SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO
HỌC SINH LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2
TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
“TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” CỦA HỒ CHÍ MINH
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HOÁ NĂM 2019
1
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu………………………………………………………………………...1
1.2.Lí do chọn đề tài……………………………………………………………..1
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………..........2
1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………….........2
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………2
2. Nội dung………………………………………………………………………4
2.1. Cơ sở lí luận………………………………………………………………....4
2.1.1. Khái quát chung về năng lực và năng lực giải quyết vấn đề……………...4
2.1.1.1. Khái niệm năng lực …………………………………………………….4
2.1.1.2. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề ………………………………….4
2.1.1.3. Tầm quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học văn…….5
2.1.2. Khả năng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 ở
trường THPT Thường Xuân 2 trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập
của Hồ Chí Minh………………………………………………………………...6
2.2. Thực trạng của vấn đề………………………………………………….…...6
2.3. Giải pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 ở trường
THPT Thường Xuân 2 trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ
Chí Minh…………………………………………………………………………8
2.3.1. Dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh theo đặc
trưng
thể
loại..........................................................................................................8
2.3.2. Dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh bằng cách
tích hợp kiến thức từ các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân..............12
2.3.3. Dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh theo cách tổ
chức
các
hoạt
động
dạy
học
phát
triển
năng
lực..................................................14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................15
2
3.
Kết
luận
và
kiến
nghị.......................................................................................18
3.1. Kết luận........................................................................................................18
3.2. Kiến nghị......................................................................................................18
Tài liệu tham khảo...............................................................................................20
Phụ lục.................................................................................................................22
3
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của tri thức và khoa học công nghệ
4.0 đã làm xã hội biến đổi nhanh chóng. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra
một cách mạnh mẽ làm thay đổi tất cả các lĩnh vực cuộc sống đặc biệt là khoa
học công nghệ, giáo dục và đào tạo. Đứng trước thực tế này, ngành giáo dục đào
tạo nước ta đã có những thay đổi căn bản và toàn diện từ mục tiêu đào tạo đến
nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của
thời đại mới. Giờ đây, mục đích giáo dục không chỉ dừng lại truyền thụ kiến
thức mà quan trọng hơn là phải chú trọng hình thành và phát triển các năng lực
cho các em. Theo chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 [4], trong hệ
thống các năng lực chung cần thình thành cho học sinh thì năng lực giải quyết
vấn đề là năng lực quan trọng và cần thiết để các em có thể làm chủ và phát triển
bản thân trước thế giới đầy biến động, thách thức như ngày nay.
Với học sinh lớp 12, các em chuẩn bị cho kì thi quan trọng của cuộc đời,
cũng như sắp phải đối mặt với những vấn đề phức tạp của cuộc sống. Vì thế, các
em rất cần năng lực giải qyết vấn đề cho chính bản thân mình trong tương lai.
Trong khi đó, thông qua dạy đọc hiểu văn bản nghị luận, học sinh sẽ rèn luyện
cho mình nhiều năng lực trong đó có năng lực giải quyết vấn đề. Bởi sức thuyết
phục của văn bản nghị luận thể hiện ở khả năng giải quyết vấn đề của người nói,
người viết được thể hiện trong văn bản. Có nghĩa, dạy học văn nghị luận sẽ giúp
học sinh lớp 12 biết xác lập quan điểm sống, biết tranh biện để bảo vệ chính
kiến của cá nhân, biết chọn lựa lối sống hay nghề nghiệp cho riêng mình…thông
qua năng lực giải quyết vấn đề mà các em có. Trong số những văn bản nghị luận
được đưa vào trong chương trình, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được
xem như áng văn nghị luận mẫu mực. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà trong
4
định hướng đổi mới chương trình Ngữ văn mới năm 2018 [1], Bộ giáo dục đã
chọn Tuyên ngôn độc lập là một trong 6 tác phẩm bắt buộc đưa vào trong
chương trình Ngữ văn. Việc dạy đọc hiểu văn bản nghị luận “Tuyên ngôn độc
lập” không chỉ đem đến cho học sinh có những hiểu biết về giá trị lịch sử, giá trị
văn hóa và văn học của bản tuyên ngôn mà còn có ưu thế rèn luyện năng lực giải
quyết vấn đề cho các em.
Hiện nay, việc dạy học văn bản nghị luận trong nhà trường phổ thông nói
chung và văn bản “ Tuyên ngôn độc lập” nói chung vẫn chưa chưa thực sự phát
huy được năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Từ thực tế trên, tôi chọn đề
tài nghiên cứu: “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 ở
trường THPT Thường Xuân 2 trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập
của Hồ Chí Minh ” nhằm đề xuất một số giải pháp dạy học để phát triển năng
lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn
độc lập, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học văn nghị luận nói riêng và
dạy học môn Ngữ văn nói chung ở trường THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tôi tập trung đề xuất các giải pháp phát triển năng
lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc
lập của Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Thường Xuân 2, nhằm
phát triển năng lực người học theo chuẩn đầu ra và góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học văn trong nhà trường phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp, cách thức tổ chức để phát triển năng lực giải quyết vấn đề
cho học sinh lớp 12 trường THPT Thường Xuân 2 trong dạy đọc hiểu văn bản
Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các khái niệm,
vấn đề có liên quan đến cơ sở lí luận và thực tiễn để phát triển năng lực giải
5
quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Thường Xuân 2 trong dạy đọc
hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
1.4.2. Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra nhằm khảo sát thực tế để có căn cứ rút ra kết luận
về thực trạng dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12
ở trường THPT Thường Xuân 2 trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập
của Hồ Chí Minh.
1.4.3. Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu để xử lí số liệu
thu thập được.
1.4.4. Phương pháp thực nghiệm
Sử dụng phương pháp thực nghiệm để tiến hành trên lớp nhằm kiểm định
tính chất đúng của đề tài.
6
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái quát chung về năng lực và năng lực giải quyết vấn đề
2.1.1.1. Khái niệm năng lực
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về năng lực bởi mỗi nhà nghiên cứu có
những điểm nhìn, quan niệm, phương pháp khác nhau.
Trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có nêu: “Năng lực là khả
năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào
đó. Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một
loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [9, tr.639].
Theo cuốn Tài liệu chuyên văn (tập 2) PGS. TS. Đỗ Ngọc Thống [8] lại
cho rằng: Năng lực là một tiêu chuẩn đòi hỏi ở một cá nhân khi thực hiện một
công việc cụ thể. Nó bao gồm sự vận dụng tổng hợp các tri thức, kĩ năng và
hành vi ứng xử trong thực hành. Nói cách khác, năng lực là một trạng thái hay
một phẩm chất, một khả năng tương xứng để có thể thực hiện một công việc cụ
thể.
2.1.1.2. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề
Trong số những năng lực cần hình thành cho học sinh trong dạy học,
người ta phải nói đến năng lực giải quyết vấn đề. Theo PISA 2012, “ Năng lực
giải quyết vấn đề là tổ hợp các năng lực thể hiện ở các kĩ năng (thao tác tư duy
và hoạt động) trong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn
đề đặt ra. Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng của một cá nhân và giải quyết
tình huống vấn đề mà khi giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn
sàng tham gia vào giải quyết tình huống có vấn đề đó, thể hiện tiềm năng là
công dân tích cực và xây dựng” [17, tr.69].
7
Năng lực giải quyết vấn đề là một năng lực chung, thể hiện khả năng của
mỗi người trong nhận thức và khám phá được những tình huống có vấn đề trong
học tập và cuộc sống mà không có định hướng trước về kết quả và tìm các giải
pháp để giải quyết những vấn đề đặt ra trong tình huống. Qua đó, thể hiện rõ khả
năng tư duy trong việc chọn lựa và quyết định giải pháp tối ưu.
Có thể nói, năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực then
chốt mà nhà trường cần rèn luyện phát triển cho học sinh. Năng lực giải quyết
vấn đề bao gồm việc “Nhận thức được mâu thuẫn giữa tình huống thực tế với
hiểu biết của cá nhân và chuyển hóa được mâu thuẫn thành vấn đề đòi hỏi sự
tìm tòi khám phá, thể hiện khả năng của cá nhân trong quá trình thu thập và xử
lí thông tin từ các nguồn khác nhau, đề xuất phương án và thực hiện phương án
đã chọn, điều chỉnh trong quá trình, đánh giá hiệu quả của phương án và đề
xuất vận dụng trong các tình huống mới tương tự” [5, tr.50]. Quá trình đó được
thực hiện bằng sự hứng thú tìm tòi, khám phá cái mới, tình thần trách nhiệm của
cá nhân và sự phối hợp, tương tác giữa các cá nhân. Đó chính là sự vận dụng
tổng hợp của kiến thức, kĩ năng, thái độ, tính sẵn sàng... thể hiện qua các hoạt
động cụ thể. Quy trình giải quyết vấn đề nhìn chung được thực hiện qua các
bước cơ bản sau:
- Xác định vấn đề, chuyển vấn đề trong tình huống thực tế thành vấn đề
đòi hỏi khám phá và giải quyết.
- Thu thập và xử lí thông tin để đưa ra các phương án giải quyết vấn đề.
- Thực hiện phương án đã chọn và điều chỉnh trong quá trình thực hiện.
- Đánh giá hiệu quả của phương án và đề xuất để vận dụng vào tình huống
mới.
1.1.1.3. Tầm quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học
văn
Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể năm 2017 [2] và
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn tháng 1/2018 [3] đã quy
định năng lực giải quyết vấn đề là một năng lực bắt buộc trong số những năng
8
lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác..) cần hình
thành cho học sinh. Trong nhóm năng lực chung đó, năng lực giải quyết vấn đề
có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi trong học tập nói chung và dạy học văn nói
riêng, chính năng lực giải quyết vấn đề sẽ phát huy được tính chủ động sáng tạo
của học sinh. Các em sẽ tự mình giải quyết được những tình huống đặt ra trong
giờ học. Sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp các em
chiếm lĩnh được nội dung bài học một cách chủ động. Nhờ đó, giờ đọc văn cũng
trở nên thú vị hơn. Thông qua quá trình phát hiện và giải quyết các tình huống
có vấn đề trong khi học môn văn, học sinh sẽ được rèn luyện năng lực giải quyết
vấn đề. Từ môi trường học tập các em sẽ có được năng lực giải quyết vấn đề để
ứng dụng vào thực tiễn đời sống.
2.1.2. Khả năng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp
12 ở trường THPT thường Xuân 2 trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn
độc lập của Hồ Chí Minh
Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh từ lâu được đánh giá là một văn bản
có nhiều giá trị. Trước hết, Tuyên ngôn độc lập là văn kiện có giá trị lịch sử to
lớn bởi nó là lời tuyên bố của một dân tộc về sự ra đời của một nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, chấm dứt chế độ phong kiến suốt một nghìn năm cùng chế độ
thực dân gần một trăm năm. Hơn nữa, về mặt tư tưởng, Tuyên ngôn độc lập là
tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng
độc lập, tự do - một biểu hiện của trào lưu tư tưởng cao đẹp và nhân văn của
nhân loại trong thế kỉ XX. Xét về góc độ văn học, Tuyên ngôn độc lập của Hồ
Chí Minh là áng văn nghị luận đạt đến trình độ mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí
lẽ sắc bén, dẫn chứng xác đáng, văn phong hùng hồn. Với một tác phẩm như thế,
thông qua quá trình đọc hiểu, giáo viên rất dễ phát triển năng lực giải quyết vấn
đề cho học sinh. .
2.2. Thực trạng dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí
Minh theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12
ở trường THPT Thường Xuân 2
9
Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh vừa mang
tính thời sự đáp ứng được yêu cầu cấp bách do Bộ giáo dục và đào tạo đề ra vừa
mang tính thực tiễn đáp ứng được nhu cầu của người học, nhu cầu của cuộc
sống. Phương pháp dạy học mới này sẽ khắc phục được những hạn chế của lối
dạy học truyền thống, mang lại những hiệu quả tích cực cho việc học của học
sinh, giúp các em có điều kiện phát triển tối đa năng lực của bản thân.
Tuy nhiên, thực tế dạy học văn nói chung và dạy văn bản Tuyên ngôn độc
lập nói riêng của giáo viên ở trường THPT Thường Xuân 2 hiện nay chưa thực
sự sáng tạo. Phần lớn giáo viên vẫn coi trọng dạy kiến thức và tìm kiếm kiến
thức hơn là tìm kiếm phương pháp dạy học phù hợp. Hơn nữa, Tuyên ngôn độc
lập của Hồ Chí Minh là một tác phẩm hay nhưng cũng là một tác phẩm khó. Bởi
vậy, nhìn chung khi dạy văn bản này, giáo viên thường chủ yếu dạy theo cách
dạy truyền thống đọc chép (giáo viên đọc cho học sinh ghi) hay đưa ra hệ thống
câu hỏi đóng nhằm tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm như bao tác
phẩm văn học khác mà chưa căn cứ theo đặc trưng thể loại. Điều đó khiến giờ
học trở nên khô khan. Học sinh thụ động ghi nhớ kiến thức của tác phẩm mà
không thấy hứng thú. Cũng có khi giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để
trình chiếu thêm cho học sinh xem một số hình ảnh có liên quan đến tác phẩm
hay đã tích hợp kiến thức thuộc một số môn học: Lịch sử, địa lí... vào bài dạy
nhưng đó vẫn là cách dạy lấy giáo viên làm trung tâm mà chưa thực sự hướng
vào phát triển năng lực người học nhất là năng lực giải quyết vấn đề.
Về phía học sinh, khi đọc hiểu văn bản Tuyên Ngôn độc lập các em vẫn
còn thụ động thay vì tích cực, chủ động kiếm tìm kiến thức. Vì thế, nhìn chung
các em rất lúng túng khi đọc hiểu văn bản Tuyên Ngôn độc lập của Hồ Chí
Minh, đặc biệt là giải quyết những đề thi và đề kiểm tra về tác phẩm. Điều này,
một phần không nhỏ là do các em chưa có kĩ năng đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn
độc lập nên khi viết bài các em thường thiếu kiến thức liên quan, thường khó
xác định vấn đề nghị luận, luận điểm và cách lập luận. Có nghĩa các em chưa có
được hoặc chưa được rèn luyện về năng lực giải quyết vấn đề trong tình huống
10
học tập của văn bản cũng như trong tình huống mới đặt ra trong đề thi có liên
quan đến tác phẩm Tuyên ngôn độc lập.
Để giải quyết được thực trạng trên, trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi
đã đề xuất một số giải pháp để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
lớp 12 ở trường THPT Thường Xuân 2 như sau:
- Dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh theo đặc
trưng thể loại.
- Dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh bằng cách
tích hợp kiến thức từ các môn học Lịc sử, Địa lí, Công dân.
- Dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh theo các
biện pháp tổ chức dạy học phát triển năng lực.
2.3. Giải pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp
12 ở trường THPT Thường Xuân 2 trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn
độc lập của Hồ Chí Minh
2.3.1. Dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh theo
đặc trưng thể loại
Mỗi một tác phẩm văn học đều thuộc một thể loại văn học nhất định. Mỗi
một thể loại văn học đều có những đặc trưng riêng. Bởi vậy, khi tìm hiểu chúng,
cần dựa trên những đặc trưng cơ bản của thể loại để tránh hiểu sai về tác phẩm
văn học. Với Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, đây là một văn bản nghị
luận. Do đó, khi đọc hiểu về tác phẩm này cần căn cứ vào đặc trưng của văn
nghị luận để khai thác.
- Đầu tiên, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Tiểu dẫn
trong sách giáo khoa để có những hiểu biết về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Từ đó, nhận xét vấn đề nêu lên trong tác phẩm xuất phát từ nhu cầu thực tế:
Chúng ta vừa giành được đất nước từ tay phát xít Nhật, trong khi Đồng minh
thắng thế trên chính trường, Pháp đang lăm le quay trở lại Việt Nam, quân
tưởng, quân Anh và đế quốc Mĩ cũng đang mưu đồ xâm chiếm nước ta. Trước
tình hình đó, việc viết và đọc Tuyên ngôn độc lập để tuyên bố về sự ra đời của
11
nhà nước mới, khai sinh một chế độ mới cùng nền độc lập của dân tộc có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong lúc này.
- Sau đó, giáo viên hướng dẫn các em tóm tắt tác phẩm bằng việc tìm ra
hệ thống luận điểm, luận cứ chính của văn bản cùng với mối quan hệ của chúng.
Phần mở đầu: Tác giả nêu nguyên lí chung của Tuyên ngôn độc lập hay
còn gọi là nêu cơ sở pháp lí chính nghĩa của bản tuyên ngôn: tất cả mọi người và
các dân tộc đều có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc.
Phần thứ hai: Qua thực tế lịch sử hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và
đô hộ nước ta, tác giả chứng minh nguyên lí trên đã bị thực dân Pháp phản bội.
Bởi thế, chính mặt trận Việt Minh và nhân dân Việt Nam đã bền bỉ đấu tranh để
giành quyền tự do độc lập của mình
Phần kết luận: Tác giả tuyên bố về quyền được hưởng tự do và độc lập
của dân tộc Việt Nam.
Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh phân tích nghệ thuật lập luận của
tác phẩm Tuyên ngôn độc lập, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ cùng tác
dụng của biện pháp đó đối với từng vấn đề được nêu ra trong tác phẩm.
Nghệ thuật lập luận sắc bén trong bản Tuyên ngôn độc lập trước hết được
thể hiện trong bố cục, cách sắp xếp các ý của bài văn. Phần đầu tiên, Hồ Chí
Minh đã nêu lên cơ sở pháp lí, làm nền tảng cho bản tuyên ngôn. Phần thứ hai
nêu lên cơ sở thực tiễn, làm dẫn chứng giúp cho bản tuyên ngôn giàu sức thuyết
phục. Sau khi hội tụ đầy đủ hai yếu tố lí luận và thực tiễn, Người đưa ra lời
tuyên bố dõng dạc, đanh thép, tràn đầy tinh thần tự hào, khai sinh ra nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa.
Về cơ sở pháp lí, mở đầu bản tuyên ngôn của nước Việt Nam, Hồ Chí
Minh đã trích dẫn lời trong hai bản tuyên ngôn của Mĩ và của Pháp: Tuyên ngôn
độc lập của nước Mĩ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình
đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong
12
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc”; Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do
và bình đẳng về quyền lợi”. Từ đó, Bác khẳng định quyền bình đẳng, quyền tự
do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân như một “lẽ phải
không ai chối cãi được”. Từ quyền của con người, Hồ Chí Minh đã suy rộng ra:
“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Như vậy, Người đã nâng quyền
con người, quyền cá nhân thành quyền dân tộc. Đây là cách lập luận của vô cùng
thuyết phục, bằng việc đi từ một tiên đề có giá trị như một chân lí không ai chối
cãi được. Tiên đề được đưa ra ở đây chính là quyền bình đẳng, quyền tự do,
quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người. Bởi vậy, nếu Pháp
và Mĩ xâm phạm quyền tự do và độc lập của dân tộc ta thì có nghĩa đã phản bác
lại chính cha ông tổ tiên của mình. Với chiến thuật “gậy ông đập lưng
ông” mạnh mẽ, dứt khoát, Người đã khiến kẻ thù không thể chối cãi, không thể
chống đỡ được. Đồng thời, khi đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng
nhau, Bác đã đưa dân tộc ta đàng hoàng bước lên vũ đài chính trị thế giới, sánh
vai với các cường quốc.
Không chỉ dừng lại ở cơ sở lí luận, để thêm phần thuyết phục, Hồ Chí
Minh đã đưa ra cơ sở thực tiễn phong phú, chân thực. Pháp nhân danh “khai
hóa”, mang đến văn minh cho dân tộc Việt nhưng đã bị Người vạch trần tội ác
trên các phương diện: Về chính trị chúng tước đoạt tự do dân chủ, thi hành luật
pháp dã man, chia để trị, lập nhà tù nhiều hơn trường học, chém giết những
chiến sĩ yêu nước của ta, …; Về kinh tế chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương
tủy, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, …Hành động của chúng trái
hẳn với những lời nói hoa mĩ chúng tung ra, chúng chỉ mang đến đau thương,
mất mát cho nhân dân Việt Nam, khiến hơn hai triệu đồng bào chết đói. Không
chỉ vậy, Pháp nhân danh “bảo hộ”, nhưng chúng không những không bảo hộ
được mà “trong vòng 5 năm đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Hành động đó
13
còn chứng minh Pháp là những kẻ phản bội phe Đồng minh, quỳ gối trước phe
phát xít - Nhật.
Hơn nữa, Hồ Chí Minh còn nêu lên quá trình đấu tranh bền bỉ của dân tộc
ta. Sau quá trình đấu tranh gian khổ ấy, Việt Nam đã giành được những kết quả
vô cùng to lớn: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh
đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam
độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ
dân chủ cộng hòa ”. Câu văn ngắn gọn đã khẳng định chiến thắng của dân tộc
trước thế lực thù địch vô cùng mạnh, nguy hiểm. Và lời tuyên bố “Thoát li hẳn
quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết các hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt
Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Tuyên bố
khối đoàn kết toàn dân “trên dưới một lòng” kiên quyết chống lại âm mưu của
thực dân Pháp.
Từ những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế hết sức đầy đủ, và chặt chẽ, Hồ
Chí Minh đã đi đến tuyên bố: Việt Nam đã thành một nước tự do, độc lập và
khẳng định ý chí bảo vệ nền độc lập tự do đó. Hai nội dung trên chính là hai
điều kiện để lời tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thực sự có sức thuyết phục.
Tính chính luận xuất sắc còn được thể hiện trong nghệ thuật liệt kê, so
sánh để làm nổi bật lên tội ác của Pháp đối với nhân dân ta. Kết hợp với việc sử
dụng những hình ảnh vừa giàu tính biểu cảm, vừa chính xác như: “chúng tắm
các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu”, “chúng bóc lột nhân dân ta đến
tận xương tủy” cùng những câu văn dài, chia làm nhiều vế có sự trùng điệp về
cấu trúc tạo nên sức tố cáo lớn cho tác phẩm.
Nghệ thuật lập luận còn được thể hiện qua sự đa giọng điệu trong tác
phẩm. Giọng điệu đanh thép và kiên quyết khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp
đối với nhân dân Việt Nam. Có khi lại hùng hồn khi khẳng nói về quyền cơ bản
của con người và dân tộc: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”.
Có lúc, giọng điệu lại hào sảng cùng sắc thái trang trọng khi tuyên bố với thế
giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc đồng thời thể hiện quyết tâm cao độ bảo
14
vệ nền tự do, độc lập: “Toàn dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Bằng lập luận sắc bén, dẫn chứng chân thực giàu sức thuyết phục, cùng
với đó là giọng điệu, ngôn ngữ biến đổi linh hoạt, Hồ Chí Minh đã mang đến
bản tuyên ngôn bừng bừng khí thế dân tộc. Bản tuyên ngôn đã mở ra một trang
sử mới, vẻ vang, khi dân ta được làm chủ. Đồng thời, bản tuyên ngôn cũng cho
thấy nghệ thuật lập luận bậc thầy của Hồ Chí Minh.
- Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh cảm nhận tâm tư tình cảm của
của người viết trong bản Tuyên ngôn độc lập - một mạch chìm trong dòng chảy
của tác phẩm. Chính các sắc thái tình cảm thể hiện trong sự bàn luận làm tăng
sức thuyết phục của bản tuyên ngôn mà không ai có thể phủ nhận được. Đó là
thái độ căm phẫn khi nói về tội ác cuả thực dân Pháp, là lòng thương xót dành
cho người dân Việt Nam dưới ách ngoại xâm, là thái độ cương quyết, tự hào khi
khẳng định và tuyên bố nền độc lập của dân tộc.
- Cuối cùng, giáo viên phải hướng dẫn học sinh khái quát lên những giá trị
của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập về hai phương diện nội dung tư tưởng và nghệ
thuật biểu hiện.
Thông qua dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập theo đặc trưng thể
loại, học sinh sẽ hình thành được năng lực đọc hiểu văn bản văn nghị luận. Từ
đó, học sinh có khả năng đọc những văn bản tương tự trong một tình huống mới.
Hơn nữa, các em cũng sẽ có những kiến thức nền tảng để tạo lập văn bản nghị
luận: Khi tạo lập một văn bản nghị luận, cần biết lên luận điểm, luận cứ; cần biết
kết hợp các thao tác nghị luận; cần biết cách lập luận; cần bày tỏ được quan
điểm tình cảm của mình về vấn đề nghị luận. Đây chính là năng lực giải quyết
vấn đề được hình thành sau khi học đọc hiểu về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập
của Hồ Chí Minh.
2.3.2. Dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
bằng cách tích hợp kiến thức từ các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công
dân
15
Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển
ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để
giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn. Thông qua dạy học tích hợp, học
sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hiện tại, đặt cơ sở nền
móng cho quá trình học tập tiếp theo và cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết
những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng. Trong dạy đọc hiểu văn bản
Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, giáo viên cần tích hợp kiến thức thuộc
các môn học như: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân… để giúp học sinh có hiểu
biết sâu sắc về tác phẩm đồng thời từ đó rèn luyện được năng lực giải quyết vấn
đề.
Khi đọc hiểu phần Tiểu dẫn hay phần mở đầu của tác phẩm Tuyên ngôn
độc lập, giáo viên có thể tích hợp kiến thức trong các bài lịch sử đã học hoặc
những kiến thức lịch sử có liên quan đến bài học như: Bài 30 (Lịch sử 10) Chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ - Sự thành lập
Hợp chúng quốc Mĩ); Bài 31 (Lịch sử 10) - Cách mạng tư sản Pháp; Bài 4 (Lịch
sử 11) - Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX); Bản đồ
lịch sử các nước Đông Nam Á giành độc lập; Bản Tuyên ngôn độc lập của nước
Mĩ (1776) là văn bản do Jefferson soạn thảo tuyên bố li khai khỏi Anh của 13
bang thuộc địa Bắc Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp
(1791). Từ đó, học sinh có thể lí giải được câu hỏi đặt ra trong giờ học: Tại sao
mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh lại trích dẫn hai bản tuyên ngôn
của nước Mĩ và của nước Pháp?
Hoặc giáo viên cũng có thể sử dụng kiến thức trong môn Giáo dục công
dân vào quá trình đọc hiểu tác phẩm Tuyên ngôn độc lập: Bài 3 - Công dân bình
đẳng trước pháp luật; Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản ở lớp 12 để
làm rõ quyền con người và quyền độc lập dân tộc được nói trong tác phẩm.
Giáo viên cũng có thể sử dụng kiến thức về địa lí giúp học sinh có thêm
hiểu biết về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Chẳng hạn tìm hiểu về câu hỏi: Bác
đã đọc tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào, ở đâu? Giáo viên có thể trình
16
chiếu một số hình ảnh vườn hoa Ba Đình (Quảng trường Ba Đình) và giới thiệu
về địa danh này. Quảng trường Ba Đình nằm ở phía tây cổng thành cổ Hà Nội.
Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp cho san lấp và xây dựng một vườn hoa. Nơi đây,
đã trở thành một địa danh gắn liền với dấu mốc lịch sử quan trọng - Bác Hồ đọc
bản tuyên ngôn độc lập. Tất cả kiến thức này đều có thể lấy từ Bản đồ Việt Nam
(Bài 2 - Địa lí lớp 12: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ), Bản đồ Hà Nội và quảng
trường Ba Đình (Bài 43 - Địa lí lớp12: Địa lí địa phương).
Việc tích hợp kiến thức thuộc các môn học khác nhau đưa vào dạy đọc
hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập sẽ giúp các em có kiến thức nền để giải quyết
được những câu hỏi định hướng học tập của giáo viên trong giờ học. Từ đó, các
em dễ dàng hiểu và chiếm lĩnh được những đơn vị kiến thức về nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm. Và những kiến thức tích hợp từ các môn khác nhau
được đưa vào phục vụ việc đọc hiểu sẽ là những tư liệu quý cho học sinh vận
dụng để lí giải, trình bày quan điểm của mình trước những câu hỏi mở trong giờ
học và trong các đề thi.
2.3.3. Dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
bằng cách tổ chức các hoạt động dạy học phát triển năng lực
Một giờ học thực sự có hiệu quả hay không phụ thuộc vào cách tổ chức
các hoạt động học tập của giáo viên cho học sinh. Để rèn luyện năng lực cho các
em trong đó có năng lực giải quyết vấn đề thì không thể thiếu các hoạt động học
tập. Khi dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập, giáo viên cần thiết phải biết
cách tổ chức hoạt động. Đó là cách giáo viên tạo nên những tình huống học tập
đòi hỏi học các em phải giải quyết. Từ đó, các em không chỉ lĩnh hội được nội
dung cơ bản của tác phẩm mà còn được rèn luyện những năng lực cần thiết cho
bản thân trong đó có năng lực giải quyết vấn đề.
Trước khi vào bài học Tuyên ngôn độc lập, giáo viên có thể sử dụng hoạt
động khởi động nhằm tạo tâm thế học tập cho học sinh. Bằng việc sử dụng máy
chiếu, giáo viên trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến sự kiện Bác Hồ đọc
bản Tuyên ngôn độc lập hay những hình ảnh về cuộc cách mạng tháng Tám và
17
ngày 2.9.1945 rồi yêu cầu học sinh dự đoán sự kiện lịch sử thông qua hình ảnh.
Từ đó, giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào tìm hiểu bài học.
Ở hoạt động hình thành kiến thức mới, thông qua các câu hỏi gợi mở và
tổ chức hoạt động nhóm, giáo viên hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh. Với câu hỏi của giáo viên đưa ra: Tại sao nói Tuyên ngôn độc lập là
một tác phẩm có nhiều giá trị?, học sinh phải vận dụng kiến thức lịch sử, văn
học, văn hóa tư tưởng… mới trả lời một cách thỏa đáng. Hay câu hỏi: Tội ác
của thực dân Pháp nêu lên trong tác phẩm gợi nhắc cho ta nhớ đến tội ác của
kẻ thù nào đã từng xâm lược nước ta được phản ánh trong văn học. Từ đó em
hãy đưa ra những nhận xét của bản thân về bản chất của những kẻ đi xâm lược?
Đây là câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học trong Tuyên
ngôn độc lập của Hồ Chí Minh và Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi để giải
quyết tình huống mới “nhận xét của bản thân về bản chất của những kẻ đi xâm
lược”.
Trong hoạt động củng cố, việc sử dụng câu hỏi: Lí giải tại sao bản Tuyên
ngôn độc lập là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục trái
tim con người Việt Nam? Hãy vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung tác phẩm? đòi
hỏi học sinh phải tư duy phải thu thập thông tin, lựa chọn phương án tối ưu và
biện giải, thực hiện phương án đã lựa chọn bằng ngôn ngữ cá nhân hay sơ đồ
hóa được.
Với hoạt động vận dụng và nâng cao, giáo viên có thể giao những bài tập gợi
mở yêu cầu học sinh phải thu thập thông tin để có thể giải quyết được vấn đề nêu ra
ở câu hỏi:
- Bản tuyên ngôn độc lập có ý nghĩa như thế nào với thời đại ngày nay ?
- Tìm đọc bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ và tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền của nước Pháp.
- Nhận xét về Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng:
“Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá”. Ý kiến khác lại khẳng
18
định: “Tuyên ngôn độc lập là một áng văn nghị luận mẫu mực” Từ việc cảm
nhận về giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập, anh/ chị hãy làm rõ ý kiến trên.
Như vậy, thông qua những giải pháp trên, trong giờ đọc hiểu văn bản
Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, chúng ta hoàn toàn có thể hình thành
năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh một cách hiệu quả.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi thực hiện những tiết dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ
Chí Minh, bản thân tôi thấy được giờ học bớt khô khan, kiến thức của tác phẩm cần
truyền đạt đến học sinh một cách dễ dàng. Đa số học sinh nắm được giá trị nội dung
và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Các em còn được rèn luyện kĩ năng giải quyết
những tình huống có vấn đề trong bài học để từ đó có khả năng giải quyết những vấn
đề đạt ra trong học tập và trong đời sống.
Sau khi tiến hành dạy học thực nghiệm giáo án đọc hiểu Tuyên ngôn độc lập
của Hồ Chí Minh theo hướng rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề ở lớp 12A1, so
sánh với các lớp 12A4 và các lớp cùng khối học theo cách thông thường thì thấy có
kết quả. Dưới đây là mẫu kết quả so sánh giữa việc dạy đọc hiểu văn bản Tuyên
ngôn độc lập theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 ở
trường THPT Thường Xuân 2 với cách dạy đọc hiểu thông thường.
Lớp thể
nghiệm/
đối chứng
Lớp 12A1
Lớp 12A4
Kết quả (%)
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, Kém
13
67
20
0
5
55
35
5
Lớp khác
0
40
50
10
Ghi chú: Lớp 12A1- lớp cơ bản là lớp thể nghiệm. Lớp 12A 4 và các lớp khác ban
cơ bản là lớp đối chứng
Thứ nhất, học sinh hứng thú với bài học hơn. Các em chủ động trong việc
chiếm lĩnh tác phẩm, các em được chủ động trình bày chính kiến của bản thân về
19
những vấn đề đặt ra từ tác phẩm. Từ đó, các em cũng dễ dàng thấy được vị trí quan
trọng cùng những giá trị to lớn của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập.
Thứ hai, học sinh có được hiểu biết toàn diện hơn về bài học. Không chỉ có
kiến thức tác phẩm, học sinh cũng sẽ dễ nhận thấy được tài năng và sự đóng góp to
lớn của tác giả Hồ Chí Minh cho nền văn học Việt Nam hiện đại về thể loại văn học.
Thứ ba, đọc hiểu Tuyên ngôn độc lập theo hướng phát hình thành năng
lực giải quyết vấn đề, các em còn có những kĩ năng quan trọng để tìm hiểu
những văn bản thuộc thể loại văn nghị luận - thể loại hay nhưng không dễ với
học sinh cũng như có thêm năng lực cần thiết khi giải quyết những vấn đề đặt ra
trong học tập và trong đời sống.
20
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Dạy học văn cũng như các môn học khác, không có một phương pháp dạy
học nào là tối ưu. Người giáo viên phải tuỳ từng thể loại, tuỳ vào từng đối
tượng học sinh, tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh mà tìm tòi và lựa chọn phương
pháp dạy học phù hợp. Dạy học theo hướng phát triển năng lực cho người học
trong đó có năng lực giải quyết vấn đề là hướng đi đúng. Mục tiêu không chỉ
dừng lại ở việc “cảm”, “hiểu” văn học mà còn phải hình thành và rèn luyện được
năng lực cho người học thông qua những đơn vị kiến thức từ tác phẩm văn học.
Với tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, trong dạy đọc hiểu,
tôi đã dạy theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh nhằm
trang bị một năng lực quan trọng và cần thiết để các em chiếm lĩnh nội dung tác
phẩm đồng thời đảm bảo chuẩn đầu ra với học sinh trung học phổ thông và được
được đồng nghiệp đánh giá là có hiệu quả. Nhìn chung, đa số học sinh đều hứng
thú trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Giờ học thực sự không nặng nề, không
nhàm chán. Các em đã vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các tình huống
học tập, để khám phá và chiếm lĩnh kiến thức mới trong bài học. Đây là năng
lực nền tảng cho quá trình tiếp cận đời sống sau này của các mỗi một học sinh.
3.2. Kiến nghị
21
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học trong đó có năng
lực giải quyết vấn đề là một hướng dạy học mới và đúng đắn. Tuy nhiên, theo
tôi để rèn luyện được năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh giáo viên cần.
Thứ nhất: Nắm vững được năng lực học sinh trong từng lớp dạy, từng học
sinh để có thể định hướng và rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho các em.
Tránh đưa học sinh vào những tình huống học tập quá sức, quá khả năng giải
quyết vấn đề của người học.
Thứ hai: Để dạy đọc hiểu văn bản nghị luận nói riêng và văn học nói
chung theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giáo viên phải tạo được
những tình huống học tập thông qua hệ thống câu hỏi có vấn đề đòi hỏi học sinh
cần giải quyết.
Thứ ba: Khi nêu tình huống có vấn đề, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể,
giúp các em tháo gỡ những khó khăn trong tình huống học tập để tự giải quyết
được vấn đề đã được đưa ra trong giờ học.
Thứ tư: Giáo viên cần phối hợp các hình thức dạy học: cá nhân, lớp học,
theo nhóm, đặc biệt phát huy hình thức học tập theo nhóm để các em hỗ trợ nhau
trong học tập khi cần phải giải quyết vấn đề giáo viên đưa ra trong giờ học.
Thứ năm: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học để rèn luyện
năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh là cần thiết nhưng tránh lạm dụng gây
ảnh hưởng tới tới sự tập trung nhận thức của học sinh vào những vấn đề đang
học.
Có thể nói, dạy đọc hiểu văn bản Truyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề là một trong những cách thức
để giáo viên tạo tính hấp dẫn vào trong giờ dạy văn. Đó là hướng dạy học giúp
ta hoàn thành mục tiêu bài học, hoàn thành kế hoạch dạy học, nâng cao chất
lượng bộ môn và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực
học sinh.
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông
(Chương trình tổng thể) (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT 12/2018).
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông chương
trình tổng thể, nxb Giáo dục
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông
môn Ngữ Văn, nxb Giáo dục.
4. Bộ giáo dục và đào tạo (2015), Đề án đổi mới chương trình & SGK giáo
dục phổ thông sau 2015.
5. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh
môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông, nxb Giáo dục.
6. Bộ giáo dục và đào tạo, tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá kết
quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn
(cấp THPT).
7. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Dạy học phát triển năng lực môn ngữ văn
trung học phổ thông, Nxb Đại học sư phạm.
8. Đỗ Ngọc Thống , Tài liệu chuyên văn, tập 2, nxb Giáo dục
23
9. Hoàng Phê (chủ biên) (1996), Từ điển tiếng Việt, nxb Đà Nẵng.
10. Hoàng Thị Mai (chủ biên) (2009), Phương pháp dạy học văn bản nghị
luận ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục.
11. Lê Thị Phượng (3/2007), Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao
chất lượng dạy học văn nghị luận trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tạp
chí Giáo dục.
12. Lê Thị Hương (2018), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
THPT trong dạy học đọc hiểu các văn bản kịch, Đề tài nghiên cứu khoa
học, trường Đại học Hồng Đức.
13. Lê Thông (2018), Địa lí lớp 12, nxb Giáo dục.
14. Mai Văn Bính (2017), GDCD lớp 12, nxb Giáo dục.
15. Nguyễn Phắc Phi, (2014), SGK Ngữ Văn 7, tập 2, Nxb Giáo dục
16. Nhiều tác giả (1998), Giảng văn văn học Việt Nam, nxb Giáo dục.
17. OECD (2012), Definition and Selection of Compelencies Thaoretical and
Conceptual Foundation.
18. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Bài tập Ngữ văn 12, tập 1, nxb Giáo
dục.
19. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn Ngữ văn 12, Nxb Quốc gia Hà Nội.
20. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình
SGK lớp 12 môn Ngữ văn, nxb Giáo dục.
21. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2011), Ngữ văn 12, tập 1, nxb Giáo dục.
22. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2011), Ngữ văn 11, tập 2, nxb Giáo dục.
23. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1,
nxb Giáo dục.
24. Phan Ngọc Liên (2018 ), Lịch sử 10, nxb Giáo dục.
25. Phan Ngọc Liên (2018 ), Lịch sử 11, nxb Giáo dục.
26. Trịnh Văn Quỳnh (2016), Chiến thuật ôn thi THPT quốc gia môn Ngữ
văn, chuyên đề nghị luận văn học, nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
24
27. Vũ Thị Phương (2017), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh trong dạy học kiểu bài nghị luận văn học lớp 9, Đề tài nghiên cứu
khoa học, trường Đại học Hồng Đức.
PHỤ LỤC
I. HÌNH ẢNH , TƯ LIỆU SỬ DỤNG TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TUYÊN
NGÔN ĐỘC LẬP CỦA HỒ CHÍ MINH
1. Hình ảnh
Hình ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập
25