Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Giáo dục năng lực kiểm soát cảm xúc tiêu cực cho học sinh qua dạy học tác phẩm vợ chồng a phủ (tô hoài)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 36 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:

GIÁO DỤC NĂNG LỰC KIỂM SOÁT
CẢM XÚC TIÊU CỰC CHO HỌC SINH QUA DẠY
HỌC TÁC PHẨM "VỢ CHỒNG A PHỦ" (TÔ HOÀI)

Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA, NĂM 2019


MỤC LỤC:

1. Mở đầu……………………………………..………………………
1.1. Lí do chọn đề tài……………………….…..…..…………………
1.2. Mục đích nghiên cứu……………….…..…………………………
1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………..……………….…
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………….……………………
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm………….………………………
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm………...….……………
2.2. Thực trạng vấn đề ……..……………….…………………………
2.3. Giải pháp sử dụng…………….………..…………………………
2.4. Hiệu quả.…..………...……………………………………………
3. Kết quả và kiến nghị…………………………..…………………


3.1.Kết luận……………………………………………………………
3.2. Kiến nghị…………………………………….……………………

Trang
1
1
1
2
2
2
2
3
4
19
20
20
20



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Là một giáo viên (GV) dạy Ngữ Văn, tôi luôn nhận thức rất rõ rằng văn
học có sự ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến sự hình thành, phát triển thế giới
quan, nhân sinh quan, nhân cách, thái độ và kĩ năng sống của con người. Mỗi
nhân vật văn học đều có khả năng trở thành những hình mẫu thẩm mĩ để người
đọc soi rọi, học hỏi và phấn đấu. Vì thế, tôi luôn nỗ lực để mỗi giờ dạy của
mình trở thành một cơ hội để học sinh (HS) được trải nghiệm, khám phá những
giá trị tốt đẹp kết tinh trong từng tác phẩm văn học. Từ đó góp phần rút ngắn
khoảng cách giữa tác phẩm văn học trong nhà trường với đời sống tâm lí học

sinh.
Qua theo dõi các phương tiện truyền thông, tôi thấy tình trạng trẻ em,
thanh thiếu niên Việt Nam bị rối loạn kiểm soát cảm xúc ngày càng nhiều "Các
vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến ở các em thường ở hướng nội (lo âu, trầm
cảm, cô đơn…) hoặc hướng ngoại (tăng động, giảm chú ý…). Tỉ lệ trẻ vị thành
niên tự tử là 2,3% và có xu hướng gia tăng [12]. Vì vậy, theo tôi, giáo dục năng
lực kiểm soát cảm xúc cho học sinh nhất là kiểm soát cảm xúc tiêu cực qua dạy
học đọc hiểu tác phẩm văn học là một hướng giáo dục bổ ích trong bối cảnh
đời sống văn học nhà trường và đời sống xã hội có nhiều chuyển biến như hiện
nay.
Tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" (1952) của Tô Hoài kết đọng một tình cảm
nhân đạo đậm đà, một khả năng phân tích tinh tế, chân thực, biện chứng diễn
biến tâm lí đầy mâu thuẫn giữa những cảm xúc tích cực (yêu đời, ham sống) và
những cảm xúc tiêu cực (buồn chán, tuyệt vọng) của nội tâm nhân vật. Những
giá trị đó của tác phẩm trở thành môi trường thích hợp cho những trải nghiệm
tâm lí, cảm xúc của HS khi tiếp cận tác phẩm
Đó là những lí do để tôi quyết định chọn đề tài: Giáo dục năng lực kiểm
soát cảm xúc tiêu cực cho học sinh qua dạy học tác phẩm "Vợ chồng A
Phủ"(Tô Hoài) làm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 – 2019.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tạo không khí lớp học lôi cuốn, khơi dậy hứng thú với văn chương nơi
học sinh; giúp các em bồi dưỡng tâm hồn. Qua đó HS hình thành năng lực, phát
huy được năng lực trong học tập và cuộc sống. Đề tài đặc biệt chú trọng đến
giáo dục, phát triển năng lực kiểm soát cảm xúc tiêu cực, chủ yếu là cảm xúc
buồn chán, tuyệt vọng cho học sinh ở các mức độ cụ thể như sau:
+ Nhận biết những nguyên nhân, biểu hiện của cảm xúc buồn chán, tuyệt
vọng. Hiểu được ảnh hưởng của tình cảm, cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng.
+Tự điều chỉnh cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng của bản thân để luôn có
cách cư xử đúng đắn trong học tập và đời sống.
1



+ Hướng đến những cảm xúc vui vẻ, lạc quan, sẵn sàng vượt qua thử
thách trong học tập và đời sống. Biết tránh xa các tệ nạn xã hội, hạn chế được
những sai lầm nguy hiểm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Dựa vào đặc điểm trích dẫn văn bản trong sách giáo khoa và định hướng
chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cho bài học "Vợ chồng A
Phủ"(Tô Hoài) và điều kiện công tác của bản thân, trong giới hạn đề tài này, tôi
chỉ tập trung nghiên cứu việc giáo dục năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán,
tuyệt vọng cho học sinh qua tìm hiểu nhân vật Mị và A Phủ khi dạy học đọc
hiểu phần trích văn bản“Vợ chồng A Phủ"(Tô Hoài) trong sách giáo khoa
chương trình Ngữ văn 12 hiện hành (Chương trình cơ bản) tại lớp 12B3 (lớp
thực nghiệm) và lớp 12B4 (lớp đối chứng) của trường THPT Triệu Sơn 1, năm
học 2018 – 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc sách giáo khoa
Ngữ văn 12 tập 2, tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, thiết kế bài dạy
theo phương pháp, kế hoạch đã đề ra.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: khảo sát thực
tế dạy học và thực trạng năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng của
HS trường THPT Triệu Sơn 1.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê và xử lý số liệu ở lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng trước và sau khi áp dụng đề tài. Qua đó thấy
được hiệu quả của đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Trong mấy năm gần đây, việc dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông
đã có nhiều chuyển biến, thể hiện rõ nhất là yêu cầu chuyển từ dạy học nội dung

sang dạy học phát triển năng lực. "Năng lực là tổ hợp đo lường được các kiến
thức, kĩ năng, thái độ mà một người cần vận dụng để thực hiện một nhiệm vụ
trong một bối cảnh thực"[1,tr27]
Mục tiêu của dạy học theo hướng phát triển năng lực không phải là hệ
thống kiến thức, khối lượng nội dung hay biết thật nhiều mà là năng lực cần có
để sống tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội
đang thay đổi từng ngày. Như thế, nội dung, kiến thức ở đây là phương tiện để
đạt được mục đích cuối cùng là năng lực [9, tr16].
2.1.2. Về năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng
2


Có thể hiểu kiểm soát cảm xúc tiêu cực là việc mỗi người có thể nhận ra
những rung động xấu, bất lợi, gây nguy hiểm đến cảm giác hạnh phúc, sự an
toàn, cơ hội phát triển bản thân đang tồn tại trong tâm hồn mình (lo âu, buồn
chán, tức giận, tuyệt vọng…) và tìm được giải pháp để khống chế, vượt qua,
loại bỏ những cảm xúc đó. Năng lực kiểm soát được cảm xúc, nhất là cảm xúc
tiêu cực của bản thân mỗi người có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tình cảm, sự
cảm nhận hạnh phúc, tạo lập các mối quan hệ và sự thành công[11,tr102].
Buồn chán làm mất đi mọi hứng thú về giải trí và cảm xúc hạnh phúc,
tạm thời mất hết nguồn năng lượng cần thiết cho công việc mới mà chỉ tập trung
vào những gì đã mất. Thuật ngữ khoa học gọi cảm xúc buồn chán là "Trầm cảm
tiềm tàng" trạng thái này tương ứng với mức độ mệt mỏi mà người ta có thể tự
khắc phục, nếu có nguồn sức mạnh nội tâm cần thiết[11,tr108].
Kiểm soát được cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng con người có thể sống
vui vẻ, lạc quan và hạnh phúc hơn.
2.1.3. Về khả năng giáo dục năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán,
tuyệt vọng qua việc dạy học tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"(Tô Hoài)
Văn học không chỉ là một hình thái nhận thức mà còn là một hình thái
hành động, không phải chỉ là sự phản ánh hiện thực khách quan mà còn là sự

cải tạo hiện thực ấy, không chỉ là công cụ để khám phá, tìm tòi chân lí mà còn là
để giáo dục và thỏa mãn những yêu cầu về mặt thẩm mĩ của con người nữa[10,
tr119].
Như vậy là việc dạy học tác phẩm văn chương trong trường phổ thông
không chỉ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực hiểu được nghĩa văn bản
mà còn giúp học sinh lựa chọn, ứng dụng, sáng tạo ý nghĩa văn bản, vận dụng
nghĩa văn bản vào tình thế mới của cá nhân học sinh hoặc cộng đồng. Qua quá
trình tiếp nhận tác phẩm văn học, học sinh hiểu được người, hiểu được mình để
phát triển tâm hồn và cá tính, để giao tiếp hiệu quả với những người xung quanh
vì những mục tiêu khác nhau.
Tác phẩm "Vợ chồng A phủ" đã thể hiện tài năng của nhà văn Tô Hoài
trong việc miêu tả nội tâm nhân vật. Qua tác phẩm nhà văn đặt ra vấn đề số
phận con người, những con người dưới đáy xã hội- bị tước đoạt hết tài sản, bị
bóc lột sức lao động và bị chà đạp về nhân phẩm nhưng vẫn tiềm tàng khát
vọng hạnh phúc và đã thức tỉnh, tự giải thoát mình khỏi đau khổ, tuyệt vọng
[7,tr 3].
Có thể nhận thấy việc giáo dục năng lực kiềm chế cảm xúc tiêu cực cho
học sinh thông qua dạy học tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài
là hoàn toàn có cơ sở khoa học và thực tiễn.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

3


2.2.1. Thực trạng về năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt
vọng của học sinh
Trước khi áp dụng giải pháp, tôi đã khảo sát về năng lực kiểm soát cảm
xúc buồn chán, tuyệt vọng của 120 HS trường THPT Triệu Sơn -huyện Triệu
Sơn- tỉnh Thanh Hóa. Kết quả cụ thể thông qua hệ thống câu hỏi điển hình như
sau:Tất cả 120 học sinh công nhận mình đã từng phải đối mặt với cảm xúc buồn

chán, trong đó 63 học sinh cho rằng đó là tâm trạng thường xuyên. Lí do làm
cho các em cảm thấy buồn chán thường là bị người thân (bố mẹ, thầy cô, bạn
bè) nghi ngờ năng lực của mình, bị điểm kém, hay hoàn cảnh gia đình khó khăn,
neo đơn (Nhà nghèo nên bạn bè coi thường, bố mẹ đánh nhau, thậm chí li hôn
nên luôn cảm thấy không được quan tâm). Biểu hiện của cảm xúc buồn chán mà
học sinh nhận thức được là các em không muốn nói chuyện, dễ tức giận, cáu
gắt, không muốn đến lớp, nghi ngờ khả năng bản thân. Về biện pháp kiểm soát
cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng, các em chủ yếu là tự giải quyết một mình, rất ít
em chia sẻ với cha mẹ và thầy cô nên khả năng giải quyết triệt để còn hạn chế.
2.2.2. Thực trạng về việc dạy học "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài)
Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT các năm qua, tôi nhận thấy:
Hiện nay các HS học ban xã hội chủ yếu học văn để lấy kiến thức đi thi
xét Đại học, còn các HS học ban tự nhiên thì quan niệm học văn chỉ để đủ tốt
nghiệp nên đa số học sinh ít quan tâm đến khả năng giáo dục của tác phẩm văn
học. Bên cạnh đó nhiều học sinh ít dành thời gian cho việc đọc các tác phẩm
văn học, nhất là một văn bản dài như "Vợ chồng A Phủ".
“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là một truyện ngắn ra đời từ năm 1952,
phần văn bản trích trong sách giáo khoa lại viết về cuộc sống của đồng bào
người Mông sống ở vùng cao Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất
phong kiến miền núi có sự tiếp tay của thực dân Pháp nên nhiều chi tiết về
phong tục, lối sống của người dân miền núi khá xa lạ với học sinh.
Khi dạy học tác phẩm này, nhiều giáo viên có xu hướng chỉ chú ý khai
thác giá trị nghệ thuật, nội dung, khi đề cập đến mục tiêu giáo dục thì chủ yếu
để ca ngợi sức sống tiềm tàng, khát vọng hạnh phúc, hoặc sức mạnh của tình
yêu thương ở mức độ khá chung chung mà ít chú trọng giáo dục về năng lực
kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng cho học sinh một cách tập trung và cụ
thể.
Vì vậy, dạy học văn bản "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài theo định hướng
giáo dục năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng cho học sinh còn
khá mới mẻ.

2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

4


Để thực hiện giải pháp nâng cao năng lực kiểm soát cảm xúc tiêu cực
buồn chán, tuyệt vọng cho học sinh qua dạy học tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
của Tô Hoài, tôi tiến hành thực hiện các nội dung như sau:
2.3.1. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học: Tổ chức hướng dẫn
HS đọc hiểu phần trích văn bản “Vợ chồng A phủ" (Tô Hoài); Giúp HS liên hệ,
kết nối bài học với bản thân để phát triển năng lực kiểm soát cảm xúc tiêu cưc
buồn chán, tuyệt vọng .
2.3.2. Xác định nội dung chủ đề bài học và những nội dung sẽ khai
thác để giáo dục năng lực kiềm chế cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng
- Sử dụng những đặc điểm và diễn biến tâm lí của nhân vật Mị để
giáo dục năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng cho HS: Ở nhân
vật Mị, người đọc có thể tìm thấy được đặc điểm tâm lí liên quan đến cảm xúc
buồn chán, tuyệt vọng.
+ Biểu hiện của cảm xúc này thường là lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn
rười rười; mất ý thức về cuộc sống xung quanh, không nhận thức được về
không gian, thời gian, không quan tâm đến những sự việc đang diễn ra quanh
mình "Mị không nghĩ ngợi gì nữa" "A Phủ có là cái xác chết đứng ngay cạnh,
Mị cũng chẳng sao", ít giao tiếp với người khác; có tâm lí chờ đợi cái chết đến
"bao giờ chết thì thôi".
+ Nguyên nhân của sự buồn chán, tuyệt vọng là không đạt được những
giá trị mà mình mong muốn và bị đối xử bất công, không cảm thấy hạnh phúc
và tự do. Mị muốn "cuốc nương làm ngô trả nợ thay bố" , Mị muốn "Bố đừng
bán con cho nhà giàu". Mị có người yêu muốn theo người mình yêu nhưng lại
phải ở với một người chồng Mị "không có lòng", sống cuộc đời của một cô con
dâu gạt nợ nhà giàu " Không bằng con trâu, con ngựa".

+ Ở Mị, người đọc cũng học được những cách thức để vượt qua được
cảm xúc buồn chán và tuyệt vọng. Cô nghĩ cho bố "Mị chết đi thì bố Mị còn
khổ hơn nhiều". Hay mỗi khi nhớ đến những kỉ niệm rất đẹp lúc Mị còn trẻ, nhớ
đến những giá trị mà Mị có được "Mị còn trẻ" "Mị thổi lá cũng hay như thổi
sáo, có biết bao người mê" thì Mị lại muốn tìm cách thoát khỏi nỗi buồn và lại
muốn thoát khỏi cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt và khổ sở. Việc Mị nghĩ đến nỗi sợ
của cái chết cũng đánh thức bản năng sống và thôi thúc Mị tự giải thoát cho
mình. Và trên tất cả, chúng ta nhận thấy lòng ham sống, tình yêu cuộc sống thiết
tha để biết rung động trước thiên nhiên, biết đồng cảm với sự đau khổ của người
khác ở Mị là cơ sở sâu xa để Mị vượt qua được cảm xúc và hoàn cảnh buồn
chán, tuyệt vọng.
- Sử dụng đặc điểm tính cách của A Phủ để giáo dục năng lực kiểm
soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng. Ở nhân vật A Phủ, người đọc thấy được
tinh thần yêu đời, sống chủ động lạc quan, mạnh mẽ đối mặt với hoàn cảnh khó

5


khăn. Đây là những phẩm chất rất tốt để A Phủ không bị chìm đắm trong buồn
chán và tuyệt vọng dù hoàn cảnh và cuộc đời nhiều đau buồn.
2.3.3. Xác định mục tiêu bài học
* Về kiến thức: Giúp học sinh: Biết về cuộc đời, con người tác giả và
hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. Hiểu được giá trị nhân đạo của truyện thể hiện
qua sự lên án tội ác của bọn thống trị và khẳng định sức sống ngoan cường, khát
vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động vùng cao Tây Bắc. Nắm được nghệ
thuật xây dựng hình tượng nhân vật, miêu tả sinh hoạt, phong tục và tâm lí nhân
vật trong đoạn trích. Đặc biệt, giúp HS có thêm một số kiến thức cơ bản về
kiểm xoát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng.
* Về kĩ năng: Bên cạnh việc củng cố các kĩ năng đọc- hiểu truyện, giao
tiếp, tạo lập văn bản, phân tích, bình luận; Cần tập trung rèn luyện cho HS kĩ

năng vận dụng kiến thức đọc hiểu được từ văn bản vào thực tiễn cuộc sống
của mỗi cá nhân.
* Về thái độ: Cảm thông với nỗi thống khổ của người dân Tây Bắc dưới
ách thống trị của thực dân phong kiến, cảm phục sức sống mãnh liệt, trân trọng
khát vọng hạnh phúc, tự do; Biết yêu bản thân mình, trân trọng sự sống, lạc
quan hướng đến cuộc sống hạnh phúc, có niềm tin vào chế độ xã hội.
* Về định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực văn học;
+ Năng lực tự học, tự chủ;
+ Năng lực hợp tác, sáng tạo;
+ Năng lực giải quyết vấn đề nói chung và năng lực kiểm soát cảm xúc
buồn chán, tuyệt vọng trong thực tiễn cuộc sống nói riêng.
2.3.4. Lựa chọn những phương pháp và kĩ thuật dạy học để giáo dục
năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng
- Đặt câu hỏi theo cấp độ nhận thức giúp HS nhận biết được các biểu
hiện, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp của cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng.
+ Nhận biết:
Câu 1: Tìm những chi tiết miêu tả cuộc sống của Mị ở nhà Phá Tra?
Câu 2: Bằng một số tính từ khái quát lại tâm trạng, cảm xúc của Mị ở nhà
thống lí? Tâm trạng và cảm xúc đó có gì khác khi Mị ở nhà với bố mẹ?
Câu 3: Chỉ ra những chi tiết miêu tả diễn biến tâm lí của Mị trong đêm
tình mùa xuân? Từ những chi tiết đó, theo em, Mị đã làm những gì để tạm thời
thoát khỏi cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng?

6


+ Thông hiểu:
Câu 1: Tại sao Mị lại rơi vào trạng thái cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng
khi ở nhà Phá Tra?

Câu 2: Qua sự việc Mị quyết định cởi trói cho A Phủ, Theo em, tình yêu
thương con người có mối quan hệ gì với giải pháp kiểm soát sự buồn chán và
tuyệt vọng không?
Câu 3: Tại sao nói chính tính cách của A Phủ đã giúp cho A Phủ vượt qua
số phận đau buồn của mình?
+ Vận dụng:
Câu 1: Sự hồi sinh của Mị trong đêm tình mùa xuân có giúp em tìm được
biện pháp để vượt qua cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng của mình không?
Câu 2: Qua nhân vật Mị và A Phủ, em học được bài học gì trong việc
kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng?
Câu 3: Qua tác phẩm, em suy nghĩ như thế nào về cái chết và sự sống của
con người?
Câu 4: Bàn về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống ?
- Nhập vai, đóng vai Mị trải nghiệm hoàn cảnh và cảm xúc nhân vật:
HS tự cảm nhận, lí giải về những cảm xúc nội tâm của Mị trong mỗi lần
nghĩ về cái chết. Từ đó học sinh được trải nghiệm cảm xúc mới, học được cách
lắng nghe cảm xúc bản thân và người khác và để trân trọng sinh mạng con
người
- Phương pháp dạy học hợp tác, sáng tạo kết hợp với kĩ thuật phòng
tranh: GV tổ chức cho HS vẽ tranh từ tờ giấy có chấm mực (Được đề cập trong
hoạt động khởi động và giải quyết trong hoạt động sáng tạo) theo nhóm. Để
hoàn thành nhiệm vụ này mỗi nhóm HS chọn một bạn vẽ tốt nhất làm tổ trưởng.
Bạn tổ trưởng trình bày ý tưởng và phân công các thành viên đảm nhận các
phần việc cụ thể để hoàn thành bức tranh theo ý tưởng.
- Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy: Mô hình lại các mức độ nhận thức của
HS về cảm xúc buồn chán của con người: biểu hiện- hậu quả- nguyên nhân- giải
pháp.
- Tạo tình huống gần với thực tiễn để học sinh xử lí: Điểm tổng kết
học kì I của em quá thấp làm cho bố mẹ thất vọng. Bố mẹ trách mắng em và đổ
lỗi cho nhau, bố nói mẹ không biết dạy con, mẹ nói bố chỉ biết công việc không

quan tâm đến con. không khí gia đình căng thẳng. Trình bày tâm trạng và nêu
cách xử lí tình huống của em?

7


2.3.5. Giao nhiệm vụ học tập để HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp: HS
đọc kĩ tác phẩm thực hiện chuẩn bị trước ở nhà các yêu cầu trong phiếu học tập
số 1, số 2, số 3 (Tôi sẽ thể hiện yêu cầu trong tiến trình dạy học)
2.3.6. Tiến trình dạy học thực nghiệm trong ba tiết với 5 hoạt động
sau:
Hoạt động 1 : Khởi động
Hoạt động của GV và HS
- GV: Ghim lên bảng một tờ giấy trắng.
Sau đó GV dùng bút dạ đen chấm vài
nét đậm vào tờ giấy đó.
- GV hỏi: So sánh tờ giấy bây giờ với tờ
giấy lúc đầu các em có nhận xét gì?
Theo em tờ giấy có vết mực còn giá trị
sử dụng không?
- HS: Đưa ra nhiều nhận xét khác nhau
(Đa số học sinh cho rằng tờ giấy bẩn
hơn nên vứt đi, một số khác nói còn
nhiều phần trắng có thể để nháp)
- GV:Không đánh giá các nhận xét của
HS mà chỉ nêu vấn đề:

Yêu cầu cần đạt
Tiết 1
- HS đưa ra được các suy nghĩ,

bình luận…trên cơ sở quan sát tờ
giấy
- Đặt vấn đề: Đứng trước một sự
việc, hình ảnh, mỗi người có thể
đưa ra ý kiến riêng. Ý kiến đó có
thể tích cực hay tiêu cực phụ thuộc
vào cách nhìn nhận của mỗi người.
Bài học "Vợ chồng A phủ" sẽ giúp
chúng ta gặp gỡ những con người
tưởng chừng cuộc sống của họ chỉ
có buồn chán, tuyệt vọng nhưng họ
vẫn vươn lên hướng đến hạnh phúc

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
I. Tìm hiểu chung:

Yêu cầu cần đạt
I.Tìm hiểu chung

- GV: Yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn

1. Tác giả:

- GV: Mời 1 học sinh nêu những nét a. Cuộc đời: Tô Hoài (1920-2015)
chính về tác giả?
b. Sáng tác văn học:
- HS đọc phần Tiểu dẫn, dựa vào những
hiểu biết của bản thân để trình bày những -Viết văn từ trước Cách mạng
nét cơ bản về: Cuộc đời, sự nghiệp văn - Sáng tác thể hiện vốn hiểu biết

học và phong cách sáng tác của Tô Hoài. phong phú về nhiều lĩnh vực của
đời sống, đặc biệt là phong tục và
- GV nhận xét, chốt ý.
sinh hoạt đời thường
- GV giới thiệu một số công trình nghiên
cứu về sáng tác của Tô Hoài (GV trình - Tác phẩm tiêu biểu:
chiếu - thông tin về tác giả)
2. Tác phẩm:
- GV mời học sinh nêu xuất xứ và hoàn
8


cảnh sáng tác truyện Vợ chồng A Phủ a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:
của Tô Hoài
- "Vợ chồng A Phủ" (1952) là kết
quả của chuyến đi cùng bộ đội giải
phóng Tây Bắc, in trong tập Truyện
Tây Bắc, giải Nhất Giải thưởng Hội
- Trên cơ sở đọc và chuẩn bị bài ở nhà, Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955.
GV yêu cầu HS xác định kết cấu truyên : b. Kết cấu truyện:
+ Phần 1: Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, -Tác phẩm gồm hai phần lớn:
trong nhà Pá Tra
+ Phần 2: Mị và A Phủ ở Phiềng Sa, trở
thành vợ chồng, gặp gỡ cách mạng, rồi A
Phủ trở thành du kích.
-HS xác định vị trí phần trích trong SGK

c. Đoạn trích
-Vị trí phần trích: Đoạn trích trong
SGK là phần một. Được đánh giá là

có nhiều đặc sắc hơn phần hai.

* GV hướng dẫn HS đọc phần trích II. Đọc hiểu phần trích
trong SGK:
- Trên cơ sở đọc và chuẩn bị bài ở nhà,
GV yêu cầu HS tóm tắt truyện (kể chi
tiết hơn về phần trích trong SGK)
* Tìm hiểu nhân vật Mị.

1. Hình tượng nhân vật Mị

- Sự xuất hiện của Mị ở đầu truyện

a. Mị-qua cách giới thiệu của nhà
văn ở đầu truyện

+ 1 HS đọc phần mở đầu
+ GV nêu câu hỏi: Mị xuất hiện ngay ở
những dòng đầu tiên của truyện. Em hình
dung và cảm nhận được điều gì về nhân
vật Mị trong đoạn văn mở đầu? Cách mở
đầu như thế gợi được những ấn tượng
như thế nào cho người đọc?

- Cách mở đầu gợi ra sự nhận thức
đầy mâu thuẫn giữa biểu hiện bên
ngoài bận rộn, lầm lũi, buồn rầu với
thân phận con dâu nhà giàu của Mị

- Bước đầu tạo được ấn tượng mạnh

mẽ về chân dung thân phận của Mị,
- GV hướng dẫn học sinh nhận thức gợi mở những hình dung về cuộc
được cuộc sống đau khổ, buồn chán, đời, số phận nhiều đau khổ, buồn
tuyệt vọng của Mị trong thân phận chán.
con dâu gạt nợ nhà Pá Tra
b. Cuộc sống của Mị ở nhà thống
-HS thực hiện phần chuẩn bị trong phiếu lí Phá Tra
học tập số 1
9


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
HS trả lời các câu hỏi sau:
1- Em hiểu nghĩa khái niệm “con dâu
gạt nợ” như thế nào? Từ đó có thể hiểu
được điều gì về Mị trong vai trò vợ A
Sử?
2- Chỉ ra những chi tiết miêu tả, khắc
họa Mị khi ở lâu trong nhà thống lí Pá
Tra (nhận thức về thời gian, không
gian sống, hành động dáng vẻ, suy
nghĩ)? Những chi tiết đó gợi cho em
những suy nghĩ và cảm nhận gì?
Định hướng giáo dục (Sau khi học
sinh trình bày tôi sẽ liên hệ khắc sâu
cho học sinh về nguyên nhân, biểu
hiện và hâu quả của cảm xúc tiêu cực
buồn chán, tuyệt vọng):
Khi rơi vào cảnh ngộ không mong
muốn, phải sống trong đày đọa, đơn

điệu, tù túng, cô đơn suốt một thời
gian dài, con người thường có nguy
cơ mất hết ý thức về cuộc sống quanh
mình dễ rơi vào câm lặng, vô cảm.
Đây là trạng thái rất nguy hiểm vì đó
là lúc cuộc sống trở nên vô nghĩa,
giống như chết ngay khi đang sống
vậy. Các em cần lắng nghe cuộc sống
của mình và những người xung
quanh để tránh cho mình và người
thân không bị rơi vào trạng thái và
hoàn cảnh đó!
3- Dùng một số từ khái quát lại cuộc
sống, cảm xúc của Mị ở trong nhà
Phá Tra? Cuộc sống đó có giống
cuộc sống của Mị lúc ở nhà mình
không? Tại sao Mị lại rơi vào cảm
xúc buồn chán, tuyệt vọng khi ở nhà
Pá Tra?
(Tôi muốn HS gọi tên được đặc điểm
của những biểu hiện tâm lí rất mơ
hồ, từ đó nhận thức rõ hơn các
nguyên nhân và biểu hiện của cảm
xúc tiêu cực buồn chán, tuyệt vọng.)
4- Khi miêu tả Mị trong nhà thống lí,

* Thân phận con dâu gạt nợ nhà
giàu: Thực chất là nô lệ truyền kiếp
không công
* Cuộc sống của Mị ở nhà Pá Tra:

- Không còn ý thức về thời gian
"Đã mấy năm", nhưng "từ năm nào
cô không nhớ …"
- Mơ hồ về không gian bên ngoài
"không biết là sương hay nắng" Căn
buồng có 1 ô vuông bằng bàn tay).
Cuộc đời tù hãm, bế tắc, luẩn
quẩn…
- Hành động, dáng vẻ bên ngoài:
+ Cúi mặt, buồn rười rượi, không
nghĩ ngợi… vùi vào làm việc cả
ngày và đêm.
- Suy nghĩ: vô cảm với mọi thứ, có
tâm lí chờ đợi cái chết đến với mình
một cách vô thức "mình sẽ ngồi
trong cai lỗ vuông ấy mà trông ra
đến bao giờ chết thì thôi…". Ngày
Tết Mị chẳng buồn đi chơi…

Nội dung giáo dục
* Cuộc sống của Mị có thể khái
quát trong từ buồn chán, tuyệt
vọng. Cuộc sống hoàn toàn đối lập
với sự trẻ trung, tự do, yêu đời, đẹp
tựa bông hoa rừng giữa mùa xuân
của Mị lúc còn ở nhà mình. Vì giờ
10


nhà văn thường so sánh Mị với hình

ảnh nào? Sự so sánh đó có tác dụng gì?
Nhận xét về nghệ thuật xây dựng chân
dung Mị của Tô Hoài?
5- Qua cuộc sống làm dâu của Mị, tác
giả muốn phản ánh hiện thực xã hội
nào?

đây Mị không được sống theo
mong muốn của mình, bị đối xử
tàn nhẫn, không tình yêu, không
danh dự, không tự do

* Nghệ thuật miêu tả sinh động,
cách giới thiệu khéo léo, hấp dẫn,
nghệ thuật tả thực, so sánh, tương
( HS trả lời cá nhân, mỗi HS chỉ thực phản -> gợi liên tưởng đến kiếp
hiện 1 câu. GV nhận xét, nhấn mạnh sống bị chà đạp, cầm tù, mất hết ý
những nội dung chính)
thức về sự sống giống một súc nô

- GV đăt vấn đề để giáo dục: Có phải
ngay từ đầu Mị đã chấp nhận cuộc sống
như vậy ở nhà thống lí, phản ứng của Mị
trong thời gian đầu bị bắt về nhà A Sử
như thế nào? Điều đó cho thấy gì ở Mị?

- Việc Mị vứt nắm lá ngón đi sau khi
gặp cha có giúp em tìm được bài học gì
cho mình khi rơi vào hoàn cảnh bi
kịch, buồn chán?

(Thông thường khi dạy chi tiết này, GV
chỉ dừng lại ở sự ca ngợi lòng hiếu
thảo của Mị nhưng tôi đã đặc biệt nhắc
nhở học sinh về ý nghĩa của tình cảm
gia đình. Ý thức trách nhiệm với gia
đình sẽ đem lại nghị lực sống mạnh
mẽ, nâng đỡ các em tạm thời thoát khỏi
suy nghĩ tiêu cực trong tình huống khó
khăn)

* Cuộc đời Mị là cuộc đời làm dâu
gạt nợ nhà giầu của những người
phụ nữ vùng cao là cuộc đời tôi tớ,
bị vắt kiệt sức lao động, bị chà đạp
về nhân phẩm và bị trói buộc bởi
thần quyền, mê tín. Mị sống tăm tối,
nhẫn nhục, buồn chán, tuyệt vọng
trong nỗi khổ thể chất và tinh thần.
Nhà văn phản ánh, tố cáo sâu sắc
hiện thực tàn ác của chế độ thực dân
phong kiến miền núi có sự tiếp tay
của hủ tục, thần quyền
-> Bản chất là cô gái nhận thức
được giá trị của mình, Mị thà
chết để được là mình chứ không
muốn sống trong tuyệt vọng. Đây
là sự phản kháng tiêu cực nhưng
cho thấy Mị là cô gái có sức sống
mạnh mẽ. Tuy nhiên rất may lòng
hiếu thảo đã ngăn Mị chết vì nếu

Mị chết thì cô sẽ chẳng bao giờ có
cơ hội đến được với hạnh phúc.

-> Bài học kiểm soát cảm xúc tiêu
cực: Khi nhận thấy mình đang ở
trong tâm trạng bi quan, tuyệt
vọng, các em hãy nghĩ cho bố mẹ,
người thân của mình. Ngay cả khi
- GV hỏi để dẫn dắt chuyển ý: Ở nhà
các em cho rằng nỗi đau của mình
thống lí lâu như vậy, liệu ý thức về cuộc
có thể do chính bố mẹ gây ra
sống có trở lại với Mị không? Sự kiện
nhưng phải tin nhất định là có lí
nào đánh dấu sự hồi sinh ấy?
do nào đó, bởi bố mẹ nào cũng
11


* Tìm hiểu sự hồi sinh của Mị trong thương con. Bố mẹ đã cho các em
một mùa xuân
sự sống. Nếu các em hủy hoại sự
sống của mình thì bố mẹ, người
- GV tổ chức thảo luận nhóm: HS làm thân của các em sẽ đau khổ vô
việc nhóm (Phiếu số 2). Đại diện nhóm cùng.
trình bày.
Nhóm 1: Những tác nhân nào thức dậy ở
Mị lòng ham sống và khát khao hạnh
phúc mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân
ở Hồng Ngài?

Nhóm 2: Chỉ ra những biểu hiện về diễn c. Mị trong " mùa xuân năm ấy"
biến tâm lí, hành động của nhân vật Mị
trong đêm tình mùa xuân?

* Tác nhân: Không khí mùa xuân,
tiếng sáo gọi bạn, tiếng nhạc trong
bữa cơm cúng năm mới, hơi rươu
làm tâm hồn Mị bồi hồi.
* Diễn biến tâm lí, hành động của
Mị:
- Mị lắng nghe tiếng sáo, tiếng sáo
vọng lai thiết tha bồi hồi - nhẩm
thầm theo bài hát.
- Lén uống rượu, lòng sống về ngày
trước "Mị thổi lá cũng hay như thổi
sáo. Có biết bao người mê"
- Mị bước vào buồng, ngồi xuống
giường, trông ra cửa sổ. Thấy phơi
phới trở lại, đột nhiên vui sướng
"Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị
muốn đi chơi". Mị nhận thức được
"mình với A Sử không có lòng với
Nhóm 3: Xác định ý nghĩa tiếng sáo và nhau". Mị khóc
đưa ra cảm nhận của em về Mị trong
đêm tình mùa xuân.
- Mị thắp đèn cho sáng, Mị sắp đi
chơi. Mị quấn lại tóc, lấy cái váy
hoa.
- Khi bị A Sử trói vào cột, Mị “như
không biết mình đang bị trói”, vẫn

12


thả hồn theo tiếng sáo
*Ý nghĩa: tiếng sáo gọi bạn làm
sống lại những kỉ niệm khi Mi còn
trẻ và lại ý thức về thời gian, thân
phận. Tiếng sáo biểu tượng cho tuổi
trẻ, tình yêu, hạnh phúc. Tiếng sáo
mùa xuân gợi nhắc cho Mị nhớ đến
những giá trị đã có, đồng thời làm
Mị nhận thức rõ hơn hiện thực cuộc
sống đau khổ, tuyệt vọng của mình.
Tất cả những biểu hiện đó cho thấy
ý thức về sự sống đã trở lại. Cô Mị
Nhóm 4: Nhận xét thành công nghệ cũng đã bước đầu hành động để
thuật tả cảnh, tả tâm trạng nhân vật của khẳng định quyền con người của
Tô Hoài khi miêu tả sự hồi sinh của Mị mình. Khát vọng sống trở lại.
Cường quyền chỉ trói buộc được thể
trong đêm tình mùa xuân.
xác không tiêu diệt được tâm hồn
và sức sống mãnh liệt của Mị.
- GV hỏi: Từ sự hồi sinh của Mị, em * Miêu tả sự hồi sinh của Mị trong
học được bài học gì để vượt qua cảm đêm tình mùa xuân cho thấy khả
xúc buồn chán, tuyệt vọng?
năng quan sát tinh tường, sự am
Định hướng giáo dục: Tôi đặc biệt lưu hiểu phong tục đời sống tâm lí đồng
ý học sinh rằng Mị là hiện thân cho sự bào người Mông rất sâu sắc của Tô
buồn chán và tuyệt vọng đến cùng cực Hoài.
nhưng vẫn không thôi yêu đời, ham

sống. Qua Mị, các em sẽ học được
những bài học giá trị để có thể vượt
qua được cảm xúc tiêu cực buồn chán,
tuyệt vọng

-> Bài học giáo dục về kiểm soát
cảm xúc buồn chán, khi buồn
chán ta có thể tự vượt qua bằng
cách:

+ Suy nghĩ xem bản thân ta có
+ Mị trẻ, Mị thổi sáo và kèn lá rất hay, những giá trị gì. Bất cứ ai cũng có
Có bao nhiêu người ngày đêm theo Mị giá trị của riêng mình, vẻ đẹp
ngoại hình, trí tuệ giỏi giang, tâm
hồn lương thiện, hay một tài lẻ
nào đó (Hát hay, đá bóng giỏi, nói
chuyện có duyên…). Nghĩ xem ta
+ Mùa xuân Mị cũng đi chơi
<--->
có bao nhiêu người yêu mến. Làm
như vậy mỗi người sẽ thấy yêu và
trân trọng bản thân hơn. Từ đó
thêm tự tin sống tốt.
+ Mị nhẩm theo bài hát. Thắp đèn cho + Nhớ lại những kỉ niệm tốt đẹp
sáng. Bao nhiêu người có chồng cũng mà ta đã có. Những kỉ niệm đó sẽ
đi chơi. Mị sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc. giúp ta nhận ra rằng cuộc sống
13


Mị với lấy cái váy hoa)


<--->

luôn có những điều tốt đẹp và ta
xứng đáng được hưởng điều đó.

+ Phải hành động để thể hiện
mong muốn của mình, hát, đi
chơi, chăm sóc bản thân cho đẹp,
cho khỏe, dũng cảm phản kháng
lại nghịch cảnh để đòi quyền lợi
chính đáng. Ngay cả khi sự phản
Tiết 2
kháng đó có thể chưa giải quyết
* Tìm hiểu nhân vật Mị trước cảnh A triệt để được ngay nghịch cảnh thì
nó cũng giúp chúng ta tìm ra ý
Phủ bị trói
nghĩa và sức mạnh của chính
- GV hỏi: Phản ứng lúc đầu của Mị khi mình.
nhìn thấy A Phủ bị trói là gì? Theo em tại
c. Mị - khi nhìn thấy A Phủ bị trói
sao Mị lại có thái độ như vậy?
trong đêm đông:
- Lúc đầu, thấy A Phủ bị trói, Mị
dửng dưng, vô cảm: "A Phủ có là
cái xác chết đứng ngay cạnh Mị
cũng chẳng sao".-> Mị quen với
- Nguyên nhân nào đã khiến Mị có hành cảnh tượng ấy đến mức vô cảm.
động cắt dây trói cho A Phủ? Hành động Cuộc sống ở nhà Pá Tra đã làm tê
đó của Mị có ý nghĩa gì?

liệt tâm hồn và ý thức về sự sống
của Mị.
- Khi nhìn thấy “dòng nước mắt
chảy xuống hai hõm má đã xám đen
lại” của A Phủ: Mị xúc động, nhớ
lại mình, đồng cảm với người. Mị
nhận ra tội ác của bọn thống trị
“chúng nó thật độc ác”.
=>Thương mình rồi thương
- GV đặt câu hỏi kết nối để giáo dục:
Theo em đồng cảm, yêu thương giúp đỡ người, từ vô cảm đến đồng cảm.
mọi người xung quanh có phải là một - Nội dung giáo dục:
giải pháp giúp ta vượt qua buồn chán
và tuyệt vọng hiệu quả không? Vì sao? Khi chúng ta giúp đỡ ai đó vì sự
thương cảm, vì trân trọng sự sống
của họ là ta đã gieo một việc
Khi đặt ra câu hỏi trên, tôi muốn HS nghĩa, gửi lòng tốt vào người khác
suy nghĩ về ý nghĩa của lẽ sống tình để ta có thêm một người bạn, thêm
thương đối với con người. Tình yêu một chỗ dựa những lúc ta cô đơn,
thương quan trọng như sợi dây diều chơi vơi, để ta thêm tin tưởng vào
những điều tốt đẹp trong cuộc
nối các em với cuộc đời
14


- GV yêu cầu học sinh thực hiện
Phiếu học tập số 3: (HS đã được giao
chuẩn bị trước ở nhà)

sống. Từ đó ta có thêm niềm vui và

sự tự tin vào chính mình. Tin rằng
mình có ích cho ai đó là một cách
để chúng ta không cảm thấy cô
đơn và tuyệt vọng. Biết trân trọng
cuộc sống sinh mạng của người
khác thì cũng sẽ phải trân trọng
cuộc sống và sinh mạng của chính
mình.

1-Trong phần trích ở sách giáo khoa,
khi miêu tả nhân vật Mị, nhà văn
nhiều lần đề cập đến chi tiết cái chết.
Đó là những lần nào ? Thử vào vai Mị
và lí giải tâm lí của Mị trong những - Khi miêu tả Mị ở nhà thống lí, nhà
lần đó?
văn nhiều lần đề đến cái chết để
+ Lần thứ nhất, Mị trốn về định chào cha diễn tả tâm lí phức tạp, đầy mâu
rồi ăn lá ngón chết, nhưng thương cha, thuẫn của Mị, vừa cam chịu, vô cảm
Mị lại thôi.-> Mị thà chết chứ không vừa căm hận, khao khát vươn lên:
muốn sống làm dâu nhà giàu.
+ Lần thứ 4, khi Mị bị trói Mị nghĩ
+ Lần thứ 2 là khi Mị đã sống lâu trong
cái khổ, Mị đã quen rồi thì không tưởng
đến cái chết nữa-> Mị bị tê liệt ý thức
phản kháng.
+ Lần thứ 3 là trong đêm tình mùa xuân,
khi Mị ngồi trong phòng, nhớ về lúc Mị
còn trẻ và nhận thức rõ hơn Mị và A Sử
không có lòng với nhau-> nhận ra mâu
thuẫn giữa khát vọng và thực tế cuộc

sống.

đến một người đàn bà bị chồng trói
đến chết trong nhà Phá Tra. Mị sợ
quá, cựa quậy xem mình còn sống
hay đã chết -> khi đối diện với cái
chết Mị lại thấy sợ.
+ Lần thứ 5, Mị nhìn thấy A Phủ bị
trói và Mị vẫn thản nhiên "Nếu A
Phủ có là cái xác chết đứng đấy Mị
cũng chẳng sao"
+ Lần thứ 6, khi Mị nhìn thấy A Phủ
khóc, Mị nghĩ A Phủ sẽ phải chết,
Mị nghĩ, A Phủ việc gì phải chết và
Mị tưởng tượng Mị bị trói thay vào
đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy, Mị
không thấy sợ-> Mị sẵn sàng chết
thay cho A Phủ

+ Lần thứ 7, sau khi cứu A Phủ, Mị
đứng lặng trong bóng tối, rồi vụt
2- Theo em, ý nghĩ về cái chết có ý chạy theo A Phủ vì "Ở đây thì chết
nghĩa như thế nào với Mị?
mất"
-> Sợ chết là muốn sống. Nỗi sợ
3- Theo em hành động Mị chạy theo A của cái chết đánh thức bản năng
sống của Mị và thôi thúc Mị chạy
Phủ có ý nghĩa như thế nào?
băng đi theo A Phủ
15



- Mị chạy theo A Phủ, giải phóng
cho chính mình thoát khỏi cái chết
4-Từ những biểu hiện tâm lí và hành là hành động có ý nghĩa thay đổi
động như trên của Mị em rút ra suy cuộc đời Mị, là kết quả tất yếu của
nghĩ gì về cái chết và sự sống?
sức sống vốn tiềm tàng trong tâm
- Ý nghĩa giáo dục: Khi hướng dẫn HS hồn Mị.
tìm hiểu sức sống tiềm tàng của Mị, tôi Nội dung giáo dục
đặc biệt chú ý đến yêu cầu HS cảm
nhận lí giải tâm lí của Mị khi nghĩ về - Nhiều người cho rằng chết là
cái chết vì khi đau khổ, buồn chán và hết. Chết là được giải thoát song
tuyệt vọng HS có thể ghĩ đến cái chết đó là hành động của những người
như một cách kết thúc. Đây là suy nghĩ yếu đuối, hèn nhát trốn tránh hiện
rất nguy hiểm, nó dẫn đến những quyết thực. Cái chết không thể giải quyết
định nguy hại đến tính mạng HS nên vấn đề mà còn làm nhiều người
việc trải nghiệm cảm xúc về cái chết sẽ thân của mình đau khổ, xã hội
nhắc nhở HS biết quý trọng sinh mệnh cười nhạo, lên án nên rất thiệt
con người. Từ đó các em có thể từ bỏ thòi. Nếu đã sẵn sàng để chết thì
được những ý nghĩ gây nguy hiểm cho còn sợ gì mà không dám đấu tranh
tính mạng của bản thân và người khác. thoát khỏi đau khổ, buồn chán và
tuyệt vọng để sống cho có ý nghĩa.
-GV mời 1 HS nhận xét khái quát về
hình tượng nhân vật Mị.

 Mị là minh chứng cho khát
vọng tự do, hạnh phúc, tình yêu
cuộc sống và sức sống không gì
vùi dập được của con người. Nhân

vật để lại nhiều bài học về khả
năng vượt thoát khỏi cảm xúc
buồn chán và tuyệt vọng.
* Tìm hiểu hình tượng nhân vật A Phủ 2. Hình tượng nhân vật A Phủ.
- GV: Vì sao nói A Phủ là nhân vật có số
phận đáng thương?
- HS trả lời:

a. Số phận éo le
- Là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và
cường quyền phong kiến miền núi .

+Lúc nhỏ: Mồ côi, sống lang thang. Bị
bắt bán - bỏ trốn.
+ Lớn lên: Biết làm nhiều việc. Khoẻ
mạnh, không thể lấy nổi vợ vì nghèo;
đánh con quan, bị phạt vạ, làm tôi tớ cho
nhà thống lý; để hổ ăn mất bò, bị trói, bị
nhịn đói nhịn khát.

16


- GV: Theo em nhân vật A Phủ là người
có tính cách như thế nào? Tính cách đó
có thống nhất trong cuộc đời A Phủ
không? Vì sao?
+ HS tìm được những chi tiết tiêu biểu
thể hiện đúng tính cách của A Phủ: Cả
nhà chết vì bệnh, riêng có A Phủ sống

sót; 10 tuổi, bị người làng bắt bán xuống
vùng núi thấp, A Phủ bỏ trốn lên núi cao;
Nghèo khổ chẳng có quần áo mới, có
độc một cái vòng vía nhưng mùa xuân A
Phủ cũng cứ cùng trai làng đi tìm
người yêu; A Phủ làm gì cũng giỏi, con
gái trong làng nhiều người mê; Xông ra
đánh A Sử, nắm cái vòng cổ, đánh tới
tấp; Chạy về lấy súng định đi bắn hổ để
bán lấy tiền trả nợ chuộc thân; Bị trói thì
nhai đứt mấy vòng dây mây; Được Mị
cắt dây trói thì vùng dậy chạy trốn.

b. Tính cách, phẩm chất tốt đẹp,
sức phản kháng mạnh mẽ:
- Có sức khỏe phi thường, dũng
cảm; yêu tự do, yêu lao động; tự tin,
có sức sống tiềm tàng mãnh liệt;
khả năng thích nghi cuộc sống rất
tốt …
- Tuy có lúc bị che khuất bởi thân
phận một người nghèo, một người
đi ở trừ nợ nhưng tính cách vẫn rất
thống nhất

- GV đặt vấn đề để tác động giáo dục:
Nhân vật A Phủ có đem lại thêm cho
em bài học gì về giải pháp đối phó,
kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt
vọng không?

GV giáo dục: Sau khi HS trả lời, tôi
nói với HS răng: Các em thấy không dù
cuộc đời nhiều đau khổ nhưng A Phủ
không để nỗi buồn nhấn chìm, A Phủ
luôn sống chủ động, mạnh mẽ, làm gì
cũng rất tốt, luôn tự tin với những gì
mình có để hòa nhập với mọi người,
dũng cảm chống lại cái xấu. Ham sống
và kiên cường nên không bao giờ từ bỏ
hi vọng, từ bỏ sự sống. Bị trói, nhịn đói,
nhịn rét, đau đớn, mệt mỏi nhưng khi
được Mị cởi trói cho thì vùng dậy, băng
chạy, lăn đi để thoát thật nhanh khỏi
nhà Pá Tra

 Cuộc đời, tính cách A Phủ đau
khổ, buồn chán, tuyệt vọng và có
sức sống mạnh mẽ và tâm hồn yêu
tự do như của Mị, cũng rất tiêu
biểu cho những người lao động
vùng núi cao Tây Bắc trước Cách
mạng, khổ sở và kiên cường.
Nhưng A Phủ là nhân vật của
hành động. Ở nhân vật A Phủ,
người đọc thấy được tinh thần yêu
đời, sống chủ động lạc quan,
mạnh mẽ đối mặt với hoàn cảnh
khó khăn. Đây là những phẩm
chất rất tốt để A Phủ không bị
chìm đắm trong buồn chán và

tuyệt vọng dù hoàn cảnh và cuộc
đời nhiều đau thương.

3. Tổng kết giá trị nội dung và nghệ III. Tổng kết
17


thuật của tác phẩm.
-GV mời HS: Nhận xét về giá trị nội 1. Nội dung:
dung và nghệ thuật của tác phẩm?
- Giá trị hiện thực và nhân đạo
- HS thảo luận cặp đôi và phát biểu.
mới mẻ sâu sắc: Phơi bày bản chất
xấu xa, tàn bạo của giai thống trị.
- GV: Ghi nhận các ý kiến và khắc sâu Trân trọng, ngợi ca, khẳng định vẻ
trọng tâm(GV trình chiếu nội dung đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và
chính)
khả năng cách mạng của nhân dân
Tây Bắc
2. Nghệ thuật: Phân tích tâm lí
nhân vật tinh tế. Ngôn ngữ giàu tính
- GV đặt vấn đề "Vợ chồng A Phủ" là tạo hình và thấm đẫm chất thơ
câu chuyện về một đôi trai gái người
Mông ở miền núi cao Tây Bắc cách đây 3. Bài học về kiểm soát cảm xúc
mấy chục năm. Tuy nhiên, nhiều vấn buồn chán, tuyệt vọng
đề đặt ra từ câu chuyện này không chỉ - Cuộc sống không tránh khỏi
là chuyện của hôm qua mà còn là những lúc buồn chán, tuyệt vọng
chuyện của hôm nay. Em nghĩ gì về nhưng trong hoàn cảnh nào cũng
điều này? Qua các nhân vật, em rút ra phải cố gắng vươn lên, luôn trân
bài học gì để kiểm soát cảm xúc tiêu trọng sự sống của mình thì sẽ có

cực buồn chán, tuyệt vọng trong cuộc được cuộc sống mới như Mị Và A
sống hiện tại?
Phủ.
Tiết 3
Hoạt động 3 : Luyện tập
Tôi phát phiếu bài tập cho HS (phiếu học tập số 4). HS làm trong 10 phút
Yêu cầu luyện tập: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
" Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ
lại đời mình, Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã
trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải
trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này,
làm sao Mị cũng không thấy sợ...Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước
lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước
lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, không
biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị
cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay...", rồi Mị nghẹn lại. A
Phủ bỗng khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi
ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
18


Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới
lưng dốc"
(Trích “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn trích là gì?
Câu 3. Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọc và và dây mây trong
đoạn trích?
Câu 4. Thông điệp sâu sắc nhất mà em nhận thức được từ đoạn trích là gì?

Nội dung cần đạt:
Câu 1: Phương thức biểu đạt tự sự.
Câu 2: Đoạn văn thể hiện tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm
cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.
Câu 3: Hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản: Ý nghĩa tả thực: nơi để trói
và dụng cụ để trói A Phủ của thống lí Pá Tra, để đổi mạng nửa con bò bị hổ ăn
thịt; Ý nghĩa tượng trưng: Biểu tượng cho cái ác, cái chết do bọn chúa đất miền
núi gây ra. Đó cũng là nơi không hẹn mà gặp giữa hai thân phận đau khổ cùng
cảnh ngộ. Đó cũng là nơi để Mị bộc lộ tình thương người và đi đến quyết định
táo bạo giải cứu A Phủ cũng là giải thoát cuộc đời mình. Sự sống, khát vọng tự
do toả sáng từ trong cái chết.
Câu 4: Thông điệp: Biết đồng cảm, yêu thương người khác con người sẽ có
động lực, sức mạnh chống lại cái ác, cái xấu; Trong hoàn cảnh nào con người
cũng phải tiếp tục sống một cách mạnh mẽ.
Nội dung giáo dục: Sau khi HS nêu thông điệp, tôi đã nhắc nhở các
em rằng các em không chỉ biết yêu thương người thân mà còn phải sống có
tình thương và trách nhiệm với mọi người và nhất là yêu sự sống của mình,
người khác có thể cởi trói cho các em nhưng có cố gắng chạy đến với cơ hội
của tự do và hạnh phúc hay không là do các em tự quyết định. Chỉ các em
mới là người quyết định và chịu trách nhiệm về cuộc đời mình. Hãy mở lòng
để đón nhận những vang động của đời, để yêu thương, trân trọng, vui với tất
cả những gì các em có thì nỗi buồn phải rời xa các em.
Hoạt động 4 : Vận dụng
Tôi chia lớp thành 4 nhóm theo tổ làm việc trong 6 phút và cử đại
diện trình bày:
- Tổ 1 và tổ 4 vẽ sơ đồ tư duy mô hình lại nhận thức của HS về cảm xúc buồn
chán, tuyệt vọng theo các nội dung: Tổ 1 trình bày về biểu hiện và nguyên
nhân, tổ 4 trình bày về hậu quả và giải pháp. HS ghi kết quả vào tờ giấy cỡ A2.
19



- Tổ 2 và tổ 3 xử lí tình huống thực tế: Điểm tổng kết học kì 1 của em quá
thấp làm cho bố, mẹ thất vọng. Bố mẹ đổ lỗi cho nhau. Không không khí gia
đình căng thẳng. Thể hiện tâm trạng và nêu cách xử lí tình huống của em?
Ý nghĩa giáo dục: Tình huống này tôi xây dựng vì qua tìm hiểu, tôi
nhận thấy, bố mẹ bất hòa và kết quả học tập thấp là những lí do làm HS
buồn nhiều nhất. Qua hoạt động, tôi nhận thấy các em đã chia sẻ rất cởi mở
và đưa ra được cách xử lí rất tích cực
Hoạt động 5: Hoạt động mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Hoạt động sáng tạo: HS trong 15 phút vẽ tranh trên một tờ giấy trắng có
một số vết mực đen (Tờ giấy trong tình huống khởi động đầu bài học) bằng
những đồ dùng học tập của mình. Sau đó quan sát tranh và nêu suy nghĩ về
ý nghĩa của hoạt động (Sản phẩm của học sinh tôi giới thiệu trong phụ lục)
Ý nghĩa giáo dục: HS rất thích hoạt động này, qua hoạt động các em đã thể
hiện thái độ tích cực và có bài học thực tiễn: Con người hoàn toàn có thể
khắc phục một khuyết điểm thành một giá trị. Giải pháp nằm ở cách nhìn
nhận và cách hành động để giải quyết vấn đề. Khi gặp khó khăn nên tìm giải
pháp, không nên đổ lỗi hay chìm đắm trong cảm giác lo sợ, buồn chán, hoài
nghi bản thân. Trong hoàn cảnh nào cũng cần phải lạc quan yêu đời, mọi
khó khăn đều có thể vượt qua khi ta không ngừng cố gắng!
- Hoạt động kiểm tra đánh giá: Qua việc học tác phẩm, viết một đoạn văn bàn
luận về tinh thần lạc quan trong cuộc sống. (Kiểm tra 15 phút đầu buổi học
hôm sau - Phiếu học tập số 6) (Bài làm của HS có trong phụ lục)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
Trước tác động hầu hết học sinh cả hai lớp đều chưa có hiểu biết chắc
chắn về biểu hiện và giải pháp vượt qua cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng, rất ít
HS hứng thú với tác phẩm văn học liên quan đến vấn đề đấu tranh cách mạng.
Sau tác động, kết quả thu được ở lớp thực nghiệm tốt hơn hẳn so với lớp

đối chứng. Kết quả thu được qua bài kiểm tra 15 phút (phiếu học tập số 6) như
sau:
Bảng 1: Kết quả kiểm tra trong 10 phút cuối bài học:
Điểm 9-10
Lớp

Sĩ số

12B3

40

Điểm 7-8

Điểm 5- 6.

Số hs

%

Số hs

%

Số hs

14

35%


18

45%

8

20

%
20%

Điểm dưới 5
Số hs

%

0

0


12B4

41

6

14,6%

14


33,1%

17

41%

3

7,5%

Bảng 2: Điểm trung bình và chênh lệch điểm trung bình của bài kiểm
tra sau tiết học
Lớp thực nghiệm
Điểm trung bình

Lớp đối chứng

7,83

Chênh lệch điểm trung bình

6,58
1,25

* Nhận xét:
- Nhìn vào bảng số liệu 1 và 2, ta thấy: kết quả kiểm tra, đánh giá của học
sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Như vậy là khả năng vận
dụng tri thức của bài học để giải quyết vấn đề sống lạc quan vượt qua cảm xúc
tiêu cực của HS lớp thực nghiệm tốt hơn.

- Nhờ áp dụng giải pháp giáo dục kĩ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực cho
HS qua "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài) mà HS lớp thực nghiệm nắm vững kiến
thức bài học, có những hiểu biết và bước đầu xử lí hiệu quả những tình huống
thực tế để kiểm soát được cảm xúc buồn chán, từ đó HS có hứng thú học tập
hơn, không khí lớp học sôi nổi hơn rất nhiều.
2.4.2. Đối với đồng nghiệp và nhà trường
Sáng kiến này đã cung cấp một hướng thiết kế bài học mới: Dạy học tác
phẩm văn học theo hướng phát triển năng lực giải quyết các vấn đề về tâm lí và
thái độ sống của học sinh, có thể áp dụng cho nhiều bài học, nhiều đối tượng
học sinh khác nhau. Từ đó góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng giảng dạy
môn Ngữ văn của nhà trường.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Từ việc nghiên cứu đề tài, thực hiện các tiết dạy học thực nghiệm theo
hướng phát triển năng lực học sinh, tôi nhận thấy:
Dạy học tác phẩm văn học theo hướng giáo dục các năng lực xã hội cần
hài hòa với mục tiêu hình thành năng lực cảm thụ tác phẩm văn học. Đảm bảo
cho học sinh được tương tác, được trải nghiệm có chiều sâu và đặc biệt chú ý
tác động lên cả ba mức độ: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi.
Cách làm này đã phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong quá trình kiếm tìm tri thức; hình thành và phát triển nhiều năng
lực phục vụ cho quá trình học tập và vận dụng cuộc sống của HS.
3.2. Kiến nghị
21


Sở GD&ĐT Thanh Hóa nên mở nhiều cuộc thi về thiết kế bài dạy theo
hướng phát triển năng lực. Trên cơ sở đó, tổng hợp những bài đạt giải cao, có
chất lượng tốt và in thành tài liệu để giáo viên có thể tiếp cận, tham khảo, học
hỏi lẫn nhau.

Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi đã thực hiện tại đơn vị
trường THPT Triệu Sơn 1 trong năm học 2018-2019. Rất mong đề tài này được
xem xét, mở rộng hơn nữa để áp dụng cho nhiều bài học, nhiều đối tượng học
sinh, giúp các em yêu thích và say mê học Ngữ văn hơn./.
XÁC NHẬN CỦA

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2019

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Quỳnh

22


×