Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

MỘT số PHƯƠNG PHÁP GIẢNG dạy và HUẤN LUYỆN PHÁT TRIỂN sức bền CHO học SINH lớp 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.74 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài
II.Mục đích nghiên cứu
III.Đối tượng nghiên cứu
IV.Phương pháp nghiên cứu
B.PHẦN NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận
II.Cơ sở thực tiễn
III.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
IV. Các giải pháp giải quyết
C.PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
1
1
2
2
3
3
3
3
3
14
15

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU


I.Lí do chọn đề tài:
Hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp
dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong
các hoạt động và học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đã
đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với người giáo viên là phải đổi mới phương pháp dạy
học: Giáo viên là người hướng dẫn chỉ đạo điều khiển học sinh đi tìm kiến thức
mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy học sinh phải là
người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện các kiến thức mới một cách linh hoạt,
sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua sự hướng dẫn, định hướng của giáo
viên trong tiết dạy. Do vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp
với thực tiễn và phát huy được sự yêu thích môn học đối với học sinh là một vấn
đề rất quan trọng, đó cũng là một nghệ thuật sư phạm của người giáo viên.
Giáo dục thể chất trong trường phổ thông là một bộ phận của nền giáo dục,
là một nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của xã hội nói
chung và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa nói riêng. Giáo dục thể chất còn
mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến
các mặt giáo dục khác như giáo dục đạo đức, trí tuệ, lao động, thẩm mĩ. Giảng
dạy và học tập môn thể dục trong nhà trường trung học phổ thông là một môn
học quan trọng xuyên xuốt chương trình, đóng góp vào sự phát triển thể lực
chung, phát triển các tố chất về sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ linh hoạt và
khéo léo. Do đó nghiên cứu thực trạng và tìm ra phương pháp phù hợp để nâng
cao chất lượng Dạy và Học, thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ của môn học là vấn
đề cần thiết cho sự phát triển về thể lực và trí tuệ học sinh.
[5]
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để giảng dạy và huấn luyện phát triển tố
chất sức bền cho học sinh THPT, vừa có thể lực tốt vừa có thành tích cao trong
các kỳ thi học sinh giỏi TDTT các cấp. Tôi chọn đề tài: “Một số phương pháp
giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền cho học sinh lớp 11 THPT.”
Đề tài này nhằm giúp học sinh khắc sâu những kiến thức lí thuyết, có một
hệ thống phương pháp luyện tập, giúp các em có thể nắm được phương thức

luyện tập từ đó chủ động vận dụng các phương pháp này trong thi đấu.
II.Mục đích nghiên cứu.
Để xây dựng kỹ năng vận động được tiến hành không chỉ bằng thị phạm
động tác, mà bằng cả lời nói và tư duy, tức là phải sử dụng các phương pháp dạy
học thể dục trong việc xây dựng kỹ năng vận động cho người luyện tập thể dục
thể thao mà đối tượng ở đây là học sinh trung học phổ thông, và người huấn
luyện hướng dẫn đó là giáo viên dạy thể dục thể thao. Trong thời gian của một
tiết dạy chỉ 45 phút mà có đến hai hay ba nội dung học khác nhau đan xen vào,
giáo viên phải làm thế nào để truyền tải kiến thức giúp học sinh nhanh chóng
hình thành kỹ năng vận động, nghĩa là vừa xây dựng nhận thức cho các em về
kỹ thuật động tác vừa phải đảm bảo đủ lượng vận động cần thiết cho các em
trong một tiết học, hay nói cách khác trong một thời gian cực ngắn người giáo
viên phải vừa giúp các em nắm được yếu lĩnh kỹ thuật động tác, vừa phải hướng
dẫn cho các em thực hiện động tác.
2


Muốn đạt được điều này, theo tôi, người thầy phải tăng cường sử dụng các
phương pháp và các hình thức tổ chức như phương pháp sử dụng lời nói, nhóm
phương pháp trực quan, nhóm phương pháp luyện tập. Hay phải tăng cường làm
mẫu thị phạm kết hợp với sử dụng lời nói giảng giải ngắn gọn, mấu chốt, đủ ý.
Hay nói cách khác là vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực như: Dạy
học vấn đáp; Dạy và học phát hiện giải quyết vấn đề; Dạy và học hợp tác trong
nhóm nhỏ vào giảng dạy để giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động.
Trong dạy học, toàn bộ hoạt động của giáo viên đều liên quan đến việc sử
dụng lời nói, bằng lời nói giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh, kích thích
tư duy, giao nhiệm vụ, phân tích và đánh giá kết quả, điều chỉnh hành vi người
học. Đối với học sinh, lời nói cũng rất cần thiết trong quá trình nhận thức, tự
đánh giá và tự điều chỉnh hành động. Các hình thức sử dụng lời nói gồm: Thuyết
trình (giảng giải), kể chuyện và thảo luận (đàm thoại),… đôi khi giáo viên còn

kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan, nhưng các phương tiện trực quan
đóng vai trò minh họa lời nói giáo viên.
Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên còn dùng các động tác bổ trợ
là những động tác đơn giản hơn hoặc có kết cấu gần giống nhưng dùng sức nhẹ
hơn động tác chính. Ngoài ra chúng ta thường sử dụng thêm các phương pháp
trò chơi, thi đấu và tổng hợp,…vào giáo dục thể chất.
[5]
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh các lớp 11B1, 11B2, 11B3, 11B4 trường THPT Thạch Thành 3.
IV.Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu.
- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp điều tra sư phạm, phương pháp toán học xử lí số liệu.

3


B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Huấn luyện phát triển tố chất sức bền là giúp cho học sinh chống lại mệt
mỏi trong hoạt động TDTT . Sức bền có ý nghĩa đặc biệt đối với thành tích thi
đấu của nhiều môn thể thao và là yếu tố quyết định đối với khả năng chịu đựng
lượng vận động đối với học sinh.
Phát triển tố chất sức bền là tiền đề cần thiết cho khả năng phục hồi nhanh
chóng sau các lượng vậ động lớn.
II. Cơ sở thực tiễn .
Trong xã hội hiện đại, tình trạng học sinh thiếu vận động và thừa chất
dinh dưỡng ngày càng nhiều, hiện tượng học sinh có trọng lượng cơ thể vượt
quá mức bình thường hoặc mắc bệnh béo phì cũng ngày càng phổ biến. Việc tập
luyện thường xuyên liên tục đặc biệt là chạy bền sẽ giúp các em thoát khỏi tình

trạng nêu trên, tiêu hao năng lượng thừa, không thể tích thành mỡ. Tập chạy bền
vừa có lợi cho sức khoẻ vừa chống lại được căn bệnh béo phì.
III. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
- Hiện nay do yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục và yêu cầu học tập mà
đòi hỏi học sinh phải có thể lực để tiếp thu tốt các bài học trên lớp và nâng cao
năng lực tự học, tự nghiên cứu.
- Để giờ dạy đạt hiểu quả cao, sinh động, cuốn hút học sinh, giáo viên cần
nắm vững về tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh.
- Cần tìm hiểu rõ thể trạng của từng học sinh để đưa ra những phương pháp
luyện tập phù hợp cho học sinh đạt kết quả tốt nhất.
- Học sinh THPT đang ở thời kì phát triển với tốc độ rất nhanh cả về hình
thái, tố chất thể lực cũng như chức phận của các hệ cơ quan trong cơ thể. Lúc
này dinh dưỡng, thể dục thể thao có tác dụng cực kỳ quan trọng đến việc phát
triển toàn diện cơ thể của các em
IV. Các giải pháp giải quyết:
Khảo sát thành tích của các em học sinh thông qua chạy 800m và 1500m,
qua kiểm tra các em học sinh lớp 11 Trường THPT Thạch Thành 3 chưa áp dụng
phương pháp gồm 4 lớp: 11B1, 11B2, 11B3, 11B4
Kết quả đạt như sau:

 Thành tích của các em học sinh trong chạy cư ly 800m.
11B1

10B2

11B3

11B4

(42 HS)


(42 HS)

(42 HS)

(41 HS)

Lớp

Điểm
Đạt

10

23,8%

8

19,04%

15

35,71%

9

21,95%

Chưa Đạt


32

76,2%

34

80,95%

27

64,28%

32

78,04%

4


 Thành tích của các em học sinh trong chạy cư ly 1500m.
11B1

10B2

11B3

11B4

(42 HS)


(42 HS)

(42 HS)

(41 HS)

Lớp

Điểm
Đạt

15

35,72%

14

33,34%

17

40,47%

16

39,03%

Chưa Đạt

27


64,28%

28

66,66%

25

59,53%

25

60,97%
[4]

Ghi chú: Điểm đạt (Đ) thực hiện tương đối đúng KT động tác. Điểm chưa đạt
(CĐ) thực hiện chưa đúng KT động tác, hoặc chưa thực hiện được động tác
 Nhận xét:
Qua kết quả khảo sát ban đầu nhìn chung các em học sinh ở các lớp trên
đạt kết quả rất thấp. Về kỹ thuật chỉ được một số em thực hiện tương đối tốt dẫn
đến kết quả của những em đó có nổi trội hơn các em khác. Còn hầu hết các em
khác do kỹ thuật chưa có nên kết quả không cao. Qua đó tôi nắm được các em
đang còn yếu ở mặt nào, những kết quả trên là cơ sở để tôi đi sâu vào nghiên
cứu “Một số phương pháp giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền cho
học sinh lớp 11 THPT.” để có thể giảng dạy môn điền kinh tốt hơn giúp cho
học sinh tập luyện tiến bộ và ngày càng yêu thích môn điền kinh nhằm góp phần
làm tốt hơn nữa trong công tác rèn luyện sức khỏe cho học sinh, từ đó các em
chủ động hơn, tích cực hơn, hứng thú hơn trong học tập.
Dưới đây là một số phương pháp tiến hành nghiên cứu được đưa vào đề

tài này.
1. Phương pháp nghiên cứu:
Giảng dạy và huấn luyện phát triển tố chất sức bền, phải dựa trên cơ sở
khoa học tự nhiên của giáo dục thể chất. Phải nắm vững được kỹ thuật,lý luận là
điều không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy và huấn luyện, là hệ thống
các bài tập được tiến hành tuần tự theo phương pháp tổ chức hợp lý. Hoạt động
của lực bên trong và bên ngoài với mục đích vận dụng đầy đủ có hiệu quả những
thực lực ấy để đạt được thành tích cao. Qua thực tế bản thân tôi đã giảng dạy và
huấn luyện, tôi thấy cần phải áp dụng tốt nhiều phương pháp giảng dạy huấn
luyện và phải tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc tập luyện.
[1]
2. Phương pháp lý luận:
Y-sinh học hiện đại khi nghiên cứu cơ thể sống thường tách nó ra làm các
cơ quan, hệ cơ quan và các chức năng riêng biệt. Tuy nhiên, cơ thể con người là
một hệ sinh học hoàn chỉnh và thống nhất, có khả năng tự điều chỉnh và tự phát
triển. Sự thống nhất của cơ thể thể hiện ở hai mặt. Thứ nhất, giữa các cơ quan,
5


hệ cơ quan hoặc các chức năng của cơ thể luôn có sự tác động qua lại với nhau.
Sự biến đổi ở một cơ quan nhất thiết sẽ ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động
của các cơ quan khác và đến toàn cơ thể nói chung. Hoạt động của cơ thể bao
gồm sự phối hợp của hoạt động tâm lý, hoạt động dinh dưỡng và vận động trong
mối liên hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh và chịu sự tác động của môi
trường.
Sự thống nhất của cơ thể với môi trường bên ngoài trước tiên thể hiện ở
trao đổi chất và năng lượng. Không một tế bào nào của cơ thể có thể tồn tại
được nếu không liên tục nhận các chất dinh dưỡng, ôxy và đào thải các sản
phẩm phân giải.
Giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền, phải dựa trên cơ sở sinh lý

của hoạt động thể lực.
Trong sinh hoạt, lao động cũng như trong tập luyện TDTT, con người có
lúc phải vận động nhanh, có lúc phải vận động lâu dài với cường độ lớn. Tức là
phải thể hiện các mặt khác nhau của khả năng vận động. Đặc biệt đối với sức
bền, nó thể hiện khả năng chống đỡ của cơ thể đối với những thay đổi bên trong
sảy ra do hoạt động cơ bắp kéo dài.
Sự phát triển sức bền, phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của sự phối hợp
giữa các chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng, vào độ bền vững chức
năng của các cơ quan nội tạng. Đặc biệt là các hệ hô hấp và tim mạch, là những
hệ bảo đảm việc cung cấp oxy cho cơ thể.
Các cơ sở sinh lý chủ yếu để phát triển sức bền là: mức độ phát triển chức
năng của tim mạch và hô hấp, trạng thái của máu (hàm lượng Hemoglobin, dự
trữ kiềm–toán) dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể và khả năng sử dụng chúng.
Công xuất của các quá trình trao đổi năng lượng và không có ôxy, đặc điểm của
quá trình điều nhiệt, trạng thái các tuyến nội tiết.
Trong thực tế TDTT, sức bền thường được thể hiện dưới các dạng sức
bền chung, sức bền chuyên môn, sức bền tốc độ và sức bền mạnh.
[1]
3. Phương pháp huấn luyện-Luyện tập:
Huấn luyện là một phương pháp giảng dạy, hướng dẫn thực hành do Giáo
viên chỉ đạo mà trong đó việc luyện tập của học sinh được thực hiện. Tóm lại
huấn luyện thể thao là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện năng lực thể
thao cho học sinh. Các nhiệm vụ chính của huấn luyệm thể thao được xác định
trên cơ sở của các yêu cầu được đặt ra từ quá trình huấn luyện. Đó là các nhiệm
vụ:
- Giáo dục các phẩm chất tâm lý
- Chuẩn bị thể lực
- Chuẩn bị kỹ thuật và năng lực phối hợp vận động
- Phát triển trí tuệ
Muốn giải quyết tốt các nhiệm vụ nêu trên, phải sử dụng tốt các phương

tiện huấn luyện thể thao là:
- Các bài tập thể chất
- Các phương tiện tâm lý
- Các biện pháp vệ sinh
6


- Các yếu tố lành mạnh của thiên nhiên.
Trong huấn luyện thể thao, đặc biệt là sức bền, phải chú trọng đến lượng
vận động, nó bao gồm ba bộ phận cơ bản, gắn bó với nhau một cách chặt chẽ:
các yêu cầu của lượng vận động, quá trình thực hiện lượng vận động, độ lớn của
lượng vận động.
Phải tuân thủ nguyên tắc huấn luyện, đó là:
1. Nguyên tắc nâng cao LVĐ
2. Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục của LVĐ
3. Nguyên tắc sắp xếp LVĐ theo chu kỳ.
Phát triển tốt sức bền là tiền đề cần thiết cho khả năng phục hồi nhanh
chóng sau các lượng vận động lớn. Căn cứ vào yêu cầu thi đấu, sức bền được
phân thành: sức bền cơ sở và sức bền chuyên môn.
+ Huấn luyện sức bền cơ sở:
Nhằm mục đích mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tim
mạch, các chức năng trao đổi chất trong điều kiện đủ ôxy và phát triển sức bền
chung cho các nhóm cơ lớn. Phương tiện huấn luyện là các bài tập phát triển
chung , đó là các bài tập với khối lượng lớn đến rất lớn, có cường độ từ 40% 85% sức, quãng nghỉ không có hoặc rất ngắn ( nghỉ tích cực bằng đi bộ hoặc
chạy nhẹ nhàng), các dạng bài tập:
. Chạy việt dã có I từ 40% - 60% I tối đa
. Chạy việt dã biến tốc có I từ 65% - 85% I tối đa
. Chạy biến tốc có I từ 60% - 85% I tối đa, cự ly 100m + 100m hoặc 200m
+ 200m.
. Chạy lặp lại có I từ 65% - 85% I tối đa cự ly chạy từ 100m – 2000m.

+ Huấn luyện sức bền chuyên môn:
Nhằm phát triển trực tiếp năng lực sức bền thi đấu chuyên môn, phương tiện
chính là các cuộc thi đấu, kiểm tra và các bài tập thi đấu có I và điều kiện gần
giống thi đấu. Và các dạng bài tập có cường độ hoạt động từ 85% - 100% sức,
cường độ tối đa, khối lượng trung bình – thấp…
Căn cứ vào mục đích phát triển các dạng năng lực sức bền , tôi sử dụng
một số phương pháp sau:
3.1. Phương pháp kéo dài:
Phương pháp này có đặc điểm là lượng vận động kéo dài không có thời
gian nghỉ giữa. Việc nâng cao khả năng hấp thụ ôxy có thể thực hiện theo hai
cách khác nhau: Hoặc là thông qua một lượng vận động liên tục trong điều kiện
đủ ôxy, hoặc là thông qua một lượng vận động kéo dài, nhưng thay đổi cường
độ vận động để tạo nên quá trình trao đổi năng lượng thiếu ôxy trong một
khoảng thời gian nhất định. Do vậy phương pháp kéo dài có thể thực hiện dưới
các dạng sau:
a. Phương pháp liên tục:
Duy trì tốc độ vận động trong một thời gian dài, cường độ vận động có
thể xác định rõ ràng thông qua mạch đập. Cường độ vận động tuỳ theo yêu cầu
của từng môn thể thao, có thể dao động trong khoảng 140l/ph–150l/ph. Nếu sử
dụng mạch đập để xác định cường độ vận động của học sinh, cần chú ý các đặc
7


điểm là những học sinh lứa tuổi 16 khi thực hiện các lượng vận động thường có
mạch đập cao hơn những học sinh lứa tuổi 18.
b. Phương pháp thay đổi:
Thay đổi tốc độ vận động có kế hoạch trong quá trình thực hiện lượng vận
động, khi tăng tốc độ vận động làm cho các hoạt động của các cơ quan cung cấp
năng lượng bị căng thẳng, tạo nên quá trình trao đổi thiếu ôxy trong khoảng thời
gian nhất định.

c. Phương pháp ngẫu hứng:
Tốc độ vận động thay đổi theo hứng thú riêng của học sinh. Phương pháp
này được sử dụng trong môi trường tự nhiên.
3.2. Phương pháp dãn cách:
Là phương pháp tập luyện mà trong đó có sự luân phiên một cách hệ
thống giữa các giai đoạn vận động ngắn, trung bình và dài với các quãng nghỉ
ngắn, không dẫn đến sự hồi phục đầy đủ. Tốc độ vận động và thời gian nghỉ
được xác định trên cơ sở nhiệm vụ tập luyện.
3.3 Phương pháp lặp lại:
Được vận dụng trong huấn luyện phát triển sức bền là lặp lại từng phần
của các yêu cầu thi đấu chuyên môn. Yếu tố chính của lượng vận động và thời
gian vận động.
Trong quá trìnhgiảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền, Giáo viên cần
phải căn cứ vào điều kiện thực tế để chọn các đường chạy có các yêu cầu khác
nhau về kỹ thuật để học sinh tập luyện. Trước khi cho học sinh luyện tập, Giáo
viên cần nói rõ đặc điểm đường chạy, cự ly chạy, kỹ thuật cần sử dụng, thời gian
, số lần.
Giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền còn phải giáo dục phẩm chất
đạo đức, tâm lý, sinh lý, chế độ vệ sinh, tự xoa bóp, tự kiểm tra để phòng và sử
lý chấn thương, giáo dục phẩm chất ý chí, đạo đức chính là kỷ luật, ý chí khắc
phục khó khăn, tin tưởng ở chính mình. Từ đó các em kiên trì, dũng cảm trong
tập luyện, bồi dưỡng phẩm chất ý chí là khâu chủ yếu trong việc chuẩn bị về tâm
lý cho các em vào kiểm tra và thi đấu. Trong đó điều kiện quan trọng nhất là cho
học sinh quen với hình thức thi đấu, rèn luyện khả năng không lùi bước trước
khó khăn, vững về tâm lý trong lúc căng thẳng nhất. Mặt khác, ta cần phải đặt ra
mục đích cho từng giờ học, buổi tập. Những buổi tập ấy, sự tương quan giữa
lượng vận động với khả năng từng học sinh, Giáo viên cần ghi rõ nội dung kế
hoạch của từng ngày, ghi rõ thành tích của từng nhóm ( sức khoẻ) học sinh, để
nắm được thể lực của từng nhóm mà áp dụng bài tập cho phù hợp.
Hình thức tổ chức trong giờ tập, buổi tập luyện với môn chạy bền là các

giờ tập theo lớp 45ph hoặc các buổi tập huấn luyện đội tuyển. Bắt đầu bằng tập
nhẹ nhàng rồi tăng dần, sau đó thực hiện với nội dung chính, phần cuối buổi tập
giảm nhẹ với các bài tập thả lỏng, hồi tĩnh.
Phân tích các chỉ tiêu và lượng vận động nên tiến hành trong các buổi tập
đầu tiên. Giáo viên phải xác định lượng vận động đó có phù hợp với học sinh
hay không, phản ứng của cơ thể và sự phục hồi thể lực của học sinh như thế
nào? việc nắm kỹ thuật, phẩm chất ý chí của học sinh ra sao? Trong mọi trường
8


hợp cần xác định mọi chỉ tiêu ở mức độ bình thường, không chịu ảnh hưởng của
lượng vận động lớn. Sau thời gian dài luyện tập chỉ tiêu ở mức trung bình có thể
thay đổi. Đối với học sinh THPT muốn có sức khoẻ tốt và nâng cao thành tích
thì phải giữ đúng chế độ sinh hoạt, vệ sinh, đặc biệt là phải tuân theo thời gian
biểu hàng ngày.
[1]
Cụ thể tôi xây dựng bảng tóm tắt đặc điểm một số phương pháp chủ yếu
nhằm phát triển một số tố chất thể lực như sau:
Cấu trúc của lượng vận động

Hiệu quả
sinh


Phương Phương
pháp

tiện

Phương Chạy

pháp
giãn
cách 1
(I TB)

Cường độ

Thời
gian
nghỉ
- 50 – Nghỉ
60% tốc ngắn
độ tối đa
- 50 –
70% sức
mạnh tối
đa

Khối
lượng

Thời
gian

- Lớn
Trung
- 20 – 30 bình
lần trong
một lượt
tập


Phương -Chạy - 80 – - 3- 5 -Trung
- 10
pháp
- Bài tập 90% tốc ph
bình
60s
giãn
sức
độ tối đa - 30 –
- 10
cách II ( mạnh
- 75% sức 60s
-8 – 12 lần 20s
I gần tối
mạnh tối
trong một
đa)
đa
lượt tập

Hiệu quả Hiệu quả
tâm lý

tập luyện

Tăng - Rèn luyện - Phát triển
tuần hoàn ý chí
sức bền cơ
máu

- Nâng cao sở
- Tiết kiệm khả
năng và sức bền
hoá
quá điều chỉnh mạnh
trình trao tâm lý
đổi chất
- Tăng khả
năng hấp
thụ ôxy
– -Điều hoà - Nâng cao - Phát triển
hoạt động năng lực ý sức mạnh
– của
hệ chí.
nhanh, sức
thống tim - Nâng cao bền tốc độ,
mạch.
khả
năng sức mạnh
-Tiết kiệm điều chỉnh bền
hoá
quá tâm lý
trình trao
đổi chất
Tăng
đường
kính sợi cơ

[3]
4. Phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra y học:

Kiểm tra và tự kiểm tra y học đối với người tập trong quá trình giáo dục
thể chất là những biện pháp rất cần thiết để bảo đảm hiệu quả giáo dục, nâng cao
sức khoẻ, ngăn ngừa các tác động xấu có thể xảy ra.
Kiểm tra y học là một bộ phận của y học và là thành phần hữu cơ của hệ
thống giáo dục thể chất. Kiểm tra y học trong giáo dục thể chất nghiên cứu trạng
thái sức khoẻ, mức độ phát triển thể lực, trạng thái chức năng, trình độ tập luyện
của người tập dưới tác động của quá trình tập luyện. Nó cho phép Giáo viên
9


cũng như bản thân người tập có thể phát hiện kịp thời những biến đổi trong cơ
thể và trên cơ sở đó, tiến hành lập kế hoạch tập luyện chính xác và tăng cường
sức khoẻ.
1. Nhiệm vụ chính của công tác kiểm tra y học là đảm bảo tính đúng đắn
và hiệu quả của tất cả các hình thức và phương tiện giáo dục thể chất, thúc đẩy
việc sử dụng giáo dục thể chất để phát triển hài hoà, củng cố và tăng cường sức
khoẻ người tập, góp phần xác định lượng vận động đối với học sinh. Để thực
hiện các nhiệm vụ nêu trên, công tác kiểm tra y học phải được tiến hành thường
xuyên trong quá trình giảng dạy và huấn luyện. Nó có thể được tiến hành bằng
các hình thức sau:
- Kiểm tra y học thường kỳ đối với tất cả các em học sinh tham gia luyện
tập TDTT.
- Theo dõi y học–sư phạm đối với các em học sinh trong quá trình giáo
dục thể chất.
- Kiểm tra vệ sinh sân bãi, dụng cụ và các điều kiện tập luyện khác.
- Đề phòng và điều trị bước đầu các chấn thương và các trạng thái bệnh
lý.
- Đảm bảo y tế cho các hình thức thể thao quần chúng và các cuộc thi đấu
thể thao.
- Tuyên truyền và phổ biến các kiến thức y học TDTT trong nhà trường.

Kiểm tra và đánh giá sự phát triển thể lực còn thông qua phương pháp quan sát,
nhân trắc .
2. Nhiệm vụ chính của tự kiểm tra trong tập luyện TDTT của học sinh là
ghi chép hàng ngày các kết quả qua kiểm tra thu được vào một quyển nhật ký
riêng, gọi là “ nhật ký tập luyện”. Trong giáo dục thể chất ở nhà trường , tự kiểm
tra có thể bao gồm các chỉ số cơ bản là cảm giác chung , ngủ, cảm giác ăn uống,
mạch đập, cảm giác đau, cân nặng, tập luyện TDTT, thành tích tập luyện, các vi
phạm chế độ sinh hoạt. Đối với nữ trong “ nhật ký tập luyện” cần phải theo dõi
cả đặc điểm và sự thay đổi về kinh nguyệt.
Nội dung tập luyện và thành tích một số bài tập chính của phần cơ bản
cũng có những mục quan trọng của tự kiểm tra. Các số liệu theo dõi cho phép
giải thích các biến đổi trạng thái cơ thể và có thể xác định được khả năng tập
luyện của từng học sinh. Tôi đã hướng dẫn học sinh lập một quyển “ nhật ký tập
luyện” .
[1]
Mẫu nhật kí kiểm tra:
Ngày kiểm tra
Các mục kiểm tra
25 – 11 - 2017
26 – 11 – 2017
27 – 11 - 2017
1. Cảm giác chung
tốt
tốt
bình thường
2. Ngủ
8h tốt
8h tốt
6h không tốt
3. Ăn

ngon
ngon
không ngon
4. Mạch
Sáng
68
66
70
Trước buổi tập
74
76
78
Sau tập 30 ph
74
76
82
10


5. Cân nặng
6. Tập luyện
7. Thành tích
8. Cảm giác đau
9. Vi phạm chế độ
sinh hoạt

56,5
1 buổi
chạy 100m
14” 2

không
không

56,0
không
không
không

57,0
1 buổi 1 h
chạy 100m
14”8
đau ở lưng,chân
không

[3]
Đối với học sinh ở nhóm sức khoẻ yếu hay nhóm đặc biệt, tự kiểm tra có vai trò
quan trọng trong việc sắp xếp hợp lý nội dung tập luyện. Kết quả tự kiểm tra
phải được phân tích thường xuyên và có sự thảo luận giữa học sinh và giáo viên.
Tự kiểm tra để người tập biết rõ trạng thái sức khoẻ của mình có thái độ đúng
đắn và tự giác đối với việc giáo dục thể chất. Vì vậy, ngoài tác dụng cung cấp
kiến thức y học TDTT còn có ý nghĩa giáo dục đối với học sinh.
Ví dụ: Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên (nội dung tự chọn)
trong chương trình lớp 11.
Tiết 59 : CẦU LÔNG-CHẠY BỀN
* Cầu lông :- ôn:
+ Kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay và trái tay.
+ Tập đấu
* Chạy bền: luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.
I .mục tiêu:

1-Kiến thức: biết cách thực hiện kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay và trái tay,
kiểm tra chạy bền...
2-Kỹ năng: thực hiện đúng kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay và trái tay, kĩ thuật
chạy bền.
3-Thái độ: Học sinh tự giác, tích cực,đạt được kết quả cao nhất trong tiết học.
4. Những năng lực cốt lõi cần chú trọng: Năng lực tự học, năng lực hoạt động
nhóm,...
5. Trọng tâm bài học : cầu lông, chạy bền.
II.Địa điểm - phương tiện:
1. Địa điểm : sân vận động nhà trường
2. Phương tiện: 20 đến 25 quả cầu,vợt cầu lông,còi,cột lưới cầu lông...
III. Tiến trình lên lớp :
Phần - nội dung
I . Phần mở đầu:
1. nhận lớp:
- ổn định tổ chức lớp:sĩ số,số
vắng của lớp.
- hỏi thăm (kiểm tra) sức
khoẻ học sinh
- phổ biến nội dung,yêu cầu

khối lượng

SL

TG
6-8/
1-2/

Phương pháp tổ chức tập luyện

đh:nhận lớp
đh: 4 hàng ngang
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
3-5m
11


bài học

2. Khởi động:
- khởi động 6 động tác td
chung: tay ngực, lườn,vặn
mình,lưng bụng,chân,toàn
thân.
- xoay các khớp: cổ tay kết
hợp cổ chân,khớp khuỷu tay,
cánh tay,hông, đầu gối....
- ép dây chằng: ngang,dọc
- khởi động chuyên môn:
chạy bước nhỏ, nâng cao
đùi,đá lăng trớc...
3. Kiểm tra bài cũ:
- thực hiện kt : đánh cầu cao
thuận và trái tay.

x-gv
- csl tập trung lớp,ổn định tổ chức lớp

báo cáo gv
3x8n
/

4-5
3x8n

đh:khởi động
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x

x gv (3-5m)
4x8n
-gv:làm mẫu 1x8n-hô cho hs tập
2-3l
đh
x x x x x x x
x x x x x x x
xgv
/
2-3
x x x x x x x
x x x x x x x
gv gọi 2 đến 4 hs lên kiểm tra
II.Cơ bản:
28
-30/
1 cầu lông:

22- chia 2 tổ tập luyện kt đánh cầu - tập
- ôn tập kt đánh cầu cao
23/ đấu 11-12 phút đổi nội dung.
thuận tay và trái tay:
11đh:
/
+ 2 hs/cặp thực hiện đánh
12
x x x x x x x x x x
cầu cao thuận tay
x x x x x x x x x x
+ 2 hs/cặp thực hiện kt đánh
xcsl(nt)
cầu cao trái tay
- csl(nt) điều khiển tổ tập luyện theo
+ thực hiện phối hợp đánh
cặp 2hs/cặp.
cầu cao thuận tay và trái tay.
gv quan sát,điều khiến,sửa sai chung.
- tập đấu:
đh:
thi đấu trong sân(đấu đôi)
1112/
x
x
xgv
- thi đấu đôi trong sân -csl(nt) đ/k tổ
thi đấu và làm trọng tài.
hs còn lại quan sát hoặc tiếp tục luyện
tập.

- gv quan sát đ/k chung.
12


4. Chạy bền: luyện tập chạy
bền trên địa hình tự nhiên
chạy vòng quanh sân,nam 4
vòng, nữx3 vòng.
( chạy theoxnhóm có trình độ
xgv
thể lực gần bằng nhau)
xxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxx
xxxxxx x
xxxx
x

3. Củng cố:
-thực hiện kt : đánh cầu cao
thuận và trái tay.
- kt nhảy ném rổ bằng 1 tay
trên vai.
- bật nhảy bằng 1 chân lên
rổ.
III. kết thúc :
- hồi tỉnh: cho hs thả lỏng
bằng một số động tác : xoa
lắc cơ, gập thân thả lỏng, rũ
tay chân ...
- nhận xét giờ học: nhận

xét ưu, nhược điểm giờ học.
- ra bài tập về nhà: ôn kĩ
thuật đánh cầu đã học chuẩn
bị kiểm tra, luyện tập chạy
bền ...

đh
6-7

/

-gv điều khiển lớp tập luyện theo hiệu
lệnh còi.
hs tập luyện tự giác,tích cực.
đh:
xxxxxxxxx
/
2-3
xxxxxxxxx
x gv
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
gv:gọi 3 đến 4 hs lên thực hiện
lớp nhận xét-gv đánh giá sửa sai
chung.
/
5-7
đh: như khởi động
- gv hô cho hs thả lỏng
đhình:

xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
x gv
gv nhận xét giờ học,ra bài tập về
nhà, xuống lớp
[2]

5. Kết quả nghiên cứu:
Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu và áp dụng thực nghiệm, qua
kiểm tra với đối tượng nghiên cứu tôi thấy được sự khác biệt giữa các lớp. Lớp
được áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình giảng dạy
thì các em hiểu và nắm bắt được kĩ thuật từ đó trong quá trình học tập và kiểm
13


tra đánh giá đạt kết quả cao hơn và có sự khác biệt hơn so với các lớp không
được vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào học tập.
Kết quả đạt được như sau:
 Thành tích của các em học sinh trong chạy cư ly 800m.
Lớp

Điểm
Đạt

2 lớp áp dụng

2 lớp không áp dụng


11B1

10B2

11B3

11B4

(42 HS)

(42 HS)

(42 HS)

(41 HS)

32 em

76,19% 30 em

71,43% 15em

35,72% 17 em

41,46%

Chưa Đạt 10 em 23,81% 12 em 28,57% 27 em 64,28% 24 em 58,54%
 Thành tích của các em học sinh trong chạy cư ly 1500m.
Lớp
2 lớp áp dụng

2 lớp không áp dụng
11B1

Điểm
Đạt

10B2

11B3

11B4

(42 HS)
(42 HS)
(42 HS)
(41 HS)
35 em 83,34% 33 em 78,57% 20 em 47,62% 22 em 53,65%

Chưa Đạt 7 em

16,66% 9 em

21,43% 22 em

52,38% 19 em

46,35%
[4]

- Kết quả kiểm tra ở trên cho thấy kết quả của các em có sự thay đổi rõ rệt. Cụ

thể ở hai lớp 11B1 và 11B2 (lớp áp dụng thực nghiệm):
- Thành tích của các em học sinh trong chạy cư ly 800m.
+ Điểm (Đ): Từ 10-15 em (23,81%-35,72) tăng lên 30-32 em (chiếm 71,43 %76,19%).
+ Điểm chưa (Đ): Từ 27- 32 em (64,28-76,2%) giảm còn 10-12 em (chiếm
23,8%-28,57%).
- Thành tích của các em học sinh trong chạy cư ly 1500m.
+ Điểm (Đ): Từ 15-17em (35,71%-40,47) tăng lên 33-35 em (chiếm 78,57%83,33%).
+ Điểm chưa (Đ): Từ 25-27 em (59,52%-64,28%) giảm còn 7-9 em (chiếm
16,66%-21,42%).
Các lớp không được áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong quá
trình học tập thì không có sự chuyển biến và thay đổi về chất lượng và kết quả
học tập không cao
14


C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I.Kết luận:
Áp dụng sáng kiến này tôi thấy mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc phát
triển sức bền cho học sinh, giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết gắn bó, giúp
đỡ lẫn nhau cùng học tập – tập luyện . Giúp cho học sinh nâng cao khả năng
chịu đựng được lượng vận động lớn, khắc phục khó khăn, chống lại mệt mỏi hồi
phục nhanh chóng sau một giờ tập , buổi tập. Làm cho các em luôn tích cực
hăng say và hiểu rõ được kỹ năng vận động, phương pháp tập luyện của một giờ
học, một buổi học chạy bền. Nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện về đức , trí ,
thể , mĩ trong nhà trường phổ thông. Theo đúng chủ trương đường lối của Đảng
và Nhà nước trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay.
Đây mới chỉ là quan điểm của tôi qua quá trình giảng dạy và huấn luyện,
vì vậy sẽ còn những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến
chân thành của các đồng nghiệp để bản sáng kiến được hoàn chỉnh hơn.
II.Kiến nghị

Bản thân tôi mạnh dạn kiến nghị, đề nghị với các cấp Uỷ Đảng địa
phương, lãnh đạo nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo
đặc biệt là việc cấp thêm diện tích đất để làm sân thể dục lấy mặt bằng để giảng
dạy và huấn luyện cho học sinh phát triển về thể chất tốt hơn nữa, tạo cho các
em niềm đam mê hứng thú trong tập luyện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thạch Thành, ngày 15 tháng 04 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác
Phó Hiệu Trưởng
Người viết

Đỗ Duy Thành

Đỗ Trí Đạo

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Lý luận và phương pháp TDTT. (Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn – NXB
TDTT – 1995)
[1]
2. Sách giáo khoa thể dục lớp 11 ( Nhiều tác giả - NXB GD – 1992)
[2]
3. Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khoẻ thể chất trong trường
học các cấp.( NXB TDTT – 1993)

[3]
4. Phương pháp toán học thống kê. (Nguyễn Đức Văn – TDTT – 1987) [4]
5. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Thể dục - NXB Giáo
dục 7 -2007.
[5]

16



×