Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh của trường THPT triệu sơn 3 năm học 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.63 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. MỞ ĐẦU……………………………………………………… …01…
1.1. Lý do chọn đề tài………………………..……………. …01…
1.2. Mục đích nghiên cứu…................................................. …01…
1.3. Đối tượng nghiên cứu…................................................ …01…
1.4. Phương pháp nghiên cứu…........................................... …02…
1.5. Những điểm mới của SKKN
…02…
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..........................
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN...............................................
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.................
2.3. Các giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao kết quả thi chọn
học sinh giỏi THPT cấp tỉnh của nhà trường năm học 2018-2019
Nhóm 7 giải pháp đã nêu ở SKKN trước

…02…
…03…
…05…
…05…
…06…

Giải pháp 8: Ứng dụng CNTT trong quản lý quá trình bồi
dưỡng, kiểm tra chất lượng đội tuyển

…06…

- Ứng dụng Google drive

…08…



- Ứng dụng Zalo, Facebook, Messenger

…09…

Giải pháp 9: Phối hợp tổ chức kiểm tra chất lượng đội
tuyển HSG liên trường THPT: Triệu Sơn 1-Triệu Sơn 3-Triệu
Sơn 4
2.4. Hiệu quả của 2 giải pháp mới đối với công tác quản lý

…11…

hoạt động bồi dưỡng HSG và kết quả thi HSG cấp tỉnh
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ …...................................................
3.1. Kết luận……..................................................................
3.2. Kiến nghi…...................................................................
Tài liệu tham khảo
Danh mục đề tài SKKN
1. MỞ ĐẦU

…15…
…15…
…15…
…17…
…18…

1.1. Lí do chọn đề tài
Ở tỉnh Thanh Hoá, kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) các môn văn hoá cấp
tỉnh được tổ chức vào tháng 3 hằng năm luôn thu hút sự chú ý đặc biệt của các
nhà trường bởi vì kết quả của kỳ thi chính là minh chứng đậm nét cho chất

lượng giáo dục – đào tạo, đặc biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn của mỗi nhà
trường. Với cương vi Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của
Trường THPT Triệu Sơn 3, được Hiệu trưởng giao phụ trách việc quản lý hoạt


động bồi dưỡng HSG, tôi luôn trăn trở tìm cách để cho đội tuyển HSG của nhà
trường có thể đạt được kết quả cao nhất trong mỗi kỳ thi trong điều kiện nhà
trường còn gặp khó khăn từ nguồn học sinh đầu vào có năng lực hạn chế đến cơ
sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn nhiều, chưa đảm bảo phục vụ tốt cho
hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục.
Năm học 2018-2019, bằng những giải pháp mới, sáng tạo và hiệu quả, đội
tuyển HSG các môn văn hoá của trường đã tiếp tục đạt được thành tích cao, đạt
37 giải (2 Nhất, 14 Nhì, 10 Ba, 11 Khuyến khích), đạt 236 điểm, vươn lên xếp
thứ 7/100 trường THPT dự thi trong tỉnh, tăng 3 bậc so với năm học 2017-2018
và tiếp tục dẫn đầu các trường THPT huyện Triệu Sơn. Với lí do đó, tôi quyết
đinh chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao kết quả thi chọn
học sinh giỏi THPT cấp tỉnh của trường THPT Triệu Sơn 3 năm học 20182019” với mong muốn tiếp tục chia sẻ với các trường bạn trong tỉnh một số giải
pháp hay trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi THPT cấp
tỉnh. Tôi đã phát triển SKKN này từ chính SKKN của bản thân năm học 20172018 có tên là “Kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học
sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh của trường THPT Triệu Sơn 3 năm học 20172018” đã được HĐKH ngành xếp loại C.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích chia sẻ với các trường THPT
trong tỉnh một số giải pháp hay, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động bồi
dưỡng học sinh giỏi THPT cấp tỉnh của trường THPT Triệu Sơn 3 năm học
2018- 2019.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề được nghiên cứu, tổng kết là hiệu quả của các giải pháp mới trong
công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi THPT cấp tỉnh năm học
2018- 2019 so với các năm học 2017-2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu về lich
sử của công tác HSG, về sự quan tâm đến công tác HSG của các nước trên thế
giới cũng như của Đảng và Nhà nước ta.
- Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt
động quản lý của Ban Giám hiệu, của các tổ chuyên môn; hoạt động dạy của
giáo viên và hoạt động học của học sinh trong các đội tuyển HSG.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Để nắm được
tình hình thực tế của mỗi học sinh trong từng đội tuyển. Từ đó, có những chỉ đạo
kip thời.

2


- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Để có được số liệu chính xác về số
lượng và chất lượng giải HSG các môn văn hóa cấp tỉnh của nhà trường trước và
sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Điểm mới của SKKN này so với SKNN năm học 2017-2018 là tôi đã tăng
cường thêm 02 giải pháp chỉ đạo trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng
HSG, cụ thể là:
- Giải pháp 8: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quá trình bồi
dưỡng, kiểm tra chất lượng đội tuyển.
- Giải pháp 9: Chủ động đề xuất, lập kế hoạch và phối hợp tổ chức kiểm
tra chất lượng đội tuyển HSG liên trường THPT: Triệu Sơn 1- Triệu Sơn3 - Triệu
Sơn 4.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm
Trên thế giới, hoạt động bồi dưỡng HSG đã có từ rất lâu. Tiêu biểu như các
nước Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, New Zealand, Ấn
Độ ... Có thể nói, hầu như tất cả các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo và

bồi dưỡng HSG trong chiến lược phát triển giáo dục phổ thông. Nhiều
nước ghi riêng thành một mục dành cho HSG hoặc coi đó là một dạng của
giáo dục đặc biệt.[1]
Ở nước ta cũng vậy, công tác bồi dưỡng nhân tài cũng đã và đang rất được
quan tâm. Thế kỷ XI, Triều đại Nhà Lý đã xây dựng Văn Miếu, Quốc Tử Giám –
Trường Đại học đầu tiên của nước ta. Những tấm bia Tiến sỹ thời Hậu Lê được
dựng nên ở khuôn viên Văn Miếu, Quốc Tử Giám cũng là để ghi danh những
người đỗ đạt cao, lưu lại cho con cháu muôn đời sau về truyền thống hiếu học
của con người Việt Nam. Các triều đại khác cũng quan tâm đến việc phát hiện và
bồi dưỡng nhân tài không kém, tiêu biểu như Triều đại Nhà Trần ở thế kỷ XIII
với việc đặt ra đinh chế tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa cho 3
người có kết quả cao nhất trong kỳ thi Đình; Nhà Hồ ở thế kỷ XV tuy thời gian
tồn tại quá ngắn, song cũng đã đào tạo được những danh nho, danh thần nổi
tiếng như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên; Tiến sỹ Thân Nhân Trung
(1419-1499) đời Hậu Lê với câu nói bất hủ: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia.
Nguyên khí thịnh, thế nước lên. Nguyên khí suy, thế nước xuống”[2].
Tiếp đó, ngay sau ngày nước nhà dành độc lập, năm 1946 trong bài viết
“Tìm người tài đức”, Chủ tich Hồ Chí Minh khẳng đinh: “Nước nhà cần phải
kiến thiết, kiến thiết phải có người tài, trong số 20 triệu đồng bào chắc không
thiếu gì người có tài, có đức …”. Kế thừa truyền thống hiếu học, trọng giáo dục,
trọng nhân tài của dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự
nghiệp Giáo dục và Đào tạo, quan tâm đến nhân tố con người và bồi dưỡng
người tài [3].

3


Nghi quyết Hội nghi lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII đã “thực sự coi Giáo dục - Đào tạo, là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu
sắc Giáo dục - Đào tạo cùng với Khoa học và Công nghệ là nhân tố quyết định

tǎng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo là đầu
tư phát triển”. Hội nghi lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã
có kết luận “Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn”. Đặc biệt, Hội
nghi lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghi
quyết số 29-NQ/TW ngày 14 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện
Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, Nghi quyết cũng đề cập đến công tác phát hiện
và nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn.
Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, ngành Giáo dục và Đào
tạo đã có nhiều giải pháp, chất lượng Giáo dục và Đào tạo của nước ta đã có
nhiều chuyển biến và đội ngũ HSG Việt Nam ngày càng được phát triển qua số
lượng HSG đạt giải cao trong kỳ thi khu vực và quốc tế, trong đó có sự đóng
góp không nhỏ của Thanh Hoá.
2.2. Thực trạng của công tác bồi dưỡng HSG của nhà trường
2.2.1. Cơ sở vật chất, trong thiết bị dạy học của nhà trường
Diện tích đất của nhà trường thiếu so với quy đinh, chưa có nhà tập đa
năng, các giờ học thực hành của bộ môn Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc
phòng – An ninh phải triển khai trong sân trường ngay sát các lớp học văn hóa.
Hiện tại, nhà trường chưa có khu phòng học bộ môn và phòng học ngoại ngữ,
chưa có phòng để tổ chức ôn luyện cho mỗi đội tuyển. Đến giai đoạn nước rút,
nhà trường phải tận dụng hết mọi phòng chức năng hiện có như phòng Đoàn
trường, phòng họp Hội đồng giáo dục, phòng Thư viện, phòng Truyền thống,
phòng Máy chiếu, phòng Trực nền nếp, phòng Thiết bi, thậm chí sử dụng cả
phòng làm việc của các thành viên trong Ban Giám hiệu cũng chưa đủ cho mỗi
đội tuyển có được không gian riêng, mà thường các đội tuyển phải chia sẻ ở
phòng họp Hội đồng giáo dục, phòng Truyền thống và phòng Máy chiếu.
2.2.2. Chất lượng đầu vào, hoàn cảnh xuất thân của học sinh
Hầu như không trông chờ nhiều vào nguồn cho các đội tuyển HSG từ cấp
Trung học cơ sở. Điểm chuẩn vào lớp 10 và cả số học sinh đạt điểm cao trong
kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của nhà trường cũng luôn thuộc hàng thấp nhất
trong số các trường THPT trong huyện Triệu Sơn. Nhà trường đóng ở phía Tây –

vùng bán sơn đia của huyện Triệu Sơn, điều kiện kinh tế xã hội của nhân dân
trong vùng còn nhiều khó khăn. Trong số 8 xã thuộc đia bàn tuyển sinh của nhà
trường thì có đến 4 xã miền núi gồm: Thọ Bình, Bình Sơn, Thọ Sơn và Triệu
Thành. Nhiều thôn trong các xã trên thuộc khu vực các xã đặc biệt khó khăn,
đang hưởng Chương trình phát triển kinh tế xã hội 135; nhiều học sinh diện hộ
nghèo, diện dân tộc ít người. Nhà trường phải kêu gọi cán bộ, giáo viên, nhân
viên và phụ huynh học sinh xây dựng Quỹ chia khó để tổ chức thăm, động viên
các em học sinh diện gia đình khó khăn nhân dip Tết cổ truyền nhằm kip thời

4


động viên các em vươn lên trong học tập, giảm tương đối số học sinh bỏ học.
Các thông tin cụ thể được thống kê theo bảng sau:
Số học sinh
vùng 135

Số học sinh
diện hô
nghèo

SL

%

SL

%

SL


%

22.20

348

34.6
6

211

21.0
1

120

11.19

23.10

339

34.0
7

198

19.8
9


130

13.0
6

Số học
sinh
toàn
trường

Điểm
chuẩn
vào lớp
10

2017-2018

1004

2018-2019

995

Năm học

Số học sinh
diện dân tôc

Ghi chu: Điểm chuẩn vào lớp 10 trong bảng tổng hợp trên là tổng điểm

của môn Toán hệ số 2, môn Ngữ văn hệ số 2, môn Tiếng Anh hệ số 1.
2.2.3. Việc tuyển chọn học sinh vào các đôi tuyển
Căn cứ Quyết đinh của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế
hoạch thời gian năm học cho các cấp học, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Sở
Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, nhà
trường tổ chức cho học sinh đăng ký dự thi vào các đội tuyển HSG các môn văn
hóa cấp tỉnh vào cuối tháng 9 hằng năm.
2.2.4. Việc tổ chức bồi dưỡng các đôi tuyển HSG
Nhà trường chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên phụ trách các
đội tuyển HSG chủ động thảo luận, thống nhất nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, soạn
giáo án và chương trình bồi dưỡng phù hợp với thực tế của mỗi đội tuyển HSG
dựa trên nội dung chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng đối với từng môn
học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy đinh, trong đó nhấn mạnh đến việc khắc sâu
kiến thức trọng tâm, kỹ năng học và làm bài của học sinh, lồng ghép tài liệu
nâng cao vào bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Trong quá trình bồi dưỡng
có xen kẽ các đợt tổ chức kiểm tra kiến thức của học sinh trong các đội tuyển do
nhà trường tiến hành tất cả các khâu từ ra đề đến chấm bài, hoặc do các tổ, nhóm
chuyên môn chủ động tổ chức theo lich của nhà trường.
2.2.5. Việc phối hợp giữa nhà trường với các bên liên quan
Nhà trường đã chủ động phối hợp với phụ huynh học sinh, các nhà hảo
tâm quan tâm ủng hộ bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất như: Đóng bàn ghế mới,
sửa số bàn ghế đã hư hỏng cho một số phòng học, lắp TV thông minh cho 8
phòng học, sửa sang nền nhà các phòng học đã hỏng, xây dựng Quỹ khen
thưởng cho HSG và giáo viên có HSG... Bên cạnh đó, ngay sau khi lập xong các
đội tuyển, nhà trường đã thông báo cho gia đình học sinh để họ biết và quan tâm
tạo điều kiện tốt hơn, cũng như phối hợp với nhà trường trong việc đôn đốc,
nhắc nhở các em học sinh trong các đội tuyển tập trung ôn luyện thật tốt.

5



2.2.6. Chính sách khen thưởng đối với HSG và giáo viên có HSG
Nhà trường đã quan tâm động viên HSG và giáo viên có HSG bằng việc
xem xét nâng mức thưởng của năm học sau cao hơn so với năm học trước, song
mức độ động viên vẫn còn khá khiêm tốn so với các trường khác trong huyện.
2.2.7. Đánh giá chung về công tác bồi dưỡng HSG
Đứng trước những khó khăn đó, trong 10 năm trở lại đây, chất lượng giáo
dục mũi nhọn của nhà trường vẫn có những kết quả tích cực, luôn trong số 20
trường có thành tích thi HSG các môn văn hóa cấp tỉnh tốt nhất trong toàn tỉnh.
Đây là kết quả ban đầu khích lệ tinh thần làm việc, cống hiến của các thầy, cô
giáo và hăng say học tập của các em học sinh nhà trường. Tuy vậy, công tác
quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG các môn văn hóa cấp tỉnh của nhà trường vẫn
còn một số mặt hạn chế cần khắc phục để tiếp tục nâng cao hơn chất lượng giải,
cải thiện vi trí xếp hạng về thi HSG cấp tỉnh.
Chính vì vậy, bản thân tôi luôn thường trực suy nghĩ cách thức để có thể
tìm ra biện pháp khích lệ giáo viên phụ trách và học sinh đội tuyển phát huy
tiềm năng hiện có; cách thức để phát huy tối đa vai trò của các tổ trưởng, nhóm
trưởng chuyên môn trong việc tổ chức bồi dưỡng HSG; cách thức để tạo ra sự
phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận liên quan trong công tác HSG. Vì “Thương
hiệu” của nhà trường, trước sự thi đua, phấn đấu không ngừng nghỉ của các
trường THPT trong toàn tỉnh nói chung cũng như của các trường THPT trong
huyện Triệu Sơn nói riêng, với cương vi công tác hiện tại, tôi luôn tự nhủ mình
phải suy nghĩ kỹ càng, hành động quyết đoán nhằm giúp Trường THPT Triệu
Sơn 3 đạt được kết quả thi HSG các môn văn hoá cấp tỉnh ngày một tốt hơn,
phát triển bền vững hơn, phấn đấu giữ ổn đinh trong tốp 10 trường THPGT
trong tỉnh có kết quả tốt nhất trong kỳ thi HSG cấp tỉnh.
2.3. Các giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao kết quả thi chọn học sinh
giỏi THPT cấp tỉnh của nhà trường năm học 2018-2019
2.3.1. Nôi dung chính của các sáng kiến kinh nghiệm
2.3.1.1. Các giải pháp đã nêu ở SKKN xếp loại C cấp ngành năm học

2017-2018. Ở SKKN này, tôi chỉ liệt kê ý chính của từng giải pháp
Giải pháp 1: Phát hiện, tuyển chọn, thành lập đội dự tuyển và đội tuyển
chính thức càng sớm càng tốt.
Giải pháp 2: Quan tâm bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, tuyển
chọn giáo viên phụ trách đội tuyển.
Giải pháp 3: Ban Giám hiệu xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi
dưỡng HSG; giáo viên phụ trách xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, tổ
chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HSG.
Giải pháp 4: Đầu tư trang thiết bi, đồ dùng dạy học, tài liệu dạy học cho
công tác bồi dưỡng HSG.

6


Giải pháp 5: Phát huy tối đa vai trò của giáo viên phụ trách, của tổ
trưởng, nhóm trưởng chuyên môn và hiệu quả phối hợp giữa các bộ phận liên
quan trong công tác HSG.
Giải pháp 6: Chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng HSG.
Giải pháp 7: Chính sách thi đua, khen thưởng.
2.3.1.2. Các giải pháp mới trong SKKN này
Cùng với việc triển khai đồng bộ 7 giải pháp đã nêu ở SKKN năm học
2017-2018, thì trong năm học 2018-2019, tôi đã áp dụng thêm 02 giải pháp mới
mà tôi cho là rất hiệu quả, góp phần quan trọng cho thành công của kỳ thi HSG
các môn văn hóa cấp tỉnh năm học 2018-2019. Đó là:
Giải pháp 8: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quá trình bồi
dưỡng, kiểm tra chất lượng đội tuyển.
Giải pháp 9: Chủ động đề xuất, lập kế hoạch phối hợp tổ chức kiểm tra
chất lượng đội tuyển HSG liên trường THPT: Triệu Sơn 1- Triệu Sơn3 - Triệu
Sơn 4.
2.3.2. Nôi dung chi tiết của các sáng kiến kinh nghiệm

Giải pháp 8: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quá trình
bồi dưỡng, kiểm tra chất lượng đôi tuyển. Gồm 2 ứng dụng:
*Ứng dụng thứ nhất: Lập trang tính Excel trên GOOGLE DRIVE
với tiêu đề “CẬP NHẬT KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN HSG NĂM
HỌC 2018-2019”
a) Mục đích
Công khai chất lượng đội tuyển để tất cả giáo viên và học sinh biết được
mức độ tiến bộ của mỗi học sinh trong mỗi đội tuyển. Công khai kết quả các lần
kiểm tra đội tuyển để mỗi học sinh trong đội tuyển biết được thứ hạng của mình
trong đội tuyển, chủ động điều chỉnh việc ôn luyện để phấn đấu đảm bảo vi trí
trong đội tuyển chính thức tham dự kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh. Mục đích quan
trọng nhất là để tôi luôn luôn cập nhật thông tin về tình hình ôn luyện chung của
mỗi đội tuyển, cũng như của mỗi học sinh trong từng đội tuyển, từ đó có những
tác động kip thời, tránh tình trạng học sinh sa sút mà Ban Giám hiệu không biết.
b) Nôi dung và các bước tiến hành
- Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh
năm học 2018-2019 (Kế hoạch số: 107/ KH-TS3 ngày 25/9/2018) và các văn
bản hướng dẫn, chỉ đạo về công tác bồi dưỡng, ôn luyện và kiểm tra chất lượng
đội tuyển (Hướng dẫn số: 130/TS3 ngày 03/01/2019 về việc tăng cường công tác
bồi dưỡng và kiểm tra chất lượng các đội tuyển HSG dự thi cấp tỉnh năm học
2018-2019, nguồn dự thi cấp tỉnh năm học 2019-2020; Hướng dẫn số: 131/TS3
về việc Hướng dẫn việc ra đề kiểm tra kiến thức các đội tuyển HSG các môn
văn hóa cấp tỉnh năm học 2018-2019).

7


- Lập trang tính excel trên ứng dụng GOOGLE DRIVE với tiêu đề “CẬP
NHẬT KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN HSG NĂM HỌC 2018-2019” với
thông tin về họ tên học sinh, lớp, đội tuyển, kết quả điểm từng lần kiểm tra theo

lich của nhà trường, họ tên giáo viên dạy, điểm trung bình các lần kiểm tra.
Công việc được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Từ đia chỉ thư điện tử của cán bộ, giáo viên trong trường tôi lập
thành 1 nhóm và đặt tên là “TOANTRUONG.TS3”
Bước 2: Lập bảng tính excel trên ứng dụng GOOGLE DRIVE theo hướng
dẫn.
Bước 3: Chia sẻ trang tính “CẬP NHẬT KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐỘI
TUYỂN HSG NĂM HỌC 2018-2019” đến nhóm “TOANTRUONG.TS3”
Một phần hình ảnh của trang tính:
TT

HỌ VÀ TÊN

LỚP MÔN LẦN 1 LẦN 2 LẦN 3 LẦN 4 LẦN 5 LẦN 6

Thời gian

5/18

9/18

10/18 11/18 11/18 12/18

1 Lê Thi Thảo

11E4 Toán

15.75 18.25 18.50 13.75 14.50 12.50

2 Nguyễn Dũng


11E4 Toán

13.50 15.00 15.75 12.25 13.50 10.00

3 Đỗ Đức Phương

11E4 Toán

11.75 16.50 10.00 10.50 11.25 10.75

4 Lê Quang Huy

11E4 Toán

11.00 13.50 12.50 10.50

5 Nguyễn Việt Cường

11E4 Toán

14.00 15.50 11.25

6 Trinh Anh Tú

11E4 Lý

18.50

9.50 14.00 13.50 13.25 12.00


7 Phạm Thùy Dung

11E4 Lý

16.50

8.75 15.00 14.75 13.50 14.00

8 Lê Xuân Thái

11E4 Lý

14.50

7.50 12.00 16.00 14.00 16.00

9 Lê Xuân Mạnh

11E4 Lý

13.50

3.00

7.00

6.25 10.50 12.00

10 Nguyễn Anh Đạt


11E4 Lý

11.00

3.50

7.00

8.50

11 Nguyễn Huy Cường

11E4 Sinh

17.00 14.25 15.00 13.75 16.25 13.75

12 Lê Thi Hương

11E4 Sinh

11.75 12.00 12.00 10.00 14.75 14.00

9.75 10.75

9.50 11.75 10.00

7.00 11.00

(…………………..)


Dưới đây là đường Link đến trang tính “CẬP NHẬT KẾT QUẢ KIỂM
TRA ĐỘI TUYỂN HSG NĂM HỌC 2018-2019” để có được hình ảnh đầy đủ:
/>Tổng số tất cả các lần kiểm tra được cập nhật lên bảng tính là 19 lần.
Trong đó:

8


- Số lần kiểm tra khi còn ở giai đoạn đội dự tuyển: 12 lần
- Số lần kiểm tra khi đã lập đội tuyển chính thức: 06 lần
- Cập nhật kết quả thi chọn HSG cấp tỉnh:

01 lần

Điểm mạnh của GOOGLE DRIVE: Đây là bộ nhớ trực tuyến miễn phí
của GOOGLE để lưu kết quả các lần kiểm tra đội tuyển. Bên cạnh đó, GOOGLE
DRIVE cho phép toàn tất cả cán bộ, giáo viên xem và cập nhật kết quả bảng tính
ở mọi nơi, mọi lúc từ điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính. Vì
vậy, dù tôi có làm việc ở trường hay đang đi công tác xa vẫn có thể biết được kết
quả kiểm tra của các đội tuyển, biết được giáo viên đội tuyển nào đã cập nhật
kip thời, giáo viên nào chưa cập nhật để kip thời đôn đốc, nhắc nhở.
*Ứng dụng thứ hai: Chỉ đạo giáo viên phụ trách các bô môn lập
nhóm Zalo, nhóm Facebook, nhóm Messenger, thành viên gồm thầy (cô)
phụ trách và các em học sinh trong mỗi đôi tuyển

a) Mục đích
Giúp cho giáo viên và học sinh thuận tiện hơn trong việc tương tác với
nhau, trao đổi kiến thức mọi lúc, mọi nơi qua mạng xã hội đặc biệt là vào các
ngày nghỉ học hoặc các buổi tối.

b) Nôi dung và các bước tiến hành
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thì ngày nay mỗi thầy, cô giáo
và mỗi em học sinh hoàn toàn có thể sở hữu 1 điện thoại thông minh hoặc 1 máy
tính có kết nối internet qua mạng wifi hoặc mạng 3G, 4G. Vì vậy, để góp phần
nâng cao hiệu quả trong công tác ôn luyện thì giải pháp lập và sử dụng nhóm
trên mạng xã hội đối với mỗi đội tuyển học sinh giỏi là điều cần thiết.
Theo đó, chuyên môn nhà trường chỉ đạo giáo viên phụ trách của mỗi đội
tuyển tổ chức lập nhóm trên mạng xã hội, thành viên gồm thầy (cô) phụ trách và
các em học sinh trong mỗi đội tuyển. Qua đó, học sinh dễ dàng thảo luận, trao
đổi với các thành viên khác trong nhóm những nội dung khó qua hình thức gọi
điện hoặc nhắn tin; nộp bài cho thầy, cô bằng cách chụp bài làm của mình rồi
đăng lên nhóm Zalo, Facebook hoặc Messenger; thầy, cô xem bài làm của học
sinh kèm với việc nhận xét, đánh giá kip thời cho các em.

9


Điểm mạnh của nhóm Zalo, Facebook hoặc Messenger: Nhanh và
hoàn toàn miễn phí, đặc biệt thuận tiện khi thầy cô và học sinh không phải lúc
nào cũng gặp trực tiếp được. Các trang mạng xã hội này giúp thầy, cô và học
sinh thoải mái trao đổi kiến thức môn học cũng như kiến thức về cuộc sống, từ
đó giúp thầy trò gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn và học sinh có động lực hơn
trong học tập, phấn đấu ôn luyện và dự thi đạt kết quả tốt.
Giải pháp 9: Phối hợp tổ chức kiểm tra chất lượng đôi tuyển HSG
liên trường THPT: Triệu Sơn 1- Triệu Sơn3 - Triệu Sơn 4
Tôi đã chủ động đề xuất và trình dự thảo kế hoạch tổ chức với Hiệu
trưởng của Trường THPT Triệu Sơn 3 về việc phối hợp với trường THPT Triệu
Sơn 1 và trường THPT Triệu Sơn 4 tổ chức kiểm tra kiến thức các đội tuyển
HSG của 3 đơn vi, tổ chức ở mỗi đơn vi 1 lần ở 3 thời điểm khác nhau. Kết quả
là Hiệu trưởng nhà trường hoàn toàn đồng ý với dự thảo kế hoạch của tôi và

thống nhất với 2 đơn vi còn lại để triển khai thực hiện.
Trong năm học 2018-2019 này, tôi mới chỉ đề xuất 3 trường (Triệu Sơn 1,
Triệu Sơn 3, Triệu Sơn 4) phối hợp tổ chức kiểm tra chất lượng đội tuyển vì 3
trường gần nhau, tiện cho việc đi lại của giáo viên và học sinh.
a) Mục đích
- Giúp giáo viên và học sinh trong các đội tuyển HSG các môn văn hóa
lớp 11 giữa 3 đơn vi có dip giao lưu về chuyên môn, làm quen với không khí
phòng thi. Qua đó, kip thời điều chỉnh về cách dạy, cách học để có sự chuẩn bi
tốt cho kỳ thi chọn HSG các môn văn hóa lớp 11 diễn ra vào tháng 3/2019 do Sở
Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
- Yêu cầu 3 đơn vi thống nhất, phối hợp chặt chẽ trong công tác chuẩn bi
và công tác tổ chức kiểm tra; học sinh trong các đội tuyển có ý thức nghiêm túc
trong việc ôn luyện, việc thực hiện quy chế, cũng như nỗ lực làm bài.
b) Nôi dung và các bước tiến hành
1. Đối tượng tham gia kiểm tra
Học sinh trong đội tuyển thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 11 của 3 đơn vi,
chuẩn bi dự kỳ thi chọn HSG THPT cấp tỉnh năm học 2018-2019. Mỗi đơn vi cử
tối đa 60 học sinh/ 10 đội tuyển/ 1 lần kiểm tra. Trước ngày tổ chức kiểm tra 1
tuần, đơn vi khách gửi danh sách học sinh đăng ký kiểm tra về cho đơn vi sở tại.
2. Số lần phối hợp tổ chức kiểm tra
- 03 lần/ năm học 2018-2019.
+ Lần 1: Tổ chức tại trường THPT Triệu Sơn 3.
+ Lần 2: Tổ chức tại trường THPT Triệu Sơn 1.
+ Lần 3: Tổ chức tại trường THPT Triệu Sơn 4.

10


3. Thời gian tổ chức
- Lần 1: Tổ chức vào chiều ngày 12/01/2019.

- Lần 2: Tổ chức vào chiều ngày 16/02/2019.
- Lần 3: Tổ chức vào chiều ngày 04/3/2019.
4. Ban Tổ chức có 24 người gồm:
- 1 Trưởng ban: Là Hiệu trưởng đơn vi sở tại (Phụ trách chung)
- 1 Phó trưởng ban trực: Là Phó Hiệu trưởng phụ trách HSG đơn vi sở tại
(Trực tiếp điều hành các công việc trước, trong và sau kiểm tra. Trực tiếp tổ
chức phô tô đề, chỉ đạo chia đề nhằm đảo bảo tính bảo mật).
- 2 Phó trưởng ban: Là Phó Hiệu trưởng phụ trách HSG của 2 đơn vi
khách (điều hành các nội dung thuộc việc của đơn vi khách; phối hợp với Phó
Hiệu trưởng đơn vi sở tại để tổ chức thành công đợt kiểm tra).
- 3 Thư ký HĐGD: Là Thư ký HĐGD của 3 đơn vi (giúp Ban Tổ chức
chuẩn bi các biểu mẫu, danh sách thí sinh; phân phòng kiểm tra, phân công giám
thi, rọc phách, đánh phách, giao bài cho giáo viên chấm, nhập điểm, tổ chức rút
bài phúc khảo nếu có, làm báo cáo sơ kết,…)
- 16 giám thi của đơn vi sở tại, trong đó cử 2 giáo viên môn Tiếng Anh, 2
giáo viên môn Tin học; 1 phục vụ (đơn vi sở tại).
5. Ra đề kiểm tra
- Đơn vi sở tại chiu trách nhiệm phân công ra đề đảm bảo các tiêu chí:
khách quan (giáo viên ra đề là giáo viên không dạy đội tuyển HSG lớp 11 năm
học 2018-2019), tính chính xác, khoa học và tính bảo mật. Ma trận, đề, hướng
dẫn chấm được nạp cho Ban Tổ chức (Phó Hiệu trưởng phụ trách HSG đơn vi
sở tại thu) trước ngày tổ chức kiểm tra 3 ngày.
- Mức độ tư duy Biết-Hiểu-Vận dụng thấp-Vận dụng cao là: 2-3-3-2; đề
kiểm tra bám theo cấu trúc đề thi HSG của Sở GD&ĐT Thanh Hóa (Công văn
số: 2268/TB-SGDĐT của Giám đốc Sở GD-ĐT ngày 19/9/2018); phạm vi kiến
thức tính đến thời điểm tổ chức kiểm tra, thời gian làm bài 180 phút.
- Đơn vi sở tại chiu trách nhiệm xây dựng ma trận, ra đề, đáp án đảm bảo
tính bảo mật (giáo viên ra đề không phải là giáo viên phụ trách đội tuyển) và các
nội dung đã thống nhất.
6. Phân công giám thị, giấy làm bài kiểm tra, giấy nháp; xếp thí sinh

trong phòng kiểm tra
- Có 08 phòng kiểm tra: 01 phòng cho môn Tiếng Anh, 01 phòng cho môn
Tin học, 6 phòng cho các môn còn lại.
- 02 giám thi/ 1 phòng kiểm tra.

11


- Giấy làm bài kiểm tra và giấy nháp mua từ Xưởng in Sở Giáo dục và
Đào tạo đảm bảo đầy đủ về số lượng cho học sinh làm bài, do đơn vi sở tại
chuẩn bi.
- Xếp thí sinh cùng môn/ 01 phòng, đảm bảo tiêu chí 2 thí sinh cùng đơn
vi không ngồi cạnh nhau.
- Môn Tin học: Mỗi đơn vi chiu trách nhiệm chuẩn bi 01 máy tính xách
tay/ 01 học sinh dự kiểm tra, kèm ổ và cắm chuyền.
7. Rọc phách, chấm bài, tổng hợp kết quả kiểm tra, báo cáo sơ kết
- Bài kiểm tra được bộ phận thư ký đánh phách, rọc phách trước khi bàn
giao cho giám khảo.
- Chấm bài và hồi phách, lên điểm: là giáo viên đã được giao ra đề của
đơn vi sở tại.
- Bộ phận thư ký tổng hợp kết quả và lập báo cáo sơ kết đợt kiểm tra, gửi
cho 3 đơn vi sau khi kết thúc đợt kiểm tra 5 ngày.
8. Trách nhiệm của mỗi đơn vị
a) Đơn vị sở tại
Chiu trách nhiệm thống nhất với đơn vi khách để xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện kế hoạch.
Chi kinh phí cho các nội dung: Tổ chức ra đề, tổ chức kiểm tra, chấm bài,
và các công việc khác của riêng đơn vi sở tại. Nguồn kinh phí trích từ nguồn
ngân sách chi cho hoạt động chuyên môn và từ nguồn khác của đơn vi.
b) Đơn vị khách

Chi tiền thuê phương tiện đưa đón học sinh thuộc đội tuyển của mình và
các công việc riêng của đơn vi.
Bàn bạc, thống nhất và phối hợp chặt chẽ với đơn vi sở tại để cùng tổ
chức thành công 3 đợt kiểm tra.
2.4. Hiệu quả 2 giải pháp mới đối với công tác quản lý hoạt đông bồi
dưỡng HSG và kết quả thi HSG cấp tỉnh
2.4.1. Hiệu quả của “Giải pháp 8” - Ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý quá trình bồi dưỡng, kiểm tra chất lượng đôi tuyển
a) Đối với học sinh trong các đôi tuyển
- Việc cập nhật kết quả điểm kiểm tra trên GOOGLE DRIVE: Các em liên
tục cập nhật được vi trí của mình trong đội tuyển qua kết quả các lần kiểm tra.
Thứ tự xếp hạng của học sinh trong đội tuyển có thể thay đổi sau mỗi lần kiểm
tra vì em nào có điểm trung bình các lần kiểm tra cao hơn sẽ xếp trên. Trong giai
đoạn dự tuyển, mỗi đội tuyển có nhiều hơn 05 học sinh, đến lần kiểm tra thứ 12

12


(lần kiểm tra cuối của giai đoạn dự tuyển) mỗi đội tuyển sẽ lấy 05 em, môn Tin
học lấy 02 em có điểm trung bình các lần kiểm tra cao nhất trong đội dự tuyển
đảm bảo tiêu chí từ 10.00/ 20.00 điểm trở lên. Chính việc công khai kết quả
kiểm tra và lấy điểm trung bình các lần kiểm tra để quyết đinh danh sách dự thi
chính thức đã luôn nhắc nhở các em phải luôn luôn nỗ lực phấn đấu nếu muốn
có tên mình trong danh sách chính thức từ giữa tháng 02/2019.
- Việc sử dụng nhóm Zalo, Facebook hoặc Messenger: Đã giúp cho các
em học sinh trong các đội tuyển tận dụng tối đa thời gian kể cả tiền bạc khi có
thể “học từ xa” với các bạn cùng nhóm và với thầy cô phụ trách, dễ dàng trả bài
cho thầy cô mà không phải gặp trực tiếp. Nhờ đó, hiệu quả ôn luyện sẽ tốt hơn
và kết quả thi đương nhiên tốt hơn.
b) Đối với giáo viên phụ trách các đôi tuyển

Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp giáo viên phụ trách chủ động
hơn nhiều trong việc trong quản lý và dạy học, đặc biệt là đã giúp giáo viên tự
đánh giá được chất lượng đội tuyển của mình so với các đội tuyển khác qua
Google Drive; sử dụng nhóm Zalo, Facebook hoặc Messenger giúp giáo viên dễ
dàng tương tác với học sinh khi ở xa, dễ dàng nhận xét, đánh giá bài làm của học
sinh mà không cần gặp trực tiếp các em.
c) Đối với nhà trường
Hiệu quả quản lý đương nhiên sẽ được nâng cao hơn hẵn. Có 1 chiếc
smart phone trong tay với mạng 4G cài đặt sẵn, tôi có thể kiểm tra được kết quả
bài làm của học sinh, tiến độ cập nhật điểm lên bảng tính online của giáo viên.
Từ đó, tôi kip thời có những chỉ đạo để công tác tổ chức ôn luyện của mỗi đội
tuyển hiệu quả hơn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin qua sử dụng bảng tính
excel trên Google Drive và nhóm Zalo, Facebook và Messenger giúp tôi có sự
kết nối tốt hơn với giáo viên phụ trách, cũng như học sinh, cùng làm việc ngoài
cuộc sống thực, cùng làm việc trên không gian mạng.
2.4.2. Hiệu quả của “Giải pháp 9”-Phối hợp tổ chức kiểm tra chất
lượng đôi tuyển HSG liên trường THPT:Triệu Sơn 1-Triệu Sơn 3-Triệu Sơn
4
a) Đối với học sinh trong các đôi tuyển
Qua 3 lần kiểm tra với chất lượng đề tốt, công tác tổ chức coi, chấm
chuyên nghiệp, mỗi học sinh đã trở nên quen với không khí phòng thi, đồng thời
tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của mình để có sự chuẩn bi tốt nhất cho
kỳ thi chính thức. Qua 3 lần cùng nhau làm bài, các em học sinh của 3 đơn vi có
dip trau dồi kiến thức, kết nối tình bạn và phát triển kỹ năng giao tiếp.
b) Đối với giáo viên phụ trách các đôi tuyển
Với việc tổ chức ra đề, chấm là giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường trở
lên và không dạy đội tuyển, 2 học sinh cùng đơn vi không ngồi cạnh nhau và

13



mỗi phòng kiểm tra xếp 2 giám thi đã đảm bảo tính khách quan cho kết quả bài
làm của học sinh. Kết quả bài làm của học sinh ở mỗi lần kiểm tra đã giúp cho
giáo viên có dip so sánh chất lượng đội tuyển của mình với chất lượng đội tuyển
của 2 đơn vi bạn, từ đó tự điều chỉnh cách thức tổ chức ôn luyện; kip thời phát
hiện những điểm yếu của từng học sinh để kip thời sửa cho các em.
c) Đối với nhà trường
3 lần phối hợp kiểm tra là những dip quý báu để các nhà trường cùng
nhau trao đổi, học tập lẫn nhau kinh nghiệm trong công tác quản lý bồi dưỡng
HSG. Từ kết quả kiểm tra của từng đội tuyển, tôi đã có những chỉ đạo kip thời
đến từng giáo viên phụ trách, thậm chí là đến từng học sinh trong công tác tổ
chức ôn luyện sao cho đạt hiệu quả tốt hơn.
Năm học 2018-2019, mặc dù ngày 27/02/2019 là thời hạn cuối các nhà
trường đăng ký danh sách dự thi chọn HSG với Sở Giáo dục và Đào tạo và
trường THPT Triệu Sơn 3 cũng đăng ký danh sách tối đa là 47 em, song nhà
trường thông báo với các đội tuyển là ngày 19/3/2019 (trước ngày thi 2 ngày)
nhà trường mới chốt danh sách dự thi chính thức. Nhà trường chỉ cử tham gia dự
thi đối với những học sinh đạt được điểm trung bình tối thiểu 10/20 điểm trong 6
lần kiểm tra của giai đoạn từ 17/2/2019 đến 16/3/2019.
d) Đối với các trường THPT trong huyện Triệu Sơn
Qua 3 lần phối hợp kiểm tra, trường THPT Triệu Sơn 1 và trường THPT
Triệu Sơn 4 cũng đã có những đánh giá sát hơn về chất lượng đội tuyển và cũng
đã có những điều chỉnh kip thời trong công tác tổ chức ôn luyện. Kết quả thi
chọn HSG cấp tỉnh của 2 đơn vi này cũng rất tốt, đều tăng bậc so với năm học
2017-2018.
2 đơn vi còn lại là trường THPT Triệu Sơn 2 và THPT Triệu Sơn 5 tuy
năm học này chưa có trong kế hoạch phối hợp tổ chức kiểm tra chất lượng đội
tuyển liên trường, nhưng việc 3 đơn vi (Triệu Sơn 1, Triệu Sơn 3, Triệu Sơn 4)
đã bắt tay tổ chức đem lại hiệu quả tốt cũng đã thôi thúc 2 nhà trường tập trung
cao độ hơn cho việc tổ chức ôn luyện, cùng nhau thi đua, cùng nhau phát triển.

Kết quả thi HSG cấp tỉnh của 2 đơn vi này đều tăng bậc so với năm học 20172018.
Dự kiến năm học 2019-2020 cả 5 trường THPT trong huyện Triệu Sơn sẽ
phối hợp kiểm tra chất lượng đội tuyển HSG liên trường nhằm tiếp tục đạt được
thành tích cao về thi chọn HSG trong tỉnh.
2.4.3. Kết quả thi HSG cấp tỉnh năm học 2018-2019
Năm
học

Tổng
số thí
sinh Nhất
dự thi

KẾT QUẢ THI
Nhì

Ba

KK

Xếp
Tổng
Tổng
hạng
số
giải
trong
điểm
tỉnh


Xếp
hạng
trong
cụm

Xếp
hạng
trong
huyện

14


2017
2018
2018
2019
So
sánh

47

0

10

18

8


36

220

10

3

1

47

2

14

10

11

37

236

7

2

1


+2

+4

-8

+3

+1

+16

+3

+1

Duy
trì

So sánh kết quả thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh giữa năm học
2018-2019 với năm học 2017-2018 ta thấy rõ sự tiến bô vượt trôi về mọi
mặt:
- Số lượng giải: Tăng 1 giải, nâng tỷ lệ đạt giải lên 78.72%.
- Chất lượng giải cao hơn nhiều: Tăng 2 giải nhất, 4 giải nhì.
- Tổng điểm: Tăng 16 điểm.
- Xếp hạng trong tỉnh: Tăng 3 bậc, xếp thứ 7/ 100 trường đăng ký dự
thi, duy trì tốp 10 trường có kết quả cao nhất.
- Xếp hạng trong cụm thi đua 34 trường đồng bằng-trung du: Tăng 1
bậc, xếp thứ 2/34 trường thuôc cụm thi đua, chỉ xếp sau trường THPT Yên
Định 1.

- Xếp hạng các trường THPT trong huyện: Tiếp tục duy trì vị trí số 1.
Kết quả đó giup uy tín của nhà trường tiếp tục được nâng cao,
“thương hiệu” của nhà trường tiếp tục được củng cố.
Niềm vui còn được nhân lên gấp bôi khi cả 5 trường THPT huyện
Triệu Sơn đều xếp trong tốp dẫn đầu về kết quả kỳ thi chọn HSG THPT
cấp tỉnh năm học 2018-2019. Cụ thể là: trường THPT Triệu Sơn 3 xếp thứ
7, trường THPT Triệu Sơn 1 xếp thứ 8, trường THPT Triệu Sơn 2 xếp thứ
9, trường THPT Triệu Sơn 5 xếp thứ 13, trường THPT Triệu Sơn 4 xếp thứ
16. Tất cả 5 trường đều tăng bậc so với năm học 2017-2018. Uy tín về chất
lượng giáo dục và đào tạo huyện Triệu Sơn tiếp tục được củng cố; SKKN
của tôi đã có tầm ảnh hưởng trong toàn huyện.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trước những khó khăn thực sự như đã nêu, kết quả thi HSG các môn văn
hoá cấp tỉnh năm học 2018-2019 đã giúp nhà trường tiếp tục củng cố vi thế là
một trong những lá cờ đầu của phong trào thi đua dạy tốt - học tốt của ngành

15


Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hoá. Đây thực sự là điều mà không ít nhà
trường có điều kiện thuận lợi hơn nhưng chưa làm được.
Đạt được kết quả đáng khích lệ như vậy bài học kinh nghiệm cho thấy
trước hết nhà trường đã xây dựng được khối đoàn kết thống nhất, sự phối hợp ăn
ý, nhuần nhuyễn của tất cả các bộ phận liên quan, nhận thức đúng đắn về vi trí,
vai trò và tầm quan trọng của công tác HSG trong nhà trường; đã xây dựng được
đội ngũ tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn luôn phát huy tốt tinh thần trách
nhiệm trong quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của tổ; luôn quan tâm bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên cốt cán và tạo dần cơ hội phấn đấu cho lớp giáo viên kế cận,
tạo cho họ sự tin tưởng ở lãnh đạo nhà trường, ghi nhận xứng đáng những thành

tích họ đạt được. Với Ban Giám hiệu, việc thực hiện đầy đủ, hiệu quả 4 khâu của
công tác quản lý là điều không thể thiếu, khâu nào cũng quan trọng.
Trong công tác HSG của nhà trường, câu thành ngữ “Có bột mới gột nên
hồ” không chỉ được hiểu là cần có “bột” - năng lực học sinh mới có được “hồ” kết quả thi HSG (nghĩa là phải có nguồn học sinh tốt từ cấp THCS mới có thể
bồi dưỡng để đạt giải HSG ở cấp THPT), mà đã được hiểu theo nghĩa rộng hơn:
“bột”- bên cạnh năng lực học sinh, năng lực giáo viên phụ trách mà là cả một
quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tận tâm, tận lực của thầy và cả sự khổ luyện, học
và tự học của trò thì mới có được “hồ” – kết quả thi HSG, thành quả lao động
của cả một tập thể.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Với Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
- Điểm a, Khoản 2, Điều 36 của Quy chế thi THPT quốc gia quy đinh về
điểm khuyến khích: “Đoạt giải cá nhân trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn
văn hoá lớp 12”. Vì vậy, năm học 2017-2018, những học sinh đạt giải trong kỳ
thi chọn HSG THPT cấp tỉnh với đối tượng dự thi là học sinh lớp 11 và lớp 10 sẽ
không được cộng điểm khuyến khích. Đây là một bất cập, rất mong Sở Giáo dục
và Đào tạo nghiên cứu điều chỉnh để kỳ thi chọn HSG THPT cấp tỉnh đảm bảo
thiết thực hơn.
- Với môn Tiếng Anh: Đề nghi Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu quy
đổi số điểm mà học sinh đạt được trong các kỳ thi chứng chỉ quốc tế như
TOEIC, IELTS, TOEFL, CAMBRIGE…công nhận đặc cách HSG cấp tỉnh môn
Tiếng Anh cho các em. Như vậy sẽ tạo động lực lớn hơn, khuyến khích học sinh
học tập Tiếng Anh, tích cực tham các kỳ thi chuẩn quốc tế, giúp nâng cao chất
lượng dạy và học môn Tiếng Anh của tỉnh nhà.
3.2.2. Với nhà trường và đồng nghiệp
Tôi mong tất cả cán bộ, giáo viên và các em học sinh tiếp tục phát huy
truyền thống tốt đẹp của nhà trường về tình đoàn kết, thân ái, tiếp tục vượt qua
những khó khăn, nỗ lực phấn đấu, giữ vững và phát huy những thành tích đã đạt
được trong công tác bồi dưỡng HSG.


16


Trân trọng cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Triệu Sơn, ngày 28 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nôi dung
của người khác.

Phạm Xuân An

TÀI LIỆU THAM KHẢO

17


[1] Bài viết “Bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số nước phát triển” (Tác giả Đỗ
Ngọc Thống - Báo Dân trí – Link: )
[2] Bài viết “Tìm hiểu Giáo dục Việt Nam thời phong kiến” (Tác giả: Người
Quảng – Trang thông tin cá nhân, tổng hợp, nghệ thuật, khoa học - Link:
/>[3] Bài viết “Hồ Chí Minh với đội ngũ trí thức Việt Nam” (Tác giả PGS,TS. Lê
Văn Yên - Tạp chí Cộng sản – Link:
/>
DANH MỤC

18



CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT

Họ và tên tác giả: PHẠM XUÂN AN
Chức vụ và đơn vi công tác: Phó Hiệu trưởng, Trường THPT Triệu Sơn 3.

TT

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Năm học
Cấp đánh
đánh giá đánh giá xếp
giá xếp loại
xếp loại
loại

1.

Một số hoạt động dạy nói Tiếng
Sở GD&ĐT
Anh ở trường THPT.

C

2006-2007

2.


Một số cách ứng dụng công
nghệ thông tin góp phần nâng Sở GD&ĐT
cao hiệu quả giờ dạy Tiếng Anh.

C

2009-2010

3.

Application of three techniques
of teaching vocabulary to
improve English learning ability Sở GD&ĐT
for the students at Trieu Son 3
high school.

C

2013-2014

4.

Một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác giáo dục ý
thức tự giác chấp hành quy đinh
về đội mũ bảo hiểm khi tham gia
Sở GD&ĐT
giao thông bằng xe đạp điện, xe
máy điện, xe gắn máy và xe mô

tô đối với học sinh Trường
THPT Triệu Sơn 3.

C

2016-2017

5.

Kinh nghiệm trong công tác
quản lý hoạt động bồi dưỡng học
sinh giỏi các môn văn hóa cấp Sở GD&ĐT
tỉnh của trường THPT Triệu Sơn
3 năm học 2017- 2018

C

2017-2018

19



×