Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Kinh nghiệm vận dụng phương pháp tích hợp nhằm gây hứng thú cho học sinh qua tiết dạy 141 những ngôi sao xa xôingữ văn 9 ở trường THCS thiệu đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.79 KB, 23 trang )

Mục lục
Phần
1.
1.1
1.2
1.3
1.4
2.
2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.2
2.3
2.3.1
2.3.1.1
2.3.1.2
2.3.1.3
2.3.2
2.3.2.1
2.3.2.2
2.3.2.3
2.3.2.4
2.3.2.5
2.3.3
2.3.4
2.4
3.


Nội dung
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Cơ sở lí luận.
Khái niệm tích hợp.
Tích hợp trong dạy học Ngữ văn
Mục tiêu và nội dung tích hợp.
Cách thức tích hợp.
Nguyên tắc tích hợp.
Thực trạng vấn đề.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Phương thức tích hợp.
Xác định nội dung trọng tâm, mục tiêu của bài, các đơn vị kiến
thức cần tích hợp .
Phối kết hợp với các giáo viên bộ môn liên quan đến những kiến
thức cần tích hợp để đạt được tích hợp khoa học và hiệu quả
nhất.
Tích hợp các môn cần đảm bảo tính lôgic, vừa sức và dễ hiểu
Cách thức tích hợp.
Tích hợp phần kiểm tra bài cũ.
Tích hợp phần giới thiệu bài mới.
Tích hợp phần dạy bài mới
Tích hợp phần phần kết bài
Tích hợp phần luyện tập –hướng dẫn học sinh tự học.
Phương pháp tích hợp.
Giáo án thực nghiệm.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục.
KẾT LUẬN.

Trang
1
1
2
2
2
3
3
3
3
4
4
5
6
6
6
7
7
8
8
8
9
9
9
10
10

17
19

1


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Văn học là một bộ môn quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và ở
trong trường học nói riêng. Văn học là sáng tạo của con người vì lợi ích và cuộc
sống của con người. Một tác phẩm hay, tốt trước hết là “ bồi dưỡng tình đời”
cho mỗi chúng ta để có thái độ sống cho đúng đắn. Văn học còn là tấm gương
phản ánh hiện thực xã hội. Thông qua Văn học chúng ta nhận thức được nhiều
điều bổ ích về con người và cuộc sống trong quá khứ cũng như hiện tại. Nó làm
cho tâm hồn tư tưởng tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm trước cái hay, cái
đẹp, cái thiện, cái thực của cuộc đời. Văn học sẽ giúp con người hoàn thiện nhân
cách, sống tốt hơn, cao thượng hơn, biết yêu thương cảm thông, chia sẻ với mọi
người, biết cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người. Đặc biệt
phải kể đến bộ phận văn học kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1954-1975 đã
góp phần tích cực trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm con người, tình yêu
quê hương đất nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc lòng căm
thù quân xâm lược...từ đó thấy được trách nhiệm nghĩa vụ của bản thân với đất
nước, với thế hệ cha anh đi trước.
Trước mục tiêu đó, thì việc dạy mảng văn học này càng chiếm một vị trí
quan trọng. Làm sao để các em cảm nhận, hiểu được những thông điệp những
bài học sâu sắc mà tác phẩm văn chương mang lại? Quan trọng hơn nữa là làm
sao để những thông điệp cuộc sống ý nghĩa đó trở thành tư tưởng quan điểm
trong hành động, cách ứng xử của các em trước những tình huống trong cuộc
sống? hành động của các em với quá khứ hiện tại và tương lai? Phải biết học đi
đôi với hành, chú trọng năng lực hoạt động thực tế của các em hơn, từ đó rèn kỹ

năng sống, hành vi cách ứng xử đẹp cho học sinh.
Muốn làm được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải luôn suy nghĩ tìm tòi
và tìm ra phương pháp dạy tốt nhất, để truyền tải tới các em những chức năng
yêu cầu của bộ môn, từ đó giúp học sinh gắn kết liên hệ từ tác phẩm văn chương
với đời sống thực tế, với những kiến thức ở các bộ môn khác mà các em đã được
học, giúp các em yêu thích và hứng thú với bộ môn từ đó có năng lực hoạt động
thực tế hơn. Và một trong những phương pháp đang được chú trọng là “dạy học
theo hướng tích hợp liên môn”
Song trong thực tế việc dạy văn ở một số trường học, một số giáo viên vẫn
chưa chú trọng đến vấn đề này, chưa xác định đây là vấn đề trọng tâm là nhiệm
vụ của bộ môn. Nên dẫn đến học sinh cũng mới chỉ nắm tác phẩm văn chương
trên lý thuyết sách vở khô khan giáo điều mà chưa thấm sâu vào tư tưởng tình
tình cảm của mình để trở thành kim chỉ nam cho hành động cho tư tưởng tình
cảm. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để đại bộ phận giáo viên và
tất cả học sinh cùng hưởng ứng, cùng làm để: “Trong Văn có
Sử, trong Văn có Địa, trong Văn có văn hóa có âm nhạc có hội
họa, có tư tưởng, có giá trị thẩm mỹ. Làm thế nào để một tác
phẩm mãi sống, mãi lung linh tỏa sáng, thấm ngấm vào tâm
2


hồn mỗi học sinh, để các em không chỉ hiểu mà còn biết sống
đẹp là vấn đề đặt ra với mỗi giáo viên. ” [5]
Với những lí do trên, trong đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh
nghiệm: “Kinh nghiệm vận dụng phương pháp tích hợp nhằm gây hứng thú cho
học sinh qua tiết dạy 141 “Những ngôi sao xa xôi”-Ngữ Văn 9 ở Trường THCS
Thiệu Đô” nhằm giúp cho mục tiêu phân môn ngày càng đạt kết quả cao và tạo
hứng thú học văn hơn cho các em.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Với đề tài này, tôi muốn hướng tới mục tiêu là đưa ra một số kinh nghiệm

vận dụng phương pháp tích hợp nhằm gây hứng thú cho học sinh lớp 9 qua tiết
dạy 141 “Những ngôi sao xa xôi”-Ngữ Văn 9 ở Trường THCS Thiệu Đô Đồng
thời qua đó đưa ra những phương pháp dạy tích hợp đối với văn bản này, từ đó
học sinh có thể phát huy cao hơn nữa khả năng vốn có, tính tích cực chủ động
sáng tạo của mình. Các em biết lồng ghép kết hợp các kiến thức ở môn học khác
để làm sâu kiến thức ở môn học này và ngược lại. Đồng thời tôi cũng soạn một
giáo án thể nghiệm theo hướng tích hợp các môn học.
Song với khuôn khổ đề tài hạn hẹp, vốn kinh nghiệm ít ỏi tôi chỉ mong
đây là những sáng kiến nhỏ, là tài liệu tham khảo, để có thể giúp các đồng
nghiệp có thêm kinh nghiệm trong việc dạy tích hợp các môn.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
- Đề tài nghiên cứu chỉ đưa ra kinh nghiệm vận dụng phương pháp tích hợp kiến
thức các môn dạy tiết 141: Những ngôi sao xa xôi.(Lê Minh Khuê)
-Đối tượng là học sinh khối 9 Trường THCS Thiệu Đô
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp.
- Nghiên cứu SGK, sách giáo viên và tài liệu hướng dẫn tham khảo Ngữ văn 9
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp thống kê và so sánh
- Phương pháp thực nghiệm.

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận.
2.1.1 Khái niệm tích hợp.
Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động
các yếu tố, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề,

qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.[8]
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức,
hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức kĩ năng… thuộc nhiều lĩnh
vực (môn học) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó
hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần
thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống. [8]
2.1.2 Tích hợp trong dạy học Ngữ văn.
Để khuyến khích người học học một cách toàn diện hơn không chỉ là kiến
thức chuyên môn mà còn học năng lực ứng dụng các kiến thức đó, người học
tích cực, chủ động, độc lập hơn... Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục
nói chung, nâng cao chất lượng môn Ngữ văn nói riêng, một
trong những quan điểm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
trong những năm gần đây là: dạy học theo hướng tích hợp các
môn. Từ năm học 2012 – 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức
các môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình
thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm
giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức tích hợp trong giảng dạy các bộ môn
còn gặp nhiều khó khăn lúng túng.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác
nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.[7] Vì vậy đưa tư tưởng sư phạm tích
hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. Dạy học tích hợp là một xu hướng
của lí luận dạy học và trở thành trọng tâm của vấn đề đổi mới giáo dục trong
những năm gần đây. Cũng nằm trong xu hướng chung đó, sự tích hợp kiến
thức các môn trong dạy học văn cũng được các giáo viên bộ
môn quan tâm.
Sự tích hợp kiến thức các môn trong dạy học văn trước tiên
xuất phát từ ý tưởng làm thế nào để dạy – học văn thêm hứng
thú? Làm thế nào để học sinh tiếp cận tác phẩm một cách chủ
động, hiệu quả? “Làm thế nào để học sinh có thể vận dụng mọi

hiểu biết của mình để giải quyết một vấn đề khoa học và có
hiệu quả tốt nhất? Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục nói
chung, nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn nói riêng và trên hết
là dạy học theo hương tích cực. Học sinh được chủ động tiếp
4


cận tác phẩm, chọn được phương pháp phù hợp để học tập với
hiệu quả cao nhất mà không bị gò bó căng thẳng.” [5] Hơn nữa
tích hợp chủ đề, vận dụng kiến thức tích hợp để giải quyết một
vấn đề cũng đang là phong trào của mỗi địa phương, trường
học, giáo viên, học sinh cũng tích cực thực hiện.
2.1.3. Nội dung và mục tiêu tích hợp.
Xuất phát từ thực tiễn cơ sở thực tiễn giảng dạy môn
Ngữ Văn tôi nhận thấy muốn học sinh hứng thú với môn học,
muốn có hiệu quả trong giảng dạy học Văn không thể không đổi
mới phương pháp. Kiến thức ngày càng đa dạng, có xu hướng
xích gần. Đặc biệt là các môn khoa học xã hội có sự gắn kết
chặt chẽ. Thậm chí một số môn học kiến thức còn chồng chéo
lên nhau. Do đó, làm thế nào để học sinh không nhàm chán,
làm thế nào để các em biết vận dụng kiến thức đã học, hiểu
biết có sẵn để giải quyết tốt một vấn đề đang là câu chuyện
đáng bàn ở mỗi trường học. Bên cạnh đó việc vận dụng kiến
thức liên môn để giải quyết một vấn đề không phải là câu
chuyện hoàn toàn mới. Nó đã được nhắc đến được thực hiện từ
rất lâu. Chúng ta vẫn đang làm vẫn đang tích hợp ngay trong
từng bài từng tiết.
Với tác phẩm: “Những ngôi sao xa xôi”của Lê Minh Khuê , mục
tiêu văn bản không chỉ giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ba cô gái thanh
niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn với t©m hån trong s¸ng ,

tÝnh c¸ch dũng c¶m, hån nhiªn trong cuéc sèng chiÕn ®Êu
nhiÒu gian khæ, hi sinh nhưng vÉn l¹c quan yêu đời,mà còn giáo dục
các em biết trân trọng những hi sinh, cống hiến của những cô gái thanh niên
trên tuyến đường Trường Sơn đã hi sinh cho nền độc lập của Tổ quốc. Các em
có thái độ biết ơn tri ân với những chiến sĩ đã hi sinh cho nền độc lập của Tổ
quốc. Từ đó có trách nhiệm với quê hương, đất nước, biết phát huy những phẩm
chất tốt đẹp của thế hệ cha anh trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất
nước...Trước mục tiêu của bài học đòi hỏi giáo viên dạy cần có sự tích hợp với
các bộ môn khác như Lịch Sử, Âm nhạc, Địa Lý...để làm rõ kiến thức và yêu
cầu trọng tâm của bài. Cụ thể giáo viên có thể tích hợp ở các nội dung sau:
Trước hết tích hợp phần giới thiệu bài với môn Âm nhạc để tạo bầu không
khí văn chương cho các em tiếp nhận tác phẩm trở lại với thời kỳ hào hùng của
lịch sử những năm 1971. Sau đó giáo viên tích hợp kiến thức phần tìm hiểu chi
tiết văn bản như tích hợp với môn Sử để hiểu về hoàn cảnh lịch sử của dân tộc
lúc này, thấy được sự hi sinh của thế hệ cha anh như mười cô gái ở ngã ba Đồng
Lộc, nhật kí Đặng Thùy Trâm; tích hợp với môn Địa để hiểu về vai trò , vị trí
của tuyến Đường Trường Sơn; tích hợp với môn Giáo dục công dân để giáo dục
nhắc nhở các em về lối sống tri ân với thế hệ cha anh đi trước, sự hủy diệt của
5


chiến tranh đối với môi trường.Và cuối bài cũng cần tích hợp cả phần luyện tập
để tạo dư âm sâu lắng của bài học cho các em.
2.1.4. Cách thức tích hợp.
Qua thực tế dự giờ thăm lớp tôi nhận thấy phần lớn giáo viên khi dạy học
tích hợp kiến thức các môn chỉ chú ý đến nhiều việc tích hợp kiến thức ở phần
dạy bài mới mà ít quan tâm tới các phần khác . Như vậy tính hiệu quả và liền
mạch sẽ không cao. Bản thân tôi thiết nghĩ để thực hiện có hiệu quả giáo viên
nên tích hợp ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học. Có thể bắt đầu từ việc
kiểm tra bài cũ ,giới thiệu bài mới đến phần dạy kiến thức bài mới cho học sinh

và ngay cả việc củng cố khắc sâu bài hay ra bài tập về nhà cho các em cũng cần
có những câu hỏi tích hợp. Có làm được như vậy thì giờ học Văn mới thực sự
sôi nổi và hứng thú, thu hút và tạo niềm hứng khởi lâu dài cho các em.
2.1.5. Nguyên tắc tích hợp.
Khi giáo viên đã xác định được mục tiêu, nội dung tích hợp,cách thức tích
hợp thì cần phải nắm được nguyên tắc tích hợp, quan điểm tích hợp để có một
giờ dạy đạt hiệu quả cao. Theo tôi để dạy tích hợp tốt tiết 141 “Những ngôi sao
xa xôi”của Lê Minh Khuê giáo viên cần dựa trên những nguyên tắc sau:
- Trước tiên mỗi giáo viên phải hiểu và thấm nhuần quan điểm tích hợp có cái
nhìn tổng thể về mục tiêu bài học.
-Khai thác nội dung tích hợp phù hợp với chuẩn kiến thức ,kĩ năng của bài. Cần
xác định được đâu là kiến thức trọng tâm, thời gian từ đó mới xác định những
kiến thức các bộ môn có thể tích hợp.
-Việc tích hợp kiến thức phải có tác dụng làm rõ, làm sâu và làm dễ kiến thức
bài học.
- Quá trình tích hợp phải phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Tích hợp giáo dục các môn trong giảng dạy Văn là yêu cầu
mang tính cấp thiết hiện nay vì: “Nó không chỉ góp phần làm
sâu sắc kiến thức của bài học mà còn tạo ra động lực lớn cho tư
duy và sự hứng thú học tập của học sinh với bộ môn. Vận dụng
kiến thức tích hợp ở các môn sẽ tránh được việc tiếp xúc văn
bản một cách khô khan, khiên cưỡng.” [5] Và “ Vận dụng kiến
thức tích hợp giúp giáo viên luôn phải đặt mình vào bộ môn,
luôn tự làm mới chính mình, làm chủ nội dung, phương pháp,
cách tổ chức dạy học. Bởi vì chỉ có vậy người giáo viên mới có
thể “truyền lửa” tinh thần đến học sinh, mới có thể giúp các em
chủ động tích cực, sáng tạo trong tiếp cận, lĩnh hội tri thức.” [5]
Song trên thực tế giáo viên vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều đến vấn đề
này. Qua những lớp học bồi dưỡng, những tiết dự giờ tôi nhận thấy phương

pháp giảng dạy truyền thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với
nhau tách rời từng phương diện kiến thức, có những giáo viên có sự kết hợp
nhưng còn nông cạn hời hợt chưa có chiều sâu.
6


Về phía học sinh, việc học của các em chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu bài
học mà chưa có thói quen dùng môn học khác để làm sâu kiến thức môn học của
mình. Sự tích hợp kiến thức giữa các môn dường như còn rất mới lạ với các em.
Vì vậy nên học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao.
Từ đó việc vận dụng kiến thức từ trong sách vở đến đời sống cũng còn nhiều
hạn chế.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi đó làm một cuộc điều tra tại lớp 9ATrường THCS Thiệu Đô năm học (2016-2017)- bằng việc cho các em trả lời câu
hỏi sau khi học song bài “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê và thu
được kết quả như sau:

Nội dung câu hỏi

Số học sinh
tham gia

1. Nêu vẻ đẹp chung của những cô gái
TNXP trên tuyến đường Trường Sơn mà 40/40
em cảm nhận?
2.Hậu quả của chiến tranh với môi trường 40/40
và đời sống con người?
3.Thái độ của em với chiến tranh, ?
40/40
4.Trách nhiệm của em với thế hệ cha anh 40/40
đi trước và đất nước?


Kết quả đạt được
SL

TL%

35/40

87.5

25/40

62.5

22/40
19/40

55.0
47.5

Rõ ràng qua kết quả điều tra cho thấy các em rất hiểu nội dung tác phẩm.
Tất cả học sinh được khảo sát gần như đều làm tốt câu hỏi về nội dung kiến thức
của bài (35/40 em chiếm tỉ lệ 87.5%). Song đến những câu hỏi cần có sự tích
hợp với kiến thức các môn như môn Lịch Sử, Hóa Học: “Hậu quả của chiến
tranh với môi trường và đời sống con người?” thì học sinh lại tỏ ra lúng túng và
nhiều em không làm được (25/40 em chiếm tỉ lệ 62.5%). Đặc biệt khi cho các
em làm câu hỏi ở mức cao hơn vừa đòi hỏi sự tích hợp các môn (tích hợp với
môn GDCD) lại vừa đòi hỏi kỹ năng hành động và ứng xử của học sinh trước
tình huống thực tế như “Thái độ của em với chiến tranh, ?” hay “Trách nhiệm
của em với thế hệ cha anh đi trước và đất nước?” nhưng vẫn không ít học sinh

lại tỏ ra không biết ứng xử trước tình huống (19/40 em chiếm tỉ lệ 47.5%) không
thấy được vai trò trách nhiệm của mình với quê hương đất nước. Điều này cho
thấy một thực tế là các em mới chỉ nắm bài trên lý thuyết chứ chưa để những bài
học thấm dần trong tư tưởng trở thành hành động, cách ứng xử trong tình huống
thực tế. Các em cũng chưa biết vận dụng đan cài kiến thức môn học khác để làm
rõ kiến thức bộ môn mình học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
7


2.3.1. Phương thức tích hợp.
2.3.1.1. Trước tiên giáo viên cần xác định nội dung trọng tâm, mục tiêu
của bài, các đơn vị kiến thức cần tích hợp.
Để tích hợp tốt đòi hỏi mỗi giáo viên phải xác định rõ mục tiêu trọng tâm
kiến thức của bài. Từ đó mới có thể lựa chọn cho mình những kiến thức tích hợp
các môn phù hợp với bài dạy, để làm sao vừa làm rõ trọng tâm kiến thức lại vừa
gây được sự hứng thú cho học sinh. Và để mỗi tác phẩm văn chương
luôn khơi gợi lên ở học sinh niềm đam mê tinh thần học tập tích
cực, tạo tâm thế và tinh cảm tốt để học những môn khác, để
các em không chỉ hiểu mà còn có những hành vi cách ứng xử
phù hợp với tình cảm tư tưởng mà các em đón nhận được từ bài
học đó. Ví dụ với tiết “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê nếu xác
định mục tiêu chung của bài là:
- Cảm nhận được tính cách dũng cảm trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ,
hi sinh nhưng vẫn lạc quan của ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong
truyện .
- Nhớ lại thời kỳ lịch sử của đất nước những năm kháng chiến chống Mỹ 1954
– 1975 vô cùng khốc liệt.
- Học sinh biết trân trọng, biết ơn có thái độ sống tri ân những hi sinh, cống hiến
của các thế hệ cha anh cho nền độc lập của Tổ quốc; biết lên án tố cáo chiến

tranh. Thấy rõ được trách nhiệm nghĩa vụ của mình với đất nước....
Thì chúng ta thấy sử dụng mình kiến thức môn Ngữ Văn chưa làm rõ
được mục tiêu mà cần phải vận dụng cả kiến thức môn Lịch sử, Giáo dục công
dân mới giúp các em nắm bài chắc hơn. Cụ thể để hiểu rõ hơn việc Mỹ dội bom
xuống tuyến đường ngăn trở sự vận chuyển của những đoàn xe chi viện cho
Miền Nam giáo viên cho học sinh xem một đoạn tư liệu lịch sử để cảm em có
cái nhìn chân thực và hiểu rõ hơn về hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, từ đó cảm
nhận sâu sắc hơn sự gan dạ dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong làm
công việc mở đường.
2.3.1.2. Phối kết hợp với các giáo viên bộ môn liên quan đến những
kiến thức cần tích hợp để đạt được sự tích hợp khoa học và hiệu quả nhất.
Có thể thấy kiến thức của nhân loại là vô cùng rộng lớn. Chẳng phải ngẫu
nhiên mà chương trình đào tạo của các trường ĐHSP lại có sự phân môn rõ ràng
cụ thể đối với từng chuyên nghành Văn, Sử, Địa, Toán...Bởi trong cái chung bao
giờ cũng có những cái riêng. Vì vậy mỗi thầy cô giáo bên cạnh việc nắm bắt
những kiến thức chung khái quát sơ đẳng nhất của tất cả bộ môn thì bao giờ họ
cũng nắm rất rõ về môn chuyên nghành mình được đào tạo để luôn chủ động tự
tin trước học sinh. Vì vậy khi giáo viên Ngữ văn xác định được những kiến thức
cần tích hợp với các bộ môn khác thì cần có sự phối kết hợp với giáo viên đó để
xem sự tích hợp đó có phù hợp không, có làm rõ cho nội dung của bài không?
Hơn nữa giáo viên cũng cần nắm được kiến thức mình tích hợp các môn một
cách cụ thể, bản chất vấn đề để trình bày trước học sinh vì vậy không thể không
tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn cần tích hợp.
8


Cụ thể với tiết 141 “Những ngôi sao xa xôi” cần tích hợp với kiến thức
môn Địa, Sử, CDCD thì giáo viên trước khi dạy văn bản này, cần đưa ra những
đơn vị kiến thức cần tích hợp để tham khảo ý kiến giáo viên các môn đó. Ví dụ
môn Công Dân trong tiết này giáo viên tích hợp ở hai ý là: “Thái độ của em về

vấn đề chiến tranh mà Mỹ đã gây ra cho chiến trường Việt Nam?” và “ý thức
trách nhiệm công dân với đất nước ?” để giáo viên bộ môn xem có phù hợp
không. Bên cạnh đó cũng có thể mời giáo viên liên quan đến kiến thức bộ môn
tích hợp đến dự giờ góp ý và rút kinh nghiệm.
2.3.1. 3. Tích hợp các môn cần đảm bảo tính lôgic, vừa sức và dễ hiểu.
Trong một bài dạy bao giờ người giáo viên cũng phải xác định mức độ cần
đạt của bài từ đó làm cơ sở cho sự tích hợp các môn. Vì vậy không nên tích hợp
các môn quá nhiều mà lại không có tác dụng làm rõ mục tiêu của bài. Hơn nữa
khi tích hợp đòi hỏi phải đảm bảo tính lôgic, sự liên kết bổ xung cho nhau của
các đơn vị kiến thức. Bởi mục đích của việc tích hợp là làm sâu, làm rõ và làm
dễ môn học.
Ví dụ khi dạy đến hoàn cảnh ra đời của truyện “Những ngôi sao xa xôi”
của Lê Minh Khuê thì giáo viên cần liên hệ với môn Lịch sử cho học sinh xem
đoạn phim tư liệu để thấy được sự ác liệt của chiến tranh giặc Mỹ đã dội bom
xuống tuyến đường Trường Sơn nhưng những cô gái thanh niên xung phong vẫn
dũng cảm lao ra chiến trường làm công tác mở đường, từ đó đã gợi nguồn cảm
hứng cho nhà thơ sáng tác... Tiếp theo bài học liên quan đến tuyến đường
Trường Sơn thì giáo viên cũng cần giới thiệu đôi nét về vị trí, vai trò của tuyến
đường này để học sinh thấy được tầm quan trọng của nó trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ và cũng để các em cảm nhận rõ hơn sự dũng cảm của những cô gái
thanh niên xung phong làm công tác mở đường. Bên cạnh đó giáo viên cần chú
ý đến tính vừa sức và dễ hiểu, không nên tích hợp kiến thức quá ôm đồm lan
man làm cho học sinh thấy ngợp và khó hiểu hơn, dẫn đến không xác định đươc
kiến thức trọng tâm.
Mục đích dạy học tích hợp là lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội
dung vốn có của môn học để làm sâu sắc, dễ hiểu nội dung môn học. Vì vậy khi
tích hợp các môn giáo viên cần có sự lựa chọn phù hợp, phù hợp với thời gian
tiết dạy, phù hợp với dung lượng kiến thức ở bộ môn khác để đảm bảo tiết học
diễn ra trong thời gian qui định.
2.3.2. Cách thức tích hợp.

Sau khi đã lựa chọn được những đơn vị kiến thức tích hợp phù hợp, giáo
viên cần sắp xếp để đưa vào các phần sao cho hợp lý. Đế sử dụng hiệu quả giáo
viên nên sử dụng tích hợp kiến thức ở tất cả các khâu từ kiểm tra bài cũ, giới
thiệu bài mới đến khâu dạy bài mới hay củng cố và hướng dẫn học sinh làm bài
tập.
2.3.2.1. Tích hợp trong phần kiểm tra bài cũ.
Đây là hoạt động đầu tiên trong tiết học bài mới. Với hoạt động này mục
đích của giáo viên là kiểm tra việc tự giác học bài cũ của học sinh đồng thời
cũng có dụng ý liên kết các kiến thức của bài trước với bài mới chuẩn bị học, lại
9


giúp giáo viên nắm bắt được tình hình học tập và khả năng tiếp thu bài của học
sinh nhanh chóng. Vì vậy dùng những câu hỏi tích hợp để kiểm tra bài cũ buộc
học sinh phải huy động nhiều bộ phận kiến thức để trả lời, khi đó giáo viên nắm
được kết quả học tập của các em mà còn tạo cho các em khả năng tư duy tổng
hợp kiến thức có liên quan đến câu hỏi.
2.3.2.2. Tích hợp trong phần giới thiệu bài mới:
Có thể nói giới thiệu bài mới là một trọng những hoạt động khởi
động vô cùng quan trọng để tạo bầu không khí văn chương tạo niềm hứng thú và
thu hút học sinh vào việc nắn bắt bài mới. Vì vậy khi tích hợp giáo viên cũng
nên chú ý đến hoạt đọng này để giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn.
Ví dụ đưa tích hợp vào phần giới thiệu bài nên chọn tích hợp với âm nhạc
để tạo không khí và tâm thế hứng khởi cho các em trước khi bước vào bài học.
Cụ thể với tiết 141 “Những ngôi sao xa xôi” giáo viên cho học sinh nghe và xem
hình minh họa video bài hát “Cô gái mở đường” của nhạc sĩ Xuân Giao để từ
đó tạo bầu không khí cảm nhận tác phẩm văn chương, cho các em trở về với thời
kỳ hào hùng của dân tộc, đồng thời bước đầu cảm nhận được công việc của các
chị và dẫn vào bài mới.
2.3.2.3 Tích hợp các môn phần dạy bài mới.

Ở phần dạy bài mới là phần quan trọng nhất của tiết dạy. Vì vậy giáo
viên cần dựa vào kiến thức mục tiêu của bài, để lựa chọn tích hợp các môn cho
phù hợp và quan trọng là có tác dụng bổ xung và làm sâu sắc kiến thức bộ môn.
Cụ thể khi giới thiệu về tuyến đường Trường Sơn huyền thoại- tuyến đường
huyết mạch nối liền giữa Bắc và nam. Tuyến đường này là mục tiêu bắn phá của
Mỹ để chặn chi viện của miền Bắc vào Nam nhưng vượt qua mưa bom bão đạn
những cô gái thanh niên xung phong vẫn hăng say làm công tác mở đường phá
bom. Ở phần này giáo viên có thể tích hợp với kiến thức môn Địa lí cho các em
quan sát vị trí tuyến đường trên bản đồ Việt Nam. Sau đó để làm rõ và làm sâu
thêm kiến thức giáo viên có thể vận dụng thêm kiến thức lịch sử và cho học sinh
xem phim tư liệu lịch sử Mỹ đã ném bom đánh phá tuyến đường và hậu quả để
lại. Nhưng những khó khăn đó vẫn không làm các chị nản lòng . Bên cạnh đó
giáo viên tích hợp kiến thức với môn Giáo Dục Công Dân và có thể đặt câu hỏi
“Qua tiết học em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với quê hương đất nước
và có những việc làm gì để tiếp bước thế hệ cha anh?” từ đó giúp cho học sinh
có thái độ sống tri ân với thế hệ cha anh đi trước, phát huy truyền thống cha anh,
sống có lí tưởng, tích cực học tập để xây dựng quê hương đất nước, sẵn sàng
tham gia nghĩa vụ quân sự khi đất nước cần…
2.3.2.4. Tích hợp trong phần kết bài.
Phần kết bài nên cho tích hợp các môn để tạo nên cái kết sâu lắng, ấn tượng
hoặc cái kết lại bài nhưng lại mở ra cho học sinh những miền suy tư khác để
khắc sâu bài học. Hoặc cái kết cho các em vận dụng kiến thức thực tế nên ở
phần này thường tích hợp với Giáo Dục Công Dân, Mỹ Thuật Hoặc Âm Nhạc.
Ví dụ sau khi dạy xong tiết 141 “Những ngôi sao xa xôi” giáo viên có thể cho
các em nghe bài hát: “Cúc ơi! em ở nơi mô”do ca sĩ Cao Thái Sơn thể hiện để
10


tạo dư âm sâu lắng cho các em và để các em hiểu thêm về lòng dũng cảm, sự hi
sinh của các chị.

2.3.2.5. Tích hợp trong luyện tập-hướng dẫn học sinh tự học
Để phát huy được khả năng tích cực của học sinh, đồng thời kiểm tra được năng
lực tích hợp các môn của HS sau khi học xong tiết học, giáo viên cần lựa chọn
hệ thống bài tập có tính chất vận dụng kiến thức các môn để giải quyết vấn đề
trong thực tế. Từ đó giúp học sinh rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề
một cách có hệ thống và lôgic thấy được tác dụng của sự tích hợp các môn. Qua
đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được
học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực
hành.
Cụ thể sau khi dạy xong tiết 141 “Những ngôi sao xa xôi” giáo viên chia
lớp thành ba nhóm và cho các em làm các bài tập sau:
Nhóm 1: Bằng kiến thức lịch sử và văn học em hãy sưu tầm những hình ảnh tư
liệu về những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn
Nhóm 2: Dựa vào văn bản “Những ngôi sao xa xôi” em hãy hình dung và vẽ lại
hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong làm công tác phá bom mở đường
trên tuyến đường Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ?
Nhóm 3: Em hãy sưu tầm những bài thơ, bài hát, về những cô gái thanh niên
xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu
nước.
Có thể nói việc lựa chọn hệ thống bài tập có tính chất vận dụng kiến thức
các môn để giải quyết vấn đề trong thực tế sẽ giúp các em có hứng thú với môn
học hơn, các em không chỉ được học được biết trên sách vở mà còn được thấy
và cảm nhận thực tế trong cuộc sống, giúp học sinh có sự liên hệ gắn kết kiến
thức giữa bài học trên sách vở với thực tế đời thường, từ đó có tác dụng làm
sâu , làm rõ và làm cụ thể kiến thức.
2.3.3. Phương pháp tích hợp.
Phương pháp tích hợp có tầm quan trọng không nhỏ trong việc nâng cao
hiệu quả tiết học. Nếu giáo viên có phương pháp tích hợp tốt sẽ giúp học sinh
học tập sôi nổi, tích cực và hứng thú với môn học nhiều hơn mà môn văn lại
càng cần lựa chọn điều đó.

Để dạy tiết tiết 141 “Những ngôi sao xa xôi” tôi đã sử dụng một số
phương pháp như: phương pháp đàm thoại; phương pháp quan sát tranh ảnh ,
phim tư liệu lịch sử; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp nêu tình
huống có vấn đề để học sinh phải tìm cách giải quyết vấn đề đặt ra . Cụ thể trong
tiết học này tôi thường tái hiện sự kiện lịch sử qua những thước phim tư liệu như
Mỹ thả bom xuống tuyến đường Trường sơn ,về những đoạn đường Trường Sơn
bị đánh lở loét không một cây xanh và nhiệm vụ của các cô gái thanh niên xung
phong làm công việc mở đường cho xe chạy qua.Từ đó đặt ra tình huống cho
các em phân tích và rút ra bài học. Với các phương pháp đã lựa chọn trên tôi
thấy các em học tập rất hứng thú và hiệu quả, khả năng tư duy tổng hợp và liên
11


kết giữa các môn ngày càng được xích gần và bổ xung hỗ trợ để làm rõ, làm sâu
kiến thức của bài.
2.3.4 Giáo án thực nghiệm:
Dựa vào các kinh nghiệm và các giải pháp trên, tôi có thiết kế thể nghiệm
một giáo án dạy tiết 141 “Những ngôi sao xa xôi” theo hướng tích hợp các môn
Âm Nhạc, Lịch Sử, Địa Lý, GDCD như sau:
Tiết 141: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI.
(Lê Minh Khuê)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh cảm nhận được tính cách dũng cảm trong cuộc sống chiến đấu
nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của ba nhân vật nữ thanh niên xung
phong trong truyện . [4]
– Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nhân vật. Đặc biệt là miêu tả
tâm lí nhân vật Phương Định. Học sinh nắm được vẻ đẹp ngôn ngữ và nghệ
thuật kể chuyện của tác giả. [2]
-Vận dụng kiến thức các môn Âm nhạc, Lịch sử, Địa lý, GDCD, Hóa học để giải

quyết những vấn đề liên quan và làm sáng rõ kiến thức của bài một cách lôgic
khoa học.
2. Kĩ năng.
– Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện, kỹ năng phân tích tác phẩm truyện
(cốt truyện – nhân vật – nghệ thuật trần thuật)
– Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học, kĩ năng nắm bắt tâm lí nhân vật.
– Rèn luyện kĩ năng chủ động, sáng tạo trong chuẩn bị bài mới, khả năng phát
hiện, liên hệ, so sánh kiến thức liên môn cho học sinh.
- Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát tranh ảnh, vi deo và trình bày một
vấn đề,kỹ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn, kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tế. [2]
3. Thái độ
– Giúp học sinh nhận thức được bài học: Chính từ những nơi gian lao, quyết liệt
ta lại thấy ngời sáng vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt
Nam.
– Giáo dục thái độ sống lạc quan, tin tưởng vào tương lai, có ý thức phấn đấu
cho sự nghiệp chung của đất nước.
- Biết trân trọng những hi sinh, cống hiến của những cô gái thanh niên xung
phong trên tuyến đường Trường Sơn nói riêng và những chiến sĩ đã hi sinh cho
nền độc lập của Tổ quốc nói chung. [6]
- Có thái độ biết ơn, tri ân với những cô gái thanh niên xung phong đã hi sinh
cho nền độc lập của Tổ quốc. Từ đó có trách nhiệm với quê hương, đất nước.
B. Chuẩn bị.
Giáo viên:
+ Phương pháp: Phương pháp tích hợp liên môn, phân tích tổng hợp, liên hệ
thực tế, vấn đáp, giảng bình, đọc phân tích, tái hiện, gợi mở…
12


+T liu, chõn dung tỏc gi Lờ Minh Khuờ, cỏc hỡnh nh v thanh niờn xung

phong trong chin trng, T liu v mi cụ gỏi ngó ba ng Lc; nht kớ
ng Thựy Trõm;bi th Gi em cụ thanh niờn xung phong Phm Tin
Dut
Hc sinh: c, nghiờn cu vn bn, cỏc tranh nh v ti liu liờn quan
- T liu dy hc: Mỏy chiu, video t liu lch s, tranh nh, phiu hc tp,
phiu hot ng nhúm.
C. Tin trỡnh bi dy.
* Kim tra bi c:
GV: K tờn nhng bi th, bi hỏt vit v nhng ngi lớnh ,v cụ gỏi thanh niờn
xung phong trờn tuyn ng Trng Sn m em ó c hc v c thờm HS:
- Bi th Bi th v tiu i xe khụng kớnh , bi th :Gi em cụ thanh niờn xung
phong Phm Tin Dut, bi hỏt: Cụ gỏi m ng Xuõn Giao.
*Gii thiu bi mi.
GV: cho HS nghe v xem hỡnh minh ha video bi hỏt Cụ gỏi m ng ca
nhc s Xuõn Giao. T ú to bu khụng khớ cm nhn tỏc phm vn chng v
dn vo bi mi. [3]
Hot ng ca GV - HS
Ni dung cn t
? Nờu nhng hiu bit ca em v tỏc
I. Tỡm hiu chung vn bn
gi Lờ Minh Khuờ? [1]
1. Tỏc gi:
GV: Trỡnh chiu: chõn dung n nh - Lê Minh Khuê ,Sinh năm
vn Lờ Minh Khuờ .
1949 .
GV:-L TNXP trong thi k khỏng -Quê : Tĩnh Gia - Thanh
chin chng M cu nc, nhng nm Hoá .
thỏng y ó to cm hng sỏng tỏc cho -c im sỏng tỏc: Miờu t tõm lý
nh vn. B cng là nhà văn nữ có sc so, tinh t.
sở trờng về truyện ngắn.

- ti: Trong chin tranh: Vit v tui
tr trờn tuyn ng Trng Sn.
-Sau chin tranh: Bỏm sỏt chuyn bin
ca i sng xó hi.
?K tờn mt s tỏc phm chớnh ca b?
-HS k tờn tỏc phm chớnh, GV b
Lờ Minh Khuờ.
xung.
GV:Trỡnh chiu: hỡnh nh cỏc tp
2. Tỏc phm:
truyn?
? Da vo kin thc lch s em hóy a. Hon cnh sỏng tỏc:
- Sỏng tỏc nm 1971 khi cuc
nờu hon cnh ra i ca tỏc phm?
khỏng chin chng M din ra ỏc
[2]
GVtrỡnh chiu: Trỡnh chiu video lit trờn c hai min.
- Truyn ngn c a vo
phim t liu M nộm bom xung tuyn
ng Trng Sn v nhng cụ gỏi tuyn tp Ngh thut truyn ngn
thanh niờn xung phong trờn tuyn th gii xut bn M.
13


ng Trng Sn lao ra chin trng
lm cụng vic m ng di nhng
ln ma bom bóo n y. [3]
GV: Truyn ngn Nhng ngụi sao xa
xụi l mt trong nhng truyn ngn
u tiờn ca tỏc gi, truyn c vit

vo nm 1971 lỳc cuc khỏng chớờn
chng M ang vo giai on quyt
lit.
?GV hng dn HS c.
? Em hãy tóm tắt truyện ?
- Học sinh túm tt - Học sinh
khác nhận xét, bổ sung .
GV: Lit kờ cỏc s vic lờn mỏy chiu.
?Vy Truyn k v iu gỡ?
GV: - Ba n thanh niờn xung phong
lm thnh mt t trinh sỏt mt ng
ti mt trng im trờn tuyn ng
Trng Sn vi nhng v p trong
tõm hn tớnh cỏch.
? Gii thớch ngha ca cỏc t khú?
Truyn cú b cc my phn ?

b. c,túm tt-chỳ thớch.
* c:
*Túm tt truyn:

* Chỳ thớch: (SGK)
*B cc: 3 phn
+ Phn 1: T u n ngụi sao trờn
m Phng nh k v cụng vic v
cuc sng ca bn thõn v t 3 cụ
trinh sỏt mt ng.
+ Phn 2: tip n by gi l bui
tra...Ch Thao bo mt ln phỏ
bom, Nho b thng, hai ch em sn

súc v lo lng.
+Phn 3: cũn li - Nim vui ca ba
ch em trc trn ma ỏ t ngt.
?Phng thc biu t chớnh l gỡ?
* Phng thc biu t:
?Vy truyn c k theo ngụi th my -T s.
, cú nhn xột gỡ v vic la chn ngụi * Ngôi kể :
- Truyện đợc trần thuật
k? iu ú cú tỏc dng?
theo ngôi th nht.
-> Thuận lợi cho việc biểu
hiện thế giới nội tâm những
cảm xúc và suy nghĩ của
nhân vật .
14


? Giải thích nhan đề?
GV: Nhan đề gắn liền với những ngôi
sao trên bầu trời ở thành phố . Ngôi sao
biểu tượng cho vẻ đẹp, biểu tượng cho
những con người vượt lên phía trước.
Gợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái: hồn
nhiên , mơ mộng , dũng cảm. Vẻ đẹp
đó không rực rỡ không phô trương ko
phải chỉ nhìn là thấy mà đòi hỏi con
người phải khấm phá. vẻ đẹp của ba cô
ngày càng lung linh tỏa sáng.

+ Phï hîp ®Ó ( ®iÓm nh×n )

miªu t¶ hiÖn thùc cuéc
chiÕn. Tăng tính chân thực
* Giải thích nhan đề.
-Đầy chất thơ.
-Gợi vẻ đẹp tâm hồn ba cô gái, tỏa
sáng và đẹp lung linh như những
ngôi sao.

II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
?Em hãy cho biết hoàn cảnh sống của
ba nữ thanh niên xung phong?
?Em hiểu vùng trọng điểm là gì?
-Trọng điểm: Nơi được xác định có vai
trò quan trọng so với những điểm
những nơi khác.
GV:Trình chiếu hình ảnh tuyến đường
Trường Sơn trên bản đồ Việt Nam. [3]
?Dựa vào kiến thức địa lý em hãy cho
biết con đường Trường Sơn nằm ở vị
trí nào trên địa hình đất nước ta?
GV: Nằm phía Tây Nam của tổ quốc.
Từ Tây Nam Ninh Bình đến hết Tây
Nguyên.
?Bằng kiến thức Lịch sử và liên hệ với
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
nêu vai trò của tuyến đường trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ .
GV: Đường T.Sơn huyền thoại là mạch
máu giao thông nối liền Nam –Bắc, là
con đường huyết mạch chi viện cho

miền Nam. Vì vậy Mỹ đã tập trung dội
bom xuống đây nhằm chặt đứt tuyến
đường giao thông quan trọng này.

1.Hoàn cảnh sống và chiến đấu
của ba cô gái thanh niên xung
phong.
a. Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
*Hoàn cảnh sống:
-Họ ở trong hang,dưới chân một cao
điểm, giữa vùng trọng điểm trên
tuyến đường Trường Sơn.
-Nơi bom đạn dội xuống nhiều nhất.
-Đường bị đánh lở loét không lá cây
xanh.

15


GV: Chiếu: Phim tư liệu Mỹ dội bom
đánh phá tuyến đường.

? Qua đó em có nhận xét gì về hoàn
cảnh sống của các chị?
->Hoàn cảnh sống khó khăn khắc
nghiệt và đầy nguy hiểm, luôn phải
?Qua cách miêu tả đó em hình dung đối mặt với cái chết.
được cuộc sống của họ ra sao?
-> căng thẳng , nguy hiểm gian khổ,
bom đạn luôn đe dọa sự sống con

người.
GV: cho HS quan sát hai bức tranh.Em
hãy cho biết chiến tranh ảnh hưởng như
thế nào đến môi trường và con người?
GV: Tàn phá ,hủy hoại môi trường và
con người.
?Vậy qua xem phim tư liệu và học môn
GDCD lớp 9 bài 4 Bảo vệ hòa bình,
hãy cho biết thái độ của em với chiến
tranh?
GV: lên án, phê phán, tố cáo chiến
tranh gây tội ác, hủy hoại môi trường.
Kêu gọi hướng tới hòa bình.
? Cái nguy hiểm của hoàn cảnh sống
chưa thấm gì với công việc? Vậy Công
việc của họ được giới thiệu như thế
nào?

Trước chiến tranh - Sau chiến tranh

b. Công việc:
- Quan sát máy bay thả bom.
-Đo khối lượng đất đá lấp vào hố
bom.,
-Đếm bom chưa nổ và nếu cần thì
phá bom. Sau đó báo về đơn vị biết
để lấp hố bom thông đường...

? Công việc đó diễn ra trong những - Diễn ra trong mọi thời gian, không
thời gian nào?

gian.
16


? Với những chi tiết trên em cảm nhận
gì về công việc của ba nữ thanh niên ->Vinh quang , quan trọng nhưng
xung phong?
đầy nguy hiểm , luôn phải đối mặt
? Miêu tả hoàn cảnh sống và công việc
của ba cô gái thanh niên xung phong
tác giả đã sử dụng những hình ảnh và
câu văn như thế nào?
?Tìm đoạn văn thể hiện không khí,
hoàn cảnh làm việc của các chị?
GV: “Có ở đâu như thế này không....sẽ
nổ ”
? Các nét nghệ thuật trên có tác dụng
gì?

với tử thần.
-NT: Hình ảnh so sánh, giọng nhanh
linh hoạt,câu văn ngắn nhịp nhanh
nối nhau liên tiếp, lời văn giản dị
-> Tái hiện không khí chiến đấu ở
cao điểm trên tuyến đường Trường
Sơn thời đánh Mĩ.
-Làm nổi bật không khí khốc liệt
của cuộc chiến tranh.

? Vậy từ hoàn cảnh sống và công việc , => Họ là những người con gái

em cảm nhận được vẻ đẹp gì ở các chị? dũng cảm, , tự tin gan dạ anh hùng ,
GV: Và thực tế bề dày lịch sử của dân có tinh thần trách nhiệm trong công
tộc đã chứng minh: những cô gái ở Ngã việc.
Ba Đồng Lộc, nhật kí Đặng Thùy Trâm
-GV đọc một số câu thơ viết về các chị.

III.Tổng kết:
1.Nội dung:
-Cảm nhận được nhan đề truyện.
-Hoàn cảnh sống và công việc gian
khổ đầy nguy hiểm, sự dũng cảm
17


gan dạ của ba cô gái TNXP.
2. Nghệ thuật: Miêu tả ,câu văn linh
hoạt.

GV: Cho HS nghe bài hát “Cúc ơi!
Em ở nơi mô?” (Yến Thanh) do ca sĩ
Cao Thái Sơn thể hiện, để HS cảm
nhận được sự hy sinh quên mình của
những cô TNXP làm công tác mở
đường.

IV.Củng cố & hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
BTVN: Giaos viên giao bài tập về nhà cho các nhóm:
Nhóm 1: Bằng kiến thức lịch sử và văn học em hãy sưu tầm những hình ảnh tư
liệu về những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn .
Nhóm 2: Dựa vào văn bản “Những ngôi sao xa xôi” em hãy hình dung và vẽ lại

hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong làm công tác phá bom mở đường
trên tuyến đường Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ?
Nhóm 3: Em hãy sưu tầm những bài thơ, bài hát, về những cô gái thanh niên
xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu
nước.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
Với những kinh nghiệm trong việc sử dụng: “Kinh nghiệm vận dụng
phương pháp tích hợp nhằm gây hứng thú cho học sinh qua tiết dạy 141 “Những
ngôi sao xa xôi”-Ngữ Văn 9 ở Trường THCS Thiệu Đô” nêu trên tôi đã mạnh
dạn áp dụng vào đối tượng học sinh lớp 9A năm học (2017-2018) còn lớp 9B tôi
vẫn dạy theo cách dạy truyền thống mà không áp dụng phương pháp này. Sau đó
tôi cho hai lớp làm cùng đề kiểm tra của bài và tôi đã thu được kết quả như sau:
Lớp

Sĩ số

9A
9B

40
34

Giỏi
SL
TL %
05
12.5
01
2.9


Chất lượng
Khá
TB
SL
TL %
SL
TL %
20
50
15
37.5
10
29.5
20
58.8

Yếu
SL
TL %
00
00
03
8.8

Như vậy, qua thực tế khảo sát cho thấy cùng là một đối tượng học sinh lớp
9-Trường THCS Thiệu Đô nhưng khi áp dụng các kinh nghiệm nói trên với lớp
18


9A, các em đã có hứng thú hơn nên chất lượng bộ môn cũng đã được nâng lên

rõ rệt. Điều đó được minh chứng cụ thể qua sự so sánh kết quả học tập của hai
lớp. Rõ ràng, do áp dụng những kinh nghiệm trên mà kết quả học tập của các em
9A cao hơn 9B. Nếu ở 9A tỉ lệ học sinh giỏi có 05 em chiếm tỉ lệ 12.5%, học
sinh khá 20 em chiếm tới 50%, và không có học sinh yếu kém. Trong khi đó 9B
số học sinh giỏi rất ít chỉ có 01 em chiếm tỉ lệ 2.9%, học sinh khá 10 em chiếm tỉ
lệ 29.5%, điểm chủ yếu của lớp là trung bình thậm chí có cả điểm yếu là 03 em
chiếm 8.8%...Như vậy thực tế trên một lần nữa cho thấy việc vận dụng phương
pháp tích hợp kiến thức các môn dạy tiết 141 “Những ngôi sao xa xôi” là vô
cùng quan trọng, giúp học sinh hứng thú với bộ môn và học tập tốt hơn, học sinh
tiếp cận vấn đề nhanh hơn, hiểu sâu hơn, khả năng tư duy động não của các em
lô gic hơn và đặc biệt cách giải quyết vấn đề đã dựa trên những cơ sở khoa học,
đó là sự tổng hợp kiến thức của các bộ môn.
Như vậy đối với học sinh việc tích hợp các môn không chỉ giúp các em
học sinh không những giỏi một môn, mà cần biết cách kết hợp kiến thức các
môn học lại với nhau để khai thác có hiệu quả các nội dung trong bài học và
hình thành tư duy lô gic nhiều chiều, giúp các em biết vận dụng kiến thức của
môn học này để hiểu sâu về môn học khác, từ đó có sự vận dụng để giải quyết
các tình huống thực tế và có hứng thú hơn với bộ môn.
Đối với giáo viên, việc thực hiện những bài này sẽ giúp người giáo viên
dạy bộ môn không ngừng trau rồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ
môn của mình tốt hơn, đạt kết quả cao hơn. Là điểm cầu để nối liền tư duy với
các môn học, tạo nên sự hợp tác học hỏi, hợp tác vơí nhau ở các giáo viên. Có
thể thấy tích hợp kiến thức các môn trong dạy văn giúp giáo viên
luôn chủ động, sáng tạo trước mọi yêu cầu. Bên cạnh phương
pháp đặc trưng bộ môn đầy chất nghệ thuật còn có sự tươi mới,
khoa học của kiến thức địa lí, sự chính xác, logic của môn lịch
sử; có chiều sâu triết lí của hệ tư tưởng, văn hóa, … Từ đó người
dạy văn có thể có cái nhìn đa chiều khi tiếp cận một tác phẩm.
Vì vậy mới có thể khơi lên nhiệt huyết ở tinh thần học tập của
học sinh.

Đối với chất lượng giáo dục bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường thì việc sử
dụng phương pháp dạy tích hợp kiến thức các môn có tác dụng rõ rệt trong việc
nâng cao chất lượng dạy học. Học sinh có hứng thú hơn với bộ môn và tích cực
học tập hơn. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên cũng cần tích cực tìm tòi học hỏi
đồng nghiệp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của học sinh và yêu cầu của bộ
môn. Dạy học vận dụng kiến thức các môn trong dạy học văn
cũng là nhu cầu tự thân, là yêu cầu bắt buộc của cuộc sống
hôm nay. Xu thế thời đại là hội nhập toàn cầu, khoa học là sự
giao thoa, kế thừa, văn hóa là sự đan xen đa dạng, … và giáo
dục đương nhiên không thể nằm ngoài qui luật đó. Bởi hơn đâu
hết: Các môn học luôn có sự đan xen, cài cắm, mọi kiến thức
không bao giờ độc lập. Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là
19


một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt
động nhận thức của học sinh.
Vậy thì vì “Tất cả vì học sinh thân yêu” ngay từ bây giờ mỗi giáo cần
biết tìm tòi sáng tạo và chủ động tích hợp kiến thức các môn trong từng tiết dạy,
để ít nhiều giúp học sinh ngày càng học tốt hơn nữa.

3. KẾT LUẬN.
Qua thực nghiệm giảng dạy trên tôi nhận thấy để vận phương pháp tích
hợp kiến thức các môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiết 141 “Những ngôi
sao xa xôi”-Ngữ Văn 9 giáo viên cần xác định mục tiêu bài dạy để có hướng tích
hợp kiến thức với các môn. Sau đó giáo viên dạy cần chủ động với giáo viên bộ
môn khác để có sự tích hợp khoa học và hiệu quả nhất. Sự tích hợp kiến thức
các môn cũng cần đảm bảo tính lôgic, vừa sức và dễ hiểu. Bên cạnh đó giáo viên
cũng chú ý việc đưa tích hợp kiến thức các môn vào các phần sao cho hợp lý và
hiệu quả. Và sau khi dạy song bài để học sinh nắm kiến thức sâu hơn hứng thú

hơn mà không bị nhàm chán, giáo viên cần lựa chọn hệ thống bài tập có tính
chất vận dụng kiến thức các môn để giải quyết vấn đề trong thực tế. Bản thân
thiết nghĩ nếu nắm chắc được những phương pháp kinh nghiệm tích hợp này thì
giáo viên sẽ dễ dàng đạt được hiệu quả cao trong từng tiết, từng bài tích hợp.
Để làm được điều này, trước hết với giáo viên cần có lòng nhiệt tình, yêu
nghề, làm việc không chỉ vì trách nhiệm mà cao hơn nữa là vì nhân cách của
một người thầy, vì những mầm non tương lai của đất nước. Không chỉ vậy để
thực hiện việc vận dụng phương pháp tích hợp các môn trong dạy học giáo viên
cần tích cực học hỏi trau đồi chuyên môn, luôn tìm tòi sáng tạo để học sinh được
học nhiều tiết học tích hợp bổ ích.
Mặc dù đó rất cố gắng, song với vốn kinh nghiệm ít ỏi của mình nên đề tài
cũng còn nhiều hạn chế. Bản thân tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
các đồng nghiệp để đề tài có tác dụng hơn nữa trong quá trình dạy và học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị.

Thiệu Đô,ngày 18 tháng 04 năm
20


2018
(Tôi xin cam kết: SKKN là do quá
trình bản thân đúc rút mà thành,
không sao chép của người khác)
Người viết :
Đặng Thị Nga

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] - SGK Ngữ Văn lớp 9- Tập I (NXB – GD 2005) Tác giả: Nguyễn Khắc Phi,
Nguyễn Văn Long, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử.

[2] - Sách GV Ngữ Văn 9–Tập I (NXB – GD 2005) Tác giả: Nguyễn Khắc Phi,
Nguyễn Văn Long, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử
[3] - Nguồn internet –
-
-Bài giảng.violet.vn
[4] - Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 9- Tập I (NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội
2005) Tác giả: Nguyễn Văn Đường, Hoàng Dân.
[5] - Chu Minh Đức –GV Trường THCS Hoàng Long -Yên Mỹ - Hưng Yên “
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học ngữ Văn 8”Sáng kiến kinh nghiệm
năm 2013-2014.
[6] – Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn THCS tập
2(Nhà xuất bản GD 2010) Nhóm tác giả: Phạm Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Văn
Đường, Nguyễn Hải Châu, Hoàng Văn Long, Đỗ Ngọc Thống.
[7] - Từ Điển Giáo dục học ( Nhà xuất bản GD 2011) Tác giả: Nguyễn Văn
Giao; Nguyễn Hữu Quỳnh; Vũ Văn Tảo.
[8] – Trường học kết nối.edu.vn

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đặng Thị Nga
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Thiệu Đô

T
T
1.


2.

3.

4.

Tên đề tài SKKN
Phát huy tính tích cực chủ động
của học sinh trong giờ luyện nói
(Ngữ văn 7)
Một số kinh nghiệm dạy tri thức
từ ngữ trong phân môn tiếng việt
ngữ văn 7
Phát huy tính chủ động, tích cực
của học sinh qua tiết dạy “
Truyện Kiều của Nguyễn Du” –
Ngữ văn 9 tập một
Một vài kinh nghiệm gây hứng

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)

hoặc C)
Huyện
B
2005-2006

Huyện

B

2007-2008

Huyện

B

2008-2009

Huyện

B

2013-2014
22


5.

6.

thú cho học sinh lớp 9 qua tiết

dạy “ Truyện Kiều của Nguyễn
Du” – Ngữ văn 9 tập một
Một số kinh nghiệm chấm và dạy Huyện
tiết trả bài trong phân môn tập
làm văn ngữ văn 8
Một số kinh nghiệm tích hợp
Huyện A;
Tỉnh B
kiến thức các môn học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học tiết
47: Bài thơ về tiểu đội xe không
kính-Ngữ Văn 9 ở trường THCS
Thiệu Đô

B

2015-2016

A

2016-2017

23



×