Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 183 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VŨ NGỌC HÀ

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VŨ NGỌC HÀ

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TÀO THỊ QUYÊN

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án

Vũ Ngọc Hà


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2. Tình hình nghiên cứu của một số nước trên thế giới
1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu, những vấn đề đặt ra tiếp tục
nghiên cứu, các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
2.2. Nội dung, các hình thức thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
2.4. Thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ

môi trường ở một số nước trên thế giới
2.5. Một số giá trị tham khảo cho Việt Nam
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở
VIỆT NAM

1
7
7
18
23
27
27
53
63
70
78

81

3.1. Khái quát về môi trường và tình hình vi phạm hành chính về bảo vệ
môi trường ở Việt Nam
3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam

101

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

128

4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

81

128
136
149
151
152
167


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

:

Bảo vệ môi trường


CCHC

:

Cải cách hành chính

ÔNMT

:

Ô nhiễm môi trường

THPL

:

Thực hiện pháp luật

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TNMT

:

Tài nguyên môi trường


TTHC

:

Thủ tục hành chính

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VBQPPL :

Văn bản quy phạm pháp luật

VPHC

Vi phạm hành chính

:

XLVPHC :

Xử lý vi phạm hành chính

XPVPHC :

Xử phạt vi phạm hành chính



DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1: Thống kê số liệu vi phạm pháp luật về quản lý chất thải
nguy hại

90

Bảng 3.2: Tỷ lệ các bệnh người mắc cao nhất trong phạm vi toàn quốc

99

Bảng 3.3: Thống kê số liệu vi phạm pháp luật về quản lý chất thải
nguy hại

105

Bảng 3.4: Thống kê việc xử lý vi phạm hành chính về quản lý chất thải

106

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng theo ngành

95

Biểu đồ 3.2: Số lượng xe mô tô, gắn máy tại Hà Nội năm 2001 - 2013


96

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ phát thải các chất gây ô nhiễm do các phương tiện
cơ giới đường bộ toàn quốc năm 2011

97

Biểu đồ 3.4: Thống kê số ngày có số liệu PM10 trung bình 1h và 24h
không đạt QCVN ở các trạm chịu ảnh hưởng của giao thông
đô thị, giai đoạn 2010 - 2013

97

Biểu đồ 3.5: Diễn biến nồng độ TSP trong không khí xung quanh một
số khu công nghiệp ở miền Bắc

98

Biểu đồ 3.6: Diễn biến nồng độ bụi PM10 trung bình năm tại một số
trạm quan trắc tự động, liên tục giai đoạn 2011-2015

107


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của một đất nước. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường
(BVMT) đã trở thành một vấn đề trọng yếu của toàn cầu và đang được nhiều quốc

gia trên thế giới quan tâm đặt thành quốc sách. Do đó, BVMT không là nhiệm vụ
của riêng cá nhân hay quốc gia nào mà trách nhiệm của toàn nhân loại. Tuy nhiên
trong những thập kỷ gần đây môi trường thế giới đang có những thay đổi theo chiều
hướng xấu đi do sự thay đổi của khí hậu toàn cầu: sự suy giảm tầng ôzôn đang làm
cho trái đất ngày càng nóng lên sự suy giảm của nhiều giống, loài động vật, thực
vật, sự diệt vong của nhiều loài động vật quý hiếm,vấn đề cháy rừng, vấn đề chất
thải, ô nhiễm…
Hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT phụ thuộc vào nhiều hoạt động thanh
tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Thanh tra, kiểm tra
thường xuyên sẽ giúp các chủ thể quản lý nắm được tình hình thực hiện pháp
luật (THPL) về BVMT của các đối tượng quản lý, qua đó có thể đề ra các biện
pháp tác động thích hợp đến từng đối tượng như khuyến khích, động viên các tổ
chức, cá nhân nghiêm chỉnh THPL về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC)
trong lĩnh vực BVMT nhằm phát hiện, uốn nắn kịp thời các đối tượng có biểu
hiện sai phạm, góp phần định hướng hành vi xử sự tích cực của họ trong công
tác BVMT. Xử lý nghiêm minh các VPPL về môi trường mà trước hết là xử phạt
vi phạm hành chính (XPVPHC) đối với hành vi này, sẽ góp phần ngăn chặn kịp
thời các hành vi ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, răn đe các đối tượng có
biểu hiện thiếu tôn trọng pháp luật. Ngoài ra các hoạt động nêu trên còn giúp các
cơ quan quản lý môi trường phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong chính các
quy định của pháp luật để từ đó có hướng điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù
hợp với yêu cầu của cuộc sống.
Thực hiện pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT là hoạt động của các
cơ quan, tổ chức và cá nhân làm cho các quy định pháp luật về XLVPHC trong lĩnh


2
vực BVMT trở thành hiện thực trong cuộc sống, nhằm xử lý nghiêm minh và kịp
thời đối với các hành vi vi phạm hành chính (VPHC) về BVMT, góp phần BVMT
an toàn và trong lành cho cộng đồng xã hội.

Tuy nhiên, việc THPL trong XLVPHC lĩnh vực BVMT còn nhiều hạn chế:
việc áp dụng pháp luật, nhất là áp dung thủ tục XLVPHC của một số cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền chưa đúng theo quy định; còn hiện tượng vi phạm về thời hạn,
thời hiệu ra quyết định xử phạt; một số trường hợp xác định hành vi vi phạm chưa
chính xác, có dấu hiệu bỏ qua hành vi vi phạm hoặc tùy tiện trong áp dụng hình
thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả; việc xử lý tang vật, phương
tiện vi phạm còn lỏng lẻo; công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc
trao đổi thông tin và xử lý vi phạm chưa chặt chẽ, đôi lúc còn mang tính hình thức;
công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành chưa được chú trọng; công tác tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật tới người dân và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán
bộ, công chức thực hiện chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả đạt được chưa
cao... Số vụ vi phạm pháp luật môi trường nghiêm trọng có xu hướng gia tăng cả về
tính chất và mức độ nguy hại nhưng không bị xử lý. Việc tuân thủ pháp luật về
BVMT của nhiều các tổ chức, cá nhân rất yếu. Thậm chí, nhiều tổ chức, cán nhân
có thủ đoạn đối phó, chống đối lại cơ quan chức năng và người thi hành công vụ, do
đó, việc phát hiện và xử lý vi phạm gặp rất nhiều khó khăn.
Có nhiều nguyên nhân của tình trạng nêu trên, nhưng trước hết là do bản thân
người vi phạm không lường hết được hậu quả mà môi trường bị hủy hoại gây ra. Mặt
khác, cá nhân, tổ chức vì những lợi ích trước mắt, nhất là lợi nhuận không nhỏ từ môi
trường đem lại đã bỏ qua việc BVMT. Ngoài ra, hệ thống pháp luật về XLVPHC
trong lĩnh vực BVMT còn nhiều lỗ hổng, chưa thống nhất với các quy định khác của
luật chuyên ngành và cũng còn rất nhiều quy định chồng chéo với các văn bản pháp
luật khác, mức phạt còn chưa đủ sức răn đe cho những hành vi vi phạm.
Thực trạng đó đòi hỏi phải nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực trạng
THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT, và đề xuất giải pháp bảo đảm THPL về
XLVPHC trong lĩnh vực BVMT trong thời gian tới nhằm hạn chế vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực BVMT.


3

Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài "Thực hiện pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay" để
nghiên cứu và làm Luận án Tiến sĩ Luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý luận THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT, đánh
giá thực trạng THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam thời gian qua,
luận án xác định các quan điểm, đề xuất các giải pháp đảm bảo THPL về XLVPHC
trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, Luận án hướng đến giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và một số nước trên thế
giới có liên quan đến đề tài luận án, đánh giá những giá trị của các công trình đó và
xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
Hai là, xây dựng khái niệm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT; làm
rõ nội dung, hình thức, các yếu tố ảnh hưởngTHPL về XLVPHC trong lĩnh vực
BVMT; nghiên cứu kinh nghiệm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở một
số nước trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam..
Thứ ba, phân tích những kết quả đã đạt được, những hạn chế, bất cập trong
THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam, đồng thời chỉ rõ nguyên
nhân của những hạn chế và bất cập đó.
Thứ tư, luận chứng cơ sở khoa học để đề xuất các quan điểm và giải pháp
bảo đảm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, luận án nghiên cứu
cơ sở lý luận và thực tiễn THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam
hiện nay.



4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu THPL về XLVPHC trong lĩnh vực
BVMT từ khi Luật XLVPHC, Luật BVMT có hiệu lực có hiệu lực thi hành, là từ
năm 2012 đến nay.
- Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu THPL về XLVPHC trong lĩnh vực
BVMT ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu có tìm hiểu kinh nghiệm THPL về
XLVPHC trong lĩnh vực BVMT của một số nước trên thế giới với mục đích rút ra
những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa; về xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về BVMT, chiến lược xây dựng và hoàn thiện
pháp luật và lý luận về THPL.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận của luận án là dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể mà luận án sử dụng bao gồm: phương pháp
lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, tổng kết thực tiễn, so
sánh và điều tra, khảo sát.
- Phương pháp lịch sử và logic: Bằng phương pháp lịch sử và logic được sử
dụng ở Chương 2 và Chương 3, tác giả đã nghiên cứu quá trình xây dựng, thực hiện
và chấp hành các quy định của pháp luật cũng xử quy trình thực hiện XPVPHC đối
với các hành vi vi phạm của các chủ thể tham gia hoạt động khai thác, sử dụng môi
trường để tìm ra nguyên nhân chính đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực này trên lãnh thổ Việt Nam, cũng như quan điểm của đảng, pháp luật của nhà
nước về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân tích được sử dụng ở
tất cả các chương của Luận án để làm rõ vấn đề lý luận về THPL về XLVPHC


5
trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay như phân tích khái niệm, nội dung,
nguyên tắc, các yếu tố ảnh hưởng đến việc THPL về XLVPHC trong lĩnh vực
BVMT. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các số liệu, thông tin thu
thập từ việc phân tích các tài liệu, phiếu đièu tra, khảo sát…nhằm tạo ra một hệ
thống lý thuyết về vấn đề nghiên cứu của Luận án.
- Phương pháp diễn dịch và quy nạp: Hai phương pháp này được sử dụng
trong toàn bộ Luận án để tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và kiểm định tính
đúng đắn của các giả thiết đó.
- Phương pháp tổng kết thực tiễn: phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở
Chương 3 để đánh giá mức độ hoàn thành cũng như thành công của Luận án; những
hạn chế trong thực tiễn khi áp dụng các quy định của pháp luật về THPL về
XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này tác giả sử dụng chủ yếu ở Chương 2
để đối chiếu, so sánh mô hình THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt
Nam và một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm cho việc
lựa chọn những yếu tố hợp lý, phù hợp nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh đối với XLVPHC trong lĩnh vực BVMT hiện nay ở Việt Nam.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Phương pháp này được sử dụng để thu thập
thông tin, ý kiến tham gia của người dân, một số cán bộ công chức, viên chức được
giao thẩm quyền trong lĩnh vực BVMT và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đang
được cấp phép khai thác và sử dụng các dịch vụ từ môi trường.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên có tính hệ thống, toàn
diện về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay. Điểm mới
và cũng là đóng góp khoa học quan trọng của luận án chính là vận dụng lý luận về

THPL để nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể là XLVPHC trong lĩnh vực BVMT, từ đó
phát hiện ra những điểm đặc thù của THPL trong lĩnh vực nàynên có những đóng
góp mới về mặt lý luận sau:
- Luận án góp phần hệ thống hoá, làm sáng tỏ cơ sở lý luận THPL về
XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. Luận án từ những quy định, những kết quả từ


6
thực tiễn về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT và những quan niệm, khái niệm về
XLVPHC về BVMT đã chỉ ra các đặc điểm, nội dung và các yếu tố ảnh
hưởngTHPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT.
- Luận án phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng THPL về XLVPHC trong
lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân trong việc THPL và đề xuất quan điểm, giải pháp để bảo đảm THPL về
XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học của luận án
- Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần giải quyết một số
vấn đề lý luận đang đặt ra đối với XLVPHC nói chung, trong đó cụ thể hoá và tiếp
cận sâu những vấn đề lý luận về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT.
- Về mặt thực tiễn: Những nghiên cứu về thực trạng THPL về XLVPHC
trong lĩnh vực BVMTvà các đề xuất hoàn thiện pháp luật là những đóng góp cho
công tác lập pháp hiện nay. Kết quả nghiên cứu về thực trạng THPL và những giải
pháp đảm bảo THPLđược thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả của công tác
THPL trong thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nâng cao
nhận thức của các cơ quan, tổ chức và cá nhân về THPL về XLVPHC trong lĩnh
vực BVMT ở Việt Nam, từ đó từng bước hiện thực hoá những giải pháp được đề
xuất trong Luận án.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn như trên, luận án có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc chỉ
đạo và THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT; là tài liệu tham khảo khi sửa đổi,

bổ sung những chính sách, pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. Luận án
cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ
sở đào tạo về pháp luật BVMT, XLVPHC và những đề tài nghiên cứu có liên quan
đến THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án gồm 4 chương, 12 tiết.


7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện
pháp luật
Các nhà nghiên cứu thường sử dụng thuật ngữ "thực hiện pháp luật", "áp
dụng pháp luật", "thi hành pháp luật" để nghiên cứu những vấn đề chung về nhà
nước và pháp luật. Liên quan đến nội dung này, một số tác phẩm liên quan đã có
những đóng góp rất lớn để hiểu thế nào là "thực hiện pháp luật" nhằm giúp cho
những đối tượng có nhu cầu tìm hiểu sẽ nắm bắt một cách hoàn chỉnh về định nghĩa
cũng như áp dụng về "thực hiện pháp luật". Một số tác phẩm được kể đến liên quan
đến đề tài THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT như:
- "Thực hiện pháp luật - những vấn đề lý luận và thực tiễn" của Nguyễn Văn
Mạnh [76], tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận về THPL như khái niệm, hình
thức, chủ thể, nội dung, các yếu tố bảo đảm cho THPL, những vấn đề đặt ra trong
THPL. Những nội dung này có ý nghĩa về lý luận cơ bản về THPL có giá trị tham
khảo khi nghiên cứu cơ sở lý luận của THPL nói chung và THPL về XLVPHC

trong lĩnh vực BVMT nói riêng.
- "Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam" của Nguyễn Minh Đoan
[77], đây là cuốn sách chuyên khảo về THPL, được nghiên cứu rất khoa học, bao
gồm 5 Chương, trong đó tác giả dành hẳn chương 1 để bàn về lý luận THPL. Trong
nội hàm của chương, tác giả đưa ra khái niệm, ý nghĩa, mục đích của THPL, thông
qua các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp
dụng pháp luật. Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị rất cao khi nghiên cứu về
lý luận của THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT.
- "Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật của công dân ở nước ta hiện
nay" của Hoàng Thị Kim Quế [79, tr.26-31]. Tác giả đã phân tích toàn diện về
THPL của công dân trên hai phương diện: không thực hiện hành vi trái pháp luật và


8
thực hiện hành vi hợp pháp. Sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan đến
THPL của công dân đã được tác giả phân tích một cách sâu sắc, toàn diện. Bên
cạnh đó, tác giả còn làm rõ việc nhận diện một số yếu tố có tầm ảnh hưởng mạnh
mẽ đến ý thức và hành vi pháp luật của công dân như thói quan, đạo đức, lối sống,
dư luận xã hôi; thông tin, tiếp cận pháp luật... Tác giả còn muốn nhấn mạnh ý
nghĩa của việc nghiên cứu, nhận diện đầy đủ các yếu tố tác động đến THPL, và
xem đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp bảo đảm hiệu quả THPL của công dân ở
nước ta hiện nay.
- Cuốn "xã hội học pháp luật" của Ngọ Văn Nhân [86, tr.277-310], tác giả
dành riêng 2 chương VII, VIII, cụ thể: chương VII nghiên cứu các khía cạnh xã hội
của hoạt động; chương VIII nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hoạt động áp dụng
pháp luật. Trong 2 chương này tác giả cuốn sách đã phân tích về vấn đề và áp dụng
pháp luật dưới góc độ xã hội học. Bên cạnh đó, tác giả cuốn sách đã phân tích và
giải thích những biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động THPL.
Ngoài ra, một số công trình khoa học khác liên quan đến THPL là những
giáo trình giảng dạy lý luận chung về Nhà nước và pháp luật đề cập đến những vấn

đề lý luận cơ bản về THPL, cụ thể như Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và
pháp luật [73]; Tài liệu học tập và nghiên cứu môn học lý luận chung về nhà nước
và pháp luật [74]; Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật [75]; Giáo
trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật [78]; Quy trình thực hiện pháp luật:
Lý luận, thực trạng và giải pháp [79]; Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Thị Hồi... Các công trình này đã đưa ra
những khái niệm, hình thức, nguyên tắc THPL. Đây là những lý luận cơ bản cho
các hoạt động nghiên cứu riêng về THPL và đây là những công trình nghiên cứu có
uy tín trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Ngoài ra còn có một số tác phẩm khác như
"Những vấn đề cơ bản về pháp luật" của Đào Trí Úc; "Những vấn đề lý luận cơ bản
về Nhà nước và pháp luật" của Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật do Đào Trí
Úc làm chủ biên; “Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay” của Nguyễn Thị Hoài Phương.


9
Các công trình nghiên cứu trên đều chứng minh rằng, THPL là một quá trình
hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở
thành những hoạt động có tính khả thi cao của các chủ thể pháp luật. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu các hình thức THPL chỉ là nghiên cứu thực hiện một QPPL nào đó,
áp dụng một QPPL nào đó, chưa đi sâu nghiên cứu việc THPL gắn với việc thực
hiện quyền lực nhà nước.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Nước ta từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì đồng nghĩa với việc
môi trường ngày càng xuống cấp và bị ô nhiễm nghiêm trọng. Xuất phát từ tình
hình thực tế đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề môi trường và BVMT,
có thể kể đến một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như:
- Sách "Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản" do Lê Văn Nãi làm
chủ biên. Trong cuốn sác này đã đề cập đến khái niệm môi trường, sinh thái, hệ

sinh thái, quy luật khuếch tán ô nhiễm trong môi trường không khí, môi trường
nước, môi trường đất, đồng thời đề xuất các giải pháp về bảo vệ môi trường
trong xây dựng.
- Sách "Sinh thái học và bảo vệ môi trường" do Nguyễn Thị Kim Thái và
Lê Hiền Thảo làm chủ biên. Các nội dung cơ bản trong cuốn sách đã đưa ra
những kiến thức cơ bản và ứng dụng của sinh thái học trong lĩnh vực kỹ thuật
môi trường. Nguyên nhân và bản chất của ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí, ô nhiễm nhiệt, ảnh hưởng của ô nhiễm tới chất lượng môi trường sống và
sức khỏe cộng đồng.
- Sách "Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước
về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất" của Trương Thị Minh
Sâm. Cuốn sách đánh giá một cách cơ bản và khoa học về thực trạng ô nhiễm môi
trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của vùng kinh tế trọng điểm ở phía
Nam; đồng thời đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của
công tác quản lý nhà nước về BVMT, đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế, xã hội
ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trong cả nước.


10
- Sách "Một số vấn đề về bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế nước ta
hiện nay" do tác giả Nguyễn Văn Ngừng làm chủ biên. Cuốn sách đã nêu rõ các nội
dung về môi trường và BVMT trong quá trình phát triển nền kinh tế ở nước ta, thực
trạng và một số giải pháp nhằm BVMT trong quá trình hội nhập và phát triển kinh
tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
- Sách "quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ
môi trường" do tác giả Lê Minh Sơn làm chủ biên. Nội dung của cuốn sách cơ bản
đã làm rõ những quy định chung và những quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về BVMT.
- Sách "Luật bảo vệ môi trường năm 2014 - Quy định về đánh giá tác động
và cam kết bảo vệ môi trường, xử phạt vi phạm hành chính mới nhất" của Thủy

Linh, Việt Trinh làm chủ biên. Trong cuốn sách này tác giả đã giới thiệu toàn bộ
các quy định của Luật BVMT năm 2014 và các quy định về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT, quy định chế độ báo
cáo, thống kê...quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước; những quy
định về xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường.
- Sách "Giám sát xã hội về bảo vệ môi trường ở Việt Nam" của Bùi Cách
Tuyến. Tác giả đã trình bày các nội dung về một số vấn đề lý luận về giám sát xã
hội nhằm nâng cao hiệu quả BVMT. Nêu ra thực trạng giám sát xã hội đối với hoạt
động BVMT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đưa ra một số giải pháp nhằm
phát huy tốt hơn vai trò của giám sát xã hội nhằm nâng cao hiệu quả BVMT.
- Sách "Một số vấn đề về cơ chế bảo đảm thực thi điều cấm của pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường" của Phạm Văn Lợi. Tác giả đã trình bày về cơ
chế bảo đảm thực thi điều cấm của pháp luật trong lĩnh vực BVMT. Làm rõ thực
trạng nổi cộm hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cơ
chế bảo đảm thực thi các điều cấm của pháp luật trong lĩnh vực BVMT.
+ Sách "Trách nhiệm pháp lý trong pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt
Nam" do Nguyễn Thị Tố Uyên làm chủ biên. Cuốn sách nghiên cứu tương đối toàn
diện vấn đề trách nhiệm pháp lý trong việc hoàn thiện pháp luật BVMT ở Việt Nam
hiện nay. Trên cơ sở phân tích một số vấn đề về cơ sở lý luận của trách nhiệm pháp


11
lý; thực trạng vấn đề trách nhiệm pháp lý trong pháp luật BVMT ở Việt Nam hiện
nay, trong đó chỉ rõ những bất cập về trách nhiệm pháp lý trong pháp luật BVMT,
đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý
trong lĩnh vực này ở Việt Nam.
+ Sách "Tiến tới kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường Việt Nam" do Phạm Minh Hạc và Nguyễn Hữu Tưng chủ biên. Cuốn sách
gồm 5 chương, tập trung trình bày một số khái niệm cơ bản và văn bản quan trọng
về BVMT, mô hình cơ quan BVMT của một số quốc gia trong khu vực và trên thế

giới; hệ thống pháp luật và bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về BVMT ở Việt
Nam; trên cơ sở đó đề xuất mô hình cơ quan quản lý nhà nước từ cấp trung ương
đến địa phương trong việc quản lý vấn đề môi trường ở nước ta.
+ Sách "Những nội dung cấm vi phạm theo quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường", do Cục BVMT kết hợp cùng Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp
tổng hợp. Với mục đích nâng cao ý thức chấp hành pháp luật BVMT của cán bộ,
nhân dân, cũng như phổ biến, giáo dục pháp luật BVMT, cuốn sách đã được tập thể
tác giả thuộc Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp và Cục Bảo vệ môi
trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường tập hợp hệ thống các điều cấm trong lĩnh
vực hoạt động mà con người có thể tác động vào môi trường.
+ Sách "Một số vấn đề bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế ở nước ta
hiện nay" của Nguyễn Văn Gừng. Cuốn sách gồm 3 chương đã cung cấp cho người
đọc một cách nhìn tổng quát về mối quan hệ giữa BVMT với phát triển kinh tế ở
nước ta hiện nay.
+ Sách "Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ
môi trường" của Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp chủ biên. Nhằm nâng cao sự
hiểu biết của các tổ chức, cá nhân về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong lĩnh vực
BVMT, Nhà xuất bản Tư pháp phối hợp cùng với Viện Khoa học pháp lý của Bộ
Tư pháp cùng với một số chuyên gia nghiên cứu pháp luật về BVMT tổng hợp,
thống kê những quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
trong lĩnh vực BVMT.


12
+ Sách "Kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước đối với việc thực hiện
pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay" của Phạm Văn Lợi, Nguyễn Văn
Động. Với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính
quyền các cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân và mọi cá nhân trong việc BVMT trong lành, Phạm Văn Lợi, Nguyễn Văn
Động đã cùng nhau nghiên cứu công tác kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước

đối với việc THPL BVMT ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác này.
+ Sách "Kinh tế môi trường" của Bùi Văn Quyết. Với mục đích làm thế nào
để khai thác, sử dụng một cách tốt nhất tài nguyên môi trường (TNMT) trong các
hoạt động kinh tế - xã hội mà vẫn bảo đảm môi trường không bị ô nhiễm, suy thoái
và hủy hoại, tác giả đã đi sâu nghiên cứu vấn đề kinh tế môi trường là một môn
khoa học được xây dựng nhằm giải quyết vấn đề trên.
Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước liên quan đến XLVPHC trong
lĩnh vực BVMT cũng được nghiên cứu một cách tổng thể và chi tiết, đưa ra được
những kết quả và giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng cho công tác ngăn
ngừa, xử lý môi trường và công tác BVMT, hạn chế tối đa những hậu quả nghiêm
trọng ảnh hưởng đến môi trường. Các đề tài cấp nhà nước được nghiên cứu đã đem
lại kết quả và đã áp dụng có hiệu quả trên thực tiễn như:
+ Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu phát triển công nghệ và giải
pháp quản lý môi trường, ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường tại một số làng
nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long” do Lê Thanh Hải làm chủ nhiệm. Đây là đề
tài toàn diện, đề xuất được một số giải pháp công nghệ và quản lý khả thi cùng mô
hình (trình diễn) để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường (ÔNMT) tại một số làng
nghề đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hướng tới phát triển bền vững
khu vực. Đưa ra được hiện trạng sản xuất và vấn đề ô nhiễm của các làng nghề
Đồng bằng sông Cửu Long và dự báo xu hướng môi trường của các làng nghề này
đến năm 2025; đề xuất được các giải pháp phù hợp để quản lý môi trường và phát
triển bền vững một số các làng nghề chính tại Đồng bằng sông Cửu Long và có
được mô hình thực tế áp dụng các giải pháp công nghệ xử lý và quản lý môi trường.


13
+ Đề tài cấp Bộ loại C “Xác định thành phần các hợp chất tạo mùi trên
một số loại hình công nghiệp đặc trưng và định hướng công nghệ xử lý” của
Nguyễn Thị Thanh Phượng. Đề tài đã trình bày tổng quan nguồn gốc phát sinh

mùi từ một số ngành công nghiệp phổ biến ở phía Nam Việt Nam như công
nghiệp thuộc da, chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất cao su và chăn nuôi. Dựa
trên đặc điểm phát sinh mùi của các nguồn thải, các công nghệ xử lý thích hợp
được giới thiệu. Ưu nhược điểm của các công nghệ này cũng được phân tích,
đánh giá và so sánh. Đề tài cũng trình bày kết quả đo đạc nồng độ của các chất
gây mùi đặc trưng của ngành công nghiệp nói trên. Trên cơ sở tổng quan các
công nghệ xử lý và đánh giá các ưu nhược điểm, đề tài đề xuất công nghệ lọc
sinh học là phù hợp nhất cho xử lý mùi hôi.
+ Đề tài của Cục Môi trường, "Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết
tranh chấp môi trường". Nội dung đề tài đi sâu nghiên cứu phương thức giải
quyết khi có tranh chấp môi trường xảy ra ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu cơ
chế giải quyết tranh chấp môi trường của một số nước trên thế giới, trên cơ sở đó
đề xuất một số giải pháp về pháp luật nhằm giải quyết tranh chấp môi trường ở
nước ta hiện nay.
+ Đề tài nghiên cứu "Pháp luật về bảo vệ môi trường" của tập thể tác giả Vụ
Pháp chế - Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nội dung đề tài đi sâu nghiên cứu đánh
giá pháp luật BVMT của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu pháp luật môi trường của
một số nước trên thế giới, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật BVMT ở Việt Nam.
* Một số công trình đạt giải thưởng quốc tế đã được nghiệm thu và có tầm
ảnh hưởng trên thế giới của các nhà nghiên cứu Việt Nam như: Giải thưởng quốc tế
hành tinh xanh (The Blue Planet Prize, 2003) “Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh
học dựa vào cộng đồng” của Võ Quý. Kết quả của công trình nghiên cứu có ý
nghĩa khoa học và đóng góp to lớn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học,
đóng góp thiết thực cho thực tiễn phát triển của xã hội ở phạm vi quốc gia và quốc
tế. Ủy ban xét giải thưởng Hành tinh xanh đã xem xét hết sức thận trọng 138 nhà
khoa học của 135 nước trên thế giới được đề xuất và cuối cùng chọn được 3 người


14

là Võ Quý được một giải và hai Giáo sư Hoa Kỳ Dr. Gene E.Likens, Dr. F. Herbert
Bormann được chung một giải; Giải thưởng Quốc tế Cosmos lần thứ 16 (Cosmos
Prize, 2008) “Nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn” của Phan Nguyên Hồng.
Công trình khoa học có ý nghĩa to lớn trong BVMT toàn cầu, góp phần nâng cao
đời sống, ý thức và hành vi BVMT của cộng đồng, giúp đỡ các địa phương phục
hồi, bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
dân nghèo ven biển.
* Một số Luận án Tiến sĩ đã thành công trong việc nghiên cứu đề tài về
BVMT và vấn đề XLVPHC về BVMT như:
+ Luận án Tiến sĩ Luật học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam” của Vũ Thu Hạnh. Trên cơ sở
tiếp cận, phân tích cơ sở lý luận, Luận án đã góp phần nhìn nhận khái niệm tranh
chấp trong lĩnh vực môi trường, làm rõ bản chất pháp lý của tranh chấp, các đặc
điểm cơ bản của tranh chấp và xác định các tiêu chí để nhận dạng các tranh chấp
môi trường trong đời sống xã hội. Luận án cũng góp phần làm sáng tỏ các cơ sở lý
luận và thực tiễn của sự hình thành và không ngừng hoàn thiện cơ chế giải quyết
tranh chấp; củng cố các quyền và lợi ích hợp pháp trong lĩnh vực BVMT của người
dân; góp phần nâng cao sự hiểu biết của đội ngũ cán bộ thừa hành pháp luật cũng
như của dân chúng về pháp luật môi trường.
+ Luận án Tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Tố Uyên. Luận án
đã nêu khái niệm trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực BVMT ở hai khía cạnh “tích
cực” và “tiêu cực”, làm rõ được khái niệm “pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong
lĩnh vực BVMT”, hình thức thể hiện, phạm vi tác động và đối tượng tác động của
pháp luật trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực BVMT. Luận án cũng dã đánh giá
một cách tương đối toàn diện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực
BVMT hiện nay, cũng như hiện trạng vi phạm pháp luật BVMT và thực tiễn áp
dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực BVMT, đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực này ở Việt
Nam hiện nay.



15
+ Luận án Tiến sĩ Luật học "Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về
môi trường" của Dương Thanh An. Luận án đã tập trung phân tích và tổng hợp một
cách có hệ thống những vấn đề lý luận về tội phạm môi trường, tác giả đã đưa ra
những số liệu mới nhất về tội phạm môi trường trong thời gian qua. Ngoài ra, Luận
án cũng đã phân tích những điểm tích cực và hạn chế của pháp luật Việt Nam về tội
phạm môi trường.
+ Luận án Tiến sĩ Luật học “Thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề ở các
tỉnh Đồng bằng sông Hồng Việt Nam” của Nguyễn Trần Điện. Luận án tập trung
phân tích và tỏng hợp một cách tổng quan và hệ thống những vấn đề lý luận và thực
tiễn của tình hình BVMT tại các làng nghề ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng Việt
Nam, đưa ra những biện pháp khắc phục ÔNMT tại các làng nghề, đồng thời cũng
là cơ sở để Đảng bộ ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có sự chỉ đạo cụ thể, sát và
đúng với điều kiện của địa phương mình.
* Bên cạnh đó, các bài nghiên cứu về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT cũng
được các độc giả nghiên cứu và có những bài viết chất lượng đăng trên các tạp chí
Trung ương, phục vụ người đọc và những nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực
này như:
+ Phạm Hồng Hải, "Vấn đề tội phạm hóa một số hành vi xâm hại tới môi
trường trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành". Bài viết nghiên cứu về một số
hành vi tội phạm môi trường trong Bộ Luật hình sự, trên cơ sở đó đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tội phạm môi trường.
+ Phạm Văn Lợi, "Tội phạm môi trường, một số vấn đề lý luận và thực tiễn".
Đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm môi trường ở nước ta từ
lý luận đến thực tiễn cũng như đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định về tội
phạm môi trường ở nước ta.
+ Nguyễn Thị Tố Uyên, "Một số vấn đề về tội phạm môi trường ở Việt
Nam". Bài viết đã nghiên cứu về tội phạm môi trường được quy định trong Bộ Luật

hình sự, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề tội phạm
môi trường ở nước ta hiện nay.


16
+ Trương Thu Trang với bài “Pháp luật về bảo vệ môi trường: Kinh nghiệm
một số nước Châu Á và bài học đối với Việt Nam”. Bài viết tập trung làm rõ một số
quy định của đạo luật, pháp luật của một số nước về thực tiễn và kinh nghiệm xử lý
vi phạm của một số tổ chức, cá nhân về hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường và
rút ra một số bài học đối với Việt Nam.
+ Phạm Quý Ngọ có bài “Đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường”. Bài viết đã làm rõ tình hình vi phạm pháp luật môi
trường diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến sự
phát triển kinh tế của đất nước, những khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng
ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường của lực lượng
công an nhân dân; đồng thời bài viết cũng đưa ra một số giải pháp cấp thiết trong
thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi
phạm pháp luật về môi trường.
+ Phạm Văn Lợi, Trần Mai Phương, “Nâng cao hiệu quả giải quyết bồi
thường thiệt hại do vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”. Bài viết đã nêu lên
tình trạng vi phạm pháp luật về BVMT ở nước ta đang có xu hướng gia tăng, diễn
biến phức tạp nhưng những quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế giải quyết
yêu cầu đồi bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực này ở Việt Nam mới chỉ dừng ở mức
chung chung, mang tính nguyên tắc, áp dụng chưa hiệu quả trên thực tế. Bài viết
cũng đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết bồi thường thiệt hại do
vi phạm pháp luật về BVMT trong giai đoạn hiện nay.
+ Bùi Cách Tuyến, “Tập trung triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường
năm 2014, đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực môi trường”. Bài viết đã nêu lên một số kết quả nổi bật trong lĩnh vực
BVMT của Tổng cục Môi trường, chủ động khắc phục khó khăn và hoàn thành tốt

chương trình công tác đề ra và một số nhiệm vụ chủ yếu sẽ tiếp tục thực hiện trong
thời gian tới nhằm góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.


17
+ Đinh Mai Phương, "Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường ở Việt
Nam". Bài viết nêu một số bất cập của các quy định trách nhiệm dân sự trong lĩnh
vực BVMT hiện nay chưa đáp ứng được thực tế khách quan.
+ Trần Thắng Lợi, "Trách nhiệm pháp lý về môi trường ở một số nước". Bài
viết đã đi sâu nghiên cứu trách nhiệm pháp lý của một số nước trên thế giới.
+ Nguyễn Xuân Anh, "Một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam". Bài viết đã nêu một số vấn đề bất
cập của pháp luật dân sự trong việc bồi thường thiệt hại do vi phạm môi trường gây
ra, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về trách
nhiệm dân sự trong lĩnh vực BVMT.
+ Phạm Hữu Nghị, "Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật bảo vệ môi
trường". Bài viết đề cập một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thi hành pháp
luật BVMT ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt chú trọng nâng cao biện pháp trách
nhiệm pháp lý trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam.
+ Vũ Thu Hạnh, "Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi
trường". Tác giả đã trình bày một cách khái quát lý luận bồi thường thiệt hại do
ÔNMT, suy thoái môi trường, cơ sở để tính toán thiệt hại khi có ÔNMT và suy
thoái môi trường xảy ra, bên cạnh đó tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện các quy định về bồi thường thiệt hại do ÔNMT, suy thoái môi trường
gây ra.
+ Nguyễn Thị Tố Uyên, "Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường ở Việt Nam". Trên cơ sở các quy định của pháp luật dân sự về vấn đề bồi
thường thiệt hại trong lĩnh vực BVMT, tác giả đã nêu một số bất cập còn tồn tại cần
khắc phục để hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực BVMT ở

nước ta.
+ Nguyễn Thị Tố Uyên, "Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về trách
nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam". Bài viết đã khái
quát được pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực BVMT hiện nay,
phân tích những bất cập của các quy định này, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực BVMT của nước ta.


18
+ Trần Lê Hồng, "Nhận thức chung về tội phạm môi trường và một số vấn đề
liên quan". Bài viết đã nêu một số vấn đề đang tồn tại liên quan đến tội phạm môi
trường, đặc biệt là nhận thức về chủ thể tội phạm môi trường.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Có thể đề cập một số công trình nghiên cứu liên quan đến THPL về
XLVPHC trong lĩnh vực BVMT trên thế giới như sau:
- Sách chuyên khảo: Enviromental crime in Australia (Tội phạm môi trường
ở Úc) của tác giả Samantha Bricknell. Cuốn sách viết về hệ thống phương pháp
BVMT, phát hiện, điều tra tội phạm về môi trường ở Australia [65]. Trong đó, đã
giới thiệu các chính sách ưu tiên BVMT và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham
gia BVMT, xã hội hóa công tác BVMT; đồng thời khái quát các quy định trong
pháp luật của Australia về BVMT cũng như phương pháp các cơ quan chức năng
phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm về môi trường nói chung.
- Butterworths’ Sudent Companions, Litigation and Alternative Dispute
Resolution - Environmental Law and Policy in Australia (23.41), pp from 821 to
827 (Tranh tụng và giải quyết tranh chấp thay thế - Luật và chính sách môi trường ở
Úc). Tác giả nêu lên việc Australia gặp rất nhiều khó khăn khi xác định sự gia tăng
số lượng các vụ tranh chấp môi trường trong những thập kỷ gần đây. Khó khăn đầu
tiên là sự biến đổi bản chất của tranh chấp môi trường. Thêm nữa, các phương tiện
giải quyết tranh chấp môi trường đã có nhiều thay đổi nên rất khó để so sánh. Ngoài

ra, còn phải kể đến một vài nguyên nhân đứng đằng sau hiện tượng xã hội này, đó
là những thay đổi về nhận thức, quan niệm và giá trị môi trường vốn ngày càng trở
thành tiêu điểm của các mối quan tâm, lo ngại và cả các yêu cầu nảy sinh. Bên cạnh
đó là hệ thống pháp luật môi trường đang dần được hoàn thiện. Mặc dù gặp phải
những khó khăn như vậy nhưng có điều không thể phủ nhận được là các phương
thức thích hợp để giải quyết các tranh chấp môi trường đang từng bước hình thành
và được công nhận rộng rãi tại Australia.
- Environmental Crimes, Profiting at the Earth’s Expense, (Các tội phạm về
môi trường, thu lợi nhuận từ chi phí của trái đất), tác giả đề cập đến một loạt các


19
hoạt động bất hợp pháp trong khai thác và buôn bán gỗ, động thực vật hoang dã;
khai thác thủy hải sản; buôn bán các chất làm suy giảm tầng ôzôn; vận chuyển hóa
chất và chất thải nguy hại; buôn bán sinh vật biến đổi gen và các vật liệu di
truyền. Hành động bất hợp pháp trên có thể dẫn đến suy thoái môi trường, ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững, quản lý hàng hóa, công tác an ninh, cho đến tính
nghiêm minh của các thể chế pháp luật, đến nền kinh tế của các quốc gia, thị
trường, xã hội dân sự và cộng đồng địa phương.
- Directive 35/EC of 21 April 2014 on, Environmental liability with regard
to the prevention and remedying of Environmental damage (Trách nhiệm về môi
trường đối với công tác phòng chống và khắc phục thiệt hại về môi trường), tác giả
muốn đề cấp đến việc quy định rõ các loại hình và phương pháp phục hồi môi
trường như đưa môi trường trở lại thời điểm khi chưa có sự cố, hay cải tạo môi
trường để có môi trường, hệ sinh thái mới, hoặc đơn giản chỉ là môi trường không
còn bị ô nhiễm…Từ đó, xác định các chi phí để phục hồi môi trường, bồi thường
thiệt hại về môi trường; đồng thời có các quy định bảo đảm việc thực hiện trách
nhiệm phục hồi môi trường như ký quỹ phục hồi môi trường, bảo hiểm môi trường,
sự tham gia của cộng đồng trong phục hồi môi trường, cơ chế giám sát, tổ chức thực
hiện phục hồi môi trường. Xác định sự cố môi trường là sự suy thoái hoặc biến đổi

môi trường nghiêm trọng do chất thải của hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoặc các
hoạt động khác của con người gây ra, hay những tác động khác do chất thải phi tự
nhiên gây ra. Xây dựng các tiêu chí phân loại sự cố môi trường tương ứng với thẩm
quyền xử lý của các cấp trong hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn để nhanh chóng xác định được cấp có thẩm quyền xử lý, cơ quan có thẩm
quyền chỉ huy, tham mưu, thực hiện ứng phó sự cố môi trường.
- Minister of the Environment, Government of Canada, Canada
Environmental Protection Act (Đạo luật bảo vệ môi trường Canada). Tác giả cuốn
sách đã nêu lên điểm nổi bật trong pháp luật về BVMT của Canada là phân biệt rõ
giữa trách nhiệm cá nhân và pháp nhân trong cùng một hành vi vi phạm. Đồng thời,
luật hình sự của Canada cũng quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.


×