Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hứng thú học tập môn sinh học cho học sinh khối 9 ở trường THCS lâm xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 24 trang )

1. Mở đầu
1. 1.Lí do chọn đề tài.
Chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục nước
ta cũng như nhiều nước trên thế giới, hầu hết các nước đều ra sức tìm mọi biện
pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Với mong muốn là làm sao để người
dạy truyền đạt được kiến thức một cách dễ dàng, người học nắm bắt và vận dụng
được kiến thức đó trong thời gian ngắn nhất vào thực tiễn, nghiên cứu một cách
có hiệu quả. Do vậy càng ngày càng đặt ra những yêu cầu gay gắt trong việc
nâng cao chất lượng giảng dạy và cách đánh giá người học như thế nào là khách
quan, công bằng, là động lực thúc đẩy để người học nỗ lực phấn đấu vươn lên
chiếm lĩnh và làm chủ kiến thức. Ở đây tôi chỉ xin đưa một số vấn đề về giải
pháp giảng dạy vì đây chính là yếu tố quyết định để người dạy và người học
hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm của mình.
Là một giáo viên bộ môn Sinh học THCS trong nhiều năm qua tôi đã
luôn cố gắng để tìm ra những phương pháp, giải pháp dạy học phù hợp cho từng
khối lớp để đạt các mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay. Như
chúng ta đã biết trong chương trình giáo dục Sinh học là môn học quan trọng
nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học địa
lý, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử
với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Chính việc giảng dạy Sinh học
tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương,
vùng miền, đất nước từ đó giúp họ định hướng nghề nghiệp, lao động sản xuất,
góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.Vì vậy, làm thế nào để cho học sinh
hiểu được cặn kẽ những vấn đề các em tìm hiểu trong lý thuyết và cảm thấy
hứng thú hơn khi học, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo
niềm tin, niềm vui trong học tập góp phần nâng cao chất lượng bộ môn là một
câu hỏi lớn mà tôi luôn luôn mong muốn có lời giải đáp hoàn chỉnh. Xuất phát
từ những vấn đề trên và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn Sinh học,
tôi đưa ra sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hứng thú học
tập môn Sinh học cho học sinh khối 9 ở trường THCS Lâm Xa”


1.2. Mục đích nghiên cứu.
Phân tích được thực trạng giảng dạy bộ môn Sinh học 9 hiện nay tại
trường THCS Lâm Xa và đưa ra một số giải pháp giảng dạy bộ môn, phù hợp
với điều kiện thực tiễn nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học hướng tới mục tiêu chung của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức, sức khỏe đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tập môn Sinh học cho
học sinh khối 9 trường THCS Lâm Xa, Bá Thước, Thanh Hóa.
- Mức độ hứng thú, khả năng tích cực học tậpmôn sinh học của học sinh
khối 9 trường THCS Lâm Xa, Bá Thước, Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên
cứu tài liệu hướng dẫn về phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Nghiên cứu
SGK, sách tham khảo, sách chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn Sinh học.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạy
trên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý, tham gia các buổi tập
huấn sinh hoạt chuyên môn đầy đủ.
- Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độ
tích cực của học sinh khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong
nghị quyết TW 4 khóa VII (tháng 1/1993), Nghị quyết TW2 khóa VIII
(tháng 12/ 1996), được cụ thể hóa trong Luật giáo dục đào tạo, đặc biệt trong
chỉ thị số 15 (tháng 4/1999), điều 24:2 luật giáo dục ghi: “Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng

tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Dạy học và phát triển gắn bó chặt chẽ với nhau. Dạy học không chỉ nhằm
cung cấp cho học sinh một khối lượng tri thức lí thuyết do nội dung chương
trình và sách giáo khoa đã quy định, mà phải tổ chức các hoạt động tổ chức cho
học sinh lĩnh hội tri thức một cách tích cực chủ động, độc lập để phát triển năng
lực cũng như phát triển tư duy khoa học, rèn được trí thông minh, óc sáng tạo,
suy nghĩ linh hoạt và vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống có hiệu quả. Để
thực hiện tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy để
học sinh huy động vốn hiểu biết đã có, sử dụng các thao tác tư duy phân tích, so
sánh đối chiếu, rồi khái quát rút ra kết luận và giải đáp những vấn đề thực tiễn
hoặc vấn đề nhiệm vụ nhận thức đặt ra. Nghĩa là, học sinh tự giành lấy tri thức
dưới sự tổ chức của giáo viên.
Đối với môn Sinh học nói chung và môn Sinh học 9 nói riêng, việc dạy
học gây được hứng thú, sự hấp dẫn trong tiết học sẽ giúp các em nhận thấy kiến
2


thức môn Sinh học thật gần gũi và bổ ích, thấy được tầm quan trọng của Sinh
học, cũng như các giá trị thực tiễn của Sinh học mang lại. Những yếu tố trên sẽ
là cở sở, là tiền đề cho việc nâng cao thành tích học tập môn học của học sinh,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung trong nhà trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm qua quá trình dạy học môn Sinh học 9 tại trường THCS
Lâm Xa một phần chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người học do một số
nguyên nhân khách quan và chủ quan cơ bản sau:
Thứ nhất, là do người dạy dành phần lớn cho việc nghiên cứu lý thuyết,
phần kiến thức vận dụng vào thực tiễn còn hạn chế.
Thứ hai, do giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục, chưa

đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, dạy học chưa vận dụng
vào thực tiễn. Hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bày giảng cho
nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít ở một số giáo viên.
Thứ ba, ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc giảng
dạy Địa lí trở nên sinh động hơn, phong phú hơn với nhiều hình thức tổ chức
sinh động, nhưng thực tế thì việc sử dụng công nghệ thông tin còn rất hạn chế
chủ yếu mới áp dụng cho các tiết thao giảng nên chưa hấp dẫn được học sinh
dẫn đến chất lượng dạy và học cũng không được nâng lên.
Thứ tư, còn rất nhiều phụ huynh học sinh có phần ít quan tâm đầu tư cho
con em mình khi học các môn mang tính xã hội. Còn học sinh luôn coi đây là
những môn học phụ, học nhưng không thi và luôn hi vọng vào sự chiếu cố của
thầy cô vì thế các em thường ít quan tâm, chú ý đến các môn học như đã nêu
trên. Trong khi đó: Môn Sinh học không phải là môn học dễ, nó kết hợp kiến
thức của nhiều môn học có tự nhiên có xã hội, có Toán học, Địa lí, Lịch sử,
GDCD; Vì vậy nếu không sắp xếp thời gian học tập hợp lí thì chắc chắn học
sinh không hiểu bài và dẫn đến chán học.
Kết quả khảo sát thực tế nhà trường ở hai năm học 2015 – 2016 và 20162017- về sự hứng thú đối với môn Sinh học 9 và chất lượng giáo dục như sau:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỨNG THÚ BỘ MÔN SINH HỌC 9

(Khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực chưa khoa học)
Bảng I
Năm học

Lớp

2015-2016

9A
9B
9A

9B

2016-2017

Tổng
số HS
23
23
23
25

Rất hứng thú
SL
%
2
8.7
1
4.3
2
8.7
2
8

Bình thường
SL
%
13
56.5
10
43.5

10
43.5
12
48

Không hứng thú
SL
%
8
34.8
12
52.2
11
47.8
11
44
3


KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC BỘ MÔN SINH HỌC 9

(Khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực chưa khoa học)
Bảng II
Năm
Lớp TSHS
học
2015
2016

SL


Khá

%

SL

%

TB
SL

%

Yếu
SL

%

Kém
SL

%

9A

23

1


4,3

3

13,1

17

73,9

1

4,4

1

4,3

9B

23

0

0

4

17,4


15

65,2

3

13,1

1

4,3

46

1

2,2

7

15,2

32

69,6

4

8,6


2

4,4

9A

23

1

4,3

4

17,4

17

74,0

1

4,3

0

0

9B


25

1

4,0

5

20,0

17

68,0

1

4,0

1

4,0

48

2

4,2

9


18,7

34

70,8

2

4,2

1

2,1

Tổng số
2016
2017

Giỏi

Tổng số

Qua thực tế giảng dạy và khảo sát cho thấy nhiều học sinh còn thờ ơ với
môn Sinh học, không hứng thú với bộ môn, số học sinh yêu thích Sinh học, ham
tìm hiểu kiến thức môn Sinh học còn hạn chế. Các em chưa tích cực phát biểu
trong giờ học nên việc học tập trở nên gò ép, kết quả học tập chưa cao. Để tạo
hứng thú trong giờ học cho học sinh khi học môn Sinh học, tạo động lực cho
nâng cao chất lượng giáo dục, tôi mạnh đưa ra một số giải pháp sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng dạy và học môn
Sinh học 9 ở trường THCS Lâm xa.

2.3.1. Bản thân thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm để luôn kịp thời đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.
Người giáo viên phải luôn trau dồi, bồi dưỡng kiến thức mới, hiểu được
đối tượng bộ môn, nắm một cách hệ thống nội dung kiến thức bộ môn, đồng thời
phải khá am tường về thực tiễn đời sống liên quan đến môn học, có nghiệp vụ
sư phạm tốt và phương pháp giảng dạy tích cực để vận dụng linh hoạt vào dạy
học và phát huy năng lực học sinh trong từng tiết dạy.
2.3.2. Sử dụng sơ đồ tư duy (bản đồ tư duy) trong phương pháp dạy
học hợp tác ở trường THCS Lâm Xa :
“Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình
ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý
tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý
tưởng trên phạm vi sâu rộng” hấp dẫn của hình ảnh gây ra những kích thích
mạnh trên hệ thống rìa của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền.
Cách tiến hành
4


− Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý
tưởng hay chủ đề, nội dung chính.
− Từ chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan.
− Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố, nội dung liên quan.
− Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố nội dung luôn được kết nối với
nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một
cách đầy đủ và rõ ràng.
Dạy học hợp tác có sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy sinh học 9
Trong quá trình giảng dạy sinh học 9 bản thân tôi thường sử dụng sơ đồ tư
duy trong phần củng cố bài để hệ thống những nôi dung cơ bản cho học sinh.
Ngay khi bắt đầu giảng dạy bài đầu tiên của chương trình sinh 9. Tôi đã hướng
dẫn học sinh cách vẽ sơ đồ tư duy. Sau đó yêu cầu mỗi học sinh phải có 1 quyển

vở riêng để vẽ sơ đồ tư duy sau mỗi bài học đồng thời trả lời câu hỏi cuối bài
học SGK (coi như vở bài tập). Mỗi khi kiểm tra miệng, học sinh sẽ phải mang
vở này cho giáo viên kiểm tra. Cuối kỳ giáo viên sẽ thu vở này lại để chấm lấy
điểm kiểm tra thường xuyên.
Ví dụ :
Tiết 44 – Bài 44 : ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT
Hoạt động 3: CỦNG CỐ
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh hệ thống lại kiến thhức đã học trong bài và đưa kiến
thức đó vào hệ thống kiến thức của cá nhân.
2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: HS có ý thức nghiêm túc trong khi học bài.
4. Định hướng phát triển năng lưc: năng lực giao tiếp, năng lực tổng hợp kiến
thức.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Chia lớp thành 8 nhóm - HS bàn trên quay xuống bàn dưới và
(4HS/nhóm) và phát cho mỗi nhóm thực hiện theo yêu cầu của giáo viên:
một 1/2 tờ giấy A0 và yêu cầu các HS hoạt động và hoàn thành sơ đồ tư
em hoạt động nhóm để hoàn thành duy theo từ khóa mà giáo viên đã cho
sơ đồ tư duy với từ khóa là:
(4phút)
Mối quan
hệ giữa các
sinh vật
- HS nạp bài, đại diện 2 nhóm trình
- GV: thu kết quả và yêu cầu 2 nhóm bày --> các nhóm khác chú ý và nhận
5



lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- GV: chuẩn kiến thức

xét.
- HS: Chú ý và rút ra kết luận.
Kết luận: (Trình bày như sơ đồ tư
duy)

Dưới đây là một số hình ảnh về sử dụng sơ đồ tư duy mà học sinh đã
thực hiện trong quá trình học tập theo yêu cầu của giáo viên.

HS trình bày trên bảng

Kết quả hoạt động nhóm của học sinh

Đánh giá hiệu quả và một số kinh nghiệm của cá nhân khi áp dụng cách
này:
Qua thực tế giảng dạy, bản thân thấy tâm đắc vì kỹ thuật này giúp cho học
sinh phát huy được sự tự tin, sáng tạo và phát triển được khả năng tư duy,”.
Ngoài ra, dạy học bằng sơ đồ tư duy giúp cho học sinh thuộc bài ngay tại lớp,
nhớ nhanh và chính xác nội dung bài học. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp
cho học sinh không nhàm chán mà luôn sôi nổi và hào hứng trong tiết học, từ đó
tạo được điều kiện cho học sinh tập trung thảo luận và cùng tìm ra vấn đề cốt lõi
trong nội dung của bài học.
2.3.3. Vận dụng linh hoạt tích hợp liên môn vào dạy học Sinh học 9
nhằm tạo sự hấp dẫn cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức đồng thời phát huy
năng lực học sinh.
Giữa các môn học, nhất là các môn học trong cùng một khối nhóm tự
nhiên hay xã hội, bao giờ cũng có sự hỗ trợ kiến thức cho nhau. Nội dung của
6



mụn hc ny cng cú trong mụn hc khỏc v l c s hc mụn hc khỏc tt
hn, sõu sc hn. Chớnh vỡ vy, vic dy hc kt hp vi kin thc ca cỏc mụn
hc khỏc s giỳp giỏo viờn tip cn tt hn, hiu rừ hn, sõu hn nhng vn
t ra trong sỏch giỏo khoa. Cũn hc sinh cú hi kt hp kin thc ca nhiu b
mụn cú liờn quan n gii quyt cỏc vn c t ra trong bi hc, cú nh
vy cỏc vn mi c lm sỏng t nhanh chúng v khoa hc.
Xỏc nh cỏc mc tớch hp trong cỏc bi hc: Trc tiờn Giỏo viờn cn
xỏc nh ni dung cn tớch hp c th l gỡ qua tng bi hc (xỏc nh a ch
tớch hp), sau ú cn c vo thi lng ca bi hc ú m xỏc nh hỡnh thc
tớch hp sao cho phự hp (tớch hp mc mc ton phn, mc b phn,
hay ch dng li mc liờn h).
Vớ d. Khi dy bi: S dng hp lớ ti nguyờn thiờn nhiờn GV yờu cu HS
s dng kin thc mụn liờn mụn nõng cao cht lng bi hc:
Hot ng 1. 15p'. Tìm hiểu các dạng tài nguyên thiên
nhiên chủ yếu
HS s dng kin thc a lớ bi 26 c im ti nguyờn khoỏng sn
Vit Nam Bi 38 - Bo v ti nguyờn sinh vt Vit Nam hon thnh bng
- GV nhận xét, thông báo đáp án đúng bảng 58.1
1- b, c, g. 2- a, e. i. 3- d, h, k, l.
-GV : Nh th no l ti nguyờn nng lng sch.
- HS da vo kin thc Húa 9 bi 40: Du m v khớ thiờn nhiờn, Bi 41:
Nhiờn liu v thụng tin SGK tr li- Ti nguyờn nng lng sch khi s dng
khụng gõy ụ nhim mụi trng.Nờu c s phõn b du m,khớ t Vit Nam
Hot ng 2. Tỡm hiu vỡ sao cn phi s dng hp lớ ti nguyờn thiờn
nhiờn. 25p'
1. S dng hp lớ ti nguyờn t:
-HS da vo kin thc mụn a lớ 6 nhc li thnh phn ca t.
-Nờu vai trũ ca t i vi i sng con ngi ?

- HS da vo kin thc sinh hc 6 Bi 47 Thc vt bo v t v ngun nc
hon thnh bng 58.2
GV a ỏp ỏn
Tỡnh trng ca t

Cú thc vt bao ph

Khụng cú thc vt
bao ph
7


Đất bị khô hạn
Đất bị xói mòn
Độ màu mỡ của đất tăng lên

Có thực vật bao phủ

X
X
x

Không có thực vật bao phủ

- HS dựa vào kiến thức Địa lí 8 bài 36 .Đặc điểm đất Việt Nam
-Nêu được vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam .Chỉ ra được tài
nguyên đát hiện nay đang ngày càng giảm sút ở Việt Nam có tới 50% diện tích
đất tự nhiên có vấn đề cần cải tạo-Giải thích vì sao trên vùng đất dốc, những nơi
có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại có thể góp phần chống xói mòn
đất ?


HS dựa vào kiến thức sinh học 6 Bài 47 Thực vật bảo vệ đất và nguồn
nước để trả lời.
8


.2. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước
GV đưa hình ảnh

STT Nguồn nước
1.

Nguyên nhân gây ô
Cách khắc
nhiễm
phục.
Các sông,cống nướcDo dòng chảy bị tắc-Khơi thông dòng chảy .
thải ở thành phố
và do xả rác xuống-Không đổ rác thải
sông.
xuống sông

2.

Kênh mương,ao,hồ

3.

Nước biển và đại
dương

GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Nếu bị thiếu nước sẽ có tác hại gì?
+ Nêu hậu quả của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm?
+ Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước không? Tại sao?
Học sinh vận dụng kiến thức sinh học 6 kết hợp liên hệ thực tế trả lời.
GV giới thiệu một số hình ảnh minh họa cho các câu trả lời trên.

9


Hình ảnh minh họa hậu quả của việc sử dụng tài nguyên nước không hợp lí

Ruộng bậc thang góp phần chống xói mòn đất và giữ nguồn nước ngầm
3. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng
10


Học sinh vận dụng kiến thức Địa lí 8 Bài 38 –- Bảo vệ tài nguyên sinh
vật Việt Nam nêu rõ thực trạng rừng ở Việt Nam và vấn đề bảo vệ tài nguyên
rừng hiện nay.

2.3.4. Sử dụng linh hoạt kỹ thuật “khăn phủ bàn”(Khăn trải bàn) trong dạy
học nhóm ở trường THCS Lâm Xa:
Cũng với mục tiêu khắc phục những hạnh chế của phương pháp hoạt động
nhóm theo kiểu truyền thống. Tôi dạy học hợp tác theo kỹ thuật "khăn phủ bàn"
Kỹ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính
hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự
tham gia tích cực; Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh;
Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh
Kỹ thuật này được tiến hành như sau:

- Chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0
- Trên giấy A0 chia thành các phần gồm phần chính giữa và các phần xung
quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi người
ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh.
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả
lời câu hỏi theo cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần giấy của mình
trên tờ A0.
- Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý
kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “khăn phủ bàn”
11


Ví dụ cụ thể vận dụng kỹ thuật “khăn phủ bàn” trong tổ chức dạy
học hợp tác vào chương trình sinh học 9 ở trường THCS Lâm Xa.
Trong chương trình sinh 9 có thể sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn ở hầu hết
các bài. Ở đây tôi trình bày một ví vụ cụ thể là:
Tiết 47 – Bài 47 : QUẦN THỂ SINH VẬT
Hoạt động 3: (12')
III/ Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Học sinh chỉ ra được những những ảnh hưởng của môi trường tới
quần thể sinh vật? Cho ví dụ chứng minh.
2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống của các loài động vật.
4. Định hướng phát triển năng lưc: năng lực giao tiếp, năng lực tổng hợp kiến
thức.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: Chia lớp thành 6 nhóm - HS bàn trên quay xuống bàn dưới và
(4HS/nhóm) và phát cho mỗi nhóm một thực hiện theo yêu cầu của giáo viên:

1/2 tờ giấy A0 và yêu cầu các em hoạt
động nhóm theo kỹ thuật "khăn phủ bàn"
để hoàn thành phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Khi thời tiết ấm áp và độ ẳm không khí
cao (ví dụ vào các tháng mùa mưa trong
năm) số lượng muỗi nhiều hay ít?
- Chim Sẻ xuất hiện nhiều vào thời gian
nào trong năm?
- Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa
mưa hay mùa khô?
- Hãy cho 2 ví dụ về biến động số lượng
các cá thể trong quần thể?
- Những nhân tố nào của môi trường đã
ảnh hưởng đến số lượng cá thể trong
quần thể?
GV: thu kết quả và yêu cầu 2 nhóm lên

HS 1

HS 2
HS3

Kết quả sau khi
thảo luận và thống
nhất

HS 4
- HS hoạt động cá nhân để hoàn thành

các câu hỏi vào phần giấy của mình
trong thời gian 4 phút. Sau đó thảo
luận nhóm, thống nhất kết quả và trình
bày vào phần giấy ở giữa (3phút)
12


trình bày kết quả của nhóm mình.
- GV: chuẩn kiến thức

- GV: Qua các phân tích ở trên ta thấy
môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời
sống của động vật, vì vậy để bào vệ các
loài sinh vật trước hết cần bảo vệ môi
trường sống của chúng.

- HS nạp bài, đại diện 2 nhóm trình
bày --> các nhóm khác chú ý và nhận
xét.
- HS: Chú ý và rút ra kết luận.

Kết luận:
- Các đời sống của môi trường như khí
hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi ở... thay
đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng của
quần thể.
- Khi mật độ cá thể tăng cao dẫn tới
thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều
bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. Khi
đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh

trở về mức độ cân bằng.
- HS: chú ý.

Học sinh thảo luận nhóm
Đánh giá hiệu quả và một số kinh nghiệm của cá nhân khi áp dụng cách
này:
13


Kỹ thuật “khăn phủ bàn” là một kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ
chức trong hầu hết các bài trong chương trinh sinh 9. Trong kỹ thuật “khăn phủ
bàn” đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm việc cá nhân, suy nghĩ, viết ra ý kiến
của mình trước khi thảo luận nhóm. Như vậy có sự kết hợp giữa hoạt động cá
nhân và hoạt động nhóm. Từ đó các cuộc thảo luận thường có sự tham gia của
tất cả các thành viên và các thành viên có cơ hội chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của
mình, tự đánh giá và điều chỉnh nhận thức của mình một cách tích cực. Nhờ vậy
mà khắc phục được những hạn chế của dạy học theo nhóm theo kiểu truyền
thống (Có một số thành viên ỷ lại vào những người giỏi hơn sẽ giúp họ hoàn
thành công việc được giao mà không tham gia hoạt động; Có thể đi lệch hướng
thảo luận do tác động của một vài cá nhân; Có một số HS khá, giỏi quyết định
quá trình, kết quả thảo luận nhóm nên chưa đề cao sự tương tác bình đẳng và
tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm). Từ đó nâng cao hiệu quả học
tập và phát triển các kỹ năng sống cho học sinh.
Từ thực tế giảng dạy tôi thấy: nếu sau khi thảo luận nhóm, thống nhất ý
kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A 0 “khăn phủ bàn” sẽ rất mất thời
gian cho việc viết lại nội dung vào chính giữa, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc
tổi chức các hoạt động khác. Mặt khác sau khi đã thảo luận xong chỉ có một em
viết vào giữa còn các em còn lại trong nhóm không biết làm gì (đôi khi còn nói
chuyện riêng gây mất trật tự). Do vậy để hạn chế các vấn đề này tôi thường yêu
cầu nhóm chọn ra một kết quả đúng nhất của một các nhân trong nhóm theo kết

quả đã thảo luận làm đáp án và chỉ ghi những bổ sung và điều chinh ở phần giữa
tờ A0.
Ngoài ra nếu bàn hẹp không đủ đề cho các thành viên trong nhóm cùng
viết ý kiến cá nhân. Có thể khắc phục hạn chế này bằng cách phát cho học sinh
những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung
quanh “khăn phủ bàn”.
2.3.5. Tổ chức ngoại khóa theo chủ đề cho học sinh tham gia nhằm tạo niềm vui
cho học sinh khi đến trường và giúp các em cọ sát thực tế, mở rộng kiến
thức đời sống xã hội.
Ngoại khoá là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt
buộc trong chương trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia, hứng thú
yêu thích và sự ham muốn tìm tòi sáng tạo của học sinh thông qua các nội dung
học chính khoá. Không những tăng cường hứng thú học tập mà còn góp phần
rèn luyện các kĩ năng Sinh học, giáo dục lòng yêu thiên nhiên, đất nước. Đó là
một trong những con đường gần gũi để thực hiện đổi mới PPDH Sinh học theo
định hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” (Điều 24.2 - Luật giáo
dục).Chủ yếu là các tiết thực hành phần Hệ sinh thái,thành tựu chọn giống.
2.3.6. Sử dụng linh hoạt kỹ thuật mảnh ghép trong phương dạy học nhóm:
14


Muốn làm tốt việc này, tôi xác định trước hêt phải hiểu rõ kỹ thuật mảnh
ghép là gì và cách tiến hành ra sao?
“Kỹ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết
hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm mục tiêu: Giải quyết
một nhiệm vụ phức hợp; Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt
động nhóm; Nâng cao vai trò và tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân trong quá

trình hợp tác” (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải
truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).
Kỹ thuật mảnh ghép được tiến hành qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”: Lớp học được chia thành các nhóm,
mỗi nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu sâu 1 vấn đề. Sau 1 thời gian nhất định
thảo luận, mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và trình bày được kết quả
của nhóm.
Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai
đoạn 1, mỗi học sinh ở các nhóm chuyên sâu khác nhau lại tập hợp lại thành
nhóm mới là nhóm mảnh ghép. Và nhóm “mảnh ghép” nhận được một nhiệm vụ
mới, nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm
hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”.
Cách vận dụng kỹ thuật “mảnh ghép” trong dạy học hợp tác môn
sinh học 9 ở trường THCS Lâm Xa:
Trong điều kiện giảng dạy trên lớp, trong thời gian 1 tiết học, kỹ thuật
mảnh ghép thích hợp nhất là vào những phần mà nội thảo luận bao gồm 2, 3
hoặc 4 nội dung chính. Cách tiến hành như sau:
Giai đoạn 1: giáo viên chia lớp thành 4 đến 6 nhóm (thường là 6 nhóm ,
4HS/ nhóm) 2 bàn một nhóm, mỗi học sinh trong nhóm được mã hóa bởi các số
1,2,3,4.
Đối với bài có 4 nội dung thảo luận: GV chọn các nhóm 1,2,3,4 làm một
nhóm lớn I, mỗi nhóm nhỏ thảo luận 1 một dung. Sau thời gian 2 đến 3 phút các
thành viên trong nhóm đã nắm vững nội dung thảo luận của nhóm mình.
Sang giai đoạn 2: giáo viên yêu cầu học sinh mang các số 1 ở mỗi nhóm
ghép lại thành nhóm mới (A) các số 2 ghép lại thành nhóm mới (B), Các số 3
ghép lại thành nhóm mới (C), các số 4 ghép lại thành nhóm mới (D). Như vậy ở
vòng 2 này mỗi học sinh là người truyền đạt nội dung đã nắm được "trao đổi"
với các thành viên khác, sau đó điền kết quả thảo luận vào bảng phụ để trình bày
trước lớp.
Đối với bài học có 3 nôi dung (làm như ví dụ dưới đây)

Đối với bài có 2 nội dung thì: Giai đoạn 1: GV cho các nhóm lẻ thảo
luận một nội dung, nhóm chẵn một nội dung; Giai đoạn 2: GV cho ghép 2 HS
của nhóm chẵn với 2 HS cua nhóm lẻ để tạo thanh nhóm mới.
Ví dụ cụ thể :
15


Tiết 33 – Bài 32 :

CÔNG NGHẸ GEN

Hoạt động 1: (12')
I/ Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen
Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm kĩ thuật gen, trình bày được các
khâu trong kĩ thuật gen, hiểu và nêu được khái nệm công nghệ gen.
2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng quan sát và phân tích
kênh hình.
3. Thái độ: Học sinh thêm yêu thích môn học, kích thích sự say mê khoa hoc.
4. Định hướng phát triển năng lực: năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực sử dụng ngôn ngũ, năng lực hợp tác.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục I sau - Cá nhân HS nghiên cứu thông tin
đó hoạt động nhóm theo kỹ thuật mảnh SGK, ghi nhớ kiến thức
ghép như sau:
Lớp có 3 tổ, mỗi tổ chia làm 3 nhóm (2 HS Chú ý
bàn = 4HS / nhóm) mỗi học sinh được
mã hóa bằng các số 1,2,3,4.
Giai đoạn 1: GV yêu cầu

Các nhóm 1 trong mỗi tổ thảo luận nội HS thảo luận.
dung: Kĩ thuật gen là gì? mục đích của
kĩ thuật gen?
Các nhóm 2 trong mỗi tổ thảo luận nội
dung: Kĩ thuật gen gồm những khâu
chủ yếu nào?
Các nhóm 3 trong mỗi tổ thảo luận nội
dung: Công nghệ gen là gì? Kể những
ứng dụng của công nghệ gen mà em
biết thông qua các phương tiện thông
tin đại chung?
--> Thảo luận trong thời gian 3 phút
Giai đoạn 2: Giáo viên yêu cầu
Trong mỗi tổ mỗi HS mang các số HS chuyển nhóm
1 trong các nhóm nhỏ ghép lại thành
nhóm mới (A) (ngồi ở vị trí của nhóm 1
cũ), các số 2 ghép lại thành nhóm mới HS thảo luận, trình bày và nhận xét,
(B) (ngồi ở vị trí của nhóm 2 cũ), , các bổ sung (nếu cần)
16


số 3 ghép lại thành nhóm (C) (ngồi ở vị
trí của nhóm 3 cũ), các só 4 giữ nguyên
tại chỗ và ghép vào nhóm mới tương
ứng
Sau khi ghép xong nhóm mới sẽ
thảo luận và hoàn thành cả 3 câu hỏi
vào bảng nhóm (4phút) và trình bày kết
quả (Chỉ yêu cầu 1 hoặc 2 nhóm trình
bày các nhóm khác chú ý và nhận xét,

bổ sung) (3phút)
Giáo viên chuẩn kiến thức, phân
tích và nhận xét hoạt động của các
nhóm (Có thể cho điểm nhóm làm tốt
nhất) (2phút)

Lắng nghe GV giảng và chốt kiến
thức.
Kết luận:
- Kĩ thuật gen là các thao tác tác động
lên ADN để chuyển đoạn ADN mang
1 hoặc 1 cụm gen từ tế bào của loài
cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể
truyền.
- Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản
(sgk)
- Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về
quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.

Một số hình ảnh áp dụng kỹ thuật “mảnh ghép” trong giảng dạy sinh hoc
9 ở trường THCS Lâm Xa:

Đánh giá hiệu quả và một số kinh nghiệm của cá nhân khi áp dụng
cách này:
Qua áp dụng kỹ thuật mảnh ghép trong chương trình sinh học 9 có thể
thấy rõ việc sử dụng kỹ thuật này trong dạy học theo nhóm đã tạo ra hoạt động
đa dạng, phong phú, học sinh được tham gia vào các nhiệm vụ khác nhau và các
mức độ yêu cầu khác nhau. Trong kỹ thuật mảnh ghép đòi hỏi học sinh phải tích
cực nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào các hoạt động để hoàn thành vai trò,
17



trách nhiệm của mỗi cá nhân từ đó khắc phục được những hạn chế của phương
pháp dạy học nhóm truyền thống . Thông qua hoạt động này hình thành ở học
sinh tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao
trong học tập. Đồng thời phát triển ở học sinh các năng lực giao tiếp, trình bày,
hợp tác, giải quyết vấn đề…
Tuy nhiên để hoạt động nhóm có hiệu quả giáo viên cần hình thành ở học
sinh thói quen học tập hợp tác và những kỹ năng xã hội, tính chủ động, tinh thần
trách nhiệm trong học tập. Muốn vậy giáo viên cần phải kiên trì vì lúc mới làm
các em chưa quen nên rất dễ thất bại nhưng sau vài lầm bỡ ngỡ các em sẽ quen
và hoạt động rất có hiêu quả. Mặt khác giáo viên cũng phải lựa chọn nội dung,
chủ đề phù hợp. Từ đó xác định một nhiệm vụ phức hợp để giải quyết ở vòng 2
dựa trên kết quả các nhiệm vụ khác nhau đã được thực hiện ở vòng 1. Đồng thời
giáo viên cần theo dõi quá trình hoạt động của các nhóm để đảm bảo tất cả mọi
học sinh ở các nhóm đều hiểu nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.
Qua một năm học 2017-2018 và học kì I năm học 2018-2019 áp dụng
SKKN tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách dạy
những năm trước. Học sinh đã khá hứng thú trong học tập, yêu thích môn Sinh
học, đồng thời các em cũng tích cực chủ động sáng tạo hơn trong việc chiếm
lĩnh tri thức chất lượng giáo dục tăng lên rõ rệt.
Sau khi áp dụng SKKN trong giảng dạy Sinh học 9 năm học 2017-2018
và học kì I năm học 2018- 2019 thì kết quả như sau:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HỨNG THÚ BỘ MÔN SINH HỌC 9
NĂM HỌC: 2017-2018 VÀ HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2018-2019.
(Khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực khoa học)


Bảng III
Năm học

Lớp

2017-2018

9A
9B
9A
9B

KỲ I 20182019

Tổng số
HS
26
22
20
22

Rất hứng thú
SL
%
16
61.5
15
68.2
18
81.8

17
77.3

Bình thường
SL
%
10
38.5
7
31.8
2
18.2
5
22.7

Không hứng thú
SL
%
0
0
0
0
0
0
0
0

KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC BỘ MÔN SINH HỌC 9
NĂM HỌC: 2017-2018 VÀ HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2018-2019.
(Khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực khoa học)


Bảng IV
Năm

Lớp

TS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

18


học

HS SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

2017-

9A

26

2

7.7

7

26.9

17

65.4


0

0

0

0

2018

9B

22

2

9.1

6

27.3

14

63.6

0

0


0

0

48

4

8.3

13

27.1

31

64.6

0

0

0

0

9A

20


3

15

8

40

9

45

0

0

0

0

9B

22

2

9.1

7


31.9

13

59

0

0

42

5

11.9

15

35.7

22

52.4

0

0

Tổng số

Kỳ

I

20182019

Tổng số

0

0
0

0

So sánh bảng thực trạng ban đầu (bảng I, bảng II) ta thấy mức độ hứng
thú cũng như chất lượng giáo dục bộ môn được nâng lên rõ rệt. Cụ thể: tỉ lệ học
sinh đạt điểm khá, giỏi đã cao hơn. Kết quả học kì I (Bảng IV) cũng đạt hiệu
quả cao. Điều đó chứng tỏ việc vận dụng các giải pháp trong sáng kiến vào dạy
học có hiệu quả tốt. Học sinh nắm kiến thức sâu hơn, nhiều học sinh nhớ bài
được ngay tại lớp và vận dụng tốt vào thực tiễn đời sống. Đồng thời qua so sánh
bảng mức hứng thú học tập của học sinh các năm học 2017-2018, 2018-2019
với năm học 2016-2017 tôi nhận thấy rằng số học sinh hứng thú tích cực, chủ
động trong các hoạt động học tập đã tăng lên rõ rệt, số học sinh không tích cực
đã giảm đi đáng kể, từ đó làm tăng tính sáng tạo và khẳ năng tiếp thu bài tốt hơn
giúp nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
2.4.2. Đối với bản thân.
Khi sử dụng sáng kiến kinh nghiệm các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học môn Sinh học 9 cho học sinh ở trường THCS Lâm Xa kết hợp
với các phương pháp dạy học tích cực khác khác, bản thân tôi thấy tự tin khi

đứng lớp, truyền đạt và khắc sâu được các kiến thức sinh học cho học sinh, thấy
được sự hứng thú và tiến bộ của học sinh rõ mệt thì sự tâm huyết và đam mê
nghề nghiệp của tôi cũng tăng theo.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp.
Việc áp dụng dụng sáng kiến kinh nghiệm các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học môn Sinh học cho học sinh ở trường THCS Lâm Xa là
một cách thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao được đồng nghiệp ủng hộ và áp
dụng linh hoạt trong các tiết dạy của mình.
2.4.4. Đối với nhà trường.
Việc áp dụng dụng sáng kiến kinh nghiệm các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học môn Sinh học 9 cho học sinh ở trường THCS Lâm Xa làm cho
chất lượng giảng dạy bộ môn được nâng lên rõ rệt. Đồng thời tạo phong trào lan
tỏa sang các môn học khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đại trà chung
của nhà trường.
3.Kết luận, kiến nghị.
19


3.1.Kết luận
Nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, để có những tiết
học đạt hiệu quả cao luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ là mục đích hướng tới của
từng người giáo viên. Trong nội dung sáng kiến của mình, tôi đã đề cập đến một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học 9 cho học sinh
ở trường THCS Lâm Xa với mong muốn là làm cho học sinh thấy được sự hấp
dẫn của bộ môn, hứng thú và ham thích nghiên cứu từ đó góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học môn Sinh học.
Qua kết quả kiểm nghiệm của sáng kiến, cùng với việc theo dõi học sinh
trong tiến trình áp dụng, tuy rằng thời gian áp dụng chưa nhiều nhưng so với
những năm chưa áp dụng sáng kiến thì mức độ hứng thú và tích cực của học
sinh với môn Sinh học đã tăng lên nhiều, thể hiện ở số học sinh hăng say phát

biểu trong các tiết học tăng lên, tôi thấy được sự yêu thích và háo hức chờ đón
kiến thức mới của các em trong từng tiết học, các em đã biết vận dụng kiến thức
vào thực tiễn đời sống một các hữu ích. Đây chính là nguồn động lực cho người
thầy luôn cố gắng vươn lên trong sự nghiệp giáo dục, chính vì thế mà chất lượng
môn học cũng tăng lên.
3.2. Kiến nghị
Đối với đồng nghiệp tùy theo từng tiết dạy, chú ý đến đối tượng học sinh
và điều kiện trường lớp nhà trường mà vận dụng một cách linh hoạt để nâng cao
chất lượng bộ môn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Khi viết sáng kiến này tôi đã rất cố gắng để làm tốt và mong muốn đem
lại tính khả thi cao nhưng cũng không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự
góp ý của quý thầy cô cho SKKN của tôi hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA
Bá Thước, ngày 05 tháng 04 năm 2019
HIỆU TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Quách Thị Mười

Nguyễn Văn Toàn

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuyên đề bồi dưỡng GV về dạy học tích cực THCS của Sở GD & ĐT Thanh
Hóa năm 2018.
2. Những vấn đề đổi mới giáo dục THCS môn Sinh học của Nhà xuất bản giáo
dục
20



3. Sách giáo viên sinh sinh 9, Sách giáo khoa sinh học 9 nhà xuất bản giáo dục.
4. Tài liệu BDTX modul18 ban hành kèm theo thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT
ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương
trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở.
5. Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 về việc Hướng
dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp
dạy học tích cực khác; Công văn số 791/HD-BGDĐT ngày 25 tháng 6 năm 2013
về việc hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ
thông; Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 về việc
hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá;
6. Điều 24.2 - Luật Giáo dục

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Toàn
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Lâm Xa
21


TT

Kết
quả
Cấp đánh giá
đánh

xếp loại
Năm học
giá xếp
(Ngành GD
đánh giá xếp
loại
cấp huyện/tỉnh;
loại
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc
C)
Ngành GD
C
2007-2008
huyện

Tên đề tài SKKN

1.

Một số phương pháp dạy tốt

2.

sinh học 7
Tích hợp giáo dục phòng chống Ngành GD
huyện
ma túy trong chương trình sinh


3.
4.

học 8
Một số phương pháp dạy tốt

C

2010-2011

C

2013-2014

C

2015-2016

Ngành GD
huyện

C

2017-2018

Ngành GD
huyện

B


2018-2019

Ngành GD
huyện

sinh học 8
Phát huy có hiệu quả các tranh, Ngành GD
huyện
ảnh, mô hình và mẫu vật trong
giảng dạy sinh học lớp 6,7 ở

5.

trường THCS Lâm Xa
Biện pháp sử dụng có hiệu quả
một số kỹ thuật dạy học trong
dạy học theo nhóm môn sinh

6.

học 9 ở trường THCS Lâm Xa
Một số giải pháp nâng cao chất
lượng và hứng thú học tập môn
Sinh học cho học sinh khối 9 ở
trường THCS Lâm Xa

MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài..

1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

Trang
1
1
2
2
2
22


2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng dạy và học
môn Sinh học 9 ở trường THCS Lâm xa.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

2.3.1. Bản thân thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
môn, nghiệp vụ sư phạm để luôn kịp thời đáp ứng nhu cầu đổi mới
giáo dục.
2.3.2. Sử dụng sơ đồ tư duy (bản đồ tư duy) trong phương pháp dạy
học hợp tác ở trường THCS Lâm Xa :
2.3.3. Vận dụng linh hoạt tích hợp liên môn vào dạy học Sinh
học 9 nhằm tạo sự hấp dẫn cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức đồng
thời phát huy năng lực học sinh.


2
3
4
4

6
6

2.3.4. Sử dụng linh hoạt kỹ thuật “khăn phủ bàn”(Khăn trải bàn)
trong dạy học nhóm ở trường THCS Lâm Xa:

11

2.3.5. Tổ chức ngoại khóa theo chủ đề cho học sinh tham gia nhằm
tạo niềm vui cho học sinh khi đến trường và giúp các em cọ sát
thực tế, mở rộng kiến thức đời sống xã hội.

14

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

14
2.3.6.Sử dụng linh hoạt kỹ thuật mảnh ghép trong phương dạy học
nhóm: SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ
MỘT
2.4. Hiệu
quả HỌC
của sáng
kiếnMÔN

kinh nghiệm
với hoạt
động
giáo SINH
18
HỨNG
THÚ
TẬP
SINHđối
HỌC
CHO
HỌC
.
dục, với bảnKHỐI
thân, đồng
và nhà trường
. LÂM XA
9 Ởnghiệp
TRƯỜNG
THCS
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
2.4.2. Đối với bản thân
2.4.3. Đối với động nghiệp
.
2.4.4. Đối với nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
.
3.1. Kết luận . Người thực hiện: Nguyễn Văn Toàn
3.2. Kiến nghị. Chức vụ: Giáo viên


18
19
19
19

20
20

Đơn vị công tác: Trường THCS Lâm Xa
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học

THANH HOÁ NĂM 2019

23


24



×