Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Rèn luyện kỹ năng làm đề nghị luận văn học dạng so sánh , liên hệ cho học sinh lớp 12 trường THPT ngọc lặc nhằm đạt hiệu quả cao trong kỳ thi THPT QG năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.32 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
DẠNG SO SÁNH, LIÊN HỆ CHO HỌC SINH LỚP 12
TRƯỜNG THPT NGỌC LẶC NHẰM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
TRONG KỲ THI THPT QG NĂM 2018

Người thực hiện: Ngô Thị Thanh
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Ngọc Lặc
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2018


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài:..................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu:...........................................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu:..........................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................................3
II. NỘI DUNG.............................................................................................................................3
1. Cơ sở lý luận của đề tài:........................................................................................................3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...............................................4
a. Thuận lợi:.........................................................................................................................4
b. Khó khăn:.........................................................................................................................5
c. Thống kê số liệu:...............................................................................................................5


3. Các giải pháp thực hiện:.......................................................................................................6
3.1. Những dạng đề so sánh, liên hệ văn học thường gặp:.....................................................6
3.2. Hướng dẫn học sinh cách làm dạng bài nghị luận so sánh văn học.................................7
3.3. Đề thực nghiệm, minh họa.............................................................................................8
3.4. Một số đề luyện tập tham khảo....................................................................................16
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:..................................................................................................19
3.1. Kết luận:..........................................................................................................................19
3.2. Kiến nghị:........................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................


I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài:
Nghị quyết trung ương 6 khóa XII tiếp tục khẳng định “giáo dục là quốc sách
hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận
gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội”. Xác định được nhiệm vụ trọng tâm đó, trong những năm gần đây Bộ
GD&ĐT đã có những đổi mới tích cực về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá,
lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học,... đặc biệt Bộ GD đã thay đổi cấu
trúc đề thi. Với môn Ngữ văn đây là một trong trong những môn học quan trọng trong
ban Khoa học xã hội, nhưng để đạt được điểm cao trong các kì thi lại không hề dễ
dàng. Từ những năm 2014 đến 2017 thi THPTQG thời gian làm bài từ 150 phút rút
xuống còn 120 phút; năm 2017 từ bài văn nghị luận xã hội 600 chữ xuống đoạn văn
200 chữ, câu 5 điểm vận dụng khả năng đọc hiểu về kiến thức văn học viết bài nghị
luận văn học. Việc ra đề thi thay đổi 120 phút mục đích là để đánh giá năng lực giảng
dạy của giáo viên và kiểm tra việc học tập, vận dụng của học sinh thông qua bài thi.
Đầu tháng 01/2018 Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi minh họa THPTQG là động
thái cần thiết, là cơ sở để nhà trường, tổ bộ môn chủ động kế hoạch ôn tập cho học

sinh làm quen với dạng đề thi này đạt hiệu quả. Câu đọc hiểu và nghị luận xã hội
giống như năm trước, riêng nghị luận văn học (5 điểm) có sự tích hợp trong đề thi với
chương trình lớp 11. Ở chương trình lớp 11 học sinh phải học nhiều gồm văn học trung
đại và văn học hiện đại giai đoạn 1930-1945 với nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu; thể
loại phong phú (thơ, truyện ngắn, kịch...). Đề tích hợp cho nên cách hỏi cũng theo
hướng mở và cũng có nhiều dạng đề khảo sát, tổng kết toàn bộ chương trình 12 và 11
nhằm phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
trong nhà trường để có thể hội nhập toàn cầu.
Ở đề tài này tôi không bàn sâu về cấu trúc đề thi minh họa 2018 môn Ngữ văn
mà chỉ đưa ra một vài kinh nghiệm, sự quan sát của mình về câu nghị luận văn học (5
điểm) trong sự tích hợp với chương trình 11 phần văn học hiện đại.
Đề thi theo kiểu tích hợp ở đây là gộp nội dung chương trình 12 và 11 vào một
yêu cầu câu hỏi của đề. Trong định hướng của Bộ GD thì chương trình lớp 12 là chủ
yếu, chiếm 60% nên trong cấu tạo của câu hỏi này thường là nội dung lớp 12 trước,
lớp 11 sau, chiếm khoảng 40%. Dạng đề thi này là một dạng đề so sánh nhưng ở mức
độ vừa phải; liên hệ là để bình luận, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó. Dạng
1


bài so sánh thường rất dài và khó đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức, tư duy
lôgic và khả năng khái quát, tổng hợp vấn đề, có chiến lược hợp lý khi làm bài. Nếu
học sinh không nắm rõ cách thức làm bài văn so sánh thì sẽ dễ rơi vào liệt kê, bài viết
không có trọng tâm, xa vấn đề. Do đó giáo viên cần trang bị cho học sinh kỹ năng và
rèn luyện nhiều đề dạng so sánh, liên hệ để học sinh tự tin hơn khi gặp đề bài dạng này
nghĩa là học sinh chỉ ra được nét tương đồng và khác biệt là đạt yêu cầu 3-4 điểm dễ
dàng.
Vậy ta hiểu so sánh là gì? So sánh là một thao tác lập luận vô cùng quan trọng
trong văn học lẫn đời sống. Trong văn học so sánh được hiểu như một kiểu bài nghị
luận văn học, một cách thức trình bày. Ở đây có ba cách hiểu về so sánh: thứ nhất, so
sánh là biện pháp tu từ “tạo hình ảnh cho câu văn”. Thứ hai, nó được xem như một

thao tác lập luận bên cạnh những thao tác lập luận khác đã học trong chương trình lớp
11. Thứ ba, so sánh được xem như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết
bài văn nghị luận. Tức là như một kiểu bài nghị luận bên cạnh kiểu bài nghị luận về
một đoạn trích, tác phẩm thơ hay văn xuôi... đã được học trong chương trình Ngữ văn
12(1)[1]. Ở đề tài này tôi chú ý ở góc nhìn thứ 3, nghĩa là một kiểu bài nghị luận.
Việc giáo viên rèn luyện cho học sinh tư duy so sánh tốt sẽ giúp học sinh có cái
nhìn toàn diện, đầy đủ, sắc bén, nhiều mặt về các vấn đề trong văn học. Thông thường,
lập luận so sánh trong văn học là sự đối chiếu hai hay nhiều tác phẩm, tác giả, hình
tượng, chi tiết nghệ thuật... để thấy được điểm giống và khác nhau; từ đó thấy rõ giá trị
của các đối tượng được phân tích, đánh giá. Để có thể làm tốt dạng đề này học sinh
phải có những hiểu biết cơ bản về tác phẩm, tư duy nhạy bén, phát hiện vấn đề một
cách đầy đủ (đúng và trúng).
Gần đây trong các đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ, thi học sinh giỏi câu nghị luận văn
học cũng thường xuất hiện đề so sánh. Vì thế dạy học sinh kỹ năng làm bài so sánh là
vô cùng cần thiết trong việc ôn luyện của các thầy cô giáo để nâng cao chất lượng bài
làm của học sinh. Năm nay Bộ GD có sự thay đổi ở câu nghị luận văn học dạng tích
hợp cả chương trình 12 và 11 nên cả thầy và trò đều lo lắng, lúng túng.
Là một giáo viên dạy ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi và khối 12 nhiều năm, từ
thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Ngọc Lặc, tôi xin mạnh dạn trao đổi với đồng
nghiệp chuyên đề nhỏ của mình: “Rèn luyện kĩ năng làm đề nghị luận văn học dạng
so sánh, liên hệ cho học sinh lớp 12 trường THPT Ngọc Lặc nhằm đạt hiệu quả
cao trong kỳ thi THPTQG năm 2018” giúp học sinh tự tin với những kiến thức, kỹ
năng mà mình có được để làm bài thi đạt kết quả như mong muốn.

1 Ghi chú:
- Ở mục 1.1 Lí do chọn đề tài: Đoạn “Ở đây có ba cách hiểu…chương trình Ngữ văn 12” tác giả tham khảo
nguyên văn từ TLTK số 1.

2



2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh hiểu vấn đề như thế nào là tích hợp so sánh văn học, các loại so sánh
văn học thường gặp trong đề thi.
- Thông qua đề tài, giáo viên hướng dẫn học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, có kỹ
năng, phương pháp để các em học sinh trường THPT Ngọc Lặc nhất là những học sinh
thi ĐH, CĐ khối C, D có thể tự tin bước vào kì thi THPTQG năm 2018 làm bài đạt
chất lượng tốt nhất.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Ngữ văn trong nhà trường. Thông
qua đề tài này có thể để các giáo viên trong tổ dùng để thực hành khi ôn luyện học sinh
giỏi, ĐH, CĐ và thi THPTQG hàng năm.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 12A3, 12A7 trường THPT Ngọc Lặc năm học 2017-2018.
- Các đề so sánh, liên hệ theo đề minh họa thi THPTQG năm 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích.
- Phương pháp thực nghiệm, điều tra.
II. NỘI DUNG.
1. Cơ sở lý luận của đề tài:
So sánh là một thao tác quan trọng không chỉ trong văn học mà cả trong cuộc
sống hàng ngày. So sánh là một phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên
cạnh một sự vật khác để đối chiếu nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, rõ nét, sâu sắc
hơn. Ở đề tài này tôi chỉ nghiên cứu khía cạnh so sánh như một kiểu bài nghị luận văn
học, một cách thức trình bày khi viết văn nghị luận.(2) [2]
Việc rèn kỹ năng so sánh cho học sinh vừa là yêu cầu, vừa là đòi hỏi bắt buộc
đối với giáo viên trong dạy học ở môn Ngữ văn. Đối với đối tượng học sinh THPT lại
càng cần thiết, đặc biệt học sinh lớp 12 chuẩn bị thi THPTQG. Tuy nhiên trong

chương trình sách giáo khoa chính khóa so sánh văn học xuất hiện với tư cách như một
kiểu bài nghị luận văn học độc lập để dạy học sinh thì chưa có. Nếu câu nghị luận văn
học chỉ là một tác phẩm, đoạn trích, nhân vật... thì còn đơn giản, học sinh dễ dàng đạt
2 Ghi chú:
- Ở mục II.1 Cở sở lý luận của đề tài: Đoạn “So sánh là một thao tác…viết văn nghị luận” tác giả tham khảo
nguyên văn từ TLTK số 2.

3


mức 5-6 điểm của tổng bài thi. Nhưng nếu gặp câu hỏi về nhóm tác phẩm, nhóm nhân
vật... thì sẽ khó và phức tạp hơn, đòi hỏi học sinh tư duy tổng hợp so sánh. Dạng đề
tích hợp, so sánh này chỉ phù hợp với học sinh giỏi, học sinh thi ĐH, CĐ. Việc ghi nhớ
chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm để so sánh, nâng cao, liên hệ thực tiễn là quá khó đối
với học sinh trung bình, gần như các em buông xuôi chủ yếu chỉ viết ở chương trình
12. Vì vậy trong quá trình ôn tập giáo viên phải có một phương pháp dạy học thích
hợp cho các em và chủ yếu trang bị kiến thức cơ bản nhất là phần đọc- hiểu để được
cộng điểm. Đối với phần nghị luận văn học học sinh phải học hết, học kĩ kiến thức cơ
bản của các tác phẩm văn 11 (chú ý phần văn học hiện đại) và chương trình lớp 12. Đề
thường tích hợp theo yêu cầu từ chương trình 12 trước, sau đó liên hệ tới chương trình
11. Như vậy học sinh phải học kĩ các hình ảnh, chi tiết, nhân vật trong tác phẩm để khi
gặp dạng đề so sánh, liên hệ thực tiễn học sinh không mất quá nhiều thời gian. Ngoài
ra học sinh cần phân chia thời gian hợp lý để làm bài, thông thường nên dành 30 đến
40 phút hoàn thành phần đọc hiểu và câu nghị luận xã hội, còn lại 80 đến 90 phút dành
làm câu nghị luận văn học để tổng bài thi đạt kết quả cao hơn.
Như vậy mục đích cuối cùng của kiểu bài so sánh, liên hệ là yêu cầu học sinh
chỉ ra được chỗ giống nhau và khác nhau giữa hai tác phẩm, tác giả,... từ đó thấy được
mặt kế thừa, sáng tạo của từng tác giả, vẻ đẹp riêng từng tác phẩm... Thực trạng đề thi
có dạng so sánh, tích hợp ở chương trình 12 và 11 trong năm nay dù đã có định hướng
từ trước nhưng cả thầy và trò trường THPT Ngọc Lặc vẫn còn tỏ ra băn khoăn, lúng

túng khi triển khai bài viết. Đứng trước thực trạng trên, bằng kinh nghiệm của bản thân
và sự quan sát tổng kết các đề thi ĐH, CĐ, tốt nghiệp trong những năm gần đây, qua
những năm ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi tôi xin đề xuất một vài kinh nghiệm
hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Ngọc Lặc có được kỹ năng làm đề nghị luận
văn học trong kỳ thi THPTQG năm 2018 đạt hiệu quả.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Thuận lợi:
- Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên trường THPT Ngọc Lặc cũng đã lồng ghép
các đề dạng này trong các tiết kiểm tra học kì, khảo sát đội tuyển học sinh giỏi, thi thử
tốt nghiệp.
- Học sinh cơ bản đã được học những kiến thức lý luận về thao tác lập luận so sánh ở
chương trình 11 và nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ/văn xuôi ở chương trình
12. Học sinh cũng đã có sự vận dụng chúng trong đời sống thực tế, khi làm đề thi.

4


b. Khó khăn:
- Về phía học sinh: trường THPT Ngọc Lặc là một huyện miền núi phía Tây tỉnh
Thanh Hóa với khoảng 80-85% là dân tộc Mường, chủ yếu ở vùng kinh tế đặc biệt khó
khăn, đến trường đi học đầy đủ là cả một vấn đề. Môn Ngữ văn là một môn học đặc
thù, yêu cầu học sinh đọc hiểu, phát huy trí tưởng tượng của học sinh trong khi đầu
vào thấp cũng là một thách thức. Số lượng học sinh đăng ký thi ĐH, CĐ khối C, D
không nhiều vì không có nhiều ngành nghề để học sinh lựa chọn và nhiều em không
có hứng thú học văn. Mục đích chủ yếu học sinh chỉ cần thi đậu tốt nghiệp để có thể
xin việc ở các công ty may, công ty Sam Sung... Hơn nữa thời gian ôn thi gấp rút, học
sinh chưa được học tập rèn luyện nhiều đề dạng này, nhiều em quên chương trình lớp
11, thiếu kỹ năng làm bài rất nhiều.
- Ban chuyên môn, tổ chuyên môn chưa tạo được môi trường, điều kiện thuận lợi để
giáo viên có nhiều tiết dạy ôn thi dạng này trên trường như việc ôn thi học sinh giỏi 1

tiết/tuần, ôn thi THPTQG 3 tiết/tuần với một lượng kiến thức khổng lồ cả khối 12 và
11 là điều vô cùng khó khăn đối với cả người dạy lẫn người học.
- Một lý do khác nữa là trong phân phối chương trình, sách giáo khoa không có hẳn
một tiết dạy cụ thể nào về dạng nghị luận tích hợp so sánh. Trong gần suốt cả năm học,
Bộ GD chưa có một hướng dẫn cụ thể nào, bộ đề hướng dẫn luyện thi THPTQG năm
2018 ở câu nghị luận văn học thì khác hẳn đề thi minh họa cũng là một thách thức.
- Về phía giáo viên: chưa có nhiều kinh nghiệm, còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh
ôn tập nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng bài thi của học sinh.
c. Thống kê số liệu:
Thực tế trong giảng dạy môn Ngữ văn của tổ chuyên môn và cá nhân khi dạy
ôn thi học sinh giỏi, thi THPTQG tôi đã đưa một số đề thi theo đề minh họa của Bộ
GD yêu cầu học sinh luyện tập và một số câu hỏi điều tra sơ bộ về dạng đề này cho 85
học sinh 12A3, 12A7 trường THPT Ngọc Lặc thì thu được một số kết quả sau:
- Câu 1: Bản chất câu nghị luận văn học theo đề thi minh họa THPTQG năm 2018 của
Bộ GD có gì khác năm 2017? Em hiểu khái niệm so sánh trong văn học là như thế
nào? Em đã vận dụng được bao nhiêu % kiến thức đã tiếp thu được vào bài làm của
mình?. Kết quả 35 em hiểu bản chất đề thi minh họa năm 2018 khác phần NLVH dạng
so sánh, liên hệ 12 với 11 và có thể vận dụng kiến thức đã học khi làm bài được. Số
còn lại lúng túng, chưa hiểu rõ để vận dụng kiến thức viết như thế nào cho hợp lí.
- Câu 2: Bài tập luyện tập:
Cảm nhận của em về đoạn thơ “Con sóng dưới lòng sâu...Hướng về anh một
phương” (Sóng - Xuân Quỳnh). Liên hệ đoạn thơ sau “Mơ khách đường xa, khách
đường xa... Ai biết tình ai có đậm đà?” (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử).

5


Kết quả thu được: 85 học sinh của hai lớp 12A3, 12A7 đó là: 13 học sinh hiểu
được yêu cầu của đề, nắm chắc kiến thức cơ bản, có kỹ năng, vận dụng linh hoạt; 39
học sinh vận dụng hiểu biết, kĩ năng làm bài đạt mức 2-2,5 đ; 33 học sinh còn lại lúng

túng, không hiểu vấn đề, không biết cách trình bày bài văn rơi vào học sinh trung bình,
yếu. Số học sinh này gần như chỉ nói chương trình 12, còn chương trình 11 bỏ qua.
Như vậy thông qua kết quả thu được số học sinh hiểu bài, vận dụng kiến thức
không nhiều, số học sinh đạt điểm khá, giỏi lại càng ít hơn. Có nhiều nguyên do: vì các
em tích lũy kiến thức chưa nhiều, chưa có kỹ năng làm đề, phân bố thời gian chưa hợp
lí, các em thật sự cố gắng trong học tập đối với môn Ngữ văn... Vì thế giáo viên ngoài
dạy cho học sinh kiến thức còn phải dạy cả kĩ năng làm bài, cho học sinh làm quen với
nhiều dạng đề tích hợp so sánh. Ngoài ra học sinh phải tự học, tự tìm cho mình nhiều
kênh thông tin khác nhau để bổ sung kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng để đạt được
kết quả tốt nhất trong kỳ thi THPTQG năm 2018.
3. Các giải pháp thực hiện:
3.1. Những dạng đề so sánh, liên hệ văn học thường gặp:
- So sánh hai đoạn thơ:
Ví dụ: Cảm nhận của em về đoạn thơ “Cuộc đời tuy dài thế…Để ngàn năm còn
vỗ” (Sóng - Xuân Quỳnh). Liên hệ so sánh với đoạn thơ sau “Ta muốn ôm….Hỡi xuân
hồng ta muốn cắn vào ngươi” (Vội vàng - Xuân Diệu)
- So sánh hai chi tiết:
Ví dụ: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha
bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô
Hoài). Liên hệ với chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá” mà Chí Phèo cảm
nhận được sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao).
- So sánh hai đoạn văn:
Ví dụ: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
“Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát. Rồi
say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì
đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng…(Vợ chồng A
Phủ - Tô Hoài).
“Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh
ra. Tỉnh ra chao ôi buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi
cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức...” (Chí Phèo - Nam Cao).

- So sánh hai nhân vật:
Ví dụ: Cảm nhận của em về người vợ nhặt trong “Vợ nhặt” - Kim Lân. Liên hệ
với nhân vật Thị Nở trong “Chí Phèo” - Nam Cao.
6


- So sánh cách kết thúc hai tác phẩm:
Ví dụ: Cảm nhận của em về cách kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” - Kim Lân. Liên
hệ với kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo” - Nam Cao.
- So sánh phong cách tác giả:
Ví dụ: Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường là hai nhà văn có phong cách
nghệ thuật độc đáo và đặc biệt sở trường về thể tùy bút, bút ký. Qua hai đoạn trích
“Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” - Hoàng
Phủ Ngọc Tường anh/chị hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau trong phong cách
nghệ thuật của nhà văn.
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học:
Ví dụ: Khi bàn về nhân vật Tràng trong “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân có ý
kiến cho rằng “Tràng là một gã trai quê nông nổi, thiếu suy nghĩ nhưng cũng đầy khát
khao và có trách nhiệm với cuộc đời”. Bằng hiểu biết của anh/chị về truyện ngắn “Vợ
nhặt” hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong đoạn kết
thúc truyện ngắn “Chí Phèo” - Nam Cao để nhận xét về số phận người nông dân qua
hai truyện ngắn này.
3.2. Hướng dẫn học sinh cách làm dạng bài nghị luận so sánh văn học.
So sánh văn học là một thao tác tư duy, được rèn luyện để trở thành một thói
quen trong cảm thụ văn chương được sâu sắc và tinh tế đòi hỏi phải có một phương
pháp, một cách thức trình bày tương ứng. Khi làm bài văn nghị luận văn học có nhiều
cách triển khai, giải quyết vấn đề. Nhưng với dạng đề so sánh văn học thông thường có
hai cách:
a. Cách 1: Kiểu bài so sánh nối tiếp:
- Khái quát gọn những nét tương đồng và khác biệt, nét chung và nét riêng của đối

tượng so sánh.
- Lần lượt khai thác cụ thể từng đối tượng được so sánh, hết đối tượng này chuyển
sang đối tượng khác (chú ý khai thác, phân tích trong sự so sánh).
- Đánh giá, tổng hợp.
* Chú ý: cách này dùng cho đối tượng so sánh ở cấp độ nhỏ như hình ảnh, chi tiết, kết
cấu, đoạn trích ngắn... khảo sát từ 1 đến 2 tác phẩm.
Ví dụ: vẻ đẹp xứ Huế qua hai tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Hoàng Phủ Ngọc Tường và “Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử.
b. Cách 2: Kiểu bài so sánh song song:
- Khái quát gọn như kiểu bài thứ nhất.
- Chia tách đối tượng thành nhiều bình diện, khai thác trong sự đối sánh. Lấy cái
chung làm nền tảng, làm tiêu chí so sánh; từ những nét giống nhau đó mà chỉ ra, phân
tích những nét khác biệt của đối tượng so sánh.
- Đánh giá, tổng hợp.
7


+ Đây là cách làm khó nhưng hay, thể hiện được khả năng tư duy, năng lực khái quát
và cảm thụ tinh tế, sắc nét của học sinh giỏi, khá. Cách làm này sử dụng cho các cấp
độ so sánh lớn như hình tượng nghệ thuật, tác phẩm, phong cách tác giả, thời đại văn
học... được khảo sát trong hai hay nhiều tác giả, tác phẩm… (3) [3].
Ví dụ: Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam qua các thi phẩm Chí Phèo - Nam Cao,
Vợ nhặt - Kim Lân, Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu.
Căn cứ vào thực tế về trình độ, yêu cầu ở trường THPT Ngọc Lặc học sinh chỉ
có thể làm theo cách 1 và cũng là theo định hướng chấm của Bộ GD, giáo viên chúng
tôi dạy theo hướng này.
3.3. Đề thực nghiệm, minh họa.
Để minh họa cho các bước làm bài so sánh, liên hệ ở trên tôi đưa ra hai ví dụ để
minh chứng về việc ôn luyện của mình cho học sinh tại trường THPT Ngọc Lặc và
chất lượng học tập đã được cải thiện.
Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

“Cuộc đời tuy dài thế
….
Để ngàn năm còn vỗ” (Sóng - Xuân Quỳnh)

“Ta muốn ôm

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” (Vội vàng - Xuân Diệu).
Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về quá trình thức tỉnh của nhân vật Mị trong cảnh đêm
tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài). Từ đó liên hệ với sự thức tỉnh của Chí
Phèo trong buổi sáng tỉnh rượu (Chí Phèo - Nam Cao) để nhận xét về cái nhìn nhân
đạo của mỗi nhà văn đối với người lao động nghèo trong xã hội cũ.
3.3.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề.
Với bất cứ một đề ra nào, bước tìm hiểu đề vô cùng quan trọng, nó giúp chúng
ta xác định đúng yêu cầu của đề ra. Khâu tìm hiểu đề gồm 4 ý:
Thứ nhất là xác định kiểu đề; thứ 2 là tìm hiểu nội dung, ý cơ bản; phạm vi dẫn chứng;
các thao tác lập luận sử dụng.
Với cách ra đề mới theo hướng mở của Bộ những năm gần đây, đặc biệt là để
thi minh họa tháng 1/2018 thì học sinh phải biết cách nhận thức đề đúng và trúng trọng
tâm. Phải xác định trúng, nắm bắt chính xác yêu cầu của đề thi thì người viết mới có
thể viết bài đúng hướng, khoanh vùng kiến thức để giải quyết vấn đề một cách hiệu
quả.

3 Ghi chú:
- Ở mục 3.2 Hướng dẫn học sinh cách làm dạng bài nghị luận so sánh văn học: Đoạn “a. Cách 1…hai hay nhiều
tác giả tác phẩm” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 3.

8


Thông thường để hỏi theo cách như đề 1 là dạng hỏi không có định hướng

(không có sẵn luận điểm trong đề mà học sinh tự đi tìm), đề 2 là dạng hỏi có định
hướng (có luận điểm sẵn trong đề). Nếu ta xác định đúng trọng tâm thì bài viết sẽ bám
sát yêu cầu của đề và đạt điểm cao hơn. Ngược lại nếu xác định không đúng trọng tâm,
yêu cầu đề thì bài viết sẽ lạc đề, mất điểm.
- Ở ví dụ 1:
+ Xác định vấn đề nghị luận: cả hai đoạn thơ bộc lộ cái tôi cá nhân trước cuộc sống và
tình yêu: đắm say, sôi nổi, mãnh liệt nhưng cũng đầy âu lo, trăn trở….
+ Sử dụng các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, chứng minh, bình luận.
- Ở ví dụ 2:
+ Xác định vấn đề nghị luận: sự đổi thay của Tràng sau khi có vợ, của Chí Phèo sau
cuộc tình với Thị Nở và được thị ân cần chăm sóc. Qua đó làm sáng tỏ tư tưởng nhân
đạo của mỗi nhà văn.
+ Sử dụng các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, chứng minh, bình luận.
3.3.2. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết.
Bước 1 tìm hiểu đề đã khó, xây dựng được dàn ý chi tiết lại càng khó khăn hơn,
nhất là dạng đề mở về thơ. Thông thường một bài văn nghị luận bao giờ cũng đảm bảo
bố cục 3 phần:
a. Hướng dẫn phần đặt vấn đề (mở bài)
- Mở bài có vị trí đặc biệt quan trọng đối với một bài văn. Với dạng đề so sánh, liên hệ
việc mở bài đúng là “vạn sự khởi đầu nan”. Mở bài là cửa mở, là lời mời, lời giao
duyên đối với người đọc khi tiếp nhận sản phẩm của người viết. Người tiếp nhận có
được ấn tượng, cảm xúc đẹp hay không là do những dòng vào bài ý nhị, khéo léo của
người viết. Cha ông ta đã từng nói:
“ Văn hay bất luận ngắn dài
Mới đọc đầu bài đã biết văn hay”.
Mở bài hay không chỉ tạo cho người đọc hứng thú, gây chú ý mà còn tạo cho
người làm bài có cảm hứng làm tốt ở phần sau hơn.
- Mở bài phải nêu được yêu cầu đề cần phải giải quyết, phải có sự dẫn dắt thu hút sự
chú ý của người đọc. Mở bài nên ngắn gọn, vào bài tự nhiên, mang màu sắc văn học.
- Các tiêu chí để mở bài dạng so sánh:

+ dựa trên tiêu chí lịch sử: thời gian ra đời hai tác phẩm.
+ dựa trên đề tài: về thiên nhiên, người phụ nữ, người lính…
+ dựa trên nội dung, điểm chung về nhân vật, đoạn thơ…
+ dựa trên cảm hứng, bút pháp nghệ thuật.
- Có hai cách mở bài: mở bài trực tiếp và gián tiếp.
+ Mở bài theo phương pháp trực tiếp: là vào ngay luận đề, vấn đề cần giải quyết,
không qua một khâu trung gian nào cả. Đây là phép mở bài mà người xưa nói “khai

9


môn kiến sơn”. Cách mở bài này đúng nhưng không hay, nhiều học sinh sử dụng, mức
độ an toàn cao.
+ Mở bài theo phương pháp gián tiếp (có sự dẫn dắt, bắc cầu vào cần vấn đề nghị
luận).
Với cách mở bài của kiểu dạng đề so sánh học sinh còn lúng túng vì có tới hai
tác giả, hai tác phẩm. Nhiều em mở bài giới thiệu luôn những kiến thức liên quan đến
hai tác giả, tác phẩm khiến người đọc tưởng như có hai mở bài. Vì thế dạy mở bài cho
học sinh dạng đề này nên tìm điểm chung nào đó của 2 đối tượng để dẫn dắt. Cách mở
bài này không chỉ tạo nên sự gắn kết của đối tượng ngay từ đầu mà còn tạo hứng thú
cho người đọc, lấy cảm hứng làm bài cho chính mình. Chú ý mở bài cần nêu ngắn gọn,
đủ thông tin, có sự độc đáo và phải hết sức tự nhiên.
Ở ví dụ 1: Trong muôn lời thơ tiếng hát của “cây đàn muôn điệu” về đề tài tình
yêu, nền văn học Việt Nam ta may mắn có được hai đại biểu thơ tình xuất sắc: Một
Xuân Diệu - đại diện cho sự khát khao mãnh liệt, sôi nổi - ồn ào, vồ vập - đắm say và
một Xuân Quỳnh - đại diện cho những tình cảm đôn hậu, đằm thắm, đầy nữ tính
nhưng cũng không kém phần mãnh liệt. Giá trị thơ tình của Xuân Diệu, Xuân Quỳnh
đã được khẳng định qua thời gian và qua những người yêu thơ. Ở mọi thời đại, thơ
tình Xuân Diệu, Xuân Quỳnh đều được đông đảo bạn đọc đón nhận, đặc biệt là giới
trẻ, những người biết yêu và biết trân trọng tình yêu. Hai đoạn thơ sau đây trong hai thi

phẩm “Vội vàng” và “Sóng” sẽ giúp ta nhận ra những giá trị ấy.
Ở ví dụ 2: Nam Cao và Tô Hoài là hai cây bút xuất sắc trong nền văn học Việt
Nam hiện đại. Nếu như Nam Cao đi vào khai thác người nông dân ở làng Đại Hoàng quê hương của nhà văn thì Tô Hoài lại rất thành công khi tìm đến người lao động miền
núi Tây Bắc xa xôi để xây dựng nên những thi phẩm đặc sắc. Đọc Chí Phèo và Vợ
chồng A Phủ hẳn mỗi chúng ta không thể quên được hai nhân vật Chí Phèo và Mị, nhất
là sự hồi sinh tâm hồn của họ.(4) [4]
b. Hướng dẫn phần giải quyết vấn đề (thân bài).
- Đây được xem là phần quan trọng nhất của bài viết, nó tập trung điểm ở phần này. Vì
thế người giáo viên ngoài trang bị cho học sinh kiến thức lý luận, tác giả, tác phẩm...
còn phải hướng dẫn cho học sinh kỹ năng viết phần thân bài đạt hiệu quả cao như việc
bám sát yêu cầu đề, hành văn như thế nào cho đúng và trúng.
* Hướng dẫn các bước lập dàn ý phần thân bài dạng đề so sánh hai bài thơ,
đoạn thơ như sau: phải đảm bảo hai bước: phân tích tác phẩm, đoạn thơ trước, so
sánh sau. So sánh hai bài thơ, đoạn thơ tuyệt đối không phải để khẳng định tác phẩm
nào hay hơn mà để tìm ra nét tương đồng, độc đáo của các tác phẩm. Sự tương đồng

4 Ghi chú:
- Ở mục 3.3.2 Hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết: tác giả tham khảo từ TLTK số 4.

10


nói lên tính phong phú, phát triển của văn học; điểm khác biệt tô đậm phong cách
riêng của mỗi nhà thơ và xu hướng sáng tác.
+ Làm rõ bài thơ, đoạn thơ 1.
+ Lần lượt làm rõ bài thơ, đoạn thơ 2.
+ So sánh nét tương đồng và khác biệt của mỗi bài thơ, đoạn thơ.
Bước này yêu cầu học sinh cần có kiến thức vững vàng, sự quan sát tinh tường,
viết chính xác vấn đề, tránh chung chung. Muốn tìm điểm giống hay khác học sinh
căn cứ vào các bình diện để so sánh: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác, đề

tài, nội dung tư tưởng của mỗi bài thơ (đoạn thơ), bút pháp nghệ thuật, giá trị ý nghĩa
và sức sống của mỗi bài thơ, đoạn thơ trong sự nghiệp sáng tác của mỗi tác giả.
+ Lí giải vì sao có điểm giống, khác nhau. Từ đó khẳng định nét độc đáo, giá trị riêng
của mỗi bài thơ, đoạn thơ.
Đây là một ý khó chỉ có học sinh khá, giỏi mới có thể làm được, là ý thể hiện rõ
sự phân hóa và có thể thưởng điểm. Giáo viên cũng không nên nặng nề khi đặt ra yêu
cầu đối với học sinh, nhất là đối với học sinh có học lực trung bình.
* Ở ví dụ 1:
1. Khái quát hai tác giả, tác phẩm.
- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ
trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm
hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành đằm thắm và luôn da
diết với khát vọng hạnh phúc đời thường. “Sóng” là bài thơ tình yêu đặc sắc của Xuân
Quỳnh, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.
- Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới” (Hoài Thanh). Ông được
giới trẻ ca ngợi là “Ông hoàng của thi ca tình yêu”. Ông mang đến cho thơ ca đương
thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ
cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của
mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Vội vàng được
trích trong tập Thơ thơ là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Diệu trước cách
mạng.
2. Cảm nhận đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh
- HS phân tích để thấy được cái tôi Xuân Quỳnh đầy những âu lo, trắc ẩn nhưng cũng
dồn chứa bao khát vọng tình yêu “bồi hồi trong ngực trẻ”.
- Xuân Diệu cũng đã từng rất sợ thời gian nên cứ thế mà sống cuống quýt, vội vàng
nên với Xuân Diệu - sống là phải hưởng thụ, chiếm lĩnh để không hoài, không phí
những tháng năm của tuổi trẻ. Thì đối với Xuân Quỳnh, những âu lo, dự cảm đã mang
đến một khát vọng mãnh liệt - khát vọng được bất tử hoá tình yêu:
- Nghệ thuật: Với thể thơ năm chữ giàu tính tự sự, giàu sức biểu cảm, giàu tính triết lí,
giàu chất suy tưởng, kết hợp những biện pháp tu từ đặc sắc: nhân hóa, ẩn dụ, …

11


3. Cảm nhận về đoạn thơ trong Vội vàng - Xuân Diệu.
- Đoạn thơ thể hiện niềm yêu đời, khát vọng sống nồng nàn, mãnh liệt của Xuân Diệu.
Ý thức được sự hữu hạn của đời người, tuổi xuân và thời gian trôi đi vĩnh viễn không
trở lại nên nhà thơ đã vội vàng, cuống quýt để tận hưởng cuộc sống trần gian với tất cả
những gì đẹp nhất (sự sống mơn mởn, mây đưa và gió lượn,cánh bướm với tình yêu,
…), ở mức độ cao nhất (ôm, riết, say, thâu, cắn), với trạng thái đã đầy, no nê, chếnh
choáng.
- Các yếu tố nghệ thuật như: điệp từ ngữ, điệp cấu trúc câu, động từ mạnh, nhân hóa,
nhịp điệu sôi nổi, cuồng nhiệt… tất cả góp phần thể hiện cảm xúc nồng nàn, khát vọng
sống mãnh liệt của Xuân Diệu.
4. So sánh giống và khác nhau:
- Điểm giống:
+ Về mặt nội dung: đều thể hiện cái tôi giàu cảm xúc, giàu khát vọng mãnh liệt về tình
yêu; đều thể hiện được khát vọng mãnh liệt, cháy bỏng về tình yêu với cuộc đời.
+ Về mặt nghệ thuật: Hai đoạn thơ đều sử dụng ngôn ngữ thơ giàu nhịp điệu, hình ảnh
thơ đều mang tính ẩn dụ; sử dụng động từ mạnh...
- Điểm khác:
Khát vọng trong “Sóng” là khát vọng của tình yêu lứa đôi, là khao khát dâng
hiến đến tận cùng, khát vọng bất tử hoá tình yêu. Còn trong “Vội vàng” - Xuân Diệu
thể hiện một quan niệm sống: sống vội vàng, sống giục giã, cuống quýt, phải tận
hưởng vì thời gian đi qua tuổi trẻ sẽ không còn nữa.
5. Đánh giá chung
Cả hai đoạn thơ đều bộc lộ cái tôi cá nhân trước cuộc sống và tình yêu. (5) [5],[6]
* Hướng dẫn các bước lập dàn ý phần thân bài dạng đề so sánh hai nhân vật
trong tác phẩm văn học như sau:
+ Phân tích nhân vật thứ nhất trong mối tương quan với nhân vật thứ hai.
+ Phân tích nhân vật thứ hai trong mối tương quan với nhân vật thứ nhất.

Cả hai bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là
thao tác lập luận phân tích. Chú ý bám sát vấn đề nghị luận.
+ So sánh nét tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật (bước này vận dụng kết hợp
nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập
luận so sánh).
+ Lí giải sự khác biệt: do bối cảnh xã hội, phong cách nhà văn... (bước này vận dụng
kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
Ở ví dụ 2:
1. Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
5 Ghi chú:
- Ở mục Hướng dẫn các bước lập dàn ý phần thân bài dạng đề so sánh hai bài thơ…: tác giả tham khảo từ TLTK
số 5, 6.

12


- Tô Hoài là cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Văn ông
hấp dẫn bởi lối viết thật hóm hỉnh, sinh động của người giàu vốn sống, vốn hiểu biết.
“Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn giàu chất thơ, đậm chất tạo hình, gợi cảm. Một
trong những đoạn văn thể hiện rõ tài năng và cái nhìn nhân đạo của nhà văn đó là đoạn
miêu tả, phân tích quá trình thức tỉnh của Mị trong đêm tình mùa xuân.
- Nam Cao là nhà văn xuất sắc, độc đáo của văn học hiện thực phê phán những năm
1930-1945. Dù viết về đề tài nào văn ông cũng luôn trăn trở, đau đớn trước sự tha hóa
của con người; thể hiện tài năng miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc để từ đó
khái quát những hiện tượng có ý nghĩa xã hội, những bài học nhân sinh sâu sắc. “Chí
Phèo” là một tác phẩm như thế, đặc biệt là đoạn Chí Phèo miêu tả trong một buổi sáng
tỉnh rượu.
2. Cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị trong đêm tình mùa xuân.
- Về nội dung:
+ Nguyên do hồi sinh: Hồng Ngài ăn tết, tiếng sáo gọi bạn, hơi rượu là những nguyên

nhân khơi dậy lòng ham sống ở Mị. Ngoài ra nguyên do bên trong - lòng ham sống
mãnh liệt chưa bao giờ lụi tàn trong cuộc sống tưởng như cam chịu của Mị.
+ Quá trình thức tỉnh:
++ Sự hồi sinh bắt đầu từ cảm xúc, ý thức: biết ngồi nhẩm thầm theo lời bài hát, biết
nhớ về quá khứ êm đẹp hạnh phúc, nhận ra được thực tại đau đớn, bùng lên khát vọng
sống mãnh liệt; đồng thời cũng xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực muốn giải thoát khỏi
cuộc sống bi kịch của mình.
++ Từ hồi sinh ý thức đến hành động quyết liệt: thắp đèn cho sáng, quấn lại tóc, mặc
váy chuẩn bị đi chơi tết. Những hành động trên cho ta thấy Mị đã sống dậy khao khát
tự do, khao khát hạnh phúc khiến Mị đã có những hành động tích cực.
++ Nhưng hành động của Mị bị chặn đứng lại bởi A Sử, A Sử trói đứng bị ở cột nhà.
Dù bị trói nhưng tâm hồn Mị vẫn bay theo tiếng sáo, Mị sống trong hạnh phúc ảo giác.
Nhưng khi tay chân Mị vùng bước đi thì Mị nhận ra thực tại đau đớn của mình, Mị
thổn thức nghĩ mình không bằng con trâu con ngựa trong nhà thống lí Pá Tra.
=> Sự thức tỉnh của Mị trong đoạn văn này không giúp Mị thay đổi cuộc đời
mình nhưng nó cũng đã hé mở cho ta thấy vẻ đẹp tiềm tàng của người lao động vùng
cao Tây Bắc. Và đây là cơ sở, là sức sống tiềm tàng mãnh liệt từ bên trong con người
chỉ chờ khi có cơ hội thì bùng lên mạnh mẽ.
- Về nghệ thuật:
+ Nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý đặc sắc.
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh, câu văn giàu chất hiện thực nhưng cũng đậm chất thơ.
+ Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu.
+ Ngôn ngữ trần thuật linh hoạt.
3. Liên hệ với sự thức tỉnh của Chí Phèo trong buổi sáng tỉnh rượu.
- Về nội dung:

13


- Nguyên cớ hồi sinh: Chí Phèo gặp Thị Nở - một người đàn bà xấu xí, dở hơi nhưng

lại có trái tim nhân ái, giàu lòng yêu thương. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm triền
miên trong những cơn say Chí Phèo tỉnh rượu.
+ Quá trình thức tỉnh:
++ Đó là sự trở về của ý thức: tỉnh rượu, tỉnh táo nhận thức được không gian sống
xung quanh mình yên bình, đẹp đẽ; nhìn cả cuộc đời mình từ quá khứ xa xôi với ước
mơ nho nhỏ về một mái ấm gia đình hạnh phúc, nghĩ về hiện tại đói rét, ốm đau, cô
độc và nghĩ đến tương lai là sự cô đơn.
++ Những cảm xúc sống lại: hắn vơ vẩn buồn, nuối tiếc quá khứ với ước mơ tươi đẹp
dang dở và hắn ngạc nhiên, xúc động trước sự chăm sóc giản dị, đầy tình yêu thương
của Thị Nở cùng với bát cháo hành.
++ Chí Phèo suy nghĩ và khao khát hướng thiện: hắn thèm lương thiện, muốn làm hòa
với mọi người, hắn hi vọng Thị Nở sẽ mở đường cho hắn.
++ Chí Phèo trở lại đúng là người lương thiện trước kia: không rạch mặt, ăn vạ, không
chửi vu vơ mà biết sống chừng mực (uống rượu rất ít để được thương yêu, thái độ hiền
lành, biết nói những câu tình tứ “giá như cứ thế này mãi thì thích nhỉ? Hay là mình
sang đây ở với tớ một nhà cho vui”).
- Về nghệ thuật:
+ Nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý đặc sắc.
+ Xây dựng được nhân vật điển hình.
+ Ngôn ngữ vừa sống động, vừa điêu luyện lại vừa gần gũi tự nhiên.
4. Nhận xét về cái nhìn nhân đạo của hai nhà văn.
- Điểm giống:
+ Lên án, tố cáo những thế lực gây ra những đau khổ, bất hạnh cho con người.
+ Thông cảm, đồng cảm với những số phận của người lao động đau khổ, bị lăng nhục.
+ Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào nhà văn cũng phát hiện ra vẻ đẹp tiềm tàng của nhân
vật. Ở Mị là vẻ đẹp, sức sống, tinh thần phản kháng mạnh mẽ của người miền núi; ở
Chí Phèo là phẩm chất người lương thiện.
+ Niềm tin bất diệt vào nhân cách, phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động.
- Điểm khác:
+ Tô Hoài nhìn con người trong sự vận động đến cuộc sống tốt đẹp, tương lai tươi

sáng. Vì thế, kết thúc sự thức tỉnh của Mị trong đêm tình mùa xuân là cú huých hứa
hẹn một sự trỗi dậy mạnh mẽ, quyết liệt để có thể giải thoát cho mình và cho những
người cùng cảnh ngộ .
+ Nam Cao nhìn con người trong số phận bi kịch, những nhân vật của ông chưa tìm
được con đừng đi, con đường giải thoát cho chính mình. Vì thế kết thúc của Chí Phèo
là con đường cùng, bế tắc không tìm thấy lối ra cho cuộc đời mình.(6) [5], [6]
c. Kết thúc vấn đề:

6 Ghi chú:
- Ở mục Hướng dẫn các bước lập dàn ý phần thân bài dạng đề so sánh hai nhân vật…: tác giả tham khảo từ
TLTK số 5, 6.

14


- Thực tế nhiều học sinh chỉ chú ý phần mở bài viết sao cho hay mà xem nhẹ kết bài.
Nhiều học sinh sau khi trống đánh hết giờ viết vội vàng 2 đến 3 câu, tóm lại một vài ý
đã viết ở phần thân bài để kết thúc vấn đề. Kết bài là khâu cuối cùng của bài viết, là
bước củng cố kiến thức, gây ấn tượng sâu sắc về luận đề. Với một bài văn dài, phức
tạp, kết bài là rất cần thiết, nó như một nút nhấn cuối cùng của một bản nhạc. Vậy một
kết bài đạt yêu cầu là như thế nào?.
- Một kết bài đạt yêu cầu không chỉ ngắn gọn mà nó còn phải khóa được vấn đề cần
nghị luận, nâng cao luận đề, thể hiện được tư tưởng, tình cảm của người viết và gợi
nhiều liên tưởng mới cho người đọc.
Ở ví dụ 1: Tình yêu là tiếng gọi của con tim và lý trí. Nếu “Vội vàng” giục giã thi
nhân Xuân Diệu sống vồ vập, đắm say với cuộc đời bởi “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm
lại”; sống để tận hưởng hương sắc ngất ngây của đời thì Xuân Quỳnh lại dịu dàng mà
mãnh liệt qua khao khát được tan ra, được hiến dâng cho cuộc đời. Dù mang hai quan
niệm khác nhau trong tình yêu nhưng tư tưởng của những thiên tài thi ca Xuân Quỳnh
- Xuân Diệu vẫn cất lên những giá trị nhân bản, nhân văn: yêu là sống hết mình cho

tình yêu.
Ở ví dụ 2: Gấp lại hai truyện ngắn, ta có thể nhận thấy sự hồi sinh của hai nhân vật
đến với những cuộc sống mới khác nhau nhưng sự hồi sinh ấy nó có giá trị hết sức lớn
lao đó chính là tấm lòng yêu thương trân trọng của hai nhà văn dành cho những người
lao động nghèo khổ. Và đó cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc của hai tác phẩm.
3.3.3. Từ những dàn ý trên, các em tiến hành viết thành bài văn hoàn chỉnh.
3.3.4. Bước cuối cùng là kiểm tra lại bài văn: đọc và sửa chữa lỗi sai.
3.4. Một số đề luyện tập tham khảo.
Sau đây tôi có cho học sinh một số đề liên hệ so sánh văn học để học sinh luyện
tập và có gợi ý đáp án. Đây chỉ là những gợi ý tham khảo ý chính của đề, từ đó học
sinh về luyện viết thành một bài văn hoàn chỉnh.(7) [6]
Đề 1: “Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư này từ lúc nào……, tăm tối ấy của họ”.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, Nxb GD, 2016, trang 24-25)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với bức tranh cuộc sống ở phố
huyện nghèo và những con người “trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho
sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”(Hai đứa trẻ - Thạch Lam, Ngữ văn 11, Tập
một, Nxb GD, 2016) để thấy được ngòi bút nhân đạo của các nhà văn.
Sau đây là một số ý cần đạt:
1. Giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt và vị trí đoạn trích.
2. Cảm nhận đoạn trích.
a. Nội dung
7 Ghi chú:
- Ở mục Một số đề luyện tập tham khảo…: tác giả tham khảo từ TLTK số 6.

15


- Tái hiện bức tranh bi thảm về nạn đói khủng khiếp năm 1945 qua không gian một
ngã tư xóm chợ bị bao trùm bởi sự chết chóc, thê lương (các hình ảnh: lũ lượt bồng bế,
dắt díu, những cái thây nằm còng queo,…; màu sắc: xanh xám, tối sầm... ; mùi vị: mùi

ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người...)
=> Bức tranh bao quát về nạn đói có một không hai trong lịch sử dân tộc có sức tố cáo
tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra cho nhân dân Việt Nam.
- Qua một tình huống độc đáo - Tràng nhặt được vợ - nhà văn phát hiện khát vọng
đáng trân trọng của người nông dân ngay khi cận kề cái chết:
+ Tràng: vui vẻ khác thường, tủm tỉm cười, hai mắt sáng lên lấp lánh...Tràng thành
một con người khác, hài lòng với niềm hạnh phúc mới mẻ - mái ấm gia đình.
+ Những người trong xóm: thấy lạ, bàn tán; hiểu, bỗng rạng rỡ hẳn lên…Bên bờ vực
cái chết vì đói khát họ vẫn biết chia sẻ, biết cảm thông cho nhau, tin tưởng vào điều tốt
đẹp.
b. Nghệ thuật
- Tạo tình huống truyện độc đáo.
- Nghệ thuật miêu tả: bút pháp tả thực tạo ấn tượng mạnh, miêu tả tâm lí nhân vật tinh
tế.
- Ngôn ngữ sinh động, so sánh độc đáo, giàu tính tạo hình.
3. Liên hệ với bức tranh cuộc sống phố huyện nghèo và những con người “trong bóng
tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ” trong
truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Thí sinh trình bày sơ lược về đặc điểm bức tranh cuộc sống phố huyện nghèo và
những con người trong bóng tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.
- Bức tranh cuộc sống: nhỏ hẹp, nghèo nàn; nhịp điệu sống quẩn quanh, tù đọng.
- Những con người trong bóng tối: nhỏ bé, mòn mỏi, đáng thương nhưng luôn mơ ước,
hướng về ánh sáng, sự sống qua việc chờ đợi đoàn tàu hằng đêm.
4. Nhận xét về ngòi bút nhân đạo của các nhà văn
- Điểm khác nhau:
+ Thạch Lam: xuất phát từ hiện thực ở một phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng
tám, tác giả bày tỏ niềm xót thương, đồng cảm đối với những con người cơ cực, quẩn
quanh, mỏi mòn và nâng đỡ những ước mơ đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.
+ Kim Lân: xuất phát từ hiện thực là nạn đói khủng khiếp năm 1945, tác giả bộc lộ nỗi
đau đớn, xót xa đối với những người nông dân cận kề cái chết và trân trọng những

khát vọng hạnh phúc đầy tính nhân bản của con người - khát khao tổ ấm gia đình.
- Điểm giống nhau:
+ Bộc lộ lòng niềm thương cảm, xót xa trước những con người nhỏ bé, cảnh đời nghèo
nàn, đói khát.

16


+ Trân trọng những ước mơ, khát vọng đẹp đẽ và niềm tin vào cuộc sống của những
con người nghèo khổ.
Đề 2:
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Làm sao được tan ra
…Để ngàn năm còn vỗ
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Tôi muốn tắt nắng đi
….Cho hương đừng bay đi
(Vội vàng - Xuân Diệu)
HƯỚNG DẪN
1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm.
2. Cảm nhận.
a. Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh thể hiện cái tôi đầy khao khát.
- Khát vọng được hóa thành, được tan ra thành trăm con sóng nhỏ là khát vọng được
cho đi và dâng hiến trong tình yêu.
- Khát vọng muốn hòa nhập tình yêu của mình để ngàn năm còn vỗ. Đây là khát vọng
muốn được vĩnh cửu hóa, bất tử hóa tình yêu.
- Trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh ta thấy được một tư tưởng nhân văn: “
yêu và sự hiến dâng”, chữ “hiến dâng” không được hiểu theo nghĩa thông tục. Tình
yêu của cá nhân không tách rời cộng đồng.
- Đặt bài thơ trong hoàn cảnh năm 1968 khi đất nước đang có chiến tranh ta càng hiểu

một cách thấm thía và sâu sắc về tình yêu và những khát vọng của những con người
trong thời đại ấy.
* Nghệ thuật: bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu, âm hưởng của những
con sóng biển; sử dụng phép nhân hóa, so sánh.
b. Đoạn thơ trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu bộc lộ một cái tôi sôi nổi, vồ vập và
giàu khát vọng.
- Khát vọng của Xuân Diệu là khát vọng tắt nắng và buộc gió. “Tắt nắng” để màu hoa
không tàn, “buộc gió” để hương đừng bay đi.
- Nắng và gió, hương và hoa ở đây chính là mùa xuân của đất trời với bạt ngàn hoa
thơm cỏ lạ. Đó là “hoa đồng nội xanh rì”, “lá cành tơ phơ phất”, là “khúc tình si của
yến anh”, là “mây đưa gió lượn ”…mùa xuân ấy thật thanh tân diễm lệ, đầy quyến rũ
như bờ môi thiếu nữ “tháng giêng ngon như một cặp môi gần” .
- “Hương” với “màu” ở đây là những ẩn dụ để nói đến tuổi trẻ của đời người. Xuân
Diệu là người luôn lo sợ về thời gian, về tuổi tác vì theo nhà thơ: “Xuân đương tới
nghĩa là xuân đương qua/ .....Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”

17


- Cho nên Xuân Diệu khát vọng chiếm lấy quyền năng của tạo hóa để vũ trụ ngừng
quay, thời gian ngừng trôi, để thi nhân tận hưởng những phút giây đẹp nhất của đời
người. Đây cũng chính là một khát vọng rất nhân văn.
* Nghệ thuật: thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu, sử dụng động từ mạnh “tắt, buộc”.
3. So sánh.
- Giống nhau: đều sử dụng thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu, đều thể hiện được khát
vọng mãnh liệt, cháy bỏng về tình yêu với cuộc đời.
- Khác nhau: khát vọng trong Sóng là khát vọng của tình yêu lứa đôi, là khao khát
dâng hiến đến tận cùng. Còn trong Vội vàng thì thể hiện một quan niệm sống: sống vội
vàng, giục giã, cuống quýt, phải tận hưởng vì thời gian đi qua tuổi trẻ sẽ không còn.
HS khi chưa có kỹ năng,

phương pháp làm bài
NLVH dạng so sánh

Lớp


số

Sau khi HS được học các kỹ năng,
cách thức làm bài
NLVH dạng so sánh

Số HS biết
cách làm
bài

Số biết làm
nhưng còn
lúng túng

Không biết


Số HS biết
cách làm
bài

Số biết làm
nhưng còn
lúng túng


Không biết


Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số

lượng

%

12A3

40

12

30

13

32.5

15

37.5

20

50

15

37.5

5


12.5

12A7

45

8

17,8

14

31.1

23

51.1

15

33.3

21

46.7

9

0.2


Như vậy thông qua bảng khảo sát nhiều lần đề thi thử và con điểm thi thử
THPTQG của Sở GD &ĐT Thanh Hóa ta thấy học sinh trước khi chưa có nhiều kiến
thức, kỹ năng, phương pháp làm bài NLVH so sánh, liên hệ; học sinh chưa biết cách
mở bài sao cho đúng và trúng, chưa biết triển khai vấn đề khoa học. Chính vì vậy chất
lượng bài viết chưa cao, chưa đạt yêu cầu, thậm chí có bài còn yếu, kém.
Nhưng sau một thời gian được học tập, rèn luyện nhiều học sinh đã được nâng
cao kỹ năng, có những vốn kiến thức nhất định khi làm bài dạng này không còn lúng
túng nữa. Vì thế chất lượng bài viết đã được nâng cao lên, đó cũng là một tín hiệu
đáng mừng đối với học sinh THPT Ngọc Lặc trước thềm thi THPTQG năm 2018.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Trên đây là một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách làm bài nghị luận văn học
dạng so sánh tích hợp cho học sinh trường THPT Ngọc Lặc thi THPTQG năm 2018
mà tôi đã áp dụng. Trong thời gian áp dụng dạng đề thi này theo định hướng của Bộ

18


GD tôi thấy học sinh hai lớp tôi dạy không còn lúng túng khi làm đề dạng này, vì thế
chất lượng bài viết được nâng cao.
Thiết nghĩ trong một đề thi gồm có 3 câu, để có kết quả cao không chỉ ở câu nghị
luận văn học mà còn phụ thuộc cả câu đọc hiểu và phần nghị luận xã hội cùng nhiều
yếu tố khác nữa. Vì thế học sinh sau khi nắm vững kiến thức cơ bản, có kĩ năng làm
bài thì cũng tự tin hơn và vì thế cảm hứng làm bài cũng tốt hơn.
Trong phạm vi đề tài tôi cũng chỉ đưa ra một số định hướng có được từ thực tiễn
giảng dạy để có thể giúp học sinh có được những kĩ năng, xác định được hướng làm
bài, biết phân bố thời gian hợp lí, biết lựa chọn cách làm nào phù hợp với trình độ
năng lực của mình khi gặp dạng đề so sánh văn học để có thể đạt được 3-3,5 đ. Những
vấn đề tôi trao đổi trong đề tài này cũng chỉ xuất phát từ cảm nhận chủ quan của mình
và được thể hiện khi tôi giảng dạy tại trường THPT Ngọc Lặc bằng một chuyên đề

riêng dạy trong hai tuần. Vì vậy có những điểm không phù hợp, chưa đúng tôi mong
quý đồng nghiệp góp ý, trao đổi để tôi hoàn thiện mình hơn.
3.2. Kiến nghị:
Dạng đề tích hợp so sánh là một dạng đề thi mới, theo định hướng mở trong
những năm gần đây được Bộ GD đưa vào kì thi học sinh giỏi, tuyển sinh ĐH, CĐ.
Năm 2018 Bộ triển khai thực hiện tích hợp so sánh trong hai chương trình 11 và 12,
giáo viên và học sinh trường THPT Ngọc Lặc vô cùng lúng túng. Vì thế trong phạm vi
bài viết này tôi xin mạnh dạn đề nghị:
- Bộ GD khi đã có lộ trình thay sách giáo khoa nên có hẳn một chuyên đề hay vài tiết
dạy về kiểu bài nghị luận so sánh văn học đưa vào giảng dạy chính khóa trong chương
trình SGK.
- Nhà trường, tổ chuyên môn cần thường xuyên đưa những bài học, tiết dạy có tích
hợp so sánh để giáo viên trong tổ dự giờ, thảo luận, góp ý. Tổ chuyên môn cần ôn tập
cho học sinh theo các chuyên đề, nhóm tác phẩm, nhóm nhân vật…để học sinh có một
các nhìn toàn diện, đầy đủ nhất và học sinh dễ dàng làm được đề bài dạng này .
- Giáo viên nên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng vận dụng các phương pháp
giáo dục đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng khi làm bài.
- Về phía phụ huynh, học sinh: Cần quan tâm, giáo dục ý thức học tập của học sinh khi
học bài và chuẩn bị bài ở nhà; có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực đối với môn Ngữ
văn. Tôi thiết nghĩ cả thầy và trò đều cố gắng, nhà trường, tổ chuyên môn tạo điều kiện
tốt nhất để học sinh phát huy tinh thần học tập chủ động chắc chắn kết quả học tập ở
môn Ngữ văn sẽ nâng cao hơn.

19


Trên đây là đề tài: Rèn luyện kĩ năng làm đề nghị luận văn học dạng so
sánh, liên hệ cho học sinh lớp 12 trường THPT Ngọc Lặc nhằm đạt hiệu quả cao
trong kỳ thi THPTQG năm 2018 mà tôi đã đưa ra một vài định hướng, trong phạm

vi của đề tài chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong được sự góp ý chân
thành của các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác
Người viết

Ngô Thị Thanh

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hướng dẫn học sinh THPT cách làm dạng đề so sánh văn học - SKKN của
Lê Thị Quỳnh Sen - Sở GD và ĐT Hưng Yên.
[2]. Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn học - Thầy Đặng Ngọc Khương.
[3]. Cách trình bày kiểu bài so sánh văn học đạt điểm cao - Kinh nghiệm viết văn
- Minh Anh.
[4]. https//tuyensinhdh.com
[5].
[6]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng Internet.
-
-
-
-




×