1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Xã hội càng phát triển, đòi hỏi những chủ nhân tương lai của đất nước
phải là người toàn diện, vừa hồng, vừa chuyên[1]. Tuy nhiên hiện nay, với
phương pháp giảng dạy vẫn nặng tính hàn lâm, các em HS nắm bắt kiến thức lí
thuyết có thể khá, tốt, nhưng khi thực hành thì lại là điều quá mới mẻ, mơ hồ.
Chắc chắn, việc chỉ được học những kiến thức lí thuyết trong sách vở sẽ dẫn đến
những hậu quả như: sự nhàm chán ở HS, tình trạng HS ngại đến lớp, sa đà quán
xá, tham gia các tệ nạn xã hội, khó có thể tự thân lập nghiệp trong tương lai, gây
khó khăn cho các cơ sở đào tạo nghề... khi đào tạo. Về lâu dài, là ảnh hưởng tới
sự phồn thịnh của đất nước.
Với vị thế của Việt Nam hiện nay, chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng:
cung cấp thực phẩm, xuất khẩu thu ngoại tệ. Đặc biệt khi áp dụng tiến bộ khoa
học kĩ thuật thì một nông dân cũng có thể trở thành tỷ phú. Nhưng vấn đề đặt ra
là hiện nay, HS chưa thấy được điều đó, đặc biệt các em ở miền núi, nông thôn,
tuy có cơ hội để thừa kế và phát triển, nhưng việc thiếu kiến thức thực tế khiến
các em thiếu tự tin vào bản thân, rất ít em lựa chọn quê hương làm nơi khởi
nghiệp, mà chủ yếu vẫn là xác định làm công nhân cho các công ty điện tử, may
mặc... Vì vậy, việc học tập kiến thức sinh trưởng phát triển ở động vật sẽ giúp
các em biết quý trọng mồ hôi công sức của những người lao động, không lãng
phí thực phẩm, có cái nhìn thực tế về ngành chăn nuôi tại địa phương, để từ đó
vạch ra cho mình những hướng đi đúng đắn trong tương lai.
Chính vì những lí do đó, tôi chọn đề tài: “Tích hợp kiến thức liên môn
trong dạy học Sinh học 11 - phần B: “Sinh trưởng và phát triển ở động vật”
theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trường
THPT Quan Hóa”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Tích hợp kiến thức liên môn Sinh học, Công nghệ, Vật lí, Hóa học, Giáo
dục công dân, Tin học, Toán trong giảng dạy về Sinh trưởng phát triển ở động
vật nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của người học, biết vận dụng trong
thực tiễn sản xuất, phát triển kinh tế.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tích hợp kiến thức liên môn Sinh học, Công nghệ, Vật lí, Hóa học, Giáo
dục công dân, Tin học, Toán trong giảng dạy phần “Sinh trưởng phát triển ở
động vật”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
Nghiên cứu các tài liệu kiến thức liên quan đến dạy học tích hợp và chủ đề
sinh trưởng phát triển ở động vật qua sách báo, mạng, trao đổi với các chuyên
gia và các giáo viên khác để xây dựng nội dung dạy học.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Trước khi tổ chức hoạt động giảng dạy, tôi tìm hiểu các cơ sở chăn nuôi
điển hình tại địa phương, liên hệ địa điểm, thời gian để tiến hành cho học sinh
1
thực tế. Đồng thời, khảo sát sự hứng thú của HS với phương pháp dạy học tích
hợp, kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS sau bài học.
- Phương pháp thực nghiệm
Theo tiến trình dạy, tôi tiến hành cho học sinh thực tế tại cơ sở chăn nuôi
đã liên hệ là khu chăn nuôi, ấp trứng gia cầm Lân Dũng, địa chỉ khu 6 - TT
Quan Hóa, Thanh Hóa; mô hình nuôi tằm tại gia đình bác Hà Đức Lập - Thôn
Cá - Trung Thành - Quan Hóa - Thanh Hóa; quan sát sự sinh trưởng phát triển
của cua đồng được nuôi trong chậu.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Trước và sau thực nghiệm, tôi sử dụng toán thống kê xử lí số liệu để so
sánh, đánh giá hiệu quả của đề tài.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Theo từ điển Tiếng Việt, tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương
trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng, tích hợp là sự
thống nhất, hòa hợp, kết hợp.
Theo từ điển Giáo dục học: Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác
nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.[12]
- Dạy học tích hợp: là tổ chức cho HS huy động đồng thời các kiến thức, kĩ
năng thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập, thông
qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng mới, phát triển năng lực cần thiết nhiều
lần cùng một kiến thức ở các môn học khác nhau.[12]
- Tích hợp liên môn: là xác định nội dung kiến thức liên quan đến 2 hay
nhiều môn học để dạy học, tránh HS phải học một nội dung kiến thức lặp lại ở
nhiều môn học khác nhau nhằm giảm thiểu sự quá tải cho người học và khai
thác được mối liên hệ giữa các môn học với nhau.[13]
- Mục đích dạy học tích hợp liên môn: giúp người học trở nên sinh động
hơn, phát huy tính tích cực của HS, phát triển tư duy độc lập, thực tế, khắc sâu
kiến thức.[13]
- Dạy học theo chủ đề: là phương pháp tìm tòi những khái niệm, tư tưởng,
đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn
nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến
trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích
hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau)
làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó
học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào
thực tiễn.[15]
- Các bước dạy học theo chủ đề:
+ Xây dựng chủ đề
+ Xây dựng nội dung chủ đề
+ Xây dựng mục tiêu
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động học của học sinh
2
+ Xây dựng hoạt động học gồm các bước: khởi động, hình thành kiến thức,
luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng. [5]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Quan Hóa là 1 trường miền núi, được đặt tại khu 4 - TT
Quan Hóa, Thanh Hóa. Năm học 2017 - 2018, toàn trường có 627 học sinh, 364
nam, 263 nữ, thuộc các dân tộc như Kinh (318 HS), Mường (134 HS), Thái (169
HS), H’Mông (5 HS), Hoa (1 HS). Với đặc trưng là trường miền núi, HS dân tộc
thiểu số chiếm tỉ lệ cao, HS có những đặc điểm nhận thức điển hình như: trí nhớ,
óc quan sát, tính kiên trì, kỉ luật chưa được chuẩn bị chu đáo, khả năng phân
tích, tổng hợp, khái quát còn thấp[13]. Trong khi đó, với phương pháp giảng dạy
truyền thống là đọc chép sẽ gây sự nhàm chán cho người học, chưa phát huy tính
tích cực và tự học nơi các em. Các em tiếp nhận kiến thức thụ động, thiếu sự
liên hệ thực tiễn, nếu có, cũng là liên hệ chung chung, nặng tính lí thuyết. Khi
giáo viên yêu cầu các em trình bày lại kinh nghiệm chăn nuôi một loại vật nuôi,
và nêu ý tưởng làm giàu từ chăn nuôi thì gần như các em đều mô tả một cách sơ
sài, rất hiếm hoi những ý tưởng làm giàu, mà chủ yếu vẫn là tư tưởng đi làm
công nhân nơi đất khách. Đó là một thực trạng đáng phải suy ngẫm. Tôi nhận
thấy, để phát huy và phát triển những tiềm lực sẵn có tại đại phương là điều
không hề dễ dàng, bởi thay đổi nhận thức mới là điều khó khăn hơn cả.
Mặt khác, khi thay đổi cách tiếp cận kiến thức bằng phương pháp dạy học
tích hợp, các em sẽ hứng thú với việc học hơn, biết vận dụng lí thuyết vào thực
tế một cách linh hoạt, là cơ sở để các em có những định hướng và quyết định
đúng đắn trong tương lai.
Đó là lí do tôi chọn đề tài.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Khi thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành với tiến trình như sau:
1. Xây dựng chủ đề
Tôi căn cứ nội dung dạy học và tình hình học tập của học sinh để xây dựng
chủ đề: “Sinh trưởng phát triển ở động vật”. Sau đó soạn giáo án và xin ý kiến
của BGH nhà trường về việc tổ chức nội dung học tập thực địa tại các cơ sở.
Liên hệ với các cơ sở về thời gian, nội dung, hình thức thực tế.
2. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tôi chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 HS (căn cứ vào sở thích về các
nhóm động vật, khả năng khai thác thông tin, hiểu biết xã hội, kĩ năng sử dụng
tin học của HS để chia nhóm đồng đều nhau về năng lực). Các nhóm tự cử nhóm
trưởng.
Tôi giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm, với mỗi nhóm, tôi gợi ý cho HS
nội dung cần tìm hiểu, yêu cầu HS ghi chép nội dung vào sổ nhật kí khoa học để
thảo luận, phân công nhiệm vụ, trong quá trình tìm hiểu cần ghi chép, chụp hình,
quay phim để tổng kết và trình bày bằng PowerPoint. Đồng thời, ghi lại cảm
nhận về những trải nghiệm của bản thân.
Cụ thể nhiệm vụ của từng nhóm như sau:
3
Nhóm 1: Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu kĩ thuật nuôi tằm và
nghề dệt tơ tằm.
HS đến tham quan cơ sở nuôi tằm tại địa phương để hiểu hơn về quá trình
sinh trưởng phát triển của tằm, đồng thời, kết hợp việc tìm kiếm thông tin trong
các nguồn tài liệu và qua người nuôi tằm, sử dụng kiến thức các môn Công
nghệ, Vật lí, Hóa học, Giáo dục công dân, Toán để nêu được:
- Quá trình sinh trưởng, phát triển của tằm (thời gian, đặc điểm các giai
đoạn phát triển...)
- Những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển
của tằm?
- Kĩ thuật nuôi tằm để đạt năng suất cao. (Các yếu tố ngoại cảnh, tự nhiên,
xã hội ảnh hưởng đến nghề).
- Những cải tiến của nghề nuôi tằm, dệt tơ hiện nay.
- Đề xuất một số ý tưởng làm tăng hiệu quả nghề nuôi tằm, dệt tơ và phát
triển nghề tại địa phương.
Nhóm 2: Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu về vịt, nghề ấp và nuôi vịt
trứng.
HS đến tham quan một trang trại ấp và nuôi vịt trứng tại địa phương, để
hiểu hơn về quá trình sinh trưởng phát triển của vịt, đồng thời, kết hợp việc tìm
kiếm thông tin trong các nguồn tài liệu và qua người chăn nuôi, sử dụng kiến
thức các môn Công nghệ, Vật lí, Hóa học, Giáo dục công dân, Toán để nêu
được:
- Thời gian ấp nở trứng vịt.
- Quá trình sinh trưởng, phát triển của vịt.
- Kĩ thuật ấp trứng và nuôi vịt để đạt năng suất cao. (Các yếu tố ngoại cảnh,
tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến nghề)
- Những cải tiến của nghề ấp trứng và nuôi vịt hiện nay.
- Vấn đề xử lí ô nhiễm từ nghề nuôi vịt.
- Xây dựng được khẩu phần ăn cho vịt giai đoạn sau sinh.
- Đề xuất một số ý tưởng làm tăng hiệu quả trong chăn nuôi, hướng phát
triển nghề tại địa phương.
Nhóm 3: Tìm hiểu quá trình sinh trưởng và phát triển của cua đồng
HS đến tham quan một số cơ sở nuôi cua đồng tại địa phương (nếu có), hoặc
tiến hành nuôi cua trong chậu, đồng thời, kết hợp việc tìm kiếm thông tin trong
các nguồn tài liệu, sử dụng kiến thức các môn Công nghệ, Vật lí, Hóa học, Giáo
dục công dân, Toán và nêu được:
- Quá trình sinh trưởng, phát triển của cua đồng (thời gian, đặc điểm các
giai đoạn phát triển...).
- Những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển
của cua đồng?
- Kĩ thuật nuôi cua để đạt năng suất cao. (Các yếu tố ngoại cảnh, tự nhiên, xã
hội ảnh hưởng đến nghề)
- Những cải tiến của nghề nuôi cua đồng hiện nay.
4
- Đề xuất một số ý tưởng làm tăng hiệu quả nghề nuôi cua đồng, hướng phát
triển về quy mô tại địa phương.
3. GV cùng HS đi thực tế, gồm quan sát và phỏng vấn tại các cơ sở
Tôi cùng các HS trong nhóm tiến hành thực tế tại các cơ sở hoặc nơi thí
nghiệm của học sinh. Trong buổi thực tế, các em tiến hành ghi chép, chụp hình,
hoặc quay clip liên quan đến nội dung thảo luận. Tôi theo dõi, hướng dẫn, giúp
đỡ các nhóm (Xây dựng kế hoạch, gợi ý địa điểm, cách thu thập thông tin, cách
hỏi, cách làm báo cáo…). Thường xuyên phát hiện những khó khăn của các em
trong việc tìm tòi, phát hiện vấn đề, ghi nhận những khám phá, ý tưởng, đề xuất
của học sinh trong quá trình thực tế để đánh giá.
4. Báo cáo kết quả và thảo luận trên lớp
Sau khi các nhóm đã hoàn thành nội dung, đại diện từng nhóm lên báo cáo
kết quả làm việc, các nhóm khác chú ý để đặt câu hỏi liên quan.
Từ những kiến thức HS thu hoạch được, giáo viên định hướng, dẫn dắt để
HS tìm tòi các khái niệm, kiến thức cơ bản về phần Sinh trưởng phát triển ở
động vật như:
- Khái niệm sinh trưởng, phát triển, biến thái.
- Các kiểu sinh trưởng phát triển ở động vật và đặc điểm.
các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển ở động vật.
- Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng phát triển ở động vật và người.
5. GV tiến hành nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của
học sinh.
Tôi căn cứ vào hiệu quả, thái độ của các em trong quá trình làm việc nhóm
tại, trình bày kết quả trên lớp để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS.
6. Củng cố kiến thức bằng trò chơi ô chữ
7. Giao nhiệm vụ về nhà cho HS
Giáo án tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy: “Sinh trưởng phát
triển ở động vật” - Sinh học 11 ban cơ bản.
I. Mục tiêu dạy học chủ đề
1. Kiến thức
- Môn Sinh học:
+ Học sinh nêu được khái niệm sinh trưởng và phát triển của động vật.
+ Nêu được khái niệm biến thái.
+ Phân biệt được phát triển qua biến thái và phát triển không qua biến thái,
phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
+ Lấy được ví dụ về phát triển qua biến thái, phát triển không qua biến thái,
phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn .
+ Nêu được vai trò của nhân tố di truyền và các yếu tố ngoại cảnh tới sự sinh
trưởng và phát triển của động vật.
+ Kể tên được các hoocmôn và vai trò của từng loại hoocmôn đối với sinh
trưởng và phát triển ở động vật có xương sống, động vật không xương sống (ở
bướm).
5
+ Đề xuất các biện pháp làm hạn chế tác động xấu của các yếu tố ngoại cảnh
đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, cụ thể là trong nghề nuôi vịt, nuôi
tằm và nuôi cua đồng.
- Môn Vật lí:
+ Nêu được tác động của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng, phát triển ở động
vật, từ đó đề xuất các giải pháp tối ưu cho sinh trưởng phát triển ở động vật, đặc
biệt trong ngành chăn nuôi.
- Môn Hóa học:
+ Nêu được tác động của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng, phát triển ở
động vật, từ đó đề xuất các giải pháp tối ưu áp dụng cho chăn nuôi để đạt kết
quả cao.
- Môn Toán:
+ Sử dụng Toán học trong thống kê, theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển
ở một số loài động vật, và áp dụng trong việc tính toán xây dựng khẩu phần ăn,
kích thước chuồng trại, để chăn nuôi đạt hiệu quả cao.
- Môn Giáo dục công dân: Biết quý trọng, bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo
vệ sức khỏe con người.
- Môn Công nghệ: Biết phân loại các loại thực phẩm giàu
vitamin tan trong nước, tan trong chất béo, nhóm thực phẩm
giàu gluxit, protein, lipit, từ đó xây dựng khẩu phần ăn hợp lí
cho con người và cho vật nuôi. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng phát
triển toàn diện về thể chất và tinh thần, có kĩ thuật nấu một số
món ăn đơn giản giàu dinh dưỡng...
- Biết chế biến thức ăn cho vật nuôi.
- Môn Tin học: Sử dụng kiến thức để soạn thảo, làm báo cáo
dạng PowerPoint
2. Kỹ năng
- Quan sát, ghi chép, thống kê, tổng hợp những theo dõi về quá trình sinh
trưởng phát triển ở một số loài động vật.
- Phân tích các tranh ảnh, clip sinh trưởng, phát triển ở động vật, và cơ chế
ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài cơ thể.
- Có kỹ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức các môn học khác nhau
để giải thích các vấn đề liên quan đến sinh trưởng, phát triển ở động vật.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm, nâng cao tinh thần hợp tác, giúp đỡ
nhau trong học tập.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin như công cụ học tập và nghiên cứu.
- Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng bản thân để góp phần phát
triển ngành chăn nuôi.
- Kỹ năng khoa học: thực địa, điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, phỏng vấn.
- Kỹ năng tư duy: phân tích, giải thích, phân biệt, liên hệ thực tiễn, khái quát
hóa, tổng kết kiến thức.
- Kỹ năng học tập: tự học, hợp tác, làm báo cáo, mô tả bằng hình ảnh, clip.
3. Thái độ
6
- Tích cực tham gia các hoạt động, hình thành thái độ đúng đắn trong nghiên
cứu khoa học, yêu thích bộ môn, hứng thú với việc nghiên cứu khoa học.
- Ý thức sống lành mạnh, khoa học, để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng
đồng. Tuyên truyền vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất
lượng cuộc sống.
- Tích cực trong việc tham gia lao động sản xuất.
- Tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ môi trường sống của con người
cũng như các loài sinh vật khác.
4. Năng lực cần hướng tới
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề dựa trên những quan sát, hiểu biết
về quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Thu thập và xử lí thông tin về quá trình sinh trưởng phát triển ở động vật, kĩ
thuật chăn nuôi, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển.
- Nghiên cứu khoa học, đề xuất các giải pháp tăng hiệu quả trong chăn nuôi.
- Năng lực vận dụng kiến thức đã học giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh, xác lập mối quan hệ giữa
phát tiển qua biến thái và không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và không
hoàn toàn.
- Năng lực ngôn ngữ: diễn đạt và trình bày nội dung dưới hiều hình thức khác
nhau.
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT và truyền
thông.
II. Đối tượng dạy học
2.1. Số lượng: 30 học sinh.
2.2. Lớp: HS lớp 11A1 trường THPT Quan Hóa năm học 2017 - 2018.
III. Thiết bị dạy học, học liệu
* Đối với giáo viên
3.1. Thiết bị đồ dùng dạy học
- Máy tính, máy chiếu Projecter.
- Các video mô tả về sinh trưởng phát triển ở động vật, các yếu tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng phát triển ở động vật và kĩ thuật mới trong chăn nuôi một
số loài vật nuôi.
- Hình ảnh minh họa cho bài học.
- Phấn, bản, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử.
- Một số thông tin về thực trạng trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam.
- Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ học tập cho học sinh.
- Các tài liệu, website cần thiết để giới thiệu cho học sinh.
- Giấy Ao, bút dạ, phiếu học tập để học sinh thảo luận nhóm.
3.2. Học liệu sử dụng trong dạy học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học 11 NXB Giáo dục.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Vật lí 12, NXB Giáo dục.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Hóa học 11, 12, NXB Giáo dục
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 10, NXB Giáo dục
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Công nghệ 10, NXB Giáo dục
7
3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
- Sử dụng máy quay phim.
- Máy tính và máy chiếu Projecter.
- Bài giảng điện tử soạn trên PowerPoint, loa kết nối với máy tính.
- Các phần mềm để biên tập và dựng phim, cắt ảnh.
- Mạng internet.
* Đối với học sinh
Tìm hiểu nội dung:
- Môn Sinh học 11:
+ Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật.
+ Bài 38, 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển ở động vật.
- Vật lí 12 CB:
+ Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
- Hóa học 11 CB:
+ Bài 10: Photpho
+ Bài 13: Tính chất của Nito, Photpho và hợp chất của chúng
- Hóa học 12 CB
+ Bài 2 : Lipit
+ Bài 5: Glucozo
+ Bài 6: Saccarozo, tinh bột và xenlulozo.
+ Bài 44: Hóa học và vấn đề xã hội
+ Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường.
- Giáo dục công dân 10
+ Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
- Sưu tầm hình ảnh, clip liên quan đến các bệnh tim mạch và các yếu tố ảnh
hưởng.
- Môn Công nghệ:
+ Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
+ Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
+ Bài 30: Thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi.
+ Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
+ Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản.
+ Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi.
- Môn Tin học:
Vận dụng kiến thức đã học để làm bản báo cáo trên power point.
IV. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Tiến trình chung:
1. Xây dựng chủ đề
2. Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
3. GV cùng HS tiến hành thực tế gồm quan sát và phỏng vấn tại các cơ sở hoặc
tại nơi HS tiến hành thí nghiệm.
4. Báo cáo kết quả và thảo luận trên lớp.
8
5. GV tiến hành nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học
sinh.
9
Hoạt động của GV, HS
Bước 1: Xây dựng chủ đề
Nội dung cần đạt được
Xây dựng chủ đề (Hoạt động này
làm trước khi soạn giáo án cụ thể)
Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ học Chuyển giao nhiệm vụ học tập
tập.
GV giới thiệu để HS nắm bắt chủ
Hoạt động 4: Củng cố
GV giới thiệu HS tiến trình bài học theo đề chính cần tìm hiểu.
- Mục tiêu:
chủ đề nghiên cần nghiên cứu:
- HS ôn tập lại các kiến thức đã học
- Giới thiệu chủ đề.
- Tạo sự hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi.
- Chia nhóm, phân công nhiệm vụ.
HS chơi trò chơi ô chữ
- Thực tế
- Thảo luận
- Đánh giá
GV: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm Câu hỏi điều tra về sở thích, năng
10 HS (căn cứ vào sở thích về các nhóm lực HS phải rõ ràng, cụ thể để
động vật, khả năng khai thác thông tin, phục vụ cho việc thực hiện chủ đề
hiểu biết xã hội, kĩ năng sử dụng tin học tích hợp đã chọn và các nhóm hoạt
của HS để chia nhóm đồng đều nhau về động hiệu quả.
năng lực).
HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng.
Các nhóm cử nhóm trưởng
GV
Giaonhóm
nhiệm
vụô về
cáchỏi.
Nhóm 1: Nguyễn Hữu Vinh
HS các
chọn
chữ,nhà
trả cho
lời câu
nhóm,
yêu
cầudinh
HS dưỡng
ghi chép,
2: Nguyễn
Đìnhcủa
Đứccon người
Câu 1:
Suy
là víthảo
dụ luận,
chứng Nhóm
minh sự
sinh trưởng
phân
nhiệm bởi
vụ. yếu tố nào?
Nhóm 3: Hà Thị Thu Hạnh
chịu công
ảnh hưởng
Câu 2: Sự phát triển của ếch là sự phát triển...
Nhóm
Câu 3:1: Vận dụng kiến thức liên môn Các nhóm nhận nhiệm vụ:
để tìm hiểu kĩ thuật nuôi tằm và nghề
dệt tơ tằm.
Nhóm 2: Vận dụng kiến thức liên môn
để tìm hiểu về vịt, nghề ấp và nuôi vịt
trứng.
Nhóm 3: Tìm hiểu quá trình sinh trưởng
và phát triển của cua đồng.
GV hướng dẫn yêu cầu chung về vận
dụng kiến thức liên môn:
- Vận dụng các kĩ năng quan sát thực tế,
ghi chép, phỏng vấn, tư duy khái quát.
- Đây
Vậnlàdụng
thức họa
trong
Sinh
biểu kiến
đồ minh
ảnhmôn
hưởng
của yếu tố nào đến sự sinh trưởng phát
học,
Toán,
Vật
lí,
Hóa
học,
Giáo
dục
triển của cá rô phi?
công
Lịchhoocmôn
sử, Địa lí,
Tin
học, đến
Côngquá trình phát triển chiều cao ở người?
Câudân,
4: Loại
ảnh
hưởng
nghệ,
kiếnbiện
thứcpháp
xã hội...
Câu các
5: Một
hạn chế sự gia tăng dân số?
- Câu
Vận6:dụng
các
kĩ
năng
bổ nguyên
trợ: chụp
Người bị bướu cổ có
nhân do...?
ảnh,
quay
hình,
ghi
âm...
Đánh giá , cho điểm nhóm trả lời đúng nhiều nhất, nhanh nhất.
Đáp án
GV yêu cầu HS sau quá trình thực tế,
học sinh ghi lại cảm nhận về những trải
nghiệm của bản thân.
Sau đó, nhóm hoàn thành bài thu hoạch
trên PowerPoint.
HS: khi thực hiện nhiệm vụ, HS ghi
10
chép vào nhật kí, chụp hình, quay
phim... Sau đó, nhóm thảo luận và giải
quyết các vấn đề được giao.
Bước 3: Tiến hành thực nghiệm.
HS nghiêm túc tìm hiểu các vấn
Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà
Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm thông tin, chọn lọc và sắp xếp thông tin.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong
thực tiễn.
- Ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao để nâng cao trình
độ hiểu biết của bản thân.
Nhiệm vụ:
1. Trong bài viết tuyên truyền cách phòng tránh sốt xuất huyết của Cục y tế dự
phòng có viết:
Các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước
- Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn như bể, giếng, chum, vại…
- Thay, rửa các dụng cụ chứa nước nhỏ như lu, khạp… hàng tuần
- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai,
lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ,vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…dọn vệ
sinh môi trường, lật úp các vật dụng chứa nước khi không dùng đến.
- Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/ tủ đựng chén bát, thay nước
bình hoa.
Em hãy giải thích cơ sở của các biện pháp trên?
2 - Nêu một số kĩ thuật trong nấu ăn để không làm mất chất dinh dưỡng của
thức ăn.
Hoạt động 6: Đánh giá kết quả
GV căn cứ vào thái độ học tập của HS trong khi thực tế, quá trình các em thảo
luận làm bài tập ở nhà, kết quả thảo luận, quá trình xây dựng bài trên lớp để
nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
* Đối với bản thân, đồng nghiệp
Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài, bản thân thấy mình có trách nhiệm hơn
với HS của mình, với tương lai của các em. Để dạy dỗ HS, GV cần biến mình
trở thành một nhà khoa học thực thụ với những nghiên cứu thực tế, tuy mất
11
nhiều thời gian, công sức cho việc tìm tòi, liên hệ và trải nghiệm cùng HS,
nhưng đổi lại là sự gần gũi, thấu hiểu những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của
các em, để lắng nghe, chia sẻ cùng các em.
Đề tài là một gợi ý để đồng nghiệp tham khảo và vận dụng trong giảng dạy sau
này để đem lại hiệu quả đồng bộ.
* Đối với nội dung học tập trong chương trình
- Vận dụng kiến thức liên môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ, Giáo dục
công dân…vào trong dạy học kết hợp điều tra thực tế, thu thập thông tin nhằm
đổi mới nội dung và đa dạng hình thức dạy học.
- Tích hợp liên môn, tích hợp mục tiêu giáo dục kiến thức, đạo đức, ý thức
cộng đồng và kĩ năng sống cho học sinh.
- Tạo cơ hội thúc đẩy niềm yêu thích môn Sinh học, lòng say mê nghiên cứu
khoa học, tìm tòi, khám phá những kiến thức thực tế, vận dụng kiến thức vào đời
sống để đạt mục tiêu học đi đôi với hành.
* Đối với HS và phong trào giáo dục trong nhà trường và địa phương
HS hứng thú với phương pháp học tập mới, tích cực hơn, hiệu quả hơn, tạo
hiệu ứng lan tỏa, truyền cảm hứng cho các học sinh khác, phong trào giáo dục
trong nhà trường và địa phương trở nên mới mẻ, lạc quan hơn.
Sau đây là một số bảng thống kê khảo sát sau khi thực hiện đề tài
KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU HỌC TẬP THEO CHỦ ĐỀ
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm trung bình
Điểm yếu
18
11
1
0
Từ kết quả ta có biểu đồ
Biểu đồ 1: Biểu đồ kết quả sau bài học
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁC SAU KHI HỌC THEO CHỦ ĐỀ
Nội dung thăm dò
Thích cách học này
Cần thiết tích hợp môn Sinh học vào đời sống
Biết vận dụng kiến thức liên môn
Hiểu thực trạng một số ngành chăn nuôi Việt
Nam và tại địa phương hiện nay
Tự tin về bản thân
Có
Không
29
30
27
27
1
0
3
3
29
1
12
Từ bảng thăm dò ta có biểu đồ:
Biểu đồ 2: Biểu đồ thăm dò ý kiến sau dạy học
Từ 2 biểu đồ trên và trong quá trình giảng dạy tôi có một số nhận xét như sau:
- Sau bài học, HS trả lời khá tốt kiến thức sinh trưởng phát triển ở động vật,
trên 100% ở mức trung bình trở lên.
- HS đã đề xuất được nhiều thắc mắc, ý tưởng thú vị trong việc nâng cao
hiệu quả chăn nuôi, làm giàu từ vật nuôi.
- HS rất có hứng thú với phương pháp dạy học tích hợp, biết vận dụng vào
thực tiễn và tự tin vào bản thân hơn.
Tóm lại: Qua bài học, học sinh thấy được mối liên hệ giữa các môn học với
nhau, từ đó các em sẽ có ý thức học toàn diện các bộ môn.
Nội dung bài giảng chủ yếu được dạy theo phương pháp dạy học mới nên đã
kích thích học sinh tự học, tự nghiên cứu những nội dung liên quan đến bài học
từ đó học sinh sẽ đam mê học tập. Khi có ý thức tự học cao, các em sẽ có ước
mơ và hoài bão để trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội.
3. Kết luận, đề nghị
3.1. Kết luận.
Sau khi thực hiện đề tài tôi có một số kết luận như sau:
- Tổ chức giảng dạy cho HS THPT theo hướng tích hợp là điều cần thiết
để nâng cao trình độ, kĩ năng sống cho HS, giúp các em hứng thú học tập. Góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
- Việc thiết kế hoạt động giảng dạy tích hợp theo định hướng phát triển
năng lực cho học sinh trường THPT Quan Hóa trên cơ sở khoa học và thực tiễn
là có tính khả thi và hiệu quả hơn so với phương pháp truyền thống.
- Dạy học tích hợp phù hợp với HS nói chung, HS miền núi nói riêng, có
thể áp dụng rộng rãi với nhiều đối tượng HS ở nhiều vùng miền khác nhau.
3.2. Đề nghị
Sau quá trình thực nghiệm cho học sinh trường THPT Quan Hóa có
hiệu quả nên tôi có một số đề xuất như sau:
13
- Sử dụng rộng rãi kết quả SKKN ở các đơn vị trường học một cách linh
hoạt, phù hợp đối tượng HS.
- Đối với GV bộ môn, cần mạnh dạn đổi mới phương pháp, không ngừng
nghiên cứu, tự học, áp dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới nhằm
thu hút HS học tập tích cực và tự giác hơn.
- Đối với tổ chuyên môn, mạnh dạn triển khai sinh hoạt chuyên đề, đổi
mới phương pháp dạy học, chú trọng mục tiêu học đi đôi với hành.
- Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác
giảng dạy tích hợp, cũng như thời gian để HS có điều kiện thực tế nhiều hơn,
không ngừng khuyến khích GV đổi mới phương pháp dạy học.
- Sở GD - ĐT tăng cường triển khai rộng rãi chủ trương đổi mới dạy và
học.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN mình
viết, không sao chép nội dung của
người khác
Nguyễn Thị Hiên
14