Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Nâng cao kết quả học tập môn giáo dục quốc phòng an ninh bằng tìm hiểu viết bài thu hoạch cá nhân về nhân vật, nhân chứng, di tích và mốc lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.28 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỤC
LỤC:............................................................................................................1
1. MỞ ĐẦU ……………………………............……...………………………...2
1.1 Lý do chọn đề tài …………… ……………………………………..............2
1.2 .Mục đích nghiên cứu ………………………………………....……………..3
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………….........................3
4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………..................4
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……………..............……….....4
2.1. Cơ sở lý luận cúa sáng kiến kinh nghiệm……………………................…...4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...........…..........5
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp giải quyết vấn đề……………....7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân và đồng nghiệp ……………........................................................................10
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ………………………………...……………….11
3.1. Kết luận.........................................................................................................11
3.2. Kiến nghị.......................................................................................................12
Tài liệu than
khảo.................................................................................................13

1


Tên sáng kiến kinh nghiệm:
“NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH BẰNG TÌM HIỂU - VIẾT BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN VỀ
NHÂN VẬT, NHÂN CHỨNG, DI TÍCH VÀ MỐC LỊCH SỬ”
1. MỞ ĐẤU
1. 1.Lý do chọn đề tài
Giáo dục quốc phòng - An ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân,
việc giáo dục và tăng cường QPAN là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và
của toàn xã hội, được tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến từng địa


phương, các hình thức phù hợp với từng đối tượng. Đặc biệt chú trọng giáo dục
lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lịch sử truyền thống của Đảng và dân tộc, ý
thức sống và làm việc theo pháp luật, trong đó xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN là nhiệm vụ của mọi công dân.
GDQP-AN là một môn học bao gồm nhiều kiến thức về khoa học xã hội,
nhân văn, khoa học tự nhiên lẫn khoa học kĩ thuật quân sự. Là một môn học
không chỉ trang bị những vấn đề cơ bản về đường lối quân sự của Đảng, tư duy
về QPAN và kiến thức quân sự cần thiết mà còn rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách
sống con người CNXH. Tuy nhiên, đây là một môn học nằm trong nhóm môn
học có tỉ lệ lí thuyết lớp 10: 56%; lớp 11: 43%; lớp 12: 77% chương trình môn
học. Chính vì lí do đó, cùng với những nhận thức thiếu chiều sâu về trách nhiệm
của học sinh, các em thường dành nhiều thời gian cho các môn học mà các em
cho là quan trọng hơn, có thể thi Đại học, cao đẳng… ( Vd: Toán, Văn, Anh….)
mà xem nhẹ môn học này, các em thường không học bài cũ trước khi đến lớp, ít
khi đọc trước bài mới trước khi đến lớp, dẫn đến kết quả học tập chưa cao và
chưa nhận thức hết tầm quan trọng của môn học. Trải qua gần 17 năm công tác
và giảng dạy môn học này, bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp đã có nhiều cố
2


gắng luôn tìm cách đổi mới về phương pháp giảng dạy, phương pháp tìm hiểu,
cách tiếp cận bài học và hướng dẫn học sinh tìm hiểu về kiến thức QPAN để cải
thiện nhằm nâng cao chất lượng dạy và kết quả học tập cho học sinh như: ứng
dụng Công nghệ thông tin, sử dụng phim bổ trợ giáo dục quốc phòng - an ninh
cho học sinh vào giảng dạy, sử dụng giáo án điện tử, thảo luận nhóm, tìm hiểu viết bài thu hoạch cá nhân..., qua một thời gian dài áp dụng tôi nhận thấy rằng
phương pháp “ Tìm hiểu - Viết bài thu hoạch cá nhân ” không chỉ mang lại hiệu
quả cao trong học tập, giúp các em tìm hiểu sâu hơn về kiến thức lịch sử, lịch sử
QPAN giúp các hiểu hơn về trách nhiệm của bản thân với việc tham gia xây
dựng quân đội, công an tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninhn
nhân dân, xây dựng và bảo về Tổ quốc. Từ đó, giúp các em có hứng thú với

môn học, mang lại kết quả giáo dục cao hơn. Trên cơ sở đó, tôi đưa ra kinh
nghiệm sử dụng phương pháp “ Tìm hiểu - Viết bài thu hoạch tìm hiểu cá nhân”
để giảng dạy nội dung các bài học môn GDQP-AN.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
“ Tìm hiểu - Viết bài thu hoạch cá nhân về nhân vật lịch sử, nhân chứng,
di tích, chứng tích, mốc lịch sử” là một hình thức học tập mang tính tìm hiểu
nhằm nâng cao chất lượng của học sinh - học sinh đóng vai trò chủ động, giúp
cho người học chiếm lĩnh tri thức chứ không phải lĩnh hội tri thức. Học sinh có
cơ hội tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn về lịch sử, lịch sử QPAN trong quá khứ cũng
như hiện tại, cũng như tương lai để đạt được kết quả cao trong học tập về nhiều
mặt. Theo cách học này, học sinh được trao cơ hội nắm bắt thông tin, kiến thức
trong xây dựng quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên cơ sở kế thừa và
phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả
của việc tìm hiểu - viết bài thu hoạch cá nhân về nhân vật lịch sử, nhân chứng, di
tích, mốc lịch sử, giáo viên là đóng vai trò rất quan trọng. Giáo viên phải cung
cấp nền tảng kiến thức cho học sinh, phải khơi gợi được hứng thú của học. Bên
cạnh đó, quá trình cộng tác phải được sắp xếp để đảm bảo các em học sinh đều
phải tham gia một cách tích cực, nghiêm túc viết bài thu hoạch.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
3


- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THPT Tĩnh Gia 5
- Phạm vi nghiên cứu: “ Nâng cao kết quả học tập môn giáo dục quốc
phòng - an ninh bằng tìm hiểu - viết bài thu hoạch cá nhân về nhân vật lịch sử,
nhân chứng, di tích, và mốc lịch sử”
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp giúp học sinh làm quen với phương pháp tìm hiểu - viết bài
thu hoạch.
- Phương pháp: Thành lập các nhóm trong lớp, khối để các em thảo luận

trước khi bài thu hoạch.
- Phương pháp tự nghiên cứu, tư duy tìm hiểu - viết bài thu hoạch cá nhân.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về Tăng
cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới.
“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo cũng
đã nêu : “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng
lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Hiện nay, nền giáo dục nước ta đang ở vào giai đoạn, mà việc đổi mới nội
dung, phương pháp giảng dạy, đang là một vấn đề cấp bách được đặt ra. Phải
khuyến khích tự học phải vận dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi
dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo. Để thực hiện tốt chủ trương này thì
4


cần phải đào tạo khả năng tự học cho học sinh. Nói đến giáo dục quốc phòng an ninh. Trường THPT Tĩnh Gia 5 là một trong đơn vị trong huyện có điều kiện
về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện sân bãi đáp ứng số lượng tiết học giáo
dục quốc phòng - an ninh cho gần 700 học sinh. Tiết học giáo dục quốc phòng an ninh chính khóa đã truyền thụ cho các em học sinh những tri thức cơ bản của
nền Giáo dục quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, những hiểu biết về tổ chức
QĐND Việt Nam, CAND Việt Nam về lịch sử QĐND, CAND Việt Nam, truyền

thống đấu tranh dựng nước - giữ nước của dân tộc...Qua học tập môn Giáo dục
quốc phòng - an ninh đã giáo dục cho học sinh lòng yêu nước - tự hào dân tộc,
nâng cao tinh thần cảnh giác, chống mọi âm mưu diễn biến hoà bình của kẻ thù.
Toàn bộ chương trình học tập của từng khối được xây dựng theo chương trình
hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thanh hoá và cụ thể là vào thực tế tại
trường THPT Tĩnh Gia 5 đảm bảo dạy đủ môn, đủ tiết, đúng phân phối chương
trình phù hợp với năng lực của học sinh. Vì vậy các tiết học giáo dục quốc
phòng - an ninh học sinh tham gia học đầy đủ tích cực sôi nổi và hào hứng. Giáo
dục quốc phòng - an ninh trong trường THPT là môn học chính khóa, là bộ môn
khoa học tổng hợp có phạm vi rộng và khá phức tạp, nên không thể đơn giản, sơ
sài mà nó phải được coi là một hệ thống chương trình và phải được quán triệt
trong tất cả các môn học trong mọi hoạt động của học sinh, ở mọi lúc, mọi nơi,
có vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng hiện tại và tương
lai.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi:
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên giảng dạy môn GDQPAN của trường tung học phổ thông Tĩnh
Gia 5 đều đã qua các lớp đào tạo ngắn hạn (giáo viên ngắn hạn hệ 6 tháng). Hơn
nữa được sự quan tâm của lãnh đạo Sở Giáo dục, hàng năm, đều tổ chức các
khóa học bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên.
- Bản thân tôi đã có nhận thức tích cực, luôn tìm tòi học hỏi để làm sao giờ

5


dạy của mình đạt hiệu quả cao. Chính vì thế, tôi đã áp dụng rất nhiều phương
pháp mới vào giảng dạy để nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh.
Cụ thể như: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy, thiết kế bài giảng
bằng giáo án điện tử, phương pháp trình chiếu phim ảnh sống động, phim bổ trợ

giáo dục quốc phòng an ninh, kết hợp nhuần nhuyễn và sử dụng hiệu quả các
thiết bị vào giảng dạy, kết hợp phương pháp truyền thống với ứng dụng CNTT,
hướng dẫn cho học sinh “ Tìm hiểu - viết bài thu hoạch cá nhân ” một cách tích
cực mang đã lại kết quả khả quan.
- Điều kiện sân bãi, phòng học, dụng cụ trang thiết bị cần thiết cho môn
học Giáo dục quốc phòng - an ninh tương đối đầy đủ.
- Nề nếp, kỷ cương của nhà trường đối với học sinh chặt chẽ qua từng cấp,
từng khâu nên đa phần các em chăm ngoan và có ý thức học tập tốt.
* Đối với học sinh:
- Đa số học sinh đều có thái độ tích cực, hiểu đúng về tìm hiểu - viết bài
thu hoạch cá nhân từ đó mang lại hiệu quả cao trong quá trình chiếm lĩnh kiến
thức trong học tập.
- Những học sinh yếu kém đã và đang nắm bắt được mục đích cơ bản
trong tìm hiểu - viết bài thu hoạch cá nhân.
2.2.2. Khó khăn:
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên chưa gây được hứng thú cho học sinh khi bắt đầu tiết học mới,
chưa có phần dẫn dắt vào bài hoặc chưa gây được sự tập trung chú ý bài học của
học sinh ngay từ hoạt động đầu tiên.
- Khó áp dụng phương pháp dạy học vì trong lớp có nhiều đối tượng học
sinh khác nhau, không đồng đều về chất lượng học sinh. Vì vậy trong 1 tiết dạy
giáo viên phải linh hoạt các phương pháp và triển khai đồng bộ.
* Đối với học sinh:
- Do khách quan:
Các em được sinh ra và lớn lên trong thời bình và do yêu cầu về lượng
kiến thức của các môn học, giờ học cộng thêm áp lực từ phía không ít phụ huynh
6


nên đã tác động ít nhiều đến suy nghĩ và việc xác định nhiệm vụ học tập đối với

bộ môn này. Và thật tai hại đối với một phận nhỏ học sinh còn ngộ nhận và coi
đây là môn học phụ dẫn đến ý thức học tập môn Giáo dục quốc phòng - an ninh
chưa cao.
- Về chủ quan:
+ Đại bộ phận học sinh không chịu tìm hiểu về kiến thức lịch sử, lịch sử
địa phương về quốc phòng - an ninh, mặc dù địa phương có nhiều nhân vật lịch
sử, nhân chứng, di tích, chứng tích trong quá khứ và hiện tại.
+ Học sinh còn lười và chưa có sự say mê đối với môn học, một số bộ
phận học sinh không học bài cũ và đọc bài mới trước khi đến lớp, trên lớp học
thì thiếu tập trung không chú ý, không có tinh thần phát biểu xây dựng bài.
+ Trong giờ học trên lớp học sinh chỉ có thể trả lời những câu hỏi dễ, đơn
giản qua việc nhìn và đọc trong sách giáo khoa chưa có sự độc lập về tư duy,
chưa tích luỹ được kiến thức về lịch sử, lịch sử QPAN cả trong quá khứ cũng
như hiện tại.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trong nội dung bài học của các lớp đều có những nội dung bài học cũ, bài
học, mới đặc biệt là bài học mới cần tìm hiểu trước những kiến thức về: nhân vật
lịch sử, nhân chứng, di tích, mốc lịch sử quốc gia và địa phương, liên quan đến
bài dạy của giáo viên, học của học sinh như:
Tập trung vào khối 10 và chủ yếu 2 bài:
Bài 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC
VIỆT NAM
Bài 2: LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN
VIỆT NAM
Khối 10: Giáo viên giao cho một học sinh tìm hiểu - viết bài thu hoạch cá
nhân ít nhất từ 3 nội dung trở lên (Giáo viên thu bài tìm hiểu - viết bài thu
hoạch trước khi lên lớp).
7



Bài 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC
VIỆT NAM
Trong bài học này giáo viên yêu cầu học sinh tập trung giải quyết
những vần đề sau:
* Học sinh tìm hiểu - Viết bài thu hoạch trước khi giáo viên lớp.
* Giáo viên có danh mục để học sinh tham khảo, ngoài ra học sinh còn
phải tự tìm hiểu thêm.
- Nhân vật lịch sử (Việt Nam):
+ Quốc gia: Các đời Vua Hùng, Thục Phán, Bà Trưng, Bà Triệu, Mai Thúc
Loan, Ngô Quyền, Lê Lợi Đào, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh...
+ Địa phương (Tỉnh Thanh Hoá, huyện Tĩnh gia): Dương Đình Nghệ, Lê
Lợi, Đào Duy Từ...
- Nhân chứng: (Trong 2 cuộc kháng chiến: chống Pháp và Mỹ)
+ Quốc gia (Việt Nam):
Trong 2 cuộc kháng chiến: chống Pháp và Mỹ
+ Địa phương (Tỉnh Thanh Hoá, huyện Tĩnh gia):
Trong 2 cuộc kháng chiến: chống Pháp và Mỹ
- Di tích:
+ Quốc gia (Việt Nam):
Đình Trung Bản (Cụm Di tích chiến thắng Bạch Đằng); Ðình Phong Cốc
(Cụm Di tích chiến thắng Bạch Đằng); Đền và lăng mộ các vua Trần ở Đông
Triều; Nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân 22/12/1944...
+ Địa phương (Tỉnh Thanh Hoá, huyện Tĩnh gia):
Động Hồ Công; Lăng và đền Bà Triệu; Thắng tích Ngàn Nưa; Thành Nhà
Hồ; cầu Hàm Rồng; Đền thờ Đào Duy Từ (xã Nguyên Bình); Đền Quang Trung
(xã Hải Thanh)...
- Mốc lịch:
8



+ Quốc gia (Việt Nam):
Trước năm 218 TCN; năm 257 - 208 TCN; năm 217 - 111 TCN; 207 TCN
- 39 SCN; Từ 40 - 43, khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Từ 905 – 938; Từ 1400 - 1401,
triều đại Hồ Quý Ly; Từ 1428 – 1433; 3.2.1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra
đời...
+ Địa phương (Tỉnh Thanh Hoá, huyện Tĩnh gia):
Cuộc khởi nghĩa của Chu Ðạt (156 - 160); Cuộc khởi nghĩa bà Triệu
(Triệu Thị Trinh) năm 248; Thời Dương Ðình Nghệ (? - 937); Thời nhà Hồ
(1400 - 1407); Cuộc kháng chiến 10 năm chống nhà Minh(1418 - 1428); Thời
nhà Nguyễn (1802 - 1945) ; Thời Tây Sơn(Tĩnh Gia).
Bài 2: LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN
VIỆT NAM
Trong bài học này giáo viên yêu cầu học sinh tập trung giải quyết những vần
đề sau:
* Học sinh tìm hiểu - Viết bài thu hoạch trước khi giáo viên lớp.
* Giáo viên có danh mục để học sinh tham khảo, ngoài ra học sinh còn
phải tự tìm hiểu thêm chủ yếu tập trung vào thời kỳ chống Pháp và Mỹ.
- Nhân vật lịch sử (Việt Nam):
+ Quốc gia (Việt Nam):
Hồ Chí Minh; Liệt sỹ Trần Văn Ơn; Anh hùng liệt sỹ Bế Văn Đàn; Anh
hùng lực lượng vũ trang La Văn Cầu; Đại tướng Võ Nguyễn Giáp...
+ Địa phương (Tỉnh Thanh Hoá, huyện Tĩnh Gia):
Ngô Thị Tuyển - Người nữ chiến sỹ dân quân anh hùng; Lê Hữu Lập
(1897 - 1934); Trịnh Ngọc Điệt; Kỹ sư vũ khí Nguyễn Trinh Tiếp (1924-1967);
Trần Oanh (1942 – 1985)
- Nhân chứng: (Trong 2 cuộc kháng chiến: chống Pháp và Mỹ)
+ Quốc gia (Việt Nam):
Trong 2 cuộc kháng chiến: chống Pháp và Mỹ
+ Địa phương (Tỉnh Thanh Hoá, huyện Tĩnh gia):
9



Trong 2 cuộc kháng chiến: chống Pháp và Mỹ
- Di tích:
+ Quốc gia (Việt Nam):
Điện biên phủ (Hầm ); Rạp Chuông Vàng (trước đây được gọi là rạp Tố
Như); Rạp Hồng Hà (trước là Olympia Theatre); Cầu Long Biên; Chợ Đồng
Xuân, ngày 14/2/1947; Nhà D67 được xây dựng năm 1967; Hầm chỉ huy thành
uỷ Nam Định trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước
+ Địa phương (Tỉnh Thanh Hoá, huyện Tĩnh gia): Cầu Hàm Rồng; quần
thể khu di tích Chiến khu Ngọc Trạo
- Mốc lịch:
+ Quốc gia (Việt Nam):
+ Địa phương (Tỉnh Thanh Hoá, huyện Tĩnh gia): Khởi nghĩa Ba Đình
(1886 - 1887; Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886 - 1892); Khởi nghĩa của Hà Văn
Mao; Khởi nghĩa của Cầm Bá Thước
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Thời gian vận dụng phương pháp trên tôi nhận thấy đạt được kết quả
sau:
- Gây được sự hứng thú trong học tập , phát huy tính tích cực, chủ động
của học sinh .
- Kích thích được tư duy, óc sáng tạo của học sinh.
- Gây được hứng thú cho học sinh tham gia môn học GDPQ - AN và nâng
được kết quả học tập. Bản thân đảm nhận dạy môn học GDQPAN cho học sinh
cả khối lớp 10. Điều tra hứng thú học tập của các em đối với môn GDQPAN:
(Năm học 2014-2015: chưa áp dụng; 2015- 2016, 2016- 2017: đã áp dụng)

Năm học


Khối

Số
học
sinh

Rất
thích
H
%
S

Thích
HS

%

Hơi thích
HS

%

Bình
thường
HS
%

Không
thích
HS

%

10


2014-2015
2015- 2016
2016- 2017

10
10
10

235
213
196

0
1
2

0
0.5
1

2
5
7

0.9

2.4
3.6

5
15
16

2.1
7
8.2

218 92.7
190 89.2
170 86.7

10
2
1

4.3
0.9
0.5

- Kết quả học tập (so sánh 3 năm học):
Năm học

Khối

Số học
sinh


2014-2015
10
235
2015- 2016
10
213
2016- 2017
10
196
3. Kết luận, kiến nghị

Số học sinh
hiểu bài

HS
235
213
196

%
65.2
85.5
88.6

Ghi chú

Chưa áp dụng
Đã triển khia áp dụng
Đã triển khia áp dụng


Kết luận
Trong thời đại ngày nay, khoa học phát triển đòi hỏi con người, đặc biệt là
những chủ nhân tương lai của đất nước không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ
mà còn phải có tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc sâu sắc. Việt Nam đã vững
bước đi lên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đồng thời cũng phải thường
xuyên đương đầu với mọi thử thách, đối phó với mọi âm mưu diễn biến hoà
bình, bạo loạt lật đổ trong và ngoài nước. Vì vậy muốn đất nước phồn vinh, vững
bền mãi mãi mỗi người con đất Việt phải thể hiện tình yêu, trách nhiệm của mình
bằng hoạt động cụ thể. Để phát huy được sức mạnh vô tận ấy việc trang bị kiến
thức về nền quốc phòng cho nhân dân nhất là với thanh niên, học sinh lực lượng
tiên phong có đủ Nhân - Trí - Thể - Mỹ là nhiệm vụ quan trọng thiêng liêng.
Công việc ấy trong trường phổ thông người thầy, cô giảng dạy môn học giáo dục
quốc phòng giữ vai trò chủ đạo. Tuy vậy trong điệu kiện hiện nay nhà trường còn
một số khó khăn nhưng mỗi giáo viên phải tự cố gắng học hỏi, phải suy nghĩ vận
dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, phát huy hết năng lực của người dạy để
nâng cao chất lượng giảng dạy. Những ý kiến trên là kết quả của sự suy nghĩ trăn
trở qua từng trang giáo án, là kết quả của sự tích luỹ tổng hợp qua thực tiễn
giảng dạy, qua các tiết dự giờ. Song không tránh khỏi thiếu xót rất mong được sự
đóng góp của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi đạt kết quả cao hơn.
Kiến nghị
11


Theo nội dung cũng như yêu cầu phương pháp mới hiện nay, điều kiện sân
tập chưa đáp ứng được, trang thiết bị dụng quá hạn chế, một số trang thiết bị
cung cấp kém chất lượng, không phù hợp với hình thái học sinh đã ảnh hưởng
rất lớn đến việc giảng dạy. Vậy để thực hiện tốt hiệu quả giáo dục GDQP-AN ở
trường là hết sức cần thiết, nhà trường cũng như cơ quan có chức năng cần trang
bị tốt hơn nữa trang thiết bị dụng cụ để có thể tổ chức một giờ học đáp ứng được

yêu cầu và nội dung.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết SKKN

Lê Trọng Tuấn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên Giáo dục quốc phòng, an ninh - NXB Giáo dục
12


2. Trích Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về Tăng cường
sự lãnh đạo của đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới.
3. Sách giáo khoa giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10 - NXB Giáo dục
4. Google.com.vn

13



×