Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Giáo dục giá trị sống cho học sinh qua môn ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.26 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu...............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
1.5. Những điểm mới của SKKN .........................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ......................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến ............................................................................3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..................3
2.3. Các giải pháp..................................................................................................5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................10
3. Kết luận, kiến nghị..........................................................................................12
3.1. Kết luận........................................................................................................12
3.2. Kiến nghị......................................................................................................12
Tài liệu tham khảo...............................................................................................13
Danh mục các đề tài SKKN đã được đánh giá, xếp loại.....................................14


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Để tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 03- CT/TW ngày 14
tháng 05 năm 2011 trong đó đã nêu rõ mục tiêu cần thực hiện “coi trọng việc
giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ; cấp ủy chính quyền, mặt trận Tổ quốc
và các đồn thể các cấp có biện pháp cụ thể để tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt việc
giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ theo tấm gương đạo đức Bác Hồ”.[4]
Trong đó, Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) qui định: “Phương pháp giáo dục
phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học;
bồi dưỡng cho người học những năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say


mê học tập và ý chí vươn lên” [5]. Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học
sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ
bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân
cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [5]. Nghị quyết TW 2 khóa VIII cũng
khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, đào tạo khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng
bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình
dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” [6].
Như vậy, có thể nói cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm
hết sức quan trọng và đã thật sự được Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục quan
tâm. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy một điều: Học sinh ngày càng chịu nhiều tác
động từ xã hội bởi những những yếu tố tích cực và tiêu cực, ln được đặt vào
hồn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn,
thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục giá trị sống, nếu
thiếu kĩ năng sống các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối
sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong
các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ
thông trong thời gian vừa qua như: nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy,
ăn chơi sa đọa...chính là do các em khơng xác định được giá trị sống. Vì vậy,
giáo dục giá trị sống cho các em là giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm
đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng
phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực chủ động, an tồn, hài hịa và
lành mạnh.
Nhận thấy vai trị, chức năng và nhiệm vụ của người làm công tác giáo
dục là vơ cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học
sinh. Đặc biệt, bản thân đã có 17 năm trong nghề nên tơi lựa chọn nội dung
“Giáo dục giá trị sống cho học sinh qua mơn Ngữ văn 9” để góp phần nhỏ vào

mục tiêu giáo dục đã đề ra, đồng thời tích lũy kinh nghiệm cho bản thân trong sự
nghiệp giáo dục.
1


1. 2. Mục đích nghiên cứu
* Về kiến thức:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của giá trị sống, tạo hứng thú trong việc
khám phá các giá trị theo nhiều hình thức khác nhau.
- Giúp học sinh nhận biết các giá trị của bản thân, của mọi người và của thế giới.
- Giúp học sinh nhận biết tác động của những hành vi, ứng xử tiêu cực và tích
cực trong các hành vi giao tiếp.
* Về kĩ năng:
- Biết đánh giá những hành vi ứng xử và những giá trị tích cực cũng như tiêu
cực.
- Ứng xử theo các giá trị đã được khám phá trong quá trình giao tiếp.
- Phát triển kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giá trị tích cực.
- Biết thể hiện một cách sáng tạo, cảm nhận các giá trị qua nhiều hình thức khác
nhau.
- Áp dụng các phương pháp tích cực giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng.
* Về thái độ:
- Nâng cao lòng tự trọng, tự tin khẳng định những giá trị tích cực của bản thân
và tơn trọng các giá trị của người khác.
- Mở rộng lòng khoan dung, phát triển khả năng cảm nhận và trân trọng người
khác và các nền văn hoá khác.
- Thể hiện tinh thần trách nhiệm của bản thân với xã hội và môi trường xung
quanh. [2].
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các giá trị sống mà giáo viên giáo dục cho học sinh qua môn Ngữ
văn 9.

1. 4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, áp dụng thực tế;
- Phân tích;
- Tổng hợp.
1. 5. Những điểm mới của SKKN

2


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
Bên cạnh việc học kiến thức, học sinh trung học cơ sở cũng cần biết cách
ứng phó trước tình huống, quản lí cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi
người xung quanh; học cách để giải quyết mâu thuẫn tốt nhất; biết thể hiện bản
thân một cách tích cực, lành mạnh. Đặc biệt, học sinh trung học cơ sở cần nhận
biết và có thể ứng phó tích cực nhất khi phải đối mặt trước những tình huống thử
thách, của mơi trường sống tiêu cực. Muốn vậy, học sinh cần có nền tảng giá trị
sống vững chắc. Khơng có nền tảng giá trị sống vững chắc, học sinh trung học
cơ cở sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác, không biết cách hợp
tác, khơng biết cách xây dựng và duy trì tình đồn kết, khơng biết cách thích
ứng những đổi thay hoặc có khi cịn tỏ ra ích kỉ, ngạo mạn. Khơng có nền tảng
giá trị sống vững chắc, học sinh trung học cơ sở rất dễ bị ảnh hưởng bởi những
giá trị vật chất, rồi sớm muộn cũng định hình chúng thành mục đích sống, đơi
khi đưa đến những tính tốn vị kỉ, lối sống thực dụng. Có nền tảng giá trị sống
vững chắc, học sinh trung học cơ sở sẽ không sa đà vào những thú vui vật chất
tầm thường mà biết sống hướng thượng, biết hướng tới những giá trị nhân văn
cao cả, tự cảm thấy bản thân có nghĩa vụ, có đủ khả năng tạo dựng một cuộc
sống cho bản thân mình và thế giới xung quanh trở nên tốt đẹp hơn. Những giá
trị sống tích cực là nền móng vững chắc giúp các em ổn định, vững vàng giữa
những giông bão của cuộc đời. Nền tảng giá trị sống vững vàng chắc chắn là

động lực để khuyến khích các em khám phá, tìm hiểu và phát triển các giá trị
cũng như kĩ năng sống, thái độ sống, nhằm giúp họ phát huy hết tiềm năng sẵn
có của mình. [2].
Có lẽ trong nhà trường, khơng có mơn học nào có thể thay thế được mơn
Ngữ Văn. Bởi vì, đó là mơn học vừa hình thành nhân cách, vừa hình thành tâm
hồn. Một giờ học văn khơng chỉ đơn thuần là khám phá vẻ đẹp của một tác
phẩm văn chương mà còn là một giờ học bồi dưỡng nhân cách, lối sống cho học
sinh. Mơn Ngữ văn có vị trí đặc biệt, ngồi việc giúp các em bước đầu có năng
lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, năng lực sử dụng Tiếng
Việt như một cơng cụ để tư duy và giao tiếp thì việc bồi dưỡng tâm hồn, tình
cảm cho học sinh góp phần hình thành ở học sinh biết thương yêu, quý trọng gia
đình, bạn bè, có lịng u q hương đất nước, lịng nhân ái bao dung, tinh thần
tơn trọng lẽ phải, sự cơng bằng, lịng căm ghét cái xấu, cái ác. Mà điều này
người giáo viên văn lại có cơ hội hơn các bộ môn khoa học khác.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Đạo đức là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm quan hệ giữa con người
với con người, giữa cá nhân con người với tập thể, với cộng đồng xã hội. Đạo
đức là yếu tố cơ bản của nhân cách, là nền tảng của bản chất con người. Để
vươn tới sự hoàn thiện trước hết con người phải vươn lên về đạo đức. Vậy mà
trong xã hội hiện nay cịn khơng ít những hiện tượng tiêu cực, những hành vi
xấu thiếu nhân cách đã và đang từng bước làm tổn hại đạo đức truyền thống của
thế hệ trẻ. Vì vậy việc giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua các môn học
3


trong nhà trường là hết sức cần thiết và cấp bách. [3]. Người giáo viên lên lớp
ngoài nhiệm vụ là hướng dẫn các em tiếp nhận kiến thức văn hóa cịn phải hình
thành cho các em những khái niệm về nhân cách, lối sống. Vì xưa nay trong việc
đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng như một cơng cụ đắc hiệu.
Khơng ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xây dựng

và giữ gìn đạo đức xã hội, đúng như vai trị xã hội- nhân văn của nó. Nếu nói
người giáo viên là những kỹ sư tâm hồn thì điều đó đúng nhất đối với các thầy
cơ giáo dạy văn. Vì văn học chính là bộ mơn dễ gây xúc động vui buồn, tác
động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người. Hơn nữa việc bồi đắp tâm
hồn dân tộc cho thế hệ trẻ lại càng cần thiết trong xu thế hội nhập thế giới hiện
nay để họ không tự đánh mất mình mà phát huy đầy đủ năng lực nội sinh của
dân tộc trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy trên
thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên còn coi nhẹ điều này mà họ cho rằng dạy đạo
đức trong nhà trường là việc của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy bộ
môn Giáo dục cơng dân. Trong mục tiêu bài dạy có mục giáo dục tình cảm, thái
độ cho học sinh thế nhưng khi lên lớp giáo viên lại chỉ lo làm sao truyền thụ
được hết được đầy đủ kiến thức sách giáo khoa là tốt lắm rồi, mà không chú ý
đến việc giáo dục tình cảm thái độ cho học sinh. Nói về sự xuống cấp của đạo
đức học sinh có nhiều nguyên nhân, gia đình thì chỉ quan tâm đến việc con học
được mấy điểm chứ đâu có quan tâm đến việc con chơi thế nào? chơi với ai?
Còn nhà trường thì chú trọng nhiều đến dạy kiến thức hơn là dạy đạo đức. Chính
vì vậy mới dẫn đến tình trạng học sinh thiếu tinh thần ý thức trong học tập, lười
học, các giờ học nói tự do, nói leo theo thầy, cơ giáo, về nói dối cha mẹ. Kỹ
năng ứng xử trong giao tiếp hạn chế, tình trạng học sinh nói trống khơng với
thầy cơ, với bố mẹ khơng phải là ít. Trong cuộc sống thì tỏ ra ích kỉ, không biết
quan tâm chia sẻ với những người xung quanh, ham chơi đua đòi... Như vậy để
nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện thì người giáo viên phải có những nhận
thức đúng đắn và đưa vấn đề giáo dục giá trị sống vào trong giảng dạy của mình.
Từ thực trạng đó, tơi đã tiến hành kiểm nghiệm lớp 9 học kì I năm học
2016-2017. Kết quả cho thấy:
Mức độ
TT

Nội dung biểu hiện


Tổng
số
HS

Khơng
bao giờ
SL

%

Thỉnh
thoảng
SL

%

Thường
xun
SL

%

1

Nói chuyện riêng, khơng
chú ý học, khơng ghi chép
bài

36


25

69,4

8

22,2

3

8,4

2

Nói tục, chửi thề, chửi bậy

36

5

3,9

19

52,8

12

33,3


4


3

Việc trốn học, bỏ giờ, nghỉ
khơng phép.

36

29

80,6

5

13,9

2

5,5

4

Tình trạng gây gỗ, đánh
nhau trong trường và bên
ngồi

36


31

86,1

5

13,9

0

0

5

Ăn mặc khơng phù hợp
với nét đẹp của người đội
viên

36

12

33,3

19

52,8

5


13,9

6

Tình trạng gian lận trong
thi cử

36

1

2,8

23

63,9

12

33,3

Qua bảng khảo sát trên, cho thấy học sinh vi phạm chuẩn mực đạo đức là
khơng nhỏ. Đặc biệt là tình trạng tình trạng nói tục, chửi thề, chửi bậy; gian lận
trong thi cử; ăn mặc không phù hợp với nét đẹp của người đội viên chiếm tỉ lệ
tượng đối nhiều.
2. 3. Các giải pháp thực hiện
Như trên đã trình bày, thầy (cơ) muốn hồn thành nhiệm vụ giáo dục của
người giáo viên trước hết phải có tâm, có tấm lịng vì tình u thương con
người. Có sự độ lượng, bao dung, đồng thời giỏi về tâm lí lứa tuổi, có nhiều biện
pháp giáo dục tinh tế. Vì vậy, trong cơng tác giảng dạy bản thân tôi luôn coi

trọng ứng xử giao tiếp cho nên tôi đã thực hiện một số giải pháp:
- Giúp học sinh hiểu được giá trị sống là những điều mà một con người
cho là tốt, là quan trọng, phải có cho bằng được. Vì thế, giá trị sống là cơ sở của
hành động sống. Nó chi phối hành vi hướng thiện của con người.
Các giá trị sống cốt lõi của nhân loại bao gồm: hồ bình, tơn trọng, yêu
thương, khoan dung, hạnh phúc, trách nhiệm, hợp tác, khiêm tốn, trung thực,
giản dị, tự do, đoàn kết
- Cách tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh cần có sự kết hợp nhiều
hình thức và phương pháp truyền đạt, tạo sự sinh động, hấp dẫn các em học sinh
tham gia.
2.3.1. Giáo dục giá trị sống hồ bình cho học sinh qua văn bản: Đấu
tranh cho một thế giới hồ bình của G. Mác- két.
Chiến tranh và hồ bình ln là những vấn đề được quan tâm hàng đầu
của nhân loại, vì nó quan hệ đến cuộc sống và sinh mệnh của hàng triệu người
và nhiều dân tộc. Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến
tranh thế giới vô cùng khốc liệt và rất nhiều cuộc chiến tranh khác. Từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai, nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn, và đặc biệt vũ khí
5


hạt nhân được phát triển mạnh đã trở thành hiểm hoạ khủng khiếp nhất, đe doạ
toàn bộ loài người và tất cả sự sống trên trái đất. Xung đột và chiến tranh vẫn
hàng ngày diễn ra ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Vì vậy, nhận thức
đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hồ bình là u
cầu đặt ra cho mỗi công dân, kể cả mỗi học sinh trong trường phổ thơng.
Đấu tranh cho một thế giới hồ bình của nhà văn G. Mác- két đã nêu ra
một cách rõ ràng và đầy sức thuyết phục về mối hiểm hoạ hạt nhân đối với nhân
loại, chỉ rõ sự tốn kém vô cùng phi lí của cuộc chạy đua vũ trang đi ngược lại lợi
ích và sự phát triển của thế gới, từ đó thức tỉnh và kêu gọi mọi người phải hành
động để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, đấu tranh cho một thế gới hồ bình.

Khi dạy văn bản, giáo viên cho học sinh tiếp xúc văn bản, xác định luận
điểm và hệ thống luận cứ:
Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm học khủng khiếp đang đe
doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ
nguy cơ ấy cho một thế giới hồ bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân
loại. [1].
Hệ thống luận cứ:
+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất
và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
+ Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho
hàng tỉ người . Những ví dụ so sánh trong các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực
phẩm, giáo dục…., với những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho
thấy tính chất phi lí của việc đó.
+ Chiến tranh hạt nhân khơng chỉ đi ngược lại lí trí của lồi người mà cịn
ngược lại với lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hố.
+ Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt
nhân, đấu tranh cho một thế giới hồ bình [1].
Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích các luận cứ, rút ra nội
dung bài học. Cuối cùng giáo viên đề nghị các em phát biểu suy nghĩ của mình
về ý nghĩa của hồ bình.
Thơng qua bài học, giáo viên kết hợp giáo dục giá trị sống hồ bình, giúp
học sinh hiểu được hồ bình là trạng thái n tĩnh khơng có chiến tranh. Nhận
thức được những tác hại của chiến tranh gây ra cho loài người, các em sẽ có ý
thức đấu tranh để bảo vệ hịa bình trên thế giới, giữ gìn cho trái đất này mãi mãi
xanh tươi, các dân tộc trên toàn thế giới cùng sống gắn bó hữu nghị với nhau,
cùng giúp đỡ nhau phát triển vì sự phồn vinh hạnh phúc của nhân loại. Đặc biệt,
trong cách cư xử với bạn bè, cần tránh những mâu thuẫn, xung đột, phải biết tơn
trọng lẫn nhau, sống hài hồ, bao dung để cuộc sống có ý nghĩa.
2.3.2. Giáo dục giá trị sống giản dị cho học sinh qua văn bản: Phong
cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà

6


Mọi thế hệ người Việt Nam và nhiều thế hệ bạn bè của Việt Nam trên trái
đất này có ấn tượng sâu sắc không thể nào quên về Người, bởi còn cảm nhận
được đời sống và lối sống hằng ngày của Người. Đó là đời sống, lối sống giản
dị, thanh tao và tinh tế của một con người thực hành triết lý nhân sinh "vô ngã vị
tha" ở tầm cao tư tưởng thời đại, ở sự kết tinh và thăng hoa những giá trị văn hóa
của dân tộc và nhân loại. Qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê
Anh Trà, giáo viên giúp học sinh cảm nhận được lối sống giản dị mà thanh cao
của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc
ao” như cảnh làng quen thuộc; “chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phịng
tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ”…
+ Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đơi
dép lốp thơ sơ; tư trang ít ỏi: “chiếc va li con với bộ áo quần, vài vật kỉ niệm”…
+ Ăn uống đạm bạc: “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”…
Đó là lối sống giản dị, thanh cao, trong sáng. Là cách di dưỡng tinh thần,
một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao
cho tâm hồn và thể xác. Lê Anh Trà đã bình luận rất chặt chẽ, chính xác lối sống
giản dị của Bác khơng phải là lối sống tự thần thánh hóa, khác đời, khác người
mà đó là một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống. Sống giản dị trong sáng, tâm
hồn thoải mái không toan tính, khơng vụ lợi, khơng ham muốn về vật chất…
thanh cao hạnh phúc. Qua đó, giáo viên giáo dục cho học sinh lối sống giản dị,
một lối sống đơn giản, bình dị, khơng phức tạp. Đó là nếp sống tự nhiên, đơn
giản và thoải mái, khơng cầu kì, xa hoa, cách sống phù hợp với hoàn cảnh xã
hội, hoàn cảnh cá nhân. Từ đó, các em có thể học tập, trân trọng những điều nhỏ
bé, bình thường trong cuộc sống hằng ngày; biết tận hưởng niềm vui với một
tinh thần và trí tuệ mộc mạc ngay thẳng. Giản dị giúp ta trở thành một con người
biết cách xử sự, ta trở nên gần gũi, chan hoà với cuộc sống, với mọi người xung

quanh. Từ cuộc sống giản đơn của vị lãnh tụ mà bồi dưỡng cho các em niềm
kính yêu, lòng tự hào để các em hiểu sâu hơn về những biểu hiện của đức tính
giản dị và như vậy trong các em sẽ hình thành ý thức tự nguyện học tập theo tấm
gương Hồ Chí Minh và các em sẽ tin rằng tấm gương về nhân cách Việt Nam sẽ
muôn đời tỏa sáng. Như vậy người giáo viên văn không chỉ củng cố cho các em
kiến thức của bài Giáo dục cơng dân mà cịn bồi dưỡng cho các em tư tưởng tình
cảm, đạo đức của con người.
2.3.3. Giáo dục giá trị sống yêu thương qua văn bản Nói với con của Y
Phương và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát
huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của con người
Việt Nam từ bao đời nay. Bài thơ Nói với con cũng nằm trong cảm hứng rộng
lớn, phổ biến ấy nhưng Y Phương đã có một cách nói xúc động của riêng mình.
Với hình thức tâm tình, dặn dị, mượn lời nói với con Y Phương gợi về cội
nguồn sinh dưỡng mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền
bỉ của quê hương mình. Có thể thấy, bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng
7


ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, tha thiết mà nâng lên thành lẽ
sống. Khi dạy văn bản này, giáo viên cho mỗi em hình dung về tình yêu thương
theo cách riêng của mình. Giáo viên có thể định hướng cho các em tưởng tượng
về tình yêu của cha mẹ, tình yêu của bản thân đối với những người xung quanh,
với xóm làng, với thiên nhiên quê hương, đất nước….Tuy nhiên, cũng có những
học sinh do hồn cảnh gia đình khó khăn, rạn nứt, tan vỡ….các em sẽ mặc cảm,
tự ti hoặc có những phát biểu tiêu cực, giáo viên cần có thái độ trân trọng, chia
sẻ.
Hay khi dạy văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, truyện
ngắn viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình
người - cụ thể ở đây là tình cha con trong cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh và

tình đống chí của những người cán bộ cách mạng. Tình cha con được miêu tả
cảm động ở cả hai phía: người cha cán bộ cách mạng và đứa con gái nhỏ. Đó
khơng chỉ là một tình cảm mn thuở, có tính nhân bản bền vững, mà cịn được
thể hiện trong hồn cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh và trong cuộc sống
nhiều gian khổ, hi sinh của người cán bộ cách mạng.
Thông qua đó, giúp các em hiểu được giá trị yêu thương. u thương là
có tình cảm gắn bó tha thiết và hết lịng quan tâm, chăm sóc. u thương là nền
tảng tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ một cách chân thành và bền vững
nhất.
2.3.4. Giáo dục giá trị sống khoan dung cho học sinh qua văn bản
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Khép lại Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, người đọc
không chỉ cảm nhận được số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, có
đức hạnh trong xã hội phong kiến mà còn cảm nhận được tấm lòng vị tha, khoan
dung của Vũ Nương. Đó là sự bao dung của Vũ Nương với Trương Sinh, người
đã đẩy nàng vào cái chết oan nghiệt nhưng cuối cùng nàng vẫn tha thứ cho lỗi
lầm của chàng. Một người phụ nữ dù đã ở thế giới khác vẫn nặng tình với cuộc
đời, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn khao khát được phục hồi
danh dự…[7]. Từ đó, giáo viên có thể liên hệ trong thực tế, ta đã biết là con
người thì “nhân vơ thập tồn”, ai cũng có thể mắc sai lầm, đặc biệt hơn trong
cuộc sống hiện đại với nhịp độ hối hả tất bật con người dễ bị cuốn vào guồng
quay của thời gian, của công việc mà vơ tình qn đi những điều tốt đẹp trong
cuộc sống. Họ rất dễ vi phạm những giá trị của cuộc sống nên họ rất cần những
tấm lòng nhân ái, khoan dung để có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, tìm lại giá trị chân
chính của cuộc sống. Chẳng hạn sự tha thứ của cha mẹ trước những việc làm sai
trái của con cái sẽ giúp con rút kinh nghiệm và tự hồn thiện mình, rồi tấm lịng
tha thứ của thầy cơ khi học trị có những biểu hiện thiếu lễ độ sẽ giúp học sinh
nhận ra lỗi lầm, hoàn thiện nhân cách đạo đức. Rồi khi ta tha thứ cho lỗi lầm của
bạn sẽ giúp bạn tự tin hơn trong công việc và cuộc sống và cũng sẽ có một tình
bạn tốt đẹp.

2.3.5. Giáo dục giá trị sống hạnh phúc, trách nhiệm, khiêm tốn cho
học sinh qua văn bản Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long.
8


Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được xây dựng xoay quanh một tình huống
truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy
người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm cơng tác khí tượng
trên đỉnh n Sơn. Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc
họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan
sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời,
qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên,
qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những
người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng
lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ
ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất
nước.
Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện. Anh làm cơng tác khí tượng
kiêm vật lí địa cầu. Cơng việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây và
đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất và phục
vụ chiến đấu”. Một cơng việc gian khó nhưng địi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và tinh
thần trách nhiệm cao: “Nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng giờ ốp thì cũng
phải trở dậy ra ngồi trời làm việc”. Anh hiểu rằng, cơng việc mình làm tuy nhỏ
bé nhưng liên quan đến cơng việc chung của đất nước, của mọi người. Làm việc
một mình trên đỉnh núi cao, khơng có ai giám sát, thúc giục anh vẫn luôn tự
giác, tận tụy. Suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp” đúng giờ. Phải ghi và báo
về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn
không ngần ngại. Và anh đã sống thật hạnh phúc khi được biết do kịp thời phát
hiện đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của khơng qn ta trên
bầu trời Hàm Rồng. Anh u cơng việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa

và tự hào. Với anh, công việc là niềm vui, là lẽ sống. Hãy nghe anh tâm sự với
ông họa sĩ:“[…] khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình
được? Huống chi cơng việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí
dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến
chết mất". Qua lời anh kể và lời bộc bạch này, ta hiểu rằng anh đã thực sự tìm
thấy niềm vui và hạnh phúc trong cơng việc thầm lặng giữa Sa Pa và sương mù
bao phủ. Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực cảm thấy cơng việc và
những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe là chưa xứng đáng, đóng góp của
mình chỉ là bình thường nhỏ bé, anh vẫn cịn thua ông bố vì chưa được đi bộ đội,
trực tiếp ra chiến trường đánh giặc. Khi ơng hoạ sĩ kí hoạ chân dung, anh từ
chối, e ngại và nhiệt tình giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh nhiều
(ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét...) [7]. Như vậy,
qua nhân vật Anh thanh niên, giáo viên đã giáo dục cho học sinh giá trị sống
hạnh phúc, trách nhiệm, khiêm tốn.
2.3.6. Giáo dục giá trị sống tơn trọng, trách nhiệm, đồn kết qua văn
bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Vũ Khoan.
Lâu nay, khi nói tới phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta thường
nhấn mạnh những nét tốt đẹp như lòng yêu nước, tinh thần cộng đồng, đức tình
cần cù, dũng cảm, trí thơng minh. Những đức tính ấy đã được kiểm nghiệm
9


trong thực tế lịch sử, đặc biệt là trong các cuộc đấu tranh giữ nước. Nhưng cũng
như mọi dân tộc, con người Việt Nam bên cạnh những mặt mạnh cũng có khơng
ít những điểm yếu. Nhận thức được những điểm mạnh, đặc biệt là nhìn rõ những
điểm yếu của mình là điều hết sức cần thiết để một dân tộc, một đất nước tiến
lên phía trước, vượt qua những trở ngại, thách thức ở mỗi chặng đường lịch sử.
Hiện nay dân tộc ta đang đứng trước những yêu cầu và nhiệm vụ to lớn
đưa đất nước đi vào công nghiệp hố, hiện đại hố, vượt qua tình trạng chậm
phát triển, nghèo nàn, lạc hậu để trở thành một nước công nghiệp vào thời điểm

2020. Bước vào thế kỉ mới, với chúng ta cũng là bước vào một hành trình đầy
triển vọng tốt đẹp ở phía trước, nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức, đòi hỏi
các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ phải vươn lên mạnh mẽ, thực sự đổi mới để đáp
ứng được yêu cầu của thời đại. Bài viết của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan
trong dịp mở đầu thế kỉ mới đã nêu ra chính xác và khá kịp thời những vấn đề
trên, nhằm hướng tới thế hệ trẻ, bởi chính họ là lực lượng quyết định thành công
của công cuộc xây dựng đất nước thế kỉ mới. Từ việc hướng dẫn học sinh tìm
hiểu, phân tích để rút ra bài học, người giáo viên khơng chỉ giúp học sinh nhận
thức được mà còn phải tác động làm chuyển biến thái độ, hành vi của học sinh.
Sau nội dung bài học, giáo viên để mỗi học sinh tự liên hệ, thấy rõ những điểm
mạnh, điểm yếu của bản thân và có hướng hành động khắc phục điểm yếu, xây
dựng những thói quen tốt, bắt đầu từ những việc nhỏ trong sinh hoạt và học tập.
Qua đó, giáo dục cho các em các giá trị sống tôn trọng, tơn trọng chính bản thân
mình, tơn trọng những người xung quanh. Sống có trách nhiệm với gia đình, q
hương, đất nước. Đặc biệt, có tinh thần đồn kết trong công việc cũng như trong
cuộc sống.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với việc thực hiện một số biện pháp và cách tổ chức thực hiện như trên,
đặc biệt là sự đầu tư công sức và thời gian, bản thân tôi nhận thấy được những
kết quả khả quan. Các em được trang bị một số giá trị sống cần thiết nên ít vi
phạm nội quy, khơng cịn tình trạng học sinh nghỉ học vơ lí do, có ý thức hơn
trong học tập, gần gủi, thân thiện hơn. Học sinh giao tiếp tốt: nói năng tế nhị,
ngoan ngỗn, lễ phép, ứng xử có văn hóa.... Sống giản dị, hồ đồng, biết lắng
nghe, biết ứng phó, biết giải quyết được một số vấn đề thường gặp, biết tránh xa
các tệ nạn, chủ động trong mọi hoạt động của lớp, không mâu thuẫn, đánh nhau.
Từ đó, kết quả học tập của các em cũng được nâng lên rõ rệt, tỉ lệ học sinh bị
điểm kém qua các giờ học, các bài kiểm tra các môn cũng được giảm đáng kể.
Bảng khảo sát sau khi các em được giáo dục các giá trị sống.
Mức độ
TT


Nội dung biểu hiện

Tổng
số HS

Không
bao giờ
SL

%

Thỉnh
thoảng
SL

%

Thường
xuyên
SL

%
10


1

Nói chuyện riêng, khơng
chú ý học, khơng ghi chép

bài

36

33

91,7

3

8,3

0

0

2

Nói tục, chửi thề, chửi bậy

36

31

86,1

5

13,9


0

0

3

Việc trốn học, bỏ giờ, nghỉ
khơng phép

36

36

100

0

0

0

0

4

Tình trạng gây gỗ, đánh
nhau trong trường và bên
ngồi

36


34

94,4

2

5,6

0

0

5

Ăn mặc khơng phù hợp với
nét đẹp của người đội viên

36

34

94,4

2

5,6

0


0

6

Tình trạng gian lận trong
thi cử

36

36

100

0

0

0

0

11


3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận
Giáo dục giá trị sống là một thành phần quan trọng trong chương trình
giáo dục phổ thông, bên cạnh kiến thức, kĩ năng, thái độ. Giữa giá trị và nhân
cách có mối quan hệ biện chứng, định hình giá trị góp phần hồn thiện nhân
cách và nhân cách hồn thiện góp phần ổn định các giá trị của bản thân. Việc

thực hiện phải trong một q trình lâu dài, phức tạp, địi hỏi sự cơng phu, kiên
trì, liên tục; Thực hiện có sự thống nhất, có sức mạnh tổng hợp của nhiều lực
lượng trong và ngoài nhà trường trên cơ sở nắm vững các đặc điểm tâm lý, cá
tính, hồn cảnh của từng học sinh. Đồng thời, tất yếu phải có sự phối hợp chặt
chẽ, sự tác động đồng thời của ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và
xã hội. Hơn nữa, vấn đề giáo dục giá trị sống còn cần đến vốn sống, tình thương
và nhân cách của người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là học tấm
gương sáng của người thầy. Vì vậy, để học sinh khơng thất vọng vì thầy thì trước
hết “Mỗi thầy, cơ giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành
giáo dục đang phát động. Làm được như vậy, tôi nghĩ giáo dục giá trị sống cho
học sinh khơng những khơng làm q tải trong chương trình giáo dục mà còn
đem đến cho người học sự hứng thú, sôi nổi trong học tập. Để các em thấy được
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
3.2. Kiến nghị
Đối với nhà trường:
+ Cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động vui chơi, giải trí cho học sinh để
các em có được sân chơi lành mạnh, bổ ích.
+ Tăng cường công tác giáo dục giá trị sống cho các em để các em hiểu
thêm về vai trò, trách nhiệm của lứa tuổi học đường.
Đối với Phòng giáo dục - Sở giáo dục:
+ Cần tổ chức hội thảo, các lớp tập huấn giáo dục giá trị sống cho giáo
viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm.
Trên đây là một vài phương pháp và kinh nghiệm của cá nhân tôi, rất
mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của đồng nghiệp, tổ chun mơn, Ban giám
hiệu, của Phịng giáo dục để cơng tác giáo dục giá trị sống cho học sinh của tơi
ngày càng có hiệu quả hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 15 tháng 4 năm 2017

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Lê Thị Hòa
12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
********
[1]. Sách Giáo viên Ngữ văn 9 Tập 1,2, NXB Giáo dục, 2005. Nguyễn Khắc
Phi, Nguyễn văn Long, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử, Lê A- Diệp
Quang Ban, Lê Quang Hưng, Đỗ Trọng Thống, Phùng văn Tửu,
[2]. Module THCS 36: Giáo dục Giá trị sống cho học sinh THCS. Phạm
Quỳnh.
[3]. Module 35: Giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh THCS. Nguyễn Thị
Thanh Mai, Đặng Thuý Anh,
[4]. Chỉ thị số 03- CT/TW, ngày 14/05/2011
[5]. Điều 2,5- Luật Giáo dục 2005
[6]. Nghị quyết TW2 khoá VII
[7]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng Internet.

13


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Lê Thị Hoà

Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS Xuân Lộc - Triệu Sơn

TT

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

1.

Rèn kĩ năng sống cho học
Phịng
sinh trong cơng tác chủ nhiệm GD&ĐT
lớp

A

2012-2013


2.

Rèn kĩ năng sống cho học
Sở GD&ĐT C
sinh trong công tác chủ nhiệm
lớp

2012-2013

3.

Một số biện pháp giúp học
sinh u thích mơn Lịch sử ở
trường THCS Xuân Lộc

2014-2015

Phòng
GD&ĐT

B

14



×