Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

skkn dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong giờ học tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 42 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH

Bộ môn: Tiếng Anh THCS

Năm học 2014 – 2015
1


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực
cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh.”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Hương

Nam (nữ): Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 07/05/1978
Trình độ chuyên môn:

Đại học

Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ phó tổ chuyên môn – Trường THCS Chu Văn An
– Chí Linh – Hải Dương.
Điện thoại: 0936 647 538
4. Đồng tác giả


Họ và tên: Phạm Văn Kính
Ngày tháng/năm sinh:

10/02/1961

Trình độ chuyên môn

Đại học

Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng tổ chuyên môn – Trường THCS Chu Văn
An – Chí Linh – Hải Dương.
Điện thoại: 0985 025 277
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Trường THCS Chu Văn An . Số 11, Chu Văn An, phường Sao Đỏ, thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương. Điện thoại: 03203 882 361
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Trường THCS Chu Văn An . Số
11, Chu Văn An, phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Điện thoại:
03203 882 361
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9/ 2014.
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP

(ký, ghi rõ họ tên)

DỤNG SÁNG KIẾN

TÓM TẮT SÁNG KIẾN
2



Dạy học theo chủ đề tích hợp được hiểu là phương pháp dạy học theo chủ
đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn.
Đây là một phương pháp dạy học tiên tiến gắn liền với việc ứng dụng hiệu quả
công nghệ thông tin nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Thực trạng dạy và
học tiếng Anh hiện nay dù đã và đang dần được cải thiện song còn nhiều hạn
chế. Xuất phát từ những khó khăn trong thực tiễn giảng dạy đó là chất lượng
giáo dục không đồng đều, học sinh học ngoại ngữ nhưng không sử dụng được
hay nói cách khác có kiến thức nhưng không có năng lực; sách giáo khoa có đổi
mới song còn nhiều bất cập; đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo
song còn hạn chế về phương pháp và sự năng động, linh hoạt trong giảng dạy và
hưởng ứng phong trào dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực
cho học sinh, chúng tôi nảy sinh ý tưởng “Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm
phát triển năng lực cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh.” Sáng kiến được
tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là học sinh lớp 6,7,8,9 học môn Tiếng Anh
ở trường THCS trong thời gian từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015.
Trong thực tế, đã có rất nhiều sáng kiến với các hình thức đổi mới phương
pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng
Anh của học sinh THCS tuy nhiên còn đi theo lối mòn, chưa quan tâm nhiều đến
việc phát triển năng lực của học sinh. Điểm mới trong sáng kiến của chúng tôi là
ứng dụng tính năng của phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp, giáo viên
nghiên cứu tích hợp các kiến thức của nhiều môn học khác nhau giúp học sinh
giải quyết các vấn đề theo chủ đề, chủ điểm trong bài học cũng như đời sống
thực tiễn. Từ việc hiểu rõ đặc thù của phương pháp này, chúng tôi sáng tạo các
cách tích hợp giáo dục môi trường trong việc dạy học môn Tiếng Anh nhằm
phát triển năng lực sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ và CNTT cho
học sinh cũng như sử dụng kiến thức môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Ngữ văn
trong khi dạy tiếng Anh về chủ đề cá nhân, cộng đồng xung quanh ta, thể thao,
môi trường,… với mục đích phát triển các năng lực chung cho học sinh.

Với các cách thức thực hiện được đưa ra rất cụ thể, rõ ràng trong sáng kiến
của chúng tôi, giáo viên có thể dễ dàng ứng dụng trong các tiết dạy tiếng Anh
3


với mọi đối tượng học sinh. Việc sử dụng kiến thức của nhiều môn khi giảng
dạy một chủ đề, chủ điểm nào đó trong chương trình đòi hỏi giáo viên phải có
kiến thức toàn diện, có sự phối hợp tốt với các giáo viên bộ môn có liên quan và
đặc biệt phải có phương pháp và cách thức thực hiện hiệu quả để bài học không
bị cồng kềnh, phức tạp hóa. Sáng kiến này sẽ giúp giáo viên khắc phục những
khó khăn đó để thực hiện được mục tiêu đặt ra. Giáo viên có thể áp dụng
phương pháp tích hợp giáo dục môi trường để hướng dẫn học sinh thuyết trình
về vấn nạn ô nhiễm và ý thức bảo vệ môi trường trong Unit 6, 7 (English 9);
Unit 10 (English 8); Unit 10 ( Anh 6 thí điểm),… hay áp dụng tích hợp kiến
thức ngữ văn để dạy các kỹ năng viết văn miêu tả (Tiếng Anh 6,7,8), văn phê
bình, bình luận, tường thuật, thuyết minh (Tiếng Anh 8,9 hay bồi dưỡng học
sinh giỏi), hoặc đưa kiến thức Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục lồng ghép trong các
hoạt động giao tiếp trong lớp học ngoại ngữ,… Với những đổi mới của sáng
kiến này và những cố gắng của các thày cô chắc chắn chất lượng giáo dục sẽ
được cải thiện một cách rõ rệt, học sinh sẽ được phát triển năng lực một cách
thực sự và tự nhiên.
Để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến hơn nữa, chúng tôi sẽ tiếp
tục nghiên cứu, đổi mới, chỉnh sửa và bổ sung. Sáng kiến “Dạy học theo chủ đề
tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh”
thực sự là những tâm huyết, cố gắng của nhóm giáo viên chúng tôi, song vì thời
gian nghiên cứu còn ít, năng lực cũng còn hạn chế, nên chúng tôi rất mong nhận
được sự góp ý, chia sẻ của các bạn đồng nghiệp. Bên cạnh đó chúng tôi, những
giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh, cũng rất mong được sự quan tâm
của các cấp lãnh đạo ngành tạo điều kiện cho giáo viên có nhiều cơ hội hơn nữa
để giao lưu, học hỏi các phương pháp dạy học tiên tiến của các nhà giáo danh

tiếng trong và ngoài nước nhằm cải thiện trình độ và năng lực hiện nay.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
4


Trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh
giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, Ngành giáo dục tiếp tục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho
đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng
lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu
tiên. Với bộ môn Tiếng Anh, bên cạnh Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ
thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020" đã triển khai thí điểm được ba
năm, chương trình sách giáo khoa hiện hành cũng đã và đang được cải tiến song
song về phương pháp giảng dạy nhằm thực hiện mục tiêu phát triển năng lực sử
dụng Tiếng Anh của học sinh đặc biệt chú trọng đến các kỹ năng cũng như thái
độ của học sinh trong quá trình học tập. Với sự quyết tâm của Bộ giáo dục và
Đào tạo cùng với sự cố gắng nỗ lực của các thày, cô giáo trực tiếp giảng dạy,
chất lượng bộ môn Tiếng Anh bước đầu có nhiều tiến bộ, nhưng trên thực tế
giảng dạy, chất lượng giáo dục còn chưa đạt được những kỳ vọng như mong
muốn. Là những giáo viên trực tiếp đứng lớp và chịu trách nhiệm chính về chất
lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường, chúng tôi rất băn khoăn,
trăn trở tìm phương pháp, cách thức thực hiện nhằm đổi mới thực sự và nâng
cao chất lượng bộ môn. Từ thực tiễn giảng dạy, qua tiếp xúc trao đổi, chia sẻ
tâm tư, thái độ với nhiều đối tượng học sinh ở độ tuổi từ 11 đến 15, tôi nhận
thấy đa số các em còn chưa sử dụng Tiếng Anh thành thạo khi được phỏng vấn,
trao đổi những thông tin hết sức cơ bản, nguyên nhân chính không phải các em
không có kiến thức từ vựng, ngữ pháp mà do các em thiếu kiến thức xã hội,
thiếu kỹ năng giao tiếp, độ linh hoạt và tính tự tin. Có thể đánh giá rằng khả

năng giao tiếp hay nói cách khác năng lực diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ trong
giao tiếp của học sinh Việt Nam hiện nay còn hạn chế, nhất là diễn đạt bằng
Tiếng Anh. Nhận thức trong việc học bộ môn Tiếng Anh của học sinh chủ yếu là
học để phục vụ cho thi cử, mà phương pháp thi cử, đánh giá hiện nay chủ yếu là
thi đọc, viết và ngữ pháp. Do vậy học sinh đã xem nhẹ các kỹ năng phát triển
năng lực giao tiếp.
5


Một nguyên nhân nữa nằm ở nhận thức của nhiều giáo viên hiện nay. Chúng
ta đã hiểu một cách đơn giản mục tiêu của chương trình giáo dục và thực hiện
giáo dục học sinh của chúng ta là: cứ có kiến thức thì sẽ có năng lực, năng lực
sẽ được hình thành một cách tự phát. Vì thế giáo dục lại đi theo lối mòn là
truyền thụ đơn thuần kiến thức sách vở, lý thuyết mà ít quan tâm đến thái độ và
kỹ năng vận dụng của các em trong thực tế đời sống. Hơn nữa, trong thực tế, do
có nhiều nguyên nhân tác động đến tâm lý và thời gian trên lớp khi giảng dạy
nên nhiều hoạt động giao tiếp đã bị lược bỏ hoặc được giao về nhà cho học sinh
mà thiếu sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên dẫn đến hiệu quả của những giờ
thực hành giao tiếp hầu như rất thấp. Đã đến lúc chúng ta cần hiểu năng lực là
việc vận dụng kiến thức sách vở vào thực tế đời sống, nói một cách cụ thể, học
Tiếng Anh là để sử dụng Tiếng Anh với bạn bè quốc tế như một ngôn ngữ thứ 2
chứ không đơn thuần để nghiên cứu, thi cử. Chúng ta đã biết rằng, mọi kiến thức
trong cuộc sống đều có sự liên quan, bổ trợ cho nhau, và các môn học trong nhà
trường hiện nay tuy khác nhau, nhưng luôn có mối tương quan, hỗ trợ lẫn nhau.
Chính vì thế, việc dạy học theo hướng tích hợp là xu hướng giảng dạy tiên tiến,
hiện đại mà nhiều thầy cô giáo đã và đang thực hiện trong thực tế. Đặc biệt, môn
Tiếng Anh là một môn học có thể tích hợp được nhiều kiến thức của các môn
học khác nhằm kích thích niềm say mê, óc sáng tạo và khả năng vận dụng vào
thực tế của học sinh. Việc tích hợp này cũng góp phần không nhỏ đến việc mở
rộng, nâng cao kiến thức xã hội cũng như năng lực tổng hợp cho học sinh.

Xuất phát từ những thực tế cũng như nhận thức trên, chúng tôi nảy sinh ý
tưởng nghiên cứu việc dạy học theo chủ đề tích hợp môn Tiếng Anh nhằm phát
triển năng lực cho học sinh.

2. Cơ sở lý luận của vấn đề
Thông qua việc yêu cầu học sinh “vận dụng những kiến thức, kĩ năng một
cách tự tin, hiệu quả và thích hợp trong hoàn cảnh phức hợp và có biến đổi,
6


trong học tập cả trong nhà trường và ngoài nhà trường, trong đời sống thực
tiễn”, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực thay vì chỉ hướng tới
mục tiêu dạy học hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực ở HS thì còn
hướng tới mục tiêu xa hơn đó là trên cơ sở kiến thức, kĩ năng được hình thành
đó nhằm phát triển năng lực toàn diện ở học sinh như năng lực tự học, giải quyết
vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, CNTT và
năng lực tính toán. Nói một cách khác việc dạy học theo định hướng phát triển
năng lực nhấn mạnh việc mở rộng hoạt động dạy học hướng nội dung bằng cách
tạo một môi trường, bối cảnh cụ thể để HS được thực hiện các hoạt động vận
dụng kiến thức, sử dụng kĩ năng và thể hiện thái độ của mình.
Đã từng là người học Tiếng Anh, nay là những giáo viên có kinh nghiệm
trong giảng dạy môn Tiếng Anh, chúng tôi rất băn khoăn, trăn trở làm thế nào để
bản thân và học sinh của mình đạt được mục tiêu đó? Để học sinh có bản lĩnh,
có năng lực giao tiếp một cách thực sự? Để sản phẩm đầu ra là những học sinh
biết học Tiếng Anh để sử dụng trong giao tiếp? Từ những băn khoăn ấy, chúng
tôi luôn cập nhật, chia sẻ những kinh nghiệm dạy và học của bạn bè, đồng
nghiệp, của bản thân, ứng dụng những phương pháp dạy học hiện đại để nâng
cao chất lượng giảng dạy. Với những cố gắng nỗ lực đó, trong khả năng có hạn
của bản thân và phạm vi của đề tài này, chúng tôi xin phép được trao đổi, chia sẻ
với các đồng nghiệp sáng kiến: “Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển

năng lực cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh.”
Trên thực tế, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu, ứng dụng thành công các
phương pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh. Đề
tài của chúng tôi nhấn mạnh việc dạy học theo chủ đề tích hợp trong các giờ
học Tiếng Anh để từ đó các em có thể phát triển năng lực một cách tự nhiên
trong thực tiễn đời sống, trong giao tiếp với bạn bè, thày cô. Đó cũng là cách
giúp các em có tự tin, có kiến thức và linh hoạt hơn trong giao tiếp.
3. Thực trạng của vấn đề
3.1.

Sách giáo khoa
7


Chương trình sách giáo khoa đã được đổi mới (năm 2002, năm 2012) với mục
tiêu lấy người học làm trung tâm, chú trọng phát triển theo định hướng giao tiếp,
song thực tế còn nhiều bất cập, cụ thể:
+ Một số nội dung còn chưa hợp lý, chưa gần gũi với đời sống của các em học
sinh. (Tiếng Anh 8)
+ Một số tình huống giao tiếp được đưa vào trong một số tiết luyện Nói còn gò
bó, mất tự nhiên (Tiếng Anh 8, 9; Tiếng Anh 6, 7 thí điểm)
+ Kiến thức còn cồng kềnh, nặng về ngữ pháp.
3.2.

Học sinh
Đa số học sinh hiện nay đã ý thức được tầm quan trọng của việc học

Tiếng Anh, nhiều em có đam mê, yêu thích học môn Tiếng Anh. Song điểm yếu
lớn nhất của học sinh chúng ta là không giao tiếp bằng Tiếng Anh thành thạo
mặc dù đã học 7-10 năm ở trường phổ thông. Đa số các em đều không tự tin,

thiếu kiến thức xã hội, sợ nói sai thày cô và các bạn cười chê.
Khi tiến hành nghiên cứu vấn đề này, ngay đầu năm học (Tháng 9 năm
2014), chúng tôi tiến hành khảo sát trên một số đối tượng học sinh ở trường tôi,
cụ thể như sau:
Cách khảo sát: Tổ chức kiểm tra nói Tiếng Anh với thời lượng 5-7’/1 học
sinh. Học sinh được chọn chủ đề nói và trả lời câu hỏi của giám khảo đưa ra về
tên, tuổi, địa chỉ, những công việc hàng ngày, thói quen, sở thích, gia đình, bạn
bè, môn học, nhà trường, …

Đề kiểm tra nói minh hoạ:
1. Talk about yourself.
Your name;
Your age;
Your main character(s);
8


-

Your address;
Your hobbies;

2. Talk about your family.
How many members there are;
Each member’s age/job
Each member’s hobbies
Each member’s main character(s)…
3. Describe your home
Talk about the address and surroundings
How many rooms there are

Talk about the furniture in each room and its positions
Your feelings and future

4. Talk about your close friend
Talk about her / his name, address, family
Talk about her / his appearance and personality
Talk about her / his studying
Talk about your feelings and future
5. Talk about your school.
Talk about name of the school, address, surroundings
Talk about facilities
Talk about students and teachers
Your feelings and future

Với cách cho điểm như sau:
Fluency & Coherence
3.0 pts

Lexical resource
3.0 pts

Grammar-accuracy
2.0 pts

Pronunciation
2.0 pts

Kết quả khảo sát như sau:
S
T

T

Lớp


số

Đảm bảo nội
dung, song chưa
mạch lạc, trôi
chảy

Trôi chảy, tự tin,
đảm bảo nội dung
9

Không đảm bảo nội
dung, thiếu mạch lạc,
trôi chảy


SL

%

SL

%

SL


%

1

6A

44

10

22.7

14

31.8

20

45.5

2

8A

41

8

19.5


16

39.1

17

41.4

3

9A

42

11

26.2

13

30.9

18

42.9

So sánh với kết quả khảo sát cùng thời điểm (bằng bài viết trên giấy)
S
T


Lớp

T
1

Giỏi



Khá

TB

Yếu

số

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

6A

44

14

31.8

11

25

13

29.5

6

13.7

2

8A

41


22

53.7

15

36.7

2

4.8

2

4.8

3

9A

42

18

42.9

14

33.3


9

21.4

1

2.4

Thực tế khảo sát trên cho thấy, học sinh có thể làm khá tốt các bài Test
trên giấy về ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng song lại thiếu năng lực giao tiếp và sử
dụng ngôn ngữ khi diễn đạt bằng Tiếng Anh. Một thực tế không thể phủ nhận
nữa đó là đa số các học sinh học Ngoại ngữ hiện nay còn ngại nói bằng Tiếng
Anh trong chính những giờ học Tiếng Anh. Để diễn đạt đề nghị, quan điểm hay
nhận định, các em thường có xu hướng sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp, còn
thày cô sợ các em không hiểu đôi khi lại quen dùng tiếng Việt để giải thích, để
yêu cầu. Dần dần, giờ học tiếng Anh được dạy và học bằng Tiếng Việt. Điều
này chính là hệ quả của việc học sinh học Tiếng Anh nhưng không phát triển
năng lực giao tiếp.
3.3.

Giáo viên
Hiện nay, với sự quan tâm của các cấp quản lý giáo dục, đội ngũ GV dạy

Tiếng Anh đã và đang được bồi dưỡng nâng cao năng lực và phương pháp giảng
dạy nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh ở trường phổ thông. Thực tế
cho thấy đã có rất nhiều thầy cô giỏi, có những nghiên cứu khoa học hữu ích góp
10


phần không nhỏ đến chất lượng giảng dạy và chất lượng dạy và học Tiếng Anh

ở trường phổ thông hiện nay đã và đang được cải thiện. Bên cạnh đó, còn nhiều
thầy cô, với tâm lý sợ học trò không có đủ vốn từ vựng, không nắm vững các
quy luật ngữ pháp, không đạt điểm cao trong các kỳ thi hay các bài kiểm tra viết,
chỉ chú trọng nhồi nhét kiến thức mà quên rèn kỹ năng cho học sinh. Hàng ngày
học sinh phải làm rất nhiều các bài tập từ vựng, ngữ pháp mà không có cơ hội
vận dụng những kiến thức ấy để diễn đạt bằng lời bởi lẽ GV không tổ chức các
hoạt động cặp nhóm, những bài tập thảo luận, tranh luận, những bài thuyết trình
trước lớp do sợ hết thời gian, sợ học sinh không làm được. Một thực tế nữa đó là
GV chưa tạo được môi trường học Tiếng Anh cũng như chưa có phương pháp
giúp các em tích hợp, mở rộng các kiến thức xã hội bằng Tiếng Anh một cách tự
nhiên, khiến học sinh chưa có thói quen sử dụng Tiếng Anh trong quá trình học
và giao tiếp với bạn bè, thầy cô.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
Để đạt được mục tiêu giáo dục, giáo viên có thể linh hoạt đổi mới cách
truyền thụ kiến thức thông qua việc áp dụng dạy học theo chủ đề tích hợp. Nói
một cách khác, dạy học theo chủ đề tích hợp xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu
dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh
vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một
vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận
dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, để đạt được mục
tiêu phát triển toàn diện, khi dạy học, giáo viên cần phải tăng cường theo hướng
tích hợp kiến thức nhiều môn học. Khi xây dựng bài học của từng tiết học ở môn
tiếng Anh, giáo viên sẽ dễ dàng nhận thấy nội dung của bài học ấy liên quan đến
các kiến thức nào để từ đó xây dựng giáo án theo hướng tích hợp, khai thác, mở
rộng các kiến thức ở môn học khác. Bài học có nội dung liên quan đến các địa
danh như Unit 11 Traveling around Viet Nam ở lớp 8, thầy cô có thể khai thác
về vị trí địa lý, khí hậu, đặc điểm con người, động thực vật… của Nha Trang, Đà
Lạt, Hạ Long, Sa Pa… ở môn Địa Lý hay Sinh Học. Các em học sinh sẽ thích
11



thú tham gia các hoạt động học tập vì những địa danh trên đều là nơi du lịch mà
khá nhiều em đã từng đến. Hay bài học về công trình kiến trúc văn hóa, lịch sử
như Unit 5. Natural Wonders of the World, Unit 9 Cities of the world (lớp 6 thí
điểm), Unit 14 Wonders of the world (lớp 8), giáo viên có thể tích hợp vào đó
kiến thức về Lịch sử, Địa lý hay Mĩ thuật. Công trình ấy do ai xây dựng? Ở đâu?
Thuộc quốc gia nào? Có vị trí địa lý ra sao? Công trình ấy có liên quan đến sự
kiện, nhân vật lịch sử nào? Hoặc nó có những nét đẹp gì nổi bật về kiến trúc, mĩ
thuật đáng cho người ta ghi nhớ? Hoặc các tiết học có từ ngữ liên quan đến hoạt
động thể dục thể thao như Unit 9- Our body (lớp 6), Unit 6 After School, Unit
13 Activities… (lớp7), Unit 8- Sports and Games (lớp 6 thí điểm) sẽ hết sức
sinh động nếu giáo viên khéo léo tích hợp để học sinh nói lên những hiểu biết
của mình về các bộ môn thể thao, thần tượng thể thao mà các em yêu thích, về
ích lợi của việc rèn luyện thể dục thể thao. Những kiến thức về kĩ năng sống
cũng rất dễ dàng tích hợp khi dạy môn tiếng Anh ở những tiết học có nội dung
liên quan như Unit 12 Let’s eat ở lớp 7, có thể tích hợp các kiến thức về dinh
dưỡng, an toàn thực phẩm… Unit 9 A first-aid course ở lớp 8 sẽ khai thác mở
rộng hơn về việc sơ cấp cứu… Ngay cả với môn công nghệ, Unit 5 The media ở
lớp 9, giáo viên cũng có thể tích hợp vào các kiến thức về tin học, văn hóa trong
sử dụng mạng xã hội. Chắc chắn tiết học sẽ hết sức sinh động khi các vấn đề về
mail, chat, facebook,… được đề cập tới. Có thể nói, khi giảng dạy môn Tiếng
Anh, giáo viên có thể tích hợp giảng dạy nhiều môn học và khi tích hợp như thế,
tiết học sẽ sinh động, thu hút học sinh hơn, học sinh sẽ tích cực học tập khi được
trình bày những hiểu biết của mình ở các lĩnh vực khác, môn học khác trong giờ
học tiếng Anh hay để trình bày lưu loát các kiến thức về bộ môn khác và kiến
thức từ thực tế, các em phải cố gắng học từ vựng, ngữ pháp mới có thể diễn đạt
tốt, và như thế là các em đã tích cực học tập, học tiếng Anh một cách hào hứng,
chủ động, và như thế năng lực tổng hợp, diễn đạt, giao tiếp của các em dần dần
được cải thiện. Tuy vậy, muốn thực hiện tốt việc dạy tích hợp trong môn tiếng
Anh, giáo viên phải giành thời gian, công sức chuẩn bị thật kĩ để có thể nắm

vững các kiến thức cũng như nội dung liên quan đến các môn học khác, cũng
12


như xây dựng mục tiêu cụ thể gắn với từng nội dung bài học và từng đối tượng
học sinh.
4.1.

Tích hợp với kiến thức bảo vệ môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là

vấn đề có tính khoa học, tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Mục tiêu của vấn đề
này là học sinh có thể sử dụng kiến thức về môi trường ở môn Sinh học, Địa lý
để thuyết trình về vấn đề bảo vệ môi trường trong Tiếng Anh. Khi học sinh có
kiến thức xã hội về vấn đề này bằng tiếng mẹ đẻ, các em sẽ dễ dàng tư duy bằng
ngôn ngữ thứ 2 là tiếng Anh, lúc này giáo viên sẽ đóng vai trò là người hướng
dẫn, giúp các em bổ sung vốn từ vựng và cách sử dụng ngôn ngữ hợp lý để diễn
đạt bằng lời và thuyết trình trước lớp.
Bài 6 trong chương trình tiếng Anh lớp 9 là một ví dụ điển hình về vấn đề
giáo dục môi trường. Để các em có thể sử dụng kiến thức liên môn trình bày
quan điểm hay lên tiếng về vấn đề bảo vệ môi trường, chúng tôi tiến hành làm
như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Sau khi học sinh học xong phần Listen and read, speak và listen, với nội
dung giảng dạy tích hợp vói môn Sinh học, chúng tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị
theo nhóm 4-5 em thuyết trình về ý thức bảo vệ môi trường của con người để
trình bày trong phần post-reading của bài Read với yêu cầu nội dung phải thể
hiện rõ vai trò của môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, tác hại của
ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của con người. Đây là một yêu cầu tương
đối khó với học sinh trung bình, yếu vì thế trong mỗi nhóm chúng tôi đều chia

đều các đối tượng học sinh, cho thời gian chuẩn bị ở nhà. Tuy nhiên, đây cũng là
cơ hội để học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học, phát triển năng lực
hợp tác, ứng dụng CNTT cũng như năng lực sử dụng ngôn ngữ để thực hiện bài
thuyết trình về vấn đề ô nhiễm môi trường.
Bước 2: Thực hiện
13


Ở giai đoạn này học sinh hoàn toàn làm chủ lớp học, chúng tôi giành một
khoảng thời gian nhất định sau bài Read để học sinh được thể hiện sản phẩm của
mình.
Sản phẩm của nhóm 1, học sinh đã chuẩn bị dưới hình thức trình chiếu trên
phần mềm powerpoint: Do em Phạm Thị Ngọc Mai làm nhóm trưởng

Ở đây, nhóm 1 tiến hành diễn kịch với nội dung là bài thơ các em vừa học
(Mummy, oh mummy), sau đó mỗi thành viên trong nhóm trình bày một ý kiến
xoay quanh vấn đề ý thức bảo vệ môi trường.
Student 1: I think the boy in the poem is really interested in the problems of
pollutions. He doesn’t want to make the park more polluted because he is aware
of the danger of pollution.
Student 2: I totally agree with you. Although he is only a little boy, he knows
how to keep the environment unpolluted. Do you think about the mother?
Student 3: The mother thinks other folk pollute the environment but not her and
her son.
14


Student 4: I think the mother is on be half of people who are irresponsible for
keeping the environment unpolluted. What the poet wants us to learn is that
everyone on the Earth is responsible for keeping the environment from

pollution. We should put garbage into the bins, do not litter , should plant more
trees, … to keep the environment greener and cleaner.
Sản phẩm của nhóm 2: Học sinh đã chuẩn bị dưới hình thức thuyết
trình qua video clip: Do em Mạc Nguyễn Nhật Mai làm nhóm trưởng

15


Bước 3: Đánh giá
Ở giai đoạn này, giáo viên có thể điều khiển học sinh đưa ra nhận xét,
đánh giá các phần trình bày của các nhóm, sau đó giáo viên tổng kết, cho điểm.
Để kích thích óc sáng tạo, tinh thần ham học hỏi, say mê tìm hiểu, giáo viên
cũng nên khích lệ động viên nhiều hơn chỉ trích, chỉ ra quá nhiều lỗi khiến học
sinh nản chí.
Thực hiện tích hợp giáo dục môi trường trong khi dạy học môn Tiếng
Anh là hoạt động không mới, song trong thực tế nhiều giáo viên ngại tổ chức do
sợ không có thời gian, năng lực học sinh hạn chế, phương tiện dạy học nghèo
nàn. Chính những khó khăn này là một trở ngại lớn trong việc phát triển năng
lực cho học sinh khiến các em không có cơ hội thể hiện năng lực, sở trường và
khai thác hết điểm mạnh của bản thân khiến cho giáo dục trở lên gượng ép.
Bằng kinh nghiệm cho thấy, học sinh có thể chưa mạnh ở khả năng diễn đạt hay
sử dụng ngôn ngữ nhưng các em lại rất giỏi về công nghệ thông tin. Chính trong
quá trình làm việc nhóm, được hợp tác với các bạn, được thể hiện sở trường
trước các bạn đã khiến các em tự tin, mạnh dạn hơn và tự học hỏi từ bạn bè rất
nhiều. Như vậy, bằng cách này hay cách khác, năng lực của các em được phát
triển một cách tự nhiên và đó đã có thể coi là một thành công trong giáo dục.
4.2. Tích hợp Ngữ Văn trong việc dạy và học môn Tiếng Anh.
Ngữ văn là môn học có thể nói luôn gắn liền với việc học môn tiếng Anh.
Đều là môn khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ, tiếng Anh và tiếng Việt cũng có
nhiều điểm tương đồng và hỗ trợ, bổ trợ cho nhau trong việc phát triển năng lực

16


sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống.
Thực tế cho thấy, những học sinh học giỏi văn rất dễ học giỏi ngoại ngữ. Những
kiến thức về từ vựng, cách đặt câu, viết đoạn văn hay bài văn trong môn Ngữ
văn thực sự hữu ích khi các em học tiếng Anh. Bên cạnh đó, vốn từ vựng trong
tiếng Việt phong phú bao nhiêu thì khả năng viết và nói trong môn tiếng Anh trở
lên thuận lợi bấy nhiêu. Chính vì thế, khi dạy tiếng Anh, việc tích hợp kiến thức
môn Ngữ văn là điều rất quan trọng.
Chương trình lớp 6 đến lớp 9 đại trà, nay có thêm chương trình thí điểm
từ lớp 6 đến lớp 8, kỹ năng Nói và Viết là hai trong bốn kỹ năng giao tiếp quan
trọng. Để học sinh phát triển tốt hai kỹ năng này, nhất thiết phải có sự tích hợp
với môn Ngữ văn bởi lẽ ngay từ khi học từ vựng đến đặt câu, học sinh phải biết
khái niệm từ loại (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ,…), khái niệm câu
đơn, câu phức, chủ ngữ, vị ngữ,…Khi luyện tập viết đoạn, viết bài văn, học sinh
cần phải có kiến thức về cách trình bày một đoạn văn bản, một lá thư hay một
bài văn miêu tả, bình luận, tường thuật,… những kiến thức đó, môn Ngữ văn đã
bổ trợ rất nhiều để học sinh học tốt môn tiếng Anh. Để có thể thực hiện tốt nội
dung dạy học tích hợp với môn Ngữ văn trong bài giảng của mình đòi hỏi giáo
viên phải có kiến thức môn học vững vàng, nghiên cứu kỹ giáo án, bám sát mục
tiêu bài dạy và linh hoạt xử lý các tình huống trên lớp. Các bài thực hành viết
trong chương trình thí điểm hay sách giáo khoa đại trà lớp 8,9 là những ví dụ
điển hình về việc thực hiện tích hợp với môn Ngữ Văn.
Minh họa tiết dạy kỹ năng Viết
Unit 8. Country life and city life (Tiếng Anh 8)
1. Mục tiêu dạy học:
Trong bài dạy, giáo viên sử dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ của các
môn: Tiếng Anh và Ngữ văn nhằm giúp học sinh vận dụng ngôn ngữ, kiến thức,
kỹ năng trong các môn học đó thực hiện các hoạt động luyện viết thư cho bạn kể

về khu phố hoặc nơi em đang sinh sống.
+ Đối với môn Ngữ văn:
17


Học sinh sử dụng kiến thức đặt câu, kỹ năng viết thư để kể về nơi em
đang sinh sống.
+ Đối với môn Tiếng Anh:
Học sinh vận dụng kiến thức ngôn ngữ và từ vựng đã học xoay quanh chủ
điểm cuộc sống ở thành thị và nông thôn để viết thư bằng tiếng Anh cho bạn kể
về nơi em đang sinh sống.
2. Đối tượng dạy học của bài học:
- Học sinh lớp 8 ở trường THCS
+ Số lượng: 35-45 em
+ Ưu điểm:
- Đa số HS đều ngoan ngoãn, có ý thức tự giác trong học tập.
- Đa số các em yêu thích môn học, có kiến thức về Ngữ văn và tiếng
Anh.
+ Nhược điểm:
- Kỹ năng vận dụng, liên hệ thực tế còn chưa linh hoạt.
- Số lượng học sinh trong lớp đông.
- Kênh hình trong sách giáo khoa còn đơn điệu chưa phát huy tính sáng
tạo của học sinh.
3. Ý nghĩa của bài học:
- Qua bài học, học sinh tiếp thu được kiến thức, biết vận dụng kiến thức
vào thực tiễn cuộc sống, mạnh dạn sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp.
- Học sinh biết liên kết, vận dụng kiến thức các môn học rèn luyện các kĩ
năng trong việc học Tiếng Anh.
4. Thiết bị dạy học, học liệu.
- Trong dạy học, giáo viên sử dụng các loại thiết bị như: Máy chiếu, máy

tính, tranh ảnh và các loại tài liệu có liên quan.
- Giáo viên sử dụng CNTT qua soạn giáo án điện tử và áp dụng trong việc
dạy học trên lớp.
- Học sinh sử dụng giấy A4 và các dụng cụ học tập thông thường.
5. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
a) Mục tiêu:
18


*Về kiến thức
Bài giảng giúp cho HS nắm được các kiến thức sau:
- Từ vựng về cuộc sống ở thành thị và nông thôn.
- Cách miêu tả, so sánh điểm mạnh, yếu giữa cuộc sống ở thành thị và
nông thôn.
- Sử dụng kiến thức liên môn (Tiếng Anh, Ngữ Văn )
* Về kỹ năng:
Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng:
- Kỹ năng Viết tiếng Anh;
- Kỹ năng liên hệ, so sánh, tích hợp;
- Kỹ năng sử dụng Tiếng Anh trong thực tế đời thường.
* Về tư tưởng
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, nơi mình sinh sống.
- Giáo dục ý thức học toàn diện.
b) Nội dung:
- Thực hiện soạn, giảng: Unit 8. Write
c) Cách tổ chức dạy học:
+ Ổn định tổ chức:
+ Kiểm tra sách vở và tài liệu của học sinh.
+ Dạy học bài mới.
+ Củng cố và hướng dẫn về nhà.

d) Phương pháp dạy học.
+ Vấn đáp

+ Phân tích, so sánh.

+ Nêu vấn đề

+ Miêu tả, thuyết minh.

+ Thảo luận, thực hành nhóm

+ Tích hợp

e) Phương pháp kiểm tra đánh giá.
+ Kiểm tra Nói -Viết
6. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
? Bằng kiến thức văn học, em hãy viết một lá thư cho bạn miêu tả nơi em đang
sinh sống.
19


- Qua bài học tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm. (Minh hoạ phụ lục 1)
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
CONNECTING LITERATURE AND ENGLISH
Unit 8. Lesson 4: WRITE
A. Objectives:
1. Knowledge: By the end of the lesson, students will able to to know how to
write a letter about neighborhood to a friend by using guided questions.
2. Skills: develops speaking, listening, reading and writing for students
3. Attitude: encourages students to connect other subjects such as literature to

learn English more easily, better and more naturally.
B. Preparations
• Teacher’s: PP lesson plan, CD, laptop, projector.


Students’: pictures, notebook, textbook, drafts, crayons

C. Procedure:
I. Organization:
- Class: 8A: Total: 41/41
Teacher's activities

Students' activities

II. Warm up:

Find the words having
opposite meaning with the
flowing words

*Cross puzzle
T

A L L
B E A U T I F U l Work in 2 groups:
E M P T Y
1. short -> tall
D I R T Y
L A R G E
2. ugly -> beautiful

S H O R T
Asks students to find the words having opposite 3. full -> empty
meaning with the flowing words

4. clean -> dirty

Gives feed back

5. narrow -> large

III New lesson

6. long -> short

* Pre - writing:
20


Set the scene: “ You will write the letter to your
friend about your neighborhood. First answer the
questions.”

- Listen to the teacher

- Asks students to remember to put the outline for
an informal letter in the correct order individually
- Remember to put the outline
for an informal letter in the
correct order individually


Gives feed back :
1. Heading - writer's address / date
2. opening - dear
3. Body of the letter
4. Closing
* Question given:
a. Where do you live?

Work in pairs to answer the
questions in exercise 2 on
page 76. For example:

b. What does your house look like?

a.I live in a small town / big
city / village

c. What can you see from your bedroom window?

d. How far is it from your home to school?
e. How do you get to school?

b. My house looks very nice /
small with 4/5 rooms and a
nice/ small garden.
c. From my bedroom window,
I can see a small park with
many green trees and colorful
flowers.
d. It's far from(near) my home


f. What kinds of facilities are there in your e. I have to ride my bike / It's
very near so I can walk.
neighborhood?
f. There is a park / a
pool/
some
g. What things in your neighborhood do you like swimming
restaurants, a post office / a
best? Why?
library.
g. I like the park best because
21


* While - writing:

I can walk with my sisters
after dinner/ every morning /

1. Writing activities:

I like the library best because
I can read many interesting
their neighbor individually
books, or study or learn how
? Use the answers you have answered in question to use the computer there.
given.
- Write a letter to friends
2. Competition:

about
their
neighbor
? Compare with your partners and correct if they individually
Asks students to write a letter to friends about

can

- Use the answers they have
answered in question given.

IV. Post - writing:
*Correction:

- Compare with their partners
Chooses some letters to correct before the class and correct if they can
using projector .
V. Home work:

Look at the letters to correct

- Do exercises in exercise book, rewrite the letter

Pay attention
- Copy

Đánh giá kết quả:
- Viết một lá thư cho bạn miêu tả nơi em đang ở.
Yêu cầu: Trình bày đúng thể loại viết thư, miêu tả chân thực, sử dụng từ vựng
và mẫu câu chính xác.

Kết quả: Học sinh đã hoàn thành khá tốt bài văn miêu tả. Nhiều em đạt điểm tốt.
Đánh giá chung:
Ưu điểm: Đa số học sinh phấn khởi khi tham gia tiết học có sử dụng tích hợp.
Các em đều vận dụng kiến thức khá tốt để thực hiện các yêu cầu của giáo viên.
Hạn chế: Mục tiêu của bài học sẽ gặp khó khăn khi đối tượng học sinh quá yếu
về kiến thức tiếng Việt, ví dụ như không biết thể loại viết thư thế nào, không có
đủ vốn từ để kể về nơi ở của mình. Tuy nhiên hạn chế này có thể khắc phục
bằng cách giáo viên đưa mẫu lá thư lên bảng, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi
22


gợi ý rồi lắp vào lá thư. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể chia nhóm luyện tập
và những học sinh yếu sẽ được làm việc cùng một nhóm với sự hướng dẫn cụ
thể, chi tiết hơn của giáo viên.
4.3. Tích hợp Âm nhạc, Mĩ thuật và Thể dục trong việc dạy và học môn
Tiếng Anh.
Sử dụng kết hợp Âm nhạc và Mỹ thuật, cũng như Thể dục trong việc dạy
và học Tiếng Anh cũng là một sự kết hợp mang lại hiệu quả cao, nhất là với học
sinh THCS. Âm nhạc có thể đưa vào phần warm up, phần production, thậm chí
phần practice trong những bài tập luyện tập hát hoặc trong những bài kiểm tra
kiến thức về từ vựng, cấu trúc. Âm nhạc khiến bài học trở lên nhẹ nhàng, lôi
cuốn hơn giúp học sinh tiếp thu bài một cách tự nhiên hơn, ngoài ra, những giai
điệu nhẹ nhàng kết hợp vần điệu khiến bài học dễ nhớ hơn và hấp dẫn hơn. (Unit
6 – English 8, Unit 8 – English 9,…)
Bên cạnh Âm nhạc, Mĩ thuật cũng là môn học được sử dụng tích hợp rất
hữu dụng. Sau mỗi bài học, đặc biệt những bài tập luyện từ, ngữ pháp, bằng kiến
thức về mĩ thuật các em có thể sáng tạo những bức vẽ ngộ nghĩnh về các cảnh
vật, đồ vật, và về con người hay những bản đồ tư duy nhiều màu sắc. Chính
những hình ảnh đó giúp các em phát triển trí tưởng tượng cũng như năng lực
sáng tạo góp phần nhớ các kiến thức lâu hơn.

Chúng ta cũng có thể kết hợp luyện tập thể dục ngay trong giờ học tiếng
Anh khiến lớp học thân thiện hơn, học sinh được giao lưu nhiều hơn nhằm phát
triển năng lực giao tiếp tốt hơn. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng kết hợp với âm
nhạc và các câu lệnh bằng tiếng Anh có thể được thực hiện đầu giờ hay cuối giờ
học khi các em có dấu hiệu uể oải. Điều này sẽ khiến các em thích thú, năng
động hơn.
Minh họa: Tiết dạy Unit 9 - The Body – Part B
2. Mục tiêu dạy học:
- Mục tiêu chung:
23


Bài giảng góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng
cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và nhằm đáp ứng yêu cầu học đi đôi với
hành, theo hướng phát triển năng lực học sinh.
- Mục tiêu cụ thể:
Trong bài dạy, giáo viên sử dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ của các
môn: Tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục và Ngữ văn nhằm giúp học sinh
vận dụng ngôn ngữ, kiến thức, kỹ năng trong các môn học đó thực hiện các hoạt
động luyện nghe, nói khi miêu tả các bộ phận trên cơ thể ở Tiếng Anh 6 (Unit 9
– The body).
+ Đối với môn Âm nhạc:
Một bài hát Tiếng Anh theo chủ đề của bài học giúp học sinh phát triển kỹ
năng nghe và tạo không khí phấn khởi cho học sinh học bài tốt hơn.
+ Đối với môn Mĩ thuật:
Học sinh có cơ hội thể hiện khả năng tư duy và liên tưởng để vẽ khuôn
mặt của một bạn, sau đó nhớ lại các từ Tiếng Anh vừa mới học để ghi chú các
bộ phận trên khuôn mặt của bạn mình. Cuối cùng thể hiện giải quyết vấn đề thực
tiễn là miêu tả khuôn mặt và các bộ phận khác của khuôn mặt đó bằng Tiếng

Anh. Các bạn khác nghe lời miêu tả và đưa ra phỏng đoán xem bạn đang miêu tả
ai. Học sinh sẽ thực hiện đoạn hội thoại ngắn giống như trong giao tiếp hàng
ngày.
+ Đối với môn Thể dục:
Học sinh có cơ hội nghe bài hát bằng Tiếng Anh về chủ đề “Head and
shoulders” và vận động theo lời của bài hát.
+ Đối với môn Ngữ văn:
Học sinh được rèn kỹ năng viết đoạn văn miêu tả bằng Tiếng Anh sử
dụng các tính từ miêu tả và các danh từ chỉ các bộ phận cơ thể trên khuôn mặt.
2. Đối tượng dạy học của bài học:
- Học sinh lớp 6 ở trường THCS
+ Số lượng: 25- 35 em
24


+ Ưu điểm:
- Nhìn chung các em ngoan ngoãn, có ý thức tự giác trong học tập.
- Đa số các em yêu thích môn học.
+ Nhược điểm:
- Nhiều em còn nhút nhát, ngại sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp, kỹ
năng vận dụng, liên hệ thực tế còn chưa linh hoạt.
- Số lượng học sinh trong lớp đông.
- Kênh hình trong sách giáo khoa còn đơn điệu chưa phát huy tính sáng
tạo của học sinh.
3. Ý nghĩa của bài học:
- Qua bài học, học sinh tiếp thu được kiến thức, biết vận dụng kiến thức
vào thực tiễn cuộc sống, mạnh dạn sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp.
- Học sinh biết liên kết, vận dụng kiến thức các môn học nhằm tạo hứng
thú trong học tập và rèn luyện các kĩ năng trong việc học Tiếng Anh.
- Các hoạt động trong giờ học được đưa ra giúp học sinh phát triển năng

lực giao tiếp và kỹ năng sử dụng Tiếng Anh một cách tự nhiên.
4. Thiết bị dạy học, học liệu.
- Trong dạy học, giáo viên sử dụng các loại thiết bị như: Máy chiếu, máy
tính, loa, tranh ảnh, video và các loại tài liệu có liên quan.
- Giáo viên sử dụng CNTT qua soạn giáo án điện tử và áp dụng trong việc
dạy học trên lớp.
- Học sinh sử dụng giấy vẽ, màu vẽ và các dụng cụ học tập thông thường.
5. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
a) Mục tiêu:
*Về kiến thức
Bài giảng giúp cho HS nắm được các kiến thức sau:
- Từ vựng về các bộ phận của cơ thể con người.
- Cách miêu tả các bộ phận của cơ thể con người, đặc biệt là khuôn mặt.
- Sử dụng kiến thức liên môn (Tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục )
* Về kỹ năng:
Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng:
25


×