Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Vận dụng trò chơi trong dạy học ngữ văn 10 ở trường THCS và THPT nghi sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.5 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.............................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................
B. NỘI DUNG..........................................................................................................
1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................
2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................
3. Nguyên tắc tổ chức trò chơi trong dạy học Ngữ văn.........................................
4. Nội dung giải pháp............................................................................................
4.1 Trò chơi ô chữ.............................................................................................
4.2. Trò chơi câu hỏi nhanh...............................................................................
4.3. Trò chơi hái hoa..........................................................................................
4.4. Trò chơi đoán hình.....................................................................................
5. Khả năng áp dụng............................................................................................
6. Kết quả............................................................................................................
KẾT LUẬN............................................................................................................

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề được quan tâm hiện nay.
Bởi lẽ, nếu có phương pháp dạy học tích cực, mới mẻ thì sẽ tạo hứng thú cho
HS. Đối với môn Ngữ văn, việc đổi mới phương pháp dạy học còn có một ý
nghĩa quan trọng hơn. Có một thực tế là HS đang dần bỏ quên môn Ngữ văn dù
đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng tâm
hồn và hoàn thiện nhân cách của HS. Thế nhưng, hiện nay, có một thực tế là HS
đang dần bỏ quên môn Ngữ văn bên lề. Các em không có hứng thú với việc học
văn, bình văn. Ngoài lý do vì thực tế nhu cầu công việc sau khi ra trường thì lý
do HS đưa ra còn là do sự nhàm chán, khó tiếp nhận. Đối với trường THPT
Nghi Sơn, đây là ngôi trường có đầu vào thấp hơn so với nhiều trường khác,


lực học của đại đa số HS chỉ ở mức trung bình nên để HS có hứng thú với việc
học văn là việc không dễ dàng. Đó là lý do mà bản thân người viết nghĩ đến
việc ứng dụng trò chơi vào việc dạy học văn cho HS lớp 10. Vì lớp 10, chương


trình Ngữ văn thuộc phần văn học dân gian và văn học trung đại. Đây là hai bộ
phận văn học có khoảng cách thẩm mĩ rất lớn, tầm đón nhận của HS chưa đủ để
hiểu hết những gì mà hai bộ phận văn học này muốn chuyển tải.
Trò chơi không chỉ là một hoạt động giải trí mà còn là một phương pháp
giáo dục: giáo dục bằng trò chơi. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn
Ngữ văn sẽ góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Hoạt
động trò chơi sẽ là phương pháp giúp cho HS phát hiện và chiếm lĩnh kiến
thức. Qua trò chơi các em sẽ được rèn luyện khả năng quyết định, lựa chọn phù
hợp. Và hơn hết vận dụng trò chơi trong dạy Văn sẽ giúp HS hình thành năng
lực quan sát và giúp cho các em được tham gia nhận xét đánh giá. Điều này
cũng giúp HS có hứng thú trong học tập vì kích thích được sự ham học hỏi và
muốn khám phá của các em. Xuất phát từ những vấn đề trên, người viết chọn
cho mình đề tài “Vận dụng trò chơi trong dạy học Ngữ văn 10”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong giờ văn học, GV cần cung cấp kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ
năng thông qua các phương pháp dạy học nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện
kỹ năng, bồi dường và giúp hoàn thiện nhân cách. Bên cạnh nhiệm vụ đó, GV
còn phải khắc sâu, mở rộng, nâng cao kiến thức đã và đang học cho HS nhằm
đáp ứng từng mức độ nhận thức của HS, khêu gợi sự hứng thú học tập, làm cho
giờ học diễn ra sôi nổi hơn, HS ham học hơn, không còn cảm thấy mệt mỏi,
nặng nề khi đến tiết Ngữ văn. Mục đích khiến tôi vận dụng trò chơi vào dạy
Ngữ văn cho HS khối 10 là nhằm giúp cho GV có một cách tổ chức dạy học
mới theo hướng phát huy tính tích cực của HS, giúp HS chiếm lĩnh bài học một
cách có hệ thống, dễ nhớ, dễ thuộc, tạo sự hưng phấn và thích thú học tập trong
mỗi HS.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đây là đề tài có phạm vi khá rộng. Vì thời gian có hạn nên tôi chỉ tập
trung nghiên cứu việc vận dụng trò chơi trong một số kiểu bài thuộc các phân
môn thông qua các tiết dạy ngữ văn 10 ở trên lớp qua các phân giới thiệu bài
mới, củng cố bài học, các tiết ôn tập và các tiết văn học sử.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là tạo các trò chơi trên giấy A0,
trên phần mềm power point...
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp cấu trúc, hệ thống
- Phương pháp phân tích, chứng minh
- Phương pháp thống kê


B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Trò chơi là hoạt động nhằm mục đích giúp con người giải tỏa căng thẳng
sau những giờ làm việc mệt mỏi, giải tỏa stress, tạo hưng phấn, giúp con người
có động lực và hứng thú để làm việc. Không những vậy, thông qua trò chơi, con
người còn rèn luyện được cho mình nhiều giác quan khác nhau, đó là năng lực
lắng nghe, năng lực lĩnh hội, phán đoán và giải quyết vấn đề trong thời gian
nhanh nhất. Trong hoạt động ở trên lớp, trò chơi còn giúp các em HS có có hội
giao lưu, hợp tác, thi đua trong nhóm, tổ, phái nam, phái nữ,… Điều này tạo
cho HS có động lực, có sự cố gắng, thi đua học tập nhiều hơn. Nói như vậy
không có nghĩa là trong dạy học, trò chơi sẽ đóng vai trò chủ đạo mà nó như
một tác nhân khơi gợi sự hứng thú trong tiết học Ngữ văn mà thôi. Tuy vậy, nếu
biết vận dụng một cách hợp lý thì tác dụng mà các trò chơi đưa lại cho HS
trong giờ học Ngữ văn là không nhỏ. Trò chơi học tập khi được ứng dụng vào
môn Ngữ văn sẽ làm thay đổi hình thức học tập giản đơn, truyền thống, nặng về
sự truyền thụ mà không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
HS. Đồng thời, vận dụng trò chơi trong dạy học sẽ làm cho không khí lớp học

trở nên thoải mái, dễ chịu, giảm bớt sự căng thẳng. Cùng với điều đó, việc thu
nhận kiến thức cũ và mới của HS cũng vì thế mà dễ dàng hơn, chủ động hơn.
2. Cơ sở thực tiễn
Học mà chơi là cách học mang lại hứng thú và hiệu quả cao. Tuy vậy, để
tổ chức trò chơi trong một dung lượng thời gian ngắn, chiếm thời gian nhỏ
trong một tiết học mà mang lại kết quả tối ưu lại không dễ. Đặc biệt, môn Ngữ
văn lại là môn học đòi hỏi nhiều về sự tinh tế trong cảm thụ nên việc vận dụng
trò chơi lại càng cần chú ý hơn để tạo ra sự hài hòa.
Có một thực tế hiện nay là HS chán, không thích, không hứng thú học
văn. Điều này xuất phát từ nhiều lý do khách quan và chủ quan như thực tế
công việc sau khi ra trường; chương trình sách giáo khoa nặng về kiến thức hàn
lâm; GV thiên về thuyết giảng, thụ động; HS từ cấp dưới lên bị mất gốc, năng
lực nắm bắt vấn đề, năng lực cảm thụ yếu... Đó là thực tế khiến bản thân người
viết trăn trở và mong muốn có sự đổi mới về phương pháp dạy học cũng như
hình thức tổ chức dạy học để có thể mang lại sự hứng thú cho cả người đứng
lớp lẫn HS và cũng để tiết học Ngữ văn có thể là tiết truyền cảm hứng và sự


thích thú cho người học.
Những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo rất chú trọng vấn đề đổi
mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng các bộ môn. Trong đó,
Ngữ văn cũng là môn học không ngoại lệ. Đội ngũ GV THPT hầu hết đã được
tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đổi mới PPDH. Qua
các đợt tập huấn, GV đã được tiếp cận một số phương pháp, kĩ thuật dạy học
mới. Trong đó vận dụng trò chơi trong dạy học là một phương pháp rất khả thi,
đang được áp dụng khá rộng rãi đối với nhiều môn học trong chương trình giáo
dục không chỉ trong nước mà cả trên thế giới.
Tuy vậy, có một thực tế là việc vận dụng trò chơi vào dạy học Ngữ văn
còn chưa thực sự được phổ biến. Sở dĩ, tồn tại điều này, một phần là do đặc thù
môn học, một phần, vận dụng trò chơi trên phần mềm công nghệ cũng khá

phức tạp, HS cũng chưa thực sự tích cực chủ động trong việc tư duy, tạo nét
riêng cho bài học của mình. Thế nên, việc đưa trò chơi vào ứng dụng trong tất
cả các quá trình dạy học cũng không dễ khi mà GV chưa thể phát huy được tất
cả những ưu điểm của trò chơi.
3. Thực trạng- Nguyên nhân
3.1. Thực trạng
Trong những năm vừa qua, hầu hết đội ngũ GV đã được tham gia nhiều
lớp tập huấn đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các phương pháp dạy học
mới trong đó có vận dụng các trò chơi. Có thể nói đây là phương pháp dạy học
mới mang lại cho HS cũng như GV nhiều hứng thú. Tuy nhiên, việc vận dụng
trò chơi trong quá trình dạy học là vấn đề còn gây nhiều trở ngại, lúng túng đối
với nhiều GV nhất GV dạy môn Ngữ văn do đặc thù của môn học mang lại.
Việc vận dụng trò chơi vào phần nào của quá trình dạy học cũng tạo nhiều áp
lực cho GV. Phương pháp thiết kế trò chơi cũng đòi hỏi một quá trình. Đặc biệt,
những GV chưa quen với việc ứng dụng Công nghệ thông tin, trình độ Tin học
còn hạn chế cũng tạo nên những khó khăn khi vận dụng trò chơi vào quá trình
dạy học.
Về phía HS, trường THPT Nghi Sơn là một trường tập trung hầu hết HS
thuộc địa bàn nông thôn, học lực của các em chưa tốt, hoàn cảnh gia đình khá
khó khăn, các em ngoài việc học còn phải đi làm thêm, nên thời gian để ôn bài
cũ chuẩn bị bài mới là không nhiều. HS học tập còn thụ động, theo lối mòn, ghi
nhớ kiến thức một cách máy móc mà không rèn luyện được cho mình kỹ năng
tư duy nhạy bén, chủ động. Vì thế nên HS đã không thích lại càng chán học
Văn hơn. Chính vì nhận thấy rõ những khó khăn đó nên chúng tôi luôn mong
muốn tìm được những phương pháp hiệu quả nhất giúp các em có thể hứng thú
và tích cực hơn trong quá trình học môn Ngữ văn.
Đây là khó khăn của hầu hết các thầy cô và HS gặp phải khi chuyển từ


cách học truyền thống sang đổi mới phương pháp lấy học sinh làm trung tâm,

phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tất cả chúng ta đều nhận thấy
vận dụng trò chơi giúp học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn, nhanh nhẹn hơn; và cảm
nhận bước đầu: không khí tiết học nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn...
3.2. Nguyên nhân
Sở dĩ có thực trạng trên trong quá trình dạy học Ngữ văn là vì nhiều
nguyên nhân trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
về phía người dạy lẫn người học.
Về phía HS, ta dễ nhận thấy một bộ phận HS còn lười học, mất kiến thức
căn bản và nền tảng nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Ngữ văn.
Trường THPT Nghi Sơn tập trung hầu hết HS ở địa bàn các xã Hải Hà, Hải
Thượng, Nghi Sơn- đây là những địa bàn có kinh tế còn khó khăn, nhiều phụ
huynh của HS đi làm ăn xa nên ít có thời gian quan tâm HS, nhiều HS phải đi
làm thêm để kiếm tiền học nên ít có thời gian đầu tư cho việc học. Bên cạnh đó,
sự phát triển của công nghệ thông tin cũng kéo theo nhiều hệ lụy như HS mê
chơi game, các hình thức giải trí ở trên mạng khiến các em sao nhãng việc học.
Về phía GV, một số GV chưa có phương pháp giảng dạy thực sự phù hợp
với một bộ phận không nhỏ HS yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao. Ngoài ra
còn do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp
trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của HS .
Nhiều GV chưa có sự quan tâm đúng mức việc tích cực hóa các hoạt động dạy
học. Vì vậy HS chưa chủ động trong việc nắm kiến thức cũ và chuẩn bị nội
dung kiến thức bài học.
4. Nội dung giải pháp
4.1. Nguyên tắc tổ chức trò chơi trong dạy học Ngữ văn
Việc tổ chức trò chơi không phải là một hoạt động tùy hứng mà phải tổ
chức có chủ định, có mục đích, định hướng rõ ràng. Chính vì vậy, trong dạy
học Ngữ văn, tổ chức trò chơi cũng cần tuân theo những nguyên tắc cụ thể
nhằm phát huy cao nhất hiệu quả mà trò chơi mang lại.
Trước hết, trong hoạt động dạy học nói chung cũng như trong môn Ngữ
văn nói riêng, việc tổ chức dạy học cần tuân theo nguyên tắc vừa sức. Điều này

có nghĩa là, phải tùy vào năng lực, trình độ chung của HS trong lớp để tổ chức
trò chơi phù hợp nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản của các em, đồng thời có sự
phân hóa về năng lực giúp các em có sự nhận biết và cố gắng phấn đấu sau mỗi
tiết học có vận dụng tổ chức trò chơi.
Thứ hai, việc tổ chức một trò chơi cần có tác dụng củng cố một phần
kiến thức cụ thể trong chương trình đã học, hoặc là kiến thức bài cũ, hoặc là
giới thiệu bài mới, kiến thức luyện tập để nắm vững hơn hệ thống kiến thức.


Thứ ba, tổ chức trò chơi không phải tràn lan vì sẽ tạo nên sự nhàm chán
và nhiều tiết dạy vận dụng trò chơi cũng không phù hợp. Nghĩa là tổ chức trò
chơi phải tuân theo nguyên tắc chọn lọc. Nguyên tắc chọn lọc phải dựa trên các
yếu tố: sự hứng thú, hiệu quả, tính tích cực, chủ động... Đảm bảo được các yếu
tố đó, việc tổ chức trò chơi sẽ mang lại hiệu quả cao
Bên cạnh đó, các trò chơi do GV đứng lớp tổ chức phải giúp HS phát
huy được sự nhạy bén, phát huy trí tuệ và tư duy sáng tạo, phù hợp với quỹ thời
gian của một tiết học 45 phút thì trò chơi chỉ có thể tổ chức trong khoảng thời
gian (5-7 phút) nhất định.
GV có thể tổ chức trò chơi qua máy chiếu, hoặc qua bảng phụ, qua giấy
A0 đều mang lại hiệu quả. Và trong quá trình tổ chức nên vận dụng sự hỗ trợ
của những thiết bị sẵn có tại trường để tiết kiệm thời gian, vật chất và công sức.
Và hơn hết, điều quan trọng nhất của việc tổ chức trò chơi là trò chơi
phải có sức hấp dẫn, thu hút sự chú ý của HS, kích thích được trí tuệ của HS,
tạo không khí vui vẻ, thân thiện và dễ chịu trong lớp học. Sau khi tổ chức trò
chơi phải nhanh chóng ổn định được lớp học để tiếp tục tiết dạy của mình.
Tuy vậy, trong quá trình vận dụng tổ chức trò chơi, GV cần chú ý đến
đặc thù của từng phân môn; vận dụng một cách hợp lý, giúp HS nắm, củng cố
kiến thức một cách nhanh và hiệu quả nhất. Trò chơi phải phù hợp với mục
đích và nội dung cần đạt đến của tiết học, không làm ảnh hưởng đến lớp học
bên cạnh. Và thêm một điểm mà GV khi tổ chức trò chơi cũng phải lưu ý lưu ý

đó là không tổ chức trò chơi cho tất cả các tiết học vì nó sẽ tạo sự nhàm chán,
thêm nữa có những tiết dạy, vận dụng trò chơi cũng không phù hợp dù nó có
khả năng áp dụng khá rộng.
Tổ chức trò chơi chỉ chiếm một lượng thời gian nhỏ trong một tiết dạy
Ngữ văn, khoảng 5-6 phút. Vì vậy, GV cần biết chọn lựa những trò chơi hợp lý,
vừa sức, tạo được sự hứng thú cho HS như: trò chơi ô chữ, trò chơi trả lời
nhanh các câu hỏi ngắn, trò chơi trả lời câu hỏi đoán hình, hùng biện, bình
thơ... Dưới đây là một số trò chơi bản thân tôi đã vận dụng trong quá trình
giảng dạy cho HS khối 10.
4.2. Một số trò chơi được ứng dụng vào dạy- học Ngữ văn
4.2.1. Trò chơi ô chữ
Ô chữ là một dạng trò chơi không còn xa lạ với HS hiện nay, nhưng
không vì thế mà trò chơi này trở nên nhàm chán đối với HS. Ngược lại, mỗi khi
tổ chức trò chơi này, HS luôn háo hức tìm hiểu, khám phá. Đặc biệt, các em


luôn háo hức tìm ra ô chữ đặc biệt trong trò chơi này. Trò chơi ô chữ này có thể
áp dụng cả ở phân môn tiếng Việt cũng như phân môn đọc văn, và đặc biệt hiệu
quả ở phần giới thiệu bài mới và củng cố kiến thức sau mỗi tiết dạy hoặc vận
dụng ở các tiết ôn tập như Ôn tập văn học dân gian Việt Nam, ôn tập Văn học
trung đại; hoặc cũng có thể vận dụng ở các tiết văn học sử, tác gia văn học nhữ
các bài Khái quát Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, tác gia
Nguyễn Trãi, tác gia Nguyễn Du...
Ví dụ, sau khi đi vào tìm hiểu về tác gia Nguyễn Du phần cuộc đời và
thơ văn chữ Hán, ở tiết tiếp theo tôi đã kiểm tra bài cũ kết hợp giới thiệu tiếp
bài mới với trò chơi ô chữ.
Hệ thống câu hỏi cho trò chơi ô chữ như sau:

1. Câu 1 (gồm 9 chữ cái): Nguyễn Du sinh ra và lớn lên ở đâu?
Thăng Long.

2. Câu 2: ( gồm 10 chữ cái): Mẹ của Nguyễn Du tên là gì?
Trần Thị Tần
3. Câu 3. (gồm 5 chữ cái): Hiệu của Nguyễn Du là gì?
Tố Như
4. Câu 4 . ( gồm 11 chữ cái): Cha Nguyễn Du tên là gì?
Nguyễn Nghiễm.
5. Câu 5. (gồm 11 chữ cái): Nguyễn Du ra làm quan dưới triều nào?
Triều Nguyễn
6. Câu 6. (gồm 15 chữ cái): Đây là tập thơ được viết trong thời gian Nguyễn
Du làm quan cho triều Nguyễn?
Nam Trung Tạp Ngâm
7. Câu 7. (gầm 10 chữ cái): Khi mồ côi cha mẹ, Nguyễn Du đến sống với ai?
Nguyễn Khản
8. Câu 8. ( gồm 6 chữ cái): Quê Cha của Nguyễn Du ở đâu?
Hà Tĩnh
1. Câu 9. ( gồm 10 chữ cái): Tập thơ được viết trong khoảng thời gian lưu
lạc trước khi làm quan có tên là gì?
Thanh Hiên thi tập
10. Câu 10. (gồm 13 chữ cái): Đây là là tập thơ chữ Hán được viết khi Nguyễn
Du đi sứ ở phương bắc?


- Bắc Hành Tạp Lục
Sau khi HS trả lời câu hỏi nhanh, củng cố lại kiến thức đã học ở tiết trước, GV
đi vào giới thiệu tiếp tiết tiếp theo về tác gia Nguyễn Du.
4.2.2. Trò chơi câu hỏi nhanh
Trong các tiết ôn tập, để giúp HS nắm vững lại các kiến thức đã học, tôi
đã soạn bộ câu hỏi để tổ chức thi đua giữa các tổ. Việc soạn bộ câu hỏi này sẽ
giúp HS nhanh chóng nắm vững lại kiến thức đã học, tạo không khí thi đua
giữa các tổ, nhóm, giúp các em có động lực và hứng thú để học tập. Ở tiết Ôn

tập văn học dân gian Việt Nam, bộ câu hỏi tôi đưa ra và áp dụng ở các lớp
10A1, 10A4 như sau:
1. Nêu ba đặc trưng của văn học dân gian
2. Nêu tên các thể loại của văn học dân gian
3. Tên gọi thể loại văn học dân gian: là tác phẩm tự sự bằng thơ, giàu chất
trữ tình, thể hiện khát vọng hạnh phúc của con người.
4. Sử thi Đăm Săn của dân tộc nào?
5. An Dương Vương tên thật là gì?
6. Truyện cổ tích có mấy loại? Nêu tên những loại đó?
7. Đặc trưng quan trọng nhất của truyện cổ tích thần kì?
8. Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cảm trải qua mấy lần biến hóa? Đó là
những lần nào?
9. Trong truyện cổ tích Tấm Cám, bà lão đã nói gì khi nhìn thấy quả thị
thơm ở trên cây?
10. Nêu các loại truyện cười?
11. Nét nghệ thuật đặc sắc nhất của truyện cười "Tam đại con gà"?
12. Phân loại ca dao?
13. Chép 3 bài ca dao có motip bắt đầu bằng "Thân em"?
14. Đoạn trích "Lời tiễn dặn" trích trong tác phẩm nào? Của dân tộc nào?
15. Điền từ còn thiều vào hai câu sau:
Không lấy được nhau ... ..., ta sẽ lấy nhau ... ...
Không lấy được nhau ... ...., ta sẽ lấy nhau khi ... ... ... ...
(Lời tiễn dặn)
Đối với việc tổ chức gói câu hỏi như thế này, GV có thể tổ chức như sau:
Bước 1: GV hướng dẫn thể lệ trò chơi Lớp sẽ được chia làm 4 nhóm trả
lời các câu hỏi trong thời gian quy định. Bốn nhóm làm việc độc lập dưới sự
theo dõi của GV đứng lớp.
HS nghe phổ biến thể lệ trò chơi.



Bước 2: HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV: Làm việc theo
nhóm với yêu cầu bí mật với các nhóm khác nhưng phải huy động được sức
mạnh của các tất cả các thành viên trong nhóm; đảm bảo đúng và hoàn thành
trong thời gian nhanh nhất.
GV quan sát HS chơi và có những chỉ dẫn kịp thời.
Bước 3: HS nộp lại bài làm của mình, GV nhận bài và sau đó bàn giao
chéo cho các nhóm chấm bài của nhóm đối diện dưới sự giám sát của một
thành viên trong nhóm.
Bước 4: GV công bố kết quả, nhận xét và đánh giá công khai, tuyên bố
đội thắng cuộc, trao phần thưởng và tiếp tục các hoạt động dạy học khác.
Tuy vậy, tùy vào năng lực học tập của các lớp mà sự phân bố thời gian
cho các trò chơi này không giống nhau giữa các lớp. Với bộ gói 15 câu hỏi, ở
lớp 10A1, tôi phân cho HS làm trong 4 phút, ở lớp 10A4 làm trong 6 phút. Kết
quả thu nhận được là trò chơi này được cả HS yếu, trung bình lẫn HS khá, giỏi
hưởng ứng thích thú. Các em đều cố gắng khơi gợi trí nhớ của mình để tìm lại
các kiến thức cũ nhằm tìm ra nhiều đáp án chính xác hơn tổ bạn. Chính trò chơi
này đã tạo ra không khí thi đua và kích thích sự thích thú học tập trong mỗi HS.
Điểm cốt yếu trong trò chơi này nói riêng và các trò chơi khác mà bản thân tôi
tổ chức cho HS là ở chỗ, HS không nặng về phần thưởng mình nhận được sau
mỗi lần chiến thắng trò chơi sẽ là gì, mà tự các em thấy hứng thú với những gì
mình vừa thu nhận được. Hơn nữa, những trò chơi này không cần nhiều sự
khích lệ của GV tổ chức trò chơi mà bản thân các thành viên trong tổ tự khích
lệ nhau, động viên, thúc giục nhau nhằm đem lại kết quả cao nhất cho tổ của
mình.
4.2.3. Trò chơi hái hoa
Đối với trò chơi này, GV chuẩn bị các gói câu hỏi theo chủ đề để HS chọn
lựa. GV phân HS thành các đội chơi, quy định luật chơi và cho các đội chơi lần lượt
lên bốc thăm và trả lời các gói câu hỏi của mình. Đội nào trả lời được nhiều câu hỏi
nhất trong khoảng thời gian quy định sẽ là đội thắng cuộc.
Ví dụ, cũng đối với tiết Ôn tập văn học dân gian, GV có thể đưa ra các

gói câu hỏi gồm: Truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, ca dao, sử thi và
đưa ra 5 câu trong mỗi gói câu hỏi. Các đội lần lượt lên bốc thăm câu hỏi và trả
lời. Hai đội trả lời đúng nhiều nhất sẽ được trả lời gói câu hỏi đặc biệt theo hình
thức trả lời nhanh để giành giải nhất. Hình thức này khi được tổ chức, bản thân
tôi nhận thấy, rất thu hút được sự chú ý của các em HS, các em rất cố gắng và
hứng thù với quá trình tìm kiếm lại kiến thức mà không chịu bất kỳ áp lực học


tập nào.
4.2.4. Trò chơi đoán hình
Đây cũng là trò chơi nhằm kiểm tra kiến thức cũ của HS, đồng thời tạo
ra hiệu ứng hình ảnh, giúp các em khắc sâu hơn kiến thức của mình.
Ví dụ, khi học về tác gia Nguyễn Trãi, GV đưa ra hệ thông câu hỏi bài cũ
của bài Phú sông Bạch Đằng và sau đó lật mở các ô chữ để giới thiệu về hình
ảnh Nguyễn Trãi nhằm tạo trực quan sinh động cho HS.

HS sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi. Mỗi câu hỏi đúng thì ô chữ sẽ được lật
mở, cũng cấp cho HS dữ liệu về hình ảnh bị ẩn phía sau giúp HS nhanh chóng
đoán được hình ảnh cần tìm.
1. Khả năng áp dụng
Đối với việc tổ chức trò chơi như trên, GV có thể lồng ghép trong dạy
học Ngữ văn THPT ở cả ba phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Đọc văn. Nhiều trò
chơi có thể vừa vận dụng cả ở giáo án thông thường lẫn giáo án điện tử đều
mang lại hiệu quả cao.
Vận dụng trò chơi trong dạy học Ngữ văn sẽ làm cho không khí lớp học
vui vẻ, kích thích được sự hứng thú của HS, nhờ đó, chết lượng dạy học Ngữ
văn cũng có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Và hầu hết 100% HS
khi được hỏi đều thích thú với việc vận dụng trồ chơi trong dạy học Ngữ văn.
Nó giúp HS giảm bớt khoảng thời gian "chết", khoảng thời gian không chịu
động não, khắc phục nhược điểm học tập thụ động của HS, GV trở về đúng với

vai trò của mình trong tiết dạy là người định hướng, hướng dẫn, HS đóng vai


trò trung tâm trong hoạt động dạy học.
1. Kết quả

Điều được nhiều nhất mà bản thân tôi thu nhận được sau mỗi lần tổ chức
trò chơi cho HS đó chính là sự thay đổi của không khí lớp học. Chính việc tổ
chức trò chơi đã giúp các HS trung bình, yếu, sau những phát hiện dù rất nhỏ,
những câu trả lời đúng, lấy lại sự tự tin của mình, giúp các em có động lực và
thái độ học tập đúng đắn hơn. Trong lớp học, không khí học tập thay đổi hẳn,
HS hăng say phát biểu xây dựng bài, kích thích được sự chủ động và phát huy
vai trò trung tâm của HS. Thông qua tổ chức trò chơi, lồng ghép vào các tiết
học Ngữ văn đã giúp HS rèn luyện được tư duy, phản ứng nhanh nhạy trước các
dạng câu hỏi, các tình huống mà trò chơi đưa lại. Cũng nhờ không khí lớp học
thay đổi nên HS tiếp thu kiến thức chủ động và dễ dàng hơn.
Đối với GV, khi tổ chức trò chơi trong tiết học đã thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học có hiệu quả, dễ áp dụng vào thực tiến dạy học. Thông qua
trò chơi, GV tạo được các tình huống có vấn đề giúp HS khắc sâu kiến thức. Việc
vận dụng linh hoạt trò chơi giúp GV chủ động trong các hoạt động, thao tác dạy
học của mình.
Bản thân tôi đã vận dụng trò chơi vào dạy học Ngữ văn ở các năm học
trước đó. Năm học này (2017 - 2018), qua tổ chức trò chơi, bản thân tôi nhận
thấy, HS các lớp 10A1, 10A4 mà tôi đang đứng lớp đều thích thú và hưởng ứng
với trò chơi một cách nhiệt tình, thích thú mỗi khi tiết Ngữ văn có tổ chức các
trò chơi. Được chơi nhưng có sự phân định thắng thua nên kích thích được HS
ôn lại kiến thức cũ, xem bài mới trước khi đến lớp.
Ứng dụng trò chơi trong dạy học đã mang lại nhiều kết quả tốt và đáng
khích lệ trong quá trình học tập của HS và phương pháp giảng dạy của GV.
Việc sử dụng trò chơi đã giúp HS học được phương pháp học tập tích cực và

giúp GV tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan
trọng nhất sẽ giúp HS nắm được kiến thức thông qua một “sơ đồ” thể hiện các
liên kết chặt chẽ của tri thức. Tôi đã nhận thức được vai trò tích cực của vận
dụng trò chơi trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng trò chơi để
dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, kiếm tra bài cũ đều mang lại hiệu quả
nhất định. Tóm lại, với những trải nghiệm ban đầu, tôi nhận thấy việc vận dụng
trò chơi trong dạy học sẽ dần hình thành giúp cho HS nhạy bén trong tư duy, sự
hứng thú, tích cực trong học tập.


KẾT LUẬN
Hiệu quả trong việc tổ chức trò chơi cho HS là điều không thể phủ nhận.
Qua vận dụng tổ chức trò chơi cho HS trong tiết học Ngữ văn, tôi nhận thấy
muốn sử dụng thành công trò chơi trong dạy học, GV cần chú ý một số vấn đề
để mạng lại hiệu quả, chất lượng học tập cao nhất.
Để đạt hiệu quả, GV khi tổ chức trò chơi phải gắn liền với mục đích học
tập, gắn với chuẩn kiến thức, kỹ năng và gây được sự chú ý, sự hứng thú cho
HS. Trò chơi không tốn nhiều thời gian và có hình thức tổ chức đơn giản. Trò
chơi dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ cũng cần tổ chức có trình tự và không
qua loa. đại khái. Để bắt đầu, GV luôn phải giới thiệu trò chơi, luật chơi, cách
chơi rồi mới tổ chức trò chơi. Sau trò chơi, GV phải nhận xét kết quả và thu
nhận ý kiến của HS sau tổ chức. Đồng thời, muốn tổ chức trò chơi hiệu quả,
GV cần chuẩn bị bài cẩn thận, dự kiến những cấn đề có thể xảy ra khi tổ chức
trò chơi để có hưởng giải quyết hợp lý.
Bên cạnh đó, GV phải biết làm chủ thời gian, kiểm soát được các hoạt
động của mình trong quá trình tổ chức trò chơi. GV phải nắm rõ mục tiêu và ý
nghĩa khi tổ chức trò chơi, biết giúp đỡ những HS yếu phát huy khả năng, năng
lực của mình.
Nghi Sơn, tháng 03, năm 2018
Người viết sáng kiến kinh nghiệm


Nguyễn Đức Sử



×