Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng tìm hiểu bài trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.6 KB, 23 trang )

Mục lục
Phần
A . Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
B . Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
II . Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
1. Thực trạng
1. 1. Về học sinh
1.2. Về giáo viên
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
1. Giải pháp 1. Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh
1.1. Đọc đúng bài tập đọc
1. 2. Nâng cao kĩ năng đọc thầm
2. Giải pháp 2. Giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài tập đọc
2.1. Tìm hiểu nội dung bài qua tên bài tập đọc
2.2. Tìm hiểu nội dung bài qua việc tìm hiểu từ ngữ
trong bài tập đọc
2.2. 1. Phát hiện ra từ mới và từ ngữ quan trọng
và làm rõ nghĩa các từ đó trong bài tập đọc
2.2.2. Làm rõ cái hay của việc dùng từ ngữ, hình ảnh
2.3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu, đoạn
2.3.1. Xác định những câu quan trọng và đoạn ý.
2.3.2. Làm rõ nội dung câu, đoạn
3. Giải pháp 3. Hệ thống các dạng bài tập trong dạy đọc hiểu.
4. Giải pháp 4. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động


giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
C . Kết luận kiến nghị.
1. Kết luận.
2. Kiến nghị

Trang
2
2
3
3
4
4
4
6
6
6
6
7
7
7
7
8
8
8
9
9
12
14
14
16

18
19
20
21
21
21
1


A. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài.
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành cho học sinh sự phát triển
đức, trí và khả năng cơ bản để học lên các lớp trên. Môn Tiếng Việt ở trường
Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh.
Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương
ứng với chúng là bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. TËp ®äc là một phân môn
của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học, nó có vị trí rất quan trọng, vì nó đảm
nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc hiểu - một kỹ
năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học.
ë trường Tiểu học, việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh hết sức quan trọng
vì bậc Tiểu học là bậc nền móng cho giáo dục phổ thông. Như chúng ta đã biết,
đọc không chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết
mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông
hiểu những gì được đọc. Đọc thành tiếng không thể tách rời với việc hiểu nội
dung bài đọc. Việc tiếp xúc với các tác phẩm văn học chủ yếu được tiến hành
trong giờ Tập đọc. Qua những bài Tập đọc, học sinh không chỉ hiểu nội dung sự
việc mà còn nắm được thái độ tình cảm, sự đánh giá sự việc của tác giả và sự
cảm nhận của người đọc qua bài đọc đó. Nếu giáo viên không giúp học sinh
khám phá ra những cảm xúc, thái độ tình cảm trong tác phẩm đó có nghĩa là
giáo viên chúng ta chỉ đem đến cho học sinh một văn bản để đọc như một cái

máy nhập dữ liệu mà không cần biết đến cái đẹp đẽ, cái nhân văn chứa đựng
trong đó. Chính vì thế việc bồi dưỡng năng lực hiểu bài đọc cho học sinh là vô
cùng quan trọng. Đọc để hiểu bài đọc là quá trình cảm nhận cái đẹp, cái tinh tế
của tác phẩm văn học trong mỗi con người. Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc,
thấu đáo các văn bản được đọc thì học sinh mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội
những tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có
công cụ để lĩnh hội tri thức khi học các môn học khác của nhà trường. Đọc sẽ
giúp học sinh hiểu những từ, ngữ học sinh đang học đọc, xem việc hiểu những
từ, ngữ được đọc là động cơ, cái tạo nên hứng thú, tạo nên thành công học đọc
cho học sinh.
Ở chương trình Tập đọc ở Tiểu học và nhất là ở lớp 4, các bài tập đọc đưa
vào trong chương trình đều được lựa chọn, có nội dung hay cả về nội dung và
nghệ thuật và có tính giáo dục sâu sắc đối với học sinh. Đặc biệt, đối với những
2


bài văn miêu tả có rất nhiều những hình ảnh đẹp, âm thanh sinh động và cả màu
sắc tươi sáng giúp học sinh cảm nhận. Trên nền ngôn ngữ ấy, học sinh có thể
tưởng tượng ra một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, từ đó giáo dục học
sinh yêu đất nước, yêu quê hương và yêu con người. Nhờ biết cách đọc hiểu bài
mà học sinh dần dần có khả năng đọc rộng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về
cuộc sống, từ đó hình thành thói quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự
đọc thường xuyên. Đích cuối cùng của dạy đọc là dạy cho học sinh có kĩ năng
làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản. Dạy học sinh hiểu bài đọc,
không chỉ giúp học sinh hiểu ngôn ngữ của văn bản mà còn có tác dụng giáo
dục tình cảm, đạo đức cao đẹp cho học sinh, đồng thời phát huy tính sáng tạo và
khả năng tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá và trừu tượng hoá
cho học sinh. Vậy nâng cao khả năng tìm hiểu bài trong giờ tập đọc là việc làm
hết sức cần thiết và quan trọng. Chính vì vậy tôi đưa ra một số tôi đã mạnh dạn
đưa ra “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tìm hiểu bài trong phân môn tập

đọc cho học sinh lớp 4
2. Mục đích nghiên cứu.
Như chúng ta đã biết, đọc hiểu có vai trò quan trọng thúc đẩy cho hoạt động
đọc đúng, đọc diễn cảm văn bản. Đọc để hiểu bài đọc là quá trình cảm nhận cái
đẹp, cái tinh tế của tác phẩm văn chương. Chỉ khi hiểu sâu sắc thấu đáo các văn
bản được đọc thì học sinh mới có đủ hành trang để lĩnh hội những chi thức, tư
tưởng, tình cảm của tác giả để từ đó đọc đúng hơn, thể hiện ngữ điệu chính xác
hơn.
Hiểu rõ được vai trò của việc đọc hiểu khi dạy tập đọc lớp 4, vì thế tôi đã
tập chung vào hoạt động đọc hiểu để tìm ra con đường: Làm thế nào để nâng cao
chất lượng tìm hiểu bài trong giờ tập đọc khi dạy môn tập đọc lớp 4 có hiệu của
hơn ? Làm thế nào để học sinh có kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được
văn bản để rồi từ đó giáo dục tình cảm, đạo đức cao đẹp, khả năng tư duy sáng
tạo, phân tích tổng hợp cho học sinh ? Đó chính là mục đích nghiên cứu mà tôi
muốn thực hiện ở sáng kiến kinh nghiệm này.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp dạy học khi dạy phần tìm hiểu bài trong giờ tập đọc giờ đây đã
trở thành “lối mòn” trong mỗi giáo viên đứng lớp từ sau chỉnh lí SGK. Nhưng
một số giáo viên khi lên lớp vẫn còn vân dụng một cách dập khuôn máy móc,
“khô cứng” và rất hình thức. Chính vì vậy dẫn đến hiện tượng học sinh hiểu từ,
3


ý, đoạn của văn bản một cách thụ động , không có sự tư duy sáng tạo. Do đó
trong sáng kiến này tôi xoáy sâu vào việc:
- Dẫn dắt , khơi mở, vận dụng tổng hòa các hoạt động bổ trợ trong giờ dạy
để giúp học sinh hiểu rõ nội dung văn bản.
- Phát hiện từ chìa khóa, từ hay và làm rõ nghĩa của từ đó.
- Làm rõ cái hay của việc dùng từ ngữ, hình ảnh ,biện pháp nghệ thuật có
trong bài.

- Hiểu được cái hay, cái đẹp về ngữ nghĩa, nội dung qua mỗi câu, mỗi đoạn
và toàn bài..
Tất cả đối tượng nghiên cứu của sáng kiến tôi thực hiện trên 30 học sinh lớp
4A (do tôi làm chủ nhiệm) trong thời gian từ tháng 9 năm 2015 đến dầu tháng 3
năm 2016. Sau khi nghiên cứu và thực nghiệm tôi sẽ đúc rút ra con đường ngắn
nhất, đem lại hiệu quả nhất khi dạy phần tìm hiểu bài của giờ Tập đọc lớp 4.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong sáng kiến này tôi vận dụng linh hoạt , kết hợp một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Đọc sách giáo khoa, sách tham khảo...để nắm vững mục tiêu chương trình ,
phương pháp, mức độ yêu cầu cơ bản của dạy tập đọc lớp 4.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế ( điều tra thực trạng dạy và học của
giáo viên và học sinh của trường Tiểu học Hà Lĩnh 1).
- Phương pháp thu thập thông tin (Thu thập qua phỏng vấn, làm bài kiểm tra,
dự giờ đồng nghiệp).
- Phương pháp thực nghiệm (Sử dụng vào các giờ dạy, soạn bài, thiết kế cách
dạy bài tập bổ trợ cho việc nghiên cứu).
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu . (Thống kê kết quả sau khi áp dụng
sáng kiến, so sánh với kết quả trước khi áp dụng sáng kiến, trao đổi với đồng
nghiệp và rút ra kết luận).
B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I . Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng hình thức
chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành
tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa
không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Đây là một quan điểm rất phù hợp với
dạy Tập đọc ở Tiểu học. Quan điểm này thể hiện một quan niệm về đầy đủ về
4



đọc, xem đó là một quá trình giải mã hai bậc: chữ viết- âm thanh và chữ viết nghĩa. Như vậy đọc không chỉ là “đánh vần”, phát âm thành tiếng theo đúng các
kí hiệu chữ viết, cũng không chỉ là quá trình nhận thức để có khả năng thông
hiểu những gì được đọc. Đọc chính là một sự tổng hợp cả hai quá trình này.
Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là
hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng
bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc
lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình
đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay. Trong giờ Tập đọc việc rèn đọc đúng,
đọc nhanh là rất quan trọng nhưng mục đích cuối cùng của việc đọc chỉ thực
hiện được khi học sinh đã hiểu nội dung, nghĩa, lí, tình của bài tập đọc. Vậy để
giúp học sinh "chiếm lĩnh" được bài đọc phần tìm hiểu bài trong giờ Tập đọc có
vai trò rất quan trọng. Khi hiểu nội dung các em sẽ nhận biết những gì tinh tế
nhất bằng những dung động, cảm nhận sâu sắc, tinh tế của bản thân mình, thấy
được cái hay, hiểu được bài đọc và cảm nhận được vẻ đẹp của nó.
Dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen
làm việc với sách cho học sinh. Vì vậy, việc đọc không thể tách rời khỏi những
nội dung được đọc nên bên cạnh nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu
sách, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời
sống và kiến thức văn học cho học sinh. Dạy đọc không những học sinh biết đọc
trôi chảy mà còn giúp học sinh hiểu nội dung văn bản góp phần rèn luyện thao
tác tư duy.
Như vậy có thể xem việc một học sinh biết đọc khi nó đọc và hiểu được
điều đang đọc. Đọc là hiểu nghĩa của chữ viết, nếu trẻ không hiểu những từ mà
ta đưa cho chúng đọc, chúng sẽ không có hứng thú học tập và không có khả
năng thành công. Do đó hiểu những gì được đọc sẽ tạo ra động cơ, hứng thú cho
việc đọc.
Quá trình hiểu được văn bản gồm các bước sau: Hiểu nghĩa các từ, các
ngữ. Hiểu các câu. Hiểu các khối đoạn, tức là các tập hợp câu dùng để phát biểu
một ý trọn vẹn và hiểu được cả bài.
Học sinh tiểu học không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng hiểu được

những điều mình đọc. Hầu như toàn bộ sức chú ý đều dồn vào việc nhận ra mặt
chữ, đánh vần để phát ra thành âm, nghĩa của vấn đề đọc thì học sinh chưa đủ
thời giờ và sức lực để nhận biết. Mặt khác, do vốn từ còn ít, năng lực liên kết
5


thành câu, thành ý còn hạn chế nên việc hiểu và nhớ nội dung còn khó khăn.
Điều này chính là cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tìm hiểu
bài trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 4.
II . Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
1. Thực trạng
Trong thực tế ở trường Tiểu học, qua việc dạy đọc trên lớp, qua dự giờ
thăm lớp của đồng nghiệp tôi thấy còn nhiều hạn chế.
1.1. Về học sinh:
Khả năng đọc hiểu và nhận diện ngôn ngữ trong bài tập đọc còn nhiều hạn
chế. Các em chưa biết cách đọc lướt để nắm bắt được đề tài và những từ ngữ cần
tìm nghĩa để từ đó hiểu nội dung của bài tập đọc.
Các em chưa biết phát hiện nghĩa hàm ẩn trong bài và phân tích suy diễn
để tìm ra nghĩa hàm ẩn đó.
Các câu trả lời của học sinh còn phụ thuộc nhiều vào nội dung câu văn
trong bài mà chưa biết cách chọn ý trả lời, hoặc chưa biết biến câu của tác giả
thành câu nói của mình. Chỉ biết dừng lại ở việc trả lời một số câu hỏi trong sách
giáo khoa hoặc câu hỏi cô giáo nêu mà chưa biết tự rút ra bài học về nhận thức,
về tình cảm, hành vi sau khi đọc.
Hiệu quả đọc hiểu bài đọc của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào sự hướng
dẫn, gợi mở của người thầy.
1.2. Về giáo viên:
Nhiều giáo viên ít quan tâp đến việc đọc mẫu bài tập đọc, còn xem nhẹ
việc đọc mẫu vì thế chọn học sinh đọc mẫu chưa đảm bảo. Một bộ phận giáo
viên đôi khi còn phát âm tiếng địa phương, đọc sai dấu thanh.

Nhiều giáo viên có những cách hiểu và giải thích sai về nội dung các bài
tập đọc: như có giáo viên giải nghĩa từ sai, giải nghĩa từ một cách cô lập mà
không gắn vào văn cảnh, chưa làm rõ nội dung của văn bản và ý đồ của người
viết đến người đọc. Khả năng giúp học sinh đưa những kiến thức được học qua
bài đọc vào thực tế cuộc sống còn nhiều hạn chế.
Giáo viên khi lên lớp dạy đọc hiểu theo đường mòn, ít thay đổi hình thức
tổ chức. Việc tiếp thu và vận dụng các phương pháp dạy học mới chưa triệt.
Trong tiết dạy Tập đọc đa số giáo viên chỉ chú trọng đến việc đọc, thực hiện
theo các bước lên lớp, đúng quy trình mà chưa đi sâu vào phần tìm hiểu nội

6


dung, khai thác ý đồ nghệ thuật của tác giả (mặc dù chỉ là đơn giản). Một số
giáo viên lại giảng quá kĩ các từ khó, xem nhẹ phần luyện đọc.
Việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của một số giáo viên còn
ít, có giáo viên còn ngại dạy thiết kế bài dạy và dạy trên máy chiếu.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
Để nắm được chất lượng về kĩ năng đọc hiểu của học sinh lớp 4, ngay từ
đầu năm khi mới nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát trên 30 học sinh lớp 4A. Kết
quả thu được như sau:

Tổng số

Hoàn thành xuất sắc
SL
Tỉ lệ
30 học sinh
3
10


Hoàn thành
SL
Tỉ lệ
26
86,7

Chưa hoàn thành
SL
Tỉ lệ
1
3,3

Từ kết quả bài làm của học sinh, Tôi thấy chất lượng đọc hiểu của học
sinh lớp 4 như sau:
Khả năng hiểu nội dung bài đọc của các em còn nhiều hạn chế. Các em
chưa có thói quen suy nghĩ tìm hiểu nội dung bài đã đưa kết quả. Từ thực trạng
trên để công việc đạt hiệu quả hơn bản thân đã mạnh dạn đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 trong giờ Tập đọc.
III . Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giải pháp 1. Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh
Giải pháp 2. Giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài tập đọc
Giải pháp 3. Hệ thống các dạng bài tập trong dạy đọc hiểu.
Giải pháp 4. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
1. Giải pháp 1. Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh
1.1. Đọc đúng bài tập đọc
Hiểu được nội dung bài tập đọc trước hết học sinh phải đọc đúng, để làm
được điều này tôi luyện cho học sinh làm chủ tia mắt khi đọc. Và đặc biệt chú ý
đến sửa lỗi địa phương mà học sinh thường hay mắc phải như lỗi về âm đầu học
sinh hay lẫn lộn (l với n); lỗi về vần (an lẫn với ang)...Đọc đúng bài tập đọc

không chỉ là hướng dẫn học sinh đọc không thừa, không sót tiếng, không thêm
tiếng, không lạc dòng, không mắc lỗi phát âm mà còn phải hướng dẫn học sinh
đọc lưu loát, trôi chảy, ngắt giọng đúng quan hệ ngữ nghĩa- ngữ pháp, đọc đúng
tốc độ, cường độ, cao độ. Để làm được điều này tôi hướng dẫn học sinh làm chủ
tốc độ đọc bắng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định, (Đến giữa kì
7


I tốc độ đọc khoảng 75 tiếng/phút, cuối kì I là 80 tiếng/ phút, giữa kì II 85
tiếng/phút, cuối kì II là 90 tiếng/ phút) hướng dẫn đọc câu dài... Có như thế học
sinh mới cảm nhận được những gì người viết muốn gửi gắm trong bài đọc. Khi
học sinh đọc đúng bài tập đọc học sinh sẽ tìm hiểu bài tốt hơn. Trong quá trình
đọc để học sinh hiểu văn bản một cách tốt nhất thì đọc thấm có nhiều lợi thế.
1. 2. Nâng cao kĩ năng đọc thầm.
Đọc thầm là đọc có nhiều lợi thế để hiểu văn bản. Đọc thầm bắt đầu xuất
hiện trong giờ tập đọc lớp 4 ngay từ đầu tiết học. Vì vậy, để giúp học sinh biết
cách đọc thầm tôi hướng dẫn học sinh cách đọc ngay từ những bài tập đọc ban
đầu.
Đọc thầm là đọc không phát ra thành âm thanh mà chuyển trực tiếp từ kí
tự sang nghĩa để hiểu nội dung. Vì vậy, khi nói đến dạy đọc hiểu cần phải nói
đến việc tổ chức dạy đọc thầm. Mục đích của đọc thầm là để hiểu. Hiệu quả của
đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung bài đọc. Kết quả của đọc
thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là toàn bộ
những gì đọc được. Để dạy đọc thầm có hiệu quả tôi hướng dẫn học sinh cũng
như khi ngồi đọc thành tiếng tư thế ngồi đọc thầm phải ngay ngắn, khoảng cách
giữa mắt và sách 30- 35 cm. Kĩ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ ngoài
vào trong, từ đọc to - đọc nhỏ - đọc mấp máy môi (không thành tiếng)- đọc hoàn
toàn bằng mắt, không mấp máy môi (đọc thầm). Giai đoạn cuối lại gồm hai
bước: di chuyển mắt theo que trỏ hoặc ngón tay rồi đến chỉ có mắt di chuyển.
Tôi đã tổ chức quá trình này từ ngoài vào trong và kiếm soát quá trình đọc thầm

của học sinh bằng cách quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn và bài. Học
sinh đọc xong thì báo cho giáo viên biết (bằng cách giơ tay), từ đó tôi nắm được
và điều chỉnh tốc độ đọc thầm cho học sinh.
2. Giải pháp 2. Giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài tập đọc
2.1. Tìm hiểu nội dung bài qua tên bài tập đọc
Bài tập đọc bao giờ cũng có một cái tên. Tên bài không phải là một cái gì
được gán vào văn bản một cách ngẫu nhiên mà có lí do. Vì vậy, tên bài thường
ngắn nhưng nói với chúng ta được nhiều điều. Nó giúp chúng ta xác định được
đề tài bài tập đọc và phần nào đoán được nội dung của bài. Vì vậy, khi tìm hiểu
bài tập đọc, tôi hướng dẫn học sinh cần chú ý khai thác tên bài. Đầu tiên tôi
hướng dẫn học sinh chú ý bám sát vào câu chữ của tên gọi để hiểu được nhiều
điều về nội dung một cách nhanh chóng hơn. Phần lớn tên bài được đặt theo đề

8


tài nên đọc tên bài có thể biết được bài văn viết về cái gì. Ví dụ: như bài“Dế
Mèn bênh vực kẻ yếu”,"Một người chính trực”(Tiếng Việt 4- Tập1) Hay bài
"Tiếng cười là liều thuốc bổ" (Tiếng Việt 4- Tập2)….Đối với các bài này tôi cho
vài học sinh đọc tên bài đọc và hỏi khi đọc tên bài các em có hiểu được nội dung
gì không? Học sinh sẽ trả lời được ngay nội dung là Dế Mèn rất dũng cảm che
chở, bảo vệ kẻ yếu; nói về một người ngay thẳng; ích lợi của tiếng cười. Vậy để
khẳng định một lần nữa nội dung bài tôi giúp học sinh tìm hiểu nội dung qua
phần tìm hiểu bài...
2.2. Tìm hiểu nội dung bài qua việc tìm hiểu từ ngữ trong bài tập đọc
2.2.1. Phát hiện ra từ mới và từ ngữ quan trọng và làm rõ nghĩa các từ đó
trong bài tập đọc
Có thể nói việc hiểu nội dung bài bắt đầu từ việc hiểu từ. Trước tiên, học
sinh phải có kĩ năng nhận ra từ nào cần tìm hiểu. Từ mới là những yếu tố của
thông tin mới trong bài tập đọc. Nhận ra được từ mới tức là người đọc đã chú ý

đến những thông tin mới trong bài tập đọc. Vì vậy xác định từ mới trong bài để
tìm nghĩa của chúng là kĩ năng đầu tiên tôi cần dạy cho học sinh.
Để tìm từ mới, trong giờ học, tôi thường đặt vấn đề “ Hãy tìm ra những từ
em chưa hiểu nghĩa trong bài”. Câu trả lời- cũng chính là việc chọn từ nào để
giải thích- phụ thuộc vào đối tượng học sinh. Để giúp học sinh hiểu nghĩa các từ
trong bài tôi phải có những hiểu biết về từ địa phương cũng như vốn từ của tiếng
mẹ đẻ vùng mình dạy học để chọn từ thích hợp. Đồng thời, tôi cũng phải chuẩn
bị các từ khó hiểu trong bài để có phương án giải đáp cho học sinh về bất cứ từ
nào trong bài mà các em cần.
Tuy nhiên không phải tất cả các từ mới, không phải tất cả các từ trong bài
tập đọc đều có vai trò quan trọng như nhau. Trong các từ của bài tập đọc có một
số từ quan trọng mà nếu không hiểu chúng thì học sinh khó lòng mà hiểu đúng
nội dung bài. Xác định nghĩa của từ là một việc làm có tầm quan trọng đặc biệt
để hiểu bài đọc. Hiểu rõ nghĩa từ học sinh mới có cơ sở để nắm nghĩa của câu
văn và từ đó nắm được nội dung chính của bài.
Ví dụ: Trong bài "Chị em tôi" (Tiếng Việt 4- Tập 1)có đọan viết
" Nó cười giả bộ ngây thơ:
- Ủa , chị cũng ở đó sao? Hồi này chị bảo đi học nhóm mà!
Tôi sững sờ, đứng im như phỗng. Ngước nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong.
Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo:
9


- Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người."
Để hiểu được nội dung của đoạn này tôi cho học sinh đọc thầm đoạn văn
hướng dẫn để học sinh hiểu nghĩa từ "cuồng phong". Từ "cuồng phong" ở đây
không thể hiểu là "gió to, bão" mà nghĩa trong bài là "cơn giận". Những lời nói,
cử chỉ của cô em đã làm cho chị nhận ra thói xấu của mình. Còn ba thì không
tức giận chửi mắng cô chị mà chỉ buồn rầu và khuyên hai chị em làm cho cô chị
tỉnh ngộ. Vậy nếu như không hiểu được nghĩa của từ trong đoạn văn thì sẽ hiểu

sai nội dung của đoạn, bài văn. Ở phần “Văn bản- nghệ thuật ngôn từ” cách
dùng từ đặc sắc cùng các biện pháp tu từ đã làm cho lớp ngôn từ nghệ thuật kết
lại thành hình ảnh lung linh màu sắc của những bài tập đọc có màu sắc văn
chương. Chính vì vậy, khi xác định những từ ngữ quan trọng trong những bài tập
đọc thuộc phong cách văn chương, tôi luôn chú trong hướng dẫn học sinh đi tìm
những hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhất. Ví dụ trong bài Mẹ ốm (Tiếng
Việt 4- tập 1) để giúp học sinh tìm những hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu
nhất tôi cho học sinh đọc thầm bài và nêu câu hỏi (Tìm các từ ngữ, hình ảnh cho
thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình). Học sinh sẽ tìm ngay được
câu:“ Mẹ là đất nước, tháng ngày của con." Hay: trong bài Tre Việt Nam (Tiếng
Việt 4- tập 1)có câu “Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.” Cách dùng từ trong
câu văn này nói lên điều gì? Đối với bài tập này tôi cho học sinh chỉ ra cách
dùng từ trong câu; cách dùng từ đó có tác dụng gì? từ đó nêu nôi dung của câu
thơ. (Học sinh phải nêu được Tác giả dùng từ "xanh" ba lần trong một dòng thơ
với những sự kết hợp khác nhau (xanh tre, xanh màu, tre xanh) tạo ra những nét
nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức
sống dân tộc.)
Từ trong văn bản nghệ thuật có biên độ nghĩa rộng. Khi hướng dẫn học
sinh làm rõ nghĩa các từ này cần chú ý không chỉ làm rõ nghĩa đen mà cả nghĩa
bóng. Vì vậy tôi rất chú ý đến phương thức chuyển nghĩa của từ. Đây cũng là
những quy luật chuyển nghĩa để giúp học sinh dễ dàng đoán nghĩa của từ. Đặc
biệt tôi rất chú ý đến nghĩa từ trong bài khác nghĩa từ khi đứng riêng lẻ trong từ
điển để giải nghĩa văn cảnh của từ, sử dụng nhiều biện pháp giải nghĩa khác
nhau và lựa chọn biện pháp giải nghĩa cho phù hợp với từng từ, phù hợp với vai
trò của từ trong bài tập đọc. Chẳng hạn:
- Giải nghĩa bằng phương pháp trực quan là cách giải nghĩa đối chiếu với
vật thật, vật thay thế đại diện cho nghĩa của từ. Cách giải nghĩa này thường được
10



chọn để để dạy những bài tập đọc có các danh từ cụ thể. Ví dụ khi dạy bài “ Đôi
giày ba ta màu xanh”, tôi đã sử dụng vật mẫu đôi giày ba ta màu xanh để học
sinh quan sát. Hay bài “Sầu riêng”, đây là một loại trái cây ở miền Nam tôi có
thể sử dụng tranh, ảnh hoặc sử dụng giáo án điện tử trình chiếu quả sầu riêng
cho học sinh quan sát. Hay bài “Ăng – co Vát” tôi sử dung giáo án điện tử trình
chiếu phong cảnh khu đền Ăng – co Vát . Như vậy các từ Đôi giày ba ta màu
xanh, Sầu riêng, Ăng – co Vát được dạy bằng nghĩa trực quan.
- Giải nghĩa bằng ngữ cảnh là đặt từ vào trong cụm từ, câu để suy ra nghĩa
hoặc giải nghĩa bằng cách nêu nghĩa cả cụm từ, câu chứa từ. Đặc biệt các từ lâm
thời được sử dụng theo nghĩa khác với nghĩa vốn có của nó nhất định phải được
giải nghĩa bằng cách nêu nghĩa cả cụm từ, cả câu để dùng áp lực của ngữ cảnh
làm rõ nghĩa của từ. Ví dụ từ đa tình, đa mang vốn có nghĩa biểu thái tiêu cực,
có ý chê nhưng trọng câu “ Vừa độ lượng lại đa tình đa mang” nói về cha ông
ta trong bài Truyện cổ nước mình (Tiếng Việt 4- Tập 1) thì 2 từ này phải được
hiểu theo nghĩa là giàu tình cảm và biết yêu thương, quan tâm lo lắng cho mọi
người.
Nhiều giáo viên khi gặp từ nào cần giải cũng chỉ biết đưa từ ra một cách
cô lập, tách rời khỏi văn cảnh và hỏi từ đó nghĩa là gì. Vì vậy, học sinh không
hiểu nghĩa văn cảnh của từ dẫn đến không hiểu nội dung bài.
Ví dụ 1: Khi tả chị Nhà Trò "... người bự những phấn như mới lột"
(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu -Tiếng Việt 4 Tập 1)
Ở đây giáo viên không thể tách riêng lẽ từ "bự" ra để giải nghĩa như trong từ
điển "bự": to, dày quá mức. Mà "bự" trong "người bự những phấn như mới lột"
ở đây có nghĩa là chị Nhà Trò non nớt, yếu ớt.
Ví dụ 2: Từ "lặn" trong câu thơ " Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan"
(Mẹ ốm -Tiếng Việt 4- tập 1)
Học sinh không thể hiểu "lặn" ở đây là lặn sâu xuống nước hoặc biến mất mà
phải hiểu là sự vất vả trong cuộc sống dồn lại làm mẹ ốm.
- Giải nghĩa bằng đồng nghĩa, trái nghĩa là giải nghĩa bằng cách dựa vào

một từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nó.
Ví dụ: Trong câu: Người các ấp tưng bững ra chợ Tết (Chợ Tết- Tiếng
Việt 4- Tập 2) “Ấp: làng, xóm”; hay câu " 60 bức tranh được chọn treo ở triển
lãm màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, tươi sáng mà sâu sắc"
11


(Vẽ về cuộc sống An toàn- Tiếng Việt 4- Tập 2) “ý tưởng: ý nghĩ, dự định”
Trong quá trình dạy học, tôi đã vận dụng linh hoạt các biện pháp giải nghĩa cho
phù hợp với học sinh, phù hợp với đặc điểm của từ và vai trò của từ trong bài.
2.2.2. Làm rõ cái hay của việc dùng từ ngữ, hình ảnh
Đối với các bài tập đọc, đặc biệt là các bài thơ... để hiểu được nội dung
bài tôi giúp học sinh phải hiểu được cách dùng từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp
nghệ thuật. Để làm được điều này cần phải làm rõ cái hay của việc dùng từ ngữ,
hình ảnh. Bởi vì văn học là nghệ thuật của ngôn từ nên điều quan trọng đối với
tác phẩm văn học không chỉ ở chỗ nó nói về cái gì mà còn ở chỗ nó nói về cái
đó bằng cách nào, như thế nào. Làm rõ cái hay của việc dùng từ ngữ, hình ảnh
chỉ đặt ra khi đọc hiểu các tác phẩm nghệ thuật. Đây chính là dạy cho học sinh
cảm thụ cái hay, cái đẹp trong các văn bản nghệ thuật đó chính là dạy cảm thụ
văn học trong nhà trường.
Dạy cảm thụ văn học là dạy học sinh cảm nhận những giá trị nổi bật,
những điều tế nhị sâu sắc đẹp đẽ của từ ngữ, câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn
thơ, câu chuyện…Khi đánh giá giá trị của các tín hiệu nghệ thuật trong việc biểu
đạt nội dung, cần cho học sinh không những cần nhận diện, cắt nghĩa mà còn
cần đánh giá, tức là các em cần có một phần kĩ năng hồi đáp văn bản.
Để giúp học sinh chỉ ra cái hay của những yếu tố nghệ thuật này, tôi đã
đặt chúng trong thế đối lập với cách diễn đạt không nghệ thuật- lời nói thường
(diễn nôm) và cần tuần tự các công việc phải làm để chỉ ra cái hay của các yếu
tố ngôn ngữ nghệ thuật là:
+ Phát hiện các tín hiệu nghệ thuật.

+ Chuyển từ cách diễn đạt nghệ thuật về lời nói thường (diễn nôm). Với những
từ dùng hay thì phải tìm được từ có thể thay thế vào vị trí của từ này trong văn
bản và điền từ đó vào vị trí cần thiết.
+ Chỉ ra hiệu số của cách diễn đạt nghệ thuật và cách diễn đạt không nghệ thuật
trong việc biểu đạt nội dung.
Để chỉ ra được cái hay của các hình ảnh nghệ thuật, học sinh phải “giải
mã” chúng, tức là làm rõ nội dung mà các hình ảnh này biểu đạt. Để thực hiện
nhiệm vụ này, học sinh phải nêu được những điều mình cảm nhận được qua hình
ảnh. Các em phải có trí tưởng tượng và biết cách diễn đạt những cảm nhận của
mình bằng ngôn ngữ mạch lạc, gợi cảm, trong sáng.

12


Ví dụ 1: Đoạn thơ sau giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông La như
thế nào?
“ Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh in mát
Mươn mướt đôi hàng mi.”
(Bè xuôi sông La- Tiếng Việt 4- Tập 2)
Đối với bài tập này trước tiên tôi yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ,
những hính ảnh đẹp có trong đoạn thơ: ( trong veo như ánh mắt, bờ tre xanh in
mát, mươn mướt đôi hàng mi...). Các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong
đoạn thơ (biên pháp so sánh, biên pháp nhân hóa) và chỉ ra tác dụng cách dùng
từ, các biện pháp nghệ thuật đó. (Làm cho ta cảm nhận được vẻ đẹp thất quyến
rũ của dòng sông La quê hương). Không chỉ dừng lại ở việc chỉ tả vẻ đẹp của
dòng sông La mà tôi còn hướng dẫn cho học sinh thấy được: Đó cũng chính là
vẻ đẹp đậm đà tình cảm yêu thương gắn bó với con người. Làm cho học sinh tự
hào và yêu quý đất nước Việt Nam.

Ví dụ 2: Trong bài (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Tiếng Việt
4-tập 2) Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết
" Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng"
Hãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh mặt trời được diễn tả trong hai câu
thơ trên?
Đối với bài tập này tôi hướng dẫn học sinh chỉ ra cách dùng từ, biện pháp tu
từ được sử dụng rồi nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Chẳng hạn:
Ở câu Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi, hình ảnh "mặt trời" gợi cho ta nghĩ đến
nguồn ánh sáng và những tia nắng ấm giúp cho cây bắp lớn lên hạt bắp thêm chắc.
Ở câu Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng, hình ảnh "mặt trời"gợi cho ta liên tưởng
đến em bé (người con) đang nằm trên lưng mẹ. Hình ảnh so sánh con nằm trên
lưng chính là mặt trời của mẹ cho thấy người mẹ đã coi con như là mặt trời, là sự
sống, là lẽ sống, là niềm hi vọng lớn lao và đẹp đẽ của người mẹ. Có hướng dẫn
học sinh cụ thể, chi tiết như vậy học sinh mới hiểu được nội dung đoạn thơ.
Ví dụ 3: Trong bài ( Dòng sông mặc áo- Tiếng Việt 4- Tập 2) có đoạn:
“ Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
13


Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai.”
Những câu thơ trên đã giúp em phát hiện ra vẻ đẹp gì của dòng sông quê hương
tác giả?
Để học sinh phát hiện được vẻ đẹp của dòng sông quê hương tôi hướng
dẫn học sinh tìm biện pháp nghệ thuật, những từ ngữ gợi tả: Biện pháp nhân hóa
- sông cũng như con người, được mang trên mình một chiếc áo rất đặc biệt. Đó
là chiếc áo vừa có hương thơm "thơm đến ngẩn ngơ" vừa có màu hoa đẹp và hấp
dẫn "Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai.” Dòng sông được mặc chiếc áo đó

dường như trở nên đẹp hơn và làm cho tác giả thấy ngỡ ngàng xúc động.
Không chỉ dừng lại ở việc phát hiện vẻ đẹp của dòng sông quê hương tác
giả mà tôi còn giúp học sinh thấy thêm yêu dòng sông quê hương của mình.
2.3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu, đoạn
2.3.1. Xác định những câu quan trọng và đoạn ý.
Không phải bài tập đọc nào cũng gồm những câu, có độ dài vừa phải, dễ
hiểu đối với tất cả học sinh. Trong bài tập đọc có một số câu có cấu trúc phức
tạp mà chúng ta đã chọn để luyện đọc thành tiếng. Phần lớn những câu này chứa
đựng ý quan trọng thể hiện nội dung chính của bài tập đọc. Vì vậy, việc nhận ra
các câu phức hợp để rồi tìm hiểu nghĩa của chúng có vai trò quan trọng trong
việc hiểu nội dung bài tập đọc.
Để phát hiện ra những câu khó tôi đã hướng dẫn học sinh:
+ Đọc lướt toàn bài.
+ Tìm câu dài, đánh dấu điểm mở đầu và kết thúc từng câu (cho các bài tập đọc
là văn xuôi). Tìm câu thơ có nhiều cách hiểu, khó hiểu.
+ Đọc thầm từng câu, đánh dấu chỗ phân định ý nhỏ trong câu.
+ Đọc to cả câu, thể hiện sự tách ý bằng chỗ ngắt hơi.
Như vậy, việc xác định những câu quan trọng bắt đầu từ việc đi tìm những câu
khó. Thường những câu khó cũng là những câu quan trọng.
Tiếp đó, tôi hướng dẫn học sinh đi tìm những câu có nội dung quan trọng, nêu
được ý của cả đoạn, cả bài. Việc hiểu những câu này sẽ giúp học sinh nhanh
chóng chiếm lĩnh nội dung bài đọc.
Ở những đoạn văn có cấu trúc diễn dịch, ý của đoạn được phát triển theo
hướng khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng thì câu đầu của đoạn sẽ là câu
quan trọng. Nó chứa đựng chủ đề của đoạn, của bài. Các câu còn lại sẽ cụ thể
hóa nội dung khái quát của câu mở đầu.
14


Ví dụ: Ăng – co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của

nhân dân Cam- pu- chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII
(Ăng – co Vát - Tiếng Việt 4- Tập 2)
Hay “ Sầu riêng là một loại trái quý của Miền Nam.”
(Sầu riêng- Tiếng Việt 4- Tập 2)
Đây là các câu đầu trong bài và cùng là câu quan trọng nó nêu khái quát toàn bộ
nội dung của bài đọc. Ở những đoạn văn có cấu trúc quy nạp những câu trực tiếp
bộc lộ tư tưởng chủ đề của tác phẩm là những câu quan trọng đó là các câu cuối
đoạn, cuối bài.
Ví dụ: Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng
bằng ước muốn tham lam.
(Điều ước của vua Mi- đát- Tiếng Việt 4- Tập 1)
Đây là câu cuối đoạn 3 và cũng là câu cuối của bài đã nêu lên nội dung của bài.
Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.
Trong các bài thơ, bài văn xuôi, câu quan trọng là những câu trực tiếp bộc lộ thái
độ, nhận định, cảm xúc của tác giả hoặc các câu có biện pháp tu từ, những câu
có nghĩa hàm ẩn cũng cần được chú ý.
Ví dụ 1: Trong bài (Truyện cổ nước mình- Tiếng Việt 4- tập1)thì câu cuối
bài
“ Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời ông cha dạy cũng vì đời sau”
Ý muốn nói truyện cổ chính là những lời răn dạy của ông cha đối với đời sau.
Ông cha dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ...
Ví dụ 2: Trong bài (Tre Việt Nam – Tiếng Việt 4- Tập 1)
" Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh"
Trong đoạn thơ trên tác giả đã thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng; với
biện pháp sử dụng điệp ngữ "Mai sau" góp phần gợi cảm xúc về thời gian và
không gian như mở ra vô tận. Tác giả dùng từ "xanh" ba lần trong một dòng thơ

với những sự kết hợp khác nhau tạo ra những nét nghĩa đa dạng, phong phú và
khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.

15


Ví dụ 3: “Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái,
trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió
xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa màu đen nhung hiếm quý”
(Đường đi Sa Pa- Tiếng Việt 4- tập 2)
Trong đoạn văn trên tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu như sau:
Cho học sinh đọc đoạn văn, tìm hiểu cách dùng từ, cách viết câu từ đó rút ra nội
dung chính của đoạn.
(Đoạn văn trên tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ như: điệp từ, "thoắt cái"
đảo ngữ trong câu "Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những
cành đào, lê, mận. "để gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng; nhấn mạnh sự thay đổi
rất nhanh chóng của thời gian trong một ngày ở Sa Pa.)
Trong văn bản tự sự, đặc biệt là truyện kể, những câu nêu tình tiết, chi tiết đánh
dấu sự phát triển của cốt truyện là những câu quan trọng.
V
í dụ: Trong bài “ Người ăn xin” (Tiếng Việt 4- Tập1), câu cho biết chuyện
gì xảy ra đối với cậu bé khi đi trên phố (Một người ăn xin già lọm khọm đứng
ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàm giụa nước mắt. Đôi môi tái
nhợt, áo quần tả tơi thảm hại…) Câu cho biết cậu bé quyết định hành động như
thể nào (Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu
không có gì để cho ông cả.) đó là những câu quan trọng.
Tóm lại: Câu quan trong trong văn bản tự sự, truyện kể câu tả nhân vật, chỉ
hành động, việc làm của nhân vật những câu này không nhất thiết ở đầu câu,
cuối câu mà ở từng nội dung của mỗi đoạn.
Để nhận ra câu quan trọng, học sinh phải đọc lướt văn bản, đọc thầm

từng câu, chú ý những câu đầu, cuối đoạn đặc biết chú ý đến những câu đứng
một mình tạo thành một đoạn- đoạn có cấu trúc tối giản như câu cuối bài Đường
đi Sa Pa (Tiếng Việt 4- Tập 2)
“Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì thiên nhiên dành cho đất nước ta.”
2.3.2. Làm rõ nội dung câu, đoạn
Để hiểu được nội dung bài tập đọc và ý định của người viết, học sinh phải
hiểu nghĩa của câu, đoạn. Tôi đã hướng dẫn học sinh:
+ Làm rõ nghĩa của câu
Hiểu được nghĩa của từ, học sinh có cơ sở đầu tiên để nắm nghĩa câu. Tuy
nhiên để nắm nghĩa câu còn phải biết quan hệ ngữ pháp, phải xác định được
quan hệ vật chiếu của câu tức là biết câu đang hướng tới đối tượng nào của hiện
16


thực khách quan. Về nghĩa, học sinh phải biết câu thể hiện nội dung miêu tả hay
nội dung liên tưởng của bài tập đọc. Cần phải xác định câu đó tác giả nói với ai,
về cái gì, về việc gì.
+ Làm rõ nghĩa đoạn
Ở những bài có phân đoạn, đoạn là yếu tố trực tiếp cấu thành bài. Để hiểu bài,
phải hiểu đoạn. Ý của đoạn có thể đã được thể hiện tường minh dưới dạng câu
chủ đề. Vì vậy, để hiểu nghĩa của đoạn tôi hướng dẫn học sinh xác định kiểu cấu
trúc của đoạn. Trong việc làm rõ nghĩa đoạn ý, thao tác tổng hợp là thao tác rất
khó đối với các em. Nhiều khi học sinh chỉ biết đọc lại nguyên văn bài tập đọc
mà không biết diễn đạt theo một cách khác bằng lời của mình. Vì vậy, tôi rất chú
trong luyện tập rất kĩ năng tổng hợp, khái quát cho học sinh khi đọc hiểu.
Ví dụ: Trong bài (Sầu riêng – Tiếng Việt 4- Tập 2) viết:
“Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây cây kì lạ này. Thân
nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng
nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh, vàng, hơi
khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngao, vị ngọt

đến đam mê.”
Đối với đoạn văn trên tôi cho học sinh đọc thầm rồi hướng dẫn học sinh
nhận xét từng câu văn miêu tả gì.
Câu 1, 2, 3: Tả dáng, thân, cành, lá...
Câu 4, 5: Tả hương vị của quả sầu riêng.
Sau khi học sinh đã phát hiện ra tôi chỉ cụ thể để học sinh thấy rõ: Bốn câu
trên có thể chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm ba câu đầu. Nhóm thứ hai có
một câu cuối. Đọc ba câu đầu các từ “dáng, thân, cành, lá” tổng hợp thành “vẻ
ngoài” hoặc “cái dáng” hoặc “cái vẻ” của sầu riêng. Các từ ngữ khẳng khiu,
thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn, khép lại
như lá héo phải được tổng hợp khái quát lên thành một nghĩa chung là “ kì lạ”.
Từ đó, học sinh rút ra được nghĩa của ba câu này là dáng vẻ kì lạ của sầu riêng.
Nhóm thứ hai là câu cuối có hai chủ ngữ “ hương”, “vị” và hai vị ngữ “tỏa
ngạt ngào”, “ngọt đến đam mê” học sinh phải tổng hợp được thành ý nhỏ:
hương vị độc đáo của quả sầu riêng.
Khi tổng hợp nghĩa của các câu trong đoạn cần chú ý đến câu cuối. Đó là câu
quan trọng nhất vì nó nêu được nội dung chính của bài: hương vị của quả sầu
riêng. Đặc biệt câu cuối này chứa hai loại nghĩa: nghĩa miêu tả (hương vị độc
17


đáo của quả sầu riêng) và nghĩa liên cá nhân (khen quả sâu riêng, lợi ích của sầu
riêng)
Hai nhóm câu của đoạn được nối kết bằng từ “vậy mà” thể hiện một cách lập
luận đối lập càng tăng thêm sự kì lạ của hương vị sầu riêng.
Cuối cùng học sinh biết được ý của đoạn: Mặc dù dáng cây kì lạ nhưng sầu
riêng có hương vị rất độc đáo.
Phần lớn các bài tập đọc ở lớp 4 có thể tách ra thành đoạn để tìm hiểu. Nhưng
cũng có bài các ý được lặp lại trên những đoạn lời khác nhau. Với những bài thơ
như thế có thể tìm hiểu theo lối bổ dọc. Ví dụ bài thơ “Truyện cổ nước mình”.

Kĩ năng làm rõ ý của đoạn có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu nội dung
chính và rút ra bài học, áp dụng kiến thức được học vào cuộc sống. Việc đọc
hiểu chỉ được xem là hoàn tất khi học sinh nắm được nội dung bài.
Để có kĩ năng làm rõ ý chính của bài tập đọc, tôi hướng dẫn học sinh các công
việc sau:
+ Ghi nhớ sự kiện chính, ý chính của từng đoạn.
+ Phân tích để làm rõ lập luận của người viết.
+ Tổng hợp ý của các đoạn theo lập luận của người viết thành nội dung bài.
3.Giải pháp 3. Hệ thống các dạng bài tập trong dạy đọc hiểu.
Để thay đổi các hình thức tổ chức dạy học, tạo sự hứng thú cho học sinh,
tránh sự nhàm chán trong quá trình tìm hiểu nội dung bài. Tôi có sử dụng hệ
thống các bài tập lồng vào quá trình dạy học. Đây cũng là một giải pháp sử dụng
trong dạy đọc hiểu có hiệu quả. Tôi đã tiến hành chuẩn bị bài tập như sau:
- Phân loại theo các bước lên lớp, ta có bài tập kiểm tra bài cũ, bài tập luyện tập,
bài tập củng cố, bài tập kiểm tra đánh giá.
- Về hình thức thực hiện có thể: bài tập trả lời miệng, bài tập trả lời viết (tự
luận), bài tập thực hành đọc, bài tập trắc nghiệm.
- Đối tượng thực hiện bài tập: Có bài tập dành cho cả lớp làm chung, có bài tập
dành cho nhóm học sinh, bài tập dành cho cá nhân, bài tập dành cho học sinh đại
trà, bài tập dành cho học sinh khá giỏi.
Khi đã phân loại được các dạng bài tập, tôi chia bài tập dạy đọc hiểu thành 2
loại: Dạng bài tập tự luận và dạng bài tập trắc nghiệm.
Ví dụ: Về dạng bài tập tự luận
Những hình ảnh nào nói lên ước mơ của anh chiến sĩ trong đêm trung thu độc
lập?
(Trung thu độc lập- Tiếng việt 4 - Tập 1)
18


Hay: Câu thơ


“ Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà”
(Mẹ vắng nhà ngày bão- Tiếng Việt 4 - tập 1)
Nói lên những tình cảm gì của bố và hai con sau nhiều ngày mong đợi?
Ví dụ: dạng bài tập trắc nghiệm (Tôi sử dụng đối với những bài đọc có nội dung
đơn giản, dể hiểu. Mức độ bài tập từ dễ đến khó. Phương án trả lời phải rõ ràng)
Khoanh vào ý trước câu trả lời đúng:
Vì sao Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh?
a. Vì Cẩu Khây muốn thử sức lực và tài năng của minh.
b. Vì thương dân bản bị yêu tinh tàn ác bắt và giết.
c. Vì có nhiều người bạn rủ Cẩu Khây cùng đi.
Qua việc sử dụng giải pháp này tôi thấy giáo viên kiểm soát được học sinh,
học sinh hoạt động tích cực, tạo hứng thú học tập.
4. Giải pháp 4. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Trau rồi những hiểu biết của mình, tăng cường dự giờ đồng nghiệp. Trao
đổi cùng với đồng nghiệp về phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học
trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Tích cực tham gia các chuyên đề do
trường, phòng giáo dục tổ chức. Đổi mới vân dụng linh hoạt các phương pháp
dạy học trong giờ Tập đọc nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Sử dụng có
hiệu quả các đồ dùng trực quan như:
- Tài liệu học tập (văn bản, câu hỏi, hình thức trình bày bài trong sách giáo
khoa) đây là trực quan đầu tiên có tác dụng không nhỏ đối với học sinh.
- Tranh ảnh, vật mẫu có liên quan đến nội dung bài…
- Thiết kế bài giảng điện tử ) sử dụng máy chiếu cũng là một trực quan giảng
dạy đạt hiệu quả cao nhưng cần sử dụng một cách hợp lí, thiết kế phông nền, cỡ
chữ sao cho phù hợp, nội dung cô đọng và nhất là giáo viên cần khai thác chúng
một cách hài hòa, phù hợp với tiến trình bài giảng. Tránh làm dụng bài giảng
điện tử để cho học sinh xem tranh, xem phim ảnh,…
Trực quan có rất nhiều nhưng chúng ta cần sử dụng trực quan như thế nào

đem lại hiệu quả tối ưu nhất, đó là vấn đề mà mỗi giáo viên chúng ta cần lưu
tâm. Việc sử dụng đồ dùng trực quan hình ảnh (như tranh ảnh, vật mẫu...) cần
đúng lúc, đúng chỗ, để làm nổi bật những gì giáo viên cần tác động đến học
sinh. Trong giờ học không phải bài nào cũng có trực quan hình ảnh. Với bài Tập

19


đọc có trực quan, ta có thể sử dụng tranh ảnh, vật mẫu để giới thiệu bài gây
hứng thú, kích thích tập trung của học sinh hay dùng để giảng từ khó,…
Trên đây là một số giải pháp tôi đã sử dụng trong quá trình giảng dạy và cũng
bước đầu có được hiệu quả tốt.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Kết quả nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu và tiến hành giảng dạy đã cho thấy kết quả đọc hiểu
của học sinh được nâng lên. Điều đó được chứng tỏ qua chất lượng kết quả bài
làm qua các bài bài kiểm tra định kì lần 1 . Kết quả thu được như sau:
Tổng số

Giỏi

Khá
Trung bình
Yếu
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL

Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
30 học sinh
13
43,3
15
50
2
6,7
0
0
Nhìn vào bảng thống kê kết quả đạt được sau khi thực nghiệm, so sánh với
kết quả khảo sát trước khi nghiên cứu tôi thấy rằng: Con đường mới trong việc
dạy tìm hiểu bài mà bản thân đúc rút , mạnh dạn thử nghiệm đã thành công. Kết
quả cao hơn sự mong đợi của bản thân tôi, hiện tại các em yêu thích giờ học tập
đọc hơn bởi các em thực sự chiếm lĩnh được nội dung tác phẩm văn chương, tự
tìm và hiểu ý , đoạn, câu, hình ảnh và thành công hơn tức là các em hiểu sâu hơn
giá trị nghệ thuật được sử dụng trong từng tác phẩm. Điều này đã giúp các em
vận dụng tốt khi đọc văn bản, làm văn với các thể loại yêu cầu. Tôi đã chia sẻ
những sáng kiến này cùng đồng nghiệp và được đồng nghiệp vận dụng thực
nghiệm. Không chỉ giáo viên cùng khối 4 mà các đồng chí dạy lớp 5 (có phương
pháp dạy tập đọc như lớp 4) cùng vận dụng và cũng đã có kết quả rất khả quan.
Sáng kiến này không chỉ áp dụng cho riêng bản thân tôi mà chuyên môn nhà
trường đã từng tổ chức trao đổi kinh nghiệm để tôi cùng trao đổi với tập thể hội
đồng sư phạm, được đồng nghiệp ủng hộ nhiệt tình.
Trong dạy học , có rất nhiều phương pháp mà giáo viên có thể vận dụng để
hướng học sinh đến đỉnh điểm của tri thức cần đạt. Vì vậy, là giáo viên, chúng ta
nên biết vận dụng thế nào, sử dụng ra sao để có thể giúp học sinh hứng thú hơn
trong việc tiếp cận, chiếm lĩnh kho tàng tri thức. Qua nghiên cứu này tôi thấy

rằng: Đọc không chỉ đơn thuần là phát âm đúng từ, câu của văn bản mà đọc còn
phải hiểu câu, từ ấy nói gì, nhắn gửi điều gì đến người đọc,người nghe.Để
đạtđược điều ấy chúng ta cần năng động tìm tòi hướng đi phù hợp nhất, khả

20


quan nhất để học sinh thực sự chủ động, sáng tạo trên con đường chiếm lĩnh tri
thức.
Trên đây là một vài giải pháp dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4, mà tôi đã
áp dụng dạy có hiệu quả. Để đạt được những kết quả trên qua kinh nghiệm giảng
dạy tôi tự rút ra một số kết luận như sau:
Giáo viên phải trau dồi những hiểu biết về từ địa phương cũng như vốn từ
của tiếng mẹ đẻ vùng mình dạy học để chọn từ thích hợp. Biết kích thích, khêu
gợi tư duy độc lập, phát huy hết năng lực tiềm tàng của mỗi bản thân học sinh.
Ngôn ngữ của giáo viên phải rõ ràng, có cảm xúc, lôi cuốn sự chú ý theo dõi bài
của học sinh.
Phải biết diễn đạt ý bằng những lời lẽ khác nhau sao cho học sinh hiểu
được. Phải am hiểu đầy đủ nội dung kiến thức, kĩ năng của từng loại bài. Tuỳ
thuộc vào từng loại bài cụ thể mà giáo viên lựa chọn và áp dụng phương pháp
dạy học, hình thức tổ chức khác nhau.
Mỗi tiết dạy giáo viên nên chuẩn bị tốt về nội dung bài dạy cũng như đồ
dùng trực quan. Luôn coi học sinh là nhân vật trung tâm của mọi hoạt động, giáo
viên chỉ là người hướng dẫn, điều khiển, tổ chức học sinh phát hiện tìm ra kiến
thức.
C. Kết luận kiến nghị.
1. Kết luận.
Sau thời gian nghiên cứu và thực nghiệm, sáng kiến của bản thân đã được
đồng nghiệp vận dụng và chia sẻ trong sinh hoạt hoạt động chuyên môn của nhà
trường. Đây là hướng đi mang yếu tố tích cực, thực sự mới mẻ so với đường

hướng mà mỗi giáo viên đứng lớp đã và đang áp dụng khi dạy hoạt động tìm
hiểu bài trong giờ tập đọc . Thiết nghĩ rằng: Đây là một sáng kiến , một kinh
nghiệm hay mà bản thân đã đúc rút được trong quá trình thử nghiệm. Vậy nên
tôi mạnh dạn ghi chép lại quá trình nghiên cứu , thực nghiệm của mình để gửi
đến hội đồng khoa học các cấp kiểm nghiệm và góp ý để sáng kiến của tôi sẽ trở
thành kinh nghiệm nhỏ cho tất cả các đồng nghiệp đang trực tiếp giảng dạy.
2. Kiến nghị .
Nhà trường cần mua sắm thêm trang thiết bị ĐDDH, sách tham khảo phục
vụ cho dạy và học. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh có
thể học tập và nâng cao kiến thức trong và ngoài giờ học.
Tăng cường tổ chức hội thảo, chuyên đề về đổi mới PPDH
21


Trên đây là một số giải pháp của bản thân mà tôi đã áp dụng vào giảng
dạy, bước đầu đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên sáng kiến vẫn còn có những thiếu
sót. Tôi kính mong sự góp ý của các cấp để tôi tiếp tục hoàn chỉnh đề tài .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Hà Lĩnh, ngày 7 tháng 3 năm 2016
ĐƠN VỊ
Cam kÕt không copy.
Người viết

Hoàng Thị Vân

Tài liệu tham khảo
22



-

Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4 tập 1, tập 2.
Sách hướng dẫn giáo viên lớp 4 tập 1, tập 2.
Giúp HS cảm thụ văn học qua các bài tập đọc – Phương Nga.
Tập san giáo dục tiểu học.
Các dạng bài tập phát hiện ý nghĩa của từ, câu, đoạn ,bài Tập đọc.

23



×