Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tổ chức hoạt động học bài phú sông bạch đằng (ngữ văn 10, tập hai) theo phương pháp tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.62 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THCS&THPT THỐNG NHẤT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC BÀI PHÚ SÔNG BẠCH
ĐẰNG
(NGỮ VĂN 10, TẬP HAI) THEO PHƯƠNG PHÁP
TÍCH HỢP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC
SINH

Người thực hiện: Lưu Thị Khoa
Chức vụ: Phó Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận


II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
III. Xây dựng bài học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng
lực
VI. Thiết kế bài Phú sông Bạch Đằng bằng phương pháp tích hợp
nhằm phát triển năng lực học sinh
V. Hiệu quả tổ chức hoạt động học bài học Phú sông Bạch Đằng nhằm
định hướng phát triển năng lực học sinh
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
II. Kiến nghị
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI

1
1
2
2
2
3
3
5
7
10
21
22
22
22
24
25


2


A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Hiện nay đổi mới phương pháp dạy- học đang trở thành nhu cầu tất
yếu của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất
lượng dạy và học. Tự đổi mới cũng là con đường đưa giáo dục Việt Nam
hòa nhập với nền giáo dục hiện đại toàn cầu, tiến kịp nền giáo dục tiên
tiến của các quốc gia trên thế giới. Một trong những phương pháp đổi mới
đem lại hiệu quả khá cao trong nhà trường hiện nay đó là phương pháp
tích hợp. Phương pháp tích hợp cho phép giáo viên có thể kết hợp nhiều
kỹ năng trong một tiết dạy vừa dạy kiến thức vừa dạy kỹ năng sống vừa
dạy cách làm người. Không những thế, tích hợp còn là sự phối hợp nhiều
môn khoa học hay các phân môn trong cùng một bộ môn để làm cho tiết
học trở nên phong phú đa dạng và thu hút hơn đối với người tiếp nhận.
Môn Ngữ văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội,
điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư
tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn còn là một môn học thuộc
nhóm công cụ. Điều đó nói lên mối quan hệ giữa Ngữ Văn và các môn
khác. Học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các
môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn. Cho
nên tự nó cũng toát lên yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết
gắn với đời sống. Hơn nữa, Ngữ Văn cũng là môn học góp phần hình
thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân
cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời
hoặc học lên những bậc học cao hơn. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa
mở cửa cho tương lai.
Thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học môn Ngữ văn đồng
thời phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới

sách giáo khoa và quan điểm tích hợp là vấn đề cần được quan tâm nhất
hiện nay. Bởi tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại. Nó
giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận
thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện
kiến thức, đồng thời phát triển năng lực, tư duy biện chứng, khả năng
thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân
môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Và vì
thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá trình thực hiện
chương trình Ngữ văn, tôi thấy tính ưu việt của phương pháp dạy học tích
hợp các kiến thức liên môn này hơn hẳn những phương pháp trước đây
được vận dụng. Tính ưu việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ,
niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Tiếp nối
vấn đề đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Tổ chức hoạt động học bài Phú
3


sông Bạch Đằng (Ngữ văn 10, tập hai) theo phương pháp tích hợp
nhằm phát triển năng lực học sinh”.
II. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy học
bài thơ Phú sông Bạch Đằng nói riêng.
- Giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn và phát triển
năng lực.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống
trong thực tiễn.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Lí thuyết về dạy học tích hợp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học.
- Thiết kế bài dạy Phú sông Bạch Đằng theo phương pháp tích hợp.
- Biện pháp tổ chức hoạt động học khi dạy bài Phú sông Bạch Đằng.


IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát (Thông qua dự giờ)
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích – tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh....
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

4


B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Một số vấn đề chung về dạy học tích hợp và dạy học tích hợp môn
Ngữ văn ở nhà trường phổ thông
1.1. Quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức
năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh
vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc
Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự
phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ
thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ
thống ấy.
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong
lĩnh vực khoa học giáo dục (GD), khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì
khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm GD toàn diện con người, chống lại

hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp
còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc
tính trội của các loại hình nhà trường vốn có.
Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ
hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách
hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng
ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví
dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trường, GD an toàn giao thông
trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội… xây
dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống.
Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế
trong việc xác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong
xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm
tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá
trình học tập và quá trình DH. Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong
quá trình dạy học là cần thiết.
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm
tích hợp trong GD và DH sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết
những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với
HS so với việc các môn học, các mặt GD được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp
là một trong những quan điểm GD nhằm nâng cao năng lực của người học,
giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết
các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Nhiều nước trong khu vực Châu Á và
5


trên thế giới đã thực hiện quan điểm tích hợp trong DH và cho rằng quan
điểm này đã đem lại hiệu quả nhất định.
Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước
hết phải thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập

đại thành của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra
trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải
quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử
dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh
vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp HS học tập thông minh
và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri
thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau
và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại.
Tích hợp là quan điểm hòa nhập, được hình thành từ sự nhất thể hóa
những khả năng, một sự quy tụ tối đa tất cả những đặc trưng chung vào
một chỉnh thể duy nhất. Khoa học hiện nay coi trọng tính tương thích, bổ
sung lẫn nhau để tìm kiếm những quan điểm tiếp xúc có thể chấp nhận
đựợc để tạo nên tính bền vững của quá trình DH các môn học.
Trong một số môn học, tư tưởng tích hợp được tiếp nhận với các
mức độ thấp và khác nhau như: Lồng ghép - là đưa thêm nội dung cần học
tương tự với môn học chính; tích hợp - là sự kết hợp tri thức của nhiều
môn học tạo nên môn học mới.
Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã
được GV tiếp nhận nhưng ở mức độ thấp. Phần lớn GV lựa chọn mức độ
tích hợp “liên môn” hoặc tích hợp “nội môn”. Các bài dạy theo hướng tích
hợp sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát
triển của cộng đồng. Những nội dung dạy HS nhỏ tuổi theo các chủ đề
“Gia đình”, “Nhà trường”, “Cuộc sống quanh ta”, “Trái đất và hành
tinh”…làm cho HS có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc,
phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng. Học theo hướng tích hợp
sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh
mình, việc học gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu tố để các em học
tập. Những thắc mắc nảy sinh từ thực tế làm nảy sinh nhu cầu giải quyết
vấn đề của các em. Chẳng hạn “vì sao có sấm chớp?’, “vì sao không được
chặt cây phá rừng?”, “vì sao….?.”

1.2. Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn
Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú
trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống
việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực
hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình
thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm
duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học
hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để
6


giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ
năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn”.
Ngày nay nhiều lí thuyết hiện đại về quá trình học tập đã nhấn mạnh
rằng hoạt động của HS trước hết là học cách học. Theo ý nghĩa đó, quan
điểm dạy học tích hợp đòi hỏi GV phải có cách dạy chú trọng phát triển ở
HS cách thức lĩnh hội kiến thức và năng lực, phải dạy cho HS cách thức
hành động để hình thành kiến thức và kĩ năng cho chính mình, phải có
cách dạy buộc HS phải tự đọc, tự học để hình thành thói quen tự đọc, tự
học suốt đời, coi đó cũng là một hoạt động đọc hiểu trong suốt quá trình
học tập ở nhà trường.
Quan điểm dạy học tích hợp hay dạy cách học, dạy tự đọc, tự học
không coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho HS. Vấn đề là phải xử lí đúng đắn
mối quan hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành,
phát triển năng lực, tiềm lực cho HS. Đây thực chất là biến quá trình truyền
thụ tri thức thành quá trình HS tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri
thức, hình thành kĩ năng. Muốn vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh
hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý đã đành, mà còn cần khắc phục
khuynh hướng rèn luyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, ít có khả
năng sử dụng vào đọc hiểu văn bản, vào những tình huống có ý nghĩa đối

với HS, coi nhẹ kiến thức, nhất là kiến thức phương pháp.
Tóm lại, “Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được
quán triệt trong toàn bộ môn học: từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn;
quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu
tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong SGK,
tích hợp trong phương pháp dạy học của GV và tích hợp trong hoạt động
học tập của HS; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm
“lấy HS làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học
tập của HS trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy
năng lực tự học của HS, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho
HS thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý nghĩa và như
vậy đào tạo mới có kết quả.”
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy
truyền thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách
rời từng phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu
quả đem lại cũng chưa cao.
Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu
của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học
sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có
hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng
giữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí
7


thuyết và các kĩ năng thực hành, đưa được những kiến thức về văn, Tiếng Việt
vào quá trình tạo lập văn bản một cách hiệu quả.
Có nhiều hình thức tích hợp: Kiểu tích hợp giữa các phân môn trong
cùng một bộ môn (chẳng hạn ở môn Ngữ văn có Văn - Tiếng Việt -Tập làm
văn). Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa các phân môn một

cách đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung
làm nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho
phân môn khác và đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử
dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.
Hình thức tích hợp được các GV vận dụng và hiện đang được đẩy
mạnh là tích hợp liên môn.
Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với các
kiến thức của các bộ môn khác, các ngành khoa học, nghệ thuật khác,
cũng như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống
cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho
học sinh.
Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức này, học sinh tỏ ra rất hào hứng
với nội dung bài học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung
nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả. Mặt khác, các kiến thức liên ngành
thông qua hình thức tích hợp này còn giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở
để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa của văn bản.
Các tiết dạy được thực hiện với lớp 10A1, 10A2, 10A4 Trường
THCS&THPT Thống Nhất, qua thực tế dạy học, tôi thấy rằng việc kết hợp
kiến thức liên môn vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là
việc làm hết sức cần thiết, hữu ích. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn
không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến
thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình
huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Khi thực hiện tiết dạy tích hợp với công nghệ thông tin như cho học
sinh xem vi deo, xem hình ảnh, phóng sự về những địa danh, sự kiện,
thông tin liên quan đến bài học thì học sinh đã rất hào hứng, phấn khởi và
tự các em đã có thêm những cảm nhận, những hiểu biết mà bản thân tự
khám phá về bài học.
Khi tích hợp với các kiến thức liên môn, học sinh cảm thấy bài học
thú vị hơn, có nhiều em reo lên vì mình vừa khám phá ra một điều mới mẻ.

Đồng thời chúng tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục, tích hợp kiến thức liên môn vào
giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh phát triển năng lực
tư duy, hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó.

8


Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến
thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn,
sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh
hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá
nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến
thức vào thực tế tốt hơn.
III. Xây dựng bài học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực
1. Quan niệm về “bài học”
Theo nghĩa hẹp, bài học là một tên bài cụ thể, thuộc một phân môn trong
SGK, chẳng hạn Phong cách ngôn ngữ hành chính, Chiếc thuyền ngoài xa,... nhằm
cung cấp một đơn vị kiến thức hoặc góp phần hình thành một kĩ năng cho HS. Các
bài học trong SGK Ngữ văn hiện hành đang được biên soạn theo hướng này.
Theo nghĩa rộng, « bài học là một chủ đề hoặc chuyên đề. Trong một bài
học theo nghĩa rộng sẽ có nhiều đơn vị kiến thức và kĩ năng, thuộc một hoặc
nhiều phân môn nhằm hướng tới giải quyết một hoặc một số vấn đề để hình
thành một kĩ năng/năng lực cho HS ». Đây là dạng bài học (unit) xuất hiện trong
SGK của nhiều nước trên thế giới.
Để đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, cần rà soát CT và SGK hiện
hành, sắp xếp lại các nội dung dạy học để biên soạn thành các chủ đề/chuyên đề
nhằm phát triển năng lực học sinh.

9



2. Đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt
động học của học sinh
Để phát triển năng lực của học sinh trong giờ học Ngữ văn cấp THPT, cần
đổi mới mạnh mẽ mô hình tổ chức dạy học trong việc thiết kế bài học từ phía
giáo viên. Trong thiết kế, giáo viên phải cho thấy rõ các hoạt động của học sinh
chiếm vị trí chủ yếu trong tiến trình tổ chức dạy học. Bằng việc “vận dụng
thuyết kiến tạo vào dạy học, các bài học trong sách hướng dẫn học sinh được
thiết kế theo định hướng hình thành và phát triển năng lực của học sinh theo tiến
trình của hoạt động học, với các bước: Khởi động/Trải nghiệm/ Tạo tình huống
xuất phát – Hình thành kiến thức – Thực hành – Vận dụng – Mở rộng, bổ sung /
phát triển ý tưởng sáng tạo, giáo viên cấp THPT có thể tham khảo và vận dụng
cách làm này để đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, góp phần phát triển
năng lực cho học sinh”. Mô hình tổ chức dạy học này có thể áp dụng cho cả hai
loại bài học (theo nghĩa rộng và hẹp) như đã nêu ở tất cả các phân môn Văn học,
Tiếng Việt và Làm văn trong CT và SGK Ngữ văn THPT. Mục đích, nội dung và
cách thức tiến hành của mỗi bước như sau:
a. Hoạt động khởi động/trải nghiệm/ tạo tình huống xuất phát
Hoạt động trải nghiệm được tổ chức khi bắt đầu một bài học. Mục đích
của hoạt động này nhằm giúp học sinh “huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có
để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, dựa trên quan điểm rằng: việc
tiếp thu kiến thức mới bao giờ cũng dựa trên những kinh nghiệm đã có trước đó
của người học”. Đồng thời, hoạt động này cũng giúp giáo viên tìm hiểu xem học
sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến
nội dung của bài học. Bên cạnh đó, hoạt động này còn nhằm tạo ra hứng thú và
một tâm thế tích cực để học sinh bước vào bài học mới. Để tổ chức hoạt động
này, có thể sử dụng một số nội dung và hình thức sau:
- Câu hỏi, bài tập: Trong mỗi bài học, hoạt động khởi động thường gồm 13 câu hỏi, bài tập. Các bài tập này thường là quan sát tranh/ảnh để trao đổi với
nhau về một vấn đề nào đó có liên quan đến bài học. Cũng có một số bài tập

không sử dụng tranh/ảnh mà trực tiếp ôn lại kiến thức đã học ở cấp/lớp dưới,
nhưng thiết kế dưới dạng nhiệm vụ kết nối hoặc những câu hỏi. Tuy nhiên, các
câu hỏi không nên mang nhiều tính lý thuyết mà nên huy động những kinh
nghiệm thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học để tạo sự hứng thú và suy
nghĩ tích cực cho người học
- Thi đọc, ngâm thơ, kể chuyện, hát…: Một số hoạt động yêu cầu học sinh
đọc diễn cảm, ngâm thơ, kể chuyện hoặc hát về chủ đề liên quan đến bài học.
Các hoạt động này trong một số trường hợp được thiết kế thành các cuộc thi,
nhằm tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú trước khi tiến hành học bài mới.
- Trò chơi: Một số trò chơi trong hoạt động khởi động giúp tạo ra hứng thú
trước khi vào bài học mới. Các trò chơi này cũng có nội dung gắn với mỗi bài học.
b. Hoạt động hình thành kiến thức

10


Mục đích của hoạt động này nhằm giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức
mới thông qua hệ thống các bài tập/ nhiệm vụ. Nội dung tri thức ở hoạt động
này thuộc các phân môn Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn trong sách giáo
khoa. Với mỗi phân môn, học sinh sẽ được thu nhận những kiến thức của bài
học để kết nối những gì đã biết với những gì chưa biết. Từng nội dung kiến thức
của mỗi phân môn sẽ được tiến hành theo một số định hướng sau:
* Đọc hiểu văn bản
Đọc là hoạt động quan trọng và là bước đi đầu tiên khi tiếp xúc với tác
phẩm, cũng là khâu đầu tiên của quá trinh đọc hiểu tác phẩm. Phương tiện biểu
đạt của tác phẩm là ngôn ngữ, do vậy đọc văn bản chính là quá trình làm sống
động thế giới ngôn từ của tác phẩm. Có hai hình thức đọc tác phẩm là đọc thầm
và đọc thành tiếng. Đọc thầm là hình thức đọc bằng mắt, đọc cho cá nhân người
tiếp nhận, quá trình tiếp nhận diễn ra ở bên trong người đọc; còn đọc thành tiếng
là một cách đọc để thưởng thức, để chia sẻ những cảm nhận về văn bản trong

một nhóm người đọc, biến câu chữ thành âm thanh, giai điệu.
Hoạt động đọc được tiến hành đồng thời với hoạt động tìm hiểu văn bản.
Giáo viên cần thiết kế những hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
bằng việc sử dụng một số câu hỏi tập hợp thành một bài tập/nhiệm vụ lớn hơn;
thiết kế các bài tập trắc nghiệm, kết hợp tự luận; thiết kế các hoạt động kích
thích khám phá, sáng tạo… Nội dung các bài tập/ nhiệm vụ trong mục này nêu
lên các yêu cầu tìm hiểu về đặc điểm thể loại, nội dung, nghệ thuật của văn bản.
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản cần chú ý đến cách đọc văn bản theo
đặc trưng thể loại. Chẳng hạn, với những tác phẩm văn học dân gian, cần chú ý
khai thác những đặc điểm thuộc về phương thức tồn tại của văn bản (tính truyền
miệng, tính tập thể) và đặc điểm của từng thể loại văn bản (sử thi, truyền thuyết,
cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn, ca dao,…). Với văn học trung đại, chú ý khai
thác đặc trưng thi pháp của mỗi thể loại như tác dụng của niêm, luật, nghệ thuật
đối, tương phản, thủ pháp tả cảnh ngụ tình, cách sử dụng “nhãn tự” và “câu
thần” trong thơ; cách xây dựng cốt truyện và nhân vật, ngôn ngữ trong tác phẩm
tự sự (truyện, truyện thơ,…). Với văn học hiện đại, chú ý khai thác tác phẩm
theo bút pháp của từng thể loại như: bút pháp hiện thực, bút pháp lãng mạn, cảm
hứng sử thi, cảm hứng thế sự, cảm hứng trữ tình – chính luận,… Từ cách tiếp
cận đặc điểm thể loại và thi pháp để tìm hiểu, khai thác các giá trị nội dung và
nghệ thuật của văn bản.
* Tích hợp kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt
Việc hình thành kiến thức tiếng Việt cần tích hợp với nhiệm vụ tìm hiểu
văn bản. Theo các nội dung của bài học, giáo viên đưa ra một số bài tập/ nhiệm
vụ yêu cầu học sinh tìm hiểu các kiến thức Tiếng Việt theo hướng khai tác các
yếu tố ngôn ngữ gắn với việc đọc hiểu văn bản trước đó. Các khái niệm lí thuyết
ngôn ngữ học cần được giảm tải, chuyển hóa thành dạng kĩ năng, giúp học sinh
dễ tiếp nhận hơn.
* Tích hợp kiến thức, kĩ năng Làm văn

11



Kiến thức Làm văn giúp học sinh chuyển hoá quá trình tiếp nhận văn bản
sang qúa trình tạo lập văn bản, giúp học sinh biết cách thể hiện tốt nhất những gì
mình đã được tiếp nhận. Các kiến thức Làm văn cũng được dạy tích hợp với
Đọc hiểu và Tiếng Việt. Cũng như phần kiến thức Tiếng Việt, những nội dung lí
thuyết Làm văn được giảm tải và chuyển hóa thành kĩ năng, được chuyển tải tới
học sinh dưới dạng các nhiệm vụ, bài tập để học sinh chủ động hình thành kiến
thức cho mỗi cá nhân.
c. Hoạt động luyện tập
Mục đích của hoạt động này là yêu cầu học sinh phải vận dụng những
kiến thức vừa học được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. Thông qua đó,
giáo viên xem học sinh đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm ở mức độ nào.
Hoạt động thực hành gồm các bài tập/ nhiệm vụ yêu cầu học sinh củng cố các tri
thức vừa học và rèn luyện các kĩ năng liên quan. Các bài tập/ nhiệm vụ trong
phần thực hành cũng theo trình tự: Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt và Làm văn.
Các bài tập/ nhiệm vụ trong Hoạt động luyện tập tập trung hướng đến
việc hình thành các kĩ năng cho học sinh, khác với các bài tập Hoạt động hình
thành kiến thức mới chủ yếu hướng tới việc khám phá tri thức. Đây là những
hoạt động gắn với thực tiễn bao gồm những nhiệm vụ như trình bày, viết văn, …
d. Hoạt động ứng dụng/vận dụng
Mục đích của hoạt động ứng dụng là giúp học sinh sử dụng kiến thức, kĩ
năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế. “Thực tế” ở đây
được hiểu là thực tế trong nhà trường, trong gia đình và trong cuộc sống của học
sinh. Hoạt động này sẽ khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái
mới theo sự hiểu biết của mình; tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra
những cách giải quyết vấn đề khác nhau; góp phần hình thành năng lực học tập
với gia đình và cộng đồng.
Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ:
- Vận dụng kiến thức đọc hiểu để giải thích, phân tích một hiện tượng văn

học, văn hóa khác tương ứng. Ví dụ: giải thích câu tục ngữ, phân tích bài ca dao,
nêu ý kiến về một hiện tượng văn hóa, vận dụng phương pháp đọc văn bản để
tìm hiểu một văn bản tương đương,…
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt để giải quyết một số vấn đề,
như: giải nghĩa, tìm từ loại, xác định cấu tạo từ, phong cách ngôn ngữ,… trong
các hiện tượng ngôn ngữ của cuộc sống.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng Làm văn để nói, viết, trình bày,... tạo lập các
văn bản với phương thức biểu đạt tương ứng với nội dung bài học.
e. Hoạt động mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Mục đích của hoạt động này giúp học sinh tiếp tục mở rộng kiến thức, kĩ
năng. Hoạt động này dựa trên lập luận cho rằng, quá trình nhận thức của học
sinh là không ngừng, do vậy cần có sự định hướng để đáp ứng nhu cầu tiếp tục
học tập, rèn luyện sau mỗi bài học cụ thể.
Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ:
- Đọc thêm các đoạn trích, văn bản có liên quan.
- Trao đổi với người thân về nội dung bài học, như: kể cho người thân
nghe về câu chuyện vừa học, hỏi về ý nghĩa của câu chuyện, v.v…
12


- Tỡm c sỏch bỏo, mng internet mt s ni dung theo yờu cu.
Do hot ng m rng cú tớnh cht tip ni v gn kt vi hot ng vn
dng, nờn cú th kt hp 2 hot ng vn dng v m rng trong tin trỡnh bi
hc ca hc sinh.
VI. Thit k bi Phỳ sụng Bch ng bng phng phỏp tớch hp nhm
phỏt trin nng lc hc sinh
A. MC TIấU BI HC
1. Mụn ng vn
1.1. Kin thc
- Hiu nhng c sc v ni dung v ngh thut ca bi Phỳ sụng Bch

ng Trng Hỏn Siờu: tinh thn yờu nc, t ho dõn tc, li kt cu v li
vn kt hp bin ngu vi th.
- Nhn bit mt vi c im c bn ca th phỳ.
- Nm c mt s nột v s phõn loi v cỏch th hin ni dung ca th phỳ.
1.2. K nng
- Bit cỏch c- hiu mt bi phỳ theo c trng th loi.
1.3.Thỏi
- Tỡnh cm yờu quớ, trõn trng nhng tỏc phm ngh thut c bit nhng
bi phỳ thi xa cú giỏ tr nh mt tỏc phm vn hc;
- Lũng yờu quờ hng, t nc, con ngi Vit Nam; t ho v truyn
thng lch s ho hựng ca dõn tc.
- í thc v trỏch nhim ca cụng dõn vi cng ng, vi s nghip xõy
dng v bo v T quc.
2. Mụn Lch s
1. 2 Về kiến thức
- Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, nhân dân Việt Nam phải
liên tiếp tổ chức những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm,
bảo vệ tổ quốc.
- Với tinh thần dũng cảm, truyền thống yêu nớc sâu đậm,
nhân dân ta đã chủ động sáng tạo, vợt qua mọi thử thách khó
khăn đánh tan các đạo quân xâm lợc.
- Trong sự nghiệp chống ngoại xâm vĩ đại đó, không chỉ
nổi lên những trận quyết chiến đầy sáng tạo mà còn xuất hiện
một loạt các nhà chỉ huy quân sự tài năng.
2.2. Về giỏo dc
- Giáo dục lòng yêu nớc, ý thức bảo vệ nền độc lập, thống
nhất của Tổ quốc.
- Bồi dỡng ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn giữa các dân tộc.
- Bồi dỡng niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn các thế hệ
tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình về tổ

quốc.
3.2. Kĩ năng
- Rốn k nng xem xột cỏc s kin lch s trong mi quan h gia khụng
gian, thi gian v xó hi
13


- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tích
cực bồi dỡng kĩ năng phân tích, tổng hợp.
- Rốn k nng phõn tớch liờn h
3.3 Thỏi
- Bi dng lũng yờu nc v ý thc dõn tc, lũng bit n i vi cỏc
anh hựng dõn tc.
- Bi dng ý thc phỏt huy lũng yờu nc trong s nghip xõy dng t
nc, nõng cao i sng ca nhõn dõn.
3. Mụn Giỏo dc cụng dõn
3.1 Kin thc
- Nờu c th no l lũng yờu nc v cỏc biu hin c th ca lũng yờu
nc Vit Nam
- Trỡnh by c trỏch nhim ca cụng dõn, c bit l cụng dõn hc sinh
i vi s nghip xõy dng v bo v t quc Vit nam xó hi ch ngha
3.2 K nng
- Giỏo dc ý thc bo v truyn thng, di sn vn hoỏ dõn tc cng nh ý
thc bo v t quc.
- Bit tham gia cỏc hot ng xõy dng, bo v quờ hng, t nc phự
hp vi kh nng ca bn thõn.
- Rốn k nng quan sỏt, phõn tớch, tng hp kin thc.
3.3. Thỏi
- Hc sinh cú thỏi nghiờm tỳc trong hc tp v nghiờn.
- Bi dng ý thc v ci ngun dõn tc, lũng yờu quờ hng t nc

v ý thc gi gỡn bn sc vn hoỏ dõn tc
- Cú ý thc hc tp, rốn luyn gúp phn vo s nghip xõy dng v bo
v quờ hng, t nc.
4. Mụn Giỏo dc Quc phũng An ninh
4.1. Kin thc
Hiu c nhng kin thc c bn v lch s dng nc v gi nc ca dõn
tc, tinh thn yờu nc, ý chớ qut cng, ti thao lc ỏnh gic ca ụng cha ta.
4.2 K nng
Bit tham gia cỏc hot ng xõy dng, bo v quờ hng, t nc phự
hp vi kh nng ca bn thõn
4.3 Thỏi
Cú ý thc trỏch nhim trong vic gi gỡn v phỏt huy truyn thng v
vang ca dõn tc, cú thỏi hc tp v rốn luyn tt, sn sng tham gia vo s
nghip xõy dng v bo v t quc.
5. Mụn a lý
5.1 Kin thc
- Xỏc nh c v trớ a lý, phm vi gii hn( cỏc im cc Bc,
Nam,ụng, Tõy) ca mt a danh.
- c im lónh th Vit Nam.
5.2 K nng
S dng lc v cỏc trn ỏnh xỏc nh v trớ, gii hn, phm vi
lónh th.
14


6. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực phân tích, so sánh; năng lực giao tiếp
- Năng lực riêng: năng lực giải thích các vấn đề văn hóa, lịch sử; năng lực
cảm thụ tác phẩm văn học thuộc thể loại Phú năng lực làm việc nhóm...
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sách giáo khoa Ngữ 10, Tài liệu tham khảo.
- Lược đồ trận Bạch Đằng, phim tư liệu, băng tư liệu về các trận chiến
trên sông Bạch Đằng, các hình ảnh minh họa, tranh bãi cọc ngầm, chân dung
những người anh hùng trong trận chiến Sông Bạch Đằng….
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu
- Học liệu: Bài tập tình huống
- Phiếu học tập/ phiếu giao nhiệm vụ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc văn bản trong SGK, trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài
- Tìm đọc lại kiến thức lịch sử, văn hóa, địa lí về các chiến công trên dòng
sông Bạch Đằng
- Chuẩn bị bài văn thuyết minh bằng hình ảnh về tác giả Trương Hán Siêu
và sông Bạch Đằng theo nhóm đã phân công
- Nghiên cứu trước nội dung liên quan đến chuyên đề.
- Bút dạ hoặc bút màu để thảo luận nhóm.
- Sưu tầm tranh ảnh, lược đồ về các trận quyết chiến chiến lược của dân
tộc từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Ổn định lớp
* Kiểm tra bài cũ
* Tiến trình bài học
 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động của giáo viên và học sinh
I. Hoạt động 1: Khởi động
- GV giao nhiệm vụ:
+Trình chiếu video clip về chiến thắng
Bạch Đằng, tranh ảnh tác giả Trương Hán
Siêu, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)

+Chuẩn bị bảng lắp ghép
+ Trả lời các câu hỏi
- Bức tranh gợi cho anh/chị nhớ đến giai
đoạn lịch sử nào của nước ta?
- Những hiểu biết và cảm nhận của
anh/chị về không khí thời đại ấy?
Hãy kể tên những địa danh gắn liền với
những sự kiện lịch sử mà em biết?
? Nhắc đến sông Bạch Đằng, các em nhớ
đến những cuộc kháng chiến nào?
* HS:

Yêu cầu cần đạt
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải
quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải
quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú.

15


+ Nhìn hình đoán tác giả
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
+ Đọc, ngâm thơ liên quan đến bài phú
- HS thực hiện nhiệm vụ:
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Những chiến công lớn trên sông Bạch
Đằng
1.Năm 938: Ngô Quyền chém đầu

tướng giặc Hoằng Thao, phá tan quân
xâm lược Nam Hán.
2.Năm 981: Vua Lê Đại Hành giết
tướng Hầu Nhân Bảo, đánh tan quân
Tống xâm lược.
3.Năm 1288: Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên
Mông – bắt sống tướng giặc Ô Mã Nhi
GV nhận xét và dẫn vào bài mới:
GV tích hợp kiến thức âm nhạc: Em đã
từng nghe ca khúc nào viết về dòng sông
Bạch Đằng lịch sử và các trận chiến hãy
hát một đoạn về bài hát đó?
GV cho học sinh thưởng thức một đoạn
bài hát “ Bài hát trên sông Bạch Đằng”Hoàng Quý, “Bạch Đằng giang”- Lưu
Hữu Phước, “Bài ca Hào khí Đông A” –
Lê Công Thủy, để tạo tâm thế cho HS
tiếp nhận kiến thức.
GV đặt câu hỏi: Cảm nhận của em về
truyền thống đấu tranh giữ nước của dân
tộc qua âm điệu của bài hát?
HS trả lời:
- Âm điệu bài hát hùng tráng, .
- Dân tộc Việt Nam là dân tộc anh
hùng trong đấu tranh chống giặc ngoại
xâm.
 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của GV - HS


Yêu cầu cần đạt

* Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả và tác phẩm

16


Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí
GV cho Hs xem bức tranh di tích đền
thờ Trương Hán Siêu trên núi Non nước
nay thuộc thành phố Ninh Bình, Bảo
tàng lịch sử tỉnh, khu di tích đền Trần
(Nam Định) để tìm hiểu các hiện vật về
chiến thắng trên sông Bạch Đằng
HS tìm hiểu kiến thức lịch sử, áp dụng
kĩ năng trình bày một vấn đề và nội
dung văn thuyết minh để làm việc ở nhà
theo nhóm, chuẩn bị thuyết minh trước
lớp.
GV nêu vấn đề
GV tích hợp với kiến thức lịch sử Gv
phát vấn – HS bằng kiến thức lịch sử,
cụ thể là hiểu biết về các cuộc chiến
diễn ra trên dòng sông Bạch Đằng.
? So sánh cách đánh của Nhà Trần
trong cuộc kháng chiến lần 2 và lần 3 :
?Nguyên nhân, Ý nghĩa lịch sử thắng
lợi của ba lần kháng chiến chống
quân xâm lược Mông –Nguyên?
HS thảo luận cặp trao đổi, đại diện trả

lời
+ Giống tránh thế giặc mạnh lúc đầu ,
chủ động đánh chặn giặc vừa rút lui vừ
bảo tòan lực lượng,chờ thời cơ phản
công, vườn không nhà trống .
+ Khác : tập trung tiêu diệt đoàn
thuyền lương , không có gạo ăn , dồn
địch vào thế bị động ; chủ động , bố trí
trận địa bãi cọc ngầm ở sông Bạch
Đằng tiêu diệt địch , đập tan ý đồ xâm
lược.
Nguyên nhân
-Tinh thần hy sinh,quyết chiến quyết
thắng của quân dân ta,nòng cốt là quân
đội nhà Trần .
-Chiến lược, chiến thuật đúng đắn,
sáng tạo của Vua Trần và Trần Hưng
Đạo.
-Tài chỉ huy của Trần Hưng Đạo.
-Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh
nhiều , lấy yếu đánh mạnh”; “đoản binh
thắng trường trận”.

I. TÌM HIỂU CHUNG
1) Tác giả
- Là người có học vấn uyên thâm, từng tham g
vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng.
2) Địa dang lịch sử Sông Bạch Đằng.
- Là một nhánh sông đổ ra biển thuộc Quảng N
- Gắn với các chiến công chống quân Nam Hán

- Sông Bạch Đằng – Danh thắng lịch sử và là n
3) Tác phẩm
- Thể loại : phú cổ thể.
- Hoàn cảnh ra đời : khi vương triều nhà Trần đ
trong hiện tại.
- Bố cục:
Thể loại phú.
- Ra đời khoảng 50 năm sau chiến thắng quân M
- Bố cục một bài phú thường có bốn đoạn: đoạ
của Trương Hán Siêu cũng giống bố cục của mộ
- Bố cục: 4 phần.

17


Ý nghĩa
-Đập tan ý chí xâm lược của quân thù ,
bảo vệ độc lập , chủ quyến toàn vẹn lãnh
thổ.
-Nâng cao lòng tự hào, tự cường của
dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân.
-Xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
-Kế hoạch bành trướng xuống phương
Nam và Đông Nam Á bị phá tan.
Ngoài dấu tích bãi cọc ở Yên Giang
còn có bãi cọc Đồng Vạn Muối được
giới khảo cổ học nghiên cứu năm
2009
Tích hợp kiến thức làm văn: Văn
thuyết minh

Nhóm 1: Thuyết minh những nét chính
về tác giả Trương Hán Siêu
HS trả lời:
- Trương Hán Siêu (? - 1354)
- Người làng Phúc Am, huyện Yên
Ninh (Ninh Bình).
- Tính tình cương trực, học vấn uyên
thâm.
Nhóm 2: Thuyết minh về vị trí địa lí và
những chiến công gắn với địa danh
sông Bạch Đằng
GV chốt và nhắc lại kiến thức cơ bản.
(HS Vận dụng kiến thức văn thuyết
minh, lịch sử, địa lí để tìm hiểu vấn đề.
* Tìm hiểu thế trận bãi cọc ngầm trên
sông Bạch Đằng 1288
GV yêu cầu HS đọc tư liệu, tích hợp
kiến thức Địa lý 10 bài 16 “Sóng.Thủy
Triều.Dòng biển”; GDQP 10 bài 1
“Truyền thống đánh giặc giữ nước của
dân tộc Việt Nam” để trả lời câu hỏi.
Câu hỏi:
(?) Đoạn thơ sau trong bài Phú Bạch
Đằng của Trương Hán Siêu mô tả về
sông Bạch Đằng như thế nào ?
“… Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi 1
chiều.
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba

18


thu.
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.
(?) Như thế nào là thủy triều? Dựa trên
sự lên xuống của thủy triều em hãy cho
biết Trần Quốc Tuấn đã cho nhân ta xây
dựng bãi cọc ngầm như thế nào?
(?) Trận địa cọc ngầm thể hiện truyền
thống đánh giặc gì của cha ông?
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét
và trên cơ sở tích hợp kiến thức môn
Ngữ văn 10 bài “Phú Bạch Đằng”; Địa
lý 10 bài 16 “Sóng.Thủy triều.Dòng
biển”, GDQP 10 bài 1 “Truyền thống
đánh giữ nước của dân tộc Việt Nam”
hướng dẫn HS chốt ý:
Họat động 2: Tìm hiểu văn bản
Thao tác 1: Tìm hiểu văn bản
Đọc VB: GV mời một HS đọc văn bản.
GV nhận xét ( Cách đọc diễn cảm ,cách
ngắt nhịp, lưu ý đọc theo cảm xúc của
từng đoạn).

II. ĐỌC –HIỂU
1) Hình tượng nhân vật "khách"
- "Khách" xuất hiện với tư thế của con người có
nhiều nơi ,muốn đi nhiều chỗ ,không phải chỉ n
- Tráng chí bốn phương của "khách" được gợi

Việt).
GV chia lớp thành 04 nhóm, phát - Cảm xúc vừa vui sướng, tự hào vừa buồn đa
phiếu học tập.
cảnh thực : của Đại Than ,Đông Triều ….)
GV chia nhóm, phân công nhiệm vụ
+Vui trước cảnh vật vừa hoành tráng ,vĩ đại ,
Hs hoàn thành phiếu học tập ở nhà và "nước trời...”, "phong cảnh ...”, "bờ lau...”, "b
chuẩn bị bài thuyết trình theo nhóm
+ Tự hào trước những chiến tích quá khứ vẻ va
+ Buồn đau nhớ tiếc vì chiến trường xưa oanh
Nhóm 1: Làm phiếu học tập số 1
đẹp đầy tính nhân văn. Giọng văn trở nên man m
Cử đại diện trình bày về nhân vật Khách
và cảm hứng với cuộc du ngoạn trên
2) Hình tượng bô lão
sông Bạch Đằng.
- Các bô lão đến với "khách" bằng thái độ nhi
Các thành viên trong nhóm bổ sung Hoằng Thao", các bô lão kể cho "khách" nghe v
- Cuộc đối đầu giữa : ý chí yêu nước ,quyết bảo
thêm
Nhóm còn lại nhận xét bổ sung và đặt
câu hỏi để làm sáng rõ vấn đề.
Đại diện nhóm 1 trả lời :
- Khách – là sự phân thân của tác giả, tư
thế ung dung, tâm hồn khoáng đạt.
- Địa danh TQ: Nguyên Tương, Vũ Huyệt,
Cửu Giang Ngũ Hồ,... => Khách là
người đi nhiều, biết rộng mang tráng chí
bốn phương, qua nhiều miền sông bể


- Diễn biến: trận chiến ác liệt mang hình tượng
- Kết thúc : Giặc thất bại ,chuốc nhục muôn đờ
trụi”
- Lời kể theo trình tự diễn biến của sự kiện với
- Sau lời kể về trận chiến là suy ngẫm, bình luậ
+ Chỉ ra nguyên nhân ta thắng, địch thua :Trời đ
+ Khẳng định vị trí, vai trò của con người . Đ
“ .Đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn và có
19


bằng trí tưởng tượng, bằng sự hiểu biết.
- Địa danh Việt: Cửa Đại Than, bến Đông
Triều, sông Bạch Đằng => Cảnh thực,
cụ thể.
- Tâm trạng khách:
+ Vui thú trước cảnh nước trời kì vĩ, tự
hào trước dòng sông từng ghi bao chiến
tích.
+ Lúc buồn tiếc vì cảnh xưa thật đáng tự
hào giờ đìu hiu hoang quạnh, tiếc
thương những người anh hùng đã khuất.
=> Tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc.
Gv nhận xét và chốt ý
Gv có thể hỏi thêm 1 số câu hỏi để giúp
làm sáng rõ vấn đề:
1. Nhân vật Khách – sự phân thân của
tác giả Trương Hán Siêu lại tìm đến
thiên nhiên với mục đích gì?
2. Các địa danh được nhân vật khách

nhắc đến làm sao khách có thể đến trong
một sớm một chiều được? Vậy những
địa danh ấy có ý nghĩa như thế nào? Qua
đó thấy được vẻ đẹp gì trong tâm hồn và
tráng chí của nhân vật khách?
3. Bạch Đằng giang được cảm nhận với
những sắc thái như thế nào?
4. Cảm xúc của khách trước khung cảnh
thiên nhiên sông Bạch Đằng: phấn khởi,
tự hào hay buồn thương, nuối tiếc vì
những giá trị đã lùi vào quá khứ? Lí
giải?
GV bình và chuyển ý: Cái thế giới mà
nhân vật Khách tìm đến không phải là
thiên nhiên tĩnh: một vầng trăng lạnh,
một đám mây cao, một dòng sông vắng
mà thiên nhiên ông tìm đến là một thế
giới hải hồ rộng lớn.
Cảm hứng về cuộc viễn du mở đầu bài
phú thực ra là sự chuẩn bị một không
khí thích hợp cho người đọc trước khi
bước vào thế giới hùng vĩ của sông Bạch
Đằng lịch sử.
GV cho HS đọc tư liệu về khu di tích
lịch sử chiến thắng Bạch Đằng tích

- Cuối cùng là lời ca của các vị bô lão mang ý n
) thì tiêu vong chỉ có người nhân nghĩa ( Ngô Q
3) Lời ca cũng là lời bình luận của Khách
- Ca ngợi sự anh minh của "hai vị thánh quân"

- Ca ngợi chiến tích của quân và dân ta trên sôn
hệ giữa địa linh và nhân kiệt, nhân kiệt là yếu t
tài có "đức cao".
* So sánh với bài thơ Bạch Đằng Giang của Ng

Điểm tương đồng:
+ Cảm hứng ngợi ca, tự hào về chiến thắng và c
+ Khẳng định vai trò có tính chất quyết định ch

Điểm khác biệt:
+ Nguyễn Sưởng đặt hai yếu tố trên ngang hàng
+ Trương Hán Siêu đã khắc phục hạn chế đó kh
III. Tổng kết bài học:
1. Giá trị nội dung:
– Lòng yêu nước.
– Tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng bất
– Tư tưởng nhân văn cao đẹp:
+ Khẳng định và đề cao vai trò của con người, đ
+ Nỗi niềm cảm khái trước sông Bạch Đằng tro
2. Nghệ thuật:
– Cấu tứ: đơn giản mà hấp dẫn.
– Bố cục: chặt chẽ.

20


hợp kiến thức địa lý, GDCD 7 bài 15
“Bảo vệ di sản văn hóa” để trả lời các
câu hỏi.
Câu hỏi tích hợp

(?) Em hiểu thế nào là di tích lịch sử văn
hóa ?
(?) Từ khu di tích lịch sử chiến thắng
Bạch Đằng, em có trách nhiệm gì trong
việc bảo vệ di tích lịch sử nơi em sống?
HS trả lời, GV nhận xét và trên
cơ sở, GDCD lớp 7 bài 15 “Bảo vệ di
sản văn hóa” để hướng dẫn HS rút ra
kết luận:
- Di tích lịch sử -văn hóa là công trình
xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật
có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Gv mở rộng và tích hợp, cung cấp
kiến thức hiểu biết xã hội :
Đại diện nhóm 2 trả lời:
Gv mở rộng: So sánh với bài thơ Bạch
Đằng Giang của Nguyễn Sưởng?
Gv bình và chuyển vấn đề: Từ miêu tả
và trữ tình, tác giả chuyển sang tự sự,
ngôn ngữ sống động biến hóa hẳn lên.
Đoạn văn tràn đầy cảm hứng lịch sử
mang âm hưởng anh hùng ca, tác giả đã
tạo được không khí trang nghiêm đĩnh
đạc, làm nền cho miêu tả trận chiến
Nhóm 3: Trong lời ca của các bô lão có
đề cập tới chân lí của chính nghĩa. Đó là
chân lí gì?
- Lời tuyên ngôn khẳng định chân lí của
các bô lão là gì ? Lời ca nối tiếp của
khách nhằm khẳng định điều gì ?

GV nhận xét, bổ sung.
Nhóm 3: Trong lời ca của các bô lão có
đề cập tới chân lí của chính nghĩa. Đó là
chân lí gì?
- Lời tuyên ngôn khẳng định chân lí của
các bô lão là gì ? Lời ca nối tiếp của
khách nhằm khẳng định điều gì ?
Đại diện nhóm 3 trả lời
- Lời ca của các bô lão: bất nghĩa: tiêu
21


vong; anh hùng: lưu danh.
-> Tuyên ngôn về chân lý vĩnh hằng, là
quy luật từ ngàn xưa đến nay.
GV nhận xét, bổ sung.
Nhóm 4: Tiếp nối lời ca của khách đã ca
ngợi và rút ra bài học gì cho hậu thế?
Tích hợp kiến thức giáo dục công dân,
Giáo dục Quốc phòng – An ninh
Trách nhiệm của mỗi người đối với
việc bảo vệ chủ quyền dân tộc:
-Luôn mang trong mình tinh thần tự hào,
tự tôn dân tộc, lòng yêu nước thiết tha.
-Luôn có ý thức cảnh giác trước mọi âm
mưu xâm lược của kẻ thù.
-Sống có mục đích, lí tưởng; học tập và
rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
Gv liên hệ với thực tiễn:
Bài phú đã khắc họa một cảnh trí mĩ lệ

của Tổ Quốc với tất cả hình bóng chiến
công oanh liệt của quân dân ta thời
trước, đồng thời gợi lên cho chúng ta
những con em đất Việt ngày nay trong
thế hệ Hồ Chí Minh một bài học sâu sắc
về sự quyết tâm bảo vệ bằng bất cứ giá
nào cho trọn vẹn non sông gấm vóc mà
tổ tiên để lại cho mình.
Gv cho HS nghe một đoạn về lời bài hát
“Hào khí Việt Nam”, “ Tổ quốc gọi tên
mình”.
Trách nhiệm của mỗi người đối với
việc bảo vệ chủ quyền dân tộc:
- Luôn mang trong mình tinh thần tự
hào, tự tôn dân tộc, lòng yêu nước thiết
tha.
- Luôn có ý thức cảnh giác trước mọi âm
mưu xâm lược của kẻ thù.
- Sống có mục đích, lí tưởng; học tập và
rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
Đại diện nhóm 4 trả lời
- “Anh minh hai vị thánh quân... đức
cao”. Giữa “địa linh” và “nhân kiệt” thì
con người là yếu tố quyết định.
- Lời ca kết thúc bài phú vừa mang niềm
tự hào dân tộc vừa thể hiện tư tưởng
nhân văn cao đẹp.
22



Họat động 3: Tổng kết
Hãy khái quát những nét chính về giá trị – Hình tượng nghệ thuật: sinh động, vừa gợi hìn
nội dung và nghệ thuật của bài phú.
– Ngôn ngữ: trang trọng, hào sảng vừa lắng đọn
Gv cho Hs xem lại băng tư liệu về chiến ” Bài phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú tro
thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng để
củng cố và ghi nhớ kiến thức lịch sử đã
học và thấy được giá trị nghệ thuật của
tác phẩm
HS trả lời và GV chốt ý:
- Bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt,
ngôn từ vừa trang trọng vừa gợi cảm.
 3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Câu 1. "Tử Trường" trong bài phú Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán
Siêu là tên chữ của:
A. Đào Tiềm
B. Lý Bạch
C. Tư Mã Thiên D. Gia Cát Lượng
Câu 2. Sông Bạch Đằng gắn liền với chiến công lịch sử nào của dân tộc?
A. Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán
B. Lí Thường Kiệt chống quân xâm lược Tống.
C. Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh.
D. Quang Trung đại phá quân Thanh.
Câu 3. Cảnh tượng sông nước Bạch Đằng được tái hiện trong bài Phú
sông Bạch Đằng có đặc điểm gì?
A. Lộng lẫy, sinh động, nhiều màu vẻ
B. Bao la, mênh mông rợn ngợp
C. Ảm đạm, đìu hiu, quạnh vắng
D. Vừa hùng vĩ, hoành tráng vừa ảm đạm hiu hắt

(Đáp án: [1]='C'; [2]='A'; [3]='D')
 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI
I. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Mồ thù như núi, cỏ cây tươi,
Sóng biển gầm vang, đá ngất trời.
Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết,
Nửa do sông núi, nửa do người.
(Sông Bạch Đằng, Nguyễn Sưởng)
(2) Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:
Anh minh hai vị Thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thủa thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.
(Trích Phú Sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu)

23


1. Xác định các biện pháp tu từ và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp đó
trong đoạn trích (1)?
2. Nêu nội dung chính của đoạn trích (2)?
3. So sánh điểm giống nhau và khác nhau về nội dung của văn bản (1) và (2)?
II. Trong những ngày tháng chống Mĩ hào hùng, Chế Lan Viên viết:
Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng
Bằng những kiến thức đã học với hình tượng trong bài Phú sông Bạch
Đằng của Trương Hán Siêu, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của
em về hình tượng sông Bạch Đằng.

V. Hiệu quả tổ chức hoạt động học bài học Phú sông Bạch Đằng bằng phương
pháp tích hợp nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh
Thông qua hoạt động học, học sinh có dịp được bộc lộ cảm nhận, trau dồi
khả năng giao tiếp. Đồng thời giáo viên cũng có cơ hội để nắm được trình độ
tiếp nhận của học sinh với những mặt mạnh, mặt yếu cần điều chỉnh, biểu
dương, phát huy. Không khí giờ học thực sự dân chủ.
Trong mấy năm gần đây khi tổ chức cho học sinh lớp10 của Trường
THCS&THPT Thống Nhất học tập theo thiết kế bài học trên, bản thân tôi thấy
rất có hiệu quả, có những phản hồi tích cực từ học sinh và đồng nghiệp. Nhiều
học sinh đã thực sự trưởng thành khi được hoạt động qua các hoạt động học tập,
không còn thụ động mà đủ tự tin tham gia tranh luận, thảo luận, phản biện. Học
sinh có những thay đổi nhất định trong nhận thức, hành vi ứng xử, hình thành
những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm... Sự
chuyển biến của học sinh cần có quá trình lâu dài, nhưng để quá trình đó diễn ra
thuận chiều thì đây là thực tế khả quan.
Tổ chức hoạt động học khi dạy bài Phú sông Bạch Đằng nhằm phát triển
năng lực học sinh có ý nghĩa thực tiễn cao. Điều đó được biểu hiện trước hết ở ý
thức tham gia và hiệu quả đạt được bằng những sản phẩm cụ thể. Các em học sinh
đã có ý thức học tập tích cực bằng việc chủ động tham gia giờ học, say mê tìm
kiếm những tri thức có liên quan đến bài học, vận dụng vào cuộc sống. Nhìn vào
thái độ học tập của học sinh, rõ ràng các em không phải không thích học văn mà do
chúng ta chưa tìm đúng phương pháp dạy học phù hợp, tối ưu.
Tổ chức hoạt động học khi dạy bài Phú sông Bạch Đằng bằng phương pháp
tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh giúp giáo viên nâng cao ý thức sử
dụng có hiệu quả các phương tiện và thiết bị dạy học, dự kiến các tình huống
dạy học và phương án giải quyết, sử dụng công nghệ thông tin. Giáo viên có
điều kiện khai thác hệ thống kênh hình trên mạng Internet, biên tập thành hệ
thống kênh hình dạy học có hiệu quả, đó cũng là một cách bổ sung kiến thức và
phương pháp từ những giờ dạy.


24


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Mục đích tổ chức hoạt động học khi dạy bài Phú sông Bạch Đằng bằng
phương pháp tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh là để chủ thể học sinh, dưới
sự hướng dẫn của giáo viên, cảm nhận khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Do đó tạo
được một sự phát triển toàn diện về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách và năng lực.
Tổ chức hoạt động học khi dạy bài Phú sông Bạch Đằng bằng phương pháp
tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh thể hiện hướng đi phù hợp với thực tiễn
của quá trình đổi mới giáo dục và phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông,
phù hợp với sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới về phương pháp kiểm
tra đánh giá, trong dạy học Ngữ văn hiện nay. Cách làm này thực chất là biến những
gì công thức khô cứng thành phương pháp kích thích tư duy sáng tạo– con đường
nhanh nhất, đúng đắn nhất nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát
triển năng lực học sinh. Nhìn một cách tổng thể, tổ chức hoạt động học khi dạy bài
Phú sông Bạch Đằng bằng phương pháp tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh
đã tạo ra một môi trường hoạt động- giao lưu kích thích hứng thú học tập của học
sinh. Chúng ta đã và đang tìm kiếm con đường nâng cao hiệu quả học tập, phát huy
tính tích cực sáng tạo, tôn trọng chủ thể học sinh thì đây sẽ là cách làm có thể coi là
hiệu quả bởi nó phù hợp với trình độ, tâm lý lứa tuổi của đa số học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang đạt được hiệu quả nhất định.
Chỉ có đổi mới phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi
mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động sáng
tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Luật Giáo
dục ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học;
bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,

hứng thú học tập cho học sinh”. Như thế, có thể thấy cách làm của chúng tôi,
một mặt đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học, mặt khác
còn là cách làm kết hợp hài hoà nhiều yếu tố của quá trình giáo dục.
II. Kiến nghị
1. Đối với giáo viên và học sinh
a. Đối với giáo viên
Tổ chức hoạt động học khi dạy bài Phú sông Bạch Đằng bằng phương pháp
tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi giáo viên phải nắm được diễn
biến tình cảm học sinh qua sự tự bộc lộ của chính các em thông qua những biện pháp
sư phạm có tính toán, có sắp đặt công phu của giáo viên. Giáo viên phải nắm được
những câu hỏi, những tình huống có vấn đề từ tác phẩm, từ tầm đón nhận của học
sinh, theo dự báo, theo điều tra của giáo viên để cho học sinh trao đổi, thảo luận…
Giáo viên phải vững vàng về chuyên môn- nghiệp vụ. Có khả năng tổng hợp
những vấn đề mới, hợp với chủ đề thảo luận sẽ tạo được hứng thú và xúc cảm cho
học sinh. Chuẩn bị tốt về tư liệu, thiết bị dạy học để chủ động tổ chức hoạt động
học. Hơn nữa, trong quá trình tổ chức hoạt động học sẽ có những tình huống ngoài
dự liệu xảy ra. Khi đó, nếu không chuẩn bị tốt, thầy cô lúng túng thì coi như giờ
dạy không thành.
25


×