Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sử dụng hình vẽ thí nghiệm hóa học hữu cơ 11 trong việc tuyển chọn và xây dựng bài tập hóa học nhằm nâng cao hiệu quả trong ôn luyện học sinh giỏi và ôn thi THPT quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.05 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA.

TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG HÌNH VẼ THÍ NGHIỆM PHẦN HOÁ HỌC HỮU CƠ
11 TRONG VIỆC TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG BÀI TẬP
HOÁ HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG ÔN
LUYỆN HỌC SINH GIỎI VÀ ÔN THI
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA

Người thực hiện: Lê Thị Mai
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nông Cống 3
SKKN thuộc môn: Hóa học

THANH HÓA NĂM 2017


MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU............................................................................................
1.1. Lí do chọn đề tài..............................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................
1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM........................
2.1. Cơ sở lí luận.....................................................................................
2.2. Thực trạng của vấn đề.....................................................................
2.3. Giải pháp thực hiện ........................................................................


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...............................................
3. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT…………………………………................
1. Kết luận ……………................……………………………………..
2. Kiến nghị.............…………………………………………………...
Tài liệu tham khảo..................................................................................

2
2
2
2
2
2
2
3
3
15
16
16
16
18

I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài

2


Trong những năm gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có những cải cách
lớn trong toàn nghành giáo dục nói chung và đặc biệt là trong việc dạy và học ở
trường phổ thông nói riêng; nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về

đức, trí, thể, mĩ. Nội dung giáo dục, đặc biệt là nội dung, cơ cấu sách giáo khoa
được thay đổi một cách hợp lý vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức phổ thông, cơ
bản, có hệ thống vừa tạo điều kiện để phát triển năng lực của mỗi học sinh, nâng
cao năng lực tư duy, kỹ năng thực hành, tăng tính thực tiễn. Xây dựng thái độ
học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham
học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Muốn vậy, trong quá trình dạy học các môn học nói chung và hóa học nói
riêng cần xây dựng hệ thống bài tập một cách hợp lý và đáp ứng được các yêu
cầu trên.
Qua nhiều năm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học,và ôn
thi THPT quốc gia tôi nhận thấy bài tập hình vẽ đặc biệt là hình vẽ thí nghiệm
hoá học trong những năm gần đây thường hay gặp trong các đề thi học sinh giỏi
hoá học, đề thi THPT quốc gia môn hoá học. Đây là một mảng kiến thức mà học
sinh còn khá lúng túng do yếu các kỹ năng thực hành hoá học. Vì những lý do
trên tôi đã chọn đề tài: ” Sử dụng hình vẽ thí nghiệm phần hóa học hữu cơ 11
trong việc tuyển chọn và xây dựng bài tập hoá học nhằm nâng cao hiệu quả
trong ôn luyện học sinh giỏi và ôn tập thi trung học phổ thông quốc gia ”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng hình vẽ thí nghiệm phần hóa học hữu cơ 11 trong việc tuyển
chọn và xây dựng bài tập hoá học nhằm nâng cao hiệu quả trong ôn luyện học
sinh giỏi và ôn tập thi trung học phổ thông quốc gia
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các hình vẽ thí nghiệm phần hóa học hữu cơ trong sách giáo khoa hoá học 11
nâng cao - nhà xuất bản giáo dục
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, giáo trình, các văn bản, chỉ thị, nghị
quyết cơ bản liên quan đến nội dung đề tài. Trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp

khái quát, rút ra những vấn đề cần thiết cho đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Tìm hiểu thực tiễn dạy học của môn học thông qua việc giảng dạy trực
tiếp trên lớp,ôn luyện học sinh giỏi và ôn tập thi trung học phổ thông quốc gia ,
tham gia dự giờ lấy ý kiến của đồng nghiệp trong nhóm chuyên môn ở trường.
Từ đó xác định những khó khăn, hạn chế trong việc xây dựng bài tập như bài tập
bằng hình vẽ

II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3


2.1.1. Vai trò bài tập hoá học trong dạy học hoá học
Trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, bài tập hoá học giữ vai trò
rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo. Bài tập hoá học vừa là mục
đích, vừa là nội dung lại vừa là phương pháp dạy học hiệu quả, nó không chỉ
cung cấp cho học sinh kiến thức, con đường giành lấy kiến thức mà còn mang
lại niềm vui của quá trình khám phá, tìm tòi, phát hiện của việc tìm ra đáp số.
Đặc biệt bài tập hoá học còn mang lại cho người học một trạng thái hưng phấn,
hứng thú nhận thức. Đây là một yếu tố tâm lý quan trọng của quá trình nhận
thức đang được chúng ta quan tâm.
2.1.1. Xu hướng phát triển của bài tập hóa học
Xu hướng phát triển của bài tập hóa học hiện nay hướng đến rèn luyện
khả năng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng tư duy hóa học cho học sinh ở
các mặt: lí thuyết, thực hành và ứng dụng. Những bài tập có tính chất học thuộc
trong các bài tập lí thuyết sẽ giảm dần mà được thay bằng các bài tập đòi hỏi sự
tư duy, tìm tòi.
Bài tập hình vẽ đặc biệt là hình vẽ thí nghiệm hoá học trong những năm

gần đây thường hay gặp trong các đề thi học sinh giỏi hoá học, đề thi THPT
quốc gia môn hoá học. Đây là một mảng kiến thức mà học sinh còn khá lúng
túng do yếu các kỹ năng thực hành hoá học, cũng như chưa có nhiều tài liệu
tham khảo viết về vấn đề này này
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học Hoá học, ở các trường
phổ thông hiện nay đều có phòng thiết bị được trang bị khá đầy đủ các thiết bị
dạy học, các bộ thí nghiệm được chế tạo sẵn, có thể dùng cho nhiều thí nghiệm
khác nhau .Thế nhưng, việc tiến hành thí nghiệm thật không phải lúc nào cũng
dễ dàng và đem lại hiệu quả như mong muốn. Một thực tế hiện nay là mặc dù
các bộ thí nghiệm trong phòng thiết bị khá đầy đủ nhưng ít được giáo viên dùng
đến do chất lượng kém, độ chính xác không cao dẫn đến tình trạng dạy “chay”
vẫn còn khá phổ biến. Điều này dẫn đến học sinh còn yếu các kỹ năng thực
hành, lúng túng khi giải quyết các bài tập liên quan đến hình vẽ thí nghiệm.
2.3. Giải pháp thực hiện
- Nghiên cứu lý thuyết về hình vẽ thí nghiệm ở sách giáo khoa lớp 11,
sách thực hành thí nghiệm Từ đó xây dựng các bài tập tự luận cũng như câu hỏi
trắc nghiệm có liên quan
Đối với những bài tập liên quan đến hình vẽ thí nghiệm giáo viên cần hiểu

+ Các thiết bị và vai trò của chúng trong sơ đồ
+ Phương trình phản ứng của các thí nghiệm
+ Các hiện tượng quan sát được
2.3.1 Nghiên cứu lý thuyết về hình vẽ thí nghiệm ở sách giáo khoa lớp 11
1. Hình 4.1. Chưng cất thường - Hình 4.2 Chiết 2 lớp chất lỏng (Trang 103 SGK hoá học 11NC)

4


a)Phương pháp chưng cất

- Chưng cất là một phương pháp tách dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể (dung
dịch) của các chất lỏng khác nhau dựa vào độ bay hơi của chúng ( hay nhiệt độ
sôi khác nhau ở cùng áp suất).
- Do các chất lỏng có áp suất hơi khác nhau tại cùng một nhiệt độ nên quá trình
chưng cất dựa trên nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng tham gia. Vì có áp
suất hơi khác nhau nên khi đưa năng lượng vào hệ thống, chất có áp suất hơi cao
hơn (hay nhiệt độ sôi thấp hơn) bốc hơi nhiều hơn các chất khác, vì thế mà trong
quá trình chưng cất, nồng độ chất có nhiệt độ sôi thấp hơn trong phần cất cao
hơn là ở trong hỗn hợp ban đầu.
b)Phương pháp chiết
-Chiết dùng để tách các chất thường là chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không
đông nhất (phân lớp)
-Tùy theo bản chất của chất được chiết và môi trường chúng đang tồn tại
2. Hình 4.5 . Xác định sự có mặt của C và H ( trang 111 sgk Hóa 11NC)

5


+ Nung nóng hỗn hợp, bột CuSO4 khan từ màu trắng chuyển sang màu xanh.
+ Xuất hiện kết tủa trắng trong dung dịch.
+ Một phần hỗn hợp còn lại trong ống nghiệm chuyển màu đỏ.
- Giải thích: Khi đun nóng hỗn hợp, phản ứng hóa học xảy ra:
Chất hữu cơ + CuO → CO2 + H2O
+ Bột đồng sunfat (màu trắng) chuyển màu xanh do hơi nước vừa mới sinh đã
kết hợp với CuSO4 khan tạo thành muối ngậm nước CuSO 4.5H2O => Xác nhận
có H (hiđro) có trong hợp chất cần nghiên cứu.
+ Khí CO2 tác dụng với Ca(OH)2 tạo thành kết tủa CaCO3 => Xác nhận có O
(oxi) có trong hợp chất cần nghiên cứu..
+ Kết luận: Trong hợp chất hữu cơ có C, H.
3. Hình 6.3 Phản ứng của etilen với clo (Trang 103 - SGK hoá học 11NC)


Etilen và clo đều ít tan trong dung dịch natri clorua. Thoạt đầu mức nước trong
ống nghiệm thấp (A). Etilen cộng với clo tạo thành chất lỏng dạng dầu, không
tan trong nước, bám vào thành ống nghiệm, áp suất trong ống nghiệm giảm làm
cho mức nước nâng lên (B).
CH2=CH2+Cl2→ClCH2−CH2Cl(1,2−đicloetan,ts:83,50C)

6


4. Hình 6.3 Chưng cất lôi cuốn hơi nước(Trang 173 - SGK hoá học 11NC)

Cách hoạt động của thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nước
Hơi nước được cung cấp từ bình cấp hơi ( bình 1) sục qua bình chứa
nguyên liệu chưng cất ( bình 2) kéo theo nguyên liệu cần chưng cất (tinh dầu,
tecpen…). Hỗn hợp hơi nước và nguyên liệu cần chưng cất được ngưng tụ khi
đi qua ống sinh hàn rồi được chứa trong bình tam giác. Do nguyên liệu chưng
cất ít tan trong nước nên sản phẩm ngưng tụ được tách thành 2 lớp, lớp trên là
nguyên liệu chưng cất, lớp dưới là nước.
- Có thể dùng phương pháp chiết để tách lấy phần nguyên liệu cần chưng cất.
- Tác dụng của các bộ phận trong thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nước
- Bình cấp hơi nước : Cung cấp hơi nước và cung cấp nhiệt
- Bình chứa nguyên liệu chưng cất: Chứa nguyên liệu chưng cất, khi hơi nước
sục qua sẽ hấp thụ nguyên liệu chưng cất và kéo theo sang ống sinh hàn.
- Ống sinh hàn : Hạ thấp nhiệt độ để hơi nước và nguyên liệu chưng cất ngưng
tụ
-Bình chứa sản phẩm chưng cất : Chứa các hỗn hợp sản phẩm, chiết tách
nguyên liệu sẽ được nguyên liệu chưng cất.

7



5. Hình 7.3 Dụng cụ điều chế nitrobenzen (Trang 198 - SGK hoá học 11NC)

Phản ứng nitro hoá benzen bằng axit nitric:
Benzen tác dụng với hỗn hợp HNO3HNO3 đặc và H2SO4H2SO4 đậm đặc tạo
thành nitrobenzen:

* Nitrobenzen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 bốc khói và H2SO4H2SO4 đậm
đặc đồng thời đun nóng thì tạo thành m−đinitrobenzenm−đinitrobenzen.

Máy khuấy giúp hóa chất được trộn đều và tiếp xúc nhau dễ dàng hơn. Ống sinh
hàn giúp giữ lại benzen không bị bay hơi. Sau một thời gian, dung dịch xuất
hiện chất màu vàng là nitrobenzen.

6. Hình 7.4 Chưng cất phân đoạn (Trang 198 - SGK hoá học 11NC)

8


- Để phân tách các chất có nhiệt độ sôi khác nhau không nhiều, người ta dùng
phương pháp chưng cất phân đoạn. Ở cột phân đoạn, hỗn hợp hơi càng lên cao
càng giàu hợp phần có nhiệt độ sôi thấp, vì hợp phần có nhiệt độ sôi cao đã bị
ngưng đọng dần từ dưới lên.
-Chưng cất phân đoạn được dùng để có được một độ tinh khiết cao của phần cất
hay để chưng cất nhiều chất khác nhau từ một hỗn hợp. Nếu nhiệt độ sôi gần
nhau có thể chưng cất dưới áp suất thấp hơn để cải thiện bước tách vì như thế
nhiệt độ sôi sẽ nằm xa nhau hơn.
7. Hình 8.1 Thí nghiệm tách HBr từ C2H5Br (Trang 213 - SGK hoá học
11NC)


Khí sinh ra từ phản ứng trong bình cầu bay sang làm mất màu dung dịch brom,
đồng thời tạo thành những giọt chất lỏng không tan trong nước

9


CH3-CH2Br +KOH →CH2=CH2 +KBr +H2O
CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br
8.Hình 8.5 Thí nghiệm về sự tạo thành và thuỷ phân natri etylat (Trang 225
- SGK hoá học 11NC)

Thực nghiệm: Cho Na tác dụng với etanol dư (bình A không cần đun nóng),
phản ứng xảy ra êm dịu (không mãnh liệt như với nước).
Chưng cất đuổi hết etanol dư, trong bình còn lại chất rắn là natri etylat:
2C2H5OH+2Na→H2 + 2C2H5ONa
natri etylat
Cho nước vào bình A, chất rắn tan hết. Dung dịch thu được làm hồng
phenolphtalein.
Chưng cất thì lại thu được etanol (ở bình B) và NaOH(ở bình A):
C2H5ONa+ HOH→C2H5OH+NaOH
9.Phản ứng của ancol với axit (Trang 226 - SGK hoá học 11NC)

Ancol isoamylic, hầu như không tan trong nước, không tác dụng với dung dịch
axit loãng, lạnh nhưng tan trong H2SO4 đậm đặc.
(CH3)2CHCH2CH2−OH+H2SO4→(CH3)2CHCH2CH2−OSO3H+HOH
isoamyl hiđrosunfat (tan trong H2SO4)

10



10. Tính axit của phenol (Trang 231 - SGK hoá học 11NC)

Cho phenol rắn vào ống nghiệm A đựng nước và ống nghiệm B đựng dung dịch
NaOH. Quan sát thấy
-Ống nghiệm A còn có những hạt chất rắn là do phenol ít tan trong nước ở nhiệt
độ thường
- Ống nghiệm B phenol tan hết là do phenol có tính axit đã tác dụng với NaOH
tạo thành natri phenolat tan trong nước
C6H5OH + NaOH ---> C6H5ONa + H2O
(Natri phenolat)
Sục khí CO2 vào dung dịch natri phenolat đựng trong ống nghiệm C. Quan
sát hiện tượng phenol tách ra làm dung dịch vẩn đục
C6H5ONa + CO2 + H2O ---> C6H5OH + NaHCO3
(tính axit của phenol rất yếu Ka=10-9,75 nên không làm đổi màu quỳ tím. Vì
vậy, muối phenolat bị axit cacbonic tác dụng tạo lại phenol)
2.3.2 Tuyển chọn và xây dựng các bài tập tự luận cũng như câu hỏi trắc nghiệm
có liên quan
2.3.2 .1 Bài tập tự luận:
Câu 1: Đề HSG- Thanh Hoá -2015
Cho hình vẽ

Hình vẽ trên mô tả sơ đồ chưng cất lôi cuốn hơi nước.
a) Hãy cho biết các số 1; 2; 3; 4 ghi chú những nội dung gì.
b) Chưng cất lôi cuốn hơi nước thường áp dụng trong những trường hợp
nào.

11



Trả lời:
a Các số 1; 2; 3; 4 ghi chú những nội dung .
(1) Bình cấp hơi nước.
(2) Bình chứa nguyên liệu chưng cất.
(3) Lớp tinh dầu.
(4) Lớp nước.
b) Chưng cất lôi cuốn hơi nước thường áp dụng đối với các chất hữu cơ:
- Ít tan hoặc không tan trong nước.
- Không phản ứng với nước.
- Có áp suất hơi lớn ở nhiệt độ sôi của nước (tạo ra hỗn hợp sôi ở nhiệt độ của
hơi nước).
Câu 2 :

Trả lời:
- Tác dụng của các bộ phận trong thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nước
-(1) Bình cấp hơi nước : Cung cấp hơi nước và cung cấp nhiệt
-(2) Bình chứa nguyên liệu chưng cất: Chứa nguyên liệu chưng cất, khi hơi
nước sục qua sẽ hấp thụ nguyên liệu chưng cất và kéo theo sang ống sinh hàn.
- Ống sinh hàn : Hạ thấp nhiệt độ để hơi nước và nguyên liệu chưng cất ngưng
tụ
- Bình chứa sản phẩm chưng cất : Chứa các hỗn hợp sản phẩm, chiết tách
nguyên liệu sẽ được nguyên liệu chưng cất
Câu 3: ( HSG- Thanh Hoá - 2014) Dùng hình vẽ, mô tả thí nghiệm được tiến
hành trong phòng thí nghiệm để xác định sự có mặt của các nguyên tố C và H có
trong glucozơ.
Trả lời:

12



Câu 4
Hình vẽ sau biểu diễn thí nghiệm điều chế nitrobenzen

a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Nêu vai trò của máy khuấy và ống sinh hàn.
c. Nêu hiện tượng của phản ứng.
Trả lời: a.

b. Máy khuấy giúp hóa chất được trộn đều và tiếp xúc nhau dễ dàng hơn. Ống
sinh hàn giúp giữ lại benzen không bị bay hơi.
c. Sau một thời gian, dung dịch xuất hiện chất màu vàng là nitrobenzen.

Câu 5:

13


Cho hình vẽ:

Hãy giải thích tại sao thoạt đầu mức nước trong ống nghiệm thấp (A) sau một
thời gian mức nước được nâng lên (B).
Trả lời:
Etilen và clo đều ít tan trong dung dịch natri clorua. Thoạt đầu mức nước trong
ống nghiệm thấp (A). Etilen cộng với clo tạo thành chất lỏng dạng dầu, không
tan trong nước, bám vào thành ống nghiệm, áp suất trong ống nghiệm giảm làm
cho mức nước nâng lên (B).
CH2=CH2+Cl2→ClCH2−CH2Cl(1,2−đicloetan)
Câu 6:
Cho hình vẽ sau


Nêu hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm A, B, C giải thích ?
Trả lời :
-Ống nghiệm A còn có những hạt chất rắn là do phenol ít tan trong nước ở nhiệt
độ thường
- Ống nghiệm B phenol tan hết là do phenol có tính axit đã tác dụng với NaOH
tạo thành natri phenolat tan trong nước
C6H5OH + NaOH ---> C6H5ONa + H2O
(Natri phenolat)
- Ống nghiệm C dung dịch vẩn đục do phenol tách ra

14


C6H5ONa + CO2 + H2O ---> C6H5OH + NaHCO3
2.3.2 .1 Bài tập trắc nghiệm :
Câu 1: Hình dưới minh họa cho thí nghiệm xác định sự có mặt của C và H
trong hợp chất hữu cơ. Chất X và dung dịch Y (theo thứ tự) là:

A. CaO, H2SO4 đặc.
B. Ca(OH)2, H2SO4 đặc.
C. CuSO4 khan, Ca(OH)2.
D. CuSO4.5H2O, Ca(OH)2.
Câu 2:
Để xác định sự có mặt của cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ, người ta
chuyển hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, rồi dùng các chất nào sau đây để
nhận biết lần lượt CO2 và H2O?
A. CuCl2 khan, dung dịch Ca(OH)2
B. Dung dịch Ca(OH)2, CuSO4 khan
C. Dung dịch Ca(OH)2, dung dịch CuSO4
D. Ca(OH)2 khan, CuCl2 khan

Câu 3: ( chuyên Bạc Liêu)

Thí nghiệm trên dùng để định tính nguyên tố nào có trong glucozo
a. Cacbon B. Hidro va oxi C. Cacbon va hidro D. Oxi va hidro

Câu 4: Cho bộ dụng cụ chiết 2 lớp chất lỏng như hình vẽ

15


Chất lỏng trong eclen là chất lỏng
A. Nặng hơn chất lỏng ở phễu chiết.
B. Nhẹ hơn chất lỏng ở phễu chiết.
C. Hỗn hợp cả hai chất.
D. Dung môi.
Câu 5: Cho bộ dụng cụ chưng cất thường như hình vẽ:

Phương pháp chưng cất dùng để:
A. Tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều.
B. Tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi gần nhau.
C. Tách các chất lỏng có độ tan trong nước khác nhau.
D. Tách các chất lỏng không trộn lẫn vào nhau.
Câu 6 : Cho hỗn hợp các ankan sau : pentan (ts = 360C) ; hexan (ts = 690C) ;
heptan (ts = 980C) ; octan ( ts = 1260C) ; nonan ( ts = 1510C) . Có thể tách riêng
các chất bằng cách nào dưới đây ?
A : Chưng cất lôi cuốn hơi nước B : Chưng cất phân đoạn
C : Chưng cất áp suất thấp
D : Chưng cất thường
Câu 7 : Để tách chất rắn ra khỏi hỗn hợp có thể dùng :
A. Chưng cất phân đoạn

B. chưng cất thường
C. chưng kết
D. kết tinh lại
Câu 8: Sau khi chưng cất cây sả bằng hơi nước, người ta thu được một hỗn hợp
gồm lớp tinh dầu nổi trên lớp nước. Bằng phương pháp nào để tách riêng được
lớp tinh dầu khỏi lớp nước.
A. Phương pháp chưng cất.

16


B. Phương pháp chiết.
C. Phương pháp kết tinh phân đoạn.
D. Phương pháp lọc.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sử dụng hình vẽ thí nghiệm phần hóa học hữu cơ 11 nâng cao trong xây dựng
bài tập hoá học nhằm nâng cao hiệu quả trong ôn luyện học sinh giỏi và ôn tập
thi trung học phổ thông quốc gia
+ Học sinh biết phân loại các thiết bị và nắm vững vai trò của chúng trong sơ đồ
+Học sinh hiểu sâu sắc hơn từ đó viết được phương trình phản ứng của các thí
nghiệm, nêu chính xác được các hiện tượng quan sát được
Từ đó các em hứng thú hơn khi học và hăng hái giải các bài tập khi giáo
viên yêu cầu đặc biệt khi làm các bài tập trắc nghiệm có liên quan học sinh phản
xạ nhanh hơn, rút ngắn được thời gian làm bài
Năm học 2014- 2015 và năm học 2015- 2016 khi chưa áp dụng đề tài thì
số lượng giải học sinh giỏi còn ít, chỉ có 2/5 học sinh đạt giải và chưa có giải
cao.
Năm học 2016- 2017 sau khi đã áp dụng đề tài thì số lượng và chất lượng
giải cao hơn hẳn so với năm học trước. Trong tổng số 5 học sinh dự thi có 4 học
sinh đạt giải, có 3 giải ba, 1 giải khuyến khích. Mặc dù kết quả chưa thực sự cao

nhưng sự thay đổi về số lượng và chất lượng giải như trên đã phần nào khẳng
định được tính khả thi của đề tài.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra trong thực tế giảng
dạy. Quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những sai xót. Rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.
III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu, vận dụng sáng kiến vào giảng dạy trong năm học
vừa qua tôi rút ra một số kết luận như sau:
+ Sử dụng hình vẽ thí nghiệm phần hóa học hữu cơ 11 trong xây dựng bài
tập hoá học giúp học sinh củng cố thêm kỹ năng thực hành hoá hoc gây được
hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh có phản xạ nhanh khi trả lời câu
hỏi trắc nghiệm.
+ Để thu được kết quả cao khi sử dụng bài tập này, giáo viên nên kết hợp
với việc hướng dẫn cho học sinh thực hiện thí nghiệm thực tế.
Qua đề tài này, tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp, các em học sinh
một trong những xu hướng ra bài tập hiện nay. Giúp các em đạt kết quả cao
trong kỳ thi học sinh giỏi cũng như thi THPT quốc gia.
2. Kiến nghị
Các trường phổ thông cần đầu tư nâng cấp phòng thiết bị , bộ thí nghiệm ,
hoá chất để học sinh được thực hành đầy đủ, từ đó có thể giải quyết tốt dạng bài
tập hình vẽ thí nghiệm

17


Một trong những xu hướng ra đề thi hiện nay là tăng cường các dạng bài
về thí nghiệm vì vậy giáo viên cần lưu ý trong việc xây dựng hệ thống
bài tập phù hợp nhằm đạt kết quả cao trong giảng dạy.
Trong quá trình thực hiện và viết sáng kiến kinh nghiệm này không tránh

khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những góp ý của các
đồng nghiệp, của hội đồng khoa học nhà trường, của ngành. Những góp ý đó sẽ
là cơ sở để tôi hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu của này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2017

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết không sao
chép nội dung của người khác

Lê Thị Mai

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên), Nguyễn Hữu Đỉnh (chủ biên) - Lê Chí
Kiên- Lê Mậu Quyền , Sgk Hóa học 11 (nâng cao)- NXB giáo dục
2. PGS. TS Nguyễn Thị Sửu (chủ biên), TS Lê Văn Năm, Phương pháp dạy
học hóa học – NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội
3. Trần Quốc Đắc, Thí nghiệm hóa học ở trường THPT - NXB giáo dục
4. Nguyễn Cương, Phương pháp giảng dạy và thí nghiệm hóa học - NXB
giáo dục
5. Trịnh Văn Biều. Các Phương pháp dạy học hiệu quả – ĐHSP. TPHCM
6. Nguyễn Minh Tuấn, Chuyên đề hoá học - Trường THPT Chuyên Hùng
Vương, Tỉnh Phú Thọ


19



×