Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Hướng dẫn học sinh trường THPT thọ xuân 5 khai thác kiến thức địa lí việt nam qua atlat phần ngành thủy sản và lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.73 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

\

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5
KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÍ VIỆT NAM QUA ATLAT
PHẦN -NGÀNH THUỶ SẢN VÀ LÂM NGHIỆP

Người thực hiện:
Nguyễn Văn Giang
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Địa lí

THANH HOÁ, NĂM 2019

0


1. Mở đầu
- Lí do chọn đề tài.
Trong việc dạy và học Địa lí ở trường phổ thơng, Atlat Địa lí Việt Nam có
ý nghĩa hết sức quan trọng, có thể coi đó là “Cuốn sách giáo khoa Địa lí đặc
biệt” mà nội dung của nó được thể hiện bằng ngơn ngữ Bản đồ. Atlat Địa lí Việt
Nam giúp các em học sinh học tập mơn Địa lí được thuận lợi hơn, tiếp thu bài
nhanh hơn, khả năng tư duy và liên hệ với thực tế tốt hơn. Khi trả lời các câu hỏi
Địa lí trong kiểm tra đánh giá như ( kiểm tra 1 tiết, học kì, đặc biệt là thi THPT
Quốc gia hiện nay theo hình thức TNKQ – trong bài thi lượng câu hỏi trực tiếp


sử dụng atlat để trả lời là 10 câu trong tổng số 40 câu, chưa kể đến những câu
hỏi sử dụng gián tiếp khác vậy nên kỹ năng học tập thông qua atlat trong mơn
địa lí là cần thiết cho học sinh) Atlat là một cuốn cẩm nang quý giá giúp học
sinh giảm thiểu sự ghi nhớ máy móc, học sinh linh hoạt, chủ động trong tư duy
lôgic và khoa học hơn trong quá trình làm bài.
Nhưng cho đến nay, việc khai thác và vận dụng kiến thức từ Atlat vào học
tập của học sinh cịn ít, nhiều em học sinh lớp 12 hiện nay chưa biết khai thác
hoặc còn rất lúng túng khi sử dụng Atlat trong học tập, trong trả lời câu hỏi Địa
lí hoặc sử dụng trong đời sống.
Là một giáo viên giảng dạy mơn Địa lí, tơi ln suy nghĩ làm sao để giúp
các em học sinh của mình khơng chỉ biết sử dụng mà cịn phải sử dụng thật tốt
Atlat Địa lí Việt Nam. Vì vậy, tơi đã chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh Trường
THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức địa lí Việt Nam qua Atlat phần
-Ngành thủy sản và lâm nghiệp” phục vụ cho học tập bài 24 - Vấn đề phát triển
ngành thủy sản và lâm nghiệp – Sách giáo khoa địa lí 12, là một đề tài nối tiếp
đề tài
“ Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 khai
thác kiến thức địa lí Việt Nam qua Atlat phần địa lí các ngành kinh tế Ngành nơng nghiệp” thực hiện năm học 2016 – 2017, đề tài “Kinh nghiệm
hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí
dân cư Việt Nam qua Atlat” thực hiện trong năm học 2015 – 2016, đề tài “Kinh
nghiệm hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức
Địa lí tự nhiên Việt Nam qua Atlat – Phần địa hình, sơng ngịi, đất và sinh
vật” thực hiện trong năm học 2014 – 2015 và đề tài “Kinh nghiệm hướng dẫn
học sinh khai thác kiến thức Địa lí tự nhiên Việt Nam qua Atlat – Phần khí
hậu” mà tơi đã thực hiện trong năm học 2012 – 2013. Những đề tài trên đây kết
hợp với những đề tài sắp tới tôi sẽ thực hiện để hợp thành một bộ đề tài hoàn
chỉnh “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức Địa lí Việt Nam
qua atlat”
- Mục đích của đề tài: Giúp cho học sinh tự rèn luyện kĩ năng khai thác kiến
thức ngành thủy sản và ngành lâm nghiệp chung nước ta và phần ngành thủy

sản, lâm nghiệp của các vùng kinh tế từ Atlat trong giờ học trên lớp, ở nhà và tự
trả lời các câu hỏi về Địa lí, từ đó đáp ứng được yêu cầu của các kỳ thi và kiểm
ta, đánh giá mơn Địa lí.
1


Nhận thức được vai trò quan trọng của bản đồ, Atlat đã có một số đề tài
hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, Atlat nhưng mỗi đề tài đề cập tới một
mảng riêng và chưa có đề tài nào đi sâu vào một phần cụ thể. Với đề tài của tôi
sẽ hướng dẫn học sinh khai thác Atlat phần Địa lí ngành thủy sản và ngành lâm
nghiệp Việt Nam mà chưa có đề tài nào đề cập đến một cách rõ ràng, trước đây
khi sử dụng Atlat để khai thác kiến thức phần Địa lí ngành thủy sản và ngành
lâm nghiệp học sinh cịn gặp nhiều khó khăn và lúng túng.
- Đối tượng và phạm vi áp dụng: Đề tài này áp dụng cho đối tượng là học sinh
Trường THPT Thọ Xn 5 trong học tập mơn Địa lí trong các năm học trước và
học sinh lớp 12C3,12C4 và 12C5 trong năm học 2018 – 2019 và dùng cho các
bài học thuộc phần Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam.
Qua đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho các em học sinh
trong học tập mơn Địa lí. Bản thân tơi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cơ, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
- Phương pháp nghiên cứu:
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
2.1.1. Cơ sở lý luận
Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh thành những
con người tích cực, năng động và sáng tạo có khả năng tiếp thu những tri thức
hiện đại và biết vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống thì việc rèn luyện các
kĩ năng tư duy cho học sinh đóng vai trò rất quan trọng.
Việc rèn luyện tư duy cho học sinh trong thực tế học tập là dựa vào việc tự
trả lời các câu hỏi và thực hiện các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và từ

thực tế môi trường xung quanh đặt ra. Và khi đã có các kĩ năng tư duy tốt thì học
sinh sẽ có khả năng vận dụng chúng một cách linh hoạt để trả lời các câu hỏi.
Để rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh thì Atlat Địa lí Việt nam là tài
liệu học tập hữu ích khơng chỉ đối với học sinh mà còn cả đối với giáo viên, do
vậy việc rèn kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí cho học sinh là không thể thể thiếu
trong học Địa lí đặc biệt là Địa lí 12.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2.a. Khái quát về Atlat
- Atlat là tên chung chỉ các tập bản đồ Địa lí, lịch sử, thiên văn …vì trên bìa của
tập bản đồ xuất bản đầu tiên có vẽ tượng thần Atlat vác quả địa cầu trên vai. Tất
cả các tập bản đồ in sau này tuy bìa khơng vẽ tượng thần Atlat nữa nhưng theo
thói quen người ta vẫn gọi là Atlat.
- Atlat là một tập gồm nhiều bản đồ có một cơ cấu chặt chẽ, bố cục theo những
mục tiêu định trước có thể nói atlat là một bộ sưu tập có hệ thống.
- Atlat là tài liệu chủ yếu để giáo viên và học sinh tra cứu và giải quyết những
vấn đề bổ sung cho bài giảng ở lớp.
- Atlat là cuốn sách Địa lí phản ánh tồn bộ hay từng phần của trái đất với nội
dung được trình bày bằng ngơn ngữ bản đồ.

2


2.1.2.b. Một số phương pháp thường sử dụng trong quá trình rèn luyện kĩ
năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
Kĩ năng khai thác Bản đồ nói chung và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam nói
riêng là kĩ năng cơ bản của mơn Địa lí. Nếu khơng nắm vững được kĩ năng này
thì rất khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật và hiện tượng Địa lí đồng
thời cũng rất khó có thể tự mình tìm được các kiến thức Địa lí khác.
* Đối với học sinh: Để cuốn Atlat Địa lí Việt Nam trở thành trợ thủ đắc lực
trong học tập, học sinh cần phải nắm chắc các vấn đề sau:

+ Biết rõ câu hỏi như thế nào thì có thể dùng Atlat.
+ Nắm, hiểu và sử dụng tốt các kí hiệu, ước hiệu được trình bày trong Atlat:
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nhớ các kí hiệu chung theo từng mục
như: Hành chính (thủ đơ, các thành phố…), các kí hiệu về tự nhiên như thang
màu (độ cao, độ sâu, nhiệt độ, lượng mưa, núi, đồng bằng, biển, ranh giới, hồ
đầm….) ở trang bìa đầu của cuốn Atlat.
+ Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng Địa lí trên Bản đồ.
+ Đọc, hiểu và khai thác tốt các loại biểu đồ trong Atlat để bổ sung kiến thức về
Địa lí cho bài học: Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa… các bảng số liệu: Diện tích,
số dân.
+ Biết tìm ra mối quan hệ giữa các trang của Atlat để khai thác có hiệu quả nhất.
+ Biết cách đọc và hiểu một trang Atlat để vận dụng tốt vào bài làm (nắm được
các vấn đề chung nhất của Atlat, tìm ra các nội dung chủ yếu của trang, tìm ra
mối liên hệ giữa các trang để khai thác tốt nội dung chủ yếu trên, phân tích và
giải thích được nội dung chủ yếu của Atlat).
+ Biết cách trả lời bài thi có hiệu quả nhất (đọc kĩ đề và tìm ra các câu trả lời,
tìm ra mối liên quan của các yêu cầu trên đối với các trang Atlat, sử dụng các dữ
kiện nào để trả lời tốt yêu cầu của bài).
+ Riêng học tập kiến thức ngành thủy và lâm nghiệp sản học sinh cần nắm vững
trắc những nội dung Atlat sau: Kí hiệu thủy sản và lâm nghiệp (trang 3 - kí hiệu
chung; trang 12 - Thực vật và động vật; trang 20 – Lâm nghiệp và thủy sản;
ngoài ra tìm hiểu thêm khí hậu, hành chính…)
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên cần nhiều thời gian để chuẩn bị và sử dụng Atlat như thế nào cho có
hiệu quả và sử dụng câu hỏi làm sao để học sinh có thể dựa vào Atlat để có thể
trả lời.
- Trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat cho học sinh nên đi từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, nhằm dẫn dắt học sinh từ biết sử dụng đến sử
dụng thành thạo và nhanh chóng.
- Để khai thác Atlat được tốt giáo viên nên yêu cầu học sinh có bước chuẩn bị

trước ở nhà những câu hỏi có liên quan đến Atlat bằng cách gợi ý một số câu
hỏi để học sinh tập trả lời trước rồi lên lớp thảo luận trình bày và khi kiểm tra
bài cũ cũng yêu cầu học sinh dựa vào Atlat để trình bày.
- Giáo viên nên chú ý đến việc vận dụng Atlat trong các lần kiểm tra, đánh giá nhằm
kích thích sự hứng thú học tập Địa lí của học sinh thông qua việc khai thác Atlat.
3


2.2. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài.
*. Thuận lợi
Nhà trường có nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho giáo viên trong
giảng dạy như trang bị phòng máy chiếu, phòng bản đồ, sách tham khảo. Trong
thực tế giảng dạy, hầu như bài nào cũng có yêu cầu sử dụng bản đồ, Atlat. Các
em học sinh lớp 12 phần lớn đều có trang bị cho bản thân Atlat Địa lí Việt Nam.
Trong giảng dạy phần Địa lí ngành thủy sản và lâm nghiệp tất cả học sinh
các lơp 12C3, 12C4 và 12C5 tất cả các em điều chuẩn bị tốt Atlat và những dụng
cụ học tập khác (Sách giáo khoa, máy tính bỏ túi, bút chì thước kẽ…)
*. Khó khăn
Một số bản đồ phục vụ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy chưa
nhiều, máy chiếu còn thiếu ở các lớp 12C3, 12C4 và 12C5.
Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của Atlat nên chưa quan tâm
đúng mức đến việc học và khai thác Atlat khi học mơn Địa lí. Một số em hiện
nay vẫn chưa có Atlat, máy tính bỏ túi, bút chì, compa, thước kẽ…
Trong quá trình học tập phần lớp học sinh còn chưa biết sử dụng Atlat để
khai thác, lĩnh hội kiến thức.
*. Số liệu thống kê
Số liệu thống kê ở 2 lớp 12C3; 12C4 và 12C5 trước khi hướng dẫn học
sinh cách khai thác Atlat được thực hiện theo 3 mức (năm học 2018 - 2019)
Lớp


Sĩ số

Chưa biết khai
thác
44
41
45
130
92,1

Biết khai thác

Khai thác tốt

12C3
46
2
0
12C4
48
7
0
12C5
47
2
0
Tổng
141
11
0

Tỉ lệ
100
7,9
0
(%)
Qua số liệu nhận thấy nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai
thác tốt Atlat rất ít chỉ có 11 học sinh chiếm 7,9 %, còn lại 130 học sinh chiếm
92,1% là số học sinh chưa biết khai thác.
2.3. Nội dung và kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân
5 khai thác kiến thức Địa lí Việt Nam qua Atlat phần ngành thủy sản và lâm
nghiệp.
2.3.1. Khai thác yếu tố ngành thủy sản: (Vận dụng cho mục 1 - bài 24 vấn đề
phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp SGK Địa lí 12 trang 100 và một số mục
liên quan đến ngành thủy sản của các vùng kinh tế. Với bài này học sinh sử dụng
kết hợp ba bản đồ có trong tập Atlat Việt nam: bản đồ thủy sản và lâm nghiệp
trang 20; bản đồ khí hậu trang 9, bản đồ các hệ thống sơng, kí hiệu chung và các
bản đồ phần kinh tế các vùng)[1][9].

4


2.3.1.a. Nội dung khai thác những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát
triển ngành thủy sản (phần này là điều kiện tự nhiên).
2.3.1.a.1. Hướng dẫn khai thác những điều kiện thuận lợi và khó khăn để
phát triển ngành thủy sản.
Bước 1. Học sinh nhớ lại kiến thức bài 2 và bài 8 về diện tích vùng biển, chiều
dài đường bờ biển, tài nguyên hải sản và kết hợp quan sát bản đồ để tìm ra
những thuận lợi và khó khăn [1][9].
+ Nhớ và nhắc lại kiến thức bài 2 và bài 8: Diện tích biển đơng, diện tích biển của
nước ta, chiều dài đường bờ biển. Quan sát trang 3 – kí hiệu chung => vùng đánh

bắt thủy sản ( ngư trường) => quan sát bản đồ trang 20 bản đồ thủy sản xác định
các vùng đánh bắt hải sản (ngư trường) => nhận định nguồn lợi thủy hải sản.
+ Quan sát các trang bản đồ: tranh hình thể, các hệ thống sông, động vật thực vât
=> nhận xét nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn.
+ Quan sát trang 10 – các hệ thống sông => nhân xét điều kiện nuôi trồng thủy
sản nước ngọt.
+ Quan sát trang 9 – phần khí hậu chung: Nhận xét về hoạt động của bão, gió
mùa mùa đơng => nhận định sự ảnh hưởng đến ngành thủy sản (khó khăn).
Bước 2. Từ những nội dung đang tìm hiểu: Học sinh hoạt động theo nhóm thảo
luận đưa ra những đánh giá thuận lợi và khó khăn về tự nhiên ảnh hưởng đến
phát triển ngành thủy sản.
Bước 3. Rút ra kết luận điều kiện phát triển ngành thủy sản: Thuận lợi, khó khăn.
Bước 4. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
2.3.1.a.2. Nội dung kiến thức những điều kiện thuận lợi và khó khăn để
phát triển ngành thủy sản (phần này là điều kiện tự nhiên).
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
(Lưu ý: Những nội dung kiến thức dưới đây là những kiến thức được khai thác từ Atlat)
*Thuận lợi:
Tự nhiên (Khai thác kiến thức thông qua atlat).
- Nước ta có vùng biển rộng lớn, bờ biển kéo dài: Nguồn lợi hải sản phong phú
(dẫn chứng)
- Có nhiều ngư trường lớn (có 4 ngư trường trọng điểm : Cà Mau – Kiên
Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phịng – Quảng
Ninh, Hồng Sa – Trường Sa.)
- Dọc bờ biển: Bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn => nuôi trồng thủy sản nước lợ.
- Nhiều ao hồ, sơng ngịi, kênh rạch… ni trồng thủy sản nước ngọt.
Kinh tế - Xã hội (Dựa vào SGK và kiến thưc đã học).
- Khơng trình bày kiến thức ở đây ( kiến thức bài học).
*Khó khăn:
Tự nhiên (Kiến thức thơng qua atlat).

- Thiên tai: Bão, gió mùa mùa đông.
- Thực trạng tài nguyên và môi trường biển ( kiến thức bài học).
Kinh tế - Xã hội (Dựa vào SGK và kiến thưc đã học).
- Khơng trình bày kiến thức ở đây (kiến thức bài học).
5


2.3.1.b. Nội dung khai thác kiến thức sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.
2.3.1.b.1. Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức sự phát triển và phân bố
ngành thủy sản.
* Tình hình chung[1][9].
Bước 1. + Học sinh dựa vào biểu đồ sản lượng thủy sản giai đoạn 2000 – 2007,
trang 20 phần thủy sản => nhận xét sản lượng thủy sản qua các năm. Tính tỉ trọng
sản lượng nuôi trồng và khai thác => nhận định sự chuyển dịch ngành thủy sản.
+ Lấy số liệu từ biểu đồ sản lượng thủy sản và số dân năm 2005 hoặc
2007 => Tính bình qn thủy sản trên đầu người => nhận xét.
Bước 2. Học sinh thảo luận tìm hiểu nội dung ( Quan sát bản đồ, kỹ năng tính
tốn số liệu).
Bước 3. Học sinh trình bày kết quả thảo luân. Nhận xét bổ xung của các nhóm
=> Giáo viên rút ra kết luận.
Bước 4. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
* Khai thác thủy sản[1][9].
Bước 1. + Học sinh dựa vào biểu đồ sản lượng thủy các năm – trang 20 rút ra
nhân xét về sản lượng thủy sản khai thác (phần cột màu hồng). Năm 2005 và
2007 đạt sản lượng bao nhiêu.
+ Quan sát kí hiệu phân tầng màu thể hiện giá trị sản xuất thủy sản
trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản => nhận xét những tỉnh nào
chiếm tỉ trọng cao, thuộc vùng kinh tế nào => phân bố phát triển mạnh các tỉnh
và thuộc vùng nào ?
+ Quan sản các cột biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản khai thác trên

bản đồ thủy sản các tỉnh, xác định 5 tỉnh dẫn đầu sản lượng thủy sản khai thác
(cột màu hồng).
Bước 2. Học sinh thảo luận tìm hiểu nội dung trên ( Quan sát bản đồ, kỹ năng
tính tốn số liệu).
Bước 3. Học sinh trình bày kết quả thảo luân. Nhận xét bổ xung của các nhóm
=> Giáo viên rút ra kết luận.
Bước 4. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
* Nuôi trồng thủy sản[1][9].
Bước 1. + Học sinh dựa vào biểu đồ sản lượng thủy các năm – trang 20 rút ra
nhân xét về sản lượng thủy sản nuôi trồng (phần cột màu xanh). Năm 2005 và
2007 đạt sản lượng bao nhiêu.
+ Quan sản các cột biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản nuôi trồng (cột
màu xanh) trên bản đồ thủy sản các tỉnh, xác định 5 tỉnh dẫn đầu sản lượng thủy
sản nuôi trồng.
Bước 2. Học sinh tìm hiểu nội dung ( Quan sát bản đồ, kỹ năng tính tốn số liệu).
Bước 3. Học sinh trình bày kết quả thảo luân. Nhận xét bổ xung của các nhóm
=> Giáo viên rút ra kết luận.
Bước 4. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
2.3.1.b.2. Nội dung kiến thức sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.

6


Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
(Lưu ý: Toàn bộ kiến thức phần này đều được khai thác từ atlat)
* Tình hình chung.
- Ngành thủy sản phát triển đột phá, sản lượng tăng nhanh, năm 2007 đạt trên
4,1 triệu tấn.
- Sản lượng thủy sản bình quân trên người cao.
- Tỉ trọng ngành nuôi trồng tăng.

* Khai thác thủy sản.
- Sản lượng tăng liên tục: Năm 2007 đạt trên 2 triệu tấn.
- Phát triển ở tất cả các tỉnh, đặc biệt các tỉnh DH Nam Trung Bộ và Nam Bộ
( các tỉnh dẫn đầu: Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thn và Cà Mau).
* Ni trồng thủy sản.
- Sản lượng tăng nhanh năm 2007 đạt trên 2,1 triệu tấn.
- Tỉ trọng tăng trong ngành.
- Phát triển chủ yếu: ĐB SCL và ĐB sông Hồng. Các tỉnh dẫn đầu về sản
lượng (An Giang, Đông Tháp, Cà Mau, Bến Tre…)
2.3.2. Khai thác yếu tố ngành lâm nghiệp: (Vận dụng cho mục b, c của mục 2
– lâm nghiệp: bài 24 vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp SGK Địa lí
12 trang 104 và một số mục liên quan đến ngành lâm của các vùng kinh tế. Với
bài này học sinh sử dụng kết hợp ba bản đồ có trong tập Atlat Việt nam: bản đồ
thủy sản và lâm nghiệp trang 20; bản đồ thực vật và động vật trang 12, kí hiệu
chung)[1][9].
2.3.2.a. Nội dung khai thác tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có, nhưng
đang bị suy thoái.
2.3.2.a.1. Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức: Tài nguyên rừng
của nước ta vốn giàu có, nhưng đang bị suy thối (mục b, muc 2 - Lâm nghiệp).
Bước 1. Học sinh dựa kiến thức bài 14 và bảng 14.1 nhắc lại hiện trạng rừng và
nguyên nhân suy thoái (củng cố kiến thức về tài nguyên rừng).
Bước 2. Học sinh quan sát trang 3 – Kí hiệu chung phần nông lâm ngư nghiệp
=> hãy cho biết rừng nước ta được chia thành mấy loại, gồm những loại nào?
Bước 3. Quan sát bản đồ kinh tế của các vùng hãy nhận xét sự phân bố rừng
phòng hộ nước ta (phân bố ở những khu vực địa hình nào) => rút ra ý nghĩa và
tác dụng của rừng phòng hộ.
Bước 4. Quan sát bản đồ trang 12 – thực vật và động vật; trang 25 – du lịch: Xác
định các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên ( hệ
thống rừng đặc dụng).
Bước 5. Học sinh thảo luận tìm hiểu nội dung kiến thức trên atlat.

Bước 6: Học sinh trình bày kết quả thảo luân. Nhận xét bổ xung của các nhóm
=> Giáo viên rút ra kết luận.
Bước 7. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
2.3.2.a.2. Nội dung kiến thức: Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có,
nhưng đang bị suy thoái (mục b, muc 2 - Lâm nghiệp).

7


Nội dung kiến thức
- Rừng chia 3 loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
- Rừng phòng hộ phân bố và tác dụng:
+ Đầu nguồn => điều hịa nước, chống lũ, chống xói mịn.
+ Ven biển miền trung => chắn cát, ven biển ĐB SH, ĐB SCL chắn sóng.
- Rừng đặc dụng: Cúc Phương, Ba Vì, Bạch Mã, Cát Tiên, U Minh...
- Rừng sản xuất (atlat không thể hiện cụ thể, GV hướng dẫn HS khai thác từ SGK).
2.3.2.b. Nội dung khai thác sự phát triển và phân bố lâm nghiệp (mục c, muc
2 - Lâm nghiệp).
Qua bản đồ lâm nghiệp trang 20 học sinh sẽ khai thác được các yếu tố
sau: (thay trang lâm nghiệp và thực vật – dộng vật)
2.3.2.b.1. Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức: sự phát triển
và phân bố lâm nghiệp (mục c, muc 2 - Lâm nghiệp. Lưu ý: mục này atlat hổ
trợ khai thác kiến thức học tập phần này).
Bước 1. Học sinh dựa biểu đồ diện tích rừng nước ta giai đoạn 2000 – 2007 rút
ra nhận xét: Tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng.
Tính mật độ che phủ rừng ( diện tích đất: 331 nghìn ha).
Bước 2. Quan sát bảng phân tầng màu thể hiện tỉ lệ diện tích rừng so với diện
tích tồn tỉnh rút ra nhận xét, kể tên các ba tỉnh có tỉ lệ rừng tương ứng. Kể tên 5
tỉnh có giá trị ngành lâm nghiệp cao nhất cả nước.
Bước 3. Học sinh thảo luận tìm hiểu nội dung kiến thức trên atlat và tính tốn số liệu.

Bước 4. Học sinh trình bày kết quả thảo luân. Nhận xét bổ xung của các nhóm
=> Giáo viên rút ra kết luận.
Bước 5. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
2.3.2.b.2. Nội dung kiến thức sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
Nội dung kiến thức
Lưu ý: Kiến thức khai thác từ atlat mục này hổ trợ cho học tập và trả lời
TNKQ không phải kiến thức chuẩn của bài học.
- Diện tích rừng tăng, rừng tự nhiên và rừng trồng đều tăng.
- Tỉ trọng rừng trồng tăng => chất lượng rừng.
- Hiện trạng:
+ Về trồng rừng: Tìm hiếu kiến thức SGK, atlat khơng thể hiện cụ thể.
+ Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: Tìm hiếu kiến thức SGK, kiến thức
hiểu biết atlat không thể hiện cụ thể.
2.3.3. Thực nghiệm qua kiểm tra, đánh giá kiến thức.
2.3.3.a. Thực nghiệm qua kiểm tra, đánh giá TNKQ.
BÀI 24 - VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP.
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5

ĐỀ THI KHẢO SÁT NĂM HỌC 2018 – 2019

MƠN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài 50 phút không kể thời gian phát đề
Họ tên thí sinh:……………………………………….Số báo
danh…………………………

8


Câu 1: Dựa vào Atlat ĐLVN trang 20, hãy cho biết 4 tỉnh dẫn đầu cả nước
về SL khai thác thuỷ sản.

A. Kiên Giang, Bạc Liêu, Phú Yên, Quảng Ninh.
B. Bình Thuận, Bến Tre, Nghệ An, Quảng Bình.
C. Cà Mau, Ninh Thuận, Quảng Nam, Thanh Hoá.
D. Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau.
Câu 2: Căn cứ vào biểu đồ sản lượng thuỷ sản của cả nước qua các năm ở
Atlat trang 20, sự thay đổi cơ cấu sản lượng thuỷ sản trong giai đoạn 2000
– 2007 diễn ra theo hướng
A. giảm tỉ trọng nuôi trồng, tăng tỉ trọng khai thác.
B. tăng cả tỉ trọng nuôi trồng lẫn tỉ trọng khai thác.
C. giảm cả tỉ trọng nuôi trồng lẫn tỉ trọng khai thác.
D. tăng tỉ trọng nuôi trồng, giảm tỉ trọng khai thác.
Câu 3: Căn cứ vào bản đồ thuỷ sản Atlat ĐLVN trang 20, hãy xác định
tỉnh, thành phố có giá trị sản xuất thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất
nông – lâm – thuỷ sản trên 50%.
A. Quảng Ninh, Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định.
B. Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
C. Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
D. Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Cà Mau.
Câu 4: Căn cứ vào bản đồ thuỷ sản, Atlat ĐLVN trang 20, hai tỉnh có sản
lượng thuỷ sản khai thác và ni trồng cao nhất cả nước năm 2007 là
A. Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
B. Kiên Giang, An Giang.
C. Đồng Tháp, Cần Thơ.
D. Trà Vinh, Sóc Trăng.
Câu 5: Dựa vào bản đồ Lâm nghiệp ở Atlat trang 20, các tỉnh có tỉ lệ diện
tích rừng so với diện tích tồn tỉnh ở mức trên 60 % năm 2007 là
A. Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Phú Yên.
B. Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Cao Bằng.
C. Sơn La, Hịa Bình, Điện Biên, Lai Châu.
D. Tuyên Quang, Quảng Bình, Kom Tum, Lâm Đồng.

Câu 6: Căn cứ vào bản đồ thủy sản (năm 2007) trang 20 của Atlat Địa lí
Việt Nam, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở Đồng bằng sơng Cửu Long có
sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất?
A. Đồng Tháp. B. An Giang. C. Cà Mau.
D. Bạc Liêu.
Câu 7: Dựa vào Atlat trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy
sản khai thác cao nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Bình Thuận. B. Bình Định. C. Quãng Ngãi. D. Khánh Hòa.
Câu 8: Tổng trữ lượng hải sản nước ta cho phép khai thác hàng năm là:
A. 1,7 triệu tấn. B. 1,9 triệu tấn. C. 3,9 triệu tấn. D. 4.0 triệu tấn.
Câu 9: Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi thả cá, tôm nước ngọt là vì
có nhiều
A. ao hồ, ơ trũng, đầm phá.
B. cánh rừng ngập mặn, sông suối.
9


C. vũng vịnh nước sâu, kênh rạch.
D. sông suối, ao hồ, kênh rạch, ô trũng.
Câu 10: Dựa vào Atlat trang 20, tỉnh dẫn đầu cản nước về thuỷ sản khai
thác là
A. An Giang. B. Kiên Giang. C. Bình Định. D. Phú Yên.
Câu 11: Để tăng sản lượng thuỷ sản khai thác, vấn đề quan trọng nhất cần
giải quyết đó là
A. đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ.
C. tìm kiếm các ngư trường đánh bắt mới.
B. phổ biến kinh nghiệm và trang bị kiến thức cho ngư dân.
D. phát triển mạnh công nghiệp chế biến.
Câu 12: Thế manh lớn nhất để phát triển ngư nghiệp của BTB là do
A. phát triển kinh tế - xã hội của vùng cịn nhiều khó khan.

B. lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam.
C. tất cả các tỉnh đều giáp biển.
D. khơng có khả năng phát triển công nghiệp.
Câu 13: Yếu tố tự nhiên nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động
khai thác thuỷ sản ở nước ta?
A. Sạt lở bờ biển và thuỷ triều.
B. Động đất và sương mù ngoài biển.
C. Thuỷ triều đỏ và gió mùa Tây Nam.
D. Bão và gió mùa Đơng Bắc.
Câu 14: Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển, đặc biệt là ở
A. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
B. đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
C. ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 15: Sản lượng khai thác hải sản ở nước ta tăng khá nhanh trong thời
gian gần đây do
A. đẩy mạnh đánh bắt hải sản ven bờ.
B. ngày càng ít các cơn bão đổ bộ vào biển Đông.
C. tàu thuyền, ngư cụ trang bị ngày càng tốt hơn
D. môi trường biển được cải tạo, nguồn hải sản tăng.
Câu 16: Hoạt động khai thác thuỷ sản ở duyên hải Nam Trung Bộ có
điều kiện phát triển mạnh là do
A. biển có nhiều bãi tơm, bãi cá.
B. hệ thống sơng ngịi dày đặc.
C. ít thiên tai xảy ra.
D. lao động có trình độ cao.
Câu 17:Ngành ni trồng thuỷ sản ở duyên hải Nam Trung Bộ có điều
kiện phát triển mạnh là nhờ
A. có vùng biển rộng lớn với nhiều bãi tôm, bãi cá, trữ lượng thuỷ sản lớn.
B. trong vùng có nhiều hồ thuỷ điện và hồ thuỷ lợi.

10


C. có đường biển dài với nhiều cửa sơng, vũng vịnh, đầm phá.
D. khí hậu quanh năm nóng, ít biến động.
Câu 18: Hoạt động khai thác thuỷ sản ở duyên hải Nam Trung Bộ có
điều kiện phát triển mạnh là do
A. biển có nhiều bãi tơm, bãi cá.
B. hệ thống sơng ngịi dày đặc.
C. ít thiên tai xảy ra.
D. lao động có trình độ cao.
Câu 19. Cơ cấu kinh tế nơng thơn ven biển vùng BTB đang có sự thay đổi
khá rõ nét, chủ yếu là do
A. phát triển nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn.
B. phát triển chăn nuôi đại gia súc và gia cầm.
C. phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.
D. phát triển vốn rừng, mở rộng các vùng thâm canh.
Câu 19: Ngành nuôi trồng thuỷ sản ở duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện
phát triển mạnh là nhờ
A. có vùng biển rộng lớn với nhiều bãi tôm, bãi cá, trữ lượng thuỷ sản lớn.
B. trong vùng có nhiều hồ thuỷ điện và hồ thuỷ lợi.
C. có đường biển dài với nhiều cửa sơng, vũng vịnh, đầm phá.
D. khí hậu quanh năm nóng, ít biến động.
Câu 20: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO NGÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: Nghìn tấn)

Năm
2007
2014

Tổng sản lượng
4197,8
6333,2
- Khai thác
2123,3
2920,4
- Ni trồng
2074,5
3412,8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, Nhà xuất bản Thống kê,2016)
Biểu đồ nào thể hiện thích hợp nhất về quy mô và cơ cấu sản lượng thủy
sản phân theo ngành hoạt động của nước ta năm 2007 và năm 2014?
A. Cột.
B. Đường.
C. Tròn.
D. Miền.
Câu 21: Cho bảng số liệu:
Sản lượng thủy sản của cả nước và đồng bằng sông Cửu Long (đơn vị: triệu tấn)
Vùng
1995
2000
2002
2005
Cả nước

1,58

2,25

2,64


3,47

Đồng bằng sông Cửu Long

0,82

1,17

1,36

1,85

Dạng biểu đồ thích hợp nhất so sánh sản lượng thủy sản của đồng bằng
sông Cửu Long với cả nước là
A. tròn.
B. đường.
C. miền.
D. cột.
Câu 22: Cho bảng số liệu sau:

11


SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG CỦA DUYÊN HẢI NAM
TRUNG BỘ (Đơn vị: %)

Năm

1995


2012

Tiêu chí
Khai thác
97,64
90,2
Ni trồng
2,36
9,8
Tổng cộng
100
100
Để thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của vùng năm 1995 và năm 2012, biểu đồ
nào sau đây thích hợp nhất?
A. Kết hợp.
B. Miền.
C. Đường.
D. Tròn.
Câu 23: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc đẩy mạnh đánh
bắt hải sản xa bờ ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Mang lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế - xã hội.
B. Bảo vệ tài nguyên sinh vật biển.
C. Khẳng định chủ quyền biển – đảo của nước ta.
D. Thúc đẩy nhanh ngành vận tải biển phát triển.
Câu 24: Cho bảng số liệu
Sản lượng thuỷ sản phân theo vùng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014
(Đơn vị: nghìn tấn)

Vùng

Năm 2000
Năm 2014
Trung du và miền núi Bắc Bộ
55,1
198,9
Đồng bằng sông Hồng
194,0
679,6
Bắc Trung Bộ
164,9
466,0
Duyên hải Nam Trung Bộ
462,9
932,2
Tây Nguyên
10,3
34,7
Đông Nam Bộ
194,3
417,0
Đồng bằng sông Cửu long
1169,1
3604,8
Cả nước
2250,6
6333,2
Theo số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về
sản lượng thuỷ sản phân theo vùng ở nước ta trong giai đoạn 2000 –
2014?
A. Sản lượng thuỷ sản của cả nước và tất cả các vùng đều tăng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long luôn dẫn đầu các vùng về sản lượng thuỷ sản.
C. Tây Ngun là vùng có sản lượng thuỷ sản ln thấp nhất cả nước.
D. Đồng bằng sơng Hồng là vùng có tốc độ tăng thuỷ sản nhanh nhất nước.
Câu 25: Cho bảng số liệu
Diện tích sản lượng thuỷ sản ni trồng ở nước ta trong giai đoạn 1998 – 2014
Năm
1998
2006
2010
2014
Diện tích ni trồng (nghìn ha)

525

977

1053

1056

Sản lượng (nghìn tấn)

425

1694

2728

3413


12


Để thể hiện diện tích và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở nước ta trong giai đoạn
1998 – 2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp.
B. Miền.
C. Cột.
D. Đường.
Câu 26: Cho bảng số liệu
Sản lượng thuỷ sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014 (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Khai thác
Ni trồng
2000
2250,9
1660,9
590,0
2010
5142,7
2414,4
2728,3
2012
5820,7
2705,4
3115,3
2014
6333,2
2920,4

3412,8
Theo số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng
thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014?
A. Tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 5,5 lần trong giai đoạn 2000 – 2014.
B. Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.
C. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai
thác trong gđ 2010 – 2014.
D. Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản
lượng thuỷ sản của nước ta.
Câu 28. Cho bảng số liệu
Cơ cấu sản lượng thuỷ sản nước ta giai đoạn 2005-2014 (Đơn vị: %)
Năm
2005
2007
2010
2012
2014
Khai thác
57,7
49,4
47,0
46,5
46,1
Nuôi trồng
42,3
51,6
53,0
53,5
53,9
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết biểu đồ nào thể hiện thích hợp

nhất cơ cấu sản lượng thuỷ sản nước ta giai đoạn 2005-2014?
A. Tròn.
B. Cột.
C. Đường.
D. Miền.
Câu 27: Điều kiện thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thủy sản ở vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ
A. bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, đầm phá.
B. có nhiều loại hải sản quí.
C. nhiều ngư trường lớn.
D. hoạt động chế biến thủy sản đa dạng.
Câu 28: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển khai thác hải sản ở
nước ta là
A. nguồn lợi hải sản phong phú, có nhiều ngư trường lớn.
B. hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt, nhiều ơ trũng ở đồng bằng.
C. có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn ven biển.
D. dịch vụ thuỷ sản và cơ sở chế biến được mở rộng.
Câu 29: Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở
A. Đông Nam Bộ và ĐB Sông Cửu Long.
B. ĐB sông Cửu Long và ĐB sông Hồng.

13


C. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Câu 30: Điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển ngành nuôi trồng
thủy sản ở duyên hải Nam Trung Bộ là
A. khí hậu khá ổn địn.
B. Sơng ngịi dày đặc.

C. Có nhiều trại giống tơm, cá.
D. Nhiều vũng vịnh, đầm phá.
Câu 31: Khó khăn đối với ngành thuỷ sản ở một số vùng ven biển là
A. thiếu lực lượng lao động.
B. nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.
C. không tiêu thụ được sản phẩm.
D. không có phương tiện đánh bắt.
Câu 32: Nghề ni cá nước ngọt phát triển, đặc biệt là ở
A. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
B. ĐB sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
C. ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ và ĐB sông Cửu Long.
Câu 33: điều kiện thuận lợi nhất cho đánh bắt thủy sản ở Duyên hải
Nam trung Bộ
A. Ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu kín gió để xây dựng cảng cá.
B. Ngồi khơi có nhiều đảo, quần đảo và các bãi cá có giá trị kinh tế cao.
C. Thời tiết khá ổn định, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc và bão.
D. Bờ biển dài, nhiều bãi cá, tôm và các hải sản khác.
Câu 34: Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải miền Trung. D. Đông Nam Bộ.
Câu 35: Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Chia ra
Năm
Tổng số
Khai thác
Ni trồng
2005

3466,8
1987,9
1478,9
2010
5142,7
2414,4
2728,3
2013
6019,7
2803,8
3215,9
2015
6549,7
3036,4
3513,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản thống kê, 2016)
Căn cứ vào bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỷ
trọng sản lượng thủy sản nước ta trong giai đoạn 2005 - 2015?
A. Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng chậm hơn khai thác.
B. Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.
C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.
D. Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn tổng sản lượng cả nước.
Câu 36: Tại sao năng suất lao động trong ngành thuỷ sản còn thấp?
A. Người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt.
14


B. Nguồn lợi thuỷ sản ven bờ suy giảm.
C. Phương tiện đánh bắt chậm đổi mới.
D. Các cảng cá chưa đáp ứng yêu cầu.

Câu 37: Dựa vào Atlat trang 20, tỉnh dẫn đầu cản nước về tỉ lệ diện tích
rừng so với đất tự nhiên chiếm trên 60%
A. An Giang. B. Lâm Đồng. C. Bình Định. D. Phú Yên.
Câu 38: Ở thượng nguồn rừng phịng hộ có tác dụng?
A. Điều hịa nước, ngăn lũ, chống xói mịn.
B. Bảo về động thực vật hoang giã và gen q.
C. Chắn sóng, sạt lỡ đất.
D. Chắn cát, chắn sóng.
Câu 39: Rừng quốc gia đầu tiên của nước ta là
A. Bến En. B. Cúc Phương. C. U Minh.
D. Cát Tiên.
Câu 40: Chặt phá rừng ở nước ta hiện nay sảy ra nghiêm trọng ở vùng nào?
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Tây Nguyên.
D. Bắc trung Bộ.
………….…Hết..Giám thị coi thi khơng giải thích gì thêm……………
2.3.3.b. Kết quả thực nghiệm qua kiểm tra, đánh giá TNKQ.
Bài 24 - Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp. Ở Lớp 12 C4 và 12 C5 Trường THPT Thọ Xuân 5.
* Kết quả trung bình trả lời đúng, sai ở 2 lớp.
Lớp 12 C4
Lớp 12 C5
sử dụng atlat trong học tập
không sử dụng atlat trong học tập
Tổng số câu hỏi
40
Tổng số câu hỏi
40
Số câu trả lời
33
Số câu trả lời đúng
27

đúng
Số câu trả lời sai
7
TB số câu trả lời sai
13
Theo kết quả thống kê trên trong cùng một nội dung kiến thức nhưng kết
quả khác nhau: Lớp 12 C4 trong học tập có sử dụng atlat, kiểm tra TNKQ kiến
thức trung bình số câu trả lời đúng của lớp là 33/40 chiếm 82,6 %, trả lời sai
7/40 câu chiếm 17,4 %; còn lớp 12 C5 trong học tập khơng sử dụng atlat, kiểm
tra TNKQ kiến thức trung bình số câu trả lời đúng của lớp là 27/40 câu chiếm
67,5 %, trả lời sai 13/40 câu 32,5 %.
* Kết quả điểm kiểm tra TNKQ.
Lớp 12 C4
Lớp 12 C5
sử dụng atlat trong học tập
không sử dụng atlat trong học tập
Thang
Số bài
%
Thang điểm
Số bài
%
điểm
Dưới 5
0
0
Dưới 5
6
12
5 – 6,4

13
27
5 – 6,4
28
59
6,5 – 7,9
25
52
6,5 – 7,9
12
29
8-9
6
12
8–9
0
0
Trên 9
4
9
Trên 9
0
0
Tổng
48
100
Tổng
47
100
15



Theo bảng thống kê trên: Điểm dưới trung bình lớp 12 C4 0%, 12 C5
12%; điểm trung bình 12 C4 27%, 12 C5 59%; điểm khá 12C4 52%, 12C5 29%,
điểm giỏi 12C4 21% và 12 C5 0 %. Như vậy cùng học một nội dung kiến thức,
cùng nội dung kiểm tra, đánh giá nhưng kết quả thực nghiệm cho thấy lớp 12 C4
có kết quả học tập bài này cao hơn lớp 12 C5.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức Địa lí Việt Nam
qua Atlat nói chung, đăc biệt qua các đề tài phần địa lí tự nhiên, phân địa lí dân
cư và đề tài “ Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5
khai thác kiến thức địa lí Việt Nam qua Atlat phần địa lí các ngành kinh tế Ngành nông nghiệp” thực hiện trong năm học 2016 – 2017, đề tài “ Hướng
dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức địa lí Việt Nam
qua Atlat phần - Ngành thủy sản và lâm nghiệp” thực hiện trong năm học 2018
- 2019 là các đề tài thuộc phần Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư và Địa lí các ngành
kinh tế Viêt Nam tại trường THPT Thọ Xuân 5 bản thân tôi nhận thấy khi hướng
dẫn học sinh khai thác Atlat một cách cụ thể thì học sinh khơng chỉ biết sử dụng
Atlat mà con biết khai thác tốt kiến thức từ Atlat, qua đó tâm lí học sinh cũng
cảm thấy thoải mái, tự tin hơn khi học mơn Địa lí và khơng khí giờ dạy trở nên
sơi nổi hào hứng, đã đáp ứng được các yêu cầu về kiểm tra đánh giá hiện nay,
góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
Học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 với những kiến thức đã học kết hợp kỹ
năng sử dụng Atlat thành thạo các em đã tự tin ôn luyện kiến thức và trong kì thi
THPT quốc gia ở các năm phần lớn các em đã làm bài tốt và đạt được điểm cao góp
phần nâng cao tỉ lệ đậu tốt nghiệp, đại học của mơn Địa lí nói riêng và tồn thể nói
chung. Đặc biệt qua “ Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân
5 khai thác kiến thức địa lí Việt Nam qua Atlat phần - Ngành thủy sản và lâm
nghiệp” khi học sinh tôi làm bài thi THPT quốc gia tất cả những câu hỏi phần Địa lí
ngành thủy sản và lâm nghiệp các em đều làm rất tốt và gần như đạt điểm tối đa cho
những câu hỏi phần Địa lí ngành thủy sản và lâm nghiệp.

Đối với tôi là giáo viên giảng dạy môn Địa lí nhiều năm qua tại Trường
THPT Thọ Xn 5 thơng qua hướng dẫn học sinh dung Atlat để học tập Địa lí
nói chung và phần Địa lí các ngành kinh tế - ngành thủy sản và lâm nghiệp nói
riêng những kiến thức mà tơi hướng dẫn học sinh tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức
rất thuận lợi, nhẹ nhàng công tác dạy học của tơi cũng từ đó mà cũng đem lại
hiệu quả cao. Từ nhừng hiệu quả đạt được của mơn Địa lí khi học sinh sử dụng
Atlat trong học tập từ đó các đồng nghiệp tơi cũng đã tìm tịi, sáng tạo và mạnh
dạn áp dụng những phương pháp mới, dụng cụ học tập mới trong giảng dạy.
Trong các năm học qua tại trường THPT Thọ Xuân 5 bộ mơn Địa lí là mơn
học đạt được nhiều kết quả cao, trong đó việc yêu cầu học sinh phải sử dụng
Atlat trong học tập Địa lí 12 củng là một bước đột phá trong dạy và học mơn Địa
lí góp phần vào nâng cao thành tích chung của nhà trường.
* Số liệu thống kê ở 2 lớp 12C3; 12C4 và 12C5 sau khi hướng dẫn học
sinh cách khai thác Atlat được thực hiện theo 3 mức (năm học 2018 – 2019)
16


Lớp

Sĩ số

Chưa biết khai
Biết khai thác
Khai thác tốt
thác
12C3
46
0
35
11

12C4
48
0
13
35
12C5
47
0
34
13
Tổng
141
0
82
59
Tỉ lệ (%) 100
0
58,1
49,9
Qua số liệu trên thì nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai thác
tốt Atlat ngày càng tăng chiếm 141 học sinh chiếm 100,0 % khơng cịn học sinh
nào không biết khai thác sử dụng bản đồ.
Kết quả học tập mơn Địa lí trong sáu năm học gần đây mà trong q trình
dạy và học có sử dụng Atlat:
Năm học 2012 – 2013: Có 71 học sinh ( Loại giỏi 1 học sinh chiếm 1,4 %,
loại khá 35 học sinh chiếm 49,2% loại trung bình 29 học sinh chiếm 42,2%, loại
yếu 6 học sinh chiếm 7,2%); Tỷ lệ đậu tốt nghiệp mơn Địa lí là 87,5% , đạt hai
giải học sinh giỏi cấp tỉnh (1 giải ba, 1 giải khuyến khích) đậu đại học là 12 học
sinh chiếm 16,9%.
Năm học 2013 – 2014 : Có 69 học sinh ( Loại giỏi 4 học sinh chiếm 5,7%,

Loại khá 38 học sinh chiếm 55,07%, loại trung bình 24 học sinh chiếm 34,93%,
loại yếu 3 học sinh chiếm 4,3%); tỷ lệ đâu tốt nghiệp mơn Địa lí là 97,4%, đạt
ba giải học sinh giỏi tỉnh (1 giải nhất, 1 giải ba và 1 giải khuyến khích) và có 14
học sinh đậu đại học chiếm 20,2%.
Năm học 2014 – 2015: Có 103 học sinh (Loại giỏi 25 học sinh chiếm
24,2%, loại khá 52 học sinh chiếm 50,4%, loại trung bình 24 học sinh chiếm
23,3 %, loại yếu 2 học sinh chiếm 2,1%); Tỷ lệ đậu tốt nghiệp mơn Địa lí là
98,6%;, đạt ba giải học sinh giỏi cấp tỉnh (1 giải nhì, 2 giải khuyến khích), tồn
Trường có 68 học sinh điểm thi THPT quốc gia đạt 8 điểm trở lên, cao nhất là
9,75 điểm. Trong năm học có 17 học sinh đậu đại học khối C (tiêu biểu là học
sinh Ngô Thị Như Quỳnh tổng điểm: 27,5 điểm, môn Địa lí 9,75 điểm; Trương
Văn Đạt tổng điểm 27 điểm, mơn Địa lí 9,5 điểm; Trần Văn Thái tổng điểm 25,5
điểm, mơn Địa lí 9,0 điểm, Nguyễn Văn Quang tổng điểm thi 24,5 điểm, môn
Địa 8,75 điểm và nhiều học sinh đạt điểm cao khác.)
Năm học 2015 – 2016: Có 102 học sinh (Loại giỏi 27 học sinh chiếm
24,2%, loại khá 52 học sinh chiếm 50,4%, loại trung bình 23 học sinh chiếm
23,3 %, loại yếu 0 học sinh); Tỷ lệ đậu tốt nghiệp mơn Địa lí là là 97,6%; có một
học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh (1 giải khuyến khích).
Năm học 2016 – 2017: Có 71 học sinh (Loại giỏi 24 học sinh chiếm
33,8%, loại khá 34 học sinh chiếm 47,8%, loại trung bình 13 học sinh chiếm
18,4 %, loại yếu 0 học sinh); Tỷ lệ đậu tốt nghiệp thi thử 3 lần mơn Địa lí là
94,6%; có hai học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh (2 giải khuyến khích).
Năm học 2017 – 2018: Có 91 học sinh loại giỏi chiếm 64,5%, 40 khá
chiếm 28,3% và 10 trung bình chiếm 7,2%, 0 yếu, 0 kém); tỉ lệ đậu tốt nghiệp
bộ mơn 97,89 %; trong đó thi đại học em: Lê Thị Ngọc Ánh đạt 9,25 điểm, Lê
17


Thị Hường 9,0 điểm, Lê Thị Minh Anh 8,75 điểm, Nguyễn Văn Tùng 8,75 điểm,
Hà Thị Nhung 8,5 điểm và nhiều học sinh đạt điểm giỏi khác.

Năm học 2018 – 2019 trường THPT Thọ Xuân 5 thi khảo sát THPT Quốc
Gia 3 lần và tỉ lệ đậu tốt nghiệp môn địa lí trung bình 3 lần là 96,8 %.
Như tổng hợp kết quả trong sáu năm học liên tiếp cho thấy trong học tập
và giảng dạy mơn địa lí 12 ở trường THPT Thọ Xuân 5 của bản thân tôi nói
riêng và các thầy, cơ bộ mơn địa lí nói chung đều hướng dẫn học sinh học tập
kiến thức thông qua rèn luyện kỹ năng khai thác kiến thức địa lí Việt Nam trên
cơ sở bản đồ và atlat, qua đó chúng tơi thấy hiệu quả trong giảng dạy rất tốt, số
học sinh học giỏi, học tốt mơn địa lí ngày càng tăng, học sinh ngày càng u
thích học mơn địa lí hơn.
3. Kết luận, kiến nghị.
Việc dạy và học địa lý khơng thể tách rời bản đồ nói chung và Atlat nói
riêng, bởi vì khai thác Atlat khơng chỉ hiểu được kiến thức mà cịn là hình ảnh
trực quan giúp giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập rất có hiệu quả
Theo tơi đây là một đề tài rất quan trọng và thiết thực trong quá trình dạy
học mơn địa lý ở trường phổ thơng. Tuy đề tài của tơi mới chỉ đề cập một khía
cạnh nhỏ trong vô số những kĩ năng khai thác và sử dụng bản đồ nhưng tôi tin
rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho đông đảo các em học
sinh Trường THPT Thọ Xuân 5.
Qua đề tài này tơi xin có một số đề xuất sau:
Đối với cấp trên cần quan tâm đến hệ thống cơ sở vật chất của Trường
THPT Thọ Xuân 5 hơn nữa để học sinh và giáo viên có nơi học tập và làm việc
tốt hơn, chắc chắn hiệu quả sẽ cao.
Đối với nhà trường cần cung cấp thêm một số bản đồ cho giáo viên trong
quá trình dạy học đặc biệt là bản đồ tự nhiên, dân cư Việt Nam. Lắp đặt thêm
máy chiếu ở phòng học các lớp.
Đối với bộ phận thiết bị cần sắp xếp lại các loại bản đồ một cách có hệ thống
và khoa học để tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh tham khảo và học tập.
Đối với bộ môn Địa lý khi giáo viên giảng dạy cần đồng bộ sử dụng Atlat
để học sinh học tập, ra đề kiểm tra nên có câu hỏi cụ thể liên quan đến Atlat để
học sinh khai thác nhằm đáp ứng với yêu cầu chung của các đề thi hiện nay.

XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2019
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm
này là của tôi viết. Nếu sai tơi hồn tồn
chịu trách nhiệm
Tác giả

Nguyễn Văn Giang

18


DANH MỤC CÁC SÁNG KIẾN ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
Tên SKKN
Xếp loại
Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức Địa lí tự nhiên
Việt Nam qua Atlat – Phần khí hậu
C
Hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác
kiến thức Địa lí tự nhiên Việt Nam – Phần địa hình, sơng
C
ngịi, đất và sinh vật
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân
5 khai thác kiến thức Địa lí dân cư Việt Nam qua Atlat
C
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân
5 khai thác kiến thức địa lí Việt Nam qua Atlat phần địa lí
C
các ngành kinh tế - Ngành nông nghiệp


Năm
2013
2015
2016
2017

19


Tài liệu tham khảo
[1]. Atlat địa lý Việt Nam, PGS –TS Ngô Đạt Tam và TS Nguyễn Quý Thảo,
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010.
[2]. Bản đồ học: Ngô Đạt Tam, Nhà xuất bản giáo dục, 1986
[3]. Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lý trung học phổ thông, Lê Thông, Nhà xuất
bản giáo dục, 2006.
[4]. Địa lý tự nhiên tập các lục địa, Nguyễn Phi Hạnh, Nhà xuất bản giáo dục,
1989
[5]. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn địa lý, Phạm Thị Sen,
Nhà xuất bản giáo dục và đào tạo Việt Nam năm 2009.
[6]. Những vấn đề địa lý tự nhiên: “Tài liệu bồi dưỡng thường xun Giáo viên
trung học phổ thơng chu kì III năm 2004-2007”, Ths GVC Trần Văn Thành –
Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, 2005.
[7]. Phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lý ở trường trung
học phổ thông, “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III năm 2004 -2007”
TS Nguyễn Văn Luyên và GV Kiều Tiến Bình - Trường Đại Học Sư Phạm TP.
Hồ Chí Minh, 2006.
[8]. Sách giáo khoa địa lý 12, Lê Thông, Nhà xuất bản giáo dục và đào tạo Việt
Nam, 2008.
[9]. Sách giáo viên địa lý 12, Nhà xuất bản giáo dục và đào tạo Việt Nam, 2008.

[10]. Hướng dẫn ơn thi học sinh giỏi mơn Địa lí (Dùng cho luyên thi học sinh
giỏi quốc gia và đại học) NXB giáo dục Viêt Nam – Chủ biên Lê Thông
[11]. Hướng dẫn cách làm bài thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng mơn Địa lí
– NXB giáo dục – Biên soạn TS Lê Thông
[12]. Chuyên đề ôn tập và luyện thi Địa lí 12 – NXB Đại học quốc gia Hà Nội –
Đỗ Ngọc Tiến
[13]. Hướng dẫn ôn tập kì thi THPT quốc gia năm 2015 – 2016 mơn Địa lí – Đỗ
Anh Dũng chủ biên.
[14]. Học liệu Mơn Địa lí THPT . 30 đề theo cấu trúc đề minh họa của bộ GD &
ĐT năm 2019 THPT quốc gia.

20


MỤC LỤC
Mục
1.
2.
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.2.a.
2.1.2.b
.
2.2.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.4.

3.

Nội dung

Trang
Mở đầu
1
Nội dung
2
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
2
Cơ sở lý luận
2
Cơ sở thực tiễn
2
Khái quát về Atlat
2
Một số phương pháp thường sử dụng trong quá trình rèn
3
luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài.
4
Nội dung và kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Trường
4
THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí Việt Nam
qua Atlat phần ngành thủy sản và lâm nghiệp.
Khai thác yếu tố ngành thủy sản.
5
Khai thác yếu tố ngành lâm nghiệp.
7

Thực nghiệm qua kiểm tra, đánh giá kiến thức.
8
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
16
Kết luận, kiến nghị.
18

21



×