Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong nghị luận học cho học sinh lớp 12 trường THPT cò nòi mai sơn sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.55 KB, 85 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DIỄN ĐẠT TRONG NGHỊ LUẬN VĂN
HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƢỜNG THPT CÒ NÒI MAI SƠN - SƠN LA

Thuộc nhóm ngành: XH2a

Sơn La, tháng 05 năm 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DIỄN ĐẠT TRONG NGHỊ LUẬN VĂN
HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƢỜNG THPT CÒ NÒI MAI SƠN - SƠN LA

Thuộc nhóm ngành: XH2a

Sinh viên thực hiện: Hà Thị Tươi

Nam, nữ: Nữ

Dân tộc: Thái

Thần Thị Chẳm

Nam, nữ: Nữ


Dân tộc: Dao

Điêu Thị Hậu

Nam, nữ: Nữ

Dân tộc: Thái

Lớp: K54 ĐHSP Ngữ Văn A

Khoa: Ngữ Văn

Năm thứ: 4/ Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Sư phạm Ngữ Văn
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Hà Thị Tươi
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thùy Dung

Sơn La, tháng 05 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ của cô giáo, Thạc
sĩ Nguyễn Thùy Dung, giảng viên khoa Ngữ Văn. Qua đây, chúng em xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến cô, người luôn luôn quan tâm, chỉ bảo chúng em tận
tình trong quá trình thực hiện đề tài này.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn phòng Khoa học Và Quan hệ quốc
tế, thư viện trường Đại học Tây Bắc, cùng các cô giáo trong tổ Phương pháp dạy
học Ngữ Văn và Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng
em trong việc thực hiện đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài do thời gian có hạn nên không tránh khỏi

thiếu sót. Vì vậy chúng em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý
thầy cô và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 05 năm 2017
Người thực hiện:
Hà Thị Tươi
Thần Thị Chẳm
Điêu Thị Hậu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2
3. Mục đích - đối tượng nghiên cứu.................................................................... 3
4. Nhiệm vụ - phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
6. Giả thuyết khoa học………………………………………………………….6
7. Cấu trúc đề tài ................................................................................................ 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................ 7
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm về văn nghị luận văn học ......................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm của văn nghị luận văn học ........................................................ 8
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 22
1.2.1. Chương trình SGK.................................................................................. 22
1.2.2. Thực tiễn dạy và học .............................................................................. 23
Tiểu kết ............................................................................................................ 26
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DIỄN ĐẠT
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HS LỚP 12 ......................... 27

2.1. Cung cấp cho học sinh lí thuyết về diễn đạt trong văn nghị luận văn học .. 27
2.1.1. Cung cấp lí thuyết về dùng từ ................................................................. 27
2.1.2. Cung cấp lí thuyết về sử dụng kết hợp các kiểu câu ................................ 31
2.1.3. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận................................... 33
2.2. Rèn luyện cách diễn đạt trong nghị luận văn học ....................................... 35
2.2.1. Rèn luyện kĩ năng dùng từ ...................................................................... 36
2.2.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu câu ................................................. 38
2.2.3. Rèn luyện kĩ năng mạch lạc trong văn bản.............................................. 39
2.3. Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng diễn đạt trong nghị luận văn học ........ 44
2.3.1. Viết đoạn văn theo chủ đề ...................................................................... 45


2.3.2. Rèn luyện kĩ năng viết mở bài ............................................................... 49
2.3.3. Rèn luyện kĩ năng viết phần kết bài ........................................................ 51
2.3.4. Chữa lỗi diễn đạt .................................................................................... 52
Tiểu kết ............................................................................................................ 56
CHƢƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................... 57
3.1. Khái quát chung về thể nghiệm ................................................................. 57
3.1.1. Mục đích thể nghiệm .............................................................................. 57
3.1.2. Yêu cầu thể nghiệm ................................................................................ 57
3.1.3. Nội dung thể nghiệm…………………………………………………...57
3.1.4. Đối tượng thể nghiệm ............................................................................. 58
3.1.5. Địa bàn, thời gian thể nghiệm ................................................................. 59
3.1.6. Kế hoạch tổ chức thực hiện .................................................................... 59
3.1.7. Cách thức dạy thể nghiệm ...................................................................... 60
3.2. Đánh giá kết quả thể nghiệm .................................................................... 60
Tiểu kết ............................................................................................................ 73
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 76
PHỤ LỤC



DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
HS

: Học sinh

GV

: Giáo viên

NXB

: Nhà xuất bản

SGK

: Sách giáo khoa

THPT

: Trung học phổ thông

Tr

: Trang

THCS

: Trung học cơ sở


GS

: Giáo sư

SGV

: Sách giáo viên

KHXH

: Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngữ Văn là một trong những môn học quan trọng trong nhà trường phổ
thông. Bởi bộ môn Văn là môn học vừa có tính khoa học, vừa là môn học thuộc
phạm trù nghệ thuật. Với sự hợp nhất của ba phần Văn- Tiếng Việt- Tập làm văn
cùng với sự đổi mới tích cực về phương pháp đã mang lại nhiều thành công. Đặc
biệt là ở phần làm văn trong chương trình THPT đã giúp cho học sinh có những
kĩ năng tạo lập và diễn đạt hiệu quả. Để đạt được mục đích này việc cung cấp hệ
thống tri thức về diễn đạt văn học cho các em là cần thiết, không những vậy còn
phải hình thành và củng cố cho các em và vận dụng tốt vào bài văn của mình.
1.2. Xuất phát từ yêu cầu của việc dạy học lí thuyết và tính chất thực hành
của bộ môn Làm văn trong môn Ngữ văn, ta thấy mục tiêu lớn nhất của việc dạy
học hiện nay là nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo cho HS và giúp cho các
em có được những kĩ năng cơ bản như lập luận, diễn đạt,…
1.3. Qua việc khảo sát thực tế trình độ, kĩ năng viết bài văn nghị luận nói
chung và kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học nói riêng của HS lớp 12 trường

Cò Nòi-Mai Sơn-Sơn La, chúng tôi thấy rằng nhìn chung các em đã nắm đuọce
những yêu cầu cơ bản của một bài văn nhưng với văn nghị luận văn học thì HS
còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế trong tạo lập văn bản đặc biệt là cách diễn đạt
trong nghị luận văn học.
1.4. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, HS chưa thực sự chú ý và rèn luyện
cho mình những kĩ năng viết bài hiệu quả. Trong đó diễn đạt là kĩ năng rất quan
trọng trong bài văn nhưng chưa được các em thực sự quan tâm, các em viết bài
theo cảm tính của mình, có em còn chép bài văn mẫu. Trên thực tế ở trường
trung học phổ thông Cò Nòi- Mai Sơn- Sơn La chủ yếu là học sinh dân tộc, kĩ
năng viết bài còn yếu và việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong việc viết văn chưa
thực sự được quan tâm.
Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Rèn luyện kĩ năng diễn đạt
trong nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 trường THPT Cò Nòi- Mai SơnSơn La” để nghiên cứu.
1


2. Lịch sử vấn đề
Rèn luyện kĩ năng diễn đạt là một kĩ năng quan trọng khi tạo lập văn bản
nghị luận ở trường phổ thông nên rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong bài văn nghị
luận văn học cho HS trường THPT là một vấn đề được các nhà nghiên cứu hết
sức quan tâm.
Cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt”, NXB Giáo dục, Lê A- Nguyễn
Quang Minh- Bùi Minh Toán đã nêu ra những vấn đề chung về phương pháp
dạy học Tiếng việt và phương pháp dạy học các hợp phần Làm văn ở THPT.
Đồng thời các tác giả đưa ra một số vấn đề lí thuyết về cách sử dụng từ ngữ làm
cơ sở lí luận cho đề tài này.
Trong cuốn SGK lớp 12 (tập 2)- bộ cơ bản (2015), NXB Giáo dục- Phan
Trọng Luận, đã đưa ra yêu cầu đối với học sinh khi diễn đạt là phải biết sử dụng
từ ngữ, cách kết hợp các kiểu câu, xác định giọng điệu phù hợp. Từ đó, tác giả
khái quát lên cách diễn đạt sao cho đúng và phù hợp với yêu cầu của một bài

nghị luận văn học và gợi ý cách diễn đạt để các em thực hành.
Trong cuốn “Làm văn”- NXB Giáo dục, Lê A-Nguyễn Trí cũng nêu lên
những ý khái quát về văn nghị luận, phương pháp làm bài văn nghị luận.
Trong đề tài “Rèn luyện kĩ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh
lớp 10 trường THPT Tô Hiệu- Thành phố Sơn La- Tỉnh Sơn La, Trần Thị Nga,
Nguyễn Thị Lệ, Trần Thị Ngân” đã đưa ra một số giải pháp rèn luyện kĩ năng
lập luận cho học sinh khi tạo lập một văn bản nghị luận.
Trong đề tài “Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận một bài thơ, một
đoạn thơ cho học sinh lớp 12 trường THPT Chiềng Sinh- Thành phố Sơn La,
Nguyễn Thị Thêm, Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Thị Ngân” đã cung cấp cho chúng
tôi một số tài liệu tham khảo về nghị luận văn học như: thế nào là nghị luận văn
học, đặc điểm của nghị luận văn học và cách thức triển khai một bài văn nghị
luận văn học sao cho hiệu quả.
Có thể thấy, các vấn đề lí thuyết về văn nghị luận đã được các tác giả
nghiên cứu tương đối kĩ, và lí thuyết về diễn đạt trong văn nghị luận văn học đã
được đề cập tương đối kĩ, tìm hiểu, lí giải ở những phương diện và mức độ khác
2


nhau. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy rằng những nhà nghiên cứu trên chỉ dừng
lại ở mức độ khái quát về lí thuyết diễn đạt trong nghị luận văn học, còn việc
đưa ra những giải pháp nhằm rèn luyện những kĩ năng diễn đạt trong nghị luận
văn học cho học sinh lớp 12 thì chưa được đề cập đến nhiều. Trong khi hiện nay
chúng tôi nhận thấy các em học sinh vẫn còn nhiều vướng mắc trong khi tiến
hành diễn đạt trong nghị luận văn học, chứ chưa nói đến có em còn chưa biết
diễn đạt là gì? Đặc biệt chúng tôi nhận thấy chưa có tài liệu hay đề tài nào
nghiên cứu về việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong nghị luận văn học cho các
em học sinh miền núi nói chung, hay trường THPT Cò Nòi nói riêng. Vì vậy
thực hiện đề tài: “Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong văn nghị luận văn học cho
học sinh lớp 12 trường THPT Cò Nòi- Mai Sơn- Sơn La”. Chúng tôi mong muốn

đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao kĩ năng diễn đạt trong nghị luận văn
học cho học sinh lớp 12 trường THPT Cò Nòi, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng học văn cho học sinh.
Các tài liệu trên đây sẽ là định hướng cho chúng tôi nghiên cứu, đó sẽ là
những cơ sở lí thuyết để đề tài được chặt chẽ. Đề tài cũng chỉ là sự kế thừa, nối
tiếp những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước với mục đích cụ thể
hơn về cách diễn đạt trong nghị luận văn học cho một đối tượng cụ thể. Hi vọng
đay sẽ là công trình nghiên cứu thiết thực đối với học sinh lớp 12 nói chung và
học sinh lớp 12 trường THPT Cò Nòi nói riêng.
3. Mục đích - đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nhằm giúp các em nâng cao nhận thức và rèn luyện
kĩ năng diễn đạt trong văn nghị luận sao cho hiệu quả nhất qua đó nâng cao chất
lượng dạy và học Làm văn ở nhà trường THPT.
Đúc rút những kinh nghiệm trong học và nghiên cứu, báo cáo kết quả sau 4
năm học tập và rèn luyện ở trường đại học, cũng như chuẩn bị kiến thức, tư thế
vững vàng trước khi bước vào giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường phổ thông.
Trau dồi kinh nghiệm và thao tác để sẵn sàng cho hoạt động nghiên cứu khoa
học sau này.
3


3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt
trong văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 trường THPT Cò Nòi- Mai
Sơn-Sơn La.
4. Nhiệm vụ - phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ của đề tài
Từ việc khảo sát thực tế về kĩ năng diễn đạt trong nghị luận văn học của
học sinh lớp 12 trường THPT Cò Nòi-Mai Sơn-Sơn La đề tài đề ra nhiệm vụ:

Trước tiên là nghiên cứu các cơ ở lí thuyết và khảo sát thực tiễn của việc dạy và
học ở trường THPT Cò Nòi về diễn đạt trong nghị luận văn học. Từ đó xây dựng
cơ sở lí luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp về rèn
luyện kĩ năng diễn đạt trong nghị luận văn học. Đồng thời thể nghiệm để thấy
được tính khả thi của vấn đề được nghiên cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chúng tôi đưa ra một số giải pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt
trong nghị luận văn học. Trong đó chúng tôi dừng lại tìm hiểu sâu hơn về kĩ
năng dùng từ, các sử dụng kết hợp các kiểu câu và cách xác định giọng điệu phù
hợp trong nghị luận văn học. Nghĩa là, chúng tôi hướng vào lí luận sau đó vận
dụng lí luận vào thực tiễn, hướng vào năng lực thực hành, vào kĩ năng làm bài
của học sinh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết là phương pháp được tiến hành dựa trên
cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu và thu thập những thành tựu lí luận đã có làm tiền đề
để xây dựng giả thuyết khoa học mà mình đã đặt ra.
Cụ thể chúng tôi đưa ra các phương pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong
văn nghị luận văn học. Chúng tôi đã nghiên cứu lí thuyết để tìm hiểu thế nào là
diễn đạt, một số phương thức diễn đạt,… Từ đó mới có thể đưa ra các kĩ năng
diễn đạt thích hợp nhất cho các em học sinh lớp 12.
4


5.2. Phƣơng pháp khảo sát thực tế
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tiến hành điều tra, khảo sát những
tiết dạy học Làm văn trên lớp là những phương pháp đảm bảo điều kiện sư phạm
tự nhiên và đối tượng thống nhất từ quy mô tiêu chuẩn đến nội dung phương
pháp làm cơ sở để đề ra các giải pháp thích hợp hơn.

Bởi vậy, sau khi nghiên cứu những vấn đề lí thuyết chúng tôi đã tiến hành
khảo sát thực tế như: tiến hành dự giờ, trao đổi thực tiễn, thăm dò ý kiến của các
em qua sử dụng phiếu điều tra.
5.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm là phương pháp tổ chức, triển khai giả thuyết
khoa học và giảng dạy từ thực trạng dạy học và tiếp nhận kiểu bài này chúng tôi
tiến hành kiểm tra, đánh giá và thay đổi, điều chỉnh một số vấn đề mà đề tài đề
tài đề xuất.
Phương pháp này được thực hiện trên một số những phương diện sau:
- Xây dựng cơ sở thực nghiệm sư phạm thông qua các bài thiết kế nội dung
dạy học.
- Tổ chức thực hiện giảng dạy ở trường phổ thông .
- Cho học sinh tiến hành làm bài theo phương pháp mới.
- Thông qua quá trình thực hiện giảng dạy kiểm tra, và đánh giá nhận thức
kĩ năng diễn đạt cho học sinh từ đó đề xuất một số giải pháp về việc rèn luyện
các kĩ năng diễn đạt trong văn nghị luận văn học cho học sinh, đồng thời khẳng
định mức độ thành công của đề tài.
5.4. Phƣơng pháp thống kê
Đây là một trong những phương pháp của toán học. Là phương pháp thu
thập dữ liệu, tóm tắt thông tin nhằm hỗ trợ cho việc tìm hiểu một vấn đề hoặc
một đối tượng nào đó. Từ đó đưa ra các kết luận hoặc ước lượng thông qua các
dữ liệu thu thập được.
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xử lí các số liệu thu nhận được
trong quá trình điều tra, thể nghiệm.

5


6. Giả thuyết khoa học
Kĩ năng diễn đạt trong nghị nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Nếu các đề

xuất giải pháp rèn kĩ năng diễn đạt cho học sinh lớp 12 trong đề tài này thành
công thì sẽ góp phần giải quyết phần nào những hạn chế đó và góp phần giúp
học sinh học tập tốt hơn, trở thành những chủ thể tích cực chủ động trong quá
trình học tập. Ngoài ra đề tài còn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên
khoa Ngữ Văn.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm các chương sau:
Chương 1:Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Giải pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong nghị luận văn học cho học
sinh lớp 12 trường THPT Cò Nòi- Mai Sơn- Sơn La
Chương 3: Thể nghiệm sư phạm
.

6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm về văn nghị luận văn học
Một bài Làm văn thường bắt đầu bằng lối miêu tả. Gắn liền với lối văn
này thường là lối văn tự sự. Hai lối văn này có mối quan hệ khăng khít, gắn bó
chặt chẽ với nhau và chúng có chung một tên gọi là lối văn hình tượng, tức là lối
văn nhằm tái hiện lại bức tranh cuộc sống và con người một cách sống động,
chân thực theo một cách nào đó bằng ngôn ngữ, bằng lời văn. Song bên cạnh đó
hai lối văn này còn bộc lộ, giãy bày những tư tưởng tình cảm, suy nghĩ hay
quan điểm của người viết trước một sự vật, hiện tượng hay một vấn đề nào đó.
Cách viết này được gọi là lối văn cảm tưởng. Trên thực tế, rất ít khi người ta chỉ
thuần túy làm văn miêu tả. Miêu tả như một bài văn độc lập có lẽ chỉ tồn tại
trong nhà trường. Còn nói chung văn miêu tả được coi như một công cụ, một kĩ

năng để làm văn bản tự sự.
Nếu như bài văn thiên về trình bày các ý kiến, các lí lẽ được gọi là lối văn
nghị luận. Đây là lối văn bao hàm tất cả các lối văn nêu trên, song chủ yếu nó
nhằm trình bày các ý kiến, các lí lẽ, các dẫn chứng để giải thích, chứng minh,
biện luận thuyết phục về một vấn đề nào đó được đặt ra. Nó nhằm tác động vào
trí tuệ, lí trí, sự suy luận của người đọc nhiều hơn vào tư tưởng tình cảm, cảm
xúc. Nó là sản phẩm của tư duy lôgic.
Có thể hiểu một cách đơn giản, văn nghị luận là sự bàn bạc thảo luận để
đi tới khẳng định hay bác bỏ một vấn đề nào đó. Để khẳng định hay bác bỏ thì
phải lập luận, mà muốn lập luận phải có lí lẽ, dẫn chứng. Như vậy, lí lẽ và dẫn
chứng là phương tiện, còn lập luận là phương thức để nghị luận. Văn nghị luận
có đề tài, chủ đề là những vấn đề thuộc phạm vi chính trị, xã hội hoặc văn học.
“Nói một cách khái quát văn nghị luận là một loại văn trong đó người viết
đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thông qua cách thức bàn

7


luận mà làm cho người đọc hiểu, tin, tán đồng với những ý kiến của mình và
hành động theo những điều mà mình đề xuất”.[ tr.173]
Văn nghị luận theo cách hiểu truyền thống bao gồm hai loạsi là nghị luận
văn học và nghị luận xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ
nghiên cứu về mảng nghị luận văn học.
Nghị luận văn học là lối văn nghị luận mà nội dung là một vấn đề văn
học. Vấn đề văn học ấy có thể là: một ý kiến bàn về lí luận văn học, nhận định
về một nền văn học, một thời kì hoặc một xu hướng văn học, một tác gia hay
một tác phẩm văn học.
1.1.2. Đặc điểm của văn nghị luận văn học
1.1.2.1. Văn nghị luận là hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng tƣ duy logic
Tư duy logic và tư duy trừu tượng chính là 2 hình thức giúp con người

nhận thức thế giới. Nội dung của tư duy logic là khái niệm trừu tượng, bản chất
của tư duy logic là khẳng định, xác nhận.
Trên cơ sở 2 loại tư duy này đã hình thành 2 loại văn bản: văn bản nghị
luận và văn bản nghệ thuật. Hai loại văn bản này đều sử dụng phương tiện ngôn
ngữ làm công cụ biểu đạt. Tuy nhiên, cách sử dụng ngôn từ của chúng có sự
khác nhau. Văn bản nghệ thuật tuy cũng sử dụng ngôn từ nhưng nội dung hình
tượng của ngôn từ được nổi lên bề mặt, làm xuất hiện trong đầu người đọc các
hình ảnh, biểu tượng giống như sự thật rồi trên cơ sở đó mà cảm nhận, suy nghĩ.
Đọc hai câu thơ của Hàn Mặc Tử:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
[8- tr.39]
Ta cảm nhận ngay được sự chuyển động buồn tẻ, tản mạn, sự chia lìa,
ngang trái của cảnh vật. Từ đó thấy được nỗi buồn man mác, sự cô đơn, mặc
cảm của nhà thơ.
Đó là ngôn từ trong văn bản nghệ thuật, còn ngôn từ trong văn bản nghị
luận lại được sử dụng sao cho nội dung khái niệm hiện lên bề mặt. Ví dụ “gia
đình là tế bào của xã hội” hoặc “văn học là nhân học”. Và với phương thức tư
8


duy này thì văn nghị luận luôn hướng tới hình thành khái niệm về sự vật, hiện
tượng, tác động vào lí trí của người đọc và chiếm lĩnh bản chất trừu tượng của
sự vật và hiện tượng ấy.
Như vậy, hai loại văn bản trên có mối quan hệ tương tác, gắn bó với nhau,
trong văn bản nghị luận có yếu tố hình tượng, trong văn bản nghệ thuật có yếu tố
nghị luận. Văn nghị luận của những tác giả nổi tiếng tuy rất chặt chẽ, sắc bén
nhưng không kém phần sinh động bởi nghệ thuật sử dụng các yếu tố hình tượng.
Trái lại, trong thơ văn, yếu tố nghị luận cũng được sử dụng không ít đặc biệt ở
những nhà thơ lớn.

1.1.2.2. Văn nghị luận hƣớng tới mục đích thuyết phục
Nghị luận không đơn thuần chỉ là nhận thức mà còn chủ yếu là thuyết
phục, bởi đối tượng nghị luận bao giờ cũng có tính vấn đề, nghĩa là trong bản
thân nó còn chứa đựng nhiều quan niệm, nhiều đánh giá cần làm sáng tỏ, cần
được chứng minh, mà chứng minh là sử dụng, vận dụng lí lẽ, dẫn chứng để
khẳng định luận điểm nào đó là đúng đắn, xác thực, các lí lẽ dẫn chứng phải
lựa chọn thật tiêu biểu, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Bởi đối tượng của văn
nghị luận bao giờ cũng có tính vấn đề, nghĩa là bản thân nó còn chứa đựng
nhiều quan niệm, nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ, cần được chứng minh. Hơn
nữa thực chất của nghị luận là giao tiếp, mà giao tiếp là phải có sự trao đáp,
nghĩa là ở đó tồn tại hội thoại nên đích thuyết phục trong cuộc giao tiếp ấy rất
quan trọng và cần phải có.
Khi viết một bài văn nghị luận bao giờ người cầm bút cũng có nhân vật
đối thoại ngầm, nhân vật này luôn đòi hỏi được hiểu một cách toàn diện tính vấn
đề hay nói cách khác là đối tượng nghị luận. Ngoài ra còn có các ý kiến không
đồng tình mà phản bác lại người lập luận, vì thế người lập luận phải có năng lực
nhất định để nghị luận sao cho thuyết phục.
Muốn thyết phục được người đối thoại ngầm người lập luận phải đưa ra các
lí lẽ, dẫn chứng tán đồng với quan điểm, sự đánh giá của người viết và nhất định
phải luôn hướng đến đích thuyết phục, ngoài ra còn có thể dựa vào các chân lí đã
được khẳng định để dẫn dắt người đọc nhận thức và tin tưởng chân lí đó.
9


1.1.2.3. Đặc điểm về nội dung và kết cấu
a. Đặc điểm về nội dung
* Thống nhất giữa trí tuệ của ngôn ngữ khoa học với tính cảm xúc của ngôn
ngữ nghệ thuật.
Khác hẳn với ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương mang đậm tính hình
tượng và cảm xúc, văn nghị luận chủ yếu là tiếng nói đi thẳng vào lí trí người

đọc. Bộ phận nội dung cốt lõi của văn bản nghị luận văn học là nội dung thông
tin lí tính, chất liệu chủ yếu của chúng là lí lẽ. Hứng thú chủ yếu của người đọc
văn bản nghị luận văn học là hứng thú muốn hiểu biết, hứng thú nhận thức, tiếp
nhận chân lí. Tuy nhiên, khi đã nói văn học nghệ thuật là nói đến việc khám phá
về con người, đề cập đến cảm xúc, tình cảm của con người. Do vậy, văn bản
nghị luận văn học là sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc, cảm hứng trữ tình, bộc lộ
bằng tình cảm yêu – ghét rõ ràng qua thái độ đánh giá đối với khách thể, đối
tượng đưa ra bàn luận. Hai yếu tố này thể hiện như thế nào sẽ tùy thuộc vào đề
tài, nội dung và thể loại cũng như phong cách sở trường, kể cả sở thích của
người viết quy định.
* Xu hướng trừu tượng khái quát hóa được biểu hiện bằng ngôn ngữ biểu cảm.
Khuynh hướng chung của văn bản nghị luận văn học là hướng tới đặc điểm
bản chất của các sự kiện, hiện tượng văn học để từ đó lí giải, rút ra quy luật vận
động chung của chúng.
* Kết hợp tính khách quan của sự phân tích khoa học với tính chủ quan của
sự cảm thụ nghệ thuật.
Phương thức biểu đạt của văn học nghệ thuật là dùng ngôn ngữ trực tiếp để
bộc lộ một cách tường minh quan điểm, tình cảm, chính kiến,…của người viết
đối với vấn đề đang nghị luận.
Tùy thuộc vào nội dung và thể loại của văn bản nghị luận văn học mà bộc
lộ những quan điểm, cảm xúc có thể trái ngược hay thống nhất với nhau.
b. Đặc điểm về kết cấu
Về kết cấu, văn bản nghị luận văn học thường được tổ chức theo hệ thống
logic, nó thể hiện mạch liên kết logic rõ nhất. Đó là sự thống nhất giữa tư duy
10


khoa học và tư duy nghệ thuật, giữa thái độ khách quan, nghiêm túc của các nhà
khoa học và thái độ chủ quan giàu cảm xúc của nhà nghệ sĩ.
Văn bản nghị luận văn học thể hiện sâu sắc tính logic trong bố cục, phân

đoạn, tiêu đề, trong trình bày, thuyết minh, biện luận,…Với mỗi bài văn nghị
luận nói chung và văn học riêng, bao giờ cũng gồm kết cấu như sau: mở bài,
thân bài, kết bài.
1.1.2.4. Diễn đạt trong văn nghị luận
Diễn đạt là tỏ rõ nội dung tư tưởng, tình cảm bằng ngôn ngữ hoặc hình
thức nào đó được người nói, người viết sử dụng các lí lẽ, dẫn chứng để hướng
đến đích thuyết phục. Bên cạnh đó phải biết cách trình bày mạch lạc, dẫn dắt sao
cho việc diễn đạt bài văn nghị luận chặt chẽ, logic. Mặt khác, diễn đạt phải có
đích, đích của diễn đạt là dựa vào các chân lí đã có sẵn để dẫn dắt người đọc tin
tưởng vào chân lí đó.
Trong khi diễn đạt người viết, người nói phải đảm bảo những yêu cầu :
bài văn phải có những ý sâu sắc, mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề. Phải được
diễn đạt bằng những từ ngữ, câu văn, đoạn văn chính xác, sinh động, truyền cảm
và giàu sức thuyết phục. Cần dùng từ đúng nghĩa, đặt câu đúng ngữ pháp, hành
văn trong sáng, phù hợp với nội dung biểu đạt, thể hiện chính xác ý nghĩ và tình
cảm của bản thân. Ngoài ra, cần chú ý thêm một số điểm như lời văn nghị luận
cần có tính biểu cảm, cần tránh lối dùng từ khuôn sáo, lối viết khoa trương, khoe
chữ, nhận định, đánh giá cực đoan, dùng hình ảnh hoặc từ cảm thán tràn lan,
không đúng chỗ,…
Trong việc hoàn thiện bài văn nghị luận cần chú ý đến hai yêu cầu. Thứ
nhất bài viết phải đủ ý. Thứ hai bài viết phải có “chất văn”. Yêu cầu về ý nghĩa,
về nội dung nghĩa là tìm tòi, phát hiện lựa chọn và nêu các vấn đề, ý kiến. Yêu
cầu về “chất văn” nghiêng về trình bày, diễn đạt. Trong thực tế, có nhiều bài viết
đủ ý, có những phát hiện mới về nội dung nhưng diễn đạt chưa hay, thậm chí
còn vụng về. Do vậy, bên cạnh rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập ý cần rèn luyện kĩ
năng diễn đạt: dùng từ, đặt câu, sử dụng tu từ,…

11



a. Các yêu cầu diễn đạt trong văn nghị luận
Nghị luận chính là một hình thức tư duy logic, ngoài ra khái niệm này còn
được hiểu với nghĩa là phương thức chủ yếu dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai
nhằm bộc lộ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt thuyết phục
người khác đồng tình với ý kiến của mình. Nghị luận thường đi với các thao tác
phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận. Muốn nghị luận đúng đắn, khoa
học thì phải nghiên cứu tính chất cơ bản của phương pháp diễn đạt. Phương thức
diễn đạt là một vấn đề lớn, việc diễn đạt cũng là một trong những kĩ năng bắt
buộc cần phải có của người làm văn nghị luận.
Mục đích của văn nghị luận là nhận thức và giải quyết các vấn đề bằng
cách vận dụng, phối hợp linh hoạt các thao tác giải thích, phân tích, bình luận vấn
đề…làm cho các vấn đề được nhìn nhận ở các góc độ khác nhau. Để thực hiện tốt
việc đó người nghị luận cần có năng lực diễn đạt nhất định dựa vào các lí lẽ, dẫn
chứng và các chân lí đã có sẵn mà suy luận. Điều đặc biệt là phải đạt được độ chính
xác và hướng tới đích thuyết phục, diễn đạt phải chân thực và cách suy luận phải
khoa học thì mới đạt tới nhận thức và giải quyết vấn đề chuẩn xác.
Trong khi nghị luận có khi ta phải vận dụng rất nhiều các cách suy luận
khác nhau và nương tựa vào nhau để trình bày giải thích, phân tích, chứng minh
vấn đề.
Sau đây chúng tôi xin nêu ra một số yêu cầu diễn đạt trong văn nghị luận:
b. Cách sử dụng từ ngữ
Trong hệ thống ngôn ngữ, từ là đơn vị tín hiệu đích thực. Bản chất tín
hiệu là tạo điều kiên cho ngôn ngữ trở thành công cụ giao tiếp của xã hội loài
người. Mà thành phần của từ được thể hiện ở thành phần ngữ âm và thành phần
ngữ pháp. Vì thế, nếu không nắm được từ người đọc, người nghe sẽ không hiểu
hết, thậm chí hiểu sai lệch ý của người nói, người viết. Mặt khác cùng với những
non yếu về ngữ pháp và cách sử dụng từ ngữ làm cho việc diễn đạt trong bài văn
nghị luận gặp nhiều khó khăn và không đạt hiệu quả.
Về mặt nhận thực và tư duy, từ còn giúp chúng ta nhìn nhận hiện thực
một cách phong phú, đa dạng và phức tạp thành những sự vật, hiện tượng đồng

12


nhất, khác biệt… Từ đó nhìn ra bản chất của sự vật khách quan thông qua hệ
thống khái niệm chứa đựng trong từ. Vì thế việc nắm được các từ và cách sử
dụng các từ ngữ sao cho phù hợp rất quan trọng trong mục đích giáo dục ngôn
ngữ, giáo dục thẩm mĩ và là điều kiện không thể thiếu để rèn luyện kĩ năng diễn
đạt trong một bài văn nghị luận.
Khi sử dụng từ ngữ trong bài văn nghị luận cần lưu ý.
Thứ nhất, cần lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị
luận; tránh dùng từ lạc phong cách hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì.
Xét ví dụ : Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật
kí trong tù: Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù, tập leo núi.
(1) Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí
Minh. Tập thơ gồm những bài được bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực
khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chằng thích làm thơ: “Ngâm thơ ta
vốn không ham…”.Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác
giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong
các bài thơ: Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù, tập leo núi.
(2) Nhắc đến sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể
không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời
khác hiếm hoi-được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không
phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch
một cách thật khiêm tốn:
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây?”
Nhưng những vần thơ vang lên trong cảnh tù đầy, “tê tái gông cùm” lại
là những “vần thơ thép” “mà vẫn mênh mông bát ngát tình”. Bởi lẽ, với người
nghệ sĩ-chiến sĩ ấy, chỉ có “thân thể trong lao”, còn tinh thần Người vẫn vượt
thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối, Giải đi

sớm, Mới ra tù, tập leo núi,...là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
Nhược điểm lớn nhất của ví dụ (1): Dùng từ ngữ thiếu chính xác, không
phù hợp với đối tượng được nói tới. Đó là những từ ngữ: nhàn rỗi, chẳng thích
13


làm thơ, vẻ đẹp lung linh,… Chúng ta có thể sửa lại những từ ngữ này để việc
diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữa nguyên được ý chính
của, đoạn văn như sau: thanh nhàn, không coi thơ là mục đích chính của cuộc
đời, vẻ đẹp giản dị,…
Ví dụ (2):
Cùng trình bày nội dung như ví dụ (1) nhưng cách diễn đạt ở ví dụ (2)
chính xác và thận trọng hơn. Dùng phép thế từ ngữ để tránh trùng lặp, làm cho ý
tứ thêm phong phú: Hồ Chí Minh, Bác, Người, người chiến sĩ cách mạng, người
nghệ sĩ,…
Cách trích lại các từ ngữ được dùng để nói chính xác “cái thần” trong con
người bác và thơ Bác của các nhà nghiên cứu, các nhà thơ khác làm cho văn có
hình ảnh, sinh động, giàu sức thuyết phục…
Thứ hai, kết hợp sử dụng các phép tu từ từ vựng và một số từ ngữ mang
tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
Xét ví dụ:
“Ấy là Huy Cận đó-nhưng một thi sĩ “thiên nhiên” như chàng thì ở nơi
nào chẳng được, ở thời nay cũng như thời xưa; chàng như không ở trong thời
gian mà chỉ ở trong không gian; người ta muốn tưởng linh hồn Huy Cận là
đám mây kia, là nỗi hắt hiu trong cõi đời, là hơi gió nhớ thương…
Trong thơ Việt Nam, nghe bay dậy một tiếng địch buồn.Không phải sáo
Thiên Thai, không phải điệu ái tình, không phải lời li tao kể chuyện một cái
“tôi”; mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc,
bông lau; có phải niềm than van của bờ sông, bãi cát; có phải mặt trăng một
mình đang cảm thương cùng các vì sao?”

(Xuân Diệu, Lời tựa cho tập Lửa thiêng,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995)
Các từ ngữ im đậm được sử dụng đều thuộc lĩnh vực tinh thần mang nét
nghĩa chung: u sầu, lặng lẽ, rất phù hợp với tâm trạng của nhà thơ Huy Cận
trong tập Lủa thiêng. Các từ ngữ giàu tính gợi cảm như: đìu hiu, ngậm ngùi dài,
than van, cảm thương,… cùng với lối xưng hô đặc biệt (chàng) và hang loạt các
14


thành phần đồng chức nếu bật sự đồng điệu giữa người viết (Xuân Diệu) với nhà
thơ Huy Cận.
Vì vậy, khi sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận người viết cần biết tránh
các lỗi về dùng từ, biết lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp sẽ giúp bài văn sinh
động, hấp dẫn và đạt tới chuẩn mực diễn đạt trong bài văn nghị luận.
c. Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu
Dạy và học về câu không thể chỉ dừng ở mô hình cấu tạo của câu, ở việc
tìm hiểu câu trong trạng thái cô lập, tách biệt khỏi mối liên hệ với hoàn cảnh
giao tiếp, với những câu khác trong ngôn bản mà cần khảo sát câu trong mối liên
hệ, liên kết, kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận.
Về mặt hình thức cấu tạo, khi đặt câu vào hoạt động hành chức của nó,
cũng có hàng loạt vấn đề nảy sinh như vấn đề lựa chọn trật tự trong câu, vấn đề
sự liên kết các câu trong văn bản và sự liên hệ qua lại của câu về mặt cấu tạo
ngữ pháp thể hiện qua các trường hợp mở rộng câu và tách câu. Việc dạy và học
về câu không chỉ cung cấp kiến thức, nâng cao nhận thức về các bình diện của
câu, mà còn rèn luyện các kĩ năng tạo câu trong các hoạt động nói và viết sao
cho học sinh ngày càng vững vàng và thành thạo trong việc tạo lập các câu, liên
kết các câu trong văn bản vừa đúng với cấu tạo ngữ pháp bên trong, vừa thích
hợp với việc thể hiện nội dung ý nghĩa (nhận thức tư tưởng tình cảm) định biểu
lộ, lại vừa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và các câu khác trong ngôn bản. Hơn
nữa, việc gắn với chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ văn chương còn được thực

hiện ở các phần chương trình trình bày về sự lựa chọn trật tự, sắp xếp các thành
phần câu, lựa chọn kiểu câu hoặc trình bày cách sử dụng trực tiếp và gián tiếp
các kiểu câu. Bởi vì chính những sự lựa chọn trật tự và liên kết các kiểu câu
trong văn bản nhằm tạo nên các sắc thái nghệ thuật khác nhau, tạo nên các giá trị
biểu cảm và tạo hình của ngôn ngữ nghệ thuật.
Vì vậy, khi viết một bài văn nghị luận ngoài việc sử sụng từ ngữ thích
hợp, ta còn phải chú ý đến cách sử dụng các kiểu câu trong văn bản.
Thứ nhất, kết hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tạo nên giọng
điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc.
15


Ví dụ: Đề bài: Phân tích nhân vật Trọng Thủy trong Truyện An Dương
Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
“Nếu như từ đầu truyền thuyết, khi Trọng Thủy tìm cách đánh cắp nỏ
thần, những âm mưu và tham vọng tăm tối xâm chiếm con người chàng thì sau
khi âm mưu hoàn tất, phần con người trong chàng mới lên tiếng. Giờ đây, Trọng
Thủy phải đối mặt với những mất mát lớn. Mất Mị Châu- người vợ hiền dịu,
ngây thơ, hết lòng vì chồng, chàng nhận ra sự tàn khốc của những âm mưu xâm
lược mà chàng là kẻ thừa hành, hơn thế, chính là thủ phạm. Vì sao Trọng Thủy
luôn nhìn thấy hình bóng Mị Châu nơi giếng nước. Vì càng không muốn tin và
không chấp nhận rằng: “Nàng đã chết!’’. Không thể tha thứ cho bản thân mình,
chàng đã lựa chọn cái chết. Cái chết sám hối. Cái chết trong ân hận muộn mằn.
Cái chết với khao khát chuộc lại lỗi lầm. Đó là cái chết của sự tự trừng phạt.
Cái chết ấy có giá trị thanh tẩy những tội lỗi của Trọng Thủy”.
Đoạn văn trên sử dụng nhiều kiểu câu: câu tường thuật, câu hỏi tu từ; sử
dụng linh hoạt câu ngắn, câu dài; sử dụng một số phép tu từ về câu: phép chiêm
xen, phép liệt kê. Như vậy, cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong đoạn văn
trên rất linh hoạt, uyển chuyển, phù hợp với lập luận và cảm xúc của người viết.
Thứ hai, sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ

hơn thái độ, cảm xúc.
Ví dụ:
“Cái làng Thiện Vịnh trong thơ Nguyễn Bính cũng chỉ là một bóng mơ.
Làng Thiện Vịnh thật có giữa vùng chiêm khê mùa thối đất Nam Định, Thái
Bình, đâu đâu cũng xơ xác nước trắng đồng, gió lùa sóng đồng cờn lên, quằn
quại, lật thuyền mảng, cả đến người ra cứu lúa cũng chết đuối. Mỗi năm, mỗi
mùa, biết bao người đã bỏ làng đi tha phương. Nhà thơ bó gối ngồi nhìn vào
trong đêm . Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng. Nhà thơ tưởng tượng, trên những khổ
cực ấy, phấp phới những lứa tuổi đang tơ, hoa cải vàng tháng chạp, mưa dây
mưa dợ, trăng rằm sáng như ban ngày và những đêm chèo hát…
Thơ là niềm khao khát, là ước nguyện của con người. Khi chưa quen
Nguyễn Bính, tôi cũng không thật hiểu được những bài thơ viết về đồng quê của
16


Nguyễn Bính và cũng chưa phân biệt được đâu là chút lòng mộc mạc thiết tha
của người làm thơ, đâu là cái hoa hòe hoa sói của chàng trai quê ra tỉnh”.
(Tô Hoài, Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, Hà Nội, 1986)
Bài tập trên yêu cầu tập trung đánh giá hiệu quả của cách sử dụng kết hợp
các kiểu câu.
Đoạn trích chủ yếu sử dụng đoạn văn miêu tả với những từ ngữ, hình ảnh
giàu tính hình tượng. Việc sử dụng các kiểu câu này có tác dụng gợi lên ở người
đọc những tưởng tượng cụ thể, sinh động về làng quê của nhà thơ Nguyễn Bính,
giúp người đọc hiểu hơn “chân quê” trong thơ của ông.
Khi phân tích giá trị câu: “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng” : ta nhận thấy
câu ngắn gọn hơn so với câu trước và câu sau nó, có tác dụng dồn nén thông tin,
như một sự khẳng định chắc gọn, dứt khoát. Câu không chủ ngữ nên có giá trị
khái quát. Điều chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng không phải của riêng người viết,
không phải của riêng ai mà cho tất cả mọi người đọc và nghĩ về cảnh làng quê
mộc mạc, yên bình của Nguyễn Bính.

Việc sử dụng và kết hợp các kiểu câu khác nhau, sử dụng một số biện
pháp tu từ cú pháp trong một bài văn nghị luận khiến cho việc diễn đạt trở nên
linh hoạt, lập luận chặt chẽ, có sự hài giữa lí lẽ và cảm xúc, đồng thời tạo cho
đoạn văn có nhạc điệu.
d. Xác định giọng điệu phù hợp
Văn học là “nghệ thuật ngôn từ”. Quan niệm này nhấn mạnh một đặc
trưng của văn học. Khi nắm được đặc trưng nói trên, việc truyền đạt nội dung
của tác phẩm văn học được thực hiện trên cơ sở bám lấy từ. Nhưng phương pháp
dạy văn bám lấy từ thường được thực hiện hết sức thô thiển, máy móc. Đây là
bám lấy từ một cách hình thức, là chủ nghĩa hình thức trong dạy văn. Đặc biệt
học sinh thường bám lấy từ một cách vụng dại, ngô nghê. Cái hay của bài văn
không phải ở bản thân những từ và mĩ từ pháp ấy. Nó chính là ở nội dung truyền
đạt một phần và chỉ một phần thôi nhờ vào những từ và mĩ từ pháp ấy.
Một người giỏi văn không chỉ dồi dào ý, giàu từ ngữ mà còn giàu ngữ
điệu, giọng điệu. Người dạy văn giỏi tạo ra nhiều ngữ liệu, giọng điệu thích
17


đáng, đa dạng, ăn sâu vào cảm nhận của học sinh và đây là một phần quan trọng
trong tiềm lực văn của học sinh. Ở trường phổ thông, đặc biệt ở cấp cơ sở, học
thuộc lòng để thuộc ngữ điệu, tiết tấu cũng như đọc diễn cảm để thấm các giọng
điệu của bài văn là hết sức quan trọng. Dạy văn không chỉ dạy ngôn từ còn có
một mục tiêu cơ bản là xây dựng và bổ dưỡng ý thức ngôn từ. Có ý thức ngôn từ
là có ý thức về sức mạnh của ngôn từ. Hơn ai hết, các nhà văn có ý thức về sức
mạnh này. “Tôi biết sức mạnh của ngôn từ… ngôn từ là tướng của đạo quân sức
mạnh con người” (Maiakovski).
Trong Truyện Kiều muốn hiểu được sâu sắc nội dung của truyện thì phải
bắt được cái giọng của tác giả trong sáu câu triết luận mở đầu. Điều quan trọng
trong đoạn mở đầu này không chỉ ở luật oái oăm, ác hại trong “cõi người ta”: tài
mệnh tương đố, bỉ sắc tư phong, hông nhan bạc mệnh. Điều quan trọng hơn là

caí giọng mỉa mai, hờn mát, đay đả của tác giả khi nói đến những luật này:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”
Tác giả không thản nhiên ghi nhận cái luật oái oăm này. Thái độ của tác
giả bao hàm nhiều sắc thái. Từ “khéo là” có bao nhiêu nghĩa thì cái giọng của
tác giả biểu hiện ở đây có bấy nhiêu sắc thái: mỉa mai, hờn mát, bỡn cợt, châm
chọc,… “Tài mệnh tương đố” không phải là tư tưởng của Truyện Kiều.Triết lí
của Truyện Kiều là ở cái giọng của tác giả khi nói về tư tưởng này, nói ở chữ
“khéo là” xen vào câu “tài mệnh tương đố”.
“Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”
Cũng như cách phân tích ở trên “bỉ sắc tư hồng nhan bạc mệnh” không
phải là tư tưởng đích thực của Truyện Kiều. Ở cái giọng của tác giả rất rõ. Trước
luật cõi đời và luật của trời, Nguyễn Du là một người đáo để với cái giọng đay
đả, đay nghiến của ông: “Lạ gì..” ở đây bộc lộ một thái độ dè bỉu, bực tức, chán
ngán. Khi ta nói “Lạ gì anh ấy” thì hoặc là ta dè bỉu, hoặc là ta bực tức, hoặc là
ta chán ngán…anh ấy, chắc không phải là một thái độ thiện cảm.

18


Cái giọng văn của Nguyễn Du khi nói đến luật “hồng nhan bạc mệnh” bao
hàm một thái độ đối với “trời xanh”, một cái giọng sắng và có thái độ sấc. Với
thái độ ấy và cái giọng ấy, nhà thơ có chửi luôn cả trời thì chẳng có gì đáng ngạc
nhiên. Nếu như “trời xanh quen thói” thì sự “má hồng đánh ghen” không thể là
một điều tốt lành.
(Giọng điệu trong văn chương- GS. Hoàng Ngọc Hiến)
Trong nghị luận văn học để đạt hiệu quả ngoài cách sử dụng từ ngữ thích
hợp, cách sử dụng kết hợp các kiểu câu thì giọng điệu cũng là một yếu quan
trọng.Giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận văn học là trang trọng, cô đọng,

hàm súc, nghiêm túc nhưng ở mỗi phần trong bài văn có thể thay đổ sao cho phù
hợp với nội dung cụ thể.
Ví dụ:
“Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn
nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội
vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui
cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết.
[…] Nhưng xét rộng ra, cái nao nức, cái xôn xao của Xuân Diệu cũng là
cái nao nức, cái xôn xao của thanh niên Việt Nam bây giờ. Sự đụng chạm với
phương Tây đã làm tan rã bao nhiêu bức thành kiên cố. Người thanh niên Việt
Nam được dịp ngó trời cao đất rộng, nhưng cũng nhân đó mà cảm thấy cái thê
lương của vũ trụ, cái bi đát của kiếp người”.
(Hoài Thanh- Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam,
NXB Văn học, Hà Nội, 1993)
Đoạn trích trên sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm, nhiều thành phần đồng chức
(câu có nhiều chủ ngữ, vị ngữ) tạo giọng văn giàu cảm xúc, tạo hứng thú cho
người đọc.
Như vậy, để bài văn nghị luận đạt hiệu quả, sinh động, hấp dẫn; vấn đề
được trình bày linh hoạt sáng tạo, đạt tới sự chuẩn mực của diễn đạt thì chúng
ta cần phải kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt ba yếu tố: Sử dụng từ ngữ thích

19


×