Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Hướng dẫn học sinh lớp 9 đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận xã hội theo hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.41 KB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định “ dạy làm văn là chủ yếu
dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành,
sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật được điều mình muốn nói”. Và để “ làm nổi bật được
điều mình muốn nói ” trong bài văn Nghị luận xã hội không phải đơn giản mà cần
một quá trình rèn luyện lâu dài. Nghị luận xã hội là dạng bài đưa người học về gần
hơn với cuộc sống, đồng thời đòi hỏi ở người học khả năng tư duy độc lập, tự chủ,
sáng tạo. Dạng bài này giúp người viết phát huy năng lực bản thân từ tư duy, suy
nghĩ, huy động vốn hiểu biết đến năng lực trình bày một vấn đề xã hội nào đó sao
cho giàu sức thuyết phục. Một trong những yếu tố để làm tốt bài văn nghị luận xã
hội, thuyết phục được người đọc là cách đưa hệ thống dẫn chứng. Song thực tế cho
thấy khi viết bài đa số học sinh còn lúng túng trong lựa chọn dẫn chứng nên thường
mắc một số lỗi: dẫn chứng thiếu chính xác, không đúng trọng tâm, thiếu sự chọn lọc
nên chưa tiêu biểu, có khi lại sa vào kể lể.
Hiện nay có nhiều bài viết, sách tham khảo hướng dẫn về cách làm bài văn
nghị luận xã hội. Tuy nhiên không có tài liệu nào tập trung tháo gỡ khó khăn cho học
sinh về phương pháp đưa dẫn chứng vào bài nghị luận xã hội. Thêm vào đó, mặc du
kiểu bài Nghị luận xã hội học sinh đã được làm quen từ năm lớp 7 song đến năm lớp
9 mới có bài học riêng và thời lượng dành cho kiểu bài này cũng không nhiều (6 tiết)
lại chủ yếu là lý thuyết, ít thực hành. Do vậy phần lớn học sinh viết bài theo lối diễn
thuyết, rất ít liên hệ thực tế, có khi không có dẫn chứng trong bài viết… Chính vì
thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài làm của học sinh, chất lượng bài
dạy.
Những năm qua, kiểu bài Nghị luận xã hội không chỉ được đưa vào trong cấu
trúc đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 mà còn được đưa vào cấu trúc đề thi tuyển
sinh vào Trung học phổ thông, dạng đề này chiếm 3 điểm trong thang điểm 10. Là
giáo viên trực tiếp dạy Ngữ văn 9, tôi nhận thấy Nghị luận xã hội là kiểu bài quan
trọng và có cái khó đặc thu là yêu cầu học sinh phải biết liên hệ thực tế, vận dụng
vốn sống để lập luận, vì thế cần phải biết cách đưa dẫn chứng để bài viết có sức
thuyết phục. Điều đó cũng có nghĩa là thông qua bài văn nghị luận, qua việc đưa dẫn


chứng vào bài viết, học sinh rèn luyện được cả kĩ năng sống và giá trị sống, các em
bày tỏ được thái độ, suy nghĩ, nhận xét…của bản thân trước các vấn đề xã hội một
cách đúng đắn, chân thực và sắc sảo góp phần làm phong phú thêm đời sống tâm
hồn, tình cảm của học sinh. Từ những lí do đó bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi
phương pháp, cách thức hướng dẫn học sinh đưa dẫn chứng vào bài nghị luận xã hội
sao cho hiệu quả. Do vậy, tôi chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp 9 phương pháp
đưa dẫn chứng vào bài nghị luận xã hội theo hướng phát triển năng lực” để
nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao trình độ lí luận cho bản thân và vận dụng linh
hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong thực tiễn giảng dạy nhất là
1


giúp học sinh viết được bài văn nghị luận xã hội sắc sảo, có luận điểm rõ ràng, luận
cứ, luận chứng xác thực, đúng đắn, nhằm nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra một số biện pháp thiết thực, khả thi để phát triển năng lực học sinh và
nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc hướng dẫn học sinh cách thức đưa dẫn
chứng vào bài nghị luận xã hội.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Để bồi dưỡng năng lực làm bài nghị luận xã hội, rèn kĩ năng, cách thức đưa
dẫn chứng vào bài viết của học sinh, tôi tiến hành nghiên cứu:
- Phương pháp dạy - học kiểu bài Nghị luận xã hội.
- Phương pháp dạy - học phát triển năng lực.
-Thực nghiệm ở lớp 9C Trường THCS Lê Hữu Lập – Hậu Lộc – Thanh Hóa.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Thông qua việc nghiên
cứu tài liệu, sách tham khảo liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát năng lực
học sinh qua bài viết.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành qua thực tiễn dạy học.

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, phương pháp kiểm tra, đối chiếu, so
sánh: So sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi vận dụng đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận:
Phương pháp dạy - học theo quan điểm phát triển năng lực nhận thức học sinh
được thể hiện rõ nhất trong Nghị quyết 29/NQ - TW với mục tiêu: Thay đổi
“Phương pháp dạy học từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức hướng dẫn định hướng
phát triển năng lực nhận thức học sinh”. Phương pháp dạy - học theo quan điểm phát
triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú
ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và
nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Dạy
học phải phát huy tính tích cực, tự giác của người học; hình thành, phát triển năng
lực sử dụng sách giáo khoa, năng lực nghe nói, đọc viết, tìm kiếm thông tin…Trên
cơ sở đó học sinh trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.Tăng
cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng
cộng tác nhằm phát triển năng lực xã hội cho các em. Dạy - học theo hướng phát
triển năng lực học sinh được thể hiện rõ nét trong việc dạy - học thể loại văn nghị
luận nói chung và dạng bài Nghị luận xã hội nói riêng bởi dạng bài này tính thực
hành cao, khả năng vận dụng kiến thức đời sống nhiều nên học sinh se vừa nắm
vững nội dung kiến thức bài học vừa trau dồi cho bản thân kĩ năng sống.
Nếu Nghị luận văn học là trình bày nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ
thuật…của tác phẩm văn học thì Nghị luận xã hội là bày tỏ quan quan điểm của
mình trước các vấn đề xã hội; phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các
2


mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội nhằm tạo ra những tác động tích
cực đến con người và mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội mà
cuộc đời xã hội thì muôn màu, muôn vẻ, phong phú, đa dạng nên có rất nhiều góc độ
để soi chiếu. Bài Nghị luận xã hội được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, nó giúp

học sinh nhận thức một cách đầy đủ, cập nhật, khách quan các vấn đề liên quan trực
tiếp đến đời sống hàng ngày. Để từ đó có định hướng đúng đắn cho sự phát triển tích
cực của học sinh theo quy luật vận động của xã hội. Vì vậy học văn nghị luận xã hội
là yêu cầu thiết thực trong quá trình học tập của học sinh THCS.
Những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói
chung, phân môn Tập làm văn nói riêng đã được chú trọng nhiều, nhất là kiểu bài
Nghị luận xã hội. Từ đó mở ra nhiều hướng suy nghĩ mới, yêu cầu giáo viên phải
nghiên cứu vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học trong quá trình giảng dạy để
nâng cao chất lượng dạy học. Một trong số những phương pháp đó là rèn luyện cho
học sinh các kĩ năng viết tốt bài văn nghị luận xã hội. Muốn bài văn nghị luận xã hội
có sức thuyết phục thì không thể không có dẫn chứng thực tế - đây là yêu cầu bắt
buộc bởi không có dẫn chứng thì bài nghị luận xã hội gần như diễn thuyết suông,
thiếu cơ sở thực tế, quá ít dẫn chứng, thiếu tin cậy, lạm dụng dẫn chứng thì bài văn
lại chỉ là sự liệt kê dẫn chứng đơn thuần khiến bài viết bị loãng, vô hồn.Vậy nên, vấn
đề đặt ra là: Lấy dẫn chứng như thế nào là phu hợp? Lấy bao nhiêu dẫn chứng thì đủ
để bài văn thuyết phục nhất? Dẫn dắt dẫn chứng theo quy trình nào thì đạt hiệu quả
nhất? Đây quả là thách thức đối với giáo viên và học sinh trong quá trình hướng dẫn
và làm bài.
Việc lấy dẫn chứng đối với một bài văn Nghị luận xã hội (du là nghị luận về
một tư tưởng, đạo lý hay một hiện tượng đời sống) đều có vai trò đặc biệt quan
trọng. Không có dẫn chứng bài văn se thiếu “chất sống”, thiếu sự sinh động, hấp
dẫn. Quan trọng hơn, nếu thiếu dẫn chứng, những lý le đưa ra se không còn sức
thuyết phục. Lúc đó bài văn chỉ còn là những lời bàn luận chung chung, thiếu cơ sở,
thiếu căn cứ và hoàn toàn mang tính lý thuyết suông. Bài văn nghị luận không thể
chỉ có một dẫn chứng mà cũng không nên đưa tràn lan các dẫn chứng. Việc đưa ra
dẫn chứng bao nhiêu tuy thuộc chúng ta xem xét vấn đề dưới những góc độ, phương
diện, khía cạnh nào, càng nhiều phương diện tất yếu se cần càng nhiều dẫn
chứng.Thông thường cứ đưa ra một luận điểm cần phải có ít nhất một dẫn chứng để
làm sáng tỏ luận điểm đó.
Như vậy: Để học sinh nắm bắt và có khả năng thực hành, vận dụng nhuần

nhuyễn cách thức đưa dẫn chứng trong bài Nghị luận xã hội thì vai trò định hướng
của người giáo viên là vô cung quan trọng. Giáo viên hướng dẫn thế nào, cách thức
hoạt động ra sao se quyết định chất lượng mức độ hiểu bài và vận dụng của học sinh
như thế ấy.Tuy nhiên có giáo viên thành công và có nhiều kinh nghiệm trong việc
hướng dẫn học sinh cách đưa dẫn chứng vào bài viết nhưng cũng có giáo viên chưa
thành công, còn gặp nhiều lúng túng, hoặc định hướng chưa rõ ràng, hoặc hướng dẫn
tràn lan, thiếu trọng tâm dẫn đến chưa phát huy được khả năng tư duy của học sinh.
3


Cách thức hướng dẫn của giáo viên là một trong những yếu tố quyết định chất
lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Thông qua câu hỏi, thông qua những yêu cầu
của giáo viên, học sinh suy nghĩ, phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài học,
kích thích sự sáng tạo của các em, từ đó phát triển tư duy. Vì thế, mỗi giáo viên phải
rèn luyện cho mình có được phương pháp hướng dẫn, gợi mở sao cho học sinh dễ
hiểu, nhớ nhanh, nhớ lâu kiến thức, và có thể thực hành tạo lập được văn bản theo
yêu cầu. Đồng thời rèn luyện cho các em tính tích cực trong học tập, phát triển tư
duy, rèn luyện kĩ năng làm văn và giáo dục tình yêu văn học, yêu cuộc sống, con
người….
2. Thực trạng:
Có rất nhiều người có suy nghĩ rằng, một bài văn nghị luận xã hội chỉ cần đầy
đủ các ý là se đạt điểm cao, tuy nhiên chỉ đủ ý mà không có dẫn chứng thì bài văn
nghị luận xã hội chỉ là một bài diễn thuyết, diễn nôm mà không mang tính thuyết
phục. Dẫn chứng đóng một vai trò không thể thiếu trong bài văn Nghị luận xã
hội.Trên thực tế, có rất nhiều học sinh nắm rất vững các kiến thức cơ bản, tự tin để
giải quyết được các yêu cầu của một đề văn nghị luận xã hội. Tuy nhiên, các em lại
gặp vấn đề trong việc đưa dẫn chứng cho bài văn của mình, phải luôn loay hoay
trong các câu hỏi: lấy dẫn chứng ở đâu? Đưa bao nhiêu dẫn chứng là đủ? Đưa vào
phần nào cho phu hợp? Nên đưa những dẫn chứng như thế nào để mang tính thuyết
phục cao? Có cần phải khai thác sâu dẫn chứng hay không...?

Qua thực tế giảng dạy, bản thân nhận ra một số lỗi thường gặp khi đưa dẫn
chứng trong bài viết của học sinh:
Đưa quá ít hoặc quá nhiều dẫn chứng cho bài văn dẫn đến tình trạng bài văn
thiếu thuyết phục hoặc bị loãng; Lấy dẫn chứng nhưng không phân tích dẫn chứng,
điều này dẫn đến việc dẫn chứng không phát huy được hiệu quả; Lấy dẫn chứng
không cân đối, có những luận điểm có đến hai hoặc ba dẫn chứng nhưng có luận
điểm lại chẳng có dẫn chứng nào dẫn đến bài văn thiếu hài hòa, mất cân đối; Lấy
dẫn chứng một cách chung chung, không tiêu biểu, nổi bật, sáo rỗng hoặc không liên
quan đến vấn đề trình bày…Tựu chung lại, thường khi viết bài nghị luận xã hội
(nhất là dạng bài nghị luận về tư tưởng đạo lý), học sinh dễ mắc phải hai lỗi cơ bản
sau:
Chọn dẫn chứng chưa phu hợp, hoặc dẫn chứng không liên quan đến vấn đề
nghị luận, hoặc dẫn chứng chưa cụ thể, tiêu biểu, xác thực. Lỗi này có nguyên nhân
do học sinh thiếu vốn dẫn chứng, có thể khắc phục bằng cách tổ chức các hoạt động
cho học sinh sưu tầm.
Lỗi thứ hai khó sửa hơn, đó là học sinh tìm được dẫn chứng rồi nhưng viết
dẫn chứng không đạt, chưa biết khai thác sâu dẫn chứng. Lỗi thường gặp nhất vẫn là
sa đà, kể lể. Đối với học sinh khá thì lỗi hay mắc là các em chưa biết liên kết dẫn
chứng với các lí le và với vấn đề nghị luận. Nguyên nhân của lỗi thứ hai này là do
các em viết đoạn văn một cách bản năng, cảm tính, chưa có sự hình dung về trật tự
sắp xếp ý cũng như mối liên hệ giữa các ý trong mạch lập luận của mình.
4


Là người trực tiếp đứng lớp, qua trò chuyện, trao đổi với đồng nghiệp bản
thân tôi nhận thấy rằng: Nghị luận xã hội chiếm vị trí không nhỏ trong chương trình
nhưng để dành thời gian hướng dẫn học sinh cách đưa dẫn chứng vào bài viết thì
không phải giáo viên nào cũng lưu tâm, vốn kiến thức đời sống của học sinh còn
nghèo, nên việc vận dụng để viết bài của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều
đồng nghiệp có kinh nghiệm trong giảng dạy cũng khẳng định: “ Hướng dẫn học

sinh cách đưa dẫn chứng vào bài nghị luận xã hội ” se mang lại kết quả khá cao, tạo
được hứng thú học tập cho học sinh song se mất thời gian mà thời lượng dành cho
dạng bài nghị luận xã hội không nhiều. Bản thân cũng có tư tưởng ngại hướng dẫn,
thường hay cho rằng các em tự tích lũy được.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới dạy – học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường
THCS nói chung và trường THCS Lê Hữu Lập nói riêng cung với sự góp ý của tổ
chuyên môn, của đồng nghiệp và nhằm phát triển năng lực học sinh, khơi dậy hứng
thú học tập, sự yêu thích văn chương nhất là khả năng vận dụng kiến thức thực tế
đời sống vào tạo lập văn bản nghị luận xã hội, chúng tôi đã soạn giáo án bồi dưỡng
và lên lớp để thực nghiệm đề tài của mình và đã thu được kết quả tích cực.
3. Giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện:
a. Giải pháp thực hiện:
Để thực hiện thành công đề tài, tôi đã sử dụng một số giải pháp sau:
* Giải pháp 1: Hiểu rõ vai trò của dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội
để hướng dẫn học sinh cách thức đưa dẫn chứng vào bài viết sao cho hiệu quả.
* Giải pháp 2: Nghiên cứu và lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực,
tích hợp cung với việc ứng dụng công nghệ thông tin để bài dạy đạt kết quả cao.Vận
dụng kĩ thuật dạy học tích cực, sử dụng hình thức tổ chức dạy học hợp lí, linh hoạt,
đa dạng phong phú có sức hấp dẫn phu hợp với đặc trưng bài học, trình độ học sinh
và điều kiện trường lớp.
* Giải pháp 3: Khai thác nhiều nguồn tài nguyên dạy học (Sách tham khảo,
kiến thức trên mạng Internet,vốn sống, kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp...)
để thiết kế giáo án, giảng dạy trên lớp.
* Giải pháp 4: Lên kế hoạch cụ thể trong việc hướng dẫn học sinh tích lũy
kiến thức, sắp xếp tư liệu có thể làm dẫn chứng theo chủ đề, số lượng dẫn chứng
trong bài viết như thế nào là đủ, hướng khai thác, phân tích dẫn chứng sao cho hiệu
quả.
b.Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Hiểu được những lợi ích thiết thực của việc phát triển năng lực qua hướng dẫn
học sinh đưa dẫn chứng vào bài nghị luận xã hội ở trường THCS, việc đầu tiên là

khơi dậy trong các em tình yêu với môn Ngữ văn tiếp đến là những thay đổi về
phương pháp: Thực tế, hữu ích với mục tiêu là học sinh biết vận dụng kiến thức đời
sống vào việc tạo lập văn bản theo yêu cầu, sử dụng c©u tõ, c¸ch diÔn ®¹t
chÝnh x¸c, dÔ hiÓu, ng¾n gän mµ râ rµng. Từ đó phát huy năng lực tiếp
cận và xử lí thông tin, phát huy năng lực trình bày và góp phần bồi dưỡng tâm hồn
5


các em hướng tới cái đẹp. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện
một số biện pháp sau:
* Biện pháp 1: Giúp học sinh nhận thức rõ vai trò của dẫn chứng trong
bài Nghị luận xã hội:
Sức mạnh của văn nghị luận xã hội là sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, sự
thuyết phục của lập luận và sự sắc sảo trong cách đưa dẫn chứng. Việc lấy dẫn
chứng cho một bài văn nghị luận xã hội có vai trò vô cung quan trọng, kể cả nghị
luận xã hội về một tư tưởng đạo lí hay nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
Dẫn chứng là chứng cứ làm chỗ dựa cho lập luận. Dẫn chứng là “chất sống”, mang
lại sự thuyết phục cũng như tính sinh động và hấp dẫn cho bài văn.Tuy nhiên, đối
với học sinh lớp 9, tích lũy kiến thức văn học là việc làm thường xuyên nhưng việc
tích lũy, bồi đắp kiến thức cuộc sống, những hiểu biết xã hội còn bị xem nhẹ trong
khi đó các lĩnh vực đời sông làm đề tài cho bài văn nghị luận xã hội rất đa dạng, nên
kiến thức phục vụ cho bài làm của học sinh là vô cung phong phú. Vì vậy, giáo viên
cần giúp học sinh nhận thức rõ vai trò của dẫn chứng trong bài nghị luận xã hội để
các em hiểu và vận dụng có hiệu quả trong bài làm của mình.
* Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh tích lũy dẫn chứng
Muốn có được hệ thống dẫn chứng cụ thể, xác thực trong bài viết thì yêu cầu
người viết phải có vốn hiểu biết rộng, chịu khó tìm hiểu, học hỏi, đọc tài liệu...song
nếu không được định hướng cụ thể thì học sinh cũng se rất lúng túng ở khâu này. Vì
thế vai trò hướng dẫn của người thầy là hết sức quan trọng. Có thể định hướng học
sinh huy động kiến thức từ các nguồn sau đây:

Kiến thức từ sách vở: Chủ yếu từ báo chí, sách tham khảo về các lĩnh vực của
cuộc sống, từ văn học, lịch sử, khoa học, tôn giáo, sách về gương người tốt việc
tốt…"Hạt giống tâm hồn", "Hạt giống hạnh phúc", "Suy nghĩ của những người trẻ",
… Điều quan trọng là cung các em tìm và lựa chọn sách cần thiết để học, biết cách
đọc, biết hệ thống hóa kiến thức.
Kiến thức từ đời sống: Hiểu biết, tích lũy từ đời sống hàng ngày của bản thân
người viết, yêu cầu học sinh có thói quen quan sát cuộc sống, những hoạt động, sự
việc, những vấn đề từ cuộc sống xung quanh quan trọng hơn là biết suy nghĩ, suy xét
những gì mình nghe được, quan sát được. Trên cơ sở đó, biết lựa chọn, nắm bắt lấy
bản chất vấn đề.
Kiến thức từ trải nghiệm bản thân, đây se là ví dụ minh họa sống động, có sức
thuyết phục nếu nó được vận dụng vào bài văn một cách tự nhiên, chân thành.
Nhưng, điều quyết định là giáo viên hướng dẫn và khơi dậy trong các em ý
thức quan sát, tìm hiểu, để tâm đến những vấn đề của đời sống xã hội; biết cách ghi
chép, để vận dụng sao cho hiệu quả. Vì vậy, hãy theo dõi và cập nhật thông tin qua
chương trình thời sự, các trang báo uy tín, tìm hiểu về các vĩ nhân, danh nhân,...để
chuẩn bị cho mình một vốn dẫn chứng giàu có, đa dạng, thuyết phục và sắc sảo. Các
dẫn chứng thường là:
6


+ Các sự thật lịch sử và đời sống, bao gồm các sự kiện lịch sử, cuộc đời các
nhân vật kiệt xuất, các nhà văn hóa của dân tộc và của thế giới, những nhà phát minh
vĩ đại, các sự kiện đời sống được nhiều người biết…
+ Các tư tưởng, lý luận của những nhà tư tưởng lớn như Khổng Tử, Các Mác,
Hồ Chí Minh,…
+ Các số liệu khoa học được công bố trên các báo, tạp chí về dân số, về số
lượng HS trong cả nước, về thu nhập quốc dân, về sự phát triển kinh tế, kĩ thuật,…
Các định lý, định luật khoa học,…
+ Các câu tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn, châm ngôn,… kết tinh trí tuệ của

dân gian và nhân loại, …
Ví dụ: Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm dẫn chứng theo chủ đề:
- Chủ đề về nghị lực sống :
+ Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã
vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà
diễn thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. Anh nổi
tiếng với phương châm “Cuộc sống không giới hạn”.
+ Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hung: Với cơ thể chỉ khoảng 20
kg, nhưng có sự thông minh và nghị lực sống phi thường, năm 2003, Công Hung đã
đứng ra mở một trung tâm tin học dành cho người có hoàn cảnh như mình. Trung
tâm của Công Hung đã giúp nhiều người khuyết tật tại Nghệ An xóa bỏ mặc cảm,
mở ra cơ hội việc làm và tương lai tươi sáng hơn cho họ. Năm 2006, anh được Trung
ương Đoàn bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc, được mệnh
danh là “Hiệp sĩ công nghệ thông tin”. (Báo nguoiduatin.vn)
+ Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội
mu, điếc người Mỹ. Bà là người mu điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một trường
cao đẳng.Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng Keller vẫn
là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. Trong Thế chiến
thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ. Bà dành
trọn cuộc đời cho Hội người mu Mỹ.
- Chủ đề về lòng nhân ái, bao dung, sự tha thứ.
+ Thay vì trừng phạt những kẻ bại trận (Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ
nô lệ), trong buổi lễ sau khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc, Abraham Lincoln đã phát
biểu: “Chúng tôi không ác tâm với bất kỳ ai, hãy để chúng tôi nỗ lực làm trọn công
việc của mình để hàn gắn đất nước.
+ Phan Thị Kim Phúc, “Cô gái Napalm” trong bức ảnh gây chấn động thế giới
về chiến tranh VIệt Nam, đã phải chịu những vết thương sâu sắc cả về thể xác lẫn
tinh thần. Khi trưởng thành, Kim Phúc đã tha thứ cho những người ở bên kia chiến
tuyến, những kẻ đã trực tiếp gây ra những nỗi đau cho cô. Kim Phúc nói: Sự tha thứ
giải thoát tôi khỏi lòng thù hận. Vẫn còn nhiều vết sẹo trên thân thể tôi, và sự đau

đớn vẫn kéo dài trong nhiều ngày, nhưng tâm tôi nay đã được an lành.
- Chủ đề về bảo vệ môi trường - Những con số biết nói về môi trường :
7


+ 14 chiếc túi ni lon được làm ra tổn phí nhiên liệu bằng lượng xăng dầu cho
một chiếc ô tô chạy 1 km.
+ 10 triệu USD là ngân sách nhà nước Việt Nam chi cho vấn đề rác thải hàng
năm, trong khi không tiến hành phân loại và tái chế rác gây lãng phí 9 triệu USD
(gần 140 tỉ đồng)
+ Trong 130 năm qua nhiệt độ trái đất tăng 0.40 độ C
+ Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á về các chỉ
số môi trường ổn định.
* Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách đưa dẫn chứng vào bài văn nghị
luận xã hội
- Số lượng dẫn chứng
Nếu bài văn nghị luận xã hội thiếu dẫn chứng thì những lí le đưa ra chỉ là lý
thuyết suông, mang tính chung chung, thiếu cơ sở. Do đó bài văn se không thể nào
thuyết phục hoàn toàn được người đọc. Tuy nhiên, nếu đưa dẫn chứng quá nhiều,
tràn lan thì lí le của bài se bị mờ nhòa, bài văn se bị loãng đi đáng kể. Vậy, đưa bao
nhiêu dẫn chứng vào một bài văn nghị luận xã hội là đủ ?
Việc đưa dẫn chứng vào một bài văn nghị luận xã hội không được quy định cụ
thể. Số dẫn chứng đưa vào phải tuy thuộc vào độ dài ngắn của bài văn cũng như yêu
cầu trực tiếp của đề ra. Trong một bài văn nghị luận xã hội không thể chỉ có một dẫn
chứng nhưng cũng không nên đưa dẫn chứng tràn lan. Phải dựa vào các khía cạnh
của bài văn để lấy dẫn chứng.Thông thường cứ đưa ra một lý le, luận điểm cần phải
có ít nhất một dẫn chứng để làm sáng tỏ lý le đó.
Ví dụ:
Để làm sáng tỏ cho vấn đề nghị luận: “Người nấu bếp, người quét rác cũng
như thầy giáo, kỹ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau. ( Hồ Chí

Minh) thì trong phần phân tích, chứng minh ở thân bài ít nhất học sinh phải nêu ra
hai khía cạnh tương đương hai luận điểm và đưa ra dẫn chứng để làm rõ hai luận
điểm đó.
- Luận điểm thứ nhất: Nghề nào cũng cao quý, mỗi nghề nghiệp đều nảy sinh
từ nhu cầu xã hội nên có đặc điểm, vị trí riêng, không thể thay thế trong đời sống xã
hội.
Chứng minh cho luận điểm này cần đưa ra dẫn chứng bằng cách thử đặt giả
thiết nếu bây giờ không có những người lao công quét rác, không có những người
nấu bếp, không có những người thợ thủ công…, xã hội se thiếu hụt điều gì ? Người
lao công làm sạch đường phố, bảo vệ môi trường; người thợ thủ công làm ra ngững
sản phẩm phục vụ đời sống con người bằng bàn tay khéo léo, tài hoa của mình…nếu
không có họ ắt xã hội se không thể phát triển.
- Luận điểm thứ hai: Con người làm vẻ vang nghề nghiệp, làm nghề gì, người
lao động cũng cần nhiều thời gian và công sức, có thể là lao động cơ bắp, cũng có
thể là lao động trí óc. Nhưng dù là công việc gì, họ cũng đã đóng góp sức lao động
chân chính của mình để xây dựng xã hội. Do vậy, họ đáng được tôn vinh.
8


Để làm rõ cho khía cạnh này, học sinh có thể đưa ra dẫn chứng về những
cuộc thi “Vua đầu bếp” để tôn vinh những người đầu bếp nấu ăn ngon hay những
cuộc thi “Khéo tay hay làm” để tôn vinh những người thợ giỏi. Điều đó chứng tỏ
những công việc tưởng chừng như bình thường vẫn được tôn vinh nếu người làm
việc cố gắng hết sức…
Các em nên lấy dẫn chứng liên quan trực tiếp vấn đề nghị luận và là dẫn
chứng ngoài đời sống chứ không phải trong các tác phẩm văn chương, lấy dẫn chứng
gần gũi với đời sống học sinh. Khi lấy dẫn chứng ngoài đời sống lại phải ưu tiên dẫn
chứng nóng hổi, có tính thời sự, tiêu biểu.
- Phân bố dẫn chứng phù hợp
Thông thường, với mỗi luận điểm, lí le chúng ta se lấy dẫn chứng để làm sáng

tỏ cho luận điểm đó. Tuy nhiên nếu không lựa chọn đúng lí le cần đưa và phân tích
sâu dẫn chứng thì se làm bài viết bị mờ nhòa hoặc đi sai trọng điểm. Do đó cần lựa
chọn và phân bổ dẫn chứng trong toàn bài văn một cách hợp lí, đúng trọng tâm,
trọng điểm. Trong cấu trúc bài văn nghị luận xã hội không phải phần nào cũng cần
dẫn chứng. Đối với bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, phần cần nhiều dẫn
chứng nhất chính là nêu thực trạng. Còn đối với dạng bài nghị luận về một tư tưởng,
đạo lý, phần phân tích, chứng minh phải có dẫn chứng đi kèm.
Đối với phần thân bài là trọng tâm của cả bài, do đó cần chú trọng đưa dẫn
chứng vào phần này, tập trung phân tích để thấy được điểm nhấn của bài. Ngoài ra,
phần kết luận thường đưa ra suy ngẫm, liên hệ với bản thân…do đó ở phần này cũng
nên đưa dẫn chứng vào để tăng thêm tính thuyết phục và sinh động cho bài văn.
- Những dẫn chứng mang tính thuyết phục cao
Trước hết, dẫn chứng đưa vào bài văn phải là những nhân vật, sự việc, hiện
tượng tiêu biểu trong xã hội, được nhiều người quan tâm và thừa nhận. Đó có thể là
các nhân vật lịch sử, những người được nhiều người biết đến như: Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Bethoven, Thomas Edison,Nick Vujicic…cũng có thể là những vấn đề nổi
cộm, đang được đông đảo mọi người quan tâm như: bạo lực gia đình, ô nhiễm môi
trường…
Thứ hai, dẫn chứng đưa vào bài văn phải phu hợp với lí le dẫn chứng mà nó
làm sáng tỏ. Không thể trình bày lí le, luận điểm một đằng rồi lại đưa dẫn chứng một
nẻo.
Muốn lập luận thuyết phục, người viết phải biết lựa chọn dẫn chứng theo các
tiêu chí sau đây:
Dẫn chứng phải phu hợp với yêu cầu khẳng định của luận điểm. Nội dung của
luận chứng phải thống nhất với nội dung của luận điểm.
Dẫn chứng phải xác thực. Khi nêu dẫn chứng, người viết cần biết chính xác về
nguồn gốc, các số liệu, các sự kiện, tiểu sử nhân vật…Biết không chắc chắn thì chưa
vội sử dụng. Tuyệt đối không được bịa đặt dẫn chứng.
Dẫn chứng phải tiêu biểu. Nếu chọn chi tiết về nhân vật thì chọn chi tiết tiêu
biểu nhất cho cuộc đời của nhân vật ấy.

9


Dẫn chứng phải vừa đủ, đáp ứng yêu cầu chứng minh toàn diện cho luận
điểm.
Cuối cung, dẫn chứng cần phải mới mẻ. Nên cố gắng khai thác khía cạnh nội
dung mới của dẫn chứng.
Khi sử dụng dẫn chứng vào bài văn nghị luận, người viết cần lưu ý: Trước hết
phải giới thiệu dẫn chứng, có trường hợp cần chỉ ra nguồn gốc của luận cứ ( số liệu
lấy ở đâu, mẩu chuyện của ai, trích từ sách nào… ) Cần trích dẫn chính xác. Nhớ
nguyên văn thì đặt trong ngoặc kép, nhớ đại ý thì chuyển thành lời gián tiếp. Dẫn
nhân vật thì lược thuật cuộc đời và hoạt động của nhân vật…
* Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh khai thác sâu dẫn chứng.
Trong một bài văn nghị luận, dẫn chứng đóng vai trò củng cố cho sức thuyết
phục của lập luận. Tuy vậy, dẫn chứng không phải là minh họa vô hồn, mà dẫn
chứng cũng có thông điệp riêng của nó. Nếu biết khai thác sâu dẫn chứng thì bài văn
nghị luận xã hội không chỉ đúng mà còn có điểm nhấn và tạo ấn tượng cho người
đọc.Vậy thế nào là khai thác sâu dẫn chứng? Đó là việc khai thác dẫn chứng theo các
công đoạn:
Chọn dẫn chứng phu hợp với luận điểm, đảm bảo các yêu cầu: cụ thể,tiêu
biểu, xác thực.
Chọn chi tiết đắt giá trong dẫn chứng để khai thác nhằm tô đậm dẫn chứng:
Chi tiết đắt giá là những yếu tố nhỏ thuộc về câu chuyện, nhân vật, sự kiện được
chọn làm dẫn chứng song phải có sự liên quan chặt che đến vấn đề nghị luận, đến
luận điểm mà nó đang làm rõ; khái quát được vấn đề mà người viết muốn khai thác;
gây được ấn tượng mạnh cho người đọc; được người viết xử lý hợp lí.
Chọn cách viết phu hợp để khai thác giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật
của dẫn chứng. Cách tốt nhất là tạo chất văn khi phân tích dẫn chứng. Bui Ngọc Quý
cho rằng: “tình ấy gốc văn, tình chật hẹp thì văn kia xơ cứng , vì vậy vun đắp cái
tình khi làm văn là yêu cầu tất yếu xuất phát từ trải nghiệm và cảm xúc của người

viết để hướng đến và tác động vào cảm xúc của người đọc; cảm xúc chân thành,
mãnh liệt, nhiệt huyết; hành văn trôi chảy, lôi cuốn, dung từ chính xác, biểu cảm,
diễn đạt giàu hình ảnh, văn phong trong sáng đặt dẫn chứng vào hệ thống kiến thức
khoa học để phân tích và soi chiếu.
Chẳng hạn: Bàn về quan niệm của nhà thơ Thanh Huyền“Hạnh phúc ở trong
những điều giản dị” trong bài thơ “Hạnh phúc”. Một học sinh đã viết đoạn văn bình
luận với lí le sắc bén, dẫn chứng tinh chắt xuất phát từ sự trải nghiệm của bản thân,
bằng tình cảm chân thành với những người thân yêu...với lối viết giàu hình ảnh:
“ Thời gian, sự trải nghiệm sẽ khiến bạn thấu nhận sâu sắc rằng những hạnh
phúc giản dị đời thường mới là nguồn sức mạnh lớn lao nhất giúp ta vững bước qua
những thử thách lớn lao của cuộc đời. Vòng tay ấm áp của mẹ là thế giới bình yên
mênh mông; sự động viên khích lệ của cha làm ta vững bước, cái ôm của bạn bè là
sự sẻ chia khiến ta ấm lòng để nụ cười lại nở trên môi... Đôi khi ta chạy theo những
ảo ảnh xa vời, tìm kiếm hạnh phúc ở nơi xa tít mà quên đi rằng những điều bình dị
10


tồn tại ngay bên cạnh mình mới là hạnh phúc... Hạnh phúc không chỉ là đích đến mà
là một cuộc hành trình. Hãy biết nâng niu trân trọng những điều giản dị, nhỏ bé để
xây dựng hạnh phúc vững bền!”
Quả thực, Cảm xúc là sức mạnh của dẫn chứng. Bài Nghị luận xã hội chỉ sâu
sắc và thực sự đọng lại trong lòng người đọc nếu nó tác động cả vào lí trí và trái tim.
Rõ ràng, nếu muốn hấp dẫn người đọc hãy viết thư tâm tình với họ, không gì buồn
nản hơn và mệt mỏi hơn khi phải đọc bài được viết ra một cách ơ hờ. Hãy để trái tim
lên tiếng – đó là sức hấp dẫn tuyệt vời của nghị luận xã hội nói riêng và các kiểu bài
nói chung!
* Tổ chức thực nghiệm
Trước khi thực nghiệm đề tài này tôi tổ chức khảo sát chất lượng học sinh lớp
9C bằng đề bài (thời lượng 30 phút): “Sự tha thứ giúp con người tìm được sự thanh
thản trong tâm hồn” ?

Kết quả là đa số học sinh còn lúng túng không biết sử dụng dẫn chứng vào bài
làm, có học sinh đưa dẫn chứng bằng tấm gương biết tha thứ cho lỗi lầm của người
khác nhưng chỉ mang tính minh họa, chưa biết phân tích dẫn chứng, thậm chí có học
sinh không đưa được dẫn chứng vào bài viết. Cụ thể:
Sĩ số học sinh: 26
Khai thác sâu dẫn chứng
Đưa dẫn chứng vào bài
Không đưa dẫn chứng vào
viết
bài viết
SL
%
SL
%
SL
%
0
0
18
69
8
31
Khi thực nghiệm đề tài này tôi đã triển khai thực hiện tiết dạy bồi dưỡng với
chuyên đề : Rèn kĩ năng đưa dẫn chứng vào bài Nghị luận xã hội.
A. Mức độ cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố và nắm vững kiến thức về dạng nghị luận xã hội.
Cách đưa dẫn chứng vào bài nghị luận xã hội sao cho hiệu quả.
B .Trọng tâm kiến thức kĩ năng :
1. Kiến thức :
- Học sinh hiểu rõ thế nào là dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội. Vai trò của

dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đưa dẫn chứng vào bài viết. Biết vận dụng kiến thức xã hội và đời
sống để viết bài nghị luận xã hội theo yêu cầu.
- Kĩ năng sống: Thu thập và xử lí thông tin; kĩ năng giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn
đề.
3. Thái độ:
- Có ý thức quan sát đời sống, tham khảo tài liệu, thu thập tư liệu làm dẫn chứng cho
bài nghị luận xã hội.
C. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Soạn bài, máy chiếu.
11


* Học sinh: Chuẩn bị bài, sưu tầm dẫn chứng về các chủ đề: Cho và nhận; ghị
lực sống, vượt khó để thành công nhờ đam mê…
D. Tiến trình các hoạt động dạy – học.
Bài mới:
I.Lý thuyết:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
1. Dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội:
Thế nào là dẫn chứng ? Vai - Dẫn chứng: Chứng cứ làm chỗ dựa cho lập luận.
trò của dẫn chứng trong bài - Vai trò: Dẫn chứng là “chất sống” trong bài văn
văn Nghị luận xã hội ?
nghị luận xã hội.
- HS làm việc cá nhân.
Những yêu cầu của dẫn - Yêu cầu của dẫn chứng: Chọn lọc, tiêu biểu, xác
chứng?
thực, tinh chắt….

-HS thảo luận nhóm nhỏ
– trình bày – GV nhận xét –
chốt ý
Cách thức khai thác sâu dẫn - Cách khai thác sâu dẫn chứng:
chứng?
* Phân tích ví dụ:
- GV trình chiếu ví dụ
Luận điểm: Sống là cho đi
( Đoạn văn)
Kỉ niệm đáng nhớ của
Lí le: Sống là cho và nhận, ta đã
Beethoven không phải là
nhận -> phải cho đi
giây phút vinh quang mà là
trong một ngày u buồn vì
DẪN CHỨNG: BEETHOVEN
tình yêu dang dở, ông đã cất
lên tiếng dương cầm trầm
lắng để thương cho ước
Giúp cô gái mu “thấy” được ánh
mong của cô gái mù muốn
trông được mặt hồ đêm dưới ( Tái hiện DC) trăng bằng tiếng đàn của mình
trăng. Tiếng đàn đã giúp cho
người con gái tội nghiệp kia
Sống là cất tiếng đàn cho
một lần duy nhất trong đời ( Bình luận DC)
vui buồn nhân loại.
thấy được bằng trái tim ánh
trăng huyền ảo. Bản sonat
“Ánh trăng” vĩ đại đã ra đời

Sống là cho tất cả nhận
như thế. Sống không phải chỉ
( Chốt ý bám đề ) về bình yên
cất lên tiếng đàn của hoan
ca, của ảo não riêng tư, mà
là để cất lên tiếng đàn cho
nỗi vui buồn của nhân loại.
12


Sống, là như thế, cho tất cả
và nhận về bình yên. ( Lâm
Hoàng Phúc )
Hãy chỉ ra luận điểm và hệ
thống luận cứ của đoạn văn ?
Người viết đã tái hiện và
bình luận dẫn chứng như thế
nào ?
GV trình chiếu sơ đồ rỗng,
yêu cầu HS làm việc nhóm
và và điền theo yêu cầu.
Dựa vào sơ đồ hãy rút ra kết
luận về cách triển khai dẫn
chứng?
- HS làm việc cá nhân
– trình bày – GV chốt ý.

* Kết luận:
Với mỗi dẫn chứng thường triển khai theo 3 thao
tác:

+ Tái hiện dẫn chứng: Tóm tắt những chi tiết quan
trọng nhất liên quan đến luận điểm.
+ Bàn luận dẫn chứng: Phân tích, đánh giá ý nghĩa
của dẫn chứng.
+ Chốt ý bám đề: Chỉ rõ luận điểm biểu hiện thế nào
trong dẫn chứng.
II. Thực hành cách đưa dẫn chứng:
Bài tập 1: Hãy so sánh ba cách đưa dẫn chứng cho đề bài “ Sự tha thứ giúp con
người tìm được sự thanh thản trong tâm hồn” và rút ra nhận xét về cách đưa dẫn
chứng của từng trường hợp?
( Trình chiếu các đoạn văn)
* Cách 1: Sự tha thứ giúp con người tìm được sự thanh thản trong tâm hồn. Như
Phan Thị Kim Phúc “Cô gái NaPalm” đã tha thứ cho ngững kẻ đã gây ra nỗi đau
cho mình.
( Bài làm của học sinh )
Cách viết này không đạt vì dẫn chứng còn chung chung, chưa đáp ứng được
thông tin mà luận điểm yêu cầu, do vậy không thể củng cố được cho luận điểm.
Phan Thị Kim Phúc đã tha thứ như thế nào? Sự tha thứ ấy có ý nghĩa gì? Tại sao sự
tha thứ ấy lại mang đến sự thanh thản trong tâm hồn cô? Đây là những thông tin còn
thiếu.
* Cách 2: Sự tha thứ giúp con người tìm được sự thanh thản trong tâm hồn. Điển
hình như Phan Thị Kim Phúc “Cô gái NaPalm” trong bức ảnh nổi tiếng của nhiếp
ảnh gia Nick Út. Chịu những vết thương đau đớn đến không tưởng gây ra bởi bom
NaPalmvà phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật khủng khiếp vậy mà thật ngạc nhiên
cô đã tuyên bố cho những kẻ đã gây ra bi kịch cho cô bởi với cô “Tha thứ quan
trong hơn chiến tranh. Với Phúc tha thứ là để xoa dịu những vết thương trong quá
khứ, để cô bỏ qua những nỗi đau quá khứ, vượt lên những vết sẹo trên da thịt và
những sang chấn trong tinh thần để hướng tới cho hiện tại và tương lai. Và như thế
13



tha thứ không chỉ giúp buông bỏ những gánh nặng tội lỗi của kẻ tội đồ mà trước hết
trả lại sự an yên trong tâm hồn.
( Bài làm của học sinh )
Cách viết thứ hai này tốt hơn và đạt yêu cầu vì đã đáp ứng đầy đủ thông tin
còn thiếu mà cách viết thứ nhất chưa làm rõ được. Tuy nhiên dẫn chứng này không
đọng lại trong tâm trí người đọc vì nó đơn thuần chỉ là sự minh họa cho luận điểm.
Đây là cách viết thường thấy của học sinh hiện nay.
* Cách 3: Sự tha thứ giúp con người tìm được sự thanh thản trong tâm hồn. Điển
hình như Phan Thị Kim Phúc “Cô gái NaPalm” trong bức ảnh nổi tiếng của nhiếp
ảnh gia Nick Út.Chịu những vết thương đau đớn đến không tưởng gây ra bởi bom
NaPalmvà phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật khủng khiếp vậy mà thật ngạc nhiên
cô đã tuyên bố tha thứ cho những kẻ đã gây ra bi kịch cho cô.Tôi nhớ mãi bức ảnh
Phúc chụp trên bìa tờ tạp chí Time của Mỹ với một bên là bờ vai trần hằn in vết sẹo
chiến tranh, còn bên kia, đôi mắt cô hiền từ dõi về đứa con đang say ngủ trong vòng
tay cô. Bức hình ấy đã nói lên tấ cả, rằng vết sẹo đau đớn của chiến tranh mãi mãi
chỉ là quá khứ, chỉ nằm sau lưng, còn với Phúc hiện tại và tương lai chính là mầm
sống hạnh phúc cô đang ẵm trên tay. Với cô hiện tại và tương lai quan trọng hơn
quá khứ, tha thứ quan trọng hơn chiến tranh, sự sống quan trọng hơn cái chết và
chính sự tha thứ của cô đã gieo vào cuộc đời một hạt mầm của sự sống, tình yêu và
niềm hạnh phúc.
( Bài làm của học sinh giỏi )
Lối đưa dẫn chứng ở cách thứ ba này tốt hơn cả vì ngoài việc đáp ứng các yêu
cầu cơ bản của dẫn chứng người viết đã biết xoáy sâu vào một chi tiết làm điểm
nhấn: Bức ảnh của Phúc trên tạp chí Time. Chi tiết này là chi tiết có ý nghĩa biểu
tượng, gây ấn tượng mạnh nên đã khắc sâu vào tâm trí người đọc.
Bài tập 2: Hãy lập sơ đồ phân tích dẫn chứng và viết đoạn văn phân tích dẫn
chứng cho luận điểm “Cuộc sống phải trải qua khó khăn”?
a. Chuẩn bị dẫn chứng:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà sưu tầm dẫn chứng theo chủ đề

cho trước bằng các gợi ý:
- Chủ đề: Vượt khó để thành công bằng đam mê và quyết tâm theo đuổi sự
đam mê (đi theo con đường của riêng mình, nỗ lực ngay cả khi vấp phải nhiều khó
khăn, thất bại, luôn sáng tạo và mơ ước hơn thế..)
- Gợi ý: + Sưu tầm qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, internet
những tấm gương nổi tiếng trên thế giới hoặc trong nước đã thành công nhờ niềm
đam mê và tinh thần vượt khó vươn lên như: Bill Gates; Picasso; Franclin….
Sau một tuần chuẩn bị, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tìm tài liệu,
tích lũy kiến thức, các em đã có nhiều tư liêu liệu về những tấm gương thành công
nhờ đam mê, vượt khó vươn lên tiêu biểu như:
+ Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ ông đã say
mê toán học, từng đậu vào nghành luật của trường đại học Harvad nhưng với niềm
14


say mê máy tính ông đã nghỉ học và cung với một người bạn mở công ty Microsoft.
Vượt qua nhiều khó khăn ông đã trở thành người giàu nhất hành tinh và hiện nay
ông giành 95% tài sản của mình để làm từ thiện.
+ Thuở thiếu thời Picasso là một hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Pa ris. Đến lúc
chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cung. Ông thuê sinh viên
dạo các cửa hàng tranh và hỏi " Ở đây có bán tranh của Picaso không?". Chưa đầy
một tháng tên rtuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán được và nổi
tiếng từ đó.
+ Hàng triệu năm dài con người sống trong phấp phỏng lo sợ bởi sấm sét kinh
hoàng. Franclin nhà bác học Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi.
Công việc đó có thể gây ra cái chết cho ông bất cứ lúc nào. Sau nhiều năm đương
đầu với sấm sét, năm 1752 Franklin đã thành công.
b. Khai thác dẫn chứng:
Sau khi học sinh đã chuẩn bị dẫn chứng ở nhà, đến lớp giáo viên hướng dẫn
học sinh cách khai thác dẫn chứng qua hệ thống câu hỏi và dựa trên cơ sở sơ đồ ở

phần I. Cụ thể:
- Xác định luận điểm ? Có thể dùng mấy dẫn chứng cho luận điểm này ? Lựa
chọn dẫn chứng tiêu biểu? Chi tiết đắt giá của dẫn chứng là chi tiết nào? Hãy bình
luận dẫn chứng? Chốt ý bám đề như thế nào? Hãy viết thành đoạn văn phân tích
dẫn chứng hoàn chỉnh ?
- Dưới sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên, học sinh đã tập khai thác dẫn chứng
theo sơ đồ (Trình chiếu sơ đồ trống để học sinh điền thông tin) và viết đoạn văn phân
tích dẫn chứng. Có rất nhiều đoạn văn viết tốt, dưới đây là các bài làm tiêu biểu:
Luận điểm: Cuộc sống phải trải qua khó
khăn thử thách
Lí lẽ: Khó khăn, thử thách giúp ta
sống đôc lập, khẳng định bản thân
DẪN CHỨNG: BILL GATES
Chọn con đường riêng:bỏ học đại học mở công ty

( Tái hiện DC )
( Bình luận DC)

Phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách

( Chốt ý bám đề )

Du sóng gió cuộc đời không ít nhưng
Bill Gates đã thành công và hạnh phúc.

15
Luận điểm: Sống là cho đi


…Ta không khó để tìm những con người như vậy giữa cuộc sống muôn hình

vạn trạng này. Đó là chủ tịch tập đoàn Microsoft: Bill Gates. Chọn ngã rẽ khác thay
vì học đại học, ông đã xây dựng cho mình một thương hiệu riêng bằng chính sức
mình để rồi ông trở thành tỷ phú nổi tiếng thế giới còn hãng Microsoft thì được công
chúng biết đến và sử dụng rộng rãi. Dù sóng gió trong cuộc đời Bill Gates không ít
nhưng ông chọn cho mình hướng đi riêng để thành công và phải chăng, ông đã tự
tìm hạnh phúc riêng cho mình ?
( Bài làm của học sinh Nguyễn Linh Chi – lớp 9C )
Tương tự như vậy, học sinh Lại Hoàng Thảo Đan – Lớp 9C đã sử dụng hai
dẫn chứng trong đoạn và phân tích dẫn chứng khá sắc sảo:
Thành công hay chiến thắng đạt được sau một quá trình gian nan, thử thách
của cuộc sống sẽ là tiền bạc, danh vọng hoặc địa vị song điều vô giá nhất mà chúng
ta có được chính là những bài học kinh nghiệm, sự chiến thắng bản thân, dù hoàn
cảnh nghiệt ngã biết bao. Bền bỉ như Thomas Edison thất bại 10000 lần trước khi
sáng chế ra bóng đèn điện – phát minh có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc sống toàn
nhân loại. Táo bạo như Picasso trong hoàn cảnh khốn khó, đã đem những đồng bạc
cuối cùng đánh cược vận may, Picasso thuê người đến khắp các cửa hàng tranh trên
nước Pháp để hỏi mua:“Ở đây có bán tranh của Picaso không ?”.Nhờ vậy ông đã
trở thành người họa sĩ lừng danh vào cuối thế kỉ XX. Cuộc đời của Thomas Edison
và Picasso đều khẳng định một chân lí: Cuộc đời không trải hoa hồng nhưng chính
nghị lực vươn lên nghịch cảnh của cuộc sống đã làm nên những đóa hoa tỏa hương
thơm…
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
Cũng với đề bài “Cuộc sống phải trải qua khó khăn” tôi yêu cầu học sinh viết
bài văn hoàn chỉnh ( thời gian 30 phút – tương ứng với câu nghị luận xã hội trong đề
thi tuyển sinh PTTH và thi học sinh giỏi các cấp ). Kết quả cụ thể:
* Sĩ số học sinh: 26
Khai thác sâu dẫn chứng
Đưa dẫn chứng vào bài
Không đưa dẫn chứng vào
viết

bài viết
SL
%
SL
%
SL
%
17
65.3
6
20
0
0
Qua chấm bài của học sinh bản thân nhận thấy: Sau khi hướng dẫn học sinh
sưu tầm các dẫn chứng, hướng dẫn cách sử dụng, khai thác dẫn chứng tôi nhận thấy
các em làm bài tốt hơn. Bài viết lập luận chặt che, xác thực với những dẫn chứng cụ
thể trong cuộc sống đời thường. Những tấm gương giúp các em hoàn thiện mình
hơn, những số liệu làm các em phải suy nghĩ và biết đưa ra hành động tích cực, để
tạo nên sức hút cho bài làm. Học sinh đã biết vận dụng kiến thức đời sống để tạo lập
văn bản, có em viết được những đoạn văn nghị luận xã hội sắc sảo, giàu sức thuyết
phục. Điều đáng mừng là các em đã biết lựa chọn dẫn chứng, biết đưa vào phần nào
của văn bản, nhất là các em đã khắc phục được lỗi chung chung, đưa dẫn chứng hời
hợt, các em đã hình thành thói quen khai thác sâu dẫn chứng để tạo ra sức sống của
16


dẫn chứng trong bài nghị luận xã hội. Một số học sinh giỏi đã biết “tạo chất văn” khi
viết nghị luận xã hội: lập luận chặt che, lí le sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, tinh chắt,
cảm xúc sâu lắng, lối viết đầy nhiệt huyết...Điều đó chứng tỏ: Với cách thức tổ chức,
hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng đưa dẫn chứng vào bài nghị luận xã hội như trên đã

thực sự mang lại hiệu quả, chất lượng bài làm được nâng lên rõ rệt. Học sinh biết tạo
lập một văn bản nghị luận xã hội hoàn chỉnh có sự sáng tạo, có chất văn vì thế vốn
kiến thức của các em cũng được mở rộng. Giáo viên trong nhóm Ngữ văn dự giờ
góp ý,chấm bài của học sinh đánh giá là giờ dạy thực sự đổi mới về phương pháp,
đổi mới cách thức tổ chức dạy hoc, vừa sức với đối tượng học sinh.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Hướng dẫn học sinh kĩ năng đưa dẫn chứng vào bài văn Nghị luận xã hội là
một trong những yêu cầu quan trọng giúp học sinh tích lũy kiến thức, rèn luyện kĩ
năng làm bài văn Nghị luận xã hội nói riêng và bài văn nghị luận nói chung;
Phương pháp hướng dẫn như trên làm cho giờ học trở nên sinh động hơn vì học sinh
được tham gia tích cực vào quá trình tiếp nhận kiến thức. Gắn học tập với cuộc sống
hàng ngày, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống sinh động là mục
đích dạy - học phát triển năng lực học sinh hướng tới nhằm rèn kĩ năng sống, năng
lực sống tự lập ở học sinh. Vì vậy, thông qua đề tài nghiên cứu này, tôi hi vọng se
góp phần nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ
thông; giúp học sinh yêu thích bộ môn và tích cực vận dụng kiến thức đời sống vào
quá trình học tập của các em.
2. Kiến nghị:
* Đối với giáo viên:
- Không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời
mở cho sự tìm tòi, sáng tạo trong cách tiếp nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm
được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.
- Giáo viên không ôm đồm kiến thức mà biết lựa chọn những nội dung mang
sức nặng rõ nhất, thiết thực nhất, có ý nghĩa giáo dục để hướng dẫn học sinh. Đồng
thời phải kịp thời nắm bắt, điều chỉnh lối viết của học sinh, thường xuyên chấm chữa
bài cho các em để nắm bắt năng lực học sinh, tổ chức cho học sinh tham khảo bài
viết của nhau tự rút kinh nghiệm; tham khảo bài viết hay của học sinh đội tuyển để
học sinh tự tích lũy kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho bản thân các em.
- Phương pháp đưa dẫn chứng vào bài Nghị luận xã hội: cần một lối đi riêng

để mang thông điệp cuộc sống vào đời sống học tập của học sinh, giúp các em tìm
thấy hơi thở cuộc đời trong từng trang viết để các em thêm yêu cuộc sống, yêu bộ
môn Ngữ văn.
* Đối với học sinh:
- Cần thay đổi thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi “làm bài” theo
lối tái hiện, sao chép, lâu dần se thui chột năng lực tư duy sáng tạo.
17


- Chủ động phát huy khả năng tự hoc, thu thập và xử lí thông tin, tự tìm tòi
kiến thức phục vụ cho việc khám phá và lĩnh hội kiến thức. Trước hết học sinh hãy
tạo cho mình thói quen phân tích vấn đề mỗi ngày, biết lắng nghe âm điệu cuộc sống
để làm phong phú tâm hồn mình từ đó thêm yêu cuộc sống, yêu văn chương.
- Tích cực thực hành, mạnh dạn vận dụng kiến thức thực tiễn cuộc sống vào
việc học văn nghị luận.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Hậu Lộc, ngày 21 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết :

Cao Thị Hằng

18


Văn nghị luận xã hội là gì?

Nghị luận là thể loại văn học dùng lí lẽ, phán đoán để bàn luận về một vấn đề xã hội. Vấn đề được
đưa ra như một câu hỏi cần có giải đáp, luận bàn đúng sai, khẳng định, bác bỏ các vấn đề để giúp
cho người đọc nhận ra được chân lí, đồng tình và chia sẻ quan điểm với mình.Sức mạnh của văn
nghị luận xã hội là sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm để trình bày , sự thuyết của lập luận. Văn
nghị luận xã hội là những bài văn lấy chủ đề về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của văn nghị
luận xã hội rất rộng mở. Blog chuyenvan.net tổng hợp các bài văn nghị luân xã hội hay về các chủ
đề trong xã hội. vấn đề Xã hội – chính trị, các hiện tượng trong xã hội, thiên nhiên, môi trường…

19



×