Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Pháp luật về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay một số vấn đề lí luận, thực tiễn và phương pháp hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.57 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THANH NHÀN

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÍ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
– MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
HOÀN THIỆN

Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Quốc Hồng

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1.1.

1.2.

1.3.



1.4.

1.5.

Trang
1

Chương 1
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÍ VPHC TRONG LĨNH VỰC GTĐB
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
Khái niệm pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB
1.1.1. Khái niệm GTĐB
1.1.2. Khái niệm VPHC và xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB
1.1.3. Định nghĩa pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB
Đặc điểm của pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB
1.2.1. Đặc điểm chung
1.2.2. Đặc điểm riêng
Vai trò của pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB
1.3.1. Tạo khung pháp luật cho hoạt động quản lí nhà nước trong
lĩnh vực GTĐB
1.3.2. Đảm bảo các quyền của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực GTĐB
Tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật xử lí VPHC trong
lĩnh vực GTĐB
1.4.1. Đảm bảo tính hợp pháp
1.4.2. Đảm bảo tính hợp lí
Ý nghĩa của việc hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực
GTĐB ở Việt Nam

Chương 2

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT XỬ LÍ VPHC
TRONG LĨNH VỰC GTĐB Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật xử lí VPHC trong
lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1986
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
2.2. Thực trạng pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam
hiện nay - những vướng mắc, bất cập

6

6
6
8
16
19
19
21
22
22
24
25
25
27
30
33

33
33

36
38


2.2.1. Nguyên tắc xử phạt
2.2.2. Đối tượng bị xử lí
2.2.3. Hành vi VPHC
2.2.4. Hình thức xử phạt
2.2.5. Thẩm quyền xử phạt
2.2.6. Thủ tục xử phạt
2.2.7. Trường hợp áp dụng thí điểm đối với một số VPHC trong
khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt

38
40
42
45
50
57
61

Chương 3
YÊU CẦU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT XỬ LÍ VPHC TRONG LĨNH VỰC GTĐB Ở VIỆT NAM
3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB
phải quán triệt quan điểm của Đảng về cải cách pháp luật trong điều
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB nhằm
bảo vệ quyền con người

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB bảo
đảm sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB phải
phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, văn hoá của nước ta
3.1.5. Hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB phải đáp
ứng được yêu cầu của công tác phòng, chống VPHC trong lĩnh vực GTĐB
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực
GTĐB ở Việt Nam
3.2.1. Thể chế hóa kịp thời các yêu cầu của thực tiễn về xử lí VPHC
trong lĩnh vực GTĐB
3.2.2. Cần quy định việc kiểm soát các cơ quan, người có thẩm quyền
xử lí VPHC nói chung, xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng
3.2.3. Kết hợp các biện pháp xử phạt nghiêm minh với tuyên truyền,
giáo dục sâu sắc
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở
nước ta

65

65
65

66
66
67
68
68
68
69
70

70


3.3.1. Xác định rõ các khái niệm có liên quan
3.3.2. Bổ sung các nguyên tắc xử lí VPHC
3.3.3. Cần quy định hợp lí về đối tượng bị xử lí VPHC
3.3.4. Về hành vi vi phạm
3.3.5. Bổ sung hình thức xử phạt VPHC, xác định lại tính chất của
các hình thức đó
3.3.6. Quy định thẩm quyền xử phạt VPHC, thẩm quyền áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả
3.3.7. Về trình tự, thủ tục xử phạt
3.3.8. Trường hợp áp dụng thí điểm đối với các đô thị đặc thù
3.3.9. Xây dựng Luật xử lí VPHC
3.3.10. Xác định lại thẩm quyền quy định xử lí VPHC
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

70
70
71
71
72
73
74
74
75
76
79
97



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GTĐB

Giao thông đường bộ

VPHC

Vi phạm hành chính

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông nói chung, trong
đó có GTĐB giữ vai trò hết sức quan trọng. Trong quá trình áp dụng pháp luật
để xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB, các cơ quan chức năng đã đạt được
nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, tình hình VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở
Việt Nam hiện nay diễn ra khá phổ biến. Số vụ tai nạn GTĐB gia tăng có thể
xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ các hành vi
VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Với sự phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế
nước nhà thì tình hình VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở nước ta cũng đang diễn
biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của con
người và xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. Vì vậy, tăng cường công

tác đấu tranh chống và phòng ngừa VPHC trong lĩnh vực GTĐB là một nội
dung rất quan trọng của hoạt động quản lí nhà nước, là một yêu cầu tất yếu và
cấp thiết của Nhà nước và xã hội để lập lại trật tự an toàn GTĐB, giảm thiểu
những tai nạn gây thiệt hại cho tài sản, sức khoẻ, tính mạng con người.
Những biện pháp hạn chế VPHC, lập lại trật tự an toàn GTĐB rất phong
phú và đa dạng như: hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật GTĐB; hoàn thiện
pháp luật về GTĐB, đặc biệt là pháp luật về xử lí VPHC; tuyên truyền, phổ
biến pháp luật, nâng cao trình độ hiểu biết, ý thức pháp luật cho người dân; áp
dụng pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB một cách nghiêm túc, đúng
pháp luật… Trong những biện pháp trên, hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC
trong lĩnh vực GTĐB là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao
hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật GTĐB nói riêng
và vi phạm pháp luật nói chung vì nó là cơ sở để tạo ra những ứng xử chuẩn
mực, đúng đắn trong việc tham gia GTĐB của người dân.
Tuy nhiên, trong những năm đổi mới, cùng với việc hoàn thiện pháp
luật xử lí VPHC đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề xử lí VPHC nói
chung, xử lí VPHC trong một số lĩnh vực cụ thể. Song, đến nay vẫn chưa có
công trình nào nghiên cứu về pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB.
Do vậy, gần như những vấn đề lí luận về pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh
vực GTĐB với tính cách là một trong những lĩnh vực pháp luật chuyên


2
ngành vẫn đang còn bị bỏ ngỏ.
Về mặt pháp luật, xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB đã được quy định trong
Pháp lệnh xử lí VPHC năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008); các
nghị định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB của Chính phủ và các văn
bản có liên quan, trong các thông tư hướng dẫn của các bộ… Có thể nói, pháp
luật đã quy định về xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB nhưng hiện vẫn còn
nhiều bất cập, hạn chế cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.

Về mặt thực tiễn cho thấy việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật
xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB đã có nhiều tác động tính cực như: bảo đảm
trật tự an toàn giao thông, bảo vệ tính mạng, tài sản, sức khỏe của người dân.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật cũng cho thấy
những bất cập của chúng so với đòi hỏi của cuộc sống, ý thức pháp luật của
người dân còn thấp… Vì vậy, pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB
chưa thật sự phát huy được vai trò là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời
những VPHC trong lĩnh vực GTĐB.
Từ những lí do trên, nghiên cứu đề tài “Pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh
vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay - một số vấn đề lí luận, thực tiễn và phương
hướng hoàn thiện” là hết sức cần thiết và cấp bách. Việc nghiên cứu tập trung
vào cơ sở lí luận và thực tiễn về pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB,
đánh giá những thành tựu, phân tích những bất cập và các nguyên nhân, trên
cơ sở đó kiến nghị phương hướng và các giải pháp xây dựng và hoàn thiện
pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB đáp ứng các yêu cầu trong tình
hình hiện nay ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Những vấn đề lí luận cũng như thực tiễn VPHC và xử lí VPHC đã và
đang được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học. Các tác giả
đều xem xét vấn đề dưới các góc độ riêng của mình. Điển hình là các công
trình nghiên cứu sau:
Luận văn thạc sỹ luật học “Hoàn thiện các quy định pháp luật về hình
thức XPVPHC” của tác giả Nguyễn Trọng Bình (năm 2000). Trong luận văn
này, tác giả nêu các hình thức xử phạt VPHC được đề cập trong các văn bản
pháp luật; những ưu điểm và hạn chế của chúng khi áp dụng trong thực tiễn
và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này.


3
Luận văn thạc sỹ luật học “Thẩm quyền xử lí VPHC” của tác giả

Nguyễn Thị Thủy (năm 2001) đi sâu phân tích thực trạng pháp luật về thẩm
quyền của các chủ thể được Xử lí VPHC và nêu ra giải pháp hoàn thiện pháp
luật về thẩm quyền xử lí VPHC.
Luận văn thạc sỹ luật học “Một số vấn đề về VPHC và xử lí VPHC trong
lĩnh vực quản lí, sử dụng đất đai” của tác giả Trịnh Mai Huyền (năm 2002)
tập trung phân tích những vấn đề xoay quanh VPHC và xử lí VPHC trong
lĩnh vực hẹp là quản lí và sử dụng đất đai.
Luận văn thạc sỹ luật học “Hoàn thiện pháp luật về xử lí hành chính với
người chưa thành niên” của tác giả Nguyễn Ngọc Bích (năm 2003) đề cập
những nguyên tắc, thực trạng pháp luật về xử lí VPHC đối với người chưa
thành niên và đề ra giải pháp hoàn thiện;…
Ngoài ra còn có các bài viết trên Tạp chí luật học như: “Bàn về xử lí
VPHC” của PTS. Trần Minh Hương, số 4/1999; “Một số vấn đề hoàn thiện
pháp luật về xử phạt VPHC” của ThS. Lê Vương Long, số tháng 9/2003; “Về
nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt VPHC” của ThS. Trần Thị Hiền, số
tháng 9/2003; “Thủ tục xử phạt VPHC” của ThS. Bùi Thị Đào, số tháng
9/2003; “Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lí VPHC”
của TS. Trần Minh Hương, số 5/2005…
Những công trình này tuy có đề cập các góc độ khác nhau của vấn đề
xử lí VPHC cũng như pháp luật xử lí VPHC nhưng chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về pháp luật xử lí VPHC
trong lĩnh vực GTĐB. Qua đó khẳng định tính cấp thiết về mặt lí luận và
thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài này nhằm cung cấp các luận cứ khoa
học và thực tiễn cho việc hoàn thiện phát luật xử lí VPHC trong lĩnh vực
GTĐB, đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước, bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi
ích hợp pháp của người dân.
3. Phạm vi nghiên cứu
VPHC và pháp luật xử lí VPHC là những vấn đề có nội dung vô cùng
phong phú và phức tạp, nhất là trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế như hiện nay. Trong khuôn khổ của đề tài luận

văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lí luận cơ bản và những
nét khái quát, có tính điển hình về thực trạng pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh


4
vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật về lĩnh vực này.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp
phân tích, tổng hợp, thống kê…
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để tìm hiểu các quan
điểm, quy định của pháp luật về xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB; khái quát
hoá, rút ra những đặc trưng về pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB.
Từ đó, luận văn nêu các kết luận và kiến nghị phù hợp nhằm góp phần hoàn
thiện pháp luật về xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB.
- Phương pháp thống kê được sử dụng để liệt kê hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB để có những đánh giá và
kết luận thích hợp về thực trạng pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Dự trên cơ sở lí luận khoa học và thực tiễn, luận văn nhằm mục đích xác
định phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC trong
lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay.
Luận văn tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận cơ bản về pháp luật xử lí VPHC
trong lĩnh vực GTĐB như: khái niệm pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực
GTĐB; đặc điểm của pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB; vai trò của
pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB; các tiêu chí đánh giá sự hoàn

thiện của pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB;
- Phân tích, đánh giá thực trạng của pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực
GTĐB hiện nay, những bất cập và nguyên nhân của những bất cập đó.
- Đề xuất những kiến nghị về phương hướng và các giải pháp cụ thể
nhằm hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam
hiện nay.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Có thể nói đây là công trình khoa học đầu tiên (dưới hình thức luận văn


5
thạc sĩ luật học) nghiên cứu một cách hệ thống về pháp luật xử lí VPHC trong
lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam.
- Luận văn đã bước đầu xây dựng được khái niệm pháp luật về xử lí
VPHC trong lĩnh vực GTĐB, làm sáng tỏ những nội dung có liên quan để
xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB
ở Việt Nam.
- Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu lí luận, thực trạng pháp luật xử lí
VPHC hiện nay, luận văn đã đề xuất được phương hướng và một số giải pháp
cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực
GTĐB ở Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện
nay - một số vấn đề lí luận.
Chương 2. Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng pháp luật xử lí
VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3. Yêu cầu, phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật xử
lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam.



6
Chương 1
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÍ VPHC TRONG LĨNH VỰC GTĐB
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
1.1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT XỬ LÍ VPHC TRONG LĨNH VỰC GTĐB
1.1.1. Khái niệm GTĐB
Có thể nói rằng giao thông xuất hiện cùng với xã hội loài người, bởi lẽ
việc đi lại, di chuyển từ nơi này đến nơi khác là loại hoạt động cơ bản nhằm
thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của con người. Theo tiến trình phát triển
của xã hội, giao thông ngày càng văn minh, hiện đại hơn (và cũng phức tạp
hơn) đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, càng phong phú, đa dạng của xã hội.
Giao thông là phạm trù rộng lớn, trong đó bao hàm cả các điều kiện, cơ sở vật
chất-kĩ thuật và các quan hệ xã hội có liên quan đến nhu cầu đi lại của người
dân. Xét về mặt xã hội, có thể quan niệm giao thông là tổng thể các quan hệ
xã hội (quan hệ giữa người với người) hình thành trên các lĩnh vực khác nhau
của giao thông như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, hàng hải, đường
thủy nội địa…
Trong lịch sử phát triển giao thông, GTĐB là lĩnh vực có truyền thống
lâu đời nhất. Đây được coi là lĩnh vực giao thông ra đời sớm nhất, nó gắn liền
với đời sống con người trải qua các giai đoạn lịch sử cho đến ngày nay và sẽ
ngày càng phát triển. GTĐB là toàn bộ hệ thống các cơ sở, điều kiện vật chấtkĩ thuật cũng như các quan hệ xã hội có liên quan đến nhu cầu đi lại bằng
đường bộ (đường đi trên đất liền, dùng cho người đi bộ và cho xe cộ - nói
khái quát” [44, tr. 357] của người dân. Về mặt vật chất-kĩ thuật, “đường bộ”
là hệ thống giao thông gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà
đường bộ… được triển khai trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ quốc gia (vùng đất
liền). Đường bộ là hệ thống giao thông thống nhất giữa các vùng, miền, các
tỉnh, thành phố (liên tỉnh) và trong nội bộ khu vực hành chính, dân cư (liên
huyện, quận, xã, phường, thôn, xóm…). Đường bộ có ba loại đường là đường

chính, đường nhánh và đường gom (đường để gom hệ thống đường giao
thông nội bộ của các khu đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi
đấu nối vào đường chính). Mạng lưới đường bộ được phân chia thành sáu hệ


7
thống là quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường
chuyên dùng. Trong điều kiện tăng cường mở cửa hội nhập quốc tế như hiện
nay, hệ thống đường bộ quốc gia (nội địa) còn được kết nối với hệ thống
đường bộ liên quốc gia (quốc tế), tạo thành mạng lưới đường bộ liên thông
giữa các khu vực địa lí, các châu lục trên thế giới.
GTĐB là khái niệm rộng hơn khái niệm “đường bộ”, bởi lẽ ngoài
“đường bộ”, GTĐB còn bao gồm những yếu tố khác thuộc công trình đường
bộ như nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ
đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường,
kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công
trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác và các yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng
GTĐB như bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác
trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ... [12, khoản
2, 3, 4 Điều 3].
Khái niệm GTĐB còn được nhìn nhận từ góc độ “đất của đường bộ”,
tức là phần đất trên đó các công trình đường bộ được xây dựng và phần đất
dọc hai bên đường bộ (hành lang an toàn đường bộ) để quản lí, bảo trì, bảo
vệ công trình đường bộ. Thậm chí về giới hạn không gian, GTĐB còn được
triển khai đến phạm vi độ cao nhất định gọi là “khổ giới hạn của đường
bộ”. Đó là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng
của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hoá xếp trên
xe đi qua được an toàn.
GTĐB cũng được tiếp cận từ các yếu tố tham gia hoạt động giao thông
và quản lí hoạt động giao thông. Đó là các yếu tố con người như người tham

gia giao thông (người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông, người
điều khiển dẫn dắt súc vật), người điều khiển giao thông (cảnh sát giao thông;
người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc
giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt), hành khách
(người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền):
các yếu tố vật chất-kĩ thuật như các phương tiện tham gia giao thông (phương
tiện giao thông, xe máy chuyên dùng); hàng hoá, hành lí… Đó còn là các cơ
quan có thẩm quyền quản lí GTĐB như cơ quan thực hiện chức năng quản lí
nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn


8
thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ủy ban nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn. Trong các hoạt động kinh tế-xã hội liên quan đến GTĐB thì vận tải
đường bộ (sử dụng phương tiện giao thông để vận chuyển người, hàng hoá) là
hoạt động quan trọng nhất, nó đóng vai trò ngày càng quan trọng, phục vụ đắc
lực cho tiến trình phát triển của đất nước và đời sống của nhân dân.
Từ góc độ xã hội có thể thấy GTĐB bao gồm tổng thể các quan hệ xã hội
liên quan đến việc thực hiện các hoạt động giao thông trên đường bộ. Đó là
các quan hệ xã hội phát sinh trong những quá trình và hoạt động sau:
- Xác định và thực hiện các quy tắc giao thông;
- Đảm bảo kết cấu hạ tầng giao thông;
- Sự tham gia giao thông của người và phương tiện;
- Hoạt động vận tải đường bộ;
- Hoạt động quản lí nhà nước về GTĐB.
1.1.2. Khái niệm VPHC và xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB
1.1.2.1. Khái niệm VPHC trong lĩnh vực GTĐB
Theo quan niệm hiện nay của các nhà luật học thì VPHC nói chung là
hành vi vi phạm các quy định của pháp luật quản lí nhà nước do cá nhân, tổ

chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo
quy định của pháp luật thì bị xử phạt hành chính. Đó cũng là quan điểm chính
thức của Nhà nước được thể hiện trong quy định pháp luật hiện hành (Pháp
lệnh xử lí VPHC năm 2002; sửa đổi, bổ sung năm 2008). Khoản 2 Điều 1
Pháp lệnh xử lí VPHC đã gián tiếp định nghĩa VPHC thông qua quy định về
xử phạt VPHC như sau: “Xử phạt VPHC được áp dụng đối với cá nhân, cơ
quan, tổ chức (gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi
phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội
phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Xét về cấu trúc, cũng giống như các vi phạm pháp luật khác, VPHC gồm
bốn yếu tố cấu thành là: mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan và khách thể.
VPHC có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, do vậy trong
nhiều trường hợp cần xác định rõ ranh giới giữa VPHC và tội phạm để việc
ban hành và áp dụng pháp luật được khách quan, chính xác. Ngoài ra, theo
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, nếu VPHC có thể do cá nhân, tổ


9
chức thực hiện thì chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân.
Tuy có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm nhưng VPHC
lại là loại vi phạm pháp luật xảy ra phổ biến trên nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà chúng ta đang tiến hành xây
dựng nền kinh tế thị trường, cải cách, mở cửa, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Những vi phạm này gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho lợi ích của
Nhà nước, tập thể, cá nhân cũng như cộng đồng.
Nếu sự phân chia các lĩnh vực hoạt động kinh tế-xã hội là căn cứ để phân
chia các lĩnh vực quản lí nhà nước thì đó cũng là căn cứ phân chia các VPHC
thành những loại khác nhau. Với quan niệm như vậy có thể hiểu VPHC trong
lĩnh vực GTĐB là loại VPHC xảy ra trong quá trình hoạt động GTĐB. Nói
cách khác đó là các vi phạm (bằng hành động hoặc không hành động trái với)

những quy định của pháp luật GTĐB. VPHC trong lĩnh vực GTĐB gồm 6
nhóm vi phạm sau [28]:
+ Nhóm thứ nhất - Các vi phạm quy tắc GTĐB: Các quy tắc GTĐB bao
gồm tổng thể các quy tắc chung và các quy tắc về hệ thống báo hiệu đường
bộ, chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; tốc độ xe và khoảng cách giữa các
xe; sử dụng làn đường; vượt xe; chuyển hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược
chiều; dừng, đỗ xe trên đường bộ; dừng, đỗ xe trên đường phố; xếp hàng hoá
trên phương tiện GTĐB; quyền ưu tiên của một số loại xe; qua phà, qua cầu
phao; nhường đường tại nơi đường giao nhau; đi trên đoạn đường bộ giao
nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt; giao
thông trên đường cao tốc, trong hầm đường bộ; tải trọng và khổ giới hạn của
đường bộ; xe kéo xe và xe kéo rơ moóc; người điều khiển, người ngồi trên xe
mô tô, xe gắn máy; người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều
khiển xe thô sơ khác; người đi bộ; người khuyết tật, người già yếu tham gia
giao thông; người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ; các hoạt động văn hoá,
thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ; một số hành vi bị cấm như họp chợ,
tụ tập đông người trái phép, thả rông súc vật...; sử dụng đường phố và các
hoạt động khác trên đường phố...[12, Chương II]
+ Nhóm thứ hai - Các vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng GTĐB: Quy
định về kết cấu hạ tầng GTĐB gồm các quy định về phân loại đường bộ; đặt
tên, số hiệu đường bộ; tiêu chuẩn kĩ thuật đường bộ; quỹ đất dành cho kết cấu


10
hạ tầng giao thông đường bộ; phạm vi đất dành cho đường bộ; bảo đảm yêu
cầu kĩ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ; công trình báo
hiệu đường bộ; đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ; thi công công trình trên đường bộ đang khai thác; quản lí, bảo trì đường
bộ; xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt;
bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí

đường bộ; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ [12, Chương III].
+ Nhóm thứ ba - Các vi phạm quy định về phương tiện tham gia GTĐB:
Các quy định về phương tiện tham gia GTĐB bao gồm: Điều kiện tham gia
giao thông của xe cơ giới; cấp, thu hồi đăng kí và biển số xe cơ giới; quy định
về chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia
GTĐB; điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ; điều kiện tham gia giao
thông của xe máy chuyên dùng [12, Chương IV].
+ Nhóm thứ tư - Các vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện
tham gia GTĐB: Các quy định của pháp luật về người điều khiển phương tiện
tham gia GTĐB gồm các quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao
thông; giấy phép lái xe; tuổi, sức khoẻ của người lái xe; đào tạo lái xe, sát
hạch để cấp giấy phép lái xe; điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên
dùng tham gia giao thông; điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia
giao thông [12, Chương V].
+ Nhóm thứ năm - Các vi phạm quy định về vận tải đường bộ: Các quy
định của pháp luật về vận tải đường bộ gồm các quy định về hoạt động vận tải
đường bộ và hoạt động hỗ trợ vận tải đường bộ. Hoạt động kinh doanh vận tải
đường bộ phải tuân theo các quy định chung và quy định về thời gian làm
việc của người lái xe ô tô; điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; vận tải
hành khách bằng ô tô, nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách
bằng xe ô tô; trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô
vận tải hành khách; vận tải hàng hoá bằng xe ô tô; nghĩa vụ của người kinh
doanh vận tải hàng hoá, người thuê vận tải hàng hoá, người nhận hàng; vận
chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; vận chuyển động vật sống; vận chuyển
hàng nguy hiểm; hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị; vận chuyển hành
khách, hàng hoá bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba
bánh và các loại xe tương tự; vận tải đa phương thức [12, Chương VI].


11

+ Nhóm thứ sáu - Các vi phạm khác liên quan đến GTĐB: Những VPHC
này trái với các quy định của pháp luật có liên quan đến GTĐB hoặc xâm
phạm các điều cấm của pháp luật GTĐB. Đó là các hành vi như sản xuất, lắp
ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; sản xuất, bán biển số
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trái phép; chủ phương tiện vi phạm
quy định liên quan đến GTĐB; nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển
hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe
vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông;
hành khách đi xe vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông; người điều
khiển xe bánh xích; xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả
xe ô tô chở hành khách); đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép; cản trở việc
thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ
người thi hành công vụ; điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
gắn biển số nước ngoài; điều khiển phương tiện đăng kí hoạt động trong khu
kinh tế thương mại đặc biệt; vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe; vi
phạm quy định về hoạt động kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường
xe cơ giới [28, Điều 32 - 42].
1.1.2.2. Khái niệm xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB
Để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cộng
đồng, hoạt động đấu tranh chống và phòng ngừa các vi phạm pháp luật được
xác định thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Một trong những nhiệm vụ có ý
nghĩa quan trọng của Nhà nước là xử lí vi phạm pháp luật theo nguyên tắc
mọi vi phạm pháp luật đều được phát hiện kịp thời và xử lí nghiêm minh.
Như chúng ta đều biết: xử lí vi phạm pháp luật là hoạt động áp dụng
pháp luật của Nhà nước, trong đó cơ quan, người có thẩm quyền xem xét vụ
việc vi phạm và các quy định có liên quan của pháp luật, đưa ra quyết định về
trách nhiệm pháp lí và chế tài nhằm giải quyết vụ việc vi phạm pháp luật.
Khác với hoạt động xử lí vi phạm pháp luật ở lĩnh vực tư pháp (xử lí tội phạm),
xử lí VPHC là hoạt động thuộc phạm trù quản lí nhà nước, được tiến hành chủ
yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan

hành chính nhà nước. Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm xử lí VPHC bao gồm
hai hình thức, đó là áp dụng biện pháp xử phạt hành chính và biện pháp xử lí
hành chính khác. Biện pháp xử lí hành chính khác là các biện pháp xử lí hành


12
chính được áp dụng với một số đối tượng (cá nhân công dân Việt Nam) có
hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự an toàn xã hội nhưng chưa đến
mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định hiện hành, các biện
pháp xử lí hành chính khác bao gồm bốn biện pháp là: Giáo dục tại xã, phường,
thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa
bệnh. Trong quá trình nghiên cứu pháp điển hoá các quy định pháp luật xử lí
VPHC hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng không nên đưa các quy định về biện
pháp xử lí hành chính khác như trên vào chung với các biện pháp xử phạt
VPHC trong cùng một đạo luật xử lí (xử phạt) VPHC, vì đó là những việc có
bản chất hoàn toàn khác nhau. Thậm chí, cũng không nên đưa cả các biện pháp
cư lộ và trục chính đô thị trên địa bàn các huyện ngoại thành
Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, như: đường Nguyễn Văn Linh, đại lộ
Đông Tây, tỉnh lộ 10, đoạn nối đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương (Tân Tạo
- Chợ Đệm), đường Phạm Hùng, đường Huỳnh Tấn Phát, đường Nguyễn Hữu
Thọ... Với sự bổ sung này, phạm vi được xem là nội thành sẽ phù hợp với tình
hình trật tự an toàn giao thông trên toàn thành phố, thuận lợi cho lực lượng cảnh


63
sát giao thông xử phạt và cả công tác tuyên truyền... Tuy nhiên hạn chế của
phương án 2 là làm tăng khối lượng biển báo cần phải lắp đặt do phát sinh
những đường ngang với các tuyến quốc lộ và tuyến trục chính đô thị.
Sau khi tổng hợp ý kiến của các cơ quan, Sở thống nhất chọn phương án 3
vì có nhiều thuận lợi hơn và đang trình Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh

quyết định. Theo phương án này, các tuyến trên đường vành đai 2 (thuộc các
quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú
Nhuận và một phần quận 2, 7, 12, Bình Tân, Thủ Đức) và toàn bộ các tuyến
đường bên trong vành đai, bao bọc bởi QL 1A (bắt đầu từ nút giao thông Thủ
Đức) - Nguyễn Văn Linh - đường dẫn vào cầu Phú Mỹ - cầu Phú Mỹ - vành đai
Đông - Nguyễn Thị Định - xa lộ Hà Nội - nút giao thông Thủ Đức sẽ được áp
dụng mức phạt theo khu vực nội thành. Đây được xem là lựa chọn tốt nhất để
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra xử phạt của lực lượng cảnh sát
giao thông. Cách phân ranh này cũng có sự kế thừa giới hạn khu vực nội đô để
hạn chế xe tải trước đây theo Quyết định 121/2007/QĐ-UBND được Uỷ ban
nhân dân TP.Hồ Chí Minh ban hành, quy định về việc hạn chế và cấp phép cho
xe ô tô vận tải lưu thông và mở rộng thêm một phần về phía bờ đông sông Sài
Gòn. Một ưu điểm nữa của phương án 3 là: phạm vi xử phạt nhỏ hơn so với hai
phương án kia vì thế thuận lợi hơn cho công tác tuần tra, xử phạt của lực lượng
chức năng trong giai đoạn thí điểm. Tuy nhiên, hạn chế của nó là phạm vi xử
phạt không bao gồm một số khu vực tương đối phức tạp như một số nơi thuộc
các quận 2, 7, Bình Tân, Thủ Đức và toàn bộ quận 9. Ngoài ra cũng bỏ sót một
số khu vực thuộc ranh địa lí hành chính của tỉnh Bình Dương, như phần Quốc lộ
1A đoạn từ Trường Đại học Nông lâm đến cầu vượt Sóng Thần [47].
Hoặc việc xác định nội hay ngoại thành đối với Hà Nội, địa phương có tới
29 quận, huyện thì đó là điều không hề đơn giản. Đến nay, tại các cửa ngõ dẫn
vào trung tâm Hà Nội không thấy có tấm biển nào được dựng lên để xác định
ranh giới nội, ngoại thành, trong khi đặc thù của các tuyến đường cửa ngõ là
kéo dài và đi qua địa phận nhiều quận, huyện. Đơn cử như cao tốc Thăng Long
- Nội Bài nối với đường Phạm Văn Đồng đi qua các huyện Mê Linh, Đông
Anh, Từ Liêm và quận Cầu Giấy. Khi mức phạt mới được áp dụng thì lực lượng
chức năng xử phạt vi phạm giao thông sẽ lí giải như thế nào với người dân nếu
họ bị áp mức xử phạt cao hơn khi vi phạm trên tuyến đường này? Một cán bộ



64
Thanh tra Giao thông (Sở GTVT Hà Nội) làm nhiệm vụ phân luồng tại cầu
Thăng Long ái ngại: “Sẽ rất khó để áp dụng quy định xử phạt mới đối với
những hành vi vi phạm như trong Nghị định 34 khi ranh giới nội, ngoại thành
chưa rõ ràng. Thời gian tới, chúng tôi hi vọng sẽ nhận được thêm các văn bản
hướng dẫn cụ thể…”. Còn lực lượng Cảnh sát Giao thông (Công an Hà Nội),
khi được hỏi về cách phân biệt nội, ngoại thành thì nhiều người cũng mơ hồ. Họ
cho biết cũng chỉ hiểu nôm na ngoại thành là những huyện xa trung tâm thành
phố, ít dân cư còn nếu cần sự chính xác giữa nội thành với ngoại thành thì phải
cắm biển báo. Chúng tôi vẫn đang chờ những hướng dẫn cụ thể hơn... Trong khi
đó, Thượng tá Trần Sơn - Phó Trưởng phòng Hướng dẫn luật và Điều tra xử lí
tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát GTĐB - đường sắt (Bộ Công an) ngập ngừng:
“Đâu là nội thành, đâu là ngoại thành thì phải chờ quyết định từ Uỷ ban nhân
dân thành phố…” [48]. Có thể nói, Nhà nước còn khó khăn đến thế cho việc xác
định ranh giới thì… lấy gì bảo đảm việc xác định ranh giới là công bằng, đúng
pháp luật? Người dân trong những trường hợp này khi tham gia GTĐB trong
đầu luôn canh cánh câu hỏi, mình đang đi trong nội thành hay ngoại thành của
đô thị đặc biệt?
Thứ ba, trên thực tế, mức phạt trên lại được áp dụng nhiều đối với người
nghèo (người đi xe đạp, đi bộ). Hơn nữa, ở đô thị, đối tượng là người lao động
nghèo về làm thuê cũng rất đông. Những người này do thiếu hiểu biết, do trình
độ thấp kém mà vi phạm lại bị áp dụng mức hạt cao, thì điều đó là không hợp lí
và cũng không dễ dàng cho việc thực thi. Huống hồ, hiện nay trên thực tế rất ít
người điều khiển xe đạp, phương tiện thô sơ; người đi bộ bị xử phạt, thì quy
định này… có phải là hình thức?
Thứ tư, trong trường hợp người vi phạm là người chưa thành niên đã đủ 16
đến dưới 18 tuổi, nếu họ là người đi bộ có hành vi vi phạm ở nội thành khu vực
đô thị đặc biệt thì sẽ xác định biện pháp xử phạt như thế nào? Giả dụ người đã
thành niên bị phạt theo điểm b Khoản 1, Điều 12 Nghị định số là 40.000 đồng,
người chưa thành niên bị phạt = 1/2 mức phạt tiền của người đã thành niên: là

20.000 đồng. Tuy nhiên, ở khu vực nội thành đô thị đặc biệt, người đã thành
niên bị phạt gấp 2, nghĩa là 80.000 đồng, người chưa thành niên ở đây sẽ được
xác định theo mức nào? mức 20.000 đồng hay ½ của mức 80.000 đồng? Quy
định này sẽ dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất.


65
Chương 3
YÊU CẦU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT XỬ LÍ VPHC TRONG LĨNH VỰC GTĐB Ở VIỆT NAM
3.1. YÊU CẦU HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT XỬ LÍ VPHC TRONG
LĨNH VỰC GTĐB
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB
phải quán triệt quan điểm của Đảng về cải cách pháp luật trong điều
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền
Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vì
vậy, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng cần được Nhà nước thể
chế hoá trong hệ thống pháp luật. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005
của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 có nêu rõ định hướng
“xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế
trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân”. Để bảo đảm định hướng
này, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước ta là phải “xây dựng
và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ
của công dân”. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng
khẳng định cần phải “đẩy nhanh công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa trên các mặt: hệ thống thể chế, chức năng, nhiệm vụ; tổ chức bộ
máy; cán bộ, công chức; phương thức hoạt động” [3, tr. 253]. Những chủ
trương, chính sách quan trọng này của Đảng về pháp luật đòi hỏi phải được

Nhà nước thể chế hoá bằng việc cải cách pháp luật nói chung cũng như pháp
luật về xử lí VPHC, pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng.
Hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB phải đặt trong
bối cảnh cải cách đồng bộ với các lĩnh vực pháp luật khác (đặc biệt là luật
hình sự), trong tổng thể cải cách bộ máy nhà nước nói chung, các cơ quan
quản lí hành chính nhà nước nói riêng. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật xử lí
VPHC trong lĩnh vực GTĐB phải quán triệt đầy đủ, chính xác quan điểm của
Đảng về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, có như vậy pháp luật xử
lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB mới không đi “chệch” định hướng của Đảng


66
về Nhà nước, pháp luật.
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB nhằm
bảo vệ quyền con người
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân (Điều 2, Hiến
pháp năm 1992). “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền
con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể
hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. Tuy
nhiên, trên thực tế, pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB cho thấy việc
tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực này còn bất cập, như:
Điều 51, Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Quyền và nghĩa vụ của công dân
do Hiến pháp và luật quy định”. Nhưng pháp luật xử lí VPHC nói chung và
pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng quy định về VPHC,
hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn
VPHC và đảm bảo xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB… - những vấn đề tác
động trực tiếp đến quyền công dân lại phần lớn nằm ở Pháp lệnh xử lí VPHC
và các nghị định. Điều đó không hợp lí. Có thể thấy, ngay cả việc quy định xử
lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB bằng các văn bản trên cũng chứa đựng khả

năng quyền con người không được quy định đầy đủ, dẫn đến sự thiếu cơ sở
pháp lí để xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB, tiềm ẩn khả năng vi phạm
quyền công dân. Thực tế đó đòi hỏi phải xây dựng luật trong lĩnh vực này.
Vì vậy, chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hòi hoàn thiện
pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng phải nhằm bảo vệ quyền
con người như chúng ta đã cam kết và thừa nhận trong Hiến pháp. Nó cũng là
việc tôn trọng những điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã kí
kết và tham gia như: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948;
Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966; Công ước quốc tế
về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966.
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB bảo
đảm sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế
Ngày nay, Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng và đã là
thành viên của cộng đồng quốc tế, nhất là kể từ khi nước ta gia nhập WTO.
Điều đó đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện pháp luật nhằm đáp ứng các chuẩn


67
mực quốc tế mà các hiệp định của WTO và các hiệp định song phương khác
Việt Nam đã kí kết và tham gia. Pháp luật về xử lí VPHC nói chung, xử lí
VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng cũng không phải là ngoại lệ. Trong
lĩnh vực xử lí VPHC, các cam kết theo các Hiệp định của WTO và Hiệp định
Thương mại Việt - Mỹ yêu cầu quy trình xử phạt VPHC phải minh bạch, công
bằng, có thể đoán trước và không mang tính lạm dụng. Tức là pháp luật về xử
phạt VPHC phải rõ ràng, công khai để mọi người dân được biết và nó được
áp dụng cho mọi chủ thể vi phạm, không biệt địa vi xã hội, dân tộc, tôn
giáo…; người dân có thể nhận biết được việc áp dụng dựa trên các chuẩn mực
của pháp luật nói chung. Nó không phải là những quy định có thể áp dụng tùy
tiện mang lại ưu thế, thuận lợi cho các cơ quan nhà nước mà đẩy phần khó
khăn cho dân, không phải dựa vào ưu thế nhà nước có quyền ban hành văn

bản quy phạm pháp luật mà đưa người dân vào tình trạng bị động, bất lợi
không dựa trên việc xác định hành vi vi phạm pháp luật theo đúng nghĩa.
Trước đây, đã có thời cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấm cấp đăng kí xe
máy cho các công dân có đủ điều kiện trong các quận nội thành của Thủ đô
Hà Nội, cá nhân, tổ chức nào vi phạm sẽ bị xử lí VPHC theo quy định là một
ví dụ. Đó thực sự là những quy định bất hợp lí, bất hợp pháp. Chỉ vì áp lực
quản lí trước tình trạng ùn tắc GTĐB ở Hà Nội gia tăng mà cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đã lạm dụng quyền lực của mình để vi phạm các quy định về
sở hữu của công dân đã được Hiến pháp và Bộ luật dân sự thừa nhận. Những
quy định vô lí này làm thiệt hại tiền của của người dân vì phải mất tiền để
những người dân ngoại thành đăng kí xe thuê cho mình và tạo ra một tình
trạng rất vô lí là: chủ sở hữu đích thực của tài sản lại không được đứng tên
trong văn bằng chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật
xử lí VPHC nói chung, pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng
phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà chúng ta đã cam kết.
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB phải
phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, văn hoá của nước ta
Sau hơn hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta
có sự tăng trưởng khá cao nhưng so với các nước trên thế giới vẫn còn nhiều
lạc hậu. Điều đó cũng ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề liên quan đến giao
thông đường bộ. Trên thực tế, “phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chưa


68
tương xứng với phát triển phương tiện giao thông, hệ thống quốc lộ, đường
tỉnh và đường đô thị chủ yếu được đầu tư nâng cấp từ hệ thống đường cũ, đất
hành lang an toàn hai bên đường được tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định từ
lâu, vì vậy để mở rộng, giải toả đủ bề rộng hành lang an toàn theo cấp đường
mới rất khó khăn, tốn kém. Đặc biệt là giao thông đô thị trong điều kiện tăng
dân số cơ học rất nhanh, quy mô đô thị tăng 3 - 4 lần so với trước nhưng

đường sá tăng không đáng kể...
Thói quen, tập quán lạc hậu còn tồn tại nhiều, như: thói quen đi lại tự do,
tùy tiện khá phổ biến; thói quen buôn bán nhỏ, bám mặt đường, chiếm dụng
lòng đường vỉa hè còn nhiều.
Sự tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian qua đã kéo theo sự bùng nổ
phương tiện cơ giới đường bộ; không phân làn lưu thông cho từng loại
phương tiện, giao thông hỗn hợp gây ra nhiều tai nạn giao thông" [2, tr. 25].
Vì vậy, pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB phải tính đến đầy đủ các
đặc điểm kinh tế- xã hội và văn hoá của đất nước để có những quy định phù
hợp. Pháp luật không nên lạc hậu hay đi trước qua xa so với sự phát triển kinh
tế- xã hội của quốc gia và ý thức, văn hoá pháp luật của người dân. Nếu
không, nó sẽ không được áp dụng hiệu quả trên thực tế.
3.1.5. Hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB phải
đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng, chống VPHC trong lĩnh vực GTĐB
Xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB có mục đích ngăn chặn, phòng ngừa
VPHC, giáo dục nhằm bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt. Vì vậy, pháp
luật xử lí VPHC trong lĩnh vực này phải đáp ứng kịp thời nhu cầu của công
tác phòng, chống VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Pháp luật xử lí VPHC trong
lĩnh vực GTĐB không thể để sót hành vi vi phạm, tạo ra những “lỗ hổng” cho
người vi phạm có thể “lách luật”, “nhờn luật”. Nó phải là những quy định
tường minh, không rắc rối để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào
đó mà áp dụng một cách đúng đắn, hạn chế trùng dẫm chức năng, nhiệm vụ
giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt VPHC khác nhau. Đó phải
là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lí lĩnh vực GTĐB bằng pháp luật.
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT XỬ LÍ VPHC
TRONG LĨNH VỰC GTĐB Ở VIỆT NAM
3.2.1. Thể chế hoá kịp thời các yêu cầu của thực tiễn về xử lí VPHC


69

trong lĩnh vực GTĐB
Như trên đã phân tích, yêu cầu quản lí nhà nước đòi hỏi mỗi điều kiện
thay đổi của thực tiễn cần phải có văn bản pháp luật điều chỉnh một cách cụ
thể, kịp thời, nhất là trong lĩnh vực GTĐB, lĩnh vực có rất nhiều thay đổi. Vì
vậy, pháp luật về GTĐB phải kịp thời thể chế hoá để ngăn chặn kịp thời các
hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Trong thời gian qua, Luật GTĐB năm
2008 có hiệu lực từ 01/7/2009 quy định rất nhiều hành vi mà nếu không bảo
đảm sẽ vi phạm pháp luật; hay Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của
Pháp lệnh xử lí VPHC năm 2008 tăng mức phạt tiền xử phạt VPHC cho các
chủ thể có thẩm quyền có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2008 nhưng mãi đến
ngày 02/4/2010 Chính phủ mới ban hành Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy
định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB có sự bổ sung hành vi vi phạm
theo Luật GTĐB năm 2008 và tăng mức phạt theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung
một số điều của Pháp lệnh xử lí VPHC năm 2008. Như vậy, trong hai năm đó,
công tác hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn.
3.2.2. Cần quy định việc kiểm soát các cơ quan, người có thẩm
quyền xử lí VPHC nói chung, xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng
Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng VPHC trong
lĩnh vực GTĐB vẫn tăng, ý thức chấp hành pháp luật của công dân không cao
là do những người có thẩm quyền liên quan đến xử lí VPHC trong lĩnh vực
GTĐB có hành vi tham nhũng, tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật. Trên
thực tế, chúng ta gặp không ít trường hợp người có thẩm quyền xử phạt
VPHC bằng hình thức phạt tiền trong trường hợp phải lập biên bản mà không
lập biên bản hay ra quyết định xử phạt. Việc nhận tiền “đút lót” của người vi
phạm là trái pháp luật và rất phản cảm, nhất là khi VPHC trong lĩnh vực
GTĐB thường diễn ra ở những nơi công cộng- cả hành vi của người vi phạm
và của người có thẩm quyền xử lí VPHC đều được rất nhiều người dân biết.
Điều đó tạo nên tình trạng “nhờn” pháp luật và sự mất niềm tin của công dân
vào pháp luật, vào cán bộ, công chức nhà nước. Chính vì vậy, bên cạnh việc
định ra các quy phạm để điều chỉnh hành vi của người dân, Nhà nước phải có

cơ chế để buộc các cơ quan nhà nước, những người có thẩm quyền chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật, đặc biệt là pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực
GTĐB khi VPHC trong lĩnh vực này diễn ra tương đối phổ biến như hiện nay.


70
3.2.3. Kết hợp các biện pháp xử phạt nghiêm minh và tuyên truyền,
giáo dục
Ở nước ta, VPHC trong lĩnh vực GTĐB diễn ra khá phổ biến. Vì vậy,
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải quan tâm tới việc xử phạt nghiêm
minh đối với các vi phạm này mới có tác dụng giáo dục, thuyết phục, răn đe
để tạo ý thức tôn trọng pháp luật của người dân. Việc xử phạt nghiêm thể hiện
ở việc không bỏ lọt hành vi vi phạm, mọi hành vi vi phạm pháp luật GTĐB
đều phải chịu chế tài nhất định, không phân biệt người vi phạm có địa vị, tầng
lớp, tôn giáo, dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh
vực GTĐB không nhằm mục đích trừng trị mà nhằm giáo dục người vi phạm
và mọi người dân có ý thức chấp hành pháp luật, bảo đảm GTĐB trật tự, an
toàn, thông suốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và
Nhà nước. Pháp luật nói chung, pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB
nói riêng phải được xây dựng trên cơ sở của sự tôn trọng và tự giác thực hiện
của người dân chứ không phải dựa trên tâm trạng sợ hãi các hình thức xử phạt
vi phạm. Không phải cứ tăng mức phạt tiền thật cao thì VPHC sẽ giảm mà có
khi ngược lại: gia tăng VPHC và nạn tham nhũng. Điều quan trọng là pháp
luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB phải tác động đúng đắn đến những yếu
tố liên quan đến hành vi của con người.
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT XỬ LÍ VPHC TRONG
LĨNH VỰC GTĐB Ở NƯỚC TA
3.3.1. Xác định rõ các khái niệm có liên quan
Cần quy định rõ khái niệm VPHC, xử phạt VPHC, xử lí VPHC trong
Luật xử lí VPHC. Điều đó giúp Luật xử lí VPHC dễ hiểu hơn. Đối với Luật

GTĐB, cần xác định rõ khái niệm VPHC trong lĩnh vực GTĐB, xử lí VPHC
trong lĩnh vực GTĐB như đã phân tích để việc áp dụng chính xác.
3.3.2. Bổ sung các nguyên tắc xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB
Pháp luật về xử lí VPHC cần bổ sung các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân: đây là
nguyên tắc rất quan trọng nhằm đảm bảo thực thi Hiến pháp cũng như xây
dựng nhà nước pháp quyền. Trong việc xây dựng, thực hiện pháp luật xử lí
VPHC trong lĩnh vực GTĐB phải dựa trên cơ sở bảo đảm, tôn trọng các
quyền công dân đã được Hiến pháp và các điều ước quốc tế ghi nhận.


×