Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương tại Kho bạc Nhà nước Điện Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.22 KB, 121 trang )

0

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TRẦN VĂN CƯỜNG

KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN VỐN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN THỊ LỆ THÚY


1

HÀ NỘI - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực của học thuật.
Tác giả luận văn

Trần Văn Cường




LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự tận tình hướng
dẫn của TS Nguyễn Thị Lệ Thúy.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Khoa học quản ly,
Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện giúp
đỡ em hoàn thành bản luận văn này.

Học viên

Trần Văn Cường


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG QUA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH .............................................................................7
1.1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương ......7
1.1.1. Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối ngân sách
địa phương .......................................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối ngân sách

địa phương .......................................................................................................7
1.1.3. Nội dung chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối ngân sách
địa phương .......................................................................................................8
1.1.4. Vai trò của chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa
phương ............................................................................................................10
1.2. Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương
qua Kho bạc Nhà nước tỉnh .............................................................................11
1.2.1. Khái niệm kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối
ngân sách địa phương ......................................................................................11
1.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
cân đối ngân sách địa phương............................................................................12
1.2.3. Hệ thống kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối
ngân sách địa phương ......................................................................................14
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn
cân đối ngân sách địa phương qua Kho bạc Nhà nước tỉnh ......................21


1.3.1. Yếu tố thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh ........................................................21
1.3.2. Yếu tố thuộc các chủ đầu tư ....................................................................22
1.3.3. Yếu tố khác thuộc môi trường của Kho bạc nhà nước tỉnh .........................22
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG QUA KHO
BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2012-2016 ...............................25
2.1. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên ........................................25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên .....25
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên .....................26
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên ..............................27
2.2. Thực trạng kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối
ngân sách địa phương qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên .................28
2.2.1. Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương trên địa

bàn tỉnh Điện Biên ...........................................................................................28
2.2.2. Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương qua
Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên ....................................................................29
2.3. Thực trạng kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối
ngân sách địa phương qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên giai đoạn
2012-2016 ......................................................................................................32
2.3.1. Thực trạng bộ máy kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
cân đối ngân sách địa phương ...........................................................................32
2.3.2. Thực trạng hình thái và công cụ kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương...........................................................37
2.3.3. Thực trạng thực hiện quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương ..........................................................43
2.4. Đánh giá kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối ngân sách
địa phương qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012-2016 ........57
2.4.1. Đánh giá thực hiện mục tiêu kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên
giai đoạn 2012-2016........................................................................................57


2.4.2. Điểm mạnh kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối ngân
sách địa phương qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012-2016 .....58
2.4.3. Điểm yếu của kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối ngân
sách địa phương qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012-2016 .........60
2.4.4. Nguyên nhân của những điểm yếu ...........................................................62
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG QUA KHO
BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN 2020..................................................69
3.1. Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân
đối ngân sách địa phương qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên đến 2020....69
3.1.1. Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước đến

năm 2020 .......................................................................................................69
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
cân đối ngân sách địa phương qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên đến 2020 ....70
3.2. Giải pháp pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
cân đối ngân sách địa phương qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên ..........72
3.2.1. Giải pháp về bộ máy kiểm soát ................................................................72
3.2.2. Giải pháp về hình thái và công cụ kiểm soát chi ........................................75
3.2.3. Giải pháp về thực hiện quy trình kiểm soát chi ..........................................76
3.2.4. Các giải pháp khác.................................................................................. 79
3.3. Một số kiến nghị .............................................................................................84
3.3.1. Kiến nghị với chính quyền tỉnh Điện Biên ................................................84
3.3.2. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước trung ương ...........................................86
3.3.3. Kiến nghị với các chủ đầu tư ...................................................................87
KẾT LUẬN ...........................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NSNN

Ngân sách Nhà nước

KBNN

Kho bạc Nhà nước

UBND


Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

GPMB

Giải phóng mặt bằng

QLNN

Quản ly nhà nước

NSTW

Ngân sách trung ương

NSĐP

Ngân sách địa phương

KSC

Kiểm soát chi


TTVĐT

Thanh toán vốn đầu tư


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

BẢNG
Bảng 2.1:

Bảng tổng hợp các dự án và kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa
phương từ 2012 -2016........................................................................28

Bảng 2.2:

Bảng tổng hợp phân loại các dự án nguồn vốn cân đối NSĐP theo
nhóm từ 2012 -2016...........................................................................29

Bảng 2.3:

Bảng tổng hợp số liệu chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn cân đối NSĐP
qua KBNN tỉnh Điện Biên.................................................................30

Bảng 2.4:

Cơ cấu chi đầu tư XDCB nguồn vốn cân đối NSĐP qua KBNN.......31

Bảng 2.5:

Kết quả khảo sát về cơ cấu bộ máy kiểm soát chi..............................35


Bảng 2.6:

Chất lượng đội ngũ kiểm soát chi đầu tư XDCB KBNN Điện Biên. .35

Bảng 2.7:

Kết quả khảo sát về cán bộ KSC KBNN Điện Biên..........................36

Bảng 2.8:

Số công việc, hợp đồng áp dụng hình thái thanh toán trước kiểm soát sau.38

Bảng 2.9:

Số công việc, hợp đồng áp dụng hình thái kiểm soát trước thanh
toán sau.............................................................................................39

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát đánh giá về công cụ kiểm soát chi..........................43
Bảng 2.11: Số bộ hồ sơ pháp ly các dự án sử dụng nguồn vốn cân đối NSĐP tiếp
nhận qua KBNN tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012-2016.......................44
Bảng 2.12: Kết quả điều tra về tiếp nhận và kiểm soát hồ sơ pháp ly..................45
Bảng 2.13: Số dự án được tạm ứng vốn đầu tư 2012-2016..................................46
Bảng 2.14: Một số lỗi điển hình trong kiểm soát tạm ứng vốn đầu tư..................47
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát về kiểm soát tạm ứng vốn đầu tư............................48
Bảng 2.16: Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB nguồn vốn cân đối NSĐP qua
KBNN tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012-2016......................................50
Bảng 2.17: Tổng hợp Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư có chênh lệch sau kiểm
tra của KBNN tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012-2016..........................51
Bảng 2.18: Một số lỗi điển hình trong kiểm soát thanh toán theo khối lượng hoàn

thành nguồn vốn cân đối NSĐP tại KBNN tỉnh Điện Biên................52


Bảng 2.19: Kết quả khảo sát về kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành......54
Bảng 2.20: Thống kê số lượng công trình quyết toán giai đoạn 2012-2016.........55
Bảng 2.21: Một số lỗi điển hình trong phối hợp quyết toán và xử ly công nợ sau
quyết toán tại KBNN tỉnh Điện Biên.................................................56
Bảng 2.22: Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư cấn đối NSĐP trên địa bàn............57
Bảng 2.23: Tỷ lệ từ chối thanh toán nguồn cân đối NSĐP...................................58
Bảng 2.24: Tình hình luân chuyển cán bộ phòng Kiểm soát chi..........................63
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1:

Quy trình tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ pháp ly...................................17

Sơ đồ 1.2:

Quy trình Kiểm soát tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư........................18

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu bộ máy KSC đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Điện Biên.........32


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TRẦN VĂN CƯỜNG

KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN VỐN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐIỆN BIÊN


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ


HÀ NỘI - NĂM 2017


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước là một nguồn tài chính
hêt sức quan trọng của một quốc gia đối với phát triển kinh tế- xã hội của cả nước
cũng như từng địa phương. Nguồn vốn này không những góp phần quan trọng tạo lập
cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, mà còn có tính định hướng đầu tư, góp phần
đắc lực cho việc thực hiện những vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Thực hiện
công cuộc đổi mới đất nước, hàng năm Nhà nước dành một lượng vốn khá lớn chi
Ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển. Trong cơ cấu nguồn vốn chi đầu tư xây
dựng cơ bản tại mỗi địa phương, gồm các nguồn vốn trung ương hỗ trợ cho ngân sách
địa phương theo các mục tiêu nhiệm vụ cụ thể, nguồn vốn trái phiếu chính phủ,
nguồn vốn ODA và nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương (vốn đầu tư trong cân
đối phân bổ từ ngân sách trung ương cho địa phương và vốn đầu tư từ nguồn thu sử
dụng đất của địa phương); trong các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của địa
phương, nguồn vốn cân đối ngân sách chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số vốn
đầu tư. Chi đầu tư XDCB từ nguồn cân đối ngân sách địa phương do chính quyền địa
phương được toàn quyền lựa chọn danh mục dự án, quyết định bố trí vốn đầu tư
trong kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm trên cơ sở sắp xếp ưu tiên cho các dự án
có tính cấp thiết, có y nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Do nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quan trọng, vì vậy việc

kiểm soát chặt chẽ các khoản chi Ngân sách Nhà nước đối với các khoản chi đầu tư
xây dựng cơ bản, nhất là đối với nguồn vốn cấn đối ngân sách địa phương luôn là
mối quan tâm lớn của Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương, góp
phần quan trọng trong việc giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính
một cách đúng mục đích, có hiệu quả; đồng thời là một biện pháp hữu hiệu để thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động và tốc độ phát triển chưa cao
như hiện nay, việc huy động và tích lũy một lượng vốn lớn cho đầu tư còn gặp rất
nhiều khó khăn và hạn chế. Không những thế tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu
tư xây dựng cơ bản xảy ra ngày càng nhiều, tại tất cả các khâu, các giai đoạn của
hoạt động đầu tư với lượng vốn thất thoát rất lớn. Bởi vậy yêu cầu đặt ra là phải
thực hiện công tác quản ly vốn, sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm, hiệu quả và chất
lượng. Trong đó việc nâng cao hoạt động kiểm soát chi vốn đầu tư xây dưng cơ bản
tại Kho bạc nhà nước là rất cần thiết bởi KBNN là cơ quan cuối cùng kiểm soát để


ii
đưa vốn ra khỏi Ngân sách Nhà nước. Tăng cường công tác kiểm soát chi vốn đầu
tư xây dựng cơ bản tại KBNN có y nghĩa to lớn trong việc giảm thiểu thất thoát
lãng phí và nâng cao chất lượng sử dụng vốn từ Ngân sách Nhà nước.
Cũng như trong cả nước, việc kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh
Điện Biên cũng được chú trọng. Các cấp chính quyền tỉnh và đặc biệt là hệ thống
Kho bạc Nhà nước trên địa bàn đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện cơ
chế chính sách chung, cải tiến quy trình, thủ tục cấp phát và quản ly sử dụng, tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra. Những nỗ lực không mệt mỏi đó đã góp phần
quan trọng vào việc sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, đúng luật và có hiệu quả
cao; kịp thời phát hiện những khoản chi đầu tư XDCB sai mục đích, sai nguyên tắc,
vi phạm quy trình, sai định mức chi tiêu..., góp phần quan trọng vào việc nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn đầu từ XDCB từ NSNN theo nhiệm vụ được giao.
Tuy vậy, công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của KBNN tỉnh

Điện Biên, trong đó có nguồn cân đối ngân sách địa phương còn có những bất cập trong
nhiều nội dung và ở các khâu của quá trình kiểm soát chi; vai trò trách nhiệm của một số
cơ quan, đơn vị và cá nhân có trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát chi chưa được phát
huy đầy đủ, không ít các khoản chi không đủ điều kiện chi theo luật định; cơ chế quản ly
và phối hợp hoạt động nghiệp vụ còn có hạn chế nhất định…. Vì vậy, hiệu quả của công
tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Điện Biên còn hạn chế.
Trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản ly
chi tiêu công, thực hành tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí thì việc hoàn thiện quản
ly chi tiêu công nói chung và kiểm soát chi chặt chẽ chi đầu tư XDCB đang đặt ra rất
bức xúc. Việc tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư
XDCB, trong đó có nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương đang là vấn đề rất cấp
thiết. Đó cũng là lí do của việc lựa chọn đề tài“Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ
nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương tại Kho bạc Nhà nước Điện Biên’’
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được khung nghiên cứu về kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn
vốn cân đối ngân sách địa phương qua KBNN tỉnh.
- Phân tích được thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn cân đối
ngân sách địa phương qua KBNN tỉnh Điện Biên, làm rõ được những ưu điểm, chỉ rõ
được những hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu.
- Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB
nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương qua KBNN tỉnh Điện Biên.
3. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:


iii
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH

1.1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương
Trong phần này luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản về chi
đầu tư XDCB từ nguồn vốn cân đối NSĐP như: Khái niệm về chi đầu tư XDCB từ
nguồn vốn cân đối NSĐP, đặc điểm chủ yếu của chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn cân
đối NSĐP, vai trò của chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn cân đối NSĐP, qua đó giúp
người đọc hiểu được thế nào là chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối
NSĐP, vai trò và phân loại được cơ cấu của chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn cân đối
NSĐP.
1.2. Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối ngân
sách địa phương qua Kho bạc Nhà nước tỉnh
Trong phần này tác giả làm rõ khái niệm về kiểm soát chi đầu tư XDCB từ
nguồn vốn cân đối NSĐP qua KBNN tỉnh, cũng như các mục tiêu, nguyên tắc và
nội dung kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn cân đối NSĐP qua KBNN tỉnh,
từ đó thấy rõ tầm quan trọng của công tác kiểm soát chi từ XDCB từ nguồn vốn cân
đối NSĐP qua KBNN tỉnh.
Đồng thời với những nội dung trên, tác giả đã nêu lên các yếu tố tham gia trong
quá thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn cân đối NSĐP qua KBNN
tỉnh, gồm 3 yếu tố : (1) Bộ máy kiểm soát chi; (2) Hình thái và công cụ kiểm soát chi;
(3) Quy trình kiểm soát chi đầu tư. Qua đó để giúp người đọc thấy được các yếu tố này
tham gia vào kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn cân đối NSĐP và có tầm quan
trọng, ảnh hưởng như thế nào để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
1.3 các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn
cân đối NSĐP qua KBNN tỉnh
Trong phần này tác giả phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm
soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn cân đối NSĐP qua KBNN tỉnh, gồm 3 nhóm
yếu tố cơ bản:
Yếu tố thuộc KBNN tỉnh:
- Quản ly nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nước tỉnh;
- Trang thiết bị cơ sở vật chất- kỹ thuật, ứng dụng công nghệ;



iv
- Kiểm soát nội bộ của Kho bạc Nhà nước tỉnh;
- Công tác phổ biến các quy định kiểm soát chi của KBNN tới các chủ đầu tư
Yếu tố thuộc các chủ đầu tư: Ý thức chấp hành trong việc quản ly đầu tư
XDCB; kiến thức và hiểu biết của chủ đầu tư về quy trình kiểm soát chi.
Yếu tố thuộc môi trường của Kho bạc Nhà nước tỉnh:
- Nợ công và ngân sách địa phương;
- Hệ thống pháp luật, các chế độ, chính sách quy định trong quản ly đầu tư XDCB;
- Các cơ quan quản ly nhà nước có liên quan.
Chương 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN TỪ NGUỒN VỐN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG QUA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2012-2016
2.1. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên
Trong phần này tác giả giới thiệu sơ lược về Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện
Biên trong đó nêu rõ: Quá trình hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ
chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên, cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước
tỉnh Điện Biên trong thời gian nghiên cứu của luận văn 2012-2016.
2.2. Thực trạng chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối NSĐP qua
Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên
Phần này luận văn chỉ ra số liệu chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn cân đối
NSĐP qua KBNN tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2012-2016 và số liệu về phân loại
các dự án, cơ cấu các khoản chi của chi đầu tư XDCB như chi xây lắp, chi thiết bị,
chi phí khác…và một số nhận xét đánh giá về tình hình chi đầu tư XDCB từ nguồn
vốn cân đối NSĐP trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2.3. Thực trạng kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân
đối NSĐP qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012-2016
Phần này tác giả phản ánh thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn
vốn cân đối NSĐP qua KBNN tỉnh Điện Biên theo các yếu tố đã đề cập trong

chương 1, đó là:
Thực trạng bộ máy kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân
đối NSĐP
Nêu lên các căn cứ để xây dựng bộ máy kiểm soát chi đầu tư XDCB từ
nguồn vốn cân đối NSĐP qua KBNN tỉnh Điện Biên và được trình bày khái quát


v
qua sơ đồ 2.1“Cơ cấu bộ máy kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Điện
Biên”, tiếp đó trình bày nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu đó. Đồng thời với bộ
máy kiểm soát chi này là thực trạng cán bộ kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn cân đối NSĐP với những phản ánh về chất lượng nhân sự kiểm soát chi
như: trình độ đạo tạo, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, thái độ giao dịch.
Thực trạng hình thái và công cụ kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn cân đối NSĐP
Tác giả nêu rõ việc sử dụng các hình thái và công cụ trong kiểm soát chi đầu
tư XDCB từ nguồn vốn cân đối NSĐP qua KBNN tỉnh Điện Biên, những hình thái
và công cụ nào đang được sử dụng tốt và phát huy hiệu quả, những hình thái và
công cụ nào chưa được sử dụng hoặc sử dụng chưa tốt, chưa mang lại hiệu quả
trong kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn cân đối NSĐP
Thực trạng thực hiện quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn cân đối NSĐP
Nêu lên những vấn đề chính của quá trình thực hiện quy trình kiểm soát chi đầu
tư XDCB từ nguồn vốn cân đối NSĐP qua KBNN tỉnh Điện Biên, và các số liệu tổng hợp
minh họa cho từng bước, qua đó có những nhìn nhận đánh giá về những thuận lợi, kết quả
đạt được và những khó khăn, sai sót thường mắc phải trong thực hiện quy trình tại KBNN
tỉnh Điện Biên. Thực trạng thực hiện quy trình đó được tác giả thể hiện chi tiết qua 3 bước:
Thực trạng tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ pháp lý
Thực trạng kiểm soát tạm ứng vốn và thanh toán vốn đầu tư từ nguồn vốn
cân đối NSĐP

Thực trạng công tác quyết toán vốn cấn đối NSĐP
2.4. Đánh giá kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân
đối NSĐP qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012-2016
Đánh giá thực hiện mục tiêu kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn cân đối NSĐP qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012-2016, kết
quả đạt được so với mục tiêu đã đề ra,
Điểm mạnh kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối
NSĐP qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên: được đánh giá qua 3 nội dung sau:
- Về bộ máy kiểm soát chi: Việc sắp xếp, bố trí, đào tạo nguồn nhân lực được
quan tâm hợp ly và từng bước được nâng cao.
- Về hình thái và công cụ kiểm soát chi: Các hình thái KSC đã được quan
tâm chỉ đạo thực hiện; các công cụ kế hoạch vốn, cam kết chi đã thực hiện đảm bảo


vi
trong phạm vi kế hoạch vốn giao; hồ sơ, chứng từ lưu trữ đảm bảo, hợp pháp hợp lệ;
ứng dụng công nghệ thông tin đã được KBNN tỉnh quan tâm đẩy mạnh.
- Về thực hiện quy trình kiểm soát chi: Đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, theo chế
độ quy định, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư trong công tác giao
dịch; các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm soát chi đều được
phối hợp giải đáp, xử ly đầy đủ, kịp thời.
Điểm yếu của kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối
NSĐP qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên: Bên cạnh những kết quả đã đạt được,
kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối NSĐP qua Kho bạc
Nhà nước tỉnh Điện Biên vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, thể hiện qua
những nội dung sau:
- Về bộ máy kiểm soát chi: Chưa có quy định cụ thể công tác phối hợp giữa
các phòng ban có liên quan tròng công tác kiểm soát chi. Trình độ chuyên môn, kỹ
năng giao tiếp cán bộ kiểm soát chi chưa cao...
- Về thực hiện quy trình kiểm soát chi: Còn mắc nhiều lỗi trong thực hiện

quy trình ở cả 3 bước: tiếp nhận và kiểm soát hồ sơ pháp ly, kiểm soát tạm ứng và
toán khối lượng hoàn thành, công tác quyết toán vốn.
- Về hình thái và công cụ kiểm soát:
+ Về hình thái KSC: Kiểm soát sau trong hình thái thanh toán trước kiểm
soát sau đôi khi còn chưa được thực hiện ngay sau khi thanh toán.
+ Việc sử dụng các công cụ còn yếu, ứng dụng công nghệ thông tin để phục
vụ công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối NSĐP còn
hạn chế.
Nguyên nhân của những điểm yếu kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn cân đối NSĐP qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên:
Nguyên nhân do Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên:
- Do hạn chế quản ly nguồn nhân lực;
- Sự đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị cơ sở vật chất-kỹ thuật tại KBNN tỉnh
Điện Biên còn hạn chế;
- Kiểm soát nội bộ của KBNN Điện Biên ít được quan tâm;
- phối hợp của KBNN tỉnh Điện Biên với các cơ quan liên quan.
Nguyên nhân do các chủ đầu tư: Do năng lực, kinh nghiệm trong tổ chức
quản ly dự án đầu tư XDCB còn hạn chế.


vii
Nguyên nhân do các yếu tố môi trường của KBNN Điện Biên
- Do cơ chế, chính sách;
- Do công tác phân cấp ủy quyền còn bất cập và một số hạn chế trong công
tác quản ly của các cơ quan chức năng;
- Công tác kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn của các cơ quan chức năng làm chưa tốt;
- Do vướng mắc trong công tác đền bù GPMB;
- Do chế tài xử ly vi phạm chưa đủ mạnh;
- Do quy trình KSC còn có những quy định chưa cụ thể, rõ ràng, bất cập.
Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG QUA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN 2020
3.1. Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn
cân đối ngân sách địa phương qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên đến 2020
Trong phần này tác giả tập trung đề cập đến định hướng chung về hoàn thiện
công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 và cụ thể đến phương
hướng hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối
NSĐP qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên đến 2020
3.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn cân đối NSĐP qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên
Sau khi đã xây dựng cơ sở ly luận của luận văn, thực trạng và điểm mạnh,
điểm yếu, nguyên nhân của những điểm yếu trong công tác kiểm soát chi đầu tư
XDCB từ nguồn vốn cân đối NSĐP qua KBNN tỉnh Điện Biên, từ đó tác giả đưa ra
những giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn cân đối
NSĐP qua KBNN tỉnh Điện Biên thông qua những yếu tố đã được đề cập và đánh
giá cụ thể ở chương 1 và chương 2, cụ thể:
Giải pháp về bộ máy kiểm soát
- Giải pháp hoàn thiện cơ cấu bộ máy kiểm soát chi
- Giải pháp đảm bảo nhân sự kiểm soát chi
Giải pháp về hình thái và công cụ kiểm soát chi
- Áp dụng linh hoạt các hình thái kiểm soát chi;
- Sử dụng thành thạo các công cụ như chứng từ, hồ sơ;


viii
- Hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm soát chi.
Giải pháp hoàn thiện thực hiện quy trình kiểm soát chi
-Giải pháp hoàn thiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ pháp ly;
-Giải pháp hoàn thiện kiểm soát tạm ứng vốn đầu tư và thanh toán khối

lượng hoàn thành;
-Giải pháp hoàn thiện quyết toán vốn đầu tư.
Các giải pháp khác:
- Hoàn thiện quản ly nguồn nhân lực tại KBNN tỉnh Điện Biên;
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ cho công tác kiểm
soát chi vốn đầu tư XDCB;
- Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ;
- Tăng cường phối hợp giữa Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên và các cơ
quan liên quan
3.3. Một số kiến nghị
Trên cơ sở những hạn chế đã được chỉ ra, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư
XDCB từ nguồn vốn cân đối NSĐP qua KBNN Điện Biên. Để thực hiện được những
giải pháp đó, tác giả đã kiến nghị các vấn đề cơ bản sau :
- Kiến nghị với chính quyền tỉnh Điện Biên;
- Kiến nghị với KBNN trung ương;
- Kiến nghị với các chủ đầu tư.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TRẦN VĂN CƯỜNG

KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN VỐN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ


Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN THỊ LỆ THÚY


HÀ NỘI - NĂM 2017


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước là một nguồn tài chính
hêt sức quan trọng của một quốc gia đối với phát triển kinh tế- xã hội của cả nước
cũng như từng địa phương. Nguồn vốn này không những góp phần quan trọng tạo
lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, mà còn có tính định hướng đầu tư, góp
phần đắc lực cho việc thực hiện những vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Thực
hiện công cuộc đổi mới đất nước, hàng năm Nhà nước dành một lượng vốn khá lớn
chi Ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển. Trong cơ cấu nguồn vốn chi đầu tư
xây dựng cơ bản tại mỗi địa phương, gồm các nguồn vốn trung ương hỗ trợ cho
ngân sách địa phương theo các mục tiêu nhiệm vụ cụ thể, nguồn vốn trái phiếu
chính phủ, nguồn vốn ODA và nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương (vốn đầu
tư trong cân đối phân bổ từ ngân sách trung ương cho địa phương và vốn đầu tư từ
nguồn thu sử dụng đất của địa phương); trong các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ
bản của địa phương, nguồn vốn cân đối ngân sách chiếm tỷ trọng tương đối lớn
trong tổng số vốn đầu tư. Chi đầu tư XDCB từ nguồn cân đối ngân sách địa phương
do chính quyền địa phương được toàn quyền lựa chọn danh mục dự án, quyết định
bố trí vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm trên cơ sở sắp xếp
ưu tiên cho các dự án có tính cấp thiết, có y nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế xã

hội của địa phương.
Do nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quan trọng, vì vậy việc
kiểm soát chặt chẽ các khoản chi Ngân sách Nhà nước đối với các khoản chi đầu tư
xây dựng cơ bản, nhất là đối với nguồn vốn cấn đối ngân sách địa phương luôn là
mối quan tâm lớn của Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương, góp
phần quan trọng trong việc giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính
một cách đúng mục đích, có hiệu quả; đồng thời là một biện pháp hữu hiệu để thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động và tốc độ phát triển chưa cao
như hiện nay, việc huy động và tích lũy một lượng vốn lớn cho đầu tư còn gặp rất


2
nhiều khó khăn và hạn chế. Không những thế tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu
tư xây dựng cơ bản xảy ra ngày càng nhiều, tại tất cả các khâu, các giai đoạn của
hoạt động đầu tư với lượng vốn thất thoát rất lớn. Bởi vậy yêu cầu đặt ra là phải
thực hiện công tác quản ly vốn, sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm, hiệu quả và chất
lượng. Trong đó việc nâng cao hoạt động kiểm soát chi vốn đầu tư xây dưng cơ bản
tại Kho bạc nhà nước là rất cần thiết bởi KBNN là cơ quan cuối cùng kiểm soát để
đưa vốn ra khỏi Ngân sách Nhà nước. Tăng cường công tác kiểm soát chi vốn đầu
tư xây dựng cơ bản tại KBNN có y nghĩa to lớn trong việc giảm thiểu thất thoát
lãng phí và nâng cao chất lượng sử dụng vốn từ Ngân sách Nhà nước.
Cũng như trong cả nước, việc kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh
Điện Biên cũng được chú trọng. Các cấp chính quyền tỉnh và đặc biệt là hệ thống
Kho bạc Nhà nước trên địa bàn đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện cơ
chế chính sách chung, cải tiến quy trình, thủ tục cấp phát và quản ly sử dụng, tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra. Những nỗ lực không mệt mỏi đó đã góp phần
quan trọng vào việc sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, đúng luật và có hiệu quả
cao; kịp thời phát hiện những khoản chi đầu tư XDCB sai mục đích, sai nguyên tắc,
vi phạm quy trình, sai định mức chi tiêu..., góp phần quan trọng vào việc nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn đầu từ XDCB từ NSNN theo nhiệm vụ được giao.
Tuy vậy, công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của KBNN tỉnh
Điện Biên, trong đó có nguồn cân đối ngân sách địa phương còn có những bất cập
trong nhiều nội dung và ở các khâu của quá trình kiểm soát chi; vai trò trách nhiệm
của một số cơ quan, đơn vị và cá nhân có trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát chi
chưa được phát huy đầy đủ, không ít các khoản chi không đủ điều kiện chi theo luật
định; cơ chế quản ly và phối hợp hoạt động nghiệp vụ còn có hạn chế nhất định….
Vì vậy, hiệu quả của công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Điện Biên
còn hạn chế.
Trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản ly
chi tiêu công, thực hành tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí thì việc hoàn thiện quản
ly chi tiêu công nói chung và kiểm soát chi chặt chẽ chi đầu tư XDCB đang đặt ra rất
bức xúc. Việc tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư


3
XDCB, trong đó có nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương đang là vấn đề rất cấp
thiết. Đó cũng là lí do của việc lựa chọn đề tài“Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ
nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương tại Kho bạc Nhà nước Điện Biên’’
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về các đề tài hoàn
thiện và tăng cường công tác quản ly vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN ở
phạm vi toàn quốc và một số các tỉnh, như:
Luận văn thạc sĩ kinh tế "Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư XDCB thuộc
nguồn vốn NSNN qua KBNN" của tác giả Dương Cao Sơn, Học viện Tài chính, Hà
Nội, năm 2008; Luận văn đưa ra thực trạng và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu
trong công tác quản ly chi đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN, nguyên nhân của
những điểm yếu, các giải pháp kiến nghị thực hiện đối với toàn bộ hệ thống KBNN.
Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm
2013 của tác giả Nguyễn Huy Huyến về "Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB

qua KBNN tỉnh Lai Châu"; Luận văn tập trung làm rõ tính chất, đặc điểm và sự cần
thiết phải hoàn thiện công tác quản ly vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh
Lai Châu, đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản ly vốn đầu tư từ NSNN đối
với các ban ngành chức năng tỉnh Lai Châu.
Luận văn thạc sỹ kinh tế “Tăng cường kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN
Hưng Yên” của tác giả Nguyễn Thị Việt Hà, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội,
năm 2015; Luận văn đã đề cập đến công tác quản ly và sử dụng vốn trên địa bàn tỉnh
Hưng yên, trong đó tác giả đã phân tích các thực trạng, nguyên ngân và đưa ra được
các kiến nghị và giải pháp tăng cường công tác quản ly vốn đầu tư trong phạm vi trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu khoa học trên đánh giá theo một
góc độ rộng, như công tác quản ly kiểm soát chi đầu tư XDCB trong phạm vi
toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước, công tác quản ly kiểm soát chi tất cả các
nguồn vốn đầu tư trong phạm vi một tỉnh. Qua tìm hiểu tác giả chưa thấy có đề
tài nào nghiên cứu cụ thể cho đối tượng là kiểm soát chi đầu tư XDCB nguồn


×