Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số kinh nghiệm về hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn luyện phần đọc hiểu trong đề thi THPT quốc gia môn ngữ văn đạt kết quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.58 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU

1. 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………..2
1. 2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………..3
1. 3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………..3
1. 4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2. 1.Cơ sở lí luận……………………………………………………………………..4
2. 2.Thực trạng vấn đề………………………………………………………………5
2. 3.Đề xuất một số giải pháp ………………………………………………………...6
2. 4. Kết quả…………………………………………………………………………..19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận………………………………………………………………………....19
3.2. Đề xuất……………………………………………………………………….....20

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Để góp phần đạt được mục tiêu “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” mà Đảng ta đặt ra trong Nghị quyết
29 – NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, trong
những năm qua, Bộ giáo dục và đào tạo đã không ngừng đưa ra những giải pháp mang
tính cải tiến như: chuẩn bị đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá,
đổi mới phương pháp dạy học… Những thay đổi đó nhằm phát triển năng lực người
học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế của đất
nước. Đặc biệt, ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công vănsố
1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ


thông (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung: Đề thi môn ngữ văn có 2 phần: Đọc
hiểu và làm văn. Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở giáo dục, các trường THPT lưu ý việc
thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi
tốt nghiệp THPT, thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ
phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kỹ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản
và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần: Đọc hiểu và Tự luận (làm văn), trong đó
tỷ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần Đọc hiểu. Ngày 15/04/2014, Bộ Giáo dục và
đào tạo gửi văn bản đến các Sở Giáo dục và đào tạo, các trường THPT trong cả nước
về hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp cho học sinh THPT. Đây là xu hướng đổi mới kiểm tra
đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh chuyển sang kiểm tra đánh giá năng
lực đọc hiểu của học sinh (tự mình khám phá văn bản.) Cũng từ năm đó dạng câu hỏi
Đọc hiểu bắt đầu được đưa vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức.
Có thể nói đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng
mới. Nếu dạng câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết,
thông hiểu,có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương
trình hay không thì dạng câu hỏi Đọc hiểu trong đề thi những năm gần đây đã nâng cao
2


hơn một mức. Đó là vận dụng thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng
lực tự cảm nhận một văn bản bất kì. (có thể văn bản đó hoàn toàn xa lạ đối với các em).
Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc ôn tập
và rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc hiểu là điều rất cần thiết phải trang bị cho học
sinh.
Tuy vậy, cấu trúc đề thi có các câu đọc hiểu còn có phần mới mẻ với học sinh,
bởi: trong chương trình giảng dạy Ngữ văn cơ bản và nâng cao chưa dành riêng bài nào
để trang bị kiến thức phần này. Dạng câu hỏi này cũng không có nhiều tài liệu tham
khảo mang tính chuyên sâu để giáo viên và học sinh tham khảo. Hơn nữa, kiến thức
đọc hiểu nằm rải rác trong chương trình học môn Văn từ cấp trung học cơ sở đến cấp
trung học phổ thông, ngữ liệu phần lớn nằm trong chương trình sách giáo khoa hoặc

ngoài sách giáo khoa. Chính vì thế mà không ít giáo viên ôn thi THPT Quốc gia tỏ ra
lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm bài. Điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất
lượng, kết quả bài thi của học sinh, chất lượng của các nhà trường.
Xuất phát từ những lý do trên, đặc biệt từ thực tiễn giảng dạy, tôi xin chia sẻ với
các bạn đồng nghiệp gần xa một số kinh nghiệm thông qua đề tài sau: Một số kinh
nghiệm về hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn luyện phần Đọc hiểu trong đề thi THPT
Quốc gia môn Ngữ văn đạt kết quả cao.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của phần đọc hiểu trong đề
thi văn THPT quốc gia hiện nay. Đồng thời nhấn mạnh vai trò, kĩ năng hướng dẫn ôn
luyện phần đọc hiểu của giáo viên đối với học sinh để nhằm hướng đến mục tiêu nâng
cao hiệu quả của phần đọc hiểu trong bài thi ngữ văn của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Dạng câu hỏi đọc hiểu trong đề thi ngữ văn THPT Quốc gia những năm gần đây.
– Kĩ năng hướng dẫn học sinh ôn luyện dạng câu hỏi phần đọc hiểu của giáo viên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
3


- Phương pháp phân tích, tổng hợp
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1.Quan niệm về Đọc hiểu .
Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Khái niệm
Đọc hiểu (comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú có nhiều cấp độ
gắn liền với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận tâm lí học nghệ thuật… Phân tách
khái niệm này, ta thấy “đọc” là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết
các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã

đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe, còn
hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và
ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng
vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?
Lâu nay trong dạy học văn, người ta thường dùng thuật ngữ là giảng văn, phân
tích văn…song từ khi thay sách đã thay bằng thuật ngữ Đọc hiểu văn bản. Đây không
chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà thực chất là sự thay đổi thay đổi quan niệm về bản chất
của môn văn, cả về phương pháp dạy học văn và các hoạt động khi tiếp nhận tác phẩm
văn học cũng có những thay đổi. Theo Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng “Đọc
hiểu là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động đọc; đọc hiểu đồng
thời cũng chỉ năng lực văn của người đọc”.“Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã
ý nghĩa văn bản”. Còn với Giáo sư Trần Đình Sử “Đọc hiểu văn bản như một khâu đột
phá trong việc đổi mới dạy học và thi môn Ngữ văn, là yêu cầu bức thiết đối với việc
đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước tiên tiến”. Phó giáo sư,
tiến sỹ Nguyễn Thị Hạnh, dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, khẳng định : “ Đọc hiểu là một
hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết thành văn bản nhằm
làm thay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành vi của chính mình, đọc hiểu là hoạt
động đọc cho mình”
Như vậy, Đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản
thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được
nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư
tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật. Với quan
điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của văn chương (nghệ
thuật ngôn từ), mà vấn đề Đọc hiểu văn bản ngày càng được quan tâm .
2.1.2. Văn bản Đọc hiểu

4


Trong chương trình Ngữ văn của Việt Nam nêu hai loại văn bản để dạy Đọc hiểu,

đó là: Văn bản văn học và văn bản nhật dụng. Trong đó các văn bản được sếp theo tiến
trình lịch sử hoặc theo thể loại. Các văn bản văn học đa dạng hơn các văn bản nhật
dụng. Hai loại văn bản này cũng chính là các ngữ liệu để học sinh khai thác.
Thực tế cho thấy văn bản Đọc hiểu nói chung và văn bản Đọc hiểu trong nhà
trường nói riêng rất đa dạng và phong phú. Có bao nhiêu loại văn bản trong cuộc sống
thì có bấy nhiêu loại được dạy trong nhà trường. Điều đó cũng có nghĩa là văn bản Đọc
hiểu trong các đề thi rất rộng. Đề thi có thể là văn bản các em đã được tiếp cận, đã
được học, hoặc cũng có thể là văn bản hoàn toàn xa lạ. Từ năm 2014, Bộ GD & ĐT
đưa phần Đọc hiểu vào đề thi môn Ngữ văn đã đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực
Đọc hiểu của học sinh. Việc làm này có tác động tích cực đến quá trình rèn khả năng
tiếp nhận văn bản Đọc hiểu của các em.
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Với phương châm, phát huy khả năng chủ động tiếp cận văn bản của học sinh, từ
năm 2014, Bộ GD&ĐT đã chính thức đưa câu hỏi Đọc hiểu vào đề thi đề thi Tốt
nghiệp. Tiếp cận với vấn đề này, nhiều học sinh, thầy cô giáo tỏ ra lúng túng vì cho
rằng đây là vấn đề có nhiều điểm mới mẻ và trong chương trình giảng dạy Ngữ văn
cơ bản và nâng cao chưa dành riêng bài nào để trang bị kiến thức phần này. Dạng câu
hỏi này cũng không có nhiều tài liệu tham khảo mang tính chuyên sâu để giáo viên và
học sinh tham khảo. Hơn nữa kiến thức đọc hiểu nằm rải rác trong chương trình học
môn Văn từ cấp II đến cấp III, ngữ liệu cũng có thể nằm trong chương trình sách giáo
khoa hoặc ngoài sách giáo khoa. Hơn nữa, những kiến thức trong dạng câu hỏi Đọc
hiểu rất phong phú, học sinh phải biết huy động những kiến thức đã học ở các lớp dưới
để trả lời câu hỏi. Đặc biệt bước sang năm 2015, 2016 và năm 2017, vấn đề ôn luyện
phần Đọc hiểu vẫn là đề tài thu hút sự chú ý của các thầy cô ôn thi và các em học sinh
THPT. Một số cuốn sách phục vụ cho ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đã ra
mắt bạn đọc nhưng sách không cung cấp kiến thức lý thuyết, hướng dẫn học sinh ôn
luyện phần Đọc hiểu một cách chi tiết,cụ thể, bài bản mà chỉ hướng dẫn chung chung,
bài tập thường gặp trong đề Đọc hiểu cũng chưa phân loại quy củ, chi tiết, hệ thống
kiến thức để học sinh dễ ôn tập.
Đọc hiểu là quá trình thâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ động. Đây là

một năng lực cần thiết mà người học nói chung và học sinh THPT cần quan tâm. Nếu
chúng ta không có trình độ năng lực đọc thì hiểu đúng, đánh giá đúng văn bản. Không
nắm vững, đánh giá được văn bản thì không thể tiếp thu, bồi đắp được tri thức và cũng
không có cơ sở để sáng tạo. Vì thế vấn đề rèn kĩ năng Đọc hiểu môn ngữ văn trong
nhà trường là rất cần thiết, đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tâm huyết, năng lực
chuyên môn vững vàng và luôn luôn tìm kiếm những giải pháp hiểu quả để giúp học
sinh học và làm bài thi đạt kết quả cao.
5


2.3. Đề xuất một số giải pháp trong hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc hiểu
trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.
2.3.1. Định hướng học sinh nắm vững cấu trúc đề thi và sự thay đổi cấu trúc theo
từng năm.
Để học sinh có thể làm bài đạt kết quả cao, giáo viên cần trang bị cho học sinh
nắm vững cấu trúc của đề thi nói chung, cấu trúc của phần đọc hiểu nói riêng gắn với
sự thay đổi của cấu trúc ấy theo từng năm.
Nhìn lại một số năm trước đây, dạng đề thi đại học, đề thi THPT Quốc gia môn
ngữ văn đã có nhiều đổi mới trong cấu trúc để phù hợp công cuộc đổi mới của giáo
dục.
Năm học 2013- 2014, trong đề thi Tốt nghiệp THPT phần Đọc hiểu chiếm 3/10
điểm toàn bài. Trong đề thi Ngữ văn tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng khối C, D năm
2014, phần Đọc hiểu chiếm 2/10 điểm của toàn bài thi với 1 văn bản và 3 câu hỏi nhỏ
theo các mức độ khác nhau.
Năm 2015, Bộ GD & ĐT hợp nhất hai kì thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào
Đại học, Cao đẳng thành một kì thi chung. Từ chỗ có nhiều đề thi Ngữ văn (đề thi tốt
nghiệp THPT; đề thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng khối C, D), thì chỉ có một đề thi
duy nhất vừa lấy điểm để xét tốt nghiệp, vừa lấy điểm để xét vào Đại học, Cao đẳng.
Phần Đọc hiểu trong đề thi từ chỗ chiếm số điểm 2/10 điểm nay được nâng lên 3/10
điểm. Nhưng thay vì 1 văn bản với 3 câu hỏi nhỏ như năm 2014, đề thi năm 2015 ra 2

văn bản khá dài với 8 câu hỏi nhỏ. Đến năm 2016, năm 2017 cấu trúc đề đã có những
thay đổi so với năm học trước - từ chỗ ra hai văn bản với tám câu hỏi nhỏ, đề rút
xuống chỉ còn ra một văn bản với bốn câu hỏi gắn với các mức độ.
* ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN VĂN 2015
1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời
Cho biển cả không còn hoang lạnh
Đứa ở đồng chua
Đứa vùng đất mặn
Chia nhau nỗi nhớ nhà
Hoàng hôn tím ngát xa khơi
Chia nhau tin vui
Về một cô gái làng khểnh răng, hay hát
6


Vầng trăng lặn dưới chân lều bạt
Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàng
Chúng tôi coi thường gian nan
Dù đồng đội tôi, có người ngã trước miệng cá mập
Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn
Ngày mai đảo sẽ nhô lên
Tổ quốc Việt Nam, một lần nữa nối liền
Hoàng Sa, Trường Sa
Những quần đảo long lanh như ngọc dát
Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát
Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi
Đảo à, đảo ơi!
Đảo Thuyền Chài, 4 – 1982

(Hát về một hòn đảo – Trần Đăng Khoa, Trường Sa, NXB Văn học, 2014, tr.51)
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua
những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Những
quần đảo longlanh như ngọc dát.
Câu 4. Đoạn thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với những người lính đảo? (Trình
bày khoảng 5 đến 7 dòng)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là
nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con
– Người của mỗi sinh thể người.Tính “con” và tính “người” luôn luôn hình thành,
phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện
và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con
người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng
xóm, đồng bào,đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài, gian khổ của một đời người,
cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu,
một miếng ăn, mất một phần cơ thể, mất một vật sở hữu,con người nhận biết ngay.
Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay.
Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe
chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất,… có mất có được nhưng không phải
ai cũng đã nhận ra cái gì mình đã thu được;có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ
thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại
không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng
với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông
thấy hay khó trông thấy. Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của
hiểm họa vô cảm trong xã hội ta, nhất là trong tuổi trẻ. Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn
những tháng ngày gần đây báo hiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về
nhân văn, về bệnh vô cảm.
7



(Trích Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2014, tr.36-37)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 6. Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì?
Câu 7. Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội nay?
Câu 8. Anh/Chị suy nghĩ như thế nào khi có những người “chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng
lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần”? (Trình bày khoảng 5 đến 7
dòng)
2.3.2. Hướng dẫn học sinh ôn luyện, nắm vững kiến thức lý thuyết Đọc hiểu.
Đây là một bước không mấy dễ dàng đối với đội ngũ thầy cô ôn thi THPT Quốc
gia. Vì phần kiến thức lý thuyết liên qua đến dạng câu hỏi Đọc – hiểu này khá rộng,
kiến thức không quy tụ thành một bài, hay ở một khối lớp nào mà kiến thức đó nằm rải
rác từ lớp 6 cho đến lớp 12. Vì vậy giáo viên mất nhiều thời gian thu thập, thanh lọc,
xử lý kiến thức, chia thành các mảng, với các chủ đề cụ thể cùng các ví dụ tương ứng
để hướng dẫn học sinh.
Để tháo gỡ khó khăn trên, trong quá trình ôn tập, người dạy phải luôn biết cáh
phân loại kiến thức lý thuyết có liên quan đến dạng câu hỏi Đọc hiểu để ôn tập cho học
sinh. Đặc biệt ở những phần kiến thức lý thuyết dễ nhầm lẫn nên cần hệ thống thành
bảng kiến thức trọng tâm nhằm giúp các em học sinh nhận diện đúng từng thể loại, dễ
dàng khắc sâu kiến thức. Sau mỗi phần lý thuyết lấy thêm ví dụ minh họa để học sinh
củng cố, kiểm chứng lại lý thuyết. Bao gồm các dạng cơ bản như:
Nhận diện các phong cách ngôn ngữ
Sau khi cung cấp kiến thức về các loại phong cách ngôn ngữ, giáo viên cần nhấn
mạnh lại đặc điểm nhận diện của các loại phong cách để học sinh dễ phân biệt khi xác
định phong cách đó trong một văn bản.
TT Phong
ngữ


cách

ngôn

Đặc điểm nhận diện

1

Phong cách ngôn ngữ Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học
khoa học
tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn
đạt chuyên môn sâu

2

Phong cách ngôn ngữ Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực
báo chí (thông tấn)
truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.

3

Phong cách ngôn ngữ Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, người giao tiếp
8


chính luận

thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư
tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi
của xã hội


4

Phong cách ngôn ngữ -Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có
nghệ thuật
chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của
con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện…

5

Phong cách ngôn ngữ -Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành
hành chính
và quản lí xã hội.

6

Phong cách ngôn ngữ - Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự
sinh hoạt
nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt…trao đổi thông
tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân

Ở phần lý thuyết về phương thức biểu đạt giáo viên cung cấp cho học sinh kiến
thức lý thuyết về 6 phương thức thường xuất hiện trong văn bản. Chú ý đến các đặc
điểm để nhận diện các phương thức.
Lưu ý cho học sinh: trong một văn bản thường xuất hiện nhiều phương thức như
tự sự và miêu tả, thuyết minh và biểu cảm… song sẽ có một phương phương thức nổi
bật. Giáo viên kẻ bảng lý thuyết để học sinh dễ so sánh, nhận diện tiếp thu kiến thức.
Phương Đặc điểm nhận diện
Thể loại
thức

Tự sự
Trình bày các sự việc (sự - Bản tin báo chí
kiện) có quan hệ nhân quả
dẫn đến kết quả. (diễn biến -Bản tường thuật, tường trình
sự việc)
- Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu
thuyết)
- Văn tả cảnh, tả người, vật...
Miêu tả Tái hiện các tính chất, thuộc
tính sự vật, hiện tượng, giúp - Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.
con người cảm nhận và hiểu
được chúng.
Biểu
- Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn
Bày tỏ trực tiếp hoặc gián
cảm
tiếp tình cảm, cảm xúc của - Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút.
con người trước những vấn
9


đề tự nhiên, xã hội, sự vật...
- Thuyết minh sản phẩm

Thuyết
minh

Trình bày thuộc tính, cấu
tạo, nguyên nhân, kết quả có - Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật
ích hoặc có hại của sự vật

hiện tượng, để người đọc có -Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa
tri thức và có thái độ đúng học.
đắn với chúng.
- Cáo, hịch, chiếu, biểu.
Nghị
Trình bày ý kiến đánhgiá,
luận
bàn luận, trình bày tư tưởng, - Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.
chủ trương quan điểm của
con người đối với tự nhiên, - Sách lí luận.
xã hội, qua các luận điểm,
- Tranh luận về một vấn đề trính trị, xã hội, văn
luận cứ và lập luận thuyết
hóa.
phục.
- Đơn từ
Hành
- Trình bày theo mẫu chung
chính – và chịu trách nhiệm về pháp - Báo cáo
công vụ lí các ý kiến, nguyện vọng
của cá nhân, tập thể đối với - Đề nghị
cơ quan quản lí.
Các thao tác lập luận
Trong một văn bản thường kết hợp nhiều thao tác lập luận, song thường có một thao
tác chính. Vì thế phần này chúng ta cần cung cấp kiến thức lý thuyết cho học sinh để
các em phân biệt được các thao tác trong một văn bản. Để học sinh dễ nắm bắt kiến
thức, giáo viên có thể kẻ thành bảng kiến thức và sau bảng kiến thức là bài tập minh
họa.
TT


Thao tác lập luận
1

Giải thích

Đặc điểm nhận diện
Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị
luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu
đúng ý của mình.
10


2

3

4

Phân tích

Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng
thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét
kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối
tượng.

Chứng minh

Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng
xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để
thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào

vấn đề. ( Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn chứng và đưa
dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để
lập luận CM thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh
trước rồi trích dẫn chứng sau.)

Bác bỏ

Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ
sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến
lập trường đúng đắn của mình.

5

Bình luận

6

So sánh

Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện
tượng… đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi /
hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù
hợp và có phương châm hành động đúng.
So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu
hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt
của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay
khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật
hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì
gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi

nhau thì gọi là so sánh tương phản.

Các biện pháp tu từ
Sau khi cung cấp kiến thức lý thuyết để học sinh nhận dạng được các biện pháp
tu từ thường gặp, giáo viên cần nhấn mạnh: Trong đề thi, câu hỏi thường có dạng, tìm
ra biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ ấy. Chính vì thế các em
phải nhớ được hiệu quả nghệ thuật mang tính đặc trưng của từng biện pháp. Đáp ứng
yêu cầu nhớ kiến thức trọng tâm tôi đã cung cấp cho các em bảng kiến thức sau:
Biện pháp Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)
tu từ
11


So sánh

Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng
tượng, gợi hình dung và cảm xúc

Ẩn dụ

Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những
liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

Nhân hóa

Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn gần
với con người

Hoán dụ


Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc

Điệp
Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng nhịp
từ/ngữ/cấu điệu cho câu văn, câu thơ.
trúc
Nói giảm

Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân
trọng

Thậm
xưng

Tô đậm, phóng đại về đối tượng

Câu hỏi tu Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định…)
từ
Đảo ngữ

Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên

Đối

Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa

Im lặng

Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc


Liệt kê

Diễn tả cụ thể, toàn diện nhiều mặt

Phân biệt các thể thơ
Để phân biệt được các thể thơ, xác định được đúng thể loại khi làm bài kiểm tra,
chúng ta cần giúp học sinh hiểu luật thơ: những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp
vần, phép hài thanh, ngắt nhịp … Căn cứ vào luật thơ, người ta phân chia các thể thơ
Việt Nam ra thành 3 nhóm chính
Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói; các thể thơ Đường luật: ngũ
ngôn, thất ngôn; các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do,
thơ - văn xuôi,…
12


Xác định nội dung, chi tiết chính có liên quan đến văn bản
Đặt nhan đề, xác định câu chủ đề: Văn bản thường là một chỉnh thể thống nhất về nội
dung, hài hòa về hình thức. Khi hiểu rõ được văn bản, học sinh dễ dàng tìm được nhan
đề cũng như nội dung chính của văn bản.
Đặt nhan đề cho văn bản chẳng khác nào người cha khai sinh ra đứa con tinh thần của
mình. Đặt nhan đề sao cho đúng, cho hay không phải là dễ. Vì nhan đề phải khái quát
được cao nhất nội dung tư tưởng của văn bản, phải cô đọng được cái thần, cái hồn của
văn bản.
Học sinh chỉ có thể đặt tên được nhan đề cho văn bản khi hiểu được nghĩa của nó. Vì
thế giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc văn bản để hiểu ý nghĩa của văn bản sau
đó mới xác định nhan đề. Nhan đề của văn bản thường nằm ở những từ ngữ, những câu
lặp đi, lặp lại nhiều lần trong văn bản.
Muốn xác định được câu chủ đề của đoạn, chúng ta cần xác định xem đoạn văn đó
trình bày theo cách nào. Nếu là đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch thì câu chủ đề
thường ở đầu đoạn.

Nếu là đoạn văn trình bày theo cách quy nạp thì câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Còn đoạn
văn trình bày theo cách móc xích hay sng hành thì câu chủ đề là câu có tính chất khái
quát nhất, khái quát toàn đoạn. Câu đó có thể nằm bất cứ vị trí nào trong đoạn văn.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh nhận diện chính xác nội dung câu hỏi cũng như xác
định đúng các mức độ câu hỏi ( nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao):
- Đọc kĩ yêu cầu đề để xác định nội dung câu hỏi có mấy ý, từ đó trả lời cho đúng,
trúng vấn đề. Ví dụ nếu đề hỏi chỉ ra các phương thức/ các thao tác lập luận trong văn
bản trên thì câu trả lời sẽ từ hai phương thức/ hai thao tác trở lên. Nhưng nếu câu hỏi
chỉ ra thao tác nào/ phương thức nào là chính hoặc chủ yếu thì câu trả lời chỉ là một
phương thức/ một thao tác.
- Về cách trả lời: Văn bản đọc hiểu thường không dài nên yêu cầu học sinh đọc văn bản
để chọn câu trả lời cho phù hợp. Các em cần đọc lướt để tìm chủ đề hoặc ý chính, đọc
kĩ để tìm chi tiết, thông tin. Câu trả lời cần trực tiếp, ngắn gọn, chính xác, đầy đủ. Hỏi
gì trả lời đó, không trả lời thừa.
2.3.4.Tổ chức cho học sinh làm bài tập ôn luyện, rèn kĩ năng đọc hiểu
Sau khi học sinh đã ôn luyện lý thuyết có liên quan đến câu hỏi đọc hiểu và cách
làm bài. Người dạy cần rèn cho học sinh kĩ năng làm bài đọc hiểu thông qua hệ thống
câu hỏi, bài tập. Hệ thống câu hỏi bài phải đa dạng, bao quát được các dạng kiến thức
13


lý thuyết đã ôn tập. Như các câu hỏi, bài tập mở yêu cầu trả lời ngắn, câu hỏi bài tập
mở, yêu cầu trả lời dài, câu hỏi bài tập đóng yêu cầu trả lời dựa trên văn bản. Các câu
hỏi, bài tập đọc hiểu ở ba mức độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
Các em định hình dung lượng trả lời hợp lý cho một câu hỏi đọc hiểu và trả lời ngay
vào giấy. Đây cũng là cách rèn kĩ năng trình bày và phương pháp làm bài.
2.3.5. Tổ chức cho học sinh làm đề thực nghiệm.
ĐỀ SỐ 1 – ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trang Tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước
mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”.

Chúng ta có giống được những con gà rừng không ? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo
bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự
do?
Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm
sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai… Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp
sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra.
Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ
hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai
đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy,
chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào
không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.
[…] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có
tựa đề thú vị “Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ”. Đó là những
nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ,
không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi
làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và
nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ
diệu, cây cối và các con vật đều chết - và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng
nhất cần phải học: quan sát.
Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học
ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã
có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản

14


năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do,
bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr 135)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì ?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được
một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không
mong cầu được sống trong lồng”.
Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ, anh/chị thấy nguyên tắc
nào có giá trị với mình nhất? Vì sao?
ĐÁP ÁN
Câu
Nội dung
1
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên: phương
thức nghị luận.
2
Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được
ngắn gọn vấn đề chính trong đoạn trích là: chúng ta đang dần đánh mất
bản năng độc lập, chủ động, tự do.
3
Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng đảm bảo nội
dung: Con người phải rất vất vất vả để sinh tồn, nhưng đó là sự sinh tồn
trong tự do. Đó là một cuộc sống đáng sống hơn sống trong an nhàn đầy
đủ nhưng thụ động, mất tự do.
4
Thí sinh nêu được ít nhất một nguyên tắc sống có giá trị với bản thân
(như tự lập, hoà đồng, chia sẻ, yêu thương…) và giải thích lí do vì sao.
Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản, thí sinh trả lời
được tác động tích cực của nguyên tắc sống đó.

Điểm
0.5
0.75


0.75

1.0

ĐỀ SỐ 2 – ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ
tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng
quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung
quanh. Hãy đặt chobản thân những câu hỏi như: “Tại sao...? Tại sao không...?” và
thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự
cao tự đại nói rằng: “Tôi đã biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới
đâu!”. Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng
ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới.
15


Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày
nghệ thuật, hay đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu
vũ, chơi đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình bộ
môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho
đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ “chạm đến một
lần rồi bỏ xó”. Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần
trong cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm
ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong
những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn.
(Trích Tìm kiếm niềm đam mê, theo Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới ,Nhà xuất
bản Thế giới, 2017, tr17-18)
Câu 1. Ở mỗi đoạn văn trên đây, tác giả đã sử dụng cách trình bày nào trong các cách
sau: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành?

Câu 2. Theo tác giả, chúng ta sẽ có được lợi ích gì khi “nhận thức được rằng vẫn còn
nhiều điều có thể học”?
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng “ Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy,
bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân”?
Câu 4. Theo anh/chị, cần làm thế nào để niềm đam mê khám phá những điều kì diệu
“trở thành một phần trong cá tính”?
ĐÁP ÁN
Câu
Nội dung
1
Trong mỗi đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng cách trình bày theo cách quy
nạp
2
Theo tác giả, khi chúng ta “ nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có
thể học”, chúng ta sẽ có những lợi ích như sau: Chúng ta sẽ bổ sung được
nhiền kiến thức mới.
3
Tác giả cho rằng “ Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy,
bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân”: vì dù bạn có chọn cho
mình một bộ môn nào đi nữa, dù là nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện
bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hay đọc sách về nhiều chủ
đề khác nhau… thì bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu nó
không ngừng nghỉ cho đến khi đạt đến kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó
mới thôi. Biết đâu trong quá trình học với quyết tâm rèn luyện và củng

Điểm
0.5
0.75

0.75


16


cố trí tò mò nó sẽ trở thành cá tính của bạn. Nó sẽ trở thành niềm đam
mê không thể buông bỏ lúc nào mà bạn không hay biết.
4

Để niềm đam mê khám phá những điều kì diệu “trở thành một phần 1.0
trong cá tính”, mỗi chúng ta cần phải:
- Không ngừng học hỏi, tìm kiếm kiến thức mới.
- Không ngại dấn thân vào những hoạt động để tích lũy những kinh
nghiệm.
- Theo đuổi đến cùng với những đam mê của bản thân để tìm ra những
điều mới mẻ trong những say mê ấy.
- Luôn có ý chí phấn đấu, không ngại khó, ngại khổ và sau mỗi lần tìm
hiểu sẽ rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân để quá trình chinh phục
những điều kì diệu trở nên lí thú, bổ ích, hấp dẫn hơn.

ĐỀ SỐ 3 – ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
TỰ SỰ
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
17


Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
(Lưu Quang Vũ)
Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:
"Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”.
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:
"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta”
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị.
Ý
1

Nội dung
Điểm
2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: nghị luận và 0,5

2

biểu cảm
Ý nghĩa 2 câu thơ:

0,75


"Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”
“Đất” - nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho hạt nảy mầm. Nhưng đất không
phải của riêng cho một hạt mầm nào. Cũng như cuộc sống trong cõi đời
này không dành riêng cho một ai mà cho tất cả chúng ta. Hạnh phúc ở
quanh ta nhưng không tự nhiên đến. Nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp, muốn
có hạnh phúc, tự mỗi người phải có suy nghĩ và hành động tích cực; phải
3

nỗ lực vươn lên, như “Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”.
Tác giả cho rằng: "Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

0,75

Chắc gì ta đã nhận ra ta”
Bởi vì: “Đường đời trơn láng” tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn,
không có trở ngại, khó khăn. Con người không được đặt vào hoàn cảnh có
vấn đề, có thách thức; không phải nỗ lực hết mình để vượt qua trở ngại, để
chinh phục thử thách mới đến được đích. Khi đó con người không có cơ
18


hội để thể hiện mình nên cũng không khám phá và khẳng định được hết
những gì mình có; không đánh giá hết ưu điểm cũng như nhược điểm của
bản thân. Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và
4

trưởng thành hơn.
Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ 1,0

thấm thía của bản thân về thông điệp ấy:
- Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cũng phải sống từ những điều rất
nhỏ; biết nâng niu, trân trọng những cái nhỏ bé trong cuộc sống mới có
được hạnh phúc lớn lao.
- Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành
hơn.
- Muốn có được hạnh phúc phải tự mình nỗ lực vươn lên.
- Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, biết đòi hỏi
nhưng cũng phải biết chấp nhận, biết nhìn đời bằng con mắt lạc quan, biết
cho đi thì mới được nhận lại.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Khi chưa ôn luyện và rèn kĩ năng Đọc hiểu

Năm học
2016-2017
2017-2018

Lớp
12G
12I

Tổng số
HS điều
tra
38
36

Nắm chắc lý Nắm được một
Không nắm rõ lý

thuyết, tự tin phần lý thuyết, thuyết, lúng túng khi
làn bài
biết làm bài
làm bài
SL

%

SL

4
3

10,5% 12
8,3% 10

%

SL

31,5% 22
27,7% 23

%

57,8%
60%

Sau khi ôn luyện và rèn kĩ năng Đọc hiểu


Năm học
2016-2017
2017-2018

Lớp
12G
12I

Tổng số
HS điều
tra
38
36

Nắm chắc lý
thuyết, tự tin
làn bài
SL
%
20
52,6%
15
41,6%

Nắm được một Không nắm rõ lý
phần lý thuyết, thuyết, lúng túng khi
biết làm bài
làm bài
SL
SL

%
%
15
39,4% 3
7,8%
18
50% 3
8,3%
19


Kết quả cho thấy khi chưa hướng dẫn ôn luyện Đọc hiểu, phần lớn học sinh chỉ tỏ
ra hiểu một phần lý thuyết nên lúng túng khi làm bài. Sau khi tôi tiến hành ôn luyện
cho học sinh lớp 12 phần Đọc hiểu theo một số giải pháp trình bày trong sáng kiến,
nhiều học sinh nắm chắc tại lớp lý thuyết và vận dụng làm được bài tập. Kết quả phiếu
thăm dò cho thấy, sau khi được ôn luyện phần Đọc hiểu, khoảng 70% học sinh nắm
chắc lý thuyết, tự tin làm bài thi THPT Quốc gia. Điều đó dự báo các em sẽ đạt hiệu
quả cao trong làm phần Đọc hiểu.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Đọc hiểu đã là một phần thi bắt buộc được đưa vào kì thi THPT Quốc gia môn
Ngữ văn nên đang là vấn đề được nhiều thầy cô và học sinh quan tâm, nhất là học sinh
lớp 12. Với riêng tôi khi áp dụng những giải pháp nêu trên, tôi nhận thấy các em học
sinh đã phần nào tháo gỡ được những vướng mắc khi làm phần Đọc – hiểu trong kì thi
THPT Quốc gia. Để làm được điều này, đòi hỏi đội ngũ CBGV chúng ta cần có lòng
nhiệt tình, sự nghiêm túc, say mê trong công việc, sự gia công đầu tư cho mỗi trang
giáo án, giờ dạy trên lớp và trên hết phải xuất phát từ lòng yêu nghề, mến trẻ, say mê,
tôn trọng học sinh.
3.2. Đề xuất
Đọc hiểu văn bản một phần thi bắt buộc trong đề thi THPT Quốc gia nhưng

thực tế trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn bậc THPT chưa xuất hiện một bài
học riêng để giáo viên và học sinh được trang bị phương pháp, kĩ năng dạy học kiểu
bài này. Vậy thiết nghĩ Bộ giáo dục nhân kì thay sách lần tới nên bổ sung tiết dạy về
kiểu bài Đọc hiểu có tính đặc thù vào chương trình sách giáo khoa bậc THPT.
Sở giáo dục nên tiếp tục tổ chức lớp tập huấn về phương pháp ôn luyện phần Đọc hiểu
để thầy cô ôn luyện cho học sinh dự thi THPT Quốc gia một cách bài bản, giúp học
sinh tự tin trong kì thi, đem lại kết quả học tập cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác
Thanh Hóa ngày 19/ 5 / 2018
Người viết

20


Nguyễn Thị Lan

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 29/- NQ/ TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Nguyễn Thanh Hùng, Kĩ năng đọc hiểu Văn, NXB Đại học Sư phạm, 2011
3. Trần Đình Sử- Đọc hiểu văn bản – một khâu đột phá.
4. Một số đề thi THPT Quốc gia.

21



DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CẤP PHÒNG GD & ĐT, CẤP SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP TỪ LOẠI C TRỞ LÊN.
Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Lan.
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng, Trường THPT Quảng xương 4
TT

Tên sáng kiến kinh nghiệm

Cấp đánh giá Kết
quả

Năm xếp
loại

đánh
22


giá xếp
loại
C

2007- 2008

2

THPT.
Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao Sở Giáo dục
và đào tạo.

hiệu quả phong trào thi đua xây dựng trường

B

2008- 2009

3

học thân thiện, học sinh tích cực.
Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo chương Sở Giáo dục
và đào tạo.
trình giáo dục HIV/AIDS trong chương trình

C

2011- 2012

4

ngoại khóa ở trường THPT.
Nâng cao chất lượng HĐGDNGLL tại Sở Giáo dục
và đào tạo.
trườngTHPT Quảng xương 4 bằng việc vận

B

2013- 2014

B


2015- 2016

1

Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao Sở Giáo dục
chất lượng hoạt động GDNGLL trong trường và đào tạo.

dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học
5

tích cực.
Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học Sở Giáo dục
và đào tạo.
sinh trường THPT Quảng xương 4 thông qua
việc tìm hiểu hoàn cảnh gia đình các em.

23



×