Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.84 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
TRƯỜNG
THPT NGUYỄN TRÃI
_____________________________________________
_____________________________________________

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ
SỬ DỤNG
CHUYỆN
LỊCH
SỬSỬ
NHẰM
NÂNG PHƯƠNG
CAO HIỆUPHÁP
QUẢ KỂ
HỌC
TẬP MÔN
LỊCH
NHẰM NÂNG
CAO
QUẢ HỌC
TẬP MÔN LỊCH SỬ
LỚP
10 HIỆU
Ở TRƯỜNG


THPT
LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT

Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Anh
Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Anh
Chức vụ:
Giáo viên
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử

THANH HOÁ NĂM 2019

THANH HOÁ NĂM 2019

1


1. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Trong sự nghiệp cái cách giáo dục hiện nay, việc phát huy tính cực chủ
động sáng tạo trong học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn, dần hình thành và phát triển các năng lực tự học, năng lực ngôn ngữ lịch
sử, năng lực so sánh, đánh giá, nhận xét… cho học sinh là một vấn đề vô cùng
quan trọng, là mối quan tâm hàng đầu của mỗi Nhà trường, mỗi tổ bộ môn, mỗi
thầy cô giáo đang giảng dạy môn lịch sử. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp dạy
học tích cực không có nghĩa là xóa bỏ phương pháp dạy học truyền thống mà là
kế thừa phát triển những mặt tích cực của dạy học truyền thống đồng thời học
hỏi, vận dụng một số phương pháp mới hiện đại.

Cũng như các môn học khác, học tập lịch sử cung cấp cho học sinh những
kiến thức khoa học hình thành thế giới quan khoa học, dần hoàn thiện và phát
triển nhân cách lối sống, đạo đức của học sinh, mặt khác học tập lịch sử sẽ góp
phần rất to lớn trong việc giáo dục truyền thống đạo đức, lòng yêu quê hương
đất nước thông qua các bài học về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập
dân tộc của bao thế hệ người Việt Nam ta, học sinh nhận thức đúng đắn các quy
luật vận động và phát triển của lịch sử, các giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc, cũng như tiếp cận với những tri thức tiến bộ của nhân loại…
Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, nhưng trong thực tế hiện nay đa số
học sinh không thích học lịch sử, nếu có thì tiếp thu một cách hời hợt không
thành hệ thống, không hiểu hay không giải thích được các khái niệm lịch sử.
Học sinh chỉ học những gì giáo viên cho ghi chép mà không chịu đào sâu kiến
thức. Một bộ phận nhỏ học sinh có ý thức học thì chỉ học được một số sự kiện,
khái niệm chính, nhưng trong một thời gian không nhắc đến sẽ mau quên, một
số lại không xác định được kiến thức cơ bản, không khái quát được vấn đề.
Sỡ dĩ còn những tồn tại trên là do các nguyên nhân sau:
- Nhiều giáo viên chưa chuyên tâm tìm tòi, đổi mới các phương pháp dạy
học lịch sử cho phù hợp từng bài, từng đối tượng học sinh, nhiều khi còn
nghiêng về cách dạy đọc – chép tóm tắt lại nội dung trong sách giáo khoa, như
thế học sinh không hứng thú trong học tập bộ môn, không phát huy được tư duy
độc lập sáng tạo, không phát triển được tối đa các năng lực nhận thức của học
sinh.
- Đối với học sinh và phụ huynh còn xem nhẹ môn lịch sử, coi đó là môn
phụ, chỉ cần học thuộc lòng bài học thầy cô cho ghi chép ở trên lớp là được. Nên
2


học sinh quên kiến thức rất nhanh, không đọng lại được gì, từ đó kết quả học tập
thi cử của môn lịch sử rất thấp.
Để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử một cách tốt nhất, hiểu và nhớ

lịch sử sâu nhất, tôi đã sử dụng một số phương pháp dạy học khác nhau như:
thảo luận nhóm, hỏi đáp các vấn đề, các sự kiện lịch sử, kể chuyện lịch sử, lập
bảng biểu, sử dụng các đồ dùng trực quan… Trong đó phương pháp kể chuyện
lịch sử là một phương pháp rất quan trọng, bức tranh quá khứ sẽ được khôi phục
một cách chân thực, sinh động, nó giúp học sinh có thể nhớ nhanh, nhớ lâu một
vấn đề, một sự kiện lịch sử hay một nhân vật lịch sử từ đó so sánh, đối chiếu để
tìm được mối quan hệ giữa các sự kiện – hiện tượng lịch sử, giúp học sinh nhận
thức đúng đắn các vấn đề lịch sử và rút được bài học kinh nghiệm,… Học sinh
sẽ nhớ lâu, nhớ sâu và hiểu kiến thức lịch sử từ đó dần nâng cao chất lượng bộ
môn. Phương pháp này cũng giúp giáo viên giảng dạy hiệu quả hơn, không còn
sự nhàm chán trong mỗi tiết học.
Để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và qua thực tế giảng dạy nhiều
năm, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm trong dạy học lịch sử, tôi xin trình
bày một số vấn đề về: “Sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử nhằm nâng
cao hiệu quả học tập môn lịch sử lớp 10 ở trường Trung học phổ thông”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài góp một phần giúp các em học sinh có những kiến thức lịch sử
nhất định; khắc phục tình trạng “học vẹt” lịch sử.
- Giúp học sinh hình thành và phát huy tư duy tự học, tự tìm hiểu và giải
quyết vân đề liên quan đến lịch sử.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Trãi năm học 2018-2019
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Dự giờ, thao giảng, trao đổi rút kinh nghiệm trong dạy học lịch sử
- Nghiên cứu tài liệu: sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng môn lịch sử
lớp 10, sách lịch sử Việt Nam thời trung đại, sách lịch sử thế giới thời cổ đại, các
câu truyện kể về các nhà bác học, ….
- Sử dụng các câu hỏi, bài tập lịch sử….để tăng cường kiểm tra, đánh giá
học sinh từ đó có những điều chỉnh phù hợp, đánh giá khách quan.


3


2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, không thể diễn ra nữa và
cũng không thể tái hiện được. Vì vậy, học tập tốt môn lịch sử là rất khó khăn,
đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phấn đấu say mê của cả giáo viên và học sinh. Thế
nên, trong dạy học lịch sử giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử để
cung cấp kiến thức lịch sử cho học sinh là một việc làm có ý nghĩa rất to lớn
giúp học sinh hiểu nhanh, hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức. từ đó hình thành khái
niệm, rút ra quy luật và bài học lịch sử rồi vận dụng vào thực tiễn.
Muốn tái hiện bức tranh quá khứ một cách sinh động chúng ta phải dựa
trên cơ sở tài liệu tham khảo trong đó có những câu chuyện, những giai thoại
lịch sử. Thông qua việc kể các câu chuyện, các giai thoại lịch sử trong bài dạy,
học sinh có thêm cơ sở để nắm vững bản chất sự kiện và hứng thú hơn với môn
học. Ngoài ra, còn giúp phát triển tư duy trí tưởng tượng của học sinh.
Từ những ý nghĩa trên sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử trong một
số bài dạy ở lớp 10 góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng bộ môn, giúp
học sinh nhớ, hiểu và biết lịch sử.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Như trên đã nói dạy học lịch sử là dạy, học những gì diễn ra trong quá
khứ. Mỗi mục, mỗi bài, mỗi chương đều có rất nhiều các sự kiện, hiện tượng,
nhân vật lịch sử nhưng học sinh buộc phải nhớ, phải hiểu.
Cũng do đặc thù trên nên học sinh rất ngại học lịch sử, không hứng thú
với bộ môn, hầu như học sinh học bài nào biết bài ấy, không biết tư duy, khái
quát liên kết các vấn đề, các sự kiện, hiện tượng lịch sử.. dẫn tới học sinh nắm
kiến thức một cách rời rạc, qua loa nên nhanh quên kiến thức. Như vậy rõ ràng
học sinh chưa tìm ra được phương pháp học tập thích hợp.
Đối với chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10 hiện nay mặc dù Bộ

Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện giảm tải chương trình ở một số vấn đề
nhưng lượng kiến thức học sinh phải học vẫn rất nhiều. Các bài học lịch sử diễn
ra trong thời gian dài, trong một không gian rộng: Cả phần lịch sử thế giới (từ
nguyên thủy, cổ đại, trung đại tới cận đại), cả phần lịch sử Việt Nam (từ nguồn
gốc đến giữa thế kỉ XIX). Đa số các bài thường có nhiều phần, nhiều mục, học
sinh sẽ không thể nhớ hết được các sự kiện – hiện tượng - lịch sử. Vì thế, để học
sinh có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức, hiểu bài một cách nhanh chóng, tạo được
4


hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức lịch sử giáo viên có thể lồng
ghép các câu chuyện lịch sử, qua đó học sinh chủ động tìm tòi, khám phá, phát
hiện rèn luyện và sử lý thông tin tự hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất.
Trong dạy học lịch sử hiện nay, nội dung dạy học đã được hiện đại hóa,
mức độ ngày càng cao, kiến thức ngày càng sâu nên tìm ra phương pháp dạy
học thích hợp, tăng cường các hoạt động cá nhân, từ đó kích thích được động cơ
ham học, thích học, tăng cường tính chủ động, tự tin phát huy tư duy phán đoán,
tư duy độc lập để phát hiện ra kiến thức mới. Muốn vậy cần kết hợp cả phương
pháp dạy học hiện đại với phương pháp truyền thống theo tinh thần mới. Riêng
tôi nhận thấy rằng phương pháp lồng ghép kể chuyện lịch sử trong dạy học là
phương pháp học tập rất hữu ích cho học sinh, giúp cho học sinh tìm hiểu , nắm
bắt được một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, một vùng đất mới hoặc một
phát minh khoa học... thông qua lời kể của giáo viên và học sinh để hình thành
một biểu tượng, một khái niệm trong một không khí nhẹ nhàng, không hề căng
thẳng gò bó.
Từ thực trạng trên, dẫn tới chất lượng bộ môn lịch sử trong những năm
gần đây còn thấp, tỉ lệ điểm yếu kém trong các bài thi còn nhiều, tình trạng
nhầm lẩn kiến thức rất nghiêm trọng hay còn chưa nắm bắt được những công
lao, đóng góp của những nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa tiêu biểu... Như
vậy các em chưa nắm được kiến thức cơ bản, không hiểu, không nắm được bản

chất sự kiện.
Từ thực trạng kết quả trên, để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn tôi
mạnh dạn sử dụng phương pháp lồng ghép kể chuyện lịch sử ở một số bài lịch
sử lớp 10, nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn lịch sử ở trường Trung học phổ
thông (chương trình cơ bản) nhằm nâng cao, khắc sâu kiến thức lịch sử cho học
sinh
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Các giải pháp
Để phần nào khắc phục được hạn chế kết quả thực trạng trên, việc đầu tiên
đối với giáo viên cần phải thực hiện là đầu tư, tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo
trên nhiều “kênh” khác nhau: tài liệu, báo, ti vi, internet ...thích hợp cho từng
mục, từng bài, từng chương. Giúp học sinh hứng thú trong học tập, hệ thống hóa
được kiến thức, học sinh dễ dàng tiếp thu bài giảng.

5


a. Qua thực tế giảng dạy và qua nghiên cứu, thực hiện tôi đã sử dụng các
phương pháp lồng ghép kể chuyện lịch sử sau:
* Thứ nhất: sử dụng kể chuyện lịch sử để tạo biểu tượng về nhân vật, sự
kiện, hiện tượng lịch sử .
Đi cùng với các sự kiện lịch sử thường gắn với 1 nhân vật lịch sử cụ thể.
Những anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường
Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Lê Lợi,... và đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh. Những nhân vật này có vai trò rất lớn với lịch sử dân tộc do vậy
trong dạy học giáo viên không thể lướt qua, bỏ qua mà phải khắc họa, tạo biểu
tượng về các nhân vật đó, sử dụng phương pháp kể chuyện có tác dụng tạo biểu
tượng về nhân vật lịch sử một cách sinh động, đậm nét từ đó giáo dục học sinh
kính trọng, noi gương các anh hùng dân tộc, biết phát huy các truyền thống tốt
đẹp sẵn có của dân tộc.

Khi kể chuyện giáo viên kết hợp với tranh ảnh để tạo biểu tượng. Trong
bài học trên lớp do thời gian có hạn giáo viên tạo biểu tượng về những nét chính,
tiêu biểu đủ để khắc hoạ nên nhân vật đó.
* Thứ hai: Sử dụng kể chuyện lịch sử để giải thích từ đó rút ra bản chất
một sự kiện, một hiện tượng lịch sử.
Để cho học sinh nắm được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử tức là
trả lời được câu hỏi vì sao thì giáo viên sử dụng các mẩu chuyện, các giai thoại
lịch sử rồi từ đó nêu tình huống có vấn đề.
* Thứ 3: Sử dụng kể chuyện lịch sử để giới thiệu, dẫn dắt vào bài mới.
Khi bắt đầu vào học một tiết lịch sử, giáo viên thường có lời dẫn dắt vào bài mới
với những câu quen thuộc, xưa cũ như: ở bài trước cô trò ta đã tìm hiểu về...hôm
nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu bài mới về.... để xem có điểm gì giống và
khác... với cách lặp đi lặp lại như vậy lâu dần học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán,
ngay từ đầu đã không gây được sự quan tâm, hứng thú cho học sinh. Vì vậy,
giáo viên sẽ dẫn dắt bằng những tình huống có vấn đề để kích thích trí tưởng
tưởng, giúp học sinh khám phá những điều mới mẻ.
Đối với phương pháp này giúp nâng cao nhận thức cho học sinh, tạo nên
hứng thú, học sinh sẽ tích cực chủ động hơn trong quá trình nhận thức.

6


b. Một số nguyên tắc sử dụng khi kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử
Để sử dụng các câu chuyện, các giai thoại lịch sử trong dạy học lịch sử 1
cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hứng thú học
tập cho học sinh, đỏi hỏi giáo viên phải tuân thủ 1 một số nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính cơ bản, khoa học đúng mục tiêu bài học.
Có nhiều giai thoại, nhiều câu chuyện lịch sử nhưng điều quan trọng là
giáo viên phải xác định đúng những câu chuyện có liên quan đến các sự kiện của
bài học, tránh việc sử dụng quá nhiều dẫn tới việc dạy học lịch sử thành tiết kể

chuyện lịch sử
- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức.
Nội dung câu chuyện đưa vào dạy học phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi,
hoàn cảnh và trình độ nhận thức của học sinh. Ngôn ngữ phải trong sáng, dễ
hiểu, biểu cảm. Dung lượng ngắn gọn tránh lan man,dài dòng.
- Nguyên tắc phát huy tính tích cực của học sinh.
Giáo viên cần phải lựa chọn các câu chuyện lịch sử cho phù hợp với
những kiến thức sự kiện lịch sử cơ bản, phục vụ cho bài học để từ đó học sinh
hiểu sâu sắc bài học, kích thích sự ham học, thích học. Giáo viên sử dụng
phương pháp kể chuyện không đơn thuần là để minh hoạ mà còn để cụ thể hoá
kiến thức, tái hiện nội dung kiến thức để tạo biểu tượng lịch sử, rút ra bài học
lịch sử.
2.3.2. Tổ chức thực hiện
a. Đối với phương pháp sử dụng kể chuyện lịch sử để tạo biểu tượng về
nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành
độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X), khi học sinh tìm hiểu mục 2:
Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, đến phần d: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch
Đằng năm 938 giáo viên tạo biểu tượng về Ngô Quyền.
Ngô Quyền là người Đường Lâm (Vùng Sơn tây- Hà Nội ngày nay) vốn
là tướng của Dương Đình Nghệ vừa là con rể của ông, Ngô Quyền từng tham
gia cuộc kháng chiến chống Nam Hán của Dương Đình Nghệ, lập công lớn và
rất được cha vợ quý mến, cho ở lại giữ đất Ái Châu. Nhân việc Dương Đình
Nghệ bị ám hại, vua Nam Hán lại cất quân sang đánh nước ta, Ngô Quyền đem
7


quân từ Ái Châu ra, tiêu diệt tên phản bội và tổ chức trận Bạch Đằng lịch sử.
Chiến thắng vĩ đại trên sông Bạch Đằng năm 938 đã vĩnh viễn đè bẹp ý chí xâm
lược của nhà Nam Hán, kết thúc 1000 năm xâm lược của phong kiến phương

Bắc, mở ra thời đại mới - thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 19: Những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm
ở thế kỉ X đến XV.Ở mục III. Phong trào chống quân Minh xâm lược và khởi
nghĩa Lam Sơn. Giáo viên hỏi học sinh về anh hùng Lê Lợi, sau đó kể chuyện:
Ông quê ở Lam Sơn (Thọ Xuân- Thanh Hóa) con một hào trưởng có tiếng ở địa
phương. Đầu thế kỉ XV, quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ sụp đổ. Nhân dân
ta nổi dậy khắp nơi chống quân xâm lược. Từ đó ông sớm nuôi chí diệt thù, xuất
của cải chiêu mộ hào kiệt, mộ quân luyện tập. Mùa xuân 1418, ông phất cờ khởi
nghĩa (Khởi nghĩa Lam Sơn). Mặc dầu gặp muôn vàn khó khăn gian khổ, ông
vẫn giữ vững ý chí cùng tướng lĩnh chiến đấu với quân xâm lược. Trải qua 10
năm chiến đấu anh dũng, kiên cường, nghĩa quân lam Sơn đã đánh bại quân
Minh, giải phóng hoàn toàn đất nước.
Năm 1428, ông lên ngôi Hoàng đế, lập nên nhà Lê, đặt lại tên nước là Đại
Việt, đóng đô ở Thăng Long. Trong những năm làm vua, ông chăm lo khôi phục
đất nước, xây dựng triều đình mới, ổn định cuộc sống cho nhân dân, dựng lại
Quốc Tử Giám, phát triển giáo dục, củng cố các vùng biên cương. Năm 1433
ông mất, miếu hiệu là Lê Thái Tổ.
Để tiết học thêm phần lý thú, hấp dẫn và học sinh có thể thể hiện được
kiến thức lịch sử của mình, giáo viên có thể mở rộng hỏi thêm về các câu
chuyện trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ví như :
Câu 1: Khởi nghĩa Lam Sơn mở đầu là một hội thề, kết thúc là một hội
thề. Đó là những hội thề nào? Nội dung của hai hội thề đó?
Câu 2: Hãy giải thích câu nói : “Hai mốt Lê Lai, hai hai Lê Lợi ”
Câu 3: Một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc trong khởi nghĩa Lam Sơn
là Nguyễn Trãi, em hãy cho biết cuộc đời, sự nghiệp của ông?....
Như vậy, với cách tạo biểu tượng nhân vật lịch sử và hệ thống câu hỏi
như trên, sẽ giúp các em học sinh có cánh nhìn nhận bao quát, sinh động hơn về
_______________________________________

Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 6


8


cuộc khởi nghĩa gian khổ hào hùng, mưu trí tài tình nhưng cũng rất khoan dung
độ lượng của cha ông trong thời kì đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, cũng
như trong thời kì xây dựng và phát triển đất nước.
Ví dụ 3: Trong khi dạy bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới
triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX), mục 2: tình hình kinh tế và chính sách của
nhà Nguyễn, ở ý thủ công nghiệp dân gian xuất hiện nghề mới : in tranh dân
gian. Giáo viên hỏi: Em biết gì về tranh dân gian? Sau khi học sinh trả lời giáo
viên kể: Tranh Đông Hồ tên đầy đủ là: tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, xuất xứ
từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh), được công nhận là di
sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Trước kia tranh chủ yếu bán ra để phục vụ tết nguyên đán, người dân
nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.
Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội người Việt cổ
truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị chất phác, phong tục tập
quán sinh hoạt của người dân Việt. Với những hình ảnh quen thuộc: đám cưới
chuột, đàn lợn, đàn gà, những cô thiếu nữ hứng dừa hoặc đánh ghen của đôi vợ
chồng trẻ... nó phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống mộc mạc, giản dị của
người Việt. Tranh độc đáo ở giấy in và màu sắc.
Với giấy in là giấy điệp, người ta nghiền nát con điệp – một loại sò vỏ
mỏng ở biển, trộn với hồ - được nấu từ bột (gạo tẻ, gạo nếp hoặc từ sắn) rồi
dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những gạch chạy
theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với những ánh lấp lánh của
những mảng điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong
quá trình làm giấy điệp
Với màu sắc: tranh được in từ màu tự nhiên từ cây cỏ như màu đen (than
xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ

vang) vì thế màu sắc rất tươi sáng, đẹp tự nhiên.
Cách in tranh là lối in ván sấp và in theo dây truyền. Mỗi người in một
màu, trong tranh có bao nhiêu màu thì phải có bấy nhiêu bản khắc và lần in.
Khâu cuối cùng và quan trọng là in nét, nét in sẽ chặn các mảng màu và định
hình cho các hình tượng trong tranh.
_______________________________________

Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 1

9


Là những sáng tạo của nhân dân và gắn bó với cuộc sống bình dị của
người dân nên tranh đã đi vào thơ ca :
Nhà thơ Tú Xương đã viết: “Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Loẹt lòe trên vách bức tranh gà”
Bài thơ: Bên kia sông Đuống của nhà thơ Hoàng Cầm:
“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”
Hoặc dân gian có câu: “Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu
Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều”
Như vậy, qua câu chuyện trên, học sinh sẽ biết, hiểu được về một làng nghề
truyền thống với một nét văn hóa rất gần gũi, bình dị của người Việt, đồng thời
thấy được sự cần cù trong lao động,sức sáng tạo độc đáo của nhân dân ta.
b. Đối với phương pháp sử dụng kể chuyện lịch sử để giải thích từ đó rút ra bản
chất một sự kiện, một hiện tượng lịch sử.
Ví dụ1 : Khi dạy bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên
thủy. Để học sinh hiểu được vì sao việc phát minh ra lửa và chế ngự được ngọn

lửa của người nguyên thủy là một phát minh quan trọng, được xem như là cuộc
cánh mạng lần thứ nhất của con người. Giáo viên kể câu chuyện:
Người nguyên thủy đã biết dùng lửa từ rất lâu. Họ đã lấy lửa từ đám rừng cháy
hay núi lửa. Nhưng mãi hàng ngàn năm sau, con người mới phát minh ra lửa và
chế ngự được nó. Cách lấy lửa phổ biến rộng rãi nhất là rùi và mài. Cách dùi gỗ
lấy lửa đơn giản nhất là dùng 2 bàn tay xoay trục gỗ, tiến bộ hơn họ dùng dây da
làm xoay trục gỗ thay tay, hoàn thiện hơn thì dùng dây cung đặc biệt để xoay
trục lấy lửa, tuy vậy cũng phải có kĩ xảo đặc biệt không phải ai cũng bắt trước
được.
_______________________________________

Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 5

10


Mỗi khi có lễ hội đặc biệt quan trọng, người ta phải dùng phương pháp
nguyên thủy, như cọ xát để lấy lửa châm lên đèn thờ.Họ tin tưởng đó mới là thứ
lửa thiêng liêng, sáng tạo ra kì tích. Trên bàn thờ của người Hi Lạp, La Mã ngọn
lửa được chong sáng quanh năm. Chỉ những người con gái còn trinh tiết thuộc
các gia đình quý tộc mới được giao chăm sóc ngọn lửa. Nếu không may để tắt
lửa hoặc không giữ được tấm lòng trinh tiết nữa họ phải chịu tử hình. Trong các
cuộc thi đấu thể thao ở Ôlympi (Hi Lạp cổ đại) các thiếu nữ Hi Lạp tha thướt
trong các bộ quần áo dài trắng leo lên đỉnh núi Ôlympo lấy lửa. Ngọn lửa đặt
trong bình được mang đến Đại hội thể thao Ôlympic và được giữ cho cháy sáng
liên tục trong suốt thời gian đại hội. Ngày nay, ở đại hội thể thao các Châu lục
vẫn còn giữ tục lệ này.
Từ khi có lửa, con người thoát khỏi cảnh “ăn tươi nuốt sống”, cải thiện
căn bản đời sống của mình. Ngoài ra, lửa còn giúp con người sưởi ấm, thắp
sáng, đuổi thú giữ... với ý nghĩa to lớn đó, đây xứng đáng là cuộc cánh mạng

đầu tiên của con người.
Ví dụ 2: Với bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu, Phần 1: Cách
mạng công nghiệp Anh, việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát là trọng
tâm của bài nên giáo viên cùng học sinh tìm hiểu về Giêm Oát và máy hơi nước
của ông để trả lời được câu hỏi :Vì sao máy hơi nước ra đời đã khởi đầu cho
quá trình công nghiệp hóa nước Anh?
Giêm Oát người Xcot-len, sinh 1736, năm 20 tuổi làm nhân viên thực
nghiệm của trường Đại học Glax-gâu. Giêm oát nhớ lại lúc nhỏ cùng bà ngồi
bên lò sưởi ấm vào mùa đông giá lạnh đã thấy ấm nước đặt trên lò, khi nước sôi
nắp ấm cứ bật lên và có tiếng nước “phì phì”. Vì vậy, ông nảy ý địnhchế một
máy động lực chạy bằng hơi nước và đặt ở địa điểm nào cũng được.
Trên cơ sở máy hơi nước của Niu-cô-man, Giêm Oát đã miệt mài nghiên cứu và
chế tạo thành công một động cơ hơi nước kiểu mới có hiệu quả gấp năm lần máy
hơi nước cũ. Sau đó ông tiếp tục cải tiến nâng cao năng xuất máy. Máy hơi nước
của Giêm Oát được đưa vào sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất, góp
phần to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa nước Anh
Để ghi nhớ công lao của ông, sau khi ông mất người ta tạc chân dung ông
và khắc trên đó dòng chữ “Người nhân lên gấp đôi sức mạnh của con người”
Như vậy, thông qua câu chuyện về máy hơi nước của Giêm Oát giúp học
_______________________________________

Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 4

11


sinh biết nuôi dưỡng ước mơ, luôn tự tìm tòi nghiên cứu học hỏi và hiểu được
đây là thành tựu vĩ đại con người, nhờ phát minh ra máy hơi nước năng suất lao
động không ngừng tăng lên, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người và
khởi đầu cho quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.

c. Đối với phương pháp sử dụng kể chuyện lịch sử để giới thiệu, dẫn dắt vào bài
mới.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại (tiết 2) mục 3: phong trào
văn hóa phục hưng, trước khi học bài giáo viên kể câu chuyện sau:
Năm 1963, để mượn được bức tranh này về triển lãm, Hoa Kỳ đã phải đóng
cả một tàu thủy đủ điều kiện ánh sáng, môi trường khí hậu như ở Bảo tàng để
đưa “Nàng” sang thăm Hợp chủng quốc Mĩ. Từ Lu-vrơ xuống tàu, chuyến xe
đặc biệt chở “Nàng” giễu hành giữa hàng ngàn xe cảnh sát lễ phục chỉnh tề,
súng ống sẵn sàng bảo vệ, long trọng như tiễn đưa một nguyên thủ cao
cấp....Ông Man-rô, Bộ trưởng bộ Văn hóa Pháp – người tổ chức mượn bức tranh
này, được ghi vào từ điển Mĩ thuật của Pháp vì đã có công truyền bá văn hóa...
Năm 1974, Nhật lại mượn bức tranh này trong vòng 2 tháng. Tính ra đã có
tới hơn 2 triệu người Nhật hăm hở đến Tô-ki-ô chầu chực để được lướt qua
chiêm ngưỡng “Nàng” hơn 1 phút. Nhân dịp này, Nhật còn tổ chức thi hoa hậu
chọn người Nhật giống “Nàng” nhất. Trên đường về Pháp, thể theo yêu cầu của
Liên Xô “Nàng” lại dừng chân tại Mat-xcơ-va một tuần lễ và hơn 1 triệu người
Xô viết lại hân hạnh lướt qua 1 phút chiêm ngưỡng “Nàng”... Kể tới đây giáo
viên dừng lại hỏi: câu chuyện trên kể về bức tranh nào? Do ai sáng tác?.
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận như sau: Đây là một trong
những thành tựu vĩ đại của thời đại Văn hóa phục hưng, bức họa “La Giô-công”
của Lê-ô-na đơ Vanh-xi. Từ khi ra đời cho tới nay nó được coi là kiệt tác nghệ
thuật, biểu hiện ở nụ cười “bí hiểm” của Nàng Mô-na Li-sa, được ghi lại bằng
đôi má lúm đồng tiền, và đôi mắt đưa ngang vừa nhìn, vừa cười, vừa suy nghĩ,
đôi mắt mọng kéo dài của con người thông minh và đa tình. Được vẽ nên bởi
Lê-ô-na đơ Vanh-xi, một họa sĩ , nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ
sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và triết học tự nhiên. Ông được coi là nhà thiên
tài toàn năng người Ý.

_______________________________________


Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 1,4

12


Ví dụ 2: Khi dạy bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rôma. Tiết 2, phần 3: Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma. Giáo viên đọc lại lời than
thở của Macxenluyxơ – danh tướng La mã: “Thế là chúng ta đã phải ngừng giao
chiến với nhà toán học đó rồi. Ông ta ngồi yên trên bờ biển, đánh đắm chiến
thuyền của chúng ta, bắn chúng ta mỗi loạt không biết cơ man nào là tên đạn.
Ông ta quả đã vượt xa những người khổng lồ trong các câu chuyện thần
thoại...”. Đến đây giáo viên hỏi: Ai là nhân vật được nhắc trong đoạn trích trên.
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kể tiếp:
Acsimet sinh năm 287 TCN trên đảo Xixilia. Theo lời kể của Plutac – nhà
văn kiêm nhà sử học cổ Hi Lạp, Ácsimet rất say mê toán học. Các công trình
toán học của ông bao trùm khắp mọi lĩnh vực đương thời: hình học, số học, đại
số. Cho đến nay mặc dù đã trải qua bao nhiêu năm tháng, nhiều tác phẩm của
ông đã bị thất truyền, nhưng vẫn còn giữ lại một di sản toán học khá phong phú.
Khi đại quân La Mã do danh tướng Macxenluyxơ chỉ huy đến xâm lăng
Xyraquydơ, Acsimet đã cho các máy phóng đá bí mật của mình xuất trận. Các
loại tên đạn độc đáo ấy lao vun vút về phía quân thù làm hàng ngũ quân địch rối
loạn. Trong khi đó trên mặt biển bất thần có vô vàn phiến gỗ từ mặt thành văng
ra trúng vào thuyền địch với một sức mạnh như trời giáng..
“Quân La Mã hoảng sợ, đến nỗi chỉ cần nhìn thấy một sợi dây thừng, hay
một chiếc gậy gỗ ở trên tường là đã la hét thất thanh, cho là Acsimet đang quay
những cỗ máy về phía mình và chạy thục mạng”
Plutac có viết: “Khi những chiếc thuyền của Macxenluyxơ lọt vào khoảng
tầm tên bắn thì Acsimet ra lệnh đưa đến một chiếc gương 6 mặt do chính ông
làm ra. Ông còn cho đặt một loạt gương giống như vậy, nhưng nhỏ hơn, ở những
vị trí tính trước. Những gương đó tự quay được trên bản lề và được đặt dưới ánh
nắng mùa hè cũng như mùa đông. Tia sáng phản chiếu từ những chiếc gương đó

gây ra những đám cháy rất lớn thiêu đốt thuyền địch từ khi chúng còn ở cách
một tầm tên bắn...”
Như vậy, không chỉ được biết tới qua các câu chuyện Ơrêca – tìm ra rồi,
nguyên lý đòn bẩy..., Acsimet còn được nhớ tới là một nhà khoa học yêu nước,
bằng sức lao động và tài năng của bản thân, ông đã sát cánh cùng với nhân dân
thành phố quê hương đứng lên bảo vệ đất nước mình.
_______________________________________

Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 5

13


Ví dụ 3: Dạy bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa. Học sinh tìm hiểu mục 1: các thành tựu khoa học – kỹ thuật cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỉ XX. Giáo viên đọc bài thơ:
“ .... Tia Rơnghen
Chuyện ma quái gì vậy
Cả thành phố sục sôi bốc lửa
Cả tôi nữa cũng thất kinh
Khi nói đến tia vô hình
Có thể xuyên qua cả quần áo và tâm hồn mình nữa...”
Và một công ty nhân dịp này lại tung ra quảng cáo cho những món hàng độc đáo
để kiếm lời. Công ty may mặc đã chào hàng 1 loại quần áo lót có thể chống
được sự “xâm nhập” của những tia Rơnghen khủng khiếp, một của hàng mũ đã
quảng cáo: loại mũ này che kín chán không cho ai có thể dùng tia Rơnghen đọc
được ý nghĩ của bạn...
Giáo viên hỏi: Tia Rơnghen là gì? Tại sao lại có những ý nghĩ khủng
khiếp như thế? Khi ra đời nó được ứng dụng vào nghành nào? Sau khi học sinh
trả lời, giáo viên tổng kết như sau:

Tia Rơnghen (tia X) được phát minh bởi nhà bác học Rơnghen (Đức) trong
1 lần tình cờ khi quên tất cầu giao điện trước khi ra về, quay trở lại theo thói
quen, ông đi thẳng tới phòng thí nghiệm. Lúc đang giơ tay tắt cầu giao điện, đột
nhiên ông thấy vệt sáng màu xanh lục trên bàn. Thật kỳ lạ tia này chỉ phát sáng
khi có tia mặt trời chiếu vào, lúc này phòng thí nghiệm tối như bưng. Trong
phòng nguồn năng lượng duy nhất đang phát là ống tia catốt. Ông ngắt cầu giao
điện cao thế, ánh sáng xanh lục lại biến mất, lặp lại vài lần, kết quả vẫn như
thế... trong suốt bảy tuần lễ, ông ngồi lì trong phòng thí nghiệm, mỗi ngày chỉ
chợp mắt vài tiếng đồng hồ và tạm ngừng công việc trong ít phút để ăn uống...
khi tìm ra tính chất của tia bí mật ông đạt tên là tia X...
Chỉ trong vòng một năm kể từ ngày Rơnghen phát minh ra tia X, trên thế
giới đã có 40 cuốn sách và hàng nghìn bài viết riêng về “ tia Rơnghen” và khả
năng ứng dụng tia này trong y học.
_______________________________________

Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 4

14


Đâu đâu người ta cũng tổ chức những buổi báo cáo, những cuộc tranh luận xung
quanh vấn đề này
Lí thú nhất là những tấm ảnh do các phòng thí nghiệm vật lý khác nhau
chụp bằng tia X. Nó được đăng trên các báo, tạp chí dưới những nhan đề đặc
biệt: “Bộ xương của người còn sống” “Người trong suốt” “Bàn tay ma”...
Phát minh của Rơnghen ngay từ đầu mở ra chân trời mới: khoa X quang.
Dần dà, theo đà phát triển, đã có tới hàng chục lĩnh vực khoa học đã ứng dụng
tia X : chụp ảnh bằng tia Rơnghen, dò khuyết tật bằng tia Rơnghen, chuẩn đoán
bệnh bằng tia Rơnghen, sự huỳnh quang do tia Rơnghen, truyền hình bằng tia
Rơnghen, kĩ thuật tia Rơnghen, thiên văn học tia Rơnghen....

Như vậy, thông qua câu chuyện về nhà bác học Rơnghen, học sinh thấy
được tài năng sáng tạo và sự lao động miệt mài của các nhà bác học. Với phát
minh của mình, ông đã cống hiến cho y học nhiều hơn bất cứ nhà vật lý nào
khác. Năm 1901, ông là nhà khoa học đầu tiên được nhận giải Nôben về vật lý.
Trên đây, tôi đã trình bày một số ví dụ nhằm minh họa cho việc sử dụng
phương pháp lồng ghép kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng
thú cho học sinh, nâng cao hiệu quả bài học, truyền đạt kiến thức mới.
Phương pháp này, còn có thể áp dụng vào nhiều bài khác nữa, và cũng có
thể thực hiện đối với Lịch sử lớp 11, lớp 12…Trong quá trình vận dụng đòi hỏi
giáo viên phải có sự sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở khoa học và điều kiện cụ thể
của từng lớp học, tiết học
Ngoài các phương pháp kể chuyện lịch sử đã nêu ở trên, nhà trường, tổ bộ
môn, giáo viên có thể tổ chức buổi ngoại khóa môn lịch sử: cemina – thảo luận
một vấn đề lịch sử đã có sự tìm hiểu, chuẩn bị từ trước, tham quan học tập ở bảo
tàng lịch sử, hoặc trong khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ... Đây là một
hình thức ngoại khóa hấp dẫn, dễ làm và có hiệu quả giáo dục cao. Tuy nhiên
trong khuôn khổ của đề tài và do thời gian có hạn tôi chỉ xin nêu lên vấn đề ở
đây và sẽ cố gắng thực hiện trong một đề tài khác...
_______________________________________

Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 4

15


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với việc sử dụng phương pháp lồng ghép kể chuyện lịch sử trong việc
giảng dạy, tôi thấy nó đem lại rất nhiều tiện ích cho học sinh. Học sinh nắm
vững kiến thức cơ bản, không bị nhầm lẫn kiến thức, qua các câu chuyện, các
giai thoại lịch sử sẽ mở rộng vốn kiến thức, sự hiểu biết về lịch sử từ đó học sinh

nắm bắt được bản chất của sự kiện – hiện tượng – lịch sử. Khi nắm được kiến
thức, học sinh sẽ phấn khởi, yêu thích môn học từ đó nâng cao chất lượng bộ
môn. Điều này được biểu hiện rõ qua bảng biểu kết quả so sánh sau:
Lớp
10A4
10A6
(Lớp


số

Giỏi

Khá

SL
45 3

%
6,66

SL
15

47

12,7
6

18


6

%
33,3
3
38,2
9

Trung bình

Yếu

Kém

SL
20

%
45,5

SL
5

%
11,11

SL
2


19

40,4
4

4

8,51

0

%
4,4
0

Thực
nghiệm)

Như vậy, thông qua kết quả bảng biểu so sánh trên, ta thấy: học sinh lớp
10A6 do được học tập, tìm hiểu, nghiên cứu các bài học lịch sử bằng các
phương pháp kể chuyện lịch sử nên chất lượng giờ học tốt hơn, tỉ lệ học sinh đạt
khá, giỏi tăng cao (52,05%),tỉ lệ học sinh yếu giảm (8,51%), học sinh kém
không còn.

III. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
- Với phương pháp dạy học không sử dụng phương pháp lồng ghép kể
chuyện lịch sử:
+ Giờ học thiếu sinh động
+ Không khí lớp học trầm, chủ yếu chỉ có hoạt động của giáo viên

+ Học sinh tiếp thu kiến thức một cách máy móc, thụ động
- Với phương pháp dạy học sử dụng kể chuyện:
+ Giờ học sôi nổi, học sinh hứng khởi, chủ động khi tiếp cận kiến thức

16


+ Học sinh xác định được kiến thức cơ bản, biết hệ thống, khái quát các
sự kiện hiện tượng lịch sử qua từng tiết học. Học sinh dễ dàng thuộc bài ngay
trên lớp.
3.2. Kiến nghị
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và trong dạy học lịch sử nói
riêng là điều vô cùng quan trọng trong tình hình thực tế hiện nay. Để có thể phát
huy được tính tích cực, chủ động, độc lập của học sinh, phát triển được các năng
lực của học sinh, đòi hỏi giáo viên thực sự tận tâm với nghề, luôn trăn trở đầu tư
công sức để tạo ra những bài dạy hay, phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Tuy
vậy, cũng không thể xóa bỏ hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống đã
sử dụng bấy lâu nay vì thế tôi thấy rằng phương pháp kể chuyện lịch sử này có
thể áp dụng để thu hút, tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, tránh
được sự nhàm chán trong tiết học. Đây là phương pháp không mới, không đặc
biệt nhưng nếu được áp dụng một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ thì hiệu quả
đem lại không phải là nhỏ. Ngoài ra giáo viên còn có thể kết hợp với các phương
pháp dạy học khác để bài học đạt hiệu quả cao nhất.
Qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng phương pháp kể chuyện
lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn lịch sử lớp 10 ở trường Trung
học phổ thông” tôi thấy rằng: Sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử trong
dạy học lịch sử là điều thực sự cần thiết, có ý nghĩa lớn giúp học sinh dễ nhớ
kiến thức của bài học, lại tạo ra không khí học tập sôi nổi, lý thú, góp phần nhỏ
vào giáo dục nhân cách, lối sống, đạo đức cho học sinh. Thông qua đây, tôi xin
đề xuất một số ý kiến sau:

- Các giáo viên giảng dạy phải thường xuyên trau dồi tri thức, tự học tập
để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tự tìm tòi đúc kết kinh nghiệm để áp dụng
vào trong giảng dạy.
- Kết hợp với đoàn trường, tổ bộ môn nên tổ chức các cuộc thi lịch sử
mang tính chất vừa học, vừa chơi vừa thể hiện sự hiểu biết, vừa tạo điều kiện để
học sinh bộc lộ năng khiếu khác của mình. Đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ,
khuyến khích các em tham gia các cuộc thi khác có liên quan do các sở ban
nghành tổ chức.

17


Qua một số kinh nghiệm trên tôi mạnh dạn viết ra để trao đổi với đồng
nghiệp , mong giúp cho việc nâng cao chất lượng bộ môn. Do thời gian có hạn,
nên đề tài nghiên cứu còn hạn chế, mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 25 tháng 5 năm
2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác

Lê Thị Ngọc Anh

18


TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 10 - tác giả
Trịnh Tiến Thuận, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Nam Phóng, Lê Hiến

Chương, Phan Ngọc Huyền – NXB Hà Nội.

2. Sách giáo viên Lịch sử lớp 10 - tác giả Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên),
Lương Ninh, Trương Hữu Quýnh (chủ biên),Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Hồng
Liên, Nguyễn Cảnh Minh, Nghiêm Đình Vì - NXB Giáo dục

3. Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lịch sử lớp 10 - tác giả Trịnh Đình Tùng (chủ
biên), Nguyễn Thị Thế Bình, Bùi Đức Dũng – NXB Đại Học Sư Phạm

4. Truyện kể về các nhà bác học vật lý - tác giả Đào Văn Phúc (chủ biên), Thế
Trường, Vũ Thanh Khiết - NXB Giáo dục

5. Những mẩu chuyện lịch sử thế giới – tác giả Đặng Đức An (chủ biên) – NXB
Giáo dục.

6. Sổ tay kiến thức lịch sử (phần lịch sử Việt Nam) – tác giả Trương Hữu Quýnh
(chủ biên) – NXB Giáo dục

19


20


21



×