Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

GIÁO dục lí TƯỞNG SỐNG CHO học SINH QUA bài THƠ “từ ấy” của tố hữu (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 11 – cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.7 KB, 21 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Lí tưởng sống quyết định sự thành công trong cuộc đời mỗi con người. Lí
tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh để chúng ta đạt đến thành công.
Không những vậy, lí tưởng còn đem lại cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn, thử
thách trong cuộc sống. Đúng như L.Tolstoi đã khẳng định: “Lí tưởng là ngọn
đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà
không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Thế hệ học sinh là những chủ
nhân tương lai của Đất nước cũng cần phải có lí tưởng sống đúng đắn. Vì vậy,
việc giáo dục lí tưởng sống trong nhà trường là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Ở nhà trường, tất cả các môn học đều có nhiệm vụ cung cấp tri thức và
giáo dục nhân cách. Song, môn Ngữ văn lại là môn có nhiều ưu thế trong việc
lồng ghép tích hợp giáo dục kĩ năng sống nói chung và lí tưởng sống nói riêng
cho học sinh. Bởi, đây là một môn nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ. Và giáo dục
bằng nghệ thuật là cách giáo dục hiệu quả nhất, vì người được giáo dục thông
qua sự hứng thú, say mê, thăng hoa cùng nghệ thuật mà hình thành và phát triển
nhân cách. Đúng như trong “Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn”,
các nhà nghiên cứu đã khẳng định: “môn Ngữ văn bồi dưỡng cho học sinh tình
yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng
tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân
chủ, nhân văn; giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị
và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa” [2, tr 5].
Việc giảng dạy lí tưởng sống qua các tác phẩm văn học không chỉ giúp học sinh
hiểu và cảm nhận được nội dung của tác phẩm mà còn hình thành lối sống đẹp và
ý thức trách nhiệm đối với đất nước.
Tuy nhiên, thời đại mới với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông
tin, sự thay đổi của cách sống và quan niệm thẩm mĩ của con người hiện đại có
ảnh hưởng rất lớn tới suy nghĩ của học sinh. Nhịp sống hiện đại cũng khiến
nhiều em thờ ơ với những giá trị mà môn Ngữ văn mang lại. Các em không còn
rung động trước một bài thơ hay, một câu chuyện hấp dẫn, lạnh lùng với số phận
nhân vật, thờ ơ trước cảnh đời. Nhiều em thích cuộc sống hưởng thụ, vị kỉ mà


không có sự nỗ lực phấn đấu trong học tập và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Do vậy, hơn lúc nào hết, người thầy cần phải khơi dậy tình cảm nhân văn, định
hướng nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 có rất nhiều văn bản để tích hợp giáo
dục lí tưởng sống cho học sinh. Với kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp
11 bản thân tôi nhận thấy dạy bài “Từ ấy” của Tố Hữu, đặc biệt là dạy tích hợp
“Giáo dục lí tưởng sống cho học sinh qua bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu
(Chương trình Ngữ Văn 11 - Cơ bản)” đem lại hiệu quả cao cho giờ học đồng
thời giúp các em học sinh có cách nhìn mới về nội dung của bài và hình thành
thêm về lí tưởng sống cao đẹp.
1


1.2. Mục đích chọn đề tài
- Đưa ra những phương pháp tích hợp giáo dục lí tưởng sống cho học sinh
lớp 11 qua giảng dạy bài thơ “Từ ấy” (Tố Hữu). Trên cơ sở đó, góp phần đổi
mới phương pháp dạy học bộ môn trong nhà trường là đề cao vai trò chủ động,
tích cực và phát huy năng lực cảm thụ và ứng dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn cuộc sống. Từ đó mà hiệu quả dạy học bộ môn cũng được nâng cao.
- Góp phần giáo dục lí tưởng sống cho học sinh, hình thành nhân cách cho
học sinh qua bài học: biết đặt ra mục tiêu, có ý chí nỗ lực và sống có trách nhiệm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo dục lí tưởng sống cho học sinh lớp 11 qua bài thơ “Từ ấy” của nhà
thơ Tố Hữu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí thuyết: Những tài liệu có liên quan đến lí tưởng
sống, bài thơ “Từ ấy”.
- Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin lớp 11.
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu: cho học sinh làm bài kiểm tra.

- Tiến hành thực nghiệm trong tiết dạy: Đan lồng giáo dục lí tưởng sống
trong giảng dạy bài thơ “Từ ấy”.

2


2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
2.1.1. Khái quát chung về lí tưởng sống
2.1.1.1. Khái niệm
“Lí tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi con người khao khát
muốn đạt được” [3; tr.34]. Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn có suy
nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho bản thân, gia đình, xã
hội, đất nước và nhân loại.
2.1.1.2. Biểu hiện về lí tưởng sống qua từng thời đại
Mỗi chúng ta sẽ có quan niệm về lí tưởng sống, tùy thuộc vào hoàn cảnh,
trình độ, cách sống của mình. Lí tưởng sống có nhiều mặt: lí tưởng chính trị, lí
tưởng nghề nghiệp, lí tưởng thẩm mĩ... Tuy nhiên, những quan điểm ấy vẫn lấy
tư tưởng Hồ Chí Minh làm cốt lõi: lí tưởng cao cả của bản thân luôn góp phần
thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của đất nước.
Lí tưởng của con người trong thời kì chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc:
phấn đấu vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Lí
tưởng của thế hệ trẻ ngày nay là phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Lí tưởng sống có những biểu hiện vô cùng phong phú và đa dạng qua các
thời kì, nhưng tựu trung lại, thể hiện chủ yếu ở những điểm sau:
- Suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng chung của
dân tộc, nhân loại.
- Vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội, luôn vươn tới sự hoàn thiện của
bản thân về mọi mặt.

- Cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung của cộng đồng, đất nước.
2.1.2. Lí thuyết về tích hợp giáo dục lí tưởng sống trong bộ môn Ngữ Văn
“Tích hợp là lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống theo quan
điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ” [5, tr 891]. “Tích hợp” chính là sự hợp nhất,
sự nhất thể hóa để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên
những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một
phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy,
“Tích hợp” có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn
nhau: Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia
giữa các thành phần kết hợp.Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các
thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau.
Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ tác động riêng rẽ, không
có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh vực nội dung hay giải quyết một vấn
đề, tình huống.
Tích hợp (integration) trong quá trình dạy học là sự phối kết hợp các tri
thức của một số môn học có những nét chính, tương đồng xoay quanh một chủ
đề nào đó. Nói cách khác, tích hợp là phương pháp phối hợp một cách riêng lẻ
các môn học khác nhau, các phân môn học khác nhau theo những hình thức, cấp
độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích, yêu cầu cụ thể nào đó
3


của tiết học. Việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp là một trong những
cơ sở đánh giá hiệu quả của một tiết dạy về mặt phương pháp.
Trong chương trình THPT, môn Ngữ Văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT,
khái niệm “Tích hợp” cũng được hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có
quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào
nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững
chắc” [1; tr 27]. Sự kết hợp ấy tạo cho học sinh sự hứng thú trong giờ học, do đó
sự lĩnh hội tri thức trở nên hiệu quả hơn.

Tóm lại, hiểu đúng bản chất khái niệm “tích hợp” có ý nghĩa quan trọng
giúp người giáo viên xác lập được phương pháp dạy học phù hợp, đúng với tinh
thần đổi mới phương pháp, đáp ứng yêu cầu mang tính bức thiết của thời đại
ngày nay.
Như vậy, cách làm này giúp cho giờ dạy tránh được sự nhàm chán, giúp
cho việc khai thác kiến thức trong bài dạy rộng và sâu, học sinh lĩnh hội được
nhiều kiến thức và thấy được sự kết nối của các phân môn trong bộ môn, các bài
học trong chương trình. Từ đây, học sinh được rèn luyện kĩ năng so sánh văn
học và liên hệ thực tế đời sống… Đây là những kĩ năng vô cùng quan trọng và
cần thiết đối với người học.
2.1.3. Vai trò của môn Ngữ Văn trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức
cho thế hệ trẻ
Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng nhằm hình
thành hành vi ứng xử văn hoá cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay.
Đó chính là sự định hướng vào những bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam
mới, vừa giữ được thuần phong mỹ tục của dân tộc, vừa thể hiện sự thông minh
sáng tạo của các thế hệ học sinh Việt Nam.
Trong chương trình giáo dục, đã có rất nhiều hình thức, môn học nhằm
giáo dục đạo đức cho học sinh như môn Giáo dục công dân, Giáo dục quốc
phòng, Ngữ văn, Lịch sử,… Tất cả các môn học này ngoài việc cung cấp kiến
thức thì thông qua đó phải coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục đạo
đức cho học sinh. Không thể giao phó nhiệm vụ ấy cho riêng một môn học nào
mà cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, biện chứng với nhau hướng tới một
mục đích chung cuối cùng là giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện nhân
cách cho học sinh. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi chỉ đề cập đến vấn
đề giáo dục lí tưởng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động dạy và học
môn Ngữ văn trong nhà trường.
Môn Ngữ văn có giá trị giáo dục rất to lớn, như M.Go-rơ-xki đã nói: “Văn
học là nhân học”. Học văn chính là học cách làm người. Qua mỗi tác phẩm văn
chương, người thầy giúp học sinh biết yêu, biết ghét và biết ước mơ. Đồng thời,

môn Ngữ văn làm cho con người phát triển toàn diện hơn.
Tất cả những kiến thức lí thuyết trên là cơ sở để tôi thực hiện đề tài sáng
kiến kinh nghiệm này. Bên cạnh đó, tôi cũng khảo sát thực trạng về quan điểm lí
tưởng sống của học sinh lớp 11A4, 11A9 ở trường THPT Đông Sơn 1 để có giải
pháp thực hiện hợp lí, hiệu quả.
4


2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng giáo viên
- Có một thực trạng thường thấy trong các nhà trường hiện nay việc dạy
học phần văn thơ vẫn còn nặng về kiến thức. Người dạy và người học chủ yếu chỉ
quan tâm đến nội dung nào sẽ phục vụ cho các kì thi, còn nếu không thi thì sẽ bị
xem nhẹ. Vì vậy người dạy thường say sưa tìm tòi, khám phá sự hấp dẫn về nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm mà quên mất các nhiệm vụ quan trọng khác.
- Một bộ phận giáo viên cũng xem nhẹ tầm quan trọng của công tác giáo
dục đạo đức, coi đây là công việc của cán bộ chuyên trách… Những lí do này
khiến giờ dạy và học Ngữ Văn chưa thực sự phát huy tối đa vai trò và tác dụng
của mình, giờ học nhiều khi còn cứng nhắc, khô khan và nhàm chán.
Từ những nguyên nhân trên, có thể thấy, từ việc thiếu áp dụng phương
pháp dạy học phù hợp sẽ dẫn đến một hậu quả lớn. Đó là :
- Ảnh hưởng đến chất lượng viết bài làm văn nghị luận văn học ở học
sinh. Các em không có khả năng liên hệ, mở rộng nội dung bài học.
- Ảnh hưởng đến phương pháp và năng lực viết bài văn nghị luận xã hội.
Các em không phát hiện được những vấn đề xã hội vốn có trong các tác phẩm
văn chương đã học.
2.2.2. Thực trạng học sinh
Theo khảo sát từ thực tế giảng dạy tại trường THPT Đông Sơn 1, tôi nhận
thấy những hạn chế còn tồn tại trong việc học Ngữ Văn của học sinh như sau:
- Các em còn học tập một cách khuôn mẫu, thụ động, chưa phát huy tính

chủ động, tích cực khi tiếp cận tác phẩm. Nhiều học sinh có tâm lí ỷ lại, chỉ đợi
giáo viên đọc rồi chép lại và học thuộc lòng nội dung bài học một cách máy móc.
- Khả năng liên hệ giữa kiến thức bài học với thực tế đời sống của học
sinh còn gặp nhiều hạn chế.
- Hiện nay nhiều học sinh thờ ơ, thậm chí còn chán học văn, kể cả tác
phẩm văn học hiện đại. Bởi bây giờ các em thích xem phim, nghe nhạc trẻ hơn
là những tác phẩm văn học chứa đựng những lí tưởng sống cao đẹp.
* KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỤ THỂ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ở LỚP
11A4, 11A9 TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN 1 NĂM HỌC 2018 - 2019 LÀ:

Lớp

Sĩ số

11A4
11A9

38
37

HS nắm bắt khái niệm và có lí tưởng sống tích cực
Biết nắm bắt vấn đề Chưa biết nắm bắt vấn đề,
và sống có lí tưởng
mơ hồ về lí tưởng sống
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
26

68.4%
12
31.6%
23
62.2%
14
37.8%

Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy: tỉ lệ học sinh nắm bắt về lí tưởng
sống chưa cao; tỉ lệ học sinh hiểu mơ hồ còn nhiều. Chính vì vậy mà việc giáo
dục lí tưởng sống cho học sinh là vấn đề rất cần quan tâm, nó thôi thúc bản thân
tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng “Học sinh chưa có lí tưởng sống tích
5


cực”, để từ đó tìm ra biện pháp dạy học hợp lí nhằm nâng cao tư tưởng, ý thức
cho học sinh.
2.3. Những biện pháp tích hợp giáo dục lí tưởng sống qua bài thơ “Từ
ấy” (Tố Hữu)
2.3.1. Biện pháp 1: Lồng ghép giáo dục lí tưởng sống trong bài học
theo từng phần
2.3.1.1. Phần hoạt động khởi động bài học
- Vai trò của phần mở đầu bài học: Làm cho người học tập trung, chú ý,
quan tâm và bước đầu tạo sự tích cực tham gia vào bài học, các em sẽ bị cuốn
hút vào bài học một cách tự nhiên nhất. Người học đồng thời cũng định hướng
được mình sẽ học cái gì ở tác phẩm này? Vì vậy, phần mở đầu bài học có ý nghĩa
quan trọng, kích thích năng lực tư duy khám phá bài học của các em học sinh.
- Bằng kinh nghiệm bản thân, tôi xin giới thiệu một số hình thức mở đầu
bài học như sau:
+ Mở đầu trực tiếp (Có thể chọn một trong ba hình thức sau):

. Khái quát lại bài học trước từ đó tạo mối liên hệ với bài mới và chỉ ra
được tầm quan trọng của bài học trong giai đoạn Văn học.
. Giới thiệu tên bài và mục tiêu cần đạt được.
. Giới thiệu tên bài và mô tả những hoạt động sắp thực hiện.
+ Mở đầu gián tiếp (Có thể chọn một trong ba hình thức sau):
. Nêu lên một sự kiện bất thường liên quan đến chủ đề bài dạy.
. Đưa ra một vài con số thống kê, chiếu một đoạn phim hoặc kể một câu
chuyện có liên quan.
. Trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến nội dung bài học, sau đó dẫn
dắt vấn đề.
. Tổ chức trò chơi ô chữ: từ việc lật mở các ô chữ hàng ngang sẽ tìm ra từ
chìa khóa có liên quan đến bài học.
. Đặt một loạt câu hỏi vấn đáp (đó là những câu hỏi gắn với kinh nghiệm,
nội dung đã học và nội dung liên quan tới bài mới hoặc đó là câu hỏi mang tính
thách đố)
- Một số lưu ý đối với giáo viên:
+ Lời giới thiệu bài mới phải ngắn gọn, súc tích, chỉ trong khoảng thời
gian từ 3 đến 5 phút.
+ Phải thể hiện sự nhiệt tình, tạo sự gần gũi, thân thiện, hài hước đúng mực.
2.3.1.2. Phần tiểu dẫn
Lâu nay, trong những giờ đọc hiểu văn bản văn học, giáo viên và học sinh
thường cho rằng các thông tin trong phần tiểu dẫn không quan trọng và thường ít
để tâm đến. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Bởi lẽ, chính những yếu tố
ngoài văn bản được trình bày trong đó lại là cơ sở quan trọng để giải mã văn bản
văn học, đồng thời phát triển tư duy, phát huy tính tích cực chủ động và hứng
thú học tập của học sinh.
Khi giảng dạy phần tiểu dẫn bài “Từ ấy”, giáo viên có thể tích hợp giáo dục
niềm tự hào về tác giả Tố Hữu. Ông không chỉ là lá cờ đầu của thơ ca cách
mạng, mà còn là một nhà cách mạng của đất nước.
6



Bên cạnh đó, từ những thông tin về hoàn cảnh ra đời bài thơ có trong phần
tiểu dẫn, giáo viên có thể tích hợp giáo dục về lí tưởng cao cả của thế hệ những
người trẻ tuổi sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường chiến đấu khi Tổ quốc lâm nguy.
2.3.1.3. Phần Đọc hiểu bài thơ
- Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh chủ động, tích
cực khám phá bài học theo mức độ tăng dần: từ phát hiện -> đọc hiểu kĩ -> đọc
hiểu sâu văn bản. Có thể minh họa các mức độ theo tiến trình câu hỏi sau:
+ Câu hỏi phát hiện (phát hiện các khía cạnh độc đáo của ngôn từ nghệ
thuật: Từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, các biện pháp tu từ... ). Ví dụ: Đọc câu thơ/
đoạn thơ, có từ ngữ/hình ảnh nào làm em chú ý ? )
+ Câu hỏi về giá trị biểu đạt, hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp nghệ
thuật nhằm gợi mở, kích thích trí tưởng tượng, khả năng liên tưởng, liên hệ, khả
năng cảm thụ văn học của học sinh. VD: Cảm nhận của em về cảnh vật/ tình
cảm, cảm xúc...) được gợi lên qua chi tiết/từ ngữ/ hình ảnh ... đó?
+ Câu hỏi về thông điệp tư tưởng tình cảm, ý nghĩa triết lí ... tác giả muốn
gửi gắm qua tác phẩm. VD: Qua bức tranh cảnh vật/con người/tâm trạng/cảm
xúc ... tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?
+ Câu hỏi về sự đóng góp về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm ... VD :
Thành công của tác giả xét ở phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
- Giáo viên lồng ghép tích hợp giáo dục lí tưởng sống cho học sinh thông
qua hình thức câu hỏi. Tuy nhiên, đó phải là những câu hỏi có nội dung liên
quan đến bài học, yêu cầu học sinh giải quyết. Từ đó rút ra bài học yêu cầu giáo
dục học sinh.
Bằng kinh nghiệm thực tế giảng dạy lồng ghép tích hợp lí tưởng sống, tôi xin
mạnh dạn giới thiệu một số dạng câu hỏi tích hợp giáo dục lí tưởng sống sau:
+ Em có đồng tình với quan điểm sống của tác giả?
+ Nếu là em, em sẽ giải quyết/ứng xử vấn đề này như thế nào?
+ Xét về điều này, em thấy mình còn những hạn chế nào?

+ Từ lí tưởng sống của nhân vật trữ tình, em học được cách khắc phục hạn
chế của bản thân như thế nào? ...
2.3.2. Biện pháp 2: Lồng ghép giáo dục lí tưởng sống vào phần củng cố
bài học
Trong hoạt động dạy và học, tiến trình bài giảng chia thành nhiều bước.
Phần việc “củng cố - dặn dò” là thao tác cuối cùng sau khi tìm hiểu xong toàn bộ
giá trị của tác phẩm, trước khi kết thúc giờ học. Tuy là phần việc cuối cùng
chiếm khối lượng thời gian ít ỏi nhưng có vai trò quan trọng, cũng là một phần
tạo nên sự hoàn thiện của một giờ lên lớp. Nếu biết vận dụng linh hoạt sáng tạo
phương pháp chắc hẳn phần việc này sẽ có tính hiệu quả và sức hấp dẫn hơn cho
hoạt động dạy và học của thầy trò. Nhiệm vụ chính của người giáo viên trong
phần việc “củng cố- dặn dò” gồm hai nội dung cơ bản:
- Thứ nhất, nhằm khắc sâu kiến thức bài học, giáo viên chủ động cung cấp
thêm thông tin, tư liệu để mở rộng kiến thức, liên hệ, so sánh... giúp học sinh
hiểu được bản chất, sâu sắc bài học.
- Thứ hai, chú trọng đến hệ thống câu hỏi để học sinh thảo luận, trao đổi,
7


trình bày những hiểu biết và kiến giải của mình về bài học.
Như vậy, khi giảng xong bài thơ “Từ ấy”, giáo viên có thể đặt ra câu hỏi
củng cố kiến thức và giáo dục lí tưởng sống cho học sinh: Qua tiết học, bản thân
em đã rút ra bài học gì cho bản thân mình?
2.3.3. Biện pháp 3: Tích hợp giáo dục lí tưởng sống bằng cách liên hệ,
mở rộng đối chiếu với lí tưởng sống trong các tác phẩm cùng đề tài
“Thi ngôn dĩ chí”(thơ nói chí), thể hiện quan điểm sống lối sống của con
người là nội dung lớn, một dòng chảy xuyên suốt từ văn học dân gian đến văn
học viết, từ trung đại đến hiện đại. Vì vậy, khi dạy và học bài “Từ ấy”, ta dễ dàng
liên hệ đến rất nhiều tác phẩm cùng đề tài. Giáo viên có thể hỏi: Em hãy liên hệ
với một số tác phẩm thể hiện lí tưởng sống tích cực trong thơ ca Việt Nam?

Tất nhiên, tuỳ vào thời lượng của tiết học, khả năng tiếp nhận của học
sinh mà giáo viên sẽ có sự liên hệ, mở rộng một cách hợp lí. Nhưng tựu trung
lại, qua sự đối chiếu này, các em có thể nhận ra, lí tưởng sống không phải của
riêng một tác phẩm, một thời kì văn học nào. Các em có thể hình thành lí tưởng
cao đẹp từ việc cảm thụ kho tàng thơ văn đồ sộ của dân tộc Việt Nam.
2.3.4. Vận dụng một số kinh nghiệm giáo dục lí tưởng sống trong dạy
học tác phẩm văn chương ở trường THPT vào thiết kế giáo án, giảng dạy bài
thơ “Từ ấy” của Tố Hữu
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu
bắt gặp lí tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.
- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh,
ngôn ngữ, nhịp điệu… trong việc làm nổi bật trạng thái “cái tôi” của nhà thơ.
2. Kĩ năng
- Biết đọc – hiểu một bài thơ
- Biết suy nghĩ và xác định thế nào là một lối sống đẹp; những biểu hiện
của một nhân cách đẹp – nhân cách của người cách mạng.
3. Thái độ
Học sinh tự nhận thức được sống có lí tưởng, có ước mơ, quyết tâm phấn
đấu thực hiện ước mơ, lí tưởng, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng
đồng là một lối sống đẹp.
II. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
1. Trò chơi ô chữ: Chia lớp làm 04 nhóm, tổ chức cho các nhóm tham gia
thi “Đoán ô chữ” trong thời lượng 3 phút, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi hàng
ngang, từ đó tìm ra ô chữ chìa khóa ở cột dọc.
2. Kĩ thuật đặt câu hỏi: Gv đặt những câu hỏi gợi mở để dẫn dắt học
sinh khám phá tác phẩm.
3. Tổ chức nhóm: Gv chia nhóm, tổ chức học sinh thảo luận
IV. Chuẩn bị của GV và HS

1. Chuẩn bị của GV
- SGK, thiết kế bài học
8


- Máy tính, máy chiếu, các slides trình chiếu
- Phiếu học tập: có in câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra.
- Phân công nhóm
2. Chuẩn bị của HS
- Xem lại tác phẩm “Từ ấy” và tác giả Tố Hữu
- Soạn bài theo các câu hỏi của phần Hướng dẫn học bài
III. Tiến trình dạy học:
Hoat động 1: Mở đầu bài học (05 phút)
Hình thức: cả lớp
Kĩ thuật: Trò chơi ô chữ
Hoạt động của GV - HS
B1: GV trình chiếu các ô trống: có 7
hàng ngang, được đánh số từ 1 đến 7.
Yêu cầu: Bốn nhóm cùng tham gia thi
“Trò chơi ô chữ tìm từ chìa khóa”.
Mỗi nhóm có 30s để thảo luận, tìm từ
chìa khóa.
1. Nhà thơ nào được xem là nhà thơ
lạ nhất của phong trào thơ mới?
2. Đây là nhà thơ của nỗi buồn thiên
thu, mối sầu vạn kỉ trong nền thơ ca
Việt Nam?
3. Hình ảnh thơ mới gợi tả thân phận
nổi trôi, vô định trong bài thơ “Tràng
giang” của Huy Cận?

4. Qua hình ảnh “lô dĩ hồng” trong
“Chiều tối”, Hồ Chí Minh đã vận
dụng thủ pháp nghệ thuật gì?
5. Trong hai bài “Chiều tối” và
“Tràng giang”, hai tác giả đều mượn
hình ảnh nào để diễn tả thời gian
chiều tà?
6. Hãy điền vào dấu ba chấm tên tác
giả phù hợp: ‘Ta thoát lên tiên cùng...,
ta phiêu lưu trong trường tình cùng
Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn
Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say
cùng Xuân Diệu.”
7. Nhà thơ của sự “ám ảnh thời gian”
(Đỗ Lai Thúy)?
B2: Các nhóm thảo luận, thống nhất
đáp án

Yêu cầu cần đạt

1.
H
2.
H
3.
C

À

N


U

À

M

Y



C

C



H

C

4.
S

Á N G T



5.
C


Á

6.
T
7.
X

N

N
H

U

H

C


Â

N

T

N


T

H

I

I
Ố I

I

L
D



M




U

9


B3: Nhóm có đáp án nhanh nhất trả
lời.
- Từ chìa khóa: Mục tiêu
B4: GV nhận xét, chốt lại từ chìa
khóa: “Mục tiêu”, dẫn vào bài mới.
H À N M

(Phần chốt chú ý có những câu hỏi
H Ụ
gợi dẫn, tạo tình huống có vấn đề
C À N H C
như: Mục tiêu trong cuộc đời có ý
S Á N G T
nghĩa ra sao? Nếu như mỗi chúng ta
C Á N H C H I
sống không có mục tiêu đề ra, không
T H Ê
có lí tưởng tích cực thì sẽ như thế X U Â N D I Ệ U
nào, những hệ lụy?)


Y


M
L

C T Ử
C Ậ N
I
T Ố I


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Hình thức: cá nhân đan xen hoạt động nhóm
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận
Hoạt động của GV - HS

2.1. Tìm hiểu chung (05 phút).
Hình thức: cá nhân
Kĩ thuật: đặt câu hỏi
B1: GV nêu câu hỏi:
- Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ
Tố Hữu và bài thơ?
- Nhận xét của em về nhà thơ Tố
Hữu?
B2: HS dựa vào phần tiểu dẫn
SGK, suy nghĩ, trả lời.
B3: HS trình bày
B4: GV nhận xét, chốt lại
Tích hợp giáo dục lí tưởng qua
những nét chính về tiểu sử của tác
giả và hoàn cảnh ra đời của bài
thơ. Tố Hữu đã sớm giác ngộ lí
tưởng cách mạng, mười tám tuổi
đã được vinh dự đứng trong hàng
ngũ của Đảng. Nhà thơ ý thức
được sứ mệnh của người thanh
niên trong hoàn cảnh đất nước có
chiến tranh. Với tinh thần nhập
cuộc hăng hái, mê say, Tố Hữu đã
trở thành nhà cách mạng, nhà thơ
lớn của dân tộc ta. Ông chính là
một trong những tấm gương sáng

Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:

- Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là
Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế.
- Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng
cộng sản → trở thành nhà thơ cộng sản.
- Tố Hữu đến với thơ và cách mạng cùng
một lúc → con đường thơ của ông luôn gắn
bó và phản ánh chân thật những chặng
đường cách mạng Việt Nam.
- Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: thơ trữ
tình chính trị; khuynh hướng sử thi, cảm
hứng lãng mạn; tính dân tộc; giọng điệu
ngọt ngào chan chứa tình thương mến.
=>Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là
lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
2. Tập thơ “Từ ấy”
- Là chặng đường đầu trong con đường thơ
Tố Hữu (1937-1945)
- Gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải
phóng.
3. Bài thơ “Từ ấy”
a. Hoàn cảnh:
- Sáng tác vào tháng 7 năm 1938: Ghi nhận
kỉ niệm đáng nhớ về ngày nhà thơ được
đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn
10


cho thế hệ trẻ noi theo.

đấu vì một lí tưởng cao đẹp → bước ngoặt

quan trọng trong cuộc đời của Tố Hữu.
b. Vị trí: bài thơ trong phần “Máu lửa’ của
tập thơ “Từ ấy” – tập thơ đầu tiên của tác
giả.
c. Bố cục: 3 phần.
+ Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí
tưởng của Đảng
+ Khổ 2: Nhận thức về lẽ sống
+ Khổ 3: Sự biến chuyển trong tình cảm

2.2. Đọc văn bản (02 phút)
II. Đọc văn bản.
Hình thức: cá nhân
Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu HS đọc diễn cảm
hỏi, đàm thoại.
B1: GV giới thiệu, sau đó một vài
HS đọc
B2: HS tham gia đọc bài.
B3: HS nhận xét bạn đọc
B4: GV chốt lại
III. Đọc- hiểu văn bản.
2.3. Tìm hiểu khổ thơ thứ nhất
(10 phút)
Hình thức: theo nhóm
Kĩ thuật: tổ chức nhóm
B1: GV chia lớp thành 4 nhómmỗi nhóm có 01 trưởng nhóm.
Nhóm 1,2:
- Em hiểu từ ấy là mốc thời gian
như thế nào?
- Tác giả đã vận dụng những hình

ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật
gì để diễn tả thời điểm ấy?
Nhóm 3,4:
- Hai câu sau, nhà thơ đã chuyển
sang bút pháp nghệ thuật gì.
Những hình ảnh nào đặc sắc? Ý
nghĩa của lí tưởng cách mạng đối
với tâm hồn nhà thơ?
- Liên hệ với một số tác phẩm
Văn học Việt Nam cùng thể hiện
quan điểm lí tưởng sống tích cực?
B2: Các nhóm thảo luận, làm bài

1. Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi bắt
gặp lí tưởng cách mạng.
a. Hai câu đầu: Nhà thơ kể lại kỉ niệm
không quên của đời mình
- “Từ ấy”: lúc nhà thơ tròn 18 tuổi, đang
hoạt động Đoàn thanh niên, được giác ngộ lí
tưởng và kết nạp Đảng  mốc thời gian có ý
nghĩa đặc biệt.
- Niềm vui sướng của tác giả được thể hiện
qua các hình ảnh:
+ Bừng nắng hạ
+ Mặt trời chân lí
+ Gọi lí tưởng là Mặt trời chân lí thể hiện
thái độ thành kính, ân cần.
-> Nghệ thuật ẩn dụ: Khẳng định lí tưởng
cộng sản như nguồn sống làm bừng sáng
tâm hồn.

+ Động từ: bừng, chói nhấn mạnh ánh sáng
lí tưởng xua tan ý thức tiểu tư sản mở ra
chân trời mới về nhận thức, tư tưởng, tình
cảm.
- Bút pháp tự sự (trần thuật) → tình cảm
11


04 phút.
B3: Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
B4: GV nhận xét, chốt kiến thức:
Tích hợp giáo dục lí tưởng cho
học sinh. Ánh sáng của Đảng đã
đem đến sự đổi thay trong cuộc
đời của Tố Hữu. Từ đó, nhà thơ
tìm được con đường đi đúng đắn
trong cuộc đời mình. -> Như vậy,
khi chúng ta sống có lí tưởng cao
đẹp thì cuộc sống mới thực sự có
ý nghĩa.

chân thành, tha thiết của nhà thơ với cách
mạng.
=> Lí tưởng của Đảng cộng sản được nhà
thơ đón nhận bằng tất cả tâm hồn mình. Nó
đã xua tan màn sương mù dày đặc của lối
sống tiểu tư sản mở ra một chân trời mới
của nhận thức, tư tưởng và tình cảm trong
tâm hồn nhà thơ.

b. Hai câu sau: Nhà thơ tiếp tục bày tỏ
niềm vui sướng vô hạn của mình trong buổi
đầu đến với cách mạng.
- Bút pháp trữ tình lãng mạn.
- Những hình ảnh so sánh của một thế giới
tràn đầy sức sống:
+ Hương sắc của các loài hoa.
+ Vẻ tươi xanh của cây lá.
+ Âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hót.
→ Niềm vui sướng, hạnh phúc vô bờ của
tác giả khi lần đầu tiên được thấm nhuần lí
tưởng cách mạng. Lý tưởng ấy làm cho con
người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời,
làm cuộc sống có ý nghĩa hơn.
* Tiểu kết:
Cách mạng đã khơi dậy một sức sống mới,
đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho
hồn thơ → tình cảm chân thành, trong trẻo
và hết sức nồng nhiệt của một thanh niên
lần đầu tiên được tiếp nhận lý tưởng của
Đảng, tìm được hướng đi đúng đắn cho
cuộc đời mình.
- Liên hệ, đối sánh với một số tác phẩm Văn
học cùng thể hiện lí tưởng sống đúng đắn
qua mỗi thời kỳ lịch sử Văn học:
+ Trong văn học dân gian: Ta có thể bắt
gặp lí tưởng sống qua ước mong của trang
nam nhi, muốn được góp phần bảo vệ nền
hòa bình của đất nước:
“Làm trai cho đáng nên trai

Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên”
+ Trong văn học trung đại: Lí tưởng sống
thể hiện ở chí nam nhi, khát vọng lập sự
nghiệp công danh, ở ý chí quyết tâm đánh
giặc giữ nước… Độc giả cảm nhận được
tuyên ngôn về lẽ sống trong “Chí nam nhi”,
12


“Đi thi tự vịnh” của Nguyễn Công Trứ, lời
khẳng định hùng hồn, đanh thép, hào sảng
trong “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi,
hay một bài hịch vang núi sông ngỡ còn đâu
đây trong “Hịch tướng sĩ” của Trần quốc
Tuấn… Đó chính là những biểu hiện đẹp về
lí tưởng sống, được tô đậm trong nền văn
học trung đại.
+ Trong văn học Việt Nam thời kì chống
Pháp, chống Mĩ: Những tác phẩm ra đời
thời kì này đã góp phần bồi dưỡng lẽ sống
đúng đắn, động viên nhân dân chiến đấu và
góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng
lợi hoàn toàn. Quan điểm ấy giúp ta cảm
nhận sâu sắc tâm tình người thanh niên Việt
Nam yêu nước kháng chiến, xúc động mãnh
liệt về những nỗi đau thương mất mát của
nhân dân ta khi giặc xâm lược. Đây cũng
chính là sự tương đồng tinh thần cách mạng
của người chiến sĩ trong “Từ ấy” với cả một
“thế hệ lên đường đánh giặc” trong thơ Tố

Hữu:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
(Theo chân Bác)
Hay, quan điểm sống đã được thấm nhuần
tinh thần của thời đại “quyết tử cho Tổ quốc
quyết sinh” trong thơ Chế Lan Viên:
“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng.
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…”.
(Sao chiến thắng)
Lí tưởng sống chính là một nội dung lớn
trong văn học Việt Nam. Từ việc cảm thụ
kho tàng thơ văn đồ sộ của dân tộc Việt
Nam, mỗi chúng ta hãy suy ngẫm về lối
sống, cách sống của chính mình.
2.3.Tìm hiểu khổ thơ thứ hai
(8phút)
Hình thức: cá nhân
Kĩ thuật: đặt câu hỏi
B1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu

2. Khổ hai: Những nhận thức mới về lẽ
sống.
- Động từ: buộc lòng tôi với mọi người, thể
hiện sự gắn bó giữa“cái tôi”cá nhân và“cái
ta”  ý thức tự nguyện hoà nhập với mọi
13



qua các câu hỏi gợi mở:
- Em hãy tìm những từ ngữ đặc
sắc trong khổ thơ và phân tích ý
nghĩa của các từ ngữ ấy?
- Nhận thức mới về lễ sống của
nhà thơ như thế nào?
B2: HS suy nghĩ, thảo luận
B3: HS phát biểu. HS khác nhận
xét, bổ sung.
B4: GV nhận xét, chốt kiến thức:
Tích hợp giáo dục lí tưởng: Đúng
như lời dạy của đức Phật: “Giọt
nước muốn không khô cạn phải
hòa mình vào biển cả”. Lí tưởng
cao đẹp nhất của mỗi người đó là
biết hòa nhập với cuộc sống
chung, gạt đi những ích kỷ tầm
thường của bản thân để hướng tới
cuộc sống tươi đẹp hơn.
2.3.Tìm hiểu khổ thơ thứ ba
(8phút)
Hình thức: cá nhân
Kĩ thuật: đặt câu hỏi
B1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu
qua các câu hỏi gợi mở:
- Tác giả đã vận dụng từ ngữ, biện
pháp nghệ thuật gì để diễn tả sự
biến chuyển trong tình cảm?
- Sự chuyển biến về tình cảm của

nhà thơ ra sao?
B2: HS suy nghĩ, thảo luận
B3: HS phát biểu. HS khác nhận
xét, bổ sung.
B4: GV nhận xét, chốt kiến thức:

người (trang trải) nhất là quần chúng lao
khổ.
- Khối đời - ẩn dụ- khối người cùng chung
cảnh ngộ, đoàn kết vì mục tiêu chung.
à Tâm hồn nhà thơ đã trải rộng với cuộc
đời, khả năng đồng cảm sâu xa với từng
hoàn cảnh của mọi người. Khi “cái tôi”
chan hoà trong “cái ta”, cá nhân hoà cùng
tập thể thì sức mạnh nhân lên gấp bội.
* Tiểu kết:
Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh
mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng
tình cảm yêu mến và sự giao cảm của trái
tim mình với mọi người.
à Khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn
học và cuộc sống (nhất là cuộc sống của
nhân dân lao động).

3. Khổ ba: Sự chuyển biến sâu sắc trong
tình cảm nhà thơ.
- Trước khi giác ngộ lí tưởng: Tố Hữu là
một thanh niên tiểu tư sản.
- Khi giác ngộ: vượt qua những tình cảm
hẹp hòi, ích kỉ của giai cấp để có tình

thương yêu ruột thịt với quần chúng lao khổ
- Điệp từ “là” kết hợp cách xưng hô gần gũi
con, em, anh và số từ ước lệ vạn khẳng
định sự gắn bó máu thịt.
- Vì những kiếp phôi pha, những em nhỏ cù
bất cù bơ mà người thanh niên Tố Hữu càng
hăng say hoạt động cách mạng.
-> Nhận thức sâu sắc về mối liên hệ giữa cá
nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại
cần lao. Nhà thơ khẳng định bản thân mình
Tích hợp giáo dục lí tưởng: Mỗi chính là một thành viên trong đại gia đình
chúng ta có suy nghĩ tích cực tất dân tộc Việt Nam.
yếu sẽ có tình cảm cao đẹp. Tình
cảm đẹp sẽ dẫn tới hành động * Tiểu kết:
mang ý nghĩa nhân văn. Sống biết => Lý tưởng Cộng sản: giúp nhà thơ vượt
yêu thương chia sẻ, biết “cho và qua được những tình cảm ích kỷ, hẹp hòi
nhận”, bởi lẽ yêu thương sẽ được của giai cấp tiểu tư sản để có được tình yêu
14


đáp trả bằng yêu thương, cho đi thương ruột thịt với quần chúng lao khổ.
yêu thương ta sẽ nhận về yêu
thương thật nhiều.
Hoạt động 3: Tổng kết, luyện tập. (7 phút)
Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
Kĩ thuật: đặt câu hỏi
Hoạt động của GV - HS
B1: GV phát phiếu học tập có in sẵn
câu hỏi, yêu cầu HS làm bài tập củng1.
cố vào phiếu học tập.

B2: HS thực hiện yêu cầu
B3+B4: GV trình chiếu đáp án và yêu
cầu cặp HS ngồi cạnh nhau đổi phiếu,
chấm và nộp lại cho GV.
Tích hợp giáo dục lí tưởng: Tuổi2.
mười tám, đôi mươi là quãng đời
thanh xuân đẹp nhất của cuộc đời mỗi
người. Vậy nên, tuổi trẻ hãy sống có
lí tưởng, có ước mơ, khát vọng cao
đẹp và nỗ lực phấn đấu vươn tới ước
mơ ấy. Có như thế, mỗi ngày trôi qua
mới đẹp, ý nghĩa. Hãy góp mùa xuân
của mình hòa chung vào mùa xuân
lớn của Đất nước, như lời Đại tướng
Võ Nguyên Giáp đã từng nhắn nhủ
thế hệ thanh niên Việt Nam: “Thế hệ
cha anh đã rửa được nỗi nhục mất
nước, thế hệ ngày nay phải rửa được
nỗi nhục đói nghèo”.

Yêu cầu cần đạt
III. Tổng kết – Củng cố (Bài tập):
Nghệ thuật:
- Giọng điệu sôi nổi, thiết tha
- Tác giả vận dụng nhiều biện pháp
thành công: ẩn dụ, so sánh...
- Hệ thống vần cuối các câu thơ rất
phong phú có sức ngân vang, chủ yếu
là các âm mở như: hạ, lá, nhà, pha...
Nội dung:

- Bài thơ là tuyên ngôn cho tập “Từ ấy”
nói riêng và toàn bộ sáng tác của Tố
Hữu nói chung về quan điểm nhận thức
và sáng tác.
- “Từ ấy” là bản đàn dạo khúc vui đầu
tiên của người cộng sản khi bắt gặp lí
tưởng của Đảng. Đó là lúc: tâm hồn
được hồi sinh, trí tuệ bừng sáng, nhận
thức trách nhiệm lớn lao với đời. Cảm
hứng trong “tôi” là sự kết hợp sâu sắc lí
tưởng cuộc sống, tình yêu thương con
người và niềm hạnh phúc hướng tới
tương lai.

GV dặn dò một số yêu cầu soạn bài Bài tập
“Lai Tân” và “Nhớ đồng”.
1. Chọn đáp án đúng:
a. Bài thơ được tác giả sáng tác vào
năm nào: (2 điểm)
A.1930
B.1935
C.1938
D.1945
b. Xác định thể thơ của bài thơ (2
điểm)
A. Tự do
15


B. Bảy tiếng

C. Tám tiếng
D. Song thất lục bát
2. Bài học rút ra cho bản thân từ
quan điểm, tình cảm của nhân vật
trữ tình (10 dòng). (6 điểm)
PHIẾU HỌC TẬP
(Dùng trong phần củng cố bài học)
1.Chọn đáp án đúng:
a. Bài thơ được tác giả sáng tác vào năm nào: (2 điểm)
A.1930
B.1935
C.1938
D. 1945
b. Xác định thể thơ của bài thơ (2 điểm)
A. Tự do
B. Bảy tiếng
C. Tám tiếng
D. Song thất lục bát
2. Bài học rút ra cho bản thân từ tư tưởng, quan điểm, tình cảm của nhân
vật trữ tình (10 dòng). (6 điểm)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

ĐÁP ÁN
1. Chọn đáp án đúng:
a. C
b. B
2. Bài học bản thân:
Học sinh cần nêu được các ý chính: Cần phải có lí tưởng sống đẹp, khát
vọng ước mơ để hướng tới mục tiêu đúng đắn. Sống có trách nhiệm; biết yêu
thương và tôn trọng người xung quanh ta.
16


Trên đây là những giải pháp nhằm giáo dục lí tưởng sống cho học sinh
THPT trong năm học ở trường THPT Đông Sơn 1.
2.4. Kết quả sau khi thực hiện đề tài
Qua năm học thực hiện đề tài, tôi nhận thấy học sinh đã có hứng thú hơn khi
học tập môn Ngữ Văn, đặc biệt trong giờ đọc - hiểu văn bản “Từ ấy”. Các em
không chỉ nắm bắt tốt nội dung bài học mà còn chủ động liên hệ bài học với các
vấn đề liên quan trong đời sống. Nhờ đó, giờ học trở nên gần gũi, thiết thực và
sinh động, hấp dẫn hơn. Nhiều em đã xác định rõ hơn mục tiêu cho cuộc đời mình.
Cuối năm học tôi đã khảo sát, kiểm chứng kết quả thực hiện đề tài qua
việc khảo sát kiểm tra học sinh hai lớp 11 và để đối chứng so với đầu năm chưa
triển khai thực hiện đề tài.
* KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA HỌC SINH HAI LỚP TRƯỜNG THPT ĐÔNG
SƠN I SAU KHI TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Lớp
11A4
11A9

HS nắm bắt khái niệm và có lí tưởng sống tích cực

Biết nắm bắt vấn đề Chưa biết nắm bắt vấn đề,
mơ hồ về lí tưởng sống
Sĩ số và sống có lí tưởng
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
38
35
92.1%
3
7.9%
37
32
86.5%
5
13.5%

So với kết quả khi chưa thực hiện đề tài, kết quả có thay đổi rõ rệt, tỉ lệ
học sinh nắm bắt vấn đề và sống có lí tưởng tăng, tỉ lệ chưa biết nắm bắt hoặc
còn mơ hồ giảm. Kết quả này cũng được khẳng định một cách khách quan mặt
tích cực của phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục nói chung và môn
Ngữ văn nói riêng.
Kết quả như trên đã nằm ngoài dự kiến và mong muốn của người thực hiện
đề tài. Mong rằng kết quả này sẽ được tiếp tục khẳng định qua các năm học tới.

17



3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Thiết nghĩ, một giáo viên dạy môn Ngữ Văn giỏi phải là người vượt lên
được những khó khăn do thời đại đặt ra đối với môn học này. Trong mỗi giờ lên
lớp, giáo viên phải là người “truyền lửa” cho học sinh, đánh thức trong các em
tình yêu đối với văn học. Đương nhiên, nhiệm vụ này không hề dễ dàng. Giáo
viên không chỉ cần nắm vững về kiến thức mà còn cần phải lựa chọn và vận
dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm môn học, phải biết tổ chức
cho học sinh những hoạt động học tập thú vị, hấp dẫn, vừa tạo được niềm tin,
niềm vui, hứng thú trong học tập cho các em, đồng thời đạt được mục tiêu bài
học tìm tòi, học hỏi để đổi mới phương pháp truyền đạt. Giáo viên không chỉ là
người thầy mà còn là người bạn, người đồng hành với các em trong hành trình
tìm hiểu, khám phá tri thức.
Từ thực tế giảng dạy những năm qua, tôi nhận thấy môn Ngữ Văn là môn
học thực sự có ưu thế trong việc tích hợp giáo dục lí tưởng sống cho học sinh.
Qua tác phẩm văn chương người thầy giúp học sinh không chỉ trau dồi tri thức
mà còn xác định được lí tưởng sống, nâng cao nhận thức làm cho đời sống tư
tưởng, tình cảm, tâm hồn thêm phong phú.
3.2. Kiến nghị
Việc giáo dục tích hợp lí tưởng sống cho học sinh thực sự đem lại hiệu
quả trong giờ dạy môn Ngữ Văn. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng
giáo dục nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng, tôi xin được đề xuất một số ý
kiến sau:
Tôi mong rằng nhà trường sẽ tổ chức những buổi tọa đàm hoặc báo cáo
chuyên đề về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy bộ môn. Từ đó, các
giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinhh nghiệm lẫn nhau góp phần nâng
cao trình độ chuyên môn.
Để học sinh được phát triển toàn diện thì học trên sách vở, qua mỗi tiết
học định biên là chưa đủ. Thiết nghĩ, các em còn rất cần nhiều những sân chơi
bổ ích của hoạt động ngoài giờ lên lớp, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, tạo

môi trường cho những ý tưởng sáng tạo, tài năng của các em cũng có cơ hội
được bộc lộ nhiều hơn. Vì vậy, nhà trường có thể tổ chức thêm các buổi sinh
hoạt ngoại khoá theo chủ đề tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.
Ngoài ra, Thư viện nhà trường cũng cần bổ sung thêm nguồn tư liệu văn học
phong phú, đa dạng nhiều hơn nữa.

18


Trên đây là những kinh nghiệm của tôi qua việc thực hiện đề tài ở trường
THPT Đông Sơn 1. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm mang tính chủ quan của
bản thân và mới áp dụng trong phạm vi hẹp. Rất mong sự đóng góp ý kiến, trao
đổi, bổ sung của bạn bè đồng nghiệp và sự phổ biến nhân rộng của đề tài để kết
quả giáo dục nói chung, dạy và học văn nói riêng ngày càng được nâng cao.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Đông Sơn, ngày 20 tháng 4 năm
2019
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
ĐƠN VỊ
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết đề tài:

Trần Thị Thanh Huyền

19


Tài liệu tham khảo


1. Chương trình THPT môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 2002.
2. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm

2006.
3. GDCD lớp 9, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 2008, tr.34.
4. Sách giáo khoa và Sách giáo viên Ngữ văn 11; NXB Giáo dục; Hà Nội, năm
2007.
5. Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, năm 2000.

20


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trần Thị Thanh Huyền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Đông Sơn 1.
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại

Tỉnh...)
hoặc C)
Hướng dẫn học sinh phân tích Sở Giáo dục
1. nhân vật từ khía cạnh nội tâm & Đào tạo
C
2010 - 2011
trong tác phẩm tự sự.
Thanh Hóa
Rèn luyện kĩ năng viết đoạn Sở Giáo dục
văn nghị luận xã hội 200 chữ & Đào tạo
2.
B
2016 - 2017
có chủ đề triển khai từ phần Thanh Hóa
Đọc hiểu cho học sinh THPT
----------------------------------------------------

21



×