Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

DẠY học THEO dự án bài PEPTIT và PROTEIN môn hóa 12 để NÂNG CAO NHẬN THỨC của học SINH về BỆNH SUY DINH DƯỠNG KWASHIORKOR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.45 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
BÀI PEPTIT VÀ PROTEIN - MÔN HÓA 12
ĐỂ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ
BỆNH SUY DINH DƯỠNG KWASHIORKOR

Người thực hiện: Trần Thị Hương Lan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Hóa học

THANH HOÁ NĂM 2018

0


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................2
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...........................................................................2
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................2
1.4.1.Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết:.....................................................2
1.4.2.Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:.....................................................2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.............................................3
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:................................3
2.1.1. Dạy học theo dự án là gì............................................................................3


2.1.2. Bản chất của dạy học theo dự án...............................................................3
2.1.3. Mục tiêu của dạy học theo dự án là :........................................................3
2.1.4. Tác dụng của dạy học theo dự án..............................................................3
2.1.5. Công cụ thực hiện học theo dự án.............................................................3
2.1.6. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án.......................................................3
2.2.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM.....................................................................................................4
2.3. GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.............................4
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.....................19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.................................................................................20
3.1. KẾT LUẬN...................................................................................................20
3.2. KIẾN NGHỊ...................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................21
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .............................22

1


1. MỞ ĐẦU.
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học
mà không hành thì vô ích”, câu nói đó đã nói lên tầm quan trọng của sự gắn bó mật
thiết giữa lí luận và thực tiễn. Dạy học theo dự án với mục đích gắn hoạt động dạy
học với giải quyết vấn đề thực tiễn thực sự đã làm được điều đó.
Trong quá trình dạy học môn Hóa học, dạy học theo dự án là một hình thức
dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết
hợp giữa lí thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ
này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ
việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều

chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Hình thức dạy học theo dự án với các đặc trưng cơ bản là : Người học là
trung tâm của quá trình dạy học, dự án tập trung vào các mục tiêu học tập quan
trọng gắn với các chuẩn, dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung của chương
trình, dự án đòi hỏi các hình thức đa dạng thường xuyên, dự án có tính liên hệ thực
tế và người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm và quá trình
thực hiện.
Với những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài: « Dạy học theo dự án bài peptit
và protein – môn hóa 12 để nâng cao nhận thức của học sinh về bệnh suy dinh
dưỡng Kwashiorkor”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Đề tài này được thực hiện với mục đích vận dụng hình thức dạy học theo dự
án vào các bài học trong chương trình hóa phổ thông để giải quyết các vấn đề của
thực tiễn. Gắn kết nội dung học tập với cuộc sống thực tế.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đề tài này sẽ vận dụng hình thức dạy học theo dự án để thiết kế giáo án trong
các bài học: Peptit và Protein (Bài 13, trang 69, SGK nâng cao Hóa học 12) và tiến
hành thực nghiệm với học sinh lớp 12 tại trường THPT Đông Sơn I.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1.4.1.Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tham khảo tài liệu, sách báo, mạng
intenet. Phân tích, tổng hợp khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở lí
thuyết và nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
1.4.2.Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương
pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học.

2


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Theo “Dạy học dự án - từ lí luận đến thực tiễn” của các tác giả Trịnh Văn
Biểu - Phan Đồng Châu Thủy - Trịnh Lê Hồng Phương:
2.1.1. Dạy học theo dự án là gì?
Là một phương pháp dạy học, người học thực hiện nhiệm vụ học tập phức
hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành và có sản phẩm để giới thiệu.
2.1.2. Bản chất của dạy học theo dự án
Học sinh được giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn.
Học sinh tự lực giải quyết vấn đề và tạo ra những sản phẩm thực tế.
2.1.3. Mục tiêu của dạy học theo dự án là
Hướng tới các vấn đề của thực tiễn; Gắn kết nội dung học tập với cuộc sống
thực tế. Phát triển kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy, kĩ năng
làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng CNTT... Học sinh được làm
việc độc lập để tạo ra sản phẩm thực tế.
2.1.4. Tác dụng của dạy học theo dự án
Làm cho nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn. Tạo ra môi trường thuận lợi
cho học sinh rèn luyện và phát triển. Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng
tạo của học sinh. Học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
2.1.5. Công cụ thực hiện học theo dự án
Bộ câu hỏi định hướng:
Câu hỏi khái quát: Giới thiệu khái quát những ý tưởng xuyên suốt môn học
hoặc bài học (Tên dự án).
Câu hỏi bài học: Là những câu hỏi mở có liên hệ trực tiếp với dự án hoặc bài
học cụ thể (Những nội dung chính của dự án).
Câu hỏi nội dung: Có liên quan đến các định nghĩa hoặc nhớ lại thông tin như:
ai, cái gì, ở đâu, và khi nào? (nội dung chi tiết).
2.1.6. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án (4 công đoạn)
 Chuẩn bị:
Giáo viên
Học sinh
Xác định tên dự án. Xác định mục Cùng với giáo viên thống nhất tiêu

tiêu của dự án. Xây dựng bộ câu hỏi chí đánh giá. Hình thành nhóm làm
định hướng. Thiết kế nhiệm vụ thực việc để xây dựng dự án. Xây dựng
hiện dự án cho học sinh. Chuẩn bị tài kế hoạch ( phân công công việc,
liệu hỗ trợ
phân phối thời gian...). Chuẩn bị
nguồn thông tin tin cậy
 Thực hiện:
Giáo viên
Học sinh
3


Theo dõi, đánh giá học sinh trong
suốt quá trình thực hiện dự án. Liên
hệ các cơ sở thực tiễn. Chuẩn bị các
cơ sở vật chất, điều kiện thực hiện

Các nhóm thực hiện nhiệm vụ đã
phân công. Xây dựng phiếu phỏng
vấn, thu thập thông tin. Xây dựng
sản phẩm (báo cáo / triển lãm).
Phản hồi thông tin cho giáo viên
và các nhóm khác.

 Tổng hợp:
Giáo viên
Học sinh
Theo dõi, đánh giá học sinh trong Các nhóm hoàn thành sản phẩm
giai đoạn cuối của quá trình thực Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản
hiện dự án. Bước đầu thông qua sản phẩm.

phẩm của các nhóm.
 Đánh giá:
Giáo viên
Học sinh
Chuẩn bị các cơ sở vật chất cho buổi Giới thiệu sản phẩm. Tự đánh giá
báo cáo. Theo dõi đánh giá sản phẩm sản phẩm. Đánh giá sản phẩm của
của các nhóm
các nhóm theo các tiêu chí.
2.2.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn hoá học đã và đang đổi
mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp
dạy học và hình thức dạy học. Chương trình sách giáo khoa hoá học mới có nhiều
đổi mới về mục tiêu, cấu trúc, sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy
bộ môn hoá học cho học sinh. Vì vậy việc sử dụng các hình thức dạy học tích cực
đã và đang là xu hướng mà các giáo viên phải thường xuyên vận dụng trong quá
trình giảng dạy.
Tuy nhiên, hình thức dạy học theo dự án đang còn khá mới, lạ cho cả giáo
viên và học sinh vì các lí do sau: Không phù hợp trong bài dạy kiến thức lý thuyết,
chỉ có thể áp dụng với những nội dung nhất định, trong những điều kiện cho phép,
đòi hỏi nhiều thời gian, đòi hỏi có sự chuẩn bị và lên kế hoạch thật chu đáo,
phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
Vì vậy nên dạy học theo dự án mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng ít được sử
dụng. Với đề tài này tôi mong muốn với cách tiếp cận hình thức dạy học này trong
bài học peptit - protein sẽ giúp tôi và các đồng nghiệp của mình có thêm kinh
nghiệm khi xây dựng và thực hiện hình thức dạy học này, để hình thức dạy học
tích cực này được sử dụng một cách phổ biến hơn.
2.3. GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

4



Sau đây tôi xin đề xuất cách vận dụng hình thức dạy học theo dự án để thiết kế
giáo án trong các bài học: Peptit và Protein (Bài 13, trang 69, SGK nâng cao Hóa
học 12) để hướng học sinh tới các vấn đề của thực tiễn.
GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO DỰ ÁN: PEPTIT VÀ PROTEIN MÔN HÓA 12
A. Mục tiêu của dự án
1. Kiến thức:
Nêu khái niệm peptit - protein và vai trò của chúng trong cơ thể sinh vật.
2. Kĩ năng:
Học sinh tiến hành được các thí nghiệm liên quan đến bài học.
Quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và trong đời
sống. Phát triển kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm.
3. Thái độ:
Nâng cao nhận thức của học sinh về việc sử dụng protein trong khẩu phần ăn
hàng ngày để phòng bệnh suy dinh dưỡng protein. Tuyên truyền cho mọi người
hiểu rõ tầm quan trọng của bệnh suy dinh dưỡng thể phù ( Kwashiorkor ) góp phần
đẩy mạnh công tác giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ, chú trọng giáo dục dinh
dưỡng.
4. Các năng lực cần hướng tới:
a. Năng lực tự học:
Học sinh xác định được mục tiêu của chủ đề:
b. Năng lực lâp va thưc hiên đươc kê hoach hoc tâp chu đê:
TT
1

THỜI
GIAN
2 tiết


NỘI DUNG
Nghiên cứu sách giáo khoa, tìm hiểu trên mạng
internet và thực tiễn để tìm hiểu về các nội
dung:
Nêu khái niệm, phân loại peptit, tính chất của
peptit và ứng dụng của peptit.
Nêu khái niệm, phân loại, tính chất của protein
và vai trò của protein đối với cơ thể.
Nguồn protein trong thực phẩm, nhu cầu
protein của cơ thể.
5

NGƯỜI
THỰC
HIỆN
Học sinh
nghiên
cứu
tài
liệu theo
nhóm.

SẢN
PHẨM


Nâng cao nhận thức của học sinh về cách sử
dụng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày để
phòng bệnh suy dinh dưỡng thể phù
(Kwashiorkor)

Biện pháp cụ thể để tuyên truyền cho mọi người
hiểu rõ tầm quan trọng của bệnh suy dinh
dưỡng thể phù (Kwashiorkor) góp phần đẩy
mạnh công tác giáo dục sức khỏe cho các bà
mẹ, chú trọng giáo dục dinh dưỡng.

Bản in
và file
trình
chiếu,

c. Năng lực giải quyết vấn đề:
Thảo luận và đưa ra biện pháp cụ thể để tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ
tầm quan trọng của bệnh suy dinh dưỡng protein (Kwashiorkor) góp phần đẩy
mạnh công tác giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ, chú trọng giáo dục dinh dưỡng.
d. Năng lực giao tiếp:
Học sinh rèn luyện được khả năng thuyết trình, bày tỏ ý kiến khi tranh luận,
tuyên truyền…
e. Năng lực hợp tác:
Có năng lực hợp tác giữa: học sinh - học sinh, học sinh - giáo viên.
f. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT):
Học sinh có khả năng khai thác mạng internet để tìm hiểu các thông tin
trong các chủ đề.
g. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Thông qua tranh luận để hoàn thiện về ngôn ngữ nói, viết... Cách trình bày
báo cáo, đọc hiểu các văn bản, tài liệu…Sử dụng các thuật ngữ khoa học: peptit,
protein, bệnh Kwashiorkor.
h. Năng lực tính toán:
Tính được số đồng phân peptit. Tính toán số liệu trong các phiếu điều tra.
B. Kế hoạch dạy học

1. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng:
1.1. Câu hỏi khái quát.
- Tìm hiểu về peptit và protein, vai trò của chúng trong chế độ dinh dưỡng
hàng ngày.
1.2.Câu hỏi bài học.
6


- Khái niệm (KN), phân loại peptit, tính chất của peptit, ứng dụng của peptit.
- KN, phân loại, tính chất của protein và vai trò của protein đối với cơ thể.
- Nguồn protein trong thực phẩm, nhu cầu protein của cơ thể.
- Biện pháp cụ thể để tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của
bệnh Kwashiorkor góp phần đẩy mạnh công tác giáo dục sức khỏe cho các bà
mẹ, chú trọng giáo dục dinh dưỡng cho bản thân và cộng đồng.
1.3 Câu hỏi nội dung.
- Nêu: KN, cách phân loại peptit, tính chất của peptit.
- Nêu: Ứng dụng của peptit.
- Nêu: KN, phân loại, tính chất của protein.
- Nêu vai trò của protein đối với cơ thể.
- Nguồn protein trong thực phẩm, nhu cầu protein của cơ thể.
- Tìm hiểu về bệnh suy dinh dưỡng thể phù ( Kwashiorkor): Nguyên nhân và
cách khắc phục.
- Điều tra về cách sử dụng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của cộng đồng
nơi mình sinh sống.
- Tìm biện pháp cụ thể để tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ tầm quan trọng
của bệnh suy dinh dưỡng thể phù ( Kwashiorkor ) góp phần đẩy mạnh công
tác giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ, chú trọng giáo dục dinh dưỡng.
2.Thiết kế hoạt động cho học sinh
Nhóm Nhiệm vụ


Phương
pháp

1

Nghiên cứu
tài liệu

SGK hóa 12
nâng cao

Tìm hiểu tư
liệu trên
Internet

Máy tính kết
nối Internet

Nghiên cứu
tài liệu

SGK hóa 12
nâng cao

Tìm hiểu tư
liệu trên
Internet

Máy tính kết
nối Internet


2

Khái niệm,
cấu tạo, danh
pháp tính
chất, ứng dụng
của peptit.
Khái niệm,
cấu trúc, tính
chất vai trò
của protein.

Phương tiện

7

Thời
gian

Sản phẩm
dự
kiến

3 ngày

File trình
chiếu của
chủ đề


3 ngày

File trình
chiếu của
chủ đề


3

Vai trò của
protein trong
khẩu phần ăn.

4

Cách sử dụng
protein trong
khẩu phần ăn
hàng ngày của
gia đình tại
khu vực mình
sinh sống.

Nghiên cứu
tài liệu

SGK hóa 12
nâng cao

Tìm hiểu tư

liệu trên
Internet

Máy tính kết
nối Internet

Phỏng vấn,
phát phiếu
điều tra,
nghiên cứu
tài liệu

Phiếu phỏng
vấn, máy ghi
âm, Máy tính
kết nối
Internet

3 ngày

File trình
chiếu của
chủ đề

3 ngày

File trình
chiếu của
chủ đề


3. Xây dựng tiêu chí đánh giá dự án
Nội dung của sản phẩm: (5đ)
Nội dung của nhóm có tính thực tiễn cao, cấu trúc lôgic, sâu sắc, khám phá
được những kiến thức mới, kinh nghiệm mới.
Hình thức trình bày: (3đ)
Hấp dẫn thu hút người nghe.
Có hình ảnh/ vật thật minh hoạ.
Giải thích được thắc mắc của các nhóm khác.
Thái độ làm việc: (2đ)
Tích cực, đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ.
Trật tự, lắng nghe.
Lưu ý: Nhóm tham gia trả lời và giải thích các vấn đề của nhóm khác sẽ được cộng
1 điểm.
4.Phiếu điều tra về cách sử dụng thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Mã số phiếu:

Ngày điều tra: ......./...../......
PHIẾU PHỎNG VẤN VỀ SỬ DỤNG THỰC PHẨM
TRONG BỮA ĂN HÀNG NGÀY

Xin chào anh (chị) ......... nhằm phục vụ cho mục tiêu chăm sóc sức khỏe,
chúng tôi tiến hành khảo sát về sử dụng chất dinh dưỡng trong thực phẩm hàng
ngày. Để đạt được ý nghĩa của cuộc khảo sát, chúng tôi hy vọng các anh chị tham
8


gia trả lời đầy đủ các câu hỏi một cách trung thực nhất. Chúng tôi xin chân thành
cảm ơn anh (chị)......... Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
STT
C1


C2

C3

CÂU HỎI

TRẢ LỜI

Thông thường mỗi một
Bữa chính : ................... bữa
ngày anh/chị ăn bao nhiêu
Bữa phụ : ..................... bữa
bữa?
Ăn no=1
Mỗi bữa anh/chị ăn như
Ăn vừa đủ=2
thế nào?
Ăn ít=3
Trong tuần qua anh/chị Mỡ động vật=1
hay sử dụng các loại thực Dầu thực vật/các loại hạt có
phẩm nhiều mỡ (lipid) nào dầu=2
trong bữa ăn?
Đồ chiên rán=3
(Câu hỏi nhiều lựa Đồ ăn nhanh=4
Khác(Ghi rõ: …………………)
chọn)

C4


Trong tuần qua anh/chị
hay sử dụng các loại thực
phẩm giàu tinh bột (gluxit)
nào nào trong bữa ăn?
(Câu hỏi nhiều lựa chọn)

C5

Trong tuần qua anh/chị
hay sử dụng các loại thực
phẩm giàu đạm (protein)
nào trong bữa ăn? (Câu
hỏi nhiều lựa chọn)

C6

Trung bình trong tuần qua
anh/chị ăn bao nhiêu rau
trong mỗi bữa?

Gạo, mì sợi, bún=1
Bánh mì các loại=2
Khoai tây, ngô, khoai lang=3
Khác
(Ghi

:
…………………)
Các loại thịt bỏ mỡ=1
Thịt gia cầm bỏ da=2

Cá, hải sản=3
Đậu và các chế phẩm của
đậu=4
Trứng từ 3-4 quả/tuần=5
Khác
(Ghi

:
…………………)
½ bát/chén=1
1 bát/chén=2
2 bát/chén=3
Trên 2 bát/chén=4

5. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
5.1. Kế hoạch dạy học

9


1
2
1
2
3
1
2
3
4
5

1
2
3
5
1
2
3
4
5
6
1
2
3
4


Thời
gian

Tiến trình
dạy học

Hoạt động
của học sinh

Hỗ trợ của
giáo viên

Kết quả/ sản
phẩm dự kiến


Tiết 1

Hoạt động
khởi động
cho chủ đề
và chuyển
giao nhiệm
vụ học tập
của dự án.

Xem các hình
ảnh, làm thí
nghiệm và
nhận nhiệm
vụ giải quyết
vấn đề.

Cho HS xem
hình ảnh,
hướng dẫn học
sinh làm thí
nghiệm, làm rõ
nhiệm vụ học
tập.

Báo cáo của các
nhóm đề xuất giải
thích các hiện
tượng.


Thực hiện
dự án.

Học sinh làm Giao nhiệm vụ
việc cá nhân bằng phiếu học
và làm việc
tập.
nhóm, đọc tài
liệu, tìm hiểu,
trả lời các câu
hỏi của phiếu
học tập.

Báo cáo kết quả
của các nhóm khi
tìm hiểu các nội
dung bằng các file
trình chiếu.

Ba
ngày

Tiết 2

Trình bày
các chủ đề
của mỗi
nhóm.


Các nhóm
trình bày và
đánh giá sản
phẩm.
Thảo luận
nhóm, xây
dựng giải
pháp.

Hướng dẫn
đánh giá nhóm
và kết luận về
kiến thức của
bài.
Hướng dẫn
thảo luận.

Kết quả của các
nhóm: File trình
chiếu của các tiểu
chủ đề của dự án.
Bản tóm tắt về
nguyên nhân và
cách phòng bệnh
Kwashiorkor

5.2. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Tiết 1: Khởi động cho chủ đề, chuyển giao nhiệm vụ học tập của dự án.
Hoạt động 1: Xem hình ảnh về nguồn protein và làm các thí nghiệm về protein.
(10 phút )


10


Mục tiêu: Khơi gợi tính tò mò, hứng thú của học sinh vào chủ đề học tập
Tổ chức: Giáo viên chuẩn bị hình ảnh và các thí nghiệm.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân nhóm trưởng, thư kí.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi:
-

Hình ảnh trên gợi cho các em liên tưởng đến loại hợp chất hữu cơ nào?

- Học sinh quan sát hình ảnh đưa ra ý kiến: hợp chất hóa học đó là protein.
Giáo viên đưa ra các hình ảnh về các hiện tượng thực tiễn:
- Cốc sữa để lâu trong không khí thường bị vón cục.
- Phải thêm nước chua vào khi làm đậu phụ.
- Riêu cua nổi lên khi nấu canh cua.
Giáo viên dẫn dắt: Để giải thích các hiện tượng trên chúng ta sẽ tìm hiểu về
protein. Giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm:
-

Lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH)2.

-

Tóc tác dụng với dung dịch NaOH.

Học sinh làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra. Thống nhất trong
nhóm, cử đại diện báo cáo kết quả thí nghiệm.
Hoạt động 2: Chuyển giao nhiệm vụ học tập dự án - lập kế hoạch cho dự án ( 35 phút )

Thời
gian

Tiến
trình
dạy
học

Hoạt động của học
sinh

Hỗ trợ của giáo viên

11

Kết quả/ sản
phẩm dự kiến


5
phút

Xác
định
tên dự
án

HS quan sát tháp
dinh dưỡng và một
số hình ảnh về các

nguồn thực phẩm
có chứa protein.

GV trình chiếu tư liệu về Xác định chủ đề
tháp dinh dưỡng và một dự án thực hiện:
số hình ảnh về các nguồn Peptit&protein
thực phẩm có chứa protein

- Protein có trong những
nguồn thực phẩm nào?
- Protein có cấu tạo và
tính chất và vai trò gì?
- Poli peptit là gì? Cấu tạo
và tính chất như thế nào?
10
phút

Xây
dựng
các
chủ
đề, ý
tưởng.

Tổ chức cho học
sinh phát triển ý
tưởng, hình thành
các chủ đề.

- Cho học sinh hoạt động Hình thành các

nhóm và chia sẻ ý tưởng. chủ đề:
- HS và GV thống nhất - Khái niệm, cấu
các chủ đề.
tạo, danh pháp
tính chất, ứng
dụng của peptit.
- Khái niệm, cấu
trúc, tính chất
vai
trò của
protein.
- Vai trò của
protein
trong
khẩu phần ăn.
- Tìm hiểu về
bệnh suy dinh
dưỡng thể phù
(Kwashiorkor)
Nguyên nhân và

12


cách khắc phục.
15
phút

Lập kế
hoạch

thực
hiện
dự án

- Căn cứ vào chủ
đề học tập và gợi ý
của GV, HS nêu ra
các vấn đề phải
thực hiện.
- Thảo luận và lên
kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ:
+ Mỗi nhóm tìm
hiểu tư liệu thực
hiện 1 chủ đề, thảo
luận và thống nhất,
tạo thành các file
trình chiếu.
+ Mỗi nhóm tìm
hiểu về nguyên
nhân suy dưỡng thể
phù (Kwashiorkor)
và cách phòng
bệnh, thảo luận xây
dựng kịch bản để
tuyên truyền chú
trọng giáo dục chế
độ
dinh dưỡng
khoa học cho cộng

đồng.

5

Xác
định
sản
phẩm
cần
thực
hiện

Học sinh xác định Từ nhiệm vụ của dự án,
được sản phẩm cần GV gợi ý giúp HS xác
báo cáo:
định sản phẩm phù hợp để
Bản trình chiếu về trình bày nhiệm vụ đã thực
nội dung kiến thức hiện.

phút

GV gợi ý bằng các câu Xác định được
hỏi giúp HS xác định các nội dung
nhiệm vụ cần thực hiện thực hiện dự án.
cho mỗi chủ đề của dự án:
Chủ đề 1: Nêu khái niệm
và phân loại peptit. Nêu
tính chất của peptit. Nêu
ứng dụng của peptit.
Chủ đề 2: Nêu khái niệm

và phân loại protein. Nêu
tính chất của protein. Nêu
vai trò của protein đối với
cơ thể.
Chủ đề 3: Nguồn Protein
trong thực phẩm. Nhu cầu
Protein của cơ thể. Dấu
hiệu của cơ thể khi thừa
hoặc thiếu protein.
Chủ đề 4: Thu thập, điều
tra về cách sử dụng thực
phaamrtrong bữa ăn hàng
ngày của gia đình tại khu
vực mình sinh sống. Tìm
hiểu
về
bệnh
Kwashiorkor - Nguyên
nhân và cách khắc phục.

theo hệ thống câu
hỏi gợi ý của GV.
Xây dựng bản in
tuyên truyền.

13

File trình chiếu
của mỗi chủ đề.
Bản in

truyền.

tuyên


Tiết 2: Trình bày sản phẩm dự án.
Nội dung

Hoạt động của giáo viên
Tổ chức cho các nhóm báo cáo
kết quả và phản hồi.

Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ
Báo cáo kết quả. sung cho các nhóm khác.
Tổng hợp nội dung từ thông tin
của các nhóm.

Hoạt động của học sinh
Các nhóm báo cáo kết quả
( file trình chiếu ). Các
nhóm tham gia phản hồi về
phần trình bày của nhóm
bạn. Học sinh dựa vào các
kết quả thu thập ghi kiến
thức cần đạt vào vở.

Đánh giá quá Tổ chức các nhóm đánh giá,
trình thực hiện tuyên dương nhóm, cá nhân.
dự án, rút kinh
nghiệm.


Các nhóm tự đánh giá và
đánh giá lẫn nhau.

6. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
6.1. Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của học sinh qua
chủ đề

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nội dung

Nhận biết

Thông
hiểu

Vận dụng
thấp

Nội dung 1:
Nêu được
Phân biệt
Khái niệm, khái niệm về được đi
cấu tạo,
peptit.
peptit với
danh pháp,
các loại
tính chất,
peptit

ứng dụng
khác bằng
của peptit.
phương
pháp hóa
học.

Các NL
hướng tới
Vận dụng
trong
cao
chuyên đề
Tính được
số đồng
phân
peptit.

14

Năng lực
định nghĩa.
Năng lực
giải quyết
vấn đề.
Năng lực
tính toán.


Nội dung 2:

Nêu được
Khái niệm, khái niệm về
tính chất, vai
protein.
trò của
protein.

Lấy ví dụ
minh họa
cho các
tính chất
của
protein.

Giải thích
các hiện
tượng thực
tiễn liên qua
đến tính chất
của protein.

Nội dung 3: Kể tên được
Vai trò của
một số
protein trong nguồn thực
khẩu phần
phẩm chứa
ăn.
protein.


So sánh
Giải thích
được hàm được nguyên
lượng
nhân gây ra
protein
bệnh
trong thực Kwashiorkor
phẩm có
nguồn gốc
động vật
và thực
vật.

Nội dung 4:
Biết: khái
Hiểu:
niệm về
Nguyên
Tìm hiểu về
Kwashiorkor nhân và
bệnh
cách khắc
Kwashiorkor
phục.
- Nguyên
nhân và cách
khắc phục.

Năng lực

định nghĩa.
Năng lực
giải quyết
vấn đề thực
tiễn.
Năng lực
quan sát.
Năng lực
tìm mối
liên hệ.
Năng lực
giải quyết
vấn đề.
Xây dựng
được nối
dung bản
in tuyên
truyền và
thực hiện
tuyên
truyền
nhằm kêu
gọi sự
hưởng
ứng của
cộng đồng

Năng lực
quan sát.
Năng lực

tìm mối
liên hệ.
Năng lực
giải quyết
vấn đề.
Năng lực
sử dụng
ngôn ngữ.

6.2.Các câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá.
6.2.1. Phần câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly–Ala–Gly với Gly–Ala là:
A. dung dịch NaOH.

B. dung dịch NaCl.

C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

15

D. dung dịch HCl.


Câu 2: Số tetrapeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu
được 4 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin valin là:
A. 24.

B. 12.

C. 6.


D. 18.

Câu 3: Khi nói về peptit và protein, phát biểu sai là.
A. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị -amino axit được
gọi là liên kết peptit.
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các -amino axit.
Câu 4 : Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu
A. đỏ
B. vàng.
C. xanh.
D. tím.
6.2.2. Phần câu hỏi tự luận:
Câu 1: Protein (đạm) là nguồn thực phẩm quan trọng trong khẩu phần ăn. Sau khi
ăn, qua quá trình tiêu hóa protein được chuyển hóa thành các axit amin (amino
axit). Các axit amin được hấp thụ và vận chuyển đến các tế bào. Tại mỗi tế bào, các
axit amin là nguyên liệu để tổng hợp nên các chuỗi poli peptit, từ đó cấu trúc nên
các loại Protein đặc trưng và thực hiện những chức năng sinh học của chúng.
a) Nêu khái niệm poli peptit?
b) Trong cơ thể protein có những chức năng gì? Cho ví dụ?
Câu 2: Kwashiorkor là một hình thức nghiêm trọng protein - năng lượng suy dinh
dưỡng đặc trưng bởi phù, khó chịu, chán ăn và gan lớn với thâm nhiễm mỡ. Lượng
calo đủ, nhưng không đủ protein tiêu thụ, phân biệt nó từ tình trạng gầy ốm.
Kwashiorkor thường xảy ra ở các nước chậm hoặc đang phát triển. ”Theo
Wikipedia”. Em hãy:
a) Kể tên một số nguồn thực phẩm cung cấp protein cho cơ thể.
b) Hàm lượng protein trong thực phẩm có nguồn gốc động vật hay nguồn gốc
thực vật cao hơn?

c) Vì sao phải ăn đa dạng các loại thức ăn chứa protein từ các nguồn thực
phẩm khác nhau?
d) Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh Kwashiorkor và cách phòng bệnh?
6.3.Các hình thức kiểm tra đánh giá.
6.3.1. Phần câu hỏi trắc nghiệm:
Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra 5 phút.
6.3.2. Phần câu hỏi tự luận:
16


Kiểm tra học sinh bằng hình thức giao bài tập về nhà.
Năm học 2017-2018 tôi đã tiến hành dạy học tại lớp 12 A3 (lớp thực nghiệm)
theo hình thức dạy học dự án còn lớp12 A2 (lớp đối chứng) dạy theo phương pháp
truyền thống (tổ chức hoạt động dạy học theo tiết) và xác định chất lượng lĩnh hội
tri thức, phát triển kĩ năng.
Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10, thống kê, phân loại và so sánh
kết quả đạt được của từng lớp ở trước và sau quá trình thực nghiệm, đồng thời so
sánh kết quả đạt được giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sau quá trình thực
nghiệm. Kết quả được thể hiện ở bảng 1; 2; 3 và đồ thị 1, 2 và bảng 3.
Bảng 1. Số lượng HS đạt điểm Xi và tần xuất (%)
mỗi loại HS đạt được trước và sau quá trình thực nghiệm của lớp đối chứng
Xi
<3
<4 <5 <6
<7
<8
<9
<10
10
Xếp loại

Yếu - Kém
TB-TB khá Khá
Giỏi
SL
0
0
2
15
15
8
3
0
0
Ban
đầu
4,6%
70%
18,6%
7%
Sau
SL
0
0
1
14
17
9
2
0
0

thực
2,3%
72,1%
21%
4,6%
nghiệm

Đồ thị 1. Điểm số của lớp thực nghiệm trước và sau quá trình thực nghiệm của
lớp đối chứng.
Bảng 2. Số lượng HS đạt điểm Xi và tần xuất (%)
mỗi loại HS đạt được trước và sau quá trình thực nghiệm ở lớp thực nghiệm
Xi
<3
<4 <5 <6
<7
<8
<9
<10
10
Xếp loại
Yếu - Kém
TB-TB khá Khá
Giỏi
SL
0
0
1
14
13
10

2
0
0
Ban
đầu
2,5%
67,5%
25%
5%
SL
0
0
0
5
12
13
8
2
0
17


Sau
thực
nghiệm

0%

42,5%


32,5%

25%

Đồ thị 2. Điểm số của lớp thực nghiệm trước và sau quá trình thực nghiệm của
lớp đối chứng.
Bảng 3. Số liệu thống kê trước và sau quá trình thực nghiệm
Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm
Ban đầu
Sau thực Ban đầu
Sau
thực
nghiệm
nghiệm
43
43
40
40
5,88
5,93
5,95
6,75

Số lượng
Mean
(giá trị trung
bình)
SD (độ lệch
1,005

0,910
0,959
1,080
chuẩn)
Từ kết quả định tính thu được
- Thể hiện ở bảng 1, 2, 3; và đồ thị 1, 2: kết quả ban đầu và kết quả sau quá trình
thực nghiệm của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đều có sự thay đổi. Tuy nhiên ở
lớp đối chứng thay đổi rất ít (0,05) và sự thay đổi này không có ý nghĩa thống kê,
còn lớp thực nghiệm có sự thay đổi nhiều (0,8) và sự thay đổi này có ý nghĩa thống
kê.
7. Các sản phẩm của học sinh:
7.1. Nội dung các file trình chiếu.
7.2. Bản in dùng để tuyên truyền về :

18


“Nguyên nhân và cách phòng bệnh KWASHIORKOR”
Kwashiorkor là một hình thức nghiêm trọng protein - năng lượng
Kwashior- suy dinh dưỡng đặc trưng bởi phù, khó chịu, chán ăn và gan lớn với
kor là gì ? thâm nhiễm mỡ. Là bệnh phổ biến ở trẻ em các nước đang phát
triển, bệnh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em và
khi mắc thì diễn biến xấu, làm tăng tỉ lệ tử vong. Bệnh làm trẻ kém
phát triển về thể chất và tinh thần. Điều trị bệnh phức tạp và tốn
kém, nhưng có thể dự phòng bệnh nếu có các hiểu biết về chăm sóc
sức khỏe ban đầu.
Nguyên
nhân

Thiếu kiến thức nuôi

dưỡng

Thiếu điều kiện nuôi
dưỡng

Bà mẹ sinh con kiêng
khem nhiều.
Khi trẻ ốm thường cho ăn
cháo muối nhất là khi bị
tiêu chảy.
Thức ăn không phù hợp
với lứa tuổi như ăn dặm
sớm, cai sữa sớm.

Bà mẹ mang thai ăn
không đủ chất,
lượng protein.
Sinh nhiều con sẽ
không đủ điều kiện
chăm sóc.
Mồ côi mẹ, mẹ đơn
thân, trong gia đình
đông con hoặc con ở
bà mẹ trẻ tuổi hoặc
mẹ kế.

Chế độ ăn dặm không
đúng phương pháp.
Phòng
bệnh


Nguyên nhân
khác
Trẻ bị nhiễm
khuẩn.
Trẻ bị dị tật bẩm
sinh như sứt
môi, hở hàm
ếch, hẹp phì đại
môn vị, bệnh tim
bẩm sinh, hội
chứng Down

Giáo dục kiến thức cho bà mẹ trong giai đoạn mang thai, cho con bú
1. Trong giai đoạn mang thai: Phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt,
không bị nhiễm trùng, hạn chế lao động nặng khi thai nghén. Nửa
cuối của thai kỳ, người mẹ cần thêm khoảng 350 Kcal/ngày và 25 g
protein.
2. Bà mẹ sinh con không nên kiêng khem nhiều. Trong 6 tháng đầu
cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không ăn dặm quá sớm. Chế độ
ăn dặm đúng phương pháp. Sau khi trẻ ốm, phải bổ sung dinh
dưỡng đủ chất, lượng cho trẻ.
3. Ngành y tế: Phòng bệnh qua chương trình: Tất cả những trẻ bị
bệnh khi đến khám tại các cơ sở y tế đều được kiểm tra dấu hiệu suy
dinh dưỡng và cho những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý.
4. Xã hội: Phát triển kinh tế ở những khu vực khó khăn, hộ nghèo để
19


đảm bảo bữa ăn đủ lượng và chất.

2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG
Qua thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả bài kiểm tra của học sinh, tôi
nhận thấy: Học sinh rất hứng thú, tích cực và chủ động học tập. Các em vui vẻ, sôi
nổi, đoàn kết, buổi học diễn ra một cách tự nhiên thoải mái. Sau buổi học các em
cảm thấy hóa học thực sự gần gũi, cần thiết và mong muốn được tìm hiểu, khám
phá tri thức hóa học nhiều hơn nữa.
Bản thân tôi cũng đã tích lũy được nhiều kiến thức về lí luận phương pháp dạy
học Hóa học, lí luận phương pháp dạy học hiện đại. Đổi mới phương pháp dạy học
rất cần thiết, bên cạnh đó giáo viên cũng cần phải quan tâm đến việc tạo ra bầu
không khí học tập thật vui vẻ, thoải mái, tăng cường sự gắn kết giữa kiến thức hàn
lâm và thực tiễn cuộc sống.
SKKN cũng đã được đồng nghiệp và ban chuyên môn nhà trường đánh giá
cao vì tính thiết thực, hiệu quả và sáng tạo của sáng kiến, phù hợp với đổi mới
phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, lấy người học
làm trung tâm. Bởi vậy, đây sẽ là một tài liệu hữu ích cho đồng nghiệp trong quá trình
dạy học và nghiên cứu các bài giảng theo chương trình phổ thông.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Tùy vào mỗi kiểu bài lên lớp, mỗi bài học cụ thể, đối tượng học sinh, thời gian
cho phép, và điều kiện vật chất của nhà trường, giáo viên có thể vận dụng hình thức
dạy học theo dự án cho phù hợp, thậm chí phải phối hợp nhiều hình thức dạy học
để tránh sự nhàm chán. Bí quyết để giảng dạy thành công dự án này đó là phải có
sự chuẩn bị chu đáo từ cả người dạy lẫn người học, sự hợp tác của các em học sinh
và cả các trang bị vật chất cần thiết như: máy tính nối mạng internet, máy ghi âm...
Muốn vận dụng tốt hình thức dạy học theo người giáo viên phải không ngừng
trau dồi kĩ năng, phương pháp dạy học, kiến thức chuyên môn lẫn kiến thức xã hội
để tìm tòi, phát hiện các vấn đề thực tiễn gắn với các nội dung học tập để các dự án
ngày càng phong phú và hiệu quả hơn. Phương dạy học này cũng đòi hỏi tính tích
cực, tự lực, chủ động, sáng tạo, thời gian và kĩ năng sống của học sinh.

3.2. KIẾN NGHỊ
Trong quá trình nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sư phạm tôi nhận thấy
dạy học ứng theo dự án hướng tới các vấn đề của thực tiễn; Gắn kết nội dung học
tập với cuộc sống thực tế gây hứng thú cao cho học sinh nhưng để vận dụng tốt
trong thực tế tôi xin có một số kiến nghị như sau:
20


Sở giáo dục nên thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng
dạy học, xử lí tình huống sư phạm cho giáo viên.
Nhà trường trang bị các phương tiện dạy học hiện đại phục vụ tốt hơn cho
việc dạy học.
Đưa sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp vào thảo luận trong các buổi sinh
hoạt chuyên môn của tổ nhóm.
Cá nhân mỗi giáo viên không ngừng học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Tìm tòi sáng tạo để mỗi bài giảng là một tác phẩm nghệ thuật và mỗi giáo viên là
một nghệ sĩ tài năng.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác

Trần Thị Hương Lan

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Dạy học dự án- từ lí luận đến thực tiễn” của các tác giả Trịnh Văn Biểu- Phan

Đồng Châu Thủy –Trịnh Lê Hồng Phương.
2. Sách giáo khoa hoá học 12
3. Chuẩn kiến thức kỹ năng môn hoá trung học phổ thông
4. Sách giáo viên hoá 12

21


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trần Thị Hương Lan
Chức vụ và đơn vị công tác: THPT Đông Sơn I

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Phân loại và phương pháp
giải một số dạng bài tập hóa
học về hợp chất hữu cơ chứa
Nitơ

22

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá

giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Sở GDĐT
Thanh Hóa
B

Năm học
đánh giá xếp
loại
2012 -2013



×