BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Tuyết Nhung
GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ
RỪNG NGẬP MẶN CHO HỌC SINH Ở
MỘT SỐ TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
TP.HCM - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Tuyết Nhung
GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ
RỪNG NGẬP MẶN CHO HỌC SINH Ở
MỘT SỐ TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Phạm Văn Ngọt
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những số liệu ghi
trong luận văn hoàn toàn chính xác và chưa được công bố lần nào. Nếu có lỗi
gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2012
Học viên
Trần Thị Tuyết Nhung
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Văn Ngọt – Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn này.
Cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sinh, tập thể các thầy cô trong khoa và
phòng Sau đại học đã giúp đỡ và động viên tôi thực hiên tốt bài luận văn này.
Cảm ơn Ban giám hiệu và tập thể giáo viên trường THCS Thuận Hòa 2,
THCS An Thạnh Nam, THCS Giao Thạnh, THPT Hiệp Thành, THPT An Thạnh
III, THPT Trần Trường Sinh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi tổ
chức thành công các buổi tập huấn về RNM.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Gia đình, cảm ơn các bạn
thuộc lớp Cao học - chuyên ngành Sinh thái học K20, những người đã giúp đỡ
tôi trong suốt trình học tập và trong thời gian hoàn thành bài khóa luận này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2012
Học viên
Trần Thị Tuyết Nhung
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT
TẮT………………………………………………..….…i
DANH MỤC CÁC
BẢNG………………………………………………………..….......ii
DANH MỤC CÁC
HÌNH…………...……..…………………………………………….xi
MỞ ĐẦU
…………………………………………………………………………………………1
1. Đặt vấn đề
……………………………………………………………………………………..1
2. Mục tiêu nghiên cứu
………………………………………………………………………….2
3. Nội dung nghiên cứu
…………………………………………………………………………2
4. Giới hạn đề tài
………………………………………………………………………………...3
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN
CỨU………………………………………………..4
1.1. Hiện trạng rừng ngập mặn trên thế giới và ở Việt Nam ............................................4
1.1.1. Hiện trạng RNM trên thế giới .............................................................................4
1.1.2. Hiện trạng RNM ở Việt Nam .............................................................................5
1.2. Vấn đề giáo dục RNM trên thế giới và ở Việt Nam................................................10
1.2.1. Giáo dục RNM trên thế giới .............................................................................10
1.2.2. Giáo dục RNM ở Việt Nam ..............................................................................12
1.3. Vài nét về RNM 3 tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu ...........................................19
1.3.1. Bến Tre .............................................................................................................19
1.3.2. Sóc Trăng ..........................................................................................................20
1.3.3. Bạc liêu .............................................................................................................22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU………………………..24
2.1. Thời gian nghiên cứu...............................................................................................24
2.2. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................................24
2.3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................25
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ......................................................................25
2.3.2. Biên soạn bài tập huấn ......................................................................................25
2.3.3. Phương pháp điều tra hiểu biết của học sinh về rừng ngập mặn ......................25
2.3.4. Phương pháp tổ chức tập huấn, giáo dục, nâng cao nhận thức cho học sinh
về RNM……………. .................................................................................................27
2.3.5. Phương pháp xử lí số liệu .................................................................................28
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
……………………………………………………..29
3.1. Biên soạn nội dung tập huấn và câu hỏi về RNM cho học sinh..............................29
3.2. Nhận thức và thái độ của học sinh về RNM thuộc các trường PTTH trước và
sau tập huấn ....................................................................................................................29
3.2.1. Câu hỏi đánh giá về nhận thức của học sinh về RNM giữa các trường
PTTH
29
3.2.2. Câu hỏi đánh giá về thái độ của học sinh giữa các trường ..............................54
3.3. So sánh nhận thức của học sinh thuộc các tỉnh trước và sau tập huấn....................65
3.3.1. Câu hỏi đánh giá về nhận thức của học sinh về RNM giữa các tỉnh ................65
3.3.2. Câu hỏi đánh giá thái độ của học sinh về RNM giữa các tỉnh .........................71
3.4. Điều tra tình hình giáo dục RNM ở địa phương .....................................................74
3.5. Cảm nhận của học sinh về buổi tập huấn RNM ......................................................75
3.6. Kết quả cuộc thi vẽ tranh và sáng tác thơ văn về RNM ..........................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
………………………………………………………………...79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
……………………………………………………………………..80
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HST: Hệ sinh thái
RNM: Rừng ngập mặn
HST RNM: Hệ sinh thái rừng ngập mặn
T: Trước tập huấn
S: Sau tập huấn
PTTH: Phổ thông trung học
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
MERD: Ban nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích RNM ở các vùng trên thế
giới………………………………...4
Bảng 1.2. Diện tích RNM bị mất từ 1980 –
1925……………………………….....5
Bảng 2.1. Thời gian tập huấn tại các trường thuộc 3 tỉnh Bạc liêu, Sóc Trăng và
Bến
Tre…...……………………………………………………………….............24
Bảng 2.2. Số lượng học sinh được khảo sát và tập huấn tại các trường thuộc 3
tỉnh
Bạc
Liêu,
Sóc
Trăng,
Bến
Tre…………………………………………………….24
Bảng 2.3. Bảng kí hiệu mã hóa các trường khi xử lí số liệu bằng phần mềm
Stagraphic
Sgplus
3.0……………………………………………………………..28
Bảng 3.1. Thống kê trung bình câu trả lời đúng của học sinh thuộc các câu 1, 2,
3,
4,
5,
10,
11,
12
trước
tập
huấn
với
độ
tin
cậy
95%.................................................29
Bảng 3.2. Phân tích sự khác biệt về nhận thức của học sinh giữa các trường và
giữa các câu hỏi thuộc các câu 1, 2, 3, 4, 5, 10, 11, 12 trước tập huấn với độ tin
cậy
95%.........................................................................................................................
.30
Bảng 3.3. Thống kê trung bình câu trả lời đúng của học sinh thuộc các câu 1, 2,
3,
4,
5,
10,
11,
12
sau
tập
huấn
với
độ
tin
cậy
95%.....................................................32
Bảng 3.4. Phân tích sự khác biệt về hiểu biết của học sinh giữa các trường và
giữa các câu hỏi thuộc các câu 1, 2, 3, 4, 5, 10, 11, 12 sau tập
huấn…………………..33
Bảng 3.5. Thống kê trung bình trả lời đúng câu số 6 với độ tin cậy 95% trước
tập
huấn……………………………………………………………………………….
35
Bảng 3.6. Phân tích sự khác biệt về hiểu biết của học sinh giữa các trường về
câu
số
6
trước
tập
huấn………………………………………………………………..36
Bảng 3.7. Thống kê trung bình trả lời đúng câu số 6 sau tập huấn với độ tin cậy
95%.........................................................................................................................
.37
Bảng 3.8. Phân tích sự khác biệt về nhận thức của học sinh giữa các trường và
giữa
các
loại
rễ
cây
RNM
sau
tập
huấn
với
độ
tin
cậy
95%............................................38
Bảng 3.9. Thống kê trung bình câu trả lời đúng của học sinh về động vật quý
hiếm
ở
RNM
với
độ
tin
cậy
95%
trước
tập
huấn……………………………………….39
Bảng 3.10. Phân tích sự khác biệt về hiểu biết của học sinh giữa các trường và
giữa các câu về động vật quý hiếm RNM trước tập huấn với độ tin cậy
95%................40
Bảng 3.11. Thống kê trung bình câu trả lời đúng của học sinh về động vật quý
hiếm
RNM
với
độ
tin
cậy
95%
sau
tập
huấn……………………………………...41
Bảng 3.12. Phân tích sự khác biệt về nhận thức của học sinh giữa các trường và
giữa các câu về động vật quý hiếm RNM sau tập huấn với độ tin cậy
95%...........42
Bảng 3.13. Thống kê trung bình nhận thức đúng của học sinh về vai trò RNM
với
độ
tin
cậy
95%
huấn…………………………………………………….43
trước
tập
Bảng 3.14. Phân tích sự khác biệt giữa các trường và giữa các vấn đề thông qua
nhận
thức
đúng
của
học
sinh
về
vai
trò
RNM
trước
tập
huấn…………………….44
Bảng 3.15. Thống kê trung bình nhận thức đúng của học sinh về vai trò RNM
với
độ
tin
cậy
95%
sau
tập
huấn………………………………………………………45
Bảng 3.16. So sánh kết quả trước và sau tập huấn thông qua nhận thức đúng của
học
sinh
về
vai
trò
RNM
với
độ
tin
cậy
95%..........................................................46
Bảng 3.17. Phân tích sự khác biệt giữa các trường và giữa các vai trò thông qua
nhận
thức
đúng
của
học
sinh
về
vai
trò
RNM
sau
tập
huấn…………………...….47
Bảng 3.18. So sánh tỉ lệ học sinh kể tên các loài thực vật
RNM………………….48
Bảng 3.19. Phân tích sự khác biệt trong việc kể tên các loài thực vật RNM trước
tập
huấn
với
độ
tin
cậy
95%....................................................................................49
Bảng 3.20. Phân tích sự khác biệt trong việc kể tên các loài thực vật RNM sau
tập
huấn
với
độ
tin
cậy
95%..........................................................................................49
Bảng 3.21.
So sánh phần trăm học sinh kể tên các loài động vật
RNM………….51
Bảng 3.22. Phân tích sự khác biệt trong việc kể tên các loài động vật RNM
trước
tập
huấn
với
độ
tin
cậy
95%....................................................................................52
Bảng 3.23. Phân tích sự khác biệt trong việc kể tên các loài động vật RNM sau
tập
huấn
với
độ
tin
95%..........................................................................................52
cậy
Bảng 3.24. Thống kê trung bình thái độ tích cực của học sinh về các nguyên
nhân gâp suy giảm diện tích RNM với độ tin cậy 95% trước tập
huấn………………...55
Bảng 3.25. Phân tích sự khác biệt giữa các trường và giữa các câu thông qua
thái độ tích cực của học sinh về các nguyên nhân gâp suy giảm diện tích RNM
trước
tập
huấn……………………………………………………………………………56
Bảng 3.26. Thống kê trung bình thái độ tích cực của học sinh về các nguyên
nhân gây suy giảm diện tích RNM với độ tin cậy 95% sau tập
huấn…………………...57
Bảng 3.27. So sánh kết quả trước và sau tập huấn thông qua thái độ tích cực của
học sinh về các nguyên nhân gây suy giảm diện tích RNM với độ tin cậy
95%....58
Bảng 3.28. Phân tích sự khác biệt giữa các trường và giữa các câu thông qua
thái độ tích cực của học sinh về các nguyên nhân gây suy giảm diện tích RNM
sau
tập
huấn
với
độ
tin
cậy
95%..........................................................................................59
Bảng 3.29. So sánh thái độ của học sinh về việc xử lí các vuông nuôi tôm, ruộng
muối………………………………………………………………………………
.60
Bảng 3.30. So sánh phần trăm học sinh đề xuất được các biện pháp cần làm để
khôi
phục
và
sử
dụng
bền
vững
hệ
sinh
thái
RNM…………………………………….62
Bảng 3.31. Phân tích sự khác biệt trong việc đề xuất được các biện pháp cần
làm để khôi phục và sử dụng bền vững hệ sinh thái RNM trước tập huấn với độ
tin
cậy
95%.........................................................................................................................
63
Bảng 3.32. Phân tích sự khác biệt trong việc đề xuất được các biện pháp cần
làm để khôi phục và sử dụng bền vững hệ sinh thái RNM sau tập huấn với độ
tin
cậy
95%.........................................................................................................................
.63
Bảng 3.33. So sánh kết quả trước và sau tập huấn thuộc các câu 1, 2, 3, 4, 5, 10,
11,
12
giữa
các
tỉnh
với
độ
tin
cậy
95%........................................................................65
Bảng 3.34. So sánh kết quả trước và sau tập huấn về việc nhận biết rễ cây RNM
giữa
các
khối
với
độ
tin
cậy
95%............................................................................66
Bảng 3.35. So sánh nhận thức của học sinh về động vật quý hiếm RNM giữa các
tỉnh
trước
và
sau
tập
huấn
với
độ
tin
cậy
95%........................................................67
Bảng 3.36. So sánh nhận thức đúng của học sinh giữa các tỉnh về vai trò RNM
với
độ
tin
cậy
95%
trước
tập
huấn…………………………………………………….68
Bảng 3.37. So sánh thái độ học sinh các tỉnh về các nguyên nhân gâp suy giảm
diện
tích
RNM
trước
và
sau
tập
huấn
với
độ
tin
cậy
95%......................................71
Bảng 3.38. So sánh thái độ tích cực của học sinh các tỉnh về việc xử lí các
vuông
nuôi
tôm,
ruộng
muối
hiện
nay
trước
và
sau
được
giáo
dục
RNM
ở
tập
huấn……………………………72
Bảng
3.39.
Tỉ
lệ
%
học
sinh
từng
trường…………………74
Bảng
3.40.
Điều
tra
tình
hình
giáo
dục
RNM
trong
trường
học………………….75
Bảng 3.41. Thống kê cảm nhận của học sinh THCS sau tập huấn RNM……….
.76
Bảng 3.42. Thống kê cảm nhận của học sinh THPT sau tập huấn RNM……..…
76
Bảng 3.43. Số lượng học sinh các trường tham gia cuộc thi vẽ tranh và sáng tác
thơ
văn
RNM……………………………………………………………………... .78
về
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Tỉ lệ % học sinh kể tên các loài thực vật RNM trước tập
huấn…..…….50
Hình 3.2. Tỉ lệ % học sinh kể tên các loài thực vật RNM sau tập
huấn…………..50
Hình 3.3. Tỉ lệ % học sinh kể tên các loài động vật RNM trước tập
huấn………..53
Hình 3.4. Tỉ lệ % học sinh kể tên các loài động vật RNM sau tập
huấn….…........53
Hình 3.5. So sánh thái độ tích cực của học sinh về việc xử lí các vuông nuôi
tôm,
ruộng
muối
trước
và
sau
tập
huấn…………………………………………...........61
Hình 3.6. Tỉ lệ % học sinh đề xuất được các biện pháp cần làm để khôi phục và
sử
dụng
bền
vững
hệ
sinh
thái
RNM
trước
tập
huấn……………………………........64
Hình 3.7. Tỉ lệ % học sinh đề xuất được các biện pháp cần làm để khôi phục và
sử
dụng
bền
vững
hệ
sinh
thái
RNM
sau
tập
huấn…………………………………...64
Hình 3.8. So sánh nhận thức của học sinh về các loài thực vật RNM ở địa
phương
giữa
các
tỉnh
trước
tập
huấn……………………………..………………………..69
Hình 3.9. So sánh nhận thức của học sinh về các loài thực vật RNM ở địa
phương
giữa
các
tỉnh
sau
tập
huấn………………………………………………………....69
Hình 3.10. So sánh nhận thức của học sinh về các loài động vật RNM ở địa
phương
giữa
các
tỉnh
huấn……………………………………………...70
trước
tập
Hình 3.11. So sánh nhận thức của học sinh về các loài động vật RNM ở địa
phương
giữa
các
tỉnh
sau
tập
huấn………………………………………………..70
Hình 3.12. So sánh thái độ tích cực của học sinh các tỉnh về việc xử lí các vuông
nuôi
tôm,
ruộng
muối
hiện
nay
trước
và
sau
tập
huấn……………………………72
Hình 3.13. So sánh thái độ của học sinh các tỉnh trong việc đề xuất các biện
pháp cần làm để khôi phục và sử dụng bền vững hệ sinh thái RNM trước tập
huấn……………………………………………………………………………….
73
Hình 3.14. So sánh thái độ của học sinh các tỉnh trong việc đề xuất các biện
pháp cần làm để khôi phục và sử dụng bền vững hệ sinh thái RNM sau tập
huấn……..73
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm có khoảng 5– 8 cơn bão
và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào kèm theo mưa lớn. Bão thường kết hợp với triều cường
gây ra lũ lụt. Trước kia một số địa phương ven biển chưa được bê tông hóa đê những
mái đê có lớp phủ cỏ và dây leo kín, lại có thêm Rừng ngập mặn (RNM) vững chắc
bảo vệ nên đê ít bị xói lở hoặc vỡ khi mưa bão. Hệ thống rễ dày đặc của các loài cây
RNM có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ đất ven biển và vùng cửa sông. Chúng vừa
ngăn chặn hiệu quả sự công phá bờ biển của sóng, vừa làm vật cản cho trầm tích lắng
đọng, giữ hoa lá, cành rụng trên mặt bùn và phân hủy tại chỗ nên bảo vệ được đất.
Một số loài cây tiên phong như Mấm biển (Avicennia marina), Mấm trắng (Avicennia
alba), Bần (Sonneratiaceae) sinh trưởng trên đất bồi non có khả năng giữ đất phù sa,
mở rộng đất liền ra phía biển. Ngoài ra, RNM nước ta còn có vai trò quan trọng đối
với cuộc sống của hàng triệu người dân nghèo ven biển, trong việc duy trì cân bằng hệ
sinh thái ven biển và là nơi cư trú của nhiều động thực vật quý hiếm.
Diện tích RNM ven biển Nam Bộ Việt Nam (chiếm cứ trên các bãi bồi phù sa
ven biển, lưu vực của cửa sông thông ra biển và các đầm trũng nội địa) khoảng
150.000ha, tập trung ở các tỉnh Cà Mau (58.285ha), Bạc Liêu (4.142ha), Sóc Trăng
(2.943ha), Trà Vinh (8.582ha), Bến Tre (7.153ha), Kiên Giang (322ha), Long An
(400ha), TP. Hồ Chí Minh (38.000ha). Hệ thực vật RNM phổ biến ở vùng ven biển
Nam Bộ là các loài Mấm trắng, Đước đôi, Bần trắng, Bần chua, Vẹt tách, Dà quánh,
Dà vôi, Giá, Cóc vàng, Dừa nước.... Theo số liệu của ngành Lâm nghiệp, vùng ven
biển Nam Bộ có 98 loài cây ngập mặn; ngoài ra ở các hệ sinh thái đất ngập nước có
đến 36 loài thú, 182 loài chim, 34 loài bò sát và 6 loài lưỡng cư; vùng biển và ven biển
có đến 260 loài cá và thủy sản [4].
Những năm qua, RNM ven biển bị tác động làm suy giảm mạnh mẽ. Theo số
liệu thống kê cho thấy, trong giai đoạn 1980-1995 các tỉnh Nam Bộ đã bị mất 72.825
ha rừng, bình quân hàng năm bị mất 4.855 ha với tốc độ 5% /năm chủ yếu do các
nguyên nhân: phá rừng làm ruộng rẫy, phá rừng lấy đất nuôi trồng thủy sản, phá rừng
lấy củi, gỗ... Những năm gần đây, công tác bảo vệ và phát triển hệ sinh thái RNM ven
biển được các tỉnh trong khu vực quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, những tác động tiềm
ẩn vẫn đang tiếp tục đe dọa hệ sinh thái RNM ở ven biển Nam Bộ. Tình hình đó đòi
hỏi phải có các giải pháp hữu hiệu trong quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước ven
biển, trong tổ chức khai thác kinh tế tài nguyên gắn liền với phát triển hệ sinh thái đặc
thù này để bảo vệ và phát triển bền vững khu vực Nam Bộ.
Do vậy, công tác đánh giá nhận thức và giáo dục về vai trò, ý nghĩa của RNM phải
được xem là công tác hàng đầu, đặc biệt là giáo dục cho học sinh, thế hệ tương lai của
đất nước. Giáo dục về vai trò, ý nghĩa của RNM cho học sinh vùng ven biển là rất cần
thiết vì học sinh là những thành viên đáng tin cậy trong công tác truyền thông nhằm
giúp cho cộng đồng dân cư nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường biển nói chung và bảo vệ hệ sinh thái RNM nói riêng. Nhận thức của học sinh
được nâng cao sẽ tạo chuyển biến tích cực trong thái độ và hành vi, các em sẽ có thói
quen bảo vệ rừng ở địa phương và là tấm gương nhân rộng ra trong gia đình, dân cư
địa phương và xã hội.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Giáo
dục nâng cao nhận thức về RNM cho học sinh ở một số tỉnh ven biển Nam Bộ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng giáo dục RNM ở một số trường học tại 3 tỉnh Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Bến Tre.
- Nâng cao nhận thức cho học sinh ở vùng ven biển Nam Bộ về sự đa dạng sinh
học, về vai trò kinh tế và sinh thái của RNM; từ đó học sinh có ý thức bảo vệ đa dạng
sinh vật, bảo vệ RNM.
3. Nội dung nghiên cứu
- Biên soạn tài liệu tập huấn. Tài liệu tập huấn gồm các nội dung chính sau:
+ Giới thiệu phân bố RNM thế giới và Việt Nam
+ Vai trò RNM
+ Tình hình suy giảm diện tích RNM hiện nay ở Việt Nam nói chung và địa
phương nói riêng.
+ Biện pháp khôi phục và bảo vệ RNM
- Điều tra hiểu biết của học sinh về RNM.
- Tổ chức giáo dục, nâng cao nhận thức cho học sinh về vai trò RNM, bảo vệ rừng.
- Điều tra thực trạng giáo dục RNM ở một số trường học tại 3 tỉnh Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Bến Tre.
4. Giới hạn đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá và giáo dục nâng cao nhận thức cho học
sinh về RNM ở 3 tỉnh: Sóc Trăng, Bến Tre và Bạc Liêu. Mỗi tỉnh chỉ chọn 2 trường (1
trường cấp 2, 1 trường cấp 3), mỗi trường chọn 60 - 90 học sinh.
5. Ý nghĩa của đề tài
Nâng cao nhận thức cho học sinh sống ở vùng ven biển, từ đó góp phần nâng cao
nhận thức của cộng đồng về vai trò của RNM trong tình hình biến đổi khí hậu như
hiện nay.
Góp phần làm rõ vai trò của RNM, từ đó học sinh có ý thức bảo vệ và trồng
RNM ven biển.
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Hiện trạng rừng ngập mặn trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Hiện trạng RNM trên thế giới
RNM là loại rừng phân bố ở vùng cửa sơng, ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới
trên hầu hết các loại đất từ bùn sét, bùn cát đến các rạn san hơ. RNM là sản phẩm hoạt
động của các hệ cửa sơng nhiệt đới mà ở đó thường xun xuất hiện những điều kiện
thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của tập đồn các cây ngập mặn như: sình lầy, các
bãi bùn triều, các lòng sơng cũ, các bãi bùn ven các cồn đảo cửa sơng, chịu tác động
trực tiếp của thủy triều, ít sóng to gió lớn. RNM là hệ sinh thái ổn định và giàu có, tồn
tại trong điều kiện bất ổn định của mơi trường, nơi mà nhiều lồi cây khơng thể thích
ứng được với nền đất bùn mềm, phèn mặn, thiếu oxy, chịu tác động của thủy triều [22,
tr.6-10].
Theo Spalding và cộng sự (1997), trên thế giới có khoảng 112 quốc gia và vùng
lãnh thổ có RNM với tổng diện tích là 181.077km2. RNM phân bố khắp các châu lục
và nhiều nhất ở Nam và Đơng Nam Á [25, tr.75-90].
Bảng 1.1. Diện tích RNM ở các vùng trên thế giới
Khu vực
Diện tích km2
Tỉ lệ %
Thế giới
181.077
100
Nam và Đông Nam Á
75.173
41.5
Châu Đại dương
18.789
10.4
Châu Mỹ
49.096
27.1
Tây Phi
27.995
15.5
Đông Phi & Trung Đông
10.024
5.5
Nguồn: Theo Spalding và cộng sự (1997)
RNM phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, một phần chúng mở rộng đến phía Bắc
bán cầu là Nam Nhật Bản (32oB), Nam bán cầu là phía Tây New Zeyland (44oN). Một
số nước có diện tích RNM lớn là: Indonesia (4542km2), Brazil (13.400km2), Australia
(9.965km2), Malaysia (6.424km2), Bangladesh (5.767km2), Ấn Độ (5.379km2)…
Trong vài thập niên trước, những vùng có RNM che phủ đã sụt giảm mạnh do
những hoạt động của con người, như khai thác q mức, làm đầm ni tơm, lấy đất
sản xuất nông nghiệp...Theo FAO (2007) cho biết diện tích RNM trên thế giới bị mất
đi được thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Diện tích RNM bị mất từ 1980 – 1925
Mất mỗi năm (1.000 ha/năm)
Khu vực
Thế giới
Châu Á
Châu Đại dương
Nam Mỹ
Trung và Bắc Mỹ
Châu Phi
1980 – 1990
1990 - 2000
187
118
103
58
9
8
15
8
36
24
24
21
Nguồn: theo FAO (2007)
2000 - 2005
102
61
8
4
18
12
Ở châu Á, có khoảng 1.000.000 ha RNM bị mất (1980 - 1990) do chuyển đổi
đất RNM sang trồng lúa, nuôi tôm, xây dựng cơ sở hạ tầng…và các nước có RNM bị
mất nhiều: Indonesia (700.000ha), Malaysia (32.00ha), Thái Lan (29.800ha),
Philippines (22.000ha), ….[23, tr.135-148]
Ở châu Phi, từ năm 1980 đến năm 2005 diện tích RNM bị mất khoảng 500.000
ha, với những tổn thất lớn xảy ra ở Gabon, Sierria Leone, Cộng Hòa Dân chủ Congo,
do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Với 18 triệu ha RNM trên toàn cầu, đây là một nguồn tài nguyên có nhiều giá
trị. Ngoài sản lượng sinh học của cây rừng, năng suất sinh học sơ cấp của câc bãi triều
lầy được phủ bởi RNM cũng rất cao, dao động từ 140 – 1600 mgC/m2/ngày, trung
bình đạt 559 + 353 mgC/m2/ngày, phụ thuộc vào hoạt động của thủy triều; đỉnh cao
năng suất ghi nhận được vào mùa mưa trong năm [23, tr. 189-290].
RNM không chỉ cho gỗ, các hóa chất chiết ra từ gỗ, lá, quả mà còn là nơi quần
tụ của nhiều loài Nấm, Vi khuẩn, động vật trên cạn và dưới nước, hình thành một hệ
sinh thái đặc sắc.
1.1.2. Hiện trạng RNM ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích đất liền: 331.698 km2, từ 8o10 tới 23o24 vĩ Bắc, bờ biển
dài 3.260km, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm là 27oC ở miền Nam,
21oC ở miền Bắc; lượng mưa trung bình 2000 mm/năm; với các sông lớn như: sông
Hồng, sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ, sông Cửu Long đã hình thành nên thảm thực vật
RNM ven biển xanh tốt từ Quảng Ninh đến Hà Tiên.
Do điều kiện địa lý, khí hậu, dọc dải ven biển nước ta thành phần cây RNM và
cả sự phát triển của chúng không giống nhau trên những vùng lãnh thổ khác nhau.
Thảm thực vật ngập mặn được chia thành 4 khu vực [4, tr.17-23].
Ở ven biển Quãng Ninh RNM khá sầm uất và là rừng đẹp nhất ở bờ phía tây
vịnh Bắc Bộ. Chúng phát triển tập trung trên những bãi lầy ngập triều rộng lớn thuộc
các huyện Đầm Hà, Hà Cối, nhất là ở Tiên Yên, Ba Chẽ, cửa Lục, Quãng Yên, hai bên
bờ sông Bạch Đằng và các lạch triều giàu trầm tích. Đáng chú ý là ở đây loài cây chọ
(Myoporum bontioides) và hến Hải Nam (Scaevola hainanensis) có mặt trong vùng
như những loài đặc hữu. Nhiều loài phổ biến trong vùng như đâng ( Rhizophora
stylosa), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), trang (Kandelia obovata) lại rất ít gặp ở
RNM tây Nam Bộ, trong khi đó những loài cây ngập mặn phổ biến và phát triển
phong phú ở Nam Bộ như bần trắng (Sonneratia alba), bần ổi (Sonneratia ovata), dà
vôi (Ceriops tagal), dà quánh (C. decandra), đước đôi (Rhizophora apiculata), đước
bộp (Rhizophora Mucronata), vẹt trụ (Bruguiera cylindrica), vẹt tách (B. parviflora ),
mấm trắng (Avicennia alba), mấm lưỡi đòng (Avicennia officinalis) và dừa nước
(Nypa fruticans) lại không có mặt ở miền Bắc [4, tr.50-57].
Theo đới ven biển, từ cửa Ông đến cửa Lục với bãi triều hẹp, nền bùn mỏng (
trừ các cửa sông rạch), hệ thực vật ngập mặn nghèo nàn thì ngược lại, ở 2 cực của khu
vực trên, phía đông bắc và tây nam, nhất là Quảng Yên – Hải Phòng, cây ngập mặn đa
dạng và phát triển khá tốt, tạo nên những thảm rộng, đôi nơi là rừng khá thuần như các
bãi mấm, vẹt với cây cao 6 - 8m và đường kính 30 – 40cm.
Ở ven biển đồng bằng Bắc Bộ, tuy nền phù sa dày, bãi triều rộng, song độ muối
rất biến động và chịu tác động mạnh của sóng to, gió lớn, rừng tự nhiên kém phát
triển, gồm số ít loài như bần chua ( Sonneratia caseolaris), trang (Kandelia obovata),
sú (Aegiceras corniculatum ), mấm biển (Avicennia marina ), đước vòi ( Rhizophora
stylosa), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), ô rô (Acanthus ilicifolius),…..Những loài
này thường tập trung ở bãi bùn cửa các con sông, bờ phía trong các cồn đảo, nơi được
che chắn khỏi sóng gió như cửa Diêm Điền, Trà Lý, Bà Lạt,…Rừng tự nhiên ở đây
hầu như bị tàn phá nhiều lần và thay vào đó là các bãi “sú vẹt” trồng. Đốn, trồng cũng
không phải một lần. Nhiều vùng do quai đê lấn biển rừng bị triệt hạ, để lại các điểm
trắng như Thụy Xuân – Quang Lang (Thái Thụy) vào những năm 70-80 của thế kỷ
trước hoặc do xây dựng các đầm nuôi tôm mà bãi vẹt được thay bằng bãi lau sậy như
trên Cồn Ngạn (Giao Thủy) ở thời điểm vài chục năm trước đây. Từ những năm 90
của thế kỷ XX, nhận thức được vai trò sinh thái của RNM, các tỉnh ven biển như Thái
Bình, Nam Định, Ninh Bình đã khôi phục lại rừng theo các chương trình trồng rừng
của Nhà Nước cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Độ che phủ của rừng ngày
một tăng và rừng được bảo vệ tốt hơn. Nhiều đối tượng hải sản quan trọng như cua,
ốc, ngao, vạng,… có đời sống gắn liền với RNM cũng có cơ hội phát triển ngày một
phong phú.
Dọc bờ biển miền Trung RNM rất nghèo, chỉ xuất hiện ở những diện tích nhỏ,
sâu trong một số triền sông (sông Lam), kênh rạch (kênh nhà Lê) hay nơi được che
chắn bởi các đảo hay bán đảo hoặc có mặt trên các bãi triều phía trong các đầm phá
(Lăng cô, Thị Nại,…). Cây chính là Đước đôi, vẹt trụ, xu ổi, mấm lưỡi đòng, bần ổi,
cóc đỏ, dừa nước.
Ở ven biển Nam Bộ RNM rất sầm uất. Do điều kiện khí hậu ấm áp quanh năm,
gần như không chịu bão tố, bãi triều rộng, giàu phù sa mà hầu như các cây ngập mặn
đều quần tụ về đây, tạo nên thảm thực vật ngập mặn điển hình của vùng nhiệt đới
Đông Nam châu Á. Nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng (1984) chỉ ra rằng, riêng ở Cà
Mau đã thống kê được 46 loài trong số 51 loài thực vật ngập mặn chính thức có mặt ở
Việt Nam. Những đại diện của họ đước như đước bộp trên các bãi bùn ổn định và
ngập triều có thể đạt 25-30m chiều cao với đường kính thân 15 – 25cm trong vòng 20
– 25 năm [8, tr. 37-42].
Rừng Đước Cà Mau thuộc loại rừng có sinh khối lớn. Sở dĩ như vậy là nhờ quá
trình quang hợp được tiến hành trong điều kiện thuận lợi như bức xạ Mặt Trời lớn, số
ngày nắng cao, nguồn muối dinh dưỡng giàu có, do vậy, hàm lượng tích tụ chất hữu
cơ trong quang hợp đạt từ 16 đến 25,6 mg/dm2/giờ (Nguyễn Hoàng Trí, 1986 ) và trữ
lượng gỗ bình quân chung của RNM trong cả nước được đánh giá từ 100 đến 150
m3/ha. Những giá trị trên không thua kém RNM của các nước như Thái Lan,
Malaysia, Brasil, tuy nhiên, giá trị tích phân lại không lớn, trung bình chỉ đạt 670
+481 mgC/m2/ngày hay 150 – 500 mgC/m2/năm [17, tr.82-93].
Một số vùng đất ngập nước tiêu biểu ở ven biển Việt Nam đã được lượng giá.
Kết quả cho thấy, hàng năm bãi triều tây nam Cà Mau đã cung cấp một sản phẩm
chung được đánh giá 4.593,91 USD/ha, đạt giá trị cao nhất, tiếp đó là cửa sông tiền,
cửa Ba Lạt và phá Tam Giang – Cầu Hai 2.301,21 USD/ha. Các khu vực có giá trị
kinh tế thấp hơn là cửa Văn Úc, đầm Thị Nại và thấp nhất là cửa sông Bạch Đằng,
503,57 USD/ha. Theo số liệu của vườn quốc gia Xuân Thủy (2005), tổng giá trị ngao
khai thác được trong năm 2004 ước tính lên đến 7- 10 triệu USD, góp phần quan trọng
cho đời sống của cư dân địa phương [12, tr.350-362].
Hệ sinh thái RNM đóng vai trò rất lớn đối với vùng cửa sông. Ngoài giá trị về
gỗ, các hóa chất chiết từ gỗ, những sản vật khác ( mật ong, cua, cá, thịt chim, thú
rừng,..), rừng còn là công cụ lấn biển tự nhiên và bảo vệ bờ biển, cung cấp nguồn thức
ăn mùn bã cho nhiều loài động vật vùng cửa sông.
Giá trị của tài nguyên sinh vật trong các hệ sinh thái RNM rất cao. Những biện
pháp sử dụng RNM thiếu tính toán. Những năm 1960, tỉnh Quảng Ninh đã phá đi
khoảng 2.300ha RNM ở Hà Giong, Hà Tu (Tiên Yên) để lấy đất làm nông nghiệp,
nhưng đất bị nhiễm phèn nặng không thể sử dụng được đành bỏ hoang. Trong khoảng
thời gian 1965 – 1993, RNM Cửa Lục giảm từ 5197 xuống còn 2.116ha, nghĩa là mất
đi 59,3% so với 1965, còn ở huyện Yên Hưng cũng trong thời gian tương tự, diện tích
RNM mất đi gần 71% so với 1965. Năm 1982, tỉnh Minh Hải cũ đã giao 24.000ha đất
rừng cho nông nghiệp. Nhờ ngăn mặn, lúa cấy được 1 – 2 vụ trong mùa mưa, nhưng
sau 2 – 3 năm đất thoái hóa do bốc phèn, dân đã bỏ ruộng đi phá rừng nơi khác. Hiện
tại, theo đánh giá của địa phương (2009), diện tích nuôi tôm quảng canh truyền thống
của toàn tỉnh Cà Mau lên đến 185.000ha, tập trung chủ yếu trên đất lâm phần ven
biển. Rõ ràng, tôm đã xâm chiếm hầu hết đất của cây RNM. Ở nhiều địa phương khác,
vào những thời điểm như thế, nhân dân và các cơ quan thủy sản đã chặt rừng, quai đê
để làm các đầm nuôi tôm như các huyện ven biển Thái Bình, Giao Thủy (Nam Định),
Thạnh Phú, Ba Tri (Bến Tre),… Nhiều lâm trường khai thác gỗ bừa bãi đã thu hẹp
đáng kể diện tích RNM, gây tình trạng kêu cứu vì sự hủy diệt của cả một hệ sinh thái
đặc trưng và giàu tài nguyên sinh vật của vùng bờ biển nhiệt đới [7, 267-269].
Theo P. Maurand (1943), trước chiến tranh, diện tích RNM toàn quốc có trên
400.000ha, chiếm 1.2% diện tích lãnh thổ. Viện điều tra và quy hoạch rừng (1943)
đánh giá, đến đầu những năm 80 của thế kỷ trước, diện tích đó giảm xuống còn
252.500ha. Hiện nay, rừng bị thu hẹp, chỉ còn 155.290ha, trong đó rừng tự nhiên là
32.402ha (chiếm 21%), 79% còn lại là rừng trồng, phân bố rải rác ở các vùng ven biển
(Đỗ Đình Sâm, 2005). Rừng không chỉ giảm về độ che phủ mà chất lượng cũng kém,
chủ yếu là rừng thứ sinh và rừng hỗn giao [26, tr.185-194].
Do hậu quả của việc chất diệt cỏ ở miền Nam Việt Nam trong những năm
1970, và việc phá những diện tích RNM lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản trong
những năm 1980 và 1990, đến năm 2000, Việt Nam đã mất đi hai phần ba diện tích
RNM, các diện tích RNM còn lại rất phân tán, rải rác. Theo cơ sở dữ liệu Hệ thống
Thông tin Địa lý (GIS) của Viện Quy hoạch và Phân viện Rừng, Bộ NN & PTNT và
của Bộ TN & MT, tổng diện tích RNM tại Việt Nam năm 2005 chưa đến 150.000 hécta (những báo cáo khác của Chính phủ là 250.000 héc-ta), với diện tích bình quân mỗi
một khoảng RNM là 100 héc-ta. Trong khi đó, diện tích RNM tại Inđônêsia là khoảng
2,5 triệu héc-ta vào năm 2005. Theo số liệu của Viện Khoa học Lâm nghiệp, trữ lượng
carbon bình quân của nước ta cũng thấp chỉ khoảng 40 tấn/héc-ta [7, 246-251] .
Mặc dù diện tích các khu RNM đã tăng lên đáng kể từ năm 2000 do việc trồng
rừng, nhưng quy mô phục hồi ở diện rộng vẫn còn bị hạn chế do một vài yếu tố. Thứ
nhất, thiếu quỹ đất. Vùng ven biển của Việt Nam là nơi có mật độ dân cư đông và sử
dụng nhiều tài nguyên. Nuôi trồng thủy sản là ngành có lợi nhuận cao, ít nhất là trong
thời gian trước mắt và thậm chí khi các ao nuôi trồng thủy sản bị bỏ hóa, thì vẫn cần
phải san bằng đất, phục hồi điều kiện thủy văn, và có sự can thiệp của con người để có
thể biến các diện tích đó phù hợp với sự tái phát triển của RNM.
Ở vùng duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long nơi tập trung 70% các khu RNM
là mức độ lưu chuyển nhanh. Lượng trầm tích lớn từ sông Mê-kông và các dòng nước
lớn đã dẫn đến biểu đồ khác biệt đối với xói mòn ven biển và bồi đất do hiện tượng
trầm tích ở khu vực này. Trong khi việc trồng RNM chỉ có thể thực hiện được ở các
vùng biển có bồi lấn, mà là nơi có sự biến động rất lớn với những vùng đất mới được
hình thành và những vùng đất khác mất đi rất gần nhau. Do đó, việc đảm bảo tính liên
tục của các dự án bảo tồn RNM có thể sẽ khó khăn hơn.
Một hạn chế khác đối với việc phục hồi RNM là tỷ lệ RNM sống sót trong các
dự án do Chính phủ tài trợ thấp. Nguồn vốn của Chương trình 661 sử dụng cách tiếp
cận truyền thống để chi trả cho người dân địa phương theo ngày công lao động để
trồng và bảo vệ RNM. Nhưng RNM mới trồng cần phải có sự chăm sóc để bảo vệ
chúng khỏi các thảm họa thiên nhiên cũng như sự can thiệp của con người, và nếu như
không có sự tham gia nhiệt tình và chủ động của người dân địa phương, thì tỷ lệ cây bị
chết thường cao. Ngược lại, các dự án do GTZ và CARE tài trợ tại hai tỉnh Thanh Hóa
và Sóc Trăng đã cho thấy cách áp dụng các thỏa thuận đồng quản lý, trong đó người
dân địa phương được gắn với lợi ích lâu dài của RNM, góp phần tăng tỷ lệ cây sống.
1.2. Vấn đề giáo dục RNM trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Giáo dục RNM trên thế giới
Ở Mauritius chương trình trồng RNM đã bắt đầu thành công vào những năm
1980. Ở Kenya, năm 1982 Tổng thống ra lệnh cấm khai thác RNM. Ở Sierria Leone,
những nổ lực đã được thực hiện để phục hồi RNM bị xuống cấp và kiểm soát việc
khai thác RNM vào cuối những năm 1980. Đầu những năm 1990, ở Congo một số
hoạt động sáng kiến để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của việc
quản lí bền vững các hệ sinh thái ven biển, xem như là một nguồn an ninh lương thực
của nhân dân địa phương. Hoạt động giáo dục nhận thức về vai trò của RNM cũng
đang diễn ra ở Gambia, Seychelles và Nam Phi. Hoạt động trồng rừng và tái trồng
RNM ở các quốc gia thuộc Châu Phi đang được phát triển ở mức cộng đồng. Chương
trình trồng rừng được bắt đầu vào những năm 1980 và vẫn tiếp tục cho đến nay [35].
Tại Camaron, rất nhiều chương trình và chiến lược đưa ra nhằm sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn. Dự án quản lí nguồn tài nguyên thiên
nhiên do tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức GTZ (the Deutsche Gesellschaft fur Technische
Zusammenarbeit) hỗ trợ tại nước này. Hiện nay, Chính phủ Camaron đang thực thi
chương trình rừng quốc gia nhằm đạt được tiến triển ở những khu vực nhất định, GTZ
đang tập trung mũi nhọn vào việc thực hiện chiến dịch toàn Châu Âu có tên là “Thi
hành luật bảo vệ rừng, cai quản và thương mại” tại Camaron. Chương trình cũng
truyền đạt cánh thức để thúc đẩy việc quản lí tài nguyên thiên nhiên và tuân thủ các
qui định, luật lệ cũng như nâng cao nhận thức của người dân [35].
Ở Châu Á có 25 nước có RNM như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản,
Bangledesh, Malaysia, Mianmar, Inđonesia, Pakistan,… Bảo tồn và khôi phục lại
RNM đang được thực hiện ở nhiều nước thuộc khu vực Châu Á [35].
Vào những năm 1990 Chính Phủ Pakistan và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên
Quốc tế (IUCN) hợp tác phục hồi chức năng của 19.000ha RNM của cây Mắm và cây
Đước. Năm 1999, khoảng 17.000ha RNM ở đồng bằng sông Ấn đã được phục hồi với
sự hỗ trợ của Ngân Hàng Thế Giới. Các mối đe dọa và thiệt hại về RNM ở các nước
Châu Á vẫn đang là một vấn đề. Tuy nhiên, nhận thức của cộng đồng về tầm quan
trọng của RNM cũng đang được gia tăng, như hoạt động trồng rừng, phục hồi, bảo vệ