Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tích hợp giáo dục môi trường khi dạy chương 1 cá thể và quần thể sinh vật sinh thái học, sinh học 12 tại trung tâm GDTX thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.13 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU…………………………………………..……...….……….3
1. Lí do chọn đề tài…………………………………….…..……………..….3
2. Mục đích nghiên cứu……………………..…………..……………….…..3
3. Đối tượng nghiên cứu………………..……...……………………...……..4
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………...…………..…….…...4
PHẦN II.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……………...…..……4
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm……….……………………….…4
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm…….….….... 5
3.Các giải pháp và kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề…………....6
3.1. Nghiên cứu nội dung kiến thức chương I Cá thể và quần thể sinh vậtSinh thái học, Sinh học 12 để làm cơ sở tích hợp……………...….………...…..6
3.2.Thiết kế bài giảng tích hợp giáo dục mơi trường..……………………8
3.3. Khảo sát, đánh giá kết quả……………………………………...…..14
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ……………………………...…….15
PHẦN III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………...……………...………16
1.Kết luận…………………………………..………………………...……...16
2.Kiến nghị …………………...……………………………………..……...16

2


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nhiều hiểm họa như: hạn hán, cháy rừng, lũ
lụt, sạt lở đất, bệnh dịch…xảy ra, gây thiệt hại nặng nề về người và của cho
nhiều địa phương. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa
có được những hiểu biết cơ bản về bảo vệ mơi trường.
Trước thực trạng đó, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp
nhằm giải quyết các vấn đề mơi trường.Riêng trong lĩnh vực giáo dục, Thủ
tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 về
việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống Giáo


dục quốc dân” và nhiều chỉ thị, quyết định khác nhằm tăng cường giáo dục mơi
trường trong các trường học.
Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước
về giáo dục bảo vệ môi trường, Bộ GD&ĐT đã có cơng văn số 6327/BGD ĐTKHCNMT ngày 17/7/2008 về việc xây dựng kế hoạch tập huấn giáo viên về
phương pháp tích hợp nội dung bảo vệ mơi trường vào các mơn học.
Tích hợp giáo dục mơi trường trong dạy học là một đề tài đã được nhiều
tác giả nghiên cứu. Nội dung giáo dục môi trường các tác giả đề cập mang tính
chất tổng quát, chung nhất. Nhưng đối với học viên trung tâm Giáo dục thường
xuyên (GDTX) Thường Xuân, ngồi các biện pháp bảo vệ mơi trường ở tầm vĩ
mô, tôi muốn hướng học viên tới những vấn đề môi trường tại địa phương họ
sinh sống, việc bảo vệ môi trường bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhất của mỗi
người.
Huyện Thường Xuân là một huyện miền núi của tỉnh. Học viên trung tâm
GDTX Thường Xuân phần lớn là giáo viên các trường mầm non, tiểu học và cán
bộ chủ chốt ở các thôn, xã – là những người có vai trị quan trọng trong cơng tác
bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường để đảm
bảo sự phát triển bền vững của địa phương. Vì vậy, việc trang bị cho họ những
kiến thức về mơi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về môi trường là
hết sức cần thiết.
Sinh học là môn học đề cập đến nhiều kiến thức gần gũi với con người và
thiên nhiên. Trong Chương I Cá thể và quần thể sinh vật -Sinh thái học, Sinh học
12, học viên được tìm hiểu về mơi trường, các nhân tố sinh thái, mối quan hệ
giữa sinh vật với sinh vật và tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường. Khi
nghiên cứu mối quan hệ này, có thể tích hợp những biện pháp bảo vệ mơi
trường, sử dụng hợp lí nguồn tài ngun thiên nhiên, góp phần làm tăng hiệu
quả dạy học.
Xuất phát từ những lí do trên tơi đã chọn đề tài “Tích hợp giáo dục môi
trường khi dạy chương I Cá thể và quần thể sinh vật- Sinh thái học, Sinh học
12 tại Trung tâm GDTX Thường Xuân” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu

3


Tích hợp nội dung giáo dục mơi trường trong dạy học chương I Cá thể và
quần thể sinh vật- Sinh thái học, Sinh học 12 nhằm giúp học viên nâng cao được
giá trị về mặt ứng dụng kiến thức, rèn luyện một số kỹ năng và nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường.
3.Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của việc dạy học tích hợp giáo dục mơi trường khi dạy
chương I Cá thể và quần thể sinh vật-Sinh thái học, Sinh học 12 đối với học viên
trung tâm GDTX Thường Xuân về kiến thức, kĩ năng cũng như thái độ của
người học trước các vấn đề về môi trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu cơ
sở lý luận về quan điểm dạy học tích hợp, nghiên cứu nội dung kiến thức
chương I Cá thể và quần thể sinh vật- Sinh thái học, Sinh học 12 để làm cơ sở
tích hợp.
4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Trao đổi với đồng nghiệp,
gửi phiếu thăm dò để đánh giá thực trạng của việc giáo dục môi trường trong
dạy học nói chung và dạy học chương I Cá thể và quần thể sinh vật -Sinh học 12
ở trung tâm GDTX Thường Xuân và một số cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh .
4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu qua kết quả các bài kiểm tra và
các kênh thơng tin khác để đánh giá tính hiệu quả của đề tài.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1.Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế
trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thơng và trong xây dựng
chương trình mơn học ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới.
Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển
ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để

giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Thơng qua dạy học tích hợp, học
sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền
móng cho q trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết
những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày.
Trong dạy học các bộ mơn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các
nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới
hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của mơn học,
ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục giới tính, giáo dục mơi
trường trong các mơn Giáo dục cơng dân, địa lý, sinh học, hóa học...
1.2.Tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào dạy học là sự kết hợp
một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục môi trường và kiến thức môn học
thành nội dung thống nhất có quan hệ chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên
hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong bài học.
4


Nội dung giáo dục mơi trường có thể được tích hợp vào nội dung các bài
học của các môn học theo 3 mức độ:
+Mức độ 1: Tích hợp tồn phần: Nội dung giáo dục mơi trường trùng
hồn tồn hay phần lớn nội dung của bài học.
+ Mức độ 2: Tích hợp bộ phận: Một số đơn vị kiến thức của nội dung giáo
dục môi trường được đưa vào nội dung bài học và trở thành một bộ phận của bài
học.
+ Mức độ 3: Tích hợp liên hệ: Nội dung bài học có thể liên hệ với các vấn
đề mơi trường.
Khi tích hợp giáo dục mơi trường cần chú ý:
+ Đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản của môn học, tiết học .
+ Tận dụng các cơ hội để tích hợp các nội dung của giáo dục môi trường
một cách phù hợp, không làm quá tải nội dung và làm tăng thời lượng của bài
học.

+ Tiến hành một cách tự nhiên, khơng gị bó, khơng khiên cưỡng.Vì vậy,
việc tích hợp có thể được tiến hành theo các mức độ khác nhau.
+ Cần liên hệ các vấn đề về thực trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường ở
địa phương.
1.3.Giáo dục môi trường trong dạy học cần quán triệt 3 cách tiếp cận,
đó là:
+ Giáo dục về mơi trường: Cần cung cấp cho người học có những hiểu
biết cơ bản về môi trường, về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và
môi trường.
+ Giáo dục trong môi trường: Giáo dục môi trường cần được tiến hành
trong môi trường, cần được thực hành trong thực tế môi trường, cần xây dựng
những kĩ năng thu thập, đánh giá và phân tích dữ liệu từ thực tế.
+ Giáo dục vì mơi trường: Giáo dục mơi trường phải hướng người học có
thái độ thân thiện với mơi trường, có ý thức bảo vệ mơi trường, có trách nhiệm
cải tạo mơi trường, có phong cách sống thích hợp, hài hịa với mơi trường và sử
dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Dựa trên quan điểm chỉ đạo của ngành, trong quá trình dạy học sinh học,
bản thân tôi cũng như nhiều giáo viên đã chú ý đến tích hợp giáo dục mơi
trường. Tuy nhiên qua thực tế cho thấy việc làm này cịn chưa thường xun, đơi
khi cịn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế. Thực trạng này
xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sau:
+ Cơ sở trang thiết bị còn thiếu, tài liệu cho giáo viên và học sinh tham
khảo chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập.
+ Kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại của giáo viên còn
hạn chế như việc sưu tầm các tư liệu điện tử, tranh ảnh, phim liên quan đến môi
trường...

5



+Thời lượng của một tiết học hạn chế do đó giáo viên giảng dạy không đủ
thời gian đi sâu vào việc tích hợp nội dung bảo vệ mơi trường.
+ Phần mở rộng liên hệ bảo vệ môi trường thường được coi là phần phụ
nên dễ bị bỏ qua.
Trong khi đó, Sinh thái học là phần học mang tính thực tiễn cao, chúng ta
có thể đưa ra các biện pháp giáo dục môi trường liên quan đến từng nội dung
trong các bài học, đó là những kiến thức gần gũi với sự hiểu biết của học viên .
Điều này sẽ có tác dụng kích thích hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của
học viên, đặc biệt là sự quan tâm tới mơi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi
trường.
3.Các giải pháp và kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Nghiên cứu nội dung kiến thức chương I Cá thể và quần thể sinh
vật-Sinh thái học, Sinh học 12 để làm cơ sở tích hợp
Chương I Cá thể và quần thể sinh vật là chương đầu tiên của phần Sinh
thái học, gồm 5 bài, từ bài 35 đến bài 39. Nội dung của chương đề cập đến nhiều
khái niệm và quy luật sinh thái: Khái niệm môi trường và cách phân loại môi
trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái và ổ sinh thái; quần thể và các đặc
trưng về sinh thái học của quần thể; mối tác động qua lại giữa các cá thể trong
quần thể; quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường; những yếu tố
ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và biến động kích thước của quần thể…Đây là
những kiến thức khá gần gũi với học viên và thuận lợi để tích hợp giáo dục mơi
trường. Trên cơ sở lý luận về dạy học tích hợp và nội dung từng bài, tôi đã xác
định những đơn vị kiến thức sử dụng để dạy học tích hợp và biện pháp tích hợp
như sau:
Bài
Bài 35

Địa chỉ tích
hợp

I. Mơi trường
sống và các
nhân tố sinh
thái.

II.1. Giới hạn
sinh thái.
Bài 36

I. Quần thể sinh
vật và quá trình
hình thành quần
thể .

Nội dung giáo dục môi trường

Biện pháp

+ Các yếu tố môi trường: Đất, nước,
không khí, các yếu tố khí hậu, đa
dạng sinh học và tài nguyên rừng
(nhân tố hữu sinh) .
+ Con người cũng là một nhân tố sinh
thái, mọi hoạt động của con người
đều ảnh hưởng đến các yếu tố mơi
trường .
+ Có ý thức và thực hiện bảo vệ các
yếu tố môi trường.
+ Giải thích được sự phát triển quá
mức của một số quần thể sinh vật có

nguồn gốc nhập ngoại (Ốc bươu
vàng, lục bình...) uy hiếp các lồi bản
địa gây mất cân bằng sinh thái.

Bài tập về
nhà: Khảo
sát
môi
trường nước
tại
địa
phương qua
chủ đề “Bảo
vệ nguồn tài
nguyên
nước”.
Học
viên
liên hệ với
thực trạng
một số loài
sinh
vật
6


Bài 37

Bài 38


Bài 39

+ Không được tự ý, tùy tiện đưa một
sinh vật ngoại lai vào chăn nuôi hoặc
môi trường tự nhiên ở địa phương.
I .Tỷ lệ giới tính + Biết cách khai thác hợp lý nguồn tài
II. Nhóm tuổi
nguyên thiên nhiên để đảm bảo duy
trì ổn định quần thể.

ngoại
lai
xâm hại ở
nước ta.
Liên
hệ:
thực tế ở địa
phương

IV. Mật độ cá + Sự phân bố dân cư ở nước ta không
thể của quần hợp lý: người dân dồn về các thành
thể.
phố lớn để sinh sống làm chất lượng
môi trường bị giảm sút.
V. Kích thước + Nhiều lồi động vật q hiếm bị
quần thể sinh săn bắt quá mức, kích thước quần thể
vật
dưới mức tối thiểu nên quần thể khó
có khả năng phục hồi .
+ Con người cần phải bảo vệ các loài

động vật hoang dã .
+Hiện tượng di dân tự do tới các
vùng núi, cao nguyên thường xảy ra,
hậu quả là tài nguyên đất, rừng bị
xâm phạm và suy thoái .
+Thực hiện di dân có kế hoạch đảm
bảo cân đối về dân số giữa thành thị,
nông thôn, đồng bằng, miền núi và
các vùng kinh tế.

-Liên hệ sự
phân bố dân
cư của nước
ta
-Liên hệ tìm
hiểu một số
lồi có nguy
cơ bị tuyệt
chủng do số
lượng cá thể
cịn lại q
ít.

VII.
Tăng +Dân số tăng q nhanh dẫn đến
trưởng của quần thiếu nơi ở, thiếu trường học, bệnh
thể người .
viện, thiếu đất sản xuất, khai thác quá
mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên
...là nguyên nhân chủ yếu làm cho

chất lượng mơi trường giảm sút .
+ Cần có biện pháp kiểm sốt dân số:
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giải
quyết vấn đề việc làm để khắc phục
tình trạng phân bố dân cư bất hợp lý.
I.Biến động số + Con người có thể chủ động trong
lượng cá thể.
việc hạn chế sự phát triển quá mức
của các loài sinh vật gây hại, gây mất
cân bằng sinh thái.
II. Nguyên nhân
gây biến động.

Liên hệ
thực tế tình
trạng di dân
ở nước ta.

Học viên
liên hệ vấn
đề tăng dân
số ở Việt
Nam.
Liên hệ sự
biến động
số lượng cá
thể của một
số loài tại
địa phương.
7



3.2. Thiết kế bài giảng tích hợp giáo dục mơi trường
Với nội dung và biện pháp tích hợp đã xác định được ở trên, tôi soạn
giáo án cho từng bài sao cho vẫn đảm bảo nội dung kiến thức của bài học mà
vẫn thực hiện được mục tiêu tích hợp đặt ra.
Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm, tôi khơng trình bày đầy
đủ, chi tiết giáo án của từng bài. Ở đây tơi chỉ trình bày những kinh nghiệm tích
hợp ở những đơn vị kiến thức đã chọn.
3.2.1.Bài 35. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Sau khi học viên đã có những khái niệm cơ bản về mơi trường, các yếu
tố môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái…tôi hướng dẫn học viên
khảo sát các yếu tố môi trường tại địa phương qua một chủ đề cụ thể (dưới dạng
bài tập về nhà). Trên cơ sở đó, học viên tự xây dựng phương án để khảo sát các
yếu tố khác của môi trường tại địa phương như đất, khơng khí, rừng…
CHỦ ĐỀ: “ BẢO VỆ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC”
Nước là một nhân tố sinh thái vô sinh. Nước quyết định sự tồn tại của
sự sống trên trái đất, khơng có nước thì khơng có sự sống. Nước là tài nguyên
của mỗi quốc gia, nó là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế
xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.
Ở địa phương anh /chị, việc sử dụng nguồn nước như thế nào? Hãy
khảo sát nguồn nước tại địa phương với chủ đề “ Bảo vệ nguồn tài nguyên
nước”.
Nội dung1.Nước chúng ta dùng có từ đâu?
a/Nguồn nước anh /chị sử dụng hàng ngày từ đâu?
Nước bề mặt Nước mưa.
Nước sông, suối,hồ, ao.
Nước ngầm
Nước giếng.
Nước máy hút từ lòng đất ….

b/ Nguồn nước có phải là vơ tận khơng?
c/ Anh chị có bao giờ lo lắng nguồn nước ở địa phương mình
sẽ hết khơng?



Khơng

Nội dung 2.Nguồn nước ở địa phương anh/chị có bị suy thối, cạn kiệt
và ơ nhiễm khơng?
Các chất ô nhiễm xâm nhập vào nguồn nước và những
hành vi làm suy thoái nguồn nước ở địa phương
Nhà vệ sinh, chuồng gia súc gần giếng nước
Người và động vật phóng uế bừa bãi, đổ rác thải gần sông, suối
Dùng điện, chất nổ đánh cá
Nước thải từ gia đình đổ thẳng ra sông, suối
Nước thải từ bệnh viện, nước thải sinh hoạt chưa được xử lý
Dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích quá
nhiều; Rửa dụng cụ, đổ hóa chất độc hại vào nguồn nước



Khơng

8


Các làng nghề, cơ sở sản xuất, giết mổ gia súc…đổ nước thải
và chất thải rắn vào môi trường mà không qua xử lý
Chôn lấp gia súc, gia cầm bị dịch bệnh không đúng quy cách

Chặt phá rừng lấy đất làm nương, rẫy, lấy gỗ, củi….
Khai thác nước ngầm, sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt
quá mức
...
Qua khảo sát trên, anh/chị hãy kết luận nguồn nước tại địa phương mình có bị
suy thối, cạn kiệt và ơ nhiễm khơng? ...................................................................
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Nội dung 3. Khi nguồn nước bị suy thối, cạn kiệt và ô nhiễm sẽ dẫn
đến những hậu quả gì?
Hậu quả
Đúng
Nước ơ nhiễm chứa các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể tích tụ
lâu dài sẽ gây khối ung thư.
Dùng nước bẩn dễ bị hắc lào, tổ đỉa, eczema, ghẻ lở…
Vi khuẩn đường ruột có trong nước gây rối loạn tiêu hóa, bệnh
đường ruột, giun sán….
Các thuốc trừ sâu có trong nước có thể gây ung thư, trẻ em
thiếu ôxy trong máu, suy dinh dưỡng, giảm thông minh…..
Nước bị ô nhiễm là con đường lây truyền HIV, viêm gan B…
Nước bị ô nhiếm sẽ không ảnh hưởng đến sinh hoạt của con
người vì hiện nay có nhiều loại máy lọc nước dùng cho gia đình.
Nước bị cạn kiệt sẽ không thể đủ cho sản xuất và tiêu dùng.
Nước bị ô nhiễm làm cho tôm, cua, cá và các sinh vật khác bị
biến dạng hoặc bị chết gây tổn thất cho ngành nuôi trồng thủy
sản và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
Nước bị cạn kiệt không ảnh hưởng nhiều đến nơng nghiệp vì
con người có thể gây mưa nhân tạo.

Sai


Nội dung4.Mỗi người cần phải làm gì để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước?
Những hành động tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước

Đồng ý

Khơng
đồng ý

Khơng nên để vịi nước chảy tràn, liên tục khi đang giặt
quần áo hoặc rửa rau, rửa bát.
Khóa vịi hoặc nút đường ống lại khi không dùng nước.
Không đục ống nước trái phép để lấy cắp nước.
Dọn sạch dịng sơng và xung quanh bờ.
Nơi đổ rác và nhà vệ sinh, chuồng nuôi gia súc phải xa
nguồn nước.
9


Trồng nhiều cây trên bờ sông để bảo vệ và chống xói
mịn, lở đất.
Dùng phân hóa học thay thế cho phân hữu cơ.
Trồng cây, gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
……..
3.2.2.Bài 36. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
Khi dạy phần “ Quá trình hình thành quần thể”, tơi phân tích 1 ví dụ cụ thể từ
đó rút ra 3 giai đoạn trong quá trình hình thành quần thể. Để thuận tiện cho tích
hợp giáo dục mơi trường, tơi chọn ví dụ là một loài sinh vật ngoại lai- Bọ cánh
cứng hại dừa. Loài bọ này được phát hiện vào tháng 4/1999 ở tỉnh Bến Tre. Bọ

xâm nhập qua con đường nhập khẩu cây cảnh thuộc họ cau dừa dùng làm cảnh
và cây cọ dầu từ các nước châu Á. Chỉ sau hơn một năm (tháng 7/2000) đã lan
tràn gây hại cho hơn 30 tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam
bộ và Nam Trung bộ.
Sau khi học viên đã hiểu được 3 giai đoạn hình thành quần thể, giáo viên cho
học viên lấy thêm các ví dụ khác (Chú ý những loài mới xuất hiện tại địa
phương).
Giáo viên cung cấp thêm thơng tin về một số lồi sinh vật ngoại lai:
+Cây mai dương, hay còn gọi là cây trinh nữ đầm lầy, hiện là sinh vật
ngoại lai gây hại lớn nhất ở Việt Nam. Cây mai dương có nguồn gốc từ vùng
nhiệt đới châu Mỹ và được du nhập vào châu Á từ cuối thế kỷ XIX.
+Ốc bươu vàng, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sống trong các vùng đầm lầy.
Ốc bươu vàng du nhập vào nước ta từ trước năm 1975.
+Ốc sên, có nguồn gốc từ lục địa châu Phi, trở thành loài ốc cạn ngoại lai
xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1960.
+ Lục bình (bèo Nhật Bản hoặc bèo tây) du nhập vào Việt Nam từ Nhật
Bản vào năm 1902.
+Cây bông ổi (cây ngũ sắc) được đưa vào nước ta từ đầu thế kỷ 20, mục
đích làm cảnh và đang có mặt rộng rãi khắp nơi trong cả nước.
+Sâu róm hại thơng thuộc họ bướm, có vùng phân bố tự nhiên ở các tỉnh
phía Nam Trung Quốc. Sâu róm thơng xâm nhập vào Việt Nam từ những năm
1950.
Sự lan rộng của sinh vật ngoại lai hiện nay được ghi nhận như một trong
những mối đe dọa lớn nhất đối với sinh thái và nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp
và gián tiếp đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Đặc biệt, nó càng trở nên
nghiêm trọng hơn do sự biến đổi khí hậu và những xáo động về vật lý, hóa học
đối với các lồi và hệ sinh thái.
Tuy nhiên, không phải sinh vật ngoại lai nào cũng gây hại. Có nhiều lồi
khi du nhập vào nước ta đã trở thành lồi có giá trị: Cà phê, cao su…
Cuối cùng, giáo viên cho học viên thảo luận: Mỗi người cần có thái độ

như thế nào khi đưa sinh vật ngoại lai vào địa phương, và đi đến kết luận:
10


Không được tự ý, tùy tiện đưa một sinh vật ngoại lai vào chăn nuôi hoặc môi
trường tự nhiên ở địa phương.
3.2.3.Bài 37.CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA
QUẦN THỂ SINH VẬT
Sau khi dạy xong mục IV Mật độ cá thể của quần thể, giáo viên cho học
viên liên hệ sự phân bố dân cư ở nước ta qua các câu hỏi gợi ý sau:
+ Sự phân bố dân cư ở nước ta đã thực sự hợp lí chưa?
(Phân bố dân cư ở nước ta chưa hợp lí giữa các vùng, các tỉnh, giữa đồng
bằng và trung du miền núi, giữa thành thị và nông thôn).
+Sự phân bố dân cư chưa hợp lí có ảnh hưởng như thế nào đến mơi
trường?
(Dân số tập trung ở đồng bằng, đô thị làm ô nhiễm nghiêm trọng đến môi
trường. Mật độ dân số tăng, rác thải nhiều, làm tăng dịch bệnh, gây ảnh hưởng
đến con người và mơi trường).
+ Mỗi người cần có thái độ và hành động như thế nào về vấn đề này?
(Thực hiện nghiêm túc chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình để kiềm
chế gia tăng dân số, chấp hành chính sách di dân và xuất khẩu lao động của nhà
nước, khôi phục và phát triển nghề truyền thống để tạo việc làm cho bản thân và
người dân, học hỏi cách làm giàu ngay trên chính quê hương…).
3.2.4. Bài 38.CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA
QUẦN THỂ SINH VẬT(tiếp theo)
Sau khi dạy xong mục V. Kích thước quần thể, khái niệm kích thước tối
thiểu, giáo viên cung cấp cho học viên thơng tin về một số lồi có nguy cơ bị
tuyệt chủng do số lượng cá thể còn lại quá ít.
+ Tê giác Java: là loài gặp nguy hiểm nhất trong số 5 loài tê giác trên thế
giới. Một quần thể còn tồn tại hiện nay khoảng từ 40-60 con, sống tại vườn quốc

gia Ujung Kulon trên đảo Java của Indonesia và quần thể còn lại đã được xác
nhận là đã tuyệt chủng ở Việt Nam vào năm 2011. Những con tê giác hiện nay
chỉ tập trung ở 2 khu bảo tồn quốc gia nhưng vẫn còn đang gặp nguy hiểm bởi
sự săn trộm, bệnh tật và sự giảm sút đa dạng di truyền gây ra bởi giao phối cận
huyết.
+ Hổ: Nạn săn bắt, buôn bán hổ khiến số lượng loài động vật quý hiếm
này giảm 95% so với đầu thế kỉ 20. Ngày nay, trên thế giới chỉ còn khoảng
5.000-7.000 cá thể hổ hoang dã, trong đó có khoảng 200 ở Việt Nam. Loài hổ đã
được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm.
+ Sao la: Một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới, sinh sống ở
vùng núi rừng hẻo lánh ở dãy Trường Sơn tại Việt Nam và Lào. Đây là lồi có
nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao, được xếp hạng ở mức nguy cấp
trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới và trong Sách Đỏ của Việt Nam.
+ Bị tót: Hiện nay, tại Việt Nam chỉ cịn khoảng 300 con, phân bố tại các
vườn quốc gia Lào Cai, Kon Tum, Lâm Đồng. Những đàn bị tót này đang đứng
trước hiểm họa tuyệt chủng cao do rừng bị chặt phá và nạn săn trộm thú quý.
11


Khơng có dấu hiệu gì về sự sinh sản của loài động vật họ mèo này được ghi
nhận.
+ Voọc đầu trắng: Theo Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, trên tồn
cầu chỉ cịn khoảng 60 con Voọc đầu trắng tồn tại trong tự nhiên. Tất cả đều tập
trung tại đảo Cát Bà (Hải Phòng, Việt Nam), nơi những cánh rừng đang bị đe
dọa nghiêm trọng bởi các hoạt động kinh tế và du lịch.
Từ những thông tin như trên, giáo viên cho học viên tìm thêm những lồi
tại địa phương có nguy cơ bị biến mất và tìm hiểu ngun nhân dẫn đến tình
trạng đó.
Sau khi học xong mục VII. Tăng trưởng của quần thể người: giáo viên tổ
chức cho học viên thảo luận về vấn đề tăng dân số ở Việt Nam, từ đó đi đến kết

luận: Dân số tăng quá nhanh dẫn đến thiếu nơi ở, thiếu trường học, bệnh viện,
thiếu đất sản xuất, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên ...là
nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng mơi trường giảm sút. Vì vậy giải quyết
tốt vấn đề dân số cũng là biện pháp bảo vệ môi trường.
3.2.5.BÀI 39.BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ
Kết thúc bài học, giáo viên cho học viên thảo luận và hoàn thành bảng sau:
Khảo sát sự biến động số lượng cá thể của một số lồi tại địa phương
Quần thể
Ong nhà
ốc sên
Bọ xít


Biến động
cá thể
Giảm mạnh vào
mùa đông




Nguyên nhân
Thiếu thức ăn, trời
lạnh làm ong chết
nhiều, sinh sản ít

...


Biện pháp

khắc phục
Cho ong ăn, che
chắn tổ để tránh rét
cho ong




3.2.6. BÀI TẬP VỀ NHÀ
Kết thúc chương I, khi học viên đã có kiến thức cơ bản về môi trường,
các nhân tố sinh thái, mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và tác động qua lại
giữa sinh vật với môi trường, tôi cho học viên làm bài tập về nhà với mục đích
tuyên truyền bảo vệ môi trường thông qua một chủ đề cụ thể.
CHỦ ĐỀ “ CON NGƯỜI - CÔNG DÂN SINH THÁI”
Tất cả chúng ta đều sống trong môi trường tự nhiên. Giữa con người và
mơi trường tự nhiên có mối quan hệ gần gũi, phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ đó có
thể có tác động tốt hoặc xấu. Nhiệm vụ của chúng ta là phải có hiểu biết để làm
tăng thêm những ảnh hưởng tốt và giảm bớt những ảnh hưởng xấu. Để có thể
như vậy, mỗi người đều cần hiểu rõ rằng con người là những công dân sinh thái.
Vậy công dân sinh thái là gì? Con người cần có thái độ và cách cư xử với môi
trường tự nhiên như thế nào?
Hãy tìm hiểu vấn đề này qua chủ đề “Con người- Công dân sinh thái”.
Nội dung1.Quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên.
12


Quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên

Con
người

đối
với tự
nhiên

Tự
nhiên
đối
với
con
người

Tích
cực

Tiêu
cực

Con người trồng cây, chăm sóc cây xanh.
Con người chặt cây lấy gỗ.
Con người tiết kiệm tài nguyên ( nước, nhiên liệu,
khoáng sản…)
Con người thu gom, xử lý rác thải đúng cách.
Con người đốt than, củi, rơm và thải khí CO2 bào bầu
khí quyển.
Con người xả thải nước bẩn sinh hoạt, sản xuất xuống
ao, hồ, sông…

Môi trường tự nhiên cho ta đất đai để làm nhà, trồng
trọt, khơng khí để thở, nước để uống, sinh hoạt.
Ở những vùng rừng bị chặt, mưa lại làm xói mịn đất,

có thể gây lụt lội.
Các sản phẩm tự nhiên được dùng làm thực phẩm,
dược phẩm, vật dụng sinh hoạt, nhiên liệu…
Rừng có tác dụng điều hịa dịng chảy, ngăn lũ.
Sự biến đổi khí hậu gây hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng đến
sản xuất và sinh hoạt của con người.
Ơ nhiễm khơng khí, nguồn nước dẫn đến bệnh tật.


Từ đó hãy rút ra kết luận về mối quan hệ giữa con người với môi trường
tự nhiên: (Khoanh tròn vào ý anh/ chị cho là đúng).
+ Mơi trường tự nhiên và con người có tác động qua lại với nhau, theo cả hướng
tốt và hướng xấu.
+ Con người có thể hồn tồn chủ động điều khiển tự nhiên theo hướng có lợi,
khơng phụ thuộc vào tự nhiên.
+ Môi trường tự nhiên cùng với con người tạo thành hệ sinh thái. Con người là
một thành viên của hệ sinh thái.
Nội dung 2.Mỗi người cần có thái độ và hành động như thế nào để tham
gia cải thiện môi trường tự nhiên?
Trong hệ sinh thái, con người là nhân tố sinh thái hữu sinh. Mỗi hành
động nhỏ của chúng ta có tác động rất lớn đến mơi trường.
*) Hãy khoanh tròn vào câu mà anh/chị cho là đúng, nên làm để bảo vệ mơi
trường.
+ Có thể sử dụng nước giếng khoan thoải mái vì khơng bao giờ cạn.
+ Giảm bớt hái lộc đầu xuân, tích cực trồng cây xanh để bảo vệ nguồn nước và
khơng khí.
+ Vứt rác, sinh vật chết xuống dòng nước chảy để dòng nước cuốn đi làm cho
chỗ ở của mình sạch sẽ hơn.
13



+ Giấy 1 mặt, chai lọ thủy tinh không nên vứt đi mà tận dụng hoặc cho người
khác đang cần đến.
+Sử dụng túi ni lông vừa tiện lợi vừa giảm lượng rác thải.
+ Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích để tăng năng suất.
+ Ưu tiên đi xe đạp thay thế cho xe máy trong trường hợp đi đến địa điểm gần,
khơng có việc gấp.
+ Bên cạnh việc khai thác cần có ý thức bảo vệ mơi trường tự nhiên.
+ Không săn bắt, buôn bán động vật hoang dã vì có thể làm cho quần thể giảm
kích thước xuống dưới mức tối thiểu dẫn đến tuyệt chủng.
+Thực hiện tốt chính sách dân số-kế hoạch hóa gia đình.
+ Khai hoang, chuyển rừng thành đất nông nghiệp.
+ Tăng cường khai thác, săn bắt các lồi q hiếm vì đó là nguồn lợi từ môi
trường tự nhiên đem lại cho con người.
*) Những việc làm khác có ý nghĩa bảo vệ môi trường mà anh/chị đã thực
hiện………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………….………..………….………
3.3. Khảo sát, đánh giá kết quả
Năm học 2015-2016 tôi chọn lớp 12B và 12C, trong đó 12C là đối tượng
nghiên cứu, cịn 12B là lớp đối chứng.Vì 2 lớp này đối tượng học viên là tương
đồng nên việc đánh giá năng lực học viên về kiến thức lý thuyết và kỹ năng vận
dụng thực tế hồn tồn mang tính khách quan.
+ Khảo sát đối tượng học viên :
Lớp


Sỹ
số

Dân tộc
thiểu số

Nam/nữ

12B
12C

29
33

23
20

8/21
16/17

Học viên là
công chức,
viên chức
19
18

Học viên là
Cán bộ địa
phương
6

6

Học viên là
người lao
động
4
9

+ Khảo sát đánh giá năng lực học viên trước khi thực hiện sáng kiến kinh
nghiệm

12B
12C

Sỹ
số
29
33

Kém
SL
%
0
0
0
0

Yếu
SL
%

3
10,3
8
24,2

Trung bình
Khá
SL
%
SL
%
23
79,4 3
10,3
21
63,7 4
12,1

Giỏi
SL
%
0
0
0
0

+ Kết thúc dạy học chương I, tôi tiến hành kiểm tra để đánh giá năng lực
học viên, qua đó đánh giá tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Đề kiểm tra
14



gồm 2 phần nhằm đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức lý thuyết và thái độ, kỹ
năng giải quyết các vấn đề về môi trường.
Kết quả thu được như sau:
* Về kiến thức: Đánh giá dựa trên kết quả bài kiểm tra.

12B
12C

Sỹ
số
29
33

Kém
SL
%
0
0
0
0

Yếu
SL
%
3
10,3
4
12,1


Trung bình
Khá
SL
%
SL
%
23
79,4 3
10,3
20
60,6 9
27,3

Giỏi
SL
%
0
0
0
0

* Về ý thức, thái độ bảo vệ môi trường: Được đánh giá dựa trên kết quả bài kiểm
tra và qua quan sát, trao đổi, thảo luận với học viên.

12B
12C

Sỹ
số
29

33

Kém
SL
%
0
0
0
0

Yếu
SL
%
2
6,8
0
0

Trung bình
Khá
SL
%
SL
%
12
41,5 14
48,3
5
15,2 13
39,4


Tốt
SL
%
1
3,4
15
45,4

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Từ kết quả khảo sát chất lượng học viên cho thấy :
4.1. Việc tích hợp khơng những không ảnh hưởng đến nội dung kiến thức
cơ bản theo chuẩn kiến thức của Bộ mà còn nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức
của học viên, thể hiện qua kết quả kiểm tra kiến thức ở 2 lớp. Lớp thực nghiệm
12C có tỷ lệ học viên đạt điểm khá 27,3% (tăng 15,2% so với trước khi áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm); trong khi lớp đối chứng duy trì tỷ lệ khá là 10,3%. Tuy
nhiên, ở cả hai lớp đều khơng có học viên đạt điểm giỏi là do học viên đều là
người lớn, bỏ học lâu năm nên khả năng tiếp thu có phần hạn chế.
Ý thức, thái độ bảo vệ môi trường ở lớp thực nghiệm(12C) được nâng lên
rõ rệt: 100% học viên có ý thức bảo vệ mơi trường, trong đó ý thức khá tốt là
84,8%; Ở lớp đối chứng vẫn cịn học viên chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi
trường (yếu 6,8%) và ý thức khá tốt là 51,7%.
Ngoài những con số mang tính định lượng như trên, qua tiếp xúc, trao đổi
và theo dõi tôi đã thấy rõ học viên lớp thực nghiệm (12C) u thích mơn học
hơn, phát triển được nhiều kỹ năng như quan sát, phân tich, so sánh, hệ thống
hóa… Đặc biệt giải quyết các vấn đề mơi trường tại gia đình và địa phương chủ
động, có hiệu quả hơn.
Qua đó có thể khẳng định việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế
giảng dạy đã đem lại kết quả khá tốt, đạt được mục đích đề ra là giúp học viên
nâng cao được giá trị về mặt ứng dụng kiến thức, rèn luyện một số kỹ năng và

nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
4.2.Những kiến thức thực tế được lựa chọn tích hợp vào bài giảng có tác
dụng phát huy vốn sống, kích thích hứng thú học tập của học viên. Điều này có
ý nghĩa rất quan trọng đối với học viên lớn tuổi. Đặc biệt đối với học viên là
15


giáo viên mầm non, tiểu học, học viên là cán bộ địa phương thì những nội dung
giáo dục mơi trường tích hợp trong các bài học là nguồn tư liệu hỗ trợ họ làm
tốt công tác tuyên truyền giáo dục về môi trường tại địa phương, đơn vị công tác
của họ.
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1.Giáo dục bảo vệ mơi trường có vai trị quan trọng trong dạy học Sinh
học, đặc biệt là trong dạy học phần Sinh thái học -Sinh học 12. Giáo dục môi
trường không chỉ giúp học viên nhận thức đúng đắn về môi trường, mà cịn giúp
học viên có ý thức và kĩ năng bảo vệ môi trường.
1.2.Để đạt được hiệu quả cao, khi thực hiện tích hợp giáo dục mơi trường
trong dạy học chương I- Sinh thái học, Sinh học 12, bản thân tôi đã rút ra được
một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, giáo viên cần phải có kiến thức thực tế phong phú và biết phát
huy vốn sống của học viên. Điều này hết sức quan trọng, bởi vì kiến thức thực tế
phong phú, gần gũi sẽ giúp học viên dễ tiếp cận và gây được hứng thú học tập.
Thứ hai,tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản khi tích hợp giáo dục bảo
vệ mơi trường: Tránh lạm dụng tích hợp bảo vệ mơi trường mà làm mất đi tính
đặc trưng của mơn học, phải chú ý đến nội dung tích hợp sao cho hợp lý và
lượng kiến thức tích hợp phù hợp, tránh sự quá tải cho người học.
Thứ ba,trong quy trình thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường,
giáo viên cần đặc biệt chú ý đến xây dựng mục tiêu bài học (mục tiêu kiến thức,
mục tiêu giáo dục mơi trường); từ đó thu thập, nghiên cứu tài liệu để lựa chọn

nội dung, phương pháp, hình thức tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào từng
bài cụ thể.
1.3.Sáng kiến kinh nghiệm được thực nghiệm trên đối tượng học viên
trung tâm GDTX Thường Xuân, nhưng những kiến thức được tích hợp mang
tính phổ thơng, biện pháp tích hợp tuân thủ những nguyên tắc chung về lí luận
dạy học. Do vậy sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng trên các đối tượng
người học, ở các cơ ở giáo dục khác đạt được hiệu quả cao.
1.4.Bước đầu, đề tài tập trung nghiên cứu sâu Chương I Cá thể và quần
thể sinh vật. Trên cơ sở những kinh nghiệm được đúc kết, đề tài có thể được
nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn, áp dụng cho những chương còn lại của phần
Sinh thái học-Sinh học 12.
2. Kiến nghị
2.1. Sở Giáo dục và đào tạo cần tổ chức đều đặn hơn các buổi tập huấn về
giáo dục môi trường, đồng thời, đầu tư cung cấp tư liệu giảng dạy về giáo dục
môi trường cho giáo viên.
2.2.Các trường Trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên
cần xây dựng hệ thống thư viện, phương tiện dạy học hiện đại và cung cấp
nguồn tư liệu thật phong phú cho giáo viên để việc tích hợp giáo dục bảo vệ mơi
16


trường được thực hiện dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, các trường, các
trung tâm giáo dục thường xuyên nên thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận,
ngoại khóa để giúp người học có cơ hội tìm hiểu về kiến thức môi trường.
2.3. Giáo viên cần thường xuyên tìm hiểu, cập nhật những nội dung mới
về mơi trường, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới
phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt và sáng tạo nhằm nâng cao chất
lượng dạy học.
XÁC NHẬN CỦA GIÁM ĐỐC
TRUNG TÂM


Thanh Hóa, ngày20 tháng4 năm 2016
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Lê Thị Thúy Hoàn

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học, NXB
Giáo dục, 2008.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn về giáo dục bảo vệ môi trường
trong các cơ sở giáo dục thường xuyên, 2008.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo dục bảo vệ môi trường trong các trung tâm
giáo dục thường xuyên, 2008.
4.Chuyên đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Công nghệ, Sinh học
bậc Trung học phổ thông.
5. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn , Sinh học
12, NXB Giáo dục, 2008.
6.Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn, Sinh học
12 Sách Giáo viên, NXB Giáo dục, 2008.
7. Ngô Văn Hưng, Nguyễn Hải Châu, Lê Hồng Diệp, Nguyễn Thị Hồng Liên,
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học lớp 12, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2009.
8.s/documents/ly-luan-chung-ve-day-hoc-tich-hop569003aa4737e.html
9. />10.
11.


18



×