Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Sử dụng atlat địa lí việt nam trong dạy học phần địa lí các vùng kinh tế để nâng cao chất lượng học tập và ôn thi THPT quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.71 KB, 33 trang )

Danh mục
(Các từ viết tắt)
Từ viết tắt
ĐLVN
HS
GV
SGK

Nội dung
Địa lí Việt Nam
Học sinh
Giáo viên
Sách giáo khoa

Mục lục
1


Tran
g
Danh mục (các từ viết tắt)
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1.Khái quát về Atlat địa lí Việt Nam
2.1.2. Mối liên quan giữa SGK và Atlat


2.2. Thực trạng vấn đề sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học địa lí
12
2.2.1. Thực trạng sử dụng Atlat của GV
2.2.2. Thực trạng sử dụng Atlat của HS
2.3. Các giải pháp khai thác Atlat trong giảng dạy
2.3.1. Để học sinh có đầy đủ Atlat ĐLVN trong học tập
2.3.2. Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat ĐLVN trong học tập, kiểm tra
- đánh giá
2.3.3. Rèn luyện những kĩ năng qua việc sử dụng Atlat ĐLVN cho học
sinh
2.3.4. Phương pháp sử dụng các biểu đồ, bản đồ trong Atlat ĐLVN kết
hợp với SGK để dạy các bài trong phần “Địa lí các vùng kinh tế” – Địa lí
12 (cơ bản) - THPT
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

1
1
2
3
3
3
3
3
4
4
5

5
5
6
6
7
8
9
17
19
19
19
20

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật làm cho khối
lượng tri thức tăng nhanh như vũ bão nên chúng ta không thể hi vọng rằng trong
thời gian nhất định ở trường phổ thông có thể cung cấp cho học sinh (HS) một
kho tàng tri thức khổng lồ mà con người đã tích lũy được. Nếu chúng ta sử dụng
phương pháp “thầy đọc - trò chép”, tóm tắt sách giáo khoa để dạy học thì mục
tiêu trên khó có thể đạt được.Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên (GV) ngày
2


nay phải hình thành cho HS khả năng tự học, tự nghiên cứu để tìm hiểu và nắm
bắt tri thức.
Để đạt được mục tiêu phát triển con người Việt Nam của thế kỉ mới có thể
hội nhập với quốc tế, Đảng và Nhà nước đã xác định rõ, đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với đất nước. Trước tình hình
đó nhiệm vụ của GV nói chung, GV địa lí nói riêng ở trường phổ thông phải

cung cấp cho HS những tri thức khoa học bằng cách sử dụng nhiều phương pháp
dạy học mới, khai thác triệt để các phương tiện trực quan để nhằm phát triển
năng lực tư duy sáng tạo của HS.[1]
Đối với dạy và học môn học địa lí, khai thác và sử dụng bản đồ, Atlat là đặc
trưng của bộ môn vì tất cả các tri thức địa lí cơ bản đều được biểu hiện trong các
phương tiện dạy học này. Chính vì đặc trưng này mà một trong những vai trò
quan trọng của GV địa lí phổ thông hiện nay là hướng dẫn HS sử dụng Atlat để
khai thác thông tin, tìm tòi khám phá kiến thức mới. Rèn luyện cho HS kĩ năng
về bản đồ, biểu đồ, các kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp để lĩnh hội một cách
chuẩn xác và phát huy được tính tích cực trong học tập bộ môn địa lí. Đồng thời
Atlat cũng là phương tiện quan trọng trong việc trả lời các câu hỏi khi làm bài
thi THPT quốc gia
Về phía GV, thực tế ở trường phổ thông hiện nay, việc sử dụng Atlat Địa lí
Việt Nam (Atlat ĐLVN) trong dạy học địa lí vẫn còn nhiều hạn chế. Đa số các
GV chưa giúp HS nhận thức một cách đầy đủ về tầm quan trọng của Atlat, chưa
hướng dẫn HS khai thác, sử dụng nguồn tri thức có trong Atlat một cách có hiệu
quả cao nhất. [1]
Về phía HS, phần lớn các em chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của Alat
vì vậy rất ít khi sử dụng Atlat nên trang bị Atlat chưa đầy đủ. Đồng thời HS vẫn
còn yếu về kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, do vậy tồn tại cách học thuộc lòng,
thụ động, ghi nhớ máy móc, chưa có năng lực động lập tư duy sáng tạo. Từ đó
việc học tập địa lí đạt kết quả chưa cao. Điều này được thể hiện rõ qua thi cử,
kiểm tra đánh giá và năng lực tư duy sáng tạo.
Từ thực tế trên, tôi đã chọn nghiên cứu và trình bày một phần của kĩ năng sử
dụng Atlat trong dạy học với đề tài “Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy
học phần “Địa lí các vùng kinh tế” để nâng cao chất lượng học tập và ôn thi
THPT quốc gia”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với mục đích chủ yếu tập trung vào mục đích giúp các em HS khối 12 có
những kiến thức cơ bản và hoàn thiện kĩ năng sử dụng Atlat ĐLVN để từ đó góp

phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lí lớp 12 nói riêng và chương
trình Địa lí THPT nói chung. Đề tài tập trung một số vấn đề:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng Atlat để khai thác kiến thức phục vụ học
tập và trả lời các câu hỏi trong các đề kiểm tra, đề thi.
- Giúp cho GV có định hướng sử dụng phương tiện dạy học Atlat để soạngiảng, ôn tập, kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS.
3


- Giúp HS biết cách sử dụng Atlat ĐLVN kết hợp với SGK để phục vụ học tập
bộ môn địa lí đạt kết quả cao nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình học sinh khối 12 trường THPT Như Xuân sử
dụng Atlat trong học tập để thấy được tỉ lệ các kết quả đạt được ở những học
sinh sử dụng Atlat ĐLVN, HS không sử dụng Atlat ĐLVN. Từ thực tế nghiên
cứu để đưa ra đề xuất những giải pháp nhằm giúp cho GV và HS sử dụng Atlat
trong dạy và học phần địa lí các vùng kinh tế một cách có hiệu quả nhất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt kết quả cao trong công tác nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã
sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể đó là các
phương pháp:
- Phương pháp quan sát: qua dự giờ thao giảng và hội giảng của trường.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp điều tra cơ bản.
5. Những điểm mới của sáng kiến
Năm học 2014- 2015 tôi có làm sáng kiến về sử dụng Atlat trong giảng dạy
“địa lí các ngành kinh tế”, trên cơ sở kế thừa kết quả đạt được, trong năm học
2017- 2018 tôi áp dụng đề tài vào giảng dạy “địa lí các vùng kinh tế” trong
chương trình địa lí 12- THPT.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Trong dạy và học theo quan điểm đổi mới hiện nay, việc GV sử dụng các
công cụ dạy học có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác
dạy học, đặc biệt là các phương tiện dậy học trực quan. Đối với môn địa lí, môn
không tách rời bản đồ nói chung và Atlat nói riêng. Atlat vừa là cuốn SGK thứ
hai giúp cung cấp các kiến thức cơ bản vừa là hình ảnh trực quan giúp việc dạy
và học đạt hiệu quả cao nhất. [4]
Trong khi làm bài kiểm tra, đặc biệt trong kỳ thi THPT quốc gia theo
phương thức trắc nghiệm như hiện nay việc sử dụng Atlat để làm bài có ý nghĩa
rất quan trọng. Atlat vừa là thông tin giúp HS trả lời các câu hỏi trực tiếp liên
quan đến Atlat, vừa là nguồn thông tin giúp HS có thể phân tích phục vụ cho trả
lời nhiều câu hỏi khác rất tốt.
Atlat Địa lí Việt Nam không chỉ là tài liệu quan trọng trong phục vụ giảng
dạy đối với GV mà còn rất hữu ích đối với HS trung học phổ thông, đặc biệt là
HS khối 12. Nội dung của Atlat ĐLVN được thành lập dựa trên chương trình
Địa lí Việt Nam ở trường phổ thông.
2.1.1. Khái quát về Atlat Địa lí Việt Nam
a. Khái niệm
4


Atlat Địa lí Việt Nam là một tập bản đồ giáo khoa trong đó bao gồm hệ
thống các bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ… nhằm phản ánh các sự vật hiện tượng địa
lí tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam. Các bản đồ, biểu đồ được sắp xếp theo
một trình tự logic, có hệ thống của các bài học địa lí Việt Nam phù hợp nội dung
SGK và chương trình địa lí 12. [1]
b. Cấu trúc của Atlat Địa lí Việt Nam
Cấu trúc của tập Atlat ĐLVN gồm 3 phần chính: Địa lí tự nhiên, địa lí kinh
tế- xã hội, địa lí các vùng với 31 trang trong đó có đầy đủ các nội dung sau:

- Phần địa lí tự nhiên bao gồm bản đồ hình thể, địa chất- khoáng sản, khí hậu,
đất, thực vật và động vật, các miền địa lí tự nhiên kèm theo lát cắt và hình ảnh
minh hoạ.
- Phần địa lí dân cư - xã hội bao gồm bản đồ hành chính, dân số, dân tộc kèm
theo đồ thị, biểu đồ dân số, tháp tuổi minh hoạ.
- Phần địa lí kinh tế bao gồm bản đồ nông nghiệp chung, bản đồ lúa, hoa màu,
chăn nuôi, cây công nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, bản đồ công nghiệp chung,
năng lượng, công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện tử - tin học, hoá chất, công
nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm; giao thông; thương mại; ngoại
thương; du lịch và các vùng kinh tế. Kèm theo là các biểu đồ, đồ thị về các
ngành và các hình ảnh minh hoạ các đối tượng kinh tế. [1]
c. Đặc điểm
* Tỉ lệ
Tỉ lệ bản đồ là yếu tố quan trọng để đo tính khoảng cách trên bản đồ. Từ tỉ
lệ bản đồ có thể tính được 1cm trong bản đồ tương ứng bao nhiêu km ngoài
thực tế. Các bản đồ trong trong Atlat Địa lí Việt Nam tỉ lệ chung cho các trang
bản đồ rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng trong giảng dạy và học tập địa lí,
đó là các tỉ lệ: 1:3 000 00; 1:6 000 000; 1:9 000 000; 1:12 000 000; 1:18 000
000; 1: 24 000 000; 1:180 000 000. [1]
* Các phương pháp biểu hiện dùng trong Atlat
- Phương pháp kí hiệu: các kí hiệu thường dùng có 3 dạng chính, gồm: kí hiệu
hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động (chủ yếu thể hiện gió, bão)
- Phương pháp chấm điểm (sự phân bố dân cư, các đô thị lớn....)
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ (đặc biệt phần địa lí kinh tế)
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp kí hiệu
theo đường, phương pháp nền chất lượng, phương pháp khoanh vùng, phương
pháp đường đẳng trị,...
2.1.2. Mối liên quan giữa đặc điểm SGK Địa lí 12 với việc sử dụng Atlat
ĐLVN trong dạy học

a. Thuận lợi
- Cấu trúc chương trình và SGK địa lí 12 gồm 4 phần, được xây dựng chặt chẽ,
trình tự các bài học được sắp xếp theo hệ thống khoa học, logic, phù hợp cấu
trúc trình tự trong Atlat tạo thuận cho HS tra cứu và khai thác kiến thức. GV
giảng bài học nào thì HS giở trang Atlat có bản đồ phục vụ bài học đó. [1]
5


- Nội dung trong SGK cả bài lí thuyết lẫn thực hành có liên quan đến Atlat
tương đối nhiều thể hiện qua các câu hỏi giữa và cuối bài.
- Cách trình bày theo vấn đề của SGK và chương trình tạo điều kiện phối hợp
với Atlat để khai thác sâu hơn về các kiến thức.
b. Khó khăn
- Kiến thức SGK phần lớn trình bày dưới dạng kênh chữ đòi hỏi GV phải đầu tư
cho phương pháp sử dụng và khai thác kiến thức từ Atlat.
- Số liệu trong Atlat và SGK nhiều chỗ chưa thống nhất, bài thực hành trên bản
đồ hầu như không có.
2.2. Thực trạng vấn đề sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học địa lí 12
2.2.1. Thực trạng sử dụng Atlat ĐLVN trong dạy học của giáo viên
Qua trao đổi một số GV trong trường và các GV của các trường khác (qua
các lớp tập huấn chuyên đề) cho thấy các GV đánh giá cao việc sử dụng Atlat
ĐLVN trong dạy học. GV xem Atlat là phương tiện trực quan sinh động, nguồn
kiến thức giúp cho mình có cơ sở soạn bài theo phương pháp mới nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Thông qua việc dự giờ một số GV, quan sát GV lên lớp cũng như phỏng
vấn GV tham gia giảng dạy địa lí khối 12. Thực tiễn cho thấy GV ít sử dụng
Atlat trong quá trình dạy học trên lớp và làm bài tập ở nhà, chỉ trừ khi bài thực
hành và bài tập có yêu cầu phải sử dụng Atlat.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do nhiều HS chưa trang bị Atllat nên
việc sử dụng phương pháp dạy học bằng Atlat của GV gặp khó khăn. Khi sử

dụng Atlat trong một tiết dạy đòi hỏi GV phải nghiên cứu từ lựa chọn kiến thức
liên quan đến soạn bài nên rất tốn thời gian. Vì vậy, GV chỉ chú ý đến việc hoàn
thành giáo án 45 phút mà thôi.
GV sử dụng Atlat trong dạy học địa lí chủ yếu theo hướng vừa minh hoạ,
vừa khai thác nguồn tri thức chứ không còn như những năm trước là chủ yếu
minh hoạ. Tuy nhiên, khi khai thác chưa đi sâu phân tích, giải thích tìm ra mối
liên hệ bản chất của đối tượng địa lí. Hệ thống các kênh hình có trong Atlat như
biểu đồ, lát cắt, tranh ảnh,…chưa khai thác triệt để. [1]
2.2.2. Thực trạng về sử dụng Atlat ĐLVN trong học tập của học sinh
Qua các tiết dạy trên lớp (lớp 12C4, 12C7) tôi đã tiến hành thống kê thấy
rằng có gần 50% tổng số HS của lớp có mang Atlat và có sử dụng trong tiết học.
Tuy số HS được trang bị Atlat khá nhiều nhưng khi hỏi: Các em có
thường sử dụng Atlat trong giờ học và trong làm bài tập địa lí không? Thì số HS
thường xuyên sử dụng Atlat quá ít, các em chủ yếu sử dụng Atlat trong việc làm
bài thực hành, bài tập, trả lời câu hỏi liên quan đến Atlat theo yêu cầu của SGK
chứ không biết kết hợp nội dung kiến thức trong SGK và bản đồ trong Atlat để
chứng minh, phân tích, giải tích cho một hiện tượng, đối tượng địa lí. Đặc biệt
có một số bộ phận HS không bao giờ sử dụng đến Atlat. [1]
Nguyên nhân HS ít sử dụng Atlat Địa lí là do GV sử dụng Atlat trong dạy
học địa lí còn quá ít. GV ít chú ý đến việc khai thác kênh hình trong SGK nên
6


HS ít có dịp tiếp xúc, sử dụng Atlat, không tạo được nhu cầu sử dụng Atlat cho
các em. GV chưa dành thời gian hướng dẫn cụ thể cách đọc và sử dụng Atlat vì
vậy các em rất lúng túng và khó khăn khi sử dụng phương tiện học tập này.
Từ đó tỉ lệ HS sử dụng Atlat ĐLVN trong tiết học bài mới trên lớp, ôn tập
ở nhà và trả lời các câu hỏi kiểm tra - đánh giá của GV chưa cao. Tôi đã tiến
hành khảo sát số lượng HS có Atlat ĐLVN và sử dụng trong kiểm tra – đánh giá
cho HS lớp 12C4, 12C7 đầu năm học 2017 – 2018, kết quả như sau:

Số lượng học sinh
Tổng số HS
Lớp
Có Atlat Có Atlat và biết Chưa có Atlat và chưa
khảo sát
ĐLVN cách sử dụng
biết cách sử dụng
12C4
31
20
15
16
12C7
36
15
13
23
Tổng số
67
35
28
39
Tỉ lệ (%)
100
52.2
41.8
58.2
Vì vậy mà kết quả bài tập trong quá trình điều tra giữa kì I chưa cao, cụ thể:
Số lượng học sinh đạt
Lớp

điểm
điểm điểm điểm TB
điểm yếu, kém
giỏi
khá
TB
trở lên
31
12C4
2
5
18
25
6
36
12C7
0
4
14
18
18
67
2
9
32
33
24
Tổng số
100
3.0

13.4
47.8
64.2
35.8
Tỉ lệ (%)
Từ những lí do trên chính là thực trạng cần giải quyết, tháo gỡ. Giải quyết
tháo gỡ được nó nhất định chất lượng dạy và học môn Địa lí ngày càng được
nâng cao.
Tổng số HS
khảo sát

2.3. Các giải pháp khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần “Địa
lí các vùng kinh tế”
2.3.1. Để HS có đầy đủ Atlat ĐLVN trong học tập
Ngay từ đầu năm học, GV yêu cầu HS chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập
của bộ môn như: dụng cụ vẽ biểu đồ (bút chì, thước kẻ, compa,…), xử lí số liệu
(máy tính cầm tay), SGK, vở ghi và Atlat ĐLVN, GV nhấn mạnh vai trò của
Atlat ĐLVN trong học tập cũng như khai thác các kiến thức từ Atlat để trả lời
các câu hỏi khi làm bài kiểm tra, bài thi. GV cho HS thời gian chuẩn bị, thường
là một tuần, sau đó tiến hành kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Nếu HS chưa chuẩn
bị đầy đủ dụng cụ học tập thì GV động viên, nhắc nhở kịp thời. [1]
2.3.2. Hướng dẫn HS sử dụng Atlat ĐLVN trong học tập, kiểm tra - đánh
giá
Để sử dụng Atlat trong học tập, kiểm tra – đánh giá phần “Địa lí các vùng
kinh tế”, HS cần:
a) Nắm chắc các ký hiệu
7


Để đọc Atlat chúng ta cần hiểu ngôn ngữ trình bày trong Atlat, ngôn ngữ

trình bày trong các bản đồ của Atlat đó là hệ thống các kí hiệu, ước hiệu bản đồ.
Vì vậy điều đầu tiên các em cần nắm đó là ý nghĩa của các kí hiệu được quy
định trong trang kí hiệu chung (trang 3). Các dạng kí hiệu dùng trong trang kí
hiệu chung bao gồm: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình, ngoài ra
còn có các yếu tố khác. Từ đó có thể xác định sự phân bố các đối tượng, hiện
tượng địa lí và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. [1]
b) Biết khai thác biểu đồ
Thông thường mỗi bản đồ của các vùng kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ
thể hiện GDP của vùng so với cả nước, cơ cấu GDP của vùng, HS biết cách khai
thác các biểu đồ trong các bài có liên quan.
* Biểu đồ cột thể hiện GDP của vùng so với cả nước
Ví dụ :
- GDP của TDMNBB và ĐB sông Hồng so với cả nước năm 2007 (trang 26)
- GDP của Bắc Trung Bộ so với cả nước năm 2007 (trang 27)...
* Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm cơ cấu giá trị sản xuất của các
ngành trong mỗi vùng
Ví dụ:
- Biểu đồ tròn thể hiện giá cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của TDMNBB
và ĐB sông Hồng – Atlat trang 26.
- Biểu đồ tròn thể hiện giá cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Bắc
trung bộ – Atlat trang 27....
c) Biết được các loại câu hỏi có thể dùng Atlat
- Tất cả các câu hỏi liên quan đến địa danh đều có thể dùng bản đồ của Atlat để
trả lời.
- Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất ở đâu, vì sao ở
đó? Trình bày về các trung tâm kinh tế của các vùng... đều có thể dùng bản đồ
của Atlat để trả lời.
d) Biết sử dụng đủ trang Atlat cho 1 câu hỏi
Có những câu hỏi có thể sử dụng một trang bản đồ về vùng trong Atlat,
tuy nhiên cũng có những câu hỏi cần kết hợp bản đồ vùng với các trang bản đồ

khác thì mới hoàn thành được câu hỏi.
* Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlat như:
Ví dụ 1: Dựa vào Altat địa lí Việt Nam trang 26, cho biết tỉnh nào sau đây
không thuộc trung du miền núi Bắc Bô?
A. Thanh Hóa
B. Lạng Sơn.
C. Lào Cai.
D. Phú Thọ.
Với câu hỏi này chỉ cần sử dụng bản đồ vùng trung du miền núi Bắc Bô
và đồng bằng sông Hồng trang 26 Atlat để trả lời.
Ví dụ 2: Dựa vào Altat địa lí Việt Nam trang 27, cho biết các trung tâm công
nghiệp quan trọng của Bắc Trung Bộ là
A. Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế.
B. Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang
C. Huế, Vinh, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. D. Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế.
Với câu hỏi trên chỉ cần sử dụng bản đồ trang 27 để trả lời.
8


* Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat, để trả lời như:
- Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng như:
Ví dụ 3: Đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển cây công nghiệp lâu năm
của Tây Nguyên?
GV: Với câu hỏi như trên chúng ta cần sử dụng những trang Atlat nào để trả lời?
GV kết luận: HS biết sử dụng bản đồ địa hình (lát cắt) (bằng phẳng, phân hóa
theo độ cao khác nhau), bản đồ khí hậu (cận xích đạo), sử dụng bản đồ “Các
nhóm và các loại đất chính” (trang 11) sẽ thấy được loại đất chủ yếu của vùng
(đất đỏ badan); dùng bản đồ “Dân số” (trang 15) sẽ thấy được mật độ dân số
thấp, dùng bản đồ (trang 21) sẽ thấy được cơ sở hạ tầng của vùng còn hạn chế.
- Những câu hỏi trình bày sự phân bố của các ngành kinh tế trong từng vùng:

Ví dụ 4: Cà phê là cây công nghiệp quan trọng của nước ta, được trồng ở những
vùng kinh tế nào sau đây?
A. Tất cả các vùng.
B. Tất cả các vùng, trừ Bắc Trung Bộ.
C. Tất cả các vùng, trừ các đồng bằng.
D. Tất cả các vùng, trừ Tây Nguyên.
- Với câu hỏi trên HS cần sử dụng kết hợp bản đồ trong Altat trang 26, 27, 28,
29 kết hợp với bản đồ nông nghiệp chung trang 18 để trả lời.
2.3.3. Rèn luyện những kĩ năng qua việc sử dụng Atlat ĐLVN cho HS
a. Cách đọc Atlat rèn luyện kĩ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối
tượng địa lí trên bản đồ
Các đối tượng địa lí trên bản đồ thuộc nhiều loại, tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Kĩ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ rất đơn giản nhưng
là kĩ năng cơ bản. Do đó phải rèn luyện kĩ năng này trước tiên trong quá trình
dạy học cho học sinh.
Quy trình này được tiến hành thường xuyên trong các giờ học dần dần
hình thành ở các em kĩ năng đọc, chỉ, nhận biết đối tượng địa lí trên bản đồ.
b. Rèn luyện kĩ năng phát hiện các mối quan hệ địa lí
Đây là một kĩ năng cực kỳ quan trọng vì bản chất của khoa học địa lí gắn
với không gian, với bản đồ và gắn với các mối liên hệ giữa các hiện tượng. Vì là
kĩ năng khó nên kĩ năng này cần được hình thành dần dần qua những ví dụ từ
đơn giản đến phức tạp, từ lớp dưới đến lớp trên. [5]
- Trước hết cần cho học sinh hiểu rõ và phân biệt các mối liên hệ địa lí:
+ Mối liên hệ đơn giản nhất là những mối liên hệ về vị trí trong không gian của
các đối tượng địa lí, những mối liên hệ này thể hiện trực tiếp trên bản đồ, học
sinh dễ dàng nhận ra.
+ Ngoài những mối liên hệ nhìn thấy ngay trên bản đồ còn có những mối liên hệ
học sinh không chỉ dựa vào bản đồ mà còn phải đưa vào vốn hiểu biết địa lí nhất
là các quy luật địa lí như những mối liên hệ giữa những hiện tượng tự nhiên với
nhau, những mối liên hệ giữa tự nhiên và kinh tế….

- Trên cơ sở vốn hiểu biết tích luỹ của HS, GV giúp các em tự phân biệt được
các mối liên hệ địa lí thông thường và các mối liên hệ địa lí nhân quả, mang tính
quy luật.
9


2.3.4. Phương pháp sử dụng các biểu đồ, bản đồ trong Atlat ĐLVN kết
hợp với SGK để dạy các bài trong phần “Địa lí các vùng kinh tế” - Địa lí 12
a. Phương pháp chung
Khi sử dụng Atlat ĐLVN trong việc dạy học địa lí GV cần tiến hành theo
các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu nội dung bài học trong SGK có liên quan đến các bản đồ
trong Atlat khi soạn một tiết dạy. Phần nội dung này sử dụng Atlat có phát huy
được tính tích cực học tập của HS không? Thời lượng tiết học có đảm bảo
không? Sau khi xét thấy nên sử dụng Atlat cho phần học nào thì tiếp tục bước 2.
- Bước 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hoặc trò chơi có liên quan đến bản
đồ trong Atlat và phù hợp với nội dung bài học.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi tạo cơ hội cho HS tích cực, chủ động tái hiện
những kiến thức bản đồ đã có, thực hiện các thao tác trí óc khác nhau để vận
dụng vào việc phân tích bản đồ, so sánh bản đồ và rút ra kết luận. [2]
+ GV ra các bài tập cho các HS làm trên lớp hoặc về nhà là một trong những
hình thức vận dụng tri thức địa lí và kiến thức bản đồ để tìm tòi, phát hiện những
kiến mới, nắm vững tri thức, kĩ năng địa lí.
+ GV có thể tổ chức các trò chơi địa lí gắn với bản đồ trong khâu bài mới hoặc
củng cố bài như gắn tên địa danh, ô chữ,…việc tổ chức trò chơi nhằm gây sự
chú ý, hứng thú học tập cho HS, rèn luyện tính độc lập, xoá bỏ sự nhút nhát, tạo
sự gần gũi, đoàn kết, thân thiện giữa HS-HS, GV-HS.
- Bước 3: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS khai thác kiến thức trong Atlat liên
quan đến bài học.
+ Nên phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học: theo hình thức toàn lớp,

cá nhân hay nhóm thảo luận tuỳ theo từng nội dung câu hỏi bài tập. [4]
+ Hướng dẫn HS khai thác được kiến thức trong Atlat, mối quan hệ giữa trang
Atlat này với trang Atlat khác để HS tìm ra kiến thức đúng.
- Bước 4: Cho HS trao đổi và nêu kết quả nghiên cứu từ các bản đồ trong Atlat.
+ HS tiến hành làm việc theo nhiệm vụ mà GV đã phân công ở bước 3.
+ GV cho HS trình bày các ý kiến của mình, các HS khác lắng nghe và bổ sung.
- Bước 5: GV chuẩn kiến thức.
Ví dụ 1: Bài 31 “Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ”
GV tiến hành các bước như sau:
- Bước 1: GV nghiên cứu, liệt kê nội dung của bài học có sử dụng Atlat:
2) Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện: Các bản đồ Atlat liên quan:
bản đồ Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng trang 26, bản đồ địa
chất khoáng sản trang 8, bản đồ các hệ thống sông chính trang 10.
- Bước 2, 3, 4 và 5
(Giáo án phần “Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện”)
TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÀ
THỦY ĐIỆN (10 phút)
1. Mục tiêu
10


- Trình bày được tiềm năng, thực trạng khai thác thế mạnh khoáng sản và thủy
điện của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
- Liên hệ thực tế để thấy được khó khăn trong khai thác khoáng sản và thủy điện
của vùng.
- Kĩ năng đọc hiểu.
- Kĩ năng sử dụng bản đồ, Atlat địa lí Việt Nam để nhận xét và giải thích sự phân
bố ngành khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất điện.
- Năng lực quan sát tranh ảnh, tìm kiếm và xử lí thông tin.
2. Phương thức: Nhóm /cặp đôi

3. Hoạt động
* Bước 1: Chia 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: nghiên cứu SGK kết hợp
với Atlat địa lí Việt Nam trang 8, trang 10 trả lời các câu hỏi (5 phút)
- Nhóm 1,2: quan sát Atlat ĐLVN trang 8, hãy:
+ Nhận xét tiềm năng khoáng sản của Trung du miền núi Bắc Bộ? (về số lượng
và quy mô các mỏ khoáng sản của vùng)
+ Xác định sự phân bố các mỏ khoáng sản chính trong vùng và điền vào phiếu
sau:
Loại khoáng sản
Phân bố
…………………… ……………………………………
…..………………
……………………………………
- Nhóm 3,4: quan sát Atlat ĐLVN trang 10 hoặc trang 26, hãy:
+ Kể tên các hệ thống sông chính của Trung du miền núi Bắc Bộ? cho biết sông
ngòi ở đây có đặc điểm gì? (liên hệ với đặc điểm địa hình đồi núi)
+ Kể tên các nhà máy thủy điện lớn của vùng và điền vào phiếu sau:
Tên nhà máy thủy điện
Công suất
Phân bố
…………………………… …………
……………………
……………………………

…..

……………………

…………
* Bước 2: HS thực hiện trao đổi để hoàn thành nội dung của nhóm, GV quan sát

và giúp đỡ HS
* Bước 3: Đại diện học sinh các nhóm lên trình bày, các cá nhân và nhóm còn
lại so sánh đối chiếu, tiếp tục bổ sung kết quả làm việc của các nhóm.
* Bước 4: Trên cơ sở thảo luận và bổ sung của học sinh, giáo viên chốt nội dung
học tập, học sinh điều chỉnh kết quả và ghi bài.
Chốt kiến thức:
2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện
* Khai thác, chế biến khoáng sản:
- Tiềm năng: giàu khoáng sản nhất nước ta, rất phong phú, gồm nhiều loại.
- Hiện trạng phát triển và phân bố:
+ Than: chủ yếu ở Quảng Ninh với trữ lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất
Đông Nam Á. Sản lượng khai thác trên 30 triệu tấn/năm. Than dùng làm nhiên
11


liệu cho các nhà nhiệt điện và xuất khẩu.
+ Sắt (Yên Bái), kẽm-chì (Bắc Kạn), đồng-vàng (Lào Cai), bô-xit (Cao Bằng).
+ Thiếc Tĩnh Túc, sx 1000 tấn/năm → tiêu dùng trong nước & xuất khẩu.
+ Apatid Lào Cai, khai thác 600.000 tấn/năm dùng để sản xuất phân bón.
+ Đồng-niken ở Sơn La.
- Hạn chế: các vỉa quặng nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi phương tiện khai thác
hiện đại & chi phí cao, CSHT kém phát triển, thiếu lao động lành nghề…
* Thủy điện
-Trữ năng trên sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng cả nước (11.000MW) riêng trên
sông Đà 6.000MW.
- Các nhà mày: Hòa Bình (1.920MW) và Sơn La (2.400MW), trên sông Đà
Thác Bà trên sông Chảy 110MW, Tuyên Quang trên sông Gâm 342MW.
- Đây là động lực phát triển cho vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng
sản, tuy nhiên cần chú ý sự thay đổi môi trường.
- Hạn chế: lượng nước phân hóa theo mùa.

b. Phương pháp tiến hành với những bài cụ thể
Dưới đây là những bài học trong SGK phần “Địa lí các vùng kinh tế”Địa lí 12 (cơ bản) có liên quan đến sử dung Atlat ĐLVN mà tôi nghiên cứu,
thống kê.
Bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ
Nội dung của
bài học có sử
dụng Atlat
(mục, tên
mục)
Nội dung
Atlat được
khai thác (số
trang)
Mục tiêu sử
dụng Atlat
trong mục
bài học

1. Khái quát chung
2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện
3. Trồng, chế biến cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận
nhiệt và ôn đới
4. Chăn nuôi gia súc lớn
5. Phát triển kinh tế biển
- Bản đồ địa chất khoáng sản(8).
- Bản đồ Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng
(26), bản đồ công nghiệp năng lượng (22).

- Xác định vị trí địa lí và lãnh thổ của Trung du miền núi Bắc
Bộ.

- Xác định sự phân bố các mỏ khoáng sản chính của Trung du
miền núi Bắc Bộ.
- Xác định sự phân bố các nhà máy thủy điện chính, các cây
trồng và gia súc chính của vùng.
- Hướng dẫn HS phân tích điều kiện khai thác các thế mạnh
của vùng .
Phương pháp GV nêu các câu hỏi, HS trả lời.
tiến hành
1) Dựa vào Atlat trang 26, kể tên các tỉnh của Trung du miền
(- GV sử
núi Bắc Bộ. Cho biết các tỉnh nào thuộc Tây Bắc, Đông Bắc.
12


dụng phối hợp
các phương
pháp: phát
vấn, đàm thoại
gợi mở, …
- HS sử dụng
các kĩ năng
bản đồ, nhận
xét biểu đồ để
trả lời).

2) Dựa vào Atlat trang 26, cho biết Trung du miền núi Bắc Bộ
tiếp giáp với những quốc gia và vùng lãnh thổ nào? Nhận xét
về ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
3) Hãy xác định trên Atlat ĐLVN trang 8 các khoáng sản chính
của Trung du miền núi Bắc Bộ. Đánh giá thế mạnh phát triển

khai thác, chế biến khoáng sản của vùng?
4) Dựa vào Atlat ĐLVN trang 10 hãy kể các hệ thống sông
chính của Trung du miền núi Bắc Bộ? cho biết sông ngòi ở
đây có đặc điểm gì? (liên hệ với đặc điểm địa hình đồi núi).
Kể tên các nhà máy thủy điện lớn của vùng?
5) Xác định các loại cây trồng chủ yếu của vùng trên Atlat
trang 26. Giải thích tại sao ở đây có thế mạnh về các loại cây
cận nhiệt và ôn đới?
6) Dựa vào Atlat trang 26, kể tên các vật nuôi chính của vùng?
Giải thích tại sao ở đây trâu được nuôi nhiều nhất?
Bài 33. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
ở đồng bằng sông Hồng
Nội dung của 1. Các thế mạnh chủ yếu
bài học có sử 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các định hướng chính
dụng Atlat
(mục, tên
mục)
Nội dung
- Bản đồ các nhóm đất và các loại đất chính (trang 11).
Atlat được
- Bản đồ địa chất, khoáng sản (trang 8).
khai thác (số - Bản đồ Bản đồ Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông
trang)
Hồng (26).
Mục tiêu sử - Đánh giá các thế mạnh chủ yếu của vùng.
dụng Atlat
- Nhận xét cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.
trong mục
bài học
Phương pháp GV nêu các câu hỏi, HS trả lời

tiến hành
1) Dựa vào Atlat trang 26, hãy:
(- GV sử
- Cho biết vùng có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc trung
dụng phối hợp ương? Kể tên các tỉnh, thành phố của vùng.
các phương
- Xác định vị trí của vùng (tiếp giáp) và đánh giá ý nghĩa vị trí
pháp: phát
địa lí của vùng?
vấn, đàm thoại 2) Quan sát bản đồ các nhóm đất và các loại đất chính (trang
gợi mở, …
11), hãy cho biết loại đất chính của đồng bằng sông Hồng?
- HS sử dụng Loại đất này thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng nào?
các kĩ năng
3) Xác định trên bản đồ địa chất khoáng sản trang 8 tên các
bản đồ, nhận
khoáng sản chính của vùng?
xét biểu đồ để 4) Quan sát bản đồ cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của của
13


trả lời)

đồng bằng sông Hồng (trang 26), hãy nhận xét nhận xét cơ
cấu GDP của vùng năm 2007, cho biết cơ cấu đó có phù hợp
với các thế mạnh vốn có của vùng không? Tại sao?
Bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở Bắc Trung Bộ
Nội dung của 1. Khái quát chung
bài học có sử 3. Phát triển công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng giao
dụng Atlat

thông vận tải.
(mục, tên
mục)
Nội dung
Bản đồ Bắc Trung Bộ( trang 27)
Atlat được
khai thác (số
trang)
Mục tiêu sử - Xác định hình dáng lãnh thổ và vị trí địa lí của vùng.
dụng Atlat
- Biết được số lượng và kể tên các tỉnh trong vùng.
trong mục
- Xác định các ngành công nghiệp chuyên môn hóa, các trung
bài học
tâm công nghiệp chủ yếu, các tuyến giao thông chính, các cửa
khẩu, cảng biển và sân bay của Bắc Trung Bộ.
Phương pháp
tiến hành
(Phụ lục giáo
án minh họa)
Bài 36. Vấn đề phát triển kinh tế- xa hội ở duyên hải Nam Trung Bộ
Nội dung của
bài học có sử
dụng Atlat
(mục, tên
mục)
Nội dung
Atlat được
khai thác (số
trang)

Mục tiêu sử
dụng Atlat
trong mục
bài học

1. Khái quát chung
2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng
Bản đồ duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (28).

- Xác định hình dáng lãnh thổ và vị trí địa lí của vùng.
- So sánh thế mạnh phát triển kinh tế biển của vùng so với Bắc
Trung Bộ.
- Biết được số lượng và kể tên các tỉnh thành phố trong vùng.
- Xác định các cảng biển, các khu kinh tế ven biển, các ngành
công nghiệp chuyên môn hóa, các trung tâm công nghiệp, các
tuyến giao thông chính và sân bay của vùng.
Phương pháp GV nêu câu hỏi, HS trả lời
tiến hành
Quan sát bản đồ Bản đồ duyên hải Nam Trung Bộ và Tây
(- GV sử
Nguyên (28), hãy:
14


dụng phối hợp
các phương
pháp: phát
vấn, đàm thoại
gợi mở, …

- HS sử dụng
các kĩ năng
bản đồ, nhận
xét biểu đồ để
trả lời)

1) Nhận xét đặc điểm lãnh thổ của vùng? Cho biết vùng bao
gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương? Kể tên
các tỉnh, thành phố và xác định vị trí trên bản đồ?
2) Xác định vị trí địa lí của vùng. Cho biết vị trí địa lí đó có
thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế của vùng?
3) Kể tên các trung tâm công nghiệp chính của vùng. Nhận xét
sự phân bố của các trung tâm công nghiệp đó.
4) Kể tên các cảng biển và các khu kinh tế ven biển của duyên
hải Nam Trung Bộ?
5) Xác định tên các tuyến giao thông quan trọng nhất của
vùng.

Bài 37. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
Nội dung của 1. Khái quát chung
bài học có sử 2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm
dụng Atlat
4. Phát triển thủy năng kết hợp với thủy điện
(mục, tên
mục)
Nội dung
- Bản đồ các loại đất và nhóm đất chính (11).
Atlat được
- Bản đồ duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (28).
khai thác (số - Bản đồ công nghiệp năng lượng (22).

trang)
Mục tiêu sử - Xác định vị trí địa lí, các tỉnh trong vùng.
dụng Atlat
- Hướng dẫn HS trình bày tài thế mạnh phát triển cây công
trong mục
nghiệp lâu năm của Tây Nguyên.
bài học
- Trình bày sự phân bố của công nghiệp thủy điện.
Phương pháp
tiến hành
(Phụ lục giáo
án minh họa)
Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
Nội dung của 1. Khái quát chung.
bài học có sử 2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu
dụng Atlat
3. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
(mục, tên
mục)
Nội dung
- Bản đồ hành chính Việt Nam (4-5)
Atlat được
- Bản đồ Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long (29).
khai thác (số - Bản đồ địa chất khoáng sản (8), các loại đất và nhóm đất
trang)
chính (11).
Mục tiêu sử - Xác định số lượng và tên các tỉnh, thành phố trong vùng.
dụng Atlat
- Hướng dẫn phân tích thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng.
15



trong mục
bài học
Phương pháp
tiến hành
(- GV sử
dụng phối hợp
các phương
pháp: phát
vấn, đàm thoại
gợi mở, …
- HS sử dụng
các kĩ năng
bản đồ, nhận
xét biểu đồ để
trả lời)

- Nhận xét về sự phát triển công nghiệp và các ngành công
nghiệp chủ yếu.
* Quan sát bản đồ Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long (29), hãy:
1) Cho biết vùng bao gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố? Kể tên
các tỉnh, thành phố và xác định vị trí trên bản đồ?
2) Xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. Nêu bật
những thuận lợi về vị trí địa lí trong phát triển nền kinh tế mở
của vùng.
* Quan sát bản đồ địa chất khoáng sản (8), các loại đất và
nhóm đất chính (11) kết hợp với SGK và hiểu biết hãy nêu
những thế mạnh và hạn chế chủ yêu của vùng?

* Quan sát bản đồ Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long (29), hãy:
1) Nhận xét về quy mô các trung tâm công nghiệp của vùng?
2) Kể tên các ngành công nghiệp tiêu biểu của vùng?
Bài 41: Vấn đề khai thác hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng
sông Cửu Long
Nội dung của 1. Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long
bài học có sử 2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu
dụng Atlat
(mục, tên
mục)
Nội dung
- Bản đồ các loại đất và nhóm đất chính (11).
Atlat được
- Bản đồ Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long (29).
khai thác (số
trang)
Mục tiêu sử - Xác định số lượng các tỉnh, thành phố của vùng.
dụng Atlat
- Nhận xét về vị trí địa lí và ý nghĩa vị trí địa lí.
trong mục
- Hướng dẫn HS phân tích được những thế mạnh và hạn chế
bài học
chủ yếu của vùng.
Phương pháp 1) Quan sát bản đồ Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
tiến hành
Long (29), hãy kể tên 13 tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông
(- GV sử
Cửu Long.
dụng phối hợp 2) Dựa vào bản đồ các loại đất và nhóm đất chính (11), hãy

các phương
trình bày sự phân bố các loại đất chính của đồng bằng sông
pháp: phát
Cửu Long. Tài nguyên đất của đồng bằng sông Cửu Long có
vấn, đàm thoại thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiêp?
gợi mở, …
3) Quan sát bản đồ Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
- HS sử dụng Long (29), hãy đánh giá các thế mạnh:
các kĩ năng
- Mạng lưới sông ngòi.
bản đồ, nhận
- Tài nguyên biển.
16


xét biểu đồ để
trả lời)

- Khoáng sản chủ yếu của vùng….

c. Sử dụng Atlat trong củng cố bài học
Ví dụ 1: Sử dụng Atlat trong củng cố bài học - Bài 32. Vấn đề khai thác thế
mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ.
GV yêu cầu HS sử dụng Atlat để các câu hỏi trắc nghiệm.
Cách tiến hành:
- GV sử dụng máy chiếu để trình chiếu các câu hỏi trắc nghiệm.
- HS quan sát Atlat ĐLVN để trả lời.
Câu 1: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26, cho biết tỉnh nào sau đây
không thuộc trung du miền núi Bắc Bộ?
A. Phú Thọ.

B. Yên Bái
C. Cao Bằng
D. Bắc Ninh
Câu 2: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26, tỉnh có biên giới với Trung
Quốc và Lào là
A. Lào Cai.
B. Lạng Sơn.
C. Điện Biên
D. Quảng Ninh.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất có diện tích
lớn nhất của trung du miền núi Bắc Bộ?
A. Đất feralit.
B. Đất phù sa sông.
C. Đất phèn
D. Đất Cát.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26, cho biết loại cây trồng và vật
nuôi phổ biến của trung du miền núi Bắc Bộ là
A. cao su và bò.
B. chè và trâu.
C. cà phê và bò.
D. cà phê và trâu.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành nào sau đậy
không xuất hiện trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hạ Long?
A. Than.
B. Điện tử.
C. Cơ khí.
D. Đóng tàu.
Ví dụ 2: Sử dụng Atlat trong củng cố bài học - Bài 41: Vấn đề khai thác hợp lí
và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
GV yêu cầu HS sử dụng Atlat để các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.

Cách tiến hành:
- GV sử dụng máy chiếu hoặc giấy A0 để trình chiếu; GV nêu các câu hỏi.
- HS quan sát Atlat ĐLVN trang 11, 20, 29 để trả lời.
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
1
2
3
4

Đ A T

P

H E N
Đ U O C
C A N T H O
C A M

A

U
17


5
6
7
8

Đ

K I E
P H U Q
Đ

N

Ư



C

I N H A
N G I A
U O
A T S E

N

G



N
N

G
C
T


T

Ô chữ hàng dọc có tám kí tự.
Ô chữ hàng ngang:
1. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long? (trang 11)
2. Tên loại cây chủ yếu trong rừng ngập mặn?
3. Thành phố trực thuộc trung ương ở đồng bằng sông Cửu Long ? (trang 29)
4. Đây là tên bán đảo của đồng bằng sông Cửu Long, nơi có điểm cực nam của
nước ta? (trang 29)
5. Đây là tên của khu kinh tế ven biển thuộc tỉnh Bến Tre? (Atlat trang 29)
6. Tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác thủy sản của đồng bằng sông Cửu
Long? (trang 20)
7. Đây là huyện đảo lớn nhất của nước ta? (Atlat trang 29)
8. Tên loại khoáng sản chủ yếu đồng bằng sông Cửu Long, tập trung nhiều
nhất ở Hà Tiên? (trang 29)
2.4. Hiệu quả đạt được của đề tài
Trong nhiều năm qua, trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã áp dụng
sáng kiến này để rèn luyện cho học sinh. Tôi nhận thấy việc áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm này đã mang lại những hiệu quả thiết thực.
- Gần 100% học sinh đã xác định được vai trò của phương tiện Atlat trong học
tập, vì vậy thường xuyên mang theo khi có tiết học trên lớp. Về tâm lí : đã từng
bước tạo được sự hứng thú, khơi dậy lòng say mê học tập môn Địa lí ở học sinh.
- Sau khi được hướng dẫn đã có những chuyển biến tích cực, các em HS đã biết
cách sử dụng Atlat vào từng bài học cụ thể một cách tương đối thành thạo. Các
em đã có kĩ năng đọc bản đồ, phân tích các biểu đồ trong Atlat ĐLVN, xác định
vị trí địa lí các đối tượng, kĩ năng mô tả các đối tượng địa lí,.... Riêng kĩ năng
xác định mối quan hệ địa lí giữa các đối tượng thì còn một bộ phận HS chưa sử
dụng thành thạo vì đây là một kĩ năng khó và cần được rèn luyện lâu dài.
- Học sinh biết sử dụng Atlat và khai thức kiến thức từ Atlat để học bài mới trên
lớp, dùng số liệu có trong Atlat ĐLVN từ đó giảm bớt việc ghi nhớ máy móc.

Cụ thể là: 100% học sinh lớp 12 tôi giảng dạy đều có thể sử dụng thành
thạo Atlat để làm bài thi tốt nghiệp THPT, biết cách sử dụng các ứng dụng của
bản đồ vào các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn hàng ngày.
18


Kết quả thực nghiệm ở lớp 12C4 và 12C7 trường THPT Như Xuân cuối
năm học 2017- 2018 đạt kết quả như sau:
Vì vậy mà kết quả bài tập trong quá trình điều tra giữa kì I chưa cao, cụ thể:
Lớp

Tổng số
học sinh

12C4
12C7
Tổng số
Tỉ lệ (%)

31
36
67
100

Số lượng học sinh
Có Atlat ĐLVN Chưa có Atlat ĐLVN
và biết sử dụng
và chưa biết sử dụng
31
0

36
0
67
0
100
0

Vì vậy mà kết quả bài kiểm tra đạt được tương ứng như sau:
Lớp

Tổng số
học sinh

12C4
12C7
Tổng số
Tỉ lệ (%)

31
36
67
100

Điểm
giỏi
6
2
8
11.9


Số lượng học sinh đạt
Điểm Điểm
Điểm
khá
TB
trên TB
12
13
31
10
22
36
22
35
67
32.8
52.3
100

Điểm yếu,
kém
0
0
0
0

Như vậy sau khi áp dụng sáng kiến chúng ta thấy rằng:
- 100% HS có Atlat ĐLVN đều biết cách sử dụng.
- Số học sinh có Atlat ĐLVN và biết cách sử dụng vào việc học bài mới trên lớp,
tự học ở nhà và trả lời các câu hỏi kiểm tra - đánh giá của học sinh đã tăng từ

41.8% lên 100% (tăng 58.2%)
- Tỉ lệ HS đạt điểm giỏi, khá tăng từ 16.4% lên 44.7% (tăng 27.6%).
- Tỉ lệ HS đạt điểm từ trung bình trở lên từ 64.2 % lên 100% (tăng 35.8%).
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu, kém giảm mạnh từ 35.8% xuống 0% (giảm
35.8%).

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đặc trưng cơ bản của bộ môn địa lí là quá trình dạy và học luôn gắn với
việc khai thác có hiệu quả các loại bản đồ. Đặc biệt đối với phần địa lí lớp 12,
việc học tập và giảng dạy địa lí được hổ trợ bởi hệ thống bản đồ rất đa dạng
trong tập Atlat địa lí Việt Nam. Đó là cuốn sách giáo khoa thứ hai, khai thác
Atlat không chỉ hiểu được kiến thức mà còn là hình ảnh trực quan giúp GVvà
HS trong giảng dạy và học tập rất hiệu quả. Mặt khác trong các kỳ thi trung học
19


phổ thông quốc gia hiện nay, Atlat là phương tiện quang trọng để HS có thể trả
lời các câu hỏi trắc nghiệm chính xác nhất. [1]
Đối với HS nói chung và HS khối 12 nói riêng, kĩ năng sử dụng bản đồ
địa lí là một kĩ năng không thể thiếu trong quá trình dạy và học địa lí và đời
sống thường ngày. Từ thực tiễn việc áp dụng sáng kiến trong giảng dạy, tôi đã
thu được những kết quả tích cực. Từ đó, có thể thấy rằng việc rèn kĩ năng sử
dụng Atlat cho HS là một việc làm rất cần thiết, có thể tiếp tục áp dụng cho HS
các năm tiếp theo và các phần khác trong chương trình Địa lí 12.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu áp dụng trong các bài ở phần “Địa lí các
vùng kinh tế” trong chương trình địa lí 12 THPT, vì vậy chưa đánh giá hết được
tính khả thi khi áp dụng vào các phần khác trong chương trình.
Với hiệu quả đã đạt được của đề tài, trong những năm sắp tới, tôi sẽ tiếp
tục áp dụng phổ biến và mở rộng trong toàn bộ chương trình Địa lí 12.

3.2. Kiến nghị
- Đối với giáo viên giảng dạy địa lí cần dành thời gian hợp lý trong các tiết học
để hướng dẫn cho HS các kĩ năng sử dụng bản đồ, Atlat để khai thác kiến thức.
Quy định bắt buộc tất cả các HS phải có Atlat ĐLVN trong học tập bộ môn. [1]
- Nhà trường cần dành thêm các buổi học tự chọn trong chương trình cho môn
Địa lí để GV có thời gian rèn luyện thêm cho HS kĩ năng sử dụng Atlat ĐLVN.
- Đối với Sở GD&ĐT cần tha mưu và đóng góp ý kiến để Bộ GD&ĐT biên soạn
các loại bản đồ, biểu đồ, số liệu trong Atlat đồng nhất với SGK để việc giảng
dạy và học tập có thể thực hiện một cách thuận lợi nhất.
Đây là sáng kiến của bản thân, trong quá trình nghiên cứu và trình bày
sáng kiến của mình tác giả không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, của ban giám khảo để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Phạm Văn Sáng
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Văn Sáng, GV trường THPT Như Xuân, Huyện Như Xuân, Tỉnh Thanh
Hóa- “Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần “Địa lí các ngành kinh
tế” để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 12”- SKKN năn học 20142015.
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí lớp 12, Phạm Thị
Sen, NXB GD, 2010.
20



3. Tài liệu tập huấn giáo viên: Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức,
kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí.
4. Sách giáo khoa Địa lí 12, Lê Thông, NXB GD, 2010.
5. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trung học phổ thông, Nguyễn Đức Vũ,
NXB GD, 2004.
6. Lý luận dạy học Địa lí, Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, NXB Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2004.
7. Atlat Địa lí Việt Nam, NXB GD, 2015.

PHỤ LỤC GIÁO ÁN MINH HỌA
Bài 35: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua bài học, HS phải nắm được:
1. Kiến thức
21


- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ của vùng Bắc Trung
Bộ.
- Biết được thực trạng và triển vọng phát triển cơ cấu kinh tế Nông-Lâm-Ngư
nghiệp, sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng.
- Hiểu được trong những năm tới, với sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ
tầng, với sự khai thác tốt hơn kinh tế biển, hình thành nền kinh tế mở, kinh tế
của Bắc Trung Bộ sẽ có bước phát triển đột phá.
2.Kĩ năng :
- Sử dụng bản đồ Kinh tế chung hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí của
vùng Bắc Trung Bộ, nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành kinh tế đặc
trưng của vùng.
- Phân tích số liệu thống kê để thấy được tình hình phát triển kinh tế của vùng.

- Xác định và ghi đúng trên lược đồ Việt Nam các trung tâm kinh tế: Thanh
Hoá, Vinh, Huế.
3. Thái độ
Thêm yêu quê hương tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc
để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo, năng lực giao
tiếp, năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ...
- Năng lực chuyên biệt: tư duy theo lãnh thổ; sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu
đồ…
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ Bắc Trung Bộ.
- Tranh ảnh.
- Máy tính, màn hình chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh
Sưu tầm ảnh về tự nhiên, con người và các hoạt động sản xuất ở Bắc Trung Bộ.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Tình huống xuất phát: 2 phút.
1. Mục tiêu
Học sinh xác định được các các thế mạnh và hạn chế của Bắc Trung Bộ.
2. Phương thức: Cá nhân (Cả lớp)
3. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Cho HS xem tranh ảnh về một số địa danh, điểm du lịch nổi tiếng, một
số danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc của BTB. (thời gian 2 phút)
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV quan sát.
- Bước 3: Giáo viên gọi 1 học sinh trả lời. Học sinh khác bổ sung. Trên cơ sở
thảo luận và bổ sung của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào nội dung của bài mới

22


- Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của
học sinh.
B. Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG 1
TÌM HIỂU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẮC TRUNG BỘ (5 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, lãnh thổ và ý nghĩa đối với sự phát triển
kinh tế- xã hội của BTB.
- Kỹ năng đọc hiểu và xử lí thông tin.
- Năng lực sử dụng bản đồ, Atlat địa lí Việt Nam
2. Phương thức: cá nhân/cả lớp
3. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV cho HS quan sát bản đồ BTB trên bảng (Atlat trang 27), cho biết:
+ Đặc điểm hình dáng lãnh thổ và vị trí địa lí (tiếp giáp) của BTB?
+ Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển KT-XH của vùng?
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
- Bước 3: Đại diện cặp học sinh lên trình bày, các cá nhân còn lại so sánh đối
chiếu, tiếp tục bổ sung kết quả làm việc cá nhân.
- Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của
học sinh. chốt nội dung học tập, học sinh điều chỉnh kết quả cá nhân và ghi bài.
Chốt kiến thức
1. Khái quát chung
- Diện tích: 51.5 nghìn km2, là vùng kéo dài và hẹp ngang nhất của nước ta.
- Dân số: 10.6 triệu người (2006).
- Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế.
- Vị trí tiếp giáp: ĐBSH, TDMNBB, Lào, DHNTB, biển Đông
Giao lưu trong

nước, quốc tế bằng cả đường bộ và đường biển.
HOẠT ĐỘNG 2
TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ HÌNH THÀNH CƠ CẤU NÔNG- LÂM- NGƯ
NGHIỆP (20 phút)
1. Mục tiêu
- Biết được lí do hình thành cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư ở vùng (lãnh thổ kéo
dài, tỉnh nào cũng có núi đồi, đồng bằng, biển).
- Trình bày được tiềm năng, thực trạng và biện pháp phát triển nông-lâm- ngư
nghiệp của BTB.
- Liên hệ thực tế để thấy được khó khăn trong phát triển nông-lâm- ngư nghiệp ở
địa phương.
- Kĩ năng đọc hiểu.
- Năng lực quan sát tranh ảnh, tìm kiếm và xử lí thông tin.
2. Phương thức: Nhóm /cặp đôi
3. Hoạt động
23


- Bước 1: Chia 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: nghiên cứu SGK kết hợp
với Atlat địa lí Việt Nam trang 27 hoàn thành phiếu học tập số 1 (thực hiện
nhiệm vụ trong 5 phút)
+ Nhóm 1,2: Khai thác thế mạnh lâm nghiệp.
+ Nhóm 3,4: Khai thác thế mạnh nông nghiệp.
+ Nhóm 5,6: Khai thác thế mạnh ngư nghiệp.
Lâm nghiệp.
Nông nghiệp
Ngư nghiệp
Thế mạnh
Thực trạng
Ý nghĩa, biện pháp

- Bước 2: HS thực hiện trao đổi để hoàn thành nội dung của nhóm, GV quan sát
và giúp đỡ HS
- Bước 3: Đại diện học sinh các nhóm lên trình bày, các cá nhân và nhóm còn lại
so sánh đối chiếu, tiếp tục bổ sung kết quả làm việc của các nhóm.
- Bước 4: Trên cơ sở thảo luận và bổ sung của học sinh, giáo viên chốt nội dung
học tập, học sinh điều chỉnh kết quả và ghi bài.
Chốt kiến thức
2. Thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp
* Sự cần thiết phải hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp:
+ Tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lí
+ Tạo ra thế liên hoàn trong phát triển kt theo không gian.
+ Nhằm khai thác có hiệu quả thế mạnh của vùng.
a. Khai thác thế mạnh về lâmnghiệp
- Tiềm năng:
+ DT rừng: 2,46 triệu ha = 20% cả nước.
+ Nhiều lọai gỗ quý
+ Chủ yếu ở biên giới
- Hiện trạng:
+ Gồm rừng sx (34%) rừng phòng hộ (50%) và rừng đặc dụng (16%)
+ Nhiều làm trường ra đời
- Ý nghĩa:
+ Bảo vệ đa dạng sinh học
+ Điều hòa nước, chống xói mòn
+ Ngăn lũ, bảo, cát
b. Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng
bằng và ven biển
- Có thế mạnh về chăn nuôi đại gia xúc.
+ Trâu: 750 nghìn con (1/4 cả nước)
+ Bò: 1,1 triệu con (1/5 cả nước)
- Có một số vùng chuyên canh cây công nghiệp: Cà phê, cao su, hồ tiêu,

chè…
- Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và cây lúa ở
24


dải đồng bằng ven biển
c. Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp
- Có tiềm năng phát triển nghề cá (bờ biển dài, nhiều hải sản, cửa sông)
- Khó khăn: tàu bè công suất nhỏ, cạn kiệt thủy sản
- Nuôi trồng phát triển khá mạnh
- Hầu hết các tỉnh đều phát triển nghề cá
HOẠT ĐỘNG 3
TÌM HIỂU VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ CƠ SỞ HẠ
TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI (10 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được các thế mạnh phát triển công nghiệp của BTB.
- Xác định được các ngành công nghiêp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp
chuyên môn hoá.
- Hiểu được ý nghĩa và thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông
vận tải..
- Kĩ năng đọc.
- Năng lực sử dụng bản đồ, Atlat địa lí Việt Nam để khai thác kiến thức.
2. Phương thức: cá nhân/ cả lớp
3. Hoạt động
- Bước 1: Đọc mục 3, kết hợp Atlat trang 21, trang 27, hãy trả lời các câu hỏi
sau:
+ Tại sao việc phát triển kinh tế vùng phải gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng?
+ Xác định trên lược đồ các hệ thống giao thông quan trọng của vùng?
+ BTB có những điều kiện nào để phát triển công nghiệp?
+ Nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công

nghiệp và cơ cấu ngành của các trung tâm.
- Bước 2: HS sử dụng Atlat, SGK….để hoàn thành nhiệm vụ thực hiện cá nhân
và có thể trao đổi với các bạn bên cạnh để hoàn thành nội dung, GV quan sát và
giúp đỡ HS
- Bước 3: Đại diện học sinh lên trình bày, các cá nhân còn lại so sánh đối chiếu,
tiếp tục bổ sung kết quả làm việc cá nhân.
- Bước 4: Trên cơ sở trả lời và bổ sung của học sinh, giáo viên chốt nội dung
học tập, học sinh điều chỉnh kết quả cá nhân và ghi bài.
Chốt kiến thức
3. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng GTVT
a. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công
nghiệp chuyên môn hóa
- Là vùng có nhiều nguyên liệu cho sự phát triển công nghiệp: khoáng sản,
nguyên liệu nông – lâm – ngư nghiệp.
- Trong vùng đã hình thành một số vùng công nhiệp trọng điểm: sản xuất vật
liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim, chế biến nông – lâm – thủy sản và có thể
lọc hóa dầu.
- Cơ sở năng lượng đang được giải quyết.
25


×