Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
MỤC LỤC
Trang
1/ MỞ ĐẦU
1.1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môn lịch sử trong trường THPT cũng như ở Trung tâm GDTX là môn học
có ý nghĩa và vị trí vô cùng quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ “ Bởi lịch
sử giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân
tộc và lịch sử thế giới, phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo
dục lòng yêu quê hương đất nước niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết quốc
tế. Đồng thời học lịch sử còn bồi dưỡng năng lực tư duy hành động và có thái độ
ứng xử đúng đắn trong cuộc sống của các em”. [1]
Song đặc thù của bộ môn lịch sử là các em phải tiếp cận với nhiều các sự kiện,
các niên đại, các anh hùng- những danh nhân lịch sử của dân tộc và cả thế giới từ cổ
tới kim, từ cận đại đến hiện đại. Bởi vậy, khi học buộc các em phải thật cần cù, chịu
khó và có phương pháp học phù hợp mới đạt kết quả cao trong các kì kiểm tra đánh
giá. Vì vậy môn lịch sử chưa gây được hứng thú cho học sinh.
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi
cần có giải pháp đồng bộ đổi mới từ nội dung sách giáo khoa, phương pháp dạy
học cho đến kiểm tra đánh giá kết quả dạy học”. [2].Trong đó, kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học viên là khâu quan trọng, không thể thiếu trong quá trình
dạy và học, góp phần thiết thực để nâng cao chất lượng bộ môn.
]
Là giáo viên dạy môn lịch sử ở Trung tâm GDTX Tĩnh Gia, trong quá
trình giảng dạy tôi đã nhận thấy việc xây dựng và sử dụng một số kỹ thuật kiểm
tra, đánh giá vào dạy học lịch sử ở trung tâm GDTX sẽ giúp cho giáo viên đánh
giá được kết quả học tập của học viên, song quan trọng hơn cả việc kiểm tra,
đánh giá còn giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy và tạo động lực học tập
cho học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học ở trung tâm GDTX Tĩnh Gia hiện
nay cho thấy, khâu kiểm tra, đánh giá chưa được chú ý nhiều. Hình thức kiểm tra
thì đơn điệu, nội dung kiểm tra chỉ dừng lại ở việc kiểm tra kiến thức mà chưa
hướng tới kiểm tra kỹ năng, thái độ, năng lực của người học. Nên kết quả chất
lượng môn lịch sử chưa cao, chưa góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng,
hiệu quả của việc giáo dục.
Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả học tập bộ môn lịch sử? Đó là vấn
đề mà những giáo viên dạy môn lịch sử chúng tôi luôn trăn trở và xuất phát từ lý
do trên tôi đã nghiên cứu đề tài “ Xây dựng và sử dụng một số kĩ thuật kiểm tra,
đánh giá trong dạy học lịch sử ở trung tâm GDTX Tĩnh Gia”
1.2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Đề tài này đi vào nghiên cứu một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá có thể
vận dụng hiệu quả vào dạy học lịch sử ở trung tâm GDTX Tĩnh Gia. Từ đó khắc
phục tình trạng học thụ động, học tập theo kiểu chép lại bài giảng, học thuộc
lòng kiến thức mà không biết vận dụng, đồng thời thay đổi cách thức học bài
trên lớp và học bài ở nhà của học sinh loại bỏ dần lối học lệch, học tủ, học
không “tư duy” của học sinh, giúp các em chủ động hơn trong việc nắm kiến
thức trên lớp và làm bài tập ở nhà.
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
Ngoài ra một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá còn góp phần đánh giá toàn
diện về kiến thức, kỹ năng, năng lực, ý thức, thái độ của học sinh trong khi học.
Đánh giá đúng thực chất trình độ năng lực của cả thầy và trò.
1.3/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Qua các lần dự giờ của các đồng nghiệp, bản thân tôi nhận thấy, khâu kiểm tra,
đánh giá trong dạy học lịch sử chưa được quan tâm đúng mức. Môn Lịch sử thường
rất nhiều sự kiện, mốc thời gian, khối lượng kiến thức tương đối nhiều….Nếu giáo
viên không có kỹ thuật sư phạm tốt, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp, giờ học
trở nặng nề, không gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi không ngừng đổi mới phương pháp dạy học,
nhất là đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Trong bài viết này, tôi chủ yếu khai thác và chia sẻ một số kỹ thuật kiểm tra,
đánh giá trong dạy học lịch sử ở trung tâm GDTX Tĩnh Gia.
1.4/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp, nhưng trong
đó có các phương pháp được ứng dụng chủ yếu là:
- Đọc sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức
chuẩn kỹ năng môn lịch sử lớp 10,11,12.
- Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Nghiên cứu các dạng câu hỏi trong Sách giáo khoa và các tài liệu tham
khảo.
- Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài trên báo chí và
nhiều tài liệu khác,
- Tiến hành thao giảng, dự giờ các đồng nghiệp.
- Trực tiếp tiến hành các hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học viên tại trung tâm GDTX Tĩnh Gia.
2/ NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Việc kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh có vai trò rất
quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. “Vừa
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
giữ vai trò động lực thúc đẩy quá trình dạy học vừa có vi trò “ bánh lái” giúp
giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học và giúp học sinh thay đổi phương
pháp học tập để phù hợp với hình thức, phương pháp kiểm tra nhằm đạt kết quả
cao”. [3]
Đánh giá chất lượng giáo dục gồm nhiều vấn đề, trong đó có hai vấn đề cơ
bản là đánh giá chất lượng dạy của thầy và đánh giá chất lượng học của trò. Đánh
giá thực chất sẽ tạo động lực nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy trong quá
trình dạy học giáo viên phải đặt ra kế hoạch kiểm tra học sinh để đạt được những
yêu cầu về các mặt mức độ kiến thức và kỹ năng mà mục tiêu giáo dục đề ra.
2.2/ THỰC TRẠNG VỀ VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRUNG TÂM GDTX TĨNH GIA.
2.2.1/ Thuận lợi:
Trong những năm qua, việc đổi mới kiểm tra đánh giá nói chung và kiểm
tra đánh giá môn lịch sử nói riêng đã có nhiều thay đổi cả về quan điểm chỉ đạo
và nhận thức. Nội dung này đã được triển khai sâu rộng trong các trường THPT
cũng như các trung tâm GDTX trong cả nước. Vì vậy khi tiến hành nghiên cứu
xây dựng và sử dụng một số kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử tại
trung tâm GDTX Tĩnh Gia, tôi đã nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện từ Ban
giám đốc Trung tâm, các đồng nghiệp và sự hưởng ứng của đông đảo các học
viên.
2.2.2/ Khó khăn:
Thực tế hiện nay, trong quá trình dạy học lịch sử vấn đề kiểm tra, đánh gía
vẫn chưa được nhiều giáo viên quan tâm. Cách thức kiểm tra đánh giá ít nhiều
mang yếu tố cảm tính, hình thức kiểm tra vẫn là kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết
và kiểm tra học kỳ. Vì vậy, việc kiểm tra trở nên cứng nhắc, nặng nề.
Bên cạnh đó, các em học viên vẫn chưa thực sự yêu thích môn lịch sử,
chưa chủ động trong quá trình học tập mà học chỉ mang tính chất đối phó với
các kỳ thi cử.
2.2.3. Nguyên nhân
2.2.3.1/ Về phía giáo viên:
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
Kiểm tra đánh giá là vấn đề quan trọng và phần lớn giáo viên đã nhận thức
được vai trò, ý nghĩa to lớn của vấn đề này nên đã có sự cải tiến trong khâu kiểm
tra đánh giá song nhìn chung hiệu quả chưa cao,chưa phát huy được tính độc lập
suy nghĩ của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy một số giáo viên vẫn chưa mạnh dạn đổi mới
về phương pháp dạy học đặc biệt là khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học viên.
Giáo viên thường chỉ chú ý đến việc kiểm tra định kỳ mà chưa chú ý đến
việc kiểm tra thường xuyên trong từng tiết học cũng như trong toàn bộ quá trình
dạy học.
Nội dung kiểm tra, đánh giá chỉ chủ yếu hướng đến kiểm tra kiến thức
mà chưa chú ý đến kiểm tra kỹ năng, thái độ, năng lực của người học.
" Khi tiến hành kiểm tra đánh giá, nhiều giáo viên thường dựa vào kinh
nghiệm của bản thân mà ít khi để ý đến cơ sở khoa học, tính quy chuẩn của việc
thiết kế đề thi hay kiểm tra”.[4]
Các hình thức kiểm tra kết quả học tập của học viên còn lạc hậu, chủ yếu
là đánh giá việc ghi nhớ mà chưa đánh giá được khả năng vận dụng sáng tạo, kỹ
năng thực hành và năng lực giải quyết vấn đề của học viên.
Thậm chí giáo viên chỉ quan tâm kiểm tra đánh giá để có điểm nhằm hoàn
thiện yêu cầu theo quy chế và quên mất kiểm tra đánh giá còn có nhiều chức
năng khác...
2.2.3.2/ Về phía học sinh :
Học sinh trung tâm GDTX Tĩnh Gia có điểm xuất phát thấp: Đối tượng
học viên đăng kí vào trường hầu hết là những em có học lực trung bình và yếu,
hầu hết các em ở xa trường, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn...
Mặt khác ý thức học tập chưa cao, đa phần các em chưa xác định mục tiêu
học tập, chưa thực sự cố gắng trong các tiết học, làm bài tập ở nhà…
Đa phần các em đều cho rằng môn lịch sử có nhiều sự kiện nên khó học,
khó nhớ nên các em học chủ yếu học là để đối phó với các kỳ thi cử.
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
Các em phải học nhiều môn nên thời gian dành cho môn lịch sử không
nhiều, chủ yếu học sinh thi khối C mới học sử còn không chỉ học đối phó.
2.2.3.3/ Yếu tố khác:
Do quan niệm xã hội không coi trọng các môn khối C, chỉ chú trọng các
môn khoa học tự nhiên với câu nói cửa miệng “ chuột chạy cùng sào mới vào
ban C”. [5].
Do phụ huynh thờ ơ, xem nhẹ với môn Lịch sử thường hướng các em vào
các môn học tự nhiên.
Ở nhiều trường, môn sử chỉ được coi là môn phụ nên không được các nhà
quản lí nhà trường chú ý, quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ thực trạng trên tôi đã mạnh dạn xây dựng và sử dụng một số
kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trung tâm GDTX Tĩnh Gia.
2.3/ GIẢI PHÁP:
2.3.1/ Mục tiêu của giải pháp :
Trong quá trình ứng dụng một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy
học lịch sử ở trung tâm GDTX giáo viên cần đảm bảo các mục tiêu sau.
- Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức kỹ năng, năng
lực, thái độ, hành vi của học sinh.
- Đảm bảo tính khả thi : Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp
với tính chất, nội dung của từng bài, từng chương.
- Đảm bảo độ phân hóa: Phân loại được chính xác trình độ, năng lực học sinh,
dải phân hóa càng rộng càng tốt.
- Đảm bảo tính hiệu quả : Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá
2.3.2/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
2.3.2.1/ Kỹ thuật kiểm tra kiến thức nền:
Kiểm tra kiến thức nền có nghĩa là kiểm tra những kiến thức, khái niệm mà
học sinh đã được học từ trước nhằm làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức mới;
qua đó giáo viên đánh giá được khả năng nhớ các kiến thức mà học sinh đã thu
nhận được.
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
Kỹ thuật kiểm tra kiến thức nền giúp giáo viên xác định điểm bắt đầu hiệu
quả nhất của bài học với trình độ phù hợp nhất và cũng cung cấp cho giáo viên
sự chuẩn bị của học sinh cho bài học. Đối với học sinh, bài kiểm tra kiến thức
nền giúp các em tập trung vào nội dung quan trọng nhất, nhìn lại những gì đã
biết về bài học trước và các vấn đề sẽ học.
Việc kiểm tra kiến thức nền được thực hiện một cách linh hoạt trong suốt
tiến trình dạy học. Giáo viên có thể áp dụng kỹ thuật kiểm tra này khi bắt đầu
môn học, mỗi bài học trong chương trình hoặc trước khi giới thiệu kiến thức mới
để biết học sinh đã có những gì, từ đó có thể điều chỉnh hoạt động giảng dạy của
mình cho phù hợp với từng đối tượng học sinh,
Yêu cầu của hình thức kiểm tra này là kiểm tra những kiến thức học sinh đã
biết, kỹ thuật kiểm tra này không chỉ cho điểm mà còn tạo nên sự liên kết giữa
những kiến thức cũ với kiến thức mới.
Trong thực tế, giáo viên thường tiến hành kiểm tra bài cũ vào đầu giờ học
thông qua việc hỏi và trả lời giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, nêú luôn
tiến hành kiểm tra như vậy sẽ làm cho việc kiểm tra, đánh giá trở nên nhàm chán
và không tạo hứng thú học tập cho học sinh. Để khắc phục điều này, giáo viên
có thể xây dựng và sử dụng kỹ thuật kiểm tra kiến thức nền theo các bước sau.
Bước 1. Trước khi giới thiệu sự kiện, khái niệm mới giáo viên cần quan tâm
đến những sự kiện, khái niệm liên quan mà học sinh đã học đã biết.
Bước 2. Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi theo các hình thức như: “Câu hỏi
mở, câu hỏi nhiều lựa chọn” để kiểm tra kiến thức học sinh đã biết có liên quan
đến kiến thức học sinh sẽ học tiếp theo.
Bước 3 Giáoviên nêu câu hỏi cho học sinh, hướng dẫn học sinh trả lời một
cách thật ngắn gọn; hoặc giáo viên có thể phát phiếu học tập cho học sinh,
hướng dẫn học sinh đánh dấu vào các câu trả lời của các câu hỏi nhiều lựa chọn.
Bước 4. Tìm ra ít nhất một điểm mà phần lớn học sinh đều biết để từ đó dẫn
dắt học sinh tìm hiểu những kiến thức mới khác.
Ví dụ 1: Trước khi học bài “ Cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ
XVII”( Chương trình lớp 10 cơ bản), giáo viên có thể chuẩn bị các câu hỏi sau:
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
Câu 1: Hãy kể tên các cuộc cách mạng tư sản mà em đã được học ở các bài
trước?
Câu 2: Em hãy chỉ ra điểm hạn chế chung nhất của các cuộc cách mạng tư sản
đã học trước đó?
Mục tiêu của câu hỏi thứ nhất là nhằm giúp học sinh tái hiện lại các cuộc
cách mạng trước đó.Câu hỏi thứ hai khi học sinh chỉ ra được điểm hạn chạn chế
chung là tính không triệt để của các cuộc cách mạng này. Từ đó giáo viên sẽ dẫn
dắt bài mới giới thiệu về cuộc cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản
triệt để nhất, điển hình nhất trong các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.
Ví dụ 2: Trước khi dạy bài “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân
dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX ” (chương trình lớp 11 cơ bản),
giáo viên có thể chuẩn bị câu hỏi để kiểm tra kiến thức học sinh về phần trước
như sau:
Câu 1: Kể tên các hiệp ước mà triều Nguyễn đã kí với thực dân Pháp từ
1858- 1884? Nêu hệ quả của việc triều Nguyễn đã kí các hiệp ước đó?
Câu 2: Nêu tình hình Việt Nam sau hiệp ước Patơnôt(1884)?
Mục tiêu của câu hỏi 1 nhằm giúp học sinh tái hiện lại những hiệp ước mà
Triều đình Nguyễn đã kí với thực dân Pháp, giúp học sinh nhận thức được quá
trình từng bước đi từ nhượng bộ, thỏa hiệp đến đầu hàng thực dân Pháp của
triều Nguyễn. Bằng việc kiểm tra kiến thức nền như vậy, giáo viên đã hướng dẫn
học sinh kết nối được kiến thức đã học đến nội dung kiến thức mới của bài tiếp
theo. Ở câu hỏi 2, khi học sinh trả lời được câu hỏi giáo viên có thể dẫn dắt làm
nội dung dạy bài mới.
Ví dụ 3: Trước khi dạy bài “Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền
Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam(1973-1975)”,(chương trình lớp 12 cơ
bản), giáo viên có thể chuẩn bị câu hỏi để kiểm tra kiến thức học sinh về phần
trước như sau:
Câu 1: Trình bày những nội dung cơ bản của hiệp định Pa ri (1973)?
Câu 2: Theo em trong những nội dung đó, nội dung nào là quan trọng nhất ?
Vì sao?
2.3.2.2/ Kỹ thuật kiểm tra điểm nhấn:
Kỹ thuật kiểm tra này giúp học sinh tập trung sự chú ý vào một khái niệm trong
bài học và rèn luyện được kỹ năng ghi nhớ, tổng hợp, phân tích một vấn đề.
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
Kỹ thuật này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh liệt kê những nội dung
quan trọng liên quan đến khái niệm. Ban đầu học sinh sẽ liệt kê những nội dung
khái quát, sau đó sẽ tái hiện lại những nội dung chi tiết hơn.
Kỹ thuật này giúp cho giáo viên đánh giá xem học viên có thể miêu tả và
nắm bắt được điểm quan trọng nhất trong bài học. Kỹ thuật này còn giúp học
sinh rèn tính tập trung chú ý và hoàn thiện khả năng tái hiện. Kỹ thuật này
thường được sử dụng trong các bài học với mục tiêu chủ yếu là cung cấp nhiều
thông tin mới.
Giáo viên có thể xây dựng và sử dụng kỹ thuật kiểm tra điểm nhấn theo các
bước sau:
Bước 1: Lựa chọn một chủ đề hoặc một khái niệm quan trọng mà học sinh đã
học hoặc sẽ học.
Bước 2: Yêu cầu học sinh tìm hiểu những nội dung liên quan đến khái niệm.
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra định nghĩa của khái niệm.
Ví dụ 1: Khi học về các quốc gia phong kiến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam
Á (chương trình lịch sử lớp 10 cơ bản” giáo viên có thể đưa ra khái niệm “Chế
độ quân chủ chuyên chế” và yêu cầu học viên tìm hiểu những nộ dung liên quan
đến khái niệm, hoặc giáo viên có thể đưa ra các nội dung liên quan, như: “Thời
gian xuất hiện các nhà nước quân chủ chuyên chế, thể chế chính trị, Quyền lực
của người đứng đầu nhà nước...”
Mục đích của các câu hỏi này để học sinh tự rút ra và nắm vững đặc điểm
cơ bản về thể chế chính trị chung của các quốc gia phong kiến này.
Ví dụ 2: Khi học về các cuộc “cách mạng tư sản” (chương trình lớp 10 cơ
bản), giáo viên có thể đưa ra các nội dung liên quan một cách khái quát nhất,
như “ Nguyên nhân nổ ra, thời gian, giai cấp lãnh đạo,mục tiêu đấu tranh, hình
thức đấu tranh, động lực cách mạng, kết quả, ý nghĩa”. Trên cơ sở hoàn thiện
những nội dung trên sẽ giúp học viên hình thành khái niệm cách mạng tư sản.
Kỹ thuật này có thể dùng trước, trong hoặc sau giờ học. Kỹ thuật kiểm tra
này được coi là công cụ xác định nhanh khả năng tái hiện những vấn đề quan
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
trọng liên quan đến kiến thức đã học hoặc sẽ học của học sinh . Tùy mục đích
kiểm tra mà giáo viên lựa chọn thời điểm tiến hành.
2.3.2.3/ Kỹ thuật tóm tắt một câu.
Kỹ thuật này thường yêu câu học sinh trả lời câu hỏi “ ai làm gì, cho ai,
khi nào, như thế nào và tại sao..” về chủ đề đã cho sau đó tổng hợp thành một
câu có đủ thông tin, đúng ngữ pháp.
Đây là kỹ thuật nhằm kiểm tra kỹ năng tổng hợp kiến thức của học sinh về
nội dung được học trong bài; rèn luyện cho học sinh cách tóm tắt bài cho dễ học,
dễ nhớ, tránh lối học vẹt, học thuộc lòng theo kiểu chép lại bài giảng, học không
“ tư duy”….
Với kỹ thuật kiểm tra này cho phép giáo viên thu thập và so sánh các câu
trả lời một cách nhanh chóng và dễ dàng. Nó rèn cho học sinh kỹ thuật nén
thông tin thành một câu học vừa dễ nhớ.
Giáo viên có thể xây dựng và sử dụng kỹ thuật tóm tắt một câu theo các
bước sau:
Bước 1: Giáo viên chọn một khái niệm hoặc một chủ đềSmà học sinh đã
được học, được nghiên cứu kỹ.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh viết lại chủ đề này theo như mục đích,
yêu cầu của mình.
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh và cùng hoàn thiện câu hỏi.
Ví dụ 1 : Giáo viên chọn chủ đề: “ Chủ trương của Đảng đối với quân
Pháp và quân Trung Hoa dân quốc” (chương trình Lịch sử lớp 12 cơ bản).
Giáo viên hướng dẫn học viên tóm tắt: Chủ trương của Đảng ta đối với
quân Pháp và quân Trung Hoa dân quốc từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946 có
thể chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn từ tháng 9/1945 đến trước ngày 6/3/1946: Đảng ta chủ trương
hòa hoãn với quân Trung Hoa dân quốc để tập trung lực lượng chống
Pháp.
+Giai đoạn từ ngày 6/3/1946 đến đầu tháng 9/1946: Đảng ta chủ trương
hòa hoãn với Pháp để đẩy nhanh quân Trung Hoa dân quốc về nước.
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
Ví dụ 2: Giáo viên chọn đề tài: Thái độ của triều đình nhà Nguyễn đối thực
dân Pháp từ 1858-1884( Chương trình lịch sử lớp 10 cơ bản).
Giáo viên hướng dẫn học viên trình bày: Thái độ của triều đình Nguyễn với
thực dân Pháp có thể chia thành 2 giai đoạn:
+Từ năm 1858 đến năm1863: Quyết tâm chống pháp.
+Từ năm 1863 đến năm1884: Thỏa hiệp rồi từng bước đầu hàng Pháp
2.2.2.4/ Kỹ thuật làm bài tập nhanh.
Kiểm tra để thu được thông tin phản hồi về việc học của học sinh là rất
quan trọng trong quá trình dạy học. Thông tin phản hồi sẽ rất hữu ích trong việc
tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là điều chỉnh kịp
thời khi việc học của học sinh không đạt được kết quả như mong đợi.
Đây là kỹ thuật đơn giản và nhanh nhất để thu thập các thông tin phản hồi
về việc học của học sinh. Bài tập này có thể tiến hành vào khoảng 3 hoặc 4 phút
cuối giờ học hoặc sau khi thảo luận nhóm. Kỹ thuật này cũng có thể thực hiện
ngay ở đầu giờ học khi mà giáo viên muốn kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của
học sinh.
Lợi thế cơ bản của kỹ thuật này là cung cấp một thông tin phản hồi hữu ích,
quản lí được sự đầu tư tối thiểu về thời gian và công sức. Hỏi học sinh điều có ý
nghĩa nhất mà họ học được và câu hỏi quan trọng nhất của họ. Qua phần trả lời
của học sinh, giáo viên có thể đánh giá được những kiến thức mà học sinh đã thu
nhận được, những nội dung mà học sinh còn chưa rõ; từ đó giáo viên sẽ có
những biện pháp để giúp các em thành công hơn trong việc học của mình. Kỹ
thuật kiểm tra này còn giúp giáo viên biết được thái độ, các kỹ năng chú ý, tập
trung, kỹ năng phân biệt các vấn đề chủ yếu với các chi tiết phụ trong bài học
của học sinh.
Giáo viên có thể xây dựng và sử dụng kỹ thuật tóm tắt một câu theo các
bước sau:
Bước 1: Giáo viên phải xác định trước vấn đề và thời gian làm bài tập
nhanh.
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh và yêu cầu các em thực hiện
trong khoảng thời gian nhất định.
Bước 3: Dành thời gian thích hợp để học sinh tìm câu trả lời và trả lời câu
hỏi.
Bước 4: Giáo viên nhận xét và chốt lại vấn dề.
Ví dụ 1: Câu hỏi cho Chương I (Lịch sử lớp 12)
- “ Em hãy cho biết mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam từ sau
chiến tranh thế giới thứ nhât?"
- “Chọn hai sự kiện quan trọng nhất diễn ra trong năm 1930 có ảnh hưởng
đến sự phát triển của lịch sử nước ta”
Ví dụ 2: Câu hỏi cho bài “Phong trào yêu nước chống Phápcủa nhân dân
Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX”( Lịch sử lớp 11)
- “ Thực chất của phong trào Cần Vương là gì?
Ví dụ 3: Câu hỏi cho bài “ Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
thời phong kiến”.(Lịch sử lớp 10)
-“ Nêu nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời
phong kiến?”
2.3.2.5/Kỹ thuật làm đề cương trống.
Để giúp cho học viên tổ chức tốt việc học nội dung bài học, giáo viên
thường cung cấp cho học viên đề cương bài giảng của mình vào đầu hoặc cuối
giờ học. Đề cương đó thường là để trống hoặc đã điền một phần nội dung của
bài giảng.
Mục đích của kỹ thuật “đề cương trống” là giúp cho giáo viên xác định
được học sinh đã nắm bắt được điểm quan trọng nhất của bài giảng hay của
buổi thảo luận hay ôn tập chưa. Đồng thời cũng giúp cho học viên tái hiện lại
những điểm chính yếu nhất của bài học vào một khung kiến thức phù hợp dễ
nhớ và dễ hiểu cho bản thân.
Kỹ thuật này thường được sử dụng vào cuối giờ khi tổng kết buổi học vào
đầu giờ học sau.
Giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật “đề cương trống” theo các bước sau:
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
Bước 1: Thiết kế một đề cương bài giảng mà giáo viên muốn kiểm tra.
Bước 2: Xác định mức độ chi tiết của đề cương mà giáo viên muốn có trong bài
tập này.
Bước 3: Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh, hoặc phát phiếu học tập đã chuẩn
bị trước cho học sinh, hướng dẫn học sinh trả lời vào các phần để trống.
Ví dụ 1: Khi học xong bài “Các quốc gia cổ đại phương Tây- Hi lạp và Rô-ma”,
( chương trình lớp cơ bản), giáo viên có thể sử dụng đề cương trống sau:
Nội dung
Các quốc gia cổ đại phương
Các quốc gia cổ đại phương
Đông.
Tây –Hi Lạp và Rô-ma.
Điều kiện tự nhiên
Thời gian hình
thành nhà nước.
Ngành kinh tế
chính
Cơ cấu giai cấp
Thể chế chính trị
Thành tựu văn
hóa.
Ví dụ 2: Khi học bài “ Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ đầu thế
kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)”,( Chương trình lịch sử lớp11 cơ
bản), giáo viên có thể sử dụng đề cương trống sau:
Nội dung so sánh
Phong trào Cần vương
Phong trào yêu nước
đầu thế kỷ XX
Mục tiêu
Lãnh đạo
Lực lượng tham gia
Quy mô
Kết quả và ý nghĩa
Với câu hỏi này giáo viên sẽ sử dụng ở cuối bài vừa củng cố kiến thức bài
mới học đồng thời tái hiện được cả kiến thức bài cũ.
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
Ví dụ 3: Khi học bài “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919- đến năm
1925”,( Chương trình lịch sử lớp 12 cơ bản), giáo viên có thể sử dụng đề cương
trống sau:
Giai cấp, tầng lớp
Thái độ chống đế quốc
và phong kiến
Lí do
Đại địa chủ
Địa chủ vừa và nhỏ
Tư sản mại bản
Tư sản dân tộc
Tiểu tư sản
Nông dân
Công nhân
Với câu hỏi này giáo viên sử dụng ở cuối tiết 1 của bài sẽ giúp học sinh
khắc sâu hơn thái độ của từng giai cấp đối với Đế quốc và phong kiến. Qua đó
cũng góp phần để giúp học viên có thể tự rút ra khả năng cách mạng của từng
giai cấp.
Kỹ thuật kiểm tra “ đề cương trống” là kỹ thuật được sử dụng phổ biến và
rất hiệu quả trong dạy học và kiểm tra đánh giá môn lịch sử. Điều quan trọng
nhất là giáo viên biết cách sử dụng kỹ thuật này một cách linh hoạt và phù hợp
nhất trong bài giảng của minh.
2.3.2.6/ Kỹ thuật xác định ma trận đặc trưng
Kỹ thuật xác định ma trận đặc trưng được thiết kế để đánh giá kỹ năng
phân loại các thông tin quan trọng tương ứng với một bảng gồm các đặc trưng
được xác định rõ ràng. Kỹ thuật kiểm tra này thường được sử dụng nhiều trong
các tiết học yêu cầu học sinh phân biệt các khái niệm có liên hệ chặt chẽ với
nhau, tương đối giống nhau và dễ dẫn đến nhầm lẫn. Vì vậy kỹ thuật này nhằm
đánh giá khả năng phân loại, sắp xếp các đặc trưng cơ bản của các khái niệm
quan trọng mà học sinh được học trong chương trình. Thông qua các kỹ thuật
này giáo viên cũng nhanh chóng xác định được kỹ năng phân biệt các khái niệm
tương đối giống nhau của học sinh, đồng thời giúp học sinh xác định và nắm
vững được sự khác nhau cơ bản giữa các khái niệm đó.
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
Ma trận được thiết lập hai chiều có hàng ngang, cột dọc. Trong đó cột dọc và
hành ngang được định danh rõ ràng còn các ô bên trong được để trống. Các bước
tiến hành của kỹ thuật xác định ma trận đặc trương được tiến hành như sau:
Bước thứ nhất: Định danh trên cột dọc của ma trận bằng các khái niệm mà học
sinh dễ nhầm lẫn.
Ví dụ: “ Cách mạng tư sản kiểu cũ”, “ Cách mạng tư sản kiểu mới”,
Bước thứ hai: Xác định đặc trưng nổi bật của các khái niệm và định danh các
hành ngang.
Ví dụ: Các đặc trưng từ 1 đến 7 của bảng minh họa.
Bước thứ 3: Học sinh sẽ phải sắp xếp các đặc trưng liên quan đến khái niệm
bằng cách điền dấu ( + ) vào các ô tương ứng, còn đặc trưng không liên quan
đến khái niệm học sinh điền dấu ( – ) vào ô tương ứng.
Ví dụ : Bảng minh họa
Khái niệm
Cách mạng tư
Cách mạng tư
sản kiểu cũ
sản kiểu mới
1. Chống phong kiến
+
+
2. Chống chủ nghĩa tư bản
3. Do giai cấp tư sản lãnh đạo
+
4. Do giai cấp vô sản lãnh đạo
+
5. Quần chúng nhân dân là động lực chủ yếu
+
+
6. Đưa đất nước đi theo con đường CNTB
+
7. Đưa đất nước đi theocon đường XHCN
+
Ưu điểm của kỹ thuật này là có thể kiểm tra nhanh và rất dễ tiến hành trong
lớp học, giáo viên cũng có thể nhanh chóng xử lý, đánh giá các câu trả lời của
học sinh để có thông tin phản hồi về những nội dung kiến thức mà học sinh hiểu
sai, từ đó có thể kịp thời điều chỉnh giúp học sinh nắm vũng khái niệm tốt nhất.
2.2.3/ Điều kiện thực hiện giải pháp.
Một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá nêu trên, giáo viên có thể thực hiện
linh hoạt, mềm dẻo trong suốt quá trình dạy học. Giáo viên có thể áp dụng một
số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trước, trong hoặc sau giờ học. Tùy vào mục đích
của của việc kiểm tra, đánh giá mà giáo viên lựa chọn thời điểm tiến hành .
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 15
Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
Nếu mục đích của giáo viên là kiểm tra những kiến thức khái niệm học
sinh đã học từ trước nhằm làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức mới cũng như
xác định định nhanh khả năng tái hiện những vấn đề quan trọng liên quan tới
kiến thức đã học hoặc sẽ học của học sinh trong một bài, một chương, một giai
đoạn lịch sử, việc kiểm tra sẽ tiến hành ở thời điểm bắt đầu giờ học hoặc lồng
ghép vào giữa tiết học, để làm cho tiết học bớt nhàm chán và tạo hứng thú học
tập cho học sinh .
Nếu mục đích của giáo viên kiểm tra để thu thập những thông tin phản
hồi giúp viên đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh, giáo viên có thể tiến hành
ở trong giờ học hoặc sau tiết học.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh cả lớp trả
lời, thảo luận nhóm nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ
động và linh hoạt nhất.
2.4/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục của
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1/Đối với giáo viên
2.4.1.1. Khi chưa vận dụng một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá.
Bản thân tôi, cũng như qua trao đổi cùng đồng nghiệp, thường thì giáo viên
thường mắc lỗi cơ bản trong giảng dạy: giờ dạy trầm, giáo viên làm việc nhiều, học
sinh thì thụ động, giờ học nhàm chán, không có sự sáng tạo, phân phối thời gian
không hợp lí, phần củng cố bài thì qua loa, không hiệu quả. Đặc biệt là khâu kiểm tra
đánh giá ít được áp dụng trong giờ dạy, thường thì giáo viên chỉ cho học sinh 1 hoặc
2 bài tập về nhà làm, hôm sau nộp lại cho giáo viên hoặc kiểm tra vấn đáp trước giờ
học... Chính vì vậy mà chất lượng môn lịch sử không cao.
2.4.1.2. Khi vận dụng một số kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch
sử ở trung tâm GDTX Tĩnh Gia.
Khi tiến hành vận dụng một số kỹ thuật Kiểm tra – Đánh giá trong dạy học
lịch sử. Tôi thấy phương pháp dạy học đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích
cực, với sự chuẩn bị chu đáo về hệ thống câu hỏi, linh hoạt về hình thức kiểm tra
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 16
Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
đánh giá nên giờ học không còn cứng nhắc, truyền thụ kiến thức một chiều mà
giờ học trở nên sinh động, học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.
2.4.2/ Đối với học sinh
Qua việc vận dụng một số kỹ thuật Kiểm tra – Đánh giá trong dạy học lịch
sử, Tôi nhận thấy học sinh có sự chuyển biến rõ nét các em nắm bắt bài tốt hơn,
tích cực xây dựng bài, giờ học trở nên sôi nổi, các em không còn cảm thấy áp
lực khi tiến hành kiểm tra.
Qua khảo sát chất lượng giờ học và học tập bộ môn cho 2 lớp 10B, 12 A
chưa vận dụng một số kỹ thuật kiểm tra – đánh giá) so với 2 lớp 12B, 10A (ứng
dụng một số kĩ thuật kiểm tra đánh giá), Năm học 2016 – 2017 tôi đã thu được
kết quả như sau:
Bảng 1: Chất lượng giờ học
Tiêu chí đánh giá
Không khí giờ học
10B, 12A
Trầm, căng thẳng
12B, 10A
Sôi nổi, tích cực,
nhẹ nhàng
Khả năng thể hiện kỹ năng
lịch sử của học sinh (qua việc
Chưa tích cực
Rất tích cực
nội dung trọng tâm của bài và
40%
75%
kiến thức liên quan
Điểm khá giỏi
Bảng 2: Bảng so sánh chất lượng
15%
43%
vận dụng một số kỹ thuật
kiểm tra đánh giá
Học sinh hiểu và nắm vững
So sánh kết quả học tập năm học 2016 – 2017của 2 lớp 12B, 10A ( đã vận
dụng một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá) và 2 lớp 10B, 12A (chưa vận dụng một
số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá)
Lớp
12A
10B
12B
Sĩ số
HS
35 HS
36 HS
35 HS
Giỏi
0HS
0 HS
0 HS
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Kết quả môn Lịch sử năm 2017
Trung
Khá
Yếu
Kém
bình
4 HS
23 HS
8 HS
0HS
3 HS
23HS
10 HS
0 HS
12 HS
21 HS
2 HS
0 HS
Trang 17
Sáng kiến kinh nghiệm
10A
38HS
0 HS
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
15 HS
20 HS
3 HS
0 HS
3/ KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1/ Kết luận
Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học. Kiểm tra
đánh giá không chỉ xác định mức độ đạt được mức độ đạt được các mục tiêu dạy
học mà còn tác động trở lại quá trình dạy học. Đây là hoạt động có sự tác động
tương hỗ giữa thầy và trò.“Nó cung cấp kịp thời cho giáo viên những thông tin
phản hồi nhanh chóng để biết học sinh đã hiểu bài hay không, khám phá thái độ
của học sinh, kiểm tra hiệu quả việc dạy, kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và
hoạt động dạy”. [6]
Các kỹ thuật kiểm tra được nêu trong đề tài có thể vận dụng trong dạy học
Lịch sử ở tất cả các trung tâm GDTX, vì nó hướng tới mục đích kiểm tra, đánh
giá thường xuyên trong tiến trình dạy học, cũng như việc Kiểm tra – Đánh giá cả
kiến thức kỹ năng của người học.
3.2/Kiến nghị
Với mong muốn nội dung kiểm tra đánh giá được thực hiện một cách có
hiệu quả, tôi có một số kiến nghị sau đây:
* Đối với cấp trường.
- Đối với giáo viên:
+ Cần nghiên cứu kỹ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo để xây dựng
các câu hỏi trong từng tiết dạy.
+ Phải nắm vững, sử dụng thành thạo các kỹ thuật kiểm tra đánh giá đồng
thời vận dụng linh hoạt các hình thức này trong giờ dạy.
+ Cần tạo ra không khí học tập thật thoái mái, nhẹ nhàng để đạt hiệu quả
cao trong giờ học.
- Đối với các tổ, nhóm chuyên môn: Cần tổ chức hiệu quả hơn các buổi sinh
hoạt chuyên môn về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới hoạt động
kiểm tra đánh giá.
- Đối với Ban Giám đốc trung tâm:
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 18
Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
+ Tiến hành xây dựng các ngân hàng đề kiểm tra, đề thi theo một quy trình
dựa trên cơ sở khoa học đo lường và đánh giá.
+ Cần mua sắm thêm một sốtài liệu, các trang thiết bị để giáo viên giảng dạy
và thiết kế, áp dụng các hình thức kiểm tra – đánh giá một cách thuận tiện hơn.
* Đối với Sở Giáo dục
- Tiếp tục tổ chức tập huấn kỹ lưỡng về cách thức tổ chức kiểm tra, đánh giá
nhằm trao đổi, tìm ra hướng đi mới cho công tác dạy học lịch sử có hiệu quả hơn.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, phân tích,
đánh giá thực tiễn, đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện theo tinh thần đổi
mới phương pháp kiểm tra, đánh giá song vẫn còn nhiều hạn chế nhất định và
còn nhiều khía cạnh chưa được khai thác. Mong rằng những giải pháp mà bản
thân đã đề cập tới có thể góp phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy học
bộ môn Lịch sử ở các Trung tâm GDTX hiện nay.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đã rút ra trong quá
trình dạy học lịch sử ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Tĩnh Gia nên không
tránh khỏi những hạn chế, khuyết điểm. Rất mong nhận được sự góp ý chân
thành của các đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Thanh Hóa, ngày 24-05-
2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh
nghiệm do chính tôi viết
Kí tên
Nguyễn Thị Bích
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 19
Sáng kiến kinh nghiệm
Trungtâm GDTX TĨNH GIA
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguồn internet-HLIOS.Việt Nam-Tầm quan trọng của môn lịch sử hiện
nay với học sinh.
2. W.W.W. chuyen.qb.com- một số vấn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh.
3. W.W.W. giaoduc.edu.vn- yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học.
4. Nguồn Internet- quang tri.edu.vn.
5. Võ minhtap.blogspot.com.
6. BDTX Mô ddun24- kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích
Trang 20