Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

(Luận án tiến sĩ) Hoạt động kinh tế hiện nay của người Hoa ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.59 MB, 216 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THU TRANG

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ HIỆN NAY CỦA NGƢỜI HOA
Ở HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THU TRANG

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ HIỆN NAY CỦA NGƢỜI HOA
Ở HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

Ngành: Nhân học
Mã số: 9 31 03 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. PHẠM QUANG HOAN
2. PGS.TS. NGUYỄN SONG HÀ



HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa
từng được ai công bố. Những luận điểm mà luận án kế thừa của những tác giả
đi trước đều được trích dẫn nguồn chính xác, cụ thể.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thu Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án Hoạt động kinh tế hiện nay của người Hoa ở
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ từ gia đình, đồng nghiệp, các
chuyên gia, các nhà khoa học và các tổ chức.
Tôi xin trình bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bố mẹ đã tạo điều kiện,
động viên, giúp đỡ để tôi có động lực vượt qua những khó khăn, hoàn thành
luận án này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn và tri ân sâu sắc nhất đến giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Phạm Quang Hoan và PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà đã định hướng,
chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Nhân đây,
tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Dân tộc học và Nhân học, Học viện
Khoa học xã hội, Khoa Sau đại học, Lãnh đạo Học viện Dân tộc… đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận án.
Tôi cũng sẽ không thể thực hiện và hoàn thành luận án nếu không có sự
tạo điều kiện, giúp đỡ, đặc biệt là trong việc cung cấp các thông tin liên quan
đến luận án ở cấp cơ sở, của lãnh đạo, chuyên viên các phòng/ban chức năng
của Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn, Ban Dân tộc huyện Lục Ngạn cùng
cộng đồng cư dân thuộc hai xã Tân Lập và xã Đồng Cốc.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý vị vì sự giúp đỡ quý báu này!
NGHIÊN CỨU SINH

Nguyễn Thu Trang

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................... 12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 12
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về hoạt động kinh tế tộc người, hoạt động
kinh tế của người Hoa trên thế giới của các học giả nước ngoài .............. 12
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về hoạt động kinh tế của người Hoa tại
Việt Nam ................................................................................................... 16
1.1.3. Tình hình nghiên cứu người Hoa tại tỉnh Bắc Giang...................... 24

1.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 29
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................. 29
1.2.2. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu............................................ 38
1.3. Địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 43
1.3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu.................................................... 43
1.3.2. Lịch sử định cư và đặc điểm dân số ................................................ 47
Chƣơng 2: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY CỦA NGƢỜI
HOA Ở HUYỆN LỤC NGẠN ...................................................................... 57
2.1. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ................................................................ 57
2.2. Trồng trọt ................................................................................................ 59
2.2.1. Trồng lúa nước ................................................................................ 59
2.2.2. Làm vườn và cây ăn quả ................................................................. 62
2.3. Chăn nuôi ................................................................................................ 81
2.4. Lâm nghiệp ............................................................................................. 82
2.4.1. Trồng rừng ...................................................................................... 82
2.4.2. Quản lý và khai thác rừng trồng ..................................................... 84
2.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ ngƣời Hoa tại
Lục Ngạn ........................................................................................................ 85
Chƣơng 3: KINH TẾ PHI NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY CỦA NGƢỜI
HOA Ở HUYỆN LỤC NGẠN ...................................................................... 93
iii


3.1 Kinh tế tiểu thủ công nghiệp và buôn bán hàng hóa ........................... 93
3.1.1. Kinh tế tiểu thủ công nghiệp .......................................................... 93
3.1.2 Chợ và trao đổi hàng hóa ................................................................. 97
3.2. Lao động làm thuê .................................................................................. 98
3.2.1. Lao động làm thuê trong nước ........................................................ 98
3.2.2. Làm thuê tại Trung Quốc .............................................................. 100
3.3. Tham gia vào bộ máy nhà nƣớc .......................................................... 111

3.4. Kinh tế tƣ nhân..................................................................................... 113
Chƣơng 4: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA TỪ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƢỜI HOA Ở HUYỆN
LỤC NGẠN .................................................................................................. 116
4.1. Những nguồn lực tác động đến hiệu quả hoạt động kinh tế ngƣời
Hoa tại huyện Lục Ngạn ............................................................................. 116
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 116
4.1.2. Con người...................................................................................... 118
4.1.3. Xã hội ............................................................................................ 124
4.1.4. Cơ sở hạ tầng................................................................................. 129
4.1.5. Tài chính ....................................................................................... 133
4.2. Những vấn đề đặt ra ............................................................................ 134
4.2.1. Biến đổi hoạt động kinh tế của người Hoa ở Lục Ngạn trước tác
động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ................................................. 134
4.2.2. Tác động tiêu cực của một số hoạt động kinh tế đến đời sống
kinh tế - chính trị - xã hội tại địa phương ............................................... 138
4.2.3. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh tế của người
Hoa ở huyện Lục Ngạn ........................................................................... 143
KẾT LUẬN .................................................................................................. 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH

:


Công nghiệp hóa

HĐH

:

Hiện đại hóa

HTX

:

Hợp tác xã

KH

:

Khoa học

KHXH

:

Khoa học xã hội

MTTQ

:


Mặt trận tổ quốc

NCS

:

Nghiên cứu sinh

NDT

:

Nhân dân tệ

NTL

:

Người trả lời

QL

:

Quốc lộ

SCN

:


Sau công nguyên

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

TMDV

:

Thương mại dịch vụ

Tr

:

Trang

TW

:


Trung ương

UBND

Ủy ban Nhân dân

:

VHTT

:

Văn hóa thông tin

VND

:

Việt Nam đồng

World Bank

:

Ngân hàng thế giới

XNK

:


Xuất nhập khẩu

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Mẫu nghiên cứu định lượng dựa theo chỉ tiêu về giới tính và độ
tuổi của chủ hộ người Hoa ở huyện Lục Ngạn ....................................... 9
Bảng 1.1: Biến động dân số người Hoa tại huyện Lục Ngạn qua các năm
2014, 2015, 2016 ................................................................................... 52
Bảng 2.1: Thu nhập trung bình của các hộ gia đình trồng cam lòng vàng
qua thống kê các năm 2015, 2016, 2017............................................... 80
Bảng 2.2: Số hộ người Hoa tham gia vào dự án trồng Trám tại xã Tân Lập.. 83
Bảng 2.3 : Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố trong biến Quan hệ đồng tộc .. 86
Bảng 3.1: Bảng chéo giữa giới tính của người trả lời với những khó khăn
thường xuyên diễn ra trong quá trình lao động di cư sang Trung Quốc .. 111

vi


DANH MỤC BIỂU
Biểu 1.1: Dân số người Hoa tại huyện Lục Ngạn tính đến thời điểm
30/12/2017 ............................................................................................ 51
Biểu 2.1: Cơ cấu kinh tế của các hộ gia đình người Hoa................................ 57
Biểu 2.2: Diện tích đất của gia đình: Diện tích trồng lúa và hoa màu ............ 60
Biểu 2.3: Diện tích trồng cây ăn quả lâu năm của các hộ gia đình người Hoa .... 64
Biểu 2.4: Tỷ lệ vay nợ tiền chi phí đầu vào để trồng cây vải thiều của
người Hoa tại xã Tân Lập, huyện Lục Ngạn......................................... 68
Biểu 2.5: Thu nhập trung bình của các hộ gia đình người Hoa trồng cây

vải tại Lục Ngạn qua thống kê các năm 2014, 2015, 2016 ................... 69
Biểu 2.6: Tỷ lệ vay nợ tiền chi phí đầu vào để trồng cây có múi ................... 79
Biểu 2.7: Thu nhập từ chăn nuôi ..................................................................... 82
Biểu 3.1: Giá trị sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại huyện
Lục Ngạn tính đến 30/12/2017 ............................................................. 93
Biểu 3.2: Tỷ lệ người Hoa tham gia các công việc làm thuê tại Trung Quốc ... 103
Biểu 3.3: Thống kê tiền công lao động qua khảo sát các trường hợp lao
động xuất khẩu xuyên biên giới .......................................................... 107
Biểu 4.1: Mức độ giúp đỡ nhau trong cộng đồng người Hoa ở Lục Ngạn ... 125

vii


DANH MỤC HỘP
Hộp 1.1: Tổ tiên của chúng tôi có mặt ở đây từ thế kỷ XVII ......................... 48
Hộp 2.1: Các giống cây vải tại Lục Ngạn ....................................................... 65
Hộp 2.2: Bí quyết “Khoanh cây kích quả”của người Hoa .............................. 67
Hộp 2.3: Cách thuần giống cây có múi trên đất Lục Ngạn ............................. 77
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu của luận án ...................................................... 41
Sơ đồ 1.2. Tác động của các nguồn lực đến hoạt động kinh tế của người
Hoa tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ............................................. 42
Sơ đồ 2.1: Mô hình các yếu tố tác động đến thu nhập của nông hộ người
Hoa tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ............................................. 85
Sơ đồ 3.1: Quy trình vượt biên...................................................................... 101

viii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Người Hoa là một thành viên trong đại gia đình 54 dân tộc ở Việt Nam.
Trong nhiều thời điểm lịch sử khác nhau, người Hoa đã có những biến đổi
mạnh mẽ về tên gọi, địa bàn cư trú, tập quán sinh sống, đặc điểm sinh kế.
Nghiên cứu người Hoa góp phần quan trọng cho việc làm rõ những đặc điểm
của một tộc người thiểu số sinh sống trên đất nước ta. Qua đó góp phần cung
cấp những tư liệu mới có độ tin cậy làm luận cứ khoa học cho việc hoạch định
và cụ thể hóa chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, phục vụ công cuộc
phát triển bền vững của các tộc người, trong đó có cộng đồng người Hoa ở
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Người Hoa vốn có hoạt động kinh doanh rất phát triển và tạo nên mạng
lưới kinh doanh không chỉ trong phạm vi Việt Nam mà còn xuyên biên
giới/xuyên quốc gia. Không giống như các dân tộc thiểu số khác, người Hoa
có truyền thống tổ chức phường, hội, nghiệp đoàn trong kinh doanh từ khi
mới đặt chân lên đất nước Việt Nam. Hình thức cho vay tín dụng, phân chia thị
trường kinh doanh, tổ chức học nghề và đào tạo nghề, kinh doanh theo hình
thức tập đoàn gia đình, quy tắc kinh doanh và phân công lao động trong tổ chức
kinh doanh rất chặt chẽ, gắn bó mật thiết với thiết chế gia đình… là những đặc
điểm rõ nét trong hoạt động kinh tế đem lại sự khác biệt của người Hoa so với
những dân tộc khác.
Sau diễn biến lịch sử quan trọng trong quan hệ Việt – Trung, đặc biệt là
chiến tranh biên giới năm 1979, đại bộ phận người Hoa ở phía Bắc Việt Nam
đã di tản đi nhiều nơi sinh sống lập nghiệp, tạo thành những luồng di dân
mang quy mô quốc gia. Trong bối cảnh đó có một bộ phận người Hoa quay
trở về Trung Quốc, trở thành công dân của nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa; rất nhiều người Hoa di cư vào các tỉnh miền Trung và miền Nam Việt
Nam; một bộ phận khác di cư sang nước thứ ba; nhưng cũng có không ít bộ
phận người Hoa đã quyết định ở lại miền Bắc, trong đó có tỉnh Bắc Giang vì
nhiều lý do khác nhau. Để có thể tiếp tục sinh sống, nhóm người Hoa ở lại


1


phía Bắc Việt Nam buộc phải thay đổi, một bộ phận thay đổi tộc danh, tìm
kiếm những nguồn sinh kế thích ứng với hoàn cảnh hiện tại. Qúa trình biến
đổi đó đã tạo ra sự khác biệt quan trọng giữa người Hoa phía Bắc và người
Hoa tại miền Trung, miền Nam Việt Nam.
Trong những năm gần đây, vấn đề người Hoa đã được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm đến, đặc biệt là người Hoa sinh sống tại các tỉnh phía Nam. Có
nhiều đặc điểm về lịch sử di cư, tộc danh, văn hóa gia đình, tín ngưỡng, trang
phục, ẩm thực, luật tục, quan hệ gia đình, dòng họ, văn hóa Hoa thương… đã
được các nhà nghiên cứu làm rõ. Tuy nhiên, nghiên cứu về sinh kế của người
Hoa sinh sống ở phía Bắc Việt Nam, trong đó có tỉnh Bắc Giang trong bối
cảnh kinh tế - xã hội hiện nay còn rất nhiều nội dung chưa được đề cập đến.
Quan hệ cộng đồng, văn hóa, xã hội của nhóm người Hoa tại Lục Ngạn có
những đặc điểm riêng biệt, tạo nên hoạt động kinh tế khác biệt so với người
Hoa ở khu vực phía Nam rất cần được nghiên cứu làm rõ.
Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kê ngày
01/9/2009, tỉnh Bắc Giang có 18.444 người Hoa. Trong những năm gần đây,
dân số người Hoa tại Bắc Giang liên tục tăng, so với năm 1999 tăng 1.069
người (sau 10 năm dân số người Hoa tăng bình quân là 6,15%, so với bình
quân của cả tỉnh là 4,2 %, so với các dân tộc thiểu số là 8,5%). Cho đến hết
năm 2016, con số chính thức đã lên tới 21.318 nghìn người, chiếm 9,56% tổng
dân số của tỉnh Bắc Giang [9, tr 3]. Phần lớn họ tham gia vào hoạt động nông
nghiệp và phi nông nghiệp không thường xuyên. Do bản chất năng động trong
sản xuất kinh doanh, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, nên việc làm ăn
kinh tế của người Hoa tại Bắc Giang có hiệu quả, thu nhập bình quân đầu
người thường cao hơn 1,1 -1,3 lần so với các dân tộc thiểu số khác, tỷ lệ hộ
nghèo người Hoa thấp hơn bình quân chung của các dân tộc khác trên cùng
địa bàn [8, tr.3]. Để làm rõ hơn nữa những vấn đề còn bỏ ngỏ, nghiên cứu

sinh thực hiện luận án về đề tài Hoạt động kinh tế hiện nay của người Hoa ở
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang với mong muốn làm sáng tỏ phần nào hoạt

2


động kinh tế của người Hoa tại tỉnh Bắc Giang mà cho đến nay còn chưa
được đề cập đến ở những công trình nghiên cứu trước đó.
Việc nghiên cứu hoạt động kinh tế của người Hoa tại huyện Lục Ngạn
góp phần bổ sung thêm bằng chứng khoa học cả về lý luận và thực tiễn, giúp
hiểu rõ hơn về người Hoa khu vực phía Bắc Việt Nam. Đồng thời nó cũng có
ý nghĩa trong việc phân tích chính sách, giúp cho các nhà quản lý tại địa
phương và trung ương thấu hiểu hơn về một tộc người có tốc độ thoát nghèo
nhanh hơn các tộc người thiểu số khác trong những năm qua tại một địa
phương cụ thể.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng các hoạt động kinh tế đang diễn ra, những giá trị văn
hóa, quan hệ trong cộng đồng của người Hoa ở huyện Lục Ngạn đã có sự biến
đổi để phát huy các nguồn lực nhằm mục tiêu phát triển kinh tế trong thời
điểm hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp
nhằm hướng tới phát triển hoạt động kinh tế bền vững cho cộng đồng người
Hoa tại huyện Lục Ngạn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ
cụ thể như sau:
- Trình bày làm rõ cơ sở lý thuyết nghiên cứu về các hoạt động kinh tế
của cộng đồng người Hoa sinh sống tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
- Nghiên cứu hoạt động kinh tế nông nghiệp, kinh tế phi nông nghiệp của
người Hoa, trong đó xem xét trên những phương diện: lịch sử tộc người, quan

hệ thân tộc, quan hệ đồng tộc, phong tục tập quán...đặc biệt là phương thức
kinh doanh, hình thức hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế, thói quen chi tiêu
của các hộ gia đình.
- Nghiên cứu làm rõ hoạt động kinh tế của người Hoa trong đóng góp
với sự phát triển của kinh tế địa phương và những vấn đề đang còn tồn tại.

3


- Đề xuất một số giải pháp với các cơ quan quản lý địa phương và các
nhà hoạch định chính sách nhằm phát triển kinh tế của người Hoa tại huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động kinh tế hiện nay của
người Hoa ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. “Người Hoa” được định danh
bằng các giấy tờ tùy thân như: chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh, hộ
khẩu, hộ tịch, giấy phép lái xe, học bạ... Các hoạt động kinh tế bao gồm hoạt
động nông nghiệp và phi nông nghiệp đang diễn ra tại Lục Ngạn, do người
Hoa tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian nghiên cứu: Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn
đề liên quan đến hoạt động kinh tế của người Hoa từ thời điểm năm 1990 cho
đến nay. Đây là thời điểm người Hoa tại huyện Lục Ngạn có những biến đổi
trong hoạt động kinh tế so với những năm trước đó, đặc biệt là các hoạt động
nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bắt đầu từ năm 1990,
cộng đồng người Hoa cũng như nhiều cộng đồng dân tộc khác sinh sống tại
Lục Ngạn đưa cây vải Thiều vào trồng trên đất đồi thấp. Đây cũng là thời
điểm đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hoạt động kinh tế gắn với cây
vải của cộng đồng người Hoa. Trong quá trình nghiên cứu, luận án có khảo

cứu và truy hồi nghiên cứu đối với lịch sử tộc người Hoa gắn với lịch sử phát
triển vùng đất Lục Ngạn để làm rõ hơn các luận điểm trong vấn đề nghiên cứu.
Luận án cũng tiến hành đối sánh với các hoạt động kinh tế đã diễn ra trước
thời điểm năm 1990 nhằm chỉ rõ những biến đổi về hoạt động kinh tế và hiệu
quả của nó đối với đời sống của người Hoa.
- Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu hoạt động kinh tế của
người Hoa tại huyện Lục Ngạn, trong đó tập trung vào xã Tân Lập và xã
Đồng Cốc. Đây là hai xã có tỷ lệ người Hoa sinh sống tập trung đông đảo trên
địa bàn huyện Lục Ngạn. Tại đây, người Hoa có những hoạt động nông

4


nghiệp và phi nông nghiệp tương đối tiêu biểu cho hoạt động kinh tế chung
của người Hoa tại huyện Lục Ngạn.
- Nội dung nghiên cứu: Hoạt động kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và
phi nông nghiệp của người Hoa là đối tượng nghiên cứu của luận án. Từ góc
độ Nhân học kinh tế, người Hoa được xem xét trên những phương diện: lịch
sử tộc người, quan hệ thân tộc, quan hệ đồng tộc, phong tục tập quán...đặc
biệt là phương thức kinh doanh, hình thức hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế,
thói quen chi tiêu của các hộ gia đình. Khác với cách nghiên cứu của Kinh tế
học và Văn hóa học, luận án là sự tổng hòa của các yếu tố đa dạng nhưng
thống nhất trong quan điểm về các hoạt động kinh tế nhằm phục vụ cho đời
sống xã hội của người Hoa.
Trên địa bàn nghiên cứu, có nhiều vấn đề tương đối phức tạp liên quan
đến tộc danh, tộc người của nhóm Hoa này. Tuy nhiên, tác giả của luận án
không hướng tới làm rõ hay giải quyết các vấn đề đó, mà tập trung tìm hiểu
hoạt động kinh tế của họ, tìm kiếm mức độ ảnh hưởng của những hoạt động
kinh tế đó đến đời sống của người Hoa tại tỉnh Bắc Giang.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận
Tác giả luận án đã xem xét và vận dụng các quan điểm duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin về vật chất và ý thức; tư tưởng Hồ Chí
Minh về chính sách dân tộc, tinh thần đại đoàn kết dân tộc; quan điểm của Đảng
và Nhà nước về chính sách dân tộc, phát triển bền vững vùng kinh tế gắn với giữ
gìn bản sắc tộc người. Các hoạt động kinh tế của người Hoa tại huyện Lục Ngạn,
tỉnh Bắc Giang được nghiên cứu trong quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập
thể, giữa yếu tố bên trong và bên ngoài, giữa thiệt hại và lợi ích kinh tế và mức
độ ảnh hưởng của hoạt động kinh tế đó đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội, môi trường tại địa phương.
Ngoài ra, luận án có sử dụng lý thuyết về mạng lưới xã hội, lý thuyết về
giao lưu tiếp biến văn hóa để giải thích các vấn đề trong quan hệ tộc người

5


Hoa tại Lục Ngạn và những tộc người khác sinh sống trên cùng địa bàn hoặc
các nhóm đồng tộc tại địa phương khác và bên kia biên giới. Bằng góc nhìn
này, nhóm người Hoa sinh sống tại Lục Ngạn được hiểu là một thực thể
không tách rời khỏi cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời có những nét
độc đáo do lịch sử tộc người, quan hệ đồng tộc xuyên biên giới dựa vào lợi
ích từ kinh tế.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp nghiên cứu điền dã dân tộc học/ nhân học
Tác giả luận án đã sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học cùng với
các kỹ thuật của phương pháp này trong suốt quá trình nghiên cứu tại thực địa.
Trong đó, kỹ thuật quan sát trực tiếp, quan sát tham dự, phỏng vấn nhanh,
phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, phỏng vấn bán cấu trúc...thường xuyên
được sử dụng linh hoạt trong các hoạt động nghiên cứu cụ thể của luận án.
Trong quá trình thu thập thông tin, tác giả luận án đã tham gia vào đời

sống của người Hoa tại xã Tân Lập và xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn nhằm
mục đích thấu hiểu cuộc sống, văn hóa cũng như nắm rõ các hoạt động kinh
tế của họ. Để thu thập được đầy đủ thông tin cần có cho việc viết luận án,
nghiên cứu sinh đã thực hiện nhiều đợt nghiên cứu điền dã từ năm 2015 đến
năm 2018. Các đợt nghiên cứu tập trung diễn ra vào tháng 10/2015, tháng 5-6
năm 2016, 2017, 2018. Đợt 1, diễn ra khi người Hoa tham gia chính vào các
hoạt động phi nông nghiệp, trong đó có làm thuê xuyên biên giới. Đợt 2 và
đợt 3 được tiến hành vào tháng 5 và tháng 6 các năm 2016, 2017, 2018, khi
mà người dân thu hoạch vải, bán cho các thương lái Trung Quốc tại xã Tân
Lập và xã Đồng Cốc. Nghiên cứu sinh đã thực hiện 40 cuộc phỏng vấn sâu
với 15 người Hoa sinh sống tại xã Tân Lập và xã Đồng Cốc trong suốt quá
trình nghiên cứu. Có nhiều trường hợp nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp
phỏng vấn theo “lịch sử cuộc đời”, nhưng có những trường hợp lại sử dụng
phương pháp phỏng vấn lặp lại trong 3 năm tiến hành nghiên cứu.

6


Đối tượng phỏng vấn sâu được chọn ưu tiên là những người có hoạt
động kinh tế tiêu biểu (diện tích trồng cấy cao nhất, diện tích trồng cấy thấp
nhất, thu nhập cao nhất, thu nhập thấp nhất, có điều kiện kinh tế cao hơn các
hộ khác, các hộ trong diện nghèo và cận nghèo, những người là trưởng dòng
họ, những người đã di cư đi làm ăn xa ở một số tỉnh của Trung Quốc...)
Trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này, nghiên cứu sinh đã gặp
phải không ít khó khăn khi khai thác thông tin của người được phỏng vấn, đặc
biệt là những vấn đề liên quan đến thu nhập và các hoạt động lao động làm thuê
xuyên biên giới. Tuy nhiên, sau nhiều lần thay đổi cách tiếp cận và kiên trì trong
thu thập thông tin, nghiên cứu sinh đã có được bức tranh tương đối đầy đủ về
hoạt động kinh tế của người Hoa trong những năm gần đây tại xã Tân Lập và xã
Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn. Từ đó giúp nghiên cứu sinh phân tích, đánh giá

được các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh tế từ các hoạt động nông nghiệp, phi
nông nghiệp của người Hoa tại địa bàn nghiên cứu.
Cộng đồng người Hoa sinh sống tại xã Tân Lập và xã Đồng Cốc cũng
như tại các xã khác của huyện Lục Ngạn hiện nay đều sử dụng tiếng phổ
thông thành thạo. Tuy nhiên, để có thể tìm hiểu rõ và đầy đủ hơn về quan hệ
làm ăn, buôn bán giữa họ và thương lái Trung Quốc vào mỗi vụ thu hoạch vải
hay giữa họ và chủ lao động tại tỉnh Vân Nam của Trung Quốc thì nghiên cứu
sinh đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của những người Hoa sinh sống tại Việt Nam
có sử dụng chung ngôn ngữ với người Trung Quốc tại tỉnh Vân Nam. Giải
được bài toán về ngôn ngữ, nghiên cứu cứu đã có thể tìm hiểu rõ hơn về lịch
sử di cư, đặc trưng văn hóa của nhóm người Hoa sinh sống tại huyện Lục
Ngạn. Từ đó có thể nhận biết và đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến
các hoạt động kinh tế cụ thể của họ tại địa phương.
4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh có sử dụng phương
pháp điều tra định lượng trong nghiên cứu xã hội học để đánh giá các chỉ số

7


liên quan đến tăng trưởng kinh tế hộ gia đình người Hoa tại địa bàn nghiên
cứu. Nghiên cứu sinh sử dụng bảng hỏi để phỏng vấn ngẫu nhiên 250 hộ gia
đình người Hoa sinh sống tại xã Tân Lập và xã Đồng Cốc nhằm mục đích
thống kê định lượng các chỉ tiêu liên quan đến đánh giá hiệu quả kinh tế của
các hộ gia đình này. 250 hộ gia đình được phỏng vấn điều tra nằm trong số
hơn 1000 hộ dân có chủ hộ là người Hoa sinh sống tại xã Tân Lập và xã Đồng
Cốc đạt tỷ lệ 1/5 trên tổng cỡ mẫu tại địa bàn nghiên cứu. Các hộ gia đình này
được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Một số hộ được chọn nghiên cứu có
quan hệ họ hàng để phục vụ yêu cầu nghiên cứu mức độ hỗ trợ nhau trong sản
xuất giữa những người cùng dòng họ trong cộng đồng người Hoa ở hai xã

trên.
Qúa trình điều tra xã hội học các hộ gia đình sinh sống tại xã Tân Lập và
xã Đồng Cốc được tiến hành qua các bước cơ bản như sau:
- Xây dựng bộ chỉ số: nghiên cứu sinh xây dựng bộ chỉ số với 31 chỉ tiêu
dành cho các hộ gia đình người Hoa có tham gia hoạt động nông nghiệp và
hoạt động phi nông nghiệp nhằm thu thập tối đa thông tin về hoạt động kinh
tế của họ. Các chỉ số này thể hiện trên bảng hỏi điều tra hộ gia đình của luận
án bao gồm thông tin liên quan đến nhân khẩu hộ gia đình, đánh giá nhanh tài
sản của gia đình, ngành nghề sản xuất, thu nhập, mức độ vay nợ, nguồn gốc
khoản vay, chi tiêu trong hộ, khó khăn gặp phải trong các hoạt động nông
nghiệp và phi nông nghiệp… Sau đó nghiên cứu sinh thực hiện phỏng vấn
từng chủ hộ gia đình để điền thông tin trong bảng hỏi vào thời điểm tháng
6/2016 và có bổ sung thông tin vào đợt điền dã tháng 5/2018.
- Chọn mẫu điều tra: Nghiên cứu sinh lập danh sách các hộ người Hoa sinh
sống tại xã Tân Lập và xã Đồng Cốc, sau đó tiến hành chọn ngẫu nhiên 250 hộ
để phỏng vấn phân theo tỷ lệ nam/nữ và độ tuổi. Qua đó nghiên cứu sinh có
được bảng thống kê mẫu nghiên cứu với tỷ lệ giới tính và độ tuổi như sau:

8


Bảng 1: Mẫu nghiên cứu định lƣợng dựa theo
chỉ tiêu về giới tính và độ tuổi của chủ hộ ngƣời Hoa ở huyện Lục Ngạn
Giới tính người trả lời
Nam
Nữ
Thấp nhất Cao nhất Trung bình Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Tuổi
22
84

44
20
84
41
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả luận án trong năm 2016 và 2018)
- Bố cục của bảng hỏi định lượng bao gồm ba phần:
1). Thông tin cá nhân người trả lời và đánh giá sơ bộ tình hình tài
chính hiện có của hộ gia đình.
2). Khái quát chung về tài sản, thu nhập và phương tiện sinh hoạt:
đánh giá nhanh tài sản tại hộ phỏng vấn, đánh giá và phân loại các nguồn thu
của hộ gia đình và đánh giá nhanh các phương tiện sinh hoạt của hộ gia đình.
3). Qúa trình hoạt động kinh tế của hộ gia đình: khảo sát các hoạt
động kinh tế nông nghiệp và kinh tế phi nông nghiệp của hộ gia đình diễn ra
trong những thời điểm khảo sát.
Sau cùng, nghiên cứu sinh nhập số liệu trên phần mềm SPSS 22.0 và
thực hiện các lệnh thống kê mô tả, tần suất, tính tương quan, tính hồi quy
tuyến tính để biết được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập và chi
tiêu của 250 hộ gia đình.
4.2.3. Phương pháp thu thập, tổng hợp và kế thừa các tài liệu sẵn có
Nghiên cứu sinh đã tiến hành thu thập, khai thác các công trình nghiên
cứu trước đó được công bố dưới dạng sách, báo cáo khoa học, luận án, tạp chí,
báo, hình ảnh… có liên quan đến hoạt động kinh tế của người Hoa tại huyện
Lục Ngạn cũng như nhiều địa bàn nghiên cứu khác.
Nghiên cứu sinh cũng tìm cách tiếp cận những thông tin tổng hợp từ
phía địa phương về hoạt động kinh tế và các hoạt động khác liên quan đến
người Hoa sinh sống tại huyện Lục Ngạn. Trong đó có các báo cáo được công
bố từ nhiều phòng, đơn vị khác nhau của UBND huyện Lục Ngạn và những
báo cáo được Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang gửi về Ủy ban Dân tộc để tổng kết

9



các chương trình phát triển liên quan đến cộng đồng người Hoa sinh sống trên
cả nước.
4.2.4. Phương pháp chuyên gia
Nghiên cứu sinh đã tiến hành tham vấn ý kiến của các chuyên gia, đặc
biệt là các chuyên gia nghiên cứu về sinh kế tộc người và nghiên cứu về
người Hoa tại Việt Nam. Qua đó, nghiên cứu sinh đã nhận được những lời
khuyên, tư vấn học thuật bổ ích để có thêm cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về
đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu sinh cũng đã kế thừa các nguồn tài liệu
phong phú, đa dạng từ những tác giả đã từng thực hiện nghiên cứu về người
Hoa trên địa bàn huyện Lục Ngạn, điều này rất cần thiết để hiểu rõ hơn về
hoạt động kinh tế của người Hoa trong những bối cảnh và thời gian cụ thể.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Việc nghiên cứu về người Hoa tại Việt Nam cho đến nay chủ yếu tập
trung vào các nhóm người Hoa sinh sống tại miền Nam Việt Nam và các hoạt
động kinh tế của người Hoa trước chiến tranh biên giới (năm 1979). Người
Hoa cũng thường được nghiên cứu nhiều trong những hoạt động kinh tế
thương mại, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mà ít được đề cập đến ở lĩnh vực
kinh tế nông nghiệp. Do vậy, kết quả nghiên cứu và những phát hiện mới
trong luận án này góp phần bổ sung thêm dữ liệu khoa học về nhóm người
Hoa sinh sống tại miền Bắc, với dân số sinh sống tập trung và tham gia chủ
yếu vào các hoạt động nông nghiệp tại địa phương. Kết quả nghiên cứu của
luận án cũng cung cấp đến các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách
những giải pháp cụ thể nhằm góp phần phát triển bền vững một tộc người có
nhiều nét văn hóa đặc thù hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án có những đóng góp nhất định trong lĩnh vực khoa học xã hội
nói chung và ngành Dân tộc học/Nhân học nói riêng, bổ sung thêm nguồn tài

liệu tham khảo của khoa học xã hội. Hướng tiếp cận chính từ Nhân học mà
đặc biệt là Nhân học kinh tế, sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Dân

10


tộc học/Nhân học, Xã hội học, luận án lý giải rõ quy trình sản xuất, các hoạt
động thương mại trong và ngoài nước, nguồn lợi nhuận thu được của người Hoa
từ hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp hiện nay. Ngoài ra, luận án còn
phản ánh được tác động tích cực và hạn chế của hoạt động giao thương buôn bán
giữa người Hoa tại huyện Lục Ngạn và người Trung Quốc bên kia biên giới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt xã hội, luận án góp phần giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn
về các hoạt động kinh tế của người Hoa sinh sống tại miền Bắc sau chiến
tranh biên giới năm 1979. Về mặt kinh tế, dưới góc độ Nhân học kinh tế, luận
án phản ánh được thu nhập, mức sống và đời sống của người Hoa, kiến nghị
chính sách để phát triển kinh tế cho cộng đồng người Hoa tại huyện Lục Ngạn.
Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tư liệu giá trị trong việc quy hoạch
phát triển các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp tại địa phương. Ngoài ra,
luận án cũng góp phần nhận diện đầy đủ về cộng đồng người Hoa sinh sống
tập trung đông đảo nhất ở khu vực phía Bắc Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
của luận án gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và địa bàn
nghiên cứu
Chương 2: Kinh tế nông nghiệp hiện nay của người Hoa ở huyện Lục
Ngạn
Chương 3: Kinh tế phi nông nghiệp hiện nay của người Hoa ở huyện
Lục Ngạn

Chương 4: Một số yếu tố tác động và những vấn đề đặt ra từ hoạt động
kinh tế của người Hoa ở huyện Lục Ngạn

11


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về hoạt động kinh tế tộc người, hoạt
động kinh tế của người Hoa trên thế giới của các học giả nước ngoài
- Nghiên cứu về hoạt động kinh tế các tộc người
Hoạt động mưu sinh/phương thức sinh kế/hoạt động kiếm sống được
mô tả là hoạt động lao động nhằm đem lại thức ăn/lợi tức/thu nhập để phục vụ
nhu cầu sinh tồn của các tộc người. Trước đây, việc nghiên cứu hoạt động kinh
tế của các tộc người hầu hết được phác họa lại nhằm làm sáng tỏ văn hóa, giúp
người đọc có thêm nhận thức về tộc người đó. Do vậy, mô tả là phương pháp
chủ yếu mà các nhà dân tộc học/nhân học thời kỳ trước sử dụng trong nghiên
cứu của họ.
Khái niệm “phương cách sinh tồn” và “phương thức mưu sinh” đã được
tác giả Emily A. Schultz và H. Lavenda đưa ra trong công trình Nhân học một
quan điểm về tình trạng nhân sinh [95]. Các tác giả cho rằng, con người tự tạo
ra những phương thức sử dụng các mối quan hệ giữa họ với nhau và với môi
trường tự nhiên để kiếm sống. Sinh tồn thường được dùng để chỉ việc thỏa
mãn những nhu cầu vật chất thiết yếu nhất để tồn tại của con người, chủ yếu
là nhu cầu về thức ăn, quần áo và chỗ ở. Các tác giả đã đề xuất một sơ đồ các
thành tố hợp thành “phương cách sinh tồn”. Theo đó, mỗi “Phương cách sinh
tồn” gồm hai thành tố thuộc hai cấp độ khác nhau: cấp độ một là thu lượm
lương thực; cấp độ hai là sản xuất lương thực. Tiếp đến, ở cấp độ hai, sản xuất

lương thực lại gồm hai thành tố hợp thành là chăn nuôi và trồng trọt. Sau đó,
bộ phận trồng trọt lại chia tách và phát triển thành cấp độ ba, gồm ba thành tố
cấu thành là nông nghiệp quảng canh, nông nghiệp thâm canh và nông nghiệp

12


cơ giới hóa mang tính chất công nghiệp [65:10]. Trong giai đoạn này, các
nghiên cứu dân tộc học/nhân học thiên về mô tả sinh kế đơn thuần với công
cụ, hành vi và lợi tức đem lại đối với các tộc người.
Trong bối cảnh kinh tế của các nước đang phát triển tại khu vực Châu Á
nói chung, Đông Nam Á nói riêng ngày càng được thế giới quan tâm, các kết
quả nghiên cứu dân tộc học và nhân học hướng đến mục tiêu sinh kế bền
vững trong các nghiên cứu về phát triển nông thôn hay giảm nghèo. Các mục
tiêu này được khái quát theo ba hướng tiếp cận chính: đồng đại, lịch đại và
tương lai [94]. Trong đó, khung sinh kế bền vững được coi là một cách tiếp
cận toàn diện về các vấn đề phát triển thông qua việc thảo luận về sinh kế của
con người và đói nghèo trong các bối cảnh khác nhau. Về mặt khái niệm, các
tiếp cận này có nguồn gốc từ các nghiên cứu phát triển liên quan đến đói
nghèo và giảm nghèo, nổi bật nhất là các phân tích của Amartya Sen, Robert
Chambers và một số học giả khác. Nhấn mạnh đến tính hiệu quả của các hoạt
động phát triển, các tiếp cận sinh kế bền vững (sustainable livelihood
approaches) là kết quả của cuộc tranh luận giữa các nhà nghiên cứu và thực hành
phát triển về phát triển nông thôn. Trong đó, khung phân tích sinh kế bền vững
do

ộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development –

DFID) (Carney (ed.), 1998) được các học giả và các cơ quan phát triển ứng dụng
rộng rãi (Bebbington, 1999; Neefjes, 2000; Ellis, 2000)

Càng về sau, hàng loạt các dự án phát triển đánh giá mức sống của con
người được tiến hành nên vấn đề sinh kế giống như mảnh đất được đào xới kỹ
lưỡng. Các công trình nghiên cứu về cách kiếm sống của các dân tộc trên thế
giới đã đưa ra những chiến lược sinh kế bền vững và coi như là bộ chỉ tiêu
của sự phát triển. Những năm đầu của thế kỷ XXI, khái niệm “sinh kế” xuất
hiện nhiều hơn trong các nghiên cứu của F.Ellis, Barrett và Reardon,
Morrison…Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau, song, có sự nhất
trí rằng khái niệm “sinh kế” bao hàm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động

13


sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình. Về căn bản, các hoạt động sinh kế là
do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của
họ, chịu sự quyết định của các thể chế, chính sách và những quan hệ xã hội
mà cá nhân hộ hoặc hộ gia đình đã thiết lập trong cộng đồng” [58].
Nghiên cứu hoạt động kinh tế tộc người dựa vào đánh giá các “nguồn
vốn” (vốn con người, vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn vật chất, vốn tài chính)
theo khung phân tích của DFID hiện nay đáp ứng được yêu cầu làm sáng rõ
thuận lợi và khó khăn để định hướng chính sách của Chính phủ. Khung phân
tích sinh kế bền vững này đặc biệt phù hợp với những tộc người sinh sống ở
vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn/đặc biệt khó khăn và những tộc người
nghèo đói. Khung phân tích do DFID đưa ra cũng phù hợp với tộc người hoạt
động kinh tế nông nghiệp, sinh sống tại các vùng sinh thái đặc thù.
- Nghiên cứu về hoạt động kinh tế của người Hoa hải ngoại
Hoạt động kinh doanh của người Hoa hải ngoại nhận được sự quan tâm
đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu, chính khách, doanh nhân thành đạt trên thế
giới. Các thuật ngữ “China town”, “khu người Hoa”, “khu Hoa kiều”, “tỷ phú
người Hoa”, “nhà tài phiệt người Hoa”…thường được lưu tâm trên các trang
thông tin và tạo nên quan điểm “người Hoa ở đâu là hoạt động kinh tế sôi

động ở đó”. Hiện nay, người Hoa có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới, đạt
được nhiều kỳ tích trong phát triển kinh tế.
Cuốn sách Inside Chinese Business (Hiểu rõ triết lý kinh doanh của người
Trung Quốc: cẩm nang dành cho các lãnh đạo trên toàn thế giới) của tác giả Minh
– Jer Chen (2003) [99] đã diễn giải triết lý, quan niệm và thực tiễn kinh doanh
của người Hoa một cách đầy đủ, rõ ràng. Minh – Jer Chen lý giải rằng,
“Người Hoa có mặt gần như mọi nơi trên thế giới không chỉ vì họ đông. Cái
chính là vì dù là công dân những quốc gia khác nhau, cộng đồng Hoa kiều
vẫn cứ là một khối liên kết vững chắc. Hiện nay, phần lớn người Hoa ở hải
ngoại có nguồn gốc từ ba tỉnh gần bờ biển phía Nam Trung Quốc: Quảng

14


Đông, Phúc Kiến, Hải Nam (bờ biển là con đường di dân chính của họ). Lịch
sử di dân của người Hoa đồng thời là một lịch sử thành công lớn về kinh tế.
Dù chỉ là một cộng đồng thiểu số ở những nước họ định cư, họ kiểm soát một
tỷ lệ có ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia đó. Hoa kiều chiếm 4% dân
số Indonesia nhưng kiểm soát 70% nền kinh tế. Tại Philippines, tương ứng là
3% và 70%. Ở Thái Lan là 3% và 60%. Năm 1999, người Hoa ở Hồng Kông,
Đài Loan và Singapore sở hữu 250 tỉ USD dự trữ ngoại tệ, bằng với nguồn dự
trữ ngoại tệ của Nhật và Đức cộng lại, trong khi dự trữ ngoại tệ của Trung
Quốc vào năm này là 154,6 tỉ USD. Năm 1998, Diễn đàn kinh tế thế giới xếp
Hồng Kông, Đài Loan và Singapore đứng hạng 1,2 và 4 về cạnh tranh toàn
cầu. Và tổng cộng tài sản Hoa kiều trên thế giới bao gồm cả người Hoa ở
Vancouver, Sydney, Toronto, New York và San Francisco ước tính 2 – 3
ngàn tỉ USD. Xem xét như vậy, cộng đồng Hoa kiều đại diện cho nền kinh tế
lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ và Nhật”. Tác giả đã lý giải cặn kẽ
nguyên căn dẫn đến thành công của người Hoa trên thương trường. Có thể kể
đến các triết lý căn bản trong kinh doanh của Hoa kiều với các chương sách

chính: Chương 1: Người Trung Quốc là ai?; Chương 2: Kinh tế gia đình – gia
đình làm kinh tế; 3) Mạng và “Guan xi”. Hiện nay, cuốn sách này được coi là
cẩm nang cho những ai muốn thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Người Hoa hải ngoại sinh sống tại nước ngoài còn được chứng minh
rằng họ dễ dàng vượt qua được khó khăn kinh tế của nước sở tại để đạt được
những thành tích về kinh tế rất đáng khâm phục. Tác giả Quỳnh Hoa (2013)
đã đăng một nghiên cứu trên tạp chí danh tiếng The New York Times về “Kinh
nghiệm làm giàu của người Hoa trong khủng hoảng” [105]. Tác giả phân tích
thành công của người Hoa tại hai thành phố Barcelona và Madrid giữa lúc
Tây Ban Nha rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng do vỡ bong bóng bất
động sản. “Giữa lúc người Tây an Nha đang gặp rắc rối trong việc giữ công
việc và nhà cửa của chính mình, thì dân nhập cư Trung Quốc tại hai thành phố

15


×