Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phương pháp giảng dạy nâng cao thành tích môn nhảy xa ưỡn thân cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.49 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NÂNG CAO
THÀNH TÍCH MÔN NHẢY XA “ƯỠN THÂN”
CHO HỌC SINH THPT

Họ và tên: Nguyễn Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực môn : Thể
dục

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................1
1. MỞ ĐẦU........................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................. 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................3
1.4.1. Phương pháp đọc và phân tích tổng hợp tài liệu..................................3
1.4.2. Phương pháp sư phạm..........................................................................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...............................................3
2.1. Những cơ sở lý luận để nâng cao thành tích môn nhảy xa ưỡn thân......3
2.2.Thực trạng vấn đề....................................................................................5
2.2.1.Thực trạng.............................................................................................5
2.2.2. Kết quả thực trạng................................................................................5


2.3. Các giải pháp sử dụng.............................................................................5
2.3.1. Tham quan trao đổi giờ dạy với đồng nghiệp......................................5
2.3.2. Đổi mới về việc nhận thức bộ môn......................................................5
2.3.3. Xây dựng hứng thú cho học sinh.........................................................5
2.4. Kết quả đạt được sau từng tuần tập luyện.............................................11
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .........................................................................13
3.1. Kết luận.................................................................................................13
3.2. Kiến nghị...............................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................15

i

2


1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Thể dục thể thao có nguồn gốc từ thời cổ xưa và phát triển theo sự phát trển
của xã hội loại người, tiến hóa cùng thời đại. Thể dục thể thao là những hoạt
động và biện pháp để nâng cao thể chất và tăng cường sức khỏe cho mọi người,
nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất và quốc phòng. Giao dục thể dục thể thao
là thành phần quan trọng của giáo dục xã hội nhằm mục đích hình thành con
người mới sẵn sàng thực hiện chức năng của xã hội, là lao động và bảo vệ tổ
quốc. Bên cạnh đó Thể dục Thể thao còn góp phần vào mối quan hệ quốc tế, đấu
tranh vì hòa bình, tiến bộ, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng của thẻ dục thể thaongay trong thời kỳ mới
giành được chính quyền từ tay thực dân pháp. Với nhiều tàn dư của chiến tranh
nên ngành thể dục thể thao còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát trển,
đến những năm đầy gian nan vất vả, thiếu thốn nhiều mặt nhưng Bác Hồ luôn
kêu gọi khuyến khích phát triển phong trào tập luyện thể dục thể thao trong toàn

dân.
Hiện nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc của nước ta, dưới
ánh sáng của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng,
chăm lo và nâng cao sức khỏe cho nhân dân nhất là thế hệ trẻ làm nòng cốt của
đất nước. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn giành cho công tác giáo dục
thể chất là một sự quan tâm đúng mức và sự chỉ đạo khắt khe. Bởi vì Thể dục
thể thao đóng một vai trò hết sức quan trọng đó là nâng cao sức khỏe, nâng cao
trình độ thể lực của đất nước từng bước vươn lên đỉnh cao của quốc tế mà trước
hết là khu vực, góp phần làm phong phú và lành mạnh đời sống văn hóa và giáo
dục con người mới ii
Từ đó ta thấy rằng sức khỏe là vốn quý của mỗi con người. Tuổi trẻ học
đường lớn lên trong học tập và trưởng thành không thể thiếu sức khỏe. Để tuổi
trẻ học đường luôn được rèn luyện nhằm có một thể chất cường tráng, dẻo dai,
tinh thần sảng khoái, lạc quan hài hòa toàn diện đáp ứng sự phát triển của xã hội
hiện nay thì công tác giáo dục học đường có ý nghĩa hết sức quan trọng.
iii
Từ khi chưa có hướng đổi mới phương pháp dạy học, thì tất cả các môn học
khác cũng như bộ môn thể dục thường dạy theo lối cũ, giờ học đơn điệu, tẻ nhạt,
giáo viên thiếu nhiệt tình, chưa năng động, dụng cụ tập luyện thiếu, học sinh vận
động quá ít, chưa tích cực năng động, chơi nhiều nên chưa đạt yêu cầu lượng
vận động cần thiết đối với lứa tuổi học sinh, thành tích thấp. Điều này đã ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển của cơ thể học sinh, chưa thúc đẩy sự phát triển toàn
diện ở các em, kết quả đạt được còn thấp, nó thể hiện rõ qua việc đánh giá kểt
quả học tập ở cuối học kì, cuối năm học. Và đặc biệt là qua các kì hội khỏe phù
đổng thành tích nhiều môn thể thao- điền kinh chưa cao.
Đất nước ta đang trong thời kì phát triển để dần hội nhập với cộng đồng
quốc tế. Bên cạnh đó sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ
của khoa học công nghệ, đòi hỏi con người không ngừng học hỏi để kịp thời đáp
ứng với sự phát triển của thời đại. Từ thực tiễn đặt ra đòi hỏi công tác giáo dục
thể chất trong trường học phải luôn đổi mới cách dạy và học theo hướng tích

cực, chủ động sáng tạo nhằm tiết kiệm thời gian, giảm tải những nội dung không
3


cần thiết, tạo sự chủ động tích cực học tập từ phía học sinh. Trong đó mỗi một
môn học nó có tác dụng tích cực riêng đến sự phát triển của con người
Ví dụ: Chạy ngắn phát triển tố chất sức nhanh tốc độ, chạy bền phát triển khẳ
năng chịu đựng, khắc phục khó khăn trong khi chạy, đẩy tạ phát triển sức
mạnh...
Phong trào tập luyện thể dục thể thao ở nước ta phát trển mạnh mẽ. Vì vậy để
giảng dạy tốt tất cả các môn học thì đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức
cần thiết để giảng dạy cho học sinh, nó không chỉ nâng cao chất lượng đại trà mà
nó còn phải nâng cao thành tích của tất cả các môn nói chung. Trong phạm vi
kinh nghiệm có thể tôi chỉ đề cập đến một nội dung nhỏ đó là “ Phương pháp
giảng dạy nâng cao thành tích môn nhảy xa ưỡn thân cho học sinh trường THPT
Tĩnh gia 4”
1.2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu thực
trạng của học sinh về thành tích môn nhảy xa “ưỡn thân” và một số bài tập nhằm
nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện của học sinh THPT iv
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh lớp 11 trường THPT Tĩnh gia 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp
sau:
1.4.1. Phương pháp đọc và phân tích tổng hợp tài liệu:
Tôi lưa chọn và sử dụng các tài liệu chuyên môn có liên quan đến đề tài như.
- Sách giáo viên thể dục 12.
- Sách giáo khoa thể dục 11.
- Sách giáo viên thể dục 11.
- Sách giáo khoa vật lý 10.
- Và một số tài liệu khác.

1.4.2. Phương pháp sư phạm:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về kỹ thuật nhãy xa “ưỡn thân” kết hợp với
bài tập và giảng dạy cũng như điều kiện cơ sở vật chất để áp dụng các bài tập và
cách khắc phục những sai lầm sao cho phù hợp nhất đối với từng đối tượng học
sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Những cơ sở lý luận để nâng cao thành tích môn nhảy xa “ưỡn thân”.
giảng dạy kỹ thuật động tác là một quá trình giảng dạy cho học sinh hình
thành về kỹ năng, kỹ xảo vận động. Khi tiến hành giảng dạy phải tuân thủ theo
những nguyên tắc hình thành kỹ năng, kỹ xảo. giảng dạy từng động tác của một
kỹ thuật nào đó cần phải đi từ động tác đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ
trực quan đến tư duy và từ căn bản đến nâng cao. Từ đó giúp cho người học
chuyển từ nắm vững chắc một cách có hệ thông sang thực hiện động tác kỹ thuật
một cách hoàn chỉnh.
Sự phối hợp hoạt động trong các môn nhảy xa rất đa dạng, phức tạp, tính chất
hoạt động của môn nhảy xa là dùng sức mạnh bột phát trong khoảng thời gian
ngắn. Hơn nữa, cơ sở để nâng cao thành tích và hoàn thiện kĩ thuật, thể lực của
người tập nhảy phải dựa trên cơ sở tập luyện chạy và các môn thể thao khác.
Trong nhảy xa biến đổi sinh lý trên cơ thể cũng tương tự như môn chạy cự li
4


ngắn. Thông qua tập luyện nhảy xa tính linh hoạt của các quá trình thần kinh
tăng lên rõ rệt, các cơ chủ yếu tham gia hoạt động có biểu hiện sức mạnh và tốc
độ co duỗi lớn.
Để học sinh có thành tích tốt trong học tập thì người giáo viên giảng dạy
trong một tiết học, một nội dung môn học phải thể hiện được ba mục đích cho
người tập đó là thành thục về kĩ năng động tác, đảm bảo khối lượng vận động
trong tiết học và nâng cao được thành tích vận động.
Muốn đạt được mục đích như đã nêu trên thì đòi hỏi người giáo viên phải

biết tổ chức giảng dạy để học sinh nắm đựơc kĩ thuật động tác, tổ chức tập luyện
nghỉ ngơi tích cực, tăng cường khối lượng vận động hợp lí để thúc đẩy các em
say mê tập luyện. Đối với học sinh phổ thông các em đang trong thời kì phát
triển của cơ thể, đòi hỏi phải vận động nhiều. Vì vậy việc tập luyện thường
xuyên, đều đặn hợp lí, tích cực, khoa học ở lứa tuổi này dễ đem lại thành tích
cao.
Vậy để có một giờ học đạt kết quả thì giáo viên cần phải giảng dạy kỹ thuật
động tác theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn dạy học ban đầu: Là giảng dạy các nguyên lý kỹ thuật hình thành
kỹ năng thực hiện động tác, giúp học sinh hình thành biểu tượng, nhịp điệu
chung của động tác, ngăn ngừa sữa chữa những sai lầm thường mắc. Giai đoạn
này kỹ thuật động tác chư ổn định, dễ bị tác động bởi yếu tố tâm lý và điều kiện
bên ngoài làm ảnh hưởng xấu đến việc học kỹ thuật động tác.
Giai đoạn dạy học sâu: Chuyển tiếp các kỹ năng thô sơ ở giai đoạn đầu
thành các kỹ năng tương đối thuần thục, chuyển dần một số chi tiết động tác tới
mức kỹ xảo và tiếp thu các chi tiết đó. Hiểu sâu hơn các quy luật chuyển động
của động tác, chính xác hóa các đặc tính không gian, thời gian và dùng sức sao
cho phù hợp với đặc điểm cá nhân. Hoàn thiện nhịp điệu chung của động tác, tạo
tiền đề để thực hiện động tác.
Giai đoạn củng cố và hoàn thiện: Tiếp thu toàn bộ kỹ xảo cũng như cách
vận dụng chúng trong các điều kiện khác nhau. Trong điều kiện cần thiết cần
xây dựng lại một số kỹ thuật và tiếp tục hoàn thiện nó trên cơ sở phát triển một
số thể lực.
Các môn nhảy là môn hoạt động không có chu kỳ bao gồm nhiều động tác liên
kết với nhau một cách chặt chẽ và phức tạp từ chạy đà, giậm nhảy, bay trên
không và rơi xuống cát. Đặc điểm các môn nhảy là kéo dài khoảng cách bay trên
không do nổ lực của trọng tâm cơ thể lúc này bay phụ thuộc vào tốc đọ chạy đà,
lực giậm nhảy và góc bay.
Theo nguyên lý chung thì quảng đường bay của vật thể phụ thuộc vào các yếu tố
sau:[2]


v02 sin 2
s
g

Trong đó:

S : là độ xa
V0 : Vận tốc ban đầu
g : Gia tốc rơi tự do
 : Góc độ bay
5


Như vậy thành tích nhảy xa phụ thuộc vào hai yếu tố đó là sức mạnh và sức
nhanh nhưng các yếu tố đó phát huy được phải dựa vào sự phối hợp thuần thục
các chi tiết của kỹ thuật động tác.
2.2.Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Thực trạng:
Về giáo viên: Luôn học hỏi bạn bè đồng nghiệp để trao đổi kiến thức và nâng
cao phương pháp giảng dạy cho bản thân.
Về học sinh: Ngoài những em có sức khỏe thực sự và có năng khiếu thể dục
thể thao thì nhìn chung đa phần học sinh chưa thực sự say mê học tập thể dục
trong giờ học chính khóa, chưa chủ động tham gia các hoạt động học tập ngoại
khóa để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn.
v
Về cơ sở vật chất: Dụng cụ học tập ở một số nội dung môn học vẫn chư có
dụng cụ học tập, sân bãi còn gặp nhiều khó khăn và chưa đảm bảo chất lượng
chuyên môn.
2.2.2. Kết quả thực trạng.

Xuất phát từ thực tế đó làm cho giừ học thể dục nhàm chán đối với học sinh,
thậm chí nhiều học sinh còn cảm thấy áp lực, nặng nề trong từng tiết học. Bên
cạnh đó trang phục chưa phù hợp dẫn đến các em bị gò bó thiếu thoải mái, thiếu
tự tin ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập, mặt khác dụng cụ phục vụ cho giờ
học còn thiếu thốn. Vì vậy, bản thân tôi thiết nghĩ giờ học thể dục làm sao để đạt
được hiệu quả cao, là giáo viên tôi tâm huyết với nghề tôi luôn suy nghĩ trăn trở
để tìm biện pháp nâng cao hiệu quả thành tích ở môn nhảy xa “ưỡn thân”.
2.3. Các giải pháp sử dụng.
2.3.1. Tham quan trao đổi giờ dạy với đồng nghiệp.
Tham quan, trao đổi, thảo luận cùng đồng nghiệp để dưa ra một số phương
pháp tổ chức lớp cho từng phần của bài học.
2.3.2. Đổi mới về việc nhận thức bộ môn.
Việc nhận thức môn học để ngang bằng với môn học khác là rất khó. Do vậy
bản thân học sinh cũng nhận thức chưa đủ, các em luôn coi môn thể dục là môn
phụ, chính vì vậy là giáo viên bản thân tôi cũng phải suy nghĩ làm thế nào để tạo
cho các em hứng thú say mê học tập.
2.3.3. Xây dựng hứng thú cho học sinh.
Để nâng cao tính tự giác, tích cực cho người học không chỉ là thách thức với
học sinh mà còn cả đối với giáo viên. Làm được điều này người giáo viên cần
phải nắm được tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT, từ đó gây cho học sinh hứng
thú học tập và luyện tập.
Như vậy thành tích nhảy xa phụ thuộc vào hai yếu tố sức mạnh và sức nhanh
các yếu tố đó phát huy được phải dựa vào sự phối hợp thuần thục các chi tiết của
kỹ thuật động tác. Vậy muốn có một buổi học tốt để nâng cao thành tích thì
người giáo viên cần phải chuẩn bị.
* Chuẩn bị tốt về sân bái, dụng cụ.
Ngoài nội dung cần thiết cho nội dung bài học chính thì giáo viên cần phải
chuẩn bị thêm một số dụng cụ học tập khác phong phú đa dạng mới thu hút được
học sinh học tập, giảm thiểu thời gian chơi của học sinh.
6



Ví dụ: khi tập luyên nhảy xa giáo viên ngoài việc chuẩn bị hố nhảy, ván giậm
nhảy thì cần chuẩn bị thêm dụng cụ của môn học lồng ghép như bóng, cầu đá,
cầu lông, dây nhảy….
* Chuẩn bị tốt về giáo án giảng dạy.
Để giảng một giờ dạy đạt hiệu quả thì người giáo viên cần phụ thuộc vào bài
soạn, phải đầu tư suy nghĩ chuẩn bị tốt cho bài soạn theo hướng tích cực, chủ
động. phải thể hiện rõ nội dung bài học, lượng vận động, thời gian từng nội
dung, lồng ghép những nội dung gì vào bài học cho hợp lí, đưa trò chơi nào, bài
tập bổ trợ nào để tăng thể lực, nâng cao thành tích...
* Chuẩn bị tốt cho bài dạy.
Đảm bảo giảng dạy đủ nội dung của phân phối chương trình trong một tiết dạy
Bố trí hợp lí từng nội dung trong bài học sao cho phù hợp với lượng vận động
của học sinh theo nguyên tắc tăng tiến, tuần tự
Ví dụ: Khi học nội dung nhảy xa cần lồng ghép nội dung tự chọn như đá cầu,
cầu lông nhảy dây, học nội dung chính rồi đến học bổ trợ thể lực sau…
Tăng lượng vận động phù hợp, số lần lặp lại nhiều lần, giáo viên năng động
tích cực chủ động hướng dẫn học sinh tập luyện, sửa sai, sử dụng các hình thức
trò chơi thi đấu để giờ học không đơn điệu, tẻ nhạt, tạo được sự ganh đua trong
học tập.
* Thực hiện đánh giá kiểm tra thường xuyên.
vi
Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên giúp học sinh phấn đấu tập luyện, cũng
thông qua đó giáo viên nắm được và điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù
hợp với từng học sinh, lựa chọn những học sinh có thành tích tốt để bồi dưỡng
Ví dụ: Trong quá trình giảng dạy nhảy xa giáo viên có thể kiểm tra những nội
dung như sau
+ Kiểm tra bật xa tại chỗ
+ Kiểm tra kỹ thuật từng giai đoạn

+ Kiểm tra kỹ thuật từng kiểu nhảy.
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ngoài giờ, bài tập về nhà.
Mỗi tiết học sinh chỉ được học 45 phút. Với thời gian đó cho dù giáo viên sử
dụng phương pháp tích cực thì cũng chưa thúc đẩy thành tích của học sinh nâng
lên rõ rệt nên người giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tập luyện ngoại khóa,
bài tập ngoại khóa có thể sử dụng những bài tập đã học ở trường hoặc những bài
tập khác để tập luyện.
Tổ chức thi đấu thường xuyên, đôn đốc học sinh luyện tập, khích lệ, động viên.
Đối với lứa tuổi học sinh việc thi đấu là hết sức cần thiết. Thông qua thi đấu học
sinh biết được kết quả học tập của mình để nỗ lực hơn trong học tập, tự tin trong
cuộc sống, làm quen với tính thực dụng, thực tế. Giáo viên có thể sử dụng hình
thức thi đấu vào cuối giờ học, cuối một nội dung học để thông qua đó đánh giá
kết quả học tập của học sinh, phải luôn đôn đốc học sinh tập luyện trong và
ngoài giờ, luôn động viên khích lệ kịp thời để các em tự tin phấn đấu đạt thành
tích cao.
Thông qua cơ sở lí luận, những điều kiện cần thiết trong giảng dạy áp dụng vào
thực tiễn để nâng cao thành tích môn nhảy xa.
+ Mục đích- yêu cầu:
7


- Mục đích:
Nhằm phát triển thể lực toàn diện cho học sinh, đặc biệt là phát triển sức mạnh
của chân.
Phát hiện những học sinh có thành tích tốt để bồi dưỡng thi đấu.
- Yêu cầu: học sinh tích cực tập luyện, nắm vững kiến thức bài học, lắng nghe,
quan sát giáo viên làm mẫu.
+ Phương pháp giảng dạy.
Giáo viên phân tích, giảng giải kết hợp làm mẫu động tác, dùng tranh ảnh, hình
vẽ để minh họa, mô phỏng động tác.

- Phân nhóm quay vòng, lặp lại, sử dụng trò chơi- thi đấu
- Lồng ghép các nội dung tự chọn
- Chuẩn bị của giáo viên.
Sân tập, hố nhảy đủ cát xốp, ván giậm nhảy, cờ hiệu, thước dây, cầu đá, dây
nhảy, bóng đá, bóng chuyền…
Các bước tiến hành giảng dạy nội dung nhảy xa (Áp dụng trong phân phối
chương trình phần nhảy xa ưỡn thân của lớp 11, thực hiện trong 6 tuần học).
Tuần 1: Nêu mục đích - yêu cầu- nội dung phần học nhảy xa “ưỡn thân”.
Xây dựng cho học sinh khái niệm về kiểu nhảy xa ưỡn thân với các kiểu
nhảy khác, thành tích đạt được, tác dụng và các kỉ lục.
Tìm hiểu năng lực nhảy xa tự nhiên của học sinh bằng cách cho nhảy tự do.
Thông qua đó giúp học sinh xác định được chân giậm nhảy
+ Tập một số bài tập bổ trợ và trò chơi phát triển thể lực chung[2b].
- Chạy nâng cao đùi 18m (nữ)- 20m (nam)
- Chạy đạp thẳng chân ra sau 20m (nữ)- 25m (nam)
- Xuất phát cao chạy nhanh 20m (nữ)- 25-30m (nam)
Trò chơi cướp cờ, lò co tiếp sức
Tuần 2: Xây dựng khái niệm kiểu nhảy xa “ưỡn thân”.
Trước khi vào một tiết học để đạt được thành tích môn nhảy xa các em cần
chú ý đến mối quan hệ bổ trợ cho nhau.
Làm mẫu phân tích kĩ thuật, xem trang ảnh minh họa động tác, kĩ thuật nhảy
xa “ưỡn thân” [1].

8


- Tập đo đà xác định điểm giậm nhảy, chân giậm bằng cách (Chạy nhanh từ ván
giậm nhảy về vạch xuất phát, đo bằng bước chân...)
- Tại chỗ kết hợp đi thường, chạy thực hiện mô phỏng động tác bước bộ trên
không ( Ngoài hố nhảy).

- Phối hợp chạy đà 3-5-7-9-11 bước- giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ trên
không (Có ván và không có ván thể dục hỗ trợ).

Tuần 3: Hoàn chỉnh giai đoạn chạy đà, giậm nhảy:[1].
Chạy đà: Đối với học sinh trung học phổ thông, cự ly chạy đà khoảng 15m20m. Đo đà điều chỉnh đà để tìm ra cự ly chạy đà hợp lý, phù hợp với mỗi người
tập là một việc rất quan trọng trong nhảy xa. Khi chạy đà, độ dài các bước chạy
cần tăng dần kết hợp với nâng dần thân lên, đặc biệt phải tăng tốc độ cho đến
khi đạt được tốc độ cao nhất, riêng bước đà cuối cùng khi đặt chân giậm nhảy
vào ván cần bước nhanh và ngắn hơn bước trước đó khoảng 1/2- 1 bàn chân, đặt
cả bàn chân vào ván chuẩn bị giậm nhảy.

9


giậm nhảy: giậm nhảy là giai đoạn quan trọng nhaatstrong nhảy xa. Giai đoạn
giậm nhảy bắt đầu khi chân giậm nhảy đặt chân vào ván giậm nhảy, khi giậm
nhảy phải chủ động đạp mạnh duỗi thẳng chân, phối hợp với đánh tay.
Góc độ giậm nhảy khoảng 70  80o (so với mặt đất ở phía trước) để đạt được góc
bay 20  24o [1b].

- Chạy tăng tốc độ 30- 40m (từ 3-5 lần trên đường thẳng).
- Chạy đà hoàn chỉnh phối hợp giậm nhảy- bước bộ trên không với những dụng
cụ hỗ trợ như ván tập thể dục, sào thấp, bóng treo làm chuẩn.
+ Tập một số bài tập bổ trợ nhảy xa ưỡn thân[2b].
- Đứng trên chân giậm đá lăng chân.
- Đứng lên, ngồi xuống bằng hai chân.
- Ngồi xổm, đứng lên đồng thời bật nhảy thực hiện động tác ưỡn thân.
Tuần 4: Dạy kĩ thuật giai đoạn trên không và tiếp đất [1].
Trên không: Giai đoạn trên không của nhảy xa “Ưỡn thân” bắt đầu từ tư thế
bước bộ trên không khi giậm nhảy rời khỏi ván giậm, không đưa ngay ra trước

như nhảy xa kiểu ngồi, mà đưa về phía sau, co dần lại, chân lăng từ phía trước
chủ động đưa xuống dưới- về sau phối hợp với chân giậm nhảy và ngực ưỡn
căng thân ra sau. Tiếp theo gập nhanh thân trên, đồng thời hai tay vươn ra trước
hết sức phối hợp đánh hai tay từ trên cao ra trước vòng xuống dưới ra sau để
chuẩn bị tiếp đất.
Tiếp đất: Khi hai chân bắt đầu tiếp đất, chủ động khụy gối để giảm chấn động,
đồng thời rướn thân, vươn hai tay ra trước để giữ thăng bằng không để mông và
tay chạm cát phía sau. Sau đó đứng lên đi về trước, rời khỏi hố nhảy.

10


Tại chỗ kết hợp với đi, chạy mô phỏng phối hợp động tác nhảy xa ưỡn thân
Đứng trên độ cao 40- 50cm mô phỏng động tác trên không và rơi xuống đất
Phối hợp với chạy đà từ cự li ngắn đến hoàn chỉnh thực hiện động tác ưỡn thân,
có thể lúc đầu sử dụng dụng cụ hỗ trợ cho động tác.
Tuần 5: Củng cố và hoàn thiện kĩ thuật các giai đoạn, nâng cao thành tích.
Tiếp tục chạy đà - giậm nhảy- trên không- tiếp đất hoàn thiện kĩ thuật ở mức độ
vừa phải.
- Những sai sót mà học sinh thường mắc phải.
+ chạy đà không chính xác.
+ giậm nhảy yếu.
+ trên không không thực hiện được động tác ưỡn thân.
Phối hợp chạy hoàn chỉnh 4 giai đoạn kĩ thuật, nâng cao thành tích nhảy xa
“ưỡn thân”.
- Giới thiệu một số điều luật thi đấu[3].
+ giới thiệu về đường chạy, hố cát.
+ Ván giậm nhảy, hố nhảy, cách thức thi đấu.
+ Những trường hợp phạm quy.
Tiến hành kiểm tra thử bằng hình thức thi đấu giữa các tổ, nhóm...Bồi dưỡng

trạng thái kiểm tra thi đấu.
Tuần 6: Kiểm tra và tổ chức thi đấu.
- Phổ biến mục đích, yêu cầu của kiểm tra, thi đấu
- Tiến hành tổ chức kiểm tra, thi đấu
- Tổng kết và đánh giá kết quả học tập.
Trên đây tôi chỉ giới thiệu phương pháp giảng dạy đối với nội dung của môn
nhảy xa ưỡn thân trong từng tuần. Trong tuần có từng nội dung cụ thể và kết hợp
học lồng ghép với những nội dung đá cầu, chạy bền theo phân phối chương
trình. Do vậy trong từng tiết dạy giáo viên cần phải sắp xếp từng nội dung cho
hợp lí theo những nguyên tắc chung, đảm bảo lượng vận động sao cho tiết dạy
đạt hiệu quả cao nhất.nnnnnnnnnn
2.4. Kết quả đạt được sau từng tuần luyện tập.
11


Thành tích ban đầu khi chưa giảng dạy kĩ thuật.
Thành tích
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
m
m
Nam từ 3 30- 4 70
0%
19%
67%
14%
m
m

Nữ từ 2 25- 3 50
0%
18%
65%
17%
Nhận xét: Khi chưa học kĩ thuật để các em nhảy tự do thì thành tích thấp, chủ
yếu sai sót ở các em là:
- Chưa xác định được cách chạy đà.
- Giậm nhảy không đúng vào ván giậm nhảy.
- Không tận dụng được quỹ đạo bay của cơ thể ở giai đoạn trên không.
+. Từ tuần thứ 1-2:(dạy theo hướng tích cực, phân nhóm tập luyện, học lồng
ghép).
Tổ 1.
- Học bổ trở kĩ thuật nhảy xa “ưỡn thân”.
+ Chạy bước nhỏ.
+ Chạy nâng cao đùi.
+ Chạy đạp sau.
+ Chạy nhanh 20m.
Tổ 2.
- Tập xác định chạy đà, xác định chân giậm (Nhảy vào hố cát).
- Tập tại chỗ kết hợp đi thường, chạy 3-5-7-9 bước thực hiện mô phỏng động tác
giai đoạn trên không.

- Kết hợp chạy 3-5-7-9 bước giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ trên không.
Tổ 3.
- Học bổ trợ thể lực, nội dung lồng ghép ( Đá cầu, cầu lông...).
+ Đứng lên, ngồi xuống bằng hai chân.
+ Đứng lên, ngồi xuống trên chân giậm.
+ Lò cò tiếp sức.
Nhận xét:

12


Sau tuần học thứ 1-2 kết quả đã có sự thay đổi, về thể lực của học sinh được
nâng cao, học sinh đã hình thành được kĩ thuật nhảy xa, nhưng thành tích chưa
cao, thậm chí một số học sinh thành tích còn giảm vì đang trong giai đoạn
chuyển giao giữa nhảy tự do với nhảy có kĩ thuật.
vii
Sử dung phân nhóm tập luyện, học lồng ghép đã thu hút học sinh tập luyện,
giảm thời gian nghỉ của học sinh nên lượng vận động được tăng lên rõ rệt.
+. Từ tuần thứ 3- 4:
Tổ1.
- Học giai đoạn kĩ thuật chạy đà - giậm nhảy- trên không.[1]
+ giai đoạn kĩ thuật chạy đà: cự ly chạy đà khoảng 15-25m đo đà, điều chỉnh đà
để tìm ra cự li chạy đà hợp lí, phù hợp với mỗi người tập
+ giai đọan kĩ thuật giậm nhảy: giậm nhảy phụ thuộc vào sức mạnh của chân,
sự linh hoạt của cổ chân, sức bật của bàn chân, sự phối hợp nhịp nhàng của toàn
bộ cơ thể.
+ giai đoạn kĩ thuật trên không: Tính bắt đầu từ tư thế bước bộ trên không khi
chân giậm nhảy rời khỏi ván giậm, không dưa ra trước mà co dần lại, chân lăng
phía trước chủ động dưa xuống dưới- về sau phối hợp với chân giậm nhảy và
ngực ưỡn căng thân ra sau, mặt nhì lên cao, hai tay có thể đưa lên cao chếch về
sau hoặc dang ngang.
- Chạy đà hoàn chỉnh phối hợp giậm nhảy bước bộ trên không.
Tổ 2.
- Học đứng trên độ cao 40 – 50cm mô phỏng động tác trên không và rơi xuống
đất
- Học hoàn thiện 4 giai đoạn kĩ thuật ở mức độ thấp (kết hợp với dụng cụ hỗ trợ)
Tổ 3.
- Tập một số bài tập bổ trợ thể lực, học nội dung lồng ghép.

+ Nhún cổ chân
+ Đập chân, nâng gối
+ Nhảy đổi chân
Nhận xét. Trong tuần học thứ 3- 4 đa số học sinh đã nắm được kĩ thuật và hình
thành dần toàn bộ kĩ thuật động tác. Một số học sinh đã hoàn thành tương đối tốt
kĩ thuật. Điều đó cho thấy rằng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực đã
tác động tích cực đến kết quả họa tập của học sinh.
+. Tuần học thứ 5- 6.
Tổ 1.
- Tập hoàn thiện 4 giai đoạn kĩ thuật, nâng cao dần thành tích
- Sửa chữa sai sót còn mắc phải trong quá trình luyện tập
+ Chạy đà không chính xác:
Đo lại đà và điều chỉnh đà bằng cách chạy thử
Tập bước đà cuối cùng và cách đặt chân vào ván giậm nhảy
Chạy đà theo nhịp vỗ tay của giáo viên
+ giậm nhảy yếu:
Tập dặt chân vào ván giậm nhảy.
Đà một bước giậm nhảy.
Đà 3,5,7 bước (đi, chạy)- nhảy bước bộ.
13


+ Trên không không thực hiên được động tác ưỡn thân:
Bật xa rơi xuống bằng hai chân.
Nắm tay nhau bật nhảy.
chạy đuổi.
Tổ 2.
- Học một số bài tập phát triển thể lực, nội dung lồng ghép, trò chơi thể lực, thư
giãn.
Tổ 3.

- Giới thiệu một số điều luật thi đấu môn nhảy xa “ưỡn thân”.
giới thiệu về đường chạy.
giới thiệu ván giậm nhảy.
giới thiệu lượt nhảy.
giới thiệu những trường hợp phạm quy.
- Tổ chức kiểm tra, thi đấu giữa các tổ, nhóm
Nhận xét: Sau tuần học thứ 5 - 6 đa số học sinh đã hoàn thiện được kĩ thuật
nhảy
xa “ưỡn thân”, thành tích đã đựơc nâng lên rõ rệt, một số học sinh đã có thành
tích cao.
viii
Thành tích đạt được sau 6 tuần học.
Thành tích
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
m
m
Nam từ 3 30- 4 70
10%
36%
54%
0%
m
m
Nữ từ 2 25- 3 50
8%
31%
61%

0%
Thông qua những hình thức giáo dục riêng biệt, kết hợp với đổi mới phương
pháp dạy học tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, cùng với với vai trò chủ
đạo của người giáo viên, hướng dẫn, làm mẫu, phân tích, tổ chức học sinh tập
luyện, thi đấu đã đạt được những kết quả đáng kể, không những trong nội dung
nhảy xa ưỡn thân mà nó còn có tác dụng đối với tất cả các nội dung khác đều đạt
kết quả cao
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1.Kết luận:
Để đạt được thành tích tốt nhất về nhảy xa “ưỡn thân” cần đòi hỏi rất nhiều
yếu tố. Trong đó cần đổi mới phương pháp dạy học, phải xây dựng được giờ học
sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, lồng ghép nhiều nội dung vào
trong giờ học một cách hợp lí, phù hợp với lượng vận động của học sinh, chuẩn
bị tốt về dụng cụ học tập, phong phú về chủng loại mới thu hút học sinh lập
luyện, phát huy hết tính tích cực, tự giác học hỏi của học sinh. Bên cạnh đó thì
người giáo viên đóng vai trò chủ đạo, là người hướng dẫn, làm mẫu, phân tích kĩ
tuật và tổ chức học sinh tập luyện một cách khoa học theo nguyên tắc từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng... thì mới đem lại kết quả tốt
trong giảng dạy bộ môn thể dục.
Thông qua việc nghiên cứu và dạy học của giáo viên và học sinh trường
trung học phổ thông Tĩnh gia 4, cùng với việc học hỏi đồng nghiệp, bạn bè tôi
đã đúc rút được một số kinh nghiệm về “Phương pháp giảng dạy nâng cao
thành tích môn nhảy xa “ưỡn thân”cho học sinh lớp 11 trường THPT Tĩnh gia
4”. Bản thân tôi đã tự rút ra bài học kinh nghiệm cho mình là muốn làm tốt một
14


việc gì thì khâu tổ chức chuẩn bị chu đáo, cẩn thận nghiên cứu kỹ càng, tự mình
vận động thì bắt tay vào công việc mới tự tin, từ đó dẫn đến việc dạy học động
tác muốn nâng cao chất lượng đòi hỏi giáo viên và học sinh phải hoàn toàn chủ

động trong việc nắm bắt kiến thức và phải phối hợp các các hoạt động dạy và
học một cách khoa học. Do kinh nghiệm và khả năng của bản thân còn nhiều
hạn chế nên vấn đề tôi đưa ra không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong
nhận được sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp để xây dựng sáng kiến thiết thực
hơn, sát với thực tế và đem lại hiệu quả cao, nhất góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy cho phù hợp với phương pháp đổi mới giáo dục hiện nay.
3.2. Kiến nghị:
Qua sáng kiến kinh nghiệm này tôi cũng có một số kiến nghị, đề xuất để
nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn thể dục trong trường THPT.
Nhà trường, địa phương cần tạo điều kiện về sân bãi rộng và riêng biệt đảm
bảo tốt cho học sinh học tập.
Trường, cũng như sở giáo dục tạo điều kiện bổ sung, mua sắm thêm dụng cụ
học tập để học lồng ghép với nội dung học khác.
Có thể tách rời tiết học thể dục vào một buổi khác với các môn văn hóa.
Trang phục học sinh phải riêng biệt đặc thù với môn học, tạo điều kiện tốt cho
các em học tập thoải mái.
Rất mong đồng nghiệp và bạn bè cùng thảo luận, đóng góp ý kiến!
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hà

TÀI LIỆU THAM KHẢO
15



[1] Lương Duyên Bình (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Tô
Giang, Vũ Quang Bùi Gia Thịnh, Sách giáo khoa vật lý lớp 10, NXB giáo dục,
2005
[2] Vũ Đức Thu (Tổng chủ biên), Trương Anh Tuấn (Chủ biên), Trần Dự, Vũ
Bích Huệ, Trần Đồng Lâm, Nguyễn Kim Minh, Đặng Ngọc Quang, Hồ Đắc
Sơn, Vũ Thị Thu, Trần Văn Vinh, Sách giáo Viên Thể Dục 11, NXB giáo dục,
2005
[1] Vũ Đức Thu (Tổng chủ biên),trương anh tuấn (chủ biên), trần dự, vũ bích
huệ, trần Đồng lâm, nguyễn kim minh, Đặng ngọc quang, hồ Đắc sơn, vũ thi
thu, trần Đăng vinh, Sách Giáo Viên Thể Dục 12, NXB giáo dục, 2005
[1] Vũ Đức Thu (tổng chủ biên), Trương Anh Tuấn (Chủ biên), Trần Dự, Vũ
Bích Huệ, Trần Đồng Lâm, Nguyễn Kim Minh, Đặng Ngọc Quang, Hồ Đắc
Sơn, Vũ Thị Thu, Trần Văn Vinh, Sách giáo khoa Thể Dục 11, NXB giáo giục,
2005
Sách lý luận học

16


i
ii
iii
iv
v
vi
vii
viii




×