tốt các bài văn nghị luận xã
hội. Tránh tình trạng để các em sợ hãi các kiểu đề văn nghị luận này như lâu nay.
- Đối với mỗi giáo viên: cần tìm kiếm và đọc nhiều tài liệu có liên quan, có
khả năng tổng hợp và khoanh vùng các kiểu dạng có tính chất tương đồng để giúp
các em định hình kiến thức và không bỡ ngỡ trước bất cứ một ngữ liệu được coi là
“mới lạ” nào.
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT
Hậu Lộc, ngày 10 tháng 03 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Phạm Văn Dũng
18
19