Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khối 12 cách làm phần đọc hiểu trong bài thi môn ngữ văn, kỳ thi THPT quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.25 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LÊ VĂN HƯU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH
KHỐI 12 CÁCH LÀM PHẦN ĐỌC- HIỂU TRONG BÀI THI
MÔN NGỮ VĂN, KỲ THI THPT QUỐC GIA

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương
Chức vụ: Tổ phó CM
SKKN thuộc lĩnh vực (Môn): Ngữ văn

Thiệu Hoá, tháng 5 năm 2017

1


MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU
1.1. Li do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Điểm mới của đề tài
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài


2.2. Cơ sở thực tiễn (Thực trạng vấn đề)
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Cung cấp lý thuyết
2.3.2.Những lưu ý khi làm bài
2.3.3. Hướng dẫn học sinh thực hành
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHAO

Trang
3
3
4
4
4
4
5
5
6
7
7
15
15
18
20
22

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
- Thực hiện Nghị quyết 29- NQ/TW về “đổi mới căn bản toàn diện Giáo

dục và Đào tạo”, trong những năm gần đây ngành Giáo dục và Đào tạo đã và
đang thực hiện đổi mới một cách đồng bộ ở tất cả các khâu. Trong đó chú trọng
đến việc đổi mới kiểm tra đánh giá, từ khâu then chốt này sẽ dẫn đến việc đổi
mới nội dung và phương pháp dạy học. Nếu như trước đây việc kiểm tra đánh

2


giá học sinh còn nặng về kiểm tra kiến thức, kĩ năng thì bây giờ việc kiểm tra,
đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực. Để thực hiện được điều này,
Bộ đã thực hiện nhiều phương án trong đó đổi mới thi cử và cách ra đề thi là
phương án hữu hiệu nhất. Cũng từ năm đó dạng câu hỏi Đọc- hiểu bắt đầu được
đưa vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói, đây
là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng
câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông
hiểu, có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong
chương trình hay không thì dạng câu hỏi Đọc-hiểu đã nâng cao hơn một
mức vận dung thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực tự
cảm nhận một văn bản bất kì (có thể văn bản đó hoàn toàn xa lạ đối với các em)
Như vậy, có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc
ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc- hiểu là điều cần thiết phải trang bị
cho học sinh. Để làm được phần này phải đòi hỏi người học có một năng lực
đọc-hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản.
- Năm 2015, Bộ đã sát nhập hai kì thi tốt nghiệp THPT và Đại học- Cao
đẳng thành kì thi THPT Quốc gia. Những thay đổi nói trên tiếp tục được thực
hiện. Bố cục của đề thi những năm gần đây bao gồm hai phần: Đọc- hiểu và
Làm văn. Đối với phần đọc- hiểu, thí sinh cần phải nắm vững kiến thức phần
tiếng Việt, lý thuyết làm văn của chương trình THCS và THPT.
- Ngữ văn là môn học “khó nhằn” đối với nhiều học sinh vì thông thường
môn văn khá dài, khó nhớ ý và có cách diễn đạt rất phong phú. Thực trạng học

sinh hứng thú với các môn xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý ngày càng suy
giảm. Phần lớn học sinh học văn với thái độ đối phó, học vì sức ép thi cử.
Một phần nguyên nhân của tình trạng này là sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị
trường, nhu cầu của phụ huynh học sinh và học sinh chưa tìm được cách học
khoa học và hợp lý.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy, yêu cầu của thi cử cũng như vai trò của
một giáo viên tâm huyết với nghề, nhiều năm ôn thi Tốt nghiệp, Đại học, đồng
thời góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh
nghiệm: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khối 12 cách làm phần
đọc- hiểu trong bài thi Môn Ngữ văn, kỳ thi THPT quốc gia”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em học sinh khối 12 cách
làm bài các dạng đề Đọc- hiểu, tôi muốn nâng cao chất lượng làm dạng câu hỏi
Đọc-hiểu của học sinh THPT nói chung, học sinh trường THPT Lê Văn Hưu nói
riêng, nhất là các em học sinh lớp 12C4 chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc
gia. Vì thế, khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã hướng tới các mục đích
cụ thể sau:
3


- Giúp học sinh nắm vững những kiến thức lý thuyết liên quan đến câu
hỏi đọc hiểu
- Giúp học sinh có kỹ năng, phương pháp, cách thức làm dạng câu hỏi
này đạt kết quả cao.
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trung học phổ thông, học sinh lớp 12 chuẩn bị thi THPT Quốc
gia môn Ngữ văn. Tôi chọn lớp 12 C4 trường THPT Lê Văn Hưu.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp điều tra
1.5. Điểm mới của đề tài
Kỳ thi THPT quốc gia 2017, có sự thay đổi về thời lượng và yêu cầu của
đề thi. Cụ thể, năm nay, thời gian làm bài thi giảm từ 180 phút còn 120 phút.
Cấu trúc đề thi vẫn gồm 2 phần nhưng phần Đọc-hiểu (3.0 điểm), trước đây
gồm 2 đoạn trích - 2 văn bản , thí sinh phải trả lời 8 câu hỏi thì nay chỉ còn một
văn bản với việc trả lời 4 câu hỏi. Đặc biệt phần văn bản đọc- hiểu sẽ là cơ sở
để học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội trong phần Làm văn của bài thi.
Những thay đổi về hình thức thi của kỳ thi THPT quốc gia từ 2015 đã
mang tới cho các học sinh lớp 12 không ít bối rối. Theo sự thay đổi này, năm
nay, các học sinh sẽ phải thi 4 môn trong đó có 3 môn bắt buộc là: Toán, Văn,
Anh và tổ hợp (hoặc tự nhiên hoặc xã hội).
Việc phải làm một bài thi được sử dụng với hai mục đích là vừa xét tốt
nghiệp vừa tuyển sinh Đại học- Cao đẳng đã mang tới cho học sinh nhiều băn
khoăn, nhất là đối với môn Ngữ văn. Bởi lẽ, lâu nay nhiều học sinh theo khối tự
nhiên dường như bỏ ngỏ môn học này. Chính vì thế, thời điểm này, các em đang
rơi vào tình trạng chạy cấp tốc với mong muốn đủ điểm tốt nghiệp.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Khái niệm đọc- hiểu
Lâu nay trong dạy học văn, người ta thường dùng thuật ngữ là giảng
văn, phân tích văn…song từ khi thay sách đã thay bằng thuật ngữ Đọc- hiểu văn
bản. Đây không chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà thực chất là sự thay đổi thay đổi
quan niệm về bản chất của môn Ngữ văn, cả về phương pháp dạy học văn và các
hoạt động khi tiếp nhận tác phẩm văn học cũng có những thay đổi. Theo Giáo
4



sư- Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng “Đọc hiểu là một khái niệm khoa học chỉ mức
độ cao nhất của hoạt động đọc; đọc hiểu đồng thời cũng chỉ năng lực văn của
người đọc”.“Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa văn bản”. Còn
với Giáo sư Trần Đình Sử :“Đọc hiểu văn bản như một khâu đột phá trong việc
đổi mới dạy học và thi môn Ngữ văn, là yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo
nguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước tiên tiến”. Đọc- hiểu là quá
trình thâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ động. Đây là một năng lực
cần thiết mà người học nói chung và học sinh THPT cần quan tâm. Nếu chúng ta
không có trình độ năng lực đọc thì không hiểu đúng, đánh giá đúng văn bản.
Không nắm vững, đánh giá được văn bản thì không thể tiếp thu, bồi đắp được tri
thức và cũng không có cơ sở để sáng tạo. Vì thế vấn đề Đọc- hiểu môn Ngữ văn
trong nhà trường là rất cần thiết
Như vậy, Đọc- hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản
thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc- hiểu là tiếp xúc với văn bản,
hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu
các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình
tượng nghệ thuật. Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất
phát từ đặc thù của văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề Đọc- hiểu văn
bản ngày càng được quan tâm .
Đọc- hiểu văn học trong nhà trường THPT thường hướng tới các vấn đề
cụ thể sau:
- Nhận biết đúng, chính xác về văn bản: các phong cách ngôn ngữ; Nhận
biết đề tài, nhan đề, chủ đề, tóm tắt được các nội dung của văn bản; Nắm được
các phương thức biểu đạt của văn bản ; các thao tác lập luận
- Thông hiểu, đánh giá đúng văn bản: Cảm nhận được những đặc sắc, nổi
bật về từ ngữ, hình ảnh,chi tiết, các biện pháp tu từ...; Hiểu được ý nghĩa hàm ẩn
của văn bản, đánh giá được nội dung, ý nghĩa của văn bản bằng kiến thức, kinh
nghiệm của mình.
- Vận dụng để giải quyết một vấn đề cụ thể: Liên hệ mở rộng một vấn đề

nào đó từ văn bản bằng suy nghĩ, ý kiến của mình; Vận dụng văn bản để trình
bày phương hướng, biện pháp giải quyết một vấn đề cụ thể của cuộc sống, của
xã hội.
2.1.2. Phạm vi đọc - hiểu
- Văn bản đưa ra làm ngữ liệu có thể là văn bản văn học (thơ/ văn xuôi).
Văn bản đó có thể nằm trong chương trình chính khóa/ đọc thêm thậm chí là
những văn bản rất mới, hoàn toàn xa lạ với học sinh- văn bản ngoài nhà trường.
Loại văn bản này đang được sử dụng nhiều hơn vì nó liên quan đến viết đoạn
văn nghị luận xã hội ở phần Làm văn.
- Văn bản đưa ra làm ngữ liệu có thể là những văn bản nhật dụng trong đời
sống hàng ngày.
2.2. Thực trạng vấn đề

5


- Câu hỏi Đọc hiểu là một kiểu dạng khá mới mẻ được đưa vào đề thi
THPT Quốc gia nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương
trình Ngữ văn bậc THPT. Dạng này cũng không có nhiều tài liệu, bài viết
chuyên sâu để tham khảo. Nó chưa “lộ diện” thành một bài cụ thể trong sách
giáo khoa, hơn nữa kiến thức đọc hiểu nằm rải rác trong chương trình học môn
Ngữ văn từ cấpTHCS đến cấp THPT. Chính vì thế, mà không ít giáo viên ôn thi
THPT Quốc gia tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm bài. Điều đó cũng
ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng, kết quả bài thi của học sinh.
- Đọc -hiểu văn bản là một trong hai phần bắt buộc có trong một đề thi THPT
Quốc gia. Phần này tuy không chiếm phần lớn số điểm(3/10) nhưng lại có vị trí
rất quan trong bởi nó quyết định điểm cao hay thấp trong một bài thi. Nếu học
sinh làm sai hết phần này thì chắc chắn điểm toàn bài còn lại dù có tốt mấy cũng
chỉ đạt khoảng 6,0 điểm. Ngược lại, nếu học sinh làm tốt phần đọc hiểu các em
sẽ có nhiều cơ hội đạt điểm văn 7,0 hoặc 8,0. Như vậy, phần Đọc- hiểu góp phần

không nhỏ vào kết quả thi môn Ngữ văn cũng như tạo cơ hội cao hơn cho các
em xét tuyển Đại học. Có thể nói, ôn tập và làm tốt phần Đọc -hiểu chính là giúp
các em gỡ điểm cho bài thi của mình. Vì vậy, việc ôn tập bài bản để các em học
sinh lớp 12 làm tốt phần đọc- hiểu, làm tốt bài thi của mình càng trở nên cấp
thiết. Đối với học sinh trường THPT Lê Văn Hưu, nhất là lớp 12, đây là phần
kiến thức mà các em đang rất quan tâm, mong muốn được các thầy cô củng cố
để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia.
- Ngay từ khi Bộ GD&ĐT thông báo và hướng dẫn các sở, các trường
THPT thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong kì thi tốt nghiệp
THPT năm học 2013-2014, vấn đề Đọc - hiểu thu hút sự chú ý của rất nhiều các
thầy cô và học sinh nhất là học sinh lớp 12. Cùng với việc chuyên viên của Bộ
GD & ĐT giải đáp những thắc mắc về hướng ra đề phần Đọc - hiểu (liên quan
đến phần ngữ pháp, Tiếng Việt, ngữ liệu chủ yếu lấy phần đọc thêm) thì nhiều
thầy cô giáo luyện thi có nhiều kinh nghiệm cũng đăng trên trang cá nhân của
mình những bài ôn tập Đọc- hiểu. Song những hướng dẫn ôn tập đó thực sự
chưa có tính hệ thống.
- Một số cuốn sách phục vụ cho ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ
văn đã ra mắt bạn đọc: Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia Ngữ văn năm 2015 của
thầy Phan Danh Hiếu, Hướng dẫn ôn luyện thi THPT Quốc gia môn ngữ văn,
nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015 và cuốn Bộ đề luyện thi
THPT Quốc gia môn Ngữ văn của tác giả Lê Quang Hưng, nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2016, đã đề cập tới dạng câu hỏi Đọc hiểu, cung cấp một
số kiến thức lý thuyết. Song học sinh chưa được tiếp cận nhiều.
Như vậy, các bài nghiên cứu, các cuốn sách hướng dẫn ôn luyện đều đề
cập tới tất cả các phần trong đề thi môn văn THPT Quốc gia. Chưa có sách
nghiên cứu riêng phần Đọc- hiểu một cách bài bản những kiến thức lý thuyết,
bài tập thường gặp trong đề Đọc- hiểu và cũng chưa phân loại quy củ, chi tiết,
hệ thống kiến thức để học sinh dễ ôn tập. Chính vì thế, đề tài sáng kiến kinh
nghiệm: “Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khối 12 cách làm phần Đọc-


6


hiểu trong bài thi môn Ngữ văn, kỳ thi THPT Quốc gia” vẫn là một đề tài mới,
có tính ứng dụng, cần thiết rất cao.
- Thực tế mấy năm gần đây đề thi môn Ngữ văn có phần Đọc- hiểu. Năm
2015, Bộ GD & ĐT hợp nhất hai kì thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào Đại
học, Cao đẳng thành một kì thi chung. Từ chỗ có nhiều đề thi Ngữ văn (đề thi
tốt nghiệp THPT; đề thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng khối C, D), năm nay
chỉ có một đề thi duy nhất vừa lấy điểm để xét tốt nghiệp, vừa lấy điểm để xét
vào Đại học, Cao đẳng. Phần Đọc -hiểu trong đề thi từ chỗ chiếm 2/10 điểm nay
được nâng lên 3/10 điểm. Nhưng thay vì 1 văn bản với 3 câu hỏi nhỏ như năm
2014, đề thi năm 2015 ra 2 văn bản khá dài với 8 câu hỏi nhỏ. Đến năm 2016
cấu trúc đề thi môn văn cũng không có gì thay đổi so với năm học trước. Năm
nay, chỉ một văn bản với 4 câu hỏi nhỏ.(GV cung cấp các đề thi của từng năm để
học sinh tham khảo).
- Kiến thức đọc-hiểu cả trong chương trình THCS và THPT tương đối nhiều,
học sinh đã học từ lâu nên thường bị mai một, thậm chí không còn để ý. Vì vậy,
giáo viên cần cung cấp một cách hệ thống lượng kiến thức liên quan đến đọchiểu.
2.3. Các giải pháp thực hiện (Hướng dẫn học sinh ôn luyện)
Với phần đọc- hiểu trong bài thi nhiều em học sinh tỏ ra rất lúng túng, băn
khoăn làm thế nào để làm tốt được phần này trong bài thi. Đứng trước thực trạng
đó, bằng kinh nghiệm của bản thân đang trực tiếp ôn thi THPT Quốc gia, qua
những năm dạy đội tuyển học sinh giỏi, dạy chuyên đề ôn thi đại học cũng như
trao đổi với đồng nghiệp, tôi đề xuất một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh
khối 12 làm phần Đọc- hiểu trong bài thi môn Ngữ văn, kỳ thi THPT Quốc gia
như sau:
Một là, cung cấp kiến thức lý thuyết Đọc- hiểu (Hệ thống kiến thức)
Hai là, đưa ra một số lưu ý về phương pháp làm phần Đọc- hiểu
Ba là, cung cấp hệ thống bài tập thực hành rèn kĩ năng Đọc- hiểu

2.3.1. Cung cấp lý thuyết
Giáo viên cần cung cấp kiến thức lý thuyết có liên quan đến dạng câu
hỏi Đọc- hiểu để ôn tập cho học sinh. Nó là chìa khóa mà học sinh phải có để sử
dụng trong quá trình đọc hiểu một văn bản thông thường. Khi học sinh đã có
một nền tảng kiến thức cơ bản thì giáo viên chỉ cần mình họa bằng một số đề cơ
bản. Từ đó học sinh hoàn toàn có thể chủ động, tự tin khi đứng trước bất cứ một
đề đọc hiểu văn bản nào.
Sau mỗi phần lý thuyết đều có ví dụ minh họa để học sinh củng cố, kiểm
chứng lại lý thuyết. Bao gồm các câu hỏi về: Các loại phong cách ngôn ngữ; các
phương thức biểu đạt; các thao tác lập luận; phương thức trần thuật; phương
thức miêu tả tâm lí; các biện pháp tu từ; các phép liên kết; các hình thức lập
luận; các thể thơ; xác định nội dung chính, đặt nhan đền; viết một đoạn văn ngắn
trình bày quan điểm của cá nhân về một vấn đề của cuộc sống có liên quan đến
văn bản.
2.3.1.1. Các phong cách chức năng ngôn ngữ (6 phong cách)

7


Bất kỳ một văn bản đều thuộc một phong cách nhất định, thậm chí có thể
thuộc 2 phong cách. Vậy làm thế nào để học sinh nhận diện phong cách một
cách chính xác.
- Để cung cấp về khái niệm, đặc trưng và để học sinh dễ nhận diện, phân
biệt các phong cách, giáo viên có thể cho học sinh nắm kiến thức bằng cách lập
bảng như sau:
TT Phong
Khái niệm
Đặc trưng Nhận diện
cách ngôn
ngữ

1
- Là phong cách được + Tính cụ
- Sử dụng ngôn
Sinh hoạt
dùng trong giao tiếp thể
ngữ mang tính tự
sinh hoạt hàng ngày, + Tính cảm nhiên, thoải mái
thuộc hoàn cảnh giao xúc.
và sinh động, ít
tiếp không mang tính +Tính
cá trau chuốt…giao
nghi thức. Giao tiếp ở thể
tiếp tư cách cá
đây thường với tư cách
nhân.
cá nhân nhằm để trao
- Gồm Thư từ,
đổi tư tưởng, tình cảm
nhật kí, cuộc nói
của mình với người
chuyện
thân, bạn bè, hàng xóm,
đồng nghiệp, đồng hành,

2
Khoa học
- Là phong cách được +Tính trừu - Phong cách này
dùng trong lĩnh vực tượng- khái bao gồm các văn
nghiên cứu, học tập và quát.
bản: khoa học

phổ biến khoa học. Ðây + Tính lí chuyên sâu, KH
là phong cách ngôn ngữ trí- lôgic.
giáo khoa , KH
đặc trưng cho các mục +Tính
phổ cập.
đích diễn đạt chuyên khách quanmôn sâu.
phi cá thể
3
Nghệ thuật - Là phong cách được + Tính hình - Các văn bản
dùng trong sáng tác văn tượng.
văn học: Thơ,
chương.
+Tính
truyện, kịch...
truyền cảm. - Từ ngữ trau
+ Tính cá chuốt,
tinh
thể hoá
luyện…
4
Chính luận - Là phong cách được + Tính công -Người giao tiếp
dùng trong lĩnh vực khai về
thường bày tỏ
chính trị xã hội, thường quan điểm
chính kiến, quan
bày tỏ chính kiến, bộc lộ chính trị.
điểm tư tưởng,
công khai quan điểm +Tính chặt tình cảm của
chính trị, tư tưởng của chẽ trong
mình với những

mình đối với những vấn diễn đạt và vấn đề chính trị,
đề thời sự nóng hổi của suy luận.
xã hội.
8


xã hội.

5
Báo chí
(thông tấn)

6

- Là phong cách được
dùng trong lĩnh vực
thông tin của xã hội về
tất cả những vấn đề thời
sự trong nước và quốc
tế.

Hành
chínhCông vụ

+
Tính
truyền cảm

thuyết
phục:

+Tính thông
tin thời sự.
+ Tính ngắn
gọn.
+ Tính sinh
động, hấp
dẫn.

- lời tuyên ngôn,
cáo, chiếu biểu,
hịch, bài luận...
- Các loại văn
bản thuộc lĩnh
vực truyền thông
của xã hội về tất
cả các vấn đề thời
sự.

Là phong cách được + Tính
- Các văn bản
dùng trong giao tiếp minh xác
thuộc lĩnh vực
thuộc lĩnh vực hành + Tính
giao tiếp điều
chính- công vụ. Ðấy là khuôn mẫu hành và quản lí
giao tiếp giữa Nhà nước + Tính công xã hội.
với nhân dân, giữa nhân vụ.
dân với cơ quan Nhà
nước, giữa cơ quan với
cơ quan, giữa nước này

và nước khác.
- Sau khi cung cấp lý thuyết, giáo viên cung cấp một số văn bản, yêu cầu
học sinh nhận diện xem văn bản ấy thuộc phong cách ngôn ngữ nào, vì sao?
2.3.1.2. Các phương thức biểu đạt (6 phương thức).
Một văn bản bất kỳ nào đó đều phải sử dụng phương thức biểu đạt. Có
thể xuất hiện nhiều phương thức biểu đạt như tự sự và miêu tả, thuyết minh và
biểu cảm… song sẽ có một phương phương thức nổi bật nhất.
- Để học sinh dễ nhận diện các phương thức biểu đạt trong các văn bản,
giáo viên cung cấp một cách hệ thống đặc điểm các phương thức biểu đạt. Giáo
viên cho học sinh nắm kiến thức bằng cách lập bảng như sau:
TT Phương
thức
biểu Đặc điểm nhận diện
Thể loại
đạt
1
Tự sự
Trình bày các sự việc (sự - Bản tin báo chí
kiện) có quan hệ nhân quả - Bản tường thuật, tường
dẫn đến kết quả. (diễn biến sự trình
việc)
-Tác phẩm văn học
nghệ thuật .
2
Miêu tả
Tái hiện các tính chất, thuộc - Văn tả cảnh, tả người,
tính sự vật, hiện tượng, giúp vật…
con người cảm nhận và hiểu - Đoạn văn miêu tả trong
được chúng.
tác phẩm tự sự.

3
Biểu cảm
Bày tỏ trực tiếp hoặc gián - Điện mừng, thăm hỏi,
9


tiếp tình cảm, cảm xúc của chia buồn
con người trước những vấn - Tác phẩm văn học: thơ
đề tự nhiên, xã hội, sự vật
trữ tình, tùy bút
4
Thuyết
Trình bày thuộc tính, cấu tạo, - Thuyết minh sản phẩm
minh
nguyên nhân, kết quả có ích - Giới thiệu di tích,
hoặc có hại của sự vật hiện thắng cảnh, nhân vật
tượng, để người đọc có tri - Trình bày tri thức và
thức và có thái độ đúng đắn phương pháp trong khoa
với chúng.
học
5
Nghị luận
Trình bày ý kiến đánhgiá, bàn - Cáo, hịch, chiếu, biểu.
luận, trình bày tư tưởng, chủ - Xã luận, bình luận, lời
trương quan điểm của con kêu gọi, sách lí luận.
người đối với tự nhiên, xã - Tranh luận về một vấn
hội, qua các luận điểm, luận đề trính trị, xã hội, văn
cứ và lập luận thuyết phục.
hóa
6

Hành chính - Trình bày theo mẫu chung - Đơn từ
- công vụ
và chịu trách nhiệm về pháp - Báo cáo
lí các ý kiến, nguyện vọng - Đề nghị
của cá nhân, tập thể đối với
cơ quan quản lí.
- Giáo viên cung cấp các ngữ liệu( văn bản) cụ thể yêu cầu học sinh chỉ ra
các phương thức biểu đạt của văn bản.
2.3.1.3. Các thao tác lập luận (6 thao tác)
Trong một văn bản thường kết hợp nhiều thao tác lập luận, song thường
có một thao tác chính.
- Để học sinh dễ nắm bắt kiến thức giáo viên cung cấp hệ thống lý thuyết
về các thao tác lập luận theo bảng sau:
TT Thao tác lập Khái niệm- Đặc điểm để nhận diện
luận
1
Giải thích
- Giải thích là vận dụng lí lẽ để cắt nghĩa vấn đề nghị
luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý
nghĩa.
2
Phân tích
- Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng
thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ
lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
3
Chứng minh - Chứng minh là đưa ra những cứ liệu- dẫn chứng xác
đáng để làm sáng tỏ một một vấn đề để thuyết phục
người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.
4

Bình luận
- Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện
tượng…đúng hay sai, hay/dở; tốt/xấu, lợi/hại…; để
nhận thức đối tượng, có cách ứng xử phù hợp và có
phương châm hành động đúng.
10


5

So sánh

- So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai
hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự
vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó
thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà
mình quan tâm.
- Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi
là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì
gọi là so sánh tương phản.
6
Bác bỏ
- Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó
đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường
đúng đắn của mình.
- Sau khi cung cấp lý thuyết giáo viên cho học sinh mộ số bài tập minh
họa, yêu cầu nhận diện chỉ ra các thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản .
2.3.1.4.Các phương thức trần thuật (3 phương thức)
- Các phương thức này xuất hiện trong văn bản văn xuôi. Có 3 phương
thức trần thuật như sau:

TT
Các phương thức Đặc điểm nhận diện
trần thuật
1
Trần thuật từ ngôi - Người kể chuyện xuất niện trực tiếp xưng tôi
thứ 1
(Nhân vật tự kể chuyện)- như “Chiếc thuyền
ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu.
2
Trần thuật từ ngôi - Người kể chuyện tự giấu mình (không xuất
thứ 3
hiện trực tiếp nhưng biết hết mọi chuyện)- gọi
nhân vật là “hắn”, “thị”, “y”.
3
Trần thuật từ ngôi - Người kể chuyện tự giấu mình nhưng diểm
thứ 3
nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật
trong tác phẩm. (Lời nửa trực tiếp).
- Giáo viên cung cấp một số văn bản minh hoạ trích trong các tác phẩm
“Chí Phèo” - Nam Cao, “Những đứa con trong gia đình”- Nguyễn Thi, “Vợ
nhặt” - Kim Lân, “ Chiếc thuyền ngoài xa”-Nguyễn Minh Châu.
2.3.1.5.Các phương thức miêu tả tâm lí (2 phương thức)
Đây chính là phương thức khắc hoạ nội tâm nhân vật xuất hiện trong tác
phẩm văn xuôi. Cụ thể:
TT
Các phương thức Đặc điểm nhận diện
miêu tả tâm lí
1
Miêu tả tâm lí trực - Tái hiện tâm lí nhân vật qua dòng độc thoại
tiếp

nội tâm.
2
Miêu tả tâm lí gián - Tái hiện tâm lí nhân vật qua nét mặt, cử chỉ,
tiếp
hành động, lời lẽ...
- Giáo viên cung cấp cho học sinh một số đoạn trích trong các tác phẩm
đã học: đoạn miêu tả độc thoại nội tâm của Chí Phèo trong “Chí Phèo”- Nam
11


Cao, đoạn miêu tả bà cụ Tứ trong “Vợ nhặt”- Kim Lân, đoạn Mỵ trổi dậy trong
đêm tình mùa xuân trong “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài.
2.3.1.6. Các biện pháp tu từ
Đây là câu hỏi yêu cầu học sinh nhận diện các biện pháp tu từ và chỉ ra
hiệu quả- tác dụng của phép tu từ đó trong việc thể hiện nội dung của văn bản.
Có rất nhiều các biện pháp tu từ. Giáo viên cung cấp theo hệ thống và
đưa ra các ví dụ cụ thể minh hoạ.
TT Biện
Đặc điểm
Tác dụng nghệ thuật
pháp tu
từ
1
So sánh Là đối chiếu 2 hay nhiều sự - Làm tăng sức gợi hình, biểu
vật, sự việc này với sự vật sự cảm cho sự diễn đạt.
việc khác có nét tương đồng.
(cho ví dụ- VD)
2
Ẩn dụ
- Là cách gọi tên lâm thời sự Làm tăng thắngức gợi hình,

vật, hiện tượng này bằng tên mang tính hàm súc, biểu cảm,
sự vật hiện khác có nét tương lôi cuốn người đọc người nghe
đồng quen thuộc. (kiểu so
sánh ngầm) (VD)
3
Nhân
-Là cách gọi hoặc tả con vật, - Làm cho câu văn, bài văn
hoá
cây cối, đồ vật, hiện tượng thêm cụ thể, sinh động, gợi
thiên nhiên bằng những từ cảm ; làm cho thế giới đồ vật,
ngữ vốn được dùng để gọi cây cối, con vật hiện lên gần
hoặc tả con người.(VD)
gũi với con người, có hồn, có
tâm trạng.
4
Hoán
- Là tên gọi sự vật, hiện - Nhằm tăng sức gợi hình, gợi
dụ
tượng, khái niệm bằng tên cảm cho sự diễn đạt, gợi
của sự vật hiện tượng, khái những liên tưởng ý vị, sâu sắc.
niệm khác có quan hệ gần gũi
với nó.(VD)
5
Vật hoá -Dùng từ ngữ chỉ thuộc tính, - Tăng sức biểu cảm về nỗi
đặc điểm của vật để chỉ con khổ, sự rẻ rúng số phận con
người.(VD)
người.
6
Điệp từ/ - Điệptừ/ ngữ/ điệp cấu trúc là -Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượngngữ/
nhắc đi nhắc lại một từ, một tăng giá trị biểu cảm, tạo âm

cấu trúc ngữ hay một câu trong câu hưởng nhịp điệu cho câu văn,
văn,câu thơ đoạn văn, , đoạn câu thơ.
thơ…(VD)
7
Nói
Dùng sự cường điệu, phóng Gây ấn tượng mạnh, tăng sức
quá(PĐ) đại mức độ, quy mô tính chất biểu cảm
của sự vật, hiện tượng. (VD)
8
Nói
- Là cách diễn đạt tế nhị uyển - Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói
giảm,
chuyển tránh gây cảm giác (đau thương, mất mát), thể
nói
phản cảm, tránh thô tục thiếu hiện sự trân trọng.
12


tránh
Liệt kê

lịch sự.(VD)
9
- Tức là đưa ra hàng loạt - Diễn tả cụ thể, toàn diện
những sự vật, sự việc, hiện nhiều mặt, sự phong phú.
tượng(VD)
10 Chêm
- Là cách dùng bộ phận thêm - Nhằm giải thích, bổ sung
xen
(chú thích) nhằm làm rõ nghĩa trong câu.

thành phần câu trước đó.(VD)
11 Tương - Là cách dùng từ ngữ, hình - Nhấn mạnh làm nổi bật một
phản,
ảnh có tính chất tương phản ý nghĩa nào đó.
đối lập đối lập để nhấn mạnh làm nổi -Tạo sự cân đối, đăng đối hài
bật một ý nghĩa nào đó.(VD) hòa.
12 Câu hỏi - Là những câu hỏi không - Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có
tu từ
nhằm mục đích hỏi mà là để thể là những băn khoăn,ý
khẳng định, hỏi không cần trả khẳng định…)
lời.(VD)
13 Im lặng - Là cách biểu thị bằng dấu ba -Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng
chấm (...)(ví dụ)
đọng cảm xúc
15 Chơi
- Chơi chữ là cách vận dụng - Tạo ra những cách hiểu bất
chữ
ngữ âm, ngữ nghĩa của từ để ngờ, thú vị.
tạo ra những cách hiểu bất
ngờ, thú vị.(VD)
- Sau khi hệ thống xong phần lý thuyết giáo viên cung cấp một số văn bản
để học sinh chỉ ra các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng.
2.3.1.7. Các phép liên kết.
Văn bản bao giờ cũng là một thể thống nhất có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau. Đó là vì nhờ những phép liên kết. Gồm các phép liên kết sau:
TT Phép liên Đặc điểm nhận diện
Tác dụng
kết
1
Phép lặp

- Là cách lặp lại những từ ngữ ở câu - Liên kết câu,
sau đã có ở câu trước.
nhấn mạnh ý.
- Có lặp từ ngữ, lặp ngữ âm, lặp cú
pháp.
2
Phép thế
-Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có - Liên kết câu.
tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở -Tránh lặp từ
câu trước .
ngữ.
- Có thế đại từ và thế đồng nghĩa.
3
Phép nối
- Là cách dùng những từ ngữ chỉ quan -Liên kết câu.
hệ để nối ý các câu với nhau (kết từ, -Tạo quan hệ
kết ngữ)
ngữ nghĩa giữa
các câu
4
Phép liên -Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ -Liên kết câu.
tưởng
đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng - Bộc lộ rõ nội
trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở dung.

13


câu trước.
5

Nghịch
- Là cách dùng những từ trái nghĩa/ - Liên kết câu.
đối- tương phủ định trong câu
- Tạo tính cân
phản
đối.
6
Tỉnh lược - Là cách rút bỏ những từ ngữ có ý - Liên kết câu.
nghĩa xác định ở những chỗ có thể rút - Tránh lặp từ.
bỏ.
- Giáo viên cung cấp các bài tập minh hoạ, yêu cầu học sinh tìm ra các
phép liên kết.
2.3.1.8. Các hình thức lập luận của đoạn văn
Học sinh xác định cách lập luận của đoạn văn chính xác giúp các em
có định hướng tốt để tìm câu chủ đề của đoạn văn, nêu nội dung của nó.
Các đoạn văn được trình bày theo các hình thức lập luận như sau:
TT Các hình
Đặc điểm nhận diện
thức lập
luận
1
Diễn dịch
- Là cách trình bày ý đi từ cái chung, khái quát đến cụ
thể, chi tiết. Câu chủ đề đứng đầu đoạn
2
Quy nạp
- Là cách trình bày ý đi từ cụ thể , chi tiết đến khái quát.
Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
3
Song hành

- Là ý giữa các câu trong đoạn được trình bày ngang
nhau. Câu chủ đề ẩn.
4
Móc xích
- Các câu trong đoạn được trình bày móc xích với nhau,
câu sau kế thừa, phát triển ý của câu trước. Câu chủ đề
của đoạn văn này cũng ẩn.
5
Tổng- phân- - Là cách trình bày đi từ luận điểm đến luận cứ, sau đó
hợp
khẳng định lại luận điểm. Câu chỉu đề có thể ở đầu hoặc
cuối đoạn.
2.3.1.9. Các thể thơ.
Để phân biệt được các thể thơ, xác định được đúng thể loại khi làm bài
kiểm tra, chúng ta cần giúp học sinh hiểu luật thơ: những quy tắc về số câu, số
tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp … Căn cứ về luật thơ, người ta
phân chia các thể thơ Việt Nam ra thành 3 nhóm chính:
- Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói
- Các thể thơ Đường luật: ngũ ngôn, thất ngôn
- Các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do,
thơ- văn xuôi,…
Ở phần này giáo viên cho học sinh ôn lại đặc trưng của các thể thơ, sau
đó đưa ra các văn bản cho học sinh nhận diện để củng cố.
2.3.2. Những lưu ý khi làm bài
Phần đọc -hiểu, các câu hỏi thường là nhận biết, thông hiểu nhằm kiểm tra
kiến thức tiếng Việt, lý thuyết làm văn. Để tiết kiệm thời gian, đạt điểm tối đa
các em cần lưu ý một số điểm sau:

14



Về nhận diện câu hỏi:Đọc kĩ yêu cầu đề để xác định nội dung câu hỏi có
mấy ý, từ đó trả lời cho đúng, trúng vấn đề. Ví dụ nếu đề hỏi chỉ ra các phương
thức/ các thao tác lập luận trong văn bản trên thì câu trả lời sẽ từ hai phương
thức/ hai thao tác trở lên. Nhưng nếu câu hỏi chỉ ra thao tác nào/ phương thức
nào là chính hoặc chủ yếu thì câu trả lời chỉ là một phương thức/ một thao tác.
Về trình bày: Học sinh cần phải trình bày khoa học, không nên tẩy xóa, viết
chèn dòng trong bài. Nếu có sai thì gạch chéo và làm lại. Cần dùng các kí hiệu
thống nhất với đề bài.
Về cách trả lời: Văn bản đọc hiểu thường không dài nên yêu cầu học sinh
đọc văn bản để chọn câu trả lời cho phù hợp. Câu trả lời cần trực tiếp, ngắn gọn,
chính xác, đầy đủ. Hỏi gì trả lời đó, không trả lời thừa. Trả lời đủ 4 câu hỏi,
không bỏ trống.
Thời gian làm phần Đọc - hiểu khoảng từ 20 đến 25 phút.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh thực hành
Sau khi ôn tập, hướng dẫn học sinh nắm chắc lý thuyết, tôi cung cấp cho
các em học sinh các đề Đọc- hiểu thuộc văn bản nhật dụng và văn bản văn học.
Do dung lượng của sáng kiến không cho phép, phần này người viết đưa một số
đề với các loại câu hỏi thường gặp trong đề thi để học sinh luyện tập, rèn kĩ năng
làm bài. Các câu hỏi thể hiện ở các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận
dụng. Sau mỗi đề có đáp án để các em đối chiếu, giáo viên sửa bài cho học sinh.
Các văn bản đọc- hiểu có thể trong chương trình sách giáo khoa nhưng xu
hướng chủ yếu là ngoài chương trình vì nó liên quan đến phần viết đoạn văn
nghị luận (2,0 điểm).
a.Văn bản trong chương trình sách giáo khoa.
Đề 1:( 3,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 12,Tập 1, NXB GDVN, 2013, tr.125)
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể loại thơ gì?.(0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn thơ sử dụng các phương thức biểu đạt nào(0,5 điểm)
Câu 3. Xác định phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ
thuật của chúng?(1,0 điểm)
Câu 4. Trình bày niềm tự hào của anh/chị về đất nước qua đoạn thơ (5-7 dòng)
(1,0 điểm)
Đáp án:
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể loại thơ tự do.
Câu 2. Đoạn thơ sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả và biểu cảm.
15


Câu 3. Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là phép điệp từ, điệp ngữ và điệp
cấu trúc.
Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh sự giàu có, trù phú cũng như tinh thần yêu nước
quật cường của dân tộc; Tạo nhịp thơ nhanh, mạnh mẽ, hào hùng, sảng khoái.
Câu 4. Niềm tự hào về đất nước qua đoạn thơ: Cần trình bày niềm tự hào về
một đất nước giàu đẹp, trù phú, anh hùng bất khuất...
Đề 2:( 3,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo.Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng,
không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét
sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử
chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu
kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô

vừa phải”.
(Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc - Trần Đình Hượu)
Câu 1. Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?(0,5 điểm)
Câu 2. Thao tác chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Nội dung của đoạn văn.(1,0 điểm)
Câu 4. Suy nghĩ của anh chị về nhận định: “Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình,
hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều
hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”.
(1,0 điểm)
Đáp án:
Câu 1. Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
Câu 2. Thao tác chính được sử dụng trong đoạn văn là thao tác giải thích.
Câu 3. Nội dung của đoạn văn: Nêuu lên đặc điểm của văn hoá Việt Nam, đó là
quan niệm về cái đẹp vừa xinh, vừa khéo thanh lịch, duyên dáng.
Câu 4. Nhận định nói về đặc điểm văn hoá Việt Nam: đề cao kinh nghiệm ứng
xử hợp tình, hợp lý (lời nói chẳng mất tiền mua...); trang phục áo dài dịu dàng,
nền nã, ăn uống không cầu kì (khéo ăn thì no, khéo co thì ấm), công trình kiến
trúc không có quy mô lớn, không đồ sộ.
b.Văn bản ngoài chương trình sách giáo khoa
(phần này chiếm chủ yếu trong phần luyện tập)
Đề 1: ( 3,0 điểm). Đọc khổ thơ sau trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi Tổ Quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông
(Chế Lan Viên)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? (0,5điểm)
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ đầu của
đoạn thơ trên? Phân tích hiệu quả của biện pháp đó? (0,75 điểm)
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ? (0,75 điểm)

Câu 4. Từ đoạn thơ trên anh,chị hãy viết môt đoạn văn khoảng 5- 7 dòng bàn về
trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với Tổ Quốc? (1,0 điểm)
16


Đáp án:
Câu 1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu
cảm.
Câu 2.Biện pháp so sánh: Yêu Tổ Quốc như máu thịt, như mẹ cha, như vợ
chồng (Một A được đem so sánh với nhiều B):Tình yêu Đất nước hiện ra cụ thể,
rõ ràng-> Yêu tổ quốc như chính cơ thể và những người thân yêu ruột thịt của
mình.
Câu 3.Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện tình yêu Tổ quốc sâu sắc
của thi nhân. Tình yêu ấy đượ so sánh với tình yêu những người thân, ruột thịt
trong gia đình(mẹ cha, vợ chồng, như chính cơ thể của mỗi con người). Chính vì
thế mà khi Tổ quốc lâm nguy, khi Đất Nước cần chúng ta phải biết hi sinh để
bảo vệ Tổ quốc, làm nên sự trường tồn của dân tộc.
Câu 4.Trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với Tổ quốc: Học tập, tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức, hoàn thành tốt những nhiệm vụ mình đang đảm
nhiệm để khẳng định là một người công dân có ích cho Đất nước. Có ý thức xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc, chống lại các thế lực thù địch, chống phá nhà nước một
cách đúng pháp luật…
Đề 2: ( 3,0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân,
nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương
lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường
học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa
để tiến bộ hơn nữa” .
(Hồ Chí Minh - Về vấn đề giáo dục)

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách nhôn ngữ nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên.(1,0 điểm)
Câu 3. Văn bản đề cập về vấn đề gì? (0,5 điểm)
Câu 4. Viết đoạn văn 5-7 dòng trình bày nhận thức của anh/chị về vai trò của
trường học đối với con người.(1,0 điểm).
Đáp án:
Câu1 . Phong cách ngôn ngữ báo chí hoặc chính luận.
Câu 2. Các phép liên kết được sử dụng là:
+ Phép lặp: “Trường học của chúng ta”
+ Phép thế: “Muốn được như thế” (thay thế cho toàn bộ nội dung của đoạn trước
đó).
Câu 3. Văn bản đề cập về vấn đề giáo dục.
Câu 4. Cần đảm bảo vai trò của nhà trường trong giáo dục tri thức, nhân cách
cho con người.
Đề 3: ( 3,0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
“Khi mạng xã hội ra đời, những người cổ xúy thường cho rằng chức
năng quan trọng nhất của nó là kết nối. Nhưng trên thực tế phải chăng mạng xã
hội đang làm chúng ta xa cách nhau hơn?

17


Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc được chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ khâu
tiếp khách, lễ nghi cho đến cách chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn trong suốt
bữa tiệc, chứng tỏ bạn rất trân trọng khách mời.
Vậy mà suốt buổi tiệc, nhìn quanh mình đâu đâu tôi cũng thấy có người
chăm chú dán mắt vào màn hình điện thoại, mà khỏi nói tôi cũng biết họ đang
xem gì qua cách họ túm tụm thành từng nhóm vừa chỉ trỏ vào chiếc điện thoại
vừa bình luận, nói cười rôm rả.
(…)Trẻ trung có (số này chiếm đông hơn cả), tầm tầm cũng có. Nói đâu

xa, ngay trong bàn tôi cũng thế, mọi người xúm lại chụp ảnh rồi “post” lên
Facebook ngay tức thì “cho nó “hot”!”, một người bảo vậy. ”
(Lê Thị Ngọc Vi- Tuổi trẻ Online 04/05/2014)
Câu 1: Đoạn văn trên nói về thực trạng gì đang phổ biến hiện nay ?
Câu 2: Em hãy đặt nhan đề cho bài báo?
Câu 3: Những người đi dự đám cưới ở đoạn văn trên quan tâm tới điều gì ? Điều
đó trái với sự tiếp đón của gia chủ ra sao ?
Câu 4:Anh/chị hãy nêu sũy nghĩ của mình về tác hại của việc lạm dụng
Facebook
Đáp án:
Câu 1. Đoạn văn nói về thực trạng: giới trẻ ngày nay đang có nguy cơ chìm vào
thế giới ảo của “mạng xã hội” mà quên đi cuộc sống thực: ít quan tâm, trò
chuyện với những người xung quanh hơn là cập nhật thông tin cá nhân và trao
đổi bằng những tin nhắn, bình luận…trên Facebook
Câu 2.Gần mặt- cách lòng
Câu 3.Những người đi dự đám cưới tập trung vào chiếc điện thoại: ở đó, họ
bình luận về những gì diễn ra trên Facebook, chụp hình rồi đưa lên Facebook…
Trái với sự tiếp đón chu đáo của gia chủ: từ khâu tiếp khách, lễ nghi, chọn thực
đơn, loại nhạc biểu diễn
Câu 4. Nếu lạm dụng Facebook chúng ta sẽ quên đi các công việc khác, có
những ứng xử khiếm nhã khi dùng Facebook vào những thời điểm không hợp lý,
tự do ngôn luận, đăng tải những thông tin hình ảnh thiếu văn hóa…
(GV cho học sinh phô tô đề về nhà thực hành và tiến hành chữa tiếp)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
* Kết quả điều tra nhận thức của học sinh
Thực hiện ý tưởng của mình, trên cơ sở bám sát chương trình phân môn.
Trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kì về nghị luận văn học của học
sinh, tôi đã kiểm tra câu hỏi Đọc hiểu. Đồng thời tôi đã trao đổi với đồng nghiệp
về cách hướng dẫn học sinh ôn tập về dạng đề này, được các thầy cô ủng hộ và
cũng nhân rộng ra các lớp, nhất là các lớp học chuyên đề Văn. Sau ba năm ứng

dụng tôi làm phiếu thăm dò học sinh hai lớp, kết quả như sau:
- Khi chưa ôn tập và rèn luyện kĩ năng Đọc- hiểu
Năm
Lớp
Tổng
Nắm chắc lý Năm được
Không nắm rõ
học
số HS thuyết, tự tin một phần lý lý thuyết, lúng
18


điều
tra

làn bài

thuyết, biết
túng khi làm bài
làm bài
SL
%
SL %
SL
%
2014-2015 12C3
42
4
9,5
15 35,7

23
54,8
2015-2016 12C5
44
8
18,1
20 45,5
16
36,4
2016-2017 12 C4 47
6
12,8
22 46,8
19
40,4
- Khi đã ôn tập và rèn luyện kĩ năng Đọc- hiểu
Năm
Lớp
Tổng Nắm chắc lý Năm được một Không nắm rõ
học
số HS thuyết, tự
phần lý thuyết, lý thuyết, lúng
điều
tin làn bài
biết làm bài
túng khi làm
tra
bài
SL
%

SL
%
SL
%
2014-2015 12C3 42
27
64,3 10
23,8
5
11,9
2015-2016 12C5 44
37
84,1 7
15,9
0
0
2016-2017 12 C4 47
30
63,83 13
27,66 4
8,51
Kết quả phiếu thăm dò cho thấy, sau khi được ôn uyện phần Đọc- hiểu,
khoảng 70-85% học sinh nắm chắc lý thuyết, tự tin làm bài thi THPT Quốc gia.
Điều đó dự báo các em sẽ làm tốt phần Đọc- hiểu.
* Kết quả điểm thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
Kết quả thi tôi đã thống kê trong 2 năm khi tôi ôn thi THPT Quốc gia môn
Ngữ văn. Điểm thi môn Ngữ văn lớp tôi giảng dạy đều vượt chỉ tiêu nhà trường
đề ra. Có thể nói, kết quả môn Ngữ văn những năm qua đã góp phần không nhỏ
để trường THPT Lê Văn Hưu giữ vững được vị trí tốp đầu trong khối THPT của
tỉnh nhà.

Theo thống kê năm học 2014- 2015 lớp tôi dạy có 28/ 42 học sinh đạt
từ 6,5 -> 8,5 điểm môn văn, chiếm 66,7%. Năm 2015 -2016 có 38/44 học sinh (
lớp khối C) đạt từ 6,5 -> 8,75 điểm môn Ngữ văn, chiếm 86,36%. Bảng kết quả
cho thấy điểm thi năm sau cao hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ việc áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm ôn luyện phần Đọc- hiểu cho học sinh đã mang lại kết
quả tốt. Vì có làm tốt phần Đọc - hiểu các em mới nâng được tổng điểm bài thi
của mình lên điểm Khá, Giỏi.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đọc- hiểu là một phần thi bắt buộc được đưa vào kì thi THPT Quốc gia
môn Ngữ văn từ năm 2014 và hiện nay vẫn đang là vấn đề được nhiều thầy cô
và học sinh quan tâm, nhất là học sinh lớp 12.Vốn là giáo viên tâm huyết với
19


nghề, luôn trăn trở làm thế nào để học sinh yêu thích môn văn, làm thế nào để
kết quả thi môn Ngữ văn ngày một nâng cao nên tôi đã nghiên cứu và lựa chọn
đề tài “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khối 12 cách làm phần đọchiểu trong bài thi Môn Ngữ văn, kỳ thi THPT quốc gia”.Qua các năm trực tiếp
ôn luyện cho học sinh lớp 12 của trường THPT Lê Văn Hưu, tôi đã giảng dạy và
áp dụng thành công đề tài này.
Với các bước thực hiện như hướng dẫn ở trên, tôi nhận thấy sau khi giáo
viên ôn luyện lý thuyết cũng như luyện đề cho học sinh các em không còn lúng
túng khi làm phần Đọc- hiểu trong kì thi THPT Quốc gia. Nó không chỉ là
phần gỡ điểm mà nó còn là phần quyết định nâng điểm số của toàn bài. Nếu học
sinh chỉ làm tốt phần tự luận thì điểm tối đa cũng chỉ đạt 6/7 điểm. Nhưng nếu
làm tốt câu hỏi Đọc- hiểu học sinh sẽ có thể đạt 7, 8, 9/10 điểm. Vì vậy, giáo
viên hướng dẫn học sinh làm tốt phần Đọc- hiểu là rất cần thiết và quan trọng.
Trong khi nhiều thầy cô, học sinh vẫn đang lung túng khi ôn luyện phần
Đọc-hiểu thì sáng kiến kinh nghiệm này có thể coi như cuốn tài liệu hữu ích
tháo gỡ những khó khăn trên. Sáng kiến cung cấp phương pháp ôn luyện với

một hệ thống kiến thức lý thuyết, bài tập minh họa chi tiết, thiết thực sẽ giúp các
em học sinh, nhất là các em học sinh lớp 12 tự tin khi làm bài thi. Mở ra nhiều
cơ hội cho học sinh xét tuyển vào các trường Đại học hơn.
3.2 Kiến nghị
Đọc- hiểu văn bản một phần thi bắt buộc trong đề thi THPT Quốc gia
nhưng thực tế trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn bậc THPT chưa xuất
hiện một bài học riêng để giáo viên và học sinh được trang bị phương pháp, kĩ
năng dạy học kiểu bài này.Vậy cá nhân tôi xin kiến nghị như sau:
- Các trường cần bổ sung vào phân phối chương trình một số tiết đọchiểu.
- Sở Giáo dục nên tiếp tục tổ chức lớp tập huấn về phương pháp ôn luyện
phần Đọc- hiểu để thầy cô ôn luyện cho học sinh dự thi THPT Quốc gia một
cách bài bản, giúp học sinh tự tin trong kì thi, đem lại kết quả học tập cao hơn.
- Bộ Giáo dục nhân kì thay sách lần tới nên bổ sung tiết dạy về kiểu bài
Đọc-hiểu có tính đặc thù vào chương trình sách giáo khoa bậc THPT.
Do hạn chế về nhiều mặt, đặc biệt là dung lượng có hạn của đề tài nên đề
tài này vẫn chưa thể chuyển tải hết được vấn đề người viết muốn bộc lộ như
chưa trích dẫn được các ví dụ cụ thể, bài tập thực hành cho từng loại kiến thức,
các đề minh hoạ, ôn luyện chưa nhiều … Người viết rất mong nhận được sự
đóng góp chân thành của quý đồng nghiệp và bạn đọc để đề tài ngày càng hoàn

20


thiện hơn và thực sự giúp ích nâng cao chất lượng môn Ngữ văn trong kì thi
THPT quốc gia. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hoá, ngày 25 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị


Người thực hiện

Nguyễn Thị Hương

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006
2. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007
3. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008
4. Lê Bá Hán- Trần Đình Sử-Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ Văn học,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006
5. Nhiều tác giả, Phương pháp rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, NXB Giáo dục,
Hà Nội, 2010.
6.Lê Quang Hưng, Hướng dẫn ôn luyện thi THPT Quốc gia môn ngữ văn,
NXB đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.
7. Lê Quang Hưng, Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2016.
8. Báo Văn học và Tuổi trẻ (số ra hàng tháng), NXB GD VN- Bộ GD& ĐT,
HN, 2015, 2016, 2017.
9. Phan Danh Hiếu, Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia Ngữ văn, NXB Đồng
Nai, 2015.
10. Đỗ Ngọc Thống(chủ biên), Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
năm 2017, NXB GD VN, HN, 2016.
11. Nhiều bài viết đăng tải trên báo giáo dục thời đại (www.gdtd.vn)
12. Các video bài giảng trên Youtube của các thầy cô giáo có kinh nghiệm .

22




×