Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Giải pháp nâng cao khả năng vượt khó cho học sinh lớp 11 qua dạy học truyện ngắn “chí phèo” (nam cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.79 KB, 46 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG VƯỢT KHÓ
CHO HỌC SINH LỚP 11 QUA DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN
“CHÍ PHÈO” (NAM CAO)

Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2019.


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.
Lí do chọn đề tài
1
1.
Mục đích nghiên cứu
2
1.
Đối tượng nghiên cứu
3
1.
Phương pháp nghiên cứu
4


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
1
2.
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
2
kinh nghiệm
2.
Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
Giải pháp 1: Giáo viên áp dụng chuỗi LEAD, xác định biện
pháp thực hiện, nội dung khai thác, đặt câu hỏi nâng cao AQ
cho học sinh trước khi thiết kế bài học.
Giải pháp 2: Thiết kế bài học, thực hiện dạy học theo hướng
lồng ghép dạy học văn bản văn học với việc nâng cao khả
năng vượt khó cho học sinh.
Giải pháp 3: Xây dựng đề kiểm tra, đánh giá sau bài học để
kiểm tra hiểu biết, cảm nhận về tác phẩm và khả năng vượt
khó.
Giải pháp 4: Kết hợp với dạy học sinh làm đề đọc hiểu,
nghị luận xã hội; giới thiệu tìm hiểu thêm các nhận định và
văn bản văn học ngoài chương trình học.
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1
Kết luận
3.2

Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2
2
2
4
5
5

7

18

18

18
20
20
20


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT THƯỜNG DÙNG TRONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. AQ: Khả năng vượt khó.

2. HS: Học sinh
3. GV: Giáo viên
4. SL: số lượng
5. TB :trung bình
6. THPT: Trung học phổ thông


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục Việt Nam đang đổi mới: chuyển trọng tâm từ giáo dục kiến thức
sang trọng tâm phát triển năng lực người học [2]. Trong đó, môn Ngữ văn cũng
đổi mới mạnh mẽ về nhiều mặt. Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn
Ngữ văn được thông qua tháng 12/2018, Ngữ văn là môn học đặc thù, đa chức
năng - là “môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn” [1]. Với đặc
trưng môn học như trên, Ngữ văn có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển
tri thức, bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao ý thức về bản thân và cuộc sống, nâng cao
ý chí vươn lên, rèn luyện hành vi đúng đắn cho học sinh. Các em sẽ xấy dựng
bản lĩnh và nhân cách, trong đó có khả năng vượt khó vươn lên.
Trong bối cảnh đất nước có nhiều đổi thay như hiện nay, nhiều yếu tố tích
cực lẫn tiêu cực đã tác động đến học sinh nói chung, học sinh lớp 11 nói riêng.
Trên hành trình nâng cao tri thức, hoàn thiện nhân cách, các em luôn đối mặt với
không ít nghịch cảnh: những khó khăn về vật chất và tinh thần, áp lực học tập, lo
âu căng thẳng, những cám dỗ trong xã hội, nạn bạo hành, xâm hại ngày càng gia
tăng…Một bộ phận không nhỏ học sinh ngày nay thiếu khát vọng và ý chí vươn
lên [9]. Mặt khác, giữa văn học nhà trường với bạn đọc - học sinh hiện nay đang
có một khoảng cách không nhỏ về tâm lí tiếp nhận, khám phá và sáng tạo. Nhiều
học sinh không hứng thú đối với môn Ngữ văn, các em ít ấn tượng về vẻ đẹp của
tác phẩm, không vận dụng kiến thức đã được học vào cuộc sống. Thực tiễn trên
đang đặt ra nhiều thách thức đối với giáo viên dạy ngữ văn trong việc thực hiện
các mục tiêu đổi mới giáo dục.

“Chí Phèo” (Nam Cao) là một kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại,
một “kết cấu vẫy gọi” (Wolfgang Iser) đầy lôi cuốn đối với bạn đọc nhiều thế hệ.
Đọc văn bản này độc giả có thể rút ra nhiều bài học sâu sắc, nhiều liên hệ thực tế
ý nghĩa. Vậy nhưng, qua giảng dạy, dự giờ, trao đổi chuyên môn, tôi nhận thấy:
Cũng như dạy học nhiều văn bản văn học khác, khi dạy “Chí Phèo” giáo viên
hầu như mới chỉ tập trung hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ
thuật của văn bản, ít chú ý đến việc hướng dẫn học sinh ứng dụng, liên hệ vào
những tình thế mới của cuộc sống. Một số giáo viên tích cực đổi mới phương
pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực nhưng còn khá chung chung, mờ
nhạt và chưa chú ý nhiều đến việc hình thành kỹ năng sống, phẩm chất tốt đẹp
cho người học. Đây quả là một bất cập cần sớm được khắc phục.
Vậy làm thế nào để việc giảng dạy môn Ngữ văn thực sự thiết thực và
hiệu quả? Làm thế nào để sau mỗi bài học Ngữ văn các em sẽ thêm tự chủ, phát
huy cá tính, nâng cao ý chí vươn lên…? Những trăn trở ấy luôn câu thúc tôi đi
tìm hướng giải quyết cho từng bài dạy. Tôi ý thức sâu sắc: Trong bối cảnh hiện
nay, dạy học văn bản văn học theo hướng phát huy chủ thể sáng tạo của bạn đọc
- học sinh là một hướng đi đúng đắn, nhất là ở phương diện ứng dụng vào thực
tiễn để nâng cao khả năng vượt khó cho các em.
Truyện ngắn “Chí Phèo” đã được nhiều người nghiên cứu nhưng nghiên
cứu theo hướng hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh giá trị nội dung, nghệ thuật của
tác phẩm, từ số phận nhân vật hướng học sinh đến việc đánh giá, liên hệ, rút
1


bài học sống để nâng cao khả năng vượt khó là điều chưa đề tài nghiên cứu nào
đề cập tới. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Giải pháp nâng cao khả năng
vượt khó cho học sinh lớp 11 qua dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam
Cao) làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 – 2019.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu nhằm mục đích: Xác định thực trạng về khả năng

vượt khó (AQ) của học sinh lớp 11 hiện nay; đề xuất nội dung, biện pháp nâng
cao AQ cho học sinh qua dạy học tác phẩm văn học trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung, biện pháp nâng cao chỉ số vượt khó
cho học sinh qua dạy học tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao) tại lớp 11C8 (lớp
thực nghiệm) và lớp 11 C7 (lớp đối chứng) của trường THPT Triệu Sơn 1, khóa
học 2017 – 2020. Từ đó thấy được tính hiệu quả của đề tài trong việc nâng cao
chất lượng dạy học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập 1, tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, thiết kế bài học
theo phương pháp, kế hoạch đã đề ra.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra, khảo
sát thực tế dạy học ở trường THPT Triệu Sơn 1 để thấy được hiệu quả của việc
dạy học theo hướng phát triển năng lực, nâng cao AQ cho học sinh.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê và xử lý số liệu ở lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng. Qua đó thấy được hiệu quả của đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Về đổi mới giáo dục: Nghị quyết 29 –NQ/TW của Ban chấp hành Trung
ương về đổi mới về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nêu rõ: Tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học (…)Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học (…) tổ chức hình thức học
tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,..[3]. Chương trình ngữ
văn mới được thông qua tháng 12/2018 cũng chỉ rõ: Mục tiêu giáo dục môn Văn
là vừa phát triển năng lực vừa hình thành và phát triển các phẩm chất cho người
học [1]. Để thực hiện, cần đổi mới phương pháp dạy Ngữ văn, vận dụng các
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như hợp tác theo nhóm, đóng vai, dự
án,nêu và giải quyết vấn đề KWL,sơ đồ tư duy …[4]. Như vậy, việc dạy học Ngữ

văn theo hướng phát triển năng lực, hình thành phẩm chất, sử dụng các phương
pháp, kỹ thuật dạy học tích cực là chủ trương xuyên suốt. Trong đó, giáo dục
tính tích cực chủ động, nâng cao khả năng vượt khó, ý chí vươn lên cho học sinh
là điều rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Về việc ứng dụng lí thuyết tiếp nhận văn học vào dạy học đọc hiểu
văn bản văn học: Theo tiếp nhận văn học, văn bản văn học là phương tiện giao
2


tiếp giữa nhà văn (người sáng tạo) với người đọc (chủ thể tiếp nhận). Trong đó
cần chú ý tính cá thể hóa, chủ động, tích cực của người tiếp nhận. Văn bản văn
học tác động tới người đọc, đồng thời người đọc cũng kiến tạo nghĩa cho văn
bản. Trong cảm thụ văn bản văn học cần chú ý cả nội dung, hình thức biểu hiện
của tác phẩm, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của nó. Cảm nhận cái hấp
dẫn sinh động của đời sống được tái hiện, thưởng thức cái cái hay, cái đẹp của
câu chữ, kết cấu, hình tượng,…Qua đó, ta thấy rõ ý nghĩa xã hội sâu sắc của tác
phẩm, cũng là cách để cảm nghĩ, để tự đối thoại với mình và đối thoại với tác
giả, suy tư về cuộc đời, từ đó tác động tích cực vào tiến trình đời sống [5]. Ứng
dụng lí thuyết tiếp nhận vào dạy học, ta thấy: Khi dạy học văn bản văn học, giáo
viên giúp học sinh hiểu nghĩa của văn bản đồng thời giúp các em ứng dụng được
sự hiểu đó vào những tình thế mới của cá nhân hoặc cộng đồng. Từ việc hiểu
hiểu nhân vật, hiểu tâm sự của nhà văn trong tác phẩm học sinh hiểu chính mình
hơn để phát triển tâm hồn và cá tính. Đúng như Todrorov từng khẳng định:
“Hiểu biết văn học không phải là cái đích mà là một trong những phương tiện
vững chắc và vẻ vang dẫn con người đến chỗ hoàn hảo”[7].
Về khả năng vượt khó: Khả năng vượt khó (Adversity Quotient, viết tắt:
AQ) là khả năng đương đầu có hiệu quả trước nghịch cảnh, là yếu tố quyết định
sự thành công, hạnh phúc của mỗi người. Đây là kết quả nghiên cứu của nhà tâm
lý học Paul G. Stoltz (Mỹ) công bố 1999. Theo Paul Stoltz, chỉ số AQ có thể đo
mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, xúc cảm và hạnh phúc của

một người. Nó cũng chính là một chỉ báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh
sống: Đối diện khó khăn; Xoay chuyển cục diện; Vượt lên nghịch cảnh; Tìm
được lối ra. Trong sách: “AQ – chỉ số vượt khó”, Paul Sloltz đã đề xuất ứng
dụng chuỗi LEAD để nâng cao khả năng vượt khó cho con người. Cụ thể: L:
Lắng nghe cách phản ứng trước nghịch cảnh; E: Tìm hiểu nguồn gốc và xác
định trách nhiệm của bản thân đối với kết quả; A: Phân tích bằng chứng bằng
cách đặt các câu hỏi rồi tự tả lời về khả năng kiểm soát của bản thân, tác động
của nghịch cảnh, cách phản ứng trước nghịch cảnh; D: Hãy làm gì đó! Tức là
tìm và thực hiện giải pháp để vượt lên trên nghịch cảnh, đạt được thành công.
Một người có thừa thông minh hoặc tư cách tốt nhưng vẫn có thể thất bại nếu
AQ thấp. Nếu IQ (Chỉ số thông minh) và EQ (Trí tuệ cảm xúc) phần nhiều thuộc
về “thiên phú”, khó có khả năng thay đổi thì AQ là đại lượng có thể được rèn
luyện để “cải thiện, nâng cấp” [6]. Điều này vô cùng quan trọng đối với học sinh
phổ thông – những người rất cần rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh để chuẩn bị bước
vào đời[9].
Từ những cơ sở lí luận trên, tôi nhận thấy việc dạy học văn bản văn học
nói chung, dạy truyện “Chí Phèo” nói riêng để nâng cao chỉ số vượt khó cho
học sinh cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Thực hiện dạy học phát triển năng lực, vận dụng các phương
kĩ thuật dạy học tích cực.
Thứ hai: Vận dụng linh hoạt chuỗi LEAD trong giải pháp vượt khó của
3


Paul Sloltz đã đề xuất vào đọc hiểu văn bản văn học.
Thứ ba: Nâng cao chỉ số vượt khó chỉ là một mục tiêu trong mục tiêu tổng
thể của bài học, gắn với phát triển năng lực, nâng cao kĩ năng sống cho học sinh.
Thứ tư: Nâng cao chỉ số vượt khó cho học sinh không làm mất đặc trưng
của một giờ đọc hiểu truyện ngắn.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Trong thời gian nghiên cứu đề tài, tôi đã khảo sát và điều tra khả năng
vượt khó và việc dạy học văn bản văn học đối với học sinh hai lớp: 11C8 (lớp
thực nghiệm) và 11C7 (lớp đối chứng). Tôi khảo sát và điều tra bằng một bài
kiểm tra 45 phút (được trình bày kĩ ở phần kiểm nghiệm kết quả kiểm tra trước
và sau tác động), hệ thống câu hỏi điển hình, nội dung và kết quả như sau:
Về nhận thức của học sinh đối với khả năng vượt khó:
CÂU HỎI
Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm
(11C7: 41 HS)
(11C8: 41 HS)
Đúng
Sai
Đúng
Sai
29 HS
12 HS
30 HS
11 HS
1.Theo em, khả năng vượt khó là gì?
68%
32%
70%
30%
13 HS
29 HS
12 HS
2. Ý nghĩa của việc nâng cao khả năng 28 HS
65%
35%
68%

32%
vượt khó đối với mỗi người là gì?
3. Theo em, bản lĩnh cá nhân được 20 HS
21 HS
20 HS
21 HS
biểu hiện như thế nào?
49%
51%
49%
51%
4. Nếu bản thân gặp khó khăn, cản trở, 18 HS
23 HS
19 HS
22HS
em sẽ làm gì?
44%
56%
47%
53%
(Đáp án đúng: Câu1: A; Câu 2: A; Câu 3: B,C; Câu 4: A,C).
Từ bảng kết quả khảo sát trên, ta nhận thấy: Phần lớn học sinh đã nhận
thức được khái niệm vượt khó (11C7: 68%, 11C8: 70%) và vai trò của nâng cao
khả năng vượt khó (11C7: 65%, 11C8: 68%). Tuy nhiên, nhiều học sinh lại
nhận thức không đầy đủ biểu hiện của khả năng vượt khó (11C7: 51 %, 11C8:
51%), càng không biết phải đối diện, xoay xở như thế nào trước tình huống khó
khăn (11C7: 56 %, 11C8: 53%). Theo đó, ở câu hỏi thứ 5 về ước mơ và thực
hiện ước mơ: phần lớn học sinh đã có ước mơ (11C7: 65 %, 11C8: 66%). Tuy
nhiên, trong số đó nhiều em lại không có định hướng, quyết tâm và biện pháp
cụ thể để thực hiện ước mơ của mình (11C7: 70 %, 11C8: 72%). Thậm chí, có

không ít học sinh không có ước mơ, khát vọng (11C7: 35 %, 11C8: 64%), các
em trả lời: chưa biết hoặc nghe theo ý kiến của bố mẹ,…
Về việc đọc hiểu văn bản văn bản văn học ở trường phổ thông:
Câu hỏi
Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm
(11C7: 41 HS)
(11C8: 41 HS)
RTX TX

6. Thầy cô có thường xuyên ra
các câu hỏi, yêu cầu các em
liên hệ, ứng dụng thực tiễn
hay không?

0

0

TT

HK

11
HS
30
%

30
HS

70
%

RTX TX

0

0

TT

HK

10
HS
27
%

31
HS
73
%
4


0
0
9
32
0

0
8
33
7. Khi dạy học đọc hiểu văn
HS HS
HS HS
học, thầy cô có thường xuyên
22
78
20
80
rèn luyện khả năng vượt khó
%
%
%
%
cho các em không?
8. Trong dạy đọc hiểu văn bản
0
0
10
31
0
0
10
31
tự sự, thầy cô có thường sử
HS HS
HS HS
dụng các câu loại hỏi: Nếu em

24
76
24
76
là nhân vật, em sẽ …? Giả sử
%
%
%
%
em ở trong tình huống đó, em
sẽ…? hay không?
9. Trong dạy đọc hiểu văn bản
0
0
8
33
0
0
7
34
tự sự, thầy cô có thường sử
HS HS
HS HS
dụng phương pháp đóng vai
20
80
17
83
để các em suy ngẫm, hành
%

%
%
%
động không?
(Lưu ý: RTX: Rất thường xuyên, TX: Thường xuyên, TT: Thỉnh thoảng, HK:
Hiếm khi)
Quan sát bảng kết quả trên ta thấy: GV ít quan tâm đến liên hệ, ứng dụng
dạy học văn bản văn học vào cuộc sống, thỉnh thoảng mới đề cập (11C7: 30 %,
11C8: 27%), việc rèn luyện khả năng vượt khó qua văn học cho các em hiếm khi
tiến hành (11C7: 78 %, 11C8: 80%), Thỉnh thoảng mới đặt các câu hỏi giả định
để gợi liên hệ, thôi thúc hành động ở học sinh (11C7: 24 %, 11C8: 24%).Việc sử
dụng phương pháp đóng vai, hóa thân vào nhân vật để HS được thâm nhập sâu
vào nhân vật để cảm nhận, hiểu bài sâu sắc hơn hiếm khi mới thực hiện (11C7:
80 %, 11C8: 83%). Nhiều học sinh không có hứng thú với môn văn. Ở câu hỏi
khảo sát số 10 “Em có hứng thú với môn Ngữ văn không?”, kết quả như sau:
Rất thích: 5%; Thích:15% Bình thường: 53%; Không thích: 27%
Như vậy, trong dạy học văn hiện nay, việc liên hệ, ứng dụng thực tiễn,
nâng cao khả năng vượt khó cho học sinh đã được quan tâm nhưng còn rất ít,
khoảng cách giữa văn học nhà trường với học sinh còn khá lớn, nhiều học sinh
không hứng thú với môn Văn một phần vì điều này.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Giáo viên áp dụng chuỗi LEAD, xác định biện pháp thực
hiện, nội dung khai thác, đặt câu hỏi nâng cao AQ cho học sinh trước khi
xây dựng giáo án.
Do không có tài liệu chuyên biệt nào hướng dẫn nên tôi đã căn cứ vào
chuỗi LEAD trong nghiên cứu của Paul Stoltz, đặc trưng của hoạt động dạy học
đọc hiểu văn bản văn học, truyện ngắn “Chí Phèo” để xác định các biện pháp,
nội dung, câu hỏi hướng dẫn học sinh nâng cao khả năng vượt khó như sau:
Biện pháp 1: Hướng dẫn HS phát hiện các nghịch cảnh của nhân vật (L)
GV có thể hướng dẫn học sinh nâng cao AQ bằng câu hỏi phát hiện nghịch

cảnh dưới đây sau:
- Câu hỏi: Chí Phèo gặp những nghịch cảnh (khó khăn, bất hạnh) gì trong đời?
- Dự kiến, định hướng: Chí Phèo đã trải qua những nghịch cảnh bất hạnh sau:
5


+ Nghịch cảnh 1: Xuất thân chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh: bị bỏ rơi, không gia
đình, không cha mẹ, không họ hàng thân thích.
+ Nghịch cảnh 2: Chí Phèo đi ở đợ cho nhà Bá Kiến, hiền lành và khao khát có
mái ấm gia đình bình dị nhưng bị ép buộc phải làm điều sai trái (bị bà Ba gọi lên
bóp chân).
+ Nghịch cảnh 3: Chí Phèo bị vu oan, bị Bá Kiến vô cớ đẩy vào tù, chịu tác
động của những yếu tố tiêu cực của nhà tù thực dân, ra tù lại bị Bá Kiến lợi dụng
nên trượt dài trên con đường lưu manh hóa.
+ Nghịch cảnh 4: Gặp Thị Nở, Chí Phèo khao khát sống cùng thị, làm hòa với
những người lương thiện nhưng bị ngăn cản nên giết Bá Kiến rồi tự vẫn.
Biện pháp 2: Hướng dẫn HS lắng nghe cảm giác, nhận ra nguồn gốc bất hạnh
của nhân vật, xác định trách nhiệm của bản thân nhân vật trước bất hạnh ấy (E)
GV có thể hướng dẫn học sinh nâng cao AQ bằng câu hỏi sau khi dạy về bi kịch
bị cự tuyệt làm người lương thiện:
- Câu hỏi: Bị cự tuyệt, Chí Phèo đã giết Bá Kiến rồi tự vẫn. Em đánh giá gì về
kết thúc ấy? Nguyên nhân nào dẫn đến bi kịch trên? Ai phải chịu trách nhiệm
trước bi kịch ấy? Trách nhiệm của Chí Phèo như thế nào?
- Dự kiến, định hướng:
+ Đây là kết thúc đầy bi kịch, phản ánh sự bế tắc, ngột ngạt trong cuộc sống của
người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8/1945.
+ Nguyên nhân trực tiếp: Thị Nở cự tuyệt khiến Chí tuyệt vọng, phẫn uất đi trả
thù. Nguyên nhân sâu xa: Định kiến nghiệt ngã của cộng đồng về Chí Phèo. Lời
bà cô Thị Nở cũng chính là định kiến của mọi người. Với họ, Chí là “thằng
không cha”, “chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. Định kiến đã ngăn Chí tái hòa

nhập cộng đồng, không được hưởng hạnh phúc gia đình bình dị, dù chỉ là với
Thị Nở - người phụ nữ dở hơi, xấu ma chê quỷ hờn, dòng giống mả hủi. Hơn
nữa, Chí Phèo đã thức tỉnh lương tri, nhận thức rõ kẻ thù và bi kịch của mình.
Chí nhận thức rõ hoàn cảnh: không thể hoàn lương, càng không thể sống lưu
manh nên giải quyết bế tắc ấy một cách đầy tiêu cực.
+ Trách nhiệm trước bi kịch trên: người mẹ khốn khổ đã bỏ rơi Chí Phèo từ lúc
mới sinh; tên Bá Kiến lõi đời lợi dụng Chí Phèo làm kẻ đâm thuê chém mướn,
xã hội thực dân nửa phong kiến nói chung, làng Vũ Đại nói riêng đầy định kiến,
thiếu tình người. Bản thân Chí Phèo cũng phải chịu trách nhiệm về cuộc đời
mình, về những tội ác mình gây ra khi hắn không làm chủ cuộc đời mình.
Biện pháp 3: Hướng dẫn HS đánh giá mức độ tác động của nghịch cảnh đối với
cuộc sống, tìm ra khía cạnh tiêu cực có thể thay đổi (A)
GV có thể hướng dẫn học sinh nâng cao AQ bằng câu hỏi sau khi dạy về bi kịch
bị tha hóa của Chí Phèo:
- Câu hỏi: Việc Chí Phèo bị Bá Kiến lợi dụng làm tay sai và triền miên trong
những cơn say đã gây nên những hậu quả gì? Nếu em là Chí Phèo, em sẽ làm gì
để tránh gây hậu quả trên?
- Dự kiến, định hướng:
* Chí Phèo bị Bá Kiến lợi dụng làm tay sai và triền miên trong những cơn say
đã gây nên những hậu quả ghê gớm, khiến hắn lún sâu vào con đường tha hóa:
6


+ Đối với cộng đồng: Chí Phèo gây nên bao tội ác, trở thành con quỷ dữ của
làng Vũ Đại, “sống bằng nghề giật cướp và dọa nạt”, chuyên “đập đầu, rạch
mặt và đâm chém người”, phá nát biết bao cơ nghiệp, đạp đổ biết bao hạnh
phúc, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người lương thiện.
+Đối với bản thân: Chí Phèo đã mất nhân hình lẫn nhân tính, khuôn mặt đầy vết
mảnh chai, chuyên “đập đầu, rạch mặt và đâm chém người”. Chí còn mất nhận
thức về bản thân và cuộc sống quanh mình. Chỉ sau trận ốm, tỉnh rượu sau nhiều

ngày say triền miên hắn mới lắng nghe được những âm thanh quen thuộc của
cuộc sống và nhận ra hoàn cảnh của bản thân.
* Nếu em là Chí Phèo em sẽ lao động kiếm sống chân chính; không phụ thuộc
vào Bá Kiến, không để hắn lợi dụng thành tay sai; không uống rượu hoặc chất
kích thích khác để luôn tự chủ trong cuộc sống.
Biện pháp 4: Hướng dẫn HS định hướng hành động để thoát khỏi nghịch cảnh
(D). GV có thể hướng dẫn học sinh nâng cao AQ bằng câu hỏi giả định sau:
- Câu hỏi: Nếu em là Chí Phèo, em sẽ làm gì để thoát khỏi bi kịch bị cự tuyệt
làm người lương thiện?
- Dự kiến, định hướng:
+ Xem việc bị cự tuyệt là hậu quả tất yếu sau nhiều năm gây tội ác với người
dân, không trầm trọng hóa việc bị Thị Nở từ chối đến mức tuyệt vọng, bế tắc.
+ Kiên quyết không làm tay sai cho Bá Kiến, chấm dứt những hành động tội ác.
+ Lao động chân chính, giúp đỡ người khác, dần lấy lại niềm tin của mọi người.
+ Bỏ làng ra đi cùng Thị Nở, làm lại cuộc đời ở xứ khác.

Ý nghĩa: Những biện pháp trên giúp học sinh vừa có cái nhìn bao quát, sâu sắc
về số phận nhân vật Chí Phèo vừa nhạy bén trong việc phát hiện đúng những
nghịch cảnh trong cuộc sống của nhân vật. Học sinh biết lắng nghe phản ứng
trước nghịch cảnh, phân tích được nguồn gốc, tác động của nghịch cảnh, thấy rõ
trách nhiệm trước nghịch cảnh ấy. Từ hiểu người (nhân vật), hiểu mình học sinh
sẽ tìm ra được những điều có thể thay đổi trong hoàn cảnh khó khăn, tìm được
cách vượt thoát khỏi hoàn cảnh bế tắc ấy như: giành lại quyền soát hoàn cảnh
(hạn chế phạm vi, thời gian tác động của nghịch cảnh, hành động ngay để sống
tốt hơn); tránh rơi vào bẫy trở thành nạn nhân; không trầm trọng hóa vấn đề;
luôn sống chủ động, lạc quan, hướng đến ngày mai tươi sáng,...Đây chính là các
biện pháp hữu hiệu để giúp học sinh nâng cao khả năng vượt khó qua một bài
dạy học truyện ngắn cụ thể, nhất là một truyện ngắn hiện thực vừa giàu giá trị
nôi dung, nghệ thuật vừa có ý nghĩa xã hội sâu sắc, lâu dài như “Chí Phèo”.
Giải pháp 2: Thiết kế bài học, thực hiện dạy học theo hướng lồng ghép dạy

học văn bản văn học với việc nâng cao khả năng vượt khó cho học sinh.
Từ những nghiên cứu, tìm tòi; xây dựng biện pháp, xác định nội dung có
thể khai thác trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, tôi đã thiết kế bài học
như sau để để hướng dẫn học sinh nâng cao khả năng vượt khó:
Tiết 51, 52, 53 PPCT
7


Đọc văn :

CHÍ PHÈO
- Nam Cao-

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được:
+ Hình tượng nhân vật Chí Phèo: những bi kịch trong đời, đặc biệt là
những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ở tù, chú trọng tâm trạng và hành
động sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát.
+ Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển
hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật.
2. Kĩ năng
+ Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại tự sự.
+ Rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo, tự tin trình bày quan điểm, cảm xúc
cá nhân, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm,kĩ
năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng đạt được mục tiêu…
3.Thái độ:
- Có thái độ cảm thông với những số phận bất hạnh bị chà đạp, ức hiếp.
- Bồi dưỡng cho HS ý thức tự đấu tranh, nỗ lực vượt lên nghịch cảnh.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:

- Phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề,
sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
- Phát triển các năng lực riêng: năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực
thưởng thức, cảm thụ thẩm mĩ,…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
* Thiết kế giáo án theo hướng phát triển năng lực, nâng cao khả năng vượt khó
cho học sinh; xây dựng giáo án điện tử hỗ trợ giảng dạy; thiết kế trò chơi ô chữ
văn học, chuẩn bị phiếu học tập, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học. (Bộ câu
hỏi chuẩn bị bài học)
* Phương tiện: SGK (Ban cơ bản), Máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử, phiếu
học tập, tư liệu về Nam Cao và truyện ngắn “Chí Phèo”.
2. Học sinh
- Đọc kĩ truyện ngắn “Chí Phèo”, khuyến khích đọc lại “Lão Hạc” (Nam Cao),
“Chị Dậu” (Ngô Tất Tố), đọc thêm “Bước đường cùng” (Nguyễn Công Hoan).
- Tìm hiểu kĩ về tác giả Nam Cao ở bài học trước, soạn bài theo hướng dẫn của
giáo viên. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về tác phẩm.
- Đóng vai: Nam Cao, phóng viên, Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến.
- Chuẩn bị phiếu học tập (phiếu học tập số 1)
K
W
L
Em đã biết được gì về Em mong muốn đạt Em đã thu hoạch được
truyện ngắn “Chí Phèo”? được gì từ bài học?
gì từ bài học?
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động (5 phút)
8



* Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, tạo tâm thế thoải mái, chủ động tìm hiểu
kiến thức mới.
* Phương pháp/ kĩ thuật: Đóng vai, đàm thoại.
* Hình thức tổ chức hoạt động: Giáo viên tổ chức cho học sinh phỏng vấn nhà
văn Nam Cao về nhan đề truyện ngắn “Chí Phèo”.
- Phóng viên: Xin chào nhà văn Nam Cao! Tôi được biết truyện ngắn “Chí
Phèo” ban đầu có tên “Cái lò gạch cũ”; Khi xuất bản, biên tập đã tự ý đổi tên là
“Đôi lứa xứng đôi” (1941). Về sau, ông đã sửa tên truyện thành “Chí Phèo”
(1946). Đây là một nhan đề rất ám ảnh! Xin nhà văn hãy cho biết vì sao ông đặt
nhan đề truyện là “Chí Phèo” mà không phải một cái tên khác?
- Nam Cao: Bạn biết đấy, nhà văn đặt nhan đề cho tác phẩm như cha mẹ đặt tên
cho con, trăn trở và gửi gắm biết bao tâm tư. “Chí Phèo” là nhan đề truyện, cũng
chính là tên nhân vật trung tâm. Tôi muốn người đọc đặc biệt chú ý đến cuộc
đời, số phận bất hạnh của nhân vật Chí Phèo – linh hồn của tác phẩm. Cái tên
này khá đặc biệt. Chí là từ Hán Việt, gợi đến chí hướng theo đuổi khát vọng tốt
đẹp. Phèo lại là một từ thường dùng trong khẩu ngữ, chỉ bộ phận của con vật
(lòng phèo) hoặc chỉ sự đổ ngã, lộn xộn (lộn tùng phèo) hoặc chỉ sự nhạt nhẽo
(nhạt phèo); dù hiểu theo cách nào thì từ phèo cũng gợi lên sắc thái xem thường,
chê trách. Tên gọi Chí Phèo gợi đến một con người bị xem khinh, bị biến đổi
xấu đi trước những tác động tiêu cực trong cuộc sống. Đó cũng chính là số phận
của Chí Phèo - nhân vật tiêu biểu cho số phận bị đày đọa đến tha hóa, bị cự tuyệt
không được làm người của nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945.
- Phóng viên: Đây quả là một điều thú vị. Xin cảm ơn nhà văn về cuộc trò
chuyện đầy ý nghĩa này!
GV chia sẻ mục tiêu bài học: Chúng ta vừa theo dõi cuộc trò chuyện giữa
phóng viên với nhà văn Nam Cao về nhan đề truyện ngắn “Chí Phèo”. Nhan đề
ấy chính là một gợi ý đầy ý nghĩa cho người đọc, một sự cảnh tỉnh cho con
người trong việc vượt lên những nghịch cảnh để gìn giữ nhân phẩm và những
giá trị sống đáng trân trọng khác. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu giá
trị nội dung, nghệ thuật cùng những bài học sống đầy ý nghĩa ấy của tác phẩm.

- GV tổ chức cho HS hoàn thành mục 1(K) và 2(W) trong phiếu học tập số 1.
- HS dựa vào kiến thức đã có, sự chuẩn bị trước ở nhà để hoàn thành.
2. Hình thành kiến thức: (95 phút)
* Mục tiêu:
- Hiểu và phân tích được nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được giá trị hiện thực,
giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm, rút ra được những bài học sống quý giá,
nâng cao khả năng vượt khó.
- Thấy được một số nét nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm.
* Phương pháp/ kĩ thuật: nêu vấn đề, vấn đáp, mảnh ghép, sơ đồ tư duy,…
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm I.Tìm hiểu chung:
hiểu chung về truyện ngắn 1. Thể loại: Truyện ngắn.
9


“Chí Phèo” (15 phút)
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
- Qua tiểu dẫn, đoạn phỏng vấn
ở trên, em biết gì về thể loại, đề
tài, xuất xứ và ý nghĩa nhan đề
của truyện ngắn “Chí Phèo”?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm
vụ: HS hoạt động cá nhân và
trình bày trước lớp.
Bước 3: HS báo cáo kết quả
thực hiện
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến
thức

HĐ2: Hướng dẫn HS tóm tắt
truyện ngắn
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tổ
chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”
-GV phát các mảnh giấy chứa
thông tin về cuộc đời nhân vật.
Yêu cầu HS sắp xếp lại cho
phù hợp để tóm tắt truyện dựa
theo nhân vật chính. Ai nhanh
và chính xác nhất sẽ là người
chiến thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm
vụ:
HS sắp xếp các mảnh ghép,
tóm tắt truyện.
Bước 3: HS báo cáo kết quả
thực hiện:
Hai học sinh nhanh nhất được
trình bày, ai chính xác nhất sẽ
chiến thắng.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến
thức bằng sơ đồ.

2. Đề tài: Người nông dân Việt Nam trước
1945.
3. Xuất xứ và nhan đề:
- Ban đầu, tác phẩm được đặt tên là “Cái lò
gạch cũ” → gợi sự quẩn quanh bế tắc.
- Lúc in nhà xuất bản tự ý đổi tên là “Đôi lứa
xứng đôi” (1941) → nhằm nhấn mạnh mối

tình Chí Phèo - Thị Nở.
- 1946 in trong tập truyện “Luống cày”, tác giả
đổi tên thành “Chí Phèo”→ nhấn mạnh thân
phận bị lưu manh hóa, bị cự tuyệt quyền làm
người của Chí Phèo.
4. Tóm tắt tác phẩm:
- Chí Phèo là đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi trong lò
gạch cũ bỏ hoang. Được anh di thả ống lươn
mang về, sau đó chuyền tay cho người làng
nuôi.
- Lớn lên, Chí làm canh điền cho nhà Bá
Kiến. Lúc này, Chí là một thanh niên hiền
lành, khỏe mạnh, chịu thương chịu khó.
- Chí cứ bị bà Ba nhà Bá Kiến bắt lên bóp
chân, lại bóp lên trên. Chí bị Bá Kiến ghen và
đẩy vào tù.
- Sau khi ra tù Chí đã thay đổi thành kẻ lưu
manh, đến nhà Bá Kiến chửi bới, rạch mặt ăn
vạ.
- Chí Phèo đến nhà Bá Kiến xin đi ở tù nhưng
bị hắn lợi dụng, biến thành tay sai, thành “quỷ
dữ” của làng Vũ Đại.
- Chí Phèo gặp Thị Nở, ốm, thức tỉnh, được
thị chăm sóc và khao khát trở lại làm người
lương thiện.
- Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đã giết Bá
Kiến rồi tự sát.
- Sau khi Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn nhanh
xuống bụng và trong đầu hiện ra cái lò gạch
cũ bỏ hoang.

Câu hỏi nâng cao khả năng * Cuộc đời Chí Phèo đã trả qua những
vượt khó (AQ):
nghịch cảnh bất hạnh:
- Theo em, Chí Phèo đã gặp + Nghịch cảnh 1: Xuất thân chịu nhiều thiệt
phải những nghịch cảnh, bất thòi, bất hạnh.
hạnh gì trong đời?
+ Nghịch cảnh 2: Bị ép làm điều sai trái (bị bà
-HS thảo luận nhóm, trình bày. Ba gọi lên bóp chân).
- GV chốt ý:
+ Nghịch cảnh 3: bị Bá Kiến đẩy vào tù, chịu
10


tác động của những yếu tố tiêu cực của nhà tù
thực dân, ra tù lại bị Bá Kiến lợi dụng nên
thành kẻ lưu manh hóa.
+ Nghịch cảnh 4: Sau khi gặp Thị Nở, Chí
Phèo khao khát sống cùng thị và làm hòa với
những người lương thiện nhưng bị ngăn cản
bởi định kiến nên có cách giải quyết tiêu cực
(giết Bá Kiến rồi tự vẫn).
HĐ 3: Hướng dẫn HS tìm
hiểu nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm. (70 phút)
1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu
cách giới thiệu nhân vật (15’)
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn HS đọc diễn
cảm đoạn mở đầu.
- Em có cảm nhận gì về nội

dung điểm nhìn trần thuật,
giọng điệu đoạn văn vừa đọc.
Nhận xét về cách vào truyện và
giới thiệu nhân vật của nhà
văn?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm
vụ:
-01 HS đọc diễn cảm cho cả
lớp cùng nghe.
- HS làm việc cá nhân 01 phút,
sau đó trao đổi theo nhóm nhỏ
trong bàn.
Bước 3: HS báo cáo kết quả
thực hiện
- HS trình bày kết quả.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt
kiến thức
2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu
quá trình lưu manh hóa của
Chí Phèo. (20 phút)
a. Trước khi bị đẩy vào tù:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
- Xuất thân của Chí Phèo như
thế nào? Xuất thân ấy dự báo
điều gì về tương lai của Chí?
- Khi trưởng thành Chí làm gì?

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN


1. Cách giới thiệu nhân vật:
Nhân vật Chí Phèo được giới thiệu trực tiếp
qua tiếng chửi:
- Đối tượng chửi: Trời → cả làng Vũ Đại →
cha đứa nào không chửi nhau với hắn → đứa
chết mẹ nào đẻ ra thân hắn. Như vậy, đối
tượng tiếng chửi thu hẹp dần.
- Kết quả: Không ai đáp lại Chí Phèo, “chỉ có
ba con chó dữ với một thằng say rượu”.
- Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo: Thể hiện
tâm trạng bất mãn, bế tắc, sự phản ứng gay gắt
đối với cuộc đời; khao khát được đối thoại,
được giao tiếp với mọi người, cho thấy sự cô
độc.
- Ngôn ngữ trần thuật: đan xen giọng của dân
làng Vũ Đại, giọng của nhân vật, giọng của
nhà văn.
Nhận xét:
-Ngôn ngữ trần thuật biến hóa linh hoạt. Nhà
văn nhập vai nhân vật để khác họa tài tình nỗi
cô đơn và sự lưu manh trong Chí Phèo → Tài
năng, sự thấu hiểu và đồng cảm của Nam Cao.
- Cách giới thiệu nhân vật ấn tượng, kích thích
trí tò mò ở người đọc, thôi thúc người đọc tìm
hiểu.
2. Qúa trình lưu manh hóa của Chí Phèo
a. Trước khi bị đẩy vào tù:
-Xuất thân: là đứa trẻ bị bỏ rơi ở lò gạch cũ bỏ
hoang, không gia đình, không cha mẹ, không
họ hàng thân thích. Chí được người dân làng

Vũ Đại chuyền tay nhau nuôi, lớn lên đi ở đợ.
→ Xuất thân chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh, dễ
bị ức hiếp, dự báo cuộc đời đầy sóng gió.
- Trưởng thành:
+Ước mơ bình dị: có một gia đình nho nhỏ.
11


Tại sao khi bị bà Ba nhà Bá
kiến bắt lên bóp chân, Chí
không thích nhưng vẫn lên? Vì
sao Chí phải vào tù?
- Chí Phèo có phẩm chất gì?
- Nhận xét khái quát về nhân
vật Chí Phèo ở chặng đời này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm
vụ: Thảo luận theo cặp đôi.
Bước 3: HS báo cáo kết quả
thực hiện.
Bước 4: GV nhận xét, chốt
ý.Trong quá trình HS trả lời có
thể hỏi thêm câu hỏi liên hệ
nâng cao AQ: -Nếu bị cám dỗ,
ép buộc làm điều sai trái như
bà Ba ép Chí Phèo em sẽ giải
quyết tình huống như thế nào?
b. Sau khi ra tù:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
- Nguyên nhân nào khiến Chí
Phèo biến thành kẻ lưu manh?

Biểu hiện như thế nào? (ngoại
hình, tính cách, hành động?)
- Câu hỏi nâng cao AQ: Việc
Chí Phèo biến thành kẻ lưu
manh, triền miên trong những
cơn say đã gây nên những hậu
quả gì?
- Từ sự tha hóa của Chí Phèo,
Nam Cao muốn phản ánh hiện
tượng gì ở nông thôn Việt Nam
trước 8/1945?

Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải… khá
giả mua dăm ba sào ruộng làm.
+Làm canh điền cho nhà Bá Kiến, bị bà Ba
nhà Bá Kiến gọi lên bóp chân, lại cứ bóp lên
trên nữa, Chí cảm thấy nhục, khinh nhưng vẫn
phải làm vì sợ.
+ Bá Kiến ghen, vô cớ đẩy Chí Phèo vào tù.
- Phẩm chất: lương thiện, giàu lòng tự trọng
*Liên hệ nâng cao AQ:
Nếu bị cám dỗ, ép buộc làm điều sai trái
như bà Ba ép Chí Phèo em sẽ giải quyết tình
huống: Khéo léo từ chối/ Rủ người thân đi
cùng/ Khéo léo cho Bá Kiến biết để can
thiệp…
b. Sau khi ra tù:
- Bị những yếu tố tiêu cực ở nhà tù thực dân
tác động lại bị Bá Kiến lợi dụng, Chí đã trở
thành kẻ lưu manh, quỷ dữ ở làng Vũ Đại.

- Biểu hiện:
+ Ngoại hình: đầu cạo trọc lốc, răng cạo trắng
hớn, cái mặt đen, rất cơng cơng, hai mắt gườm
gườm,…→ Ngoại hình mang dấu ấn một kẻ
lưu manh, ngỗ ngược.
+ Hành động, tính cách: Uống rượu từ trưa đến
xế chiều, rồi say khướt; cứ rượu xong là hắn
chửi; chuyên “đập đầu, rạch mặt và đâm chém
người” → là tay sai đắc lực cho Bá Kiến.
- Hậu quả:
+ Bản thân: Mất nhận thức về bản thân và cuộc
sống. Chỉ sau trận ốm, tỉnh rượu sau nhiều
ngày say triền miên hắn mới lắng nghe được
những âm thanh quen thuộc của cuộc và nhận
ra hoàn cảnh của bản thân.
+ Đối với cộng đồng: Trở thành quỷ dữ của
làng Vũ Đại, phá nát biết bao cơ nghiệp, đạp
đổ biết bao hạnh phúc, làm chảy máu và nước
mắt của biết bao nhiêu người lương thiện.
→ Chí Phèo bị vùi dập cả thể xác lẫn tâm hồn,
lún sâu vào con đường tha hóa. Đây là một
hiện tượng mang tính quy luật trong xã hội
đương thời. Trước Chí Phèo có Binh Chức,
12


Câu hỏi liên hệ nâng cao AQ:
- Nguyên nhân nào khiến Chí
Phèo trở thành con quỷ dữ của
làng Vũ Đại? Chí Phèo có phải

chịu trách nhiệm đối với điều
này không? Nếu em là Chí
Phèo, em sẽ làm gì để không
gây hậu quả như trên? Rút ra
bài học cho bản thân?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm
vụ:
Bước 3: HS báo cáo kết quả
thực hiện:
Bước 4: GV nhận xét, chốt
kiến thức bằng sơ đồ.
3. Qúa trình thức tỉnh và bi
kịch bị cự tuyệt của Chí
Phèo. (35 phút)
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
-GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Chiếu slide nhiệm vụ các
nhóm để HS theo dõi, nhận xét
chéo cho nhau.
- Phát phiếu học tập số 2 cho
các nhóm:
Nhóm 1:
+ Diễn biến tâm lí của Chí
Phèo sau khi tỉnh rượu như thế
nào?
+ Được Thị Nở quan tâm,
mang cháo hành cho ăn, Chí
Phèo thay đổi như thế nào?
+ Thông qua sự hồi sinh của
Chí Phèo, hãy đánh giá tư

tưởng nhân đạo mà Nam Cao
gửi gắm?

Năm Thọ, sau Chí Phèo có thể lại một Chí
Phèo con ra đời.
Nam Cao đã phản ánh hiện thực ở nông
thôn Việt Nam trước 8/1945: người nông dân
thấp cổ bé họng bị ức hiếp, chà đạp đến mất cả
nhân hình lẫn nhân tính.
*Liên hệ nâng cao AQ:
- Chí Phèo từ nông dân hiền lành trở thành quỷ
dữ nguyên nhân chính do xã hội tàn nhẫn đọa
đày. Một phần do Chí Phèo không làm chủ
được mình: biết Bá Kiến là kẻ thù mà vẫn làm
tay sai, triền miên say, gây bao đau thương cho
người lương thiện.
- Nếu em là Chí Phèo em sẽ lao động kiếm
sống chân chính; không phụ thuộc vào Bá
Kiến, không để hắn lợi dụng thành tay sai;
không uống rượu hoặc chất kích thích khác để
luôn tự chủ trong cuộc sống.
- Bài học: Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng
phải sống chủ động, gìn giữ nhân phẩm, không
sa vào tệ nạn xã hội, không để kẻ xấu lôi kéo,
lợi dụng.
3. Qúa trình thức tỉnh và bi kịch bị cự tuyệt
của Chí Phèo.
a. Qúa trình thức tỉnh:
- Từ tỉnh rượu đến thức tỉnh nhận thức:
+ Sau khi gặp Thị Nở và ốm, Chí hết say, hoàn

toàn tỉnh táo.
+ Nhận thức ngoại cảnh: ghe thấy âm thanh
của cuộc sống: tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ
quá, tiếng cười nói của những người đi chợ về,
tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo,…→ Tâm
trạng bâng khuâng, lòng mơ hồ buồn.
+ Nhận thức, nhìn lại đời mình:
 Quá khứ: nhớ một thời “từng mơ ước có
một gia đình nho nhỏ…”
 Hiện tại: “già mà vẫn còn cô độc”
 Tương lai: Chí Phèo như trông thấy trước
tuổi già, đói rét, ốm đau, cô độc.
→ Sự thức tỉnh cảm xúc và khả năng nhận
thức ngoại cảnh, nhận thức chính mình báo
hiệu sự hồi sinh bản chất người trong Chí.
- Sự thay đổi của Chí Phèo khi được Thị Nở
chăm sóc, yêu thương:
13


Nhóm 2:
+ Vì sao Chí Phèo bị Thị Nở từ
chối sống chung?
+ Thái độ, tâm trạng của Chí
Phèo sau khi bị Thị Nở cự tuyệt
như thế nào?

Nhóm 3:
+ Nêu ý nghĩa ba câu nói của
Chí Phèo của Chí Phèo ở nhà

Bá Kiến:
- Tao muốn làm người lương

+ Thị Nở mang cháo hành cho Chí, giục hắn
ăn nóng, nhìn hắn cười tin cẩn.
+ Bát cháo hành và thái độ của Thị Nở đã tác
động mạnh mẽ đến tình cảm, tâm lí Chí Phèo:
Ngạc nhiên → Thấy mắt mình ươn ướt→Ăn
năn, muốn làm nũng với thị như với mẹ →
Khao khát được trở lại làm người lương thiện,
làm hòa với mọi người →Mong muốn có mái
ấm gia đình cùng Thị Nở
Nhận xét: Thông qua sự hồi sinh của Chí
Phèo, Nam Cao khẳng định:
- Sức sống bất diệt của thiên lương. (Bản chất
lương thiện trong Chí chưa bao giờ mất dù bị
đọa đày trong kiếp sống quỷ dữ, khi có cơ hội
sẽ bùng lên mạnh mẽ).
- Khẳng định tình thương yêu có thể cảm hóa
con người (tình thương và chăm sóc của Thị
Nở đã đánh thức nhận thức, khát khao lương
thiện ở Chí Phèo).
- Cần tin vào bản tính tốt đẹp, vun đắp phần
người trong mỗi cá nhân thêm bền vững.
b. Chí Phèo bị cự tuyệt, giết Bá Kiến rồi tự
sát.
* Chí Phèo bị cự tuyệt
- Nguyên nhân:
+ Trực tiếp: Bà cô Thị Nở ngăn cản
+ Sâu xa: định kiến xã hội

- Tâm trạng, thái độ:
+ Ngạc nhiên → thất vọng. (Chí Phèo “ngẩn
người”, “cứ ngồi ngẩn mặt không nói gì”)
+ Đuổi theo Thị Nở, nắm lấy tay níu kéo
nhưng bị Thị Nở đẩy ngã dúi => nỗ lực níu giữ
cho thấy Chí vẫn khao khát tình yêu, thiết tha
được làm người lương thiện
+Toan đập đầu ăn vạ → uống thật say → càng
uống càng tỉnh → buồn → thoang thoảng thấy
hơi cháo hành → ôm mặt khóc rưng rức =>
đau khổ, tuyệt vọng bởi không thể hoàn lương.
* Chí Phèo phẫn uất, tuyệt vọng, giết Bá
Kiến rồi tự sát.
- Chí xách dao ra đi, định đến nhà Thị Nở để
đâm chết bà cô Thị Nở.
- Quên rẽ vào nhà Thị Nở, Chí Phèo đến nhà
Bá Kiến và tuyên bố:
14


thiện!
- Ai cho tao lương thiện?
- Tao không thể là người lương
thiện nữa.
+ Tại sao Chí Phèo lại giết Bá
Kiến rồi tự sát?
+ Thông điệp sâu sắc Nam Cao
muốn gửi gắm qua sự việc này
là gì?


Nhóm 4:(Liên hệ nâng cao
AQ)
+ Trong xã hội ngày nay có còn
những người như Chí Phèo hay
không?
+ Nếu em là Chí Phèo, em sẽ
làm gì để thoát khỏi bi kịch bị
tất cả mọi người khinh ghét,

+“ Tao muốn làm người lương thiện!”: →
khẳng định khát khao muốn được hoàn lương,
trở lại làm người lương thiện.
+“Ai cho tao lương thiện?” → bộc lộ nỗi uất
ức bởi sự thật nghiệt ngã: bị cự tuyệt, sinh ra là
người mà không có quyền được làm người
lương thiện. Kẻ thù không chỉ là Bá Kiến mà
còn là xã hội phi nhân tính.
+“Tao không thể là người lương thiện nữa”→
Khẳng định không thể hoàn lương.
=> Ba câu nói diễn đạt sâu sắc sự chuyển đổi
trong cảm xúc, nhận thức của Chí Phèo.
- Chí Phèo giết Bá Kiến: vì phẫn uất đỉnh điểm
→ phản kháng, trả thù kẻ đã đẩy mình vào con
đường bi thảm => phản ánh mâu thuẫn không
thể dung hòa.
- Chí Phèo thự sát: vì tuyệt vọng khi đã thức
tỉnh hoàn toàn. Không thể trở lại làm kẻ lưu
manh, không thể trở về với cuộc sống lương
thiện. Chết là sự giải thoát duy nhất cho Chí
Phèo khỏi bế tắc đau đớn => Chí Phèo coi khát

khao lương thiện lớn hơn cả mạng sống.
Nhận xét:
- Chí Phèo điển hình cho số phận bi thảm của
người nông dân Việt Nam trước 8/1945.
- Tố cáo mãnh liệt xã hội thực dân phong kiến
đã đẩy người nông dân lương thiện vào con
đường lưu manh hóa, cướp đi cả nhân hình lẫn
nhân tính, đẩy họ vào chỗ chết.
- Nhà văn trân trọng, phát hiện, khẳng định
bản chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả
khi tưởng như họ đã bị biến thành quỷ dữ.
- Tác giả nêu chân lí giản dị: “tức nước vỡ bờ”;
lên tiếng bênh vực, đòi quyền sống, quyền làm
người chân chính cho người dân nghèo.
* Liên hệ, nâng cao AQ:
- Xã hội ngày nay đâu đó vẫn có những con
người như Chí Phèo: say rượu, nghiện hút, làm
càn,…đó là nỗi khiếp sợ của bao người. Trong
số đó không ít người chết bởi bế tắc hoặc khó
khăn khi tái hòa nhập cộng đồng.
- Nếu em là Chí Phèo, để thoát khỏi bi kịch bị
cự tuyệt làm người lương thiện, sẽ phải:
+ Xem việc bị cự tuyệt là hậu quả tất yếu sau
15


ghê sợ? Rút bài học sống cho
bản thân?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm
vụ:

HS thảo luận nhóm.
Bước 3: HS báo cáo kết quả
thực hiện: đại diện các nhóm
rình bày, các nhóm khác theo
dõi, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt
kiến thức

nhiều năm gây tội ác với người dân, không
trầm trọng hóa việc bị Thị Nở từ chối đến mức
tuyệt vọng, bế tắc.
+ Kiên quyết không làm tay sai cho Bá Kiến,
chấm dứt những hành động tội ác.
+ Lao động chân chính, giúp đỡ người khác,
dần lấy lại niềm tin của mọi người.
+ Bỏ làng ra đi cùng Thị Nở, làm lại cuộc đời
ở xứ khác;….
=>Bài học: Cần vị tha, bao dung đối với những
người từng lầm lỡ, tạo điều kiện để họ được
làm lại cuộc đời; Luôn tự chủ, tránh xa cái xấu,
cái ác, không để kẻ xấu lợi dụng, luôn sống lạc
quan, tin tưởng tương lai tươi sáng,…
HĐ 4: Hướng dẫn HS tổng III. TỔNG KẾT:
kết (8 phút)
1. Nội dung:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
- Gía trị hiện thực: khắc họa bức tranh hiện
- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát giá thực tàn khốc về số phận người nông dân Việt
trị nội dung và nghệ thuật.
Nam trước Cách mạng và những mâu thuẫn

Bước 2: HS thực hiện nhiệm giai cấp âm thầm, gay gắt .
vụ
- Gía trị nhân đạo: kết án đanh thép xã hội
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực dân, phong kiến tàn ác. Thương xót số
thực hiện:
phận bị tàn phá cả thể xác lẫn tâm hồn, khẳng
- Khái quát bài học bằng sơ đồ định phẩm chất tốt đẹp của người nông dân
tư duy.
nghèo.
Bước 4: GV nhận xét, chốt 2. Nghệ thuật:
kiến thức.
- Xây dựng kết cấu truyện: kết cấu vòng tròn
- Trần thuật linh hoạt.
- Xây dựng nhân vật điển hình.
- Miêu tả, khắc họa tâm lí nhân vật.
- Ngôn ngữ bình dị, gần gũi ngôn ngữ đời
thường, đa giọng điệu.
3. Hoạt động luyện tập (15 phút)
* Mục tiêu: giúp học sinh nắm chắc bài học.
* Phương pháp/ kĩ thuật: Động não, hoạt động nhóm.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
*Trò chơi ô chữ
*Trò chơi ô chữ, hoàn thành phiếu học tập: - Câu hỏi: Phiếu học tập số 3
- Chiếu slide về câu hỏi, bảng ô chữ cần
giải. Phát phiếu học tập số 3 để 4 nhóm - Đáp án:
+ Từ hàng ngang: Câu 1: chửi.
hoàn thành trong thời gian tối đa 5 phút.

- Tổ chức thi đua trả lời câu hỏi, tìm ô chữ Câu 2: con quỷ. Câu 3 : nhà tù.
hàng ngang, hàng dọc phù hợp giữa 4 Câu 4: ăn vạ. Câu 5: lò gạch. Câu
16


nhóm. Nhóm nào nhanh, chính xác nhất sẽ
chiến thắng.
*So sánh, liên hệ: Cùng là hình tượng
người nông dân nhưng Chí Phèo có gì
khác so với chị Dậu (Tắt đèn –Ngô Tất
Tố), lão Hạc (Lão Hạc – Nam Cao)?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Hoạt
động theo nhóm.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện:
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Bước 4: GV nhận xét. Hướng dẫn HS tự
tìm hiểu các nhân vật Thị Nở, Bá Kiến,
người dân làng Vũ Đại.

6: lưu manh. Câu 7: cơng cơng.
Câu 8: uống rượu. Câu 9: rưng rức.
+ Từ hàng dọc: Hoàn lương.
*Cùng là hình tượng người nông
dân Việt Nam trước Cách mạng
nhưng nỗi khổ của chị Dậu, lão
Hạc là nỗi khổ về vật chất, sưu cao
thuế nặng nhưng họ vẫn gìn giữ
được nhân phẩm còn Chí Phèo đã
bán cả linh hồn lẫn thể xác cho quỷ
dữ để tồn tại, rơi vào bi kịch tinh

thần đau đớn, dai dẳng, không lối
thoát: bị lưu manh hóa và cự tuyệt
quyền làm người.

4. Hoạt động vận dụng (12 phút)
* Mục tiêu: giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã tìm hiểu và được học để rút
được các bài học sống cho bản thân, có cái nhìn bao quát, nhiều chiều về vấn đề.
* Phương pháp/ kĩ thuật: dạy học theo dự án, động não, hoạt động nhóm.
* Hình thức tổ chức hoạt động: hoàn thành phiếu học tập.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS hoàn HS hoàn thành phiếu học
thành phiếu học tập số 4.
tập:
- Hoàn thành cột “L” (điều đã học được sau bài Bài học sống rút ra sau
học) trong phiếu học tập số 1, đối chiếu với điều khi đọc hiểu truyện ngắn
muốn biết (K), đã biết (W) để đánh giá kết quả học “Chí Phèo” (Nam Cao)
tập, sự tiến bộ của học sinh.
Từ
Từ Từ
Từ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào điều đã
n/v n/v n/v người
tự tìm hiểu và được học tại lớp, HS hoạt động cá
Chí Thị Bá
dân
nhân, hoàn thành phiếu học tập.
Phèo Nở Kiế làng
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện: Cá nhân
n


trình bày sản phẩm: phiếu điều tra, HS khác bổ
Đại.
sung.

… …

Bước 4: GV nhận xét.
5. Hoạt động mở rộng, sáng tạo (10 phút)
* Mục tiêu: giúp học sinh tiếp tục tìm tòi, mở rộng kiến thức, sáng tạo.
* Phương pháp/ kĩ thuật: dạy học theo dự án, động não,thuyết trình, đóng vai,…
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu
cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
-HS thuyết
1.Tổ chức trò chơi tập làm nhà văn:
trình hợp lí
Nếu được phép, em sẽ viết lại kết truyện như thế nào? Vì sao?
đề xuất hoặc
2. Hướng dẫn HS tìm đọc trọn vẹn truyện “ Chí Phèo”, các bài phản bác kết
thơ, bài phê bình hay viết về truyện này.
truyện “Chí
17


3. Hướng dẫn HS diễn hai hoạt cảnh: Thị Nở mang cháo hành Phèo” các
cho Chí Phèo và Chí Phèo đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện.
bạn đưa ra.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: HS hoạt động cá
nhân, ghi hướng kết thúc truyện vào thẻ màu. Nhiệm vụ 2: Thực - HS tìm và
đọc tư liệu
hiện ở nhà. Nhiệm vụ 3: Thực hiện trong buổi ngoại khóa.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện: HS dán thẻ màu lên bảng, hay.
- HS diễn tốt
thuyết trình lí do sáng tạo như vậy. HS khác nhận xét, bổ sung.
đoạn
Bước 4: GV giúp HS nhận ra giữa mong muốn và hiện thực có hai
mối quan hệ chặt chẽ nên kết thúc truyện của Nam Cao là tất yếu trích được
đúng với hiện thực khách quan; Khích lệ HS tìm tòi, sáng tạo, hướng dẫn.
liên hệ, ứng dụng bài học vào cuộc sống.
Giải pháp 3: Xây dựng đề kiểm tra, đánh giá sau bài học để kiểm tra hiểu
biết, cảm nhận về tác phẩm và khả năng vượt khó.
Sau khi dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” theo định hướng phát triển năng
lực, đặc biệt chú ý việc ứng dụng, nâng cao khả năng vượt khó (AQ) cho HS, tôi
đã xây dựng đề kiểm tra để đánh giá hiểu biết về tác phẩm và AQ ở các em. Từ
đó có cơ sở để đánh giá hiệu quả các biện pháp đã thực hiện, rút các kết luận sư
phạm cần thiết, rút kinh nghiệm cho việc dạy học các bài đọc văn khác.
Giải pháp 4: Kết hợp với dạy học sinh làm đề đọc hiểu, nghị luận xã hội;
giới thiệu tìm hiểu thêm các nhận định và văn bản văn học khác.
Để nâng cao khả năng vượt khó cho HS, ngoài việc dạy học các văn bản
văn học trong sách giáo khoa tôi còn lồng ghép trong các đề đọc hiểu, nghị luận
xã hội. Xin dẫn ra đây một số đề tiêu biểu đã hướng dẫn HS làm: “Cây thành
công”, “Hai anh em”, “Vượt qua nghịch cảnh”…Tôi còn giới thiệu thêm cho
học sinh các câu danh ngôn ý nghĩa về vượt qua nghịch cảnh; các văn bản văn
học trong và ngoài chương trình như: “Hai đứa trẻ”, “Chữ người tử tù”, “Hồn
Trương Ba, da hàng thịt”, “Số phận con người”, “Trứng đại bàng”, “Ngọc trai
và nghịch cảnh”, “Cà rốt, trứng và hạt cà phê”, “Trái tim sư tử”, “Cát hay là
ngọc”, “Tự truyện Trí khùng”…Với những gợi dẫn này, học sinh sẽ đọc, cảm

nhận, suy nghĩ, liên hệ, nâng cao khả năng vượt khó cho bản thân dựa trên các
bước đọc hiểu như trên đã trình bày.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
*Về định tính: Qua không khí giờ học và mức độ tư duy, phản ứng của
HS trước các tình huống đưa ra, tôi nhận thấy: Ở lớp đối chứng 11C7, sự hứng
thú, chủ động học tập vẫn chưa cao. Ngược lại, ở lớp thực nghiệm 11C8, học
sinh rất hứng thú với bài học. Các em đã chủ động khám phá nội dung, nghệ
thuật tác phẩm; chủ động trong hoạt động nhóm, mạnh dạn bày tỏ ý kiến, đề
xuất hướng giải quyết tình huống, biết đặt mình vào nhân vật để diễn xuất tốt, từ
đó liên hệ, rút ra những bài học vượt khó đáng quý.
*Về định lượng: Tôi đã cho học sinh hai lớp 11C8 (lớp thực nghiệm) và
11C7 (lớp đối chứng) kiểm tra ở hai thời điểm trước và sau tác động để thấy
được hiệu quả của sáng kiến. (Đề bài được thể hiện ở phụ lục).
18


Kết quả như sau:
Bảng 1: Thống kê điểm trước và sau tác động ở lớp thực nghiệm – 11C8
Số bài
Điểm
Điểm
TB
0-2 3
4
5
6
7
8

9
10
Trước 41 SL 0
1
5
11
15
6
3
0
0
5,7
tác
% 0% 2,4 12, 26, 36, 14, 7,3 0% 0%
động
%
2% 8% 6% 7% %
Sau
41 SL 0
0
0
9
14
10
6
2
0
6,5
tác
% 0% 0% 0% 22

34, 24, 14, 4,9 0%
động
%
1% 4% 6% %
Bảng 2: Thống kê điểm trước và sau tác động ở lớp đối chứng – 11C7
Số bài
Điểm
Điểm
TB
0-2 3
4
5
6
7
8
9
10
Trước 41 SL 0
0
5
11
16
6
3
0
0
5,8
tác
% 0% 0% 12, 26, 39, 14, 7,3 0% 0%
động

2% 8% 0% 7% %
Sau
41 SL 0
0
4
8
18
8
3
0
0
6,0
tác
% 0% 0% 9,8 19, 43, 19, 7,3 0% 0%
động
%
5% 9% 5% %
Bảng 3: So sánh kết quả trước và sau tác động giữa hai lớp.
Điểm
trung Điểm
trung Chênh
lệch
Lớp
Điểm
bình
chung bình chung sau điểm trước và
trước tác động tác động
sau tác động
Thực nghiệm
5,7

6,5
0,8
Đối chứng
5,8
6,0
0,2
Chênh lệch giữa lớp thực
-0,1
0,5
0,6
nghiệm với lớp đối chứng
Nhìn vào kết quả bảng 1,2,3 ta thấy: Trước tác động, sự chênh lệch điểm
trung bình chung giữa lớp thực nghiệm và đối chứng không đáng kể, thậm chí
lớp đối chứng có phần nhỉnh hơn (11C7:5,8 – 11C8: 5,7). Sau tác động lớp thực
nghiệm tiến bộ rõ rệt. Điểm trung bình chung ở lớp thực nghiệm trước và sau tác
động tăng 0,8 điểm (từ 5,7 lên 6,5) còn ở lớp đối chứng tăng rất ít: 0,2 điểm (từ
5,8 lên 6,0). Chênh lệch điểm trung bình chung giữa lớp thực nghiệm với lớp đối
chứng trong lần kiểm tra sau so với lần trước là 0,6 điểm. Hơn nữa, nếu lần đầu
kiểm tra, cả hai lớp có một số học sinh đạt điểm dưới trung bình, ít điểm 8,
không có điểm 9,10 thì sau tác động ở lớp thực nghiệm không còn học sinh bị
điểm yếu kém, nhiều điểm 8, có 2 điểm 9 còn ở lớp đối chứng các con điểm rất
ít biến động. Như vậy, kết quả học tập thu được ở lớp thực nghiệm tốt hơn hẳn
so với lớp đối chứng.
Trên đây là những cơ sở vững chắc để ta khẳng định: Việc dạy học truyện
ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao) theo các giải pháp trên thực sự mang lại hiệu quả
đáng khích lệ, mang lại tác dụng giáo dục cao.
2.4.2. Đối với đồng nghiệp và nhà trường
19



Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy các biện pháp nâng cao khả năng
vượt khó cho học sinh qua dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” đạt hiệu quả cao.
Điều này đã được các đồng nghiệp khẳng định khi dự giờ và trao đổi chuyên
môn. Từ kết quả thu được như trên, Tổ Ngữ văn trường THPT Triệu Sơn 1 đã
xây dựng chuyên đề: Nâng cao khả năng vượt khó cho học sinh qua dạy học văn
bản tự sự trong chương trình Ngữ văn THPT. Từ đó góp phần tích cực nâng cao
chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng, giáo dục nhà trường nói chung.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Nâng cao khả năng vượt khó cho học sinh qua dạy học văn bản văn học là
một hướng đi mới và thiết thực nhưng chưa được chú ý đúng mức. Giáo viên
gặp không ít khó khăn trong việc tìm tài liệu, định hướng biện pháp, xác định
nội dung thực hiện.
Giải pháp nâng cao khả năng vượt khó cho học sinh qua dạy học truyện
ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao) xuất phát từ đặc trưng dạy học văn bản văn học và
yêu cầu thực tiễn cuộc sống. Cách làm này có tính ứng dụng thực tiễn lớn, nâng
cao bản lĩnh sống, khả năng vượt khó học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực hiện nay.
Các giải pháp, biện pháp cụ thể để nâng cao khả năng vượt khó cho học
sinh qua dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao) như đã nêu trên mang lại
hiệu quả giáo dục cao và dễ thực hiện, có thể áp dụng cho nhiều bài dạy học văn
bản văn học và thực hiện được cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau.
2. Kiến nghị:
- Sở GD&ĐT Thanh Hóa nên tăng cường thêm các chuyên đề tập huấn
để giáo viên Ngữ văn nắm vững và thực hiện hiệu quả việc đổi mới phương
pháp dạy học, đặc biệt là các phương pháp hướng dẫn học sinh liên hệ, ứng dụng
văn học nhà trường vào thực tiễn cuộc sống, góp phần nâng cao khả năng vượt
khó, rèn luyện bản lĩnh sống cho học sinh thông qua dạy học văn.
- Nhà trường cần tạo điều kiện về trang thiết bị dạy học để giáo viên có
điều kiện thực hiện các phương pháp dạy học mới. Thư viện nhà trường cần bổ

sung các tài liệu về kĩ năng sống, rèn luyện bản lĩnh, vượt lên nghịch cảnh cho
học sinh và giáo viên tham khảo.
- Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi đã thực hiện tại đơn vị
trường THPT Triệu Sơn 1 trong năm học vừa qua. Rất mong đề tài này được
xem xét, mở rộng hơn nữa để áp dụng cho nhiều bài học, nhiều đối tượng học
sinh, giúp việc dạy học Ngữ văn trở nên thiết thực, hiệu quả hơn.

20


XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Nguyễn Thị Huyền

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
***********
[1]. Bộ GD&ĐT, (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban
hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
[2]. Bộ GD&ĐT, (2014), Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp
trung học phổ thông”

[3]. Bộ GD&ĐT, (2017), Tài liệu tập huấn “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức
hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn”- Bộ
GD&ĐT
[4]. Bộ GD&ĐT, (2018), Tài liệu bồi dưỡng “Bồi dưỡng giáo viên trung học
phổ thông về dạy học tích cực”
[5]. Phan Trọng Luận (Chủ biên), (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng môn Ngữ văn lớp 11, NXB Đại học Sư phạm.
[6]. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), (2015), Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11
tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam
[7]. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), (2015), Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12
tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam
[8]. Paul Stoltz, (2015), AQ – Chỉ số vượt khó, biến khó khăn thành cơ hội,
Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
[9]. Các bài viết trên các trang website:

Đỗ Hạnh Nga, (2015), Khái niệm “Khả năng
vượt khó”, “Yếu tố rủi ro” và “Yếu tố bảo vệ” trong nghiên cứu về những
vấn đề học đường ngày nay.
, Quang Dương, (2003), Chỉ số AQ – Bản lĩnh vào đời.
, Nguyễn Thị Diễm Hằng, (2018), Khả năng
vượt khó của sinh viên thiệt thòi Đại học Huế.


×