Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 nhằm nâng cao hiệu quả giừo học lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.77 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

Phần

Phần mở đầu

Phần nội dung

Tên đề mục

Trang

I- Lý do chọn đề tài

2- 3

II- Mục đích

3- 4

III- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4

IV- Phương pháp nghiên cứu

4

I- Cơ sở lý luận

5- 7



II- Cơ sở thực tiễn

7- 8

III- Các biện pháp sử dụng tài liệu văn học
trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12....

8-16

IV- Kết quả đạt được

16

V- Bài học kinh nghiệm

17

Phần kết luận

17- 18

Phụ lục – Tài liệu tham khảo

19

Danh mục các SKKN đã được Phòng GD và Sở GD&ĐT xếp loại

PHẦN MỞ ĐẦU
1



I- Lý do chọn đề tài
Hiện nay công cuộc cải cách giáo dục đang được triển khai ở các cấp đòi hỏi
đồng thời tiến hành cải cách về hệ thống giáo dục, về nội dung và phương pháp
dạy học. Vì vậy việc áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh đang trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.Việc học tập
lịch sử ở trường đòi hỏi người thầy giáo không chỉ có trình độ về nội dung lịch
sử mà cả những kiến thức cần thiết về phương pháp dạy học bộ môn.
Như chúng ta đã biết, các môn học trong nhà trường phổ thông là một hệ
thống hoàn chỉnh nhằm trang bị cho học sinh kiến thức thuộc tất cả các môn, các
lĩnh vực ở mức độ thấp, giúp cho học sinh có một hành trang cơ bản làm tiền đề
cho các cấp học cao hơn. Các môn học đó không chỉ liên quan chặt chẽ với nhau
mà còn tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh. Cũng như các môn khoa học tự nhiên,
các môn thuộc khoa học xã hội như Văn học, Địa lí và nhất là Lịch sử cũng có
vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức
đối với học sinh. Vai trò của người giáo viên trong các giờ học là phải giúp cho
học sinh nắm được các sự kiện, hiện tượng lịch sử để thông qua đó rút ra quy
luật lịch sử và bài học lịch sử.
Lịch sử là một trong những môn khoa học cơ bản được giảng dạy ở trường
phổ thông. Tuy hiện nay lịch sử không được xem là môn chính như nhiều học
sinh quan niệm. Song nó vẫn giữ một vị trí quan trọng trong mục tiêu và chiến
lược đào tạo con người xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta.
Các tác phẩm văn học từ xưa tới nay, trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử
thế giới , có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử. Các tác phẩm văn học rất
gần gũi với lịch sử vì mọi sáng tác văn học đều phản ánh trực tiếp hay gián tiếp
cuộc sống, số phận con người và hiện thực xã hội. Các tác phẩm văn học có vai
trò to lớn trong việc tạo biểu tượng lịch sử, giúp học sinh hiểu sâu sắc về sự
kiện, nhân vật. Hơn nữa tác phẩm văn học bằng hình tượng cụ thể có tác động
mạnh đến tư tưởng, tình cảm của người học, góp phần quan trọng làm cho bài

giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.Tuy
nhiên, việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh là một vấn đề khó khăn vì yêu
cầu cơ bản của dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những hình ảnh về các sự kiện
đúng như nó tồn tại, mà những sự kiện đó, học sinh không được trực tiếp quan
sát, xa lạ với đời sống hiện nay.
Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử trong nhà
trường phổ thông là nhiệm vụ hết sức cần thiết trong việc góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng. giai đoạn đổi mới
hiện nay của đất nước.
Có nhiều phương pháp để giáo viên giúp học sinh tiếp cận các sự kiện lịch sử
ở một mức độ khái quát nhất. Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt
Nam ở trường trung học phổ thông là một trong những biện pháp quan trọng
trong việc dạy và học lịch sử hiện nay, vì biện pháp này góp phần phát huy được
tính tích cực học tập của học sinh. “Lịch sử là sự kiện”. Bản thân những sự kiện
2


lịch sử vốn đã khô khan đặc biệt là những bài, những chương viết về các trận
đánh có rất nhiều con số về thời gian hoặc những số liệu khác. Để chuyển tải
cho học sinh những số liệu một cách khô cứng như vậy, đòi hỏi người giáo viên
phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp. Thực tế cho thấy,
một số giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử một cách khô khan, cứng nhắc, nặng
về cung cấp kiến thức, sự kiện một cách đơn thuần, do vậy không gây hứng thú
học tập cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Qua thực tế bản thân đi dự giờ các
giáo viên trẻ, các bạn đồng nghiệp , tôi thấy giáo viên lịch sử ở các trường phổ
thông rất ít hoặc không sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử, mặc dù
bài học có thể sử dụng được tài liệu tham khảo này. Đó cũng là một hạn chế rất
lớn cần phải được khắc phục để bộ môn lịch sử hấp dẫn hơn, cuốn hút học sinh
hơn, sửa chữa được quan niệm cho rằng lịch sử là môn phụ, tẻ nhạt, học sinh
không yêu thích lịch sử như hiện nay.

Vì vậy, sử dụng tài liệu văn học một cách hợp lý sẽ góp phần đổi mới nội
dung, phương pháp dạy học trong điều kiện hiện nay để phù hợp với sự phát
triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kì hội nhập. Xuất phát từ những lý
do nêu trên, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Sử dụng tài liệu văn học trong
dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 nhằm nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử ” ở
trường phổ thông và từng bước đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay.
Bản thân tôi khi áp dụng phương pháp này tôi thấy tiết học sinh động hẳn lên, cả
lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra thích thú. Để lại trong lòng các em những ấn
tượng lâu bền, lưu lại kí ức các em sẽ sâu hơn, lâu hơn và thích học môn Lịch sử
hơn.
II- Mục đích nghiên cứu.
Từ ý thức sâu sắc về vai trò tác dụng của bộ môn lịch sử cần:
Truyền thụ cho học sinh con đường ngắn và nhanh nhất dễ hiểu nhất để tiếp thu
lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ và sâu sắc để học sinh yêu thích giờ học lịch
sử hơn .
Nhằm góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch
sử trong trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kì hội nhập,
đổi mới dạy học lịch sử trở thành một yêu cầu cấp thiết góp phần thay đổi nhận
thức của xã hội về vị trí cũng như tầm quan trọng của bộ môn lịch sử đối với
việc giáo dục thế hệ trẻ. Hiện nay có nhiều phương pháp để nâng cao hiệu quả
chất lượng giờ dạy . Giáo viên nên kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong
một bài học sẽ làm thay đổi được tâm lí, tạo sự bất ngờ, không làm cho học sinh
bị nhàm chán. Sử dụng phấn trắng bảng đen cũng như việc trình bày miệng là
phương pháp dạy truyền thống nhưng vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn và việc áp
dụng dạy học liên môn Văn - Sử ở trường phổ thông là một minh chứng vì nó
sẽ làm tăng thêm hiệu quả dạy học lịch sử
Sử dụng kiến thức liên môn nhất là kiến thức văn học trong giờ học lịch sử
nhằm tìm tòi nội dung giao thoa giữa các môn học, bổ sung cho nhau, làm sáng
tỏ hơn những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi môn. Áp dụng việc dạy
3



học liên môn sẽ nâng cao chất lượng học tập và làm tăng thêm hiệu quả dạy học
lịch sử.
III- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 12.
- Dự giờ đồng nghiệp, tinh thần thái độ học tập của học sinh, kết quả học
tập.
- Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo
- Trong chương trình và nội dung sách giáo khoa lịch sử lớp 12 cơ bản phần
lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 - 2000 có rất nhiều bài học lịch sử cần
sử dụng tài liệu văn học để tham khảo vận dụng khi giảng dạy thì hiệu
quả bài học nâng cao, học sinh sẽ nhớ và hiểu sâu sắc về sự kiện lịch sử
đang học. Trong điều kiện chủ quan và khách quan cho phép tôi chỉ giới
hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy
học Lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông ” vào việc giảng dạy
một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 cơ bản.
IV- Phương pháp nghiên cứu
1. Như đã xác định, đối tượng, phạm vi vận dụng của đề tài là chương trình
Lịch sử lớp 12 cơ bản. Vì vậy, trước hết cần phải nghiên cứu kỹ chương trình
này. Đặc biệt là các bài có thể khai thác, vận dụng được. Trong khi thực hiện
công đoạn này, cần phải liên hệ, so sánh và đặt nó trong mối quan hệ liên quan
với chương trình môn Văn học lớp10, 11, 12 -bậc PTTH. Đây là một thao tác rất
quan trọng, góp phần xác định được đúng mức độ vận dụng của đối tượng là học
sinh lớp 12, tránh sa đà, ôm đồm.
2. Tiến hành sưu tầm các bài thơ, văn... có quan hệ sát với nội dung các bài
Lịch sử thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cần lưu ý rằng, không phải trong
một bài thơ liên quan ta có thể khai thác được hết cả bài mà nên lựa chọn những
đoạn thơ sát nhất, “đắt” nhất để sử dụng.
3. Chọn lựa, phân loại các kiến thức thơ, văn phù hợp với yêu cầu, phương

pháp giảng dạy lịch sử theo từng mảng: thơ về tiểu sử, cuộc đời nhân vật Lịch
sử; thơ văn về diễn biến trận đánh hay biến cố Lịch sử, thơ văn trần thuật về tội
ác của giai cấp thống trị, của bọn xâm lược... Sau khi phân loại, tiến hành sắp
xếp nguồn tư liệu đó thành từng chủ đề.
4. Khai thác, vận dụng các kiến thức đó vào từng bài lịch sử đã giới hạn.
5. Góp ý với các đồng nghiệp khai thác và vận dụng kiến thức thơ, văn vào
việc giảng dạy trong khi bản thân mình trực tiếp dự giờ để có điều kiện kiểm
chứng và so sánh.
6. Phương pháp thống kê,tổng hợp, phân tích, liên hệ ....

PHẦN NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN
4


1. Quan niệm chung về tài liệu văn học.
Văn học và lịch sử có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Vì thế trong
dạy học lịch sử, tài liệu văn học rất cần thiết cho việc tiếp thu tri thức học tập
cho học sinh, đồng thời làm cho bài giảng thêm sinh động hấp dẫn hơn.
Như vậy, ta thấy văn học là một tài liệu tham khảo quan trọng trong dạy học
lịch sử ở trường phổ thông. Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, các loại tài
liệu tham khảo nói chung và tài liệu văn học nói riêng góp phần nhất định vào
việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra song song với việc xác định tầm quan trọng
của tài liệu văn học là cần phải có quan niệm đúng đắn về việc sử dụng tài liệu
văn học trong dạy học lịch sử. Một số người cho rằng, trong dạy học lịch sử chỉ
cần cung cấp cho học sinh những kiến thức đã có trong sách giáo khoa, việc sử
dụng tài liệu tham khảo nói chung và tài liệu văn học nói riêng không cần thiết,
không phù hợp với trình độ và yêu cầu về trình độ của học sinh. Nhiều người lại
sử dụng quá nhiều tài liệu tham khảo này trong việc cụ thể hoá, làm sâu sắc

thêm kiến thức lịchsử. Điều đó đã dẫn đến tình trạng quá tải. Do vậy, việc xác
định đúng mức của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử cũng là
một việc làm hết sức quan trọng.
Các tác phẩm văn học rất gần gũi với lịch sử vì mọi sáng tác văn học đều
phản ánh trực tiếp hay gián tiếp cuộc sống, số phận con người và hiện thực xã
hội.
Nhưng văn học cũng có những đặc trưng khác biệt so với lịch sử. Nói tới văn
chương, người ta thường thiên về giá trị nghệ thuật. Vì thế không phải tất cả mọi
sự kiện, nhân vật lịch sử được phản ánh trong văn học đều chân thực, khách
quan mà đôi khi còn có yếu tố hư cấu, hoang đường để tạo nên sự hấp dẫn, cuốn
hút, thể hiện giá trị văn chương cho các tác phẩm đó. Cho nên khi sử dụng các
tác phẩm văn học trong dạy học lịch sử, giáo viên phải biết chắt lọc những tác
phẩm, chi tiết văn học phản ánh khách quan nhất, chân thực nhất hiện thực xã
hội để minh họa cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn.
Quan niệm đúng đắn về tài liệu văn học trong dạy học lịch sử là một vấn đề vô
cùng quan trọng. Từ đó, tài liệu văn học mới phát huy được vai trò to lớn của nó
trong dạy học lịch sử, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy
họcbộ môn.
2. Các loại tài liệu văn học.
Trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông, giáo viên thuờng sử dụng các
loại tài liệu văn học sau: văn học dân gian, văn học hiện đại, các tác phẩm văn
học, tiểu thuyết lịch sử, hồi kí, thơ ca cách mạng.
Văn học dân gian ra đời sớm và rất phong phú, bao gồm nhiều loại: thần
thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca... Đây là những tài liệu có giá
trị, phản ánh nhiều nội dung lịch sử quan trọng trong lịch sử dân tộc. Nếu gạt bỏ
những yếu tố thần bí, hoang đường chúng ta có thể tìm thấy nhiều yếu tố hiện
thực về lịch sử dân tộc. Các loại hình văn học dân gian không chỉ góp phần
minh họa những sự kiện lịch sử mà còn làm cho bài giảng thêm sinh động, tạo
5



không khí gần gũi với bối cảnh lịch sử, góp phần quan trọng vào việc giáo dục
tư tưởng đạo đức cho học sinh.
Tiểu thuyết lịch sử có vai trò không nhỏ trong việc dạy học lịch sử vì các tiểu
thuyết lấy chủ đề từ các sự kiện của lịch sử dân tộc, giúp học sinh khôi phục lại
bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện và nhân vật của quá khứ. Xong cần lựa
chọn và xác định những tiểu thuyết những yêu cầu của dạy học, loại bỏ yếu tố
hư cấu và những yếu tố ảnh hưởng xấu đến nhận thức của học sinh.
Hồi kí cách mạng là một thể loại văn học ra đời không trùng với thời kì xảy
ra các sự kiện lịch sử nhưng lại có giá trị lịch sử rất lớn. Người viết hồi kí ghi lại
phần hiện thực mà tác giả chứng kiến dựa trên cơ sở những ấn tượng và hồi ức
riêng, trực tiếp mình trải qua.
Thơ ca cách mạng là những sáng tác văn học ra đời cùng thời với tiến trình
phát triển của cách mạng Việt Nam, trực tiếp hoặc gián tiếp phản ánh các sự
kiện lịch sử nên phần lớn phục vụ nhiệm vụ cáng mạng. Tuy nhiên khi sử dụng
thơ ca, giáo viên cần chọn lọc những bài thơ, câu thơ dễ hiểu, phản ánh trực tiếp
tình hình lịch sử, tránh sử dụng các tác phẩm, đoạn trích mang ý nghĩa trừu
tượng làm cho bài giảng không đạt hiệu quả.
Các loại tài liệu văn học đều có ưu thế nhất định trong dạy học lịch sử, nhưng
giáo viên cần phải biết kết hợp hài hoà các thể loại văn học. Trong một bài học,
một chương mục, giáo viên không nên sử dụng lặp đi lặp lại một tác phẩm văn
học, dễ gây nhàm chán cho học sinh, hiệu quả sử dụng tài liệu tham khảo trong
dạy học lịch sử không cao.
3. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông.
Các tác phẩm văn học từ xưa đến nay, trong lịch sử dân tộc cũng như lịch
sử thế giới, có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử ở trường trung học phổ
thông. Tài liệu văn học là một trong những nguồn tài liệu tham khảo rất cần thiết
cho việc nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, nhằm
phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.Tài liệu văn học

cũng là một căn cứ bằng chứng về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú của sự
kiện lịch sử, nó giúp học sinh khắc phục việc hiện đại hoá lịch sử hoặc hư cấu
sai sự thật lịch sử.
Việc sử dụng tài liệu văn học còn giúp học sinh có thêm cơ sở để nắm vững
bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học quan
trọng của lịch sử, rèn luyện cho học sinh say mê tìm hiểu lịch sử, phát triển tư
duy lịch sử cho các em. Đặc biệt tài liệu văn học góp phần quan trọng làn cho
bài giảng lịch sử mềm mại, hấp dẫn, sinh động gây hứng thú học tập cho học
sinh. Điều này lại có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho
học sinh trong dạy học lịch sử. Vì thế tài liệu văn học cũng thể hiện vai trò, ý
nghĩa to lớn, đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Như vậy, tài liệu văn học rất cần thiết cho việc dạy học lịch sử nói chung và
lịch sử Việt Nam nói riêng ở trường phổ thông. Nếu biết khai thác và sử dụng
một cách hợp lí thì hiệu quả bài học nâng cao rõ rệt, học sinh sẽ nhớ và hiểu sâu
6


sắc về sự kiện lịch sử đang học. Đồng thời học sinh rèn luyện kĩ năng tư duy,
đặc biệt là làm cho bài giảng lịch sử của giáo viên thêm sinh động, hấp dẫn, góp
phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn lịch sử.
II- CƠ SỞ THỰC TIỄN
1- Thực tiễn khảo sát.
- Qua những năm giảng dạy lịch sử tôi thấy lịch sử là một môn học khô khan, ít
sinh động và nội dung kiến thức nhiều nên học sinh rất thụ động và hầu như
không yêu thích bộ môn lịch sử. Bên cạnh đó thì vẫn còn một số bộ phận giáo
viên không quan tâm nhiều học sinh có yêu thích môn mình dạy hay không.
Chính các yếu tố đó cũng là một trong những vấn đề làm cho chất lượng bộ môn
ngày càng giảm.
Hiện nay một thực trạng cho chúng ta thấy theo sự phát triển của xu thế thời
đại các em phần lớn lựa chọn môn học tự nhiên như: Toán, lý , hóa, sinh và

ngoại ngữ...còn các môn xã hội như: Văn, Sử, Địa...không được học sinh ưa
thích nữa vì xu thế của thời đại và sự lựa chọn nghề nghiệp. Môn lịch sử theo
các em là học rất khó vì nhiều sự kiện nhiều kiến thức. Tuy nhiên về lý luận và
thực tiễn bộ môn lịch sử đã được thừa nhận có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với
việc giáo dục thế hệ trẻ. Vì vậy phải khơi dậy niềm tự hào dân dân tộc và đổi
mới phương pháp giảng dạy để học sinh thấy niềm vui, niềm thích thú qua mỗi
giờ học lịch sử là nhiệm vụ và niềm trăn trở của mỗi người thầy giáo.
Hiện nay việc giảng dạy theo hướng phát huy tư duy của học sinh và tích hợp
liên môn đã được triển khai và đi vào thực tế thực hiện
Lịch Sử là một trong những môn của khoa học xã hội, vì thế trong giảng dạy
môn Lịch Sử có nhiều bài, nhiền phần có thể liên hệ và sử dụng tư liệu, kiến
thức của các môn Ngữ Văn, Địa Lý... kết hợp để bài giảng đạt kết quả cao nhất.
Tuy vậy trong quá trình nghiên cứu soạn bài và thực tế giảng dạy giáo viên cũng
gặp nhiều vấn đề khó khăn như sử dụng thế nào cho phù hợp, cho hiệu quả, sự
liên hệ, kết hợp nằm ở những phần nào, nên nhiều hay ít ...
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy theo hướng
phát huy tư duy của học sinh và tích hợp liên môn, bản thân tôi cũng luôn cố
gắng tìm tòi, nghiên cứu và dần đúc kết, tổng hợp một số kinh nghiệm trong đề
tài “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 nhằm
nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử ”.
Thực tế qua các tiết học đa số các em học sinh rất thích giáo viên sử dụng tài
liệu văn học trong dạy học lịch sử. Điều này thể hiện tài liệu văn học có tác dụng
rất lớn trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Việc giáo viên sử dụng loại tài
liệu tham khảo này trong bài giảng làm cho học sinh tiếp thu bài học tốt hơn,
học sinh hứng thú học bộ môn, tiết học trở nên nhẹ nhàng không mệt mỏi.
Khi được phân công giảng dạy để kịp thời định hướng nắm bắt sự tiếp thu của
học sinh tôi tiến hành khảo sát chất lượng ngay từ đầu năm để có hướng giảng
dạy kịp thời nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Để giải quyết vấn đề cấp thiết
đó tôi tích cực đổi mới phương pháp dạy học tạo hứng thú, yêu thích giờ học
lịch sử cho học sinh trong đó có biện pháp sử dụng hiệu quả tài liệu văn học

7


trong giờ học… tôi đã kiểm tra chất lượng học tập và khảo sát tình hình học tập
của học sinh để có hướng dạy học kịp thời. Tôi thấy kết quả là:
+ Giỏi: 0%
+ Khá: 2
+ Trung bình: 58%
+ Yếu,kém: 40%
Qua khảo sát chất lượng đầu năm như trên tôi thấy nguyên nhân của thực trạng
trên như sau
2- Nguyên nhân
Thực tế trong quá trình giảng dạy môn lịch sử thì do đặc trưng của bộ môn tái
tạo lại quá khứ, nhiều sự kiện, khô khan, khó nhớ và các sự kiện đã xảy ra rồi
thậm chí cách thời gian ngày nay rất xa. Vì vậy học sinh chưa thật sự chú trọng
bộ môn này nhất là học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên. Các em học còn
lơ là không chịu khó học bài đang bị ảnh hưởng nhiều thói quen đọc chép, lười
suy nghĩ ngay cả việc học bài cũ và đọc bài mới trước khi đến lớp các em cũng
thực hiện chưa tốt.
Khả năng tiếp nhận và tư duy còn thấp dẫn đến chất lượng kiến thức bộ
môn thấp. Nên các em không mấy hứng thú trong học tập bộ môn này.
Khi đi dự giờ một số đồng nghiệp ở các trường phổ thông tôi nhận thấy có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng học tập lịch sử nói trên, trong đó không
thể không nhắc đến nguyên nhân từ phía giáo viên. Giáo viên phổ thông rất ít sử
dụng các phương tiện dạy học nói chung và các loại tài liệu tham khảo trong đó
có tài liệu văn học nói riêng trong dạy học lịch sử. Đây cũng là một nguyên nhân
làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học bộ môn như hiện nay. Vấn đề đặt ra là
giáo viên cần phải không ngừng nâng cao năng lực bản thân, suy nghĩ tìm tòi ra
những biện pháp để nâng cao chất lượng bài giảng theo hướng phát huy tính tích
cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Trong đó việc sử tài liệu văn học vào trong

dạy học lịch sử cũng cần phải được quan tâm hơn nữa.
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy theo hướng phát
huy tư duy của học sinh và tích hợp liên môn, bản thân tôi cũng luôn cố gắng
tìm tòi, nghiên cứu và dần đúc kết, tổng hợp một số kinh nghiệm trong đề tài
“Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 nhằm nâng
cao hiệu quả giờ học lịch sử ”.
III. CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM.
1. Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử.
Trước hết cần phải nghiên cứu kĩ chương trình này, đặc biệt là các bài có thể
khai thác vận dụng được. Đây là thao tác rất quan trọng, góp phần xác định được
đúng mức độ vận dụng của đối tượng là học sinh lớp 12, tránh sa đà, ôm đồm.
Tiến hành sưu tầm các bài thơ, văn, dân ca…có nội dung sát với nội dung bài
học lịch sử thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Lưu ý, không phải một bài thơ
liên quan ta có thể khai thác hết mà nên lựa chọn những đoạn thơ sát nhất, đắt
nhất để sử dụng.
8


Lựa chọn phân loại các kiến thức văn học phù hợp với yêu cầu, phương pháp
giảng dạy lịch sử theo từng mảng: thơ về tiểu sử, cuộc đời nhân vật lịch sử, thơ
văn về diễn biến các trận đánh hay biến cố lịch sử, tội ác của giai cấp thống trị,
của bọn xâm lược… Sau đó tiến hành sắp xếp nguồn tư liệu đó thành từng chủ
đề. Khai thác, vận dụng các kiến thức đó vào từng bài lịch sử đã giới hạn.
Tuy nhiên không phải cứ đưa tài liệu văn học vào bài giảng lịch sử là giáo
viên đạt hiệu quả trong dạy học mà việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học
lịch sử phải tuân thủ theo những yêu cầu sau:
- Tài liệu văn học phải phù hợp với nội dung bài giảng và trình độ nhận thức của
học sinh
- Tài liệu văn học phải đảm bảo tính tiêu biểu, điển hình, sát nhất và đắt nhất

- Lựa chọn các biện pháp thích hợp để sử dụng tài liệu văn học
- Tài liệu văn học phải đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng
2. Các phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt
Nam.
2.1 - Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, văn ngắn nhằm minh họa cho những
sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử đang học, làm cho nội dung bài học
thêm phong phú và giờ học thêm sinh động.[4 ]
2.1.1 Sử dụng tài liệu văn học để minh họa cho sự kiện lịch sử đang học khi
giáo viên muốn tường thuật nhằm khắc sâu kiến thức.
Trong dạy học lịch sử, tường thuật nhằm tái hiện cho học sinh hiểu về những
biến cố lịch sử quan trọng với đầy đủ tính cụ thể và gợi cảm của nó. Cấu tạo của
bài tường thuật lịch sử được xây dựng trên cơ sở các sự kiên chính xác, cơ bản
nhưng mang kịch tính. Nó gồm phần mở đầu, tình tiết phát triển, tình tiết phát
triển lên đến đỉnh cao, sự căng thẳng trong kết cấu, tình tiết giảm đi và kết thúc.
Văn học có thể hỗ trợ để nội dung tường thuật của giáo viên được sinh động,
hấp dẫn hơn.
Nếu như trong tường thuật giáo viên không chú ý sử dụng nguồn tài liệu
này thì bài tường thuật sẽ trở nên khô khan, kém đi sự mềm mại là cho mục tiêu
bài học không đạt kết quả cao.
Ví dụ : Khi dạy bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa các
mạng tháng tám (1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (SGK cơ
bản 12). [1]
- Ở mục III.3.b. Diễn biến của Tổng khởi nghĩaĐể thấy không khí cách mạng
sôi sục dâng trào, ta liên hệ các câu thơ sau:
“Đồng cỏ héo đã bùng lên lửa cháy
Nước non ơi hết thảy vùng lên
Bắc, Trung, Nam khắp 3 miền
Toàn dân khởi nghĩa chính quyền về”
(Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu) .[3]


9


Học sinh thấy được vai trò quần chúng để làm nên lịch sử, củng cố nhận thức, tư
tưởng của các em làm cho các em càng khắc sâu truyền thống anh hùng của dân
tộc.
Ở mục IV. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập (2/9/1945). Sau
khi giáo viên tường thuật buổi lễ mít tinh lớn của hàng chục vạn nhân dân thủ đô
và các vùng lân cận, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập thành
lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Giáo viên có thể sử dụng bài thơ sau về
niềm vui của toàn thể dân tộc ta khi giành được độc lập để khắc sâu sự kiện lịch
sử cho học sinh.
“Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa, vàng nắng ba Đình
Muôn triệu tim chờ…chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!”
( Theo chân Bác - Tố Hữu) .[3]
Việc sử dụng đoạn thơ trên giúp học sinh khắc sâu sự kiện lịch sử dân tộcngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập là ngày mồng 2/9 và niềm vui của
toàn thể dân tộc ta khi giành được độc lập
Ví dụ : Khi dạy bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh
chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965) ( SGK
chuẩn 12) [1]
Ở mục III- Miền Nam đấu tranhchống chế độ Mĩ – Diệm giữ gìn và phát triển
lực lượng cách mạng, tiến tới “ Đồng Khởi” (1954-1960), phần 2- Phong trào “
Đồng Khởi” (1959-1960) khi dạy phần chiến dịch “ Tố cộng, diệt cộng” và đạo
luật 10/59 của chính quyền Mĩ- Diệm được sinh động hoá trong bài “ Lá thư bến
tre” của nhà thơ Tố Hữu
… Biết không anh? Giồng Keo, Giồng Trôm.
Thảm lắm anh à, lũ ác ôn

Giết cả trăm ngươi trong một sáng
Máu tươi lênh láng đỏ đường thôn.
Có những ông già nó khảo tra
Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh, không chịu nhục
Lấy vồ nó đập, vọt thai ra.
Anh biết không ?Long Mỹ. Hiệp Hưng
Nó giết thanh niên ác quá chừng.
Hầm sáu đầu trai bêu cọc sắt
Ba hôm mắt vẫn mở trừng trừng ! ... .[3]
Từ đó học sinh thấy được chính sách tàn bạo của Mỹ- Diệm với nhân dân
Miền nam dó là lý do ta đứng lên dùng bạo lực khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền
10


Ở mục V. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
(1961- 1965), phần 2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc
biệt” của Mĩ. Sau khi giáo viên tường thuật xong các thắng lợi của ta, để nhấn
mạnh hơn sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ cách mạng miền Nam, giáo viên
có thể sử dụng bài thơ sau về tấm gương hy sinh của anh hùng liệt sĩ Nguyễn
Văn Trỗi khi anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn
Văn Trỗi) để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Mĩ do bộ trưởng
quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Công việc bị bại lộ, anh bị bắt và bị bắn
tại nhà lao Chí Hoà:
“Có những phút giây làm nên lịch sử
Có cái chết hoá thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có những con người như chân lý sinh ra
Nguyễn Văn Trỗi

Anh đã chết rồi. Anh còn sống mãi
....
Phút giây thiêng anh gọi bác ba lần
Súng đã nổ, mười viên đạn Mĩ
Anh gục xuống. Không! anh thẳng dậy
Anh vẫn còn hô: Việt Nam muôn năm:!
Máu tim anh nhuộm đỏ đất anh nằm”.
( Hãy nhớ lấy lời tôi - Tố Hữu) .[3]
Với việc sử dụng bài thơ trên, hoạt động tường thuật của giáo viên có sức
cuốn hút, gây hứng thú học tập cho học sinh đồng thời các em hình thành được
một thái độ, lý tưởng cách mạng đúng đắn, biết cảm phục và trân trọng sự hy
sinh của các anh hùng cách mạng.
Việc sử dụng tài liệu văn học trong bài tường thuật lịch sử không những làm
cho giờ học thêm sinh động, cuốn hút sự tập trung chú ý của học sinh mà còn
làm cho các em hiểu được sâu sắc hơn về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
Từ đó hình thành những tình cảm đạo đức đúng đắn cho học sinh.
2.1.2 Sử dụng tài liệu văn học để minh họa cho sự kiện lịch sử đang học khi
giáo viên muốn miêu tả.
Miêu tả là trình bày cụ thể những đặc trưng của một sự vật, một sự kiên lịch sử
để nêu lên bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngoài
của nó. Miêu tả không có chủ đề mà chỉ có đối tượng để trình bày.
Ví dụ : Khi dạy bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến năm
1925.Ở mục I.1Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp[1].
Khi giảng đến phần Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào nông nghiệp và khai
mỏ giáo viên có thể minh họa bằng câu thơ:
“Em đi ra Hòn Gai cuốc mỏ
Anh đi vào đất đỏ làm phu
Đổi thân được mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”
11



Hoặc: “Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo” .[3]
Ví dụ : Trong bài 17 “Nước Việt nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945
đến trước ngày 19/12/1946” khi nói đến nạn đói năm 1945[1], người giáo viên
dạy sử nhắc lại học sinh liên tưởng đến các nhân vật như Chị Dậu hoặc hỏi về
tác phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân.[2] ; tác phẩm “Một bữa no” của
Nam Cao…và đặc biệt là phải nói đến đoạn trích trong Hồi kí “Những năm
tháng không thể nào quên” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. .[3]
Ví dụ : Khi dạy bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống
đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965) ( SGK chuẩn
12). Ở mục II.1. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh 91954-1957) [1]
Để miêu tả sau 1954 miền Bắc hoàn toàn giải phóng bắt tay xây dựng chủ
nghĩa xã hội, nông thôn miền Bắc phấn khởi trên con đường làm ăn tập thể.Giáo
viên có thể trích dẫn bài thơ:
“Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê
Chiêm mùa, cờ đỏ ven đê
Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn”
(Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu) .[3]
Bằng những câu thơ trên giáo viên sẽ gợi được cho học sinh thấy được một
không khí xây dựng hừng hực ở miền Bắc nước ta với những thành tựu cụ thể từ
đôi bàn tay lao động miệt mài của con người xã hội mới- xã hội xã hội chủ
nghĩa.
Ví dụ : Khi dạy bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc
Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)
(SGK chuẩn lớp 12). ở mục I.2. Chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” của Mĩ
[1]. Sau khi miêu tả hai cuộc phản công mùa khô ( mùa khô 1965 – 1966, mùa

khô 1966 – 1967) để tạo biểu tượng sâu sắc cho học sinh về sự trả thù tàn bạo
của Mĩ – Nguỵ, giáo viên có thể dùng đoạn trích trong tác phẩm Rừng Xà Nu
của nhà văn Nguyễn Trung Thành:
“ Bị giặc phục kích bắt được, Tnú nuốt thư vào bụng: Cộng sản ở đây nè! bị giặc
đốt mười ngón tay, Tnú không kêu. Anh căm giặc đến mất cảm giác đau đớn’’.
Hoặc nhân vật Dít: cô em vợ Tnú thì cũng gan góc không kém gì Tnú “Giặc bắt
cô đứng ra giữa sân, lên đạn bắn qua tai, qua tóc, cày đất quanh hai chân cô. Váy
rách từng mảng, Dít khóc. Nhưng đến viên thứ mười, cô đứng im, nhìn bọn địch
bình thản”.
Cùng với đó là sự tàn phá ghê gớm của bom đạn kẻ thù đối với thiên nhiên:
“ Cả rừng Xà Nu hàng vạn cây, không cây nào không bị thương. Có những cây
bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão...nhựa ứa ra tràn trề
rồi dần dần đặc quyện lại thành từng cục máu lớn...” ( Rừng Xà Nu - Nguyễn
Trung Thành) .[2]
12


Qua hình tượng nhân vật Tnú và Dít, học sinh có biểu tượng chân thực về
cuộc sống, chiến đấu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên kháng chiến chống
đế quốc Mĩ xâm lược. Cần hướng dẫn cho học sinh phân tích nội dung hiện thực
của tài liệu văn học để Tìm thấy giá trị thật phục vụ cho nhận thức lịch sử khách
quan.
2.1.3 Sử dụng tài liệu văn học để tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử.
Tài liệu văn học còn có ý nghĩa to lớn trong việc tạo biểu tượng về nhân vật
lịch sử,về không gian của các sự kiện
Ví dụ : Khi dạy bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919
đến năm 1925 (SGK chuẩn 12) [1] . Ở mục II.1 Hoạt động của Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài. Sau khi kể tóm
tắt về tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của Phạm Hồng Thái và tường
thuật cụ thế chi tiết vụ ám sát tên toàn quyền Méc lanh tại Sa Diện- Trung

Quốc. Giáo viên sử dụng đoạn thơ sau để khắc họa nhân vật lịch sử nói trên.
“Sống” làm quả bom nổ
“Chết” làm dòng nước xanh”
( Phạm Hồng Thái -Tố Hữu) .[3]
Ví dụ : Khi dạy bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa các
mạng tháng tám (1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (SGK
chuẩn 12) [1] .Ở mục II.3 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách
mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương ( 5/1941). Nhằm khắc họa hình ảnh lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tình
cảm của Người khi trở về quê hương sau ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu
nước, giáo viên có thể khai thác sử dụng đoạn thơ sau:
“…Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt
Sáng rừng Việt Bắc trắng hoa mơ
Người về… Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…
Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!
Nhớ thương hòn đất, ấm hơi Người
Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi!”
( Theo chân Bác - Tố Hữu) .[3]
Bằng việc sử dụng đoạn thơ trên học sinh nhớ được mốc thời gian Bác Hồ về
nước là mùa xuân năm 1941 và năm Bác đã ra đi tìm đường cứu nước là năm
1911vậy là 30 năm giờ mới trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta
Ví dụ : Khi dạy bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống
Thực dân pháp ( 1946- 1950). Ở Mục IV.2. Chiến dịch Biên giới Thu- Đông
1950[1]. Bác Hồ của chúng ta đã trực tiếp ra trận để chỉ đạo chiến dịch. Khi dạy
bài này giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số đoạn trong bài thơ
“Đêm nay Bác không ngủ”
… “Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi

13


Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm ”…
( Trích bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ) .[3]
Qua việc sử dụng đoạn thơ trên học sinh thấy được tấm lòng và nỗi lo cho
nước cho dân nên Bác không ngủ được. Từ đó càng thêm Kính yêu Bác hơn
Việc tạo biểu tượng cho học sinh đối với nhân vật lịch sử là rất quan trọng, từ
đó các em lại ghi nhớ một cách sâu sắc hơn các sự kiện lịch sử, góp phần vào
việc nắm chắc nội dung bài học lịch sử.
2.2 Dùng tác phẩm văn học hay đoạn trích văn học ngắn để cụ thể hoá sự
kiện, nêu ra kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn thời kì, sự
kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. [4]
Trong dạy học lịch sử, tài liệu văn học không những sử dụng để minh hoạ cho
sự kiện, hiện tượng lịch sử mà nó còn được sử dụng để cụ thể hoá về các sự kiện
hiện tượng lịch sử.
Ví dụ : Khi dạy bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến năm
1925[1]. Ở mục II. 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc với sự kiện giữa năm
1920- Bác đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
thuộc địa của Lê Nin để học sinh thấy được niềm vui sướng của Bác khi tìm ra
con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam

…Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin.
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin.
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc:
“Cơm áo là đây! hạnh phúc đây rồi !”
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười…”
(Trích: "Người đi tìm hình của nước" của Chế Lan Viên) .[3]
Ví dụ : Khi dạy bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết
thúc (1953-1954) (SGK chuẩn 12).Ở mục II. 2 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
(1954). [1]
14


Giáo viên có thể sử dụng bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu như:
- Trích dẫn câu thơ sau để khắc sâu về hình ảnh chiến đấu dũng cảm của chiến
sĩ Điện Biên và thời gian diễn ra chiến dịch đó là:
“Năm mươi sáu ngày đêm
Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không sờn…”.[3]
- Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn.
Giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ sau để minh họa, qua đó học sinh thấy được
đây là chiến thắng này đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân
Pháp, chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược, tạo điều kiện cho cuộc
đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu) .[3]

Qua các bài thơ này giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ thời gian diễn ra chiến dịch
Điện Biên Phủ (56 ngày đêm), chín năm kháng chiến chống Pháp (từ 1946 đến
1954) và làm cho học sinh hiểu rõ sự hi sinh, gian khổ và đã làm nên một Điện
Biên Phủ chấn động địa cầu. Niềm tự hào dân tộc, thôi thúc các em ra sức học
tập và rèn luyện nên người...
Ví dụ 2: Khi dạy bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc
Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)
(SGK chuẩn lớp 12) [1] . Ở mục IV. 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương. Khi giảng về sự chi
viện của hậu phương lớn miền Bắc cho miền Nam đánh Mĩ , giáo viên nên tạo
biểu tượng cho học sinh bằng đoạn thơ ngắn sau:
“Hỡi miền Bắc đó nặng đôi vai
Gánh cả non sông vượt dặm dài
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai!”
( Theo chân Bác – Tố Hữu) .[3]
Qua các khổ thơ trên học sinh thấy được sự quyết tâm thi đua giữa hậu phương
và tiền tuyến cùng đồng lòng chung sức lập công và tin tưởng ngày chiến thắng.
Như vậy tài liệu văn học là loại tài liệu tham khảo quan trọng trong dạy học lịch
sử, có vai trò to lớn trong việc cụ thể hoá và nêu lên những kết luận khái quát
giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức, đồng thời gây hứng thú học tập cho các
em, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu bài học. Đây là một biện
pháp sư phạm rất cơ bản, tuy nhiên để biện pháp này thực hiện thành công phụ
thuộc rất nhiều vào năng lực của giáo viên. Các thầy cô giáo không những phải
củng cố kiến thức chuyên môn mà phải tích cự rèn luyện kĩ năng diễn đạt nói để
thể hiện cảm xúc văn học và cảm xúc lịch sử.
2.3. Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại
khoá, tham gia bản tin học tập
15



Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông hiện nay, việc tiến hành bài học
trên lớp là một hình thức dạy học cơ bản, nhưng ngoài ra các hình thức hoạt
động ngoài lớp cũng có vai trò quan trọng trong cấu tạo chương trình. Hoạt động
ngoại khoá có tác dụng tích cực đối với giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn
diện học sinh, góp phần quan trọng cùng với các bài lên lớp, thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ bộ môn. Hoạt động ngoại khoá có hai đặc điểm nổi bật: tính tự
nguyện và sự phát triển nhận thức tích cực độc lập, năng khiếu của học sinh
trong lĩnh vực lịch sử. Ngoại khoá có nhiều hình thức tổ chức như: đọc sách, kể
chuyện, nói chuyện lịch sử, trao đổi, thảo luận, đại hội, trò chơi lịch sử, bản tin
học tập... [4]
Ở phương pháp này tôi hướng dẫn học sinh đọc sách. Đây là hình thức phổ
biến, đơn giản mà lại đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện mục tiêu về giáo dục
và đào tạo. Trước tiên, giáo viên giúp học sinh lập danh mục sách cần đọc trong
giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1919 - 2000. Sau đó giáo viên chia từng thời kì từ
1919 -1930, 1930 -1945, 1945 -1954, 1954 -1975, 1975 - 2000.
Ngoài ra ở trường chúng tôi thì tôi đưa ra một số câu hỏi trong các số viết
của Bản tin học tập yêu cầu học sinh sưu tầm văn thơ theo từng chủ đề, từng giai
đoạn hoặc về nhân vật lịch sử.
Như vậy tài liệu văn học sẽ rất hữu ích khi giáo viên tổ chức cho học sinh
đọc và tìm hiểu, giúp các em nắm chắc hơn các sự kiện lịch sử “khô khan” mà
không hấp dẫn với các em. Từ đó sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học đối
với bộ môn lịch sử.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Sau khi áp dụng đổi mới phương pháp dạy học trong đó việc sử dụng tài liệu
văn học trong dạy học thì thực tế qua các tiết học đa số các em học sinh rất thích
giáo viên sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử. Điều này thể hiện tài
liệu văn học có tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Việc
giáo viên sử dụng loại tài liệu tham khảo này trong bài giảng làm cho học sinh
tiếp thu bài học tốt hơn, học sinh hứng thú học bộ môn, tiết học trở nên nhẹ

nhàng không mệt mỏi.
Qua việc điều tra về kết quả học tập của học sinh ở cuối năm cho thấy việc sử
dụng phương pháp này rất hiệu quả góp phần quan trọng vào việc cung cấp tri
thức và giúp học sinh nhanh nhớ, dễ hiểu về sự kiện lịch sử, nâng cao hứng thú
học tập bộ môn cho học sinh,học sinh thích học hơn từ đó nâng cao chất lượng
dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Kết quả giảng dạy đựơc cao hơn, kết quả học tập của học sinh có chuyển biến
tích cực. Vì vậy cuối năm kết quả được nâng lên rõ rệt cụ thể cụ thể:
+ Giỏi: 5 %
+ Khá: 15 %
+ Trung bình: 78%
+ Yếu,kém: 2%
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
16


Như vậy, một lần nữa chúng ta cũng khẳng định sự cần thiết của việc sử dụng tài
liệu văn học trong dạy học lịch sử để đáp ứng yêu cầu về việc đổi mới phương
pháp dạy học và bộ môn lịch sử cũng như các bộ môn khác ở trường phổ thông
hiện nay. Tuy nhiên, để việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử đạt
hiệu quả cao thì giáo viên cần phải kết hợp với việc sử dụng các loại tài liệu
tham khảo khác cũng như những con đường, biện pháp khác để nâng cao chất
lượng giờ học.
Một số lưu ý khi khi thác và vận dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử:
- Thứ nhất, giáo viên hiểu cặn kẽ và thật tâm đắc những tư liệu mình đã lựa
chọn. Cần nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa để có hướng soạn bài phù
hợp, phần nào nên đưa kiến thức văn học vào, phần nào không.
- Thứ hai, không nên ôm đồm, quá tải trong việc vận dụng kiến thức văn học.
Trước khi sử dụng tài liệu văn học trong bài giảng, giáo viên phải tham khảo kỹ,
nên đưa vào những phần cần thiết, ngắn gọn và đề cập đúng nội dung cần đề

cập.
- Thứ ba, luôn luôn đảm bảo tính vừa sức của học sinh.
- Thứ tư, các tài liệu văn học sử dụng phải có nguồn gốc rõ ràng. Khi trích dẫn
liên hệ cần sự chính xác ( ở tác phẩm nào, nhà văn nào...).
- Thứ năm, khi đọc các đoạn trích thơ, văn giáo viên phải có cảm xúc, truyền
cảm,nếu không có năng khiếu này phải tập từ từ hoặc sử dụng các phương tiện
hỗ trợcông nghệ thông tin…
- Thứ sáu, nên khuyến khích học sinh tìm tòi liên hệ trong quá trình giảng bài
để lớp học sinh động, sôi nổi hơn và hiệu quả hơn.

PHẦN KẾT LUẬN.
Để thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ
thông thì độ ngũ Giáo viên không ngừng tăng cường áp dụng phương pháp dạy
học tích cực trong giờ học lịch sử như: Dạy học hợp tác nhóm nhỏ, dạy học nêu
vấn đề, sử dụng phương tiện hiện đại, dạy học liên môn…
Việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học lịch sử vừa thực hiện phương
pháp dạy học liên môn vừa làm cho bài học trở nên sinh động hấp dẫn. Qua các
tác phẩm văn học phù hợp với nội dung bài học, tiết học giúp học sinh nhận thức
rõ bản chất của các sự kiện lịch sử, hiểu thêm về các nhân vật lịch sử mà các em
đang nhận thức. Quan trọng hơn nó sẽ lấy lại hứng thú học tập bộ môn, lòng say
mê học tập lịch sử của học sinh
Để thực hiện được những yêu cầu đổi mới đó, giáo viên cần thiết phải quan
tâm tới việc nâng cao trình độ hiểu biết về kiến thức chuyên môn và đổi mới về
phương pháp dạy học theo đúng phương hướng mà ngành giáo dục đã đề ra.
Hiện nay một số giáo viên vẫn chưa sử dụng phương pháp này trong giảng dạy
làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của học sinh cũng như chất lượng
bộ môn.
Tóm lại tài liệu văn học là một nguồn tài liệu phong phú, ẩn chưa nhiều tiềm
năng có thể khai thác để sử dụng trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên cần chú ý
17



không có phương pháp dạy học nào là tối ưu hoàn toàn, không có nguồn tài liệu
nào là duy nhất do vậy cần chú ý kết hợp hài hoà các nguồn tài liệu, các phương
pháp dạy học và các thao tác sư phạm để phát huy đến mức cao nhất, hiệu quả
nhất bài học lịch sử ở trường phổ thông giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức
để lại trong lòng các em những ấn tượng lâu bền, lưu lại kí ức các em sẽ nhớ sâu
hơn, lâu hơn và thích học môn Lịch sử hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 21 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Trịnh Thị Thu Hiền

PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 cơ bản - Nhà xuất bản giáo dục.
18


2. Sách giáo khoa Văn học lớp 12 - Nhà xuất bản giáo dục.
3. Sử dụng một số đoạn thơ, văn trong văn học và các tư liệu tham khảo khác
như: thơ văn cách mạng (1930- 1945) NXB Giáo dục,thơ văn kháng chiến
chống Pháp, chống Mĩ, nguồn tài liệu trên Internet…
4. Phương pháp dạy học lịch sử - Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, nhà xuất bản

Giáo dục.

DANH MỤC
19


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ
GD& ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

Họ và tên tác giả: Trịnh
Thị ThuTÂM
Hiền GDTX THIỆU HOÁ
TRUNG
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trung Tâm GDTX Thiệu Hoá

TT

1
2
3
4
5

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
( Phòng, Sở,

Tỉnh…)

Kết quả
Năm đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
( A, B hoặc
C)
A
2002- 2003

Áp dụng phương pháp so sánh đối Phòng
chiếu đánh giá trong giảng dạy
GD&ĐT
lịch sử
Thiệu NGHIỆM
hoá
SÁNG KIẾN KINH
Lồng ghép một số kiến thức lịch
Phòng
C
2005- 2006
sử địa
phương TÀI
trong dạy
học lịch
GD&ĐT
SỬ
DỤNG

LIỆU
VĂN
HỌC TRONG DẠY HỌC
sử dân tộc
Thiệu hoá
LỊCH
SỬphương
VIỆTpháp
NAM
LỚP 12
CAO
HIỆU
Áp dụng
hợp tác
Sở NHẰM
GD&ĐT NÂNG
B
2010-2011
nhóm nhỏ trong dạy
học lịch
sử HỌC LỊCH SỬ
QUẢ
GIỜ
Giúp học sinh yêu thích giờ học
Sở GD&ĐT C
2011- 2012
lịch sử
Áp dụng phương pháp : Tư duy,
Sở GD&ĐT C
2013- 2014

so sánh, phân tích ,nhận xét …
nhằm gây hứng thú học tập lịch sử

Người thực hiện: Trịnh Thị Thu Hiền
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Lịch Sử

20

THANH HÓA, NĂM 2017


21



×