Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.46 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
1. Mở đầu…………………………………………………………………… 2
1.1. Lí do chọn đề tài ……………………………………………….

2

1.2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………… 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………….. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………….

3

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ……………………………………......

4

2.1. Cơ sở lí luận ……………………………………………………

4

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm …... 4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ………………… 6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ………………… 12
3. Kết luận, kiến nghị ……………………………………………………… 14
Tài liệu tham khảo …………………………………………………………. 15


1. Mở đầu
1.1. Lí do lựa chọn đề tài
Làm văn là một phân môn của môn Văn trong nhà trường phổ thông. Khi


học phân môn này, học sinh được rèn luyện rèn luyện các thao tác nghị luận như
giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận, qua các kiểu bài tự
sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội
Bài nghị luận văn học giúp cho học sinh cách cảm thụ, phân tích đánh giá
một áng văn, áng thơ, những nhân vật trong tác phẩm văn chương. Việc rèn
luyện kiểu bài này rất cần thiết cho học sinh khi làm các bài kiểm tra, bài thi học
kỳ, thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi… nhưng lại ít cần thiết cho người học khi
vào đời.
Bài nghị luận xã hội rèn luyện cho học sinh cách nhìn nhận, kiến giải,
trình bày những ý kiến riêng về một vấn đề tư tưởng đạo lý hoặc một vấn đề xã
hội đáng quan tâm. Việc rèn luyện kiểu bài này không chỉ cần cho học sinh khi
làm các bài kiểm tra, bài thi mà còn cần cho người học khi vào đời. Bởi vì trong
cuộc sống, dù làm bất cứ công việc gì, ở bất kỳ lĩnh vực nào, mỗi người cũng có
lúc phải trình bày ý kiến riêng của mình về một vấn đề xã hội. Song để làm tốt
bài văn nghị luận xã hội các em cần phải có ba tiêu chí cơ bản sau: Thứ nhất là
có vốn sống và sự hiểu biết xã hội nhất định, thứ hai là biết yêu thương chia sẻ
và đồng cảm, thứ ba là nắm được các cách làm văn nghị luận xã hội trong sách
giáo khoa.
Như đã biết, văn nghị luận xã hội có thể nói tới ba kiểu đề: Nghị luận về
một tư tưởng đạo lý, nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một
vấn đề trong tác phẩm văn học. Dù lý thuyết các phần này không xa lạ với đối
tượng học sinh giỏi, nhưng để có được một bài văn hay, sâu sắc, đồn thời tất cả
các học sinh khá, trung bình cũng làm được thì đòi hỏi yêu cầu giáo viên phải
định hướng, gợi mở, dẫn dắt học sinh phái hiện ra vấn đề nghị luận và biết cách
làm văn nghị luận xã hội một cách có hiệu quả. Khi học sinh đã hiểu và húng
thú học, đó là thành công của giáo viên.
2


Mặt khác tư tưởng và mục đích của hoạt động đổi mới phương pháp dạy

học trong trường phổ thông hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của học
sinh. Với tinh thần này, chương trình và sách giáo khoa hiện hành đã có nhiều
đổi mới về cách kiểm tra, đánh giá. Môt trong những phương diện đổi mới là
việc chú trọng văn nghị luận xã hội ( NLXH), đây là một cách rất tốt hình thành
cho học sinh - những công dân trẻ của đất nước tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, suy
nghĩ sâu sắc trước mọi vấn đề trong cuộc sống.
Với những lý do chủ quan và khách quan như trên tôi tiến hành tìm hiểu
nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy - học làm văn
nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10 THPT”
Khi nghiên cứu đề tài này tôi có điều kiện giảng dạy trong nghành nhiều
năm. Đồng thời được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong tổ Ngữ Văn và Ban
giám hiệu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhiệm vụ của đề tài là: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy - học
làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10 THPT”
- Mục đích: Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích nâng cao tay nghề sư
phạm, giúp học sinh phát huy tính chủ động, tích cực khi tham gia học tập, từ đó
có khả năng tiếp cận, khám phá và chiếm lĩnh những vấn đề xã hội một cách toà
diện và sâu sắc nhất, tránh việc xa đề, lạc đề, hoặc liệt kê kể lại những chi tiết
thông thường trong đời sống. Với mục đích thiết thực là các em biết chiếm lĩnh,
hiểu đúng ý nghĩa và biết giải thích hiện tượng, vấn đề, biết chứng minh và bình
luận về nó.Thấy được thế giới xung quang là muôn mầu, muôn vẻ. Thấy được tư
tưởng và thông điệp mà cuộc sống ban tặng và gửi gắm đến ta, cũng như vấn đề
xã hội mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm từ đó giáo dục lòng yêu văn học và say
mê bộ môn.
1.3. Đối tượng nghiện cứu

3



- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 10A, 10C, 10E – trường THPT Nga
Sơn- năm học 2018-2019
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Hướng dẫn học lớp 10 biết cách làm văn nghị luận xã hội đạt kết quả
tốt nhất.
+ Phần bài thực hiện là: Các dạng bài tập của ba kiểu đề nghị luận xã hội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo các tài liệu có liên quan
- Rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy của bản thân
- Sưu tầm, tra cứu, học hỏi từ đồng nghiệp
- Vận dụng một số phương pháp chung của bộ môn, từ đó đưa ra một số
biện pháp cụ thể đã áp dụng được trong thực tế giảng dạy và đạt hiệu quả.

4


2. Nội dung của sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận.
Như đã nói ở trên, môn Ngữ văn giúp con người hoàn thiện nhân cách,
giúp các em có khả năng giao tiếp, biết chia sẻ, đồng cảm, biết yêu thương và
đặc biệt có khả năng làm cho “người gần người hơn”... Để làm được điều đó thì
người giáo viên phải định hướng cách tiếp cận, khám phá và chiếm lĩnh những
vấn đề xã hội một cách toà diện và sâu sắc nhất. Học sinh chỉ có thể tự khám
phá thế giới xung quanh khi biết quan tâm, chia sẻ, gắn kết với nhau, đồng thời
cũng phải nắm vững biện pháp,cách thức, hiểu từng việc làm trong mỗi thao tác
nghị luận.
Tuy nhiên đa số học sinh thường cảm thấy khó khăn, ngại ngần trong việc
làm văn khi không hứng thú với đề văn, không nắm vững các thao tác nghị luận,
không nắm vững quy trình làm văn, không có ý tưởng để xây dựng dàn ý, không
tìm được dẫn chứng cho bài viết. Giáo viên cần có những phương pháp phù hợp

để khích lệ, động viên học sinh vượt qua những khó khăn trở ngại ấy, rèn luyện
các kỹ năng viết và trình bày vấn đề, một kỹ năng cần thiết trong hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ trong thời đại mới .
Đề nghị luận xã hội- như tên gọi của nó- còn cần gắn liền với những vấn
đề xã hội, tư tưởng, đạo đức, nhân sinh, để giúp học sinh có những nhận thức và
hành động đúng đắn, hứng thú với kiểu bài NLXH, học sinh sẽ được bồi dưỡng
nhân cách phẩm chất một cách tự nhiên, tránh áp đặt, giáo điều.
Từ cơ sở lý luận trên giáo viên có thể tìm ra cách hướng dẫn học sinh tiếp
cận và khám phá các vấn đề xã hội theo hướng phát huy tính chủ động và tích
cực.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
- Thuận lợi:
Trước năm 2009 (năm đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình sách giáo
khoa mới) trong các đề thi dành cho chương trình phân ban thử nghiệm đã có
5


câu Làm Văn Nghị luận xã hội. Tuy nhiên, đề thi không phân ban lại thường chỉ
có những câu hỏi về văn học nước ngoài và Văn học Việt Nam. Giáo viên và
học sinh thường tập trung ôn Văn học nước ngoài và Văn học Việt Nam để làm
bài kiểm tra hoặc bài thi.
Từ năm 2009, trong cấu trúc đề thi đã quy định có câu làm văn Nghị luận
xã hội. Từ năm 2015, đây là câu được 2 điểm trong thang điểm 10 của toàn đề
thi. Giáo viên và học sinh đã quan tâm nhiều hơn đến bài văn Nghị luận xã hội.
Trong trường THPT hiện nay, học sinh được luyện viết ba dạng đề
NLXH: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý, nghị luận về một hiện tượng cuộc
sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng-xã hội- nhân sinh được đặt ra từ một tác
phẩm.
Qua khảo sát cho thấy sự hứng thú của học sinh đối với các dạng đề Nghị
luận xã hội là vì:

+ Đề bài gợi lên những bài học về đạo đức, nhân cách sống, có ý nghĩa
giáo dục. Dễ phân tích, chứng minh.
+ Dễ làm, gần gũi với HS, có thể vận dụng kiến thức có sẵn để làm bài.
+ Đề bài là một bài thơ, câu chuyện thú vị, buộc người đọc phải suy nghĩ.
- Bản thân tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp, tổ trưởng,
cũng như Ban giám hiệu.
- Hiện nay tài liệu tham khảo nhiều nên giúp ích rất nhiều trong công tác
giảng dạy của tôi.
- Khó khăn:
Đề nghị luận xã hội là đề mở, đem đến cho học sinh sự hứng khởi khi
được bày tỏ những suy tư cá nhân về một câu danh ngôn, một vấn đề cuộc sống,
nhưng cũng khiến nhiều học sinh lúng túng nếu chưa hiểu đề, chưa nắm vững kỹ
năng làm bài, chưa có vốn sống thực tế. Thậm chí có học sinh còn cảm thấy loại
đề này khô khan, không có cảm hứng khi viết văn.
6


Qua khảo sát cho thấy những khó khăn học sinh gặp phải khi làm văn
NLXH là vì:
+ Ít tài liệu, ít dẫn chứng để làm văn.
+ Hiểu chưa đúng ý câu danh ngôn , câu thơ, câu văn, câu chuyện.
+ Hiểu đề, có ý tưởng, nhưng lúng túng trong việc trình bày, diễn đạt.
+ Ý tưởng nhiều mà số lượng chữ trong bài làm văn có giới hạn
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Đầu tiên phải biết nhận dạng rõ ràng kiểu bài, xác định được vấn đề cần
nghị luận, đặc biệt với những bài luận đề được rút ra từ những câu chuyện ngụ
ngôn ngắn, câu chuyện trong quà tặng cuộc sống, các câu danh ngôn, ý kiến....
Muốn xác định được luận đề của những đề bài ấy, giáo viên yêu cầu học sinh
phải đọc kỹ đề, hiểu được câu chuyện, câu nói, ý kiến ấy đề cập vấn đề gì qua hệ
thống ngôn từ giàu tính hình tượng, đa nghĩa , hàm súc... và phải đặt câu hỏi tại

sao lại nói như vậy, nói như vậy có ý nghĩa gì?...
Tiếp theo là kỹ năng làm bài: Cần vận dụng các thao tác nghị luận một
cách uyển chuyển, linh hoạt và kết hợp chúng để bài viết đạt hiệu quả cao nhất.
Cùng với đó, vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt: Bên cạnh kết hợp
nhiều thao tác lập luận, bài văn nghị luận xã hội cần kết hợp các phương thức
biểu đạt như biểu cảm, thuyết minh, tự sự, miêu tả..., nhất là phương thức biểu
cảm. Bởi văn nghị luận thuyết phục người đọc không chỉ ở lý trí, mà còn phải
tác động vào tình cảm, cảm xúc….
Đặc biệt, văn nghị luận xã hội không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức xã
hội mà cao cả hơn giúp học sinh nhận thức đúng đắn những vấn đề đạo đức nhân
sinh cao đẹp trong đời sống, từ đó, giúp giáo dục nhân cách.
Vì thế, đối với kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý, cần yêu cầu cao
ở học sinh khi rút ra được ý nghĩa, bài học nhận thức và hành động về một tư
tưởng, đạo lý.
7


Còn với kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, phải yêu cầu cao
ở học sinh khi bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
Với nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học, cần yêu cầu cao ở
học sinh sự kết hợp giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Tuy nhiên học
sinh cần nghi nhớ đây là kiểu bài nghị luận xã hội vì vậy: Bước một: Phân tích
văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề
(hoặc câu chuyện). Bước hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của
vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện). Từ yêu cầu trên tôi đưa ra
một số nội dung biện pháp sau:
2.3.1. Giúp học sinh nhận diện các dạng đề văn NLXH
Trước khi hướng dẫn HS lập dàn ý cho một đề văn NLXH cụ thể, học
sinh cần phân biệt được ba dạng đề, vì ba dạng này sẽ có những yêu cầu khác
biệt.

* Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí : Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
thường đề cập tới những vấn đề về đạo đức, lối sống, quan điểm sống của các
nhà tư tưởng lỗi lạc hay các danh nhân nổi tiếng hoặc trong câu tục ngữ, câu
danh ngôn, câu thơ…. Dấu hiệu để nhận biết kiểu đề này thường là những câu
nói trực tiếp để trong ngoặc kép của các nhà tư tưởng, các danh nhân nổi tiếng
hay là một câu thơ, một ý kiến trích dẫn trong tác phẩm văn học.
VD: a.“ Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn
trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau.” ( HỒ CHÍ MINH)
Anh (chị) hãy viết một văn bản ( khoảng 600 từ ) trình bày suy nghĩ của
mình về ý kiến trên.
b. “ Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới” (M. Gorki). Suy
nghĩ của anh/chị về vấn đề trên.
c. “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu). Dựa vào câu thơ
trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ riêng của
anh/ chị.
8


* Nghị luận về một hiện tượng, đời sống : Nghị luận về một hiện tượng
đời sống xã hội thường đề cập tới nhiều vấn đề trong cuộc sống hằng ngày và
mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người như: gian lận trong
thi cử, vấn đề tai nạn giao thông, bạo lực học đường, quan điểm về sống thử, văn
hóa thần tượng…
VD: a. Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh thành tích – một căn
bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay. Có thể
so sánh liên hệ với trường và lớp anh/ chị đang theo học.
b. Anh/chị suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” Ka-ra-ô-kê và In-tơ-nét
trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
c. Từ hiện tượng cá chết hàng loạt tại ven biển miền Trung ( 5/2016), Anh/
chị hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của mình

về đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay.
*Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội có trong tác phẩm văn học: Vấn
đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: Tác phẩm văn học đã học trong
chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS
chưa được học.
VD1: Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của câu chuyện sau:
XÉN LÁ
Mẫu đơn là vua các loài hoa. Có anh nhà giàu, mua được một gốc, trồng ở
giữa sân. Khi hoa nở, màu đỏ rực rỡ, lá xanh rợp mát. Người nào đi qua trông
thấy cũng thốt lên: “Hoa đẹp biết bao !”. Anh nhà giàu nghe người ta chỉ khen
hoa, mà không thấy nói gì đến cành lá, bèn xén trụi cành lá. Rốt cuộc ai thấy
cũng lắc đầu, nhíu mày bỏ đi. Anh nhà giàu hoang mang không hiểu, làu bàu:
“Sao hôm qua thì ngợi khen hoa thế, mà hôm nay thấy hoa lại lắc đầu như
vậy?”.
(Theo Trần Tứ Ích – Ngụ ngôn thi thoại – NXB Thành phố Hồ Chí
Minh, 2003)
9


VD2: Trong bài “ Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi miêu tả những tội ác
tày trời của giặc Minh đối với nhân dân ta đến mức “ Tàn hại cả giống côn trùng
cây cỏ/ Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng”, khiến “trời đất” cũng không thể
“dung tha”. Nhưng khi quân ta đại thắng chẳng những không giết hại mà còn tha
chết cho giặc, hơn thế, lại “Cấp cho năm trăm chiếc thuyền”, “ Phát cho vài
nghìn cỗ ngựa” để chúng về nước.
Từ việc cảm nhận tư tưởng cao đẹp đó, Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của
mình về lòng khoan dung trong cuộc sống của mỗi con người.
2.3.2. Giúp học sinh nắm vững các bước làm văn nói chung và làm văn
NLXH
Sách giáo khoa từ lớp 10 đến lớp 12 đều có hướng dẫn học sinh cách làm

các kiểu bài văn, trong đó có văn nghị luận xã hội.
HS có thể hứng thú hơn, khi GV giới thiệu với các em các bước viết một
bài văn trong một tài liệu nước ngoài để các em đối chiếu, tham khảo. Các tài
liệu này có nhiều trên Internet. HS có thể tự đọc, hoặc GV tóm lược các ý chính
cho HS, chú ý những chỗ hài hước, dí dỏm của tài liệu
VD: Tài liệu "How To Write an Essay: 10 Easy Steps". Trong tài liệu này,
học sinh tham khảo 10 bước dễ dàng để làm văn, trong mỗi bước, cách hướng
dẫn lại dí dỏm. Chẳng hạn như trong bước 1: Nghiên cứu (Research-tìm hiểu đề)
“Hãy tự biến bạn thành một chuyên gia” (making yourself an expert), hay như
trong bước 5: Lập dàn ý (Outline) “Dùng những câu một dòng để nêu luận điểm
của đoạn văn, và những dấu bullet để nêu lên ý chính trong nội dung mỗi đoạn
văn. Hãy chơi trò sắp xếp thứ tự các luận điểm trong bài văn” (Use one-line
sentences to describe paragraphs, and bullet points to describe what each
paragraph will contain. Play with the essay’s order)
2.3.3. Giúp học sinh hiểu đúng từ ngữ trong đề văn NLXH
Đề văn NLXH, đặc biệt là đề NL về một tư tưởng đạo lý, có những từ ngữ
tuy không khó, nhưng nếu HS hiểu không đúng, bài văn sẽ bị lệch hướng, lạc đề.
10


Những từ ngữ như lý tưởng, mục đích, hoài bão, ước mơ, đồng cảm, vô
cảm…thường HS có hiểu, nhưng khó diễn đạt thành ý mạch lạc. Trong trường
hợp này, GV nên hướng dẫn HS tra từ điển tiếng Việt hoặc từ điển Hán Việt để
hiểu nghĩa gốc của từ ngữ.
VD1: Nhà văn Nga L.Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường.
Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương
hướng thì không có cuộc sống”. Từ câu nói trên, anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về
vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.
Để làm tốt đề này, HS cần hiểu đúng nghĩa của từ “lý tưởng” mới có thể
giải thích, phân tích, chứng minh đúng hướng. Dựa theo từ điển, “lý tưởng”

được hiểu là:
Lý tưởng: điều tốt đẹp xuất hiện trong tâm trí con người, do con người
tưởng tượng, mong muốn.
Lý tưởng: khái niệm diễn tả một vẻ đẹp tuyệt vời, một hình ảnh hoàn hảo
(VD: người yêu lý tưởng, chỗ ở lý tưởng…)
Lý tưởng sống: quan niệm về lối sống tốt đẹp, toàn thiện mà con người
ước mơ, khao khát kiếm tìm, xây dựng. nỗ lực phấn đấu để đạt tới (VD: Lý
tưởng sống của tuổi trẻ)
VD2: Giải thích và bình luận quan điểm sau đây của UNESCO về giáo
dục: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”
Đây là quan điểm do UNESCO đề xướng, khái quát 4 trụ cột giáo dục
(The Four Pillars of Education), HS cần giải thích đúng ý nghĩa 4 trụ cột giáo
dục ấy
- Học để biết: (Learning to know) học để hiểu biết về thế giới chung
quanh, phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, biết cách giao tiếp với mọi người,
khám phá khoa học, phát huy kỹ năng tập trung, ghi nhớ và năng lực tư duy.

11


- Học để làm: (Learning to do): học để vận dụng những kiến thức lý
thuyết vào thực tế cuộc sống, đáp ứng được nhiều đòi hỏi trong công việc, có
khả năng phân tích, thiết kế, tổ chức…
- Học để chung sống và hợp tác: (Learning to live together) Bạo lực
thường chi phối cuộc sống trong thế giới đương đại Người học cần được tạo
điều kiện, cơ hội để đến với các dự án hợp tác, tham gia vào các hoạt động xã
hội , học được các phương pháp giải quyết mâu thuẫn, hiểu được sự đa dạng của
con người.
- Học để khẳng định mình, học để làm người (Learning to be) người học
cần được phát triển toàn diện: về nhân cách, trí tuệ và thể lực, sự thông minh và

tình cảm phong phú., óc tự lập, phương pháp phê bình, đánh giá, khả năng đưa
ra những quyết định đúng đắn trong những tình huống khác nhau của cuộc
sống...Người học cần trở nên một thành viên tốt của gia đình, xã hội, nhà sản
xuất, nhà phát minh, sáng tạo… dựa trên cơ sở kiến thức cá nhân và những mối
quan hệ cộng đồng
2.3.4. Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi tìm ý
HS cần biết cách đặt ra những câu hỏi cho một đề Văn nói chung và đề
NLXH nói riêng. Câu hỏi có thể do các nhóm tự biên soạn, trao đổi trong lớp,
tương ứng với các phần của một bài NLXH. Câu hỏi cũng có thể do GV gợi ý,
HS tìm tài liệu. Bản câu hỏi sẽ rất cần thiết cho những đề buộc phải tìm tòi tư
liệu, dẫn chứng từ trên mạng Internet hoặc trong sách báo.
VD: Bàn về vấn đề tiết kiệm, bảo tồn năng lượng
Một số câu hỏi
- Năng lượng là gì?
- Những nguồn năng lượng đang được con người sử dụng?
- Vì sao cần tiết kiệm, bảo tồn năng lượng?
- Những cách tiết kiệm, bảo tồn năng lượng có hiệu quả?
12


- Bản thân bạn đã làm gì để góp phần tiết kiệm, bảo tồn năng lượng…
2.3.5. Hướng dẫn học sinh tìm dẫn chứng cho bài văn NLXH
Nguồn dẫn chứng phong phú nhất cho bài văn NLXH là Internet, với rất
nhiều sự kiện, câu chuyện, danh ngôn, bài viết tham khảo, bài học giáo dục đạo
đức, các slideshow có hình ảnh màu sắc đẹp mắt và nhiều câu danh ngôn thú vị
Trong thực tế, nhiều học sinh chưa thể tiếp cận với nguồn dẫn chứng
phong phú này vì nhiều lý do: Phụ huynh không cho vào mạng, vì sợ con em
nghiện game online, gia đình các em chưa có điều kiện nối mạng, bản thân các
em không có thời gian…
Vì vậy, giáo viên sẽ là người hướng dẫn HS tìm dẫn chứng. Có thể chia

nhóm HS tìm tư liệu, cử nhóm trưởng là những em có điều kiện truy cập
Internet. Có thể GV lấy tư liệu từ mạng về trình chiếu cho HS…
Tư liệu dẫn chứng do GV sưu tầm có thể cung cấp cho HS qua các tiết
dạy Văn, hoặc tiết sinh hoạt chủ nhiệm ( nếu GVCN là GV Văn của lớp), hoặc
tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL), tiết Tự chọn Văn (TCV).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục:
a.Ưu điểm:
- HS hứng thú hơn khi làm Văn NLXH, nắm vững hơn các kỹ năng làm văn,
được tiếp cận với nhiều dạng đề, từ đó, rèn luyện nhiều thao tác nghị luận.
- NLXH là dạng đề mở, kích thích tư duy sáng tạo của HS, có thêm sự hứng thú,
các em cảm thấy thoải mái hơn trong việc trình bày suy nghĩ riêng, cũng như
được biết thêm nhiều câu danh ngôn,câu thơ/ văn, câu chuyện hay, hiểu biết
thêm về những vấn đề cuộc sống, được bồi dưỡng thêm về phẩm chất đạo đức...
b.Nhược điểm:

13


- Vẫn còn HS gặp khó khăn về diễn đạt các ý tưởng, tìm dẫn chứng, dựng đoạn,
chuyển đoạn…
- Thời gian rèn luyện trên lớp không nhiều, GV khó vận dụng nhiều “chiêu
thức” để giúp HS viết văn NLXH một cách hứng thú.
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
a.Thuận lợi
- Đầu tư nghiêm túc cho việc dạy văn NLXH, GV dễ nắm bắt được tâm tư, tình
cảm, mơ ước, cá tính, óc phán đoán…của HS hơn là ở bài NLVH (vì khi làm
văn NLVH, các luận điểm HS nêu ra thường có sự tương đồng). Nếu GV Văn
đồng thời là GVCN lớp, điều này rất hữu ích.

- Không lo HS học tủ, vì danh ngôn của nhân loại là cả một kho tàng bao la,
những vấn đề cuộc sống thật phong phú.
b.Khó khăn:
- Chính vì danh ngôn của nhân loại rất nhiều, hiện tượng cuộc sống lại đa dạng
nên không thể dạy tủ cho HS như ở bài NL Văn học. Chỉ có thể hướng dẫn HS
làm bài theo các chủ đề: Học tập, Lý tưởng, Ước mơ, Tình thương…
2.4.3. Kết quả khảo sát.

Số lượng

Điểm giỏi

Điểm khá

Kết quả
Điểm trung
bình

HS

125

Điểm yếu

SL

TL

SL


TL

SL

TL

SL

45

36.0%

59

47.2%

21

16.8%

0

TL

Điểm
kém
SL

TL


0

3. Kết luận, kiến nghị
14


Xuất phát từ yêu cầu của công việc giảng dạy là lấy học sinh làm trung
tâm cho nên tôi mới chọn đề tài này.Việc làm này sẽ có tác dụng nâng cao hiệu
quả công việc dạy của thầy và học của trò. Đề tài này không phải là một hướng
đi mới mà chỉ là một phương pháp cụ thể hoá vấn đề vào những tiết dạy cụ thể
trong quá trình lên lớp hàng ngày của giáo viên.
Tuy nhiên để thực hiện một cách có hiệu quả phương pháp trên với một
tiết dạy cụ thể đòi hỏi người giáo viên phải có sự sáng tạo, lòng yêu nghề…,sự
tham gia chủ động tích cực của học sinh.
Đồng thời GV cần nhẫn nại, kiên trì khi hướng dẫn HS làm văn, kể cả
văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
GV cần động viên những ý tưởng đúng, sáng tạo, dù có khi không ở trong
Đáp án có sẵn. Cần giúp cho HS phát huy năng lực tư duy, biện luận và phản
biện trước mỗi vấn đề.
GV cũng cần lắng nghe ý kiến phản hồi của HS về việc làm văn, về những
trợ giúp từ phía thầy cô và bạn cùng lớp để HS làm văn tốt hơn

XÁC NHẬN CỦA BGH

CAM KẾT CỦA NGƯỜI VIẾT SKKN
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là sản
phẩm nghiên cứu và áp dụng từ thực tiễn dạy học
của bản thân, không sao chép của người khác.
Người viết SKKN


Mai Thị Huyền

*Tài liệu tham khảo:

15


- Sách giáo khoa Văn 10, 11, 12, chương trình chuẩn và chương trình nâng caoBộ GDĐT- NXB Giáo dục 2006
- Sách Giáo viên Văn 10, 11, 12 chương trình chuẩn và chương trình nâng caoBộ GDĐT- NXB Giáo dục 2006
- Sách Bài tập Ngữ Văn 10, 11,12 chương trình chuẩn và nâng cao- Bộ GDĐTNXB Giáo dục 2006
- “Chuẩn kiến thức Ngữ Văn 12”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục 2010
- Tài liệu Tập huấn giáo viên “Dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức,
kỹ năng trong chương trình Giáo dục phổ thông, môn Ngữ Văn, cấp THPT” (Hà
Nội, tháng 7,2010)
- Một số tài liệu khác do cá nhân sưu tầm rải rác trên báo, tạp chí, Internet…

16



×