Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Rèn luyện kĩ năng sống – bồi dưỡng lối sống đẹp cho học sinh THPT qua một số tác phẩm văn học lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.99 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG – BỒI DƯỠNG
LỐI SỐNG ĐẸP CHO HỌC SINH THPT QUA MỘT
SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 12 .

Người thực hiện: Đỗ Thị Huyền
Chức vụ:

Giáo viên

SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

THANH HÓA, NĂM 2019


Mục lục
STT
1

2

3
4

NỘI DUNG
Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài



Trang
1
1

1.2 Mục đích nghiên cứu

1

1.3 Đối tượng nghiên cứu

3

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nội dung

3
4

2.1 Cơ sở lý luận

4

2.2 Thực trạng của vấn đề

5

2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện

6


2.3.1 Giải pháp

6

2.3.2 Tổ chức thực hiện

7

2.4 Hiệu quả của SKKN

12

2.4.1 Hiệu quả đạt được

12

2.4.2 Bài học kinh nghiệm
Kết luận
Tài liệu tham khảo

13
15
16


1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong nhà trường phổ thông, Ngữ văn là một môn nền tảng, là một bộ
phận quan trọng tạo nên trình độ văn hóa của con người. Môn Ngữ văn có vị trí

quan trọng trong việc bồi dưỡng tâm hồn, góp phần hình thành nhân cách học
sinh. Nâng cao hiệu quả của dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông không
chỉ đòi hỏi cần có một sự đổi mới cơ bản về nội dung cũng như phương pháp
dạy mà còn bồi dưỡng kĩ năng sống, lối sống đẹp cho học sinh. Qua tác phẩm
văn chương, học sinh hiểu về cuộc đời, con người và chính bản thân mình.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong môi trường học đường róng
lên hồi chuông đáng báo động về tình trạng xuống cấp văn hóa ứng xử, lối sống
vô trách nhiệm, vô cảm, bạo lực học đường, bạo hành gia đình, lối sống thực
dụng, hưởng thụ…Đó cũng là vấn đề mà những người làm công tác giáo dục có
tâm với nghề luôn suy nghĩ và trăn trở …
Bản thân tôi luôn tâm niệm, dạy văn trước hết là dạy làm người, học văn
trước hết là học làm người. Vì vậy, trong nhiều năm qua tôi rất chú trọng việc
rèn luyện kĩ năng sống, bồi dưỡng lối sống đẹp cho học sinh trong quá trình dạy
học Ngữ văn ở trường THPT, đặc biệt qua những tác phẩm văn chương lớp 12.
Với mong muốn góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh, phát huy hiệu quả
giáo dục của Văn học nên tôi mạnh dạn chia sẻ với quý đồng nghiệp một kinh
nghiệm nhỏ qua đề tài: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG – BỒI DƯỠNG LỐI
SỐNG ĐẸP CHO HỌC SINH THPT QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN
HỌC LỚP 12 .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân
cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá song còn thiếu hiểu
biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống nên dễ bị lôi kéo kích động.
Việc giáo dục tích hợp kĩ năng sống vào tiết dạy Văn là một nhu cầu cần thiết:
Thứ nhất, trang bị cho học sinh một số KNS để bước vào đời.
Thứ hai, tiết học có lồng ghép giáo dục KNS bao giờ cũng thân thiện, tích cực.
Tạo điều kiện cho học sinh thực hành và phát huy tối đa năng lực của bản thân.


1.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Học sinh khối 12 THPT.
-

Vợ chồng APhủ(Tô Hoài)

-

Vợ nhặt(Kim Lân)

-

Rừng xà nu(Nguyễn Trung Thành)

-

Những đứa con trong gia đình(Nguyễn Thi)

-

Chiếc thuyền ngoài xa(Nguyễn Minh Châu)

-

Văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt(Lưu Quang Vũ)

1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lí luận:
+ Tìm đọc tài liệu có liên quan đến việc rèn kĩ năng sống cho học sinh.
- Nghiên cứu thực tế
+ Khảo sát thực tế học sinh: Khảo sát học sinh qua hai đợt ( đầu năm và cuối

học kì 1)
+ Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động học tập (Xem các em có tích cực
tham gia vào các hoạt động hay không? Có kĩ năng làm bài hay không?...)
+ Quan sát hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh (Thái độ khi nói
chuyện với bạn bè, cách xưng hô với thầy cô giáo, với người lớn tuổi, hành vi
tốt xấu với mọi người…).
-

Sử dụng phương pháp thực hành: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông
qua các hoạt động học tập ,vui chơi và các hoat động ngoài giờ lên lớp để
học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành
các kĩ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường, làm tốt công

-

tác xã hội hóa trong việc giáo dục kĩ năng sống.
Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục Phân tích các
nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống. Tổng hợp các biện pháp
giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, của nhà trường và gia đình.


2. Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận.
Thực hiện quyết định của Bộ GD&ĐT, các Sở GD & ĐT trong cả nước đã
chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các trường học tăng cường rèn luyện kỹ năng sống
cho học sinh, tăng cường nguồn lực trong và ngoài nhà trường cho giáo dục đạo
đức, hình thành các chuẩn đạo đức, chú ý giáo dục giá trị gia đình, văn hóa gia
đình bên cạnh giáo dục lòng yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc. Tập
trung rèn luyện cho học sinh ý thức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng,
ngăn nắp, tăng cường giáo dục kỹ năng tự phục vụ, thói quen vệ sinh tốt, kỹ

năng tự bảo vệ an toàn bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện với bạn bè,
lễ phép với người lớn…
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THPT cho
thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện
các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải
quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối
với kết quả học tập của các em tại trường. Vì thế, ngày nay trên thế giới rất
nhiều nhà trường học áp dụng phương pháp học trung tính là phương pháp học
tập thông qua các giao tiếp tích cực với những người khác. Ở Việt Nam, để nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc
tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi
mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI mà thực chất là cách tiếp
cận kĩ năng sống đó là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và
học để cùng chung sống.
Dựa vào những cơ sở những giá trị của văn học, đặc biệt là giá trị giáo
dục, chúng tôi mong muốn giúp học sinh tự giác rèn luyện kĩ năng mềm: biết
lắng nghe, biết chia sẻ, biết cảm ơn, biết xin lỗi, biết chào hỏi…và hình thành lối
sống đẹp thông qua tác phẩm văn học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
môn Ngữ văn, nhất là thông qua những tác phẩm văn học ngữ văn ở lớp 12.
2.2 Cơ sở thực tiễn.


Những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào thi đua:
"Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" trong các nhà trường phổ
thông, trong đó có nội dung: “Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh phù hợp với
lứa tuổi của học sinh.” Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết
sức cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn
phải được tôi luyện những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường
lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ

năng, giá trị sống để bước vào đời tự tin hơn. Từ đó giúp cho các em sống đẹp,
sống tốt, sống tử tế, sống nhân văn, sống có ích hơn.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với các nước trên thế
giới từng bước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát triển
mạnh song những vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnh hưởng
đến sự tồn tại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phận là
giới trẻ, lứa tuổi vị thành niên. Theo guồng quay của xã hội, một số gia đình bố
mẹ chỉ quan tâm, mải lo đến việc làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi
của trẻ, quên đi việc cần tạo một môi trường gia đình đầm ấm, người lớn gương
mẫu, quan tâm dạy dỗ con em; Không những thế còn có những gia đình cha mẹ
nghiện ngập, cờ bạc, rượu chè,...ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm hồn trẻ, tới sự
phát triển nhân cách của trẻ. Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ con
em mình cho nhà trường. Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế, quá
chiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người
lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào,
hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân mình; hoặc có trẻ được chiều chỉ làm theo
ý của mình chứ không làm theo ý người khác.
Bên cạnh việc học các môn văn hoá nếu học sinh được chú ý giáo dục ý
thức, được rèn kĩ năng sống biết phân biệt cái tốt, cái xấu, biết từ chối cám dỗ,
biết ứng xử, biết tự quyết định đúng trong một số tình huống thì chính trẻ sẽ là
người tác động tốt đến gia đình, xã hội. Hiện nay, nhiều em rất thiếu kĩ năng làm
việc nhà, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp với ông bà, cha mẹ. Nhiều em
không tự dọn dẹp phòng ở của chính mình, không giúp đỡ bố mẹ bất kì việc gì
ngoài việc học. Phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con


em trong các hoạt động cần thiết, làm cho các em rất rụt rè thiếu tự tin khi giao
tiếp hoặc tham gia các hoạt động bởi các em bị cuốn hút theo các trò chơi điện
tử và hệ thống ảo trên hệ thống Internet. Đây là những trò chơi làm cho các em
xa lánh với môi trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với

con người, kĩ năng xã hội của học sinh ngày càng kém. Điều này dẫn đến tình
trạng học sinh trở nên ích kỉ, không quan tâm đến cộng đồng. Học tập là một
nhu cầu thường trực của con người trong mọi thời đại. Học tập không chỉ dừng
lại ở các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là mọi tri thức về thế giới
trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường xung
quanh. Kĩ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân
trong quá trình tồn tại và phát triển. Chương trình học hiện nay đang gặp phải
nhiều chỉ trích do quá nặng nề về kiến thức trong khi những tri thức vận dụng
cho đời sống hàng ngày bị thiếu vắng. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp
lực về học tập khiến cho không còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại
khóa, hoạt động xã hội. Điều này dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ
và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Mặc dù ở một số môn học,
các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập đến. Tuy nhiên,
do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lí của
đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao.
2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp.
Giáo dục kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học.
Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả chúng tôi đã vận dụng
lồng ghép vào khi giảng dạy các tiết học chính khóa, nhất là các môn như: Ngữ
văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân… để trong những giờ học đó các em
được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm
lớp.
Giáo viên gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh. Mỗi thầy giáo, cô
giáo muốn hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm trước hết phải
có tình yêu thương học trò, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời phải hiểu về


tâm lý lứa tuổi, phải có cái nhìn tinh tế. Cùng đó, giáo viên chủ nhiệm cần am

hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đối với học sinh
có những biểu hiện lệch lạc về nhân cách giáo viên chủ nhiệm chính là người
cùng với gia đình có những biện pháp “kéo” em về với “cái thiện”. Thầy, cô giáo
chủ nhiệm là cầu nối quan trọng để kết nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm
gương sáng cho học sinh noi theo về lời ăn, tiếng nói, tác phong làm việc cho
đến trình độ chuyên môn; quan hệ với trò như người thân để trò cảm thấy vừa
gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì giáo dục học sinh theo kiểu “mưa dầm thấm
lâu”. Giáo viên chủ nhiệm không chỉ làm công tác chuyên môn mà còn phải có
tình cảm để giải quyết những tình huống phát sinh của học sinh trong lớp. Vì thế
ngoài việc phải đảm bảo nội dung lên lớp vừa tạo sự hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ,
gây hứng thú học tập cho HS. Và điều không thể thiếu là người giáo viên chủ
nhiệm phải có tâm huyết với nghề và tình yêu thương đối với HS. Vậy để giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp thì mỗi người
giáo viên chủ nhiệm cần:
- Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hình thức
dạy học của mình, qua các giờ sinh hoạt để giáo dục đạo đức và nhân cách cho
HS.
- Xây dựng hành vi giao tiếp giữa “Thầy với trò” rèn luyện kĩ năng ứng
xử văn hoá, lên án mọi hành vi bạo lực học đường và xã hội.
- Thường xuyên liên hệ với cha mẹ HS, kịp thời nắm bắt thông tin, cùng
kết hợp với cha mẹ HS rèn cho HS kĩ năng ứng xử văn hoá, rèn luyện sức khoẻ
phòng chống bạo lực.
- Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy được tính tích cực
trong việc rèn luyện kĩ năng sống của thầy cô giáo và học sinh. Giáo dục cho HS
nhận biết được lợi ích của việc rèn luyện kĩ năng về mọi mặt: cho bản thân, gia
đình, xã hội và đất nước. Đồng thời biết quan tâm chia sẻ đến mọi người.
- Tổ chức lớp cũng nên đổi mới: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó
cần thay đổi theo từng tháng để từng học sinh biết được các công việc của người
lãnh đạo, các khó khăn gặp phải và xử lí ra sao. Đồng thời biết cảm thông với



công việc của người chỉ huy. Qua đó, rèn cho các em những kĩ năng chỉ huylãnh đạo cần thiết.
- Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự đổi mới phương pháp trong việc thực
hiện công tác chủ nhiệm lớp, tạo điều kiện để HS rèn luyện và tự rèn luyện. Coi
trọng tự rèn luyện của HS và động viên kịp thời.
- Gần gũi, thương yêu ,trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng
xu hướng sở thích của học sinh, giúp các em nêu ra “điều em muốn nói”.
Bởi vậy vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho HS còn cần đến vốn sống, tình
thương và nhân cách của người thầy. Học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm
gương sống của thầy. Vì vậy để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh HS trước hết
“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
Giáo dục kĩ năng sống qua các tiết chào cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động
tập thể ngoài giờ lên lớp.
Để rèn kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả bản thân tôi còn vận dụng
thông qua các hoạt động ngoài giờ học. Đó là qua các buổi ngoại khóa của
trường, lớp. Thói quen hành vi và kĩ năng chỉ được hình thành thuận lợi khi các
em có điều kiện tham gia các hoạt động. Trong khi tham gia các hoạt động các
em sẽ gặp những tình huống cụ thể của cuộc sống buộc phải tự tìm cách giải
quyết bằng trí tuệ và sức lực của mình. Từ đó giúp các em hiểu, biết cách làm và
cách tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực.
2.3.2 Tổ chức thực hiện.
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh phát hiện một số vấn đề xã hội trọng
tâm trong các tác phẩm văn học như :
-

Tây Tiến(Quang Dũng):Trách nhiệm và lí tưởng của người trai với đất
nước.

-


Vợ chồng APhủ(Tô Hoài): Tinh thần tự đấu tranh giải phóng

-

Vợ nhặt(Kim Lân): Khát vọng sống và lòng nhân ái.

-

Rừng xà nu(Nguyễn Trung Thành): Vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số
trong công cuộc giữ nước.

-

Những đứa con trong gia đình(Nguyễn Thi): Mối quan hệ giữa gia đình và
xã hội


-

Chiếc trhuyền ngoài xa(Nguyễn Minh Châu): Bạo lực gia đình và trách
nhiệm của cha mẹ với con cái.

-

Văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt(Lưu Quang Vũ): Cuộc đấu tranh với
chính mình.

Ứng dụng trong một số bài học cụ thể:
Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Khi dạy tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
GV đặt câu hỏi bằng cách đưa ra một đoạn văn: “… Lão đàn ông lập tức trở nên
hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy
ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói
chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng, quất
tới tấp vào lưng người đàn bà. Lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng
nghiến ken két, rên rỉ đau đớn:”Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết
đi cho ông nhờ”.
Người đàn bà với vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề chống trả cũng không
tìm cách chạy trốn…”
Đó là những nghịch cảnh éo le của cuộc sống khi đọc đoạn văn trên tôi nhận
thấy sự bất bình căng thẳng hiện lên trong đôi mắt các em học sinh. Tôi giúp các
em giải quyết căng thẳng và bức xúc bằng một câu hỏi gợi mở:
Nguyên nhân vì sao mà người đàn bà hàng chài bị chồng đánh ấy lại không
kêu la, không chống trả, không tìm cách chạy trốn. Khi các em tìm được câu trả
lời: Vì đức hy sinh của người mẹ, vì tình thương con, vì cuộc sống khó khăn bế
tắc mà người phụ nữ phải cam chịu. Lúc này không khí lớp học trở nên xúc
động bởi sự cảm thông xen lẫn niềm xót xa thương cảm cho người phụ nữ
nghèo. Từ đó tôi liên tưởng lồng ghép KNS: trong cuộc sống các em sẽ gặp
không ít những khó khăn, bế tắc và sự căng thẳng. Lúc đó đòi hỏi các em cần sự
tỉnh táo để xác định nguyên nhân, ứng phó với căng thẳng sao cho ít gây tổn
thương nhất.
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp con người:
+ Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi gặp căng thẳng.


+ Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại đến sức khỏe thể
chất tinh thần của bản thân.
+ Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người
xung quanh.

Ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hợp các kĩ năng khác như:
Kỹ năng tự nhận thức.
Kỹ năng xử lí cảm xúc.
…..
Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ.
Kỹ năng giải quyết vấn đề…
Từ câu chuyện của gia đình người đàn bà hàng chài tôi liên hệ với mẩu chuyện
ngắn về gia đình anh A và anh B có chung một hoàn cảnh: cả hai đều có một
người cha nghiện ngập. Tuy nhiên sau này anh A lại trở thành con người có ích
cho xã hội là người tiên phong trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo
lực gia đình. Còn anh B lại trở thành bản sao của người cha nghiện ngập. Vấn đề
được đặt ra trong câu hỏi của nhà xã hội học là “Điều gì khiến anh lại trở nên
như thế ?”. Và câu trả lời của cả hai là “Có một người cha như thế nên tôi phải
như thế”. Như vậy vấn đề được đặt ra ở đây là sự ảnh hưởng của gia đình đối
với mỗi cá nhân con người. Từ đó hướng dẫn học sinh hình thành nhân cách,
hướng tới lối sống đẹp, nhân văn.
Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt(Lưu Quang Vũ)
Tiến hành theo cách thức trên, GV cũng có thể đặt ra những tình huống cho
học sinh giải quyết, phát hiện vấn đề và bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vấn đề
đó :
-

Tâm trạng của hồn Trương Ba như thế nào khi nhận ra bi kịch mình bị thân
xác hàng thịt điều khiển, biến thành kẻ tha hóa, sa đọa?

-

Hãy tưởng tượng cuộc sống của Hồn Trương Ba khi ông nhập hồn vào thân
xác cu Tị.


-

Nếu em là Trương Ba, trong màn đối thoại với Đế Thích, em sẽ giải quyết
vấn đề của bản thân như thế nào? Tại sao ?


Qua đối thoại, giáo viên sẽ giúp học sinh nhận thức được bài học quý giá về
tinh thần tự đấu tranh với bản thân.
Trong văn bản, nhân vật hồn Trương Ba đã rơi vào bị kịch tha hóa, bi kịch
tinh thần. Sau một quá trình nhận thức ông đã quyết liệt đấu tranh với bản thân,
với cả cái chết để hướng đến một cuộc sống trong sạch và toàn vẹn .
Như vậy cuộc đấu tranh với bản thân là cuộc đấu tranh hết sức khó khăn,
nhưng hết sức cần thiết để gìn giữ phần Người trong mỗi con người … Cuộc đấu
tranh đó đòi hỏi con người phải có lòng dũng cảm, bản lĩnh và cả sự hi sinh.


2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Hiệu quả đạt được.
Trước hết, để thực hiện phương pháp này học sinh sẽ phải chủ động tích cực
chuẩn bị bài ở nhà, tìm hiểu kĩ về tác phẩm, phát hiện những thông điệp của tác
phẩm, từ đó các em có hứng thú trong tiết học trên lớp.
Trong tiết học, giáo viên còn tổ chức tiết học bằng việc vận dụng phương
pháp dạy học như phát vấn, thảo luận nhóm, bình giảng… Điều này sẽ giúp
không khí học tập sinh động, học sinh được tự do, mạnh dạn bày tỏ ý kiến quan
điểm của mình về một vấn đề, cũng là phương thức đối thoại giữa học sinh với
nhà văn, giữa học sinh với giáo viên, và giữa học sinh với học sinh, rèn luyện kĩ
năng diễn đạt, tranh luận … Do vậy việc tiếp nhận tác phẩm văn học không còn
mang tính thụ động, áp đặt.
Tiếp nhận tác phẩm văn học một cách chủ động, tích cực còn sẽ giúp học
sinh thấy tác phẩm văn học không phải là cái gì xa lạ, tách rời cuộc sống mà rất

gần gũi, gắn bó với cuộc sống. Văn học là cuộc sống. Tiếp nhận một tác phẩm
văn chương một cách tích cực, học sinh sẽ có sự thấu hiểu và đồng cảm, học hỏi
được những giá trị tinh thần quý báu của nhà văn, từ đó tự điều chỉnh đời sống
cá nhân theo hướng tích cực, hướng tới những giá trị tốt đẹp.
Kết quả giờ học thực nghiệm: Của 2 lớp khối D và khối A
Trước khi áp dụng:
Lớp

Sĩ số

12A4
45
12A6
46
Sau khi áp dụng:
Lớp

Sĩ số

Không hứng thú
Số lượng
30
35

Không hứng thú

%
66,6
76,1


Hứng thú
Số lượng
15
11

%
33,4
23,9

Hứng thú

Số lượng
%
Số lượng
%
12A4 45
2
4,4
43
95,6
12A6 46
2
4,3
44
95,7
Qua kết quả đạt được, cho thấy rằng các em đã yêu thích bộ môn văn học,
phần nào đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn Ngữ văn trong dời
sống của xã hội hiện đại ngày nay.



2.4.2 Bài học kinh nghiệm.
Để có thể tổ chức hiệu quả những tiết dạy học tác phẩm văn chương theo
cách thức giúp học sinh chủ động, tích cực, rèn luyện kĩ năng sống và bồi dưỡng
nhân cách học sinh qua tác phẩm văn học, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề
sau:
Mỗi tác phẩm văn chương nghệ thuật chứa đựng những hình tượng nghệ
thuật đa nghĩa, nhiều thông điệp sâu sắc. Nội dung ý nghĩa của tác phẩm là một
hệ thống mở đối với những cách lí giải khác nhau. Cho nên mỗi sự phát hiện, cắt
nghĩa, lí giải đúng đắn, hợp lí về ý nghĩa tác phẩm đều có khả năng mang lại cho
học sinh những tác động ảnh hưởng nhất định, tạo nên hệ quả đa chiều. Vì vậy,
trong giờ đọc văn, giáo viên cần tránh giới hạn, gò ép vào một kết quả diễn
giảng duy nhất, vào quan điểm, ý đồ của nhà văn mà cần gợi ra cho học sinh
nhiều chiều hướng lí giải khác nhau về ý nghĩa tác phẩm.
Việc tiếp nhận văn học của học sinh bao giờ cũng vừa mang tính cá nhân gắn
liền với cảm xúc, vốn sống, thị hiếu, trình độ, tâm lí riêng của từng cá thể lại vừa
mang tính tập thể xã hội, thể hiện sự gặp gỡ, quan điểm chung, tiếng nói hòa
đồng của tập thể lớp. Cho nên giáo viên cần phải tác động và xử lí thông qua các
định hướng sư phạm thích hợp, tinh tế nhằm cân bằng ở chừng mực nhất định,
tạo ra được sự nhất trí thỏa đáng trên tinh thần chung của lớp học, đồng thời
nhấn mạnh và phát huy tính tích cực sáng tạo, năng động chủ quan của học sinh.
Muốn vậy, giáo viên cần có những định hướng cho từng đối tượng học sinh,
phải nhạy bén nắm bắt, kích thích và phát huy tính sáng tạo của các em, khơi gợi
các hoạt động bên trong của mỗi học sinh để các em tiếp nhận tác phẩm, tự tin
và hào hứng phát biểu ý kiến, bộc lộ cái riêng của mình.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần vận dụng nhiều phương pháp, nhất
là phương pháp đối thoại, thảo luận nhóm, phát vấn … tạo không khí học tập
nhẹ nhàng, linh hoạt, thân thiện nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả sư phạm, phát huy
được tối đa tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.
Việc giáo viên nhận xét, đánh giá ý kiến phát biểu của học sinh cũng hết
sức quan trọng. Nó là một trong những yếu tố tạo hứng thú học tập cho học sinh,

tác động trực tiếp đến hiệu quả giáo dục.


3. Kết luận
Vấn đề giáo dục kĩ năng sống – bồi dưỡng lối sống đẹp, nhân văn cho
học sinh thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật có thể nói rằng đã được hầu
hết giáo viên dạy văn thực hiện trong các tiết học. Tuy nhiên, trong quá trình dạy
học, cũng gặp không ít những thuận lợi và khó khăn. Nhưng qua thực hiện
người viết nhận thấy phương pháp này đã đạt được những hiệu quả nhất định.
Bởi vậy xin được mạnh dạn chia sẻ cùng quý thầy cô về cách thức giúp học sinh
khai thác được chiều sâu của tác phẩm văn chương, khám phá những vẻ đẹp tâm
hồn do văn chương mang lại để từ đó bồi dưỡng nhân cách cho học sinh THPT.
Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài viết
mang tính khả thi hơn nhằm đạt hiệu quả hơn trong sự nghiệp giáo dục,“trồng
người”.
Với mong muốn trên, tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm đã và đang vận
dụng trong giảng dạy: Rèn luyện kĩ năng sống – bồi dưỡng lối sống đẹp cho
học sinh THPT qua một số tác phẩm văn học lớp 12, rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thanh hoá, ngày 20 tháng 5 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác

Đỗ Thị Huyền



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sách giáo khoa Ngữ văn 12, chương trình chuẩn - Bộ GDĐT- NXB
Giáo dục 2006
[2] Cẩm nang ôn luyện môn văn, nxb GD, 2017.
[3] Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
[ 4]Báo dân trí: Giá trị của môn ngữ văn trong nhà trường
[5] Tạp chí nghiên cứu văn học 6/2011
[6] Đổi mới chương trình Ngữ văn, báo giáo dục thời đại.


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC HĐKH CẤP SỞ GD & ĐT ĐÁNH GIÁ ĐẠT
TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Huyền
Đơn vị công tác: THPT Lê Lợi – Thọ Xuân
Cấp đánh giá
TT Tên đề tài SKKN

xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

1

Vấn đề xây dựng tình huống QĐ

số

Kết quả
đánh giá


Năm học

xếp loại

đánh giá

(A, B,

xếp loại

hoặc C)
B

2007 - 2008

C

2008 - 2009

C

2010 - 2011

C

2011 - 2012

B


2012 - 2013

học tập cho học sinh trong 932/QĐ-SGD
giờ học tác phẩm văn chương Ngày 11/ 09/
2

ở Trường THPT
2008.
Phát huy chủ thể học sinh Số
12/QĐtrong giờ dạy học tác phẩm SGD& ĐT
văn chương ở Trường THPT

3

Ngày 05/ 01/

2010.
Một số giải pháp tích hợp kỹ QĐ

số

năng sống trong dạy và học 539/QĐmôn ngữ văn lớp 12 học kỳ I

SGD&ĐT
Ngày

4

18/10/2011.
Phát huy tính tích cực của QĐsố871-/Q

học sinh qua việc xây dựng Đ-SGD&ĐT
tình huống học tập trong giờ Ngày
đọc - hiểu tác phẩm văn 18/12/2012
chương lớp 11 ở Trường

5

THPT
Sử dụng một số kĩ thuật dạy QĐ số
học tích cực giúp học sinh hệ 743/QĐ-


thống kiến thức và ôn tập một GD&ĐT
số tác phẩm ngữ văn 12
6

Ngày

04/11/2013
Giáo dục đạo đức cho học QĐ số

B

2013 -2014

B

2014 -2015

C


2015 -2016

C

2016 -2017

C

2017-2018

sinh THPT trong làm văn 753/QĐnghị luận xã hội về một hiện GD&ĐT
tượng đời sống
7

Ngày

03/11/2014
Giáo dục tư tưởng đạo đức QĐ số
Hồ Chí Minh cho học sinh 745/QĐTHPT qua tác phẩm “Tuyên GD&ĐT
ngôn độc lập”

8

Ngày

03/11/2015
Giáo ý thức bảo vệ môi QĐ số
trường cho học sinh Trung 972/QĐhọc phổ thông trong làm văn GD&ĐT
nghị luận xã hội về một hiện


9

Ngày

tượng đời sống.
24/11/2016
Tích hợp nội dung Giáo dục QĐ số
tư tưởng đạo đức Hồ Chí 1112/QĐMinh cho học sinh THPT GD&ĐT
trong dạy - học thơ văn Hồ

10

Ngày

Chí Minh ở lớp 11 và 12.
18/10/2017
Bồi dưỡng nhân cách cho học QĐ số
sinh THPT qua việc phát hiện 1455/QĐnhững vấn đề xã hội trong GD&ĐT
một số tác phẩm văn học lớp

Ngày

12

16/11/2018


PHỤ LỤC
Xây dựng hệ thống câu hỏi mở hướng tới hình thành những bài học nhân sinh

sâu sắc qua bài Hồn Trương Ba Da Hàng thịt - Lưu Quang Vũ
Hướng dẫn
1. Tiểu dẫn
-

Câu hỏi nhớ: Em có thể trình bày những hiểu biết của bản thân về nhà viết

-

kịch Lưu Quang Vũ?
Câu hỏi gợi ý: Cuộc đời của Lưu Qung Vũ cần lưu ý điều gì?
Sự nghiệp văn học của Lưu Quang Vũ có gì đặc biệt?

Lưu Quang Vũ (1948-1988), quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ, trong một gia
đình trí thức.
– Sáng tác thơ từ những năm 60 của thế kỉ XX.
– Những năm 80 viết kịch, với những vở kịch đặc sắc: Sống mãi tuổi 17, Hẹn ngày
trở lại, Hồn Trương Ba da hàng thịt…
– Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện,..nhưng thành
công nhất trong lĩnh vực kịch. Ông là một trong những nhà viết kịch tài năng nhất
của nền VHVN hiện đại.
– Được tặng giải thưởng HCM về VHNT năm 2000.
Tác phẩm chính:
– Thơ: Hương cây, Mây trắng của đời tôi…
– Kịch: Nàng Xi-ta, Lời thề thứ 9, Hồn Trương Ba da hàng thịt…
-

Câu hỏi nhớ: Em biết gì về vở kịch Hồ Trương Ba, da hàng thịt?

Vở kịch viết năm 1981, đến 1984 ra mắt công chúng.Là một trong những vở kịch

đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ.
– Sự chuyển biến mạnh mẽ của xã hội, của văn học VN vào những năm 80 của thế
kỉ XX. Công cuộc đổi mới của Đảng phát động nhằm phát huy mọi sự sáng tạo của
nhân dân, trong đó có giới văn nghệ sĩ. Số phận con người, vấn đề cá nhân cần


được khám phá, những vấn đề nóng bỏng của đời sống trở thành cảm hứng sáng
tác của nhiều người. Trong thời gian đó, Lưu Quang Vũ cho ra đời vở kịch này.
– Mượn cốt truyện dân gian, nhưng Lưu Quang Vũ đã có nhiều sáng tạo, đặt ra
nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
+ Trong truyện dân gian, nhân vật Trương Ba tiếp tục sống bình thường, hạnh phúc
khi nhập vào xác hàng thịt.
+ Trong vở kịch, tác giả tập trung diễn tả tình cảnh trớ trêu, nỗi đau khổ, giày vò
của Trương Ba khi sống nhờ, sống tạm “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
2. Đọc – hiểu văn bản
Từ việc học sinh trả lời các câu hỏi trên giáo viên dẫn dắt các em đi đến việc
phân tích tình huống kịch qua các đối thoại. Sau khi phân vai để các em đọc văn
bản, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi để tìm hiểu đoạn
trích, cụ thể:
Nhóm 1: Nêu ý nghĩa nhan đề Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Tìm hiểu về độc thoại
của Hồn Trương Ba Hành động, trạng thái tâm lí, lời độc thoại, …
Nhóm 2: Tìm hiểu về màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với xác hàng thịt (nhận
xét về lời lẽ, cử chỉ , mục đích, thái độ, vị thế trong lời đối thoại của Hồn Trương
Ba và xác hàng thịt? Qua đoạn đối thoại này, em hãy tìm hàm ý mà tác giả gửi
gắm? nhận xét về nghệ thuật tạo ung đột của kịch Lưu Quang Vũ?).
Nhóm 3: Tìm hiểu về màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân:
Với những đối thoại giữa Hồn Trương Ba và gia đình vợ, cháu gái và con
dâu), anh chị thấy nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả
chính Trương Ba phải rơi vào bất ổn, đau khổ? Trương Ba có thái độ như thế nào
trước những rắc rối đó? với màn đối thoại với xác hàng thịt thì lần này tâm trạng

của Trương ba có gì khác? Qua lời nói, hành động của Hồn Trương Ba và lời nói
của người thân, trình bày suy nghĩ về sự phát triển của ung đột kịch?
Nhóm 4: Tìm hiểu về màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích và đoạn


kết vở kịch: Đế Thích có quan niệm về sự sống khác với hồn Trương Ba ra sao?
Qua màn đối thoại đó tác giả cho ta thấy được điều gì?
Ở đoạn kết khung cảnh và sự xuất hiện của Trương Ba cũng như lời Trương Ba
với vợ, và đối thoại của cái Gái với cu Tị có ý nghĩa gì?
Sau khi các nhóm học sinh trình bày, GV hướng dẫn HS tổng kết nội dung và
nghệ thuật, đồng thời lồng ghép rút ra những bài học nhân sinh sâu sắc:
-

Một trong những điều quý giá nhất của con người là được sống là mình, sống

-

trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi.
Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự

-

nhiên giữa thể xác và tâm hồn.
Cuộc sống là quá trình đấu tranh với chính mình, đấu tranh với cái xấu cái ác,
đấu tranh để vươn lên hoàn thiện nhân cách, để sống với những giá trị tốt đẹp.



×