Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đổi mới cách ra đề tự luận để nâng cao chất lượng dạy học trong trường THCS ở huyện triệu sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.87 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU……………………………………………....................
1.1. Lý do chọn đề tài………………………………….......................
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………….
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………..........................
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………........................................
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm……………………
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……………………
2.1. Cơ sở lí luận và thực trạng của việc ra đề đánh giá chất lượng

TRANG
………...2
………...2
………...4
………...5
………...5
...………6
………...6

học sinh trong các nhà trường hiện nay……….................................. ……….6
2.2. Những yêu cầu về cách ra đề theo hướng đổi mới để phát huy
năng lực học Văn của học sinh. ……………………………………... ……… ..7
2.3. Một số kinh nghiệm khi ra đề và một số đề bài theo tinh thần
đổi mới………………………………………………………………. ……….11
2.4. Giới thiệu một số bài văn, đoạn văn làm đề theo cách đổi
mới…………………………………………………………………...

...……..12

2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân và hoạt
động giáo dục………………………………………………………... ……….14


3. KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ……………………………………….. ……….15
3.1. Kết luận: …………………………………………………........... ………15
3.2. Kiến nghị:……………………………………………………….. ……….16
Tài liệu tham khảo…………………….……………………………..

……….17

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Môn Văn có một vị trí đặc biệt trong nhà trường. Nó là môn học gắn bó
nhiều nhất với nghệ thuật - một hoạt động kỳ diệu của con người, một lĩnh vực
1


của tình cảm, của trực giác, của tưởng tượng và của cái đẹp…Mục đích của việc
dạy văn ở trường phổ thông phải được quan niệm lại cho chính xác hơn. Học
văn không chỉ là học những tri thức về ngôn ngữ, về lí luận, về lịch sử văn
chương mà quan trọng là bồi dưỡng và phát triển năng lực văn ở mỗi con người.
Năng lực văn này bao gồm năng lực tư duy và năng lực cảm xúc, năng lực thể
hiện tức là năng lực nói, viết, diễn đạt cảm nghĩ của mình trong một văn bản…
và cuối cùng là năng lực cảm thụ, tức là khả năng tiếp nhận tác phẩm, thưởng
thức cái hay, cái đẹp. Phát triển năng lực văn là phát triển năng lực sống, phát
triển cá nhân và do đó là phát triển con người, năng lực làm người hiểu theo
nghĩa bao quát nhất của nó. Học văn vừa là học, vừa là sống. Trong cái sống đó,
tri thức, điều học là cần, nhưng chưa phải là cái bao quát nhất… Ở nhà trường,
môn Văn là môn hấp dẫn nhất vì ở đây không chỉ có các khái niệm, sự kiện mà
còn có số phận con người, có buồn vui, có cái đẹp. Nếu khi rời ghế nhà trường,
nhờ học thuộc một số kiến thức nào đó về văn chương mà có được mảnh bằng
tốt nghiệp, nhưng các em vẫn không viết được một lá đơn cho đúng văn phạm,
không thảo nổi một tờ báo cáo công việc và cao hơn nữa, không có khả năng

nhạy cảm với cái xấu, cái đẹp, không biết tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật một
cách sáng tạo, một cách có văn hóa thì đó chính là cái lỗi mà môn Văn phải gánh
trách nhiệm nặng nề. Tình trạng này hiện nay có lẽ ai cũng thấy, nhưng sửa chữa
thì dường như vẫn chưa được bao nhiêu.
Để nâng cao chất lượng môn Văn ở trường phổ thông cần phải giải quyết
cả một hệ thống những vấn đề từ lí luận cơ bản, phương pháp, đến tổ chức, cơ
sở vật chất, chính sách chế độ…trong tiến hành triển khai cải cách giáo dục. Ở
đây tôi chỉ đề cập đến việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh trong môn Văn, cụ thể là đổi mới cách ra đề tự luận để nâng cao chất lượng
môn Văn trong nhà trường. Trên thực tế nhiều năm qua, việc đổi mới cách ra đề
tự luận đã mang lại hiệu quả trong dạy học ngữ văn cấp trung học cơ sở ở huyện
Triệu Sơn.
Trong quá trình đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới THPT, THCS nói
riêng, mục tiêu, nội dung giáo dục đã được đổi mới, đáp ứng nhu cầu mới của
nền kinh tế xã hội đang phát triển. Việc đổi mới phương pháp dạy học được chú
trọng và xem như một khâu đột phá quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục.
Đổi mới dạy học cần hình thức kiểm tra tương xứng với nó để tạo ra động lực
thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Để đáp ứng những mục tiêu mới của giáo dục, việc kiểm tra đánh giá cũng phải
đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh nhằm phát triển trí thông
minh, sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ
năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ
2


của học sinh trước những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống phức tạp hiện nay.
Kiểm tra đánh giá có vai trò, ý nghĩa đối với cả học sinh và giáo viên vì qua
kiểm tra đánh giá sẽ giúp cho giáo viên bộ môn, các nhà quản lý giáo dục và bản
thân học sinh có những thông tin xác thực để có tác động kịp thời nhằm điều
chỉnh và bổ sung phương pháp trong quá trình dạy và học. Không đổi mới kiểm

tra đánh giá thì tất cả trở nên vô nghĩa.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một mắt xích quan trọng
trong quá trình đào tạo. Kiểm tra đánh giá có hệ thống và thường xuyên sẽ cung
cấp kịp thời những thông tin cần thiết giúp học sinh tự điều chỉnh hoạt động học,
giúp giáo viên có thông tin phản hồi để điều chỉnh và hoàn thiện quá trình dạy
để từ đó nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường phổ thông.
Do yêu cầu đặc trưng bộ môn nên kiểm tra, đánh giá trong môn ngữ văn
nhằm mục đích đánh giá học sinh một cách toàn diện về hai năng lực đọc hiểu
văn bản và tạo lập văn bản, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện các
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và cảm xúc thẩm mỹ. Những năng lực này đã được
cụ thể hóa trong chuẩn chương trình môn học với những yêu cầu cần đạt trên cả
ba mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Như chúng ta đã biết, làm văn là một môn học quan trọng ở trường phổ
thông, có nhiệm vụ đào tạo năng lực tổng hợp cho học sinh, bao gồm năng lực
tư duy, năng lực viết, biểu đạt tình cảm, giao tiếp có hiệu quả trong đời sống.
Mọi học sinh đều có tư tưởng, tình cảm và nhu cầu biểu đạt tư tưởng, tình cảm
của mình trong giao tiếp. Môn làm văn dạy kĩ năng giúp học sinh biểu đạt, giao
tiếp có hiệu quả. Vì vậy, đề làm văn rất quan trọng giúp học sinh thể hiện được
điều đó. Song, từ khi thay sách, cũng như cải cách chương trình sách giáo khoa,
mặc dù đã có nhiều thay đổi về kiến thức cũng như phương pháp nhưng hầu như
trong các nhà trường, việc đổi mới cách ra đề thi, kiểm tra của giáo viên trong
quá trình dạy học cũng đang là một vấn đề nan giải. Họ coi đó là “chuyện bình
thường”, thậm chí xem thường việc đánh giá năng lực học tập của học sinh. Cho
nên dẫn đến hiện tượng, đề có khi rất khó, có khi lại rất dễ nhưng điều quan
trọng là các đề thi chưa phát huy tính sáng tạo ở học sinh, chưa giúp cho các em
có hứng thú với môn học, chưa đáp ứng yêu cầu của thời đại và mục tiêu môn
học. Trong khi đó, một trong những yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo
khoa đã và đang thực hiện là cần tiến hành đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung,
phương pháp và kiểm tra đánh giá. Nếu không đổi mới kiểm tra, đánh giá thì tất
cả đều trở nên vô nghĩa, mọi sự phấn đấu cũng trở thành con số không. Đổi mới

đánh giá kết quả học tập của học sinh cần dựa trên nhiều phương diện như bài
kiểm tra thường kì, bài kiểm tra cuối năm, cuối khóa, chuyển cấp,....Chính vì
vậy, bài kiểm tra đánh giá lại càng đóng vai trò quan trọng, nó đánh giá cả quá
3


trình học tập, giảng dạy, không những thế bài kiểm tra còn khẳng định năng lực
của học sinh. Hiện nay, trên thị truờng sách có bán rất nhiều sách kiểm tra đánh
giá, hay trên mạng vô số ngân hàng đề thi học sinh giỏi, đề kiểm tra thường
xuyên…nhiều giáo viên coi đó là “cẩm nang” cho cuộc đời đi dạy của mình,
không chịu đầu tư, không cần nắm thực tế của học sinh trong lớp, nhiều giáo
viên chỉ biết cóp nhặt các đề thi trên mạng tải về rồi cắt dán, “xào xáo” tùy tiện,
lộn xôn... đến giờ kiểm tra cứ sẵn đề thi cho học sinh ghi, rồi làm bài, không
nghĩ đến chất lượng đề đó như thế nào, có khi không biết đến sai, đúng, biểu
điểm thì thừa, thiếu…Đứng trước thực tại đó, là một chuyên viên của phòng
Giáo dục và Đào tạo Triệu Sơn, trực tiếp phụ trách bộ môn ngữ văn trung học cơ
sở, trong đó có việc chịu trách nhiệm trong việc tuyển chọn, ôn luyện đội tuyển
học sinh giỏi môn ngữ văn cho huyện tham gia dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Hơn nữa, bản thân tôi đã từng có nhiều năm đứng lớp dạy bộ môn ngữ văn ở các
trường trung học cơ sở và cũng nhiều năm liên tục đứng đội tuyển bồi dưỡng
học sinh giỏi các khối lớp ở các trường trung học cơ sở nên tôi hiểu rất rõ về
chất lượng thực sự trong việc làm bài văn tự luận của học sinh hiện nay. Trước
bao nổi băn khoăn, trăn trở làm thế nào để nâng cao thành tích cho đội tuyển học
sinh giỏi môn ngữ văn cho huyện nhà, mà quan trọng hơn là làm sao để nâng
cao chất lượng dạy và học môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông, nâng cao
khả năng làm bài văn tự luận cho học sinh trung học cơ sở. Với tất cả mục đích
và ý nghĩa đó tôi quyết định viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm trên cơ sở là kinh
nghiệm được đúc rút từ những năm tháng giảng dạy môn ngữ văn ở hai ngôi
trường hàng đầu của huyện ( Trường THCS Triệu Thị Trinh và trường THCS
Dân Lực) cũng như nhiều năm liên tục ra đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn trong

các kỳ thi học sinh giỏi của huyện. Trên cơ sở phát triển đề tài “ Đổi mới cách
ra đề tự luận để nâng cao dạy học môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở ở huyện
Triệu Sơn” mà tôi đã áp dụng nhiều năm nay, tôi mạnh dạn báo cáo kinh nghiệm
về cách ra đề thi, đề kiểm tra đối với dạng đề tự luận đã mang lại hiệu quả trong
dạy và học môn ngữ văn ở các nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện
Triệu Sơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, mục đích của tôi là góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn Ngữ văn cũng như nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn ngữ
văn của huyện, thông qua việc ra đề thi, kiểm tra ở dạng câu tự luận. Vì vậy, tôi
sẽ nghiên cứu sâu vào các thể loại văn như : Nghị luận, biểu cảm, tự sự, miêu tả,
thuyết minh...trong chương trình THCS. ở từng thể lọai, tôi đưa ra cách thức ra
đề thi với các hình thức khác nhau để học sinh có nhiều điều kiện mà phát huy
4


tinh thần học tập, sáng tạo trong quá trình tiếp cận môn Ngữ văn theo tinh thần
đổi mới .
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tôi chọn mang phạm vị hẹp ( cách ra đề thi, kiểm tra ) để đánh giá
việc rèn luyện môn Tập làm văn. Do vậy, khách thể của đề tài chính là học sinh
cấp trung học cơ sở, và đi sâu, cụ thể hơn là những em học sinh tham gia dự thi
học sinh giỏi môn văn. Đây là đối tượng mà khả năng sáng tạo rất tốt, song cần
phải có người định hướng, hướng dẫn. Nếu không làm được điều này thì sẽ thiêu
chột dần tinh thần sáng tạo trong học môn Ngữ văn, mất đi khả năng cảm thụ cái
hay, cái đẹp trong cuộc đời, các em sẽ rất ngại đến với môn Văn.
Về đối tượng nghiên cứu: Để làm được đề tài này, tôi nghiên cứu cách ra
đề thi cho 5 thể loại học ở chương trình THCS, đó là:
-Văn tự sự.
-Văn miêu tả.

-Văn nghị luận.
-Văn biểu cảm.
-Văn thuyết minh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đây là kinh nghiệm của bản thân khi tiến hành ra đề để đánh giá chất
lượng của học sinh trong quá trình học. Cho nên, tôi làm bằng cách:
- Dùng sách giáo khoa, tìm hiểu chuẩn kiến thức kỹ năng, các thể loại
văn, đặc biệt một số đề trong các giờ kiểm tra, các bài thi, bài làm ôn luyện để
khám phá mà có cách ra đề thi một cách thích hợp.
- Tham khảo một số cách ra đề của các nhà viết sách, đặc biệt trong sách
thiết kế, các loại sách bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng kiếu văn, các dạng
đề mới, đề hay được cập nhật trên mạng Internet … để có một cách đánh giá
hợp lí nhất phù hợp với đối tượng học sinh, phát huy được tính tư duy độc lập và
sáng tạo của học sinh.
- Đọc kĩ các bài viết của học sinh được làm theo dạng đề mở trong các kỳ
thi học sinh giỏi cấp huyện; các bài viết trong dịp ôn luyện tập trung của đội
tuyển học sinh giỏi của huyện…để có cái nhìn khái quát, toàn diện về khả năng
cảm thụ văn của học sinh huyện nhà. Từ đó, để có cách ra đề phù hợp, sáng tạo,
kích thích và phát huy được năng lực viết văn của học sinh.
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

5


Từ đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình được viết những năm trước là
“Đổi mới cách ra đề tự luận để nâng cao chất lượng dạy học trong trường THCS
ở huyện Triệu Sơn”, nay tôi phát triển thêm về mục đích nghiên cứu cũng như
cụ thể và đi sâu hơn đối tượng nghiên cứu. Nếu trước đây, mục đích nghiên cứu
của tôi là nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn trong trường THCS
nói chung; cũng như đối tượng nghiên cứu là toàn bộ các em học sinh trường

THCS trong huyện, thì ở báo cáo sáng kiến kinh nghiệm lần này, tôi nghiên cứu
sâu hơn về đối tượng là những em học sinh tham gia dự thi học sinh giỏi môn
ngữ văn 6,7,8,9 cấp huyện, cụ thể hơn là những em trong đội tuyển học sinh giỏi
môn ngữ văn lớp 9 trong quá trình ôn luyện đội tuyển tập trung trên huyện, với
mục đích là nâng cao thành tích đội tuyển học sinh giỏi môn ngữ văn của huyện
trong kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 cấp tỉnh.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận và thực trạng của việc ra đề đánh giá chất lượng học sinh
trong các nhà trường hiện nay.
Trong quá trình đổi mới sự nghiệp giáo dục, việc đổi mới phương pháp
dạy học và kiểm tra đánh giá là giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng dạy
học nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung. Đây là một yêu cầu
vừa cấp bách vừa lâu dài, đòi hỏi phải chỉ đạo chặt chẽ, liên tục và phải động
viên mọi sự kiên trì nỗ lực sáng tạo của đội ngũ giáo viên, lôi cuốn sự hưởng
ứng của đông đảo học sinh. Để tạo điều kiện thực hiện hiệu quả chủ trương đổi
mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, phải từng bước nâng cao trình
độ đội ngũ giáo viên, mà đầu tiên là phải đổi mới cách ra đề theo hướng phát
triển năng lực học sinh. Trong những năm gần đây, do sự đổi mới của chương
trình, sách giáo khoa Ngữ văn cũng đã được thay đổi theo tinh thần chung, xu
thế chung của xã hội. Cách đổi mới nhằm mục đích để học sinh có điều kiện học
tập tốt hơn, yêu môn học hơn nhưng cao hơn nữa là thế hệ trẻ có điều kiện tiếp
cận nhanh chóng với thời đại. Đã đổi mới nội dung, phương pháp học môn Ngữ
văn thì việc đổi mới ra đề để đánh giá là một việc làm tất yếu - đó là sự đổi mới
đồng bộ. Song, thực chất của việc này lại không như vậy, giáo viên ở các nhà
trường hầu như vẫn “bình thản” với việc ra đề như cũ, coi việc ra đề thi là
chuyện bình thường, miễn làm sao các em học có điểm là được còn không quan
trọng xem đề đó có đổi mới hay không, học sinh đã tiếp thu và sáng tạo theo tinh
thần đổi mới hay chưa? Gần như đa số giáo viên lấy đề gợi ý có sẵn trong sách
hoặc ở một số sách hướng dẫn sẵn hay đề trên mạng, họ chưa mạnh dạn đưa ra

6


các kiểu đề mới, đặc biệt với đề hướng “ mở” để phát huy năng lực sáng tạo, để
học sinh tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng của các em. Có lẽ một mặt do đề này ra
khó, giáo viên khó ra, hướng làm cũng khó. Mặt khác, giáo viên tâm lí ngại, sợ
học sinh không làm được thì mất công ra đề khác rồi phải chấm lại...Do vậy mà
học sinh chưa được thử sức với những dạng đề “lạ”, chưa phát huy tiềm năng tư
duy ở học sinh, chưa phát huy tối đa cách học văn ở học sinh, làm giảm ưu thế
của môn học trong giới trẻ. Các em hầu như có tâm lí ngại học văn, sợ làm văn.
Làm bài phải theo ý thầy, cô dạy nếu không sẽ bị điểm kém, hoặc nếu sáng tạo
không theo ý thì cũng như vậy... Mặt khác, khi ra đề văn tự luận, người ra đề
thường tuân thủ một vài “mẫu” rất quen thuộc, với tâm lí “ chắc ăn”, miễn là yên
ổn, êm thấm, không gây ra những phiền toái, tránh được dư luận khen, chê ồn
ào...Kết quả là kì thi nào, hoặc các giờ kiểm tra nào..., quanh đi quẩn lại chỉ một
số tác phẩm quen thuộc, một vài kiểu đề na ná như nhau, năm sau chỉ thay đổi
vài chữ so với năm trước...Nói tóm lại, việc đổi mới cách ra đề để đánh giá học
sinh trong các nhà trường hầu như chưa được cải tiến, còn mang tính hình thức.
Hay nói cách khác, môn Ngữ văn cũng chưa được “ cải thiện” bao nhiêu.
2.2. Những yêu cầu đối với câu hỏi tự luận theo hướng đổi mới để phát huy
năng lực học Văn của học sinh.
Trong cuốn “ Tài liệu bồi dưỡng” dùng cho cán bộ quản lí và giáo viên về
biên soạn đề kiểm tra, xây dựng câu hỏi và bài tập môn Ngữ văn thuộc chương
trình phát triển giáo dục trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra 10 yêu
cầu đối với câu hỏi tự luận:
1. Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
2. Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và
số điểm tương ứng;
3. Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống
mới;

4. Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
5. Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách
thực hiện yêu cầu đó;
6. Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
7. Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn và ghi nhớ những khái niệm
thông tin;
8. Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu
cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;
9. Câu hỏi nên gợi ý về: độ dài của bài luận; thời gian đề viết bài luận; các
tiêu chí cần đạt;
7


10. Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan
điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa
trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan
điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Trong đề tài của mình tôi mạnh dạn đưa ra các yêu cầu đối với câu hỏi tự
luận theo tinh thần đổi mới, cụ thể như sau:
1. Đổi mới hình thức và nội dung câu hỏi:
- Đổi mới về hình thức: có nghĩa cấu trúc đề phải ngắn, phải thoáng chứ không
nhất thiết là phải đầy đủ câu cú, dài dòng.
- Đổi mới nội dung: khi ra một đề tự luận, giáo viên phải tính đến độ vừa sức,
bám sát vào chương trình, nhưng quan trọng là phải tạo điều kiện để học sinh
được nói những lời chân thật, tự đáy lòng. Đề làm văn phải gợi những điều
muốn nói chứ không phải những điều thầy cô muốn nghe, muốn đọc, hoặc phải
đi theo “đường mòn” mà thầy cô cung cấp. Đề ra phải tạo cho học sinh thói quen
tự nghĩ ra ý và viết bài văn thể hiện ý kiến của mình. Làm văn đích thực là
không phải làm theo ý người khác. Có ra đề theo hướng này thì mới chấm dứt
tình trạng học sinh làm văn đua nhau giở tài liệu, sách hướng dẫn hoặc các bài

văn mẫu...bán trên thị trường. Kiểu ra đề cũ sẽ tạo cho các em thói quen ỷ lại,
không chịu tìm tòi, không có tính độc lập, sáng tạo mà chỉ sao chép. Do đó mà
kiến thức về môn học trống rỗng, khi thi cử “ sợ thi”.
Khi ra đề tự luận, giáo viên cần nắm một số dạng đề như:
+ Đề có mệnh lệnh.
+ Đề mở ( chỉ nêu đề tài, chủ đề mà không ra mệnh lệnh ).
+ Đề có kèm theo tư liệu ( như 1 thông tin, 1 câu chuyện, một đoạn văn...)
Dù ở dạng đề nào thì giáo viên cũng phải biết đưa ra hướng mở để học
sinh được sáng tạo trong quá trình làm văn. Chúng ta chủ trương học sinh làm
văn có sáng tạo nhưng không thể yêu cầu học sinh sáng tạo như người lớn. Viết
được bài văn có ý tứ, phù hợp với đề là một sáng tạo. Trong bài viết, học sinh
biết sử dụng các kiến thức đã học đúng lúc, đúng chỗ cũng là một sáng tạo. Bài
viết nếu có những câu, những ý giống như trong sách giáo khoa hay tài liệu
tham khảo cũng không sao. Học tập ban đầu là cần phải bắt chước mẫu, sau đó
biết làm khác với mẫu, dần dần khi đã viết quen tay, đối mặt với các vấn đề mới
trong cuộc sống yếu tố bắt chước tự nhiên sẽ rụng rơi. Vì vậy, giáo viên không
nên câu nệ quá trong quá trình chấm bài, cần phải biết tôn trọng việc sáng tạo
của học sinh, dù sự sáng tạo đó chỉ là rất nhỏ, phải nâng niu, trân trọng ý mà học
sinh tìm ra.
2. Chú trọng vào những đề bài bàn về vấn đề xã hội.

8


Với đề này sẽ giúp học sinh có khả năng độc lập suy nghĩ trước một vấn đề của
xã hội, đời sống; một hình thức giáo dục tư tưởng, tình cảm trực tiếp, hữu hiệu;
một cách thức tuyệt vời để chống sao chép và chống học thuộc văn mẫu. Viết
những đề này, hầu như học sinh chỉ biết dựa vào “chính mình”, huy động năng
lực suy nghĩ của chính mình mà không thể trông chờ vào một loại “ phao cứu
sinh” nào. Biết bao hiện tượng, con người và cuộc sống, biết bao câu danh ngôn

kim cổ, đông tây đáng để cho học sinh suy nghĩ, bàn luận, trình bày cách hiểu
của mình... Hơn nữa, với dạng đề này còn cung cấp cho học sinh vốn kiến thức,
giúp cho học sinh hoàn thiện về nhân cách, biết tìm đến chân lí, đạo lí làm
người, biết hướng thiện, biết tìm về cái đẹp. Một trang văn, một câu chuyện đến
với các em còn hơn vạn lời giáo huấn. Đặt các em vào trong các tình huống của
đề bài sẽ là liều thuốc giúp các em hình thành tốt nhân cách, có cái nhìn sâu sắc
về bản thân, về trách nhiệm với cộng đồng, biết quan tâm, chăm lo cho người
khác. Nói như vậy, không có nghĩa là không cho các em làm đề nghị luận về văn
chương. Loại đề này cũng cần, song vừa giúp các em có kĩ năng làm văn lại vừa
giáo dục các em về đạo đức thì hãy giành nhiều cho nghị luận xã hội.
Ví dụ: Giáo viên có thể ra các đề như sau cho học sinh khối 8, 9:
+ Đề bài: “Viết bài văn thể hiện cảm xúc của em trước chiến thắng của
đội tuyển U23 Việt Nam trước U23 Iraq ngày 20/1 trong khuôn khổ giải vô địch
U23 châu Á năm 2018, từ đó nêu suy nghĩ về ý nghĩa chiến thắng trong việc
khơi gợi giáo dục về tinh thần chiến đấu và tình yêu Tổ quốc”.
+ Đề bài: Nhà văn Quách Mạc Nhược cho rằng: Mặt trời mọc rồi lại lặn,
mặt trăng tròn rồi lại khuyết, nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào chúng ta
thì còn lại mãi mãi.
Nhà bác học Đác - Uyn chia sẻ: Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị
một chút, tôi đều thu nhận được bằng cách tự học.
Còn bạn nghĩ sao?
+ Đề bài: Trong buổi giao lưu, trò chuyện với những thủ khoa tốt nghiệp
xuất sắc của các trường đại học, học viện ở Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã
chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành
công”.
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên…
Hoặc với học sinh lớp 6. 7 có thể ra các dạng đề sau:
+ Viết cảm nghĩ về đội tuyển U23 Việt Nam ở giải U23 châu Á năm 2018
+ Loài cây em yêu.
+ Chuyện về những Thánh Gióng ngày nay.

+ Cảm nghĩ về đôi bàn tay mẹ…
Loại đề mở này là một loại đề khó vì loại đề này đòi hỏi học sinh cần sáng
tạo, biết nêu những suy nghĩ cá nhân, không dựa vào tài liệu có sẵn...và làm đáp
9


án cũng khó mà chi tiết, cụ thể được. Loại đề này đúng là phù hợp với học sinh
giỏi hơn. Song, không phải học sinh nào cũng giỏi văn và không phải tất cả các
kì thi, các bài kiểm tra đều chỉ nhằm chọn học sinh giỏi.
3. Kết hợp dạng đề thông thường và dạng đề “ mở”.
Trong 1 đề thi, bao giờ cũng có 2 dạng đề để học sinh lựa chọn. Với những học
sinh học giỏi văn, các em có thể được thử sức mình bằng các đề khó, còn với
những em học trung bình hoặc yếu có thể làm các dạng đề thông thường. Có như
vậy, giáo viên mới khuyến khích được những đối tượng học sinh yêu văn, mới
đánh giá đúng năng lực của học sinh trong lớp, mới phân hóa để chọn đúng đối
tượng ( nếu như thi học sinh giỏi ). Những đề văn mở sẽ khơi dậy hứng thú học
và làm bài của học sinh, tạo ra một không gian mở cho các em mặc sức bay
bổng, tưởng tượng và sáng tạo. Kiến thức văn học trong nhà trường được tích
lũy, giờ đây có dịp được phát biểu ra theo cảm nhận và suy nghĩ riêng của mình.
Và mỗi bài văn khi đó sẽ là 1 tác phẩm nhỏ của từng em, là tiếng nói riêng của
từng em, không ai giống ai như 1 vườn hoa nhiều hương sắc. Chỉ có điều, khi ra
đề văn “ mở”, giáo viên cần quan niệm cho đúng đắn về vấn đề: mở như thế nào,
mở đến đâu và điều quan trọng là các đề văn mở phải gắn với kiến thức văn học
như thế nào chứ không thể thoát li hoặc tách rời với những điều dã học trong
chương trình. Tốt nhất khi ra loại đề này, giáo viên nên nghiên cứu kĩ, đề “mở”
phải nghiêng về cuộc sống nhưng lại phải xuất phát từ văn học.
Ví dụ đề văn: Hình ảnh người thầy đáng kính trong truyện “ Buổi học cuối
cùng”. Suy nghĩ của em về những bài học sâu sắc mà An-phông-xơ Đô-đê muốn
gửi lại cho tuổi trẻ gần xa.
Đây là 1 loại đề vừa bám vào tác phẩm văn học nhưng lại nghiêng về suy

nghĩ trong cuộc sống. Với những đề này học sinh vừa nắm lại kiến thức đã học,
vừa phát biểu những suy nghĩ của riêng mình về quan niệm, về tình yêu quê
hương đất nước mà biểu hiện là yêu tiếng mẹ đẻ.
Tuy nhiên, như trên đã nói, làm được các kiểu đề này là rất khó, cho nên
giáo viên phải cho học sinh tập dượt dần từng bước để làm quen. Và vì vậy,
trong quá trình ra đề bao giờ cũng phải có 2 đề để cho học sinh lựa chọn
Trong một bài kiểm tra, phần tự luận giáo viên có thể ra 2 đề để học sinh
có quyền được chọn 1 như:
Đề 1: Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn
thì rạng”.
Đề 2: “ Lòng trung thực là chương đầu tiên của quyển sách học làm người”
(Hạt giống tâm hồn ).
Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng ba mươi dòng tờ giấy
thi), trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
10


Cả 2 đề trên thuộc dạng đề mệnh lệnh, nghị luận về vấn đề xã hội nhưng ở
đề 1 đó là dạng đề nghị luận thông thường, học sinh chỉ dùng một số thao tác
nghị luận thông thường, áp dụng kiến thức thầy cô đã cung cấp sẵn và có thể
viết tương đối dễ. Nhưng ở đề thứ 2, đây là dạng đề mở, yêu cầu học sinh phải
có sự nhìn nhận, đánh giá và cảm nhận của bản thân, các em có thể trình bày từ
cuộc sống riêng, có thể lấy dẫn chứng từ hình ảnh thực ngoài cuộc đời mà các
em đã gặp.. và bài viết này sẽ có sức thuyết phục rất cao, hồn văn được rộng mở.
Tính sáng tạo trong bài thực sự là của bản thân các em chứ không có sự sao chép
nào.
Nói tóm lại, khi ra đề, giáo viên phải tự nghĩ, phải chịu tìm tòi, sáng tạo
không nên bám chặt một cách máy móc vào sách giáo khoa. Người giáo viên
cần nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong công việc giảng dạy ngay từ khâu ra đề.
Nhưng đổi mới thế nào thì đề thi văn vẫn là đề thi của một môn học như các

môn học khác nên dù đề “mở” vẫn là đề của bộ môn Văn, trong đó học sinh phải
dùng kiến thức văn học để giải quyết các vấn đề đặt ra của đề bài . Có cách ra đề
như vậy, giáo viên dạy văn mới tìm cho mình được những “khách hàng có giá
trị”, mới xứng đáng với từ ngữ “nhân văn”. Và quan trọng hơn, có đổi mới cách
ra đề thi thì mới đáp ứng được yêu cầu của thời đại, mới thấy vai trò của mình
trong công tác “trồng người”. Bằng không, mọi sự đổi mới chỉ trở thành vô
nghĩa.
2.3. Một số kinh nghiệm khi ra đề tự luận
Quá trình giảng dạy và nghiên cứu cũng như quá trình chỉ đạo chuyện
môn cấp THCS ở huyện Triệu Sơn, bản thân tôi đúc rút được một số kinh
nghiệm khi ra đề tự luận.
1. Để có thể ra được những đề bài hay, bản thần tôi thiết nghĩ, người giáo
viên phải trăn trở tìm tòi sau từng tiết dạy. Nhất thiết phải bám vào văn bản để
có cái nhìn khái quát, xem trong các văn bản đó giáo dục các em về vấn đề gì,
các đạo lí nào được đề cập ...sau đó lựa chọn mà ra đề.
2. Căn cứ vào đối tượng của học sinh trong lớp mà ra đề cho phù hợp,
nhất thiết phải có 2 đề tự luận để học sinh được quyền chọn và viết theo sự cảm
nhận của các em. Đề luôn có hướng mở để các em có thể dễ dàng bày tỏ quan
điểm của mình, không nên gò các em theo một quy tắc của bài văn. Tuy nhiên,
bài văn phải đảm bảo bố cục, các ý phải rõ ràng, mạch lạc. Vấn đề trình bày phải
phù hợp theo quy tắc và đạo lí chung, không thể nghị luận tùy tiện.
3. Căn cứ vào đặc điểm vùng, miền, những suy nghĩ còn lệch lạc ở các
em, giáo viên nên ra vào những phần đó để học sinh bày tỏ. Có như vậy, giáo
viên vừa uốn nắn cho học sinh những suy nghĩ còn sai lầm đồng thời phát huy
được năng lực của học sinh.
11


4.Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên lồng những vấn đề mà mình có
thể ra đề để gợi ý cho em cách đi, để khi gặp phải những dạng đó, các em sẽ đỡ

lúng túng mà có thể phát huy được sức “ bật” trong suy nghĩ của các em.
2.4. Giới thiệu một số bài văn, đoạn văn làm đề theo cách đổi mới
Đề Bài 1: “Viết bài văn thể hiện cảm xúc của em trước chiến thắng của đội
tuyển U23 Việt Nam trước U23 Iraq ngày 20/1 trong khuôn khổ giải vô địch
U23 châu Á năm 2018, từ đó nêu suy nghĩ về ý nghĩa chiến thắng trong việc
khơi gợi giáo dục về tinh thần chiến đấu và tình yêu Tổ quốc”.
( Bài văn của em Nguyễn Thị Vân Quý, lớp 9B trường THCS Lý Nhật Quang,
Đô Lương, Nghệ An- nguồn Internet)
Trên tài khoản chính thức mạng xã hội Twitter của Liên đoàn Bóng đá
châu Á viết: “Không thể nào tin nổi. Còn hơn cả sự kịch tính của một bộ phim
hành động Hollywood. Đã có trận tứ kết của một giải đấu châu Á nào kịch tính
như thế này chưa?”.
Đúng vậy, không chỉ riêng tôi mà có lẽ hơn 90 triệu con người Việt Nam
đang sống trong cảm xúc lâng lâng sau chiến thắng không tưởng của đội tuyển
U23 Việt Nam trước U23 Iraq ngày 20/1 trong khuôn khổ giải U23 châu Á.
Chiến thắng trên đã khơi gợi trong tôi những suy nghĩ về “tinh thần chiến đấu,
tình yêu Tổ quốc”.
Cũng đã gần 10 năm, người hâm mộ Việt Nam mới có dịp được sống trong cảm
giác hạnh phúc đến tột cùng như thế này. Lần này không phải trước Thái Lan mà
ở một vị thế khác, một trong bốn đội tuyển U23 xuất sắc nhất châu Á. Có lẽ
cũng như tôi, chẳng ai tin rằng U23 Việt Nam sẽ làm được điều tưởng chừng
như không thể.
Sau 90 phút, mọi chuyện tưởng như đã kết thúc khi U23 Iraq vươn lên dẫn 2-1
ngay đầu hiệp phụ thứ nhất. Thế nhưng, Việt Nam lội ngược dòng dẫn 3-2 ở
phút thứ 112. Dù bị Iraq gỡ hòa 3-3 ở cuối hiệp phụ thứ hai để đưa trận đấu đến
loạt sút luân lưu 11 m, cuối cùng, trái tim quả cảm và đôi chân vững chãi của
những chiến binh U23 Việt Nam đã làm nên lịch sử với chiến thắng 5-3.
Sau 120 phút thi đấu kịch tính và loạt sút luân lưu 11 m nghẹt thở, đội tuyển
U23 Việt Nam đã đi vào lịch sử khi là đội bóng đầu tiên của Đông Nam Á lọt
vào trận bán kết U23 châu Á.

Từ hôm qua đến nay, truyền thông và mạng xã hội ngập tràn màu đỏ. Những nỗi
lo thường nhật biến mất khi chỉ còn một niềm tự hào và sung sướng đến tột
cùng. Không tự hào sao được khi ngay cả những trang báo quốc tế cũng dành
những lời khen ngợi cho U23 Việt Nam - đội bóng duy nhất của Đông Nam Á
lọt vào vòng bốn đội mạnh nhất của giải U23 châu Á.
Kỳ tích lịch sử hay cú đột phá ngoạn mục, tất cả đều đúng. Và dù đã một ngày
trôi qua nhưng trong tôi vẫn lâng lâng những niềm vui khó tả. Tôi cảm thấy thật
12


may mắn khi có thể theo dõi trọn vẹn gần 150 phút thi đấu của đội tuyển bóng
đá Việt Nam thứ bảy vừa rồi.
Là học sinh lại là con gái, tôi dường như chẳng có hứng thú gì với bóng đá.
Nhưng không hiểu sao trận đấu này lại có một sức hút kỳ lạ đến như vậy, nó
khiến tôi ngồi gần 3 tiếng để xem - điều tôi chưa từng nghĩ mình có thể.
Và rồi khi trận đấu kết thúc tôi cảm thấy thật hạnh phúc với quyết định của
mình. Ba giờ đồng hồ đã đưa tôi khám phá hết hành trình đỉnh cao của bóng đá
với bao cảm xúc lẫn lộn, có vui mừng, hụt hẫng và nuối tiếc, có hy vọng và hồi
hộp để rồi cuối cùng òa trong niềm vui chiến thắng.
Đây có lẽ cũng là lần đầu tiên tôi cảm thấy thật sung sướng khi đội nhà ghi bàn.
Và khi trận đấu kết thúc, lòng tôi vẫn như đang rạo rực bởi “men say của chiến
thắng”.
Để đến bây giờ đã một ngày sau, tôi cứ ngỡ như mình vừa xem xong mà lòng
không khỏi bồi hồi. Những chàng trai U23 Việt Nam, những chiến binh quả
cảm, các anh đã quên đi mệt mỏi của bản thân để chiến đấu vì màu cờ sắc áo, vì
niềm tin của người hâm mộ và vì chính các anh.
Sau khi trận đấu kết thúc tôi tự hỏi mình rằng: “Phải chăng tôi đã yêu
bóng đá”?
Đề bài 2: Tả về người thân trong gia đình
( Đây là bài văn mẫu của em Nguyễn Thị Kiều Vân- Bài đạt điểm 10/10nguồn Internet)

"Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra
tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ
tuyệt vời nhất trên đời này. Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa
mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. Chỉ
chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu được sâu sắc việc mãi mãi không có mẹ bên
cạnh. Như hình ảnh ngày nào của mẹ thì không bao giờ phai trong tôi, mỗi bước
chân tôi đi như có bóng mẹ soi đường, chỉ tôi. Mẹ là người sống mãi mãi trong
lòng tôi.
Mẹ tôi là người phụ nữ mạnh mẽ, mẹ luôn sống vì tôi. Tuy cuộc sống vất
vả và phải sống chung với căn bệnh hiểm nghèo nhưng mẹ sống rất lạc quan,
yêu đời. Mẹ tôi cao, làn da xám đen vì nắng gió. Khuôn mặt phúc hậu, hiền từ.
Mẹ luôn dạy bảo tôi những điều tốt nhất. Mẹ động viên tôi những khi tôi buồn,
tôi thất bại. Mẹ luôn lo lắng, mang những điều tốt đẹp đến cho tôi còn tôi thì chỉ
biết làm mẹ buồn, mẹ khóc.
Mẹ dạy tôi rất nhiều điều “Phải sống trung thực, ngay thẳng. Phải biết ơn
nhưng không được nhớ oán. Phải biết tha thứ yêu thương người khác. Nhất định
chị em phải đoàn kết với nhau mà sống, đừng để mọi người chê cười con không
có dạy”. Đó là tất cả những gì mẹ để lại cho tôi trước lúc ra đi. Lúc đó, tôi chẳng
13


hiểu gì cả, tôi sống vô tư có mẹ cũng như không có mẹ. Nhưng Mẹ ơi? Giờ con
mới hiểu mồ côi mẹ là gì? Giờ con mới biết những lời nói đó là tài sản quý giá
nhất mà mẹ đã dành cho con. Con nhớ mẹ nhiều lắm, nhất định con sẽ làm theo
những gì mẹ dạy.
Mẹ tôi đã vượt qua khó khăn để sống và tôi cũng sẽ thế. Mẹ luôn là một
vầng ánh sáng soi dẫn đường tôi. Những nụ cười của mẹ sao nó cứ hiện mãi
trong đầu tôi cả lúc mẹ ra đi nữa. Giờ tôi muốn được nắm tay mẹ, muốn được
ngồi vào mẹ nhưng tôi không thể! Mẹ tôi rất thương yêu tôi, mẹ đã hi sinh cuộc
đời mình để tôi được sống tốt hơn. Ngày ấy, lúc mẹ đau đớn giữa đêm khuya,

thấy mẹ đau tôi chẳng biết làm gì mà chỉ biết khóc. Mẹ nắm tay tôi và cười
trong những giọt nước mắt “Mẹ không sao đâu con. Thế là tôi đã ngủ thiếp đi,
sao tôi lại khờ dại đến ngu ngốc thế chứ? Tôi hiểu mẹ yêu tôi nhường nào và tôi
cũng vậy. Tuy giờ không có mẹ bên cạnh nhưng mẹ vẫn sống trong tâm trí tôi.
Tôi sẽ sống thật tốt để mẹ được vui lòng, giờ tôi chỉ có thể làm được thế thôi.
Mẹ tôi là người thế đó, tôi chỉ có thể nói là mẹ tôi rất tuyệt. Mẹ là người
tôi yêu quý nhất trên đời và dù mẹ đi xa nhưng mẹ vẫn như còn đó đứng bên
cạnh tôi. Giá như, tôi được sống với mẹ dù chỉ là một ngày. tôi sẽ chăm sóc cho
mẹ, việc mà tôi chưa từng làm, tôi sẽ làm mẹ vui, không làm mẹ phải khóc. Và
điều tôi muốn nói với mẹ là “Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, con rất muốn được
sống và lo cho mẹ. Mẹ ơi! Con rất muốn”.
Hỡi những ai còn mẹ thì đừng làm mẹ mình phải khóc, dù chỉ là một lần!”
Nguyễn Thị Kiều Vân
Trên đây là 2 bài văn mẫu tôi đã cung cấp cho giáo viên cốt cán của huyện
trong đợt ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi năm học 2017-2018 để hướng dẫn
cho học sinh làm theo hướng đề “ mở” theo cách đổi mới. Tôi thiết nghĩ, với
cách làm đó, chắc chắn chất lượng môn học sẽ được nâng cao, học sinh đội
tuyển yêu thích và tự hào môn Văn hơn.
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân và hoạt động giáo
dục.
Sau khi nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn áp dụng những đề “mở” trong quá
trình đánh giá học sinh trong những tiết kiểm tra, đề thi học sinh giỏi các khối
lớp của huyện, tôi thấy có những kết quả đáng mừng:
1. Đối với đội tuyển học sinh giỏi môn ngữ văn của huyện (một trong 4
đội tuyển do tôi phụ trách): Kể từ khi tôi áp dụng và triển khai cách ra đề tự luận
theo hướng đổi mới thì cảm nhận học sinh yêu thích môn Văn hơn, số lượng học
sinh đăng ký tham gia thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6,7,8,9 cấp huyện tăng
lên đáng kể; các bài thi đạt giải có chất văn hơn, từ đó cũng giúp cho chất lượng
đội tuyển văn đươc nâng lên, kéo theo thành tích đội tuyển học sinh giỏi môn
14



Ngữ văn của huyện khi tham gia dự thi cấp tỉnh đã đạt kết quả rất khả quan, năm
sau luôn cao hơn năm trước. Nhiều năm trước đội tuyển HSG môn Văn của
huyện khi đi dự thi cấp tỉnh chỉ đạt từ 3 đến 5 giải KK, nhưng liên tiếp các năm
gần đây thành tích đã được nâng lên đáng kể: năm học 2016-2017, 10 dự thi thì
7 em đạt giải, trong đó có 3 giải chính thức, năm học 2017-2018 đã có em đạt
giải nhì môn Văn cấp tỉnh. Đây là thành tích rất tự hào và đáng khich lệ đối với
đội tuyển văn của huyện nhà.
2. Đối với hoạt động giáo dục nói chung:
+ Học sinh đã bộc lộ rõ quan điểm của mình đối với vấn đề, đặc biệt là
những vấn đề trong cuộc sống.
+ Các em yêu thích môn Văn, thích nghe đọc những bài văn mẫu của các
bạn trong lớp, trong đội tuyển của huyện, và ý thức học tập của học sinh đã được
nâng cao hơn.
+ Giáo viên dễ dàng phân luồng được học sinh, đặc biệt dễ tìm ra được
học sinh có năng khiếu môn Văn
+ Nhưng quan trọng, tôi thấy được tác dụng của văn học trong đời sống
con người, giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Các em mạnh dạn trao đổi những
điều mà các em còn băn khoăn, giáo viên là người chỉ đường uốn nắn cho các
em những suy nghĩ còn hời hợt thậm chí còn sai lầm. Và như vậy, tác dụng của
việc đổi mới văn học mới có ý nghĩa.
3. KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Đã trải qua một thời kì áp dụng việc thay sách đối với các lớp từ 6 -> 9
trên toàn quốc, song chất lượng chưa được cải thiện nhiều ở tất cả các môn. Và
riêng môn Ngữ văn, tuy sách mới có nhiều điểm hay về kiến thức nhưng không
tránh khỏi những bàn cãi, tranh luận. Là một công chức phụ trách chuyên môn
Ngữ văn của phòng giáo dục, mà trước hết là một thầy giáo nhiều năm trực tiếp
giảng dạy bộ môn Ngữ văn cấp THCS, tôi thiết nghĩ: Dù đứng trước bất kì một

đơn vị kiến thức nào cũng phải huy động hết trí tuệ, dồn hết tâm huyết mà đào
sâu suy nghĩ, tìm đến con đường truyền tải đến học sinh một cách ngắn gọn
nhất, dễ hiểu nhất, hợp với khả năng tiếp thu của đối tượng, không nhất thiết cầu
kì quá hoặc quá máy móc bám vào cách đi của sách hướng dẫn, sách giáo khoa;
phải tìm cho mình con đường đi riêng, căn cứ vào đặc điểm của từng vùng, từng
lớp dạy để học sinh cảm nhận được nội dung của đơn vị kiến thức. Do đó, đến
với đề tài này, tôi đã viết ra bằng kinh nghiệm của bản thân qua thực tế giảng
dạy, ra đề thi học sinh giỏi của huyện củng như trong việc chỉ đạo chuyên môn
của Phòng Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt vấn đề đổi mới cách ra đề là một vấn
15


đề đòi hỏi người phụ trách chuyên môn của ngành cần phải suy nghĩ, phải luôn
tìm tòi, sáng tạo, tìm cho môn của mình một hướng đi thích hợp.
Tôi thiết nghĩ, đổi mới việc ra đề tự luận nói riêng và ra đề thi nói chung
phải được tiến hành song song, đồng bộ với việc đổi mới phương pháp dạy - học
văn trong nhà trường. Phải xem việc đổi mới cách dạy học văn là gốc để tạo ra
cái nền vững chắc cho việc đổi mới đề thi. Không đổi mới phương pháp dạy học
thì không thể đổi mới đề thi được. Và khi đề thi đổi mới thì nó lại có tác dụng
củng cố cách dạy và cách học văn mới. Nếu như chưa đổi mới cách dạy thì cũng
đừng nên nghĩ đến cách ra đề mới. Cho nên, giáo viên phải tạo ra những “bước
đệm” để học sinh làm quen dần với cách dạy - học mới, thích ứng với những đề
kiểm tra mới và cách đánh giá mới, từ đó có thể tiếp nhận dễ dàng, không bỡ
ngỡ trước những đề văn “ lạ”, hơn thế học sinh còn rất thích những kiểu đề như
thế. Và như vậy sẽ nâng cao chất lượng thực sự cho môn Ngữ văn
3.2. Kiến nghị:
- Đối với giáo viên và các nhà trường: cần thường xuyên ra đề kiểm tra và tổ
chức kiểm tra, chấm bài học sinh theo hướng “mở” đối với câu hỏi tự luận để
kích thích sự sáng tạo và năng lực viết văn của học sinh.
- Đối với Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT: Khi ra đề thi học sinh giỏi môn Ngữ

văn không nên mặc định theo cấu trúc 3 loại câu hỏi ( phần tu từ, nghị luận xã
hội, nghị luận văn học), điều này làm cho học sinh và giáo viên chỉ tập trung ôn
luyện vào đó mà quên đi rất nhiều phần khác, ít nhiều làm mòn đi kiến thức văn
chương của thầy và trò trong trường phổ thông; Khi ra đề thi học sinh giỏi phải
ra theo hướng mở, và phải mở rộng thêm cấu trúc của các dạng đề thi, điều đó
mới nâng cao năng lực viết văn, nhất là khả năng viết bài tự luận của học sinh.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Triệu Sơn, ngày 02 tháng 5 năm.2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết sáng kiến

Nguyễn Chí Quang

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Huy Quát-Hoàng Hữu Bội (2001), Một số vấn đề về phương pháp
dạy-học văn tromng nhà trường, NXB GD.
2. Đỗ Ngọc Thống (2011), Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn trung học cơ sở,
NXBGDVN.
3. Phạm ngọc Hiền-Lê Tấn Thích-Đào Tấn Trực (2012), Tuyển tập những bài
văn nghị luận xã hội, NXB tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh
4. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Văn bồi dưỡng học sinh năng khiếu, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Tài liệu bồi dưỡng CBQL và GV về biên soạn

đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn ngữ văn THCS, NXB GD.
6. Nguyễn Hiến Lê (1962), Hương sắc trong vườn, NXB Sài Gòn.
7. Nguyễn Sĩ Bá - Nguyễn Hữu Kiều-Vũ Nho-Nguyễn Quốc Văn (1996), Những
bài thi chọn lọc học sinh giỏi văn 9 toàn quốc, NXB GD
8. Nguồn Internet

17


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Chí Quang
Chức vụ và đơn vị công tác: Chuyên viên Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Triệu
Sơn

TT

1.

Tên đề tài SKKN

Kết quả

xếp loại

đánh giá

(Ngành GD cấp


xếp loại

huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

Cấp huyện

A

2011-2012

Cấp tỉnh

B

2015-2016

Năm học
đánh giá
xếp loại

Kinh nghiệm soạn giảng bài “
Khi con tu hú” trong chương

2.

Cấp đánh giá


trình ngữ văn 8
Đổi mới cách ra đề tự luận để
nâng cao dạy học môn ngữ
văn cấp trung học cơ sở ở
Triệu Sơn

18



×