Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh trong môn bóng rổ cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT hoàng lệ kha, huyện hà trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.18 KB, 23 trang )

MỤC LỤC

Trang

1: MỞ ĐẦU.

2

1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5 .Tổ chức nghiên cứu.

2
3
3
3
4

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1:Cơ sở lý luận.
4
2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh nữ lớp 10
4
2.1.2. Quan điểm về huấn luyện sức nhanh.
5
2.1.3. Tầm quan trọng của tố chất SN đối với môn Bóng rổ.
5
2.2. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức nhanh trong môn Bóng Rổ
của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, Hà Trung.


5
2.2.1 Tầm quan trọng của sức nhanh trong môn Bóng Rổ.
5
2.2.2 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sức nhanh trong môn
Bóng Rổ của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, Hà Trung.
6
2.2.3 Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức nhanh trong môn Bóng Rổ
của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, Hà Trung.
7
2.2.4 Thực trạng về sức nhanh trong môn Bóng Rổ của học sinh nữ
lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, Hà Trung.
7
2.3:Giải pháp đưa ra nhằm phát triển sức nhanh trong môn Bóng Rổ
cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung . 11
2.3.1:Các nguyên tắc khi lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh trong môn
Bóng Rổ cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, Hà Trung.
11
2.3.2:Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh trong môn Bóng Rổ cho
học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, Hà Trung.
11
2.4:Ứng dụng ,và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh trong môn
Bóng Rổ cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, Hà Trung. 13
2.4.1. Xây dựng chương trình thực nghiệm.
13
2.4.2. Tổ chức thực nghiệm.
13
2.4.3:Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh trong môn Bóng Rổ
cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, Hà Trung.
14
3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

3.1. Kết luận .
3.2. Kiến nghị.
* Tài liệu tham khảo.

17
17

1


1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài.
Bóng rổ du nhập vào Việt nam khoảng thập niên 30 và có những thời kỳ
phát triển sôi nổi ở cả hai miền Bắc, Nam phong trào tập luyện Bóng rổ đang
phát triển rộng ở khắp mọi nơi đặc biệt là ở các trường THPT ,sự đòi hỏi về nhu
cầu tập luyện và thi đấu Bóng rổ ngày một cao hơn. Do vậy việc xây dựng một
kế hoạch giảng dạy huấn luyện cho học sinh THPT, có kết quả và đạt thành tích
cao trong học tập và thi đấu đang là vấn đề cần thiết và quan trọng.
Môn Giáo dục thể chất trong các trường THPT ngoài việc thực hiện dạy,
học tốt giờ học Giáo dục thể chất chính khóa. Trường đã thường xuyên duy trì
tốt nền nếp với việc tổ chức các trò chơi thể thao cho HS. Tổ chức tốt, có hiệu
quả các hoạt động thi đấu thể thao vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm;
các môn thể thao phổ biến được tập luyện và tổ chức thi đấu thường xuyên là:
Môn Bóng rổ, Bóng đá, Bóng bàn, Cầu lông, Đá cầu, Kéo co, Đẩy gậy .
- Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS, khối THPT,
qua đó đã thu hút đông đảo GV ở các trường nhiệt tình hưởng ứng tham gia, qua
đó đã lựa chọn được những GV có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm tốt
để bổ sung vào đội ngũ cốt cán bộ môn Giáo dục thể chất của tỉnh.
- Công tác bồi dưỡng thường xuyên của đội ngũ GV dạy Giáo dục thể chất
được các trường đặc biệt quan tâm, gắn với yêu cầu về đổi mới phương pháp

giảng dạy phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của đơn vị để triển khai thực
hiện thường xuyên trong quá trình giảng dạy.
- Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường đầu tư kinh phí để đảm bảo
các điều kiện cho việc dạy học môn Giáo dục thể chất như: Sân tập, dụng cụ thể
thao, đồ dùng dạy học môn Giáo dục thể chất .... Đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện hiện đại ở một số trường trung tâm làm
điểm để phục vụ cho việc tập luyện, học tập của HS cũng như việc tổ chức các
hoạt động thi đấu TDTT lớn của ngành, của tỉnh như: Hội khỏe Phù Đổng, giải
Bóng Rổ, Cầu lông, Bóng bàn, Bóng đá...
- Việc đánh giá xếp loại môn học của học sinh bằng hình thức: Đạt và
không đạt làm ảnh hưởng đến chất lượng giờ học môn Giáo dục thể chất và
thành tích thể thao học đường; nhất là sự hứng thú trong giờ học tập bị hạn chế,
không phát huy được hết khả năng học tập, rèn luyện cũng như sự phấn đấu
hướng tới thành tích thể thao học đường của HS.
Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới đào tạo phương pháp
dạy học, việc nghiên cứu nhằm tìm ra các Bài tập đánh giá sức nhanh cho HS
học môn Bóng rổ được đặt ra như vấn đề bức xúc từ thực tiễn tập luyện. Với
mục đích này chúng tôi đã nghiên cứu lựa chọn một số bài tập thích hợp, qua đó
để phát triển sức nhanh cho HS học môn Bóng rổ và khẳng định được hiệu quả
của chúng thông qua việc thử nghiệm các bài tập trên đối tượng nghiên cứu bằng
nhiều phương pháp khác nhau từ đó giúp được các giáo viên có được những
thông tin cần thiết và những biện pháp phù hợp trong công tác giảng dạy môn
2


Bóng rổ, đặc biệt là sức nhanh là rất quan trọng, do đó tôi đi đến nghiên cứu đề
tài:
“ Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh trong môn
Bóng Rổ cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà
Trung”

1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành với mục đích lựa chọn những bài tập thích
hợp và có hiệu quả nhất trong phát triển sức nhanh trong môn Bóng Rổ cho học
sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung, bước đầu ứng
dụng, đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn cho đối tượng nghiên cứu, đóng
góp một phần nhỏ trong nguồn tài liệu và trong công tác giảng dạy môn Bóng rổ
nói chung trong các trường THPT.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài dự kiến giải quyết các nhiệm vụ
sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức nhanh
trong môn Bóng Rổ của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện
Hà Trung.
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển
sức nhanh trong môn Bóng Rổ cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ
Kha, huyện Hà Trung.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Chủ thể : Các bài tập phát triển sức nhanh trong môn Bóng Rổ.
- Khách thể : Học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà
Trung.
1.4: Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
1.4.1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này là tổng hợp các nguồn thông tin và thu thập tài liệu về
vấn đề mà đề tài nghiên cứu.
1.4.2. . Phương pháp phỏng vấn
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập các nội dung như
nguyên tắc, xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung tập luyện và các bài tập hợp
lý để phát triển sức nhanh tốc độ, lựa chọn các test và phương pháp đánh giá.
1.4.3. . Phương pháp quan sát sư phạm
Tiến hành quan sát nắm những diễn biến cụ thể, ghi chép lại thành văn bản,

đánh giá kết quả nhận xét kết quả học tập ở mỗi buổi học trong những giờ giảng
dạy để xác định kết quả học tập, từ đó ứng dụng bài tập sát với đối tượng nghiên
cứu, đảm bảo tính khoa học trong ứng dụng và quá trình giảng dạy.
1.4.4. . Phương pháp kiểm tra sư phạm
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng những nội dung kiểm
tra đánh giá trình độ sức nhanh tốc độ của nữ học sinh nhằm thu thập số liệu cho
việc chứng minh tính khoa học của các bài tập phát triển sức nhanh trong môn
Bóng Rổ cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung.
3


Cụ thể đối tượng là 16 cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha
- Hà Trung, được chia thành 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm (nhóm A) và nhóm đối
chứng (nhóm B) có trình độ thể lực, kỹ thuật, số buổi tập tương đối ngang bằng
nhau. Nhóm đối chứng theo giáo án bình thường còn nhóm thực nghiệm được
thực hiện theo giáo án của tôi.
1.4.6. Phương pháp toán học thống kê
Phương pháp sử dụng toán học thống kê để phân tích và xử lý số liệu thu
thập được trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trong quá trình thực hiện, đề tài có
sử dụng các tham số đặc trưng:
n

1. Giá trị trung bình cộng

X 

x

n


 (x

i

, 2. Phương sai:  2  i 1

i 1

n

i

 x)

n 1

(với n < 30)
3. Độ lệch chuẩn:    2 , 4. Tính t: Công thức so sánh 2 tỷ lệ quan sát ở
mẫu bé
t

x1  x n



2

nA






2

(n <30) Trong đó  2 

 (x

A

n A  nB  2

nB
n

5. Hệ số tương quan: r 

 (x

i

 x)( y i  y )

.

i 1

 (x


i

 x)

2

(y

i

 y)

 x A ) 2   ( xB  xB ) 2

2

1.5. Tổ chức nghiên cứu
1.5.1 Thời gian nghiên cứu.
Đề tài được tiến hành từ tháng 03/2018 đến tháng 05/2019 và chia làm 3
giai đoạn
* Giai đoạn 1: Từ tháng 03/2018 đến tháng 05/2018 xác định phương
hướng nghiên cứu, chọn tên đề tài.
* Giai đoạn 2: Từ tháng 05/2018 đến tháng 04/2019 tham khảo tài liệu, thu
thập số liệu và giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
* Giai đoạn 3: Tháng 05/2019 hoàn thiện và báo cáo kết quả nghiên cứu
trước hội đồng khoa học nhà trường, và gửi cấp trên.
1.5.2 Địa điểm nghiên cứu.
- Địa điểm nghiên cứu :
Được tiến hành tại trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung. .
2 : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 10.
2.1.1.1. Đặc điểm tâm lý
Đây là tuổi hình thành thế giới quan, hình thành nhân cách. Đó cũng là lứa
tuổi vui tươi, độc đáo và mong muốn cuộc sống tốt đẹp là tuổi nảy nở những
tình cảm mới. Thế giới quan không phải là một niềm tin lạnh nhạt mà nó có sự
say mê ước vọng nhiệt tình, các em có thái độ tự giác tích cực trong học tập,
4


xuất phát từ động cơ học tập đúng đắn và hướng tới việc lựa chọn nghề nghiệp
sau này.
2.1.1.2. Đặc điểm sinh lý
+ Hệ thần kinh
Hệ thần kinh phát triển, khả năng phân tích, tổng hợp, trìu tượng hoá được
phát triển điều kiện thuận lợi cho việc nhanh chóng hình thành các phản xạ có
điều kiện
+ Hệ vận động
Hệ xương bắt đầu giảm tốc độ phát triển, các xương nhỏ hấu như đã hoàn
thành như xương cổ tay, bàn tay. Do đó các em có thể tập luyện một số động tác
treo, chống, mang vác nặng mà không gây nên tổn thương hay phát triển lệch lạc
của cơ thể. Cột sống đã ổn định về hình dáng nhưng vẫn có thể bị cong vẹo nên
cần tiếp tục bồi dưỡng tư thế chính xác.
+ Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn phát triển dần đi đến hoàn thiện, buồng tim phát triển tương
đối hoàn chỉnh, hệ thống điều hoà vận mạch tương đối hoàn chỉnh. Phản ứng
của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ ràng, sau vận động mạch đập và
huyết áp hồi phục nhanh chóng.
+ Hệ hô hấp
Đã tương đối hoàn thiện, diện tiếp xúc của phổi khoảng 100 - 120 cm 2 gần

bằng tuổi trưởng thành, dung lượng phổi tăng nhanh, tần số hô hấp gần giống
người lớn 10 - 26 lần/phút. Tuy nhiên các cơ hô hấp còn yếu do đó độ giãn của
lồng ngực còn nhỏ.
2.1.2. Quan điểm về huấn luyện sức nhanh.
Khi nói bài tập giáo dục thể chất chúng ta đều hiểu đó là những hoạt động
vận động riêng biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức có chủ đích phù
hợp với quy luật của giáo dục thể chất. Ngày nay đã có rất nhiều nhà khoa học
đi sâu nghiên cứu và đưa ra nhiều quan điểm góc nhìn sâu sắc về hệ thống bài
tập với mục tiêu tìm ra các bài tập mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác
giảng dạy.
2.1.3. Tầm quan trọng của tố chất sức nhanh với phát triển thành tích môn
Bóng Rổ.
Sức nhanh là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh. Đó là khả năng
con người phát huy một lực lớn trong khoảng tham gia ngắn nhất. Ta thấy thực
hiện các kỹ thuật trong môn Bóng Rổ trong thời gian ngắn sẽ phát huy được ,
hiệu quả cao hơn trong thi đấu.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể khẳng định sức nhanh là tố chất
không thể thiếu trong quá trình giảng dạy và huấn luyện Bóng Rổ .
2.2. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức nhanh trong môn Bóng
Rổ của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung.
2.2.1. Tầm quan trọng của sức nhanh trong môn Bóng rổ
Để đánh giá tầm quan trọng của sức nhanh trong môn Bóng rổ, đề tài tiến
hành phỏng vấn các chuyên gia, huấn luyện, giáo viên làm công tác giảng dạy,
5


huấn luyện cho học sinh, sinh viên, vận động viên Bóng rổ bằng phiếu phỏng
vấn. Số phiếu phát ra là 35, thu về là 30. Cách trả lời cụ thể theo 3 mức:
Rất quan trọng:
mức 1

Quan trọng:
mức 2
Không quan trọng:
mức 3
Kết quả phỏng vấn cụ thể được trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1. Tầm quan trọng của các tố chất thể lực trong môn Bóng rổ (n=30)
Ưu tiên 1
Ưu tiên 2
Ưu tiên 3
TT
Các tố chất
n
%
n
%
n
%
1 Sức nhanh
29
96.67
1
0.33
0
0
2 Sức mạnh
25
83.33
5
16.67
0

0
3 Sức bền
24
80.00
6
20.00
0
0
4 Khéo léo
23
76.67
6
20.00
1
3.33
5 Mềm dẻo
20
64.00
8
26.67
2
6.67
Qua bảng 2.1. cho thấy: trong số các tố chất thể lực được đưa ra phỏng
vấn, tố chất sức nhanh được đánh giá là quan trọng nhất trong môn bóng rổ với
96.67% ý kiến tán thành là rất quan trọng. 01 ý kiến còn lại tán thành ở mức
quan trọng. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế huấn luyện và thi đấu bóng
rổ hiện đại. Bởi bóng rổ hiện đại thiên về lối đánh nhanh, biến hoá, yêu cầu vận
động viên không chỉ phải tổ chức tấn công nhanh tốt, lùi về phòng thủ kịp thời
mà còn cần có sức nhanh tốt để giữ bóng cũng như tranh cướp bóng với đối thủ.
2.2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sức nhanh trong

môn Bóng Rổ của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện
Hà Trung.
- Tài liệu giảng dạy, học tập
Hiện nay ở các trường THPT còn hạn chế rất nhiều các tài liệu chuyên
môn phục cho công tác giảng dạy và huấn luyện, các giáo trình huấn luyện và
sách chuyên môn còn thiếu. So với nhiều môn khác tài liệu Bóng rổ phục vụ cho
HLV, giáo viên và vận động viên, học sinh vẫn còn nhiều hạn chế và chủ yếu
vẫn là sách dịch. Vì vậy, khi áp dụng vào thực tế tại THPT nhiều hạn chế, chưa
phù hợp.
- Sân bãi dụng cụ phục vụ giảng dạy, học tập
Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 2.2
Bảng 2.2. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện, tập luyện môn
Bóng rổ tại trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung.
TT
Cơ sở vật chất
Số lượng
Đáp ứng tập luyện
1 Sân tập
01
Trung bình
2 Rổ
04
Trung bình
3 Bóng
20
Trung bình
4 Cọc
10
Trung bình
5 Mốc, nấm

15
Trung bình
6


6

Các dụng cụ khác (đồng hồ
bấm giờ, bảng bật nhảy...)

Đủ

Trung bình

Qua bảng 2.2. Cho đến thời điểm hiện nay nhà trường xây dựng 1 sân
Bóng rổ phục vụ cho công tác huấn luyện, giảng dạy môn học này. Sân bảo đảm
để tập luyện. Với 1 sân tập học sinh tập là chưa đủ để các em tập luyện học tập
được thuận lợi.
Về bóng tập cho học sinh trang bị cũng tạm đủ tập tuy nhiên để sử dụng
các bài tập nhiều bóng thì vẫn còn là vấn đề hạn chế. Hiện tại, nhà trường có 20
quả bóng dùng cho học tập của học sinh và tập luyện. Ngoài ra còn có 10 cọc,
15 mốc với chất lượng trung bình phục vụ quá trình tập luyện.
Như vậy, các trang thiết bị phục vụ huấn luyện và tập luyện chỉ là tương
đối và đáp ứng yêu cầu.
2.2.3. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức nhanh trong môn
Bóng Rổ của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà
Trung.
Qua phân tích giáo án giảng dạy và quan sát thực tế tập luyện của học
sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung.
đề tài nhận thấy các bài tập thường được sử dụng trong phát triển sức

nhanh cho đối tượng nghiên cứu gồm có:
- Dẫn bóng 14m luồn cọc lên rổ
- Dẫn bóng tốc độ 20m
- Chạy hình thoi 5mx5m trong 15s
- Bật nhảy qua ghế băng bằng 2 chân 10 s
- Chạy hình tam giác 5m x 5m trong 15s
Nhìn chung các giáo viên đã sử dụng các hình thức tập luyện cơ bản để
nâng cao sức nhanh cho học sinh nữ tập luyện Bóng rổ .
- Tuần tự áp dụng các bài tập đã đảm bảo được yêu cầu của các nguyên
tắc huấn luyện, giảng dạy.
- Số lượng các bài tập áp dụng cho giảng dạy thể lực nói chung và sức
nhanh cho đối tượng nghiên cứu nói riêng còn nghèo nàn dẫn đến sự đơn điệu
trong huấn luyện, giảng dạy, chưa phát huy được tính chủ động tích cực trong
VĐV.
- Các hình thức tập luyện chưa thật đa dạng và phong phú, không tạo
được hưng phấn trong tập luyện.
2.2.4. Thực trạng về sức nhanh trong môn Bóng Rổ của học sinh nữ
lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung
2.2.4.1. Lựa chọn Test đánh giá trình độ sức nhanh trong môn Bóng Rổ
của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung
Để lựa chọn Test đánh giá trình độ sức nhanh trong môn Bóng Rổ cho học
sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung .Trước tiên, đề tài
tiến hành phân tích các tài liệu tham khảo có liên quan, quan sát thực tế công tác
đánh giá sức nhanh tại các câu lạc bộ bóng rổ mạnh để tìm hiểu các Test thường
7


được sử dụng trong đánh giá sức nhanh môn Bóng rổ. Bằng những nghiên cứu
trên, đề tài lựa chọn được 5 Test đánh giá sức nhanh môn Bóng rổ gồm:
- Dẫn bóng tốc độ 20m (s)

- Dẫn bóng tốc độ lên rổ (s)
- Dẫn bóng 2 bước lên rổ tay trên cao 5 lần (s)
- Chuyền bóng trúng đích 15s 10 lần (s)
- Dẫn bóng luồn cọc lên rổ (s)
Để lựa chọn được những Test thích hợp nhất đánh giá sức nhanh trong
môn Bóng Rổ cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà
Trung.
đề tài tiến hành phỏng vấn các giáo viên đã và đang huấn luyện, giảng
dạy môn Bóng rổ tại của một số trường học có phong trào bóng rổ phát triển...
Số phiếu phát ra là 20 thu về là 16.
Cách trả lời cụ thể:
Ưu tiên 1:
3 điểm
Ưu tiên 2:
2 điểm
Ưu tiên 3:
1 điểm
Đề tài sẽ lựa chọn những chỉ Test đạt từ 70% tổng điểm phỏng vấn ở hai
mức ưu tiên 1 và 2 đề đánh giá sức nhanh cho đối tượng nghiên cứu.
Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 2.3.
Bảng 2.3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn chỉ tiêu đánh giá sức nhanh
trong môn Bóng Rổ cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha,
huyện Hà Trung.
Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3
Tổng
TT
Nội dung kiểm tra
P/Đ % P/Đ % P/Đ % P/Đ %
68.7
1 Dẫn bóng tốc độ 20m (s) 11/33

4/8 25.0 1/1 6.25 16/42 93.75
5
Dẫn bóng tốc độ lên rổ
2
10/30 62.5 4/8 25.0 2/2 5.56 16/40 87.5
(s)
Dẫn bóng 2 bước lên rổ
43.7
3
1/3 6.25 8/16 50.0 7/7
16/26 56.25
tay trên cao 5 lần (s)
6
Chuyền bóng trúng đích
43.7
43.7
4
2/6 12.5 7/14
7/7
16/27 56.25
15s 10 lần (s)
5
6
Dẫn bóng luồn cọc lên rổ
5
10/30 62.5 4/8 25.0 2/2 5.56 16/40 87.5
(s)
Qua bảng 2.3. đề tài đã lựa chọn được 03 chỉ tiêu có tổng điểm phỏng vấn
đạt từ 70% trở lên. Cụ thể gồm:
- Dẫn bóng tốc độ 20m (s)

- Dẫn bóng tốc độ lên rổ (s)
- Dẫn bóng luồn cọc lên rổ (s)
Còn lại 02 chỉ tiêu là: Dẫn bóng 2 bước lên rổ tay trên cao 5 lần (s) và
Chuyền bóng trúng đích 15s 10 lần (s) vì có tổng điểm phỏng vấn nhỏ hơn 70%
8


nên theo nguyên tắc phỏng vấn đặt ra, đề tài loại khỏi vòng thử nghiệm tiếp
theo.
Tiếp theo, đề tài tiến hành xác định độ tin cậy của các chỉ tiêu lựa chọn
qua phỏng vấn bằng phương pháp Retest (lặp lại 2 lần yêu cầu của Test).
Kết quả được trình bày tại bảng 2.4.
Bảng 2.4. Độ tin cậy của các Test đánh giá sức nhanh cho đối tượng
nghiên cứu
TT
Nội dung kiểm tra
r
P
1 Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
0.84
< 0.05
2 Dẫn bóng tốc độ lên rổ (s)
0.83
< 0.05
3 Dẫn bóng luồn cọc lên rổ (s)
0.85
< 0.05
Qua bảng 2.4. cho thấy: Ở 3 Nội dung kiểm tra đều thu được r > 0.80 ở
ngưỡng P < 0.05, nghĩa là đủ độ tin cậy sử dụng.
2.2.4.2. Thực trạng sức nhanh trong môn Bóng Rổ cho học sinh nữ lớp 10

trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung.
Kết quả được trình bày ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Thực trạng sức nhanh trong môn Bóng Rổ của học sinh nữ
lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung.
TT

Nội dung kiểm tra

lớp10C1

Lớp 10 C2

1

Dẫn bóng tốc độ 20m (s)

4.9

4.6

2

Dẫn bóng tốc độ lên rổ (s)

7.7

7.4

3


Dẫn bóng luồn cọc lên rổ (s)

10.8

10.6

Qua bảng 2.5. cho thấy:
- sức nhanh trong môn Bóng Rổ của học sinh nữ lớp 10 trường THPT
Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung. Gần như ngang bằng nhau.
Ở lứa tuổi lớp 10, chương trình huấn luyện thiên về huấn luyện kỹ thuật,
chiến thuật nhiều hơn nhằm trang bị đa dạng kiến thức, chuẩn bị cho các kỹ
năng thực tiễn trong thi đấu, chính vì vậy trình độ sức nhanh giảm dần.
So sánh thực trạng sức nhanh trong môn Bóng Rổ của học sinh nữ lớp 10
trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung. với một số trường THPT ở
huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả trình bày bảng 2.6.
Bảng 2.6. So sánh thực trạng sức nhanh trong môn Bóng Rổ của học
sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung. với một số
trường THPT tỉnh Thanh Hóa.
TT

Nội dung
kiểm tra

Trường THPT
Hoàng Lệ Kha
lớp10

Trường THPT
Hà Trung
lớp 10


Trường THPT
Bỉm Sơn
lớp10

Trường THPT
Ba Đình
lớp10

9


1
2
3

Dẫn bóng tốc
độ 20m (s)
Dẫn bóng tốc
độ lên rổ (s)
Dẫn bóng luồn
cọc lên rổ (s)

4.6

4. 5

4.55

4. 7


7.4

7.36

7.38

7.6

10.6

10.5

10.55

10.7

Qua bảng 2.6 cho thấy: sức nhanh trong môn Bóng Rổ của học sinh nữ
lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung còn thấp so với các trường
lân cận.
Qua nghiên cứu nhiệm vụ 1 có những kết luận sau:
1. Sức nhanh có vai trò rất quan trọng trong huấn luyện, giảng dạy môn
Bóng rổ.
2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sức nhanh trong môn
Bóng Rổ của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung.
+ Về tài liệu giảng dạy, học tập: Phần lớn là các tài liệu dịch nên khi áp
dụng vào thực tế huấn luyện, giảng dạy cho sức nhanh trong môn Bóng Rổ của
học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung. còn nhiều
hạn chế.
+ Về trang thiết bị, dụng cụ học tập: chỉ đáp ứng nhu cầu dạy và học ở

mức độ trung bình.
+ Về đối tượng học tập: Các em là học sinh , mới tham gia tập luyện Bóng
rổ nên trình độ tập luyện Bóng rổ chưa thực sự cao.
+ Về đội ngũ huấn luyện viên, giáo viên: Đáp ứng nhu cầu giảng dạy huấn
luyện.
3. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức nhanh trong môn Bóng Rổ
của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung. Nhìn
chung các GV đã sử dụng các hình thức tập luyện cơ bản để nâng cao sức nhanh
cho nữ vận động viên Bóng rổ .
+ Tuần tự áp dụng các bài tập đã đảm bảo được yêu cầu của các nguyên
tắc huấn luyện, giảng dạy.
+ Số lượng các bài tập áp dụng cho huấn luyện thể lực nói chung và sức
nhanh cho đối tượng nghiên cứu nói riêng còn nghèo nàn dẫn đến sự đơn điệu
trong huấn luyện, chưa phát huy được tính chủ động tích cực trong VĐV.
+ Các hình thức tập luyện chưa thật đa dạng và phong phú, không tạo
được hưng phấn trong tập luyện.
4. Đề tài đã lựa chọn được 03 Test đủ độ tin cậy để đánh giá sức nhanh
trong môn Bóng Rổ của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện
Hà Trung gồm:
- Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
- Dẫn bóng tốc độ lên rổ (s)
- Dẫn bóng luồn cọc lên rổ (s)
Trình độ sức nhanh trong môn Bóng Rổ của học sinh nữ lớp 10 trường
THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung còn ở mức thấp.
10


2.3. Giải pháp đưa ra nhằm phát triển sức nhanh trong môn Bóng Rổ
cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung .
Để giải quyết nhiệm vụ 2, đề tài tiến hành các bước

- Các nguyên tắc khi lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh trong môn
Bóng Rổ của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung.
- Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh trong môn Bóng Rổ của học sinh
nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung.
- Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh trong môn
Bóng Rổ của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung
+ Xây dựng chương trình thực nghiệm
+ Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn.
Sau đây là kết quả nghiên cứu cụ thể từng phần:
2.3.1. Các nguyên tắc khi lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh trong
môn Bóng Rổ của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện
Hà Trung.
Để lựa chọn các bài tập, trước hết chúng tôi căn cứ vào đặc điểm tâm sinh
lý lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu, cơ sở khoa học của huấn luyện sức
nhanh… qua đó chúng tôi xác định các nguyên tắc lựa chọn bài tập phát triển
sức nhanh cho đối tượng nghiên cứu gồm:
- Nguyên tắc 1: Các bài tập được lựa chọn phải có định hướng phát triển
sức nhanh rõ rệt nhằm tác động trực tiếp vào các nhóm cơ chủ yếu tham gia vào
hoạt động kỹ chiến thuật trong Bóng rổ
- Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo tính khả thi nghĩa
là các bài tập có thể thực hiện phù hợp với đối tượng học sinh nữ lớp 10 trường
THPT
- Nguyên tắc 3: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo tính hợp lý nghĩa là
nội dung, hình thức và khối lượng vận động phải phù hợp với đặc điểm đối
tượng.
- Nguyên tắc 4: Bài tập phải có tính hiệu quả nghĩa là các bài tập phải
nâng cao tương đối năng lực sức nhanh cho đối tượng nghiên cứu.
- Nguyên tắc 5: các bài tập phải có tính đa dạng tạo hứng thú tập luyện
cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT.
- Nguyên tắc 6: các bài tập phải có tính tiếp cận xu hướng sử dụng các

biện pháp và phương pháp huấn luyện sức nhanh hiện đại.
2.3.2. Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh trong môn Bóng Rổ cho
học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung.
Qua phân tích tài liệu chuyên môn, quan sát thực tế công tác giảng dạy,
huấn luyện cũng như phỏng vấn trực tiếp các giáo viên, huấn luyện viên tại
trường THPT và các trường có phong trào Bóng rổ phát triển mạnh, đề tài xác
định được 16 bài tập phát triển sức nhanh cho đối tượng nghiên cứu thuộc 03
nhóm: bài tập không bóng, bài tập có bóng và bài tập trò chơi và thi đấu.
Nhằm xác định cơ sở thực tiễn của các bài tập, đề tài tiến hành phỏng vấn
các giáo viên, huấn luyện viên về vấn đề này bằng phiếu phỏng vấn (phụ lục) để
tìm ra các bài tập phù hợp nhất để phát triển sức nhanh trong môn Bóng Rổ của
11


học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung. Số phiếu phát
ra là 20, thu về là 16. Cách trả lời cụ thể:
Ưu tiên 1: 3 điểm , Ưu tiên 2: 2 điểm,
Ưu tiên 3:
1 điểm
Đề tài sẽ lựa chọn những bài tập đạt từ 80% tổng điểm phỏng vấn ở mức
độ ưu tiên 1 và 2, để phát triển sức nhanh chuyên môn cho đối tượng nghiên
cứu.
Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 2.7.
Bảng 2.7. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển
sức nhanh trong môn Bóng Rổ của học sinh nữ lớp 10 trường THPT
Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung.(n=16)
Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3
Tổng
Phân
TT

Bài tập
loại
P/Đ % P/Đ % P/Đ % P/Đ %
1.
Bài tập đột phá
11/33 68.75 4/8 25.0 1/1 6.25 16/42 93.75
Bài tập bật nhảy
Bài
2.
với cao liên tục
10/30 62.5 4/8 25.0 2/2 12.5 16/40 87.5
tập
20s
không
3.
Chạy con thoi (s) 10/30 62.5 4/8 25.0 2/2 6.25 16/40 87.5
bóng
Di chuyển chéo
43.7
4.
1/3 6.25 7/14
8/8 50.0 16/25 50.0
nửa sân (s)
5
Di động 2 người
18.7
5.
chuyền bóng ném 11/33 68.75 2/4 12.5 3/3
16/40 93.75
5

rổ 28m (s)
Tại chỗ ném rổ
nhanh 10s có
43.7
6.
1/3 6.25 7/14
8/8 50.0 16/25 50.0
người phục vụ
5
(slvr)
Dẫn bóng tốc độ
81.2
18.7
7.
13/39
3/6
0/0 00.0 16/45 100
20m (s)
5
5
81.2
18.7
Bài Dẫn bóng luồn
8.
13/39
3/6
0/0 00.0 16/45 100
5
5
tập có cọc lên rổ (s)

bóng Dẫn bóng số 8
31.2
18.7
9.
8/24 50.00 5/10
3/3
16/37 81.25
ném rổ 5 lần (s)
5
5
Dẫn bóng đột phá
10.
qua người ném rổ 10/30 62.5 4/8 25.0 2/2 12.5 16/40 87.5
(s)
Tại chỗ ném rổ
11.
15s có người phục 11/33 68.75 4/8 25.0 1/1 6.25 16/42 93.75
vụ (slvr)
Dẫn bóng tốc độ
81.2
18.7
12.
13/39
3/6
0/0
0 16/45 100
lên rổ(s)
5
5
13. Bài Phản xạ nhanh

11/33 68.75 4/8 25.0 1/1 6.25 16/42 93.75
tập với bóng
12


Chuyền bóng
trò “ma”
chơi Thi đấu nửa sân
15.
và thi (3x3) trong 5 phút
đấu
16.
Thi đấu 20 phút
14.

31.2
18.7
3/3
16/37 81.25
5
5
43.7
6.25 7/14
8/8 50.0 16/25 50.0
5
43.7
12.5 7/14
8/8 50.0 16/25 50.0
5


8/24 50.0 5/10
1/3
1/3

Qua bảng 2.7 cho thấy: trong 16 bài tập đưa ra phỏng vấn có 12 bài tập
đạt tổng điểm phỏng vấn từ 80% trở lên. Theo nguyên tắc phỏng vấn đặt ra, đề
tài lựa chọn các bài tập đó để phát triển sức nhanh trong môn Bóng Rổ cho học
sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung.
. Cụ thể gồm:
* Bài tập không bóng
1
Bài tập đột phá
2
Bài tập bật nhảy với cao liên tục 20s
3
Chạy con thoi (s)
* Bài tập có bóng
4
Di động 2 người chuyền bóng ném rổ 28m (s)
5
Dẫn bóng tốc độ 20m(s)
6
Dẫn bóng luồn cọc lên rổ (s)
7
Dẫn bóng số 8 ném rổ 5 lần(s)
8
Dẫn bóng đột phá qua người ném rổ(s)
9
Tại chỗ ném rổ 15s có người phục vụ (slvr)
10

Dẫn bóng tốc độ lên rổ (s)
* Bài tập trò chơi và thi đấu
11
Phản xạ nhanh với bóng
12
Chuyền bóng “ma”
Các bài tập còn lại (không in đậm trên bảng) vì có tổng điểm phỏng vấn
nhỏ hơn 80% tổng điểm tối đa, theo nguyên tắc đặt ra, đề tài loại khỏi vòng thử
nghiệm tiếp theo.
Như vậy, qua phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn được 12 bài tập phát triển sức
nhanh trong môn Bóng Rổ của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha,
huyện Hà Trung. thuộc các nhóm: Bài tập không bóng, bài tập có bóng và bài
tập trò chơi và thi đấu.
Nội dung và hình thức tập luyện các bài tập đã lựa chọn được chúng tôi
trình bày cụ thể dưới đây.
2.4. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh trong
môn Bóng Rổ của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện
Hà Trung.
2.4.1. Xây dựng chương trình thực nghiệm
Chương trình thực nghiệm được xây dựng trong 10 tuần với 03 buổi 1
tuần và thời gian tập sức nhanh cho đối tượng nghiên cứu là 20 phút trong mỗi
buổi tập và được tiến hành vào đầu các buổi tập, sau khi khởi động chuyên môn.
2.4.2. Tổ chức thực nghiệm
13


* Để kiểm nghiệm hiệu quả các bài tập lựa chọn qua phỏng vấn, đề tài
ứng dụng các bài tập đã lựa chọn vào quá trình thực nghiệm. Đối tượng thực
nghiệm là 16 học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà
Trung.

. Đề tài phân chia 16 VĐV ra làm hai nhóm
+ Nhóm thực nghiệm: 8 VĐV
+ Nhóm đối chứng: 8 VĐV
Việc phân chia được chúng tôi tiến hành theo phương pháp bốc thăm ngẫu
nhiên
* Thời gian thực nghiệm: - Thời gian thực nghiệm: Thời gian đề tài thực
nghiệm là 10 tuần, mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi tập 90 phút, trong đó thời gian dành
cho việc ứng dụng các bài tập đã lựa chọn là 20 phút. Các bài tập được ứng dụng
vào đầu mỗi buổi tập
* Cách thức kiểm tra:
- Địa điểm thực nghiệm: Tại trường THPT Hoàng Lệ Kha,huyện Hà
Trung.
- Số lần kiểm tra: Trong quá trình thực nghiệm các đối tượng trên đều
được kiểm tra trước và sau thực nghiệm. Tổng số lần kiểm tra là 2 lần
- Nội dung kiểm tra: là các Test đã lựa chọn của đề tài.
2.4.3. Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh trong môn Bóng
Rổ của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung.
2.4.3.1. So sánh kết quả của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước
thực nghiệm
Trước thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra trình độ sức nhanh của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng 03 Test đã lựa chọn ở phần trước của đề
tài. Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. So sánh trình độ sức nhanh của hai nhóm thực nghiệm
và đối chứng - trước thực nghiệm
Đối chứng Thực nghiệm
So sánh
n=8
n=8
TT
Các Test kiểm tra



t
p
x
x
1 Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
4.55 0.12
4.6
0.13 1.12 >0.05
2 Dẫn bóng tốc độ lên rổ (s)
7.41 0.17 7.47 0.18 1.27 >0.05
3 Dẫn bóng luồn cọc lên rổ (s) 10.53 0.20 10.51 0.19 0.97 >0.05
Qua bảng 2.8. cho thấy: ở giai đoạn trước thực nghiệm, ở cả 3 Test kiểm
tra ta đều thu được kết quả t tính < tbảng ở ngưỡng P > 0.05. Điều đó có nghĩa sự
khác biệt giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm là không
có ý nghĩa thống kê, hay nói cách khác là trước thực nghiệm, trình độ sức nhanh
trong môn Bóng Rổ của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện
Hà Trung. thuộc hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau.
2.4.3.2. Kết quả kiểm tra sau 3 tháng thực nghiệm
14


Sau 3 tháng thực nghiệm theo tiến trình đã xây dựng, đề tài tiến hành
kiểm tra lại trình độ sức môn của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng nhằm đánh
giá hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn. Kết quả được trình bày ở bảng 2.9.

TT
1
2

3

Bảng 2.9. So sánh trình độ sức nhanh của hai nhóm thực nghiệm
và đối chứng - sau 3 tháng thực nghiệm
Đối chứng Thực nghiệm
So sánh
n=8
n=8
Các Test kiểm tra


t
p
x
x
Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
4.53 0.13 4.48 0.12 2.89 <0.05
Dẫn bóng tốc độ lên rổ (s) 7.39 0.16 7.36 0.19 3.15 <0.05
Dẫn bóng luồn cọc lên rổ
10.51 0.21 10.46 0.20 2.93 <0.05
(s)

Qua bảng 2.9. cho thấy: sau 3 tháng thực nghiệm theo chương trình thực
nghiệm đã xây dựng trong phần trước của đề tài, kết quả kiểm tra sức nhanh của
hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt đáng kể ở tất cả các Test
thể hiện ở kết quả ttính > tbảng ở ngưỡng P < 0.05. Điều này cho thấy các bài tập
mà chúng tôi đã lựa chọn đã phát huy hiệu quả cao hơn hẳn so với các bài tập cũ
thường được sử dụng để huấn luyện sức nhanh trong môn Bóng Rổ của học sinh
nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung.
Để thấy rõ hơn sự tăng trưởng của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng

chúng tôi tiến hành tính nhịp độ tăng trưởng của hai nhóm sau 3 tháng thực
nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 2.10.
Bảng 2.10. So sánh mức độ tăng trưởng của hai nhóm thực nghiệm
và đối chứng sau 3 tháng thực nghiệm
Nhóm
Đối chứng
Thực nghiệm
Trước Sau
Trước Sau
W%
W%
TN
TN
TN
TN
1 Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
4.55 4.53 1.99
4.6
4.48
4.21
2 Dẫn bóng tốc độ lên rổ (s)
7.41 7.39 1.76 7.47 7.36
3.70
Dẫn bóng luồn cọc lên rổ
10.5
10.4
3
10.53
1.36 10.51
2.26

(s)
1
6
Qua bảng 2.10. cho thấy: sau 3 tháng thực nghiệm, trình độ sức nhanh của cả
hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có sự tăng trưởng đáng kể, nhưng sự
tăng trưởng của nhóm thực nghiệm lớn hơn hẳn so với nhóm đối chứng.

TT

Các Test kiểm tra

15


Để thấy rõ hơn điều này, ta quan sát biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1. Nhịp tăng trưởng của 2 nhóm thực nghiệm
và đối chứng sau quá trình thực nghiệm
Qua nghiên cứu nhiệm vụ 2 có những kết luận sau:
1. Đề xuất 06 nguyên tắc cần tuân theo khi lựa chọn bài tập phát triển sức
nhanh trong môn Bóng Rổ cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha,
huyện Hà Trung.
2. Lựa chọn được 12 bài tập phát triển sức nhanh trong môn Bóng Rổ của
học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung
3. Ứng dụng các bài tập phát triển sức nhanh đã lựa chọn trong thực tế và
đánh giá hiệu quả bài tập. Kết quả, các bài tập đã lựa chọn của đề tài có tác dụng
phát triển sức nhanh trong môn Bóng Rổ cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT
Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung tốt hơn hẳn so với các bài tập thường sử dụng.

16



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức nhanh trong môn Bóng Rổ
của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung còn một
số vấn đề bất cập như về số lượng bài tập, hình thức tập luyện... nên cần thiết
phải tiến hành lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh cho đối tượng nghiên cứu.
2. Lựa chọn được 12 bài tập phát triển sức nhanh trong môn Bóng Rổ cho
học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung. Cụ thể gồm:
* Bài tập không bóng
1
Bài tập đột phá
2
Bài tập bật nhảy với cao liên tục 10s
3
Chạy con thoi
* Bài tập có bóng
4
Di động 2 người chuyền bóng ném rổ 28m
5
Dẫn bóng tốc độ 20m
6
Dẫn bóng luồn cọc lên rổ
7
Dẫn bóng số 8 ném rổ 5 lần
8
Dẫn bóng đột phá qua người ném rổ
9
Tại chỗ ném rổ 15s có người phục vụ

10
Dẫn bóng tốc độ lên rổ
* Bài tập trò chơi và thi đấu
11
Phản xạ nhanh với bóng
12
Chuyền bóng “ma”
3. Ứng dụng các bài tập phát triển sức nhanh đã lựa chọn trong thực tế và
đánh giá hiệu quả bài tập. Kết quả, nhóm thực nghiệm đã có kết quả tốt hơn hẳn
nhóm đối chứng và có sự khác biệt đáng tin cậy ở ngưỡng xác xuất P<0.05,
nghĩa là các bài tập đã lựa chọn của đề tài có tác dụng phát triển sức nhanh trong
môn Bóng Rổ cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà
Trung tốt hơn hẳn so với các bài tập thường sử dụng.
Kiến nghị
1. Sử dụng các bài tập đã lựa chọn của đề tài trong huấn luyện, giảng dạy
sức nhanh trong môn Bóng Rổ cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ
Kha, huyện Hà Trung ,và các đối tượng khác.
2. Mở rộng hướng nghiên cứu của đề tài sang các tố chất khác để có hệ
thống bài tập hoàn chỉnh phát triển các tố chất thể lực cũng như kỹ thuật, chiến
thuật trong huấn luyện, giảng dạy trong môn Bóng Rổ của học sinh nữ lớp 10
trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đa Xươrơxki V.M (1978) "Các tố chất thể lực của VĐV" (NXB - TDTT
Hà Nội).
2 Lưu Quang Hiệp - Phạm Thị Uyên (1995) "Sinh lý TDTT" (NXB TDTT)
3. Nguyễn Đức Văn (1978), "Toán thống kê" (NXB - TDTT Hà Nội).

4. Trịnh Trung Hiếu - Nguyễn Sĩ Hà (1994) "Huấn luyện thể thao" (NXB TDTT Hà Nội).
5. Phạm Ngọc Viễn và cộng sự (1990) "Tâm lý học TDTT" (NXB - TDTT
Hà Nội).
6.. Dương Nghiệp Chí (1991) "Đo lường thể thao" (NXB - TDTT Hà Nội).
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. GV
: Giáo viên
2. HS
: Học sinh
3. SN
: Sức nhanh
4. BR
: Bóng Rổ
5. (s)
: Giây
6. (cm)
: centimet
7. VĐV
: Vận động viên
8. DB
: Dẫn bóng
9. TDTT
: Thể Dục Thể Thao
10. BNTC
: Bật nhảy tại chỗ
11. NXB
: Nhà xuất bản
12. TT
: Thứ tự
13. HLV

: Huấn luyện viên
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 05năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

Lê Cảnh Phan

18


PHỤ LỤC
Thể loại

Bảng

Biểu đồ

DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung

Trang

2.1. Tầm quan trọng của các tố chất thể lực test (n=30)

6


2.2. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
2.3. Kết quả phỏng vấn các test đánh giá sức nhanh
( n=16)
2.4. Độ tin cậy của các test đánh giá sức nhanh
2.5. Thực trang sức nhanh trong môn Bóng Rổ.
2.6. So sánh thực trang sức nhanh của các trường.
2.7. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức
nhanh
2.8. So sánh sức nhanh của hai nhóm trước thực nghiệm.
2.9. So sánh sức nhanh của hai nhóm sau 3 tháng thực
nghiệm.
2.10. So sánh mức độ tăng trưởng của hai nhóm sau 3
tháng thực nghiệm.
2.1. nhịp tăng trưởng của hai nhóm sau 3 tháng thực
nghiệm.

6
8
9
9
9
12
14
15
15
16

19



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA

------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày ….. tháng ….. năm 2019

PHIẾU PHỎNG VẤN
Họ và tên:……………………………………………………
- Trình độ chuyên môn……………………………………..
- Nghề nghiệp:………………………………………………
- Đơn vị công tác……………………………………………
- Thâm niên công tác………………………………………
Giúp chúng tôi lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh trong môn Bóng Rổ
của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung, nhằm
nâng cao thành tích thi đấu môn Bóng Rổ. Xin đồng chí cho biết ý kiến. Nếu
đồng ý với bài tập chúng tôi đưa ra kính mong đồng chí vui lòng đánh dấu (X)
vào ô dưới đây:
A. Các test đánh giá sức nhanh trong bóng rổ:
 Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
 Dẫn bóng tốc độ lên rổ (s)
 Dẫn bóng hai bước lên rổ tay trên cao 5 lần (s)
 chuyền bóng trúng đích 15s ,10 lần (s)
 Dẫn bóng luồn cọc lên rổ (s)
B. Các bài tập phát triển SN trong bóng rổ.
 Đột phá không bóng

 Bật nhảy với cao liên tục 20s
 Chạy con thoi
 Di chuyển chéo nửa sân.
 Di động hai người chuyền bóng ném rổ 28m
 Tại chỗ ném rổ nhanh 10s có người phục vụ .
 Dẫn bóng tốc độ 20m.
20


 Dẫn bóng luồn cọc lên rổ.
 Dẫn bóng số 8 ném rô 5 lần.
 Dẫn bóng đột phá qua người ném rổ.
 Tại chỗ nén rổ 15s có người phục vụ.
 Dẫn bóng tốc độ lên rổ.
 Phản xạ nhanh với bóng
 Chuyền bóng ma.
 Thi đấu nửa sân 3x3 trong 5 phút.
 Thi đấu 20 phút.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Trung, ngày ...... tháng ...... năm 2019
Người được phỏng vấn

Người phỏng vấn

Lê Cảnh Phan

21


Tuần

Giáo án
Nội dung
Bài tập đột phá
Bật nhảy cao liên
tục 20s
Chạy con thoi tính
(s)
Di động hai người
chuyền bóng ném
rổ 28 m(s)
Dẫn bóng tốc độ
20 m(s)
Dẫn bóng luồn cọc
lên rổ(s)
Dẫn bóng số 8
ném rổ 5 lần(s)
Dẫn bóng đột phá
qua người ném
rổ(s)
Tại chỗ ném rổ 15
có người phục vụ
Dẫn bóng tốc độ
lên rổ(s)
Phản xạ nhanh với
bóng
Chuyền bóng ma.

LỊCH TRÌNH GIẢNG DẠY THỰC NGHIỆM
1
2

3
4
1
1
1 2 3 4 5 6 7 8 9
11
0
2
K
+
+
+
+ +
I
+
+
+
+

M
+
+ +
T
R +
+
+
+ +
A
T
R

+
+
+
Ư

+
+
+
C
T
+
+
+ +
H
Ự +
+
+
+
N
N
G
+
+
+
H
I
+
+

M +

+ +
+
+

+

+

1
3

5
1
4
+

15

+

+

+

+

+

+


+
+
+
+
+

22


Tuần
Giáo án
Nội dung
Bài tập đột phá
Bật nhảy cao liên
tục 20s
Chạy con thoi tính
(s)
Di động hai người
chuyền bóng ném
rổ 28 m(s)
Dẫn bóng tốc độ 20
m(s)
Dẫn bóng luồn cọc
lên rổ(s)
Dẫn bóng số 8 ném
rổ 5 lần(s)
Dẫn bóng đột phá
qua người ném
rổ(s)
Tại chỗ ném rổ 15

có người phục vụ
Dẫn bóng tốc độ
lên rổ(s)
Phản xạ nhanh với
bóng
Chuyền bóng ma.

6

7

8

9

10

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
+
+
+

+
+

+
+

+


+

+
+

+

+

+

+
+
+

+

+

+

+

+

+

+

+


+

+
+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+
+


+

+

+

+

+

+

+

+

+
+

+

+

+
+

23

K

I

M
T
R
A
S
A
U
T
H

M
N
G
H
I

M



×