Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Sử dụng atlat địa lí việt nam trong dạy học phần địa lí tự nhiên việt nam để nâng cao chất lượng học tập và ôn thi THPT quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.04 KB, 32 trang )

Danh mục
Các từ viết tắt trong đề tài
Từ viết tắt
ĐLVN
HS
GV
SGK

Nội dung
Địa lí Việt Nam
Học sinh
Giáo viên
Sách giáo khoa

Các sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại của tác giả
Tên đề tài, sáng kiến

Năm
cấp

Xếp
loại

Sử dụng Atlat địa lí Việt
Nam trong dạy học phần
“Địa lí các ngành kinh tế” để
nâng cao chất lượng học tập
cho học sinh khối 12.
Sử dụng Atlat địa lí Việt
Nam trong dạy học phần
“Địa lí các vùng kinh tế” để


nâng cao chất lượng học tập
và ôn thi THPT quốc gia.

2015

C

2018

C

Số, ngày, tháng, năm của
quyết định công nhận, cơ
quan ban hành quyết định
Quyết định số 988/ QĐSGD&ĐT, ngày 03/11/2015.

Quyết định số 1455/ QĐSGD&ĐT, ngày 26/11/2018.

0


MỤC LỤC
Tran
g
Danh mục (các từ viết tắt)
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu

1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1.Khái quát về Atlat địa lí Việt Nam
2.1.2. Mối liên quan giữa SGK và Atlat
2.2. Thực trạng vấn đề sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học địa lí
12
2.2.1. Thực trạng sử dụng Atlat của GV
2.2.2. Thực trạng sử dụng Atlat của HS
2.3. Các giải pháp khai thác Atlat trong giảng dạy
2.3.1. Để học sinh có đầy đủ Atlat ĐLVN trong học tập
2.3.2. Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat ĐLVN trong học tập, kiểm tra
- đánh giá
2.3.3. Rèn luyện những kĩ năng qua việc sử dụng Atlat ĐLVN cho học
sinh
2.3.4. Phương pháp sử dụng các biểu đồ, bản đồ trong Atlat ĐLVN kết
hợp với SGK để dạy các bài trong phần “Địa lí tự nhiên Việt Nam ” –
Địa lí 12 (cơ bản) - THPT
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
PHỤ LỤC GIÁO AN MINH HỌA

1
2
2
2

3
3
3
3
3
3
4
5
5
5
6
6
6
8
8
17
19
19
19
20
21

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ
hiện đại đã mang lại cho nước ta nhiều thời cơ mới, đưa nước ta có thể nhanh
chóng đón đầu được thành tựu khoa học công nghệ để vươn tầm thế giới. Trong

xu thế đó, giáo dục được coi là ngành nòng cốt để tạo ra những thế hệ người lao
động mới có tri thức và trình độ đáp ứng cho nhu cầu phát triển đất nước trong
giai đoạn mới. Trước tình hình đó nhiệm vụ của GV nói chung, GV địa lí nói
riêng ở trường phổ thông phải cung cấp cho HS những tri thức khoa học bằng
cách sử dụng nhiều phương pháp dạy học mới, khai thác triệt để các phương tiện
trực quan để nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo của HS.
Đối với dạy và học môn học địa lí, khai thác và sử dụng bản đồ, Atlat là đặc
trưng của bộ môn vì tất cả các tri thức địa lí cơ bản đều được biểu hiện trong các
phương tiện dạy học này. Rèn luyện cho HS kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, các kĩ
năng tư duy, phân tích, tổng hợp để lĩnh hội một cách chuẩn xác và phát huy
được tính tích cực trong học tập bộ môn địa lí. Đồng thời Atlat cũng là phương
tiện quan trọng trong việc trả lời các câu hỏi khi làm bài thi THPT quốc gia. [1]
Việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Atlat ĐLVN) trong giảng dạy và học tập
nói chung, trong phần địa lí tự nhiên Việt Nam nói riêng rất được coi trọng. Tuy
nhiên, trên thực tế vẫn còn những hạn chế nhất định.
Đối với GV, thực tế ở trường phổ thông hiện nay, việc sử dụng Atlat Địa lí
Việt Nam trong dạy học địa lí ngày càng được chú trọng, số tiết dạy học có sử
dụng Atlat ĐLVN chiếm tỉ lệ lớn hơn nhờ đó mà chất lượng được nâng lên khá
rõ rệt. Nhưng bên cạnh đó một bộ phận GV chưa chú trọng giúp HS nhận thức
một cách đầy đủ về tầm quan trọng của Atlat, chưa hướng dẫn HS khai thác, sử
dụng nguồn tri thức có trong Atlat một cách có hiệu quả cao nhất.
Đối với HS, phần lớn các em chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của Alat
vì vậy rất ít khi sử dụng Atlat nên trang bị Atlat chưa đầy đủ. Đồng thời HS vẫn
còn yếu về kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, do vậy tồn tại cách học thuộc lòng,
thụ động, ghi nhớ máy móc, chưa có năng lực động lập tư duy sáng tạo. Từ đó
việc học tập địa lí đạt kết quả chưa cao. Điều này được thể hiện rõ qua thi cử,
kiểm tra đánh giá và năng lực tư duy sáng tạo. [1]
Từ thực tế trên, tôi đã chọn nghiên cứu và trình bày một phần của kĩ năng sử
dụng Atlat trong dạy học với đề tài “Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy
học phần “Địa lí tự nhiên Việt Nam” để nâng cao chất lượng học tập và ôn

thi THPT quốc gia”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề chủ yếu tập trung vào đối tượng HS khối 12 để giúp các
em có những kiến thức cơ bản và hoàn thiện kĩ năng sử dụng Atlat ĐLVN để từ
đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lí lớp 12 nói riêng và
chương trình Địa lí THPT nói chung. Đề tài tập trung một số vấn đề:
2


- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng Atlat để khai thác kiến thức phần địa lí tự
nhiên Việt Nam phục vụ học tập, trả lời các câu hỏi trong các đề kiểm tra, đề thi.
- Giúp cho GV có định hướng sử dụng phương tiện dạy học Atlat để soạngiảng, ôn tập, kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS.
- Giúp HS biết cách sử dụng Atlat ĐLVN kết hợp với SGK để phục vụ học
tập phần địa lí tự nhiên Việt Nam đạt kết quả cao nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình sử dụng Atlat trong học tập của học sinh khối 12
trường THPT Như Xuân để nắm bắt được kết quả học tập của học sinh sử dụng
Atlat ĐLVN, HS không sử dụng Atlat ĐLVN. Qua đó đưa ra đề xuất những giải
pháp nhằm giúp cho GV và HS sử dụng Atlat trong dạy và học phần địa lí tự
nhiên Việt Nam một cách có hiệu quả nhất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau, cụ thể đó là các phương pháp:
- Phương pháp quan sát: qua dự giờ thao giảng và hội giảng của trường.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp điều tra cơ bản.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
Năm học 2017- 2018 tôi có làm sáng kiến về sử dụng Atlat trong giảng dạy

“địa lí các vùng kinh tế”, trên cơ sở kế thừa kết quả đạt được, trong năm học
2018- 2019 tôi áp dụng đề tài vào giảng dạy “địa lí tự nhiên Việt Nam” trong
chương trình địa lí 12- THPT.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Trong dạy và học theo quan điểm đổi mới hiện nay, việc GV sử dụng các
công cụ dạy học có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác
dạy học, đặc biệt là các phương tiện dậy học trực quan. Đối với môn địa lí, môn
không tách rời bản đồ nói chung và Atlat nói riêng. Atlat vừa là cuốn SGK thứ
hai giúp cung cấp các kiến thức cơ bản vừa là hình ảnh trực quan giúp việc dạy
và học đạt hiệu quả cao nhất. [4]
Trong khi làm bài kiểm tra, đặc biệt trong kỳ thi THPT quốc gia theo
phương thức trắc nghiệm như hiện nay việc sử dụng Atlat để làm bài có ý nghĩa
rất quan trọng. Atlat vừa là thông tin giúp HS trả lời các câu hỏi trực tiếp liên
quan đến Atlat, vừa là nguồn thông tin giúp HS có thể phân tích phục vụ cho trả
lời nhiều câu hỏi khác rất tốt.
Atlat ĐLVN không chỉ là tài liệu quan trọng trong phục vụ giảng dạy đối
với GV mà còn rất hữu ích đối với HS trung học phổ thông, đặc biệt là HS khối
12. [1]
2.1.1. Khái quát về Atlat ĐLVN
3


a. Khái niệm
Atlat ĐLVN là một tập bản đồ giáo khoa trong đó bao gồm hệ thống các
bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ… nhằm phản ánh các sự vật hiện tượng địa lí tự
nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam. Các bản đồ, biểu đồ được sắp xếp theo một
trình tự logic, có hệ thống của các bài học địa lí Việt Nam phù hợp nội dung
SGK và chương trình địa lí 12. [1]
b. Cấu trúc của Atlat Atlat ĐLVN

Cấu trúc của tập Atlat ĐLVN gồm 3 phần chính: Địa lí tự nhiên, địa lí kinh
tế- xã hội, địa lí các vùng với 31 trang trong đó có đầy đủ các nội dung sau:
- Phần địa lí tự nhiên bao gồm bản đồ hình thể, địa chất- khoáng sản, khí
hậu, đất, thực vật và động vật, các miền địa lí tự nhiên, các lát cắt và hình ảnh.
- Phần địa lí dân cư - xã hội bao gồm bản đồ hành chính, dân số, dân tộc
kèm theo đồ thị, biểu đồ dân số, tháp tuổi minh hoạ.
- Phần địa lí kinh tế bao gồm bản đồ nông nghiệp chung, bản đồ lúa, hoa
màu, chăn nuôi, cây công nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, bản đồ công nghiệp
(chung, năng lượng, luyện kim, cơ khí, điện tử - tin học, hoá chất...); giao thông;
thương mại; ngoại thương; du lịch và các vùng kinh tế. Kèm theo là các biểu đồ,
đồ thị về các ngành và các hình ảnh minh hoạ các đối tượng kinh tế. [1]
c. Đặc điểm
* Tỉ lệ
Tỉ lệ bản đồ là yếu tố quan trọng để đo tính khoảng cách trên bản đồ. Từ tỉ
lệ bản đồ có thể tính được 1cm trong bản đồ tương ứng bao nhiêu km ngoài thực
tế. Các bản đồ trong trong Atlat Địa lí Việt Nam tỉ lệ chung cho các trang bản
đồ rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng trong giảng dạy và học tập địa lí, đó
là các tỉ lệ: 1:3 000 00; 1:6 000 000; 1:9 000 000; 1:12 000 000; 1:18 000 000;
1: 24 000 000; 1:180 000 000. [1]
* Các phương pháp biểu hiện dùng trong Atlat
Các đối tượng địa lí trên bản đồ được thể hiện bằng nhiều phương pháp
như phương pháp kí hiệu (kí hiệu hình học, chữ và tượng hình), phương pháp kí
hiệu đường chuyển động (thể hiện gió, bão), phương pháp chấm điểm (sự phân
bố dân cư, các đô thị lớn...), phương pháp bản đồ - biểu đồ... và các phương
pháp khác như: phương pháp kí hiệu theo đường, nền chất lượng.....
2.1.2. Mối liên quan giữa đặc điểm SGK Địa lí 12 với việc sử dụng Atlat
ĐLVN trong dạy học
a. Thuận lợi
- Cấu trúc chương trình và SGK địa lí 12 gồm 4 phần, được xây dựng chặt
chẽ, trình tự các bài học được sắp xếp theo hệ thống khoa học, logic, phù hợp

cấu trúc trình tự trong Atlat tạo thuận cho HS tra cứu và khai thác kiến thức.
- Nội dung trong SGK cả bài lí thuyết lẫn thực hành có liên quan đến Atlat
tương đối nhiều thể hiện qua các câu hỏi giữa và cuối bài.
- Cách trình bày theo vấn đề của SGK và chương trình tạo điều kiện phối
hợp với Atlat để khai thác sâu hơn về các kiến thức.
b. Khó khăn
4


- Kiến thức SGK phần lớn trình bày dưới dạng kênh chữ đòi hỏi GV phải
đầu tư cho phương pháp sử dụng và khai thác kiến thức từ Atlat.
- Số liệu trong Atlat và SGK nhiều chỗ chưa thống nhất, bài thực hành
trên bản đồ hầu như không có.
2.2. Thực trạng vấn đề sử dụng Atlat ĐLVN trong dạy học địa lí 12
2.2.1. Thực trạng sử dụng Atlat ĐLVN trong dạy học của giáo viên
Đối với giáo viên bộ môn địa lí hiện nay, việc sử dụng Atlat ĐLVN ngày
càng được chú trọng hơn, GV xem Atlat là phương tiện trực quan sinh động,
nguồn kiến thức giúp cho mình có cơ sở soạn bài theo phương pháp mới nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Thông qua việc dự giờ một số GV, quan sát GV lên lớp cũng như phỏng
vấn GV tham gia giảng dạy địa lí khối 12 cho thấy nhiều GV ít sử dụng Atlat
trong quá trình dạy học trên lớp và làm bài tập ở nhà, chỉ trừ các bài thực hành
và bài tập có yêu cầu phải sử dụng Atlat.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do nhiều HS chưa trang bị Atllat nên
việc sử dụng phương pháp dạy học bằng Atlat của GV gặp khó khăn. Khi sử
dụng Atlat trong một tiết dạy đòi hỏi GV phải nghiên cứu từ lựa chọn kiến thức
liên quan đến soạn bài nên rất tốn thời gian.
GV sử dụng Atlat trong dạy học địa lí chủ yếu theo hướng vừa minh hoạ,
vừa khai thác nguồn tri thức chứ không còn như những năm trước là chủ yếu
minh hoạ. Tuy nhiên, khi khai thác chưa đi sâu phân tích, giải thích tìm ra mối

liên hệ bản chất của đối tượng địa lí. Hệ thống các kênh hình có trong Atlat như
biểu đồ, lát cắt, tranh ảnh,…chưa khai thác triệt để. [1]
2.2.2. Thực trạng về sử dụng Atlat ĐLVN trong học tập của học sinh
Qua các tiết dạy trên lớp (lớp 12A1, 12A6) tôi đã tiến hành thống kê thấy
rằng có gần 50% tổng số HS của lớp có mang Atlat và có sử dụng trong tiết học.
Tuy nhiên số HS thường xuyên sử dụng Atlat ít, chủ yếu để làm bài thực hành,
trả lời câu hỏi liên quan đến Atlat theo yêu cầu của SGK chứ không biết kết hợp
kiến thức trong SGK với Atlat để chứng minh, phân tích, giải tích các hiện
tượng địa lí. Đặc biệt có một số HS không bao giờ sử dụng đến Atlat. [1]
Nguyên nhân HS ít sử dụng Atlat Địa lí là do GV sử dụng Atlat trong dạy
học địa lí còn ít. GV ít khai thác kênh hình trong SGK nên HS ít có dịp tiếp xúc,
sử dụng Atlat, không tạo được nhu cầu sử dụng Atlat cho các em.
Từ đó tỉ lệ HS sử dụng Atlat ĐLVN trong tiết học bài mới trên lớp, ôn tập
ở nhà và trả lời các câu hỏi kiểm tra - đánh giá của GV chưa cao. Tôi đã tiến
hành khảo sát số lượng HS có Atlat ĐLVN và sử dụng trong kiểm tra – đánh giá
cho HS lớp lớp 12A1, 12A6 đầu năm học 2018 – 2019, kết quả như sau:
Số lượng học sinh
Tổng số HS
Lớp
Có Atlat Có Atlat và biết Chưa có Atlat và chưa
khảo sát
ĐLVN cách sử dụng
biết cách sử dụng
12A1
36
21
16
15
12A6
34

15
11
19
5


Tổng số
Tỉ lệ (%)

70
100

36
51.4

27
38.6

34
48.6

Vì vậy mà kết quả bài tập trong quá trình điều tra giữa kì I chưa cao, cụ thể:
Số lượng học sinh đạt
Lớp
điểm
điểm điểm điểm TB
điểm yếu, kém
giỏi
khá
TB

trở lên
12A1
36
0
7
20
27
9
12A6
34
0
5
18
23
11
70
0
12
28
50
20
Tổng số
100
0.0
17.1
40.0
71.4
28.6
Tỉ lệ (%)
Từ những lí do trên chính là thực trạng cần giải quyết, tháo gỡ. Giải quyết

tháo gỡ được nó nhất định chất lượng dạy và học môn Địa lí ngày càng được
nâng cao.
Tổng số HS
khảo sát

2.3. Các giải pháp khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần “Địa
lí tự nhiên Việt Nam”
2.3.1. Để HS có đầy đủ Atlat ĐLVN trong học tập
Để HS có thể trang bị đầy đủ Atlat ĐLVN trong học tập, tôi đã thực hiện
hai giải pháp sau, đó là:
- Thứ nhất, khi kết thúc năm học vận động các em HS khối 12 sau khi thi
tốt nghiệp nếu không có nhu cầu sử dụng Atlat ĐLVN sẽ gửi lại nhà trường để
tặng lại cho các em HS khóa sau có hoàn cảnh khó khăn.
- Thứ hai, ngay từ đầu năm học GV yêu cầu HS chuẩn bị đầy đủ dụng cụ
học tập của bộ môn như: dụng cụ vẽ biểu đồ (bút chì, thước kẻ, compa,…), xử lí
số liệu (máy tính cầm tay), SGK, đặc biệt GV nhấn mạnh vai trò của Atlat
ĐLVN trong học tập cũng như khai thác các kiến thức từ Atlat để trả lời các câu
hỏi khi làm bài kiểm tra, bài thi. Đối với những HS có hoàn cảnh khó khăn, sử
dụng Atlat ĐLVN đã quyên góp để phát cho các em làm dụng cụ học tập.
2.3.2. Hướng dẫn HS sử dụng Atlat ĐLVN trong học tập, kiểm tra - đánh
giá
a) Nắm chắc các ký hiệu
Để Sử dụng Atlat ĐLVN có hiệu quả, việc đầu tiên là nắm chắc được ý
nghĩa các kí hiệu, ước hiệu trong các trang bản đồ. Kí hiệu chính ngôn ngữ trình
bày trong các bản đồ của Atlat. Các kí hiệu được quy định trong trang kí hiệu
chung (trang 3). Các dạng kí hiệu dùng trong trang kí hiệu chung bao gồm: kí
hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình, ngoài ra còn có các yếu tố khác.
Từ đó có thể xác định sự phân bố các đối tượng, hiện tượng địa lí và mối quan
hệ hữu cơ giữa chúng. Ngoài các kí hiệu chung còn có các kí hiệu chuyên đề
riêng cho từng trang Atlat .

b) Biết khai thác biểu đồ và lát cắt địa hình
* Khai thác biểu đồ
6


Trong phần địa lí tự nhiên, còn có hệ thống các biểu đồ, tuy nhiên không
nhiều nhưng lại là nguồn tri thức quan trọng. Các biểu đồ thường gặp là biểu đồ
nhiệt độ và lượng mưa của các địa điểm, biểu đồ tỉ lệ diện tích các lưu vực sông,
biểu đồ lưu lượng nước trung bình trên một số sông.
- Biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện nhiệt độ và lượng mưa trung bình
năm tại một số địa điểm (trang 9). Sử dụng biểu đồ này có thể xác định được
nhiệt độ, lượng mưa của các tháng cũng như nhiệt độ trung bình năm của một
địa điểm cụ thể như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh...
- Biểu đồ tỉ lệ diện tích các lưu vực sông (trang 10). Qua biểu đồ này có
thể biết được tên các hệ thống lưu vực sông, tỉ lệ diện tích các lưu vực, lưu vực
sông lớn nhất, nhỏ nhất của nước ta.
- Biểu đồ lưu lượng nước trung bình trên một số sông (trang 10). Qua biểu
đồ này có thể biết được chế độ nước sông, mùa lũ, mùa cạn, đỉnh lũ của một số
hệ thống sông lớn.
* Khai thác lát cắt địa hình
Ngoài các biểu đồ, trong phần tự nhiên còn có các lát cắt địa hình thuộc
các trang 13, 14 của Atlat. Lát cắt và yếu tố quan trọng thể hiện rõ cấu trúc địa
hình của các vùng miền, bao gồm độ cao, hướng và hướng nghiêng của địa hình.
Khi khai thác lát cắt cần chú ý xác định vị trí của lát cắt trên bản đồ.
Ví dụ: Sử dụng lát cắt A-B (trang 13), qua lát cắt này chúng ta có thể thấy
được độ cao của vùng núi Đông Bắc chủ yếu là đồi núi thấp, hướng nghiêng của
địa hình theo hướng Tây Bắc- Đông Nam (Các khối núi cao tập trung ở giáp
biên giới Việt Trung, ở giữa là núi thấp cao khoảng 600- 700m và giáp đồng
bằng sông Hồng là vùng đồi trung du cao trung bình khoảng 100m).
c) Biết được các loại câu hỏi có thể dùng Atlat

- Tất cả các câu hỏi liên quan đến địa danh đều có thể dùng Atlat để trả lời.
- Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày và giải thích về phân bố hay đặc
điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí... đều có thể dùng Atlat để trả lời.
d) Biết sử dụng đủ trang Atlat cho 1 câu hỏi
Có những câu hỏi có thể sử dụng một trang bản đồ trong Atlat, tuy nhiên
cũng có những câu hỏi cần kết hợp nhiều bản đồ trong các trang Atlat khác nhau
thì mới hoàn thành được câu hỏi.
* Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlat như:
Ví dụ 1: Dựa vào Altat địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Hà Nội thuộc
A. vùng khí hậu Tây Bắc Bộ.
B. vùng khí hậu Đông Bắc Bộ
C. vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ.
D. vùng khí hậu Tây Nguyên.
Với câu hỏi này chỉ cần sử dụng bản đồ khí hậu chung trang 9 Atlat để trả lời.
Ví dụ 2: Dựa vào Altat địa lí Việt Nam trang 10, cho biết các hệ thống sông sắp
xếp theo diện tích lưu vực tăng dần là
A. sông Đồng Nai, sông Mê Công, sông Hồng.
B. sông Đồng Nai, sông Hồng, sông Mê Công.
C. sông Hồng, sông Đồng Nai, sông Mê Công.
D. sông Hồng, sông Mê Công, sông Đồng Nai.
7


Với câu hỏi trên chỉ cần sử dụng bản đồ trang 10, phần biểu đồ tròn để trả lời.
* Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat, để trả lời như:
Những câu hỏi yêu cầu trình bày và giải thích về phân bố hay đặc điểm
của các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên thường phải sở dụng nhiều trang
Altat.
Ví dụ 3: Tại sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh và
đến sớm?

GV: Với câu hỏi như trên chúng ta cần sử dụng những trang Atlat nào để trả lời?
GV kết luận: HS biết sử dụng bản đồ địa hình (trang 6,7 hoặc trang 13) sẽ thấy
được địa hình đồi núi, hướng vòng cung mở rộng ở phía Bắc và phía Đông nên
hút gió mùa Đông Bắc, bản đồ khí hậu (trang 9) sẽ thấy được nằm trong vùng
khí hậu Đông Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình năm thấp….
Ví dụ 4: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa Miền
Bắc và miền Nam ?
GV: Với câu hỏi như trên chúng ta cần sử dụng những trang Atlat nào để trả lời?
GV kết luận: Với câu hỏi trên HS cần sử dụng kết hợp bản đồ địa hình (trang
6,7), bản đồ khí hậu (trang 9) để trả lời.
2.3.3. Rèn luyện những kĩ năng qua việc sử dụng Atlat ĐLVN cho HS
a. Cách đọc Atlat để rèn luyện kĩ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối
tượng địa lí trên bản đồ
Đây là kĩ năng đơn giản nhưng rất cơ bản khi sử dụng Atlat. Việc xây
dựng kĩ năng này cần được tiến hành thường xuyên trong các giờ học để dần dần
hình thành ở các em kĩ năng đọc, chỉ, nhận biết đối tượng địa lí trên bản đồ.
b. Rèn luyện kĩ năng phát hiện các mối quan hệ địa lí
Đây là một kĩ năng cực kỳ quan trọng vì bản chất của khoa học địa lí gắn
với không gian, với bản đồ và gắn với các mối liên hệ giữa các hiện tượng. Vì là
kĩ năng khó nên cần được hình thành dần dần qua những ví dụ từ đơn giản đến
phức tạp, từ lớp dưới đến lớp trên, có thể tiến hành theo 2 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Giúp HS hiểu rõ và phân biệt các mối liên hệ địa lí. Bao gồm:
+ Mối liên hệ đơn giản nhất là những mối liên hệ về vị trí của các đối tượng
địa lí, được thể hiện trực tiếp trên bản đồ, học sinh dễ dàng nhận ra.
+ Ngoài những mối liên hệ nhìn thấy ngay trên bản đồ còn có những mối liên
hệ học sinh không chỉ dựa vào bản đồ mà còn phải đưa vào vốn hiểu biết địa lí
nhất là các quy luật địa lí như những mối liên hệ giữa những hiện tượng tự nhiên
với nhau, những mối liên hệ giữa tự nhiên và kinh tế….[1]
- Bước 2: Trên cơ sở vốn hiểu biết tích luỹ của HS, GV giúp các em tự phân biệt
được các mối liên hệ địa lí thông thường và các mối liên hệ địa lí nhân quả,

mang tính quy luật.
2.3.4. Phương pháp sử dụng biểu đồ, bản đồ trong Atlat ĐLVN kết hợp
với SGK để dạy các bài trong phần “Địa lí tự nhiên Việt Nam”- Địa lí 12
a. Phương pháp chung
8


Khi sử dụng Atlat ĐLVN trong việc dạy học địa lí GV cần tiến hành theo
các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu nội dung bài học trong SGK có liên quan đến các bản đồ
trong Atlat khi soạn một tiết dạy. Nội dung này sử dụng Atlat có phát huy được
tính tích cực học tập của HS không? Thời lượng tiết học có đảm bảo không? [1]
- Bước 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hoặc trò chơi có liên quan đến bản
đồ trong Atlat và phù hợp với nội dung bài học.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi tạo cơ hội cho HS tích cực, chủ động tái hiện
những kiến thức bản đồ đã có, thực hiện các thao tác trí óc khác nhau để vận
dụng vào việc phân tích bản đồ, so sánh bản đồ và rút ra kết luận. [2]
+ GV ra các bài tập cho các HS làm trên lớp hoặc về nhà là một trong những
hình thức vận dụng tri thức địa lí và kiến thức bản đồ để tìm tòi, phát hiện những
kiến mới, nắm vững tri thức, kĩ năng địa lí.
+ GV có thể tổ chức các trò chơi địa lí gắn với bản đồ trong bài mới hoặc
củng cố bài như gắn tên địa danh, ô chữ,… để gây hứng thú học tập cho HS, rèn
luyện tính độc lập, tạo sự gần gũi, đoàn kết, thân thiện giữa HS-HS, GV-HS.
- Bước 3: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS khai thác kiến thức trong Atlat liên
quan đến bài học.
+ Nên phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học: theo hình thức toàn
lớp, cá nhân hay nhóm thảo luận tuỳ theo từng nội dung câu hỏi bài tập. [4]
+ Hướng dẫn HS khai thác được kiến thức trong Atlat, mối quan hệ giữa trang
Atlat này với trang Atlat khác để HS tìm ra kiến thức đúng.
- Bước 4: Cho HS trao đổi và nêu kết quả nghiên cứu từ các bản đồ trong Atlat.

+ HS tiến hành làm việc theo nhiệm vụ mà GV đã phân công ở bước 3.
+ GV cho HS trình bày các ý kiến của mình, các HS khác lắng nghe và bổ sung.
- Bước 5: GV chuẩn kiến thức.
Ví dụ : Bài 6 - “Đất nước nhiều đồi núi”
GV tiến hành các bước như sau:
- Bước 1: GV nghiên cứu, liệt kê nội dung của bài học có sử dụng Atlat:
1) Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: Các bản đồ Atlat liên quan: bản đồ khí hậu
trang 9.
- Bước 2, 3, 4 và 5
(Giáo án phần “Đặc điểm chung của địa hình”) (10 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm chung của địa hình nước ta.
- Kĩ năng đọc hiểu.
- Kĩ năng sử dụng bản đồ, Atlat địa lí Việt Nam minh họa được các đặc điểm
chung của địa hình nước ta.
- Năng lực quan sát tranh ảnh, tìm kiếm và xử lí thông tin.
2. Phương thức: Nhóm /cặp đôi
3. Hoạt động
9


* Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại cách phần loại núi theo độ cao (núi thấp cao
dưới 1000m, núi cao cao trên 2000m) sau đó chia HS ra thành các nhóm, giao
nhiệm vụ cho các nhóm đọc SGK mục 1, quan sát hình 1.6, Atlat địa lí Việt
Nam, hãy:
- Nhóm 1:
+ Nêu các biểu hiện chứng tỏ núi chiếm phần lớn diện tích nước ta nhưng chủ
yếu là đồi núi thấp.
+ Hãy giải thích vì sao nước ta đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu
là đồi núi thấp?

- Nhóm 2: Nêu biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nhóm 3:
+ Kể tên các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, các dãy núi hướng vòng cung.
+ Chứng minh địa hình nước ta rất đa dạng và phân chia thành các khu vực.
- Nhóm 4: Lấy ví dụ chứng minh tác động của con người tới địa hình nước ta.
* Bước 3: HS thực hiện trao đổi để hoàn thành nội dung của nhóm, GV quan sát
và giúp đỡ HS.
* Bước 4: Đại diện học sinh các nhóm lên trình bày, các cá nhân và nhóm còn
lại so sánh đối chiếu, tiếp tục bổ sung kết quả làm việc của các nhóm.
* Bước 5: Trên cơ sở thảo luận và bổ sung của học sinh, giáo viên chốt nội dung
học tập, học sinh điều chỉnh kết quả và ghi bài.
Chốt kiến thức
1. Đặc điểm chung của địa hình
a. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Chiếm phần lớn diện tích (3/4) nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (địa hình cao
dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao (>2000m) chỉ có 1%).
- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai.
b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
- Địa hình già, trẻ lại có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Cấu trúc gồm 2 hướng chính:
+ Hướng TB - ĐN: Từ hữu ngạn sông Hồng đến Bạch Mã.
+ Hướng vòng cung: Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
c. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi do lượng mưa theo mùa.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
- Thông qua các hoạt động kinh tế: làm đường giao thông, khai thác mỏ…
- Nhiều địa hình nhân tạo: Đê, đập…
b. Phương pháp tiến hành với những bài cụ thể

Dưới đây là những bài học trong SGK phần “Địa lí tự nhiên Việt Nam”Địa lí 12 (cơ bản) có liên quan đến sử dung Atlat ĐLVN mà tôi nghiên cứu, thống kê.
10


Bài 2. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Nội dung của
bài học có sử
dụng Atlat
(mục, tên mục)
Nội dung Atlat
được khai thác
(số trang)
Mục tiêu sử
dụng Atlat
trong mục
bài học

1. Vị trí địa lí
2. Phạm vi lãnh thổ
3. Ý nghĩa của vị trí địa lí

- Bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á (5).
- Bản đồ hành chính (5).
- Bản đồ hình thể (6,7).
- Xác định vị trí địa lí và lãnh thổ của nước ta.
- Xác định các bộ phận hợp thành lãnh thổ Việt Nam.
- Trình bày được đặc điểm các bộ phận lãnh thổ nước ta.
- Xác định được hệ tọa độ địa lí phần đất liền và hải đảo.
- Hướng dẫn sử dụng Atlat để phân tích ảnh hưởng của vị trí
địa lí và lãnh thổ đối với thiên nhiên nước ta.

Phương pháp GV nêu các câu hỏi, HS trả lời.
tiến hành
1) Dựa vào Atlat trang 5, hãy nêu đặc điểm cơ bản về vị trí
(- GV sử dụng
địa lí Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á?
phối hợp các
2) Dựa vào Atlat trang 6,7; xác định vị trí và tọa độ 4 điểm
phương pháp:
cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của nước ta.
phát vấn, đàm
3) Dựa vào Atlat ĐLVN trang 6,7, cho biết trên đất liền
thoại gợi mở,… nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào? Nhận xét đặc
- HS sử dụng các điểm khu vực phân bố đường biên giới của nước ta.
kĩ năng bản đồ,
4) Dựa vào Atlat ĐLVN trang 5, nhận xét đặc điểm bờ biển
nhận xét biểu đồ nước ta. Xác định điểm bắt đầu và kết thúc của đường bờ
để trả lời).
biển?
5) Dựa vào Atlat ĐLVN trang 6,7, xác định vị trí hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bài 3. Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam
Nội dung của
bài học có sử
dụng Atlat
(mục, tên mục)
Nội dung Atlat
được khai thác
(số trang)
Mục tiêu sử
dụng Atlat

trong mục
bài học
Phương pháp
tiến hành

1. Vẽ lược đồ Việt Nam.
2. Điền vào lược đồ một số địa danh quan trọng.
- Bản đồ hành chính (trang 5).
- Bản đồ hình thể (trang 6,7).
- Vẽ được lược đồ Việt Nam một cách tương đối chính xác.
- Xác định đúng trên bản đồ một số địa danh quan trọng như
Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Vịnh Thái Lan,
đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
1. Dựa vào Atlat ĐLVN trang 5 (hoặc trang 6,7) cùng hình
3, trang 19 SGK, vẽ lược đồ Việt Nam theo cách chia mạng
11


(- GV sử dụng
phối hợp các
phương pháp:
phát vấn, đàm
thoại gợi mở…
- HS sử dụng các
kĩ năng bản đồ
để thực hiện)

lưới ô vuông.
2. Dựa vào Atlat ĐLVN trang 6, 7 (hoặc trang 6,7), xác định
một số địa danh quan trọng như Hà Nội, Đà Nẵng, thành

phố Hồ Chí Minh, Vịnh Thái Lan, đảo Phú Quốc, quần đảo
Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Bài 5, 6. Đất nước nhiều đồi núi
Nội dung của
bài học có sử
dụng Atlat
(mục, tên mục)
Nội dung Atlat
được khai thác
(số trang)
Mục tiêu sử
dụng Atlat
trong mục
bài học
Phương pháp
tiến hành
(- GV sử dụng
phối hợp các
phương pháp:
phát vấn, đàm
thoại gợi mở …
- HS sử dụng các
kĩ năng bản đồ,
nhận xét biểu đồ
để trả lời)

1. Đặc điểm chung của địa hình
2. Các khu vực địa hình
- Bản đồ hình thể (trang 6,7).

- Bản đồ các miền địa lí tự nhiên (trang 13,14).
- Trình bày được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
- Trình bày và so sánh được đặc điểm của các khu vực địa
hình.

GV nêu các câu hỏi, HS trả lời
1) Dựa vào Atlat trang 6,7 hãy nêu nhận xét chung về đặc
điểm địa hình nước ta.
2) Quan sát bản đồ hình thể (trang 6,7) hoặc bản đồ các
miền địa lí tự nhiên (trang 13), hãy:
- Xác định ranh giới của vùng núi Đông Bắc? Kể tên các
cánh cung lớn và nêu nhận xét về độ cao địa hình của vùng?
- Xác định ranh giới của vùng núi Tây Bắc? Xác định các
dãy núi lớn của vùng Tây Bắc?
3) Quan sát bản đồ hình thể (trang 6,7) hoặc bản đồ các
miền địa lí tự nhiên (trang 13,14), hãy:
- Xác định ranh giới của vùng núi Trường Sơn Bắc và
Trường Sơn Nam?
- Nhận xét sự khác nhau về độ cao và hướng các dãy núi của
Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam?
4) Quan sát bản đồ hình thể (trang 6,7), hãy:
- Nhận xét về địa hình của đồng bằng sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long?
- Nhận xét đặc điểm của đồng bằng ven biển miền trung. Kể
tên các đồng bằng lớn thuộc đồng bằng ven biển?
Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Nội dung của 1. Khái quát về Biển Đông
12



bài học có sử
dụng Atlat
(mục, tên mục)
Nội dung Atlat
được khai thác
(số trang)
Mục tiêu sử
dụng Atlat
trong mục
bài học
Phương pháp
tiến hành

2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam.
- Bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á (5).
- Bản đồ hình thể (6,7).
- Xác định vị trí của Biển Đông, giải thích được tính chất
khép kín và tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông.
- Đánh giá được ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên
Việt Nam.
- Xác định vị trí các vịnh biển trên bản đồ.
(Phụ lục giáo án minh họa)
Bài 9,10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Nội dung của
bài học có sử
dụng Atlat
(mục, tên mục)
Nội dung Atlat
được khai thác

(số trang)

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
2. Các thành phần tự nhiên khác

- Bản đồ hình thể (trang 6,7).
- Bản đồ khí hậu (trang 9).
- Bản đồ các hệ thống sông (trang 10).
- Bản đồ các nhóm và các loại đất chính (trang 11).
- Bản đồ thực vật và động vật (trang 11).
Mục tiêu sử
- Giải thích nguyên nhân tạo nên tính chất nhiệt đới ẩm gió
dụng Atlat
mùa của các thành phần tự nhiên.
trong mục
- Nhận xét được sự phân hóa về nhiệt độ, lượng mưa trung
bài học
bình năm và các tháng trong năm giữa các vùng lãnh thổ.
- Xác định các trung tâm mưa nhiều, mưa ít, hướng của các
loại gió hoạt động trên lãnh thổ nước ta.
- Nhận xét được sự phân bố mạng lưới sông ngòi nước ta.
- Xác định tên và diện tích lưu vực của một số sông lớn.
- Biết được chế độ nước của một số sông chính.
Phương pháp GV nêu câu hỏi, HS trả lời
tiến hành
1) Quan sát bản đồ khí hậu (trang 9), hãy:
(- GV sử dụng
- Nhận xét nền nhiệt độ trung bình năm của nước ta?
phối hợp các
- Nhận xét về sự phân bố lượng mưa của nước ta? Cho biết

phương pháp:
những trung tâm mưa nhiều, mưa ít?
phát vấn, đàm
- Xác định hướng của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông?
thoại gợi mở,… 2) Dựa vào bản đồ các hệ thống sông (trang 10) hãy:
- HS sử dụng các - Nhận xét mạng lưới sông ngòi nước ta?
kĩ năng bản đồ,
- Kể tên một số hệ thống sông lớn ở nước ta?
nhận xét biểu đồ - Nhận xét về chế độ nước của sông Mê Công?
13


để trả lời)

3) Dựa vào bản đồ các nhóm và các loại đất chính (trang
11), cho biết loại đất chiếm ưu thế ở nước ta? Giải thích tại
sao loại đất đó lại chiếm ưu thế ở nước ta?
Bài 11. Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Nội dung của
bài học có sử
dụng Atlat
(mục, tên mục)
Nội dung Atlat
được khai thác
(số trang)
Mục tiêu sử
dụng Atlat
trong mục
bài học


1. Thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc- Nam.
2. Thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông- Tây.
- Bản đồ hình thể (trang 6,7).
- Bản đồ khí hậu (trang 9).
- Xác định được ranh giới của phần lãnh thổ phía Bắc và
phía Nam.
- Hướng dẫn học sinh so sánh được sự khác nhau về những
đặc điểm cơ bản của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam.
- Dựa vào bản đồ và hiểu biết để giải thích được nguyên
nhân của sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc- Nam.
- Hướng dẫn HS nhận xét được sự thay đổi độ nông-sâu,
rộng-hẹp của thềm lục địa và mối quan hệ với vùng đồng
bằng, vùng đồi núi kề bên.
- Biết được nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giữa Đông
Bắc với Tây Bắc, đông Trường Sơn với Tây Nguyên.
(Phụ lục giáo án minh họa)

Phương pháp
tiến hành
Bài 12. Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
Nội dung của 4. Các miền địa lí tự nhiên
bài học có sử
dụng Atlat
(mục, tên mục)
Nội dung Atlat - Bản đồ hình thể (trang 6,7).
được khai thác - Bản đồ các miền địa lí tự nhiên (trang 13, 14).
(số trang)
Mục tiêu sử
- Xác định được ranh giới của các miền địa lí tự nhiên.

dụng Atlat
- Hướng dẫn HS dựa vào Atlat để tìm hiểu đặc điểm của các
trong mục
miền địa lí tự nhiên.
bài học
- Đánh giá được thế mạnh của mỗi miền địa lí tự nhiên.
Phương pháp 1) Quan sát bản đồ các miền địa lí tự nhiên (trang 13), hãy:
tiến hành
- Xác định ranh giới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ trên
(- GV sử dụng
bản đồ?
phối hợp các
- Nêu nhận xét về đặc điểm địa hình của miền?
phương pháp:
2) Quan sát bản đồ các miền địa lí tự nhiên (trang 13), hãy:
14


phát vấn, đàm
thoại gợi mở,…
- HS sử dụng các
kĩ năng bản đồ,
nhận xét biểu đồ
để trả lời)

- Xác định ranh giới của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
trên bản đồ?
- Nêu nhận xét về đặc điểm địa hình của miền?
3) Quan sát bản đồ các miền địa lí tự nhiên (trang 14), hãy:
Xác định ranh giới của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ trên

bản đồ? Nêu nhận xét về đặc điểm địa hình của miền?
Bài 13. Thực hành: Đọc bản đồ địa hình,
điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi
Nội dung của 1. Bài tập 1
bài học có sử
2. Bài tập 2
dụng Atlat
(mục, tên mục)
Nội dung Atlat - Bản đồ hình thể (trang 6,7).
được khai thác - Bản đồ các miền địa lí tự nhiên (trang 13,14).
(số trang)
Mục tiêu sử
- Xác định được vị trí của các dãy núi, đỉnh núi và dòng
dụng Atlat
sông trên bản đồ.
trong mục
- Điền vào lược đồ trống một số cánh cung, dãy núi và đỉnh
bài học
núi.
Phương pháp
1) Quan sát bản đồ hình thể (trang 6,7), hoặc bản đồ các
tiến hành
miền đại lí tự nhiên (trang 13,14), hãy:
(- GV sử dụng
- Xác định vị trí của các dãy núi, cánh cung, các cao nguyên
phối hợp các
đá vôi, các cao nguyên ba dan.
phương pháp:
- Xác định vị trí của các đỉnh núi.
phát vấn, đàm

- Xác định vị trí của các dòng sông.
thoại gợi mở,… 2) Dựa vào bản đồ hình thể (trang 6,7), hoặc bản đồ các
- HS sử dụng các miền đại lí tự nhiên (trang 13,14), điền tên một số dãy núi,
kĩ năng bản đồ,
cao nguyên và đỉnh núi vào lược đồ trống đã chuẩn bị trong
nhận xét biểu đồ bài 3.
để trả lời)
Bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Nội dung của
bài học có sử
dụng Atlat
(mục, tên mục)
Nội dung Atlat
được khai thác
(số trang)
Mục tiêu sử
dụng Atlat
trong mục
bài học

1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật

- Bản đồ thực vật và động vật (trang 12).
- Bản đồ lâm nghiệp (trang 20).
- Nhận xét được sự suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta.
- Xác định một số vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển của
Việt Nam.
15



Phương pháp
tiến hành
(- GV sử dụng
phối hợp các
phương pháp:
phát vấn, đàm
thoại gợi mở,…
- HS sử dụng các
kĩ năng bản đồ,
nhận xét biểu đồ
để trả lời)

1) Quan sát bản đồ bản đồ lâm nghiệp (trang 20), hãy:
- Nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng nước ta giai đoạn
2000-2007? Giải thích tại sao diện tích rừng tăng nhưng
chất lượng rừng vẫn bị suy giảm?
- Nhận xét sự phân hóa độ che phủ rừng nước ta? Cho biết
những vùng nào có diện tích rừng lớn?
2) Quan sát bản đồ bản đồ thực vật và động vật (trang 12),
hãy xác định một số vườn quốc gia sau: Cát Bà, Cúc
Phương, Bạch Mã, Cát Tiên? Cho biết chúng thuộc các tỉnh,
thành phố nào?

Bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Nội dung của
bài học có sử
dụng Atlat
(mục, tên mục)
Nội dung Atlat
được khai thác

(số trang)
Mục tiêu sử
dụng Atlat
trong mục
bài học
Phương pháp
tiến hành
(- GV sử dụng
phối hợp các
phương pháp:
phát vấn, đàm
thoại gợi mở,…
- HS sử dụng các
kĩ năng bản đồ,
nhận xét biểu đồ
để trả lời)

2. Một số thiên tai chủ yếu và cách phòng chống.

- Bản đồ khí hậu (trang 9).
- Bản đồ hình thể (trang 6,7).
- Trình bày được hoạt động của bão ở nước ta.
- Giải thích nguyên nhân lũ miền Trung thường lên nhanh
và rút nhanh.
1) Quan sát bản đồ khí hậu Việt Nam (trang 9), hãy trình
bày hoạt động của bão ở nước ta theo mẫu:
- Thời gian hoạt động:……………………………………….
- Mùa bão:…………………………………………………...
- Khu vực hoạt động:……………………………………..…
- Số cơn bão tác động vào hàng năm ở nước ta:…………….

2) Quan sát bản đồ hình thể (trang 6,7), hãy giải thích tại
sao lũ miền Trung nước ta thường lên nhanh và rút nhanh.

c. Sử dụng Atlat trong củng cố bài học
Ví dụ 1: Sử dụng Atlat trong củng cố bài học - Bài 2. Vị trí địa lí và phạm vi
lãnh thổ.
GV yêu cầu HS sử dụng Atlat để các câu hỏi trắc nghiệm.
Cách tiến hành:
- GV sử dụng máy chiếu để trình chiếu các câu hỏi trắc nghiệm.
- HS quan sát Atlat ĐLVN để trả lời.
16


Câu 1: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6-7, cho biết điểm bắt đầu của bờ
biển nước ta?
A. Móng Cái.
B. Cà Mau.
C. Hà Tiên.
D. Phú Quốc.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6-7, cho biết điểm cực Bắc nước
ta thuộc tỉnh
A. Lào Cai.
B. Hà Giang.
C. Điện Biên
D. Quảng Ninh.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 6-7, cho biết quần đảo Trường Sa thuộc
A. Cà Mau.
B. Đà Nẵng.
C. Phú Yên.
D. Khánh Hòa.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết vịnh biển nào sau
đây không thuộc Khánh Hòa?
A. Cam Ranh.
B. Vân Phong.
C. Xuân Đài
D. Nha Trang.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6-7, cho biết biên giới trên đất liền
nước ta giáp
A. Trung Quốc- Lào-Thái Lan.
B. Trung Quốc- Lào- Cămpuchia.
C. Trung Quốc- Lào- Myanma.
D.Thái Lan- Lào- Cămpuchia.
Ví dụ 2: Sử dụng Atlat trong củng cố bài học - Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi.
GV yêu cầu HS sử dụng Atlat để các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.
Cách tiến hành:
- GV sử dụng máy chiếu hoặc giấy A0 để trình chiếu; GV nêu các câu hỏi.
- HS quan sát Atlat ĐLVN trang 6,7 hoặc 13,14 để trả lời.
TRÒ CHƠI Ô CHỮ

1
2
3
4
5
6

Đ Ồ
Đ Ô N
H À T I Ê
H O À N G

C À M A U
L Â M V I Ê

Đ



I

N

N G V Ă N
G T R I Ề U
N
L I Ê N S Ơ N
N

Ú

I

Ô chữ hàng dọc có sáu kí tự.
Ô chữ hàng ngang:
1. Điểm cực Bắc nước ta nằm trên cao nguyên này? (trang 6-7)
2. Đây là một trong bốn cánh cung của vùng núi Đông Bắc, nằm lan ra sát
biển? (trang 6-7)
3. Điểm cuối cùng của đường bờ biển nước ta? (trang 6-7)
4. Đây là tên dãy núi cao nhất của nước ta? (trang 6-7)
5. Tên tỉnh có điểm cực nam trên đất liền của nước ta? (trang 6-7)
6. Đây là cao nguyên ở Tây Nguyên có thành phố Đà Lạt xinh đẹp? (trang 6-7)

2.4. Hiệu quả đạt được của đề tài
Từ việc áp dụng sáng kiến này trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy
việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này đã mang lại những hiệu quả thiết thực.
17


- Gần 100% học sinh đã xác định được vai trò của phương tiện Atlat trong
học tập, vì vậy thường xuyên mang theo khi có tiết học trên lớp, HS đã từng
bước tạo được sự hứng thú, khơi dậy lòng say mê học tập môn Địa lí ở học sinh.
- Sau khi được GV hướng dẫn các em HS đã có những chuyển biến tích
cực, phần lớn đã biết đọc bản đồ, phân tích các biểu đồ trong Atlat ĐLVN, xác
định vị trí địa lí các đối tượng, kĩ năng mô tả các đối tượng địa lí,.... Riêng kĩ
năng xác định mối quan hệ địa lí giữa các đối tượng thì còn một số HS chưa sử
dụng thành thạo vì đây là một kĩ năng khó và cần được rèn luyện lâu dài. [1]
- Học sinh biết sử dụng và khai thức kiến thức từ Atlat để học bài mới trên
lớp, dùng số liệu trong Atlat ĐLVN từ đó giảm bớt việc ghi nhớ máy móc.
Cụ thể là: 100% học sinh lớp 12 tôi giảng dạy đều có thể sử dụng thành
thạo Atlat để làm bài thi tốt nghiệp THPT, biết cách sử dụng các ứng dụng của
bản đồ vào các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn hàng ngày.
Kết quả thực nghiệm ở lớp 12A1 và 12A6 trường THPT Như Xuân cuối
năm học 2018- 2019 đạt kết quả như sau:
Lớp

Tổng số
học sinh

12A1
12A6
Tổng số
Tỉ lệ (%)


36
34
70
100

Số lượng học sinh
Có Atlat ĐLVN
Chưa có Atlat ĐLVN
và biết sử dụng
và chưa biết sử dụng
36
0
34
0
70
0
100
0

Vì vậy mà kết quả bài kiểm tra đạt được tương ứng như sau:
Lớp

Tổng số
học sinh

12A1
12A6
Tổng số
Tỉ lệ (%)


36
34
70
100

Điểm
giỏi
4
5
9
12.9

Số lượng học sinh đạt
Điểm Điểm
Điểm
khá
TB
trên TB
13
19
36
12
17
34
25
36
70
35.7
51.4

100

Điểm yếu,
kém
0
0
0
0

Như vậy sau khi áp dụng sáng kiến chúng ta thấy rằng:
- 100% HS có Atlat ĐLVN đều biết cách sử dụng.
- Số học sinh có Atlat ĐLVN và biết cách sử dụng vào việc học bài mới
trên lớp, tự học ở nhà và trả lời các câu hỏi kiểm tra - đánh giá của học sinh đã
tăng từ 38,6% lên 100% (tăng 61.4%).
- Tỉ lệ HS đạt điểm giỏi, khá tăng từ 17.1% lên 35.7% (tăng 18.6%).
- Tỉ lệ HS đạt điểm từ trung bình trở lên từ 71.4 % lên 100% (tăng
28.6%).
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu, kém giảm từ 28.6% xuống 0% (giảm
28.6%).
18


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đặc trưng cơ bản của bộ môn địa lí là quá trình dạy và học luôn gắn với
việc khai thác có hiệu quả các loại bản đồ. Đặc biệt đối với phần địa lí lớp 12,
việc học tập và giảng dạy địa lí được hổ trợ bởi hệ thống bản đồ rất đa dạng
trong tập Atlat địa lí Việt Nam. Đó là cuốn sách giáo khoa thứ hai, khai thác
Atlat không chỉ hiểu được kiến thức mà còn là hình ảnh trực quan giúp GVvà
HS trong giảng dạy và học tập rất hiệu quả. Mặt khác trong các kỳ thi trung học

phổ thông quốc gia hiện nay, Atlat là phương tiện quang trọng để HS có thể trả
lời các câu hỏi trắc nghiệm chính xác nhất. [1]
Đối với HS nói chung và HS khối 12 nói riêng, kĩ năng sử dụng bản đồ
địa lí là một kĩ năng không thể thiếu trong quá trình dạy và học địa lí và đời
sống thường ngày. Từ thực tiễn việc áp dụng sáng kiến trong giảng dạy, tôi đã
thu được những kết quả tích cực. Từ đó, có thể thấy rằng việc rèn kĩ năng sử
dụng Atlat cho HS là một việc làm rất cần thiết, có thể tiếp tục áp dụng cho HS
các năm tiếp theo và các phần khác trong chương trình Địa lí 12.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu áp dụng trong các bài ở phần “Địa lí các
vùng kinh tế” trong chương trình địa lí 12 THPT, vì vậy chưa đánh giá hết được
tính khả thi khi áp dụng vào các phần khác trong chương trình.
Với hiệu quả đã đạt được của đề tài, trong những năm sắp tới, tôi sẽ tiếp
tục áp dụng phổ biến và mở rộng trong toàn bộ chương trình Địa lí 12.
3.2. Kiến nghị
- Đối với giáo viên giảng dạy địa lí cần dành thời gian hợp lý trong các
tiết học để hướng dẫn cho HS các kĩ năng sử dụng bản đồ, Atlat để khai thác
kiến thức. Quy định bắt buộc tất cả các HS phải có Atlat ĐLVN trong học tập.
- Nhà trường cần dành thêm các buổi học tự chọn cho môn Địa lí để GV
có thời gian rèn luyện thêm cho HS kĩ năng sử dụng Atlat ĐLVN.
- Đối với Sở GD&ĐT cần tha mưu và đóng góp ý kiến để Bộ GD&ĐT
biên soạn các loại bản đồ, biểu đồ, số liệu trong Atlat đồng nhất với SGK để việc
giảng dạy và học tập có thể thực hiện một cách thuận lợi nhất. [1]
Đây là sáng kiến của bản thân, trong quá trình nghiên cứu và trình bày
sáng kiến của mình tác giả không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, của ban giám khảo để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Phạm Văn Sáng
19


Tài liệu tham khảo
1. Phạm Văn Sáng, GV trường THPT Như Xuân, Huyện Như Xuân, Tỉnh Thanh
Hóa- “Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần “Địa lí các vùng kinh
tế” để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 12”- SKKN năn học 20172018.
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí lớp 12, Phạm Thị
Sen, NXB GD, 2010.
3. Tài liệu tập huấn giáo viên: Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức,
kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí.
4. Sách giáo khoa Địa lí 12, Lê Thông, NXB GD, 2010.
5. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trung học phổ thông, Nguyễn Đức Vũ,
NXB GD, 2004.
6. Lý luận dạy học Địa lí, Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, NXB Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2004.
7. Atlat Địa lí Việt Nam, NXB GD, 2018.

20


PHỤ LỤC GIÁO ÁN MINH HỌA
Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Qua bài học, HS phải nắm được:
1. Kiến thức
- Trình bày được khái quát đặc điểm của Biển Đông.
- Đánh giá được ảnh hưởng Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam, thể hiện ở
các đặc điểm về khí hậu, địa hình bờ biển, các hệ sinh thái ven biển, tài nguyên
thiên nhiên vùng biển và các thiên tai.
2.Kĩ năng
- Đọc bản đồ, nhận biết các đường đẳng sâu, phạm vi thềm lục địa, dòng hải lưu,
các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền.
- Xác định được một số vịnh biển trên bản đồ.
- Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với khí hậu, địa hình
ven biển, sinh vật.
- Tìm kiếm & xử lí thông tin về tác động của Biển Đông đối với thiên nhiên
nước ta.
3. Thái độ
- Thấy được vai trò quan trọng của biển, đồng thời xác định tinh thần học tập
nghiêm túc để có thể khai thác, bảo vệ vùng biển cũng như toàn vẹn chủ quyền
lãnh thổ.
- Thấy được sự ô nhiễm môi trường biển và xác định ý thức, trách nhiệm trong
bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường biển.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo, năng lực giao
tiếp, năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ...
- Năng lực chuyên biệt: tư duy theo lãnh thổ; sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu
đồ…
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Atlat địa lí Việt Nam.

- Tranh ảnh minh họa về địa hình, hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên vùng biển.
- Máy tính, màn hình chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Atlat ĐLVN.
- Sưu tầm ảnh về về địa hình, hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên vùng biển và
các hoạt động kinh tế biển.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Tình huống xuất phát: 2 phút.
1. Mục tiêu
21


Học sinh xác định được vị trí của Biển Đông.
2. Phương thức: Cá nhân (Cả lớp)
3. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Cho HS xem tự nhiên thế giới, yêu cầu HS lên bảng xác định vị trí của
Biển Đông. (thời gian 2 phút)
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV quan sát.
- Bước 3: Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng xác định. Các HS theo dõi và bổ
sung. Trên cơ sở phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào nội dung của
bài mới
- Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của
học sinh.
B. Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG 1
KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG (10 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm điểm của Điển Đông.
- Kỹ năng đọc hiểu và xử lí thông tin.
- Năng lực sử dụng bản đồ, Atlat địa lí Việt Nam.

2. Phương thức: cá nhân/cặp
3. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV cho HS quan sát bản đồ tự nhiên Đông Nam Á trên bảng (Atlat
trang 4,5) và kiến thức trong SGK, cho biết:
+ Đặc điểm khái quát về Biển Đông?
+ Tại sao độ mặn trung bình của Biển Đông có sự thay đổi giữa mùa khô và mùa
mưa?
+ Gió mùa ảnh hưởng như thế nào tới hướng chảy của các dòng hải lưu ở nước
ta?
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
- Bước 3: Đại diện cặp học sinh lên trình bày, các cá nhân còn lại so sánh đối
chiếu, tiếp tục bổ sung kết quả làm việc cá nhân.
- Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của
học sinh. chốt nội dung học tập, học sinh điều chỉnh kết quả cá nhân và ghi bài.
Chốt kiến thức

1. Khái quát về Biển Đông
- Là biển lớn thứ 2 của Thái Bình Dương, diện tích là 3 477 triệu km2.
- Là biển tương đối kín, phía Bắc và phía Tây là lục địa, phía Đông và Đông
Nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt
độ, độ muối, sóng, thủy triều, dòng biển) và sinh vật biển.
+ Nhiệt độ cao trên 250C, thay đổi theo mùa và theo vùng.
+ Độ muối là từ 30-330/00, vùng cao nhất là DHNTB.
+ Sóng mạnh nhất vào thời kì gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng mạnh nhất đến
ven biển Miền Trung.
22


+ Thủy Triều ảnh hưởng mạnh nhất đến đồng bằng sông Hồng và đồng bằng

sông Cửu Long.
+ Đòng biển có tính chất khép kín và hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa.
+ Sinh vật phong phú và đa dạng.
HOẠT ĐỘNG 2
ẢNH HƯỞNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐẾN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
(25 phút)
1. Mục tiêu
- Đánh giá được ảnh hưởng Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam, thể hiện ở
các đặc điểm về khí hậu, địa hình bờ biển, các hệ sinh thái ven biển, tài nguyên
thiên nhiên vùng biển và các thiên tai.
- Đọc bản đồ, nhận biết các đường đẳng sâu, phạm vi thềm lục địa, dòng hải lưu,
các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền.
- Xác định được một số vịnh biển trên bản đồ.
- Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với khí hậu, địa hình
ven biển, sinh vật.
- Tìm kiếm & xử lí thông tin về tác động của Biển Đông đối với thiên nhiên
nước ta.
- Thấy được sự ô nhiễm môi trường biển và xác định ý thức, trách nhiệm trong
bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường biển.
2. Phương thức: Nhóm /cặp đôi
3. Hoạt động
- Bước 1: Chia 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: nghiên cứu SGK kết hợp
với Atlat địa lí Việt Nam trang 6,7 để trả lời các câu hỏi (thực hiện nhiệm vụ
trong 5 phút)
+ Nhóm 1:
. Nêu ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta?
. Vì sao nước ta không có khí hậu khô hạn như một số nước có cùng vĩ
độ?
+ Nhóm 2:
. Kể tên các dạng địa hình và các hệ sinh thái ven biển nước ta?

. Xác định trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat ĐLVN trang 6,7) vị
trí các vịnh biển: Hạ Long, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh. Các vịnh biển này
thuộc các tỉnh, thành phố nào?
. Kể tên các điểm du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng biển nước ta?
+ Nhóm 3:
. Dựa vào hiểu biết của bản thân và quan sát bản đồ Tự nhiên Việt Nam
(hoặc Atlat ĐLVN trang 6,7), hãy chứng minh Biển Đông giàu tài nguyên
khoáng sản và hải sản?
. Tại sao vùng ven biển Nam Trung Bộ rất thuận lợi cho hoạt động làm
muối?
+ Nhóm 4:
23


Đọc SGK mục 2d, kết hợp hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn
văn ngắn nói về các biểu hiện thiên tai ở các vùng ven biển nước ta và cách khắc
phục của các địa phương.
- Bước 2: HS thực hiện trao đổi để hoàn thành nội dung của nhóm, GV quan sát
và giúp đỡ HS.
- Bước 3: Đại diện học sinh các nhóm lên trình bày, các cá nhân và nhóm còn lại
so sánh đối chiếu, tiếp tục bổ sung kết quả làm việc của các nhóm.
- Bước 4: Trên cơ sở thảo luận và bổ sung của học sinh, giáo viên chốt nội dung
học tập, học sinh điều chỉnh kết quả và ghi bài.
Chốt kiến thức

2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
a) Khí hậu
- Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và
độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô
trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải
dương nên điều hòa hơn.
b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
- Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông, các
bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn
cát, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san
hô….
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có
+ Hệ sinh thái rừng nước mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật
nước lợ.
+ Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa
dạng và phong phú.
c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
- Tài nguyên khoáng sản:
+ Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang
được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu-Mã
Lai và Sông Hồng có trữ lượng đáng kể.
+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho
các ngành công nghiệp.
+ Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển
Nam Trung Bộ.
- Tài nguyên hải sản:
+ Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành
phần và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có
trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn
loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
+ Ven các đảo, nhất là tại quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài
nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.
24



×