SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ HOÀN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LỰA CHỌN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG PHÙ HỢP
VỚI HỌC SINH KHỐI 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ NÂNG
CAO THÀNH TÍCH TRONG NỘI DUNG CHẠY BỀN
Người thực hiện: Trịnh Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hoàn
SKKN thuộc lĩnh vực: Thể dục
THANH HOÁ NĂM 2017
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
0
Mục lục
Trang
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
a. Đặc điểm tâm- Sinh lí học sinh khối 10 liên quan đến sức bền
b. Tìm hiểu chung về sức bền
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2
3
3
3
5
6
7
2.3. Giải pháp
2.3.1. Ý nghĩa của trò chơi phát triển sức bền.
10
2.3.2. Quy trình tổ chức chơi trò chơi
11
2.3.3. Các trò chơi được đưa vào trong tiết học khối 10
11
2.4. Hiệu quả của SKKN
13
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục SKKN đạt giải cấp tỉnh
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
16
16
17
19
20
1
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đảng và nhà nước ta đã khẳng định con người là vốn quý nhất của xã hội,
là nguồn lực to lớn nhất và quan trọng nhất trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ,
văn minh. Đồng thời cũng khẳng định sức khoẻ là vốn quí nhất của con người là
cơ sở để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội.
Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm nhiều hơn tới
sự nghiệp phát triển của TDTT, trong đó có công tác giáo dục thể chất trong nhà
Trường lại càng được coi trọng và là một bộ phận không thể thiếu được của nền
giáo dục nước nhà.
Mục đích của giáo dục thể chất là: “Khôi phục và tăng cường sức khoẻ,
xây dựng con người mới phát triển toàn diện, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ Quốc”.
Công tác giáo dục thể chất trong nhà Trường hiện nay là điều hết sức cần
thiết, nó gắn liền và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo theo tinh thần
nghị quyết Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII, “Nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động tri thức
và tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo”. Những năm
qua công tác giáo dục thể chất trong các trường học tuy đã đạt được một số kết
quả nhưng để có sự ham thích của học sinh đối với thể thao đang còn hạn chế,
đặc biệt sự yêu thích hứng thú đối với nội dung chạy bền.
Chính vì muốn cho học sinh đam mê, hứng thú với môn chạy bền thì
chúng ta cần phải tạo được một không khí vui vẻ bằng cách đưa các trò chơi vào
các tiết học. Thông qua trò chơi các em dần dần tích cực tập luyện hơn.
Chạy bền có tác dụng giúp cho học sinh nâng cao năng lực hoạt động của
cơ thể, đồng thời phát triển các tố chất cần thiết, mặt khác thông qua chạy bền
mà học sinh rèn luyện được tính kiên trì, bền bỉ, tính kỉ luật cao.
Môn chạy bền được dạy xuyên suốt chương trình từ lớp 10 đến lớp 12 của
bậc THPT. Tập chạy bền để phát triển sức bền với cự ly chạy thường 400m trở
lên, học sinh phần lớn ngán, ngại tập luyện vì chạy bền là nội dung tập luyện
tương đối đơn điệu, đòi hỏi năng lực, sức chịu đựng của người tập rất cao, vì
phải hoạt động trên một đoạn đường dài, khả năng chống chịu mệt mỏi của cơ
thể cao, quá trình luyện tập nhất thiết bản thân phải nổ lực và cần cù, tính kiên
nhẫn, bền bỉ, dẻo dai.
Khi tổ chức các trò chơi giáo viên cho học sinh chơi đi chơi lại một trò
chơi quá nhiều lần gây ra hiện tượng học sinh nhàm chán, không có hứng thú
trong học tập, không có sự ganh đua giữa tổ này với tổ khác, đội này với đội kia,
giải thích và hướng dẫn luật chơi không cụ thể nên tính tổ chức kỷ luật không
cao.
Bên cạnh đó sự đầu tư của cấp trên chưa đáp ứng được nhu cầu học tập
của học sinh, gây không ít khó khăn cho giáo viên, đa số giáo viên thiếu sáng
tạo trong tổ chức dạy học vì thế học sinh chưa đạt yêu cầu về định lượng, giáo
2
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
viên chia nhóm, đội chơi không đồng đều nên có sự không cân sức. Mà yêu cầu
hàng đầu của giáo dục thể chất hiện nay là nâng cao thể lực cho học sinh.
Ngoài nội dung chương trình bắt buộc trong phân phối chương trình giáo
viên thường ít chú ý biên soạn (ở phần trò chơi do GV chọn), chưa tìm tòi những
trò chơi mới lạ, hấp dẫn để đưa vào phục vụ mục đích giảng dạy, hoặc nếu có thì
còn đơn giản kém phong phú và hấp dẫn, chưa đưa ra hình thức thưởng phạt
thích đáng. Chính vì vậy tôi đi sâu vào nghiên cứu và mạnh dạn chọn đề tài này
nhằm nâng cao chất lượng dạy học thể dục nói chung và dạy nội dung chạy bền
nói riêng góp một phần nhỏ công sức hoàn thành mục tiêu này mà ngành giáo
dục đặt ra.
Qua đề tài này mục đích của bản thân nhằm phát huy tối đa khả năng vận
động của các em, giúp các em tích cực tự giác tập luyện nhằm nâng cao sức
khỏe thông qua các trò chơi đa dạng, phong phú bởi trò chơi tôi đưa vào được sử
dụng như một nội dung học tập, vừa là phương tiện rèn luyện sức khỏe, thể lực
và giáo dục đạo đức cho học sinh. Các trò chơi này mang đầy đủ các đặc điểm,
tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh nhất, thu hút các em vào luyện tập tạo sự hứng
thú trong học tập. Với những yêu cầu cấp bách trên, tôi quyết định lựa chọn đề
tài:
“Lựa chọn một số trò chơi vận động phù hợp với học sinh khối 10 nhằm tạo
hứng thú nâng cao thành tích trong học nội dung chạy bền”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua quá trình nghiên cứu lựa chọn một số trò chơi vận động tạo
cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học thể dục, đặc biệt là nội dung
chạy bền. Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khỏe đảm bảo trong việc
học tập.
Trên cơ sở đó mà góp phần nâng cao thành tích cho học sinh THPT nói
chung, học sinh THPT Trường tôi nói riêng và nhằm phát hiện tài năng trẻ sớm
hơn để nâng cao thành tích chạy bền trong tương lai.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng chủ thể: “Lựa chọn một số trò chơi vận động phù hợp với
học sinh khối 10 nhằm tạo hứng thú nâng cao thành tích trong học nội dung
chạy bền
- Đối tượng khách thể: Học sinh khối 10
b. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối 10 của năm học 2016 – 2017 Trường
THPT Lê Hoàn nơi tôi giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp đọc, phân tích tổng hợp tài liệu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Là phương pháp được dùng
phổ biến trong nghiên cứu khoa học.
- Sách GV Thể dục 10, 11, 12 (Nhà XB Giáo dục)
- Lí luận GDTC và phương pháp dạy học TDTT.
- Bác Hồ với thể thao Việt Nam (Nhà xuất bản thể dục thể thao Hà Nội)
3
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
- Lý luận và phương pháp thể dục thể thao (Nhà xuất bản thể dục thể thao
Hà Nội)
- Tâm lý học lứa tuổi (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội)
- Trò chơi thi đua ngoài trời (Nhà xuất bản trẻ)
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
- Các tài liệu trên mạng Internet
- Sách điền kinh- NXB thể thao
- Sinh lý học thể dục thể thao - NXB TDTT
- Các phương pháp dạy học tích cực - Bộ GD&ĐT
b. Phương pháp quan sát sư phạm.
- Nghiên cứu khoa học TDTT phải dựa trên cơ sở của sự quan sát liên tục,
quan sát các buổi tập của học sinh để đánh giá việc tập luyện, khả năng vận
động qua đó để sử dụng các trò chơi cho phù hợp.
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi tổ chức thực nghiệm tiến hành nhận
xét, đánh giá, ghi chép những biểu hiện thích nghi trong tập luyện.
c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm, đánh giá, tìm hiểu hiệu quả
trong quá trình thực nghiệm hệ thống trò chơi vào thực tế.
Sau khi đã tiến hành lựa chọn và xác định hệ thống các trò chơi tôi đã áp
dụng hệ thống các trò chơi đó lên nhóm thực nghiệm.
d. Phương pháp phỏng vấn:
Tiến hành phỏng vấn giáo viên cùng học sinh để xác định được việc ứng
dụng trò chơi vận động vào tiết học tạo hứng thú cho học sinh có được hưởng
ứng nhiều hay không, để từ đó lực chọn các Test ban đầu.
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
4
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
a. Đặc điểm tâm- Sinh lí học sinh khối 10 liên quan đến sức bền.
- Cơ sở sinh lí chung:
Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông đang ở quá trình phát triển, trưởng
thành nên sự vững chắc của xương, cơ, khớp còn yếu dễ bị sai khớp, cong vẹo…
sau các lượng vận động nhỏ, các em hồi phục nhanh hơn người lớn nhưng sau
lượng vận động lớn thì các em hồi phục chậm hơn. Do đó khi đưa trò chơi vào
lượng vận động nhỏ, tần suất vừa phải.
Phát triển sức bền chung: Cần phải tăng cường sự phối hợp giữa các chức
năng dinh dưỡng và vận động của cơ thể.
- Đặc điểm hệ xương:
Sự phát triển của hệ xương của lứa tuổi này là một quá trình cốt hoá hoàn
thành, chất hữu cơ và nước trong xương còn nhiều, chất vô cơ như can xi còn ít,
tính đàn hồi của xương tốt nhưng độ cứng kém. Thành phần của xương cũng bị
biến đổi, ở lứa tuổi này là thời kì phát triển chiều dài và chiều ngang của xương
khá nhanh, bởi vậy các em cao lên rất nhanh.
- Đặc điểm cơ bắp:
Cơ bắp chưa phát triển đầy đủ, cơ mềm. Vì vậy sức mạnh của các em còn
yếu, tính đàn hồi lớn hơn người lớn do vậy biên độ co dưỗi cũng lớn hơn, nên
sức mạnh nói chung của các em kém. Trong sợi cơ ở lứa tuổi này hàm lượng
Hemoglobin lớn hơn khả năng cung cấp O2 mạnh, điều này có lợi cho tập luyện
sức bền.
Cấu tạo cơ thể và hoạt động sinh lí ở cơ thể nam và nữ có nhiều đặc điểm
khác nhau. Ở lứa tuổi 16 -18 nữ học sinh lớn lên và phát triển khác nam học
sinh,chẳng hạn: ở cùng lứa tuổi nhưng sức mạnh co cơ của nữ không bằng nam;
tổng trọng lượng cơ so với trọng lượng toàn thân của nữ chiếm 33%, nam chiếm
44%. Các nhóm cơ cổ tay, bàn tay, vai, cánh tay lưng phát triển yếu, cơ mông
phát triển mạnh hơn, tim nữ nhỏ hơn nam nhưng đập nhanh hơn nam, lồng ngực
nhỏ hơn nam nên hô hấp kém không sâu. Do đó nên khi lựa chọn trò chơi cũng
phải cân nhắc để phù hợp với cả nam lẫn nữ.
- Đặc điểm tim mạch:
Do lồng ngực còn hẹp và năng lực của các cơ hô hấp còn yếu nên dung
tích sống nhỏ, để đủ o xi nhịp thở phải tăng nhanh. Khi chơi trò chơi phải nhắc
các em tích cực hít vào - thở ra để từ đó các em hình thành được kĩ năng hít thở
trong quá trình chạy. Do các em dễ hưng phấn nên trong tập luyện cần có những
quảng nghỉ để không làm các em có mệt mỏi sớm.
- Đặc điểm của hệ hô hấp:
Ở lứa tuổi này khoang ngực được phát triển nhanh hơn, song vẫn nhỏ hơn
người lớn và nam giới cùng tuổi, trong lúc đó sự trao đổi chất lại rất mạnh mẽ
nhu cầu O 2 cao hơn so với người lớn, độ hít thở nông, tần số hô hấp cao, dung
tích sống nhỏ hơn nam giới.
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
5
- Đặc điểm của hệ thống thần kinh:
Ở lứa tuổi nhỏ hệ thống tín hiệu một chiếm ưu thế, nhưng ở lứa tuổi 16-18
hệ thống tín hiệu hai đã khá phát triển. Năng lực phân tích tổng hợp tư duy trừu
tượng nâng lên rõ rệt, tính hưng phấn cao, khả năng tập trung vẫn còn phân tán
trên động tác thừa khá phổ biến dễ mệt mõi thần kinh.
- Những đặc điểm khác về sinh lí:
Biến đổi cơ thể của các em gái ở lứa tuổi này có nhiều đặc biệt. Buồng
trứng bắt đầu hoạt động, có kinh nguyệt nhưng chưa ổn định, cấu tạo xương
mỏng và xốp, bắp thịt nhỏ và bắt đầu có nhiều mở ở dưới da. Khối lượng và thể
tích của tim kém các em trai, lồng ngực hẹp, dung lượng phổi nhỏ, cơ năng hô
hấp và tuần hoàn đều kém so với các bạn nam, do đó khi hoạt động, vận động
với khối lượng tương đối lớn thì cơ thể thường dẫn đến mệt mỏi. Từ những đặc
điểm trên giáo viên cần chú ý đưa ra các trò chơi cho các em sao cho phù hợp
với sức khoẻ của các em, đặc biệt cần chú ý tới các em nữ có kinh nguyệt, về
tâm lí các em thường ngượng ngùng, dấu không báo các cho giáo viên biết được
sức khoẻ các em mà sử dụng các trò chơi cho phù hợp.
- Đặc điểm về tâm lí:
Tất cả những biểu hiện vui buồn, lạc quan, phẫn uất… là biểu hiện tâm lí
của con người cũng như quá trình phát triển tâm lí ở lứa tuổi này. Thích được
người khác khen mình, hay tủi thân, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán, có
tính hiếu thắng, các em biết e thẹn, biết xấu hổ, muốn chứng tỏ mình, bắt đầu
muốn làm đẹp. Các em thường ngượng ngùng, dấu không báo cho Giáo Viên
biết, do đó Giáo Viên cần có những biện pháp tế nhị để biết được sức khoẻ của
các em mà sử dụng các trò chơi cho phù hợp.
Và một điều quan trọng nữa: Trong tập luyện phải phòng ngừa chấn
thương đảm bảo hết khả năng dự trữ chức năng của cơ thể. Qua một số đặc điểm
tâm, sinh lí nêu trên là cơ sở để lựa chọn hệ thống các trò chơi cho học sinh khối
10.
b. Tìm hiểu chung về sức bền:
*. Khái niệm về sức bền.
Sức bền: Là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi khi học tập, lao động
hay tập luyện TDTT kéo dài.
Sức bền chung: Là khả năng của cơ thể khi thực hiện các công việc nói
chung trong một thời gian dài.
Sức bền chuyên môn: Là khả năng của cơ thể khi thực hiện chuyên sâu
một hoạt động lao động hay bài tập thể thao trong một thời gian dài.
Theo các nhà sinh lí: Quá trình tập luyện sức bền hàm lượng Axitlactic
thấp do các yếu tố.
Cơ bắp của VĐV tập luyện có khả năng trao đổi chất ở điều kiện hàm
lượng O2 cao có nghĩa là ít tạo ra Axitlactic hơn người thường.
Các VĐV tập luyện sức bền có tỉ lệ các sợi cơ chậm cao và cơ tim phát
triển, các sợi cơ chậm và cơ tim có khả năng sữ dụng Axitlactic để làm nhiệm vụ
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
6
cung cấp năng lượng rất tốt, vì vậy làm cho hàm lượng Axitlactic ở trong cơ và
máu giảm đi.
Lượng máu tuần hoàn tăng ở các VĐV sức bền làm pha loảng Axitlactic
chứa trong máu. Vì vậy làm giảm nồng độ Axitlactic trong máu.
Như vậy phát triển sức bền chung không chỉ làm tăng khả năng hấp thụ
O2 tối đa mà còn làm giảm hàm lượng Axitlactic chứa trong máu. Làm tăng khả
năng hoạt động khí kéo dài của cơ thể. Đó là một trong những cơ chế quan trọng
để nâng cao sức bền chung cho VĐV.
*. Các yếu tố tạo nên sức bền
Gồm có năng lực của tuần hoàn, hô hấp và cơ khớp, khả năng duy trì
hưng phấn của hệ thần kinh, sự tiết kiệm năng lượng và nguồn dự trữ năng
lượng của cơ thể sự phối hợp các chức năng sinh lí cơ thể , kĩ thuật động tác và
ý chí.
*. Tác dụng của tập luyện sức bền.
+ Tác dụng của tập luyện sức bền nói riêng hay tập luyện thể dục thể thao nói
chung là:
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đúng phương pháp khoa học
sẽ làm cho cơ phát triển thể hiện sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ đàn hồi và
linh hoạt của cơ tăng lên.
- Tập luyện thể dục thể thao làm cho xương tiếp thu máu được đầy đủ
hơn, các tế bào xương phát triển nhanh và trẻ lâu, xương dày lên cứng và dai
hơn, khả năng chống đỡ tăng lên.
- Tập luyện thể dục thể thao làm cho cơ xương phát triển tạo ra vẻ đẹp và
dáng đi khỏe mạnh của con người.
- Tập luyện thể dục thể thao sẽ làm cho tim khỏe lên, sự vận chuyển máu
của hệ mạch đi nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài được thực hiện
nhanh hơn. Nhờ vậy khí huyết được lưu thông, người tập ăn ngon, ngủ ngon,
học tập đạt hiệu quả cao hơn.
- Nhờ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên lồng ngực và phổi nở ra,
các cơ quan chức năng hô hấp được khỏe và độ đàn hồi tăng.
- Tập luyện chạy bền thường xuyên liên tục hình thành nhân cách, tính kỉ
luật đoàn kết cho chúng ta.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Qua thực tế giảng dạy 8 năm tại trường THPT LÊ HOÀN tôi nhận thấy
muốn tổ chức tốt một tiết học không phải là đơn giản. Ở chương trình lớp10 nội
dung chạy bền trong phân phối chương trình có nhiều tiết sử dụng trò chơi (do
GV chọn) nhưng hầu hết giáo viên chưa chú trọng quan tâm lựa chọn trò chơi,
các trò chơi thường lặp đi lặp lại nhiều lần gây sự nhàm chán. Vì vậy nó đòi hỏi
người giáo viên phải nổ lực rất nhiều, phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng
nâng cao trình độ, nghiệp vụ đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của việc đổi mới
PPDH, nâng cao chất lượng dạy – học bộ môn. Phải tăng cường dự giờ, trao đổi
kinh nghiệm, tham khảo các bài dạy của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm nâng
cao nghiệp vụ sư phạm. Hơn nữa điều kiện vệ sinh sân bãi tập luyện, trang thiết
7
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
bị dụng cụ còn thiếu rất nhiều nên rất khó khăn cho việc đưa trò chơi vào các tiết
học. Để có cơ sở ban đầu Tôi tiến hành điều tra, khảo sát việc luyện tập chạy
bền của học sinh để thu thập thông tin và tiến hành phỏng vấn bằng phiếu các
em học sinh khối 10 Trường THPT LÊ HOÀN với tống số học sinh trong khối là
320 em. Tôi làm phiếu với những câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Theo em có cần thiết phải tập luyện thể dục nói chung và luyện
tập chạy bền nói riêng hay không?
- Ý kiến trả lời không cần thiết là 230 em chiếm tỷ lệ 71.87%
- Ý kiến trả lời cần thiết là 90 em chiếm tỷ lệ 28,13%
Như vậy, đại đa số học sinh nhận thức không đúng về tác dụng của tập
luyện thể dục nói chung và tập luyện chạy bền nói riêng. Tuy nhiên, cũng có một
số học sinh có nhận thức đầy đủ, cho rằng việc tập luyện thể dục nói chung và
luyện tập chạy bền nói riêng là cần thiết bởi vì nó nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai
và sức chống chịu tốt hơn.
Câu hỏi 2: Theo em có cần thiết phải thay đổi trò chơi phù hợp, lôi cuốn,
hấp dẫn hay không hay chỉ cần một vài trò chơi, chơi đi chơi lại là đủ?
Ý kiến trả lời như sau:
- Số em học sinh cho rằng cần thiết phải thay đổi trò chơi phù hợp, lôi cuốn,
hấp dẫn là 270 em chiếm tỷ lệ 84,38%
- Số em học sinh cho rằng không cần thiết phải thay đổi trò chơi chỉ cần một
vài trò chơi, chơi đi chơi lại là đủ có 50 em chiếm tỷ lệ 15,62%
Như vậy, có thể bước đầu kết luận được rằng số ý kiến cho rằng cần thiết
phải thay đổi trò chơi phù hợp, lôi cuốn, hấp dẫn chiếm tỷ lệ rất cao. Điều đó
chứng tỏ hướng đi của đề tài này là hợp lý. Vì vậy bản thân tôi cũng như các
giáo viên phải nghiêm túc, tìm tòi nhiều trò chơi phù hợp với thực trạng hiện
nay ở trường học của mình.
Câu hỏi 3: Vì sao em không thích học nội dung chạy bền?
Đối với câu hỏi này tôi đã chuẩn bị bốn phương án trả lời, để các em có thể
khoanh tròn vào những ý kiến phù hợp với suy nghĩ của mình.
1. Do phải hoạt động trên một quãng đường dài, khả năng chống chịu mệt
mỏi của cơ thể cao, lượng vận động quá lớn.
2. Do giáo viên không kiểm tra xem xét tình trạng sức khỏe các em cũng
như tâm sinh lý của học sinh nên hay cáu gắt, phạt các em không thực hiện đủ
nội dung mà giáo viên đề ra.
3. Các em ngại tập luyện chạy bền vì chạy bền là nội dung tương đối đơn
điệu, quá trình luyện tập nhất thiết bản thân phải nổ lực và cần cù, tính kiên
nhẫn, bền bĩ dẻo dai.
4. Do sân bãi không đảm bảo.
Kết quả thu được như sau:
Số em chọn cả bốn ý là 245 em chiếm tỷ lệ 76,56%. Còn 75 em chọn một
trong 4 đáp án trên chiếm 23,44%.
Ý kiến như vậy là hoàn toàn đúng đắn, bởi nội dung chạy bền được áp
dụng thời gian dài. Về mặt tâm lý học, việc tập luyện bài tập đơn điệu, ít đổi mới
8
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
sẽ tạo tâm lý xấu, làm học sinh thiếu hứng thú tập luyện dẫn đến tập luyện thiếu
tích cực. Việc tập luyện không tích cực chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới việc phát
triển thể chất, làm giảm sút ý thức tổ chức kỷ luật và ý thức đối với việc rèn
luyện thân thể.
Từ kết quả phỏng vấn, có thể rút ra một số nhận định sơ bộ như
sau: Quá trình dạy học nội dung chạy bền trước đây là chưa phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý của các em, chưa tạo ra sự hứng thú trong luyện tập do giáo
viên chưa thực sự quan tâm tới tâm sinh lý của các em, chưa thật sự gần gũi tâm
sự trò chuyện cởi mở. Nguyên nhân của việc tập luyện chạy bền chưa tốt, chủ
yếu là do bài tập, trò chơi còn đơn điệu, ít được thay đổi. Nhận thức của học
sinh đối với việc tập luyện chạy bền cũng chưa đầy đủ. Còn thiếu những điều
kiện về cơ sở vật chất cần thiết để đảm bảo thực hiện nội dung chạy bền có chất
lượng.
2.3. Giải pháp
Từ những thực tế trên tôi tham khảo phỏng vấn 4 Giáo Viên trong trường
THPT LÊ HOÀN và 20 Giáo Viên đang giảng dạy ở các trường THPT trong
Huyện về hệ thống một số trò chơi theo phiếu hỏi (ở phần phụ lục)
- Số phiếu phát ra 24.
- Số phiếu thu vào 24.
Kết quả như sau:
Bảng 1: Hệ thống trò chơi nhằm tạo hứng thú trong nội dung chạy bền.
TT
Hãy chọn các trò chơi dưới đây
Người chọn Tỉ lệ %
1
Hai lần hít vào,hai lần thở ra
24
100
2
Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức
24
100
3
Chạy dích dắc tiếp sức
24
100
4
Người thừa thứ 3
24
100
5
Chạy thoi tiếp sức
24
100
6
Bật cóc vào vòng tròn tiếp sức
24
100
7
Chạy theo đường gấp khúc
24
100
8
Mèo đuổi chuột
24
100
9
Chiếm vị trí
22
92%
Như vậy qua kết quả đó cho chúng ta thấy đa số các Giáo viên đều đồng ý
với các trò chơi mà tôi đưa ra. Điều đó chứng tỏ rằng tôi có cơ sở để lựa chọn
các trò chơi đưa vào nội dung chạy bền.
Sau khi đã phỏng vấn tôi tiến hành thực nghiệm trong 9 tuần đầu với hai
lớp 10a1 và 10a2 của Trường THPT LÊ HOÀN. Tôi tiến hành thực nghiệm bằng
cách chia đối tượng nghiên cứu thành 2 nhóm.
- Nhóm thực nghiệm (A) gồm: 45 học sinh lớp 10a1.
- Nhóm đối chiếu (B) gồm: 45 học sinh lớp 10a2.
Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu trên cả 2 nhóm trong cùng một thời
gian kéo dài trong năm học 2016- 2017, mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 1 tiết, về các
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
9
chỉ số cũng như thành tích các Test. Các trò chơi được đưa vào thử nghiệm cho
lớp 10a1 như sau, còn lớp 10a2 vẫn tiến hành dạy theo cách cũ.
- Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức.
- Chạy dích dắc tiếp sức.
- Người thừa thứ 3
- Chạy thoi tiếp sức
- Bật cóc vào vòng tròn tiếp sức.
Trước khi thực nghiệm tôi tiến hành kiểm tra thành tích chạy bền cho cả hai
lớp với cự ly 500m và kết quả đạt được như sau:
Bảng 2: Kết quả chạy bền 500m của lớp 10a1 và 10a2 (Xếp loại theo
TCRRTT)
Lớp - Số lượng
Xếp
Thành tích
loại
10a1
10a2
Giỏi 1 phút 50giây (nữ)-1 phút 00 giây (nam)
4
4
Khá 2 Phút 05 giây(nữ)- 1 phút 10 giây(nam)
19
17
Đạt
2 Phút 10 giây(nữ) – 1 phút 15 giây(nam)
16
18
Chưa 2 Phút 20 giây(nữ) -1 phút 45 giây (nam)
6
6
đạt
Kết quả trước khi thực nghiệm, ban đầu thành tích hai lớp gần như
tương đương nhau, học sinh chưa hứng thú tích cực, chưa cố gắng khi chạy bền.
Sau 9 tuần tôi ứng dụng trò chơi vận động vào lớp 10a1, ngoài 2 tiết
/tuần tôi còn cho các em chơi ngoài giờ thì kết quả thu được như sau:
Bảng 3: Kết quả chạy bền 500m của lớp 10a1 và 10a2
Lớp
- Số lượng
Xếp
Thành tích
loại
10a1(TN) 10a2(ĐC)
Giỏi 1 phút 50 giây (nữ)-1 phút 00 giây(nam)
8
5
Khá 2 Phút 05 giây(nữ)- 1 phút 10 giây(nam)
25
17
Đạt
2Phút 10 giây(nữ) – 1 phút 15 giây(nam)
11
18
Chưa 2 Phút 20 giây(nữ) -1 phút 45 giây (nam)
1
5
đạt
Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy được thành tích của lớp 10a1 được
nâng lên rõ rệt, điều đó cũng đã chứng tỏ các em hứng thú, yêu thích nội dung
chạy bền hơn khi đựơc chơi trò chơi vào các tiết học. Còn lớp 10a2 thành tích
giỏi có nâng lên một em, thành tích ở mức chưa đạt giảm đi 1 em cũng có sự
tiến bộ nhưng không đáng kể.
Một lần nữa lại khẳng định hướng lựa chọn đề tài này là hợp lý. Trên cơ
sở đó tôi tiến hành lựa chọn các trò chơi vào các tiết học thêm nữa để mang lại
hiệu quả. Khi đưa trò chơi vào thì tôi cần làm rõ cho học sinh hiểu được những
vấn đề sau:
2.3.1. Ý nghĩa của trò chơi phát triển sức bền.
Với đề tài này tôi nhận thấy khi đưa trò chơi vào nội dung chạy bền sẽ tạo
cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình dạy học, tạo được sự thích thú, hấp
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
10
dẫn, không khí vui vẻ. Khi chơi học sinh sẽ bộc lộ, thể hiện mình một cách tự
nhiên, giúp học sinh thay đổi hình thức hoạt động và trạng thái tình cảm với việc
học.
Khi chơi, học sinh rèn luyện được kĩ năng và củng cố kiến thức. Giúp học
sinh phát triển tâm lí, thái độ đạo đức. Có trách nhiệm cao với đồng đội, tôn
trọng kỉ luật của nhóm, đội và luật chơi.
Bằng trò chơi, việc tập luyện chạy bền được tiến hành một cách nhẹ
nhàng , sinh động, không khó khăn, nhàm chán, học sinh được lôi cuốn vào quá
trình tập luyện một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng
thời giải tỏa được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.
2.3.2.Quy trình tổ chức chơi trò chơi
- Giáo viên lựa chọn trò chơi.
- Phổ biến tên trò chơi, điều kiện cần thiết cho trò chơi, luật chơi.
- Chơi thử(nếu cần thiết)
- Học sinh tiến hành chơi.
- Đánh giá sau trò chơi.
- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
2.3.3. Các trò chơi được đưa vào trong tiết học khối 10:
Tiết 40: Hai lần hít vào, hai lần thở ra.
Tiết 43: Chạy vượt chướng ngại vật
Tiết 45: Chạy dích dắc tiếp sức.
Tiết 48: Người thừa thứ 3
Tiết 50: Chạy thoi tiếp sức
Tiết 51: Bật cóc vào vòng tròn tiếp sức
Tiết 52: Chạy theo đường gấp khúc.
Tiết 53: Mèo đuổi chuột
Tiết 55: Nhảy dây
Ví dụ 1: Trò chơi ( hai lần hít vào, hai lần thở ra)
Mục đích: Giúp học sinh biết cách phối hợp hít – thở trong quá trình chạy.
Cách chơi: Chơi chạy tại chỗ hoặc chạy theo vòng tròn. Cứ 2-3 bước chạy thì
hít vào, 2-3 bước chạy tiếp thở ra và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết thời gian
quy định.
- Thông qua trò chơi này mà học sinh khi chạy bền với cự ly dài học sinh sẽ biết
cách hít vào - thở ra để chạy hết cự ly quy định.
Ví dụ 2: Trò chơi (Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức)
Mục đích: Giúp học sinh biết cách vượt chướng ngại vật khi chạy.
Chuẩn bị: Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau tối thiểu 1,5m, mỗi vạch
dài 4-5m. Cách vạch xuất phát về phía trước của mỗi đội kẻ 4 vạch sông, mỗi
vạch dài 0,5 m. Vạch thứ nhất cách vạch xuất phát 5m, vạch thứ 2 cách vạch thứ
nhất 2m vạch thứ 3 cách vạch thứ 2 - 3 m, vạch thứ tư cách vạch thứ ba 2m,
Cách vạch thứ tư về phía trước theo khoảng cách 1,5m lần lượt đặt hai quả bóng
không cao quá 0,3m cách quả bóng thứ hai 3m cắm một cờ chuẩn.
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
11
Tùy theo địa điểm và số lượng học sinh có thể tổ chức 2-4 đội, mỗi đội tập hợp
thành một hàng dọc sau vạch xuất phát thẳng với cờ.
Cách chơi: Khi có lệnh những em số 1 của mỗi hàng chạy nhanh về trước sau đó
nhảy qua đoạn 2m thứ nhất, tiếp thêm chạy thêm 3m rồi nhảy qua đoạn 2m thứ
2, sau đó lần lượt nhảy qua hai quả bóng chạy vòng qua cờ rồi chạy ngược lại và
cũng lần lượt vượt qua các chướng ngại vật quy định. Đến vạch xuất phát, đưa
tay chạm vào bạn số 2 sau đó đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi số 1
xuất phát số 2 tiến vào vị trí xuất phát chờ khi số 1chạm tay nhanh chóng thực
hiện như số 1 đã thực hiện. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến em cuối cùng, đội
nào xong trước, ít phạm quy đội đó sẽ thắng.
Các trường hợp phạm quy:
- Xuất phát trước lệnh hoặc chạy trước khi chạm tay bạn
- Không vượt qua được các đoạn 2m quy định hoặc chạm vào bóng.
- Không vòng qua cờ.
Như vậy thông qua trò chơi này học sinh sẽ hiếu khi chạy bền trên địa
hình tự nhiện nếu gặp chướng ngại vật học sinh sẽ biết cách vượt qua mà không
ngần ngại gì. Điều đó một lần nữa chứng tỏ lựa chọn trò chơi vào tiết học trong
nội dung chạy bền là rất phù hợp.
Ví dụ 3. Trò chơi (chạy dích dắc tiếp sức)
Mục đích: Giúp các em biết cách chạy trên đường vòng.
Chuẩn bị: Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau tối thiểu 1,5m, mỗi vạch
dài 6m. Cách vị trí xuất phát mỗi đội khoảng 3m và sang phải 5m rồi sang trái
5m lần lượt cắm cờ 4 - 6 điểm (cờ) tạo thành một đường chạy dích dắc.
Tập hợp học sinh thành 2- 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, hàng nọ cách
hàng kia 5 - 6m, nên có số lượng và tỉ lệ giới tính như nhau mỗi hàng là một đội
thi đấu. Em số 1 của mỗi đội tiến vào sát vạch xuât phát để thực hiện tư thế xuất
phát cao.
Cách chơi: Khi có lệnh em số 1 chạy theo đường dích dắc vòng qua lần lượt các
cờ chuẩn quy định, đến cờ cuối cùng thì chạy dích dắc ngược về vạch xuát phát
đưa tay chạm tay bạn số 2, đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi số 1 xuất
phát số 2 tự động tiến vào vị trí xuất phát, chờ số 1 chạm tay, nhanh chóng như
số 1 đã thực hiện. Trò chơi tiếp tục cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy
đội đó sẽ thắng.
Các trường hợp phạm quy:
- Xuất phát trước lệnh hoặc chạy trước khi chạm tay bạn.
- Chạy không hết quãng đường quy định.
- Không vòng qua cờ.
Mỗi một trò chơi đều có mục đích khác nhau nhưng đều hướng tới sự
hứng thú đối với học sinh, giảm sự nhàm chán đơn điệu của học sinh đối với
nội dung chạy bền. Khi đã chơi trò chơi thì Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ dụng
cụ, sân bãi thật chu đáo thì trò chơi sẽ tăng thêm phần hấp dẫn, mặt khác cần cử
vài em làm trọng tài. Bên cạnh đó có thể cho học sinh đồng thanh hô “cố lên bạn
ơi” hoặc học sinh cùng Giáo viên hô: “3-2-1 bắt đầu” tự nhiên giờ học sôi nổi,
12
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
rôm rả hẳn lên tạo một không thật vui vẻ, sinh động. Nếu người Giáo viên làm
được như vậy chắc chắn học sinh không ngại khi chạy bền nữa mà sẽ tích cực
hứng thú hơn.
Ví dụ 4: Trò chơi “Bật cóc vào vòng tròn tiếp sức”
Mục đích: Rèn luyện sức bền chuyên môn,tạo nên tính kiên trì, kỉ luật đối với
các em.
Chuẩn bị: Kẻ một vạch xuất phát và một vạch chuẩn bị dài 2-4m, vạch nọ cách
vạch kia 1,5 -2m. Cách vạch xuất phát về trước 1m kẻ 2-4 dãy vòng tròn, mỗi
vòng tròn có đường kính 0,4m, tâm vòng tròn này cách vòng tròn kia 1m. Các
dãy vòng tròn cách nhau 1,5-2m, trên cùng cắm 1 chiếc cờ. Tập hợp học sinh
thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị thẳng hướng với các dãy vòng tròn đã
chuẩn bị.
Cách chơi: Khi có lệnh các em số 1 của đội tiến sát vào vạch vạch xuất phát. Khi
có lệnh bắt đầu các em số 1 bật nhảy bằng hai chân vào vòng tròn 1 sau đó bật
nhảy lần lượt vào vòng tròn 2,3,4 rồi chạy vòng qua cờ chạy về chạm tay bạn số
2, đi vòng về tập hợp ở cuối hàng. Số 2 tiếp tục như số 1, trò chơi tiếp tục cho
đến hết hàng. Đội nào về nhanh, ít phạm quy sẽ thắng cuộc.
Các trường hợp phạm quy:
- Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn chạy trước mình.
- Không nhảy vào vòng tròn.
- Giáo viên cử 1 em làm trọng tài, trò chơi tiến hành chơi 3 hiệp, nếu đội
nào thắng 2 hiệp thì không chơi nữa.
2.4. Hiệu quả của SKKN
Để đánh giá hiệu quả tác động của 9 trò chơi đã lựa chọn đến học
sinh khối 10 Trường THPT LÊ HOÀN, tôi đã tiến hành tất cả 9 trò chơi đã lựa
chọn lên học sinh lớp 10A1 nhóm thực nghiệm (A).
Các trò chơi đó được áp dụng trong các tiết học ở của năm học 2016- 2017
cho học sinh lớp 10a1 nhóm thực nghiệm (A).
Đặc biệt là chúng tôi đã hướng dẫn cho các em học sinh nhóm thực nghiệm
(A) thường xuyên chơi ngoài giờ học mỗi ngày 30 phút các trò chơi trên.
Riêng học sinh lớp 10a2 nhóm đối chiếu (B) chúng tôi giảng dạy truyền
thống trước đây (không áp dụng các trò chơi đã lựa chọn nói trên).
Sau một thời gian tập luyện chúng tôi lại tiến hành cho lớp 10a1 nhóm
thực nghiệm (A) và học sinh lớp 10a2 nhóm đối chiếu (B) thực nghiệm lại các
bài thử lần 2 thì thu được kết quả như sau:
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
13
So sánh kết quả chạy 500m giữa 2 nhóm trước và sau thực nghiệm
TT
1,01
1
1,20
1,21
1,23
1,26
1,30
1,33
Trước thực nghiệm
Chú thích:
Nhóm thực nghiệm
Sau thực nghiệm
(Thời điểm)
Nhóm đối chiếu
Nhìn vào biểu đồ ta thấy trước khi áp dụng các trò chơi vào thì thành tích
chỉ đạt tối đa là 1 phút 23 nhưng sau khi áp dụng trò chơi vào thì thành tích chỉ
còn 1 phút. Điều đó chứng tỏ các em đã có sự chuyển biến về ý thức đối với
môn chạy bền.
Tôi tiếp tục Tets học sinh lớp 10a1 và 10a2 với cự ly 800m để kiểm chứng
lại việc ứng dụng trò chơi vào tiết học với cự ly 800m thì thu được kết quả như
sau:
Bảng 1: Kết quả chạy bền 800m của lớp 10a1 và 10a2 (Xếp loại theo
TCRRTT)
Lớp
- Số lượng
Xếp
Thành tích
loại
10a1
10a2
Giỏi 2 phút 10 giây (nữ)- 1 phút 30 giây(nam)
8- (18%)
2- (4 %)
Khá 2 Phút 15 giây(nữ)- 1 phút 35 giây(nam)
21-(47%)
14-(31%)
Đạt
2 Phút 20 giây(nữ) – 1 phút 45 giây(nam)
15-(33%)
21- (47%)
Chưa 2 Phút 30 giây(nữ) -1 phút 55 giây (nam)
1-(2%)
8-(18%)
đạt
Với cự ly 800m thì thành tích của lớp 10a1 với mức giỏi chiếm 18%,
10a2 chiếm 4%. Tỉ lệ khá ở lớp 10a1 chiếm 47%, Đạt chiếm 33% và Chưa đạt
chiếm 3%. Còn lớp 10a2 tỉ lệ khá chiếm 44%, Đạt chiếm tỉ lệ 31%, Chưa đạt
chiếm 14%. Ở cự ly 800m lớp 10a1 đã chứng tỏ thành tích được nâng lên rất
nhiều so với lớp 10a2 và lớp 10a2 thành tích không có sự chuyển biến mà gần
như là giữ nguyên.
14
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
Để kiểm chứng thêm tôi tiến hành kiểm tra thành tích 8 em trong lớp
10a1 và 8 em trong lớp 10a2 với cự ly 500m thì thu được kết quả như sau:
Bảng 2: Bảng so sánh thành tích 8 em giữa 2 nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng lần 2 với cự ly 500m
Thành tích
10a1(TN)
10a2(ĐC)
10a1(TN) 10a2(ĐC)
1
Nguyễn vân Anh
Nguyễn Thị Mơ
1’ 15”
1’ 25”
2
Nguyễn Thị Ngà
Lê Thị Mỹ
1’ 17”
1’ 30”
3
Nguyễn Duy Quang Nguyễn Hữu Giang
1’ 08”
1’ 15”
4
Lê Viết Dũng
Phan Ngọc Quân
1’ 08”
1’ 17”
5
Nguyễn Công Hợp
Nguyễn Viết Hưng
1’ 00”
1’ 12”
6
Nguyễn Thị Thiên
Phạm Thị Mơ
1’ 20”
1’ 35”
7
Hoàng Minh Khôi
Phạm Văn Ngọc
1’ 05”
1’ 10”
8
Hoàng Sỹ Hoàn
Nguyễn Văn Hiệp
1’ 02”
1’ 10”
Kết quả được biểu diễn trên biểu đồ và bảng so sánh cho ta thấy thành
tích giữa 2 nhóm trước và sau thực nghiệm có sự chênh lệch rõ rệt.
TT
Họ Và Tên
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
15
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua quá trình áp dụng cho chơi trò chơi vào nội dung chạy bền chúng tôi
đã hệ thống được các trò chơi như sau:
- Hai lần hít vào, hai lần thở ra.
- Chạy vượt chướng ngại vật
- Chạy dích dắc tiếp sức.
- Người thừa thứ 3
- Chạy thoi tiếp sức
- Bật cóc vào vòng tròn tiếp sức
- Chạy theo đường gấp khúc.
- Mèo đuổi chuột
- Nhảy dây
Các trò chơi này được tôi tìm tòi, lựa chọn, cải biên nhằm tạo ra các tình
huống mới mẻ mà không mất đi mục đích cơ bản là phát triển sức bền cho học
sinh lớp 10.
Với việc sử dụng trò chơi vận động vào phục vụ giảng dạy nội dung chạy
bền trong chương trình môn thể dục 10, nhằm mục đích phát triển sức bền cho
các em đã đem lại hiểu quả rõ rệt. Bản thân nhận thấy học sinh có sự tiến bộ
đáng kể về mặt thể lực. Thông qua nội dung kiểm tra chạy bền có thể thấy rằng
các em đa số đạt yêu cầu, hơn nữa qua thăm dò các em học sinh có thể thấy rằng
các em không còn cảm giác sợ học chạy bền nữa, các em có hứng thú học môn
thể dục hơn, các em có ý thức cao, tiết học vui tươi, sinh động. Trong giờ học
thể dục đã có nhiều em tích cực tham gia khi tổ chức trò chơi, các em đoàn kết
hơn, quyết tâm hơn để dành chiến thắng cho đội mình. Các em hồ hởi động viên
nhau, cổ vũ, hò reo làm cho tiết học vui tươi hẳn lên. Điều đó chứng tỏ quá trình
đi sâu nghiên cứu đề tài này là hợp lý và phù hợp với lứa tuổi các em lớp 10.
Với mục đích đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
người học thì việc sử dụng trò chơi vận động mang đầy đủ các đặc điểm, tính
chất giúp các em phát huy hết khả năng vận động trong học chạy bền. Chúng ta
có thể sử dụng trò chơi vào các tiết học chạy bền để luôn tạo được tâm lý vui vẻ,
phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh đối với việc tập luyện chạy bền.
3.2. Kiến nghị
Do thời gian nghiên cứu còn ít nên đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu trong
phạm vi 2 lớp 10a1 và 10a2. Thông qua đề tài này mong các đồng nghiệp cần
quan tâm nghiên cứu tiếp nhằm hoàn thiện hệ thống các trò chơi phong phú mới
lạ hơn.
Các trò chơi trên nếu phù hợp với đối tượng, phù hợp với điều kiện cơ sở
vật chất thì có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh khối 10 trong toàn huyện khi
tiến hành giảng dạy. Sau khi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi
kiến nghị, đề xuất tổ chuyên môn và BGH nhà trường tạo điều kiện thuân lợi về
cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện để học sinh tập luyện có hiệu quả hơn.Và chúng
tôi cũng hi vọng sẽ có được sự chỉ dẫn của chuyên môn cấp cao hơn hoặc có sự
16
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
trao đổi của giáo viên thể dục trong toàn huyện để có được những trò chơi hấp
dẫn hơn trong các năm học tiếp theo.
PHIẾU XIN Ý KIẾN
Họ tên người được phỏng vấn:……………………………………………………….
Đơn vị công tác:……………………………….………………………………………..
Chức vụ:………………………………………………………………………………….
Để giúp tôi có cơ sở lựa chọn được một số trò chơi phù hợp để áp dụng
cho học sinh khối 10 Trường THPT LÊ HOÀN nhằm tạo hứng thú nâng cao
thành tích trong nội dung chạy bền. Kính mong quí Thầy, Cô đồng nghiệp đọc
kĩ và lựa chọn các trò chơi mà tôi đã dự kiến đưa ra dưới đây. Nếu đồng ý trò
chơi nào thì đánh dấu (x) vào ô tương ứng.
Trò chơi
Đồng ý
Không
đồng ý
Ý kiến khác
1: Hai lần hít vào, hai lần thở ra.
2: Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức.
3: Chạy dích dắc tiếp sức.
4: Người thừa thứ 3
5: Chạy thoi tiếp sức
6: Bật cóc vào vòng tròn tiếp sức
7: Chạy theo đường gấp khúc.
8: Mèo đuổi chuột
9: Nhảy dây
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
1. Bác Hồ với thể thao Việt Nam - Nhà xuất bản thể dục thể thao Hà Nội
2. Lý luận và phương pháp thể dục thể thao - Nhà xuất bản thể dục thể thao Hà
Nội
3. Tâm lý học lứa tuổi - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
4. Trò chơi thi đua ngoài trời - Nhà xuất bản trẻ
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
7. Các tài liệu trên mạng Internet
8. Sách giáo viên thể dục 10,11,12 - NXB Giáo dục.
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
17
9. Sách điền kinh - NXB thể thao
10. Sinh lý học thể dục thể thao - NXB TDTT
11. Các phương pháp dạy học tích cực - Bộ GD&ĐT
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh hoá, ngày 01 tháng 06 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trịnh Thị Hương
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
18
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- GDTC: Giáo dục thể chất
- TDTT: Thể dục thể thao
- TN: Thực nghiệm
- ĐC: Đối chứng
- TCRRTT: Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể
- GV: Giáo viên
- SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
- THPT: Trung học phổ thông
- PPDH: Phương pháp dạy học
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
19
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Hương
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Lê Hoàn
TT
Tên đề tài SKKN
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Năm học
đánh giá xếp
loại
1.
2.
3.
4.
5.
...
GV: Trịnh Thị Hương - Trường THPT Lê Hoàn
20