Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Khai thác kiến thức thực hành thí nghiệm xây dựng câu hỏi thực nghiệm ôn thi trung học phổ thông quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.92 KB, 19 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài:

Hóa học là một trong các môn khoa học cơ bản có đóng góp quan trọng vào
sự phát triển của xã hội. Hóa học cũng là một trong những bộ môn gắn liền với
thực hành thí nghiệm. Vì vậy học sinh cần có kỹ năng và nắm bắt kiến thức thực
hành thí nghiệm một cách tốt nhất. Thông qua việc thực hành thí nghiệm các em
được tập quan sát, được tự mình tiến hành các thao tác thí nghiệm. Đồng thời các
em được khắc sâu kiến thức về thực hành thí nghiệm, từ đó các em có tư duy và kĩ
năng tốt về thực hành thí nghiệm để đáp ứng với yêu cầu của môn học. Bên cạnh
đó các em còn trả lời tốt các câu hỏi trắc nghiệm về thực hành thí nghiệm trong các
đề thi THPT Quốc gia.
Trong những năn gần đây sự đổi mới trong cấu trúc của đề thi THPT quốc
gia thì việc học sinh có kĩ năng và kiến thức về thực hành thí nghiệm là rất cần
thiết. Vì vậy để học sinh nắm bắt và vận dụng tốt các kiến thức thực hành thí
nghiệm để trả lời tốt các hỏi trắc nghiệm về thực hành thí nghiệm trong các đề thi
THPT Quốc gia thì giáo viên cần phải khai thác kiến thức thực hành thí nghiệm
một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.
Với những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài trong sáng kiến kinh nghiệm
của tôi là “ Khai thác kiến thức thực hành thí nghiệm xây dựng câu hỏi thực
nghiệm ôn thi THPT quốc gia”
Tôi trình bày trong bản sáng kiến kinh nghiệm này mong các đồng chí, đồng
nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến cho tôi để tôi hoàn thiện đề tài này, giúp
cho việc thực hành, thí nghiệm môn Hóa học được thành công và làm cho học sinh
tin tưởng vào chân lí khoa học, từ đó các em hứng thú học tập môn Hóa học. Đồng
thời giúp các em có kết quả tốt nhất trong kì thi THPT Quốc Gia.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích cơ bản của đề tài là:
- Khai thác kiến thức thực hành thí nghiệm một cách tốt nhất có hiệu quả
nhất, giúp học sinh có kĩ năng về thực hành thí nghiệm, học sinh hiểu đúng, hiểu
sâu về kiến thức thực nghiệm, học sinh yêu thích học môn Hóa Học.


- Giáo Viên xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm thực nghiệm phù hợp để
khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, từ đó học sinh trả lời
nhanh, trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm thực nghiệm.
3. Đối tượng nghiên cứu :
- Hệ thống thí nghiệm và các bài thực hành trong chương trình hóa học THPT
- Học sinh ôn thi THPT quốc gia.
1


4. Phương pháp nghiên cứu :
1. Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy thí
nghiệm Hóa học.
- Thu thập các tư liệu có liên quan đến đề tài: Sách giáo khoa Hóa học, các
bài học có làm thí nghiệm, các sách tham khảo về phương pháp dạy Hóa học.
2. Phương pháp điều tra sư phạm
- Điều tra trực tiếp bằng cách dự giờ phỏng vấn.
- Điều tra gián tiếp bằng cách sử dụng phiếu điều tra.
3. Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp giảng dạy Hóa học của đồng
nghiệp thông qua các buổi họp chuyên đề, dự giờ thăm lớp.
4. Lấy thực nghiệm việc giảng dạy Hóa học ở trên lớp đặc biệt là những bài học
Hóa học có thí nghiệm để tìm ra hướng rèn kĩ năng làm thí nghiệm cho các em học
sinh.
Áp dụng sáng kiến vào dạy học thực tế từ đó thu thập thông tin để điều
chỉnh cho phù hợp.
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận:
Đẩy mạnh việc khai thác kiến thức thực nghiệm là việc làm rất cần thiết
đem lại chất lượng và hiệu quả cao trong giảng dạy. Đồng thời đáp ứng phù hợp với
cấu trúc đề thi THPTQG hiện nay. Khai thác kiến thức thực hành thí nghiệm vào
xây dựng câu hỏi thực nghiệm trong ôn thi THPTQG ở trường THPT được diễn ra

theo bốn hướng chủ yếu sau:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập của học
sinh.
- Bồi dưỡng phương pháp và kĩ năng thực hành thí nghiệm.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức thực nghiệm vào quá trình ôn thi
THPTQG.
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Đề tài được nghiên cứu thực hiện trên thực tế các tiết dạy chuyên đề. Khai
thác kiến thức thực hành thí nghiệm qua các bài học thực hành, các bài học lý
thuyết có thí nghiệm.
Qua bài học Giáo viên chỉ cho học sinh cách tiến hành thí nghiệm, cách lắp
ráp dụng cụ thí nghiệm, quan sát hiện tượng thí nghiêm, các phương pháp thu khí,
tách các chất…Học sinh được làm, được quan sát được nghiêm cứu, thông qua đó
giúp học sinh hiểu đúng, nhớ lâu và khắc sâu được kiến thức tạo hứng thú trong

2


học tập của học sinh. Từ đó học sinh vận dụng kiến thức một cách tốt nhất, hiệu
quả nhất.
Giáo viên cần xây dựng một hệ thống các các câu hỏi từ dễ đến khó để học
sinh dần dần lĩnh hội kiến thức từ đó phát triển tư duy cho học sinh, phát huy tính
tích cực chủ động, tăng cường khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo của học sinh.
Vì vậy việc hướng dẫn học sinh kĩ năng thực hành, khai thác kiến thức và
vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống cũng như học tập và trước hết là ôn thi
THPTQG môn Hóa học ở trường THPT là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người
thầy.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.Về học sinh:
Về phía học sinh: Đối với học sinh khá, giỏi thì nắm vững kiến thức, vận

dụng kiến thức và trả lời tốt các câu hỏi thực nhiệm. Đối với học sinh trung bình
trở xuống việc tiếp thu rất khó khăn, hay nhầm lẫn không linh hoạt trong xử lý các
câu hỏi.
2.2. Về giáo viên:
Một số giáo viên chưa chú trọng vào việc khai thác kiến thức và rèn luyện kĩ
năng thực hành thí nghiệm cho học sinh.
Một số bài thực hành thí nghiệm thực hiện không thành công, do hóa chất
không chuẩn, hoặc cách tiến hành thí nghiêm chưa đúng, từ đó làm học sinh hoang
mang tiếp thu kiến thức một cách bị thụ động ép buộc.
Một số giáo viên ngại không cho học sinh thực hành thí nghiệm mà chỉ giáo
viên làm cho học sinh quan sát vì kĩ năng làm của các em quá chậm ảnh hưởng đến
thời lượng 45 phút của tiết học, dẫn đến kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát thí
nghiệm chưa tốt.
Một số giáo viên khác lại xem nhẹ các tiết thực hành thí nghiệm, từ đó dẫn
đến học sinh ít chú trọng đến các kiến thức về thực hành thí nghiệm.
3. Các sáng kiến và giải pháp thực hiện
3.1. Các bước thực hiện đề tài
Bước 1: Khai thác triệt để có hiệu quả các bài thực hành thí nghiệm và các tiết
dạy lý thuyết có thí nghiệm trong các giờ dạy.
Nhận thức được thực trạng vấn đề của giáo viên và học sinh tôi đã có những phải
pháp để giúp học sinh hiểu đúng, nhận thức đúng khắc sâu, nhớ lâu và vận dụng tốt
kiến thức về thực nghiệm.

3


Trước tiên học sinh phải có kĩ năng và kiến thức về thực hành thí nghiệm. Để làm
được điều này thì hoc sinh phải được trực tiếp làm thí nghiệm, trực tiếp quan sát
các hiện tượng cũng như mô hình thí nghiệm từ đó thay đổi nhận thức của học sinh
về những kiến thức thực hành thí nghiệm. Đặc biệt là các kiến thức hay gặp trong

các đề thi THPT quốc gia những năm gần đây.
Để làm tốt vấn đề này tôi đã thực hiện trong qua trình giảng dạy của mình
như sau:
- Đối với các tiết dạy thực hành thí nghiêm (Có thể tiến hành được và điều
kiện cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng được), tôi chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm
đầy đủ, chu đáo cẩn thận, làm thử thí nghiệm trước khi giảng dạy trên lớp.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà những phần như sau: tên thí
nghiệm, mục đích thí nghiệm, dụng cụ và hóa chất, cách tiến hành và vẽ hình.
- Trong giờ thực hành tôi hướng dẫn học sinh lên thực hành thí nghiệm từ
khâu lắp ráp dụng cụ, lựa chọn hóa chất, ý nghĩa vai trò của các thiết bị hóa chất
trong thí nghiệm đó.
- Đối với các thí nghiệm khó thực hiện, điều kiện phòng thí nghiệm không
thể tiến hành thì tôi cho học sinh quan sát thông qua máy chiếu và hình ảnh mô
phỏng.
- Đối với các bài dạy lý thuyết có thể tiến hành thí nghiệm , tôi đã chuẩn bị
tốt các thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm cho học sinh để giúp các em lĩnh hội
kiến thức tốt nhất.
- Yêu cầu học sinh ghi nhớ các bước tiến hành, dụng cụ, hóa chất, hiện tượng
thí nghiệm, giải thích hiện tượng thí nghiệm. Các nguyên tắc thu khí, tách chiết,
chất lỏng, chất rắn…
Bước 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi vận dụng kiến thức nghiệm từ dẽ đến khó
phù hợp với từng đối tượng học sinh ôn thi THPT quốc gia.
Đây là khâu rất quan trọng nhằm giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức, giúp
giáo viên có thể kiểm tra được việc lĩnh hội và nắm bắt kiến thức của học sinh.
Đồng thời giúp các em ôn tập và dự thi THPTQG đạt kết quả cao nhất.
3.2. Thực hiện
Trong những năm qua tôi đã vận dụng và khai thác kiến thức thực hành thí
nghiệm trong chương trình THPT đặc biệt khai thác các kiến thức hay gặp trong
các đề thi THPTQG những năm gần đây (tập trung chương trình lớp 11, 12).
Sau đây tôi xin trình bày một số ví dụ cụ thể mà tôi đã làm trong những năm

giảng dạy ôn thi THPT quốc gia của mình.
4


Ví dụ 1: Chương trình hóa học lớp 11 cơ bản

NH3

nước cất có
phenolphtalein
nnn

Bài học số: 8
AMONIAC VÀ MUỐI AMONI
Tiết số: 12
---1 CƠ BẢN--II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA AMONIAC
Bước 1: Giáo viên tiến hành khai thác kiến thức thông qua bài dạy
Giáo viên chuẩn bị trước thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm cho học sinh quan sát.
HÌNH VẼ
CÁCH TIẾN HÀNH
GV thực hiện thí nghiệm trong bài dạy
HS: Quan sát hiện tượng thí nghiệm và
giải thích hiện tượng, từ đó rút ra kết
luận?
a) Cách tiến hành TN:
Nạp đầy khí NH3 vào bình thủy tinh
trong suốt, đậy bình bằng nút cao su có
ống thủy tinh vuốt nhọn xuyên qua.
Nhúng đầu ống thủy tinh vào chậu thủy
tinh chứa nước có pha thêm dung dịch

phenolphthalein.
b) Quan sát hiện tượng , giải thích
Hiện tượng thí nghiệm:
Nước trong chậu phun vào bình thành
những tia có màu hồng.
Giải thích:
Do NH3 tan hiều trong nước làm giảm áp
suất trong bình và nước bị hút vào bình.
-Phenolphtalein chuyển sang màu hồng
chứng tỏ dung dịch NH3 có tính bazo
Lưu ý: Có thể thu khí NH3 bằng phương
pháp: đẩy không khí úp miệng bình.
Bước 2: Xây dựng các câu hỏi bài tập trác nghiệm (tiến hành thực hiện ở phần củng
cố bài học hoặc ở các tiết luyện tập và các tiết ôn thi THPTQG)
Câu hỏi 1: Cho thí nghiệm về tính tan của khi NH3 như hình vẽ (Hình vẽ phần lý thuyết),
Trong bình ban đầu chứa khí NH3, trong nước có nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein.
Hiện tượng xảy ra trong bình khi cắm ống thủy tinh vào nước:
A. Nước phun vào bình và chuyển sang màu hồng
B. Nước phun vào bình và chuyển sang màu xanh.
C. Nước phun vào bình có màu tím.
D. Nước phun vào bình không màu.
Chọn đáp án A.
5


Câu hỏi 2: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm như sau : (Hình vẽ phần lý thuyết)
Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh
A. tính tan nhiều trong nước của NH3.
B. tính tan nhiều trong nước của HCl.
C. tính oxi hóa của HCl.

D. tính khử của NH3.
Chọn đáp án A.
Câu hỏi 3. Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương
pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đầy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3 ?
A. Cách 1.
B. Cách 2.
C. Cách 3. D. Cách 2 hoặc Cách 3.
Chọn đáp án A.
Không chọn cách 2 vì NH3 nhẹ hơn kk. Không chọn cách 3 vì NH3 tan nhiều trong nước.
Ví dụ 2: Chương trình hóa học 11 phần hữu cơ
Bài học số: 28
---11 CƠ BẢN---

BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH NGUYÊN TỐ. ĐIỀU
CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA METAN.

Tiết số: 39

Bước 1: Giáo viên tiến hành khai thác kiến thức thông qua bài dạy
HÌNH VẼ
Thí nghiệm 1: Xác định định tính cacbon và
hiddro.
Bông và
Hợp chất hữu cơ

CuSO4(khan)


dd
Ca(OH)2

CÁCH TIẾN HÀNH
- Giáo viên cho học sinh xem video về
thí nghiệm xác định định tính C,H trong
saccarozo.
- GV yêu cầu học sinh quan sát sự thay
đổi màu của bột CuSO4 khan và hiện
tượng trong ống nghiệm đựng nước vôi
trong.
a. Phương pháp tiến hành:
Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozo với
1-2 gam CuO, sau đó cho hỗn hợp vào
ống nghiệm khô. Cho thêm khoảng 1
gam CuO để phủ kín hỗn hợp. Phần trên
ống nghiệm nhồi một nhúm bông có rắc
một ít bột CuSO4 khan. Lắp dụng cụ thí
6


nghiệm như hình vẽ. Đun nóng ống
nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng (lúc đầu
đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần
có hỗn hợp phản ứng).
b. Hiện tượng:
CO2 làm đục nước vôi trong (có kết tủa
trắng xuất hiện ) nhận biết sự có mặt của
C.
H2O làm CuSO4 khan từ màu trắng

chuyển thành màu xanh, nhận biết sự có
mặt của H.
Bước 2: Xây dựng các câu hỏi bài tập trác nghiệm (tiến hành thực hiện ở phần củng
cố bài học hoặc ở các tiết luyện tập và các tiết ôn thi THPTQG).
Câu hỏi 1:Cho hình vẽ thí nghiệm dùng để phân tích hợp chất hữu cơ.
Bông và
Hãy cho biết thí nghiệm bên dùng để xác định nguyên tố nào
Hợp chất hữu cơ
CuSO4(khan)
trong hợp chất hữu cơ.
A. Xác định C và H
B. Xác định H và Cl
C. Xác định C và N
D. Xác định C và S
Chọn đáp án A.

dd
Ca(OH)2

Câu hỏi 2: Cho hình vẽ mô tả quá trình xác định C và H trong
Hợp chất hữu cơ
hợp chất hữu cơ.
Hãy cho biết vai trò của CuSO4 (khan) và sự biến đổi
của nó trong thí nghiệm.
A.Xác định C và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh.
B.Xác định H và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh
C. Xác định C và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng.
D.Xác định H và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng
Chọn đáp án B.


Bông và
CuSO4(khan)

Hợp chất
hữu cơ

dd
Ca(OH)2

Bông và
CuSO4(khan)

Câu hỏi 3: Cho hình vẽ mô tả qua trình xác định C và H trong
hợp chất hữu cơ.Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm
chứa Ca(OH)2.
A. Có kết tủa trắng xuất hiện
B. Có kết tủa đen xuất hiện
C. Dung dịch chuyển sang màu xanh D. Dung dịch chuyển sang màu vàng.
Chọn đáp án A

dd
Ca(OH)
2

7


Ví dụ 3: Chương trình hóa học 11 phần hữu cơ
Bài học số: 28
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3

Tiết số: 39
---11 CƠ BẢN--PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH NGUYÊN TỐ.
ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA
METAN.
Bước 1: Giáo viên tiến hành khai thác kiến thức thông qua bài dạy
Giáo viên chuẩn bị thí nghiệm và cùng với học sinh tiến hành thí nghiệm ,học sinh quan sát
hiện tượng thí nghiệm, viết phương trình phản ứng?
HÌNH VẼ
Thí nghiệm 2: Điều chế metan trong phòng
thí nghiệm
(chất rắn A chứa CH3COONa, NaOH và CaO)
B là CH4

CÁCH TIẾN HÀNH
a. Cách tiến hành
Tiến hành lắp dung cụ thí nghiệm như
hình vẽ.
- Đun nóng hỗn hợp CH3COOH với hỗn
hợp vôi tôi xút (NaOH khan, CaO khan)
Nếu hỗn hợp phản ứng bị ẩm thì phản ứng
xảy ra chậm.
- Nút ống nghiệm có xuyên qua ống dẫn
khí, miệng bình hơi chúc xuống vì CH 4
nhẹ hơn không khí
Thu khí CH4 bằng phương pháp đẩy nước
(Do CH4 không tan trong nước)
- Vai trò của CaO là làm chất bảo vệ ống
nghiệm bằng thủy tinh, tránh bị NaOH
nóng chảy ăn mòn.
b. phương trình hóa học

CaO, t 0

CH3COONa r  NaOH r ����� CH 4 � Na 2 CO3

Bước 2: Xây dựng các câu hỏi bài tập trác nghiệm (tiến hành thực hiện ở phần củng cố
bài học hoặc ở các tiết luyện tập và các tiết ôn thi THPTQG)
Câu hỏi 1: Cho thí nghiệm điều chế CH 4 trong phòng thí nghiệm như hình vẽ

Chất rắn A là:
A. NaOH, CH3COOH.

B. NaOH, CH3COONa, CaO.
8


C.CH3COONa, CaO.
D. Al4C3 và H2O.
Chọn đáp án B.
Câu hỏi 2: Cho thí nghiệm điều chế khí B trong phòng thí nghiệm như hình vẽ (chất rắn A
chứa CH3COONa, NaOH và CaO)

Khí B là:
A. CH4.
B. C2H4.
C. C2H6.
D.C2H2.
Chọn đáp án A.
Câu hỏi 3: Cho thí nghiệm điều chế CH4 trong phòng thí nghiệm như hình vẽ (chất rắn A
chứa CH3COONa, NaOH và CaO) theo phản ứng hóa học sau:
CaO, t 0


CH3COONa r  NaOH r ����� CH 4 � Na 2 CO3

Có thể thu khí metan bằng phương pháp đẩy nước vì:
A. metan là khí nhẹ hơn nước.
B. metan là khí nặng hơn nước.
C. metan là khí không tan trong nước.
D. metan là khí nhẹ hơn không khí.
Chọn đáp án C.
Câu hỏi 4: Cho thí nghiệm điều chế CH4 trong phòng thí nghiệm như hình vẽ (chất rắn A
chứa CH3COONa, NaOH và CaO) theo phản ứng hóa học sau:
CaO, t 0

CH3COONa r  NaOH r ����� CH 4 � Na 2 CO3

Trong các nhận xét sau về quá trình điều chế:
(1) Thu metan bằng phương pháp đẩy nước do metan không tan trong nước.
9


(2) Dùng CaO với mục đích là làm sạch khí sinh ra.
(3) CH3COONa phải thật khan trước khi làm thí nghiệm. Nếu hỗn hợp phản ứng bị ẩm thì
phản ứng xảy ra chậm.
(4) Phải đun nóng ống nghiệm, khí metan mới thoát ra không để ngọn lửa lại gần miệng ống
thoát khí.
(5) Khi ngừng thu khí, phải tháo rời ống dẫn khí rồi mới tắt đèn cồn tránh hiện tượng nước
tràn vào ống nghiệm khi ngừng đun.
Số nhận xét đúng là:
A. 2.
B. 3.

C. 4.
D. 5.
Chọn đáp án C. Gồm các phát biểu (1); (3); (4); (5).
Vai trò của CaO là làm chất bảo vệ ống nghiệm bằng thủy tinh, tránh bị NaOH nóng chảy ăn
mòn.
Ví dụ 4: Chương trình hóa học 11 phần hữu cơ
Bài học số: 34
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
Tiết số: 47
---11 cơ bản--ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA ETILEN,
AXETILEN
Bước 1: Giáo viên tiến hành khai thác kiến thức thông qua bài dạy
Giáo viên chuẩn bị thí nghiệm và cùng với học sinh tiến hành thí nghiệm ,học sinh quan sát
hiện tượng thí nghiệm, viết phương trình phản ứng?
HÌNH VẼ
CÁCH TIẾN HÀNH
Thí nghiệm 1: Điều chế etilen và tính chất của
a.Cách tiến hành
etilen.
Cho 2ml ancol etylic khan vào ống
nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt,
sau đó thêm từng giọt dung dịch
H2SO4 đặc (4 ml), đồng thời lắc đều.
Lắp dụng cụ như hình vẽ. Đun nóng
hỗn hợp phản ứng sao cho hỗn hợp
không trào lên ống dẫn khí. Đốt khí
sinh ra ở đầu ống vuốt nhọn. Dẫn
khí qua dung dịch KMnO4, và dẫn
qua dung dịch Brom. Quan sát hiện
tượng thí nghiệm?

b. Hiện tượng
- khí cháy cho ngọn lửa màu vàng.
- Khí sinh ra làm mất màu dung dịch
KMnO4 và dung dịch nước Brom.
Một số lưu ý:
- Đá bọt có vai trò khuấy hỗn hợp
phản ứng và ngăn nhiệt tăng đột
10


ngột làm vỡ ống nghiệm.
- Bông tẩm NaOH đặc có tác dụng
giữ lại khí SO2, CO2 là sản phẩn phụ
được tạo thành do phản ứng của
H2SO4 đặc với C2H5OH.
Bước 2: Xây dựng các câu hỏi bài tập trác nghiệm (tiến hành thực hiện ở phần củng
cố bài học hoặc ở các tiết luyện tập và các tiết ôn thi THPTQG)
Câu hỏi 1:. Cho thí nghiệm điều chế etilen như hình vẽ. Nhận xét không đúng là:

A. Bông tẩm NaOH là để ngăn cản hơi nước thoát ra và đề phòng hỗn hợp tràn ra ngoài.
B. Trong thí nghiệm trên phải dùng etanol khan.
C. Trong thí nghiệm, ngoài phản ứng tách nước tạo anken còn có các phản ứng oxh ancol.
D. Đá bọt có vai trò khuấy hỗn hợp phản ứng và ngăn nhiệt tăng đột ngột làm vỡ ống
nghiệm.
Chọn đáp án A.
Câu hỏi 2:. Cho thí nghiệm điều chế etilen như hình vẽ (Hình giống câu hỏi 1). Nhận xét
đúng là:
A. Bông tẩm NaOH là để ngăn cản hơi nước thoát ra và đề phòng hỗn hợp tràn ra ngoài. .
B. Trong thí nghiệm trên phải dùng dung dịch etanol .
C. Trong thí nghiệm, ngoài phản ứng tách nước tạo anken không còn phản ứng nào khác

D. Đá bọt có vai trò khuấy hỗn hợp phản ứng và ngăn nhiệt tăng đột ngột làm vỡ ống
nghiệm.
Chọn đáp án D.
Ví dụ 5: Chương trình hóa học 11 phần hữu cơ
Bài học số: 34
---11 cơ bản---

BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
Tiết số: 47
ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA ETILEN,
AXETILEN
Bước 1: Giáo viên tiến hành khai thác kiến thức thông qua bài dạy
Giáo viên chuẩn bị thí nghiệm và cùng với học sinh tiến hành thí nghiệm ,học sinh quan sát
hiện tượng thí nghiệm, viết phương trình phản ứng?
HÌNH VẼ

CÁCH TIẾN HÀNH
11


Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất
của axetilen.

a.Cách tiến hành.
Cho vài mẩu nhỏ canxi cacbua (CaC2) vào
ống nghiệm đã đựng 1ml nước và đậy nhanh
bằng nút có ống dẫn khí đầu vuốt nhọn.
Đốt khí sinh ra ở đầu vuốt nhọn.
Dẫn khí qua dung dịch KMnO4 và dung dịch
AgNO3 trong NH3, dung dịch Brom.

Quan sát hiện tượng thí nghiệm?
b. Hiện tượng thí nghiệm.
- khí axetilen cháy cho ngon lửa màu xanh.
- khí làm mất màu dung dịch KMnO4.
- khí làm mất màu dung dịch Brom.
- Khí tạo kết tủa vàng khi dẫn qua dung dịch
AgNO3 trong NH3.

Bước 2: Xây dựng các câu hỏi bài tập trác nghiệm (tiến hành thực hiện ở phần củng
cố bài học hoặc ở các tiết luyện tập và các tiết ôn thi THPTQG)
Câu hỏi 1: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên.
Hiện tượng xảy ra trong bình chứa dung dịch Br2 là:
A. dung dịch Br2 bị nhạt màu. B. có kết tủa đen.
C. có kết tủa vàng.
D. có kết tủa trắng.

Chọn đáp án A.
Câu hỏi 2: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Hiện tượng xảy ra trong bình chứa
dung dịch Br2 là dung dịch Br2 bị mất màu. Chất X là:
A. CaC2.
B. Ca.
C. Al4C3.
D. Na2O.
Chọn đáp án A.

Câu hỏi 3: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Hiện tượng xảy ra trong bình chứa
12


dung dịch AgNO3 là:


A. Xuất hiện kết tủa màu trắng.
B. Xuất hiện kết tủa màu vàng.
C. Không có hiện tượng gì.
D. có kết tủa đen.
Chọn đáp án B.
Câu hỏi 4: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Hiện tượng xảy ra trong bình chứa
dung dịch KMnO4 là:

A. dung dịch KMnO4 bị nhạt màu. B. có kết tủa đen.
C. có kết tủa vàng.
D. có kết tủa trắng.
Chọn đáp án A.
Ví dụ 6: Chương trình hóa học 12 phần hữu cơ
Bài học số: 8
---12 cơ bản---

BÀI THỰC HÀNH
Tiết. 11
ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA ESTE VÀ
CACBOHIĐRAT.
Bước 1: Giáo viên tiến hành khai thác kiến thức thông qua bài dạy
Giáo viên chuẩn bị thí nghiệm và cùng với học sinh tiến hành thí nghiệm ,học sinh quan sát
hiện tượng thí nghiệm, viết phương trình phản ứng?

13


HÌNH VẼ
1. Thí nghiệm 1: Điều chế etyl axetat.


CÁCH TIẾN HÀNH
a.Tiến hành thí nghiệm:
+ Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và
vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống
nghiệm.
+ Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy
(trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65
- 70oC.
+ Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch
NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
b. Quan sát hiện tượng:
+ Có lớp este mùi thơm tạo thành nổi lên
trên dung dịch NaCl.
+
Phương
trình
hoá
học:
o

H 2SO 4 ,t
�����
CH 3COOH  C 2H 5OH �����
CH 3COOC 2H 5  H 2O

- Giải thích:
+ Este gần như không tan trong nước nên
chất lỏng thu được phân thành 2 lớp, este nhẹ
hơn nước nên nổi lên trên bề mặt.

Bước 2: Xây dựng các câu hỏi bài tập trác nghiệm (tiến hành thực hiện ở phần củng
cố bài học hoặc ở các tiết luyện tập và các tiết ôn thi THPTQG)
Câu hỏi 1. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y (Hình vẽ phần
thuyết).
Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên?
A. 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O.
H 2SO 4 ,t o

B.

����� CH 3COOC 2 H 5  H 2O
CH 3COOH  C 2 H 5OH �����
o

H 2SO 4 , t
� C2H4 + H2O.
C. C2H5OH �����
o

t
D. CH3COOH + NaOH ��� CH3COONa + H2O.

Chọn đáp án B.
A. Sai, Vì Cu(OH)2 là kết tủa (chất rắn) màu xanh lam
B. Đúng, Đây là mô hình đơn giản được sử dụng để điều chế một lượng nhỏ este trong
phòng thí nghiệm.
C. Sai, Vì C2H4 (etilen) là chất khí.
D. Sai, Vì CH3COONa được tạo thành không bay hơi khi đun với nhiệt độ của đèn cồn.
14



Câu hỏi 2: Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H 2SO4 đặc vào ống
nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở
65 - 70oC.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản
phẩm.
C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
Chọn đáp án B.
A. Đúng, H2SO4 đặc vừa là chất xúc tác, vừa có tác dụng hút nước nên làm tăng hiệu suất
của phản ứng tạo este.
B. Sai, Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa làm tăng khối lượng riêng
của dung dịch và làm giảm độ tan của etyl axetat sinh ra  chất lỏng phân tách thành 2
lớp, lớp ở trên là etyl axetat còn lớp ở dưới là dung dịch NaCl bão hoà và H2O.
C. Đúng. Phản ứng este hoá là phản ứng thuận nghịch nên sau bước 2, trong ống nghiệm
vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
D. Đúng, Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp (giải thích giống câu
B).
Câu hỏi 3. Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H 2SO4 đặc vào ống
nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở
65 - 70oC.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?

A. Sau bước 2, có khí mùi thơm bay lên đó là etyl axtat.
B. Mục đích của việc làm lạnh là tạo môi trường nhiệt độ thấp giúp cho hơi etyl axtat
ngưng tụ.
C. Có thể thay dung dịch H2SO4 đặc bằng dung dịch HCl đặc.
D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
Chọn đáp án C.
A. Đúng, Sau bước 2, khí este được tạo thành bay lên và có mùi thơm đặc trưng.
B. Đúng, Mục đích của việc làm lạnh là tạo môi trường nhiệt độ thấp giúp cho hơi este
ngưng tụ tại ống nghiệm thu.
15


C. Sai, Không thể thay dung dịch H2SO4 đặc bằng dung dịch HCl đặc vì HCl đặc bay hơi
trong khi H2SO4 đặc không bị bay hơi.
D. Đúng, Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp, lớp ở trên là etyl
axetat còn lớp ở dưới là dung dịch NaCl bão hoà và H2O.
Câu hỏi 4: Tiến hành phản ứng xà phòng hóa triolein theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào bát sứ: 1 gam dầu thực vật (có thành phần chính là triolein) và khoảng 2
– 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh (quá trình đun, có
cho vào hỗn hợp vài giọt nước cất) trong thời gian 8 – 10 phút.
Bước 3: Rót vào hỗn hợp khoảng 4 –5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ, sau đó
để nguội hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sử dụng dung dịch NaOH có nồng độ cao để tăng tốc độ phản ứng.
(b) Mục đích chính của việc cho nước cất vào để hỗn hợp không bị cạn đi.
(c) Sau bước 2, trong bát sứ có lớp chất rắn màu trắng nổi trên bề mặt.
(d) Mục đích chính của việc cho dung dịch NaCl bão hòa nóng vào hỗn hợp để tránh sự
bay hơi của sản phẩm.
(e) Có thể thay dầu thực vật bằng mỡ động vật như mỡ lợn,…

Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Chọn đáp án C. Gồm các phát biểu a,b,c,e
(d) Sai vì mục đích của chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa nóng là để cho muối
natri của axit béo tách ra nhanh hơn và nổi lên trên do cân bằng điện li: RCOO - + Na+
��
� RCOONa. Chú ý muối này có khối lượng riêng nhỏ hơn các chất trong hỗn hợp sinh
ra nên tách ra và nổi lên tạo lớp chất rắn trắng.

- Do điều kiện không cho phép vì vậy tôi xin phép giới thiệu một số ví dụ nêu trên
trong nhiều ví dụ mà tôi đã thực hiện.
- Các ví dụ mà tôi đưa ra nhằm mục đích nêu lên cách khai thác kiến thức thực
hành thí nghiệm và từ đó xây dựng câu hỏi thực nghiệm vào ôn thi THPT Quốc
Gia.

4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Sau khi sử dụng phương pháp này trong việc dạy Hóa học của mình tại
trường THPT Quảng xương 1 nhất là đối với các tiết học Hóa học có thí nghiệm và
16


các tiết ôn thi THPT Quốc Gia. Qua theo dõi kết quả học tập của học sinh thông
qua các bài kiểm tra và thi khảo sát và qua thái độ của học sinh với môn học tôi
nhận thấy kết quả học tập của các em có chuyển biến rõ rệt so với những năm trước
đó khi chưa có kinh nghiệm này. Học sinh nắm kiến thức sâu và bền vững hơn, các
em đã có kĩ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm thuộc phần thực nghiệm tốt hơn, chính

xác hơn. Quan trọng là các em yêu thích học môn Hóa học, say mê nghiên cứu. Các
em không còn thấy phần câu hỏi thực nghiệm trong các đề thi là phần khó học, khó
nhớ.
Kết quả kiểm tra chuyên đề phần ôn tập câu hỏi thực nghiệm trong ôn thi
THPT quốc gia trước và sau khi áp dụng ở các lớp ôn THPT Quốc Gia mà tôi đã
vận dụng dạy trong năm học vừa qua như sau :
Cụ thể:
Lớp
12A7

Kết quả
Trước khi áp
dụng sáng kiến
Sau khi áp
dụng sáng kiến

12A8

Trước khi áp
dụng sáng kiến
Sau khi áp
dụng sáng kiến

Tỷ lệ học sinh trả lời đúng

Tỷ lệ học sinh trả lời sai

60%

40%


90%

10%

65%

35%

95%

5%

Kết quả trên đã chứng minh tính đúng đắn của những vấn đề lí luận đã nêu
ra ở đề tài.Và theo tôi phương pháp này không chỉ được sử dụng hiệu quả trong
việc dạy học môn Hóa học mà còn có thể áp dụng cho những môn học khác có thí
nghiệm như Vật lí.
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận :
Tôi đã triển khai sáng kiến kinh nghiệm này tại trường THPT Quảng Xương
1 đã được đồng nghiệp đánh giá cao, học sinh hứng thú học tập hơn, học sinh hiểu
đúng hiểu sâu sắc, kĩ năng vận dụng cũng tốt hơn, phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh.
Để thực hiện được đề tài này tôi có được sự hỗ trợ rất lớn của nhà trường, tổ
chuyên môn, và các đồng nghiệp. Không những vậy, tôi còn nhận được sự đầu tư
về cơ sở vật chất cũng như sự động viên, góp ý của hội đồng khoa học nhà trường.
Nhờ vậy tôi đã thực hiện thành công đề tài này.

17



Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, hội đồng khoa học nhà trường, tổ
chuyên môn và các đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi đã có nhiều cố gắng, xong do thời gian thực hiện đề tài có hạn và sự hiểu
biết của tôi còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những tồn tại cần khắc phục. Tôi
rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được
hoàn thiện hơn. Những sự góp ý đó chắc chắn sẽ giúp cho những bài học Hóa học
trở nên phong phú hơn, đạt hiệu quả cao hơn, học sinh yêu thích hơn và nó sẽ
không còn là khó khăn nữa với người dạy và người học.
2. Kiến nghị : Không
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Cao Thị Lan
Ý KIẾN CỦA NHÀ TRƯỜNG:
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Sách Giáo khoa lớp 10,11,12 . NXB Giáo Dục
[2]. Sách giáo viên lớp 10,11,12. NXB Giáo Dục
[3]. Hướng dẫn thí nghiệm hóa học 10,11,12- NXB Giáo Dục
PGS-TS: Trần Quốc Đắc.



×