Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số giải pháp quản lý nhằm tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT quảng xương 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.11 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................
I. Lý do chọn đề tài ................................................................................................
II. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................
III. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................
IV. Phương pháp nghiên cứu............................................................................
B. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..............................
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...............................................
II. Thực trạng về công tác đổi mới phương pháp dạy học ở
trường THPT Quảng Xương 4.......................................................
III. Các giải pháp quản lý nhằm tăng cường đổi mới phương
pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở
trường THPT Quảng Xương 4...................................................................
1. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán
bộ giáo viên và học sinh về đổi mới PPDH theo định hướng phát
triển năng lực......................................................................................
2. Đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh
thông qua việc tăng cường giao lưu học tập giữa các trường
THPT trong và ngoài tỉnh..........................................................................
3. Chỉ đạo tăng cường đổi mới PPDH theo định hướng phát triển
năng lực học sinh thông qua việc tổ chức dự giờ, hội thi của giáo
viên...............................................................................
4. Tổ chức hội thảo về phương pháp học tập cho học sinh nhằm
định hướng phương pháp học tập chủ động, tích cực trong các
hoạt động học...............................................................
5. Chỉ đạo tăng cường đổi mới PPDH theo định hướng phát triển
năng lực học sinh thông qua việc tổ chức đa dạng hóa các hình
thức dạy học và giáo dục..............................................................
IV. Hiệu quả của các giải pháp quản lý nhằm tăng cường đổi
mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4............................


C. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..................................................................
I. Kết luận....................................................................................................................
II. Kiến nghị................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ
ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI

Trang
1
1
2
2
2
3
3
5

7

7

8

11

12

13

16

19
19
19


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công tác đổi mới quản lý giáo dục trong nhà trường hiện nay nói chung
và quản lý đổi mới phương pháp dạy học nói riêng có vai trò rất quan trọng
trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, khi chuyển từ nền giáo dục định hướng nội
dung dạy học sang nền giáo dục định hướng phát triển năng lực của người học,
nhằm phát triển toàn diện nhân cách, đặc biệt là khả năng vận dụng, thích ứng
và sáng tạo của học sinh, đáp ứng xu thế hội nhập trong giai đoạn hiện nay.
Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định rõ trong
Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã
hội Chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đó là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt
một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích
tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát
triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập
đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.[6]
Để thực hiện được mục tiêu mà Nghị quyết 29-NQ/TW đã đề ra, một
trong những yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay trong các nhà trường là
phải chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học theo hướng tiếp cận năng
lực học sinh, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ
quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó,
phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều"

sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng
lực và phẩm chất cho học sinh.
Trong những năm qua công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học của
trường THPT Quảng Xương 4 đã có những kết quả đáng kể, tuy nhiên những kết
quả đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh trong tiến trình đổi mới giáo dục phổ
thông trong giai đoạn hiện nay.
Để thực hiện được thành công chương trình giáo dục phổ thong mới trong
những năm tới đây, là cán bộ quản lý của nhà trường, chúng tôi luôn suy
nghĩ, quan tâm tìm các giải pháp thật sự thiết thực, có thể đem lại hiệu quả hơn
để có thể triển khai mạnh mẽ hơn nữa công tác đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện. Chúng tôi xác định rằng: Công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học
sẽ là một trong những mắt xích chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống công
tác quản lý của nhà trường THPT. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ
2


có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và
giáo dục của nhà trường, đồng thời bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nhà trường
về năng lực đổi mới phương pháp, để họ có thể tiếp cận được chương trình giáo
dục phổ thông mới được thuận lợi và hiệu quả.
Từ thực tế quản lý nhà trường, tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Một số giải
pháp quản lý nhằm tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua việc nghiên cứu lý luận và từ thực tiễn quản lý của đơn vị để từ đó đề
xuất các giải pháp quản lý nhằm tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo
định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương

trình giáo dục phổ thông mới.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh của nhà trường.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích,
tổng hợp để nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp quan sát, đánh
giá thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm quản lý, điều tra thông tin.
- Phương pháp thống kê toán học.

3


B. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở pháp lí về công tác đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh
- Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học đã được quy định
trong Luật giáo dục và được cụ thể hóa trong những định hướng xây dựng
chương trình, đó là: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hững thú học
tập cho học sinh” [4]
- Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập quốc tế được Hội nghị Trung ương tám

khóa XI thông qua, trong đó xác định mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “...tập
trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát
hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo
đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập
suốt đời”.[6]
- Quốc Hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014
về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã nêu rõ về yêu
cầu đổi mới: “Kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông hiện hành, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp
của nền văn hóa Việt Nam và phù hợp với xu thế quốc tế, đồng thời đổi mới
toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục,
thi, kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và
năng lực học sinh; khắc phục tình trạng quá tải; tăng cường thực hành và gắn
với thực tiễn cuộc sống” [7].
- Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, ban hành theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xác định mục tiêu của chương
trình giáo dục THPT là: “giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất,
năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả
năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học
lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với
những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới”.[2]
4


- Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng đã nêu rõ định hướng về
phương pháp giáo dục là: “Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường
áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo

viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường
học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích
cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của
bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những
kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển”. [2]
2. Những khái niệm cơ bản của sáng kiến kinh nghiệm
- Quản lý nhà trường: Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động hợp
quy luật của chủ thể quản lý nhà trường đến khách thể quản lý nhằm đưa các
hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục đạt tới mục tiêu phát triển giáo dục
nhà trường. [9]
- Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò
trong quá trình dạy học, dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ
dạy học [8].
- Đổi mới phương pháp dạy học là cải tiến những hình thức và cách thức làm
việc kém hiệu quả của giáo viên và học sinh, sử dụng những hình thức và
cách thức hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính
tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh.
- Quản lý đổi mới phương pháp dạy học là quá trình tác động của hiệu
trưởng có mục đích, có tổ chức đến toàn bộ con người, tổ chức và các điều
kiện vật chất của nhà trường nhằm làm cho hoạt động đổi mới phương pháp
dạy học đạt được mục tiêu chung đã đề ra.
- Về khái niệm năng lực:
Có rất nhiều định nghĩa về năng lực, theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Năng
lực chính là một tổ hợp các đặc điểm tâm lí của một con người (còn gọi là
tổ hợp thuộc tính tâm lí của một nhân cách), tổ hợp đặc điểm này vận hành
theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy” [5].
Khi viết về mục tiêu học tập có tính tổng hợp, đó là các mục tiêu về năng
lực, tác giả Lâm Quang Thiệp cho rằng: “Thật ra năng lực nào đó của một
con người thường là tổng hòa của kiến thức, kỹ năng, tình cảm- thái độ
được thể hiện trong một hành động và tình huống cụ thể” [3].

Từ các quan điểm trên đây chúng ta có thể hiểu năng lực là sự kết hợp của
các kỹ năng, phẩm chất, thái độ của một cá nhân để thực hiện một nhiệm vụ
có hiệu quả.
+ Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các
môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
5


+ Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua
một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực
tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực
thẩm mĩ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt
lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng
khiếu của học sinh
II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4
Trong những năm học vừa qua, cùng với việc thực hiện đổi mới công tác
quản lý của nhà trường nói chung, công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy
học đã đạt được những kết quả nhất định, đội ngũ cán bộ quản lý, tổ trưởng
chuyên môn và giáo viên đã nhận thức một cách đúng đắn về vai trò của việc đổi
mới PPDH đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học.
* Kết quả triển khai công tác thao giảng đổi mới phương pháp dạy học
của nhà trường trong 02 năm qua (2016-2017 và 2017-2018): Nhà trường vừa
triển khai đánh giá xếp loại giờ dạy theo công văn 10227 của Bộ GD (cách đánh
giá truyền thống), vừa triển khai đánh giá xếp loại giờ dạy theo công văn 572
của Sở GD&ĐT Thanh Hóa (cách đánh giá trên cơ sở phân tích hoạt động học),
kết quả thực hiện như sau:
Giỏi
Khá

TB
Yếu
Kết quả xếp loại
SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

* Đánh giá, xếp loại theo CV 10227 của Bộ (theo 10 tiêu chí): Đánh giá theo
cách dạy truyền thống
Năm học 2016-2017
46 80.7%
11
19.3% 0 0% 0
0%
Năm học 2017-2018
48
82.8
10

17.2% 0 0% 0
0%
* Đánh giá, xếp loại theo CV 572 của Sở (theo 12 tiêu chí): Đánh giá trên
“phân tích hoạt động học”
Học kỳ II, Năm học
14 63.6%
7
31.9% 1 4.5% 0
0%
2016-2017
Năm học 2017-2018
11 54.5%
8
36.4% 2 9.1% 0
0%
Qua bảng trên chúng ta thấy rằng đánh giá giờ dạy thao giảng đổi mới
phương pháp theo “phân tích hoạt động học” với 12 tiêu chí kết quả thấp hơn (tỷ
lệ % giờ khá và TB cao), thể hiện việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật
dạy học tích cực cũng như cách thức tổ chức của giáo viên để học sinh được chủ
động, tích cực trong học tập còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó còn có những hạn
chế dẫn đến hiệu quả quản lý thực hiện đổi mới PPDH chưa cao, như:
- Do mục tiêu của chương trình giáo dục hiện hành chủ yếu là trang bị
kiến thức, cùng với những hạn chế về năng lực thực hiện của giáo viên nên hoạt
động đổi mới PPDH của nhà trường chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Tuyền
thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên.
6


Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các PPDH
cũng như sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, tự

lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ
kiến thức lý thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình
huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp
chưa thực sự được giáo viên quan tâm.
- Về việc triển khai sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực
ở các tổ chuyên môn và năng lực áp dụng vào giảng dạy của giáo viên còn nhiều
lúng túng, nhất là những phương pháp, kỹ thuật dạy học mới như dạy học theo
dự án, dạy học nhóm chuyên gia,... Mặc dù nhà trường đã triển khai tập huấn về
các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, tuy nhiên khâu thiết kế bài dạy theo
các phương pháp đó chưa quen, chưa được trãi nghiệm thực tế giảng dạy từ
đồng nghiệp nên chưa đúc rút được kinh nghiệm, vì vậy hiệu quả áp dựng chưa
cao.
- Việc thực hiện đổi mới PPDH còn mang nặng tính hình thức ở một bộ
phận giáo viên, các tiết học có sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học
tích cực chủ yếu là các tiết thao giảng, các tiết dạy dự hội thi giáo viên dạy giỏi
cấp trường, các tiết dạy minh họa. Giáo viên chưa áp dụng các phương pháp và
kỹ thuật dạy học tích cực một cách tự giác và thường xuyên ở các tiết học trên
lớp. Hình thức tổ chức dạy học kém đa dạng, chỉ được thực hiện theo các tiết
học trong lớp học.
- Một hạn chế rất lớn mà chúng tôi cho rằng nó có thể làm cho việc đổi
mới PPDH trong nhà trường bị tụt lùi đó là việc giáo viên trong cùng một tổ CM
khi chia sẻ, góp ý, nhận xét và đánh giá các tiết dạy của đồng nghiệp trong
trường mang tính hình thức, nể nang, không dám nói thẳng, nói thật về những
hạn chế của đồng nghiệp về PPDH, nên bản thân người dạy không nhìn thấy hết
được những hạn chế để khắc phục, mặt khác giáo viên trong cùng một tổ CM ở
nhà trường dự giờ đánh giá lẫn nhau sẽ hạn chế về tầm nhìn, khó nhận thấy được
thực lực của mình trong mối tương quan về năng lực đổi mới PPDH với các
trường khác trong và ngoài tỉnh.
- Về phía học sinh: Học sinh đã quen với cách dạy truyền thụ kiến thức
một chiều nên ban đầu học sinh rất thụ động khi giáo viên triển khai các hoạt

động học tập, các em chưa hiểu rõ về phương pháp học như thế nào để có hiệu
quả, chưa được làm quen với việc tổ chức các hoạt động học, đặc biệt là các
hoạt động dạy học ngoài lớp học.
III. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4
7


1. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo
viên và học sinh về đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực
Nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ giáo viên về
chủ trương của Đảng và nhà nước ta về đổi mới PPDH theo định hướng phát
triển năng lực người học, giúp cho họ hiểu rõ và có trách nhiệm hơn về nhiệm
vụ phải thực hiện trong hoạt động này, ở trường THPT Quảng Xương 4, nhà
trường đã chỉ đạo, triển khai các nội dung cơ bản sau đây:
- Tổ chức việc học tập, nghiên cứu, thảo luận các nghị quyết, chỉ thị và
các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Ngành về công tác đổi mới
phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh như Nghị
quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị
quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ ban hành về Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, công văn 5555/BGDĐT-GDTrH về
hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, Công văn
572/HD- SGDĐT về việc đánh giá xếp loại giờ dạy giáo viên trung học,...
Việc tổ chức học tập, nghiên cứu các văn bản nói trên được nhà trường tổ
chức triển khai dưới nhiều hình thức như:
+ Tổ chức thông qua các hội nghị (gồm có hội nghị cơ quan, hội nghị
công nhân viên chức đầu năm,hội nghị bàn về công tác chuyên môn, hội nghị tổ
chuyên môn), các hội thảo do nhà trường tổ chức và các hội thảo do nhà trường
phối hợp với các trường THPT trong và ngoài tỉnh tổ chức giao lưu, các buổi

sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp. Sau khi học tập, nghiên cứu về
các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, quy định của nhà nước, các chuyên đề tập
huấn, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đều phải viết thu hoạch về nhận thức
của bản thân liên quan đến các nội dung đổi mới và đề xuất các biện pháp cho
bản thân và tổ chuyên môn để thực hiện có hiệu quả.
+ Triển khai tập huấn các chuyên đề về đổi mới PPDH theo định hướng
phát triển năng lực học sinh. Sau khi tiếp thu các chuyên đề được Sở triển khai,
nhà trường tổ chức cho tất cả các tổ chuyên môn, học tập một cách bài bản, cụ
thể theo từng bộ môn, các chuyên đề tập huấn ở tổ đều phải có sản phẩm tập
huấn. Trong quá trình tập huấn đã tổ chức cho CBGV thảo luận và thực hành các
phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực như: Kĩ thuật “khăn phủ bàn” là kĩ
thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá
nhân và nhóm; Kĩ thuật “Các mảnh ghép” là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập
hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm; Sơ đồ tư duy;
dạy học theo dự án; ....

8


(Hình ảnh hội
nghị tập huấn
về đổi mới
PPDH cho đội
ngũ GV và HS
nhà trường)

+ Xây dựng các nhóm chuyên môn và cá nhân làm tốt công tác đổi mới
PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS và nhân rộng các điển hình tiên
tiến, biện pháp này nhằm phát huy được năng lực của tập thể và cá nhân, xây
dựng được đội ngũ cốt cán của nhà trường về công tác đổi mới PPDH.

- Tổ chức cho cán bộ giáo viên nhà trường thi giải đề giáo viên và thi giáo
viên dạy giỏi cấp trường trong đó có phần tìm hiểu về các hoạt động giáo dục,
đó là lồng ghép vào các đề thi các nội dung có liên quan đến việc đổi mới
PPDH, với 2 phần:
Phần 1: là phần chung liên quan đến các văn bản hướng dẫn của ngành về
ĐMPP như công văn 5555/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn sinh hoạt chuyên
môn về đổi mới phương pháp dạy học, Công văn 572/HD- SGDĐT về việc đánh
giá xếp loại giờ dạy giáo viên trung học,...
Phần 2: là phần riêng cho các bộ môn.
Các cuộc thi dành cho giáo viên đã thực sự là động lực cho họ phải tìm
tòi, nghiên cứu, từ đó nâng cao năng lực của giáo viên về công tác đổi mới
PPDH.
2. Đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông
qua việc tăng cường giao lưu học tập giữa các trường THPT trong và ngoài
tỉnh
Ngoài việc thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra
đánh giá theo chỉ đạo của Bộ, ở trường THPT Quảng Xương 4 còn tổ chức một số
hoạt động chuyên môn nâng cao năng lực cho giáo viên và tăng cường đổi mới
PPDH trong nhà trường.
Nhằm trao đổi kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện đổi
mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tăng
cường giao lưu, học tập kinh nghiệm về các mô hình thực hiện đổi mới giảng
9


dạy của một số trường THPT trong và ngoài tỉnh, góp phần nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên, đáp ứng yêu cầu về đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị Quyết 29/TW, hướng tới
việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT trong những
năm tới. Trường THPT Quảng Xương 4 đã tổ chức Hội thảo chuyên môn dạy

học theo hướng phát triển năng lực và đã đạt được kết quả nhất định.
Hội thảo được tổ chức 02 ngày tại trường THPT Quảng Xương 4, với 05
trường THPT tham dự, gồm THPT Quảng Xương 4 chủ trì cùng với các trường
THPT Lê Lợi, THPT Tĩnh Gia 3 (tỉnh Thanh Hóa), THPT Dương Quảng Hàm
(tỉnh Hưng Yên), THPT Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình). Hội thảo đã được lãnh đạo
Phòng Giáo dục Trung học của Sở GD&ĐT Thanh Hóa quan tâm về dự và chỉ
đạo.
* Các Nội dung hoạt động của Hội thảo:
Sau khi được sự thống nhất của hiệu trưởng trường THPT Quảng Xương
4 và hiệu trưởng các trường THPT tham gia hội thảo, trường THPT Quảng
Xương 4 đã triển khai các nội dung:
- Phối hợp với các trường THPT trong và ngoài tỉnh có tham gia hội thảo
để xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo một cách cụ thể (có phụ lục kèm theo)
- Triển khai đến các trường THPT tham gia hội thảo để rà soát chương
trình SGK hiện hành để lựa chọn các bài có thể tổ chức hoạt động học và đăng
ký bài dạy theo chủ đề cùng với giáo viên dạy minh họa; triển khai đến các
trường THPT trong và ngoài tỉnh tham gia hội thảo nghiên cứu và thống nhất
cách đánh giá giờ dạy theo công văn 572/HD- SGDĐT của Sở GD&ĐT Thanh
Hóa với 12 tiêu chí và thang điểm 20.
- Hoàn chỉnh kế hoạch và lên thời khóa biểu thực hiện các chuyên đề dạy
minh họa của giáo viên thuộc các trường THPT tham gia.
- Tổ chức các chuyên đề dạy học theo hướng đổi mới PPDH định hướng
phát triển năng lực học sinh, hội thảo đã tổ chức được 18 chuyên đề dạy học,
tiến hành dự giờ dựa trên "Phân tích hoạt động học" của học sinh được thực hiện
theo công văn 5555 của Bộ GD&ĐT và công văn 572/HD- SGDĐT của Sở
GD&ĐT Thanh Hóa, cụ thể:
* Trường THPT Quảng Xương 4 dạy 08 chuyên đề.
* Trường THPT Lê Lợi dạy 02 chuyên đề
* Trường THPT Tĩnh Gia 3 dạy 01 chuyên đề
* Trường THPT Dương Quảng Hàm (Hưng Yên) dạy 05 chuyên đề

* Trường THPT Lương Sơn (Hòa Bình) dạy 02 chuyên đề.
- Dự giờ dựa trên "Phân tích hoạt động học" của học sinh được thực hiện
theo công văn 5555 của Bộ GD&ĐT và công văn 572/HD- SGDĐT của Sở
GD&ĐT Thanh Hóa.
10


(Hình ảnh Hội
thảo giao lưu
chuyên môn
giữa các
trường THPT
trong và ngoài
tỉnh về đổi mới
PPDH tại
THPT Quảng
Xương 4)

- Sau khi thực hiện dạy các tiết trên lớp, GV các bộ môn dự sinh hoạt
chuyên môn theo tổ, nhóm chuyên môn để trao đổi, chia sẻ về các tiết đã dạy
minh họa, chủ trì là các TTCM, Nhóm trưởng CM của trường THPT Quảng
Xương 4.
- Trao đổi về công tác quản lý và tổ chức hoạt động chuyên môn giữa các
trường THPT tại Hội trường lớn. Nội dung hội thảo chỉ đi sâu vào vấn đề lựa
chọn PP và cách tổ chức dạy học thế nào để nâng cao năng lực của người học
sau đó từng đơn vị tham gia lĩnh hội để về triển khai ở đơn vị.
* Ưu điểm của việc tổ chức hội thảo giao lưu chuyên môn:
Hội thảo là mô hình hoạt đông chuyên môn thực sự bổ ích và nâng cao
năng lực cho đội ngũ CBGV trong các nhà trường hiện nay cần được nhân rông
và có chiều sâu hơn, tổ chực quy mô hơn.

Hội thảo thực sự là một mô hình kiểm nghiệm lý thuyết vào thực tiễn có
giá trị. Vì qua hội thao tất cả các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực được
các GV tổ chức thực hiện.
Hội thảo còn có ý nghĩa quan trọng đó là thể hiện việc hội nhập trong giáo
dục và thấy rõ được mặt bằng giáo dục giữa các vùng miền trong và ngoài tỉnh.
Hội thảo còn là thước đo cho các cán bộ quản lý các nhà trường kiểm
nghiệm lại công tác chỉ đạo đổi mới PP ở đơn vị mình.
Đặc biêt hội thảo là cầu nối giữa giáo viên trong và ngoài tỉnh để học tập
lẫn nhau, xây dựng môi quan hệ với nhau trên trường học kết nối và các phương
tiện thông tin khác.
* Định hướng trong thời gian tới:
Tiếp tục phối hợp với các nhà trường để tổ chức nhiều hoạt động giao lưu
chuyên môn để giáo viên có nhiều cơ hội để được học tập, trãi nghiệm qua thực
tiễn giảng dạy của đồng nghiệp.
11


3. Chỉ đạo tăng cường đổi mới PPDH theo định hướng phát triển
năng lực học sinh thông qua việc tổ chức dự giờ, hội thi của giáo viên
* Về công tác dự giờ thao giảng đổi mới PPDH:
Nhà trường vừa tổ chức cho giáo viên dự giờ đánh giá theo truyền thống
(công văn 10227 của Bộ GD&ĐT với 10 tiêu chí) vừa tổ chức các đợt thao
giảng đổi mới PPDH thông qua việc tổ chức các “hoạt động học” cho học sinh
và đánh giá theo công văn số 572 của Sở GD&ĐT với 12 tiêu chí.
Công tác chỉ đạo thực hiện gồm các bước sau đây:
1/. Chỉ đạo các tổ chuyên môn rà soát nội dung chương trình, sách giáo
khoa để xây dựng thành các chuyên đề dạy học có thể tổ chức thành các “hoạt
động học” và đưa vào kế hoạch giáo dục nhà trường.
Đồng thời với việc rà soát phân phối chương trình - SGK để xây dựng các
chuyên đề dạy học, các tổ CM liệt kê các lớp có thể tổ chức dạy học chuyên đề

đó để sau này tổ chức bốc thăm lớp dạy cho GV dạy, tránh tình trạng GV chỉ
chọn những lớp có năng lực tốt nhất để giảng dạy.
2/. Các tổ chuyên môn bàn bạc, thảo luận để thiết kế thành chuyên đề
hoàn chỉnh, trong đó phải quan tâm đến các bước tổ chức “hoạt động học” và
các PP, kỹ thuật dạy học tích cực, chuyên đề cần chỉ rõ những PP, kỹ thuật dạy
học chủ yếu được sử dụng trong chuyên đề, để từ đó người dự có thể đánh giá
được hiệu quả của các PP và kỹ thuật dạy học tích cực đó.
3/. Thực hiện giảng dạy vào các buổi chiều thứ 2, để tất cả GV nhà trường
đều có thể đi dự đầy đủ. Nhà trường tổ cho GV dạy bốc thăm lớp dạy để đảm
bảo tính khách quan. Tổ chức cho giáo viên nhiều bộ môn khác cùng dự, để có
thể học tập lẫn nhau về mặt phương pháp và cách thức tổ chức giữa các tổ CM,
chia sẻ, rút kinh nghiệm cho từng nhóm CM và cho từng giáo viên. Đối với GV
cùng chuyên môn dự giờ và đánh giá theo 12 tiêu chí của công văn 572 của Sở
GD&ĐT Thanh hóa, kết quả xếp loại làm căn cứ đánh giá hiệu quả đổi mới của
tổ CM và xét thi đua khen thưởng của giáo viên giảng dạy.
* Về công tác tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường:
Thực hiện theo nghị quyết hội nghị công nhân viên chức, hàng năm nhà
trường đều tổ chức cho giáo viên nhà trường thi giáo viên dạy giỏi cấp trường,
danh hiệu GVG cấp trường (hoặc cấp tỉnh) là tiêu chí bắt buộc đối với những
GV đăng ký thi đua ở mức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và là cơ sở để xét
khen cao và nâng lương sớm trước thời hạn. Vì vậy tất cả GV nhà trường đều
tham gia rất tích cực.
Công tác chỉ đạo thực hiện:
1/. Ban chuyên môn xây dựng kế hoạch thi GVG cấp trường một cách cụ
thể, với các nội dung đánh giá: SKKN, thi giải đề và phần thao giảng đổi mới
PPDH.
2/. Chỉ đạo thực hiện: Ngoài việc viết SKKN (đối với GV không có
SKKN còn thời hạn) nhà trường tổ chức cho GV tham gia các nội dung:
12



- Bài thi kiểm tra năng lực: Được đánh giá theo theo thang điểm 10, thời
gian làm bài là 180 phút, bằng hình thức tự luận, trong đó phần chung 2.0 điểm,
phần chuyên môn 8.0 điểm (theo cấu trúc đề thi GVG cấp tỉnh năm học 20172018 theo công văn số 2029 /SGDĐT - GDTrH ngày 31 tháng 8 năm 2017 của
Sở GD&ĐT Thanh Hóa). Để ra đề đảm bảo đúng cấu trúc, nhà trường giao cho
tổ chuyên môn xây dựng ma trận cụ thể, duyệt với ban chuyên môn trước khi
lựa chọn giáo viên ra đề (GVG tỉnh).
- Thực hành giảng dạy được tổ chức tại lớp học
Giáo viên được thông báo bốc thăm ngày thi, bốc thăm lớp vào sáng thứ 2
(trước tuần thi), như vậy GV có thời gian chuẩn bị cho tiết giảng ít nhất là 1 tuần
trước thời điểm thi giảng, bài dạy là bài theo phân phối chương trình của lớp bốc
thăm tại thời điểm thi. Bài giảng phải được thiết kế thành “hoạt động học” và sử
dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, học sinh phải có sự chủ động
trong học tập.
Bài thi giảng được đánh giá và cho điểm theo mẫu phiếu đánh giá, xếp
loại giáo viên trung học theo 12 tiêu chí(thực hiện theo công văn số 572/HDSGDĐT ngày 29 tháng 03 năm 2017 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa)
4. Tổ chức hội thảo về phương pháp học tập cho học sinh nhằm định
hướng phương pháp học tập chủ động, tích cực trong các hoạt động học
Năm học 2018-2019 nhà trường đã mời các chuyên gia về phương pháp
học tập, đại diện là TS Nguyễn Thành Nam, cố vấn về phương pháp học tập trên
kênh truyền hình VTV7 triển khai cho học sinh tại trường, cùng với đội ngũ cán
bộ, giáo viên nhà trường tham dự.
(Hình ảnh Hội
thảo Học
thông minh
dành cho học
sinh tại
trường THPT
Quảng Xương
4- tháng

09/2018)

Hội thảo đã chỉ ra những hạn chế về phương pháp học tập của học sinh
nhà trường trong các hoạt động giáo dục, từ đó tổ chức cho học sinh được đề
xuất các phương pháp học tập như thế nào để có thể giúp các em chủ động, tích
13


cực, học tập hiệu quả hơn trong các hoạt động học tập và giáo dục do các thầy
cô tổ chức.
Hội thảo đã chỉ ra vai trò của giáo viên trong việc tổ chức dạy học:
- Tổ chức các hoạt động học tập
- Dạy cách học: PP học tập thông minh, chủ động, tích cực
- Tạo môi trường học tập: Để HS được thảo luận, đánh giá, trao đổi, giúp
các em tự tin trong học tập
Hội thảo cũng đã chỉ ra hoạt động của HS trong dạy học:
- Nghe giảng và ghi bài: Cách ghi chép thông minh: Chia trang vở ghi
thành 4 phần, phần trên ghi tên bài, phần lề bên trái ghi các câu hỏi, những thắc
mắc, những khó khăn, những lưu ý khi GV triển khai các hoạt động học tập,
phần bên phải ghi nội dung bài học, phần bên dưới ghi tổng kết lại kiến thức
trong trang,...
- Tập huấn cho học sinh biết hệ thống lại kiến thức: Sử dụng các công cụ
tư duy mà các chuyên gia đã nghiên cứu, như: Sơ đồ hình ảnh, sơ đồ khái niệm,
sơ đồ XYW, sơ đồ xương cá,...
- Tập huấn cho học sinh cách ôn tập thông minh: bằng phương pháp ngắt
quãng.
Qua quá trình thảo luận và được nghe các chuyên gia tập huấn, các em
học sinh đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích về phương pháp học tập,
tích cực thảo luận và thực hành, từ đó giúp các em tự tin và học tập hiệu quả
hơn, giúp các em rèn luyện năng lực tự học và học tập tích cực.

Sau khi tổ chức hội thảo, nhà trường triển khai cho các em đã được tham
dự hội thảo tiếp tục nhân rộng, triển khai đến tất cả các lớp, được tổ chức trong
các buổi sinh hoạt lớp, qua đó đã làm cho việc tổ chức đổi mới PPDH của đội
ngũ giáo viên được thuận lợi và hiệu quả, góp phần vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường.
5. Chỉ đạo tăng cường đổi mới PPDH theo định hướng phát triển
năng lực học sinh thông qua việc tổ chức đa dạng hóa các hình thức dạy học
và giáo dục
Để tăng cường đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học
sinh, nhà trường còn chỉ đạo, tổ chức nhiều hình thức dạy học và giáo dục để có
thể giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực, tạo cho các em những sân
chơi tri thức thực sự bổ ích. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện
cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp.
Vì vậy bên cạnh việc tổ chức dạy học theo lớp, ban giám hiệu nhà trường
đã chỉ đạo việc đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh
thông qua các câu lạc bô, cuộc thi, hội thi, để các em có những sân chơi trí tuệ,
tạo môi trường cho các em vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học được vào
các hoạt động, công việc cụ thể, từ đó góp phần hình thành và phát triển năng
lực.
14


* Xây dựng kế hoạch: Ban chuyên môn phải xây dựng được kế hoạch tổ
chức các cuộc thi, hội thi dành cho học sinh trong nhà trường như: Câu lạc bộ
Tiếng Anh, cuộc thi khoa học kỹ thuật, vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết các tình huống thực tiễn, thi viết thư quốc tế UPU, thi em yêu lịch sử Xứ
Thanh, hội thi kể chuyện về Bác Hồ, cuộc thi tìm hiểu “990 năm danh xưng
Thanh Hóa”....
* Kết quả triển khai:
1/. Câu lạc bộ tiếng Anh:

- Chỉ đạo tổ ngoại ngữ phối hợp với đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức câu
lạc bộ Tiếng Anh, trong đó nổi bận nhất là chương trình rung chuông vàng (Ring
the golden bell) cho các thành viên câu lạc bộ Tiếng Anh nhà trường.

(Hình ảnh cuộc
thi Rung
chuông vàngcâu lạc bộ
Tiếng Anh tại
trường THPT
Quảng Xương
4- tháng
10/2018)

- Chuẩn bị nội dung, chương trình:
+ Ban tổ chức chương trình đã soạn thảo một hệ thống câu hỏi tiếng Anh
và các tình huống để tổ chức cuộc thi.
+ Dẫn chương trình là 02 em HS trong câu lạc bộ Tiếng Anh (1 em dẫn
tiếng Anh, 1 em dẫn tiếng Việt).
+ Chỉ đạo đoàn TN phụ trách việc tổ chức trò chơi để cứu trợ học sinh,
chuẩn bị các phần quà cho khán giả và quản lý nền nếp.
Tất cả nội dung chương trình và hệ thống câu hỏi đều phải duyệt với ban
chuyên môn nhà trường trước khi tổ chức thực hiện để đảm bảo tính khoa học,
phù hợp với học sinh.
Câu lạc bộ tiếng Anh và đặc biệt là các cuộc thi rung chuông vàng đã
được các em tham gia rất nhiệt tình và chuẩn bị rất kỹ lưỡng, tất cả các em đều
trả lời tốt ở những câu hỏi đầu tiên. Qua cuộc thi đã giúp các em đam mêm hơn,
yêu thích học môn tiếng Anh hơn, góp phần nâng cao năng lực ngoại ngữ cho
các em.
15



2/. Đối với cuộc thi KHKT:
Nhà trường giao cho mỗi lớp có ít nhất 5 ý tưởng hay nhất, từ đó cán bộ
lớp giao chỉ tiêu cho các thành viên, mỗi thành viên phải có ít nhất 1 ý tưởng, từ
đó học sinh trong lớp tự đánh giá để lựa chọn ra 5 ý tưởng nạp về nhà trường,
lựa chọn giáo viên hướng dẫn để các em hoàn thành dự án.
Kết quả thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh: Nhà trường đã có 02 dự án tham
gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia, trong đó có 01 giải ba, và nhiều dự án đạt giải
cấp tỉnh. 02 liên tiếp Nhà trường được Giám đốc Sở tặng giấy khen đơn vị xuất
sắc cuộc thi KHKT cấp tỉnh.
3/. Đối với cuộc thi em yêu lịch sử Xứ Thanh, cuộc thi “990 năm danh
xưng Thanh Hóa”:
Triển khi cho tất cả các học sinh trong nhà trường đều phải có bài viết
tham gia, từ đó tổ chức triển khai cho giáo viên thuộc tổ bộ môn lịch sử đánh
giá, xếp giải.
Kết quả: Cuộc thi em yêu lịch sử Xứ Thanh nhà trường có 10 giải, trong
đó có 01 giải ba và 09 giải khuyến khích cấp tỉnh. cuộc thi “990 năm danh xưng
Thanh Hóa” nhà trường có 01 giải Nhất cấp huyện và gửi bài cấp Tỉnh đạt giải
khuyến khích.
4/. Đối với hoạt động dạy học và giáo dục như: Triển khai thực hiện
Bộ tài liệu Bác Hồ, giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi
trường,...
Nhà trường chỉ đạo các tổ CM thực hiện dưới 02 hình thức:
+ Tích hợp trong giảng dạy ở các bộ môn giáo dục công dân, địa lý, quốc
phòng, ...
+ Triển khai trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
* Công tác chỉ đạo:
Chỉ đạo nhóm chuyên môn GDCD phối hợp với ban tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp để hướng dẫn học sinh xây dựng kịch bản.
Chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho các lớp học sinh lựa

chọn học sinh có năng lực, sở trường ở từng công việc, từng vị trí để giao nhiệm
vụ xây dựng kịch bản, đóng vai và tập luyện.
* Tổ chức cho các lớp triển khai bằng hình thức sân khấu hóa:
Được tổ chức ở sân khấu ngoài trời trong các tiết sinh hoạt tập th ể, tổ chức
mỗi tháng 01 lần vào tuần đầu của tháng, theo từng chủ đề, chủ điểm. Hình thức
này có thể tiến hành đa dạng như cuộc thi, diễn các tiểu phẩm, kết hợp đa dạng
các hình thức tương tác giữa học sinh với giáo viên và học sinh. Thời gian cho
một chương trình có thể là một buổi, một tiết.
Triển khai cho các đơn vị lớp bốc thăm chủ đề mỗi tháng, tùy theo từng
hình thức và tính chất thực tiễn của vấn đề cần giáo dục mà tổ chức cho số
lượng các lớp bắt thăm theo mỗi chủ đề có thể là 2 hặc 3 lớp chung một chủ đề
để kết hợp trong tổ chức thực hiện, tạo điều kiện để các em được tương tác lẫn
16


nhau, giao lưu, học tập lẫn nhau trong quá trình xây dựng và tập luyện tiểu
phẩm.
* Kết quả thực hiện:
Qua quá trình chỉ đạo thực hiện tại đơn vị, học sinh nhà trường đã thực sự
chủ động, tích cực, sáng tạo trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, các
em nhanh nhẹn, hoạt bát năng động, tự tin hơn, nhiều em thể hiện và phát huy
được năng lực của mình như chỉ đạo, xây dựng kịch bản, đóng vai, hát múa, dẫn
chương trình. Những hoạt động giáo dục như vậy thực sự đã góp phần hình
thành và phát triển năng lực của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục nhà trường.
IV. HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4
Trong những năm học vừa qua, dưới dự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà
trường, trường THPT Quảng Xương 4 đã triển khai thực hiện một cách đồng bộ

05 giải pháp chủ yếu nêu trên về đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng
lực học sinh, đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà
trường, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay và nhất là tiến tới
thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới trong những năm tới đây. Nhà
trường đã được Sở GD&ĐT chọn đơn vị báo cáo điển hình trước đoàn công tác
của Bộ GD&ĐT về đổi mới PPDH trong tháng 04/2019 vừa qua.
1. Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường
Đội ngũ giáo viên trường THPT Quảng Xương 4 đã nhận thức được tầm
quan trọng và có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, chủ động hơn trong
công tác đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh trong giai đoạn hiện nay, giáo viên sử dựng thành thạo hơn với các phương
pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Giáo viên tích cực hơn trong các hoạt động
đổi mới của nhà trường nói chung và đổi mới PPDH nói riêng.
Năng lực triển khai các phương pháp và hình thức dạy học đa dạng của
đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường đã được nâng lên, giáo viên không còn
cứng nhắc trong tổ chức dạy học, họ đã linh hoạt trong về việc sử dụng PPDH
trong các giờ lên lớp, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và trong các hoạt
động giáo dục khác của nhà trường.
Đội ngũ giáo viên cũng đã thường xuyên chủ động tham gia trên trường
học kết nối để khai thác chia sẻ các bài giảng, các hoạt động giáo dục giữa các
trường THPT trong và ngoài tỉnh với nhau.
Việc đa dạng các hình thức dạy học cùng với đổi mới PPDH trong công
tác chỉ đạo giáo dục ngoài lớp học cũng làm cho giáo viên nhà trường chan hòa
gần gũi với học sinh của mình hơn, phát hiện và phát huy được các năng lực của
các em một cách đầy đủ hơn, thực sự làm cho không khí học tập, môi trường
17


giáo dục được cải thiện, giảm thiểu căng thẳng và sức ép của việc học của học
sinh.

Kết quả triển khai công tác thao giảng đổi mới phương pháp dạy học của
nhà trường trong năm học 2018-2019: Nhà trường vừa triển khai đánh giá xếp
loại giờ dạy theo công văn 10227 của Bộ GD (cách đánh giá truyền thống), vừa
triển khai đánh giá xếp loại giờ dạy theo công văn 572 của Sở GD&ĐT Thanh
Hóa (cách đánh giá trên cơ sở phân tích hoạt động học), kết quả đánh giá xếp
loại các tiết thao giảng và các chuyên đề được nâng lên, cụ thể như sau:
Kết quả xếp loại

Giỏi
SL

Khá
TL

SL

TL

SL

TB
TL

SL

Yếu
TL

* Đánh giá, xếp loại theo CV 10227 của Bộ (theo 10 tiêu chí): Đánh giá theo
cách dạy truyền thống

Năm học 2018-2019
48
82.8
10
17.2% 0 0% 0
0%
* Đánh giá, xếp loại theo CV 572 của Sở (theo 12 tiêu chí): Đánh giá trên
“phân tích hoạt động học”
Năm học 2018-2019
20 90.9%
2
9.1% 0 0% 0
0%
2. Chất lượng học tập của học sinh
Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, với sự đổi mới trong công
tác quản lý về PPDH, chất lượng giáo dục của nhà trường đã được nâng lên, cụ
thể:
+ Về chất lượng giáo dục đại trà trong 3 năm gần đây:
Kết quả xếp loại về văn hóa:
Năm học
2016-2017
2017-2018
2018-2019

Giỏi
SL
TL%
281 25.64
299 25.34


Khá
SL TL%
508 46.35
577 48.90

319 26.34 593 48.97

TB
SL
TL%
288 26.28
281 23.81

287

23.7

Yếu
Kém
SL TL% SL TL%
19 1.73 0
0
23 1.95 0
0
12 0.99 0
0

Kết quả xếp loại về hạnh kiểm:
Năm học
2016-2017

2017-2018
2018-2019

Tốt
SL
TL%
721
65.78
797 67.54

Khá
SL
TL%
265
24.18
253 21.44

TB
SL
87
104

TL%
7.94
8.82

Yếu
SL
TL%
23

2.10
26
2.20
8
0.66

819 67.63 279 23.04 105
8.67
+ Về kết quả thi tốt nghiệp lớp 12 trong 2 năm gần đây:
Năm học 2016-2017 tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp: Số HS đậu tốt nghiệp
là 296/299 HS (01 HS bị điểm liệt môn Tiếng Anh và 02 HS thiếu điểm xét tốt
nghiệp), Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp là 98.99% (toàn tỉnh đạt 97.43%).
Năm học 2017 - 2018 tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp: Số HS đậu tốt nghiệp
là 371/377 HS, Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp là 98.41% (toàn tỉnh đạt 98.46%).
+ Về kết quả thi đại học, cao đẳng trong 2 năm gần đây:
18


Năm học 2016 - 2017: Hơn 72.73% học sinh đủ điều kiện xét trúng tuyển
vào Đại học, trong đó có 6 HS có điểm thi trên 27, xếp thứ 3 trong huyện Quảng
Xương (trong đó 1 HS đạt 28.3), 03 học sinh lớp 12A đạt điểm 10 tuyệt đối môn
hóa học.
Năm học 2017 - 2018: Hơn 74% học sinh đủ điều kiện xét trúng tuyển
vào Đại học, cao đẳng, trong đó có 02 học sinh có điểm trên 24; 01 HS có điểm
thi 27.5, cao thứ 2 toàn tỉnh và đạt thủ khoa trường ĐH Ngoại Thương HN, là
kết quả cao nhất trong lịch sử phát triển nhà trường.
+ Về kết quả các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, các cuộc thi, hội thi trong
2 năm gần đây:
Năm học 2017-2018 : Kết quả thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh: 01 dự án
gửi Tỉnh và được xếp giải Ba môn vật lý, Về công tác bồi dưỡng đội tuyển HSG

các môn văn hóa: 18 giải, xếp tốp 57 toàn tỉnh.
Năm học 2018-2019 : Nhà trường đều thành công trong tất cả các kỳ thi,
cuộc thi và hội thi do Ngành giáo dục tổ chức, cụ thể đó là :
* Trong kỳ thi HSG quốc phòng-an ninh cấp tỉnh Nhà trường đã có 11 em
đạt giải, trong đó có 2 giải nhất, 6 giải nhì, 2 giải ba, 1 giải kk. Đội tuyển được 1
giải nhì đồng đội và được xếp thứ Nhì toàn tỉnh, là năm thứ 02 liên tiếp nhà
trường được giám đốc Sở tặng giấy khen đơn vị xuất sắc trong kỳ thi. Đây là
năm học đội tuyển QPAN đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay.
* Về công tác bồi dưỡng đội tuyển HSG các môn văn hóa: Nhà trường có
22 em đạt giải, gồm có 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 12 giải Ba và 8 giải KK, được
xếp thứ 41 trong toàn tỉnh, vươn lên 16 bậc so với năm học trước và được xếp
thứ 3 trong huyện Quảng Xương (sau trường THPT Quảng Xương 1 và THPT
Quảng Xương 2).
* Kết quả cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh hóa: 10 giải, trong
đó có 01 giải ba và 9 giải KK.
* Kết quả cuộc thi tìm hiểu 990 năm danh xưng Thanh Hóa: 01 bài dự thi
đạt giải nhất cấp huyện và giải KK toàn tỉnh.
Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục nhà trường ngày càng
được nâng lên về mọi mặt, đặc biệt là trong năm học 2018-2019, các lớp học
sinh tích cực, năng động, sáng tạo trong các hoạt động giáo dục của nhà trường,
tự tin trong các hoạt động do nhà trường, Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT tổ chức. Với
những thành đã đạt được đã tạo được lòng tin của phụ huynh, học sinh và nhân
dân trong huyện thuộc vùng tuyển sinh của nhà trường, điều đó thể hiện công tác
chỉ đạo đổi mới nói chung và đổi mới PPDH của nhà trường là hoàn toàn đúng
đắn và có hiệu quả.

19


C. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh là vấn đề cấp thiết của đổi mới giáo dục phổ thông, nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện của học sinh, nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay
và đồng thời chuẩn bị tốt cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông
mới. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực sẽ tạo điều kiện để người học
phát huy hết khả năng của mình trong việc lĩnh hội kiến thức và phát triển tư
duy, làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê
và sáng tạo của người học.
Qua nghiên cứu và thực tiễn quản lý chúng tôi đã đề xuất được 05 giải
pháp quản lý chủ yếu nhằm tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4, đó là: Bồi
dưỡng, nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên và học
sinh về đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực; Đổi mới PPDH
theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc tăng cường giao
lưu học tập giữa các trường THPT trong và ngoài tỉnh; Chỉ đạo tăng cường đổi
mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc tổ chức
dự giờ, hội thi của giáo viên; Tổ chức hội thảo về phương pháp học tập cho học
sinh nhằm định hướng phương pháp học tập chủ động, tích cực trong các hoạt
động học; Chỉ đạo tăng cường đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng
lực học sinh thông qua việc tổ chức đa dạng hóa các hình thức dạy học và giáo
dục.
Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Quảng
Xương 4 được tiến hành thực nghiệm khoa học trong năm học vừa qua một
cách nghiêm túc và đã cho những kết quả rất khả quan.
Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính đúng đắn và khoa học
của những giải pháp chỉ đạo mà chúng tôi đã xây dựng trong đề tài này. Với
những giải pháp và hiệu quả đã nêu trên, đề tài SKKN này cũng có thể áp dụng
rộng rãi đối với các trường THPT khác trong huyện và trong tỉnh, góp phần đạt
được mục tiêu giáo dục hiện nay.

Vì thời gian và năng lực bản thân có hạn nên sáng kiến kinh nghiệm
chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được đồng nghiệp tham gia góp ý, để
chúng tôi có thể hoàn thiện và phát triển đề tài hơn nữa trong thời gian tới, đặc
biệt là khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
II. KIẾN NGHỊ
Để làm tốt công tác quản lý nhằm tăng cường đổi mới phương pháp dạy
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, các nhà trường cần phải quan
tâm đến việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực về đổi mới PPDH cho đội
ngũ giáo viên. Ban giám hiệu cần chỉ đạo sát xao, xây dựng kế hoạch đổi mới
20


PPDH và các hình thức tổ chức dạy học theo định hướng đổi mới cho từng năm
học để phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị; cần chỉ đạo các tổ chuyên môn
và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể triển khai một cách cụ thể các
hình thức và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong
các hoạt động dạy học và giáo dục để GV có thể thực hiện được.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác
Tác giả

Vũ Văn Thanh

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH, ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ
GD&ĐT về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học
và kiểm tra, đánh giá.
2. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT, ban hành theo
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018.
3. Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường, Lâm Quang
Thiệp, NXB Đại học Sư phạm (2012).
4. Luật Giáo dục (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Một số vấn đề về tâm lý học, Phạm Minh Hạc, NXB Giáo dục, Hà Nội (1992).
6. Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương
khóa XI thông qua ngày 04/11/2013.
7. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc Hội về đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
8. Thái Văn Thành- Chu Thị Lục (2000), Giáo dục học II, Trường Đại học Vinh
9. Trần Kiểm (1997), Quản lý Giáo dục và trường học, Viện khoa học Giáo dục,
Hà Nội.

22



×